1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo " Khởi kiện vụ án lao động" pptx

5 544 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 83,43 KB

Nội dung

nghiên cứu - trao đổi 28 - Tạp chí luật học khởi kiện vụ án lao động ThS. Lu Bình Nhỡng * 1. Về mặt lí luận, tranh chấp lao động không tự nhiên đợc cơ quan tòa án xét xử. Bởi vì điều đó vi phạm quyền tự định đoạt của đơng sự. Quyền khởi kiện vụ án lao động thực chất là quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động. Chính vì nhận định đó mà nội dung của quyền khởi kiện bao hàm những vấn đề quan trọng nh: Quyền đó do ai thực hiện, phơng thức thực hiện nh thế nào, những trờng hợp qua đó quyền khởi kiện đợc đảm bảo (ví dụ nh trong trờng hợp có sự trắc trở), tính hợp pháp của quyền khởi kiện Trong phạm vi của bài viết này, quyền khởi kiện đợc đề cập thông qua những nội dung cơ bản sau đây: a. Những ai có quyền khởi kiện vụ án lao động? Theo quy định tại Điều 1 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động thì những chủ thể sau đây có quyền khởi kiện vụ án lao động: Ngời lao động; tập thể lao động; ngời sử dụng lao động và công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở. + Ngời lao động khởi kiện vụ án lao động có thể tự mình hoặc thông qua chủ thể khác. Việc thông qua chủ thể khác có thể xảy ra trong những trờng hợp: - Ngời lao động ủy quyền cho cá nhân khác tham gia tố tụng; - Ngời lao động có hạn chế về năng lực hành vi hoặc mất năng lực hành vi có thể thông qua ngời đại diện (ví dụ: Trờng hợp ngời lao động là ngời dới 15 tuổi, ngời lao động có nhợc điểm về thể chất hoặc tâm thần mà không thể tham gia tố tụng, ngời lao động cha đủ 18 tuổi); + Trong trờng hợp ngời lao động đ chết thì ngời kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng sẽ khởi kiện và tham gia tố tụng theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động. + Tập thể lao động khởi kiện thông thờng thông qua tổ chức công đoàn cơ sở. Tuy nhiên, việc tập thể lao động khởi kiện là vấn đề có nhiều tranh luận. Bình thờng công đoàn cơ sở sẽ đứng ra tổ chức việc khiếu kiện nhng sẽ là không bình thờng khi có một trong hai trờng hợp sau xảy ra: - Đơn vị sử dụng lao động cha có hoặc không có tổ chức công đoàn cơ sở; - Đơn vị có tổ chức công đoàn cơ sở nhng công nhân - viên chức không tín nhiệm các thành viên của tổ chức công đoàn cơ sở này và họ tự khởi kiện không thông qua công đoàn. Về mặt khoa học thì bất cứ tranh chấp nào giữa tập thể lao động và đơn vị sử dụng lao động đều đợc xác định là tranh chấp lao động tập thể và vì vậy tập thể lao động hoặc ngời sử dụng lao động đều có quyền khởi kiện. Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng muốn đợc xác định là tranh chấp lao động tập thể thì một trong những điều kiện tiên quyết là phải có sự tham gia của tổ chức công đoàn. Đây là quan điểm không có tính khoa học vì nó đ lấy nhu cầu tham gia công đoàn một cách tự nguyện làm điều kiện cho tranh chấp lao động tập thể. * Giảng viên Khoa pháp luật kinh tế Trờng đại học luật Hà Nội nghiên cứu - trao đổi Tạp chí luật học - 29 + Ngời sử dụng lao động khởi kiện cũng có thể là chính đơn vị sử dụng lao động đó hoặc là đơn vị sử dụng lao động kế thừa các quyền và nghĩa vụ tố tụng (nh trong trờng hợp sáp nhập, phân chia, chuyển quyền sở hữu, quyền quản lí hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp). Nếu đơn vị sử dụng lao động là tổ chức thì hành vi khởi kiện do ngời đại diện theo quy định của pháp luật, theo điều lệ thực hiện hoặc có thể do ngời đợc ủy quyền thực hiện. Tuy nhiên, cần phân biệt giữa hành vi ủy quyền trong nội bộ với hành vi ủy quyền cho cá nhân khác thực hiện. + Liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích của tập thể lao động, pháp luật còn quy định quyền khởi kiện vụ án lao động của công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở. Trong trờng hợp "công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở khởi kiện thì sẽ tham gia tố tụng nh nguyên đơn và công đoàn cơ sở của tập thể lao động có quyền và lợi ích cần đợc bảo vệ phải tham gia tố tụng với t cách là nguyên đơn" (Điều 19 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động). Vấn đề cần đợc làm rõ ở đây là công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở là cơ quan nào? Theo quy định về cơ cấu tổ chức hệ thống công đoàn thuộc Tổng liên đoàn lao động Việt Nam thì công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở khởi kiện có thể là một trong các trờng hợp: Tổng liên đoàn lao động, liên đoàn lao động cấp tỉnh, liên đoàn lao động cấp huyện; công đoàn ngành trung ơng; công đoàn ngành địa phơng hoặc công đoàn tổng công ti. Tuy nhiên, ở đây cũng cần phải có sự phân biệt giữa quyền khởi kiện và t cách đơng sự trong mối quan hệ giữa công đoàn với tập thể lao động và những ngời lao động (có trờng hợp tổ chức công đoàn tham gia tố tụng vì cá nhân ngời lao động do đợc yêu cầu hoặc chỉ định) để tránh hiện tợng từ chỗ nhầm lẫn t cách đến nhầm lẫn trong việc lựa chọn phơng thức xử sự khi tham gia tố tụng. So sánh quy định này với quy định tại Điều 29 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự thì t cách của tổ chức x hội khởi kiện vì lợi ích chung khác với công đoàn cấp trên của công đoàn cơ cở khởi kiện. Theo quy định của luật tố tụng dân sự nếu tổ chức x hội khởi kiện vì lợi ích chung thì chính tổ chức x hội đó phải tham gia tố tụng với t cách là nguyên đơn. b. Việc khởi kiện phải đợc tiến hành trong phạm vi nào? ở đây có 2 vấn đề cần đề cập đó là vấn đề không gian và thời gian. + Về phạm vi không gian Quyền khởi kiện phải đợc thực hiện trong phạm vi không gian theo quy định của pháp luật. Không có quyền khởi kiện nào đợc tự do thực hiện một cách tuyệt đối mặc dù nó phải đảm bảo là vấn đề tự nguyện. Với lập luận nh vậy thì cá nhân hoặc tổ chức muốn khởi kiện vụ án lao động phải đa vụ việc mà họ đang quan tâm đến tòa án. Việc khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân có thể đợc tiến hành tại tòa án nhân dân cấp huyện hoặc cấp tỉnh tùy thuộc vào tính chất của tranh chấp đó. Nếu tranh chấp lao động cá nhân có "yếu tố nớc ngoài" thì "tòa án có thẩm quyền" giải quyết là tòa án nhân dân cấp tỉnh và vì vậy, việc khởi kiện phải đợc thực hiện tại tòa án nhân dân cấp tỉnh. Theo quy định của pháp luật thì hầu hết các tranh chấp đều đợc khởi kiện tại tòa án nhân dân cấp huyện (Điều 12 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động). nghiên cứu - trao đổi 30 - Tạp chí luật học Việc khởi kiện tranh chấp lao động tập thể thì trái lại luôn luôn đợc khởi kiện tại tòa án nhân dân cấp tỉnh vì tòa án nhân dân cấp huyện không có thẩm quyền giải quyết (Điều 12 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động). Tuy nhiên, ở đây lại phải phân biệt giữa việc khởi kiện và thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân cấp tỉnh. Có những vụ việc cụ thể tuy thẩm quyền giải quyết thuộc tòa án nhân dân cấp huyện nhng tòa án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để giải quyết. Trong trờng hợp này, việc khởi kiện trớc đó vẫn đợc tiến hành tại tòa án nhân dân cấp huyện và sau đó đợc tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết. Phạm vi không gian của quyền khởi kiện còn liên quan đến thẩm quyền của tòa án theo lnh thổ và theo sự lựa chọn của nguyên đơn. Điều này có nghĩa là việc khởi kiện ra tòa án cụ thể cần phải đợc ngời khởi kiện cân nhắc nếu muốn đơn kiện đến đợc địa chỉ cần thiết. Theo quy định tại các Điều 13 và Điều 14 của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động thì việc khởi kiện cần chú ý tới những chi tiết sau: Nếu xét về khía cạnh lnh thổ (thực chất là theo địa hạt hành chính) thì việc khởi kiện phải đợc tiến hành tại tòa án nơi làm việc hoặc c trú của bị đơn (nếu bị đơn là cá nhân) hoặc nơi có trụ sở chính của bị đơn (nếu bị đơn là pháp nhân), trừ trờng hợp pháp luật có quy định khác. Nếu xét về khía cạnh thỏa thuận của các bên thì pháp luật cho phép các bên có quyền thỏa thuận chọn tòa án nơi làm việc hoặc c trú của bị đơn để yêu cầu giải quyết. Nếu xét về khía cạnh quyền của nguyên đơn thì pháp luật cho phép nguyên đơn có quyền lựa chọn một trong các tòa án quy định tại Điều 2 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động để khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động và tùy theo những cơ sở và lí do nêu tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 14 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động mà nguyên đơn sử dụng quyền tự do lựa chọn của mình để tiến hành khởi kiện tại một trong những tòa án nêu trên. + Về mặt thời gian Yêu cầu về mặt không gian nếu chỉ rõ địa chỉ khởi kiện thì quy định về thời gian xác định tranh chấp lao động còn nằm trong thời hiệu bắt buộc giải quyết hay không. Theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động thì thời hạn khởi kiện đợc xác định nh sau: - 1 năm kể từ ngày phát sinh tranh chấp hoặc 6 tháng kể từ ngày hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên của cơ quan lao động cấp huyện hòa giải không thành đối với các tranh chấp về xử lí kỉ luật lao động theo hình thức sa thải, đơn phơng chấm dứt hợp đồng lao động hoặc về bồi thờng thiệt hại cho ngời sử dụng lao động; - 6 tháng kể từ ngày hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên của cơ quan lao động cấp huyện hòa giải không thành đối với các tranh chấp lao động cá nhân khác; - 3 tháng kể từ ngày có quyết định về tranh chấp lao động tập thể của hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh mà tập thể lao động, ngời sử dụng lao động không đồng ý với quyết định đó. Tuy nhiên, có những vấn đề cần phải đợc làm rõ và xác định một cách rành mạch về những sự kiện liên quan đến thời hiệu khởi kiện nêu trên. nghiên cứu - trao đổi Tạp chí luật học - 31 Theo quy định tại Điều 167 Bộ luật lao động thì thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là một năm đối với các tranh chấp về xử lí kỉ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc đơn phơng chấm dứt hợp đồng lao động, tranh chấp về bồi thờng thiệt hại cho ngời sử dụng lao động; 6 tháng đối với các loại tranh chấp lao động khác kể từ ngày mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích của mình bị xâm hại. Vấn đề cần đợc làm sáng tỏ và cần đợc xác định thống nhất ở đây là giữa "ngày phát sinh tranh chấp" đợc Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động quy định và "ngày mỗi bên cho rằng quyền và lợi ích của mình bị vi phạm" có phải là một hay không? Nếu theo cách hiểu thông thờng thì "ngày phát sinh tranh chấp" không thể là "ngày mỗi bên cho rằng quyền và lợi ích của mình bị vi phạm" đợc. Phải chăng ở đây đ không có sự nhất quán giữa thời hiệu quy định của Bộ luật lao động và thời hiệu khởi kiện do Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động quy định? Tuy nhiên, quan điểm lấy điểm bắt đầu của thời hiệu là "ngày phát sinh tranh chấp" là hợp lí hơn vì nó nói rõ thời điểm mà tranh chấp xuất hiện hay nói cách khác, kể từ thời điểm đó, trong các chủ thể đ bắt đầu xuất hiện sự cảm nhận về nhu cầu hoặc đ xuất hiện nhu cầu giải quyết xung đột của họ. Để đảm bảo quyền của ngời khởi kiện, Tòa án nhân dân tối cao hớng dẫn các tòa án khi xem xét thời hiệu khởi kiện "cần áp dụng các quy định tại các Điều từ 168 đến 171 của Bộ luật dân sự về thời gian không tính vào thời hạn khởi kiện, tính lại thời hạn khởi kiện" (Công văn số 40/KHXX ngày 6/7/1996). c. Thủ tục khởi kiện vụ án lao động Ngời khởi kiện vụ án lao động phải có đơn kiện. Đơn kiện chính là bằng chứng về việc yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động, đợc quy định tại khoản 2 Điều 32 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động. Ngoài những nội dung cơ bản, đơn kiện phải đợc nguyên đơn hoặc đại diện của nguyên đơn kí đồng thời kèm theo đơn kiện, ngời khởi kiện phải có các tài liệu chứng minh cho yêu cầu của mình. Tuy các quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án lao động không quy định về mẫu đơn kiện nhng với những nội dung nh vậy cũng có thể dễ dàng hình dung về đơn kiện cho vụ án lao động. 2. Việc khởi kiện vụ án lao động tạo ra những hậu quả pháp lí khác nhau tùy thuộc vào giá trị của vấn đề đợc yêu cầu giải quyết, thời hiệu yêu cầu giải quyết và các yếu tố khác liên quan tới tranh chấp và việc giải quyết tranh chấp đó. Tuy nhiên, tựu trung lại có thể thấy rõ những hậu quả pháp lí sau đây: a. Tòa án chấp nhận đơn kiện và thụ lí vụ án để giải quyết theo thủ tục luật định Theo quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án lao động thì "khi tòa án xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền của mình thì thông báo ngay cho nguyên đơn biết" và "trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nộp đơn, nguyên đơn phải nộp tiền tạm ứng án phí, trừ trờng hợp đợc miễn nộp tiền tạm ứng án phí" (khoản 1 Điều 35). Việc thụ lí vụ án đợc tiến hành kể từ ngày nguyên đơn xuất trình biên lai nộp tiền tạm ứng án phí hoặc từ ngày nhận đơn (nếu nguyên đơn thuộc một trong những trờng hợp đợc quy định tại Điều 31). Nếu vụ việc đợc tòa án thụ lí thì nghiên cứu - trao đổi 32 - Tạp chí luật học trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày thụ lí, tòa án phải thông báo cho bị đơn và ngời có quyền và nghĩa vụ liên quan biết nội dung đơn kiện của nguyên đơn (khoản 1 Điều 36). b. Tòa án trả lại đơn kiện Tòa án có thể trả lại đơn kiện khi có một trong những trờng hợp sau: - Ngời nộp đơn không có quyền khởi kiện; - Đơn kiện làm không đúng quy định tại khoản 2 Điều 32 của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án lao động; - Thời hiệu khởi kiện đ hết; - Tranh chấp cha đợc hội đồng hòa giải lao động cơ sở, hòa giải viên lao động của cơ quan lao động cấp huyện cử ra hoặc hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh giải quyết trớc, trừ những tranh chấp không nhất thiết phải qua hòa giải đợc quy định tại khoản 2 Điều 166 Bộ luật lao động; - Tranh chấp đó đ đợc giải quyết bằng bản án hoặc quyết định đ có hiệu lực pháp luật của tòa án hoặc bằng quyết định của cơ quan nhà nớc có thẩm quyền khác; - Tranh chấp đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án. Về việc trả lại đơn kiện trong trờng hợp tranh chấp cha đợc giải quyết thông qua hoà giải hoặc trọng tài: Đây là quy định nghe ra có vẻ hợp lí và đúng với tiến trình giải quyết tranh chấp lao động mà Bộ luật lao động đ quy định. Nhng trong thực tế, nhiều doanh nghiệp hoặc đơn vị sử dụng lao động cha có hội đồng hòa giải lao động cơ sở, một số địa phơng cha thành lập hội đồng trọng tài lao động. Nếu tòa án không thụ lí giải quyết thì tranh chấp đó sẽ đợc cơ quan nào giải quyết hay gác tranh chấp đó lại để chờ thành lập xong hội đồng hòa giải hoặc hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh để các cơ quan, tổ chức này giải quyết tranh chấp xong mới đa ra giải quyết tại tòa án? Thực ra, kể cả hai trờng hợp trên đều không phù hợp với phơng châm là tranh chấp lao động phải đợc giải quyết kịp thời - nhanh chóng và càng không đáp ứng đợc tính chất nóng bỏng của thực tiễn. Nên chăng cần có quy định tạo cho các bên đợc quyền lựa chọn cá nhân hay tổ chức trung gian đứng ra giải quyết thay vì quy định tiến trình cứng nhắc nh hiện nay là cứ nhất thiết phải qua hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh. c. Tòa án di lí vụ việc tới tòa án có thẩm quyền để giải quyết Việc khởi kiện vụ án lao động có thể đợc tiến hành tại tòa án cụ thể. Mặc dù tòa án đó đ tiến hành thụ lí nhng cha chắc tòa án đó đ có thẩm quyền xét xử. Trong trờng hợp này tòa án đ thụ lí vụ án phải có trách nhiệm chuyển hồ sơ vụ án cho tòa án có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho đơng sự, các cơ quan, tổ chức và những ngời liên quan biết. Quy định này không ảnh hởng đến quyền khởi kiện và thực chất là bảo toàn hậu quả pháp lí của hành vi khởi kiện trớc đó. Vì vậy, ngời khởi kiện không phải thực hiện lại việc khởi kiện hoặc thực hiện những nghĩa vụ khác vì trớc đó họ đ không khởi kiện đúng địa chỉ. Hơn nữa, ngay ở thời điểm thụ lí vụ án, chính bản thân tòa án đ nhận đơn của họ cũng không hình dung đợc hết vấn đề nên đ không có sự chỉ dẫn cần thiết cho ngời khởi kiện./. . hạn khởi kiện, tính lại thời hạn khởi kiện& quot; (Công văn số 40/KHXX ngày 6/7/1996). c. Thủ tục khởi kiện vụ án lao động Ngời khởi kiện vụ án lao. kiện vụ án lao động: Ngời lao động; tập thể lao động; ngời sử dụng lao động và công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở. + Ngời lao động khởi kiện vụ án lao

Ngày đăng: 08/03/2014, 10:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w