1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Giá trị văn hóa nghệ thuật chùa Thánh Chúa (phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội)

116 6 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 22,57 MB

Nội dung

Luận văn Giá trị văn hóa nghệ thuật chùa Thánh Chúa (phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội) nghiên cứu sự ra đời và quá trình tồn tại của chùa Thánh Chúa, khảo tả giá trị văn hóa vật thể, giá trị văn hóa phi vật thể của di tích, đánh giá thực trạng giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, bước đầu đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn khai thác phát huy giá trị của di tích trong đời sống xã hội hiện nay.

Trang 1

VÕ THỊ THANH GIÁ TRỊ VĂN HÓA NGHỆ THUẬT CHÙA THÁNH CHÚA (PHƯỜNG DỊCH VỌNG HẬU

QUAN CAU GIAY, HA NOD)

Chuyên ngành: VĂN HÓA HỌC Mã số: 60 31 06 40

LUẬN VĂN THẠC SỸ VĂN HÓA HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Sỹ Toản

HÀ NỘI - 2015

Trang 2

Chương l: CHÙA THÁNH CHÚA TRONG DIEN TRINH LICH SU

1.1 Khái quát về phường Dịch Vọng Hậu - Nơi di tích tồn tại 1.1.1 Vị trí địa lý

1.1.2 Lịch sử hình thành phường Dịch Vọng Hậu

1.2 Lịch sử hình thành và tồn tại của chùa Thánh Chúa

1.2.1 Lịch sử hình thành chùa Thánh Chúa 1.2.2 Quá trình tồn tại của chùa Thánh Chúa

1.3 Việc phụng thờ Nguyên phi Ÿ Lan ở chùa Thánh Chúa

1.3.1 Lịch sử công trạng của nhân vật được thờ

1.3.2 Sự tôn vinh của người dân đối với Nguyên phi Ÿ Lan

Tiểu kết

Chương 2: GIÁ TRỊ VĂN HOÁ VẬT THẺ CỦA CHÙA THÁNH CHÚA 2.1 Giá trị kiến trúc chùa Thánh Chúa

2.1.1 Không gian cảnh quan

2.1.2 Bố cục mặt bằng tổng thể 2.1.3 Các đơn nguyên kiến trúc

2.2 Nghệ thuật trang trí, điêu khắc chùa Thánh Chúa

2.2.1 Điêu khắc trang trí trên kiến trúc

Trang 3

Chương 3: GIÁ TRỊ VĂN HÓA PHI VẬT THẺ CHÙA THÁNH CHÚA 3.1 Những nghỉ lễ Phật giáo ở chùa Thánh Chúa

3.1.1 Lê Thượng Nguyên (15 tháng Giêng âm lịch) 3.1.2 Lễ Phật Đản (15 tháng Tư âm lịch)

3.1.3 Lễ Vụ Lan (ngày 15 tháng Bảy âm lịch) 3.2 Lễ hội chùa Thánh Chúa

3.2.1 Thời gian tổ chức lễ hội

3.2.2 Công tác chuẩn bị cho lễ hội 3.2.3 Diễn trình lễ hội chùa Thánh Chúa

3.3 Giá trị của nghỉ lễ Phật giáo, lễ hội chùa Thánh Chúa

3.3.1 Giá trị cố kết cộng đồng,

3.3.2 Giá trị hướng về cội nguồn dân tộc

3.3.3 Giá trị cân bằng đời sống tâm linh

3.3.4 Lễ hội giúp con người sáng tạo và hưởng thụ văn hóa

3.3.5 Giá trị bảo tồn và trao truyền văn hóa

3⁄4 Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể của chùa Thánh Chúa

3.4.1 Thực trạng những giá trị văn hóa phi vật thể của chùa Thánh Chúa

Trang 4

Chữ viết tắt BQL CTQG DLTC DSVH DTLSVH ĐHQGHN ĐHVHHN GPMB LATS NXB Tr VHDG VHTT VHNT Chữ viết đầy đủ Ban quản lý Chính trị quốc gia Danh lam thắng cảnh Di sản văn hóa Di tích lịch sử văn hóa Đại học Quốc gia Hà Nội Đại học Văn hoá Hà Nội

Giải phóng mặt bằng

Luận án tiền sĩ Nhà xuất bản

Trang

Trang 5

Người hướng dẫn khoa học

Trang 6

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng

dẫn khoa học của TS Nguyễn Sỹ Toản Những nội dung trình bày trong luận

văn là kết quả nghiên cứu của tôi, đảm bảo tính trung thực và chưa từng được công bố dưới bắt kỳ hình thức nào Những chỗ sử dụng kết quả nghiên cứu của người khác, tôi đều trích dẫn rõ ràng Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này

Hà Nội, ngày 22 tháng 9 năm 2015 Tác giá

Trang 7

“Trải qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt

Nam có bề dày truyền thống văn hoá tốt đẹp, làm nên sức sống trường tồn

dua dat nước vượt qua bao thing trim, bao vệ nền độc lập dân tộc, xây dựng,

và phát triển đất nước Trong quá trình đó, giá trị văn hoá chùa Việt có vi

quan trọng trong đời sống tinh thần, cố kết cộng đồng, góp phần tạo nên nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc Chùa Việt là sản phẩm của văn hóa Phật giáo Khi du nhập vào nước ta Phật giáo đã sớm kết hợp

với tín ngưỡng dân gian bản địa góp phần sự phong phú đa dang trong đời

sống tâm linh, tỉnh thần của người dân Việt Nam Chùa Việt là những di tích lịch sử văn hóa là nơi bảo lưu những giá trị văn hóa truyền thống của quá khứ Bảo vệ và phát huy giá trị của di tích là nền tảng là nguồn động lực cho

sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước Mỗi di tích nói chung và

ngôi chùa nói riêng là tài sản quý giá không thể tái sinh không thê thay thế,

cùng với thời gian mỗi ngày trôi đi tuổi thọ của ngôi chùa ngày càng suy giảm và rất dễ bị biến dạng, mai một do tác động của thiên nhiên và xã hội

Quan Cầu Giấy nằm ở phía Tây thủ đô Hà Nội, được thành lập vào ngày 22 tháng 11 năm 1996, trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số

của 4 thị trấn: Cầu Giấy, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Mai Dịch và 3 xã Dịch Vọng, Yên Hòa, Trung Hòa thuộc huyện Từ Liêm, là vùng đất có bề dày truyền

thống lịch sử, văn hóa, cách mạng Nơi đây, có nhiều làng nghề truyền thống

Trang 8

Cầu Giấy, Hà Nội Chùa là nơi sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng của nhân dân hai phường Dịch Vọng Hậu và Mai Dịch Chùa Thánh Chúa đã được Bộ Văn

hóa xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật, theo Quyết định số 100/VH/QĐ

ngày 21 tháng 01 năm 1989

“Tương truyền và một số tư liệu biên chép cho biết: Chùa Thánh Chúa là một trong 100 ngôi chủa do Nguyên phi Ỷ Lan cho tu sửa, chùa là nơi

Nguyên phi Y Lan cing via Ly Thanh Tông đến đây cầu tự sau đó Y Lan

Phu Nhân có thai và sinh ra Thái Từ Càn Đức (tức vua Lý Nhân Tơng) Ngồi

ra chùa cũng là nơi Nguyên phi Ÿ Lan cùng các vua nhà Lý đến đây nghỉ ngơi và nghiên cứu Phật Pháp Đồng thời chùa Thánh Chúa cũng gắn bó với tuổi

thơ của Thái Tử Lê Tư Thành (tức vua Lê Thánh Tông) Lúc bấy giờ bởi loạn Nghỉ Dân nên Bà Ngô Thị Ngọc Dao cùng Thái Tử phải Ấn náu ở chùa Thánh Chúa Sau khi lên ngôi vua, Vua Lê Thánh Tông cho tu sửa lại chùa Trong dân gian vẫn còn lưu câu ea: “Ngàn năm có mắy ngôi chùa/ Có chùa Thánh Chúa hai vua tôn the”

Trong thời đại toàn cầu hóa văn hóa như hiện nay các giá trị văn hóa

truyền thống tốt đẹp của dân tộc ít nhiều bị mai một, ảnh hưởng bởi nhiều nền

văn hóa khác nhau Vì vậy, việc tìm hiểu nghiên cứu giá trị văn hóa của di

tích là việc làm cần thiết, nhằm góp phân giữ gìn bản sắc văn hóa dân tí bao

tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, thúc đây sự phát triển

kinh tế - xã hội; xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng văn minh giàu đẹp, phát triển bền vững

'Từ những lý do trên, học viên đã chọn đề tài “Giá tri văn hóa nghệ thuật chùa Thánh Chúa, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội” làm

Trang 9

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Từ trước đến nay, nghiên cứu về chùa nói chung và chùa Thánh Chúa nói riêng đã được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, những kết quả nghiên cứu đã

được xuất bản thành sách hoặc đăng tải trên các tạp chí nghiên cứu Dưới đây là

một số các công trình nghiên cứu đã viết về ngôi chùa này, cụ thể như sau: “Ÿ Lan và sự nghiệp nhà Lý” [1] của tác giả Hoài Anh “Lịch sử cách mạng phường Dịch Vọng" [2] do Ban Chấp hành Đảng bộ phường Dịch Vọng,

(Chủ biên) Nội dung cuốn sách đã giới thiệu tóm tắt về: Đặc điểm và truyền thống phường Dịch Vọng, lịch sử đấu tranh và xây dựng bảo vệ đất nước của

nhân dân phường Dịch Vọng qua các thời kỳ: Cách Mạng Tháng Tám, chống

Pháp, Mỹ và xây dựng CNXH, thời kỳ đổi mới “Quận Câu Giấy - hình thành và phát triển” [4] của Ban Thường vụ Quận ủy Cầu giấy Trong đó đề cập tới vùng đất Cầu Giấy trong lịch sử và truyền thống hiếu học, chống xâm lược, một số di tích văn hoá Sự hình thành quận Cầu Giấy ngày nay, truyền thống đấu tranh cách mạng, những nhiệm vụ phát triển kinh tế văn hoá xã hội trong,

các năm 1998-2000, “Chia Ha Noi" [30] của tác giả Phạm Thế Long, nội

dung cuốn sách đã giới thiệu vài nét về đạo Phật ở Việt Nam và Hà Nội, giáo

lý đạo Phật và đạo Phật dân gian; kiến trúc và các pho tượng trong một ngôi

chủa ở Việt Nam Giới thiệu các ngôi chùa được xếp hạng di tích lịch sử văn

hóa từ năm 1962 - 1994 ở Hà Nội, trong đó có chùa Thánh Chúa *i tích lịch sử - Văn hỏa quận Cầu Giấy” [S1] của tác giả Nguyễn Doãn Tuân đã giới

thiệu tổng quan về quận Cầu Giấy, các di tích lịch sử - văn hoá, các di tích lưu

Trang 10

*36 đình, đền, chùa Hà Nội” [54] của tác giả Quốc Văn Nội dung cuốn sách đề cập đến vị trí địa lí, lịch sử hình thành, kiến trúc và điêu khắc của một số đình, đền và chùa nồi tiếng của đất Thăng Long - Hà Nội “Đại Việt sử ký

toàn thư” (Bản kỷ toàn thư, quyển 3) [13] có chép “Quý Mão, chương Thánh

gia Khánh thứ 5 (1064) Tống Gia Hựu năm thứ § Bấy giờ vua xuân thu đã

ngoài 40 tuổi mà chưa có con, sai tri hậu nội nhân Nguyễn Bông làm lễ cầu tự ở chùa Thánh Chúa Sau đó, Ÿ Lan phu nhân có mang sinh hoàng tử Càn Đức tức vua Lý Nhân Tông” Tuy thông tin trong Đại Việt sử ký viết không nhiều,

song đã cung cấp cho người nghiên cứu những thông tin rất đặc trưng của chùa Thánh Chúa Có thể thấy, chùa trước đấy (thời khởi dựng) được liệt vào

hàng trung danh lam “Đình chùa lăng tẩm nỗi tiếng Việt Nam” [45] của tác

giả Trần Mạnh Thường, trong đó có đề cập tới nguồn góc lịch sử hình thành

ngôi chủa Thánh Chúa qua các thời kỳ lịch sử và các giá trị về văn hóa nghệ

thuật gắn với ngôi chùa này

“Di tich chùa Thánh Chúa" [3§] của tác giả Nguyễn Thị Kim Thanh, khóa luận tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Bảo tàng học Khóa luận đã phần nào giới thiệu về kiến trúc nghệ thuật, không đề cập đến giá trị văn hóa phi vật thể Khóa luận mới chỉ dừng lại ở mức độ mô tả chứ chưa đánh giá được

một cách sâu sắc các giá trị văn hóa nghệ thuật của di tich nay “Hé sơ xép

hạng di tích kiến trúc nghệ thuật chùa Thánh Chúa ” [3] của Ban quan lý danh thắng Hà Nội đã đánh giá những giá trị tiêu biểu của chùa (niên đại, đặc điểm,

giá trị kiến trúc, di vật tiêu biểu, kèm theo hồ sơ có ảnh chụp, các bản vẽ và thống kê các di vật, .) Tuy nhiên, đây là hồ sơ khoa học làm theo mẫu của

Bộ Văn hóa- Thông tin vì vậy những thông tin trong hồ sơ mang tính quy

định, chưa mở rộng ra các lĩnh vực phi vật thể

Thăng Long” [Š7] của tác giả Lê Trung Vũ có đề cập tới nội dung

Trang 11

tháng Giêng âm lịch Vào hội suốt từ ngoài cổng đến tam quan, cờ phướn nhà Phat bay rợp đất Người khắp nơi đến dự hội rất đông Trong hội, có hát chèo đò đưa thuyền về Tây Trúc của các vãi và múa hoa sen tượng trưng cho sự tỉnh khiết, múa chim phượng tượng trưng cho sự ấm no hạnh phúc và hát chèo tích Phật, giúp con người luôn hướng thiện, với nhiều trò chơi dân gian

Chùa Thánh Chúa - Chứng tích văn hóa Thăng Long, đăng trên webside htp:⁄/quehuongonline.vn/ ngày 30/11/2011 đã đề cập đến chùa Thánh Chúa là một trong số 100 chùa chiền được Nguyên phi Ÿ Lan tu sửa Chùa Thánh Chúa là nơi Nguyên phi Ÿ Lan và các vị vua nhà Lý thường lui

tới để nghiên cứu Phật pháp Đồng thời chùa Thánh Chúa cũng gắn bó với

tuổi thơ của vua Lê Thánh Tông lúc bấy giờ loạn Nghỉ Dân nên bà Ngô Thị Ngọc Dao cùng Thái tử Lê Tư Thành phải ẩn náu ở chùa Thánh Chúa

Chứng tích văn hóa Thăng Long ở chùa Thánh, webside của Ban Tôn giáo Chính phủ, ngày 27/06/2011 được đăng tải với nội dung: Chùa Thánh Chúa là một trong những di tích quý hiếm còn lại từ thời lý, một chứng tích văn hóa Thăng Long, chùa Thánh Chúa gồm nhiều hạng mục công trình

như: cổng tam quan, gác chuông, tòa Tam bảo, nhà Mẫu, nhà thờ Tổ, điện thờ Nguyên phi Ÿ Lan, bia đá, chuông, khánh chùa cũng là nơi lưu giữ

một hệ thống tượng phong phú, các hiện vật gỗ sơn son thiếp vàng, chạm trỗ tỉnh tế, các đồ thờ tự như hoành phi, câu đối, chuông đồng có niên đại thế

kỹ XVII - XIX

Huyén tích lâu đồi ở chùa Thánh Chúa, đăng trên webside

http:/Avww.nguoihanoi.com.vn, ngày 16/12/2009, có đề cập đến chùa Thánh Chúa là nơi thờ Phật và Nguyên phi Ÿ Lan đồng thời cũng là nơi tập kết của

nghĩa quân khởi nghĩa khi Pháp mới chiếm Hà

Trang 12

Bài viết “Chùa Thánh Chúa và những dấu tích văn hóa lâu đời" [29]

của tác giả Tuyết Lê đã đề cập đến chùa Thánh Chúa được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia vào ngày 21 tháng 01

năm 1989 Hàng năm, hội chùa Thánh Chúa được mở vào ngày 25 tháng

Giêng với nhiều hoạt động văn hóa cô truyền như hát chèo đò đưa thuyền về

Tây Trúc của các vãi bà, múa hoa sen tượng trưng cho sự tỉnh khiết, múa chim phượng tượng trưng cho sự no ấm hạnh phúc và hát chèo tích Phật giúp con người luôn hướng thiện, cùng với đó là nhiều trò chơi thể thao dân sian Chùa Thánh Chúa và hội chùa là một nét đẹp của di sản văn hóa, một

dấu tích của Thủ đô ngàn năm văn hiến Hội chùa Thánh Chúa, đăng trên webside http://thanglong.com.vn dé cap đến Hội chùa Thánh Chúa là nét đẹp của di sản văn hóa, một dấu tích của thủ đô ngàn năm văn hiến và cũng là

niềm tự hào của nhân dân thủ đô Hà Nội

'Từ những tập hợp và phân tích tư liệu ở trên cho thấy việc nghiên cứu

về di tích chùa Thánh Chúa ở phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà

Nội tuy tiếp cận ở những phạm vi và mức độ khác nhau, đã đạt được những kết quả nhất định Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên

cứu một cách đầy đủ sâu sắc một cách toàn diện về giá trị văn hóa nghệ

thuật chùa Thánh Chúa dưới góc độ văn hóa học Tác giả luận văn trân trong

kế thừa các công trình nghiên cứu đó sẽ là những gợi mở hết sức quan trọng

cả về lý luận và thực tiễn để tôi nghiên cứu giá trị văn hóa nghệ thuật chia

Thánh Chúa hiện nay

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu sự ra đời và quá trình tồn tại của chùa Thánh Chúa, khảo tả giá trị văn hóa vật thể, giá trị văn hóa phi vật thể của di tích Đánh giá

Trang 13

pháp nhằm bảo tồn khai thác phát huy giá trị của di tích trong đời sống xã

hội hiện nay

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

~ Tông hợp và phân tích các công trình nghiên cứu về chùa Thánh Chúa

của các tác giả đã viết từ trước tới nay để kế thừa và giải quyết mục tiêu của đề tài

~ Nghiên cứu chùa Thánh Chúa trong không gian văn hóa phường Dịch

Vong Hau, quận Cầu Giấy, Hà Nội

~ Tìm hiểu lịch sử xây dựng, quá trình trùng tu, tôn tạo di tích

~ Xác định giá trị di tích trên hai phương diện: Giá trị văn hóa vật thể

thông qua các nội dung cơ bản như giá trị kiến trúc, điêu khắc, và hệ thống di

vật, cỗ vật Giá trị văn hóa phi vật thẻ thông qua lễ hội chùa Thánh Chúa và

các sinh hoạt văn hóa - tôn giáo, tín ngưỡng của cộng đồng cư dân địa phương

~ Đánh giá thực trạng giá trị văn hoá vật thê và phi vật thể, đưa ra giải

pháp góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di tích trong giai đoạn hiện nay

.4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

tượng nghiên cứu: chùa Thánh Chúa ở phường Dịch Vọng Hậu,

quận Cầu Giấy, Hà Nội

- Pham vi nghiên cứu

thời gian: Từ khi xây dựng chùa Thánh Chúa đến nay

Về không gian: Nghiên cứu chùa Thánh Chúa trong không gian văn hóa

phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Bảo tàng học, Mỹ thuật học, sử học, xã hội học Sử dụng phương pháp khảo sát tại thực địa vận dụng các kỹ năng như quan sát, phỏng vấn, đo vẽ, miêu tả, chụp ảnh, tham dự để thu thập

Trang 14

6 Đồng góp của luận văn

Luận văn tập hợp và hệ thống hóa những tư liệu của các tác giả đi trước về chùa Thánh Chúa Tìm hiéu giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của

chia Thanh Chúa Khẳng định vai trò, vị trí của di tích trong đời sống cộng đồng cư dân Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là tư liệu để tuyên truyền cho người dân địa phương hiểu hơn vẻ giá trị đích thực của ngôi chùa này Từ

đó, nâng cao tỉnh thần trách nhiệm bảo tồn, giữ gìn di tích cho chính bản thân người dân và địa phương sở tại

Luận văn đề xuất một số ý kiến nhằm phát huy có hiệu quả giá trị của

chủa Thánh Chúa trong thực tiễn trên các phương diện: Văn hóa nghệ thuật,

đời sống tâm linh và giáo dục truyền thông

7 Bố cục luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tải liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm 03 chương như sau

Trang 15

Chương I

CHUA THANH CHUA TRONG DIỄN TRÌNH LỊCH SỬ

1.1 Khái quát về phường Dịch Vọng Hậu - Nơi LL Vi trí địa lý

Phường Dịch Vọng Hậu nằm ở cửa ngõ phía Tây của quận Cầu Giấy,

cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 7 km, điện tích tự nhiên là 147,72 ha và khoảng 25.000 người (năm 2014) Phía Đông giáp phường Dịch Vọng,

tồn tại

phía Tây giáp phường Mai Dịch, phía Nam giáp phường Mỹ Đình, quận Từ

Liêm, phía Bắc giáp xã Cổ Nhuế, quận Bắc Từ Liêm và phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy

Dịch Vọng có đường giao thông thuận tiện, đường quốc lộ 32 Hà Nội -

Sơn Tây chạy dọc từ thôn Tiền qua thôn Trung thôn Hậu Phía Đông có

đường Nguyễn Phong Sắc nói dài sang đường Trần Thái Tông Phía Tây có đường Phạm Hùng, đường Phạm Văn Đồng nối với cầu Thăng Long

1.1.2 Lịch sử hình thành phường Dịch Vọng Hậu 1.1.2.1 Quá trình hình thành:

Lịch sử hình thành phường Dịch Vọng Hậu trải qua một quá trình lâu đài, tách nhập, đổi tên từ những địa danh, đơn vị hành chính có tên gọi khác nhau Đầu tiên từ làng Dịch Vọng tên nôm là làng Vòng gồm 3 thôn (Dịch Vọng Tiền, Dịch Vọng Trung, Dịch Vọng Hậu); tên chữ là Dịch Vọng được hiểu là “trạm dừng chân” (nghỉ lại), có thể để đổi ngựa, ở bên ngoài (Vọng) đó là cửa Tây thành Thăng Long trên con đường thiên lý lên xứ Đoài

Phủ Thành Hoài Đức được xây dựng từ năm Minh Mệnh thứ 13 (1832),

trước đó phủ ly đóng trong nội thành, sau khi cắt huyện Từ Liêm, phủ Quốc Oai về thuộc phủ Hoài Đức, vua Minh Mệnh có giao cho tông đốc Hà Ninh (Hà Nội

~ Ninh Bình) tìm địa điểm để lập thành phủ Sau khi xem xét, Nguyễn Văn Hiếu

đã tâu với vua Minh Mệnh: “Huyện Từ Liêm thuộc phủ Hoài Đức đắt rộng, dân

Trang 16

huyện, chỗ ấy sáng sủa cao ráo có thể lập phủ ở đấy và lấy huyện Từ Liêm làm

phủ nha kiêm lý Vua cho lời tâu là phải nên cho xây dung” [2, tr.17-18]

Vào thời Lê đến đầu thời Nguyễn, Dịch Vọng là một xã thuộc huyện Từ Liêm, phủ Quốc Oai, xứ (trấn) Sơn Tây, đến năm Minh Mệnh thứ 12

(1831) được cắt thuộc về phủ Hoài Đức, Hà Nội Đầu thế kỷ XX, vào đời vua

Duy Tân (1907-1916) do dân cư tăng lên, vì vậy đã tách ra bốn đơn vị hành chính là các xã Dịch Vọng Tiền, Dịch Vọng Trung, Dịch Vọng Hậu

Thời Lý và thời Lê, tên xã Dịch Vọng được ghi trong sử sách gắn với

nhiều sự kiện lịch sử Năm 1064 vua Lý Thánh Tông cùng Nguyên phi Ÿ Lan

về chùa Thánh Chúa để cầu tự; năm 1522 vua Lê Chiêu Tông bị Mạc Đăng

Dung uy hiếp phải chạy ra xã Dịch Vong an nau ở chùa Thánh Chúa (ích

Đại Việt sử kí toàn thư)

Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, quá trình cơ cấu lại tổ chức hành chính thì chỉ còn có 3 làng Tiền, Trung, Hậu gọi là tiểu khu Dịch Vọng thuộc quận Đại La, trong kháng chiến chống Pháp thuộc liên xã Dịch Vọng, quận 4

ngoại thành Hà Nội Trải qua mấy ngàn năm lao động khai phá đất đai tính đến

cách mạng tháng Tám năm 1945 toàn xã có 871 mẫu 5 sảo, 2 thước ruộng,

trong đó có 164 mẫu là ruộng công, chùa, phe giáp, hậu, và 707 mẫu ruộng tư Trong số trên 700 mẫu ruộng tư, địa chủ chiếm 455 mẫu 7 sào (65%) Khi cải

cách ruộng đất 1955 toàn xã có 768 hộ và 3427 người, bình quân đầu người 2 sảo ruộng canh tác [2] Đến năm 1956, sau cải cách ruộng đắt, lập xã Dịch

'Vọng gồm có 3 thôn thuộc quận 6, sau thuộc huyện Từ Liêm Ngày 22 tháng

11 năm 1996 Chính phủ ra Nghị định số 74/CP về việc thành lập quận Cau

Giấy thuộc thành phố Hà Nội trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của các thị tran: Cầu Giấy, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Mai Dịch và các xã Dịch Vọng, Yên Hoà

Trang 17

Vọng, Yên Hoà và Trung Hoà Tháng 9 năm 1997 quận Cầu Giấy chính thức đi

vào hoạt động Tháng 9 năm 1997, xã Dịch Vọng đổi thành phường Dịch Vọng,

quận Cầu Giấy, Hà Nội

Ngày 05 tháng 01 năm 2005, Chính phủ ra Nghị định số 02/2005/NĐ- CP điều chỉnh lại tổ chức hành chính của phường Dịch Vọng và thành lập phường Dịch Vọng Hậu Ngày 01 tháng 4 năm 2005, phường Dịch Vọng Hậu chính thức đi vào hoạt động

Vậy chùa Thánh Chúa xưa thuộc thôn Hậu, xã Dịch Vọng, huyện Từ Liêm, Hà Nội Do quy hoạch mới ngày nay, chùa Thánh Chúa nằm trong khu vực trường Đại học Sư phạm Hà Nội thuộc phường Dịch Vọng Hậu, quân

Cầu Giấy, Hà Nội, là ngôi chùa chung của nhân dân hai phường Dịch Vọng

Hậu và Mai Dịch

1.1.2.2 Đặc điểm dân cự

Dich Vong Hậu thuộc vùng đất cổ, tổ tiên của cư dân phường Dich Vong Hậu đã đến đây khai phá đắt đai lập nghiệp Kẻ Vòng là tên làng rất cô, cùng với di chỉ khảo cô học đã tìm được một chiếc quan tài bằng cả cây gỗ

khoét rỗng đào được dưới lòng sông Tô Lịch cách phường Dịch Vọng chưa đầy 300m (ở địa phận Yên Hoà) “trong đó xương người cổ được xác định niên đại từ đầu công nguyên, chứng minh cách đây trên 2000 năm vùng này có cư dân Lạc Việt cư trú” [2]

“Theo truyền thống và các bản thần tích còn lại ở địa phương, ngày xưa vì chưa có đê, đến mùa nước lũ bị ngập, nhân dân Kẻ Vòng lúc đó còn rất thưa thớt, phải làm nhà trên các gò đắt cao nên gọi là gò Tiền, gò Trung, gò Hậu về sau dân

đông lập thành các trang trại gọi là Tiền Trang, Trung Trang, Hậu Trang 1.1.2 3 Đặc điểm kinh tế

* Kinh tế nông nghiệp

Trang 18

công và làm nghề tự do Ở các thôn đều có những nghề ruộng: thôn Tiền có nghề trồng rau, thôn Trung có nghề làm hàng xáo, thôn Hậu có nghề trồng

ngô khoai Chừng trên 30% ruộng chỉ cấy được một vụ còn lại bỏ hoang Vì

ruộng đất ít nên sau thời vụ cày cấy, phần lớn các gia đình mua thóc về làm

hàng xáo, bán gạo cho nhân đân nội thành lấy cám phát triển chăn nuôi Dịch

Vọng là nơi nuôi lợn nái nỗi tiếng từ xưa Dịch Vọng Hậu nôi tiếng trồng rau

muống và chăn nuôi lợn nái, lợn bột có trọng lượng xuất chuồng cao Dân đông

nên từ

ruộng ít lại gần thị trường có nhu cầu tiêu thụ nông sản hàng hóa cao

lâu người dân Dịch Vọng đã có kinh nghiệm thâm canh và sáng tạo ra những

đặc sản có giá trị kinh tế cao Ngày nay, trong khi quá trình đô thị hóa diễn ra

mạnh mẽ, đất ruộng của người dân Dịch Vọng Hậu dần bị thu hẹp để nhường

cho các tòa nhà cao ốc, khu chung cư Vì thế, người dân Dịch Vọng Hậu

không còn nhiều đất để canh tác nông nghiệp nữa Thay vào đó, các mô hình làm ăn kinh tế mới được ra đời Từ một làng nông nghiệp, thủ công nghiệp, giờ đây cư dân Dịch Vọng đang có xu hướng công nghiệp hóa, phù hợp với điều

kiện phát triển trong bối cảnh hiện nay * Kinh tế tiểu thủ công nghiệp

Thôn Hậu có nghề làm cốm từ rất lâu đời (cốm làng Vòng), cm vòng được nhân dân thành phố và các nơi ưa chuông, cốm vòng là đặc sản nỗi tiếng nhất Hà Nội Người ta còn chế biến thành bánh cốm làm quà biếu và là vật không thể thiếu trong lễ cưới của người dân Hà thành từ xưa đến nay Từ xa

xưa, làng Vòng đã nỗi tiếng với đặc sản cốm: “Cốm Vòng, gạo tám Mễ Trì/

“Tương ban, hing Láng còn gì ngon hơn!"

Trang 19

ngờ cái sản phẩm bắt đắc dĩ ấy lại có hương vị riêng, rất hấp dẫn, khiến người làng Vòng thường hay làm để ăn chơi mỗi khi mùa thu đến

Nghề làm cốm Vòng thể hiện trong bài ca: “Bảo nhau gặt lúa vội vàng

Mang về nhặt, suốt, luận bàn thóc dôi

Người thì nhóm bếp bắc nồi Người đem đãi thóc để rồi đi rang Người đứng cối, kẻ dan sang

Nghe canh gà gáy phản nàn chửa xong”

'Cứ mỗi độ thu về, những cây lúa nếp cái hoa vàng đã qua giai đoạn vào đông, đang thì chín sữa, hội tụ đầy đủ các dưỡng chất, hương thơm, hạt chuẩn bị chín thì người dân làng Vòng, một làng nhỏ thuần nông, có nghề truyền

thống làm cốm từ lâu đời, lại lục tục kéo ra đồng gặt lúa non về làm cm 'Cốm là món ăn đặc sản không chỉ của dân gian mà xưa kia còn dùng để

tiến vua và mỗi năm cũng chỉ có vào dịp thu về như Nguyễn Đình Thi đã mô tả “Gió thôi mùa thu hương cốm mới”

Để làm ra hạt cóm, từ những bông lúa nếp cái hoa vàng còn thoang

thoảng mùi sữa, người ta sẽ tuốt lấy hạt, sau đó rang lên vừa đến độ chín, rồi cho vào cối giả Cứ giã xong một lượng lại sảy, giã phải nhanh chày, nếu không sữa của hạt thóc nếp sẽ bết lại

Nhà văn Nguyễn Tuân từng viết về màu sắc ấy: “Cái màu xanh của

cốm Vòng là thứ màu xanh đẹp hơn cả màu xanh của ngọc thạch Cốm xanh

đậm ấy mà lại là lá sen phấn làm đĩa đựng càng thấy mình cùng tạo vật sao

mà nó chan hòa cảm thông đến được như thế, Cốm rờn lên một niềm vui bắt tận xanh, mà trên đó lại chẳng lên một múi lạt chữ thập vuông nhuộm đỏ cánh

„ để đặt trên bàn tiệc cưới, đám hỏi, thì quả sen để gửi đến ngõ nhà người y(

Trang 20

Người làng Vòng có những phương pháp bí truyền làm cốm mà không

nơi nào có Họ chỉ truyền cho con cháu từ đời này sang đời khác chứ không

để lộ ra ngoài Mỗi mẻ cốm được làm xong có nhiễu loại với chất lượng và phẩm cấp khác nhau, chỉ có người sành cốm mới biết được: cốm lá me, cốm

rót, cốm mộc và cốm non thông thường

Đến cuối tháng, cốm mộc là nếp cuối mùa nên hạt to và cứng thường để rang thành cốm khô hay gia giảm, pha chế ăn tạm đợi mùa sau Sản phẩm

từ cốm cũng rất phong phú, ngoài cốm tươi, còn có cốm khô, bánh cốm, chè cốm, xôi cốm Cốm thường được nhâm nhi, thưởng thức cùng các đặc sản của mùa thu như chè Thái, hồng, chuối tiêu trứng cuốc

Hà Nội đô thị hóa đến “chóng mặt”, bộ mặt thủ đô ngày càng hiện đại

nhưng cốm Vòng vẫn mãi còn đó - một đặc sản, một thương hiệu của Thăng

Long ngàn năm văn vật

* Một số loại hình kinh tế khác

+ Buôn bán: Dịch Vọng Hậu cách trung tâm thủ đô 7 km nên hàng ngày người dân thường vào nội thành bán rau, gạo, cốm, hoa quả hoặc thông qua chợ Bưởi bán vào nội thành những sản phẩm như lợn, gà, trứng, cá nhiều công nhân ở Dịch Vọng Hậu ngày vào làm việc ở các xí nghiệp trong thành phố, tối lại trở về gia đình Dịch Vọng Hậu ở ven đô nên việc đi lại

làm ăn mua bán với nội thành rất gần gũi, gắn bó, có tác động kinh tế - xã hội lẫn nhau

Sau thời kỳ phong kiến và những cuộc chiến tranh chống đế quốc, nhờ công cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, sản xuất được phát triển đời sống vật chất, tỉnh thần của nhân dân dần được cải thiện, cuộc sống của nhân dân tuy

chưa được sung túc nhưng mọi người đều có cơm ăn áo mặc, việc làm, học

hành Nông dân đã thực sự vươn lên làm chủ cuộc sống và quê hương Người

Trang 21

tâm thành phố nhưng nhà cửa nhà tranh vách đắt tiêu điều Từ ngày đất nước đổi mới cuộc sống của người dân ngày càng nâng cao, nhà nhà có nhà ngói, đường sá, quang cảnh nông thôn đã có nhiều thay đổi rõ rệt

Trong thời kỳ đổi mới, Dịch Vọng Hậu chuyển dịch cơ cấu kinh tế cùng với phát triển nông nghiệp, kinh tế công nghiệp và dịch vụ buôn bán lớn

nhỏ phát triển mạnh Quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ với các khu chung, cư, khu trụ sở, văn phòng, nha ở cho thuê mọc lên san sát

Để giải quyết công ăn việc làm khi chuyển dần kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp đô thị Đảng uỷ, Uỷ ban nhân dân và hợp tác xã đã xây dựng ba chợ lớn: chợ xe máy (chợ xe máy Dịch Vọng) đưa vào hoạt động

2001, chợ đầu mối nông sản thực phẩm (chợ Xanh) đưa vào hoạt động năm

2002, chợ sinh viên (chợ đêm sinh viên) đưa vào hoạt động năm 2008

1.1.2.4 Truyền thông lịch sử văn hóa của nhân dân xã Dịch Vong

* Truyền thống học hành, khoa bảng

Nhân dân xã Dịch Vọng từ xa xưa đã có truyền thống hiếu học, thời Lê

có nhiều người học hành đỗ đạt cao Năm Thuận Bình thứ 6 (1554) ở Dịch có Nguyễn Sẳn (gọi Nguyễn Tiên) đỗ Nhị giáp tiến sĩ, sau làm

Vọng

quan hàn lâm Viện rồi thăng chức Tham Chinh, ông làm nhà ở xóm Quan Hoa, xã Yên Hoà, lập ra dòng họ Nguyễn rất đông đúc Ở xóm Thọ Cầu có Lê

Thế Lộc đời Mạc, năm Đoan Khánh thứ nhất (1586) đỗ tam giáp tiến sĩ sau theo nhà Lê làm quan tới công khoa cấp sứ Trung

Ở Dịch Vọng Hậu có Nguyễn Khả Trạc cháu nội Nguyễn Khắc Việt

đỗ Hương cống triều Lê làm quan tới chức Tả Thị Lang Năm Đức Long thứ 3 (1631) Nguyễn Khả Trạc đỗ Tam giáp tiến sĩ, giỏi văn thơ làm quan tới

công bộ thượng thư, về già làm nhà ở xóm Thị, đạy học và lập ra xã Mai Dịch [2 tr.18-19] Nguyễn Khả Trạc là người có tài văn võ song toàn nay trong nhà

Trang 22

“Văn tiến sĩ võ quận công tứ triều nguyên tá/ Công quốc gia, Trạch tôn tứ,

vạn đại phương vi” Nghĩa là:

'Văn đỗ tiến sĩ, võ được quận công, giúp bốn triều vua

'Công giúp nước, phúc cho con cháu mn đời danh thơm

Ơng là người tài giỏi và liêm khiết, tuy làm đến phó tế tướng nhưng ông chỉ ở trong ngôi nhà lá 5 gian Khi ông về già ông dạy học và đọc sách, làm vườn, ông có đôi câu đối ngắn gọn nói lên ý chí của mình và để răn dạy

con cháu đời sau: “Canh độc trì gia vô biệt xảo! Kiệm cần sử kỷ hữu dự năng"

Nghĩa là: Sản xuất và đọc sách cẩn giữ nếp trong nhà, không có gì bằng

Chăm chỉ, tiết kiệm, biết xử sự mới có thể khá được”

Ông Trạc có người cháu nội là Nguyễn Tri Thức rất thông minh hiếu học, năm 13 tuôi theo ông vào Nghệ An đi thi hương đỗ đầu Nhưng dư luận

nghỉ ngờ quan trường có tình với quan Hiến sát, thấy vậy Nguyễn Khả Trạc

bắt cháu trở về quê thi lại, ba năm sau tại trường thi hương Phủ Phụng Thiên

(Hà Nội) “khoa thi năm Bính Ngọ cảnh trị thứ tư (1666), Nguyễn Trỉ Thức

lại đỗ đầu được bô làm Đông Cung Thị Giảng (giảng dạy cho Thái Tử ở

Đơng cung)” [15, tr 27]

Ngồi ra còn có nhiều người đỗ cử nhân như Nguyễn Huy Giám

(855) và tú tài Lê Văn Sáu (1834), Tạ Đăng Dung (1834), Nguyễn Huy Sĩ

(1852), Nguyễn Văn Chính (1888), Nguyễn Quang Chúc (1897) Nhiều

người không làm quan ở nhà dạy học góp phần mở mang dân trí cho nhân dân xã Dịch vọng

* Truyền thống yêu nước

Nhân dân Dịch Vọng có truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm,

nhiều người đã tham gia vào đội dân binh gọi là "võ sinh" phối hợp với quân

Trang 23

(21/12/1873) và quan năm Hăng-ri-vi-e-vơ (19/5/1883) trên dọc đường Cầu

Giấy Trong trận sau đó, xác giặc còn bỏ lại, chôn nhiều trên đất Dịch Vọng,

tới vài trăm tên, trong đó có tên đại tá tổng chỉ huy [2, tr.19] Sau hai trận này, nhân dân Dịch Vọng còn tham gia một trận lớn trên cánh đồng trũng trước cửa chủa Hà Ngày 15/8/1883 do tên tướng giặc là Ba-ê chỉ huy phải rút chạy

về Hà Nội nhưng sau đó vua quan nhà Nguyễn phản động đầu hàng buộc

nhân đân ta phải làm nô lệ

Vào những năm đầu thế kỷ XX người con ưu tú của dân tộc Nguyễn Tắt Thành đã ra đi tìm đường cứu nước, truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào

trong nước Do có quan hệ mật thiết với nội thành, nên phong trào yêu nước trong những năm 1925-1926 đã tác động mạnh mẽ tới xã Dịch Vọng Nơi đây

là một trong những vòng tiếp cận thành phố Hà Nội thu hút nhiều thanh niên

yêu nước ở Dịch Vọng Họ tìm đọc sách các nhà yêu nước mang hệ tư tưởng tư sản Trung Quốc, như Trung Hoa quang phục hội, Hồng phần địa ngục sau đó ông Tạ Đình Tán dịch cuốn Hồng phấn địa ngục (Hồi ký về cách mạng

Tân Hội ở Trung Quốc) Nhờ việc làm yêu nước đó mà Nguyễn Ái Quốc cử

người về nước hoạt động đã tìm đến để tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin

và đặt nhà ông Tán xóm Hà - Dịch Vọng làm cơ sở ăn ở, đi lại, hội họp [2]

Sự ra đời của Đảng 3/2/1930 đã ảnh hưởng sâu rộng đến các tầng lớp

nhân dân vùng Dịch Vọng Giai đoạn 1936-1939, nhiều thanh niên là công

nhân thợ thủ công trong các tổ ái hữu như anh Đỗ Đình Thiết, Phạm Bá Quất tham gia đấu tranh đòi dân chủ và cải thiện đời sống Từ 1939-1945,

nhân dân Dịch Vọng cùng cả nước tham gia đấu tranh chống giặc ngoại xâm

Trong thời gian này Dịch Vọng là một trong những địa phương có nhiều hoạt

động Đây là những tiền đề quan trọng đẻ Dịch Vọng cùng Hà Nội tiến lên tông khởi nghĩa giành chính quyền Từ 1945-1954, khi thực dân Pháp quay lại

đánh chiếm nước ta lần nữa, nhân dân xã Dịch Vọng vẫn luôn phát huy truyền

Trang 24

sang xâm lược nước ta, nhân dân Dịch Vọng đã tiễn hàng ngàn con em mình

ra chiến trường đề chiến đầu bảo vệ Tổ quốc

Năm 1975 đất nước Việt Nam ta thống nhất, nhân dân xã Dịch Vọng cũng như nhân dân cả nước được sống trong hòa bình, nhân dân xã Dịch

'Vọng vẫn luôn cần củ sáng tạo trong lao động sản xuất, phát huy truyền thống tốt đẹp của cha ông xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc

1.1.2.5 Văn hóa truyền thống

* Di tích lịch sử văn hóa

h Vọng là vùng đất có bề dày lịch sử, còn lưu giữ được nhiều di tích và cỗ vật đáng quý, tương truyền Triệu Chí Thành tướng của Triệu Quang Phục, người có công cầm quân chống giặc Lương xâm lược (thế kỷ VI), chém được chủ tướng giặc là Dương Sáu, góp phần giải phóng đất nước Ông đến

đóng quân ở Dịch Vong Trung, sau lập hành cung ở đây đến khi mắt nên nhân

dân nhớ ơn lập đền thờ Cùng thời kỳ này có đình Thăng Phúc ở thôn Tiền

thờ vị thần thành hoàng là tướng của Lý Nam Đề (544-548) là Độ Bao Uy

Ninh, nhưng căn cứ vào một về câu đối còn lại "Hưng vương sự nghiệp đã

nặng thành quách nhận di hư" (khôi phục ngôi vua Dã Năng thành quách còn

vết tích) thì có lẽ là Lý Thuỷ Bao (tức Đào Lang Vương), vua kế tục sự

nghiệp của Lý Nam Để lên ngôi từ 549-555

Vọng có một thắng cảnh đẹp như chùa Thánh Chúa được xây

dựng trên gò đất cao tam quan có 5 cửa (ngũ môn) kết hợp Phật giáo tín ngưỡng và các tôn giáo khác Chùa được xây hai tầng bậc, bảy gian tam bảo, Thượng điện cao hơn tỏa Tiền đường mang dáng dấp kiến trúc thời Lý Nhìn

chung trong bố cục kiến trúc các chùa thời Lý, thường thì tòa Thượng điện có nền móng cao hơn hẳn so với nền các đơn nguyên kiến trúc khác Kết quả

Trang 25

chúa từ xưa còn lưu thắng tích [15] Chủa Thánh Chúa là noi Nguyén Phi Y

Lan cùng vua Lý Thánh Tông, đến chùa cầu tự rồi sinh được thái tử Càn

Đức Cũng vào thời Lý, ở đây còn có chia Dug Ta noi thờ pháp sư Lê Nghĩa, hiệu là Đại Điên Trên địa bàn còn có nhiều đình chùa đó là những công trình kiến trúc có giá trị văn hóa nghệ thuật là nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của nhân dân địa phương như chùa Hà, đình Hà, đình Làng Hậu

Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, đời sống văn hóa nhân dân Dịch

'Vọng vẫn luôn chú trọng phát triển văn hóa giáo dục như xây dựng đời sống mới, nếp sống văn minh, mở rộng trường học cho con em nông dân đến độ

tuổi đi học phong trào bình dân học vụ, thanh toán nạn mù chữ, phát triển

mạnh mẽ trong các thôn xóm, thu hút đông đảo quần chúng nhân dân đến lớp học ngồi giờ lao đơng Tổ chức tiêm chủng phòng bệnh, vận động nhân dân ăn ở sạch ăn chín, uống sôi Thường xuyên tổ chức vệ sinh thôn xóm, thực

hiện khâu hiệu "sạch làng, tốt ruộng" Cuộc vận động thực hiện nếp sống mới,

bài trừ mê tín dị đoan, chống các hủ tục ma chay, cưới xin, rượu chè, cờ bạc, tảo hôn được nhân dân hưởng ứng và thực hiện Các thôn và xã có đội văn

nghệ thường xuyên biểu diễn phục vụ nhân dân

'Từ ngày thống nhất đất nước đến nay, hệ thống trường học được nâng

cấp xây mới, trường học 3 cấp khang trang sạch đẹp, nhà trẻ mẫu giáo cũng được đầu tư xây dựng, chất lượng giáo dục ngày càng cao xây dựng phong

trào xã hội văn hóa giáo dục từ nhà trường đến gia đình và xã hội Trong thời kỳ đổi mới, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền, đời sống văn hóa của nhân dân Dịch Vọng ngày càng được nâng cao, mỗi khu

phố xã phường đều khang trang sạch đẹp

Một số nghề cổ truyền thống không những gắn với sản xuất mà còn

mang đậm nét văn hóa truyền thống đặc sắc của nhân dân địa phương như

Trang 26

món quả quý và thật ý nghĩa, hơn nữa chính bánh cốm là vật không thể thiếu trong lễ ăn hỏi của người dân thị thành, nét đẹp văn hóa cô xưa vẫn lưu truyền

mãi mãi cho thể hệ mai sau

1.2 Lịch sử hình thành và tồn tại của chùa Thánh Chúa 1.2.1 Lịch sử hình thành chùa Thánh Chúa

Thời Lý, Phật giáo phát triển do sự ủng hộ của vua chúa, quý tộc Phật giáo chiếm được địa vị to lớn trong xã hội, ảnh hưởng của Phật giáo lan rộng

trong mọi tầng lớp nhân dân và trên khắp mọi miễn của đất nước đó là lý do thời Lý đã đề lại cho dân tộc Việt Nam ta hệ thống chùa tháp đặc sắc Các công trình kiến trúc chủ

„ tháp phản ánh tư tưởng thời đại, đặc biệt qua kiến

trúc và nghệ thuật điêu khắc lại bộc lộ bản sắc văn hóa dân tộc của một nước

độc lập tự chủ Ngôi chùa đã từ lâu hiện hữu gắn bó thân thiết với mỗi người dân Việt Nam là nơi thờ Phật, chốn linh thiêng thanh tịnh mang đậm giá trị văn hóa, đời sống tâm linh của người Việt Nam

Vé tên gọi của ngôi chùa hầu như đều thống nhất từ trước đến nay và ai

cũng hiểu đó là một tập hợp kiến trúc nhà làm nơi thờ tự Đức Phật Trong tiếng Hán chùa có tên gọi tương đương là “Tự” Ví dụ Trấn Quốc Tự, Kim

Liên Tự, hay Thánh Chúa Tự

“Chia có tên chữ "Thánh Chúa Tự" ngoài ra còn có tên "Thánh Trả" chủa có 2 tên như vậy vì chữ Thánh Chúa (chữ Hán) có 2 cách đọc” [3, tr.1]

Chùa có tên Thánh Chúa còn do vị trí địa hình tạo nên: Trước tam quan

có ba đường đất chạy ngang, một đường thăng vào công chùa tạo chữ vương,

có giếng hình chữ khẩu thêm vào thành chữ thánh đó là cách giải thích của nhân dân vùng này

Tên Thánh Chúa còn có nguồn gốc từ sự kiện vua Lý Thái Tông được

Vệ tướng Lê Phụng Hiểu đưa tới đây lánh nạn tam vương Chùa có tên Thánh

Trang 27

Chita Thánh Chúa nằm ở xã Dịch Vọng huyện Từ Liêm Hà Nội Theo

một số sách nghiên cứu vẻ lịch sử như Đại Việt Sử ký toàn thư tập I (1967) Thiền Uyên Tập Anh sử liệu quý nhất thời Trần để lại cho đến Hà Nội nghìn xưa 1975 Từ sông Tô đến sông Nhuệ 1986 đều viết địa danh này có tên Dịch

Vọng từ thời Lý cũng như tên gọi tới nay không thay đổi Chùa Thánh Chúa thuộc thôn Hậu xã

Vọng) huyện Từ Liêm ngoại thành Hà Nội cách trung tâm thành phố 7 km

'h Vọng (trước là Tổng Dich

Từ trung tâm hồ Hoàn Kiếm ta có thể đến chùa Thánh Chúa bằng nhiều

phương tiện đường bộ ô tô, xe đạp theo đường Hàng Gai đến Hàng Bông tiếp đến Nguyễn Thái Học, Kim Mã rồi đến thị trắn Cầu Giấy thuộc huyện

Từ Liêm đến địa phận xã Dịch Vọng Do quy hoạch mới nên hiện nay, chia Thánh Chúa nằm trong khu trường Đại học Sư phạm Hà Nội và trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội Chùa Thánh Chúa là một ngôi chùa cổ thờ

Phật và thờ Nguyên Phi Y Lan Chùa có liên quan nhiều đến lịch sử đạo Phật, đặc biệt là Phật giáo thời Lý và liên quan đến những nhân vật nôi tiếng

thời Lý, tiêu biểu là Nguyên Phi Ÿ Lan

Qua các nguồn sử liệu còn lưu giữ được cho tới ngày nay như bia đá còn được lưu giữ tại chùa, ta có thể khẳng định: chùa Thánh Chúa được xây dựng vào thời Lý, ban đầu chùa có quy mô thuộc loại trung danh lam, sử cũ

có nhắc tới pháp sư Đại Điên từng tu hành nơi đây Theo sách “Những vị thần

được thờ ở Hà Nội” của tác giả Vũ Thanh Sơn ghỉ: “Pháp sư Đại Điên tên thật là Lê Nghĩa, con ông Lê Hưng và bà Nguyễn Thị Phan, người trang Dịch 'Vọng Ngày nay ở Hà Nội chỉ duy nhất có 2 ngôi chùa còn lưu giữ những dấu tích liên quan tới Pháp sư Đại Điền, đó là chùa Thánh Chúa và chùa Duệ Tú

cùng ở quận Cầu Giấy Thánh Chúa tự thuộc địa phận thôn Hậu, phường Dịch

Trang 28

khu đất rộng, cạnh phố Nguyễn Khánh Toàn (quận Cầu Giấy, Hà Nội), mặt

chính nhìn thẳng hướng đông ra sông Tô Lịch Quảng Khai tự là ngôi chủa duy nhất có khám và tượng thờ Pháp sư Đại Điên, khám thờ này bài trí ở tòa Thiêu hương, phía trước hệ thống tượng Phật nơi Tam Bảo Di vật cỗ của

chùa còn có một số bia thời Lê, thời Nguyễn, sắc phong cho pháp sư Đại Điên,

một quả chuông đúc Gia Long thứ 14 (1815) Ngày nay, làng Duệ Tú còn lưu giữ một bản ngọc phả cổ của làng chép vào năm 1737 (ghi sao lại bản soạn năm 1579) ghi chép về hành trạng của Pháp sư Lê Đại Điên Theo bản ngọc phả này, vào thời Nhà Lý ở thôn Tiền, trang Dịch Vọng, huyện Từ Liêm, phủ

Quốc Oai có ông bà Lê Hưng và Nguyễn Thị Phan Hai vợ chồng tu nhân tích đức mến mộ đạo Phật, kính trọng thần tiên, luôn làm điều thiện Một hôm lập

dan cầu tự tại nhà, ba tháng sau thì ứng nghiệm Bà có mang, ngày 18 tháng Ba năm Mậu Ngọ thì sinh con trai đặt tên là Lê Nghĩa, lớn lên mặt mày sáng

sủa, thân hình cao lớn khắc hắn người thường Lúc 18 tuổi thì cha mẹ mắt,

Nghĩa công làm lễ an táng cho cha mẹ, rồi lấy nhà mình làm chùa để sớm

hôm thờ phụng Nghĩa công rit ban la Phan At vào chùa Thánh Chúa học đạo, sau ba năm

ả hai đều pháp thuật cao cường” Qua đó, ta có thêm một

nguồn tư liệu mới cho rằng chùa Thánh Chúa có thê được xây dựng bởi Pháp

sư Đại Điên (thời Lý các ngôi chùa thuộc loại trung danh lam thường do vị đại sư xây dựng, còn loại chùa được gọi là đại danh lam thì do triều đình lập nên) Trong loại chùa Đại danh lam chia làm 2 loại: Đại danh lam kiêm hành cung như chủa Phật tích ; Loại đại danh lam không kiêm hành cung như chủa Đậu Hai loại chùa này được xác định là quốc tự vào thời Lý Sau khi Nguyên Phi Ÿ Lan và vua Lý Thánh Tông đến đây

cho coi nói, tôn tạo chùa khang trang, to đẹp hơn Từ những căn cứ trên, ta có

thể đi đến kết luận: Chùa Thánh Chúa đã có từ trước khi Nguyên Phi Ÿ Lan

đến đây cầu tự (năm 1064) Ban đầu, chùa có quy mô không lớn, có thể được

Trang 29

xây dựng bởi Pháp su Đại Điên - người tu hành tại đây Nguyên Phi Ÿ Lan

vẫn thường hay tới đây tụng kinh niệm Phật và nghiên cứu Phật pháp Về sau, chùa được triều đình cho trùng tu, tôn tạo khang trang, to đẹp xứng tầm với

loại hình “đại danh lam” thai bay giờ

Sách Đại Việt sử ký toàn thư tập I, thời nhà Lý - Ly Thánh Tông có chép: Quý Mão (Chương Thành Gia Khánh) năm thứ 5 (1064) Tống,

Gia Huu nam thir 8, bấy giờ, vua đã tuổi 40 mà chưa có con trai nối dõi Vua sai chỉ hậu nội nhân Nguyễn Bông làm lễ cầu tự tại

chùa Thánh Chúa Sau đó, Ÿ Lan phu nhân có mang sinh Hoàng tử Càn Đức tức Nhân Tôn (tục truyền rằng vua cúng khắn cầu tự

chưa thấy hiệu nghiệm mới đi cúng khắn khắp các chùa quán Xa

giá đi đến đâu, con trai con gái đồ xô đến xem không ngớt Duy

có người con gái cứ đứng tựa trong bụi cỏ lau Vua trông thấy

soi đưa vào cung được vua yêu phong làm Ÿ Lan phu nhân) Lúc đó, sư Đại Điên tu ở chùa Thánh Chúa, người có tài pháp thuật

xúi tên quan thần là Nguyễn Bông dùng pháp thuật đầu thai thác

hóa - Bông nghe theo nhưng việc bị phát giác Nguyễn Bông bị

lôi ra cánh đồng trước chùa chém đầu (nên cánh đồng này có tên là cánh đồng Bông) [3, tr3]

Sư Đại Điên và Từ Đạo Hạnh là những vị sư giỏi pháp thuật Sư

Đại Điên với Từ Vinh - bố Từ Đạo Hạnh là những vị thiền sư giỏi pháp

thuật tiêu biểu cho hai phái Thiền Tông và Mật Tông, hai ông đối lập nhau về pháp thuật Tuy nhiên, ở Việt Nam không phân biệt rach ròi giữa

Thiền và Mật, họ có thể là một thiền sư nhưng lại có chú, mật, tông Khi

nói về các tông phái Phật giáo ở nước ta, các nhà nghiên cứu cho rằng, đó

là sự hồ quyện của ba tơng phái Thiền - Tịnh - Mật

Trong Thiền Tông Việt Nam, đời thứ mười hai có thiền sư Vạn Hạnh là

Trang 30

nổi danh pháp thuật lại mê đản sáo va tuéng chèo Sư họ Từ tên Lộ, bố là Từ

Vinh làm đến chức tăng quan đô sát Từ Vinh thường dùng tà thuật quấy Diên

Thanh Hau, Hau tue nhờ pháp sư Đại Điên dùng phép phù thủy giết chết rồi

vứt thây Từ Vinh xuống sông Tô Lịch “Từ Đạo Hạnh đi học pháp thuật để chống lại Đại Điên ~ Từ Đạo Hạnh có học trò thiền sư Minh Không theo học Đạo 17 năm và là người chữa được bệnh cuồng của Lý Thần Tông được phong

làm quốc sư tức Lý Quốc Su” [3, tr.3]

cảnh lịch sử từ

Sách viết về thời Lê có truyện Trạng Lợn gắn với

đời Thái Tông đến Thánh Tông nhà Lê (khoảng nửa dầu thế kỷ XV) Nghỉ

Dân cướp ngôi vua kết âm với những người đồng đảng đương đêm bắc thang

trẻo vào thành đốt cháy cung điện vua chạy không kịp Vua được cõng chạy lãnh nạn Trạng tâu với Hoàng Đệ đó là vị khôi tỉnh cùng giáng sinh với trạng

Ông này gọi là Hoàng Đệ “Tuy tuôi nhiều hơn vua bấy giờ nhưng là con bá thứ nên chưa được lập làm vua, đến khi Nghi Dân mưu phản, ông sợ lây đến

mình, phải chạy đổi áo cho chúng khỏi nhớ mặt rồi cùng chạy lên chùa Thánh Chúa ở lẫn với tăng tiểu” Sách chép rằng:

Trạng tâu cho Thái Hậu nghe gặp Hoàng Đệ như thế nào và đưa

đến ân náu ở đâu Thái Hậu than rằng: Thực là một vị tá tỉnh cực trung nghĩa, lập tức sai Nguyễn Xí, Đinh Liệt theo trạng đến chùa đón về, chọn ngày lập đàn thảo chiếu làm lễ tức vị, đặt tên là Thánh Tơng Hồng Đế Vua hồi thành, đăng bảo xong, nhớ

những người có công giáng chỉ nghị bàn phong tặng và cho tu bd lại chùa Thánh Chúa 3, tr4]

Ngôi chùa còn gắn bó với tuổi thơ của vua Lê Thánh Tông, một vị minh quân, một nhà thơ, nhà văn hóa lớn trong lịch sử của dân tộc Sử cũ

Trang 31

đổi áo ở lẫn với Tăng Tiểu tại chùa Thánh Chúa Sau đó, hai tôi trung của

triều đình là Nguyễn Xí và Đinh Liệt — danh tiếng từ thời Lê Lợi trừ khử Nghỉ

Dân và đón vua về cung cũ Điều đáng lưu ý là, ở Hà Nội ngày nay, chỉ còn

vài nơi in dấu vết vua Lê Thánh Tông đó là chùa Huy Văn, chùa Ngọc Hồ và

chủa Thánh Chúa

“Chùa Thánh Chúa được lưu tổn trong lịch sử từ thời Lý tới nay, sử sách

còn ghi, truyền thuyết bao phủ dày đặc, gợi cho ta hiểu thêm những thăng

cua lich sử, tư tưởng, tâm linh, tín ngưỡng, biến động giai cấp từ phong kiến tới nay Khác với thôn Tiền, thôn Trung tổng Dịch Vọng, thôn Hậu chỉ

có một chùa Thánh Chúa và đình Làng Hậu

Qua sử sách chính thống như những truyền thuyết dân gian, chứng tỏ

mức độ và phạm vi ảnh hưởng của chùa Thánh Chúa rất lớn từ cung đình, đến vua và với cuộc sống tín ngưỡng của nhân dân địa phương

Chùa Thánh Chúa là ngôi chùa có lịch sử đài lâu, là nơi lui tới của nhiều minh quân triều Lý, triều Lê, chùa lại được chính Nguyên phi Ÿ Lan

cho tu sửa, như đôi câu đối tiền đường còn ghi: “Lý triều ngự giá quang lâm tích niên bút lực Bắc quốc tượng công kiến trúc kim nhật trùng tu”

(Dich la:

Xa giá của vua triều Lý đến đây năm xưa ghỉ lại

“Thợ của nước phương Bắc xây dựng ngày nay trùng tu)

Chùa Thánh Chúa còn là nơi tập kết của nghĩa quân thời Pháp mới

chiếm Hà Nội, là nơi đề ra kế hoạch phục giết tên quan năm Pháp ngày 19 tháng 5 năm 1883 Đây cũng là nơi tập kết của du kích hồi kháng chiến 9 năm,

là trạm giao liên, là trụ sở của quận uỷ Trắn Tây, thường xuyên liên lạc giữa

quận uỷ và thành uỷ Hà Nội, giữa vùng tạm chiến và vùng tự do

Trang 32

Dịch Vọng thường xuyên tô chức tưởng niệm liệt sỹ và giáo dục con cháu bằng những đạo lý của đạo Phật Ngoài ý nghĩa lịch sử Phật giáo, chứng kiến lịch sử phong kiến thời Lý Chùa Thánh Chúa còn có giá trị là di tích cách mạng

kháng chiến Trải qua thời gian chùa Thánh Chúa vẫn tồn tại trang nghiêm vững chải, là nơi sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng không thể thiếu được với nhân

dân phường Dịch Vọng Hậu và phường Mai Dịch quận Cầu Giấy Hà Nội

1.2.2 Quá trình tần tại của chùa Thánh Chúa

Như đã nêu trong mục 1.2.1 về lịch sử xây dựng chùa vào thời Lý là những nguồn tư liệu đáng tin cậy và có cơ sở thực tiễn Tuy nhiên, do tác

động của thời tiết và những biến cố lịch sử, vì vậy nhìn chung cho đến nay, những công trình kiến trúc được khởi dựng từ thời Lý không còn tồn tại, nếu còn chỉ là nền móng hoặc tượng, bia đá Thời Trần còn có một số kiến trúc:

Chùa Thái Lạc (Hưng Yên), Thượng điện chùa Dâu, Thượng điện chùa Bồi Khê Trong chủa Thánh Chúa còn lưu giữ được tắm bia đá ghi lịch sử và quá trình trùng tu Theo tác giả Trần Mạnh Thường cho rằng: *Ngôi chùa hiện

nay xây năm 1934, công chùa xây lại năm 1993

Chùa Thánh Chúa hiện toạ lạc trong khuôn viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội, bên cạnh là Đại học quốc gia Hà Nội Âm thanh giảng đường, và tiếng chuông, tiếng mỡ nhiều khi hoà vào nhau tạo nên một khúc nhạc du đương yên bình một thống tĩnh tại mà khơng phải ngôi chùa nào cũng có được Chùa nằm giữa Trung tâm văn hoá, khoa học, giáo dục, trường Đại học Sư phạm Hà Nội là trường đầu ngành trong hệ thống các trường sư phạm là

trung tâm lớn nhất về nghiên cứu khoa học và đào tạo đội ngũ giáo viên cho

thăm

cả nước trong hệ thống giáo dục quốc dân Năm 1959, khi Bác Hồ

Trang 33

Giữa những toà nhà cao tầng bao xung quanh của trường Đại học, bỗng

hiện lên một khung cảnh thanh bình, uy nghỉ của một ngôi chùa cổ Sân chùa

với rất nhiều cây cô thụ toả bóng mát, tiếng chim hót lảnh lót, tiếng cầu kinh gõ mõ đều đều, dường như tách biệt hẳn với khơng gian ồn ào ngồi đường phó

Chùa xây theo kiểu chữ Đinh, tiền đường 7 gian, đầu hồi bít đốc; bộ vì nóc theo kiểu “chồng rường giá chiêng” Các bộ phận kiến trúc được trang

trí hình rồng, phượng, hỗ phù Chùa có nhiều tượng gỗ và tượng đất nung,

trong đó có một số pho tượng mang phong cách nghệ thuật thế kỷ XVII Ở

điện Mẫu có một số tượng mang phong cách nghệ thuật thế kỷ XIX, có giá trị cao Chùa Thánh Chúa còn nhiều viên gạch vồ lớn giống gạch về xây

dựng Văn Miếu, rất có giá trị về mặt nghiên cứu nghệ thuật [3, tr.11] Dựa vào hệ thống gạch vồ còn lại ở nền móng Thượng điện cũ và tường bao trước vườn tháp, các mảng chạm tại Tiền đường của chùa, ta có thể khẳng

định chùa Thánh Chúa được xây dựng từ thời Lý và được trùng tu qua các thời Lê, Nguyễn Hiện nay, trong chùa còn lưu giữ những dấu tích vật chất, đó chính là 04 mảng chạm tại vị trí hai gian cạnh Tiền đường và gian thứ

nhất của Thượng điện có niên đại cuối thời Lê - Nguyễn (Thé ky XVIII -

XIX); Bên cạnh đó, trong chùa còn lưu giữ tắm bia đá hậu Phật có niên đại

vào thời Nguyễn Đây chính là nguồn tư liệu để minh chứng cho việc trùng

tu của ngôi chùa Thánh Chúa Mới đây, chùa được trùng tu tôn tạo trên quy mô lớn vào năm 2014, riêng điện thờ Nguyên Phi Ÿ Lan được xây dựng lại

nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long do Ủy ban nhân dân phường Dich

Vong dau tu

1.3 Việc phụng thờ Nguyên Phi Ÿ Lan ở chùa Thánh Chúa 1.3.1 Lịch sử công trạng của nhân vật được thờ

Có thể nhận thấy rằng ban đầu chùa Thánh Chúa được xây dựng để làm

nơi thờ Phật như bao ngôi chùa khác Sau khi được Nguyên Phi Ÿ Lan và

Trang 34

thờ và tôn bà là Thánh Mẫu, Bồ Tát để tưởng nhớ công lao to lớn của

Nguyên Phi đối với dân tộc và Phật giáo Việt Nam

Nguyên Phi Ÿ Lan là nhân vật lịch sử nôi tiếng dưới thời Lý (1044-

1117) tên tuổi và cuộc đời của bà gắn liền với sự nghiệp của 2 vị vua anh kiệt

là Lý Thánh Tông chồng bà và Lý Nhân Tông - con trai bà Trong tiềm thức của người Việt Nam, Hoàng Thái Hậu Ý Lan đã trở thành hình ảnh tiêu biểu cho lòng can đảm, trí thông minh, tỉnh thần chịu khó học hỏi để vươn lên có

trách nhiệm lo toan gánh vác công việc chung của đất nước, giàu lòng nhân ái Nguyên Phi Ÿ Lan tên thật là Lê Thị Yến (có tài liệu cho rằng bà tên là Lê Thị Khiết), sinh ngày mồng 7 tháng 3 năm Giáp Thân (1044), viên tịch ngày

25 tháng 7 năm Đinh Dậu (1117), cha là Lê Công Thiết, mẹ là Vũ Thị Tỉnh, dì ghẻ là Chu Thị Bà quê ở Thuận Thành, Bắc Ninh

Cái tên đặc biệt Ỷ Lan (có nghiã là tựa vào cây lan), là do vua Lý

Thánh Tông đặt riêng cho bà, đê ghi nhớ lại kỉ niệm của lần đầu gặp gỡ Câu chuyện về cuộc gặp gỡ giữa nhà vua và người thôn nữ như một cuộc gặp gỡ

tình cờ mà lăng mạn, hợp ý trời Tục truyền rằng, vua Lý Thánh Tông đã 40 tuổi mà chưa có con trai nối dõi bèn đi cầu tự ở khắp nơi Và trong một lần di cầu tự ở Chùa Dâu (Thuận Thành, Bắc Ninh), khi đi qua hương Thổ Lỗi, ngài

vén rèm nhìn ra thấy người dân đang sụp lạy, duy chỉ có một người con gái đang dựa vào cây lan và cất tiếng hát trong trẻo Cuộc gặp gỡ như duyên tiền định, bắt đầu cho một trang sử của đất nước có dấu ấn của người con gái

mang tên Ÿ Lan Ỷ Lan sinh hạ hoàng tử Càn Đức (sau này là vua Lý Nhân Tông), được phong làm Nguyên Phi, cùng giúp vua trị nước bình thiên hạ

Khác với các phi tần trau chuốt nhan sắc để được vua sủng ái, Nguyên phi Y Lan rất quan tâm đến quốc gia đai sự Bà khô công học tập, miệt mài đọc sách, nghiền ngẫm nghĩa sách Các triều thần đều ngạc nhiên trước tri thức, sự hiệu

Trang 35

hậu, Nhiếp chính Triều Lý, Nguyên phi Ÿ Lan đã tỏ ra là một phụ nữ có tài kinh bang tế thế phò vua giúp nước, là một cộng sự uyên bác của chồng là vua

Lý Thánh Tông

“Theo sử sách, một lần giải tâu về kế

rõ với nhà vua:

¡ quốc bình thiên hạ”, Ÿ Lan tâu

Muốn nước giàu dân mạnh, hệ trọng nhất là phải biết nghe điều can gián của bậc trung thần, lời nói ngay nghe chướng tai đấy,

nhưng lại có lợi cho việc làm, thuốc đắng khó uống nhưng khỏi

bệnh Thứ đến là phải xem quyền hành là thứ đáng sợ! Quyền

lực và danh vọng thường làm thay đổi con người, tự mình tu điều đức để giáo hóa dân thì sâu hơn mệnh lệnh, dân bắt chước người

trên thì nhanh hơn pháp luật, nước muốn mạnh, Hoàng Đề còn

phải “nhân từ với muôn đân”, Xưa nay ai thu phục được “nhân tâm” thì hưng thịnh, ai cậy vào sức mạnh thì sẽ mắt không còn

Phàm xoay cái thế thiên hạ đều ở “trị” chứ không phải ở “sức”,

thu tắm lòng thiên hạ ở “nhân” chứ không phải ở “bạo” Hội tụ đủ các điều đức đẹp ấy, nước Đại Việt ta sẽ vô địch đời đời Về kế sách gìn giữ “an ninh quốc gia” Đại Việt, nhà vua đã vô cùng, ngạc nhiên từ những lời tâu của hoàng hậu Các bậc tiền vương, xưa không sợ dân giàu, mà chỉ sợ nước không yên!

Giải đáp thắc mắc của vua, hoàng hậu nói: Tâu bệ hạ giàu mà

không yên thì lúa có đầy kho cũng không thể ngồi mà an hưởng được Nhưng sự "không yên” có phải do su “khong giàu” mà ra đâu?

- Tâu bệ hạ, chẳng phải là sợ giàu mà là từ sự “muốn giàu” Vì

Trang 36

trắc, xem nhẹ tình cốt nhục cha con anh em, họ đâu còn biết

được lễ nghĩa, liêm sĩ là gì nữa

~ Vậy thì Trim phải làm gì đây?

- Tâu bệ hạ, nếu muốn giàu mà quên lễ nghĩa dân thì giàu, nước sẽ yếu Một bậc “minh quân” chính là phải kiềm chế được ý

muốn làm giàu “vô hạn” của kẻ có chức có quyền, phải lo cho dân có cơm ăn áo mặc, dư đả quanh năm [32]

Nguyên Phi Ÿ Lan là nhân vật lịch sử đã có công giúp vua Lý trong việc phò vua trị quốc Thời gian vua Lý Thánh Tông đi đánh giặc đã trao

quyền nhiếp chính cho Ÿ Lan Tuy đất nước lúc đó mùa màng thất bát nhưng,

bà đã có những kế sách để cứu đói được dân làng, nhân dân Đại Việt đã tôn

phong Ÿ Lan là Phật Bà Quan Âm

Khi đắt nước bị giặc ngoại xâm, bà với tư cách là linh nhân Hoàng Thái Hậu với tài mưu trí đã huy động được cả dân tộc đồng lòng đánh giặc, đánh

đuôi được quân Tống bảo vệ vững chắc lãnh thổ Đại Việt

Nguyên Phi Ÿ Lan theo đạo Phật truyền bá giáo lý đạo Phật Thời đó, bà cho xây dựng rất nhiều ngôi chùa và tu sửa hơn 100 ngôi chùa trong đó có chia Thanh Chia

1.3.2 Sự tôn vinh cña người dân đối với Nguyên Phi ¥ Lan

Với những đóng góp lớn lao của bà dưới triều đình Lý, bà được tôn thờ

Bà được mệnh danh là cô Tắm, Quan Âm Nữ, Thánh Mẫu những việc làm cụ thể của bà đã đưa lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân Đề tưởng

nhớ công lao của bà đã có nhiều đóng góp cho dân tộc cũng như có công tu sửa chủa Thánh Chúa nên nhân dân ở đây đã lập điện thờ Nguyên Phi Ÿ Lan

Vào mùa Xuân năm Quý Mùi (1103) bà ra lệnh phát tiền ở kho để

Trang 37

còn ra lệnh cắm giết trâu bừa bãi, phạt that nặng những kẻ trộm và giết trâu,

nghiêm trị những người biết mà không tố giác, việc này khiến cho dân chúng càng kính trọng và biết ơn Nguyên Phi Ÿ Lan Bà luôn làm việc thiện giúp đỡ dân nghèo, chăm lo cho muôn dân có cuộc sống an bình ấm no hạnh phúc

Cảm ơn đức cao dày của Nguyên Phi Ÿ Lan, nhân dân đã tôn vinh bà là "Quan âm bồ tát nữ" tái thế hoặc đồng hố với "cơ Tắm" trong truyện cổ tích

hoặc Phật mẫu "Man Nương"

Thời Lý Phật giáo phát triển mạnh, bà đã cho xây dựng và tu sửa trăm ngôi chùa, chùa Thánh Chúa được tu sửa từ thời đó Hiện nay, theo nguồn tư liệu chưa được thống kê chính thức cho biết, cả nước có khoảng 72 ngôi chùa

thờ Nguyên Phi Ÿ Lan như cụm di tích Đình đền chùa Bà Tắm ở thôn Dương

Xá, huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội Đền thờ Bà Tắm, tức Ÿ Lan Thái phi, vợ của Lý Thánh Tông (1054 — 1072) và là mẹ Lý Nhân Tông (1072 ~ 1128)

Bà đã hai lần nhiếp chính: Một lần khi vua Lý Thánh Tông đi đánh Chiêm

Thành (1069) và một lần khi vua Lý Nhân Tông còn quá bé [52, tr 35 - 36] Sự linh thiêng ở chùa Thánh Chúa như sách Đại việt sử ký toàn thư đã

nói, chùa Thánh Chúa là nơi Nguyên Phi Ÿ Lan đã cùng vua Lý đến đây cầu tự

và sau đó Ý Lan phu nhân có thai và sinh được Hoàng tử Càn Đức và là nơi bà cùng vua Lý đến đây nghiên cứu Phật pháp

Từ sự tích linh thiêng đó, chùa Thánh Chúa tồn tại cùng thời gian trải qua bao thé hệ người dân địa phương hay ở các vùng miễn khác trên đắt nước

'Việt Nam, những cặp vợ chồng hiếm muộn thường đến chùa Thánh Chúa cầu

tự Theo người dân địa phương cho biết, nhiều cặp vợ chồng sau khi đến lễ

Trang 38

đến lễ chùa để xin con Đầu năm sau chị có tìn mừng và sinh hạ một bé trai

vào tháng 9 năm 2014 Hôm nay, nhân dịp ngày Rằm thang 3, hai vo chong chị đến lễ tạ khi cháu bé được tròn 6 tháng Chị cho biết, chùa rất thiêng và

theo tâm nguyện có gia đình là sẽ trả lễ tại chùa trong 3 năm từ khi cầu tự

được cháu traf° Hiện nay, tại chùa Thánh Chúa có xây dựng điện thờ riêng,

bà Nguyên Phi Ý Lan Điện thờ nằm trong khuôn viên chùa, trong điện thờ có đặt tượng bà ở trung tâm của thần điện

Những câu chuyện về người con gái tài sắc vẹn toàn Nguyên Phi Ÿ Lan

cho đến nay còn nhiều giai thoại như những công lao đóng góp của bà cho nên thịnh trị nước nhà không ai có thể phủ nhận Trải qua hàng thế kỷ người

người đều nhớ ơn đức của bà và tôn vinh bà là "Quan âm nữ" Bà không chỉ là một người con gái đẹp mà còn là một người tài cao, thông minh, sắc sảo

và có bản lĩnh Những câu chuyện, những giai thoại về bà cho đến nay vẫn còn lưu truyền rộng khắp Quân thể di tích Ÿ Lan nay thuộc xã Dương Xá,

huyện Gia Lâm, Hà Nội chính là nơi tôn thờ và tưởng nhớ đến bà, Trị ân công đức của bà Ÿ Lan với non sông Tổ quốc, nhiều nơi đã xây đền dựng miéu thờ bà Đền Ghềnh ở Như Quỳnh - Hưng Yên, các đền Đồng Bào, đền

Đươi ở Hải Dương, Chùa Thánh Chúa được xếp hạng di tích kiến trúc

nghệ thuật cấp quốc gia Nguyên Phi Ÿ Lan, một danh nhân có tải trị nước

xuất chúng của dân tộc, một phụ nữ sáng danh của lịch sử nước nhà

“Tiểu kết

Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, nhân dân Dịch Vọng đã cần cù lao

động, đoàn kết chặt chẽ tạo thành sức mạnh chiến thắng thiên tai và giặc

ngoại xâm xây dựng nên làng xóm đông vui, những cánh đồng phì nhiêu trù phú, cuộc sống ấm no hạnh phúc Chuyển mình cùng sự đỗi mới của đắt nước nhân dân Dịch Vọng không ngừng vươn lên, đời sống văn hóa vật chất tỉnh

Trang 39

Chùa Thánh Chúa được xây dựng thời Lý trước 1064 tại làng Vòng

(Dịch Vong), một làng cô, nơi sản sinh ra cốm Vòng nỗi tiếng, một thời đã là sản phẩm tiến vua

Chùa gắn liền với nhân vật nôi tiếng thời vua Lý Thánh Tông là Nguyên phi Ÿ Lan Bà là nhân vật lịch sử mang lại sự tốt lành cho triều Lý và

nhân dân Đại Việt, được nhân dân tôn vinh và sống mãi cùng lịch sử Trong cuộc đấu tranh chống Pháp, chùa Thánh Chúa là địa điểm gắn liền với phong

trào đấu tranh cách mạng

Ngày nay, Chùa Thánh Chúa nằm trong khuôn viên trường Đại học Sư

phạm Hà Nội, thuộc phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội Là

ngôi chủa chung của nhân dân hai phường Dịch Vọng Hậu và Mai Dịch Chùa Thánh Chúa là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh, tôn giáo, tín ngưỡng của người dân địa phương

Chùa Thánh Chúa đã được Bộ Văn hóa xếp hạng di tích kiến trúc nghệ

Trang 40

Chương 2

GIA TRI VAN HOA VAT THE CUA CHÙA THÁNH CHÚA 2.1 Giá trị kiến trúc chùa Thánh Chúa

3.1.1 Không gian cảnh quan

Từ xưa đến nay, khi xây dựng các công trình kiến trúc liên quan đến tôn giáo, tín ngưỡng người xưa thường quan tâm đến việc lựa chọn thế đất và chọn hướng để xây dựng với nguyện vọng đề dân làng luôn có cuộc sống ấm no, may mắn và hạnh phúc, tránh được điềm dữ, nghênh đón điềm lành

Đó là lý do mà các ngôi chùa Việt thường xây dựng theo hướng Tây

Nam, là hướng mát mẻ về mùa hè và ấm áp về mùa đông Hướng Nam được coi là hướng của ấm no hạnh phúc và may mắn Đạo Phật quan niệm hướng

Nam là hướng của trí tuệ, hướng của than linh Hướng Tây là hướng hợp với

quy luật âm dương, thần linh ở đó sẽ nghe thấu hiểu và phù hộ cho lời cầu

nguyện của người dân Đạo Phật quan niệm đó là hướng của thế giới A di đà nơi Tây Phương cực lạc

Yếu tố thiêng của di tích còn phải là điểm hội tụ sinh khí của 4

phương 8 hướng Hướng Bắc coi như là hướng vô trí, vô minh Hướng Nam

là hướng trí tuệ diệt trừ vô minh gắn với điều thiện và sự trong sáng Hướng

Đông là hướng phật ở, nhưng là hướng mặt trời mọc chiếu rọi vào di tích làm cho phật ở đó bị nóng và sức phật bị ảnh hưởng dẫn đến không phù hộ

được nhiều cho dân làng Hướng Tây về mùa hè nóng nhưng nó lại phù hop

với quy luật đỗi đãi âm dương Vậy nên, khi cha ông ta cho xây dựng chùa

thường quay về hướng Tây Nam là sự hội tụ đủ yếu tố âm dương và yếu tố

linh thiêng cho di tích Người trụ trì nảy sinh trí tuệ, người thí chủ có công

Ngày đăng: 17/08/2022, 13:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN