Ảnh hưởng của lạm phát đến hiệu quả kinh doanh của siêu thị

Một phần của tài liệu Luận văn phân tích ảnh hưởng của lạm phát đến hiệu quả kinh doanh của siêu thị (Trang 27 - 39)

Nhận xét: Năm 2009 tỷ lệ lạm phát giảm do khủng hoảng kinh tế thế giới cuối năm 2008. Với tỷ lệ lạm phát là 6,88% doanh thu chỉ tăng lên 9,8%. Sang năm 2010 thì lại càng gặp khó khăn khi tỷ lệ lạm phát tăng trên 9% trong khi doanh thu có mức tăng 11%. Với tỉ lệ tăng so với tỉ lệ lạm phát tương ứng là rất nhỏ điều này cho thấy doanh thu tăng thực tế là tương đối thấp.

Biểu đồ 2.4: mối quan hệ giữa lạm phát và chi phí

Nhận xét: Lạm phát 2009 là 6,88% trong khi tổng chi phí tăng 5%. Năm 2010 lạm phát tăng 9% trong khi chi phí tăng 2,6%. Chi phí tăng không nhiều và có dấu hiệu giảm tốc độ tăng so với năm trước. Điều này cho thấy công ty gặp khó khăn trong việc mở rộng kinh doanh, mở rộng mạng lưới bán hàng.

Nhận xét: năm 2009 và 2010 lạm phát lần lượt là 6,88% và 9 % so với năm trước. Doanh thu của năm 2009 tăng 18% so với 2008 và tăng 24 % trong năm 2010 so với 2008.

CHƯƠNG 3: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT ĐỀN HIỆU QUẢ KINH DOANH MẶT HÀNG

THỰC PHẨM CỦA SIÊU THỊ. 3.1 Các kết luận phát hiện qua nghiên cứu

3.1.1 Kết luận từ dữ liệu sơ cấp

a, Kết luận từ phiếu điều tra khách hàng.

Thứ nhất: Quyết định có tiêu dùng hay không các sản phẩm thực phẩm của siêu thị bị tác động bởi một vài yếu tố chính như: thu nhập, giá cả hàng hóa, mức độ thuận tiện trong mua sắm và chất lượng của sản phẩm.

Với những cá nhân hay hộ gia đình có thu nhập trên 10 triệu thì việc giá cả không ảnh hưởng nhiều tới quyết định mua hàng mà chất lượng sản phẩm ảnh hưởng nhiều nhất, chính vì vậy mà nhóm người này thường quyết định mua hàng tại siêu thị để đảm bảo chất lượng của sản phẩm mình tiêu dùng.

Với nhóm có mức thu nhập dưới 5 triệu thì việc họ quyết định mua hàng tại siêu thị chủ yếu do yếu tố thuận tiện trong việc mua hàng, do nhà họ ở gần ngay siêu thị hoặc họ làm việc gần siêu thị. Ngoài yếu tố thuận tiện nhóm người này còn phụ thuộc khá nhiều vào giá các sản phẩm, họ chỉ mua những hàng hóa có mức giá khá tương đồng hoặc chỉ cao hơn một chút so với giá ở các chợ hoặc đại lý ở ngoài như dầu ăn, mỳ chính, đường và một vài đồ ăn sẵn. Còn những mặt hàng tươi sống giá cả vênh so với ở ngoài là khá cao có khi là gấp đối với một số loại hoa quả thì họ ít khi sử dụng.

Còn với nhóm có thu nhập từ 5-10 triệu thì việc quyết định mua bị tác động từ khá nhiều yếu tố, không rõ nét. Nếu lạm phát tăng cao làm giá cả trong siêu thị tăng thì họ cũng cân nhắc khi bỏ tiền ra để mua sản phẩm.

Thứ hai là đánh giá của khách hàng về các sản phẩm của siêu thị.

Hầu như 100% khách hàng đều cho rằng giá bán trong siêu thị cao hơn ở bên ngoài. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi để có thể tổ chức hoạt động kinh doanh thì siêu thị mất nhiều chi phí hơn so với các hình thức kinh doanh chợ ở ngoài. Các chi phí như mặt bằng, chi phí kiểm tra chất lượng, quản lý và chi phí đầu tư thiết bị phục vụ bán hàng. Với những chi phí này thì việc giá bán trong siêu thị cao hơn bên ngoài cũng là chuyện đương nhiên.

Khách hàng đều cho chung quan điểm rằng ưu điểm lớn nhất của các sản phẩm trong siêu thị là chất lượng sản phẩm, họ tin tưởng vào chất lượng sản

phẩm trong siêu thị đảm bảo hơn so với ở chợ truyền thồng bên ngoài. Đồng thời cho rằng hạn chế của sản phẩm siêu thị vẫn là giá còn cao chưa phù hợp với nhóm có mức thu nhập trung bình và thấp.

Thứ ba là những yếu tố được khách hàng quan tâm tới sản phẩm trong siêu thị.

Với nhóm có mức thu nhập cao thì họ ít quan tâm tới giá thành của sản phẩm, họ thường quan tâm nhiều hơn tới chất lượng sản phẩm, thương hiệu và mẫu mã bao bì của sản phẩm hơn. Còn đối với nhóm thu nhập trung bình thì họ quan tâm tới giá, chất lượng và việc thuận tiện trong mua sắm.

Thứ tư là việc sẵn sàng sử dụng sản phẩm của siêu thị: Đa số khách hàng cho rằng lạm phát có tác động tới việc mua hàng của họ tại siêu thị. Tuy nhiên với những chính sách của siêu thị áp dụng để đảm bảo sức mua cho người tiêu dùng thì việc sẵn sàng sử dụng tiếp các sản phẩm của siêu thị chiếm tỷ lệ khá cao khoảng 57%, những người cần phải suy nghĩ thêm chiếm 29%, có nhưng hạn chế hơn 14%, không có khách hàng quyết định không sử dụng sản phẩm của siêu thị.

b, Kết luận từ phiếu điều tra các chuyên gia trong công ty. Bảng 3.1: kết quả tổng hợp phỏng vấn chuyên sâu.

1 Ảnh hưởng tích cực: trong 8 người trả lời ảnh hưởng tích cực và tiêu

cực thì 2 người cho rằng đây là cơ hội để họ mở rộng thị trường. Còn 6 người cho rằng lạm phát giúp cơ cấu rà soát lại hệ thống siêu thị

2 Ảnh hưởng tiêu cực: 10 người nêu ra những ảnh hưởng tiêu cực khác

nhau. Tóm lược lại lạm phát gây ra những khó khăn như sau:

- Vấn đề huy động vốn

- Chi phí vận chuyển, giá nguyên liệu đầu vào tăng.

- Khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm.

3 Siêu thị đã cơ cấu lại bộ máy vận hành, thực hiện tiết kiệm nhưng vẫn còn có nhiều khó khăn

4 Kiến nghị với nhà nước: tạo môi trường kinh tế ổn định, có cơ chế lãi suất cho vay hợp lý hơn trong thời kỳ lạm phát vừa đảm bảo kiềm chế lạm phát, vừa tạo điều kiện cho siêu thị có vốn để hoạt động.

3.1.2 Kết luận từ dữ liệu thứ cấp.

Lạm phát tác động đến hiệu quả kinh doanh của công ty thể hiện qua một số chỉ tiêu sau:

Về ảnh hưởng của lạm phát đến doanh thu.

Theo nguồn số liệu cho thấy: doanh thu của các năm sau vẫn tăng so với các năm trước, tuy nhiên mức tăng này còn hạn chế chưa đáp ứng kỳ vọng.

Trong thời kỳ lạm phát giá cả các nguyên vật liệu đầu vào của các mặt hàng thực phẩm đểu có xu hướng tăng giá làm cho giá thành phẩm bán ra của siêu thị cũng tăng giá theo. Giá bán sản phẩm tăng lên là một nhân tố làm tăng doanh thu của siêu thị. Đối với đầu ra của sản phẩm gặp nhiều khó khăn do sự thặt chặt chi tiêu của người tiêu dùng trước tình trạng lạm phát tăng cao.

Về ảnh hưởng của lạm phát đến chi phí

Công ty siệu thị Hà Nội là một công ty lớn hoạt động lâu năm, vì vậy công ty luôn đảm bảo được nguồn cung ứng hàng hóa phù hợp với mức giá ổn định không bị ảnh hưởng nhiều bởi lạm phát. Với bảng số liệu ta thấy tỷ lệ tăng của tổng chi phí có tăng và tăng 4,9% (2009) và 2,6% (2010). Chi phí tăng là điều dễ hiểu bởi ngoài yếu tố đầu vào siêu thị muốn hoạt động thì còn cần rất nhiều các chi phí khác như hạ tâng, điện nước, lương nhân viên. Chính những chi phí này trong thời kỳ lạm phát làm cho chi phí tăng lên.

Về ảnh hưởng của lạm phát đến lợi nhuận.

Với những kết quả của doanh thu và chi phí ở trên ta thấy công ty siêu thị Hà Nội hoạt động kinh doanh khá hiệu quả ngay trong thời kỳ lạm phát tăng cao. Một trong những lý do tạo nên sự gia tăng lợi nhuận khá cao 18% (2009) và 24% (2010) đó là công ty đã tạo được nguồn vào ổn định, giá cả không thay đổi nhiều. Đồng thời mức sống của người dân Hà Nội nói chung và cả nước nói riêng những năm gần đây được tăng lên khá nhiều tạo điều kiện cho họ tiếp cận với hình thức kinh doanh siêu thị, không chỉ còn việc mua hàng tại các chợ truyền thồng nữa, họ tích cực trong việc tiêu dùng sản phẩm của các siêu thị với những ưu điểm của nó.

3.2 Các đề xuất, kiến nghị nhằm hạn chế ảnh hưởng của lạm phát đến hiệu quả kinh doanh mặt hàng thực phẩm kinh doanh mặt hàng thực phẩm

3.2.1 Một số đề xuất, kiến nghị về phía doanh nghiệp.

Để hoạt động kinh doanh có hiệu quả trong thời kỳ lạm phát cao công ty nên tiếp tục thực hiện các biện pháp tiết kiệm chi phí, tăng năng suất lao động để nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Tiết kiệm chi phí.

Đây được xem là sách lược tốt nhất để chống lại cơn bão lạm phát. Siêu thị cần phải cắt giảm mọi khoản chi tiêu không cần thiết. Một số khoản có thể cắt giảm chi phí:

Tiết kiệm điện: Với hình thức kinh doanh siêu thị cần rất nhiều điện năng để thắp sáng, làm lạnh hay bảo quản sản phẩm. Nếu có thể sắp xếp, bố chí hợp lý các gian hàng thì có thể sẽ giảm được lượng điện năng cần sử dụng.

Đối với chi phí đầu vào của các sản phẩm: cần tạo mối quan hệ tốt, uy tín với nhà cung cấp để có thể nhận được sự ưu đãi của nhà cung cấp. Ký hợp đồng với nhà cung cấp đầu vào trong thời gian dài ổn định. Kiên quyết không chấp nhận tình trạng tăng giá vô lý của những nhà cung cấp, đối với những mặt hàng tăng quá nhiều siêu thị có thể cắt đơn hàng, không nhập của nhà cung cấp. Ngoài ra các siêu thị cần tìm cách tiếp cận tận những hộ gia đình sản xuất để đảm bảo được nguốn cung cũng như thu mua được với giá rẻ hơn tạo điểu kiện giảm cho chi phí đầu vào.

Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực.

Qua quá trình thực tập tại siêu thị thì tôi nhận thấy rằng siêu thị sử dụng tương đối nhiều nhân viên trong việc trông các gian hàng đề phòng tình trạng trộm cắp. Siêu thị có thể sử dụng những biện pháp khác như sử dụng máy camera một cách hiệu quả hơn, để tránh tình trạng trộm cắp thì cần phải nêu cao tình thần cảnh giác cho đội ngũ nhân viên, ban ra những văn bản với nhưng khung hình phát thật nghiêm khắc đối với những kẻ xấu để răn đe và làm giảm đi tình trang trộm cắp trong siêu thị.

Cần cơ cấu, sắp xếp lại các vị trí làm việc phù hợp với trình độ, phù hợp với đặc điểm công việc.

Hoàn thiện các nội quy, quy chế trong làm việc, thực hiện nghiêm chỉnh các quy chế đã đề ra.

Cần có những biện pháp khuyến khích, kích thích người lao động làm việc hăng say, nhiệt tình nâng cao hiệu quả trong công việc bằng những chính sách đãi ngộ lương thưởng xứng đáng.

Đối với khách hàng.

Phải cung cấp những sản phẩm và chất lượng phục vụ tốt nhất cho khách hàng, tạo được niềm tin, sự yêu mến của khách hàng từ đó sẽ tăng được lượng khách hàng thường xuyên của siêu thị.

Trong những thời điểm giá cả hàng hóa trên thị trường tăng cao thì siêu thị cần có những chính sách hợp lý để giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới. Siêu thị có thể chấp nhập giảm lợi nhuận trong thời gian ngắn để không phải tăng giá bán các sản phẩm của mình, bình ổn giá cả trong thời kỳ lạm phát cao.

Thực hiện những chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng tới siêu thị mua sắm và tiêu dùng.

Thực hiện chính sách bình ổn giá đối với các mặt hàng thiết yếu. Như Công ty siêu thị Hà Nội thực hiện với 9 nhóm hàng thiết yếu: gạo, thịt gia súc, thịt gia cầm, trứng gia cầm, thủy hải sản, thực phẩm chế biến, dầu ăn, đường, rau củ quả.

Huy động vốn trong thời kỳ lạm phát.

Có thể nói vốn kinh doanh có vai trò quan trọng trong chiến lược kinh doanh và vì vậy nó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của siêu thị. Trong thời kỳ lạm phát cao để huy động vốn vay từ ngân hàng là rất khó khăn. Vì vậy cần những giải pháp cho siêu thị để đảm bảo được nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh.

Cần tạo được một quỹ riêng để đảm bảo nguồn vốn cho siêu thị trong những tình huống rủi ro, khó huy động được vốn.

Huy động vốn từ các cổ đông, các hội ngành nghề, từ công ty mẹ.

3.2.2 Một số đề xuất, kiến nghị từ phía nhà quản lý vĩ mô.a, Đối với chính phủ a, Đối với chính phủ

Trước hết nhà nước cần ổn định nền kinh tế vi mô, kiểm soát những thăng trầm của chu kỳ kinh doanh, điều tiết nền kinh tế tăng trưởng bền vững tạo lòng tin với giới doanh nghiệp và nhân dân.

Thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt kết hợp với chính sách tài khóa một cách hiệu quả, linh hoạt, cắt giảm chi tiêu ngân sách, đặc biệt là đầu tư công. Số tiền đầu tư công cắt giảm sẽ được chuyển sang cung ứng cho các doanh nghiệp cần vốn để duy trì và tiếp tục hoạt động kinh doanh.

Có chính sách thuế hợp lý

Trong thời kỳ lạm phát song song với việc thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, tiết kiệm chi tiêu công, tạm ngưng các dự án đầu tư chưa thực sự cần thiết thì chính phủ cũng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền và hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng một cách hiệu quả.

Kiến nghị đối với chính phủ.

Cải thiện hệ thống pháp luật, ổn định, đảm bảo hành lang pháp lý thông thoáng, Nhà nước cần công bố các biểu thuế, lãi suất để doanh nghiệp nắm được, tạo lập một môi trường bình đẳng giữa các doanh nghiệp.

Cần nâng cao hơn nữa công tác thị trường, thanh tra giám sát việc sản xuất và mua bán hàng thực phẩm trên thị trường Hà Nội.

Nhà nước cần cung cấp thông tin nhanh, đầy đủ và chính sác cho các doanh nghiệp về thị trường và chính sách.

Cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng như hệ thống cầu đường giúp cho siêu thị có thể mở rộng địa bàn hoạt động sang các tỉnh khác được thuận tiện hơn.

PHỤ LỤC

Bảng 4: Phiếu điều tra khách hàng.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BẢNG ĐIỀU TRA TRẮC NGHIỆM

Tôi lập phiếu điều tra này để thu thập thông tin nhằm phục vụ việc nghiên cứu Đề tài: Giải pháp hạn chế ảnh hưởng của lạm phát đến hiệu quả kinh doanh mặt hàng thực phẩm của siêu thị. Rất mong nhận được sự đóng góp của các anh (chị) qua phiếu điều tra này.

PHIẾU ĐIỀU TRA

Họ và tên: Địa chỉ:

Anh (chị) hãy tích vào phương án được chọn

3. Anh (chị) có thường xuyên sử dụng các mặt hàng thực phẩm của siêu thị

không?

không

Nếu trả lời “không” anh (chị) vui lòng trả lời tiếp câu 2,3 và 4. Nếu trả lời “có” thì anh (chị) trả lời các câu từ 4 tới hết.

4. Tại sao anh (chị) không thường xuyên sử dụng các mặt hàng thực phẩm của

siêu thị.

Giá đắt Chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng

Độ thuận tiện chưa cao Lý do khác

5. Theo anh (chị) siêu thị cần phải làm gì để anh (chị) thường xuyên sử dụng các mặt hàng thực phẩm.

……… ………

6. Thu nhập của gia đình của anh (chị) một tháng khoảng bao nhiêu.

Dưới 5 triệu 5-10 triệu

10-20 triệu trên 20 triệu

7. Theo anh (chị) giá các mặt hàng thực phẩm trong siêu thị so với chợ truyền thống khác nhau như thế nào?

Đắt hơn nhiều Đắt hơn

Tương đương Rẻ hơn

8. Lý do anh (chị) thường xuyên sử dụng mặt hàng thực phẩm của siêu thị là.

Tin tưởng vào chất lượng Phù hợp với thu nhập

9. Theo anh (chị) ưu điểm lớn nhất của mặt hàng thực phẩm của siêu thị là:

Giá cả Chất lượng sản phẩm

Thương hiệu sản phẩm Thuận tiện trong mua sắm

Một phần của tài liệu Luận văn phân tích ảnh hưởng của lạm phát đến hiệu quả kinh doanh của siêu thị (Trang 27 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w