Để hoạt động kinh doanh có hiệu quả trong thời kỳ lạm phát cao công ty nên tiếp tục thực hiện các biện pháp tiết kiệm chi phí, tăng năng suất lao động để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Tiết kiệm chi phí.
Đây được xem là sách lược tốt nhất để chống lại cơn bão lạm phát. Siêu thị cần phải cắt giảm mọi khoản chi tiêu không cần thiết. Một số khoản có thể cắt giảm chi phí:
Tiết kiệm điện: Với hình thức kinh doanh siêu thị cần rất nhiều điện năng để thắp sáng, làm lạnh hay bảo quản sản phẩm. Nếu có thể sắp xếp, bố chí hợp lý các gian hàng thì có thể sẽ giảm được lượng điện năng cần sử dụng.
Đối với chi phí đầu vào của các sản phẩm: cần tạo mối quan hệ tốt, uy tín với nhà cung cấp để có thể nhận được sự ưu đãi của nhà cung cấp. Ký hợp đồng với nhà cung cấp đầu vào trong thời gian dài ổn định. Kiên quyết không chấp nhận tình trạng tăng giá vô lý của những nhà cung cấp, đối với những mặt hàng tăng quá nhiều siêu thị có thể cắt đơn hàng, không nhập của nhà cung cấp. Ngoài ra các siêu thị cần tìm cách tiếp cận tận những hộ gia đình sản xuất để đảm bảo được nguốn cung cũng như thu mua được với giá rẻ hơn tạo điểu kiện giảm cho chi phí đầu vào.
Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực.
Qua quá trình thực tập tại siêu thị thì tôi nhận thấy rằng siêu thị sử dụng tương đối nhiều nhân viên trong việc trông các gian hàng đề phòng tình trạng trộm cắp. Siêu thị có thể sử dụng những biện pháp khác như sử dụng máy camera một cách hiệu quả hơn, để tránh tình trạng trộm cắp thì cần phải nêu cao tình thần cảnh giác cho đội ngũ nhân viên, ban ra những văn bản với nhưng khung hình phát thật nghiêm khắc đối với những kẻ xấu để răn đe và làm giảm đi tình trang trộm cắp trong siêu thị.
Cần cơ cấu, sắp xếp lại các vị trí làm việc phù hợp với trình độ, phù hợp với đặc điểm công việc.
Hoàn thiện các nội quy, quy chế trong làm việc, thực hiện nghiêm chỉnh các quy chế đã đề ra.
Cần có những biện pháp khuyến khích, kích thích người lao động làm việc hăng say, nhiệt tình nâng cao hiệu quả trong công việc bằng những chính sách đãi ngộ lương thưởng xứng đáng.
Đối với khách hàng.
Phải cung cấp những sản phẩm và chất lượng phục vụ tốt nhất cho khách hàng, tạo được niềm tin, sự yêu mến của khách hàng từ đó sẽ tăng được lượng khách hàng thường xuyên của siêu thị.
Trong những thời điểm giá cả hàng hóa trên thị trường tăng cao thì siêu thị cần có những chính sách hợp lý để giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới. Siêu thị có thể chấp nhập giảm lợi nhuận trong thời gian ngắn để không phải tăng giá bán các sản phẩm của mình, bình ổn giá cả trong thời kỳ lạm phát cao.
Thực hiện những chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng tới siêu thị mua sắm và tiêu dùng.
Thực hiện chính sách bình ổn giá đối với các mặt hàng thiết yếu. Như Công ty siêu thị Hà Nội thực hiện với 9 nhóm hàng thiết yếu: gạo, thịt gia súc, thịt gia cầm, trứng gia cầm, thủy hải sản, thực phẩm chế biến, dầu ăn, đường, rau củ quả.
Huy động vốn trong thời kỳ lạm phát.
Có thể nói vốn kinh doanh có vai trò quan trọng trong chiến lược kinh doanh và vì vậy nó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của siêu thị. Trong thời kỳ lạm phát cao để huy động vốn vay từ ngân hàng là rất khó khăn. Vì vậy cần những giải pháp cho siêu thị để đảm bảo được nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh.
Cần tạo được một quỹ riêng để đảm bảo nguồn vốn cho siêu thị trong những tình huống rủi ro, khó huy động được vốn.
Huy động vốn từ các cổ đông, các hội ngành nghề, từ công ty mẹ.