Nhận thức được y tế thôn bản đóng vai trò quan trọng trong CSSK ban đầu trong sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới, Trung tâm Truyền thông - GDSK
Trang 1BÁO CÁO
THỰC TRẠNG - ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
Y TẾ THÔN BẢN
Trang 3- Tên đề tài: “Đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động y tế thôn bản”.
- Tổ chức thực hiện: Ts Phạm Văn Tường
- Thời gian thực hiện: 3 tháng (Từ 01/7/2009 – 30/9/2009)
- Trung tâm truyền thông GDSK Kiên Giang phối hợp với Trung tâm Y tế các huyện: An Biên,
U Minh Thượng, Châu Thành và Tân Hiệp
Trang 41 Cơ sở và lý do để tiến hành hoạt động:
Hệ thống y tế của Việt Nam thực hiện theo Quyết định 153/2006/QĐ-TTg, ngày 30 tháng 6 năm 2006 của TTg CP được tổ chức thành 4 tuyến: Tuyến Trung ương, tuyến tỉnh, tuyến huyện
và tuyến xã
Tuyến thứ 4 này gồm Trạm y tế xã và Y tế thôn bản Như vậy bộ phận Y tế thôn bản nằm ở vị trí cuối cùng của hệ thống y tế của Việt Nam, được xác định là cánh tay nối dài của Trạm y tế xã, là hệ thống y tế tiếp xúc đầu tiên với người dân, người nghèo và dịch bệnh
Trang 5Một số chủ trương, chính sách của Đảng đã được ban hành như:
Nghị quyết TW4 khoá VII về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân;
Chỉ thị 06-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương khoá IX về củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế
cơ sở Đó là những chủ trương đóng vai trò chủ đạo xuyên suốt các hoạt động y tế trong giai đoạn hiện nay
Trang 6Nhận thức được y tế thôn bản đóng vai trò quan trọng trong CSSK ban đầu trong sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới, Trung tâm Truyền thông - GDSK tỉnh Kiên Giang thực hiện đề tài:
“ Đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng họat động y tế thôn bản”
Trang 72 Mục tiêu:
2.1 Đánh giá thực trạng, năng lực của đội ngũ nhân viên tế ấp của tỉnh Kiên Giang trong công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng
2.2 Đánh giá việc quản lý, sử dụng đội ngũ nhân viên y tế ấp hiện nay trong tỉnh đặc biệt chú trọng vùng khó khăn
2.3 Đề xuất, kiến nghị các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của y tế ấp
Trang 83 Phương pháp nghiên cứu:
Thiết kế theo phương pháp mô tả cắt ngang có phân tích, kết hợp định tính và định lượng
Các chỉ số nghiên cứu:
* Nghiên cứu định lượng:
- Các thông tin về đối tượng nghiên cứu để phân tích kết quả theo từng nhóm: nam, nữ, độ tuổi, người kinh, người dân tộc, người làm việc vùng khó khăn
- Thực trạng nhân lực, số lượng, chất lượng, trình độ chuyên môn, biến động nhân lực
- Những điều kiện làm việc: trang thiết bị, thuốc men, phương tiện, tài liệu chuyên môn
Trang 9- Nhận định về sự ảnh hưởng của điều kiện làm việc, các chính sách trong việc duy trì và phát triển nguồn nhân lực y tế ở địa phương
- Mức độ hài lòng của cán bộ y tế về các điều kiện, chính sách liên quan
- Những chỉ số so sánh giữa các xã bình thường và xã khó khăn
Trang 10Phương pháp thu thập số liệu:
*Nghiên cứu định lượng
- Sử dụng phiếu điều tra và biểu mẫu báo cáo: NCV phát phiếu điều tra, giải thích, hướng dẫn đối tượng điền phiếu và trực tiếp thu phiếu điều tra
- Thống kê, phân tích số liệu theo phần mềm định sẵn
*Nghiên cứu định tính
- Nghiên cứu viên trực tiếp phỏng vấn sâu các đối tượng nghiên cứu và ghi những câu trả lời vào phiếu
Trang 11Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu:
- Nhóm trực tiếp: Nhân viên y tế thôn bản ấp thuộc địa bàn dự án
- Nhóm gián tiếp: Trạm trưởng và cán bộ y tế xã; cán bộ chính quyền thôn, xã, tổ chức đoàn thể quần chúng
Địa điểm nghiên cứu:
Tại địa bàn 26 xã thuộc 4 huyện: An Biên, U Minh Thượng, Châu Thành và Tân Hiệp
Trang 12Bản đồ hành chính tỉnh Kiên Giang
Trang 13PHẦN 2: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
KHẢO SÁT 150 NHÂN VIÊN Y TẾ ẤP
I- THÔNG TIN CHUNG( General Information)
- Giới tính: tổng số điều tra: 150; trong đó nam chiếm 62,7%.
- Dân Tộc: Kinh: 88%, hoa: 4%, khơmer: 8%
- Tuổi: từ 30-55 tuổi chiếm 71,3%
Trang 14II- VỀ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN (Specialist)
1 Thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn :
Hoạt động Truyền thông giáo dục sức khỏe trên 8 lượt chiếm tỷ lệ cao nhất từ 53,3- 75,3%.
Hướng dẫn vệ sinh phòng bệnh trên 8 lượt chiếm tỷ lệ cao nhất 52-74%
- Số lưọt chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em – KHHGĐ: Trên 8 lượt năm 2008 chiếm 56,7%
- Số lượt sơ cứu ban đầu và chăm sóc bệnh thông
thường
Trên 8 lượt năm 2008 chiếm 84%
- Số lượt thực hiện các chương trình y tế Quốc gia tại xã
Trên 8 lượt năm 2008 chiếm 84,7%
Trang 15- Trong các nhiệm vụ trên bạn hãy kể 1 đến 2 nhiệm vụ
mà bạn thực hiện tốt:
Thực hiện các Chương trình y tế Quốc gia chiếm tỷ lệ cao nhất 61,3%
Từ tháng 7/2008 đến tháng 6/2009 bạn đã đến thăm
hộ gia đình thuộc địa bàn phụ trách bao nhiêu lượt ?
Đã đến thăm hộ gia đình thuộc địa bàn phụ trách tỷ lệ cao nhất dưới 100 lần là 46%
Quan hệ vơi cấp trên: Từ tháng 7/2008 – 6/2009 bạn
đã làm việc bao nhiêu lần với:
Quan hệ với Trạm y tế Từ tháng 7/2008 – 6/2009 cao nhất là 52,6%.
Bạn được sự hỗ trợ của ban ngành, đoàn thể ở địa
phương không?
Hỗ trợ của Hội phụ nữ cao nhất chiếm tỷ lệ 74,4 %
Trang 16- Hoạt động chuyên môn:
Số lượt hoạt động thực hiện chuyên môn:
Truyền thông Giáo dục sức khỏe, hướng dẫn vệ sinh phòng dịch, chăm sóc sức khỏe sinh sản thường có 8 lượt/ năm chiếm 35.3%-75.3% Theo Bộ y tế từ 1993-1998 đạt 18,8%
Thực hiện thường xuyên công tác Truyền thông Giáo dục sức khỏe, hướng dẫn vệ sinh phòng dịch đạt 22-28% Theo Bộ y tế từ năm 1993-1998 đạt 43,8%
Trong năm thực hiện các chương trình dưới 100 lượt có tỷ lệ cao nhất là 46%, nhân viên y tế ấp quan hệ với cấp trên, chủ yếu với Trạm y tế dưới 12 lần/ năm là 52.6%, có sự hỗ trợ chủ yếu từ Hội phụ
nữ xã chiếm 52.7%
Trang 17III- VỀ ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC (Working Condition)
Được trang bị gì để làm việc
Được trang bị tài liệu truyền thông chiếm tỷ lệ cao nhất 98% Về dụng
cụ y tế khác chủ yếu là túi truyền thông phòng chống dịch.
IV- ĐÀO TẠO ( Training)
Bạn có được trang bị kiến thức trước khi tiếp xúc với bệnh lây truyền nguy hiểm như HIV/AIDS, Lao, Phong, Cúm A, …
Được trang bị kiến thức trước khi tiếp xúc với bệnh lây truyền nguy hiểm như HIV/AIDS chiếm tỷ lệ cao nhất 65,3%
Các lớp học đào tạo liên tục, tập huấn về chuyên môn đã được tham
Trang 18V- Quyền Lợi (Incentive)
Phụ cấp hàng tháng dưới 50 ngàn đồng mới đạt 18% (các Chương trình YTQG) Trong thực tế hiện nay y tế ấp ở Kiên Giang được hưởng phụ cấp
Có nhận được thù lao khác ngòai chuyên môn: dinh dưỡng 22,7%, Tiêm chủng mở rộng 16,7%
Ngòai thù lao bằng tiền còn được quyền lợi: được miễn ngày công lao động 8,7%
Cần Có NVYT ấp: 100%
- Cần 2 người chiếm 70%, cần 1 người: 30%
Trang 19Theo ông, bà NVYT ấp đã giúp ích cho gia đình và dân về chăm
NVYT ấp có quan tâm gần gũi với dân với dân trong ấp không?
Rất quan tâm, gần gũi với dân 50,0 %
Theo ông, bà NVYT ấp mình cần được hỗ trợ để làm tốt hơn nhiệm
Ông/ bà có nghĩ rằng mỗi người dân ở ấp ta cần phải hỗ trợ cho
Trang 20Tổng số nhân viên y tế ấp thuộc Tỉnh Kiên Giang
- Điều tra 150 mẫu, kết quả cho thấy: Nam chiếm 62.7%, dân tộc kinh chiếm 88%, lứa tuổi từ 30-35 chiếm 71.3%, học vấn: Trung học phổ thông 71.3% Một nhân viên y tế ấp thường phụ trách 300-400 hộ gia đình Bán kính hoạt động của nhân viên y tế đến Trạm y tế là 3-5 km, nhân viên y tế thường làm được 3-5 năm chiếm 33.3%, bằng cấp chuyên môn chủ yếu là y, dược chiếm 56%.
Tỷ lệ nhân viên y tế ấp trên tổng số số ấp (545/914) mới đạt 59,63% Năm 1998 các tỉnh phía Nam tỷ lệ này là 30%, Miền bắc
là 67,2%, Miền trung 26% Cả nước là 39,7%.
Tỷ lệ nhân viên y tế ấp trên tổng số nhân viên y tế (646/4.670) chiếm tỷ lệ 13,83% Tỷ lệ tình nguyện viên trên tổng số nhân viên y tế (3.363/4.670) chiếm tỷ lệ 72,01%
Trang 21Hiệu quả hoạt động:
- Nâng cao hiệu qủa công tác truyền thông giáo dục sức khỏe, hướng dẫn cho người dân địa phương các biện pháp chăm sóc sức khỏe thông thường.
- Hướng dẫn người dân thực hiện công tác vệ sinh phòng bệnh: Vệ sinh an toàn thực phẩm, dinh dưỡng hợp
lý, thực hiện 3 sạch (ăn sạch, ở sạch, uống sạch), vận động nhân dân thực hiện 4 diệt (diệt ruồi, diệt muỗi, diệt bọ chét), vận động nhân dân xây dựng cầu tiêu hợp vệ sinh, nhà tắm, và sử dụng nguồn nước sạch.
- Đã góp phần chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em và kế hoạch hoá gia đình: Lập danh sách và vận động chị, em đi khám thai, đăng ký thai nghén, một số nhân viên y tế ấp đã
hỗ trợ đẻ thường khi chưa kịp đến trạm y tế Đã hướng dẫn một số biện pháp đơn giản trong chăm sóc sức khỏe trẻ em, tham gia hướng dẫn kế hoạch hoá gia đình, cung cấp bao cao su và các thuốc tránh thai.
Trang 22- Đã tham gia sơ cứu ban đầu, chăm sóc sức khỏe ban đầu: Một số nhân viên y tế ấp đã tham gia sơ cấp cứu ban đầu các chấn thương, các tai nạn Một số nhân viên y tế ấp
có trình độ đã tham gia vào tổ y tế, ngoài việc được trang
bị túi thuốc gồm có 17 khoản, túi đỡ đẻ sạch, họ còn được trang bị thêm một số thuốc thông thường để phục vụ khám chữa bệnh thông thường cho đồng bào vùng sâu vùng xa
họ còn tham gia chăm sóc, theo dõi bệnh xã hội, bệnh mãn tính tại nhà
- Nhân viên y tế ấp đã thực hiện các chương trình y tế:
Mở sổ theo dõi, ghi chép, báo cáo trẻ mới sinh, người tử vong, dịch bệnh tại ấp đầy đủ và báo cáo kịp thời cho Trạm
y tế.
Nhân viên y tế còn tham gia tốt mối quan hệ công tác: Chịu sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp của Trạm y tế, của trưởng ấp, nhân viên y tế tham gia quản lý các tình nguyện viên sức khỏe tại ấp, ngoài ra còn có mối quan hệ chặt chẽ với các tổ chức quần chúng, đoàn thể tại ấp.
Trang 23b Khó khăn:
- Một số nhân viên y tế ấp chưa nắm rõ vị trí, chức năng và nhiệm vụ trong hoạt động chăm sóc sức khỏe của địa phương.
- Hoạt động thường kiêm nhiệm, thời gian đầu tư cho công tác chăm sóc sức khỏe người dân địa phương còn ít.
- Không thường xuyên được cập nhật các thông tin, kiến thức do đó sau thời gian làm việc bị giảm sút về chất lượng, chính vì vậy không phát huy được vai trò chức năng.
- Trang thiết bị, túi thuốc y tế chưa đồng bộ có địa phương phát huy được có địa phương chưa phát huy được
- Chưa thường xuyên được cập nhật các kiến thức chuyên môn, ít được quy hoạch để đào tạo nâng cao trình
độ chuyên môn nghiệp vụ.
Trang 24PHẦN 3: KiẾN NGHỊ 4.1 Nhóm giải pháp về tổ chức hoạt động của nhân viên y tế ấp
Đề nghị Chính phủ và Bộ y tế
Cán bộ y tế cơ sở (cán bộ y tế xã, phường, thị trấn, thôn, ấp, bản) được xác định theo địa bàn hoạt động, số lượng dân và nhu cầu của từng khu vực
Tại điểm 2, điều 2 của Quyết định này nêu rõ đối với y tế thôn, làng, ấp, bản, buôn, liên bản buôn thì tùy theo đặc điểm địa lý và dân cư của từng vùng để tổ chức lực lượng y tế cho phù hợp,
ít nhất mỗi thôn, ấp có một cán bộ y tế
Trang 25- Bộ y tế cần bổ xung quy định, tiêu chuẩn, chức năng nhiệm vụ của nhân viên y tế ấp cho phù hợp với trong giai đoạn hiện nay.
- Tổ chức thực hiện Công văn số 184/GDSKTW, ngày 12/6/2009 của Trung tâm TT_GDSK TW về việc kiện toàn đội ngũ truyền thông viên là nhân viên y tế thôn, bản
c.Đề nghị Sở y tế, y tế huyện:
- Đối với Sở y tế: Phân công Chuyên viên chuyên trách theo dõi về hoạt động của y tế ấp, xây dựng chương trình hành động từng giai đoạn phát triển y tế ấp
- Đối với Huyện: Có một cán bộ theo dõi về hoạt động của y tế ấp, xây dựng chương trình
Trang 26- Đối với ấp: Y tế ấp phải được sự chỉ đạo trực tiếp của Trưởng ấp gắn liền với công tác chăm sóc sức khỏe, các chiến dịch truyền thông, gắn liền với công tác phòng chống dịch tại địa phương.
Trang 274.2.Nhóm giải pháp về chính sách đãi ngộ:
Đối với Chính phủ và Bộ Y tế:
- Thực hiện quyết định số 75/2009/QĐ-TTg ngày 11 tháng 5 năm 2009 của Thủ tướng chính phủ về việc quy định chế độ phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản
- Điều 2 quy định rõ: Trong thời gian công tác, nhân viên y tế thôn bản được hưởng phụ cấp hàng tháng Mức phụ cấp hàng tháng đối với nhân viên y tế thôn bản bằng 0,5 và 0,3 so với mức lương tối thiểu chung được quy định như sau:
Trang 28Đối với Sở Y tế:
Tổ chức đào tạo, nâng cao trình độ từ thấp đến cao, tổ chức tập huấn chuyên đề giúp cho y tế ấp cập nhật những kiến thức chuyên môn để phục vụ cho các chương trình y tế quốc gia và địa phương
Ưu tiên, giảm thuế cho những y tế ấp có đăng
ký hành nghề y dược tư nhân
Đối với UBND huyện và xã:
- Giảm miễn lao động công ích đối với những y
tế ấp chưa có hành nghề y dược tư nhân
- Huy động xã hội hoá (tham gia đóng góp kinh phí của những hộ khá giả) để có quỹ giúp cho y tế
ấp hoạt động khi chưa có phụ cấp
Trang 29Nhóm giải pháp về động viên tôn vinh:
- Có chính sách khen thưởng, động viên, tham quan học tập cho những y tế ấp có thành tích xuất sắc trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân tại địa phương
- Có chính sách đào tạo bằng biện pháp cử tuyển, đào tạo theo địa chỉ cho những cán bộ y tế
ấp có trình độ văn hoá, học vấn, chuyên môn và đạo đức tốt
Trang 30Kết luận:
Nhân viên y tế ấp là cánh tay nối dài của Trạm
y tế xã, là lực lượng gần dân nhất để thực hiện các Chương trình y tế, tham gia Truyền thông –GDSK để giúp cho người dân thay đổi hành vi có hại cho sức khỏe thành hành vi có lợi cho sức khỏe Tính chung trong tòan tỉnh số âp có nhân viên y tế ấp trên tổng số ấp (545/914) mới đạt tỷ lệ 59,63%
Sau kết qủa điều tra thực trạng này chúng tôi
hy vọng Chính Phủ, Bộ y tế, UBND tỉnh có sự quan tâm đặc biệt để có chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân viên y tế ấp có đủ điều kiện góp phần để phục vụ tốt hơn công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân
Trang 31MỘT SỐ HÌNH ẢNH HỌAT ĐỘNG
Y TẾ ẤP
Trang 32Hoạt động kiểm định của y tế ấp tại hộ gia đình
Trang 33Đến thăm các hộ gia đình hướng dẫn các cải tiến
Trang 34Y tế ấp và TNV hướng dẫn người dân trồng rau để cải thiện bữa ăn hàng ngày
Trang 35Hướng dẫn các hộ gia đình đậy kín
Các dụng cụ chứa nước sinh họat,
hạn chế nơi sinh sản của muỗi
góp phần phòng chống sốt xuất huyết
Trang 36Hướng dẫn các hộ gia đình xếp đặt dụng cụ
Trang 37Thường xuyên hướng dẫn người dân uống
Trang 38Nhân viên y tế ấp vận động các hộ gia đình xây dựng cầu tiêu hợp vệ sinh và giếng nước