1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Ảnh hưởng của Phật giáo đối với văn hóa nghệ thuật Việt Nam thời đại Lý - Trần

83 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 14,08 MB

Nội dung

Mục tiêu của đè tài Ảnh hưởng của Phật giáo đối với văn hóa nghệ thuật Việt Nam thời đại Lý - Trần là nghiên cứu những tắc động của Phật giáo đối với văn hóa Việt Nam thời đại Lý - Trần trong văn hóa nghệ thuật; rút ra những bài học kinh nghiệm để phát huy vai trò tích cực của Phật giáo trong việc xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam hiện nay.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BQ VANHOA, THE THAO VA DU LICH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI

NGUYÊN THỊ THANH HẢO

ANH HUONG CUA PHAT GIAO DOI VOL

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC - 1

DANH MỤC CHỮ VIET TAT 7 3

MO BAU : 4

Chương 1 Tổng quan về Phật giáo và về thời đại Lý - Trần ở Việt Nam I2 1.1 Phật giáo và Phật giáo ở Đại Việt từ thể ki XI đến thế ki XIV (thời đại Lý - Trin) - 12 1.1.1 Phật giáo - một thực thể văn hóa 12 1.1.2 Sự xâm nhập của Phật giáo vào đời sống người Việt và quá trình phát

triển của Phật giáo thời đại Lý - Trin 19 1.2 Thời đại Lý - Trần ở Việt Nam 26 1.2.1 Khái lược về lịch sử ' : : 26 1.2.2 Đặc điểm chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa 26 “Tiêu kết chương l ¬ Chương 2 Tác động của Phật giáo đền văn hóa Việt Nam trong thời đại Lý - Trần 3

2.1 Quan niệm văn hóa nghệ thuật và văn hóa nghệ thuật thời đại Lý - Trin 2.1.1 Quan niệm về văn hóa nghệ thuật 37

2.1.2 Văn hóa nghệ thuật thời đại Lý - Tram "1 2.2 Phật giáo thời đại Lý - Trần với văn hóa nghệ thuật 42 2.2.1 Phật giáo với văn chương (văn học) 525cc 43) 2.2.2 Phật giáo với hội họa, kiến trúc, điêu khắc 59

Trang 3

“Tiêu kết chương 2 TH Hee seo ĐÍ

“Chương 3 Phát huy tác động tích cực của Phật giáo đối với văn hóa Việt Nam hiện nay từ bài học ở thời đại Lý - Trần 83

3.1 Sự tương đồng giữa thời đại Lý - Tran và thời đại ngày nay ở nước ta83

3.1.1 Sự tương đồng về mục tiêu phục hưng dân tộc, xây dựng đắt nước 83

3.1.2 Sự tương đồng về mục tiêu xây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc

85

3.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh, của Đảng và Nhà nước vẻ kế thừa, phát

huy các giá trị văn hóa tôn giáo 88

3.2.1 Quan điểm của Hồ Chí Minh 88

3.2.2 Quan điểm của Dang và Nhà nước 90

3.3 Các nhóm giải pháp 2522222212222 9 9Ị

3.3.1 Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức về kế thừa và phát huy vai trò của

PAL 8180 ann nnmnnnnnnnnnnninnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnee D2 3.3.2 Nhóm giải pháp giáo duc 97

3.3.3 Nhóm giải pháp bảo tồn những hoạt động văn hóa của Phật giáo 103

Tiểu kết chương 3 22222222 ¬.-

KẾT LUẬN 1s

DANH MUC TAI LIEU THAM KHAO 120

PHU LUC seventeen 126

Trang 4

DANH MUC CHU VIET TAT STT 'Viết đầy đủ Viết tắt 1 | Chủ nghĩa xã hội CNXH 2 | Công điện cD 3 | Đăng Cộng sản Việt Nam ĐCSVN 4 | Nghị quyết NQ 5 | Nhà xuất bản Nxb, 6 |TIg “Thủ tướng

7._ | trước Công nguyên 1Cn

8 | sau Cong nguyên sCn

9 | Trung wong TW

10 | United Nations Educational Scientific and Cultural Organization UNESCO,

Trang 5

MO DAU 1, Lí do chọn đề tài Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo Quan điểm của Đảng Cộng sản st Nam tiên tiền, đậm đà

'Việt Nam về “Xây dựng và phát triển nên văn hóa

bản sắc đâm tộc" trong Nghị quyết Trung ương năm, khóa VIII đã đề ra

nhiệm vụ xây dựng “Chính sách văn hóa đấi với tôn giáo” Đại hội Đại biêu

toàn quốc lần thứ IX, lần thứ X và lần thứ XI của Đảng đều khẳng định quan

điểm "phát huy những giá trị văn hóa, dao đức tốt đẹp của các tôn giáo”

'Kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh về đồn kết tơn giáo; về quyền tự do tín

ngưỡng; đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân; ối quan hệ giữa

tôn giáo và dân tộc, Đăng và Nhà nước Việt Nam đã có định hướng đúng, tạo

kiện thuận lợi cho Phật

o tỒn tại cùng các tín ngường, các tôn giáo khác

Đại lễ Phật đản Liên Hợp quốc năm 2008 lần đầu tiên được tổ chức tại

thủ đô Hà Nội ngày 14/ 5 là sự kiện trọng đại đánh dấu ảnh hưởng của Phật

giáo đối với đời sống xã hội Trong diễn văn khai mạc, thay mặt nước chủ nhà, nguyên chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn

Minh Triết nói:

Đại lễ Phật đản Liên Hợp quốc được tổ chức tại Việt Nam là sự

khẳng định nhà nước Việt Nam tôn trọng và ủng hộ quyết định

đúng đắn của Liên Hợp quốc chọn ngày Tam hợp Đức Phật là ngày văn hóa tôn giáo thế giới, đồng thời khẳng định Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm và tôn trọng những giá trị đạo đức tốt đẹp của

Trang 6

Trai dai trong lich sir dung nước và giữ nước đạo Phật đã có một một vị

trí đặc biệt đối với xã hội Việt Nam Với bản lĩnh dân tộc, trên tinh thần “coi

mở” và “khai phóng”, người Việt tiếp nhận Phật giáo như sự bổ sung cho

truyền thống cộng đồng, nhân ái vốn có của dân tộc Ở những giai đoạn hiểm nghèo của đất nước, trước họa xâm lăng, nhiều vị thiền sư của Phật giáo, đông đảo các tăng ni, Phật tử đã đồng sức, đồng lòng, đấu tranh cho độc lập

và tự do,

Từ lâu, Phật giáo đã chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần

không những của nhiều triệu người theo đạo Phật mà còn thu hút sự chú ý của hàng chục triệu người quan tâm và nghiên cứu Phật giáo dưới nhiều góc độ “Trong quá khứ và hiện tại, Phật giáo cùng tôn giáo thờ thánh thần bản địa đã

góp phần tạo nên bản sắc riêng cho văn hóa Việt Nam và là một vấn đề không

thể bỏ qua khi nghiên cứu lịch sử, tư tưởng, văn hóa, đạo đức, của dân tộc

Trên con đường phát triển, văn hóa nghệ thuật Việt Nam ít nhiều đã chịu sự tác động, chỉ phối của Phật giáo Văn hóa nghệ thuật Việt Nam thời đại Lý - “Trần là một giai đoạn phát triển rực rỡ trong lịch sử văn hóa nghệ thuật dân tộc, chịu ảnh hưởng sâu sắc của Phật giáo, dé lai cho ching ta những giá trị

thẩm mĩ, giá trị nhân văn cao đẹp

Nhìn lại lịch sử dân tộc, bước đầu tìm hiểu về văn hóa nghệ thuật Việt

Nam thời đại Lý - Trần với những dấu ấn sâu đậm của Phật giáo sẽ giúp

chúng ta phần nào hiểu được Phật giáo, hiểu được ông cha ta qua những bài học quý giá về việc nhà nước phong kiến sử dụng các giá trị văn hóa Phật

giáo vào xây dựng và phát triển đất nước, phát triển xã hội và con người Từ

đó, chúng ta hiểu được đất nước Việt Nam, con người Việt Nam, vững bước trong dựng xây, trong hội nhập và trong phát triển đất nước, phát triển xã hội và con người Việt Nam hiện nay

Với ý nghĩa đó, học viên chọn vấn đề “Ảnh hướng của Phật giáo đối với

Trang 7

nghiệp hệ Cao học chuyên ngành Văn hóa học Bước đầu nghiên cứu lí luận

và lịch sử văn hóa Việt Nam, một lĩnh vực không thể thiếu vắng trong nghiên

cứu văn hóa nước nhà với mong muốn góp tiếng nói chung trong sự bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống để xây dựng nền văn hóa Việt

Nam dân tộc, hiện đại và nhân văn trong thời đại ngày nay Trong khuôn khổ của một bản luận văn, các lĩnh vực ảnh hưởng khác của Phật giáo tới văn hóa

Việt Nam ở thời đại Lý - Trần sẽ được tiếp cận mang tính gợi mở

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

2.1 Các tác giả trên thế giới

Tác giả Đỗ Quang Hưng cho rằng để hiểu tôn giáo cần có những tiếp cận

È tâm lí học, lịch sử, xã hội học Trên thực tế, khoa học vẻ tôn giáo đã dần

dẫn phát triển, đặc biệt từ cuối thế kỉ XIX với sự ra đời của ngành xã hội học

tôn giáo Rất nhiều nhà nghiên cứu, rất nhiều học giả đã nghiên cứu về tôn

giáo nói chung và Phật giáo nói riêng Có thể kể đến Ninian Smart voi Ton giáo của thể giới, Sabino Acquavina với Xã hội học tôn giáo, John Naisbitt và Patricia Aburdene với Các xu hướng lớn trên thể giới, O O Rozenberg với

"Phật giáo những vấn đề triết học, lunjiro Takakusu với Các tông phái của

đạo Phật Đặc biệt là Léopold Cadière với các công trình đa dạng, phong phú

trên dưới 250 thiên khảo cứu hoặc tham luận về văn hóa, về tín ngưỡng, gia

đình Việt Nam thuộc lĩnh vực dân tộc và xã hội học tôn giáo ví dụ như Các tôn giáo ở Việt Nam, Nhân sinh quan dén gian người Liệt, Tỉn ngưỡng và

thực hành tôn giáo của người Việt vùng quanh Huế, vv 2.2 Các tí giá ở Việt Nam 2 'VỀ Phật giáo n‹ ‘hung

Có hàng chục đầu sách chuyên khảo đã viết về lịch sử Phật giáo ở Việt

Trang 8

"Nam Phật giáo sử lược của tác giả Thích Mật Thể xuất bản năm 1942, Lich sử Phật giáo của tác giả Trần Trọng Kim xuất bản năm 1950, Lược khảo lịch

sử Phật giáo Liệt Nam của tác giả Vân Thanh xuất bản năm 1974, Lịch sứ

Phật giáo Việt Nam của tập thể tác giả thuộc Viện Triết học - Ủy ban Khoa

học xã hội Việt Nam (nay là Viện Khoa học xã hội Việt Nam) xuất bản năm

1991, bộ Lịch sứ tự tướng Việt Nam do Nguyễn Tài Thư chủ biên xuất bản

năm 1993, Lược sứ Phật giáo Việt Nam của tác giả Thích Minh Tuệ xuất bản

năm 1993, tập Từ tung Phat giáo Việt Nam xuất bản năm 1999 của tác giả

Nguyễn Duy Hinh, bộ Việt Nam Phật giáo sử luận (ấp I, tập II, tap Il) cua

tác giả Nguyễn Lang xuất bản năm 2000, Có thể điểm qua một số tác giả,

ầu sách viết về Phật giáo được xuất bản trong những năm gần đây: “Thiền sư Đình Lực và cư sĩ Nhất Tâm trong cuốn Phát giáo Việt Nam và

thế giới của bộ sách Tôn giáo và lịch sử văn mình nhân loại do Nxb Văn hóa

- Thông tin xuất bản năm 2003 đã mô tả Phật giáo, đưa ra những vấn đề cơ

'bản của Phật pháp và thiền học Ở phần một cuốn sách, các tác giả đã nêu một

ấn đề chung về Phật giáo Việt Nam, về ảnh hưởng của đạo Phật trong đời

1g người Việt

Nha xuat ban Lao động năm 2006 ra mắt bạn đọc cuốn Danh nhân văn

khóa Phật giáo Việt Nam đương đại - chân dung và đối thoại do Minh Mẫn

chủ biên nhân địp lễ Phật Thích Ca thành đạo mang ý niệm tôn vinh những

cống hiển của các vi tu sĩ Phật giáo trong thời đại mới, tôn vinh những người

đã thể hiện trọn vẹn một nhân cách sông, nhiệt thành cống hiến trí tuệ, công

sức cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước Vì vậy, cuốn sách cũng là bài học quý cho những ai có tỉnh thần dân t( những ai đang hướng tới

những giá trị tốt đẹp: chẩn - thién - mt Viện Nghiên cứu Tôn giáo thuộc

Viện Khoa học xã hội Việt Nam năm 2007 xuất bản Mới số bài viết về tôn

Trang 9

điểm Phật giáo Liệt Nam, Phật pháp, Suy nghĩ khoa học về Phật giáo nước ta kiện nay, Vấn đề hiện đại hóa Việt Nam, vv

'Bên cạnh những cuốn sách là những bài viết về Phật giáo trên các báo,

các tạp chí Đáng chú ý là các bài viết được đăng trên tạp chí Nghiên cứu Tôn

giáo của Viện Nghiên cứu Tôn giáo thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam "Một vài đồng góp của Phật giáo đối với văn hóa Việt Nam của Lê Đức Hạnh

(số 35/ 2005), Nhận diện để phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam của

Đặng Văn Bài (số 59/ 2008), Aghiến cứu và ứng dụng các giá trị văn hóa

"Phật giáo trong xã hội hiện nay của Nguyễn Hồng Duong (s6 59/ 2008), Dao "Phật và hòa bình của Mộng Đắc in trong mục thường thức tôn giáo (số 82/

2010)

Ngoài ra còn có các luận văn tốt nghiệp Cao học chuyên ngành Văn hóa

học khóa 2006 - 2009 Chùa và đời sống văn hóa làng (thông qua nghiên cứa chùa và làng Dương Đình, xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội) của học

ý chùa tiêu

viên Quách Thu Trang, Tìm hiểu biểu tượng Phật giáo trong một

biểu ở Hà Nội của Nguyễn Như Hảo, học viên Cao học chuyên ngành Văn

hóa học khóa 2007 - 2010

2.2.2 Về Phật giáo và văn hóa Việt Nam thời đại Lý - Trần

'Về Phật giáo thời đại Lý - Tran, năm 1989, Phát giáo và văn hóa dân tộc được Thư viện Phật học xuất bản tập hợp bài biết của nhiễu tác giả trong đó

có những bài viết về thời đại Lý - Trần Thích Đồng Bổn năm 2006 có cuốn Vai trò của các tang sĩ Phật giáo ở thời đại Lý - Trần do Nxb Tôn giáo, Hà

Nội in bằng hai thứ tiếng Việt và Anh

'Về văn hóa Việt Nam thời đại Lý - Trần có Văn hóa Lý Trần nghệ thuật

Trang 10

Một số bài viết được đăng trên các diễn đàn, các tap chí như Lực lượng

sáng tác văn học Phật giáo thời Lý - Trần của Lý Thị Mai ở Hội Khoa học

Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh, Những nét đẹp của Phật giáo thời Lý Trần của hòa thượng Thích Trí Quảng, Vài nét về Phật giáo Lý - Trần của Thuần

Hiểu,

Quá trình sưu tầm tư liệu cho thấy đến nay đã có nhiễu công trình nghiên cứu về tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng Nhiều sách, nhiều bài vi

đã viết về đạo Phật ở Việt Nam và trên thế giới Các công trình phần lớn tập

trung nghiên cứu về lịch sử Phật giáo Về Phật giáo Việt Nam và văn hóa Việt Nam thời đại Lý - Trần không có nhiều tác giả, tác phẩm Từ góc nhìn văn

hóa học để thấy được sự tác đông của Phật giáo tới văn hóa nghệ thuật Việt

Nam thời đại Lý - Trần một cách toàn diện và hệ thống cho đến nay chúng tôi

chưa thấy có sự tiếp cận Do vậy, bản luận văn này được xem là công trình đầu tiên, tuy mới chỉ là bước đầu nhìn nhận tác động to lớn của Phật giáo vào

văn hóa nghệ thuật Việt Nam thời đại Lý - Trần trong lịch sử nghiên cứu về

Phật giáo với văn hóa Việt Nam

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu

~ Thời đại Lý - Trần và Phật giáo Việt Nam thời đại Lý - Trần

~ Ảnh hưởng của Phật giáo đến văn hóa nghệ thuật Việt Nam thời đại Lý

- Trần

3.2 Phạm vi nghiên cứu

~ Tác động của Phật giáo đối với văn hóa nghệ thuật người Việt thời đại

Lý - Trần (chủ yếu diễn ra trong không gian Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ)

- Phật giáo và văn hóa Đại Việt thời đại L

nghệ thuật (các tác phẩm hội họa, công trình kiến trúc, điêu khắc và nghệ thuật biểu diễn)

Trang 11

~ Nguồn tư liệu để nghiên cứu, phân tích chủ yếu từ thư tịch cổ, các dĩ

sản văn hóa Phật giáo, tư liệu điền dã, văn hóa dân gian,

4, Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

~ Nghiên cứu những tác động của Phật giáo đối với văn hóa Việt Nam thời đại Lý - Trần trong văn hóa nghệ thuật

~ Rút ra những bài học kinh nghiệm để phát huy vai trò tích cực của Phật

giáo trong việc xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam hiện nay

§ Phương pháp nghiên cứu

~ Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử macxit vừa là cơ sở lí

luận vừa là cơ sở phương pháp luận

~ Các phương pháp logic và lịch sử; phân tích và tổng hợp; đối chiếu và

so sánh; phương pháp điền đã thu thập tài liệu thực tế:

~ Kết hợp các phương pháp liên ngành/ đa ngành: sử dụng kết quả,

phương pháp, các phạm trù của nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn như Dân tộc học, Xã hội học, Văn học, Nghệ thuật học, Tôn giáo học, Folklore học,

~ Nghiên cứu, đánh giá những ảnh hưởng tích cực của Phật giáo trong

quá trình tác động đến văn hóa nghệ thuật Việt Nam thời đại Lý - Tran

- Rút ra bài học kinh nghiệm để phát huy vai trò tích cực của Phật giáo

trong phát triển đắt nước và văn hóa dân tộc Góp phần củng cố niềm tin vào

định hướng của Đảng, Nhà nước trong chính sách dân tộc và tôn giáo hiện nay - Lam tư liệu phục vụ công tác nghiên cứu và giảng dạy về Phật giáo và văn hóa Việt Nam

Trang 12

Chương 1

TONG QUAN VE PHAT GIAO

VA VE THOI DAILY - TRAN O VIET NAM giáo và Phật giáo ở Đại Việt từ thế ki XI đến thé ki XIV (thời đại Lý - Trần)

1.1.1 Phật giáo - một thực thể văn hóa

"Văn hóa bao gồm toàn bộ những hoạt động sáng tạo và những giá trị của nhân dân một nước, một dân tộc về mặt sản xuất vat chat va tinh than trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước Trên thế giới, văn hóa được hiểu theo nghĩa nhân văn rất rộng dựa trên định nghĩa miêu tả và định nghĩa nêu đặc trưng

nên có hàng trăm, hàng nghìn con số không thống kê được chính xác các khái

niệm về văn hóa Chúng tôi mượn lời Chủ tịch Hồ Chí Minh, danh nhân văn

hóa thế giới đưa ra quan niệm về văn hó;

Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích cuộc sống, loài người sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn

ig ngày về

ăn, mặc, ở, các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và

phat minh, đó tức là văn hóa [37, tr 43]

giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt

Nhu vay, tôn giáo vừa là hình thái ý thức xã hội vừa là thực thể văn hóa, hay nói một cách khác tôn giáo là một thành tố, một lĩnh vực của văn hóa

'Về Phật giáo, chúng ta không có Phật giáo Việt Nam như một tôn giáo

dân tộc, giống đạo Cao Đài hay đạo Hòa Hảo và một số tôn giáo khác Song Phật giáo vào Việt Nam đã trên hai ngàn năm, tồn tại và phát triển trên nền cảnh văn hóa dân tộc, cho nên ít nhiều mang đặc điểm riêng của văn hóa Việt

Trang 13

nói đến đặc điểm, tính chất Việt Nam của Phật giáo Việt Nam Ngược trở lại,

Phật giáo ở Việt Nam cũng tác động đến văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa nghệ thuật Việt Nam nói riêng

1.1.1.1 Sự ra đời của Phật giáo

Sự phân chia đẳng cấp khắc nghiệt của Bà La Môn và vấn đề giải thoát

con người mang tính chất đặc ân, đặc quyền dẫn đến nguyên nhân thúc đẩy sự xuất hiện của trường phái triết học chống lại Bà La Môn, dẫn đến sự ra đời

của Phật giáo ở Án Độ thời cổ đại

Đức Phật Thích Ca, thủy tổ Phật giáo, tên thật là Tắt Đạt Đa (Sidharta)

thuộc bộ tộc Thích Ca (Sakya) sinh tại miễn Bắc Án Độ cô, họ Cỏ Đàm

(Gautama), con vua Tịnh Phạn (Suddhohana) quốc vương tiểu vương quốc Gia Tỉ La (Kapila) đóng đô ở Ca Tì La Vệ (Kapilavastu) nay thuộc Nêpan

Phật giáo Bắc Tông theo thư tịch Trung Quốc cho rằng Tất Đạt Đa sinh vào ngày mùng tám thang tư âm lịch, năm thứ 9 đời Chu Trang Vương (năm 668

tCn.) Phật giáo Nam Tông cho rằng Tắt Dat Da sinh vào ngày trăng tròn

tháng Vaisakha năm 623 tCn nên lấy ngày rằm tháng tư làm ngày Phật đản

Sau khi lấy vợ và sinh một con trai, năm 29 tuổi Tắt Đạt Đa bắt mãn với chết

độ giai cắp chủng tính đương thời, thấy cuộc đời con người có những nỗi khổ i sinh, lão, bệnh tử, từ bỏ cha mẹ, vợ con, bỏ giàu sang chốn cung đình vào

Tuyết Sơn đi tu Đắc đạo năm 36 tuổi, Tắt Đạt Đa chu du khắp các nước ở lưu

vực sông Hằng để truyền giáo thuyết pháp trong 40 năm và tịch năm 80 tuổi

“Tu luyện thành Phật, Buddha - Vô Thượng Phật Đà (Đắng Giác Ngộ) là danh

hiệu do Tắt Đạt Đa tự xưng Các đệ tử quy y Tắt Đạt Đa gọi Tất Đạt Đa là

Thế Tôn (Bhagavat), là Thích Ca Mâu Ni (Sakyamuni) Ở Trung Quốc và

Trang 14

dong ho Thich, theo quan niệm huyết thống Tắt Đạt Đa là con người có thật

và Thích Ca Mâu Ni (nhà thông thái họ Thích Ca) là vị Phật lịch sử

Thế giới quan Phật giáo kế thừa truyền thống của triết học Án Độ gi

thích thế giới được tạo thành từ sự kết hợp các nguyên tử Phật giáo đưa thêm các vật hàm không màu, không mùi, không vị và cho rằng các nguyên tử kết

hợp do sự vận động nội tại của các nguyên tử Sự hợp tan giữa các nguyên tử theo quy luật nhất định Phật gọi đó là luật nhân quả, nhân duyên Luật nhân

quả, nhân duyên quy định sự tồn tại, biến đổi, hủy diệt của các sự vật, hiện

tượng trên thế giới

Phật giáo có chữ nghiệp, tiếng An Độ là #arma Nghiệp có nghĩa gốc là

nghề Nghề gì cũng phải thực hành Do đó, nghiệp chuyển sang nghĩa là hành,

hành động Theo quan điểm của đạo Phật, mỗi hành động của con người ta

trong xã hội đều có mục đích “ác hay *thiện” Làm việc thiện sẽ sinh kết quả thiện, và ngược lại, làm việc ác sẽ sinh kết quả ác Báo ứng nhân quả gọi là

quả báo: “Dục trí tiền thế nhân, kim trí thụ giả thị Duc tri lai thé gid, kim

sinh tác giả thị” (Muỗn biết cái nhân ở đời trước phải xem cái mà mình chịu

đựng ở đời này Muốn biết cái quả đời sau, phải xem cái nhân ở đời này) Quả

báo có thể xấu mà cũng có thể tốt

Ba nguyên lí nhà Phật chỉ ra cái khổ, chỉ ra tam độc là tham, sân, sĩ và đề

on người Kết hợp với từ bi và thiền, Phật chỉ ra Niết Bàn

(Nibbãna), một trạng thái tinh thần, một khoảnh khắc, khả năng siêu tận của

một nhà tu hành tự có, tự chứng để chuyển từ có sang không

cao vị

1.1.1.2 Cơ cấu của Phật giáo

Dựa vào hai quan niệm về Phật giáo: Phật giáo là một hình thái ý thức xã hội và Phật giáo là một lĩnh vực văn hóa chúng tôi trình bày cơ cấu của Phật

Trang 15

Quan nigm thứ nhắt, Phật giáo với tư cách là một hình thái ý thức xã hội

bao gồm hệ thống các quan điểm triết học về nhân sinh quan, xã hội quan; là hệ thống lí luận của đạo Phật về thế gian, về thế giới hay vũ trụ, về sự giải

thoát con người với ba bộ phận:

+ Kinh tạng: tập hợp các bài giảng của Phật về con người và xã hội;

-+ Luật tạng: còn gọi là giới luật, luật pháp, quy định của đạo Phật,

+ Luận tạng: phát triển triết thuyết của Phật do các học trò của Thích Ca

Mâu Ni xây dựng nên

'Về phương diện nhân sinh quan, triết học Phật giáo đề cập tới hai yếu tố

co bản: Brahman và Atman Brahman được xem như tỉnh thần của xã hội, của

thế giới Atman là sự biểu hiện của tính cá thé Thé giới là một chuỗi vô cùng,

tận của các chu kì sinh - tru - dj - diét Diệt là tiền đề tạo ra sự sinh, tạo ra chu

ì mới Khoảnh khắc chỉ là đơn vị thời gian ngắn Thể giới là vô thường, không có gì là vĩnh hằng và bắt biến, không có khởi đầu cũng không có kết

thúc Không có ai tạo tác nên thế giới có thêm đặc tính vô tạo giả Sự vật, hiện

tượng vừa là nó vừa không phải là nó, là sự biến đổi sắc và không Con người

do ngũ uẫn kết hợp mà thành Trong ngũ uẫn, sắc là biểu thị của yếu tố vật chat (bao gồm tir dai: dat, nước, lửa, không khí); danh là yếu tố tỉnh thần; sự cảm thụ xuất hiện khi có tác động bên ngoài; tưởng (ấn tượng) và hành bao gồm các hoạt động của tư duy dẫn đến sự hình thành ý thức của con người Quay trở lại, con người tạo thành ngũ uẫn Năm yếu tố này hợp tan, tan hợp

nên không có cái tôi, không có cái bản ngã đích thực dẫn đến con người là vô ngã

Từ cơ sở nhận thức về thế giới như vậy, khổ đau của con người được

Phật giáo tuyệt đối hóa Dich cuối cùng của con người là thoát khỏi kiếp trằm

giải thoát là Tứ điệu đế Tứ diệu đế như

bốn chân lí kì điệu luôn liên quan đến chúng sinh, đến từng con người, giúp

luân, thoát khỏi nghiệp Thuyết

Trang 16

hơn vào các yếu tố tác giả, tác phẩm và nội dung còn đối với hội họa, kiến

trúc, điêu khắc và nghệ thuật biểu diễn thì chỉ phân tích sự tác động một cách

chung nhất Quá trình tìm hiểu chúng tôi thấy do sự hạn chế của lịch sử, ở

lĩnh vực văn chương tư liệu cỗ để lại có sự ghi chép rõ rằng, đầy đủ trong khi

ở lĩnh vực nghệ thuật không có được sự ghi chép cụ thê vẻ tác giả, về xuất xứ

của tác phẩm

1.1.2 Sự xâm nhập của Phậ

giáo vào đời sống người

trình phát triển của Phật giáo thời đại Lý - Trần

Phật giáo là một hiện tượng văn hóa nước ngoài truyền vào Việt Nam, được nhân dân ta tiếp thu, vận dụng vào đời sống đã có những đóng góp nhất định trong lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc Lịch sử Phật giáo, vì thể

trở thành một bộ phận của lịch sử dân tộc Các nhà nghiên cứu đã chia lịch sử

Phật giáo Việt Nam ra thành 5 giai đoạn như sau:

- Giai đoạn thứ nhất, từ khi du nhập đến thế ki VI (544);

~ Giai đoạn thứ hai, từ thế ki VI dén thé ki X;

- Giai đoạn thứ ba, từ thể ki XI đến thể ki XIV;

~ Giai đoạn thứ tư, từ thể ki XV đến thế ki XIX; ~ Giai đoạn thứ năm, từ thé ki XX dén nay

Trong năm giai đoạn phát triển của Phật giáo ở Việt Nam, chúng tôi thay cần nhắn mạnh hai nội dung sau đây gắn với vắn đề nghiên cứu của luận văn:

1.1.2.1 Sự xâm nhập của Phật giáo vào đời sống người Việt

Nhiều ý kiến cho rằng Phật giáo du nhập vào nước ta từ thời Hùng 'Vương với câu chuyện Chử Đồng Tử, Tiên Dung làm bằng chứng Theo học

giả Lê Mạnh Thát, Nhất Dạ Trạch của Lĩnh Nam chích quái đã ghi lại việc

'Chữ Đồng Tử được nhà sư Phật Quang tại núi Quỳnh Viên truyền dạy giáo lí

Trang 17

20

Ấn Độ đang tìm cách truyền bá Phật giáo vào Việt Nam Vì vậy, Lê Mạnh

“Thát cho rằng Chử Đồng Tử là người Việt Nam tiếp xúc với nhà sư và trở

'thành Phật tử Việt Nam đầu tiên được ghi lại tên tuổi Truyền thống Phật giáo

quyền năng mà Chử Đông Tử tiếp thu xuất hiện trong Mâu Tử cũng như trong,

Khương Tăng Hội, tồn tại cho đến khi truyền thống Phật giáo thiền của Pháp

Vân ra đời

Lý Thời Tran (1518 - 1593) trong Ban thảo cương mục 14, tờ 69b4 - 5 có xác nhận khoảng năm 100

nhắc đến việc trồng Uất kim hương để cúng Phí

sCn đã có một bộ phân người Việt theo Phật

đầu tiên cho việc xuất hiện Phật giáo ở Việt Nam

iáo Đây có thể coi là chứng cứ

Chứng cứ thứ hai là câu vi

của Lưu Hân Kỳ trong Giao Châu ki

*Thành Nê Lê ở phía đông nam huyện Định An, cách sông bảy dặm, tháp và

giảng đường do vua A Dục dựng vẫn còn Những người đồn hái củi gọi là kim

tượng” Tên huyện An Định xuất hiện sớm nhất trong Tiền Hán thư 2§ hạ, tờ 10b9 - 1125 la mot trong mười huyện thuộc quận Giao Chỉ Rắt có thể chùa

Địa Ngục sau đổi thành Tây Thiên chính là thành Nê Lê của huyện An Định xưa, liên quan đến cuộc kết tập kinh điển Phật giáo lần thứ ba của vua Asoka

từ Án Độ

Thiền uyễn tập anh chép truyện Quốc sư thông biện có chỉ tiết hoàng hậu

Ÿ Lan hỏi về đạo Phật được pháp sư Đàm Thiên tâu: “Xứ Giao Châu có

đường thông với Thiên Trúc, khi Phật pháp mới đến Giang Đông chưa khắp

thì ở Luy Lâu đã có tới hai mươi ngôi bảo tháp độ được hơn năm trăm vị tăng

và dịch được mười lăm quyển kinh rỗi" [22, tr 133] cũng đã xác nhận sự có

mặt sớm của Phật giáo tại Việt Nam

Trang 18

2

phía Nam Trên hai con đường truyền đó đều truyền cả hai kinh bản Tiểu

“Thừa và Đại Thừa Nguyễn Duy Hinh cho rằng: “Phật giáo Việt Nam thuộc Nam truyén, trực tiếp với Ấn Độ qua đường hàng hải quốc té Tây - Đông, sau

đó lại ngược lên Giang Nam hội ngộ với dòng Bắc truyền” [16, tr 312]

Các nhà nghiên cứu ở Viện Triết học thuộc Viện Khoa học xã hội Việt

Nam cho rằng các thương nhân xuất phát từ vùng Trung Án có thể dùng tuyến đường bộ sang đèo Ba Chùa và theo sông Kanburri xuống châu thổ Mênam

Từ Mênam tới vùng Bassak ở trung lưu sông Mêkông, địa bàn của vương

quốc Kambijan Vương quốc này có thể do những di dân Ấn Độ thành lập tCn Rất có thể các tăng sĩ Án Độ đã theo con đường này mà đến đất Lào, vượt Trường Sơn sang Thanh Hóa hay Nghệ An

Vé thời điểm du nhập của Phật giáo vào Việt Nam các nhà nghiên cứu

chưa đi đến thống nhất, song đại đa số cho rằng Phật giáo đã du nhập vào Việt

Nam khoảng đầu Công nguyên khi Việt Nam còn là Giao Châu Trung tâm

Phật giáo sớm nhất ở Giao Châu là Luy Lâu, tức vùng Dâu, nay thuộc Thuận ‘Thanh, Bắc Ninh

Cũng như các tôn giáo khác, Phật giáo đã thể tục hóa ở Việt Nam từ cách

thể hiện nghỉ thức tôn kính đến danh xưng giáo chủ Người Việt đổi Buddha

trong tiếng Phạn chỉ Đức Phật thành Bụt Bụt xuất hiện và đã hóa thân trong Èn văn hóa dân gian Việt Nam luôn hiện lên hiề 6

từ, cứu

Ngay từ sơ kì du nhập vào Việt Nam, Phật giáo đã kịp thời hội nhập một

cách sâu sắc với văn hóa dân tộc, bắt đầu xây dựng nền tảng tinh thần như một vũ khí chống lại ách nô dịch đồng hóa văn hóa của phương Bắc Thông

qua các kinh sách, đạo Phật nhắc nhé “bé minh chớ không bỏ hạnh ", kêu gọi toàn dân chống lại bộ máy đàn áp của người Hán, khẳng định cách thờ tự tốt

Trang 19

2

để cùng đạt tới đỉnh cao giác ngộ và giải thoát, hạnh phúc và tự do, Phật giáo khích lệ con người biết yêu thương Đạo Phật đánh giá: ta là Phật, chúng sinh là Phật sẽ thành, tắt cả đều thăng tiến trên lộ trình giác ngộ, tâm linh Phật

giáo ở Việt Nam, vì vậy là một nền Phật giáo nhập thế Tác giả Lại Văn Hùng, xét trong tương quan biện chứng cho rằng “đạo Phật nhập thế và lại có ngay thế nhập đạo Phật Đây là hai quá trình, nhiều lúc song hành, nhiều lúc là

hôn hợp, nhưng chắc chắn phải là liên tục” [13, tr 46]

Trong quá trình phát triển, đạo Phật

mọi cách hỗn dung với tín ngưỡng bản địa thông qua phương pháp truyền bá linh hoạt, mềm dẻo, phi cưỡng bức “Tùy duyên bắt biến", Đức Phật dạy theo từng con người, trí não sẽ giác ngộ con đường giải thoát Biến thái thứ nhất của giai đoạn Phật giáo trong quá trình bản địa hóa đòi hỏi phải có những vị Phật gần gũi với người

'Việt Thần Mây, thần Mưa, thần Sắm và thần Sét đã trở thành Phật Pháp Vân,

Pháp Vũ, Pháp Lôi và Pháp Điện Tính ngoại lai và tính bản địa được tập hợp lại như hai mặt trong một thể thống nhất Yếu tố mới không phủ nhận yếu tố cũ mà hỗ trợ tăng cường lần nhau Nét truyền thống vẫn giữ được sắc thái trong khi tiếp nhận nội dung mới mang tính Phật giáo

‘Tiép thu tinh than va li thuyết Phật giáo, các Phật tử ở Việt Nam đã có ý thức muốn có một nền Phật giáo riêng cho dân tộc mình Dù theo tông này

hay theo phái khác họ vẫn tuân theo Đại Thừa, Tiểu Thừa hoặc những tông

phái đã có, tự hình dung ra cách tiếp nhận và cách thể hiện các kinh, luật, luận

một cách đại đồng tiểu dị, có thể gọi đó các thiền phái Việt Nam:

Phái Ti Ni Đa Lưu Chỉ có 18 đời với 29 vị thiền sư, người đầu tiên là

Pháp Hiền

Phái Ïõ Ngôn Thông có 15 đời và 40 thiền sư do nhà sư Vô Ngôn Thông

Trang 20

giữ tính bản địa Một thời gian đài, tín ngưỡng dân gian cỗ truyền vẫn giữ vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh người Việt trong khi Phật giáo, Lão

giáo, Nho giáo được truyền vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc

Quan hệ với Trung Quốc thời kì này không phải là luôn thân thiện, nhiều

vua chúa Chăm nuôi dưỡng ý đồ xâm lược song kết quả nước Đại Việt trước

sau vẫn nguyên ven và quyền tự chủ của Việt Nam đã được thừa nhận, bờ cõi

được mở mang vẻ phía Nam Các triều đại thời Lý - Trằn đã góp phần trực

tiếp vào sinh hoạt tín ngưỡng và tôn giáo của nhân dân, Phật giáo sớm được II

phổ cập và đạt mức cực thịnh ở các thé ki tir thé ki XI dén thé 1.2.2.2 Kinh tế

Sang thế kỷ XI với vương triều Lý, nhà nước trung ương tập quyền hoàn toàn thắng thế, liên tục phá Tống bình Chiêm, đưa uy tín nước Đại Việt lên

đỉnh cao Đối với dân tộc, nhà Lý đóng vai trò rất tích cực, có nhiều chính

sách toàn diện để xây dựng một quốc gia độc lập vững chắc Các công trình nghiên cứu khẳng định xã hội Việt Nam trong giai đoạn này là một xã hội không thuần nhất về mặt hình thái Đây “⁄à giai đoạn chuyển biến từ hình thái kinh tế xã hội châu Á tiền phong kiến đến hình thái châu Á phong kiến hóa

mạnh mẽ” [S6, tr 293] Đầu thế ki XI, thành phần kinh tế tư nhân trở thành bộ

phân hữu cơ của nền kinh tế Giữa thế kỉ XHI, nhà Trần cho bán công điển thành tư điền Sự tác động của kiến trúc thượng tằng như điều kiện đủ cuối

cùng cho việc xuất hiện kết cấu kinh tế xã hội mới: kinh tế xã hội phong kiến

Chế độ sở hữu công xã, cơ sở để thiết lập một chế độ sở hữu nhà nước đã sản sinh ra một quốc gia thống nhất, một chính quyền tập trung, vững mạnh

Việc sở hữu ruộng đất thời Lý - Trần có “quốc khổ điền và thác đao

điền” Quốc khố điền là ruộng của nhà nước mà hoa lợi thu hoạch sẽ được dự

Trang 21

30

là tô chức khai hoang ở các vùng ven sông, ven biển thuộc đồng bằng sông Hồng, sông Mã, sông Lam Tù binh trong chiến tranh là lực lượng chủ yếu

làm trong các đồn điền khai hoang Ruộng tịch điền vẫn được duy trì và kế thừa Ruông sơn lăng là loại ruộng dùng vào việc thờ phụng tổ tiên dòng họ

nhà vua Chính sách ngụ binh tư nông của nhà Lý va nhà Trần với nội dung là các ngoại binh không phát lương mà thay phiên về làm ruộng cũng phản ánh

sự tồn tại phổ biến ruộng đất công làng xã được chia cho nông dân

'Ruộng thác đao là ruộng nhà Lý ban cấp đề thưởng công Hình thức ban cấp thực ấp và đất phong là đặc trưng của thời Lý Thời Trần, kiểu ban cấp

này không còn, ruộng đất công triều đình chiếm một bộ phận lớn, chế độ sở hữu ruộng đất tư nhân đã phổ biến và phát triển

'Những thành tựu trong các chính sách nông nghiệp nhà Lý về trị thủy và

thủy lợi, về bảo vệ con người - sức lao động, bảo vệ trâu bò - sức kéo nông nghiệp đã thể hiện tính tích cực của nhà nước thời Ly trong thé ki XI - XI

định, là cơ

Nhờ đó, trong hai thế kỉ này đời sống của nhân dân tương đị

sở vật chất cho những thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống, bảo vệ Tổ

quốc

Vào thời Lý, nước ta có nhiều nghề thủ công nghiệp như dệt, đổ gốm, đúc đồng, Nghề in bản gỗ cũng đã xuất hiện Nhiều nghề có tác dụng quyết định đến sự nghiệp xây dựng các công trình kiến trúc cũng như trong nghệ

thuật trang trí, tạo hình

Thời Trần, sự thống trị trên phạm vi cả nước và uy quyền chuyên chế của hoàng để đã tạo thành quan niệm “đất của vua, chùa của Bụi” Quan niệm này đã xác nhận sự tồn tại tự nhiên: chế độ sở hữu ruộng đất nhà nước phổ biến với hai bộ phận cấu thành: ruộng đất do nhà nước trực tiếp quản lí và

Trang 22

31

Nếu ở thời Lý “các quan trong, quan ngồi đều khơng được cấp bong’

thì đến thời Trần định lệ cấp bổng cho các quan văn võ trong ngoài đã được thực hiện Ban cấp thái ấp là chính sách kinh tế quan trọng nhằm tạo ra cơ sở

xã hội cho chính quyền nhà Trần Điền trang đáp ứng nhu cầu khẩn trương

mở rộng diện tích canh tác và thực hiện chủ trương xây dựng củng cổ thể lực

của quý tộc Điều lệ điền trang năm 1266 đẩy mạnh sự phát triển sở hữu lớn

của các quý tộc họ Trần, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ mở rộng cho hình thái kinh tế phong kiến Trước đó, năm 1254 là thời điểm quan trọng đánh dấu sự phát triển của ruộng đất tư hữu Ruộng đất trở thành hàng hóa mua

bán, trao đổi đã tạo ra tầng lớp đặc biệt địa chủ thường hay địa chủ thứ dân và

một tằng lớp tiểu nông tư hữu nhỏ trong xã hội

Ở thời Lý, việc trị thủy đo các địa phương tự lo liệu Thời Trần, họ Trần

vừa nắm chính quyền đã có biện pháp nhanh chóng phục hồi sản xuất nông nghiệp, mở rộng điện tích canh tác, áp dụng nhiều biện pháp khuyến khích

nông nghiệp, trong đó có tô chức làm thủy lợi trong phạm vi cả nước

Kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp được nhà Trần tiếp tục xây dựng và coi là thành phần kinh tế quan trọng Nhiều làng chuyên nghiệp rèn

được hình thành Nghề mộc và xây dựng cũng rất được quan tâm Sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và yêu cầu của văn thư hành chính đòi hỏi nghề làm giấy và khắc bản in ngày càng phải được mở rộng hơn so với thời

Khai thác tài nguyên trong lòng đất được cả hai triều đại đặc biệt lưu ý Hầu hết các mỏ được khai thác trong thời kì này ở miền núi phía Tây và phía

Bắc Thư tịch cổ cho biết các phủ châu Thái Nguyên, Lạng Sơn, Tuyên Hóa,

Quảng Oai có các mỏ vàng, bạc, đồng, thiếc, chì, diêm tiêu Việc khai thác

mỏ nhằm thỏa mãn nhu cầu đúc tiền và các nông cụ cũng như đúc chuông,

Trang 23

cuộc kháng chiến chống ngoại xâm Thuộc loại này có thể kể bài thơ Nam

quốc sơn hà tương truyền là của Lý Thường Kiệt, #lịch đướng sĩ của Trần Quốc Tuần, bài Phú sông Bạnh Đằng của Trương Hán Siêu Một số tác phẩm đã nói lên ý thức tìm về cội nguồn, sưu tập những truyền thuyết, thần tích nói về lịch sử và nhân vật lịch sử thời quốc sơ Văn Lang - Âu Lạc cũng như các

thời kì sau Hai tác phẩm tiêu biểu là Việt Điện u linh của Lý TẾ Xuyên và

Lĩnh Nam chích quái của Trần Thế Pháp Tĩnh thần dân tộc cũng đã được thể hiện trong các bộ quốc sử Có thể kể đến Việt sứ cương mục và Việt Nam thế

chí của Hồ Tông Thốc, một nhà sử học Việt Nam cuối đời Trần; Đại Việt sứ lược (hay Việt sử lược) của tác giả khuyết danh Nỗi tiếng là bộ Đại Việt sử ki

của Lê Văn Hưu, được coi là bộ chính sử đầu tiên của Việt Nam Tác phẩm

-n Nam chí lược do soạn giả Lê Tắc biên soạn năm 1335 cũng có nhiều đóng

góp cho sự tìm hiểu lịch sử, nhân vật lịch sử điển chương và địa chí Đại Việt

thời Lý - Trần

Một thành tựu quan trọng của văn học Lý - Trần là việc phổ biến chữ

Nom, vita mang tinh dân tộc (Nôm - Nam), vừa mang tính dân gian (nôm ma), và Việt hóa chữ Hán

Thời Lý - Trần để lại nhiều tác phẩm hội họa, công trình kiến trúc, điêu

khắc Cung điện và thành quách là những công trình kiến trúc do nhả nước

đứng ra xây dựng, huy động sức lực của dân chúng theo chế độ lao dịch, trưng tập và phần nào là lao động làm thuê Củng với thành quách, thời Lý - “Trần còn có các khu lăng mộ và phủ đệ Nhà Lý có khu sơn lăng ở Đình Bảng (Bắc Ninh), nhà Trần có khu lăng mộ ở Long Hưng (Thái Bình), An Sinh

(Đông Triều) với nhiều tượng đá khắc họa hình người và muông thú Các dinh thự của quý tộc đời Trần xây dựng ở các địa phương trấn trị, một số có

quy mô đỗ sô, như phủ đệ của Trần Quốc Khang ở Diễn Châu (Nghệ An)

Trang 24

a

loại tượng, chuông, vạc, các bức phù điêu Ngồi các tượng Chu Cơng, Không Tử, Tứ Phối được dựng trong Văn Miếu, phổ biến là các tượng Phật

Các bức phù điêu đời Lý - Trần phần lớn đều chạm khắc các hình tượng Phật

giáo (tòa sen, lá dé, sóng nước), hình tượng các tiên nữ múa hát, các hình

tượng rồng uốn khúc (loại rồng giun đơn giản và khỏe khoắn) Trong điêu khắc có ảnh hưởng của nhiều yếu tố mĩ thuật Champa Đồ gốm có dáng hình đơn giản, thanh thoát Múa rối nước cùng nghệ thuật biểu diễn phát triển đa

dạng Sự hỗn dung văn hóa dân gian với văn hóa cung đình, giữa những yếu

tố bình dân với những yếu tố bác học, giữa Phật - Đạo và Nho được xác lập

Dòng văn hóa dân gian có sự nổi tội, đan xen vào sinh hoạt văn hóa cung,

đình, tuy xu thé phat trién nga dan sang văn hóa Đông Á Nho giáo Khái niệm

“lễ trong Nho giáo còn mờ nhạt, thay vào đó là tính khai phóng, nhân bản,

gần gũi con người Văn hóa Đại Việt thời ki này đo vậy, hàm chứa nhiều tỉnh

thần khoan hòa

'Văn hóa Đại Việt thời Lý - Trần chính là một sức mạnh tỉnh thản, vừa là

một xung lực vừa là một kháng thể trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất

nước Đồng thời cũng là một tố chất có kết cộng đồng người Việt, trên cơ sở:

tìm về một cội nguồn lịch sử và văn hóa chung, làm chín mui ý thức quốc gia và tỉnh thần dân tộc Việt Trong khi vương triều Lý - Trần duy trì ở quốc gia Đại Việt phía Bắc lãnh thổ Việt Nam ngày nay, thì ở phần đất phía Nam, đã tồn tại vương quốc Champa với nền văn hóa gốc Nam Á và chịu ảnh hưởng của văn hóa Án Độ Văn hóa Champa vừa là một thực thể độc lập, vừa có những mối giao lưu qua lại với Đại Việt Thé ki XIII, sau cuộc chiến tranh

trăm năm với Chân Lap (1113 - 1220), Champa khôi phục nền độc lập Cuối

thé Champa đã in minh với Đại Việt chống quân Nguyên Quan hệ

Trang 25

4“

quan hệ giao lưu hai chiều và hòa nhập văn hóa Chăm - Việt Một số yếu tố

văn hóa Chăm đã có mặt trong văn hóa Đại Việt như vải lĩnh, nhạc cụ trống cơm, các điệu múa Tây Thiên, các điệu hò, các mô típ điêu khắc Một số

truyện cổ tích Việt như Da thoa vương, Sọ đừa có nguồn gốc Chăm Thánh

mẫu Bà Chúa Ngọc (Hòn Chén, Huế) là hình ảnh Thiên Yana (Mẹ Xứ

Sở) Mặt khác, văn hóa Đại Việt cũng đã ảnh hưởng nhiều đến văn hóa Chăm,

sau đó, tích hợp vào dòng chảy của cộng đồng văn hóa dân tộc Việt

Với khoảng thời gian 390 năm trị vi dat nude, nha Ly va nl ran đã dé

lại những dấu ấn kết tỉnh một bản sắc dân tộc trong suốt quá trình của lịch sử

dựng nước và giữ nước

2.2 Phật giáo thời đại Lý - Trần với văn hóa nghệ thuật

Từ định nghĩa khái niệm: ảnh hưởng là sự tác động có thể để lại kết quả (với nghĩa Hán án là bóng, hễ cái gì đã có hình thì có bóng, hình sinh ra ảnh,

thanh sinh ra hưởng; hưởng là tiếng dội lại) trong Từ điển Hán - Việt của Đào

Duy Anh cũng như một số Từ điển tiếng Việt khác, ta có thể xem xét văn hóa Phật giáo nói chung và văn hóa nghệ thuật Phật giáo thời kì này nói riêng đã tác động đến văn hóa nghệ thuật Việt Nam mạnh mẽ qua vai trò, vị trí, qua số

lượng tác giả, tác phẩm, qua nội dung, tư tưởng, hình thức, nghệ thuật, vv

Thời đại Lý - Trần đã nỗi lên như một mốc son thể hiện tỉnh hoa lịch sử

văn hóa dân tộc trên nhiều phương diện Về phương diện học thuật, Phật giáo

Việt Nam thời đại Lý - Tran với chủ thể là các tăng sĩ, thiền sư đã có công đào tạo một lớp trí thức có trình độ uyên thâm cả Phật, Nho, Lão, biết dung

hợp những đị biệt giữa ba hệ thức triết lí Trong buổi đầu nhà Lý, các thiền sư

trực tiếp tham gia chính sự Đến đời Trần, tuy công việc chính sự của các tăng sĩ không còn như thời Lý, Phật giáo vẫn phát triển rực rỡ, tác động trực tiếp

Trang 26

B

chúng tôi xin trình bày ảnh hưởng của Phật giáo đến văn hóa nghệ thuật thời

đại Lý - Trần để làm sáng rõ nhận định trên

2.2.1 Phật giáo với văn chương (văn học)

'Văn học là một hình thái ý thức xã hội, gắn liền với xã hội cụ thể, không

chỉ là tắm gương phản chiếu mà còn là hình bóng của đời sống, gắn chặt với lịch sử trong quá trình phát triển Nói đến văn chương Lý - Trần là nói đến

văn thơ của một giai đoạn đặc sắc trong lịch sử dân tộc vừa xây dựng đất

nước vừa chống giặc ngoại xâm Không ai phủ nhận rằng văn học Phật giáo là

một thực thể tồn tại lâu dài và từng có những cống hiến xuất sắc cho lịch sử

văn học dân tộc Một số công trình khảo cứu công phu và nghiêm túc, liên tục

được công bố trong mấy chục năm qua đã xác nhận điều này

2.3.1.1 Chủ thể sáng tạo, số lượng tác phẩm

Tập hợp các tác phẩm còn lưu lại đến ngày nay, ta thấy thời kì này văn thơ Phật giáo chiếm số lượng rất lớn Trong số hơn 12S bài thơ và văn từ thời Lý trở về trước đã sưu tập được, văn thơ thời Lý chiếm tỉ lệ tuyệt đối Thời Trần, các tác giả gồm nhiều vị tu thiền uyên bác, có vị tri xã hội cao

'Về lực lượng sáng tác, dựa vào ba tập Thơ văn Lý - Trần và Tổng tập văn

học Việt Nam (của Nxb Khoa học xã hội) chúng tôi tổng hợp lại, có tổng số

64 tác giả và một số lượng lớn tác phẩm thơ văn Phật giáo thời Lý - Trần

(xem thêm Bản tổng hợp danh sách tác giả, tr 114 - 115 - 116 - 117, phần

Phụ lục) Trong bản tổng hợp chúng tôi không thống kê được số lượng tác phẩm vì nhiều lí do, thơ văn cỗ nước ta bị mắt bởi chiến tranh, giặc giã, ví dụ như Thiên tuyển tập anh cho biết quốc sư Viên Thông từng vâng chiếu soạn

sách Chư Phật tích duyên sự (hơn 30 quyền), Hồng chung văn bi kí, Tăng gia

Trang 27

s0

Bậc thánh sâu xa khó lượng tình, Đành như khí vượn lần ngàn xanh,

“Xuân sang, oanh hót, hoa đua thẳm,

Thụ tới diu hiu, cúc một cành [Phạm Tú Châu dịch - 11, tr 450)

Nguyễn Quảng Nghiêm hăng hái, mãnh liệt, tràn đầy niềm tin bản về

sinh diệt để nói đến chí nam nhi, táo bạo vượt qua giáo chỉ nhà Phật, tự hào trước thời đại phục hưng đất nước, khẳng định quyền tự do, tự ý thức của cá

nhân

Thoát tịch diệt xong bàn tịch diét

Sau v6 sinh, hãy nói vô sinh,

Làm trai lập chí xông trời t

Theo gót Như Lai luồng nhọc mình [Nguyễn Đức Vân, Đào Phương

Bình dịch, 11, tr 526 - 527]

Giáo dục đạo đức, nhân sinh cho con người và xã hội "lợi lạc quan sinh,

vị tha vô ngẩ” các tác giả đã khuyên mọi người tìm về bản thân mình, không,

truy cầu sắc khơng ở bên ngồi thiên giới Lấy điểm xuất phát từ chit “

các nhà tu hành tập trung phác họa những nẻo tu chứng và giải thoát cho cái

sự Trí Thiên nhắn nhủ:

tâm, đạt n ngộ, ngộ đạo, vô vĩ, nhậm vận Thị

Đuổi ngoài nghìn dặm niềm ham muốn

Dé Ié huyén vi chica 6 trong [Ngô Tắt Tô dịch, 11, tr 507]

Theo Trằn Nhân Tông, mọi người hãy nhận chân lí con người thật của mình, bộ mặt thật của chính mình (Bổn Lai Diện Mục) không ở đâu xa:

.Bụt ở cùng nhà; Chẳng phải tìm xa

“Nhân khuây bản nén ta tim But;

Trang 28

Tỉnh thần bình đẳng trước Phật tính, ít nhiều cũng ảnh hưởng đến đời sống thực tiễn, thể tục, hiểu rõ “nguồn gốc cái tâm” là điều nan giải Lý Thái

“Tông, một vị vua thông minh, nhiều võ công, thích nghiên cứu sách vở, thơ

văn, âm nhạc, am hiểu đạo Phật, hết sức quan tâm đến tôn giáo, cho đó là iết chăm lo cho đời sống nhân dân

cách tu dưỡng đạo đức không thể thiếu,

thường hay bàn bạc với các thiền lão về giáo lí nhà Phật Một hôm, trước các vị trưởng lão, Lý Thái Tông đã đọc bài kệ trả lời về yếu chỉ đạo thiền:

“Bát nhã” thực vô tông,

"Người không, mình cũng không "Phật trước, nay, sau nữa,

Pháp tính vốn tương đồng [Ngô Tắt Tỗ dịch, 11, tr 61 - 62],

Tham nhuan “tam giáo đồng nguyên”, văn học đời Lý nói đến “hư vổ”` vừa cốt lõi, vừa cụ thể nhưng vẫn không kém phần khái quát Khong dé kj ma

hòa hợp các tôn giáo, tôn trọng sự đóng góp của các tôn giáo cho đất nước,

cho đời sống, tinh thần Đại Việt được văn chương Phật giáo đề cao Lý Nhân

'Tông khi khen thiển sư Giác Hải và đạo nhân Thông Huyền đã thể hiện rõ

tỉnh thần khoan dung văn hóa:

Giác Hải lòng như biển, Thông huyền đạo rất huyền

Thân thông kiêm biến hóa

"Một Phật, một thần tiên [Phạm Trọng Điềm dịch, 11, tr 394]

Dòng văn học Phật giáo không chỉ dừng lại ở hình thức bên ngoài là giãi bày giáo lí nhà Phật mà còn đạt đến những ý nghĩa và giá trị nhân văn sâu sắc

Phật không phải là cái gì cao xa, chính là ông thầy dạy cho người đời cách

ứng xử khi gặp khó khăn, động viên con người mỗi khi cần thiết Thơ văn

Trang 29

2

phan ánh cuộc sống xã hội, thiên nhiên và tâm hồn con người, có ảnh hưởng,

tới con người, tới xã hội không còn là điều khó hiểu

3.3.1.3 Hình thức, thể loại và phương tiện sáng tác

'Đa dạng, phong phú về hình thức, thể loại và phương tiện sáng tác, thơ văn thời Lý - Trần mang bản sắc dân tộc đã đánh dấu một giai đoạn hình

thành trọn vẹn của lịch sử văn học thành văn Việt Nam, thể hiện sự đóng góp

của Phật giáo đối với văn học

'Về thể thơ Phật giáo có thơ bốn chữ, thơ năm chữ, thơ tứ tuyệt, thơ thất

ngôn bát cú Một vài thê loại hầu như mới xuất hiện ở nước ta thời Trần

Ngoài thơ, ca có phú, tự, biểu chương, bi kí, hành trạng, thực lục, ngữ lục, hỏi đáp, luận, thuyết, hịch, dĩ chúc, vv Có bài thơ chỉ có hai câu nhưng cũng có những bộ sách lí luận dầy dặn Các tác phẩm với nhiều đề tai, khi chữ Hán,

khi chữ Nôm thời kì này được thể hiện mang nhiều vẻ trong bút pháp linh

hoạt của các tác giả đương thời Trong đó, “Thơ văn nhưồm màu Phật giáo thời Lý có thể là mở đầu cho th loại sắm kí trong văn học Việt Nam” [63, tr

3443] Chùm thơ khuyết danh tuyên truyền cho việc Lý Công Uẫn lên ngôi vua (1009) có bài Sẩm ngôn:

Gốc cây thăm thẳm,

‘Ngon cay xanh xanh

Cay héa đao rụng, Mười tâm hạt thành,

Đông, mặt trời mọc,

Tây, sao nắu hình,

Khoảng sáu, bảy năm,

Trang 30

33

Thiền su Dương Không Lộ khẳng định sức mạnh, ý chí của con người

mang kích thước vũ trụ, tâm hồn dường như đã đạt tới sự thanh cao sáng láng:

Kiểu đắt long xà chọn được nơi Thú quê nào chán suốt ngày vui

Có khi đỉnh núi trèo lên thắng

"Một tiếng kêu vang lạnh cả trời [Phan Võ dịch, 64, tr 750]

Câu thơ cuối có dáng vẻ một câu thơ lạ mang hiệu quả của một phức cảm “cũng là câu thơ chữ Hán, cách đây hơn 9 thể kỉ mà có phép tu từ giống như một câu thơ hiện đại” [64, tr 752],

Thơ Trần Nhân Tông hầu như không có các thuật ngữ, điển tích thiển

nhưng ngắm đầy triết lí Phật giáo mà vẫn mang hơi ấm cuộc đời Bài phú Cư

trấn lạc đạo ca tụng cảnh tu hành nơi núi non cao, lời cỗ kính như một thuyết

pháp bằng thơ của người sáng lập thiền phái Trúc Lâm, mềm mại, đậm đà như thể hiện rõ ý thức thoát khỏi ảnh hưởng của văn

hóa Trung Hoa, khẳng định tính độc lập về tư tưởng và văn hóa của Đại Việt

thi thi tam tình với phân ct

theo thể thất ngôn:

Chư trần lạc đạo thả tùy duyên, Cơ tắc xan hè khốn tắc miễn Gia trung hữu bảo hưu tằm mịch,

Đối cảnh vô tâm mạc vắn thiên [48, tr 381]

Các tác giả thời Lý - Trần thường dùng kệ làm hình thức biểu đạt tư tưởng Phật giáo Cũng có khi kệ là thơ chuyển tải nỗi niềm của các vị thiền sử Diệu Nhân ni sư một trong hai nữ sĩ có tiếng thời Lý đã để lại bài kệ Sinh

Trang 31

6

2.2.2.1 Phật giáo với hội họa

Hội họa Phật giáo được nhiễu thư tịch cổ nước ta và Trung Quốc ghỉ

chép ở nhiều phương diện như chùa tháp và tranh nhà Phật hay cung điện,

thuyền rồng hoặc đổ gồm vẽ hoa, thể hiện sự phong phú trong tâm hồn con

người Việt Nam Mỗi loại hình nghệ thuật qua mỗi thời đại và quốc gia đều

có sự thay đổi khác nhau Sự tìm hiểu vẻ hội họa Phật giáo cho đến nay còn

sơ sài bởi các tác phẩm hội họa Phật giáo bị mai một và thất lạc, không lưu

giữ được nhiều chỉ còn lai rit ít tranh của thời kì sau này

Nghệ thuật hội họa Phật giáo tập trung ở chủ để miêu tả Phật tượng, Tổ

su, vé sau phát triển và mượn ngoại cảnh để biểu hiện nội tâm Nhìn lại những,

'bức phù điêu, chạm khắc, tranh tường, ở các ngôi chùa chúng ta có thể hiểu

giai đoạn đầu là những nét về của các nghệ nhân lên mặt phẳng trước khi

dùng dao đục chạm khắc để tạo thành các hình sóng nước, rồng phượng, hoa

lá, Bên cạnh đường nét trang trí chúng ta còn thấy mặt thứ hai của nghệ

thuật hội họa đó là sự vận dụng màu sắc Thời kì đầu, màu đỏ của thổ hoàng được sử dụng là chính, về sau, màu sắc trên tranh đã phong phú nhiều, chủ

yếu là đỏ sằm, lục, lam và đen

Các chủa thường dùng tranh vẽ để trang trí và khuyên răn Phật tử Chủa Phật Tích có "cưng sơn điện ve san sắt trong núi” có “cung Quảng vẽ họa nhỉ

hồng” cô “góc cao vẽ sao ngưu và sao đâu sáng láng” chủ yếu đễ trang tri

'(Quanh tường chùa Linh Xứng núi Ngưỡng Sơn (Thanh Hoá) “théu v2 dung nghỉ đẹp đề của cực quả mười phương cùng với mọi hình tướng biến hóa

muôn hình vạn tượng không thể kẻ xiết” [II, tr 273] mang ý nghĩa giáo dục

Trang 32

e

Dựa vào sử liệu va thực tế, có thể chia tranh Phật giáo thời Lý - Trần ra

thành 4 loại: tranh chạm khắc, tranh minh họa, tranh tường và tranh chữ

Các bức (ranh chạm khắc trên đá, trên gỗ đã ghi lại sự có mặt của các

bức tranh từ thời Lý - Trần tới nay Trang trí ở đây ngoài cái đẹp về mặt thẩm mĩ còn có ý nghĩa chuyển tải những lời răn dạy của Đức Phật về cách sống,

cách tu tập, về các nghỉ lễ, Có thể kể đến tranh chạm gỗ Người chim dây”

hoa ở chùa Thái Lạc; những hình chạm nổi người múa và biéu diễn nhạc cụ

trên mặt phẳng của đá thể hiện sự sôi nổi mà vẫn trang nghiêm của điệu múa

Lục cúng tắt quan trọng trong nghỉ lễ Phật giáo; nhóm nhạc công đánh đàn và

Vũ điệu đâng hoa rất sinh động ở chùa Thái Lạc; tranh chạm trên mặt lan can, hành lang hồ Linh Chiểu và Bích Trì thuộc chủa Một Cột; những bức tranh vẽ

được tạc lại trên gỗ, trên đá mà hiện nay ta còn thấy rất nhiều ở các ngôi chủa

cổ

Trong tắt cả các kinh tạng Phật giáo, phần minh họa trong kinh không thể thiếu Tranh minh họa được in trên giấy gió thường là tranh đen trắng Ở

các bản kinh cổ in trên giấy gió bao giờ cũng có những hình tranh minh hoa

Có khi là để minh họa kinh bằng tranh cho người đọc dễ hiểu Có khi là

những bức tranh các vị Phật hoặc Phật Tam Thế (12 vi Kim Cuong trong kinh

Kim Cương) Thâm chí còn có nhiều cuốn tranh dạy người xem cách tu tập và

hiểu sâu nghĩa của phép tu Qua những hình ảnh tranh vẽ của cuốn sách, các Phật từ có thể hiểu được ý nghĩa cao sâu của lời Phật một cách dễ dàng

Tranh tường là một phần không thể thiếu vắng trong mĩ thuật Phật giáo

Cùng với kiến trúc, điêu khắc, tranh tường trong hội họa đã dựng lên thế giới

của Phật giáo Những người họa sĩ Phật tử khi vẽ tranh tường cũng phải đã

Trang 33

6

tu tập và hoằng pháp của Đức Phật, thông qua các tác phẩm hội họa của mình đem đến cho người xem những điều đã lĩnh hội được

Các nghệ sĩ Phật tử đã đưa thiên nhiên tươi đẹp, những hình ảnh gắn liền

với cuộc sống hàng ngày, các tạng kinh điển của nhà Phật vào các tranh trang

trí trong chùa Mái chùa cổ kính giữa khung cảnh núi non tĩnh mịch hay các lễ

hội viếng chùa ngày đầu xuân hoặc tư tưởng độc đáo của triết học, của thiền họa Phật giáo cũng luôn là đề tài, là nguồn cảm hứng cho nghệ nhân, cho

người họa sĩ

“Thi trung hữu họa, họa trung hữu thí”, sự phối hợp giữa hội họa và viết chữ đẹp cũng đã trở thành một biểu hiện nghệ thuật của ranh chữ Chữ Hán

với bố cục khối vuông, được viết đẹp cũng là những bức “thư họa” Thư tịch

cho biết vua Lý Nhân Tông, ham chuộng văn hóa, mở đầu nền giáo dục khoa

cử và tổ chức khoa thi năm 1075 “viết bút lông rất khéo, chữ như rồng múa

phượng lượn, pháp theo tay ngọc của ngài như chim loan vòng, chìm thước

nhảy”, nhiều lần đi thăm các chùa và viết chữ ban cho để khắc vào bia Năm 1071, vua đã ngự viết chữ “Phá?” dài 6 trượng 6 thước rồi cho khắc vào bia

đá chùa núi Tiên Du Theo các nhà nghiên cứu, nét của chữ “Phật” mềm mại,

có chỗ mở rộng, có chỗ thu lại dần dần, có chỗ cong duyên dáng, lại có chỗ

phải luyện như tập vẽ mới để lại cho hậu thế một tác phẩm chữ “Phật” phóng khoáng được

phẩy đột ngột và mạnh mẽ đòi hỏi tay và mắt người vi

'Đề tài hoa sen xuất hiện khá sớm trong nghệ thuật tạo hình Việt Nam Có tác giả đã nhận xét hầu như ở thời nào để tài này cũng có trong các đồ án

trang trí nơi thờ tự hoặc ở các công trình văn hóa cộng đồng Thời Lý - Trần

cũng vậy, nói về hội họa thời Lý - Trần không thể không nhắc tới hoa sen trong trang trí Sở dĩ, người ta cho rằng hoa sen gắn với đạo Phật, bởi trong

Trang 34

hoa sen xuất hiện ở những tảng đá kê chân cột, nơi các diễm cửa võng, có khi kết hợp cùng hoa cúc trong các đồ mĩ nghệ truyền thống, vv Hoa sen như

một sự kết tinh giữa nghệ thuật với tính cách người Việt Nam, tâm hồn người

'Việt Nam Tĩnh tế trong bồ cục, khéo léo trong kĩ thuật, giản dj trong thể hiện, “bác học” trong lựa chọn đẻ tài đã giúp mĩ thuật thời Lý đánh dấu cho một

giai đoạn đỉnh cao của lịch sử mĩ thuật Việt Nam

Hoa sen trong trang trí mĩ thuật thời Trần kế thừa những thành tựu từ đời

Lý nhưng mang những đặc điểm, những tính chất thời đại của một dân tộc ba lần đánh tan giặc Mông - Nguyên Trang sử vẻ vang, hảo hùng của dân tộc

được tô đậm trong phong cách sinh động hơn, mạnh mẽ hơn từ niềm vui, niềm tự hào dân tộc của hội họa Mới đây, khi lầy ý kiến bình chọn, tổng hợp kết quả ba miễn, sen hồng sẽ chính thức trở thành quốc hoa của Việt Nam có lẽ nhờ gắn bó với con người Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc

Không chỉ nhằm mục đích đơn thuần đề trang trí cho kiến trúc hoặc các hiện vật nào đó họa tiết trang trí còn là sự kết tinh những tầng bậc ý nghĩ

của

dân tộc Hội họa thời Lý - Trần gắn với cuộc sống thường ngày trong việc

ứng xử với cái đẹp của con người Đại Việt thời ấy Chúng là những “chữ

lên,

viết” chân thực về lịch sử, xã hội, là lời nhắn nhủ đây tính mĩ triết của là tiếng nói của tâm hồn, là ý niệm của cuộc sống, là khát vọng của muôn

người, muôn đời

'Văn bia chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh ở Thanh Hóa có đoạn viét: “Cho

đến tranh vẽ ở tường vôi, mọi duyên nhân quả, muôn nghìn biến hóa, hết nỗi

điệu huyễn, có thé sánh với Vương Xá thành và An Dưỡng giới vậy” [11, tr

302 - 303] Được so sánh với thành Rajagrha thuộc Án Độ và miền Cực Lạc

trong tưởng tượng thì quả là hội họa Phật giáo đã có sự liên hệ khăng khít với

Trang 35

70

trở thành một (hành tố của không gian kiến trúc nơi đây, là một hiện vật tiêu

biểu của nền mĩ thuật điêu khắc thời nhà Lý tại Bảo tàng

Các di vật bằng đá và đắt nung thời nhà Lý rất phong phú với nhiều đồ trang trí có điêu khắc người múa nhiều điệu múa khác nhau, có rồng trong nhiều kiểu bố cục ở đầu con sơn, chim thần với hình dáng gần gũi chim thần Garuda, biểu trưng cho lòng ngưỡng vọng đến chân lí và sức mạnh tỉnh thần,

là thành bậc lên xuống chạm sóng nước, tay vịn chạm người múa

Gạch mộ cô từ những thế ki đầu Công nguyên được trang trí và nung kĩ

' triều đại nhà Lý gạch nung có khắc chữ Những viên gạch như được tổ tiên

gửi gắm niềm tự hào của một thời đại độc lập dân tộc, Tổ quốc hùng cường

Gach “Dai Việt quốc dân thành ” ở Trường Yên (Ninh Bình) là loại gạch đanh

mat, do sim, vuông cạnh Gạch “¿ý gia đệ tam dé Long Thuy Thai Binh tir

niên tạo” khô 24 x 9 x Sem năm 1057 được dùng trong xây tháp ở chùa Phật

Tích Trong đồ đất nung, gạch trang trí mặt tường chiếm vị trí quan trọng về

mặt kĩ thuật làm gạch cũng như về mặt nghệ thuật chạm trổ Thể kỉ XI - XI, sạch được trang trí hình chạm nổi hay hình hoa cúc Gạch chạm đầu rồng thời

Lý - Trần được nung thành sành, trắng men

Ngoài gạch xây và gạch trang trí rất phong phú về hình dạng vả họa tiết,

thời Lý - Trần đã nung những viên ngói hình mũi hài, dày và nặng Ngói day

1,5 - 2em, cạnh dài 36,5 hoặc 41cm Củng với ngói là những tắm trang trí lá đề hay hình tròn 6 đầu ngói ống và đầu máng chạm hình rồng

Trong khu vực Hoàng thành, gần đây, các nhà khảo cỗ đã tìm thấy nhiều đồ gốm sứ cao cấp thời Lý mang dấu ấn của điêu khắc Phật giáo trong hoa

văn trang trí Phát hiện có ý nghĩa lớn về gốm thời Lý trong Hoàng thành ‘Thang Long là nhóm đi

Trang 36

1

quyền rũ, được trang trí bởi các đề tài hoa lá, trong đó có những đồ tỉnh xảo

trang trí hình rồng Phát triển kế thừa trực tiếp từ gốm thời Lý, nên các loại

gốm thời Trần cơ bản có phong cách giống với gốm thời Lý Nét mới riêng

biệt và rất đáng lưu ý về gốm thời Trần là sự xuất hiện dòng gốm hoa lam

Loại gốm này được tìm thấy khá nhiều trong các hồ khai quật và phổ biến là

bát, đĩa vẽ cành hoa cúc màu nâu sắt và xanh cobalt giống như những đồ gốm đã được xuất khâu sang Đông Nam A, Trung Đông và Nhật Bản vào khoảng giữa thế ki XIV

Điêu khắc thời Lý tinh vi và cân đối, mang cái trung dũng tĩnh tại và cái “hư khơng” của Phật giáo Thốt khỏi ách nô lệ hàng ngàn năm, trong khung

cảnh thái bình thịnh vượng các nghệ sĩ có thể đắm mình trong tôn giáo và triết

hoe, ti mi tac những pho tượng thể hiện cái nhìn thoát tục Thời kì này nghệ 'thuật đúc chuông, tô tượng rất phát triển Người Trung Quốc đã từng nói tới “An Nam tứ đại khỉ" là tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền (chùa Diễn Hựu),

‘vac Phổ Minh (chùa Phổ Minh - Nam Định) và tượng Phật chủa Quỳnh Lam

(Đông Triều - Quảng Ninh)

Điêu khắc thời Trần mạnh mẽ, khái quát và quan tâm đến tính biến động của cấu trúc tổng thể hơn là hình mô tả Hiện nay còn lại bệ tượng đá hoa sen

hộp trên đặt tượng Tam Thế ở một số nơi như chùa Thây, chùa Bồi Khê,

chùa Dương Liễu Các vì kèo gỗ để lại cũng cho thấy sự phong phú trong

nghệ thuật chạm khắc của ông cha ta thời Trần Một số chùa có bia dé cập tới

tượng và chạm khắc trang trí thời kì này Chùa Thái Lạc có ván bưng chạm

khắc hình hai tiên nữ

người mình chim Chùa Bồi Khê có phượng hoàng, chầu nguyệt Những trụ đỡ cũng được trang trí ở hai ngôi chùa này với các hình tiên nữ dập dờn trên sóng nước, tay giơ lên đỡ bệ sen, hay hình phống

Trang 37

n

trí cho các bức ván nong, lúc thì thôi tiêu, kéo nhị hay thôi sáo đánh đàn Có

những bức chạm khác nhạc công thổi sáo và chơi các nhạc cụ dân tộc

Về tượng Phật, các chủa Phật Tích, Ngô Xá (Chương Sơn) và Kim

Hoàng đều chỉ để lại mỗi chùa một pho tượng Phật Chùa Thầy, chùa Chèo và

chia Sùng Nghiêm Diên Thánh không còn tượng nhưng còn bệ tượng và tòa

sen thích hợp với một pho tượng Phật ngồi trên Chùa Ngô Xá ở chân núi cũng có pho tượng Phật đưa từ phế tích tháp Chương Sơn ở đỉnh núi xuống cấu tạo chung giống như tượng chùa Phật Tích Thư tịch nói rõ bồn cửa tháp

chùa Báo Thiên có bốn cặp tượng Kim Cương trấn giữ

Pho tượng đời Lý nôi tiếng nhất là tượng A Di Đà của chùa Phật Tích

(Tiên Sơn - Bắc Ninh) cao 2m77 cả bệ, riêng tượng cao Im87 thể hiện Đức Phật đang ngồi thuyết pháp trên tòa sen Dáng ngồi của Phật thanh thoát, thư: giãn Đường cong chạy từ cổ dọc theo sống lưng cộng với khn mặt thốt tục gợi đến cái đẹp và sự dịu dàng phi giới tính Toàn bức tượng cho ấn tượng

về sự đốn ngô cao siêu và tâm hỗn tĩnh tại cũng rắt thoát tục và lãng mạn Khi

phân tích tượng Phật A Di Đà chùa Phật Tích, Ngô Văn Doanh chỉ ra những đặc sắc của pho tượng: vẻ đẹp mang tính trang trí đường nét và cảm giác siêu

thoát đến ngây ngất của nghệ thuật Trung Hoa thời Ngụy đồng thời còn toát

lên vẽ đẹp cơ thể mượt mà, cảm xúc trong sáng rõ rằng là lí tưởng hóa của

tượng Phật Án Độ Tác giả Trần Lâm Biển cho rằng dưới triều Lý, Đức Phật A Di Đà mới chỉ dẻ dặt bước vào thần điện của người Việt Sang thời Trần,

việc thờ A Di Đà Phật có mạnh hơn Nhiều tượng linh điều (Garuda), người

có cánh đánh trống (Kinrari) mang phong cách nghệ thuật Champa, réng nim dài theo bậc thềm, tượng người, voi, ngựa, vv Những hình trang trí trên mặt đá của Chương Sơn (Hà Nam) có bố cục, dáng điệu và hình thể gần với điêu

Trang 38

B

vũ nữ không tròn bầu, xa xăm và có phần vô cảm như những khuôn mặt

“Chăm mà linh động và tuoi tr

Điêu khắc thời Lý - Trần độc đáo, tỉnh tế chủ yếu trên gốm và trên đá

Đề tài thường là thiên nhiên như mây, nước, hoa sen, hoa cúc và đặc biệt là hình tượng rồng với nhiều nếp cong mềm mại tượng trưng cho nguồn nước, niềm mơ ước cho người dân trồng lúa Trên nhiều mặt phẳng của kiến trúc và

của bệ tượng người xưa thường cham hoa lá theo từng bing dai, phin lớp là cúc sen dan xen Dây hoa với những lá nhỏ tỏa về hai bên là chung cho cả hai

thứ hoa, uốn lượn, bao lấy từng bông hoa tròn Hoa được cách điệu nhưng có

thể nhận ra sen vả cúc, có khi chỉ là hoa cúc nhưng nhìn góc độ khác nhau, đều lớn như nhau Hai loại hoa này đại diện cho tính chất thanh cao (sen) và

ẩn sĩ (cúc) Cúc tượng trưng cho mặt trời đề đôi rồng chẳu vào, biểu hiện của

khí dương Sen ở nước, cả trong Phật thoại và triết lí dân gian đều xem là dấu hiệu yếu tố âm, gợi hình mặt trăng Hình chạm hai thứ hoa này đan xen nhau

biểu hiện sự hỏa hợp âm dương tạo phúc cho cuộc sóng cả xã hội, và do đó

gắn với cuống hoa thường có hình người rất nhỏ, sống động

Mô típ rồng triều Lý đã xuất hiện trên nhiều loại trang trí bố cục hình

tròn, hình cánh sen, hình lá đề, hình chữ nhật Dù ở đât

L, trong không gian nào, rồng cũng luôn có tư thế và cấu trúc giống nhau Phong cách thời Lý, về để tài liên quan đến rồng và bố cục hình trang trí rồng được các đời sau học theo và giữ gìn Hình rồng thời Trần có thân hình mập mạp, uốn khúc mạnh mẽ hơn rồng thời Lý Rồng thời Trần lượn khá thoải mái với động tác dứt khoát, mạnh mẽ Thân rò

Cách thê hiện rồng không chịu những quy định khắt khe như thời Lý Hình

rồng được chạm nổi trên bia và bệ đá, cả trên gạch rất nhiều, nhưng đã có

ig thường mập chắc, tư thế vươn về phía trước

Trang 39

78

Ngoài ra nghệ thuật chèo cũng phổ biến, được giới quý tộc ham thích “Trong các buổi diễn chèo dân gian đều có bài giáo trống, một bài tho Nom mộc

mạc có tên gọi Giáo #rỏ dùng làm lời giáo đầu của buổi diễn Theo Phạm Dinh H6

trong "Vil trung tity bút", vào những lúc có quốc tang, người đến xem đông

đến nỗi không thể rước tang được phải sinh ra một nhóm người chuyên đi dẹp đường Để lôi kéo sự chú ý của đám đông nhóm người này hát diễn trên đường khiến mọi người đỗ xô tới xem, như thế mới có thể rước đám tang di

Những bài hát ngày một phong phú hơn và "phường chèo" xuất hiện từ đó

Các quý tộc nhà Trần cũng yêu thích hát chèo và diễn hề Thời Trần Dụ Tông,

nhiều vở hát chèo trong cung đình do chính những người trong hoàng tộc dàn dựng, biểu diễn và nhà vua tự mình duyệt lại, có thưởng hậu cho người diễn và làm trò giỏi Nghệ thuật ca múa nhạc đã thực sự trở thành món ăn tỉnh

thần Trong dân gian, ca múa nhạc không nhất thiết lúc nào cũng phải gắn với nhau, nhưng trong cung đình, sự phối hợp hài hòa giữa ca, múa và nhạc đã

diễn ra một cách phổ biến và thường xuyên

Sau đó là sự du nhập của các điệu nhạc phương Bắc như “Nam shién nhạc”, “Ngoc lâu xuân”, *Mộng du tiên”, các bai hit “Trang Chu ném mong

hóa con bướm”, "Bạch Lạc Thiên mẹ biệt li con”, Trong các buổi yến tiệc

có biểu diễn ca vũ của các đào, kép Nhạc cụ các nhạc công sử dụng thời Lý

gồm trống cơm, tiêu, nị

dan hai diy, din ba dâ)

), So ngang, ho gao, dan cam, dan tranh, dan ti ba,

bảy dân

Kháng chiến chống Mông - Nguyên, nhà Trần bắt được nhạc sĩ Lý

Nguyên Cát, người Nam Tống vốn là trưởng ban kịch ca trong quân đội

Trang 40

79

đổi sang một chất lượng mới Tuy vậy, thời ấy mới chỉ là tạp kịch, chưa phải

là kinh kịch Nhạc sĩ Phạm Duy cho rằng ảnh hưởng của âm nhạc Mông Cổ có thể nhận thấy trong điệu ngâm Sz mạc của miền Bắc Việt Nam Điệu ngâm Sa mạc được phỏng đoán do Lý Nguyên Cát sáng tác để tỏ nỗi nhớ quê hương, vì ở Đại Việt vốn không có sa mạc Sang thời Trin Dy Tông, có người

phường trò là Đinh Bàng Đức ở nhà Nguyên sang nương nhờ vì chiến tranh Đinh Bàng Đức dạy người Việt lối hát cầm gậy Ngoài lối hát ä đào được hình thành từ đời trước, âm nhạc Đại Việt thời Trần chịu ảnh hưởng của Án Độ, ‘Champa va Trung Quốc Một số nhạc công bị bắt từ Chiêm Thành trong các cuộc chiến trước đây đã truyền nghề ca hát cho nhân dân Đại Việt Chiếc trống cơm rất thịnh hành thời ấy nguyên là nhạc khí của Champa Đó là loại được dán hai đầu bằng cơm nghiền, dùng để hòa cùng với dàn nhạc trong các dịp lễ, tết Cùng với sự tiếp thu ảnh hưởng với nghệ thuật Champa, sự giao lưu tiếp biến với nghệ thuật phương Bắc đã có tác dụng làm phong phú thêm 'bản sắc vốn có từ lâu đời của nghệ thuật ca múa nhạc dân tộc

Các chùa chiền cũng tổ chức nhiều lễ hội đông vui như hội Thiên Phật ở

chủa Quỳnh Lâm và hội Vô Lượng ở chủa Phổ Minh Cùng với âm nhạc, sân khấu, các ngày lễ hội trong nhân dân cũng có nhiễu trò vui chơi, đua tài như leo day, vật, đua thuyền, ném còn, đánh cầu, Trò “vật cù” của Phạm Ngũ Lão rắt được ưa chuộng:

Hai bên tranh lấy quả câu

Dân an quắc thái sống lâu vững bằn

Cũng giống như thơ văn, hội họa, kiến trúc và điêu khắc, nghệ thuật biểu

diễn thời đại Lý - Trần phần nào đã lắ:

tài từ Phật giáo, vì Phật giáo va

nhờ Phật giáo để phát triển Phật giáo đã góp phần mở ra không gian cho nghệ

Ngày đăng: 21/08/2022, 13:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w