1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo " Chế định hợp đồng kinh tế - tồn tại hay không tồn tại " ppt

8 432 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 111,27 KB

Nội dung

nghiên cứu - trao đổi Tạp chí luật học số 3/2003 23 PGS.TS. Lê hồng hạnh * rong các văn bản pháp luật đợc xây dựng và ban hành sau khi Đảng và Nhà nớc ta khởi xớng chính sách đổi mới thì Pháp lệnh hợp đồng kinh tế (PLHĐKT) đợc coi là một trong những bớc đi lập pháp tiên phong, một trong những phản ứng nhanh chóng trớc đòi hỏi của kinh tế thị trờng. Điểm thành công lớn nhất trong số những thành công ít ỏi của Pháp lệnh hợp đồng kinh tế là sự khẳng định nguyên tắc tự do hợp đồng Bằng quy định kí kết hợp đồng kinh tế là quyền của các đơn vị kinh tế; không có cơ quan, cá nhân, tổ chức nào đợc áp đặt ý chí của mình cho đơn vị kinh tế khi kí kết hợp đồng. PLHĐKT đ đặt dấu chấm hết cho sự tồn tại của cơ chế kế hoạch hoá trong lĩnh vực quan hệ hợp đồng, nơi mà các chủ thể phải đợc tự do, tự nguyện thể hiện ý chí của mình. Nguyên tắc tự do hợp đồng xuất hiện trong pháp luật nớc ta kể từ thời điểm đó. Hệ quả tích cực của PLHĐKT là tạo ra đợc những thoả thuận mang dáng vẻ quan hệ chiều ngang bình đẳng hơn rất nhiều so với những gì mà Điều lệ về hợp đồng kinh tế ban hành theo Nghị định số 54/CP ngày 10/3/1975 mang lại. Cũng cần khẳng định rằng những tác động tích cực của PLHĐKT không phải chỉ giới hạn ở những gì đ nêu trên. Tuy nhiên, ở thời điểm này, không nhất thiết phải phân tích những tác động tích cực này. Điều quan trọng là làm sao chỉ ra đợc những bất cập của chế định hợp đồng kinh tế để trên cơ sở đó xác định giải pháp xử lí số phận của nó trong bối cảnh hiện nay. PLHĐKT có khá nhiều bất cập xuất hiện ngay trong quá trình soạn thảo. Nhiều bất cập thể hiện ngay trong văn cảnh của Pháp lệnh và nhiều nhà khoa học còn tiên đoán là Pháp lệnh sẽ mang lại nhiều phiền toái cho các doanh nghiệp, cho các cơ quan thực thi pháp luật bằng chính các quy định không rõ ràng. Gần 15 năm thực hiện PLHĐKT đ cho thấy sự tiên đoán đó là có cơ sở. Sở dĩ nh vậy là xét về lí luận, nhiều quy định của Pháp lệnh mâu thuẫn với triết lí cơ bản của nó là đảm bảo tự do hợp đồng. Chúng tôi nêu ra dới đây một số bất cập xét từ lí luận và và biểu hiện của chúng trong thực tiễn thực hiện Pháp lệnh nhằm đi tới giải pháp cơ bản và toàn diện cho việc hoàn thiện chế định hợp đồng kinh tế. 1. Một số bất cập xét từ góc độ lí luận Điểm đầu tiên cần nêu chính là sự mâu thuẫn giữa t tởng xuyên suốt Pháp lệnh về quyền tự do hợp đồng của các chủ thể với những quy định của nó trong việc xử lí các khía cạnh cụ thể của đời sống sản xuất kinh doanh. Nh đ nêu ở trên, t tởng xuyên suốt của cơ quan soạn thảo Pháp lệnh này khẳng định quyền tự do hợp đồng. Một số nguyên tắc chung về kí kết và thực hiện hợp đồng kinh tế đợc đa vào trong Pháp lệnh T * Trờng đại học luật Hà Nội nghiên cứu - trao đổi 24 Tạp chí luật học số 3/2003 hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của cơ chế kinh tế thị trờng, đó là: Hợp đồng kinh tế đợc kí kết theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, không trái pháp luật. Những nguyên tắc này tồn tại trong chế định hợp đồng của bất cứ hệ thống pháp luật nào, cho dù nó thuộc hệ Common Law hay hệ Civil Law. Tuy nhiên, khi xem xét các quy định cụ thể trong Pháp lệnh thì quyền tự do hợp đồng lại bị ràng buộc và triệt tiêu một cách khó giải thích. Sự triệt tiêu thứ nhất thể hiện ở việc hạn chế chủ thể của HĐKT. Pháp lệnh chỉ cho phép pháp nhân và cá nhân có đăng kí kinh doanh tham gia các quan hệ hợp đồng kinh tế trong lúc tự do hợp đồng đòi hỏi trớc hết phải đợc tự do lựa chọn đối tác. Sự triệt tiêu tiếp theo là sự hạn chế chủ thể thông qua việc áp dụng nguyên tắc chịu trách nhiệm trực tiếp về tài sản. Việc áp dụng nguyên tắc này trong thực tiễn đồng nghĩa với việc không cho các chủ thể tham gia kí kết hợp đồng kinh tế dới sự bảo lnh của chủ thể khác. Trong lúc đó, PLHĐKT lại cho áp dụng biện pháp bảo lnh trong kí kết và thực hiện hợp đồng kinh tế. T tởng chỉ đạo tự do hợp đồng còn bị triệt tiêu bằng một số quy định khác ở Mục b, khoản 1, Điều 8; Điều 10, Điều 15; Điều 38; khoản 2 Điều 40. Những quy định ở các điều này hạn chế quyền tự do thoả thuận về giá, tạo ra sự bất bình đẳng cho một trong hai bên tham gia kí kết, không đảm bảo đợc quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể hợp đồng khi hợp đồng bị vi phạm. Những quy định này còn mang nặng dấu ấn của cơ chế kế hoạch hoá tập trung. Pháp lệnh còn thiếu chính xác về kĩ thuật lập pháp, đặc biệt là trong việc sử dụng các khái niệm pháp lí: - Về định nghĩa hợp đồng. Có thể nói định nghĩa về HĐKT nêu ở Điều 1 là rất thiếu tính khái quát. Sự liệt kê của Điều 1 về hình thức lẫn những lĩnh vực áp dụng hợp đồng vừa thiếu, vừa trùng lặp. Ngoài ra, định nghĩa này còn đợc hình thành bởi t duy pháp lí của thời kì bao cấp. Việc kí hợp đồng kinh tế đối với nhiều chủ thể không nhất thiết là để xây dựng và thực hiện kế hoạch. Tính năng động của kinh tế thị trờng buộc các chủ thể sản xuất kinh doanh nhiều khi kí các hợp đồng ngoài kế hoạch. Đối với họ, kế hoạch lớn nhất là lợi nhuận. - Về đại diện trong kí kết hợp đồng kinh tế. Điều 8 PLHĐKT quy định việc đại diện trong kí kết và thực hiện hợp đồng kinh tế không xuất phát từ những nhận thức đúng về các khái niệm đại diện hợp pháp, đại diện đơng nhiên, đại diện theo pháp luật. Trong hệ thống pháp luật nớc ta, ngời đứng đầu pháp nhân là đại diện đơng nhiên của pháp nhân. Chỉ có ngời đứng đầu pháp nhân mới đợc uỷ quyền. Vấn đề này đợc quy định rất chuẩn xác trong các văn bản pháp luật ban hành trớc PLHĐKT, đặc biệt là trong Điều lệ về chế độ HĐKT ban hành theo nghị định số 54/CP ngày 10/3/1975. Quy định của Điều 8 Pháp lệnh cho phép đại diện hợp pháp của pháp nhân ủy quyền kí kết hợp đồngkhông đúng với lí luận về pháp nhân. - Về HĐKT vô hiệu Một trong những các yếu tố mà PLHĐKT coi là cơ sở để tuyên bố hợp đồng vô hiệu là có sự lừa đảo. Lừa đảo là một phạm trù của luật hình sự. Hành vi lừa nghiên cứu - trao đổi Tạp chí luật học số 3/2003 25 đảo thờng gắn với sự chiếm đoạt trái phép tài sản của tổ chức, cá nhân. Lừa dối là hành vi cố ý đa thông tin sai sự thật để làm cho bên đối tác kí hợp đồng với mình. Hành vi lừa dối dẫn đến hậu quả là bên bị lừa dối không đạt đợc cái mà họ đích thực mong muốn. Chính vì vậy, nó làm cho hợp đồng không còn là sự bình đẳng, tự do thể hiện ý chí và điều này có nghĩa là nó làm cho HĐKT vô hiệu. Việc sử dụng khái niệm lừa đảo thay cho khái niệm lừa dối khi xác định điều kiện làm cho hợp đồng kinh tế vô hiệu là không chính xác. Đăng kí kinh doanh cũng là một yếu tố mà PLHĐKT coi là điều kiện để công nhận hợp đồng kinh tế có hiệu lực hay không có hiệu lực. Theo Pháp lệnh, HĐKT sẽ bị coi là vô hiệu toàn bộ nếu một trong các bên không có đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật để thực hiện công việc đ thoả thuận trong hợp đồng. Thoáng qua thì quy định này tởng nh có cơ sở pháp lí. Tuy nhiên, xét về bản chất, việc coi đăng kí kinh doanh là điều kiện của HĐKT vô hiệu là không đúng với lí luận về hợp đồng nói chung và hợp đồng kinh tế nói riêng. Đối với các bên, khi tham gia kí kết hợp đồng, điều quan trọng là họ hoàn toàn tự nguyện, nội dung hợp đồng không trái pháp luật, không trái đạo đức x hội, sự thể hiện ý chí của các bên rõ ràng thì hợp đồng phải có hiệu lực. Việc một bên không đủ điều kiện thực hiện hợp đồng thì trách nhiệm thuộc về bên đó. Không thể coi hợp đồng vô hiệu vì lí do một bên không có năng lực thực hiện hợp đồng. Hình thức hợp đồng cũng là một trong những điều kiện mà pháp luật hiện hành coi là điều kiện tuyên bố HĐKT vô hiệu, thậm chí là yếu tố làm thay đổi bản chất của hợp đồng từ kinh tế thành dân sự. (1) Xét về lí luận, việc các bên thoả thuận với nhau bằng miệng hay bằng văn bản đều phải đợc tôn trọng nh nhau. Vai trò của hình thức văn bản là ngăn chặn việc bội ớc. Việc không thể hiện dới hình thức văn bản sẽ làm cho các bên mất đi khả năng có đợc những chứng cứ thuyết phục khi trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế có phát sinh tranh chấp. Hơn nữa, Pháp lệnh không tính tới thực tế là ở thời diểm thoả thuận, các bên thảo thuận bằng miệng song sau đó đ thể hiện bằng văn bản. - Về thủ tục kí kết HĐKT Những quy định của Pháp lệnh về thủ tục kí kết HĐKT, hình thức văn bản, thẩm quyền kí kết, thời điểm có hiệu lực của nó cũng là những vấn đề gây nhiều tranh ci về mặt lí luận. - Thứ nhất, việc áp đặt bắt buộc hình thức văn bản về mặt lí luận là không phù hợp với nguyên tắc tự do thể hiện ý chí. Nếu các bên thoả thuận các cam kết của mình bằng miệng và tự nguyện thực hiện chúng nghiêm túc, không vi phạm thì pháp luật không có lí do gì để phủ nhận những cam kết nh vậy. Những cam kết nh vậy chắc chắn tốt hơn cả những cam kết bằng văn bản song lại không đợc thực hiện. - Thứ hai, ngoài việc sử dụng không chính xác thuật ngữ nh nêu trên, thẩm quyền kí kết và trách nhiệm của ngời kí kết khi đợc uỷ quyền, trách nhiệm của ngời uỷ quyền không đợc quy định rõ trong Pháp lệnh. - Thứ ba, Điều 11 Pháp lệnh không cho phép xác định chính xác thời điểm có hiệu nghiên cứu - trao đổi 26 Tạp chí luật học số 3/2003 lực của hợp đồng kinh tế ngoại trừ các hợp đồng kinh tế đợc các bên đàm phán và kí kết trực tiếp. Về lí luận, khi các bên kí kết HĐKT thì có thể có những khả năng khác nhau để xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. Việc pháp luật chỉ ra thời điểm nào có ý nghĩa quan trọng đối với việc xác định thời điểm phát sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lí của các bên, tránh đợc những xung đột pháp luật không cần thiết, nhất là trong lĩnh vực mua bán hàng hoá quốc tế. 2. Những bất cập trong thực tiễn áp dụng Những bất cập về lí luận trên thể hiện khá rõ trong thực tiễn 15 năm áp dụng các quy định của PLHĐKT. Có thể nói những bất cập đó đ trở thành những cản trở lớn đối với việc điều chỉnh có hiệu quả các quan hệ kinh tế trong điều kiện nền kinh tế nớc ta phát triển mạnh hơn theo xu hớng kinh tế thị trờng, hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Khó có thể liệt kê hết những tác động tiêu cực trong thực tiễn áp dụng các quy định chứa đựng những bất cập về lí luận của PLHĐKT. Tuy nhiên, để thấy rõ sự cần thiết phải tìm giải pháp xử lí đối với văn bản pháp luật vốn đ hoàn thành sứ mệnh ngắn ngủi của mình, chúng tôi đa ra một số phân tích thực tiễn dới đây. a) Sự giới hạn chủ thể tham gia kí kết hợp đồng kinh tế ngay từ đầu đ tỏ ra bất cập và trong thực tiễn thì ngày càng trở nên đậm nét hơn. Cho dù sự giới hạn này là hậu quả ngẫu nhiên của kĩ thuật lập pháp song đáng tiếc nó là nhợc điểm lớn về nội dung điều chỉnh. Sự giới hạn này của Pháp lệnh đ không tính tới sự đa dạng của các chủ thể kinh doanh khi đất nớc ta chuyển sang nền kinh tế thị trờng định hớng XHCN. Trong hệ thống pháp luật nớc ta đ xuất hiện thêm rất nhiều loại chủ thể kinh doanh mà khái nhiệm pháp nhân không thể bao hàm hết. Doanh nghiệp t nhân là loại chủ thể kinh doanh chiếm số lợng cao nhất trong các loại hình doanh nghiệp ở nớc ta, nó tham gia rộng ri vào các quan hệ kinh tế song không phải là pháp nhân và cũng không phải là cá nhân có đăng kí kinh doanh xét ở nhiều tiêu chí. Hợp danh cũng là loại hình doanh nghiệp đang có số lợng tăng dần không rơi vào phạm trù pháp nhân theo giới hạn của Pháp lệnh. Tơng tự, hộ kinh doanh cũng không rơi vào phạm vi điều chỉnh của Pháp lệnh. Sự bất cập này trong thực tế mang lại ít nhất hai hậu quả lớn sau đây: - Tạo ra khoảng trống lớn trong việc điều chỉnh các quan hệ kinh tế nảy sinh giữa các chủ thể là pháp nhân và những chủ thể kinh doanh không phải là pháp nhân. Hơn nữa, với cách tiếp cận này, Pháp lệnh không cho phép trả lời thống nhất câu hỏi liệu quan hệ giữa cá nhân có đăng kí kinh doanh với nhau có thuộc phạm vi điều chỉnh của nó hay không? - Tạo ra mâu thuẫn lớn trong việc xác định đối tợng điều chỉnh của PLHĐKT và từ đó là sự lúng túng, mâu thuẫn trong việc xác định thẩm quyền của các cơ quan giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế. Mẫu thuẫn này thể hiện ở ngay Điều 1 và Điều 2 của Pháp lệnh. Điều 1 xác định hợp đồng kí giữa các chủ thể có mục đích kinh doanh là hợp đồng kinh tế. Điều 2 quy định hợp đồng kinh tế đợc kí kết giữa pháp nhân với pháp nhân và pháp nhân với cá nhân có đăng kí kinh doanh. Do Pháp lệnh không quy định tiêu chí ở Điều 1 và Điều 2 là những điều nghiên cứu - trao đổi Tạp chí luật học số 3/2003 27 kiện cần hay điều kiện cần và đủ cho việc xác định đối tợng điều chỉnh của HĐKT nên trong nhiều trờng hợp, thẩm phán không thể nào xác định đợc vụ tranh chấp mà họ đang thụ lí là thuộc quan hệ dân sự hay quan hệ kinh tế. b) Những quy định thiếu chính xác về hợp đồng vô hiệu và việc xử lí hợp đồng đ dẫn đến rất nhiều hạn chế ảnh hởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh và lòng tin của doanh nghiệp đối với hệ thống pháp luật: - Do sự tồn tại của khái niệm lừa đảo trong Pháp lệnh nên rất nhiều tranh chấp hợp đồng kinh tế có dấu hiệu của sự lừa dối, đôi khi không ảnh hởng đến quyết định đến số phận của hợp đồng song đợc chuyển sang cho cơ quan điều tra. Tình trạng hình sự hoá các quan hệ hợp đồng kinh tế trở nên khá phổ biến. - Nhiều hợp đồng kinh tế đợc thực hiện gần xong và các bên không tranh chấp về nội dung hợp đồng song vẫn bị các cơ quan tài phán tuyên vô hiệu do chỉ vi phạm nhỏ về thẩm quyền kí kết. Các cơ quan tài phán đ áp ụng máy móc các quy định vốn bất cập về lí luận của PLHĐKT về thẩm quyền kí kết (vụ VIDAMCO, vụ VPBank, vụ TechcomBank, vụ công ti Minh Nguyên ). Nhiều hợp đồng bị tuyên vô hiệu và bị xử lí tài sản mà kết quả là thúc đẩy sự vi phạm hợp đồng kinh tế đ kí kết. Các bên vi phạm thờng có lợi khi hợp đồng bị tuyên là vô hiệu. - Nhiều tranh chấp kinh tế không đợc giải quyết kịp thời vì các quy định của Pháp lệnh cha giải đáp đợc câu hỏi đặt ra là: Những tranh chấp này thuộc phạm vi điều chỉnh của PLHĐKT hay không? Trên cơ sở của câu trả lời này là việc xác định thẩm quyền giải những tranh chấp nh vậy. Ví dụ, tranh chấp giữa hai pháp nhân có những hoạt động không phải vì mục đích kinh doanh, tranh chấp giữa hai cá nhân có đăng kí kinh doanh; tranh chấp giữa thơng nhân là thể nhân với thơng nhân là pháp nhân, tranh chấp giữa bên khi tham gia quan hệ hợp đồng có mục đích kinh doanh và bên không có mục đích kinh doanh Cách xử lí vấn đề này của các toà kinh tế rất khác nhau và điều này tạo nên vòng tròn khá luẩn quẩn: Toà án cấp sơ thẩm coi là tranh chấp kinh tế, toà án cấp phúc thẩm coi là tranh chấp dân sự, giám đốc thẩm coi là kinh tế v.v Nhiều vụ tranh chấp bị kéo dài do không phân định đợc thẩm quyền. Điển hình có những vụ kéo dài gần chục năm nh vụ Bavico kéo dài từ năm 1993 đến gần đây mới giải quyết xong và kết quả đó là vụ án hình sự. - Tiêu chí một trong các bên không có đăng kí kinh doanh để thực hiện công việc đ thoả thuận trong hợp đồng đợc vận dụng khá tuỳ tiện khi xem xét tính vô hiệu của hợp đồng. Ví dụ điển hình là cách giải thích của toà kinh tế về vấn đề này trong vụ VIDAMCO. (2) VIDAMCO là doanh nghiệp liên doanh sản xuất ô tô. VIDAMCO bán cho TANACO 100 xe ô tô con. TANACO sử dụng 100 chiếc xe này làm taxi chở khách. Khi TANACO không thanh toán giá trị hợp đồng, VIDAMCO đ khởi kiện. Toà kinh tế đ tuyên hợp đồng vô hiệu vì VIDAMCO không đăng kí kinh doanh vận chuyển hành khách bằng taxi vào lúc kí hợp đồng (7/7/1995) mặc dù sau đó 3 tháng TANACO đ bổ sung giấy phép kinh doanh hoạt động này. c) Một trong những vớng mắc lớn trong nghiên cứu - trao đổi 28 Tạp chí luật học số 3/2003 việc áp dụng PLHĐKT hiện nay chính là sự mâu thuẫn giữa một số quy định của Pháp lệnh với các quy định của BLDS và Luật thơng mại, Pháp lệnh trọng tài và một số hiệp định thơng mại song phơng mà Việt Nam đ kí. (3) PLHĐKT đợc ban hành trớc Bộ luật dân sự 6 năm, Bộ luật dân sự chứa đựng nhiều quy định về nguyên tắc kí kết, về hợp đồng vô hiệu và xử lí tài sản trong các hợp đồng vô hiệu. Những quy định của Bộ luật dân sự chi tiết hơn, hợp lí hơn so với các quy định của PLHĐKT song việc áp dụng các quy định của Bộ luật dân sự khó có thể thực hiện đợc do PLHĐKT vẫn đang còn hiệu lực mặc dù về nguyên tắc các quy định của Bộ luật dân sự có thể áp dụng để điều chỉnh những vấn đề mà Pháp lệnh còn cha đề cập. Hơn nữa, do cách phân chia các cơ quan tài phán hiện nay thì thẩm phán toà kinh tế khó chấp nhận việc họ áp dụng các quy định của Bộ luật dân sự để giải quyết tranh chấp HĐKT. Luật thơng mại cũng có những mâu thuẫn với PLHĐKT. Luật thơng mại 1997 điều chỉnh một số hành vi liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá, tức là một phần các hoạt động nằm trong phạm trù kinh tế theo các tiếp cận của PLHĐKT. Sự khác nhau trong một số quy định của Luật thơng mại và Pháp lệnh HĐKT liên quan đến chủ thể hợp đồng, hình thức hợp đồng, mức trách nhiệm vật chất đối với vi phạm hợp đồng dẫn đến xung đột pháp luật. Các cơ quan tài phán khi thì vận dụng PLHĐKT, khi thì vận dụng Luật thơng mại một cách tuỳ tiện. Khái niệm kinh tế của Pháp lệnh, khái niệm thơng mại của Luật thơng mại xung đột với khái niệm thơng mại đợc dùng trong Pháp lệnh trọng tài thơng mại năm 2003 và các hiệp định thơng mại song phơng mà Việt Nam đ kí, đặc biệt là Hiệp định thơng mại Việt Nam - Hoa Kì. Sự xung đột về khái niệm này sẽ ảnh hởng rất lớn đến việc xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng giữa toà kinh tế, toà dân sự và tòa lao động. 3. Chấm dứt sự tồn tại của chế định hợp đồng kinh tế Những bất cập về lí luận, những vớng mắc trong thực tiễn thực hiện PLHĐKT đ khá rõ ràng. Nhiều doanh nghiệp, nhiều thẩm phán đ đa ra khá nhiều minh chứng cụ thể và thuyết phục hơn về sự cần thiết phải đặt ra vấn đề về số phận của PLHĐKT. (4) Trong giới nghiên cứu lí luận cũng có khá nhiều ý kiến nêu về sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật HĐKT nói chung và bản thân Pháp lệnh nói riêng. (5) Mặc dù có sự thống nhất ở việc cần thiết phải xem xét lại PLHĐKT song giải pháp cho số phận của văn bản này lại có nhiều sự khác nhau. Một số nhà nghiên cứu, một số nhà thực tiễn chọn giải pháp sửa đổi, bổ sung PLHĐKT (6) trong lúc một số khác lại cho rằng cần ban hành đạo luật về hợp đồng kinh tế. Cũng có những ý kiến về giải pháp mạnh mẽ hơn là chấm dứt hiệu lực của PLHĐKT, dùng các quy định của Bộ luật dân sự về hợp đồng để điều chỉnh các quan hệ hợp đồng trong các lĩnh vực khác nhau. (7) Giải pháp cơ bản cho PLHĐKT nói riêng và cho pháp luật về HĐKT nói chung cần phải xuất phát từ việc giải quyết vấn đề: Cần hay không cần đến khái niệm hợp đồng kinh tế. Chỉ khi giải quyết đợc vấn đề này mới có thể bàn đến hớng hoàn thiện pháp luật về nghiên cứu - trao đổi Tạp chí luật học số 3/2003 29 nó. Logic của vấn đề là ở chỗ liệu chúng ta có cần bàn đến việc hoàn thiện chế định pháp luật hiện tại không còn thực hiện đợc vai trò thúc đẩy các quan hệ kinh tế. Theo chúng tôi, trong hệ thống pháp luật nớc ta không cần tới khái niệm hợp đồng kinh tế cũng nh không cần tới chế định hợp đồng kinh tế nh chúng ta vẫn có từ trớc cho tới nay. Giải pháp cơ bản để hoàn thiện cơ chế điều chỉnh bằng pháp luật các quan hệ kinh tế chiều ngang là phải xây dựng đợc hệ thống pháp luật hợp đồng phản ánh đợc đòi hỏi của sự phát triển các quan hệ kinh tế chiều ngang trong nền kinh tế thị trờng. Các quy định pháp luật về hợp đồng có thể đợc ban hành trong đạo luật chung về hợp đồng hoặc một phần trong Bộ luật dân sự. Điều cốt yếu trong sự phát triển pháp luật về hợp đồng trong tơng lai là không nên có sự phân biệt giữa hợp đồng dân sự, kinh tế, lao động bằng cách tạo ra những chế định độc lập với những quy định riêng. Lập luận này của chúng tôi xuất phát từ những cơ sở lí luận và thực tiễn sau: + Về lí luận: - Bản chất của hợp đồng là sự thoả thuận của các bên nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lí nhất định. Hợp đồng đợc kí kết giữa các chủ thể khi tham gia các quan hệ kinh tế chiều ngang trên nền tảng của sự bình đẳng, tự do và tự nguyện. Pháp luật cho phép các bên thoả thuận về xác lập, thay đổi và chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lí. Đối với các chủ thể thì hợp đồng chính là luật và các cam kết trong hợp đồng ràng buộc các xử sự của họ. Trong bất cứ lĩnh vực quan hệ chiều ngang nào thì bản chất này không thay đổi. Vì vậy, hoàn toàn có cơ sở lí luận để xây dựng quy định pháp luật để điều chỉnh hành vi của các chủ thể khi tham gia các quan hệ hợp đồng, cho dù chúng tham gia với mục đích gì? trong lĩnh vực cụ thể nào. - Khái niệm kinh tế có nội hàm rất rộng. Không ai có thể phủ nhận rằng các quan hệ nh thừa kế, mua bán hàng tiêu dùng không có nội dung kinh tế, đặc biệt là đối với các quan hệ mua bán hàng tiêu dùng mà chúng ta hiện đang coi là thuần tuý dân sự. Các quan hệ này là bộ phận của quan hệ sản xuất mà cụ thể là quan hệ phân phối. Không có tiêu dùng thì không có sản xuất. Chính vì vậy, khó có thể tách quan hệ dân sự ra khỏi quan hệ kinh tế hiểu theo nghĩa kinh doanh nh hiện nay ở trong hệ thống pháp luật của nớc ta. Càng tìm cách tách bạch, chúng ta càng gặp phải những rắc rối. Mặt khác, liệu chúng ta có thể tách các quan hệ hợp đồng theo nhiều chế định riêng với các văn bản pháp luật riêng nh hợp đồng xây dựng, hợp đồng dân sự, hợp đồng chuyển giao công nghệ, hợp đồng lao động, hợp đồng tín dụng Rõ ràng điều mà chúng ta cần đạt tới là những quy tắc pháp lí thống nhất, hài hoà cho việc tổ chức quan hệ kinh tế chiều ngang hơn là sự phân tán chúng trong các nguồn luật điều chỉnh các quan hệ kinh tế khác nhau. + Về thực tiễn: - Việc hệ thống pháp luật nớc ta trong nhiều năm phân biệt giữa hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự, hợp đồng thơng mại, hợp đồng lao động cho thấy sự phản tác dụng nhiều hơn là tác dụng đối với việc điều chỉnh có hiệu quả các quan hệ kinh tế, dân sự và thơng mại. Những vớng mắc bắt nguồn từ nghiên cứu - trao đổi 30 Tạp chí luật học số 3/2003 sự phân biệt này đ gây nên tình trạng chồng chéo thẩm quyền, đùn đẩy việc giải quyết tranh chấp kinh tế từ cơ quan này sang cơ quan khác. Việc phân định đối tợng của hợp đồng kinh tếhợp đồng dân sự dựa trên những tiêu chí không rõ ràng khiến các việc giải quyết tranh chấp kinh tế gặp nhiều rắc rối. - Sự ra đời của Bộ luật dân sự, Luật thơng mại và mới đây là Pháp lệnh trọng tài thơng mại cho thấy sự cần thiết phải từ bỏ quan niệm về hợp đồng kinh tế. Nếu vẫn duy trì khái niệm hợp đồng thơng mại, duy trì định chế pháp luật dựa trên quan niệm này thì rất khó tạo ra đợc sự tơng thích, sự hài hoà của pháp luật nớc ta với pháp luật quốc tế về thơng mại. Mặt khác, cũng có thể nhận thấy rằng pháp luật của nhiều nớc trên thế giới không phân biệt hợp đồng dân sự, hợp đồng kinh tế. Một số nớc ban hành các đạo luật về hợp đồng để quy định việc đàm phán, kí kết và thực hiện hợp đồng. Các quy định này đợc áp dụng vào từng lĩnh vực cụ thể với một số đặc thù riêng do chính các bên tham gia hợp đồng thoả thuận. ở một số nớc, quan hệ mua bán hàng hoá đợc điều chỉnh bằng đạo luật riêng còn trong các lĩnh vực khác thì áp dụng các quy định chung về hợp đồng của Bộ luật dân sự. - Khái niệm hợp đồng kinh tế gắn nhiều hơn với cơ chế kế hoạch hoá tập trung. Hợp đồng kinh tế xuất hiện do nhu cầu phải điều chỉnh quan hệ hợp đồng mà trong đó quyền và nghĩa vụ của các bên đợc xác định không phải thông qua sự thể hiện ý chí của các bên mà thông qua chỉ tiêu kế hoạch. Nền kinh tế nớc ta hiện nay là nền kinh tế thị trờng định hớng XHCN nên sự đoạn tuyệt với định chế đặc trng của cơ chế kế hoạch hoá tập trung cũng sẽ có những giá trị thực tiễn của nó. - Việc sửa đổi Bộ luật dân sự đang đợc tiến hành. Xu thế khá rõ nét của Ban sửa đổi Bộ luật dân sự là việc sửa đổi các quy định của Phần III Bộ luật dân sự, biến các quy định trong đó thành những quy định chung cho các giao dịch đợc thực hiện thông qua hợp đồng trong tất cả các lĩnh vực. Việc chấm dứt hiệu lực của PLHĐKT sẽ tạo điều kiện cho việc hoàn thiện các quy định của Bộ luật dân sự về hợp đồng đồng thời hoàn thiện một số quy định đặc thù về hợp đồng trong lĩnh vực mua bán hàng hoá, dịch vụ, đầu t trong Luật thơng mại sửa đổi./. (1).Xem: Lê Bích Thọ, Hình thức của hợp đồng kinh tế và điều kiện hiệu lực của hợp đồng, Tạp chí luật học, số 2/2002, tr. 43 - 47. (2), (4).Xem: Kỉ yếu Hội thảo HĐKT vô hiệu do VCCI phối hợp với Câu lạc bộ luật gia Việt - Đức tổ chức ngày 28/2/2003. (3).Xem: Nguyễn Văn Luyện. Về môi quan hệ giữa luật dân sự, luật kinh tế và luật thơng mại. Tạp chí nhà nớc và pháp luật số 12/1999, tr. 11. (5).Xem: Đề tài Khoa học KH 99 - 06, Pháp luật về HĐKT - thực trạng và hớng hoàn thiện, Trờng đại học luật Hà Nội, 2003. (6).Xem: - Nguyễn Thị Khế. Một số ý kiến về sửa đổi Pháp lệnh HĐKT, Tạp chí luật học số 3/1999, tr. 30 -31; - TS. Dơng Đăng Huệ, Luật thơng mại và sự ảnh hởng của đến sự tồn tại của pháp luật hợp đồng kinh tế ở nớc ta, Tạp chí nhà nớc và pháp luật. 1998, số 1, tr. 30 -35. (7).Xem: TS. Dơng Đăng Huệ, Hoàn thiện pháp luật hợp đồng ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí nhà nớc và pháp luật số 5/2002, tr. 22. . Pháp lệnh hợp đồng kinh tế là sự khẳng định nguyên tắc tự do hợp đồng Bằng quy định kí kết hợp đồng kinh tế là quyền của các đơn vị kinh tế; không có. xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng giữa toà kinh tế, toà dân sự và tòa lao động. 3. Chấm dứt sự tồn tại của chế định hợp đồng kinh tế

Ngày đăng: 08/03/2014, 13:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w