Đề tài Tiếp cận giá trị văn hóa - nghệ thuật chùa Nam Dư Hạ (thôn Dư Nam Hạ, phường Trần Phú, quận Hoàng Mai, Hà Nội) trình bày về chùa Nam Dư Hạ và những giá trị văn hóa nghệ thuật của ngôi chùa này; đưa ra những biện pháp bảo tồn, phát huy giá trị của di tích hiện nay.
Trang 1TRAN THI VAN HA
TIẾP CAN GIA TRI VAN HOA — NGHE THUAT CHUA NAM DU HA
(THON NAM DUHA, PHUONG TRAN PHU, QUAN HOANG MAI, HA NOD, Chuyén nganh: VAN HOA HOC
Mã số : 603170
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC NGUOI HUONG DAN KHOA HOC: PG:
TS TRAN LAM BIE
Trang 2Sau một thời gian nỗ lực nghiên cứu, được sự giúp đỡ và chỉ bảo của các thầy cô giáo, tơi đã hồn thành được bản luận văn *Tiếp cận giá trị văn hóa nghệ thuật chùa Nam Dư Hạ”
Trước hết, tôi giành lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất của tôi tới PGS.TS Trân Lâm Biền, người thây đã trực tiếp hướng dẫn khoa học và chỉ bảo cho tôi những vấn để trọng tâm của để tài ngay từ khi nghiên cứu xây dựng đẻ cương và cho đến lúc hoàn thiện bản luận van Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thấy, cô giáo trong khoa Sau Đại học Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, các bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi hoàn thiện luận văn này
Qua đây, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ vẻ tư liệu của Ban quản lý Di tích và Danh thắng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội, Viện nghiên cứu Hán Nôm Đặc biệt sự giúp đỡ, ủng hộ nhiệt tình của các cụ trong Ban quan lý di tích Đình ~ Chùa Nam Dư Hạ và sư thầy Đàm Ấn, đã tạo điều kiện thuận lợi rất nhiều cho tôi trong quá trình khảo sát, tiếp cận di tích chùa
Nam Dư Hạ
Có thể nói, dé tài này đã thực hiện toàn diện đề cương trên cơ sở tỉnh thần nỗ lực nghiên cứu của bản thân, có sự kế thừa, tổng hợp tài liệu của các nhà nghiên cứu di trước Tuy nhiên, do tình độ bản thân còn hạn chế, nên luận văn
ẩn còn nhiều thiết
của tôi chai ¡ Kính mong nhận được sự giúp đỡ và góp ý của các thây cô giáo và các bạn đồng nghiệp
Tôi xin cam đoan bản luận văn là kết quả của quá trình nghiên cứu, tổng hợp các nguồn tư liệu một cách nghiêm túc của bản thân Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính trung thực, chuẩn xác của nội dung luận văn
Xin chân thành cảm ơn
Hà nội tháng nam 2009
Trang 4Trang MỎĐẦU 1 CHUONG 6 : CHUA NAM DU HA TRONG KHONG GIAN VAN HOA NAM DU HA 1.1 Téng quan vé lang Nam Du Ha 6
1.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 6 1.1 2 Lịch sử thay đổi địa giới và tên gọi 8 1.1.3 Dai sống kinh tế 10
1.1.4 Con người và lich sieving dat Nam Du 13 „1.1.5 Giá trị văn hóa truyền thống 16
Trang 52.2.3 Một số di vật tiêu biểu T6 Tiểu kết chương 2 76 CHƯƠNG 3 : CHÙA NAM DƯ HẠ TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA CƯ DÂN ĐỊA PHƯƠNG, VẤN ĐỀ BẢO TỔN VÀ PHÁT HUY 78 Á TRỊ DI TÍCH HIỆN NAY 3.1 Chùa Nam Dư Hạ và điện Mẫu trong đời sống văn hóa của cộng đồng cư dân địa phương 78 3.2 Hiện trạng các giá trị văn hóa chùa Nam Dư Hạss 3.2.1 Hiện trạng không gian cảnh quan 8s 3.2.2 Hiện trạng kiến trúc 86 3.2.3 Hiện trạng điêu khắc, trang trí — #1 3.2.4 Hiện trạng đi vật, 88
3.3 Giải pháp bảo tồn và pháp huy di tích 88
Trang 61, LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Di tích lịch sử - văn hoá là một dạng tài sản có giá trị của mỗi dân tộc và của toàn nhân loại, là bằng chứng trung thành, xác thực, cụ thể nhất về đặc điểm văn hoá của từng quốc gia Ngày nay, dù phát triển ở trình độ nào mỗi đất nước đều phải
tiến hành những hoạt động bảo tồn và phát huy di tích cho riêng mình và di tích lịch sử - văn hố khơng chỉ nằm trong sự quan tâm của từng quốc gia mà còn nhận được sự quan tâm của cả cộng đồng quốc tế
Việt Nam là đất nước có loại hình di tích lịch sử văn hóa phong phú và đa dang, trong đó di tích kiến trúc nghệ thuật chiếm một số lượng đáng kể, nhất là kiến trúc chùa Việt Nam Từ xa xưa, các mái chùa cổ kính đã góp phẩn tô điểm cho làng quê Việt Nam Tiếng “thu không” thâm trầm đã đi vào nhịp sống thường nhật của mỗi người dân Có một thời kì Phật giáo phát triển đến đỉnh cao, như cuối thời Lý, “Trân với nhiều chùa, tháp được xây dựng kháp nơi, đôi lúc có hệ tôn giáo khác phát triển mạnh hơn, nhưng tỉnh thân từ bác ái của Phật giáo vẫn thấm sâu trong tâm hồn người Việt Chính vì vậy, ngôi chùa đã chiếm một vị trí khá quan trọng và trở thành một bộ phận không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người Việt Việc nghiên cứu ngôi chùa, xác định các mặt giá trị của nó không chỉ có ý nghĩa nghiên cứu tim hiểu về văn hóa truyền thống của người Việt mà còn cung cấp nguồn tư liệu khoa học cho công tác bảo tổn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của làng Việt cổ truyền trong đời sống hiện nay
Trang 7nó vẫn duy trì được nét cơ bản, vẫn là nơi làm cân bằng tâm hồn cho những người hành hương Nổi bật trong chùa là nghệ thuật tạo tượng và những nét kiến
trúc cổ còn lưu lại Nghiên cứu về ngôi chùa không đơn giản chỉ dừng lại ở tính chất tôn giáo tín ngưỡng, mà qua đó chúng ta còn hiểu thêm vẻ những vấn đẻ lịch sử và xã hội Chùa Nam Dư Hạ thuộc thôn Nam Dư Hạ của phường Trần Phú quận Hoàng Mai thành phố Hà N\ sử hình thành và phát triển chùa Việt, nhưng nó cũng có nhiều nét độc đáo
nhiều đã nằm trong dòng chảy chung của lịch riêng của mình để phản ánh những *thác ghẻnh” của một thời đã qua Ngôi chùa đã cho chúng ta thấy những giá trị nghệ thuật, kiến trúc, điêu khắc và cả trang trí trong diễn trình tồn tại của nó Tìm hiểu di tích với ước vọng giải mã được phần nào về biểu tượng, đặc trưng của ngôi Chùa, đồng thời cũng mong nắm bắt được thực trạng về mọi mặt của di tích để đánh giá rồi từ đó đưa ra
di tích trong giai
một số giải pháp cho vấn để bảo vệ và phát huy giá đoạn hiện nay
Vì những lý do nêu trên mà học viên đã chọn đề tài *Tiếp cận giá trị văn hoá ~ nghệ thuật chùa Nam Dư Hạ” làm luận văn tốt nghiệp bậc cao học của mình
2 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
*Ngôi chùa Việt” đã là đối tượng của nhiều đẻ tài khoa học và không ít học giả quan tâm Trong các cuốn sách như: "Chùa Việt" [9], “Dé this trong di tích của người Việt [10], *Diễn biến kiến trúc truyền thong Viet” [13], “Trang trí mỹ thuật truyền thống của người Việt [12] của tác gid PGS Trần Lâm Biển; “Chùa Việt Nam” [36] của GS Hà Văn Tấn; “Kiến trúc dân gian truyền thống Việt Nam” của PGS Chu Quang Trứ [49] v.v, phần nào đã đẻ cập đến những nét chung nhất vẻ đặc điểm ngôi chùa Việt, trong đó bao gồm: kết cấu
Trang 8Chùa Nam Dư Hạ là một công trình kiến trúc nghệ thuật đã được Bộ văn hóa - Thông tin xếp hạng từ nãm 1991 Song đến nay, việc nghiên cứu về quân thể di tích chùa Nam Dư Hạ chưa được quan tâm đây đủ, ngoài bộ hồ sơ xếp hạng di tích hiện đang lưu giữ tại Cục Di sản Văn hoá, Ban quản lý di tích và danh thắng Hà Nội và một vài trang tư liệu mỏng manh trong một vài
cuốn tư liệu tổng hợp chung
Trong các cuốn sách: “Chùa Việt Nam” của GS Hà Văn Tấn, chủ biên [36] và cuốn “Di tích lịch sử Văn hoá Hà Nội” do Nguyễn Doãn Tuân - chủ
biên [51], các tác giả giới thiệu nhiều di tích của Hà Nội đã được xếp hạng,
chùa Nam Dư Hạ đã có tên ở phần danh sách thống kê di tích lịch sử Hà Nội
đã được xếp hạng
Chùa Nam Dư Hạ được nhắc đến trong cuốn “Chita Ha Noi” [24], do Nguyễn Thế Long và Phạm Mai Hùng đồng chủ biên Tại đây, có 130 ngôi chùa ở Hà Nội đã được xếp hạng di tích văn hóa được tác giả giới thiệu Khi viết về Chùa Nam Dư Hạ, tác giả đã dùng nguồn tài liệu từ hồ sơ xếp hạng di tích văn hóa của Cục Bảo tồn ~ Bảo tàng, Bộ Văn hóa ~ Thông tỉn
Gân đây, tuy di tích chùa Nam Dư Hạ, đã có một số tác giả quan tâm tới, nhưng vẫn chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu một cách có hệ thống, chỉ tiết và đầy đủ các giá trị văn hoá nghệ thuật của công trình kiến trúc văn hoá này
Vì vậy, kế thừa và tiếp thu những kết quả của các ti
Trang 9
thành phố Hà Nội Mở rộng tìm hiểu một số di tích khác có mối liên hệ nhất định chỉ được đẻ cập trong những phần phân tích bổ trợ như: đình Nam Dư Hạ, chùa Tây Phương (Hà Tây) v
* Phạm vỉ không gian nghiên cứu: nghiên cứu chùa Nam Dư Hạ trong không gian văn hóa của thôn Nam Dư Hạ, phường Trần Phú, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội xưa và nay
4 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Hệ thống hóa các tài liệu của các tác giả đã viết vẻ chùa Nam Dư Hạ Tim hiéu qué trình ra đời và tồn tại của quân thể di tích chùa Nam Dư Hạ
- Nghiên cứu di tích chùa Nam Dư Hạ trên các phương diện văn hoá,
nghệ thuật bao gồm kiến trúc, điêu khác, trang trí Đặc biệt tập trung nghiên
cứu những giá trị văn hoá nghệ thuật của hệ thống điêu khắc tượng thờ, kết cấu kiến trúc của nhà Tổ, phong cách tượng và cách thờ tại điện Mẫu
- Tim hiểu mối quan hệ của chùa Nam Dư Hạ với đời sống văn hoá của cộng đồng người dân Nam Dư nhằm nêu được vai trò của Chùa trong đời sống cư dân từ trước đến nay
~_ Nghiên cứu và đánh giá toàn bộ hiện trạng của di tích từ đó đưa ra một số đề xuất nhằm bảo tổn và phát huy giá trị di tích trong giai đoạn hiện nay
Š PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Luan van sử dụng quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử khi xem xét để đánh giá sự vật và hiện tượng trong quá trình phát triển lịch sử
Trang 10- Luận văn vận dụng phương pháp khảo sát điển dã: quan sát thực địa với các thao tác như: quan sát, đo vẽ, chụp ảnh, miêu tả, phỏng vấn, ghỉ chép, thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp
6 NHUNG DONG GOP CUA LUAN VAN:
Trên cơ sở tiếp thu những thành quả nghiên cứu của những người đi trước, kết hợp với khảo sát thực tế, đóng góp của luận văn là:
- Hệ thống hoá những tài liệu của các tác giả đi trước, liên quan đến chùa Nam Du Ha, lam nguồn tư liệu phong phú, đáng tin cậy để tham khảo
- Khẳng định được vị trí của chùa Nam Dư Hạ trong đời sống cộng đồng cư dân xã Trần Phú
- Xác định được giá trị văn hóa, nghệ thuật tiêu biểu của ngôi chùa - Đánh giá được thực trạng của di tích Nam Dư Hạ
- Đưa ra một số để xuất nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di tích trong giai đoạn hiện nay phù hợp với định hướng phát triển văn hoá của Đảng: Xây dựng và phát triển nên văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc
7 BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN:
Ngoài phân mở đâu và kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chương
Chương I: _ Chùa Nam Dư Hạ trong không gian văn hóa Nam Dư Hạ Chương 2: _ Giá trị Văn hoá nghệ thuật của chùa Nam Dư Hạ
Trang 11Chuong 1
CHUA NAM DU HA TRONG KHONG GIAN VAN HOA NAM DUHA
1.1 TONG QUAN VE LANG NAM DU HẠ
1.11
í địa lý và điều kiện tự nhỉ:
Chùa Nam Dư Hạ hiện nay thuộc thôn Nam Dư Hạ phường Trân Phú quận Hoàng Mai thành phố Hà Nội Quận Hoàng Mai nằm ở phía Đông Nam thành phố Hà Nội có diện tích là 4.104.1ha (4Ikmˆ), có đường giao thông thủy trên sông Hồng, có nhiều đường giao thông bộ quan trọng đi qua: Quốc lộ 1A, 1B; đường vành đai 3; câu Thanh Trì; đường vành đai 2 và vành đai 5 Địa giới hành chính của quận: phía Đông giáp huyện Gia Lâm: phía Tây giáp huyện Thanh Tủ, phía Bắc giáp quận Thanh Xuân, phía Nam
Bà Trưng Quận bao gồm 14 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các phường: Trân Phú, Hoàng Liệt, Yên Sở, Vĩnh Hưng, Định Công, Đại Kim, Thịnh Liệt, Thanh Tri, Lĩnh Nam, Mai Động, Tương Mai, Tân Mai, Giáp Bát, Hoàng Văn Thụ Xóm làng Trần Phú chạy dài theo bờ sông Hồng, phía Bắc và Đông giáp
ip quận Hai
xã Lĩnh Nam (thuộc Nam Dư Thượng), Tây giáp xã Yên Sở, Nam giáp sông Hồng, bên kia sông thuộc xã Văn Đức, huyện Gia Lâm
Thon Nam Dư Hạ xưa kia thuộc làng Nam Dư, ngay tên gọi "Nam Dư" đã nói lên được vị trí cũng như điều kiện vẻ tự nhiên của vùng đất
“Du” trong tir dién Hán - Việt có nghĩa là đất tốt, giàu có, của
“Nam Dư” có nghĩa
Nam kinh thành Thăng Long Nghĩa *Thượng” và “Hạ”, ở đây có nghĩa phân là vùng đất tốt được cây ải, có
ủa cải dư thừa nằm phía chia giữa làng trên và làng dưới mà thoi
Trang 12Mai rồi rẽ trái sang đường Minh Khai là tới cầu Mai Động Qua cầu rẽ luôn vào đường Tam Trinh rồi ngoặt vào đường Lĩnh Nam Đi dọc đường Linh Nam khoảng 3 km, rẽ bên phải là phố Tây Trà, đi vào khoảng 500m sẽ tới chùa Nam Dư Hạ nằm trên đường Trân Phú
Nam Dư Hạ là một vùng đất vừa có ruộng ở trong đồng, vừa có đất bãi ngoài đê được phù sa sông Hồng bồi dap nên cánh bãi quê hương luôn màu mỡ Khi xưa, Nam Dư Hạ thuộc một vùng của Nam Dự, là vùng đất rộng, phía ngoài bờ đê sông Hồng Trong quá khứ, nơi đây đã từng tồn tại một bến sông có tên là bến Nam Dư, sau này bến sông trở thành bến phà Khuyến Lương (ngày nay, tại đây đang hình thành một cây cầu vượt sông Hồng có tên là cầu Thanh Trì) Bến sông Nam Dư được nhắc đến trong sách “Hoàng Lê Nhất Thống Chí như một vị trí chiến lược vẻ quân sự Không những vậy, bến sông còn là nơi có phong cảnh đẹp, trên bến dưới thuyển tấp nập người qua kẻ lại Sách *Thăng long cổ tích khảo tịch hội đổ” do Viện Viễn đông bác cổ biên soạn cho biết: khi vịnh tám cảnh đẹp ở Thăng Long (Thăng long bát cảnh) vào thời Lê, tác giả đã nhac đến cảnh đẹp của bến sông Nam Dư trong bài “Thanh trì vấn tân” (Thăm bến sông Thanh Trì) Nam Dư Hạ vốn có một cảnh quan khá đẹp, trước cửa Đình Nam Dư Hạ xưa kia là một dòng sông có tên gọi là
sông Huệ, sông này chảy theo bờ đê sông Hồng Ca dao cổ có câu: “Hai cô thắt lung bao xanh
Về Nam Dự Hạ với anh thì về Làng anh có ruộng tứ bê Có sông tắm mát có nghề quay tơ ”
[7.tr.10]
Hiện nay, Nam Dư Hạ
Trang 13được tién kẽm và những mảnh gốm cổ không những nói lên đây là vùng đất cổ mà còn ghỉ lại nơi đây Nhà nước phong kiến đã từng chọn làm cung điện
1.1.2 Lich sit thay de
ịa giới và tên gọi
Dựa theo các tài liệu khảo cổ và địa chí lưu truyền thì Nam Dư Hạ hình thành từ một thôn của Nam Dư vào đầu thế kỷ XV |46, tr.9] Vùng đất Nam Dư xưa có tên Tây Trà, sau có tên kẻ Dựa Từ "kẻ" là tên nôm chỉ đơn vị làng xóm xa xưa của người Việt cổ sinh sống ở đồng bằng Bắc Bộ cách đây hàng ngàn năm [6, tr.1] Tương truyền vẻ tên nôm kẻ Dựa: Nam Dư là một làng cổ được khai phá từ sớm và trù phú Nhưng vào nửa cuối thế kỷ XVII có bà chúa Tây, có lẽ là vợ Tây Vương Trịnh Tạc (1657 ~ 1681), đã cướp toàn bộ ruộng đất của Nam Dư, đẩy người dân vào cảnh cơ cực khốn cùng
làm thuê làm mướn khắp nơi, phải sống dựa, sống nhờ vào bàn dân thiên hạ phải di an xin, Sống trong uất ức, người dân đã từng thốt lên: “Chỉ vì có bà chúa Tây Để cho kẻ Dựa ăn dây bìm bỳn/ mang đây bude dim” [1.1]
Bởi có lý do trên khiến có một số ý kiến cho rằng, đây là nguyên nhân sinh ra cái tên tục không lấy gì làm đẹp đẽ của kẻ "Dựa” Song theo lời của
Trang 14
Thời Lý - Trần, Nam Dư xưa thuộc về huyện Long Đàm - Châu Thượng Phúc thuộc đạo Sơn Nam
Theo “Sit hoc bi khảo”4]: thời thuộc Minh, năm Vĩnh Lạc thứ V (1407), có sự đổi tên các châu, phủ, huyện: huyện Long Đàm đổi thành huyện Thanh Dam — châu Thượng Phúc đổi thành châu Phúc An, phủ Giao Châu
Thời Lê Trung Hưng (1533 - 1789) vì ky húy vua Lê Thế Tông (Lê Duy Đàm) mà phải đổi Thanh Đàm thành Thường Tín
Khi vua Lê Thánh Tông chia lại các đơn vị hành chính cả nước, lập lại các Thừa tuyên là đơn vị hành chính trực thuộc trung ương, Nam Dư thuộc vẻ huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, thừa tuyên Sơn Nam
Đời Lê Cảnh Hưng, đổi thừa tuyên thành trấn, chia Sơn Nam thành hai trấn Thượng và Hạ, Nam Dư thuộc vẻ trấn Sơn Nam Thượng
Đâu thế kỷ XIX, Nam Dư Hạ là thôn Hạ xã Nam Dư thuộc tổng Thanh Thì, huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam Thượng Địa danh nay đã tôn tại suốt một thời gian đài và được nhiều tài liệu, thư tịch và di vật cổ ím bia “Gid ky bị ký” dựng năm Thiệu Trị Nguyên niên (1840) hiện "Thường Tín phủ, Thanh Trì huyện, Nam nói đến: lưu giữ tại chùa Nam Dư Hạ có ghi : Dư xã, Hạ thôn”
Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), cuộc cải cách hành chính của vua Minh Mệnh đã chia đất nước thành nhiều tỉnh khác khau, Thường Tín của trấn Sơn Nam đặt làm tỉnh Hà Nội Khi đó, Nam Dư trở thành một xã thuộc tổng Thanh Tri, huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, tỉnh Hà Nội Sách “Hà Nội địa ba” bien soan nam 1886 (hiện lưu tại thư viện Viện Hán Nôm) và tài liệu của
Trang 15
Đâu thế kỷ XX, Nam Dư Hạ thuộc tổng Thanh Trì, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông Khi người Pháp lập ra Đại Lý Hoàn Long một đơn vị hành chính ngang một phủ trực thuộc thành phố Hà Nội, Nam Dư Hạ thuộc Đại Lý Hoàn Long
Cách mạng Tháng Tám thành công, chính quyển nhân dân để ra các làng xã của Đại Lý Hoàn Long thuộc thành phố Hà Nội, thành lập các đơn vị hành chính gọi là khu như ở nội thành Nam Dư Hạ lúc này thuộc Mê Linh
Những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Nam Dư Hạ thuộc quận 6, ngoại thành Hà Nội
+ Năm 1954, hòa bình lập lại, Nam Dư Hạ thuộc thôn Quỳnh Lôi, rồi đổi thành quận 7 ngoại thành Hà Nội
+ Năm 1956: Nam Dư Hạ hợp với Khuyến Lương, Yên Lương thành xã Trân Phú
+ Năm 1961, xã Trân Phú thuộc về huyện Thanh Trì ngoại thành Hà Nội Từ năm 2003, Nam Dư Thượng thuộc phường Lĩnh Nam, Nam Dư Hạ thuộc phường Trần Phú, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
Tên gọi phường Trần Phú còn có ý nghĩa đặc biệt, Trần Phú là người xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh Ông là con nhà Nho nghèo, yêu nước Ông tham gia hoạt động cách mạng từ rất sớm và đã có nhiều đóng góp cho cách mạng Ông là người viết bản luận cương chính trị của Đảng và được bầu làm Tổng bí thư của Đảng Cộng Sản Đông Dương, trong Hội nghị trung ương lần thứ nhất Tên của Ông đã được chính quyền và nhân dân nhiều địa phương chọn làm tên gọi cho địa phương mình
1.1.3 Đời sống kinh tế
Trang 16những cánh bãi màu mỡ, đây là điều kiện tốt cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp Sách *Đổng Khánh dư địa chí” có viết về kinh tế địa phương như sau: *Nhiêu lúa thu, it lia hè Đất bãi ngoài đẻ phân nhiều trồng dâu, mía, khoai, đậu, đưa, c
nông dân Nam Dư rất cần cù, chịu khó
” Nghề trồng lúa là nghề căn bản của nhân dân địa phương, Nghề trồng dâu nuôi tầm ở Nam Dư Hạ đã có từ rất lâu đời, từ thủa hình thành làng xã, nay không còn gia đình nào ở địa phương làm nghẻ này nữa Nhưng chúng ta vẫn thấy dấu tích của thời kỳ này qua tục thờ nữ thần có công day dan trong nghề trồng dâu nuôi tầm tại đình Nam Dư, khi đó đây là nghề
rất vất vả, cần có sự cân mẫn và
căn bản của
ịa phương Công việc nuôi
tỉ mỉ trong suốt quá trình chăn nuôi mới mong thu hoạch được thành phẩm có
chất lượng cao, chẳng thế mà trong dân gian có câu *Nưới lợn ăn cơm nằm,
nuôi tầm ăn cơm đứng” Với hình ảnh những bãi dâu ven sông xanh tốt, chác
chắn những kén tơ được sinh ra từ nơi đây cũng óng mượt và đem lại lợi nhuận kinh tế cho người dân Nam Dư Hạ
Cùng với nghề làm ruộng và nghẻ trồng dâu nuôi tằm, Nam Dư Hạ trước kia còn có nghề nấu mật mà dấu tích còn lại là xóm lò (xóm những lò nấu mậu, có lẽ các cánh bãi xưa kia cũng có vùng đất trồng mía để cung cấp nguyên liệu cho những lò nấu mật ở Nam Dư Hạ, mía ở đây cũng từng là đặc sản của Thanh Trì: “Làng Mui thì bán củi đồng Nam Dự nấu mật giâu lòng ăn chơi ” [7.10]
Trang 17giáp cùng với những hủ tục cúng lễ khao vọng rất tốn kém, ruộng đất thì bị địa chủ chiếm đoạt Trước Cách mạng Tháng Tám, tại Nam Dư Hạ có 95% dân thất học, 70% nhà tranh vách đất, bệnh dịch luôn đe dọa, lý dịch dùng ruộng xấu cho dân làm thuê thu tô tức cao, tệ nạn mê tín di đoan, mua nhiêu bán xã, cộng với những lẻ thói lạc hậu đã khiến cho đời sống người dân rơi vào cảnh túng quẫn, khổ cực
Sang chế độ 'xã hội chủ nghĩa”, đời sống của người dân nơi đây đã có những thay đổi đáng kể Năm 1955, toàn xã làm công tác thủy lợi, để chống hạn và chống úng Năm 1959, tại địa phương thành lập hợp tác xã Nam Dư Hạ Năm 1962, hợp tác xã này kết nghĩa với công xã nhân dân Sa Hà (Trung Quốc) đổi tên thành Hợp tác xã hữu nghị Việt -Trung Hợp tác xã tiến hành đào con mương dài 2.000m từ sông Lừ về trạm bơm Yên Lương tạo hệ thống thủy lợi phục vụ cho xã Trần Phú và trợ giúp cho cả hai xã bạn là Yên Sở và Lĩnh Nam Trong nông nghiệp, hợp tác xã đã rất thành công với việc gieo thẳng lúa xuân, cải tạo khu "Gò cao" từ đất "chiêm khê mùa thối” thành hai vụ lúa và rau Năm 1964, Hợp tác xã được tặng Ikg giống Mộc Tuyển của Trung Quốc, sau một vài năm đã tiến hành nhân giống thành 12kg, Bộ Nông Nghiệp đã dùng giống này cung cấp cho nhiều tỉnh ở Miền Bắc rồi cho phát triển rộng vẻ sau Trong thời gian này, Nam Dư còn đẩy mạnh phong trào cải tiến công cụ, nâng cao năng xuất lao động, chất lượng công việc và sản xuất phân bón
Trang 18Công tác đổi mới phương thức sản xuất từ nông nghiệp sang sản xuất thực phẩm là một thành tựu đáng quan tâm Trước kia, toàn xã chỉ sản xuất theo hướng độc canh cây lượng thực, nay đã chú ý đến cây hoa màu, cây công nghiệp khác và phát triển ngành nghề chăn nuôi Nam Dư Hạ là một vùng chuyên cung cấp rau cho thành phố, dân trong vùng đã mở rộng sản xuất rau chính vụ và phát triển rau trái vụ Nghề chăn nuôi ngày một phát triển và nhận được sự giúp đỡ chỉ đạo kỹ thuật của Viện khoa học Nông nghiệp nên Nam Dư đã trở thành đơn vị đứng đầu trong công tác chăn nuôi lợn tập thể Với diện tích mặt nước ưu đãi, địa phương đã phát triển nghề nuôi cá, đem lại lợi
ích kinh tế cao, đời sống người dân nơi đây ngày càng đi vào ổn định
Trong những năm vừa qua, đời sống kinh tế của người dân Nam Dư Hạ
ngày một đi vào ổn định, đã có nhiều khu đô thị mới mọc lên, đường phố tạo chỉnh trang Nhiều ngôi nhà cao tầng được xây dựng, hơn nữa đã xuất hiện những ngôi biệt thự rộng lớn của những hộ gia đình làm ăn phát đạt Điều này cho thấy đời sống kinh tế cị
người dân trong vùng đảm bảo hơn, nhân dân vô cùng tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng và chính quyền địa phương
1.14 Con người và lịch sử vùng đất Nam Dư Hạ
Làng Nam Dư Hạ với tính chất của một làng quê cổ có lịch sử cư trú lâu đời với nhiều dòng họ sống quần tụ như họ Nguyễn, Phạm, Hoàng, Trần, Vũ, Đỗ trong đó họ Trân, Nguyễn, Vũ, Đỗ là các dòng họ lớn
Sách “Đồng Khánh dư dia chí”, do Quốc sử quán triều Nguyễn soạn năm 1888, khi viết về người dân Nam Dư, tổng Thanh Trì có nói: dân Thanh Trì chân chất ít văn vẻ Đó chỉ là nét khái quát, còn như việc cưới xin, ma chay đều tiết kiệm, thờ thân rất kính Dân phân nhiều theo đạo Phật
Trang 19
(1370 - 1399), một danh tướng đã có công đánh đuổi quân Chiêm Thành, sau khi ông chết, tài sản của ông được chia cho dân trong vùng
Sau khi quân Minh chiếm nước ta, Nguyễn Trãi đã từng vẻ đây và chọn một khu đất cao để mở trường dạy học Thơ của ông có câu “Góc thành Nam, lêu một gian” chính là nói về thời kỳ này Theo truyền thuyết, tại đây Nguyễn Trãi thường xuyên qua sông sang cầu mộng tại đền Chử Đồng Tử và đã được Thân báo mộng cho Ông tìm vào Lam Sơn theo Lê Lợi Cũng theo truyền thuyết, đây là nơi xử tử Lễ nghỉ học sỹ Nguyễn Thị Lộ (một người vợ của
Nguyễn Trãi) trong vụ án Lệ chỉ viên (1442)
Tai dia phương, một ngôi dén thờ Nguyễn Trãi được lập trong thời phong kiến nhưng đến nay khu đất và lãng mộ đã không còn lưu lại đấu tích đáng kể nào, miếu thờ Nguyễn Thị Lộ nay vẫn còn, song đã bị xuống cấp hư hỏng nhiều
Truyền thuyết vẻ bộ kiệu bát cống (thờ ở đình Nam Dư Hạ) có nhắc đến câu chuyện về bà Chúa Trương Thị Miễu (đời vua Lê- chúa Trịnh) được nhân dân Nam Dư hết lòng giúp đỡ, che chở khi chạy loạn từ kinh thành vẻ vùng đất Nam Dư này
Cuối đời Lê - Trịnh, vùng đất Nam Dư lại ghỉ dấu những chiến tích hào hùng có liên quan đến Nguyễn Huệ và nghĩa quân Tây Sơn Theo sách */foàng lê nhất thống chí ” thì: Ngày 21 tháng 7 năm 1786 thủy quân Tây Sơn đến bến Nam Dư, một cánh quân tách ra đồ bộ lên bờ, theo đê quân tiến lên Thúy Ái đánh úp quân Trịnh sau đó cánh quân này tiến thẳng lên hồ Vạn Xuân tập kích đoàn quân của Hoàng Phùng Cơ - Một tướng của quân Trịnh Cùng lúc này, đại quân Tây Sơn từ bến sông Nam Dư tiếp tục theo đường thủy thẳng tới bến Tây Luông (bến sông Hồng ngày nay là khu vực viện Bảo tàng Lịch
sử), rồi tiến lên bờ đánh úp quân Trịnh
Trang 20Minh ở địa phương tích cực phổ biến tuyên truyền chính sách, đường lối và tình hình cách mạng Hình ảnh lá cờ đỏ búa liềm mà lần đầu tiên người dân Nam Dư Hạ nhìn thấy là vào dịp Quốc tế lao động ngày 1 tháng 5 nam 1945, được cấm ở cổng làng Trải qua các thời kỳ đấu tranh giành chính quyền từ tay đế quốc phong kiến, kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, nhân dân Nam Dư Hạ anh dũng kiên cường không ngừng cùng cả nước vươn lên
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh chống Mĩ cứu nước ở miễn Nam tiến tới thống nhất đất nước Trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ, nhân dân Nam Dư Hạ có biết bao nhiêu người con ngã xuống, góp phân xương máu của mình cho Tổ quốc Để nhớ ơn sự hỉ sinh anh dũng đó, chính quyền địa phương đã ghi danh các anh cho thế hệ sau biết đến
Trong những năm tháng dưới chế độ Xã hội chủ nghĩa, chính quyền và nhân dân Nam Dư Hạ luôn nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, nhiều cán bộ lãnh đạo cấp cao vẻ thăm, kiểm tra và động viên chính quyền nhân dân địa phương Ngày 15.2.1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vẻ thăm và chúc Tết địa phương (vào sáng mồng 1 tết Tân Sửu) Hợp tác xã nông nghiệp Việt - Trung ra đời đã được nhiều cấp lãnh đạo quan tâm và đến thăm: Tháng 7 năm 1962, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đã vẻ thăm; tháng 6 năm 1963, Tổng bí thư Lê Duẩn về thăm: tháng 8 năm 1963, Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẻ thảm: tháng 10 năm 1963, ông Bành Chân bí thư thành ủy Bắc Kinh đến thăm nhân dịp sang Việt Nam, cùng đi có đồng chí Hoàng Quốc Việt- Chủ tịch tổng Công đoàn Việt Nam; Tháng 7 năm 1964, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vẻ thăm địa phương và kiểm tra công tác đấp đê chống lũ chống úng Tháng 11 năm 1971, Chủ tịch nước cộng hòa nhân dân Lào Xuphanuvông vẻ thăm địa phương, cùng đi có Thủ tướng Phạm Văn Đồng: tháng 7 năm 1973, Chủ tịch Tôn Đức Tháng về thăm
Trang 21người dân Nam Dư Hạ luôn vững vàng, tin tưởng tiếp tục phấn đấu giành những thành tựu mới, góp phần nhỏ bé vào công cuộc xây dựng đất nước và làng quê yêu thương của mình
1.L5 Giá trị văn hóa truyền thống * Phong tục tập quán
Nam Dư Hạ là vùng đất cổ lâu đời nằm ở phía nam kinh thành Thăng Long, nơi đây đã hội tụ những nét văn hóa đặc sắc Đời sống văn hóa của nhân dân Nam Dư Hạ rất phong phú, với nhiều phong tục tập quán của làng quê cổ truyền Đó là những tục lệ vẻ cưới xin, ma chay, giỗ chạp Ngày nay, thực hiện theo chủ trương của Đảng, Nhà nước vẻ việc thực hiện xây dựng phong trào nếp sống văn hóa mới, những phong tục tập quán này phần nào đã được giản tiện và loại bỏ đi những hủ tục không cần thiết Song, vẻ cơ bản, Làng vẫn giữ được những nét đẹp truyền thống từ bao đời nay Ví dụ: trong cưới xin, từ lúc än hỏi đến khi cưới vẫn giữ ba lễ: lễ chạm ngõ, lễ an hỏi và lễ cưới, việc thách cưới của nhà gái chỉ còn mang tính hình thức, ít thấy cảnh cỗ bàn linh đình; trong ngày cúng tế Thành hoàng, làng vẫn giữ được những nghỉ lễ truyền thống và tục kết chạ, việc tổ chức ăn uống linh đình sau hội rước đã không còn nữa Giống như bao làng quê Bắc Bộ, Nam
Dư Hạ cũng có tục kết chạ giữa các làng với nhau Dân làng Nam Dư Hạ có tục kết chạ với dân làng Nam Dư Thượng, Thúy Lĩnh và làng Bát Tràng (bên kia sông) Tục kết chạ (kết nước) giữa hai làng Nam Dư Thượng và làng Nam Dư Hạ, có nguồn gốc, do hai làng trước kia chỉ là một, gọi chung là Nam Du, sau này khi chia thành Nam Dư Thượng và Nam Dư Hạ thì mối thân tình qua lại giữa họ hàng làng xóm vẫn được duy trì Làng Nam Dư Hạ trước kỉa luôn giúp đỡ và tạo điều kiện cho dân làng Thúy Lĩnh trong công việc sản xuất, khiến đời sống người dân Thúy Lĩnh được nâng cao, từ đó hai
Trang 22
hình thành bởi mối quan hệ thân thiết đàm bọc giữa hai làng: xưa kia, làng Bát Tràng bị bọn xấu đến cướp bóc phá hoại, được sự giúp đỡ của người dân Nam Dư Hạ họ đã đánh thắng được bọn cướp, từ đó mối quan hệ của hai làng càng trở nên khắng khít Tục kết chạ vẫn còn dư âm đến ngày nay thông qua sự đi lại giữa làng Nam Dư Hạ với làng Nam Dư Thượng, Thúy Lĩnh và Bát Tràng trong mỗi dịp lễ hội và công việc trọng trong làng Hình thức này thể hiện tỉnh thần đoàn kết, giúp đỡ tương trợ lẫn nhau của mỗi làng trong sản xuất, đời sống, đấu tranh
Để tỏ lòng biết ơn đối với các vị anh hùng và gia đình cách mạng có công với đất nước trong hai cuộc kháng chiến vào ngày 27 tháng 7 hàng năm, chính quyền và nhân dân Nam Dư Hạ tổ chức nhiều hoạt động đến ơn đáp nghĩa như thảm hỏi và tặng quà đến từng gia đình có công với cách mạng Thể hiện lòng kính lễ đối với người cao tuổi, vào ngày hội truyền thống của đất nước (ngày 1 tháng 10), chính quyển và nhân dân địa phương cũng có những hình thức tổ chức góp phần chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi trong làng v.v
* Doi song tam linh
Về đời sống tâm linh, người dân nơi đây tôn thờ cúng ông bà tổ tiên, thờ Thành hoàng, thờ Phật, thờ các vị thân linh, thờ anh hùng có công với dân với nước và đặc biệt là thờ Mẫu
Đối với người Việt, tục thờ tổ tiên có vai trò quan trọng trong tín
ngưỡng nói chung Đó là sự bày tỏ lòng thành kính, biết ơn của con cháu đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ Đồng thời cũng thể hiện lòng biết ơn đối với công sức của lớp người đi trước Trong tâm thức của người Nam Dư Hạ nói riêng và người dân Việt nói chung, người chết chỉ là đã mất đi phân xác còn phân hồn luôn tồn tại quanh con cháu Trong các gia đình, bàn thờ luôn được
Trang 23tiên, ông bà mình ngự ở đó, đang dõi theo và che trở cho họ trong cuộc sống thường nhật Vào ngày giỗ, ngày rằm, mùng một, những ngày lễ hay những ngày có việc quan trọng của gia đình bao giờ cũng đặt lễ và thấp hương lên
ban thờ để thỉnh cầu tổ tiên,ông b:
về chứng giám và phù hộ trở che
Tập tục thờ cúng tổ tiên đã tạo thành truyền thống, nếp nghĩ cho thế hệ
sau luôn ghỉ nhớ và thực hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn Không những vậy, tập tục này còn có tác dụng tạo nên sự đoàn kết chặt chẽ giữa những người cùng huyết thống, dòng họ, tạo điều kiện mở rộng mối quan hệ giữa dòng họ này với những dòng họ khác
Hệ thống các di tích lịch sử văn hóa trong làng luôn là nơi đáp ứng
nhu cầu sinh hoạt tâm linh của người dân, Đình và Chùa Nam Dư Hạ được
xem như ngôi nhà chung, là trung tâm tôn giáo, tín ngưỡng của cả làng
ổ tại Đình không còn nhiều, nhưng ý nghĩa thiêng liêng thì vẫn còn khá đậm đà, nơi đây vẫn phản ánh tâm tư, Hiện nay, những nét kiến trú nguyện vọng, kinh tế, chính trị của người dân địa phương
Đình Nam Dư Hạ thờ ba vị Thành Hoàng làng: Tam đâu cửu vĩ long vương
Thái úy Chương võ, thái sư Nguyễn Xí Lê gia Hoàng thái hậu
I.r2]
Việc thờ ba vị thành hoàng làng, phản ánh những hình thái tín ngưỡng khác nhau, cho ta thấy tính chất đa dạng, phong phú của văn hóa địa phương Ngoài ra, ở đây còn thể hiện tính chất cởi mở, dung hợp vẻ tính ngưỡng tư tưởng khi chấp nhận nhiều yếu tố tâm linh khác nhau cùng tồn tại
Trang 24259] Thành hoàng làng có hai chức năng là hộ quốc và tí dân Khi du nhập vào Việt Nam đã được Việt hóa, vốn là vị thần làng do dân làng suy tôn bởi có công trạng với làng, sau triểu đình phong kiến lợi dụng uy tín của thần làng mà phong một vị làm thành hoàng, là đại diện cho vua cai quản các thần và dân chúng trong làng Thân làng phù hộ cho dân, đem lại mưa thuận gió hòa, xã hội an ninh, tránh tai ương địch hạn, cũng như ở lĩnh vực tỉnh thân tham gia chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước Mỗi đình thường có một vị thành hoàng nhưng cũng có Đình thờ nhiều vị thành hoàng
Với đình Nam Dư Hạ thì Thành hoàng liên quan đến thân trị thủy *Tam đầu cửu vĩ Long vương”, tên của Thân có nghĩa là con rồng ba đầu chín dudi nhưng thực chất đây là con rồng ba đầu một đuôi, mặt được thể hiện dưới dạng mặt người Theo truyền thuyết kể lại, khi sư tổ Từ Phong du ngoại qua Nam Dư, ông thấy một con Rồng từ đất bay lên, nhào lộn trong không trung rồi biến vào vòm trời xanh Sư tổ cho rằng đây là mảnh đất tiềm long (nơi rồng ẩn) và đã dựng đình để dân thờ Thân Hình thức này đã ăn sau vao tiém thức người dân, nhất là trong đạo thờ Mẫu Có thể đây là bóng dáng mờ nhạt
của rắn Naga trong huyền thoại Ấn Độ và Đông Nam Á Theo truyền thuyết, vào thời đầu khởi nghĩa Lam Sơn, Lê Lợi và nghĩa quân nhiều lần bị làm cây, bị gi
truy đuổi vào thế khốn cùng Có lần Ông phải trốn vào ặc lùa chó săn sục sạo, rơi vào tình thế nguy hiểm, lúc đó thân
Long Vương đã biến thành con cáo ở trong bụi rậm chui ra đánh lạc hướng quân giặc cứu được Lê Lợi thoát nạn Sau này, khi Nguyễn Xí đem quân tiến
Trang 25
Loại bỏ những yếu tố *hoang đường” của một truyền thuyết dân gian, chúng ta thấy rõ việc thờ thần Tam Đầu Cửu Vĩ Long Vương là hình thức thờ thân trị thủy trong ý thức chống lụt bởi vị trí noi day IA mot ving dat tring Ngoài ra, nước là nguồn nguyên liệu không thể thiếu cho cây trồng và là nguồn sống của con người, nước vừa là báu vật nhưng cũng có khi nó biến thành con quái vật đáng sợ của thiên nhiên, tín ngưỡng thờ thần trị thủy và nghỉ lễ cầu nước ra đời Nước có ở sông và biển, những người Việt ở phía Bắc trồng lúa là chính và việc đánh bị
thường diễn ra ở trên sông nên phần lớn là thờ thản sông là thủy thân, rồi thân cá, thần rắn Hình ảnh rồng gắn với nước, mà thực chất nguồn nước là mưa là hiện tượng của tự nhiên Con người luôn mong cho mưa thuận gió hòa, để cho cây cối tốt tươi, mùa màng thuận lợi,
*Lạy trời mưa xuống, Lấy nước con uống, Lấy ruộng con cày, Lấy đây bát cơm,
Lấy rơm đun bếp”
Ca dao
Muốn có mưa thì phải câu xin trời đất, muốn lời cầu xin đó được hữu hiệu, thể hiện lòng mong mỏi và ước vọng thiết tha của con người thì phải tổ chức lễ hội Lễ cầu mưa, nghỉ lễ rước nước hình thành như một hành động thiêng liêng biểu hiện cho ước vọng cầu mong nước, cầu no đủ và luôn là nghỉ
lễ mở đâu cho hội làng
Thái úy Chương võ, thái sư Nguyễn Xí được nhân dân Nam Dư thờ tại Đình Nguyễn Xí (1399-1465) người xã Thượng Xá, huyện Chân Phúc, tỉnh Nghệ An Ông theo Lê Lợi trong khởi nghĩa Lam Sơn từ rất sớm, được giao
Trang 26
1460, ông lại cùng Đỉnh Liệt và một số tướng lĩnh khác tổ chức cuộc lật đồ Lê Nghĩ Dân đưa Lê Tư Thành lên làm vua, hiệu là Thánh Tông, mở ra một thời kỳ Nho giáo phát triển rực rỡ nhất trong lịch sử Việt Nam thời phong kiến Sinh thời vua Lê Thánh Tông từng khen ngợi Nguyễn Xí: *Ngươi ;hực là bể tôi trung ái của ta, không cân phải bảo nhiều ” Sách *Khâm định Việt sử thông giám cương mục” cũng có lời nhận xéu *Xí là bậc công thân khai quốc, trải thờ bốn triều vua, công nghiệp dite vọng làm chỗ dựa chắc chắn của triều đình” Truyền thuyết Nam Dư kể rằng: Có lân Nguyễn Xí đi đánh trận và từng nghỉ lại ở địa phương, sau này ông được nhân dân Nam Dư thờ làm Thành hoàng làng Việc thờ Nguyễn Xí đã phản ánh tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc trong nhân dân
“Tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc ở Vi:
tại, phản ánh sâu đậm một quá trình dựng nước và giữ nước đầy cam go nhưng Nam có từ rất sớm, liên tục tồn cũng vô cùng hào hùng, oanh liệt của dân tộc ta Tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc thể hiện lòng biết ơn, trách nhiệm của người dân và cầu mong được thần che chở phù hộ Tín ngưỡng thờ Thành Hoàng làng có sau tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc Tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc mang một bản s;
sự đan xen, hoà đồng với toàn bộ các yếu tố khác c
Nhiều nơi như ở Nam Dư, anh hùng dân tộc chuyển hóa thành Thành hoàng làng Trong sự đồng nhất ấy, tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc không bị hòa ác chính trị áp riêng trong hệ thống tín ngưỡng tan mà vẫn tồn tại với nét đặc thù riêng, có khi nó mang mẫu
đặt của triều đình, nhưng nó cũng phù hợp với yêu cầu tâm linh của nhân dân lao động Anh hùng là người có công với đất nước, là người có thật, được
chính sử ghi chép và được phân dã sử chuyển hóa thành huyền thoại
Trang 27làm Hoàng thái hậu Khi Chiêu Tông bị nhà Mạc bắt thoái vị, bà lui vẻ vùng Nam Dư giúp dân trồng dâu nuôi tầm, trồng mía nấu mật Nhân dân Nam Dư ghi nhớ công ơn, lập miếu thờ Bà “Lê gia hoàng thái hậu” được thờ tại Nam Dư Hạ đã phản ánh vẻ một khía cạnh thuộc tín ngưỡng thờ nữ thần trong dân gian Tục thờ nữ thân có từ lâu trên cơ sở coi trọng vai trò của người phụ nữ nói chung, bà mẹ nói riêng trong gia đình và xã hội người Việt Tục thờ này
có nguồn gốc sâu xa trong lịch sử và trong đời sống kinh tế xã hội, người phụ nữ có vai trò không nhỏ trong gia đình, góp nhiều công trạng trong lịch sử dựng nước và giữ nước Quan niệm “của chồng công vợ”, nhận thức "công cha nghĩa mẹ” đã phản ánh vào tín ngưỡng dân gian Tục thờ nữ thân để bày tỏ lòng biết ơn, cầu mong che trở và ước muốn sinh sôi phát triển
Cùng với những di tích lịch sử, truyền thống văn hóa vùng đất Nam Dư được thể hiện thông qua lễ hội của Đình làng
Hàng năm, vào ngày rằm tháng hai tại đình Nam Dư Hạ lễ hội diễn ra với các nghỉ thức và hoạt động như lễ rước kiệu, rước nước và tế lễ Thành Hoàng Lễ hội đình Nam Dư chính thức bắt đầu từ 13 thang hai am lich đến 15 tháng hai âm lịch Trong không khí trang nghiêm với tục rước nước, rước kiệu, rước sắc, rước vị thần thờ đã thu hút đông đảo dân làng bước
o ngày *hội” Theo lệ làng, trước khi dan làng vào “đám”, các cụ ban tế của làng làm lễ rước *kiệu” ra sông Công việc chuẩn bị lễ hội được phân công cho toàn thể giáp trưởng và dân đỉnh các giáp (hiện nay là các tổ dân phố): nhóm kiểm tra lêng các cụ trong ban tế của làng tổ chức
kiệu: nhóm dựng nêu cấm cờ v.v
*bao sái” tượng tại Hậu cung rồi đội mũ, mặc áo và đặt bài vị các ngài lên kiệu để chuẩn bị cho đám rước thân vào sáng hôm sau
Trang 28quả, kiệu Long Đình có đặt bát hương Thánh làng mình rồi rước đến đình Nam Dư Hạ Đến nơi, bát hương của hai làng đặt vào bên bát hương của vị Thành hoàng làng Nam Dư Hạ, sau "lễ chồng kiệu” thì cả ba làng nhập thành một đoàn và cùng ra sông lấy nước
Ngày hội đình cũng là ngày hội làng, những người xa quê hương cũng nhân dịp này trở về làng đoàn tụ với gia đình và tham gia vào ngày hội, chung
lòng hòa mình vào lễ hội
Cũng như nhiều ngôi chùa làng ở các vùng quê khác, chùa Nam Dư Hạ khong cl
đó là biểu hiện của sự dung hợp giữa Phật Giáo với đạo Mẫu trong hệ tín ngưỡng dân gian Phong cách thờ ở nơi điện Mẫu phản ánh sự hội nhập và dan
gắn với Phật giáo mà ở trong hệ thống
on có cả điện thờ Mẫu,
xen những hình thức tín ngưỡng dân gian trong cùng một không gian văn hóa Điều này cũng thể hiện sự phong phú và đa dạng trong phong tục tín ngưỡng của người dan Nam Du Ha
1.2 LICH SỬ HINH THANH VA QUA TRINH TON TAI CUA CHUA NAM DƯ HẠ
1.2.1 Niên đại di tích
Việc xác định niên đại chính xác cho một di tích là một việc vô cùng cẩn thiết Bởi đây là điều kiện đầu tiên, đặt nền tảng để đưa ra những đoán định khoa học có liên quan đến di tích, góp phan bảo tồn những giá trị của di tích ấy Việc xác định niên đại của di tích có thể tiến hành bằng nhiều cách như: qua tư liệu lịch s
r, qua kiến trúc của di tích, qua văn bia
Theo truyền thuyết, năm 1202, đời Lý Cao Tông có một vị quan đã vẻ tu tại Chùa Nam Dư Hạ, vị quan này là sư tổ Từ Phong Ông là người có công thành lập Chùa và cũng là người thấy rồng xuất hiện rồi cho lập đình Nam Dư Hạ Như vậy thì ngôi chùa này có thể xây dựng từ trước năm 1202
Trang 29
làng được xây dựng năm 1571 Thiên Hựu, triểu Lê Anh Tông thế kỷ XVI Theo lời kể của một số cụ cao tuổi trong làng, ngôi chùa Nam Dư lại được xây dựng vào đâu những năm Vĩnh Tộ 1619 và hoàn tất năm 1628
Trải qua những thăng trâm của lịch sử, các dấu vết kiến trúc đã bị mai một nhiêu, bên cạnh đó tài liệu ghi chép lại ít, không rõ ràng Chính vì vậy đã không có sự thống nhất trong việc xác minh niên đại cho di tích Theo khảo sát hiện trạng di tích, Chùa có thể xây dựng vào thời Lê, nhưng qua việc khảo sát hiện vật còn lưu lại đã cho thấy, đa số hiện vật đó được tạo lập từ cuối thời Lê, đâu Nguyễn
Từ những tài liệu có được, chúng tôi nhận thấy niên đại khởi dựng của Chùa Nam Dư Hạ vào năm 1571, cùng thời với năm xây dựng đình làng Nam Dư Hạ như "Hồ sơ xếp hạng di tích đình - chùa Nam Dư Hạ" của Ban quản lý di tích Sở văn hóa thông tin Hà Nội đã ghi lại là có thể tạm chấp nhận được
Qua tài liệu Hán nom ghi lại trên chuông đồng, đúc vào triều đại Tây Sơn, niên hiệu Cảnh Thịnh/ 1800, hiện đang lưu giữ tại Tam quan của chùa Nam Dư Hạ thì tên chùa là Xuân Phúc Tự, tên chữ là Thiên Phúc Tự
1.2.2 Những lần tu bổ, sửa chữa chùa Nam Dư Hạ
Chùa Nam Dư Hạ từ khi khởi dựng đến nay đã có nhiều lần trùng tu lớn nhỏ khác nhau:
“Theo truyền thuyết, vào năm 1373, niên hiệu Long Khánh đời Trân, đê Thanh Đàm bị vỡ, chùa Nam Dư Hạ bị hư hỏng nhiều, dân làng đã góp công tâm đức tu bổ lại Năm 1691, niên hiệu Vĩnh Tộ đời Lê Thần Tông, một lần nữa Chùa được tôn tạo và tu bổ lớn
Năm 1813 (niên hiệu Gia Long năm Nhâm Thân), chù
cuộc trùng tu bằng sự công đức của các tín đồ thập phương, thời kỳ này đã đúc cũng đã có một
Trang 30Năm 1839 (Minh Mệnh nhị thập niên), chùa Thiên Phúc có đợt trùng tu, song không có tài liệu chỉ tiết nào ghi vẻ đợt trùng tu này mà sự kiện này chỉ được nhắc trên tấm bia đề " Giỗ ky bi ky" dựng năm 1840 [PL.2, a.53, tr 25]
Năm 1840 (Thiệu trị nguyên niên), Chùa có đợt trùng tu lớn, đợt trùng tu này có nhiều quan lại và tín đồ thập phương góp tiền công đức, việc này đã được ghi rõ trên tấm bia đá đẻ *Trùng tu Thiên Phúc Tự công đức by kf”
[PL2, a.52, tr 25]
Năm 1916 (Năm Bính Thìn, niên hiệu Khải Định), chùa có đợt tu sửa Trong cuộc kháng chiến chống Pháp năm 1947, chùa đã bị tiêu thổ làm kháng chiến Trước năm 1991, chùa đã được tu bổ, sửa chữa, sau đó được Bộ
Văn hóa - Thông tin xếp hạng là *Di tích kiến trúc, nghệ thuật”
Sau khi Chùa được nhà nước quyết định công nhận Di tích kiến trúc nghệ thuật, với sự hỗ trợ của Nhà nước và nhân dân phát tâm công đức, từ năm
1991 đến nay chùa đã khôi phục và xây mới một số kết cấu kiến trúc:
Nam 1995 (Ất hợi), nhà chùa cho tu bổ cổng Tam quan
Nam 1996 (Bính tý), nhà Tam bảo bị hỏng nặng, Nhà nước đã đồng ý
cho tu bổ Thời gian tu bổ từ 15.7 đến 30.8 năm Bính ty
Năm 1997 - 1998 (Đỉnh Sửu - Mậu Dân), nhà thờ Tổ được tu bổ Thời gian tu bổ từ ngày 6 tháng Chạp năm Đình Sửu đến ngày 26 tháng Giêng năm
Mậu Dân hoàn thành
Năm 2004, Chùa dựng mới khu nhà Mẫu
Trang 31Tiểu kết chuong 1
Làng Nam Dư Hạ có nguồn gốc từ vùng đất Nam Dư với tên nôm là kẻ Dựa Sau nhiều lần thay đổi địa giới và tên gọi, hiện nay làng thuộc thôn Nam Dư Hạ, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội Đây là một làng quê cổ thuộc vùng ven sông Hồng, nằm phía nam kinh thành Thăng Long, vị trí địa lý này đã hội tụ được nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế và giao lưu văn hóa Từ xa xưa, người dân Nam Dư đã biết khai thác các lợi thế đó để phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế nông nghiệp và thương nghiệp
Trai qua suốt chiêu dài lịch sử dựng nước và giữ nước, mảnh đất Nam Dư gắn liên với nhiều sự kiện và con người trong lịch sử dân tộc Người dân nơi đây luôn gắn bó hòa quyện với quê hương, có truyền thống đoàn kết, yêu
nước, có phẩm chất cần cù siéng nang cham chỉ sáng tạo trong lao động sản xuất Đời sống văn hóa của người dân Nam Dư Hạ khá đa dạng, phong phú
với những phong tục tập quán khá rõ nét của làng quê cổ truyền Về đi
tâm linh, người dân thờ Thành hoàng làng, thờ Phật, thờ ông bà tổ tiên, thờ các vị anh hùng dân tộc, thờ thần và đặc biệt là thờ Mẫu Tính chất đa dạng và
phong phú của văn hóa địa phương được phản ánh qua một số hình thái tôn
sống
giáo, tập tục, tín ngưỡng khác nhau cùng hội tụ, nảy sinh và tồn tại trong quá trình hội nhập, giao lưu với các vùng miễn khác, chúng dung hợp với tín ngưỡng văn hóa dân gian dé an sau bám rễ vào tâm hồn người dân, góp phần tạo nên nét văn hóa truyền thống của người dân Nam Dư Hạ ngày nay
Trang 32Chương 2 GIÁ TRỊ VĂN HÓA NGHỆ THUẬT CỦA CHUA NAM DUHA 2.1 GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC 2.1.1 Không gian, cảnh quan
Với kiến trúc truyền thống, đặc biệt là kiến trúc tôn giáo thì việc lựa chọn thế đất cho phù hợp với công trình là vấn đẻ rất quan trọng, điều này được chỉ phối bởi quan niệm phong thủy Phải chọn nơi có vị trí “linh: địa”, bởi người ta tin rằng ở nơi đó con người có thể câu viện được những “sinh lực vũ trụ” cho mọi mặt của cuộc đời Người ta cho rằng, mảnh đất tụ linh, tụ phúc bao giờ cũng cao hơn xung quanh (ưừ trên đổi núi) Ngoài yếu tố đó, thì “ướng” cũng có ảnh hưởng đến di tích kiến trúc truyền thống Người Việt quan niệm hướng Bắc là hướng đen tối nhiều hắc ám; hướng Đông là nơi của các thần, theo tự nhiên đây là hướng gắn với mặt trời mọc một ví dự cụ thể: đên Ngọc Sơn có câu Thê Húc đặt ở hướng Đông để đón ánh sáng ban mai); hướng Tây được quan tâm, bởi người ta nghĩ, hướng này phù hợp với quy luật đối đãi của âm dương, các thân ngồi đó sẽ được yên ổn không bỏ dân mà phiêu diêu tới miền khác, vì khi “thân”
nhìn về hướng tây thì mặt trước của thần (tức mạt của di tích) thuộc (đương) quay
vẻ hướng Tây (dm), tay trái (ẩm) ở hướng Nam (dương) tay phải (dương) ở hướng Bắc (âm), lưng (âm) quay hướng Đông (dương), như vậy người ta tin rằng thân sẽ yên vị, gần dân và ban phúc thường xuyên hơn cho dân, đồng thời hướng này cũng là nơi đất Phật, giúp cho con người sớm được giác ngộ Phật Pháp và được Phật độ trì
Chùa Nam Dư Hạ quay vẻ "hướng Nam", hướng này đặc biệt hơn cả, trước hết bởi vào mùa hè thì mát mẻ mùa đông tránh được rét, dân gian có câu "lấy vợ hiển hòa, làm nhà hướng Nam” Theo nhà Phật thì hướng Nam là hướng
Trang 33
để diệt trừ sự ngu tối, tức mầm mống của tội ác Hướng Nam còn mang tính dương (màu đỏ) gắn với hạnh phúc, điều thiện Hướng này còn là hướng của đế vương, là hướng của thần linh khi các Ngài trở thành ông vua tỉnh thân của quân chúng */hánh nhân nam diện nhỉ thính thiên hạ” (Thánh nhân mặt quay hướng Nam mà nghe lời tâu bày của thiên hạ) Với ngôi Chùa thì đó còn là sự thể hiện cá
sinh trong kiếp đời tục lụy, đặng dùng pháp lực vô biên để cứu với [12, tr.163] đức Phật và Bồ tát quay hướng Nam để nghe lời câu cứu của chúng
Quan niệm cho rằng, có nước là có sự *tụ thuỷ” mà chỗ tụ thủy là nơi đồng nhất với "tụ linh” "tụ phúc” cho cộng đồng cư dân, có lẽ vì lí do này mà chùa Nam Dư Hạ đã tạo một Hồ nước ngay tại di tích "Nước” theo quan điểm âm dương giao đãi: nước ở thấp mang yếu tố âm, di tích ở cao là dương, âm dương đối đãi at phat sinh, phát triển Đây là biểu hiện ci
tư tưởng “dich học”, âm dương đối đãi mà sinh "tứ tượng” để chuyển hoá thành mn lồi mn vật, nguồn gốc của sự sống trên thế gian Ngoài ra hồ nước nhỏ này còn mang ý nghĩa tẩy sạch bụi trần cho khách thập phương khi vào cửa Phật, người xưa còn cho rằng đó là não thủy/mỉnh đường
Như vậy, chùa Nam Dư Hạ đã hội được các yếu tố chuẩn mực của thuyết phong thủy mà trở thành điểm tụ linh tụ phúc cho người dân trong làng
Khi nói tới không gian của di tích, ngoài nhưng đặc điểm về địa thế và hướng của công trình kiến trúc thì một vấn đẻ cân quan tâm thêm nữa đó là "cây cỏ” trong di tích Sự có mặt của "cây cỏ” như chiếc áo để trang hoàng
cho di tích, mặt khác, cây cỏ còn như nhấn mạnh một điểm cơ bản xác nhận
Trang 34
Chùa Nam Dư Hạ hiện nay có một số cây mang ý nghĩa của Phật giáo Đứng đối diện cổng Chùa là cây Si, trồng lâu năm với dáng vẻ rậm rạp nên càng tăng phần thiêng cho di tích Trong dân gian người ta xem loại cây này như là nơi thường ngự của các thân linh dân đã, có khi là nơi nương dựa của các linh hồn bơ vơ, mong ngụ gần đền miếu để nương dựa vào thần mà hưởng chút lộc của chúng sinh Bởi quan niệm, vị thần gắn với các cây thiêng (được coi là thiện thần) nên trước kia người ta trồng nhiều loại cây này trong kiến
trúc tôn giáo tín ngưỡng
Ngay sau Tam quan trồng hai cây tùng, loại cây này tượng trưng cho người quân tử học rộng tài cao, cho sức chịu đựng bền bỉ trước phong ba bão táp mà vẫn giữ nguyên phẩm chất cao dep [13, tr.175]
'Vào Chùa bằng cửa phụ, cây đại được trồng hai bên lối đi, hình thức của nó đã phá vỡ nét đơn điệu và tạo thêm phần thiêng cho di tích Khi tìm hiểu ở các nhà tu hành, thì "cây Đại” là một cây thiêng trong hệ cây *Thiên Mệnh”, cũng gọi là cây *Mệnh” (Mệnh là sinh khí vũ trụ, linh hồn) Trong quan niệm xưa, đây là cây có khả năng thu hút sinh lực từ bầu trời chuyển xuống cho đất và nước để từ đó bừng lên một cuộc sống viên mãn [13, tr.174]
Đi về phía sau Chùa ta thấy có cây Mít, đây là loại cây cho an quả cả lúc non lẫn lúc chín, rất phù hợp với mọi kiếp tu Ý nghĩa của Mít được Phật giáo
quan tâm, Mít có thể là tiếng gọi tắt từ phạn ngữ là Paramita (Ba la mật đa) có
nghĩa là “cứu cánh đảo bỉ ngạn”, là Độ, tức giáo hóa chúng sinh đưa đến bến
bờ giác ngộ (tới cõi Niết bàn), đó cũng là giải thoát Bởi vậy lấy thân Mít
làm gỗ tạc tượng không đơn thuần với mục đích tạo độ bền cho tượng (gỗ mít
nhẹ, tránh được mối mọt), mà mục đích được coi trọng hơn cả, là qua đó, nêu
lên sự giải thoát toàn thể, cả trong tâm, của các vị Phật, Bồ Tát
Trang 35
loại cây này phục vụ nhu cầu cuộc sống đời thường của nhà chùa, chúng đóng một vai trò rất quan trọng trong kiến trúc của ngôi chùa, khiến ngôi chùa hòa quyện vào môi trường mà không trở nên cách biệt
2.1.2 Bố cục mặt bằng tổng thể
Tổng diện tích chùa Nam Dư Hạ là 6.574m”, bao gồm nhiều hạng mục công trình khác nhau Trước đây Chùa có bố cục diện tích mặt bằng kiểu "nội Công ngoại Quốc" Qua quá trình tu bổ, sửa sang, hiện nay kết cấu chùa Chinh theo hinh “chit Dink” (J) Từ ngoài đi vào, trước tiên là Tam quan của Chùa, được xây theo hình thức hai tầng tám mái Từ Tam quan đến Tiền đường là một khoảng sân rộng với "nhất chính đạo” được lát bằng gạch Bát
Tràng Gian Thượng điện nối liên với Tiền đường, hai bên cửa n
Thượng điện dẫn đến hai dãy hành lang nối với phòng ở của Tiểu, hai đầu hồi
(hành lang phía bên trái kiêm nhà Khách, hành lang bên phải dùng làm nơi thờ vong) Qua khoảng sân nhỏ ngay phía sau Thượng điện là nhà Tổ, hai bên đâu hồi của nhà Tổ là phòng Ni và phòng kho, nằm gối đâu liễn kể với dãy nhà Tổ là nhà Mẫu Ngay sau dãy nhà Tổ và nhà Mẫu là một khu vườn, nằm vuông góc với khu vườn là một hồ rộng Đâu hồi của Tiền đường là chiếc cổng phụ đi vào khoảng sân rộng dẫn vào khuôn viên phía trong của Chùa
(sân được lát bằng gạch Bát Tràng) Mục đích của việc xây chiếc cổng này để
cho khách hành hương và “nhà Chùa”
đi lại, tránh sự thất lễ với cửa Phật
2.1.3 Kết cấu kiến trúc
2.1.3.1 Tam quan [PL2, a.1, tr 4]
Trang 36đệ tử vào Chùa (8 vạn 4 nghìn pháp môn) Tam quan là nơi giao tiếp giữa đạo
và đời
“Theo giải nghĩa của từ điển Hán - Việt thì “Quan” là cửa, là quan sát, là lối nhìn, là nhận thức Tam quan gồm không quan, giả quan, trung quan Người Việt có nhận thức rằng mọi sự phải theo thân mà không theo người, bởi lẽ đó khi đẻ cập đến *tả”, "hữu” là nói theo hướng của thân và cũng là hướng của di tích, nó được nhìn từ phía trong ra Cộng với tỉnh thân *âm dương đối đãi” của tư duy nông nghiệp, thì cặp phạm trù này được mở rộng ra không chỉ riêng cho từng không gian mà thường có sự tổng hợp Vì thế, ngay đối với thân nam/nữ hay động/ñnh cũng vậy, Nam/động trái (am) và Nữ/ĩnh gắn vị *Không” mang tính cốt lõi/ĩnh, nên ở bên phải Cửa *Giả” mang tính vô với dương/phải, nằm bên
âm/trái, nằm bên phải (dương) Như vậy, cửa thường/động, mang tính dương, nên ở bên trái
Không quan trong đạo Phật, là nhìn vẻ bản thể cốt lõi chung của mn
lồi, vạn vật Người nha Phat gi
*Mao thỏ trân”, chia 7 (số 7 tượng trưng cho số nhiều, số phiếm chỉ chứ không mang ý nghĩa của số đếm) sẽ được Thủy trần, Thủy trần chia 7 được thích rằng, nếu như lấy đầu lông thỏ gọi là Kim trân, cứ như thế sẽ được Sắc tụ trần, rồi Cực vi, lân hư trần, cuối cùng là Sắc biến tế tướng, tới đây do quá nhỏ không thể chia được nữa, để “Không” có nghĩa không phải là cái gì, nó không còn mang tính chất lông thỏ, hoặc đất, đá, thịt, xương, mà "Không” là bản thể, là chân như, không sai, không khác *Không quan” như muốn nói mn lồi mn vật xuất phát từ một nguồn gốc ng được thể hiện rõ trên bàn thờ chính, với các *Tượng thờ” thường không đi giày chung, sẽ dẫn đến tỉnh thân bao dung và lòng từ bỉ cao độ (điều này
để tránh dẫm vào các chúng sinh bé nhỏ, những vị mang giày thường là "vân xảo" để bay, để làm phép chứ không dùng để đi trên mặt đất)
Trang 37khác nhau, thành mn lồi, mn vật Mn lồi, mn vật chịu ảnh hưởng và sự chỉ phối bởi quy luật vô thường qua quá trình sinh, trụ, di, diệt, rồi cuối cùng đi đến chỗ diệt vong, trên cơ sở có sinh at phải có diệt, như thế cũng có thể hiểu rằng sự tổn tại chỉ mang tính giả tạm mà thôi Đó là lối nhìn vẻ quy luật phủ định đối với thế giới vạn hữu, mà tượng trưng là “Giả quan”, mang
tính động nên nằm ở bên trái Tam quan
Nam ở giữa Không quan và Giả quan là Trung quan, nó mang ý nghĩa là
trung tâm, là lối nhìn chân chính, đòi hỏi phải tìm hiểu mọi lẽ huyền vi của tạo hóa và thế gian để đi vào Đạo bằng trí tuệ mà tìm tớ ii thoát, đó là hình
thức giải thoát “hình nhỉ thượng học” (cao siêu, minh triết)
Như đã trình bày ở trên, Tam quan của chùa Nam Dư Hạ được kết hợp từ kiểu nghỉ môn của Đình và Đẻn, bởi hình thức của nó vừa là kiểu tứ trụ, vừa được xây kiểu tường bao Chính giữa bờ nóc của Tam Quan được kết một mặt trời kính với đao xung quanh, có đế là mây cuộn Hai đầu kìm được kết hai con *Si mẫn” dưới dạng Makara hóa Rồng
Hệ thống cổng được bố cục theo kiểu tòa nhà hai tầng tám mái, mái trên nhẹ tượng cho dương, mái dưới nặng tượng cho âm, trong sự đối đãi âm dương (lưỡng nghỉ) mà nảy sinh Tứ tượng (bốn phía mái: thái âm, thái dương, thiếu âm, thiếu dương) Tám lá mái tượng cho Bát quái (tám "vật thể" khởi đầu cơ ¡ hữu hình để trong quá trình bồi dip bản của thế gi sinh ra mn lồi,
Trang 38Dưới bộ mái là phần thân của Tam quan Mặt trước tầng trên dip doi Rồng vất ngược đuôi lên phía trên, châu vào một của sổ tròn như hóa thân từ mặt trăng, hướng Nam là hướng dương, mà mặt trăng thuộc âm nên tạo thành một cặp âm dương đối đãi, phía dưới của bức phù điêu Rồng chầu nguyệt đắp nổi ba chữ Hán "Thiên Phúc Tự” Mat sau Tam quan cũng là đôi Rồng nhưng (hình thức của hai mặt gác Chuông chỉ là sự đổi chiều lẫn nhau mà thôi), phía dưới
cuộn đuôi xuống phía dưới, đầu ngóc lên chầu vào mặt
dòng chữ
Hán *Trùng tu ất Hợi niên” (năm 1995) Dưới tòa lầu là Chính môn (gọi là Trung quan), được xây kiểu tò vò, quan sát kỹ ta thấy lòng của Chính môn lộ ra những chiếc rằm sắt nhỏ, dấu vết này chứng tỏ Tam quan đã được tu sửa gân đây Bộ cửa gỗ của Chính môn được làm theo kiểu vòm cuốn, phần trên trổ thủng chữ Thọ, phân dưới tạo bốn ván chạm nổi tứ hựu (cây theo mùa), kiểu dáng này được lấy mẫu từ truyền thống nên đã làm khá đẹp, tuy nhiên phần nào có hiện tượng suy lạc bởi sự kết hợp của nó là không đồng nhất Hai bên Chính môn là hai trụ lớn xây theo lối trụ chính của Đình, đỉnh trụ là đài sen đỡ búp sen nằm trên một đấu giật cấp đơn giản gắn với hệ mui luyện (mui luyện trơn không trang trí Hệ mui luyện được đỡ bằng chiếc lồng đèn, xung quanh lồng đèn trang trí những đường diễm mảnh đơn tạo bằng hệ thống đường gờ chỉ giật cấp thụt vào, bốn mặt của lồng đèn đắp nổi hình cây và quả thiêng (tùng, lộc, hồng, na )
'Từ cột trụ chạy sang hai bên là tả môn (Giả quan) và hữu môn (Không quan) cũng được kết cấu theo kiểu thức hai tầng tám mái, nhưng đầu kìm và
Trang 39
“Khong quan” và *Giả quan” được làm theo kiểu thượng song hạ bản Nối sang hai bên của Không quan và Giả quan là hai trụ nhỏ, có bố cục tương đồng với hai trụ lớn, tuy vậy, ở các mặt lỏng đèn của hai trụ nhỏ chủ yếu được trang trí đắp nổi hoa quả thiêng Hình tượng cành đào và chùm ba quả
tru xuống ở mặt ngoài mang ý nghĩa sâu xa vẻ ước vọng, đó là cành sinh lực với những quả đào để trừ
trừ ma và cầu trường thọ trong ý thức phát sinh, phát triển của muôn loài (ba là số lẻ, lẻ thì động, động thì chuyển, chuyển thì biến đổi mà biến đổi thì phát triển) Hình tượng cành hoa, quả lựu đáp ở hai mặt bên là hình thức cầu sinh sôi, phát triển trong ý nghĩa chung gắn với biểu tượng về hoa quả, bởi theo dân gian, các hoa quả có nhiều hạt (quả Lựu), nhiều múi (quả Bưởi), nhiều tay (quả Phật Thủ), nhiều mắt (quả Na)
đều được mang ý nghĩa gắn với cầu no đủ của dân cư nông nghiệp Nối với hai trụ nhỏ là một hệ thống tường bao được xây theo lối bổ trụ, đỉnh trụ là một búp sen được đỡ bởi đài sen (chất liệu đất nung tráng men), mũ tường được tạo bởi hệ thống mái giả chạy sang hai bên, thân tường đắp nổi những panô với trung tâm là một mặt phẳng hình chữ nhật có bốn góc cong lõm tựa
như chiếc khay nước Hình ảnh đáp nổi kỷ hà tại bốn góc chữ nhật trên hệ thống tường bao như hiện tượng hóa thân cách điệu của bốn con Dơi, ý tưởng này xuất phat từ hình thức "ngũ phúc lâm môn” Đây là sản phẩm mang niên đại cuối thế kỷ XX
Trang 402.1.3.2 Tiền đường
Sau Tam Quan là con đường gạch dài 20m dẫn đến bậc tam cấp của tòa Tiền đường Nền Tiền đường cao hơn mặt sân khoảng 70cm, được lát bằng gach hoa hình vuông (mỗi cạnh là 30cm) Hign nay, Tiền đường là một tòa nhà năm gian hai di, mat trước của 2 gian đầu hồi được xây tường bưng Trên thân bức tường bưng được trổ cửa sổ thủng với trung tâm là chữ thọ cách điệu trong khung tròn với bốn góc là bốn nhành lá cân xứng, như hóa thân cách điệu của 4 con doi để thoáng vẫn thấy ý nghĩa của cả bộ cửa như tượng cho ười đất, cho âm dương và cho *ngũ phúc lâm môn” Mái của tòa Tiền Đường được lợp bởi hai lớp ngói, lớp dưới là ngói lớt, có in nổi hình chữ thọ: lớp trên lợp ngói vầy rông, bờ nóc được 1g Voi vữa Với phong cách này chúng ta có thể xếp
kiến trúc Tiền đường vào niên đại của thế kỷ XX, có nghĩa là đợt tu sửa trong
thế kỷ trước đã xây dựng tòa Tiền Đường với kết cấu 5 gian tường hồi bít đốc Khi tu sửa, người ta đã không giữ được các con giống trên nóc mái, hiện nay chúng ta chỉ nhìn thấy một bức hoành phi hình chữ nhật chém góc, chính giữa
đỉnh hoành phi là mặt trời lồng kính được đặt cân xứng trên một đám mây
cuộn Hai đâu kìm là hai đấu giật cấp, người ta còn gọi đây là đấu “nấm cơm”, từ thân “nắm cơm” chạy xuống là bờ chảy được chốt bằng hai đấu “nắm cơm” nhỏ khác, tiếp đó là hệ tay ngai kép đơn giản Từ bờ mái giọt gianh nơi đâu hồi, một bức tường phụ nhỏ nối với tường hồi chạy ra rồi kết thúc bằng hai trụ (không khác trụ của Tam quan) Tuy nhiên, khi xem xét ta thấy trụ này có niên
đại sớm hơn, bởi phần mui luyện ở đầu trụ đã làm theo kiểu thức cổ truyền để đội một đế trổ thủng hình hoa chanh ở bốn mặt và là bệ đỡ cho lọ nước cam lỏ của nhà Phat Toàn bộ các kết cấu đầu cột hầu như không trang trí, lồng đèn để trơn, thân trụ được đấp nổi câu đối chữ Hán ở ba mặt
“Tòa Tiền đường được kết cấu theo dạng năm hàng chân cột, khoảng cách
từ cột quân ra cột hiên là 1.45m, khoảng cách giữa cột quân đến cột cái là