1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo " Khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại" ppt

3 855 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 64,88 KB

Nội dung

Mặt khác, theo quy định tại Điều 83 BLTTHS thì khi xác định có dấu hiệu phạm tội xảy ra, cơ quan có thẩm quyền cơ quan công an, viện kiểm sát, tòa án, cơ quan hải quan, đơn vị bộ đội biê

Trang 1

tạp chí luật học - 27

Khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại

Lê Sỹ Quế * iều 88 Bộ luật tố tụng hình sự

(BLTTHS) quy định:

“1 Những vụ án về các tội phạm

được quy định tại khoản 1 Điều 109;

đoạn 1, khoản 1 Điều 113; khoản 1 Điều

116; khoản 1 Điều 117 và Điều 126 chỉ

được khởi tố khi có yêu cầu của người bị

hại

2 Trong trường hợp người bị hại rút

đơn yêu cầu trước ngày mở phiên tòa thì

vụ án phải được đình chỉ

Trong trường hợp cần thiết, tuy người

bị hại rút yêu cầu, viện kiểm sát và tòa án

vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối

với vụ án”

Trong thực tiễn, việc áp dụng khoản 1

Điều 88 BLTTHS chưa nghiêm Nguyên

nhân của tình trạng này là do giữa các

điều luật của BLTTHS còn có những mâu

thuẫn làm cho cơ quan có thẩm quyền

không thể và không có khả năng thực

hiện nghiêm túc Nguyên tắc cơ bản của

luật tố tụng hình sự Việt Nam là phải xử

lí nghiêm minh, kịp thời đối với mọi hành

vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không

làm oan người vô tội Mặt khác, theo quy

định tại Điều 83 BLTTHS thì khi xác

định có dấu hiệu phạm tội xảy ra, cơ quan

có thẩm quyền (cơ quan công an, viện

kiểm sát, tòa án, cơ quan hải quan, đơn vị

bộ đội biên phòng, cơ quan kiểm lâm)

phải khởi tố vụ án ngay chứ không được

đợi đến khi phát hiện ra người phạm tội

mới khởi tố vụ án

Khởi tố vụ án hình sự là việc cơ quan

có thẩm quyền ra văn bản pháp lí xác

định dấu hiệu phạm tội và mở đầu cho cuộc điều tra theo luật tố tụng hình sự Mọi hoạt động điều tra tiến hành trước khi có quyết định khởi tố vụ án đều bị coi

là trái pháp luật Điều tra vụ án là quá trình hoạt động tố tụng phức tạp, cơ quan

điều tra phải áp dụng các biện pháp nghiệp vụ cần thiết theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự, có khi phải sử dụng kết quả của việc giám định khoa học hình sự, giám định pháp y v.v mới có

đủ căn cứ kết luận bị can phạm tội gì, thuộc điều khoản nào của Bộ luật hình sự Nếu qua quá trình điều tra mà thấy vụ án thuộc trường hợp quy định tại Điều 139 BLTTHS thì cơ quan điều tra ra quyết

định đình chỉ điều tra Nếu đY kết thúc

điều tra mà thấy vụ án thuộc trường hợp quy định tại Điều 143b BLTTHS thì viện kiểm sát ra quyết định đình chỉ vụ án Trong khi đó, khoản 1 Điều 88 BLTTHS quy định: “chỉ được khởi tố vụ án khi có yêu cầu của người bị hại” Quy định như vậy là có tính chất bắt buộc, nghĩa là đối với các tội nêu ở khoản 1 Điều 88 BLTTHS thì phải có yêu cầu của người bị hại mới được khởi tố vụ án Trong 6 tội nêu ở khoản 1 Điều 88 BLTTHS thì chỉ

có tội xâm phạm quyền tác giả, quyền phát minh, sáng chế (được quy định tại

Điều 126 BLHS) là không có tình tiết

định khung tăng nặng, 5 tội còn lại đều là tội có tình tiết định khung tăng nặng

Đ

Trang 2

28 - tạp chí luật học

Khung tăng nặng của các tội này phải căn

cứ vào tính chất hoặc hậu quả do hành vi

phạm tội của bị can gây ra Vì vậy, khi có

dấu hiệu tội phạm xảy ra là tội nêu ở

Điều 88 BLTTHS, nếu không có yêu cầu

của người bị hại mà cơ quan có thẩm

quyền muốn khởi tố vụ án cho đúng pháp

luật, không vi phạm khoản 1 Điều 88

BLTTHS thì buộc cơ quan có thẩm quyền

phải tiến hành điều tra xác định hậu quả

của tội phạm gây ra để xem xét có thuộc

trường hợp chỉ được khởi tố vụ án khi có

yêu cầu của người bị hại hay không? sau

đó mới khởi tố vụ án cho đúng pháp luật

Như vậy, cũng có nghĩa là nếu cơ quan có

thẩm quyền muốn thực hiện nghiêm

khoản 1 Điều 88 BLTTHS thì buộc cơ

quan đó phải hoạt động trái pháp luật tố

tụng hình sự là điều tra vụ án để xác định

hậu quả của việc phạm tội rồi mới khởi tố

vụ án

Về thời điểm xuất hiện yêu cầu của

người bị hại, trong thực tế nhiều khi cơ

quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án chưa

thực sự quan tâm vấn đề yêu cầu của

người bị hại có trước hoặc có sau thời

điểm ra quyết định khởi tố vụ án để quyết

định khởi tố vụ án theo đúng quy định tại

Điều 88 BLTTHS Theo tinh thần quy

định tại Điều 88 BLTTHS, thời điểm xuất

hiện yêu cầu của người bị hại phải có

trước thời điểm ra quyết định khởi tố vụ

án Vì đối với các vụ án khởi tố theo yêu

cầu của người bị hại nếu tòa án tuyên bố

bị cáo không phạm tội thì người bị hại

phải chịu án phí Do vậy, yêu cầu của

người bị hại trong trường hợp này phải là

yêu cầu khởi tố vụ án hình sự đối với

hành vi phạm tội đY gây ra thiệt hại cho

họ chứ không được xem các yêu cầu khác

của người bị hại là yêu cầu khởi tố Điều

bắt buộc là người bị hại phải yêu cầu rõ

ràng, phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những điều mình yêu cầu Yêu cầu của người bị hại phải được thể hiện bằng văn bản hoặc lời nói đY được nhà chức trách ghi lại bằng văn bản, có chữ kí hoặc điểm chỉ của người bị hại mới được xem là yêu cầu đúng pháp luật Trong thực tế vẫn có tình trạng khi tội phạm xảy

ra là tội nêu ở khoản 1 Điều 88 BLTTHS, nhất là loại tội cố ý gây thương tích, lúc

đó có thể người bị hại đang được cấp cứu

ở bệnh viện hoặc được đưa đi điều trị ở

xa Tuy cơ quan có thẩm quyền chưa thể xác định được tội phạm xảy ra có thuộc trường hợp chỉ được khởi tố vụ án khi có yêu cầu của người bị hại hay không nhưng vì để đảm bảo cho quá trình điều tra vụ án được thuận lợi nên cơ quan này vẫn ra quyết định khởi tố vụ án để làm các thủ tục tạm giam, tạm giữ bị can để tránh việc kẻ phạm tội bỏ trốn sẽ gây khó khăn cho quá trình điều tra, sau đó mới triệu tập người bị hại đến lấy lời khai, hỏi

họ về yêu cầu khởi tố vụ án, yêu cầu bồi thường thiệt hại Thậm chí có lúc cơ quan điều tra cũng không hỏi họ về yêu cầu khởi tố vụ án Theo chúng tôi những việc khởi tố vụ án như trên đều vi phạm khoản 1 Điều 88 BLTTHS Vì vậy, chúng tôi thấy đối với tất cả các tội nêu ở khoản

1 Điều 88 BLTTHS, nếu khi thụ lí vụ án

mà tòa án thấy rằng thời điểm khởi tố vụ

án hình sự trước thời điểm xuất hiện yêu cầu của người bị hại thì tòa án ra quyết

định trả hồ sơ vụ án cho viện kiểm sát để giải quyết theo thẩm quyền Có như thế mới phát huy được tác dụng của Điều 88 BLTTHS, buộc cơ quan có thẩm quyền phải nghiên cứu kĩ điều luật trước khi khởi tố vụ án, tránh tình trạng sau khi khởi tố vụ án thấy việc khởi tố vi phạm khoản 1 Điều 88 BLTTHS thì cơ quan có

Trang 3

tạp chí luật học - 29

thẩm quyền có thể hợp thức hóa bằng

hình thức yêu cầu người bị hại làm đơn

hợp lí với thời gian ra quyết định khởi tố

vụ án Trong thực tế có nhiều vụ án khi

người bị hại có yêu cầu khởi tố vụ án, cơ

quan có thẩm quyền thấy có dấu hiệu tội

phạm xảy ra và ra quyết định khởi tố vụ

án ngay nên có khi quyết định khởi tố vụ

án cùng ngày với ngày có yêu cầu của

người bị hại Nhưng trong trường hợp

này, thời điểm xuất hiện yêu cầu của

người bị hại vẫn có trước thời điểm ra

quyết định khởi tố vụ án

Vấn đề cần quan tâm nữa là nếu vụ án

về loại tội nêu ở khoản 1 Điều 88

BLTTHS nhưng không thuộc trường hợp

chỉ được khởi tố vụ án khi có yêu cầu của

người bị hại thì cơ quan có thẩm quyền

chủ động khởi tố vụ án Qua quá trình

điều tra đưa đến kết quả là vụ án chỉ được

khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại

nhưng người bị hại vẫn không yêu cầu

khởi tố vụ án, vậy quyết định khởi tố vụ

án trong trường hợp này cũng lại đi đến

hậu quả là vi phạm khoản 1 Điều 88

BLTTHS Nhưng khi nghiên cứu các quy

định của BLTTHS về việc xử lí các quyết

định khởi tố vụ án chúng tôi thấy tại Điều

139 quy định cơ quan điều tra ra quyết

định đình chỉ điều tra trong trường hợp có

một trong những căn cứ quy định tại Điều

89 BLTTHS hoặc trong trường hợp đY hết

thời hạn điều tra mà không chứng minh

được bị can đY thực hiện tội phạm Còn

tại Điều 143b BLTTHS quy định: “Viện

kiểm sát ra quyết định đình chỉ vụ án khi

có một trong những căn cứ quy định tại

Điều 89 Bộ luật này hoặc Điều 16, khoản

1 Điều 48 và khoản 3 Điều 59 Bộ luật

hình sự” chứ không có điều luật nào quy

định việc đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ

vụ án đối với các quyết định khởi tố vụ án

vi phạm khoản 1 Điều 88 BLTTHS Điều này thiết nghĩ các nhà làm luật nên nghiên cứu bổ sung vào BLTTHS điều luật quy định việc xử lí các quyết định khởi tố vụ án vi phạm khoản 1 Điều 88 BLTTHS Trong khi BLTTHS chưa được sửa đổi bổ sung, đề nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao,

Bộ công an cần có văn bản hướng dẫn áp dụng thống nhất, tránh tình trạng cơ quan

có thẩm quyền đùn đẩy trách nhiệm cho nhau trong việc xử lí các quyết định khởi

tố vụ án vi phạm khoản 1 Điều 88 BLTTHS Đồng thời văn bản hướng dẫn (nếu có) cũng cần thiết để làm cơ sở pháp

lí cho các cơ quan chức năng khi trả lời khiếu nại của công dân đối với các quyết

định khởi tố vụ án vi phạm khoản 1 Điều

88 BLTTHS

Để đảm bảo nguyên tắc mọi hành vi phạm tội đều phải bị xử lí nghiêm minh trước pháp luật, mọi tội phạm xảy ra đều phải qua quá trình điều tra xác định tính chất, hậu quả để có căn cứ xử lí theo pháp luật, chúng tôi đề nghị bỏ Điều 88 BLTTHS Và đề nghị bổ sung vào BLTTHS điều luật mới như sau:

Điều Đình chỉ vụ án khi không có yêu cầu của người bị hại

1 Đối với những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 109; đoạn 1, khoản 1 Điều 112; đoạn 1, khoản 1 Điều 113; khoản 1 Điều 116, khoản 1 Điều 117 và Điều 126 Bộ luật hình sự nếu không có yêu cầu của người

bị hại thì phải đình chỉ vụ án

2 Giữ nguyên khoản 2 Điều 88 BLTTHS hiện hành./

Ngày đăng: 23/03/2014, 21:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w