BT HK Luật Thương mại: Thủ Tục Phá Sản

19 555 4
BT HK Luật Thương mại: Thủ Tục Phá Sản

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC: I. Tình huống……………………………………………………………… .2 II. Giải quyết tình huống…………………………………………… 3 1, Các chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản………… .3 2, Giẩy tờ kèm theo đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản ………………… 7 3, Hội nghị chủ nợ ……………………………………………………… .10 4, Nguyên tắc và trình tự thanh toán nợ……………………………… .11 5, Thứ tự thanh toán……………………………………………………… .15 Danh mục tài liệu tham khảo……………………………………………….18 1 I.Tình huống: Công ty cổ phần X được thành lập ngày 30/4/2008 có trụ sở đặt tại 59 Phố Chùa Láng , Đống Đa, Hà Nội. Với số vốn điều lệ là 20 tỉ đồng, tỉ lệ vốn góp giữa các thành viên như sau: Ông A góp 10 tỉ, Ông B góp 6 tỉ và Ông C góp 4 tỉ. Theo điều lệ công ty Ông A là tổng giám đốc và là đại diện hợp pháp của công ty, ông B là chủ tịch hội đồng quản trị. Trong 2 năm gần đây doanh nghiệp thua lỗ quá nhiều dẫn đến việc công ty không trả được những khoản nợ quá hạn, không trả đủ lương cho công nhân theo hợp đồng lao động trong 3 tháng gần đây. Khi thấy có những dấu hiệu của việc làm ăn thua lỗ công ty đã áp dụng nhiều biện pháp tài chính mà công ty cho là cần thiết để khắc phục tình trạng trên như là: - Tổ chức lại sản xuất, kinh doanh, quản lý chặt chẽ các khoản chi phí, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, - Có nhiều biện pháp xử lý hàng tồn kho, - Thu hồi các khoản nợ và tài sản bị chiếm dụng, - Thương lượng với các chủ nợ để hoãn nợ, giảm nợ, mua nợ… - Tìm kiến các khoản vay để trang trải các khoản nợ và đầu tư mới các trang thiết bị. Tuy nhiên những biện pháp trên vẫn không mang lại hiệu quả và công ty vẫn phải đi đến quyết định phá sản. Ngày 20/ 10/2010 Toà án đã thụ lý đơn yêu cầu phá sản của công ty X, đơn yêu cầu có kèm theo những giấy tờ sau: 1. Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của công ty X, trong đó giải trình nguyên nhân và hoàn cảnh liên quan đến tình trạng mất khả năng thanh toán; 2. Báo cáo về các biện pháp mà công ty đã thực hiện, nhưng vẫn không khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn; 3. Các khoản nợ của công ty 2 - Chi phí phá sản 50 triệu đồng; - Nợ Ngân hàng ACB 4 tỉ đồng với tài sản thế chấp là trụ sở công ty (bán đấu giá được 5tỉ); - Vay E 200 triệu, hạn trả tiền 20/11/2010; - Vay chủ tich hội đồng quản trị là A 500triệu; - Các khoản nợ không có bảo đảm khác là 1 tỉ đồng (Chủ nợ I); - Tiền nợ do vi phạm hợp đồng là 300 triệu (nợ công ty Y); - Nợ thuế là 300 triệu đồng; - Nợ lương người lao động 500 triệu đồng; - Nợ công ty Z là 500 triệu với tài sản cầm cố là xe ôtô được định giá trong biên bản cầm cố là 500 triệu (bán đấu giá được 400 triệu); - Vay ông M 1,55 tỷ đồng, tài sản thế chấp khoản vay là Mảnh đất rộng 80m 2 và một căn nhà 6 tầng tại số 59 Phố Chùa Láng , Đống Đa, Hà Nội (đấu giá 2,5 tỷ). Trước khi nộp đơn lên toà Ông A đã đến tư vấn luật sư về các thủ tục như quyền nộp đơn yêu cầu, đơn yêu cẩu mở thủ tục phá sản, hội nghị chủ nợ, nguyên tắc và trình tự thanh toán các khoản nợ của các chủ nợ… II. Giải quyết tình huống 1. Các chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản Kế thừa nội dung quy định của Luật PSDN 1993, LPS 2004 vẫn tiếp tục dành cho các chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần và người lao động được quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản còn chủ doanh nghiệp hoặc đại người đại diện hợp pháp của DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Ngoài ra, LPS 2004 còn bổ sung quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước, các cổ đông công ty cổ phần và thành viên hợp danh của công ty hợp danh. * Quyền yêu cầu nộp đơn mở thủ tục phá sản của các chủ nợ. 3 Luật PS DN năm 1993 và Luật PS 2004 chỉ dành quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cho các chủ nợ cho các chủ nợ không có bảo đảm (khoản nợ không được bảo đảm bằng tài sản của DN, HTX hoặc của người thứ ba) và chủ nợ có bảo đảm một phần (khoản nợ được đảm bảo bằng tài sản của DN, HTX hoặc người thứ ba mà giá trị tài sản bảo đảm ít hơn khoản nợ đó) mà không cho phép chủ nợ có bảo đảm (khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản của DN, HTX hoặc của người thứ ba) nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản (Điều 7 Luật PSDN 1993; Điều 6 và Điều 13 Luật PS 2004). Quy định này là tạo điều kiện cho các chủ nợ không có sự bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm một phần có cơ hội lựa chọn một thủ tục thích hợp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi doanh nghiệp, HTX lâm vào tình trạng phá sản. Còn đối với các chủ nợ có bảo đảm thì luôn được ưu tiên thanh toán bằng tài sản bảo đảm của doanh nghiệp, HTX hoặc người thứ ba nên việc quy định quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là không cần thiết. Đồng thời LPS 2004 cũng loại bỏ quy định về nghĩa vụ của các chủ nợ khi nộp đơn yêu cầu mở TTPS phải cung cấp các giấy tờ, tài liệu chứng minh doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ đến hạn. Họ chỉ cần chứng minh chủ nợ đã đòi nợ nhưng không được doanh nghiệp mắc nợ thanh toán nợ đến hạn bằng việc gửi giấy đòi nợ sau 60 ngày kể từ ngày cuối cùng đăng báo về quyết định của TA mởi thủ tục phá sản đến TA cùng tài liệu chứng minh về các khoản nợ đó. Tuy nhiên, nếu chủ nợ không thực hiện quyền đòi nợ thì được coi là từ bỏ quyền đòi nợ.(Điều 51) Tuy vậy để tránh tình trạng nộp đơn do không khách quan gây ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, HTX hoặc có sự gian dối trong việc yêu cầu mở thủ tục phá sản thì người nộp đơn yêu cầu tùy mức độ sẽ bị xử lí kỉ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu TNHS nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Quy định này nhằm mục đích đề cao trách nhiệm khi người nộp đơn được mở rộng khả năng và điều kiện nộp đơn yêu cầu theo Luật PS 2004 (Điều 19) 4 * Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của người lao động. Theo Luật PS DN 1993 thì người lao động cũng có quyền đệ đơn yêu cầu TA giải quyết tuyên bố phá sản với tư cách là chủ nợ không có bảo đảm. Điều 8 Luật PS DN 1993 cho phép đại diện người lao động nơi chưa có tổ chức Công đoàn hoặc đại diện công đoàn có quyền đệ đơn yêu cầu TA giải quyết nếu doanh nghiệp mắc nợ không thể trả được lương cho người lao động trong 3 tháng liên tiếp. Khác với các chủ nợ khác người lao động không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí. Theo quy định tại Điều 13 của Luật PS 2004 thì cho phép người lao động được quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản trong trường hợp doanh nghiệp, HTX không trả được lương, các khoản nợ khác cho người lao động và nhận thấy DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản mà không cần điều kiện “không trả được lương cho người lao động trong vòng 3 tháng liên tiếp” như quy định tại Luật PS DN 1993. Những quy định trên, nhằm tạo điều kiện, thúc đẩy việc làm đơn yêu cầu giải quyết phá sản, góp phần chấm dứt tình trạng có doanh nghiệp thực chất đã không thể hoạt động trên thực tế nhưng vẫn tồn tại về mặt pháp lý. Tuy nhiên để tránh sự tùy tiện trong việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, người lao động phải cử đại diện hoặc thông qua đại diện công đoàn nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản với DN, HTX đó. Việc cử đại diện cho người lao động phải được quá nửa số người lao động trong DN, HTX tán thành bằng bỏ phiếu kín hoặc lấy chữ kí, trường hợp DN, HTX có quy mô lớn, có nhiều đơn vị trực thuộc thì đại diện cho người lao động được cử hợp pháp phải được quá nửa số người được cử đại diện từ các đơn vị trực thuộc tán thành (Điều 14 Luật PS 2004). Nội dung pháp lý này chưa được quy định cụ thể trong Luật PS DN 1993 gây khó khăn trong thực tiễn áp dụng. * Nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản. 5 Theo quy định tại Điều 9 Luật PS DN 1993 thì trong trường hợp đã thực hiện các biện pháp khắc phục khó khăn về tài chính để thanh toán các khoản nợ đến hạn, kể cả hoãn nợ mà DN vẫn không thoát khỏi tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn thì chủ DN hoặc đại diện hợp pháp của DN phải nộp đơn yêu cầu đến TA nơi đặt trụ sở chính để yêu cầu giải quyết việc tuyên bố phá sản DN. Theo Luật PS 2004 thì khi nhận thấy DN, HTX lâm vào tình trạng PS thì chủ DN hoặc đại diện hợp pháp của chủ DN, HTX có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với DN, HTX đó. * Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của chủ sở hữu DN Nhà nước, các cổ đông công ty cổ phần, thành viên hợp danh. Luật đã quy định rõ, đầy đủ và hợp lý hơn, mở rộng quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục PS. Ngoài những chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục PS như quy định của LPSDN 1993 thì LPS 2004 bổ sung một số đối tượng khác cũng có quyền này: chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước (để đảm bảo quyền lợi của chủ sở hữu), cổ đông công ty cổ phần và thành viên hợp danh trong công ty hợp danh (để phù hợp với quy định về quyền của các cổ đông và quyền của thành viên hợp danh theo quy định của Luật Doanh nghiệp). Quy định này là điểm mới của Luật PS 2004 so với Luật PS DN 1993. Điều này xuất phát từ thực tiễn áp dụng Luật PS DN 1993 cho thấy không ít những DN đã lâm vào tình trạng phá sản nhưng các chủ nợ và đại diện công đoàn hay đại diện người lao động (nơi chưa có tổ chức công đoàn) không nộp đơn yêu cầu và bản thân DN mắc nợ không đưa đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, nên TA không có cơ sở tiến hành thủ tục phá sản đối với những DN đó. Hệ quả là nhiều DN mất khả năng thanh toán nợ, tình trạng tài chính kiệt quệ, đã ngừng hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động cầm chừng, thoi thóp nhưng không có con đường kết thúc DN về mặt pháp lí. - Đại diện chủ sở hữu DN Nhà nước có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với DN Nhà nước khi thấy DN đó lâm vào tình trạng phá sản 6 mà DN không thực hiện nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản (Điều 16). - Cổ đông của công ty cổ phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi nhận thấy công ty cổ phần lâm vào tình trạng phá sản theo Điều lệ công ty hoặc Nghị quyết của Đại hội cổ đông (Điều 17). - Thành viên hợp danh khi nhận thấy công ty hợp danh lâm vào tình trạng phá sản có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty hợp danh đó (Điều 18). Thực tiễn cho thấy bên cạnh tâm lí e ngại nộp đơn hoặc có trường hợp vì không biết DN đã lâm vào tình trạng phá sản hay DN che dấu để khắc phục tình trạng này Điều 20 LPS 2004 quy định: “trong khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ, nếu nhận thấy DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản thì Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thanh tra, cơ quan quản lí vốn, tổ chức kiểm toán hoặc cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp mà không phải là chủ sở hữu nhà nước của doanh nghiệp có nhiệm vụ thông báo bằng văn bản cho những người có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản biết để họ xem xét việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản”. 2. Giấy tờ kèm theo đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản Điều 19 LPS 2004 về nghĩa vụ, trách nhiệm của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản: “Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản quy định tại điều 13, 14, 15, 16, 17 và 18 của luật này có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, kịp thời các tài liệu do pháp luật quy định và theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản.” Luật PSDN 1993 quy định: Đối với chủ nợ kèm theo đơn yêu cầu phải có bản sao giấy đòi nợ, các giấy tờ, tài liệu chứng minh doanh nghiệp mất khả năng thanh toán khoản nợ đến hạn. Đối với đại diện công đoàn hoặc đại diện người lao động có quyền nộp đơn khi doanh nghiệp không trả được lương cho người lao động ba tháng liên tiếp. Đối với đối tượng này thì không cần phải nộp giấy tờ, tài liệu. 7 Đến LPS 2004, Điều 13 quy định về Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của chủ nợ. Trong điều luật này, các nhà làm luật không còn quy định về những giấy tờ kèm theo khi chủ nợ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Nhưng đã bổ sung vào trong đơn yêu cầu điểm mới đó là “Quá trình đòi nợ”. Như vậy nghĩa là ngay trong đơn yêu cầu của mình thì chủ nợ đã phải có quá trình đòi nợ (Gồm văn bản đòi nợ và tài liệu chứng minh về các khoản nợ đó; văn bản khất nợ của DN, HTX…), còn các tài liệu giấy tờ chứng minh doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ đến hạn là nghĩa vụ mà doanh nghiệp phải chứng minh khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Điều 14 LPS 2004 quy định về Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của người lao động cũng đã bổ sung thêm vào trong đơn yêu cầu điểm mới đó là “Số tháng nợ tiền lương, tổng số tiền lương và các khoản nợ khác mà DN, HTX không trả được cho người lao động”. Đây sẽ là cơ sở để chứng minh người lao động đang bị nợ bao nhiêu, từ thời gian nào . Như vậy trong LPS 2004 đã quy định những giấy tờ cần thiết mà chủ nợ và người lao động (những người có quyền nộp đơn) cần phải có ngay trong đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Do đó, trong điều luật không quy định loại giấy tờ kèm theo đơn. Theo Điều 15 LPS 2004 thì đối với DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản thì kèm theo đơn cần có những loại giấy tờ sau: - Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của DN, HTX, trong đó giải trình nguyên nhân và hoàn cảnh liên quan đến tình trạng mất khả năng thanh toán; nếu doanh nghiệp là công ty cổ phần mà pháp luật yêu cầu phải được kiểm toán thì báo cáo tài chính phải được tổ chức kiểm toán độc lập xác nhận; Báo cáo này giúp cho cơ quan giải quyết PSDN có căn cứ để tiến hành thủ tục phá sản. Tránh tình trạng vì lý do nào đó mà DN, HTX tuyên bố phá sản để trốn tránh nghĩa vụ của tổ chức mình. Vấn đề phá sản chỉ được đặt ra khi các doanh nghiệp không còn đủ khả năng thanh toán nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu. Đồng thời báo cáo về tình hình hoạt động kinh doanh, hoàn cảnh nguyên nhân dẫn đến phá sản giúp cơ quan có thẩm quyền có thể nhìn rõ được 8 quá trình hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó nhìn ra được nguyên nhân chính, nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng này. - Báo cáo về các biện pháp mà DN, HTX đã thực hiện, nhưng vẫn không khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền dựa vào báo cáo này để biết được những biện pháp cụ thể mà doanh nghiệp đã áp dụng. Từ đó, áp dụng biện pháp cần thiết phục hồi khả năng thanh toán và hoạt động kinh doanh (Điều 8 Nghị định 67/2006/NĐ-CP Hướng dẫn việc áp dụng LPS đối với doanh nghiệp đặc biệt và tổ chức, hoạt động của Tổ quản lý, thanh lý tài sản) nếu thấy đó là doanh nghiệp đặc biệt. Phải đảm bảo rằng nhưng biện pháp áp dụng này sẽ không trùng với những biện pháp mà doanh nghiệp đã áp dụng. - Bảng kê chi tiết tài sản của DN, HTX và địa điểm nơi có tài sản nhìn thấy được. Bảng kê chi tiết giúp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành việc kiểm tra, đấu giá, tính tổng giá trị tài sản mà công ty còn lại sau khi phá sản đc dễ dàng hơn. - Danh sách các chủ nợ của DN, HTX trong đó ghi rõ tên, địa chỉ của các chủ nợ, ngân hàng mà họ có tài khoản; các khoản nợ đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm; các khoản nợ chưa đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm. Danh sách này có vai trò khi Tổ quản lí, thanh lí tài sản tiến hành “lập danh sách chủ nợ” (Điều 26 Nghị định 67/2006/NĐ-CP Hướng dẫn việc áp dụng LPS đối với doanh nghiệp đặc biệt và tổ chức, hoạt động của Tổ quản lý, thanh lý tài sản). Kiểm tra tính chính xác của mỗi chủ nợ xem đó là chủ nợ có đảm bảo hay không có đảm bảo, bởi chủ nợ có đảm bảo thì luôn được pháp luật ưu tiên khi tài sản còn lại của công ty không đủ khả năng trả hết nợ. Khi đó, chủ nợ có đảm bảo luôn được ưu tiên thanh toán trước. Còn các chủ nợ không có đảm bảo nếu tài sản của DN, HTX không đủ để thanh toán sẽ chỉ được chia theo tỉ lệ tương ứng. 9 - Danh sách những người mắc nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã trong đó ghi rõ tên, địa chỉ của họ; ngân hàng mà họ có tài khoản; các khoản nợ đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm; các khoản nợ chưa đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm. Danh sách này có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết thanh lý tài sản của doanh nghiệp. Nếu xác định được danh sách những người mắc nợ doanh nghiệp, hợp tác xã sẽ chứng minh được nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng phá sản: chưa thu hồi được nợ đã cho vay. Hiện trạng số nợ đã cho vay và đã thu hồi được. Việc xác nhận này giúp cơ quan có thẩm quyền có cơ sở chắc chắn trong việc tiến hành thủ tục phá sản. Bởi việc giải quyết phá sản cho doanh nghiệp là biện pháp cuối cùng sau những cố gắng để khôi phục và giúp doanh nghiệp tồn tại. - Danh sách ghi rõ họ tên, địa chỉ của các thành viên, nếu doanh nghiệp mắc nợ là một công ty có các thành viên liên đới chịu trách nhiệm về những khoản nợ của doanh nghiệp; Danh sách này khiến cho những thành viên liên đới phải chịu trách nhiệm về tài sản, không có khả năng trốn tránh trách nhiệm của mình như đã cam kết khi thành lập doanh nghiệp. Đảm bảo được quyền lợi của những chủ nợ của doanh nghiệp. - Những tài liệu khác mà Tòa án yêu cầu DN, HTX phải cung cấp theo quy định của pháp luật. Những loại giấy tờ này được áp dụng cho người nộp đơn là DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản, người nộp đơn là chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước, người nộp đơn là thành viên công ty hợp danh.Tuy nhiên đối với người nộp đơn là các cổ đông công ty cổ phần thì không yêu cầu các loại giấy tờ được quy định tại điểm d, đ, e tại điều 15 Luật Phá sản 2004. 3. Hội nghị chủ nợ: Thành phần gồm có: Các chủ nợ có tên trong danh sách chủ nợ: 10 [...]... tài sản chỉ bao gồm các khoản nợ xác lập trước khi Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản quy định tại Điều 33 Như vậy, các khoản nợ phát sinh sau khi tòa thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản sẽ không được thanh toán khi thanh lý tài sản Qua đó, có thể rút ra những nguyên tắc thanh toán nợ như sau: - Nguyên tắc ưu tiên thanh toán đối với chủ nợ có đảm bảo xuất phát từ bản chất của các biện pháp... và phần lãi phát sinh tính đến thời điểm tòa án mở thủ tục phá sản + Lượng tài sản được thanh toán: Điều này chỉ phát sinh khi tài sản của DN, HTX không đủ để thanh toán toàn bộ các khoản nợ thì các chủ nợ được thanh toán phần nợ của mình theo tỉ lệ tương ứng - Nguyên tắc bảo toàn tài sản của doanh nghiệp , hợp tác xã phá sản thể hiện ở việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp hạn chế... nghiệp, hợp tác xã có thoả thuận khác về việc hoàn trả này - Sau khi thực hiện trả các khoản nợ trên, khi thẩm phán ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản Thứ tự thanh toán theo Điều 37 luật phá sản 2004 + Phí phá sản 12 + Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật hoặc theo các thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết (quy định chi tiết tại nghị... 3.1 tỷ x 20% = 62 triệu đồng 17 Danh mục tài liệu tham khảo 1 Luật doanh nghiệp 2005; Luật doanh nghiệp nhà nước 2003 2 Luật phá sản 2004 3 Quyết định 01/2005/QĐ-TANDTC; Nghị quyết 03/2005/NQ-HĐTP 4 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật thương mại (tập 1 +2) – Hà Nội 2006 5 Một số vướng mắc, bất cập trong thực tiễn áp dụng luật phá sản năm 2004 đối với doanh nghiệp nhà nước / Trịnh Huy Tân //... tài sản thế chấp hoặc cầm cố được xác lập trước khi Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được ưu tiên thanh toán bằng tài sản đó; nếu giá trị tài sản thế chấp hoặc cầm cố không đủ thanh toán số nợ thì phần nợ còn lại sẽ được thanh toán trong quá trình thanh lý tài sản của DN, HTX; nếu giá trị của tài sản thế chấp hoặc cầm cố lớn hơn số nợ thì phần chênh 15 lệch được nhập vào giá trị tài sản. .. thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp: Khoá luận tốt nghiệp / Trương Thị Diệu Thuý; Người hướng dẫn: ThS Nguyễn Viết Tý - H., 2000 7 Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp - thực trạng và giải pháp hoàn thiện : Khoá luận tốt nghiệp / Đinh Thanh Hương; Người hướng dẫn: TS Nguyễn Viết Tý - H., 2002 8 Đồng Ngọc Ba, Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện pháp... pháp đặc biệt về tài sản (đầu tư vốn, máy móc, trang thiết bị, điều hoà nợ ) nhằm phục hồi hoạt động kinh doanh, nhưng vẫn không phục hồi được, mà phải áp dụng thủ tục thanh lý, thì trước khi thực hiện phân chia tài sản theo quy định tại Điều 37 của LPS, Toà án phải quyết định hoàn trả giá trị tài sản đã được áp dụng biện pháp đặc biệt cho Nhà nước như sau: + Nếu áp dụng biện pháp đặc biệt về tài sản. .. Tòa án đã có hiệu lực pháp luật kê biên tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã để bảo đảm thi hành án nếu nộp đơn yêu cầu được thanh toán đến Tòa án và trường hợp giải quyết vụ án bị đình chỉ trong thủ tục PS theo Điều 58 LPS 2004 thì người được DN, HTX thực hiện nghĩa vụ về tài sản có quyền yêu cầu được thanh toán với tư cách là một chủ nợ không có bảo đảm - CV của BTC số 7050/BTC-TCT ngày 08/06/2006... thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, nghĩa là được thanh toán trước những khoản nợ khác không có đảm bảo Như vậy trong danh sách chủ nợ của công ty X, có 2 trường hợp là thanh toán có đảm bảo Hai khoản nợ có đảm bảo này sẽ được thanh toán trước Áp dụng Điểu 35 LPS 2004 về Xử lý các khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản thế chấp hoặc cầm cố: “Trường hợp Thẩm phán ra quyết định mở thủ tục thanh lý đối với... không có bảo đảm - CV của BTC số 7050/BTC-TCT ngày 08/06/2006 - Quyết toán thuế đối với DN, HTX phá sản có đoạn: ”Đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã 13 lâm vào tình trạng phá sản còn nợ tiền thuế thì cơ quan trực tiếp quản lý thu thuế được xác định là người đại diện cho Nhà nước tham gia vào thủ tục phá sản với vai trò là chủ nợ đối với các khoản nợ tiền thuế, tiền phạt mà doanh nghiệp, hợp tác xã . cầu mở thủ tục phá sản biết để họ xem xét việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản . 2. Giấy tờ kèm theo đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản Điều 19 LPS 20 04 về. thủ tục phá sản (Điều 16). - Cổ đông của công ty cổ phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi nhận thấy công ty cổ phần lâm vào tình trạng phá

Ngày đăng: 03/01/2014, 07:31

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan