1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thủ tục khởi kiện vụ án lao động

3 832 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 18,9 KB

Nội dung

Thủ tục khởi kiện vụ án lao độnga • Tên thủ tục: Thủ tục khởi kiện án lao động • Cơ quan ban hành: Quốc hội - Chính phủ - Tòa án nhân dân tối cao. • Mục đích: Các thủ tục cần thiết để khởi kiện án lao động • Đối tượng áp dụng: Các tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động về quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác; về việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể; về quyền thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn đã được Hội đồng trọng tài lao động tỉnh, thành phố thuộc Trung ương giải quyết mà tập thể lao động hoặc người sử dụng lao động không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài lao động. Các tranh chấp lao động cá nhân có yếu tố nước ngoài, gồm: + Các tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động về quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác; về thực hiện hợp đồng lao động, và trong quá trình học nghề mà Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động của cơ quan lao động cấp huyện, quận hòa giải không thành hoặc Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động không giải quyết trong thời hạn quy định. + Tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. + Tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động. + Tranh chấp giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động. + Tranh chấp giữa người lao động đã nghỉ việc theo chế độ với người sử dụng lao động hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội, giữa người sử dụng lao động với cơ quan bảo hiểm xã hội. + Tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp xuất khẩu lao động. • Hồ sơ cần thiết: - Đơn khởi kiện (có thể dùng theo mẫu sau). - Bản sao Giấy CMND (Hộ chiếu); Hộ khẩu (có Sao y bản chính). - Hợp đồng lao động. - Quyết định chấm dứt HĐ lao động hoặc quyết định sa thải, thông báo cho nghỉ việc; - Quyết định, biên bản hòa giải của hòa giải viên lao động của cơ quan lao động cấp quận, huyện của Hội đồng hòa giải cấp cơ sở hoặc của hội đồng trọng tài lao động thành phố đối với những trường hợp tranh chấp lao động tập thể; - Các tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tranh chấp (nếu có); - Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao). - Nếu người sử dụng lao động khởi kiện thì phải nộp thêm các giấy tờ về tư cách pháp lý như: giấy phép đầu tư, quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy phép đăng ký kinh doanh, nội quy, quy chế, thỏa ước lao động tập thể của doanh nghiệp, giấy ủy quyền nếu người đại diện theo pháp luật không tham gia vụ kiện. Biên bản các cuộc họp xét kỷ luật nếu có; Lưu ý: Các tài liệu nêu trên là văn bản, tài liệu tiếng nước ngoài đều phải được dịch sang tiếng Việt Nam do cơ quan, tổ chức có chức năng dịch thuật, kèm theo bản gốc. Các văn bản tài liệu khác nếu nộp bản sao thì phải được xác nhận sao y bản chính. • Lệ phí: 1/ Án phí Lao động bao gồm án lao động sơ thẩm, án phí lao độngï phúc thẩm. 2/ Mức án phí lao động sơ thẩm đối với các vụ án lao động không có giá ngạch là 50.000 đồng. 3/ Mức án phí lao động sơ thẩm đối với các vụ án lao động có giá ngạch được quy định như sau: Giá trị tranh chấp lao động Mức án phí Từ 1.000.000 đồng trở xuống. 50.000 đồng Từ trên 1.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. 3% của trị giá tranh chấp, nhưng không dưới 50.000 đồng. Từ trên 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng. 3.000.000 đồng + 2% của phần giá trị có tranh chấp vượt quá 100.000.000 đồng. Từ trên 1.000.000.000 đồng . 21.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị có tranh chấp vượt quá 1.000.000.000 đồng. 4) Mức án phí dân sự phúc thẩm đối với tất cả các vụ án lao động là 50.000 đồng 5) Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu đối với nguyên đơn, người có liên quan, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong các vụ án lao động không có giá ngạch hoặc có giá ngạch từ 1 triệu đồng trở xuống phải nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm là 50.000 đồng, trong các vụ án lao động có giá ngạch quy định tại các điểm b, c, d Khỏan 3 Điều 21 Nghị định 70-CP ngày 12/6/1997 của chính phủ, phải nộp tiền tạm ứng án phí lao động sơ thẩm là 50% của mức án phí sơ thẩm mà Tòa án dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp lao động, trừ trường hợp được miễn tiền tạm ứng án phí, miễn nộp án phí. 6) Những trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng án phí, án phí lao động: - Người lao động đòi tiền lương, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, tiền bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; - Người lao động đòi bồi thường thiệt hại hoặc khởi kiện vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng trái pháp luật; - Công đoàn cơ sở khởi kiện hoặc kháng cáo vì lợi ích của tập thể lao động; - Công đoàn cấp tỉnh, Công đoàn ngành khởi kiện hoặc kháng cáo; - Viện kiểm sát khởi tố, kháng nghị • Thời gian giải quyết: Thời hạn chuẩn bị xét xử từ 2 đến 4 tháng Thời hạn mở phiên tòa từ 1 đến 2 tháng • Địa điểm tiếp nhận: . Thủ tục khởi kiện vụ án lao độnga • Tên thủ tục: Thủ tục khởi kiện án lao động • Cơ quan ban hành: Quốc hội - Chính phủ - Tòa án nhân dân tối. • Lệ phí: 1/ Án phí Lao động bao gồm án lao động sơ thẩm, án phí lao động phúc thẩm. 2/ Mức án phí lao động sơ thẩm đối với các vụ án lao động không có

Ngày đăng: 04/01/2014, 21:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w