Đề tài Ảnh hưởng của phát triển du lịch đến văn hóa người H''mông ở Sapa, Lào Cai trình bày cơ sở lí luận - tổng quan về bản Cát Cát, Lí Lao Chải; trình bày sự biến đổi văn hoá người H''mông dưới sự tác động của du lịch; qua đó đề xuất biện pháp thích hợp để bảo tồn văn hoá H''mông trong điều kiện phát triển du lịch.
Trang 1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THÊ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOA HA NOL 1
TO NGUYEN BÍCH NG
ANH HUONG CUA PHAT TRIEN DU LICH ĐẾN VĂN HOÁ NGƯỜI H*MÔNG Ở SAPA, LÀO CAI
Chu;
Mã ngành: Văn hóa học : 6031 06 40
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS TRÀN HỮU SƠN
HÀ NỌI - 2013
Trang 2LỜI CAM DOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình khoa học của riêng tôi Các dẫn luận tài liệu được sử dụng trong luận văn chân thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học và có nguồn gốc xuất xứ
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô Ban chủ nhiệm khoa Sau Đại học trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã tạo mọi điều kiện cho em được học tập và rèn luyện trong 2 năm học vừa qua Sau quá trình học tập và rèn luyện
tại trường, luận văn tốt nghiệp là kết quả của quá trình tích lũy kiến thức
Em xin chân thành cảm ơn Tiền sĩ Trần Hữu Sơn đã giúp đỡ, chỉ bảo em trong quá trình lựa chon dé tài, xây dựng đề cương nghiên cứu cũng nhu
hoàn thành luận văn tốt nghiệp này
Xin chân thành cảm ơn phòng Di sản, phòng Nghiệp vụ Du lịch Sở 'Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai, cảm ơn UNBD xã San Sả Hồ và UBND xã Lao Chải huyện Sapa, cảm ơn các trưởng làng, già làng, người
dân sinh sống tại hai làng Cát Cát xã San Sả Hỗ và làng Lý Lao Chải đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ để em thu thập thông tin, tiếp cận những tài liệu quý báu để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này
Nhờ có sự giúp đỡ quý báu đó, em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp
này Tuy nhiên với lượng kiến thức còn hạn chế, chắc chắn luận văn này không tránh khỏi còn nhiều thiếu sót chỉnh vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo của các thầy cô và các bạn
Hà Nội, ngày 28 tháng 04 năm 2013 Học viên
Trang 4DANH MỤC CAC BANG BIEU
Bang 1.1: Bang thống kê trung bình độ tudi ctia thon Cait Cét 30 Bảng 1.2: Bảng thống kẻ giới tính của thôn Cát Cú 3l Bảng 1.3: Cự trú của dân tộc H mông ở Lào Cai 36 Bảng 1.4: Tình hình cư trú các làng người H mông
Bang 2.1: Số thế hệ trong gia đình ở làng Cát Cát và Lý Lao Chải 56 Bảng 2.2: Vai tré ctia các thành viên trong gia đình 58 Bang 2.3: Những sản phẩm thường bán tại hai làng Cát Cát và Lý Lao Chải 65 Bảng 2.4: Loại mặt hàng bán chạy nhất của người bản rong tai hai làng Cát Cát và Ly Lao Chai - + + 66 Bảng 2.5: Mục đích sử dụng nguôn thu nhập từ du lịch 67 Bảng 26: Nguyên nhân trẻ em H'mơng lang thang ngồi thị trấn
Sãpa events essences 79
Bang 2.7: Đánh giá vai trò thu hút khách dụ lịch của người H mông
tại Cát Cát và Lý Lao Chải .ð0
Bảng 2.§: Những yếu tố cán trở người H mông tham gia vào du
Trang 5MỤC LỤC MO DAU, CHUONG 1: CO SO LÝ LUẬN - TONG QUAN VE BAN CAT CAT, LY LAO CHAI 1.1 Cơ sở lý luật 1.1.1 Bản sắc văn hóa 16 1.1.2 Du lich va du lich van hóa 20 1.1.3 Du lịch bền vững và phát triển du lịch bền vững 2 1.1.4, Lang va các thành tố của làng 2 1.2 Lý thuyết vận dụn;
1.2.1 Thuyết tương đối văn hóa 222222 2ttsesrrrerrreeerce TY
1.2.2 Thuyết biến đổi văn hóa ` `
1.3 Tổng quan về dân tộc H`Mông 1.3.1 Khái quát về dân tộc H"mông
1.3.2 Tên gọi, ngôn ngữ và địa bàn sinh sống 29
1.3.3 Lịch sử phát triển của dân tộc H"mông ở Việt Nam 30
1.4 Tổng quan về bản Cát Cát và bản Lý Lao Chai
1.4.1 Đặc điểm về tự nhiên - seo 38 1.4.2 Sự phân bồ và đặc điểm cư dan 6 bin Cát Cát và bản Lý Lao Chải 39
1.4.3 Đặc điểm về sinh hoạt kinh tế xã hội của các dân tộc sinh sống trong
ban Cát Cát và Lý Lao Chai 4l
CHƯƠNG 2: SỰ BIẾN ĐÔI VĂN HÓA H°MÔNG DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH 47 2.1 Ảnh hưởng của sự phát triển du lịch tới văn hóa một số làng người "mông ở Sapa 4 2.1.1 Cảnh quan và nhà ở 5211 đ7 2.1.2 Trang phục và ngôn ngữ 2-22 34 2.1.3 Gia đình $7 2.1.4 Thiết chế và sự vận hành của làng 62 2.1.5 Kinh tế 66
2.1.6 Phong tục tập quán và lối sống 73
2.2 Đánh giá ảnh hưởng của sự phát triển du lịch tới văn hóa một số làng
người H" mông ở Sap: 75
2.2.1 Tệ nạn xã hội ¬_
Trang 62.2.3 Van dé trẻ em lang thang 84
2.2.4 Vấn đề những người bán rong 86
2.3 Nguyên nhân của sự ảnh hưởng 88 2.3.1 Cơ chế chính sách phát triển du lịch của Đảng và nhà nước nói chung và của tình Lào Cai nói riêng $8
2.3.2 Tiềm năng du lịch đồi dào và phong phú của địa phương 901
2.3.4 Tâm lý và thói quen làm du lịch của người Việt Nam 9 2.35 Nhu cầu du ịch của khách dụ lịch trong nước và quốc tế có sự thay 46:96
CHƯƠNG 3: BẢO TỒN VĂN HÓA H*MÔNG TRONG ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIEN DU LICH 98
3.1 Một số giải pháp dành cho đồng bào dân tộc H’méng néi riéng va déng
bào dân tộc thiểu số ở Sapa nói chung 98
3.1.1 Khôi phục và phát triển văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc
thiểu số 98
3.1.2 Hạn chế tác động tiêu cực của thương mại hóa trong các quan hệ xã hội
và văn hóa của đồng bảo dân tộc thiểu số nói chung và của dân tộc H'mông nói riêng 99 3.1.3 Xây dựng một số nhà nghỉ homestay mang sắc thái dân tộc tại một số bản làng quanh thị trấn Sapa 100 3.2 Một số giải pháp mang tính cơ chế chính sách của chính quyền địa phương „ 101
3.2.1 Quy hoạch phát triển - " 1OL
3.22 Cấp giấy phép đi thấm các bản làng người dân tộc và ngủ lại qua đêm
(homestay) 101
3.2.3 Tổ chức quản lý du lịch và xây dựng chính sách du lịch cộng
đồng ¬
3.2.4 Tuyên tyền gi giáo o dục về du lịch Đào tạo nguồn nhân lực du lịch
chuyên nghiệp phục vụ địa phương 104
3.2.5 Giải quyết vấn đề trẻ em lang thang 105
3.2.6 Tổ chức bán hàng ở chợ cho người dân tộc thiểu số 106
KẾT LUẬN „ 107
TÀI LIỆU THAM KHẢ! „ 108
Trang 7MO DAU
1.1 Trong thời đại ngày nay, du lịch đã là một phần hoạt động không thể thiếu được của đa số người dân, đặc biệt là người dân sống tại các nước phát triển Ngồi những lợi ích khơng thể phủ nhận được của du lịch như
đem lại nguồn thu nhập không nhỏ cho người dân tại vùng có du lịch, tạo cơ hội việc làm cho nhiều lao động thì sự phát triển nhanh chóng của du lịch
cũng mang đến không ít những tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế xã hội Sự tác động này càng mạnh mẽ đối với các nước đang phát triên như Việt
Nam, đặc biệt là ở những tỉnh vùng cao biên giới nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống như tỉnh Lào Cai
“Trong thời kì hiện đại, sức lao đông của con người đã được giải phóng Con người có nhiều thời gian dỗi hơn, nhiều của cải hơn để nghĩ đến sự hưởng thụ, tái phục hồi lại sức lao đông sau một thời gian lao động mệt nhọc Du lịch chính là cách để con người làm việc đó Từ khi du lịch ra đời cho
đến nay có rất nhiều loại hình du lịch mới đã được con người ưu ái sử dụng,
như: Du lịch nghỉ dưỡng, du lịch tham quan, du lịch chữa bệnh, du lịch tín ngưỡng lễ hội, du lịch khám phá Ngày nay, du lịch đã dần trở thành một hoạt động không thể thiếu của con người Thông qua du lịch con người được nâng cao trình độ nhận thức, được tiếp xúc với các nền văn hoá, cảnh quan thiên nhiên từ đó giúp hình thành nhân cách của mỗi con người Du lịch còn là một ngành công nghiệp không khói, trở thành nguồn thu chính của một số nước
Du lịch có chức năng xã hội, chức năng kinh tế, chức năng chính trị
tức là du lịch có vai trò thúc đây các ngành kinh tế xã hội phát triển, là một trong những nhân tố củng cố hòa bình, thúc đây các mối quan hệ quốc tế
Trang 8biên giới như Lào Cai nói riêng Du lịch gần như làm đảo lộn cuộc sống,
thường nhật của người dân những vùng có tải nguyên du lịch, thậm chí có những hộ gia đình, những cá nhân bỏ cả công việc đồng áng, bỏ cả nghề nghiệp để đỗ xô vào kinh doanh và tham gia vào hoạt động du lịch khi thấy ngành du lịch phát triển mặc dù kiến thức và hiểu biết về du lịch còn ít và kinh nghiệm làm du lịch chưa có Tình trạng này dẫn đến việc làm du lịch theo kiểu “ăn x6i”
1.2 Việt Nam là một nước nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với
nhiều cảnh quan và hệ sinh thái điển hình, có hàng ngàn năm lịch sử dựng, nước và giữ nước với nền văn hóa đa dạng, giàu bản sắc của 54 dân tộc Điều đó đã tạo cho Việt Nam vốn tài nguyên cơ bản để phát triển kinh tế du lịch và đặc biệt là phát triển du lịch văn hóa Hướng phát triển bền vững của du lịch, gìn giữ các giá tri tài nguyên nhân văn, một loại hình đang có sức hấp
dẫn và là loại hình giữ vai trò chủ đạo trong phát triển du lịch Việt Nam trong
tương lai
Nghiên cứu thực tiễn về nhu cầu của khách du lịch đến Việt Nam rất hấp dẫn bởi những nét văn hóa của người dân tộc thiểu số miền núi Đó chính là những vùng, những khu vực, những làng/bản chưa bị nền văn minh công
nghiệp tác động đến Nơi đó còn lưu giữ nhiều giá trị vốn có như: khung cảnh thiên nhiên, các khu sinh thái đầy sức hấp dẫn, các làng/bản với những, nếp nhà cổ, cùng với đó là các giá trị văn hóa tộc người: từ lối sống, nếp
sống, phong tục tập quán, trang phục, ẩm thực, lễ hội dân gian đã thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu tính đa dạng văn hóa của nhân loại, nhu cầu trở về nguồn sốc tự nhiên và lịch sử xã hội của con người
1.3 Kinh nghiệm lịch sử và thực tiễn ở các vùng, điểm du lịch đã từng được đưa vào để phục vụ hoạt động du lịch đã chứng minh được rằng: Hoạt
động du lịch là động lực đề phát triển kinh tế và phục hưng các giá trị văn
Trang 9
nhiều bắt ôn nếu không được giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa văn hóa
và phát triển du lịch bền vững Giải pháp nào cho công đồng các tộc người miền núi, những công đồng mà đời sống kinh tế còn nghèo, trình độ dan trí thấp vừa có thêm thu nhập để góp phẩn vào ổn định cuộc sống, lại vừa duy
trì và bảo nền văn hóa truyền thống cũng như môi trường sống của họ là một việc làm có tính cấp thiết
1.4 Đối với Lào Cai nói riêng và Việt Nam nói chung, du lich đã được xác định trở thành một ngành dịch vụ mũi nhọn, ngành công nghiệp không khói, là “con gà đẻ quả trứng vàng”
Việt Nam, một đất nước vốn có truyền thống văn hóa lâu đời, lại là một đất nước được thiên nhiên ưu đãi nhiều tài nguyên thiên nhiên phong phú từ lâu đã trở thành điểm dừng chân yêu thích của khách du lịch bốn phương Định hướng phát triển du lịch như một ngành kinh tế mũi nhọn, xác
định đây chính là “con gà đẻ trứng vàng” cho nền kinh tế, Việt Nam đã có nhưng chính sách đầu tư đúng đắn vào du lịch Hàng loạt khu nghỉ dưỡng,
trung tâm du lịch, các điểm du lịch được đầu tư xây dựng Các loại hình du lich mới cũng dần được Việt Nam áp dụng cho phù hợp với tình hình của từng địa phương Hình ảnh du lịch Việt Nam đã được quảng bá rộng khắp trên toàn thế giới Du lịch là một trong những ngành có định hướng tài
nguyên rõ rệt Tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp tới tổ chức lãnh thô
của ngành du lịch, đến cấu trúc và chun mơn hố của vùng du lịch và hiệu quả kinh tế của hoạt động du lịch Điều này càng tạo cho Việt Nam những lợi
thế rõ rệt để phát triển du lịch
Lào Cai là một tỉnh nằm chính giữa Tây Bắc và Đông Bắc của tổ quốc, ần 600.000 nghìn người với 25
với diện tích tự nhiên là 6.360 kmỶ, dân số
dân tộc anh em sinh sống tại 88 huyện và một thành phó Lào Cai có biên
Trang 10~ Hà Khẩu Thiên nhiên ưu đãi cho Lào Cai một tiềm năng to lớn về khí
đất dai, tai nguyên đồng thời hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy và sắp tới là hàng không góp phần không nhỏ giúp cho Lào Cai có điều kiện không nhỏ trong việc giao lưu với các tỉnh, thành phố của Việt
nam và tỉnh Vân Nam, Trung Quốc
Sa Pa là một huyện vùng cao ở Lào Cai, có 45.000 người dân Trong đó người H`Mông chiếm 52% dân số Sa Pa có 98 làng, thôn, bản trong đó có 61 làng người H°Mông Du lịch Sa Pa được hình thành từ đầu thế kỷ 20 nhưng hơn 15 năm qua, du lịch Sa Pa mới phát triển khá mạnh Năm 1992, Sa Pa đón 5.000 lượt khách, đến năm 2005, Sa Pa đón 200.000 du khách, trong đó có 63.333 khách quốc tế Trong 9 tháng đầu năm 2006, có 190.000
lượt khách đến Sa Pa, trong đó khách quốc tế có gần 50.000 người của 81
nước và vùng lãnh thổ Sa Pa trở thành một trong 15 trung tâm du lịch trọng
điểm của cả nước Hầu hết khách du lịch quốc tế đến Sa Pa đều đến thăm các
bản làng Vì vị
các làng người H°Mông du lịch đã tác động mạnh mẽ đến nông thôn Sa Pa, nhất là
Trước những thực trạng và thách thức đó, việc cần thiết phải tìm hiểu,
đánh giá các tác động của du lịch đến văn hóa làng, nhất là các làng ở các
điểm du lịch phát triển với tốc độ chóng mặt như tại tỉnh Lào Cai là một vấn đề cấp thiết và thiết thực, đặc biệt là các làng có tỉ lệ người dân tộc thiểu số cao đến hơn 95 % như một số làng ở huyện Sapa — Trung tâm du lịch của vùng Tây Bắc, Việt Nam lại càng trở lên đúng đắn Vậy làm thế nào để du lịch phát triển bền vững, tác động tích cực đến người dân nơi có tài nguyên du lịch như tại huyện Sapa tỉnh Lào Cai là một vấn đẻ cấp bách Bằng thực tiễn cấp thiết của vấn đẻ, tác giả đã lựa chọn đề tài “Ảnh hưởng của việc phát triển du lịch đến văn hóa một số làng người Hmông ở Sapa, Lào Cai”
Trang 11em học sinh là người dân tộc thiểu số học cách làm du lịch và có nhiều cơ hội đi làm việc tại các điểm du lịch nôi tiếng của địa phương thì hơn ai hết tôi cảm nhận thấy những thay đồi, những tác động của du lịch tới cuộc sống,
thường ngày của các em học sinh cũng như một bộ phận không nhỏ người dân ở những khu vực này
Đề tài “Ảnh hưởng của phát triển du lịch đến văn hóa người H"mông ở Sapa, Lào Cai (qua nghiên cứu trường hợp bản Cát Cát và bản Lý Lao
Chải)” sẽ hướng tới giải quyết những vấn đề cắp thiết đã nêu ra
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tải
Những công trình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài bước đầu được lựa chọn gồm các nhóm tải liệu sau đây:
2.1 Các công trình nghiên cứu về văn hóa tộc người và dân tộc H mông
Cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu và khai thác các khía cạnh khác nhau về dân tộc Hmông Tiêu biểu một số tác phẩm như Đán tộc H 'mông ở Uiệt Nam của hai tác giả Cư Hòa Van, Hoàng Nam Cuốn sách
này được coi như là cuốn sách đặt vấn đề bản lề và then chốt về việc nghiên
cứu về dân tộc H?mông tuy nhiên do cuốn sách này đã xuất bản từ năm 1994
nên nhiều nội dung và thông tin chưa được cập nhật với tình hình hiện tại và sinh hoạt đời sống của người Hmông hiện nay
Cuốn Ứăn hóa H mông của tác giả Trần Hữu Sơn đã khắc họa rất sâu sắc rõ nét về đời sống, sinh hoạt, phương thức kinh tế và phong tục tập quán
của dân tộc H"mông ở tỉnh Lào Cai Cuốn sách này là công trình nghiên cứu
đầy đủ và rõ nét nhất về dân tộc H"mông tại một tỉnh miền núi phía Bắc như Lào Cai
Ngoài hai tác phẩm trên còn một số tác phẩm như: À/gười /l móng và
tiếng nói của họ tác giả Pham Dite Duong, Vj trí mối quan hệ giữa nhóm
Trang 12Dương, cuốn Các dân tộc ở vùng cao miền núi phía Bắc của tác giả Lã Văn Lô hay là cuốn Văn hóa bản làng truyền thống các dân tộc Thái, Mông vùng
Tây Bắc Việt Nam của tác giả Hoàng Lương Các tác phẩm này đã nghiên
cứu hầu hết các nét đặc sắc của đồng bào dân tộc H'mông như nguồn gốc
tên gọi, lịch sử, văn hóa vật chất và văn hóa tỉnh thản Mặc dù đây là các tác phẩm nghiên cứu chuyên sâu tuy nhiên các tác phẩm nghiên cứu về đời sống thời kì hiện đại của người H"mông còn chưa nhiều, đặc biệt là nghiên cứu về đời sống hiện đại của người dân tộc Hmông tại huyện Sapa tỉnh Lào Cai thì chưa có tác giả nào nghiên cứu
2.2 Các công trình nghiên cứu về du lịch và du lịch bền vững Các công trình nghiên cứu về du lịch và du lịch bền vững tương đối đa dạng và nhiều tác giả đề cập đến tiêu biểu như cuốn 7ổng quan du lịch của tác giả Trần Văn Thông gồm 11 chương, trong đó chương 6 với tiêu đề
Tác động của du lịch đến các lĩnh vực kinh tế - xã hội và môi trường đã đề
cập đến các tác động của du lịch đến các lĩnh vực như kinh tế, văn hóa xã
hội và môi trường Đặc biệt trong cuốn giáo trình này, tác giả Trần Văn Thông đã đề cập đến một số giải pháp để hạn chế các tác động tiêu cực của du lịch đến các vấn đề như kinh tế, xã hội và môi trường Tuy nhiên do đây
là một giáo trình dùng để giảng dạy cho sinh viên các trường đại học nên các
vấn đề còn chưa thực sự được đẻ cập một cách sâu sắc và cụ thể
“Trong cuốn Du lịch bên vững của hai tác giả Nguyễn Dinh Hoe va Vi
Xuân Hiếu đã đề cập đến vấn đề phát triển du lịch bền vững, giới thiệu mỗi quan hệ giữa du lịch với môi trường Qua đó đưa ra các khái niệm, chính sách, quy tắc phát triển du lịch bền vững Đồng thời cuốn sách này cũng đề cập đến việc khai thác phát triển du lịch theo hướng bền xững ở những vùng
sinh thái nhạy cảm như du lịch miễn núi
Trang 13cuốn sách Thực trạng và những vấn đề đặt ra để phát triển du lịch bên vững của Phạm Trung Lương Qua các công trình nghiên cứu trên có thể thầy rằng, hiện nay chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập 1 cách hệ thống và
logic hai vấn đề cơ bản có liên quan: Trước hết cần nhận diện một cách sâu sắc về bản sắc và sự đa dạng văn hóa của các tộc người ở Việt Nam, xem xét thực trạng phát triển du lịch và tác động của du lịch tới văn hóa của các tộc người trên cả hai phương diện tích cực và tiêu cực Điều căn bản ở đây là đề ra các giải pháp nhằm bảo tồn sự đa dạng văn hóa trong phát triển du lịch bề
vững ở Sapa, Lào Cai
2.3 Các công trình nghiên cứu sự ảnh hưởng của du lịch đến văn hóa người H"mông
“Tiêu biểu nhất trong các công trình nghiên cứu về dé tài này có thể kể
đến tác phẩm Du lịch với dân tộc thiểu số ở Sapa của hai tác giả Phạm Thị
Mộng Hoa, Lâm Thị Mai Lan Đây là một công trình nghiên cứu nỗi tiếng có giá trị về mặt khoa học và thực sự có ý nghĩa thực tiễn với huyện Sapa tinh Lào Cai
Cuốn sách này gần như là công trình nghiên cứu mới nhất, cụ thể và sâu sắc nhất về ảnh hưởng của du lịch đến đời sống của người H"mông ở
Sapa, Lào Cai
Trong nội dung cuốn sách này còn để cập đến thực trạng và để xuất các giải pháp hạn chế ảnh hưởng của du lịch đến đời sống của người Hmông tuy nhiên lại chú trọng vào đời sống kinh tế và xã hội của họ, ít đề cập đến ảnh hưởng của du lịch đến văn hóa H"mông
Có thể thấy rằng vấn đề “Ánh hưởng của phát triển du lịch đến văn hóa người HH mông ở Sapa, Lào Cai (qua nghiên cứu trường hợp bản Cát Cát và Lý Lao Chải)” chưa có tắc giả nào khai thác, nghiên cứu và ứng dụng
Trang 14Chính vì vậy, trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu đã có, nghiên cứu
và phát triển sâu hơn về một mảng vấn đẻ, tôi quyết định chọn đề tài này
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu
Anh hưởng của việc phát triển du lịch đến văn hóa H"mông một số
làng ở Sapa, Lào Cai (nghiên cứu trường hợp bản Cát Cát và bản Lý Lao Chai) để phát triển du lịch Sapa một cách bền vững
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
~ Tìm hiểu về du lịch Việt Nam va sự phát triển du lịch ở Sapa, Lao Cai
~ Tìm hiểu văn hóa một số làng người Hˆmông ở Sapa, Lào Cai
~ Xem xét, đánh giá sự tác động của việc phát triển du lịch tới văn hóa một số làng người H"Mông ở Sapa, Lào Cai
~ Đề xuất giải pháp nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế, khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực đến văn hóa một số làng người 'H mông ở Sapa, Lào Cai
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu Van héa H’méng
4.2 Phạm vỉ nghiên cứu
~ Làng Cát Cát, xã San Sả Hồ, huyện Sapa, tỉnh Lào Cai ~ Làng Lý Lao Chải, xã Lao Chải, huyện Sapa, tỉnh Lào Cai 5 Phương pháp nghiên cứu
Dé tai sử dụng phương pháp luận Mác — Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí
Trang 15‘Dé tai sir dung 04 phuong pháp chính để thu thập thông tin và điều tra
về hai làng Cát Cát xã San Sả Hỗ và lang Ly Lao Chai xa Lao Chai
~ Phương pháp quan sát tham dự: Quan sát ảnh hưởng của sự phát
triển du lịch tới văn hóa Hmông của hai làng này ở các yếu tố như nhà ở, cảnh quan, kinh tế, trang phục, ngôn ngữ, gia đình, thiết chế xã hội của làng và phong tục lối sống Sau đó trực tiếp tham dự bằng cách ăn cùng,
ở cùng, sống cùng tại nhà của người Hmông tại hai làng này trong thời gian 01 thing
~ Phương pháp phỏng vấn và phỏng vấn sâu: Sử dụng phương pháp
phỏng vấn đối với 29 người kinh doanh bán hàng tại các cửa hàng, 26 khách
nước ngoài và 28 khách trong nước ở thị trấn Sapa, làng Cát Cát xã San Sả Hồ và làng Lý Lao Chải xã Lao Chải Sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu đối với 26 trẻ em lang thang ở thị trắn Sapa, 27 người bán hàng rong và 7 hộ gia đình tại làng Cát Cát xã San Sả Hồ và làng Lao Chải xã Lao Chải
~ Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Kết hợp với phương pháp
phỏng vấn và phỏng vấn sâu, tôi kết hợp với phương pháp điều tra bằng bảng hỏi với những đối tượng đã được phỏng vấn nhằm thu được những kết quả chính xác hơn và hiệu quả hơn
~ Phương pháp thảo luận nhóm: Với hai làng Cát Cát và Ly Lao Chai,
mỗi làng có 8 người tham dự Họ đều là chủ hộ gia đình thực tế hoặc là người có ý kiến quan trọng trong gia đình
6 Đóng góp dự kiến của đề tài
6.1 Về phương diện xã hội
~ Đề tài đóng góp những luận cứ khoa học và có những giải pháp mang tính khả thi nhằm bảo tồn sự đa dạng văn hóa các tộc người
Trang 16Chải, huyện Sapa, tỉnh Lào Cai Từ đó, đưa ra những giải pháp, những đề
xuất cụ thể để du lịch hai bản này nói riêng và Sapa nói chung có những hướng phát triển du lịch văn hóa và du lịch tự nhiên sao cho bền vững nhất
6.2 Đối với ngành văn hóa
~ Sau khi hoàn thành luận văn, tác giả hy vọng sẽ góp một phần nhỏ công trình nghiên cứu này bổ sung vào nguồn tài liệu nghiên cứu về dân tộc
H'mông ở Lào Cai nói chung và Sapa nói riêng, đặc biệt là mảng du lịch,
một trong những yếu tố hiện tại đang tác động mạnh mẽ nhất tới đời sống
của người H"mông không chỉ riêng tại huyện Sapa mà còn ở cả các huyện phát triển du lịch khác ở Lào Cai Qua đó đóng góp ý tưởng những giải pháp tới những ảnh hưởng của việc phát triển du lịch tới văn hóa làng Hmông nhằm tăng cao những ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực, giúp bảo tổn những nét văn hóa đặc sắc của đân tộc này, tạo điều kiện cho du lịch bền vững tại Lào Cai có điều kiện phát triển mạnh mẽ
T Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục luận văn gồm ba phần chính:
~ Chương 1: Cơ sở lý luận - Tổng quan về bản Cát Cát va Ly Lao Chai ~ Chương 2: Sự biến đổi của văn hóa H`mông dưới tác động của du lich
~ Chương 3: Bảo tồn văn hóa H`mông trong điều kiện phát triển du lich CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN - TÔNG QUAN VỀ BẢN CÁT CÁT, LÝ LAO CHẢI 1.1 Cơ sở lý luận 1.1.1 Bản sắc văn hóa
Trên thế giới, mỗi dân tộc đều có nền văn hóa của riêng mình bởi bên
Trang 17hóa chung của cộng đồng; dân tộc phát triển nhờ có sự thúc đây của những
sáng tạo văn hóa tiếp theo; dân tộc hướng tới tương lai dưới ảnh hưởng của ngọn đuốc văn hóa soi đường
Nền văn hóa của dân tộc này khác với nền văn hóa của dân tộc kia là
ở những nét riêng độc đáo của nó, tạo thành bản sắc của chính nó
Bản sắc là cái gốc, cái căn bản, cái lõi, cái hạt nhân của một vật (hiểu
theo nghĩa rộng bao gồm cả người, động thực vật, đồ vật và những khái niệm biểu tượng) Sắc là cái thê hiện ra bên ngoài của vật đó Vì thế khi nói đến bản sắc văn hóa dân tộc tức là nói đến những giá trị gốc, căn bản, cót lõi, những giá trị hạt nhân của từng dân tộc được thể hiện qua đời sống hiện tại
của từng tộc người đó trên mọi kĩnh vực như văn hóa — kinh tế - xã hội (như trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, sân khẩu, hội họa, điêu khắc, kiến trúc, giáo dục, quân sự, ngoại giao, kinh tế, trong sinh hoạt, giao tiếp, ứng xử hàng ngày )
'Vậy bản sắc dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc là gì? Nội dung và ý nghĩa của nó ra sao? Đây là một vấn đẻ rất quan trọng đã và đang được nhiều nhà văn hóa học trong và ngoài nước nghiên cứu và bàn luận từ
nhiễu thập kỉ qua
Tác giả Hoàng Trinh trong công trình nghiên cứu của mình về “Vấn đề văn hóa và phát triển”, ông chủ yếu sử dụng thuật ngữ bản sắc dân tộc của văn hóa Theo ông “bản sắc dân tộc của văn hóa hình thành và phát triển trên cơ sở tỉnh thần và phát triển trên cơ sở tỉnh than tự lực, tự cường, thường
Trang 18đời sống: ý thức thuộc về một dân tộc, cách tư duy, cách sống, cách dựng,
nước, giữ nước, cách sáng tạo trong văn hóa, khoa học, nghệ thuật Bản
sắc dân tộc phát triển theo những điều kiện xã hội — kinh tế , thé ché và chính
trị, nó cũng phát triển theo quá trình xâm nhập văn hóa, trước hết là sự tiếp
nhận tích cực văn hóa từ bên ngoài vào.”
Khác với cách diễn đạt trên đây của tác giả Hoàng Trinh, nguyên Bộ trưởng Bộ Văn hóa — Thông tin Nguyễn Khoa Điềm cùng với cộng sự của mình thì cho rằng: “có lẽ nên sử dụng thuật ngữ bản sắc văn hóa khi nói về văn hóa của một dân tộc, một đất nước” Các tác giả này định nghĩa như sau “bản sắc văn hóa đân tộc phải là sự tổng hòa các khuynh hướng cơ bản trong,
sáng tạo văn hóa của một dân tộc, vốn được hình thành trong hệ thống thường
xuyên với điều kiện kinh tế, môi trường tự nhiên, các thể chế, các hệ tư tưởng trong quá trình vận động không ngừng của dân tộc đó Bản sắc văn hóa còn là mối liên hệ thường xuyên, có định hướng của cái riêng (văn hóa dân tộc) với cái chung (văn hóa khu vực, văn hóa nhân loại) Mỗi dân tộc trong quá trình giao lưu văn hóa sẽ cổng hiển những gì đặc sắc của mình vào
kho tàng văn hóa chung, đồng thời tiếp nhận có chọn lọc các giá trị văn hóa
khác, nhào nặn thành giá trị của chính mình'
Từ góc nhìn đa dạng văn hóa và đối thoại với các nền văn hóa thì tác giả Phạm Xuân Nam đã đưa ra khái niệm bản sắc văn hóa dân tộc như sau: “Bản sắc văn hóa của một dân tộc được xem là tông thẻ những nét đặc sắc cả về nội dung lẫn hình thức biểu hiện của sản phẩm, các giá trị văn hóa vat
thể và phi vật thể mà cộng đồng dân tộc ấy đã sáng tạo ra trong điều kiện về
tự nhiên, xã hội và lịch sử của mình Những sáng tạo này đóng vai trò là hệ
Trang 19Bản sắc văn hóa dân tộc là nét riêng biệt trong hình thái tồn tại của một cộng đồng, hay cộng đồng ấy gắn kết với một hệ thống những giá trị đặc
thù riêng Như vậy, văn hóa mang bản sắc dân tộc, yếu tố dân tộc là yếu tố quyết định nhất của một nền văn hóa Bản sắc văn hóa dân tộc là “quốc hồn”, là sức sống nội sinh, là “căn cước” của một dân tộc đề phân biệt dân tộc này với dân tộc khác, từ đó có thể biểu hiện một cách trọn ven nhất sự hiện diện
của dân tộc mình trong quá trinh giao lưu và hội nhập Để mắt bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình hội nhập là đánh mắt những giá trị văn hóa đặc sắc riêng của nền văn hóa trên hành tỉnh này Bản sắc văn hóa dân tộc có tính ổn định riêng tính theo thước đo thời gian lich sử Nó không phải là cái gì “sớm nở chiều tàn” đồng thời cũng không phải là cái gì “bắt thành bắt biến” Nó luôn luôn vận động, thay đổi, dù khi nhanh khi chậm, lúc hưng lúc thịnh, lúc suy tàn gắn với quá trình phát triển nội tại của mỗi dân tộc và giao lưu
quốc tế
“Trong quá trình vận động và thay đổi, nền văn hóa của không ít cộng,
đồng dân tộc đã bị đồng hóa do nhiều nguyên nhân Song cũng có nhiều dân tộc khác phải đấu tranh với những thử thách nghiệt ngã mà vẫn không bị mắt gốc và biến mất Mặc dù không tránh khỏi những yếu tố ngoại lai, nhưng, những yếu tố cơ bản trong “bộ gien văn hóa” dân tộc vẫn được kế thừa và phát triển từ thế hệ này sang thế hệ khác Đó là kết quả của vận động biện chứng giữa dân tộc và quốc tế trong quá trình bảo tồn và phát huy bản sắc
văn hóa của dân tộc Như vậy giữa cái riêng của dân tộc và cái chung của thế
giới có mối quan hệ khăng khít với nhau
Trang 20sau kế thừa và khai thác, phát huy trong thời đại của họ, tạo nên sự tiếp nối
lịch sử văn hóa
Bản sắc văn hóa Việt Nam bao gồm những giá trị bền vững, những tỉnh hoa của công đồng 54 dân tộc được vun đắp qua hàng ngàn năm lịch sử
chí tự
đấu tranh dựng nước và giữ nước Đó là lòng yêu nước nồng nàn,
lực, tự cường, ý thức cộng đồng, gắn kết cộng đồng, cá nhân, gia đình và xã hội, sự nhân ái khoan dung, trọng nghĩa trọng tình, cần cù và sáng tạo trong
lao động, sự tỉnh tế trong ứng xử, giản dị trong lối sống Bản sắc văn hóa dân tộc là cơ sở để liên kết xã hội và liên kết thế hệ, tạo nên sức mạng tỉnh thần
dân tộc
1.1.2 Du lịch và du lịch văn hóa
Việt Nam là nước được ghi nhận có thị trường du lịch tốt nhất khu
vực, trong đó có du lịch văn hóa “Du lịch văn hóa bao gồm hoạt động của những người có động cơ chủ yếu là nghiên cứu, khám phá về văn hóa như các chương trình nghiên cứu tìm hiểu về nghệ thuật biểu diễn, về các lễ hội và các sự kiện văn hóa khác nhau, thăm các di tích và đền đải, du lịch nghiên cứu thiên nhiên, văn hóa hoặc nghệ thuật dân gian và hành hương”
“Du lịch văn hóa là loại hình du lịch mà mục tiêu là khám phá những di tích, di chỉ Nó mang lại những ảnh hưởng tích cực bằng việc đóng góp vào việc duy tu và bảo tổn Loại hình này trên thực tế đã minh chứng cho
những nỗ lực bảo tổn và tôn tạo, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng vì những lợi ích văn hóa, kinh tế, xã hội.”
“Theo luật du lịch thì: “Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào
bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.”
Trang 21quan đền Thánh Trần ở sát biên giới, tham quan chợ Cốc Lếu Bởi vậy, theo
tương đối luận văn hóa mọi ranh giới phân loại đều mong manh
Lấy văn hóa làm điểm tựa, du lịch văn hóa mang sứ mệnh tôn vinh và
bảo vệ các giá trị văn hóa tốt đẹp của con người Lấy du lịch làm cầu nối, văn hóa được làm giàu thêm thông qua sự tiếp xúc, tiếp biến và giao lưu, lan
tỏa, tiếp nhận và hội tụ tỉnh hoa văn hóa các dân tộc Du lịch văn hóa không,
chỉ đem lại lợi ích về kinh tế mà còn góp phần giáo dục tình yêu tổ quố: thúc đây tích cực sự phát triển xã hội
'Con người sáng tạo ra văn hóa vì vậy mọi sản phẩm văn hóa đều thuộc
về con người Sản phẩm văn hóa được sinh ra trước sản phẩm du lịch, một sản phẩm du lịch trước hết phải là một sản phẩm văn hóa Nó sẽ trở thành sản phẩm du lịch khi được sử dụng vào hoạt động du lịch kinh doanh du lịch
nhằm thỏa mãn các nhu cầu của du khách Tắt cả các sản phẩm du lich là sản phẩm văn hóa nhưng không phải mọi sản phẩm văn hóa đều là sản phẩm du
lịch Nhiều sản phẩm văn hóa không được hay không thể khai thác kinh doanh du lịch được Xuất xứ là sản phẩm văn hóa nhưng sản phẩm du lịch văn hóa mang nhiều, thạm chí là phần lớn các đặc trưng của sản phẩm du lịch Chúng đã trở thành hàng hóa để kinh doanh, đem lại lợi nhuận về kinh
tế
Du lịch văn hóa được xem là hướng phát triển của ngành du lịch Việt
'Nam, phù hợp với bối cảnh nước ta Các điểm du lịch văn hóa ở nước ta chủ
yếu là khai thác các di tích lịch sử, di tích văn hóa, kiến trúc nghệ thuật biểu
Trang 22Đã có các tour du lịch văn hóa chuyên để, chủ yếu là đưa du khách
đến tham gia và tham quan lễ hội Những tour kết hợp được nhiều hoạt động
như vừa tham dự lễ hội vừa tham quan và tìm hiểu lối sống, phong tục của khu dân cư, cách thức tổ chức du lịch cộng đồng, nghiên cứu các di tích lịch sử văn hóa còn ít, các sản phẩm du lịch văn hóa này còn chưa lôi cuốn được du khách và cũng giới hạn đối tượng tham gia Một số tour du lịch đã có thương hiệu như: Con đường di sản miền Trung, con đường xanh Tây Nguyên, các có đô Việt Nam
'Với việc xác lập các cơ chế, chế tài phù hợp, nhà nước và nhân dân tham gia vào sự nghiệp chống xuống cấp các di tích lịch sử văn hóa, xây dựng và phát triển các bảo tàng
Các di tích lịch sử văn hóa trong nước, các bảo tàng, các di sản văn hóa thế giới ở Việt Nam đã, dang và sẽ trở thành các địa chỉ cụ thể của nguồn lực phát triển kinh tế và đặc biệt là du lịch văn hóa
1.1.3 Du lịch bền vững và phát triển du lịch bền vững
Hiện nay định nghĩa du lịch bền vững được biết đến nhiều hơn cả là
định nghĩa du lịch bền vững được nêu ra trong bản báo cáo của Bruntbland:
“phát triển bền vững chính là có gắng đáp ứng nhu cầu của hôm nay mà không làm tôn hại tới khả năng thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai.”
'Để không trở thành một khái niệm suông, khái niệm bền vững yêu cầu thừa nhận và quan tâm tới các quan hệ căng thẳng không thẻ tránh khỏi giữa ba phạm trù kinh tế, xã hội và môi trường
“Tiêu chí cần phải đưa theo định nghĩa phát triển bền vững có liên quan
tới khả năng tiếp cận
“Thực vậy chính tình trạng không có khả năng tiếp cận (hay khó khăn
trong khả năng tiếp cận) một số của cải nhất định (mang tính hàng hóa hay
Trang 23Vi vay trong vién cảnh về tính bền vững của xã hội thì “nghèo nàn về khả
năng tiếp cận” là điều phân biệt đầu tiên cần phải quan tâm
Riit ra ba tiêu chí của tính bền vững: khả năng tiếp cận của mọi người
với tông thê các dịch vụ, việc củng có khả năng các loại và tính công minh
trước tổng thê các tiềm năng hiện có và có thể chuyên giao được
'Về mặt quản lý môi trường một cách bền vững và bảo tồn tính đa dạng sinh học, mối quan tâm đến các hiểu biết tự nhiên về địa phương ngày càng tăng Từ lâu những hiểu biết đó đã bị những khoa học chỉnh thống khinh miệt Những ứng dụng tương ứng của chúng đã bị coi thường dưới ánh mắt của những người chủ trương kỹ thuật cầm quyền và thường bị coi là nguyên
nhân trầm trọng nhất dẫn đến tình trạng xuống cấp Hiện nay tất cả đã được
phục hồi, thậm chí còn được đánh giá quá cao
Hiện nay thuật ngữ di sản đã thu được thành công ngày cảng lớn, cùng
với việc mở rộng nghĩa, thậm chí còn có thể bị dùng quá ý nghĩa cần có
Thừa nhận quy chế di sản một số đối tượng thiên nhiên tức là muốn trao cho đối tượng hai đặc điểm cơ bản Một mặt đối tượng phải được quản lý như thế nào để đảm bảo có thể chuyên qua các thế hệ tiếp theo Mặt khác phải
được coi là một nội dung của ý thức di sản nào đó: Quy chế không phải tự ban mà là yêu sách của một nhóm xã hội
1.1.4 Làng và các thành tố của làng,
Làng là từ Nôm, được dùng trong giao tiếp hàng ngày, để chỉ đơn vị tụ cư truyền thống của người Việt Nam ở nông thôn, có địa vực riêng (địa giới xác định), có cơ cầu tổ chức, tục lệ, thổ ngữ (thể hiện ở âm, giọng làng), có tâm lý, tinh cách riêng, ơn định và hồn chỉnh qua quá trình lịch sử
'Văn hóa làng là những yếu tố văn hóa của tộc người Việt được thể
hiện và diễn biến trong môi trường làng Ở vùng miền núi Tây Bắc trước đây,
quy mô làng của người Hˆmông nhỏ và phân tán Mỗi làng chỉ có năm, bay
Trang 24chòm chỉ có ba đến bốn ngôi nhà Tuy nhiên quy mô làng của người H`mông, mấy chục năm qua đã có sự thay đổi nhanh chóng, các làng đều phát triển với số hộ đông hơn trước rât nhiều Vào nửa cuối của thế kỉ trước, các làng, của người H"mông đều có quy mô từ từ 15 đến 30 hộ, có chòm có năm đến bảy nóc nhà Ngoài ra người Hˆmông còn coi trọng yếu tố địa lý, địa hình bởi nó liên quan trực tiếp tới sự cư trú của làng Đa số các làng thường tìm
mạch nước trên núi, ở nơi còn rừng cao, bắc máng liên hoàn dẫn nước về hoặc tìm mạch nước dưới khe, gùi nước về nhà Khi quyết định nơi ở thì
trưởng họ (các trưởng họ) có quyền quyết định cao nhất
Cấu trúc làng của người Hmông gồm 3 thành tổ cơ bản luôn chỉ phối hiện hình và hòa quyện với nhau Đó là gia đình, dòng họ và tộc người
Mỗi làng Hmông bao gồm một số hộ gia đình, là thiết chế xã hội, hạt nhân của làng, chỉ phối diện mạo làng
Trong một gia đình, mối quan hệ chủ yếu là mối quan hệ giữa vợ và
chồng, bố mẹ và con cái, trong đó vai trò của người đàn ông là cực kì quan trọng Người chủ gia đình có quyền hành lớn, quyết định mọi việc trong gia
đình, mọi tài sản của gia đình trên danh nghĩa đều thuộc về người đàn ông Người đàn ông chủ gia đình trực tiếp lo toan các công việc như cưới hỏi cho
con cái, thờ cúng tổ tiên nhằm cầu cho gia đình được mạnh khỏe, làm ăn phát
đạt Khi có chuyện gì quan trọng xảy ra, người chủ gia đình thường tỏ ra
sáng suốt, mọi quyết định của ông đều được các thành viên trong gia đình đồng ý Có thể nói, người đàn ông là chủ gia đình có vị trí cao trong gia đình và cả ngoài cộng đồng
Cộng đồng gia đình chỉ phối cộng đồng làng Dòng họ với những sự
cố kết trong dòng họ là đặc điểm nồi bật của xã hội H°mông có 2 cấp độ khác
nhau: cấp độ rộng và cấp độ hep Ở cắp độ rộng, dòng họ bao gồm nhiều gia đình nhưng không nhất thiết phải cư trú gần nhau, thành
dẫu có ở xa đến mấy cũng không bao giờ có quan hệ hôn nhân với nhau Ở
Trang 25
phạm vi hẹp, dòng họ là một tập thể con cháu từ 3 đến 6 đời, gồm vài chục
hộ gia đình có chung ông tổ cy thể Đó là một đơn vị cố kết cộng đồng theo
hệ cha Các thành viên trong dòng họ gắn kết với nhau theo cùng một phả hệ dòng nam và có một ông tổ cụ thể mà có người còn nhớ được Sự thống nhất về tư tưởng của dòng họ biểu hiện chung nhất về kí ức đối với ông tổ chung Đặc điểm nổi bật của người Hmông là cư trú độc lập trong từng làng,
ít xem kẽ với các dân tộc khác chính vì vậy làng H"mông mang đậm tính chất khép kín tộc người, điều này cũng do nhiều nguyên nhân Trước hết họ
có ý thức bảo tồn dân tộc rất cao nên chỉ quan hệ hôn nhân trong cùng tộc
người, không cư trú với người khác tộc Mặt khác môi trường sống của người H “mông xưa kia thường luôn giữ trong các môi trường biệt lập vùng cao, diện quan hệ hạn chế, ít có cơ hội tăng cường giao lưu, hòa hợp cư dân khác
tộc với nhau
Về mặt tổ chức, mỗi xã đều có một hoặc vài thôn, mỗi thôn có thể
được gọi là một “làng”, mỗi thôn đều có một trưởng thôn (trư giao) Họ là
những người có uy tín, am hiểu về phong tục tập quán, có trình độ được các thành viên trong làng họp bầu ra, xã phê duyệt làm người đứng đầu thôn
“Trưởng thôn trong làng có nhiệm vụ thực hiện các quy ước chung của làng, tuyên truyền chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước tới toàn thể người dan trong làng Trưởng thôn có nhiệm vụ duy trì trật tự chung của làng như
phân bổ quy hoạch khu đất chôn người chết, quản lý chỉ đạo vệ sinh môi
trường đường làng, quy định việc khai thác rừng, chăn thả gia súc, bảo vệ
trật tự trị an giúp đỡ người dân về công văn giấy tờ như xác minh người có
công với cách mạng Giúp việc cho trưởng thôn còn có phó thôn, an ninh
làng, đội bảo vệ xung kích của làng Trưởng thôn làm tốt rất được lòng người dân, là người có uy tín, có tiếng nói đối với bà con, luôn là người gương mẫu
Trang 26Ngày nay trưởng thôn còn đứng ra chỉ đạo, giám sát
nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội của dân tộc mình Các
hộ gia đình trong làng gặp nhiều khó khăn, trưởng thôn sẽ đứng ra tổ chức
vận đồng bà con làng xóm cùng giúp đỡ về người và của như mỗi nhà đóng, góp cho ít củi, rau, rượu, gùi ngô, thực phẩm hoặc tiền (nếu có) cho việc làm
nhà, đám cưới Các quy ước của làng do người dân tự họp thống nhất đề ra trong ngày lễ ăn ước tháng giêng âm lịch hàng năm
“Trong làng ngoài trưởng thôn là người đứng đầu thì còn có một số
người có uy tín khác như già làng (chứ giò), thầy thuốc (cừ chua), thầy cúng, (giở ninh) Giả làng là những người có tuổi, trước từng là thầy cúng, am
hiểu lý lẽ dân tộc, hiện nay trong làng có cụ Mã A Trư (84 tuổi), ông không
làm nghề thầy cúng nhưng là một người có uy tín trong làng, am hiểu tắt cả những phong tục, lễ nghi của làng từ xưa tới nay Đặc biệt trong lễ cúng cây
thiêng (rừng thiêng) của làng ông là người đảm nhiệm với vai trò như là một thầy cúng làm tắt cả những nghỉ lễ cúng cầu liên quan tới cây thiêng của làng Trưởng thôn gặp những trường hợp khó gải quyết chẳng hạn chuyện
tranh chấp đắt đai, nương rẫy Có các già làng họ sẽ xác minh cho chuyện
đó, nhiều trường hợp xích mích khó giải quyết trưởng thôn đều tham khảo ý:
của các giả làng
Nhu vậy, trong cấu trúc làng của người H'mông gồm 3 thành tố: gia
đình, dòng họ, tộc người, trong đó thành tổ gia đình là đơn vị hạt nhân của
làng Nhưng thành tố dòng họ cũng đóng vai trò rất quan trọng, vừa tăng cường sự có kết cấu trúc của làng vừa hướng ngoại cố kết với các thành viên của làng khác Sự cố kết này chính là bản lĩnh và bản sắc của người H'mông
1.2 Lý thuyết vận dung
1.2.1 Thuyết tương đối văn hóa
êu văn hóa và trên trái đất của
“Trong một nền văn hóa tổn tại nhiề
Trang 27nhận thức của con người về thế giới mà còn đối với vấn đề đánh giá đúng,
sai, tốt, xấu Do vậy một vấn đề đương nhiên phải đặt ra là cá nhân đánh
giá và phản ứng trước những mẫu văn hóa khác biệt thậm chí rất khác biệt
với mẫu văn hóa của mình như thế nào Các nhà xã hội học phân biệt hai
cách ứng xử đối với những mẫu văn hóa khác:
“Chủ nghĩa vị chủng (hay còn gọi là chủ nghĩa duy chủng tộc, chủ nghĩa duy dân tộc): là thông lệ đánh giá văn hóa khác bằng tiêu chuẩn văn hóa của chính mình Khuynh hướng vị chủng là do một cá nhân đã gắn bó mật thiết với các yếu tố văn hóa của mình Tuy nhiên điều này tao ra sự đánh gid bat công hoặc sai lệch một mẫu văn hóa khác bởi lẽ những gì được đánh giá có ý nghĩa khác nhau trong những nền văn hóa khác nhau Chủ nghĩa vị chủng cũng có hai chiều, nếu một cá nhân đánh giá một nền văn hóa, một mẫu văn hóa khác theo cách tiêu cực thì ngược lại, cá nhân đó cũng có thể bị đánh giá như thế,
'ác nhà xã hội học, nhân chủng học thường có quan điểm phản đối thuyết vị chủng vì đó là cách phản ứng tiêu cực và bắt công, sai lệch đối với
những nền văn hóa, mẫu văn hóa khác nhau
“Thuyết tương đối văn hóa: là thông lệ đánh giá văn hóa khác bằng tiêu chuẩn của chính mình hay một cách nói khác là đánh giá văn hóa khác trong, cảnh quan văn hóa của chính nó Đánh giá theo cách này có thê hạn chế hoặc
loại trừ được những bắt công, sai lệch cũng như phản ứng tiêu cực trước văn hóa khác biệt nhưng lại là thái độ khó đạt được Muốn đánh giá văn hóa khác bằng tiêu chuẩn của chính bản thân mình, cá nhân phải hiểu được giá trị, tiêu chuẩn của văn hóa khác cũng như không bị lệ thuộc bởi những giá trị, tiêu
chuẩn của nền văn hóa của chính mình Thuyết này cũng nhắn mạnh rằng
các bối cảnh xã hội khác nhau làm nảy sinh các giá trị và tiêu chuẩn khác nhau Tuy vậy, điều này không có nghĩa là chúng ta chấp nhận một cách không điều kiện các mẫu văn hóa khác mà đánh giá một cách không định
Trang 28hóa đang được hỗ trợ bởi sự phát triển của công nghệ, truyền thông khiến
cho sự phổ biến văn hóa nhanh chóng hơn cũng như nhu cầu tìm hiểu văn hóa khác tăng lên Một trường hợp của thuyết tương đối văn hóa là chủ nghĩa duy ngoại, đó là sự tin rằng những gi (sản phẩm, kiểu cách, ý tưởng ) thuộc
về nền văn hóa của bản thân mình đều ở dưới tầm so với những thứ tương tự
nhưng ở nền văn hóa mà nó phát tích Ví dụ: người Mỹ tin rằng đồ điện tử của họ không tốt bằng của Nhật Bản, người Việt Nam tin rằng dầu gội đầu
sản xuất tại Việt Nam không tốt bằng của châu Âu mặc dù cũng do chính
hãng đó sản xuất
1.2.2 Thuyết biến đổi văn hóa
Giao lưu văn hóa là một quá trình tiếp xúc văn hóa, trao đổi ảnh hưởng,
và tác động qua lại giữa các nền văn hóa, nhằm làm phong phú hơn giá trị văn hóa mỗi dân tộc Lịch sử các nền văn minh của nhân loại cho thấy giao lưu văn hóa là một trong những động lực quan trọng đối với tiến trình phát triển của một nền văn hóa
Khái niệm giao lưu và tiếp biến văn hóa là hiện tượng xảy ra khi những
nhóm người (cộng đồng, dân tộc) có văn hóa khác nhau giao lưu tiếp xúc với nhau tạo nên sự biến đổi về văn hóa của một hoặc cả hai nhóm
Giao lưu văn hóa tạo nên sự dung hợp, tổng hợp và tích hợp văn hóa ở các công đồng Ở đó có sự kết hợp giữa các yếu tố "nội sinh" với yếu tố
"ngoại sinh" tạo nên sự phát triển văn hóa phong phú, đa dạng và tiến bộ hơn Giao lưu và tiếp biến văn hóa là sự tiếp nhận văn hóa nước ngoài bởi dân tộc
chủ thể Quá trình này luôn đặt mỗi dân tộc phải xử lý tốt mối quan hệ biện
Trang 29
“Trước xu thế toàn cầu hóa, Đảng ta yêu cầu phải
thấm sâu vào từng khu dân cư, từng gia đình, từng người, hoàn thiện hệ giá
trị mới của con người Việt Nam, kế thừa các giá trị truyền thống của dân tộc và tiếp thu tỉnh hoa văn hóa của loài người, tăng sức đề kháng chống văn hóa
đồi trụy, độc hại Nâng cao tính văn hóa trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội và sinh hoạt của nhân dân"(Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr 213)
Nhu vay giao luu va tiếp biến văn hóa có vai trò hết sức quan trọng, trong tiến trình phát triển văn hóa của một dân tộc Nhưng giao lưu như thế
nào, tiếp biến như thế nào để vừa giữ gìn, bảo tồn, vừa phát triển văn hóa đân tộc? Đó là câu hỏi lớn đặt ra cho chúng ta nhất là trong thời đại ngày nay
1.3 Tổng quan về dân tộc H°Mông
1.3.1, Khái quát về dân tộc Hmông
Người H"mông là một dân tộc ở châu Á nói tiếng H"mông Quê hương của họ là vùng núi cao của Trung Quốc (Quý Châu) cũng như các khu vực khác của Đông Nam Á (Bắc Việt Nam và Lào) Ngày nay họ tạo thành nhóm dân tộc lớn thứ 5 trong số 56 dân tộc được chính thức công nhân ở Trung Quốc và cũng là một dân tộc chiếm số lượng đông đảo ở Việt Nam
1.3.2 Tên gọi, ngôn ngữ và địa bàn sinh sống,
Hai thuật ngữ, "Miêu" và "H'mông" ("Mèo" và "H'mông" tại Việt Nam), hiện thời đều được sử dụng đề chỉ một trong những nhóm dân ở Trung Quốc Họ sống chủ yếu ở miền nam Trung Quốc, trong các tỉnh Quý Châu, Hồ Nam, Vân Nam, Tứ Xuyên, Quảng Tây và Hồ Bắc Tại Việt Nam, có khoảng trên 780.000 người H'mông Nhóm ngôn ngữ này bao gồm 3 thứ tiếng và 30 - 40 thổ ngữ có thể hiểu lẫn nhau được, cùng với tiếng Bunu thuộc về nhánh Miêu trong hệ ngôn ngữ H'mông-Miền (hay hệ Miêu - Dao)
Cho dén nay chúng ta đều biết đến tiếng Mông là một ngôn ngữ nằm đề
Trang 30
phân loại theo quan hệ họ hàng của ngôn ngữ này đã từng có nhiều ý kiến khác nhau Một số nhà ngôn ngữ học xếp ngôn ngữ Mông thuộc nhánh Miêu ~ Dao trong hệ Hán - Tạng Trong những ý kiến đáng chú ý ta còn phải kể đến Paul K Benediet với quan điểm quy các ngôn ngữ trong khu vực thành
2 hệ cơ bản: Hán - Tạng và Nam Thái Trong đó vị trí các ngôn ngữ Miêu - Dao được định vị trong hệ Nam Thái
Địa bàn sinh sống chủ yếu của người H"mông ở Việt Nam chủ yếu ở các tỉnh miễn núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ trong dó tập trung đông nhất tại một số tỉnh như Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An
1.3.3 Lịch sử phát triển của dân tộc Hmông ở Việt Nam
Người Hmông ở Việt Nam hiện nay đều có nguồn gốc từ phương
Bắc Theo các truyền thuyết của Trung Quốc thì người H'mông xuất hiện sớm nhất ở khu vực trung và hạ lưu sông Trường Giang Cách đây 5000 năm đã có liên minh bộ lạc do Suy Vưu làm thủ lĩnh Suy Vưu tức là Vua
của Cửu Lê Cũng trong thời kỳ này có bộ lạc khác do Hiên Viên đứng đả
nồi lên ở thượng nguồn sông Hoàng Hà Hai liên minh bộ lạc này luôn xung,
đột với nhau, cuối cùng Cửu Lê bị bại trận, Hiên Viên xưng Hoàng để (vào khoảng 2.700 năm TCN)
Ở thời kỳ của vua Nghiêu, Thuấn, Vũ (theo truyền thuyết) lại xuất
hiện liên minh mới là “Tam Miêu”, “Hữu Miêu” hoặc “Miêu Dân” và khá
hùng mạnh Họ đã đứng lên chiến đấu rất kiên cường chống lại các thế lực nhà nước do các Vua đứng đầu Trong các thế kỷ 16 đến 11 T.Cn, phần lớn
người dân “Tam Miêu” cùng các tộc người khác ở miễn trung lưu Trường Giang được gọi là “Kinh Sở”, có thời kỳ còn gọi là “Nam Man”, đời sống kinh tế khá phát đạt, có một bộ phận được gọi là “Kinh man” rắt cường thịnh
Trang 31Như vậy từ Cử Lê đến Tam Miêu, Nam Man, Kinh Sở đều có mối liên
hệ về nguồn gốc với nhau Có thể coi đó là tổ tiên của người H'mông hiện nay Lúc đầu người H'mông cư trú ở phía bắc sơng Hồng Hà, giai đoạn phát triển nhất của họ là Tam Miêu, về sau do sự phát triển và mở rộng lãnh thô
của người Hán, họ lui dần xuống phía nam của con sông này Sau nhiều cuộc chiến diễn ra rắt khốc liệt giữa người Hán với người H'mông, người H'mông luôn thua trận và phải rút về lưu vực sông Dương Tử, rồi vượt qua con sông,
này đi về phía Nam và Tây Nam, khu vực giáp giới với 5 tỉnh của Trung Quốc hiện nay là Hồ Nam (Tương), Quý Châu (Kiềm), Tứ Xuyên (Xuyên), Hồ Bắc (Ngạc) và Quảng Tây (Quế), lấy Nguyên Giang làm trung tâm
“Theo các nhà dân tộc học Việt Nam thì phần lớn những người H'mông, ở các tỉnh miền núi phía Bắc đều di cư trực tiếp từ Quý Châu, Quảng Tây và Van Nam (Trung Quốc) sang Riêng một số nhóm ở Thanh Hoá, Nghệ An di cư đến Việt Nam qua Lào Người H'mông đến Việt Nam bằng các con
đường khác nhau và chia thành nhiều đợt, trong đó có 3 đợt chính:
~ Đợt thứ nhất, khoảng 100 hộ, thuộc các họ Lù
đến khu vực các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, thời gian vào
làng từ Quý Châu quãng cuối đời Minh, đầu đời Thanh của lịch sử Trung Quốc, tương đương với những năm có phong trào của người Miêu ở Quý Châu chống lại chính sách “cải tổ quy lưu” và bị thất bại, cách đây trên 300 năm Từ đây, họ bắt đầu tiếp tục di cư vào sâu hơn đến các tỉnh thuộc Đông Bắc Việt Nam
~ Đợt thứ hai, khoảng trên 100 hộ, trong đó có những hộ thuộc họ 'Vàng, họ Lý cũng vào khu vực Đồng Văn Còn một nhóm khác số người it hơn, thuộc các họ Vàng, Lù, Chấu, Sùng, Hoàng, Vừ vào khu vực Sỉ Ma Cai, Bắc Hà, tỉnh Lào Cai Sau đó có khoảng 30 hộ gồm các họ Vừ, Sùng chuyển
Trang 32~ Đợt thứ ba, số người Hmông di cư vào Việt Nam đông nhất, gồm
khoảng trên 10 ngàn người Phần lớn họ từ Quý Châu, có một số từ Quảng Tây và Vân Nam sang, chủ yếu vào các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái Thời gian của đợt di cư này tương đương với thời kỳ của phong trào “Thái Bình Thiên Quốc”, trong đó có người Miêu tham gia, chống lại nhà Mãn
Thanh từ năm 1840 đến 1868 Về sau, họ tiếp tục di cư đến các huyện của các tỉnh thuộc Đông Bắc và Tây Bắc Việt Nam
Đến cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam lần thứ ba (1 - 4 - 1999), dân số Hmông là 787.604 người, sau 10 năm tăng thêm 229.551 người, bình quân tăng hằng năm là 3.4%
'Ở nước ta, người H'mông nằm trong nhóm các dân tộc nói ngôn ngữ
mông ~ Dao (gồm ba dân tộc: H'm6ng, Dao va Pa Thẻn) Trước năm 1979, họ được gọi là người Mèo Ở Trung Quốc, người H'mông được gọi là người Miêu Ở Lào gọi là người Mẹo Hiện nay, ngoài Trung Quốc, còn ở hầu hết các nước trên thế giới, họ đều được gọi là H'mông
Hiện nay ở nước ta có các nhóm H'mông như sau 1 Hmông Đơ hoặc Hmông Đâu (Hmông trắng) 2 Hmông Ðu (H'mông Đen),
3 H'méng Si (H'méng Do) 4, H'm6ng Dua (H'm6ng Xanh) 5 H'méng Lénh (H'méng Hoa), 6 H'mông Xúa (H'mông Lai) 7 Ná Mèo (H'mông Nước),
Người H°mông ở Lào Cai có 04 ngành chính, phân bố ở các dia ban
cụ thể
Trang 33- H’méng den (H’m6ng đú) cư trú rải rác ở Bát Xát, Sapa
~ H mông xanh (Hmông chúa) cư trú tập trung ở xã Nậm Xé huyện Van Ban,
~ Hˆmông trắng (H’méng du) cu trú ở Bắc Hà, Bát Xát, Văn Bàn và Sapa
Tuy phan biệt thành 4 H"mông khác nhau nhưng trừ ngành Hˆmông, xanh ở huyện Văn Bàn còn 3 ngành Hmông hoa, H"mông đen và H mông
trắng về ngôn ngữ và văn hóa cơ bản giống nhau, sự khác biệt giữa các nhóm chủ yếu dựa trên trang phục của người phụ nữ Theo thống kê có đến 93% ngôn ngữ của người H°mông giống nhau
Người H"mông di cư đến Lào Cai cách ngày nay hon hai trăm năm Người H"mông ở Quý Châu di cư xuống Vân Nam và từ Vân Nam sang Lào
Cai làm nhiều đợt Đợt di cu dau tiên gồm 80 gia đình (họ Vàng, Lù, Chắn,
Sung, Hoang, Vi ) do dng Hoang Sin Dan, mét tộc trưởng uy tín, giỏi võ
nghệ dẫn đầu Họ di cư đến Simacai và Bắc Hà Sau khi sinh sống được 3
đời thì khoảng 30 gia đình lại di cư sang Sapa do ông Lý Thàng Pua dẫn đầu Người H"mông ở Lào Cai dù di cư sớm hay muộn đều coi Lào Cai là quê hương, là tổ quốc Họ kiên cường chống lại giặc xâm lược và bè lũ cướp nước
Ở Lào Cai, người H"mông có mặt tại khắp huyện, thành phố Theo tổng điều tra dân số năm 2009 toàn quốc có 1.068.189 người H"mông, trong đó riêng trung du miễn núi phía Bắc có 971.515 người và tỉnh Lào Cai trong số 614.595 người thì có 146.147 người H"mông (xắp xỉ 28%), chiếm vị trí thứ 2 chỉ sau dan tc kinh có 212.528 người (xấp xỉ 34.6 %) Dưới đây là bảng biểu nói về sự phân bố của dân tộc H"mông ở Lào Cai
Trang 34Số xã người Số xã người Tổng số | Số xã có người H mông chiếm | HPmông chiếm A số â " Hˆmông cư trú xã và , 100% dân số 51% trở lên thị trấn - 7 7 Sốxã | Tylệ% | Sốxã | Tỳlệ% | Sốxã | Tỷ lệ% 171 1H 649 34 19.88 2 15.22
“Theo bảng 3 thì trong tổng số 171 xã và thị trấn ở 9 huyện và thành phố thì người H"mông cư trú ở 111 xã, trong đó có tới 34 xã người H'mông chiếm tới 100% dân số, 22 xã người Hmông chiếm đa số trong toàn xã
Bảng 1.4: Tình hình cư trú các làng người H*mông ing số Số làng có 100% người Số làng người H°mông, “Tổng số làng H'mông sống xem kế H mông Số làng : Tỷ lệ% Số làng : Tỷ lệ % 523 457 8738 66 12.62
Như vậy, người H'mông thường cư trú ở những vùng đất cao nhất, hiểm trở nhất, những vùng trước đây chỉ là rừng già, không thích hợp với
điều kiện sống của các dân tộc khác, đo đó đặc điểm cư trú của người mông biệt lập, ít có quan hệ cư dân với các dân tộc khác Trên địa bàn huyện, xã có người H"mông cư trú dan xen với các dân tộc khác nhưng trong pham vi làng, người H°mông chủ yếu lại cư trú biệt lập
Có một số làng người H'mông cư trú đan xem với các dân tộc khác (vùng Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Ban ), các làng này thường là các vùng đất mới của người H'mông Người Hmông mới di cư tới đây từ 20 đến 35
Trang 351.4 Tổng quan về bản Cát Cát và bản Ly Lao Chai
1.4.1 Đặc điểm về tự nhiên
Bản Cát Cát hay thôn Cát Cát là một làng dân tộc Hmông nằm cách
thi train Sa Pa (tỉnh Lào Cai, Việt Nam) 2 km Đây là điểm tham quan hấp
dẫn của du lịch Sa Pa nói riêng và Lào Cai nói chung Theo tải liệu thống kê
đầu năm 2011, xã San Sả Hỗ có 4 thôn bao gồm:
~ Sín Chai - Ý Linh Hồ I
- Ý Linh Hồ 2
~ Cát Cát
Toàn xã San Sả Hỗ có tổng số 579 hộ khẩu với 3.641 nhân khẩu gồm 2 tộc cùng chung sống đoàn kết với nhau trong đó dân tộc H"mông chiếm đa số chiếm 92,5%; người Kinh chiếm tỷ lệ rất nhỏ 7,5%
Xa Lao Chai (làng cũ) cũng là một làng dân tộc H°mông cách trung tâm thị trấn Sapa 2.5 km Xã Lao Chải phía bắc giáp thị trin Sapa và xã Sa Pa, phia nam giáp xã Tả Van, phía đông giáp xã Hầu Thảo, phía tây giáp xã San Xả Hồ Lao Chải nằm trong thung lũng Mường Hoa, phía dưới chân đồi, bên trên là con đường trải nhựa đẹp đẽ của huyện Sapa để đi đến các xã khác như Tả Van, Thanh Kim, Bản Hồ
Lao Chải có nghĩa là “làng cũ”, “nơi ở cũ”, “trại cữ” Danh xưng này đã chứng minh người H"mông đã ở đây qua nhiều thế hệ do các dòng ho Lý,
Giàng sáng lập Nhà ở đơn sơ nhưng ruộng bậc thang được cấu tạo công phu
bằng mỗ hôi nước mắt của nhân dân bao đời Tầng ting, bac bac hai bên suối, ruộng đi uống nước, ruộng đi lên đồi Một chiếc cầu treo nối hai bên bờ suối Mường Hoa càng làm tăng thêm vẻ thơ mộng của Lao Chải Tại Lao nên văn hóa đậm đà bản sắc dân
Chai, cdc dong ho H’méng bao lưu khá
Trang 36chức gia đình, dòng họ, văn hóa tín ngưỡng dân gian và trang phục truyền thống Xa Lao Chai có 5 thôn bao gồm: ~ Lý Lao Chải ~ Lồ Lao Chải ~ Hàng Lao Chải ~ San 1 ~ San 2
Cả xã Lao Chải có trên 578 hộ với dân số trên 7000 người Riêng thôn Ly Lao Chai đã có hơn 158 hộ dân với dân số trên 2000 người
Về tên gọi, theo nhiều người cao tuổi ở làng Cát Cát kể lại rằng, tên soi Cát Cát bắt nguồn từ tên gọi thác nước nơi có con suối chảy quanh làng Thác nước tiếng Pháp gọi là “CatSCat”, người Hmông gọi thác nước là “Chang Dé” Ké từ khi người Pháp cho xây dựng xong nhà máy thủy điện và đi vào hoạt động nên gọi tên làng là “Cát Cát” Từ đó, mọi người trong làng không gọi là làng Phềnh Hù mà gọi là làng Cát Cát, nơi có cộng đồng
người H mông sinh sống gắn với dòng thác Tên gọi làng Cát Cát, qua thời gian đã ăn sâu vào tiềm thức của người Hmông, ngày nay người Kinh làm
du lịch đặt tên cho dòng thác là thác “Tiên Sa” nhưng tên gọi làng Cát Cát thì không thay đổi Vậy ta có thể khẳng định được rằng tên gọi làng Cát Cát có từ thời Pháp, thuộc vào khoảng những năm khi nhà máy thủy điện bắt đầu có dự án xây dựng từ (1917-1921)
Làng Cát Cát và làng Lý Lao Chải là thôn nằm trên địa bàn xã San Sả Hồ và xã Lao Chải huyện Sa Pa Đây là 2 xã thuộc vùng núi cao, địa hình
phức tạp, độ dốc đắt có rừng rất lớn 25'-65” Đứng ở trung tâm của làng có vị trí tiếp giáp như sau: Phía Bắc của làng tiếp giáp với thị tran Sa Pa - trung,
Trang 37ngoại nước Phía nam giáp xã Mường Khoa huyện Than Uyên Phía Đông giáp xã Lao Chải, phía Đông bắc tiếp giáp dãy núi Hoàng Liên Sơn - đường lên đỉnh Phan Sỉ Phăng Làng Cát Cát và làng Lý Lao Chải sống quây quần bên nhau, những ngôi nhà cư trú của người Hmông có vị trí thường dựa vào
thế núi Đi từ trung tâm thị trắn xuống khoảng 1,5km thì có một con đường
đi xuống làng xưa nay đường là đất, từ khi ngành du lịch Cát Cát phát triển thì con đường xuống làng được làm theo từng bậc có lát Đi theo con đường này khoảng 0,Skm thì xuống tới trung tâm của làng là nơi gặp gỡ của ba dòng
suối và thác nước Đi tiếp theo con đường này theo hình vòng cung ven theo chân núi và bờ suối là đường ra khỏi làng tới các thôn khác trong xã Nhà
của người H mông ở hai bản này cũng được bố trí sát nhau và có những lối đi tắt đến nhà nhau, phần lớn các con đường đi đến nhà khác là rất nhỏ hẹp
Về cơ bản trên cương vực địa lý hành chính thì xác định vị trí phân chia ranh giới như vậy, nhưng trên thực tế khi khảo sát thực địa tại làng thì được biết việc xác định ranh giới giữa các bản làng tuân theo những quy định rat đa dạng Con suối, khúc sông, bờ mương nước, bờ ruộng, gốc cây cổ thụ, đỉnh đèo, cánh rừng đều có thể trở thành mốc để phân chia ranh giới giữa các bản với nhau Ranh giới bản làng không ghi trong văn bản của làng, chỉ được truyền khẩu cho nhau và được ghi trong ký ức của dân trong làng từ đời này qua đời khác
Trang 38sơ của núi rừng và tận hưởng một không khí mát mẻ trong lành, nơi đây xưa kia Pháp xây dựng nhà máy thủy điện
Ngoài ra làng Cát Cát và làng Lý Lao Chải được thiên nhiên ưu đãi,
với vị trí phía Đông Bắc tiếp giáp với dãy núi Hoàng Liên Sơn - đường lên
đỉnh Phan Sỉ Phăng với độ cao 3 143m, con đường chỉnh phục với những ai muốn mạo hiểm cũng đầy gian nan và thử thách Sa Pa là điểm đến của nhiều du khách, nhờ có lợi thế này mà người Hmông ở Cát Cát và Lý Lao Chải có cơ hội phát triển về du lịch nguồn tải nguyên về rừng Đến với Sa Pa sau khi du khách tận hưởng hết những địa điểm du lịch sau khoảng 2 ngày nếu ai muốn chỉnh phục đỉnh Phan Sỉ Phăng sẽ bắt đầu cho một hành trình leo núi Người Hmông ở Cát Cát và Lý Lao Chải đã quen với việc leo núi và vào
im nương, trồng thảo quả, họ thuộc đường rừng Khi du lịch phát người đân đặc biệt là thanh niên nam giới tuổi từ 18 trở lên, to khỏe,
nhanh nhẹn, thuộc đường đi đã được tuyển chọn vào làm cho công ty du lịch Ngoài ra anh Minh - giám đốc công ty du lịch Cát Cát cho biết: Hiện nay công ty luôn tổ chức và hỗ trợ cho người dân có công ăn việc làm và tạo thêm thu nhập, ưu tiên cho những người trong bản biết ngoại ngữ vừa dẫn khách, vừa thuyết minh cho khách sẽ trả mức lương cao hơn là những người
làm công việc mang đồ cho khách Đây cũng là công việc thu hút nhiều nguồn nhân công là nam giới trong làng, một phần cũng làm tăng thêm nguồn
thu nhập cho từng hộ gia đình Hmông tại làng Cát Cát
Nói tóm lại làng Cát Cát xã San Sả Hồ và làng Lý Lao Chải xã Lao Chai là hai làng nằm trong một không gian tự nhiên, văn hóa mang đầy đủ
những yếu tố: “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” là nơi hội tụ tất cả những gì tỉnh tú nhất mang đậm chất H`mông Yếu tố thuận lợi nhất để phát triển về du
Trang 39hơn, đa phần trẻ em đã tốt nghiệp bậc tiểu học Số hộ nghẻo hiện nay cũng
giảm, đời sống hiện nay của làng Cát Cát và làng Lý Lao Chải cũng đang dần ôn định, phần chính cũng là do nguồn thu từ lợi nhuận du lịch
1.4.2 Sự phân bồ và đặc điểm cư dân ở bản Cát Cát và bản Lý Lao Chai
‘Theo số liệu thống kê diện tích của toàn xã San Sa Hồ đầu nim 2011,
diện tích của thôn Cát Cát là 43,4ha (bao gồm diện tích dat ở, nông - lâm,
thủy sản ) cả làng có 97 hộ dân trong đó người Hmông chiếm 96%
Tổng số lao động của xã là 1.636 người, lao động chủ yếu là nông nghiệp, lâm nghiệp, thu nhập chính từ nông, lâm nghiệp, nông sản phụ dưới tán rừng thảo quả
Cát Cát là một thôn nằm ở vị trí trung tâm của xã San Sả Hồ với tông
số 97 hộ khẩu, ngoài ra có khoảng Š hộ là người Kinh với tổng số dân của thôn là 560 người Người Hmông cư trú ở làng Cát Cát xã San Sả Hỗ chủ on lại là khoảng 15-20 người kinh di cư
đến đây lập nghiệp sống bằng nghề buôn bán và làm nghề du lịch
yếu là Hmông Ðu (Hmông đen),
Dưới đây là bảng thống kê trung bình độ tuổi và giới tính của bản Cát Cát Bảng thống kê này sẽ là ví dụ chứng minh cho ta thấy làng Cát Cát
Trang 40Giới tính nam Độ tuổi - - Số người % Số người % <18 tuổi 106 63% 62 37% 18—60 tuổi 174 4™% 196 53% >60 tuổi " 50% " 50%
Nhìn vào bảng thống kê về độ tuổi và giới tính ta nhận thấy thôn Cát Cát có mật độ dân số rất trẻ, nằm trong độ tuổi trên 18 tuổi Dân số trẻ cho
thấy nguồn lao động của làng rất rồi dào chiếm 370 người (66%) cung cấp nguồn lao động cho phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp của làng Hầu hết
trong gia đình đều có sự phân chia lao động, từ 18 tuổi trở lên có thể coi đó là lao động chính trong gia đình đều phải làm được các việc như: phát nương,
làm rẫy, sửa sang nhà cửa, đi rừng Dưới 18 tuổi thì có thể đảm nhiệm công việc: chăn trâu, bỏ, dê Ngày nay khi du lịch Cát Cát phát triển, một số trẻ cũng tham gia làm hướng dẫn tour cho các công ty du lịch, một số phụ nữ
hoặc những người già đảm nhiệm công việc thêu thùa, bày bán hàng lưu niệm cho khách du lịch tại địa bàn của làng hoặc đi chợ phiên bán hàng
Qua bang sé ligu ta cũng nhận thấy sự chênh lệch vé giới tính: độ tuổi dưới 18 là 63% là nam, và 37% là nữ Nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch này cũng một phẩn là do quan niệm trọng nam khinh nữ Ngày nay tuy không còn quan niệm này nhưng qua được biết ngoài yếu tố bột phát về dân số cẳn
nguồn lao động chính là nam trong gia đình cho nên tỷ lệ tăng dân số đồng, thời số lượng nam cao hơn nữ Nếu tính theo độ tuôi lao động thì nam giới chiếm 47%, nữ giới chiếm 53%, độ chênh lệch giữa nam và nữ không quá lớn, điều này chứng tỏ trước đây số lượng giới tính được cân bằng
Độ tuổi từ 60 trở lên chiếm 4% trong tổng dân số của làng, số người