1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống cà chua trong điều kiện sinh thái tại huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng

79 6 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 21,01 MB

Nội dung

Đề tài Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống cà chua trong điều kiện sinh thái tại huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng nghiên cứu nhằm xác định được vùng sinh thái phù hợp để trồng thử nghiệm cây cà chua Socola tại huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng; xác định được ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến sự sinh trưởng, phát triển của hai giống cà chua Socola trồng tại huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng; xác định được ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến năng suất và phẩm chất quả cà chua Socola trồng tại huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng.

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NĂNG

TRUONG DAI HQC SU PHAM

TRAN THI KIEU OANH

NGHIEN CUU KHA NANG SINH TRUONG VA PHAT TRIEN CUA MOT SO GIONG CA CHUA

TRONG DIEU KIEN SINH THAI TAI HUYEN HOA VANG, TP DA NANG

LUAN VAN THAC SI

SINH THAI HOC

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

'TRÀN THỊ KIỀU OANH

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIÊN CỦA MỘT SÓ GIÓNG CÀ CHUA

TRONG DIEU KIEN SINH THAI TAI

HUYEN HOA VANG, TP DA NANG

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Nguyễn Minh Lý

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công

bồ trong bắt cứ công trình nào khác

Tắt cả nguôn thông tin trích dẫn trong luận văn đã được liệt kê trong tài liệu tham khảo

Xếu có gì sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Tác giả luận văn

BÀ ` _—

Trang 4

LOI CAM ON

Để hoàn thành được đề tài luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đờ từ nhiều đơn

vị và cá nhân Trước hết, tôi xin chân thành bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến:

~ Thây giáo TS Nguyễn Minh Lý ~ giảng viên trường Đại học Sự Phạm, Đại học

Da Nang Thay đã hướng dẫn tận tình trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành

luận văn

~ Phòng Sau Đại Học, Ban chủ nhiệm khoa Sinh ~ Môi trường Đại học Sư Phạm ~ ĐHDĐN, tắt cả các thầy cô giáo bộ môn đã giúp tôi có được những kiến thức chuyên

ngành cơ bản, quý báu và cân thiết

Tôi xin chân thành cám ơn đến các nông trại tại xã Hoà Phú và Hoà Khương, huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng đã hỗ trợ tôi trong việc xây dựng các mô hình thực nghiệm của đề tài

Cuối cùng, tôi xin gởi lời cảm ơn đến gia đình, đông nghiệp, bạn bè đã luôn bên cạnh động viên cồ vũ tôi trong suốt thời gian học tập của mình

Xin chân thành cảm ơn!

Tác giả luận văn

4i”

oO =

Trang 5

iii

TAT LUAN VAN

NGHIEN CUU KHA NANG SINH TRUONG VA PHAT TRIEN CUA MOT SO GIONG CA CHUA TRONG DIEU KIEN SINH THAI TAI HUYEN HOA

VANG, TP DA NANG

Neginh: Sinh thái học

Họ và tên học viên: Trần Thị Kiều Oanh

'Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyén Minh Ly

Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Sư Phạm, Đại học Đà Nẵng

'Tóm tất: Trong luận văn này trình bày kết quả nghiên cứu về khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống cà chua dưới ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái bao gồm loại đắt, mùa vụ, đinh dưỡng khoáng và độ che nắng tại huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng Kết quả cho thấy, yếu tố đắt đai và vi

khí hậu tại huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng là phù hợp với quá trình sinh trưởng phát triển của hai

giống cà chua Soeola Tắt cả các yếu tố khi nghiên cứu đều có ảnh hưởng đến cả quá trình sinh trưởng phát triển Trong đó, loại đất thịt nhẹ, vụ Đông Xuân, CT2 (120N : 120P;O; : 200KzO), độ che nắng

20% ảnh hưởng nhiều nhất đến sự sinh trưởng phát triển của hai giống cà chua Năng suất và phẩm chất quả của hai giống cà chua Socola không thay đổi nhiều đưới tác động của yếu tố đắt và mùa vụ Cẳn nghiên cứu thêm về nhiều nhắn tố sinh thái trong nhiều mùa vụ khác nhau tại nhiều địa phương 'Từ khoá: cà chua Socola, nhân tổ sinh thái, sinh trưởng, phát triển, Hoa Vang, Da Nang

“Xác nhận của giáo ví 1g din Người thực hiện đề tài

PR et

( TS Nguyến Minh Lý Trần Thị Kiều Oanh

RESEARCH ON THE POSSIBILITY OF GROWTH AND DEVELOPMENT OF SOME TOMATO VARIETIES IN ECOLOGICAL CONDITIONS IN HOA

VANG DISTRICT, TP DANANG

Major: Ecology/Ecological Science

Full name of Master student: anh Kieu Thi Tran Supervisor (instructor): Dr Ly Minh Nguyen

Training Institution: University of Education, Danang University

Abstract: In this master thesis, the results of researching on the growth and development of some tomato varieties under the influence of ecological factors include soil type, season, mineral nutrition and sunshade in the Hoa Vang district, DaNang city The results show that soil and microclimate elements in Hoa Vang district, Da Nang city are consistent with the growth and development process of two Varieties of chocolate tomatoes All factors when studied have an effect on both growth and development In particular, light soils, Winter-Spring crop, CT2 (120N: 120P;0s: 200K:0), 20% sun shading most affects the growth and development of two tomato varieties The fruit yield and quality of the two varieties of Chocolate Tomato did not change much under the impact of soil and seasonal factors

More research is needed on many ecological factors in different seasons in many localities Keywords: Chocolate tomato, ecological factor, growth, development, Hoa Vang, Da Nang

Dr Ly Minh Nguyen Oanh Kieu Thi Tran

Trang 6

MỤC LỤC MO DAU 1 Tính cấp thiết của đẻ tài

2 Mục tiêu nghiên cứu -

3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

4 Cấu trúc luận văn

CHUONG 1 TONG QUAN TAI LIEU

1.1 Giới thiệu chung về cà chua

1.1.1 Đặc điểm sinh học của cây cả chua

1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây cả chua

1-13 Giá tị nh đường và kinh tẾ của cây cả chua

1.2 Những nghiên cứu về ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến sự sinh trưởng ci kh eR RU RHE phát triển của thực vật HH

1.3 Sơ lược về tình hình nghiên cứu về cây cà chua — —

1.3.1 Nghiên cứu về cây cả chua trên thé 13

1.3.2 Nghiên cứu về cây cả chua tại Việt Nam 15

1.4 Điều kiện tự nhiên tại huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng cà 18

CHƯƠNG 2 DOL TUQNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN C' 22

2.1 Đối tượng nghiên cứu ca : = ¬ 2

2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 23

2.2.1 Địa điểm nghiên cứu 23

2.2.2 Thời gian nghiên cứu 2

2.3 Phương pháp nghiên cứu 23

2.3.1 Phương pháp điều tra khảo sát thu thập dẫn liệu về điều kiện vi khí hậu của huyện

Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng - 24

2.3.2 Phương pháp phân tích các chỉ tiêu của đất trồng thí nghiệm 25 2.3.4 Phương pháp xác định khả năng phát triển của cây cả chua Socola 28

2.3.5 Phương pháp xác định năng suất và phẩm chất của các giống cà chua Socola 29

2.3.6 Phương pháp xử lý số liệu 29

CHƯƠNG 3 KẾT QUÁ NGHIÊN CỨU VÀ BIỆN LUẬN 30

Trang 7

3.2 Ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến khả năng sinh trưởng của hai giống cà chua Socola 33 3.2.1 Ảnh hưởng của loại đắt trồng đến khả năng sinh trưởng của hai giống cả chua Soeola - "5 ° 233 3.2.2 Ảnh hưởng của mùa vụ trồng đến khả năng sinh trưởng của hai giống cà chua Socola ee oe - 35

3.2.3 Ảnh hưởng của hàm lượng dinh dưỡng khoáng NPK đến khả năng sinh trưởng của

hai giống cà chua Socola 37

3.2.4 Ảnh hưởng của độ che sáng đến khả năng sinh trưởng của hai giống cà chua Socola - 38 3.3 Ảnh hướng của một số nhân tố sinh thái đến khả năng phát triển của hai giống cà chua Socola 39 3.3.1 Ảnh hưởng của loại đắt trồng đến khả năng phát triển của hai giống cả chua Socola ° - - ° 39 3.3.2 Ảnh hưởng của mùa vụ trồng đến khả năng phát triển của hai giống cà chua Socola sos 7 41

3 Ảnh hưởng của hàm lượng dinh dưỡng khoáng NPK đến khả năng phát triển của

hai giống cả chua Socola 4

Trang 9

vii DANH MUC BANG BIEU

a 'Tên bảng biểu Trang

31 Thành phân hoá học của dat trong thí nghiệm 30 32 | Yêutỗ vi Khíhậu tại huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng 31 từ tháng 11/2017 đến tháng 3/2018 Ảnh hưởng của loại đất trồng đến khả năng sinh trưởng của 33 cà chua Socola ` 34 Anh hưởng của mùa vụ tròng đền khả năng sinh trưởng của 34 cà chua Socola ` 36

3.5, | Anh hưởng của hàm lượng định đưỡng khoáng NPK đến 37 khả năng sinh trưởng của cả chua Socola

3.6, _ | Anh hưởng của độ che sáng đến Khả năng sinh trường của " cây cả chua Socola

3z | Anh hưởng eta loai dit trồng đến khả năng phát trên của cà | ¿0 chua Socola

3g | Anh hưởng của mùa vụ trong đến sự phát tiên của cà chua 7

: Socola

" Ảnh hưởng của hàm lượng dinh dưỡng khoáng NPK đền uu khả năng phát triển của cả chua Socola

3ig—_ | Anh hưởng của độ che sáng đến khả năng phát triên của cà | „ chua Socola

3.11, | Anh hưởng của loại đất trồng đến năng suất và phâm chất ” của chua Socola

3 12, | Anh hưởng của mùa vụ trồng đến năng suất và phẩm chất của cà chua Socola 48

Trang 10

DANH MỤC HÌNH ẢNH Hà " Tên hình Trang

21 Các gidng cà chua socola trồng ngoài tự nhiên 22 2.2. | Ban dd hanh chính huyện Hoà Vang, thành phổ Đà Nẵng 23

Cây cà chua Socola giỗng CS khi hoàn thành giai đoạn

31 sinh trưởng khi trồng trên đất thịt nhẹ tại huyện Hoà 35

Vang, thành phố Đà Nẵng

3.2 | Cây cà chua Socola ra hoa 41

Trang 11

MỞ ĐÀU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ca chua (Lycopersicon esculenum Mill) thudc ho Ca (Solanaceae) 1a mét loai rau ăn quả thường được dùng để ăn tươi, nấu chín, làm mứt, làm các loại nước sốt, làm

tương Trong quả cà chua chín chứa nhiều đường, chủ yếu là đường glucoza các axit

hữu cơ, nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể con ngudi nhu vitamin A, BI, C, K, B-caroten

và một số chất khoáng quan trọng như Ca, P, Fe Ngoài giá trị dinh dưỡng, quả cả

chua còn được sử dụng để trang trí nhằm thêm sức hấp dẫn trong các món ăn [15] Sản

xuất cà chua là ngành mang lại thu nhập hiệu quả kinh tế cao vì nhu cầu tiêu dùng càng

tăng và là cây cho năng suất cao, có thể đạt hàng trăm tắn/ha trên diện tích rộng [25]

Theo tô chức lương thực thế giới FAO vảo năm 2015 đã chỉ ra rằng, cà chua là loại rau

ăn quả có tầm quan trọng đứng thứ hai sau khoai tây [42]

Ở Việt Nam, diện tích trồng cả chua biến động từ 20.000 đến 24.000 ha tập trung tại đồng bằng Sông Hồng như Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình, Hưng Yên, Bac Giang, Nam Định còn ở miền Nam cà chua được trồng chủ yếu ở Lâm Đồng (Tổng cục thống kê Việt Nam, 2009) Tuy nhiên, các giống được trồng chủ yếu là các giống nhập nội với ít chủng loại vì vậy chưa đáp ứng được tối đa nhu cầu của người dân [3]

Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp của thành phố Đà Nẵng, cà chua được xem là cây trồng chủ lực, tuy nhiên sản xuất cà chua ở đây vẫn còn nhỏ lẻ Các giống cà chua được trồng chủ yếu là giống địa phương hoặc giống F, các giống này tỏ ra không thích

hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhường và tập quán canh tác của người dân nên ít được

sử dụng trong sản xuất Bên cạnh đó, điều kiện thời tiết khắc nghiệt cũng chính là nguyên

nhân phát sinh nhiều loại sâu bệnh như héo xanh vi khuẩn, virus xoăn vàng lá, mốc

sương [3], [8] Trong rất nhiều các giống cà chua được trồng tại Việt Nam, cà chua socola là giống có màu sắc và hương vị rất đặc biệt, đồng thời có hảm lượng vitamin rất

cao Đây là loại cả chua thường được ăn tươi, sử dụng như một loại trái cây vì hương vị ngọt đậm đà và ít chua Vì vậy, loài cà chua này được người tiêu dùng ưa chuộng hơn trong vai năm trở lại đây Tuy nhiên, trong thực tiễn sản xuất cả chua Socola chỉ mới được trồng ở Đà Lạt Tại Đà Nẵng, giống ca chua này còn rất mới mẻ, chưa được đưa

Trang 12

người dân toàn thành phố Củng với đó, tiềm năng về đắt đai và nguồn lao động dồi dào,

luôn được thành phố đầu tư quy hoạch thành những trang trại rau sạch tập trung là một

trong những lợi thế lớn tại nơi này Do đó việc nghiên cứu trồng thử nghiệm một số

giống cả chua Socola tại hai xã Hoà Phú và Hoà Khương, huyện Hoà Vang, thành phố

Đà Nẵng là điều thiết thực, góp phần đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, có ý nghĩa trong

sản xuất nông nghiệp

Xuất phát từ các cơ sở trên đây, chúng tôi tiến hành dé tai: “Nghién cứu khả năng

sinh trưởng, phát triển của một số giống cà chua trong điều kiện sinh thái tại huyện

Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng” 2 Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu tổng quát

Đánh giá được sự sinh trưởng phát triển và năng suất của giống cà chua Socola trồng trong điều kiện sinh thái tại huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng

2.2 Mục tiêu cụ thể

~ Xác định được vùng sinh thái phù hợp để trồng thử nghiệm cây cà chua Socola

tại huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng

~ Xác định được ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến sự sinh trưởng, phát triển của hai giống cà chua Socola trồng tại huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng

~ Xác định được ảnh hưởng của các nhân th thái đến năng suất và phẩm chat

quả cả chua Socola trồng tại huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng

3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 3.1 Ý nghĩa khoa học

~ Cung cấp những dẫn liệu khoa học mới về khả năng sinh trưởng phát triển năng

sinh thái khác

suất và phẩm chất của mộ

nhau tại huyện Hoà Vang, thành phó Đà Nẵng

số giống cà chua Socola trồng trong điều kiệ

~ Là nguồn tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu khoa học, trong lĩnh vực nông nghiệp

3.2 Ý nghĩa thực tiễn

Trang 13

thích hợp để sản xuất cà chua Socola tại huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng, làm cơ

sở đê xây dựng các biện pháp canh tác phù hợp đối với việc trồng sản xuất cà chua

Socola tại Đà Nẵng, đáp ứng tốt nhu cầu rau quả tươi cho người dân

4 Cấu trúc luận văn

Luận văn gồm có 50 trang (bao gồm cả bảng biểu và hình ảnh) Phần mở đầu: 3

trang; Tổng quan tài liệu: 18 trang; Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 7 trang; Kết

quả và thảo luận: 21 trang; Kết luận và để nghị: 1 trang Luận văn tham khảo và trích

Trang 14

TONG QUAN TÀI LIEU

1.1 Giới thiệu chung về cà chua

1.1.1 Đặc điễm sinh học của cây cà chua

1.1.1.1 Rễ

Cây cà chua có bộ rễ chùm, có khả năng ăn sâu trong đất Rễ phụ cấp 2 phân bó dày đặc trong đất ở thời kỳ cây sinh trưởng mạnh, có thê ăn sâu đến 1,5m Thời gian

đầu rễ chính phát triển nhanh, rễ phụ phát triển chậm Khả năng tái sinh của hệ rễ cả chua mạnh tức là khi rễ chính bị đứt, rễ phụ phát triển mạnh vì vậy nên khi đạt từ 2-3 lá thật có thể đem đến nơi có diện tích dinh dưỡng rộng hơn ở vườn ươm để kích thích hệ

rễ phát triển Trong quá trình sinh trưởng hệ rễ chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện môi

trường như nhiệt độ và độ âm của đất, phương pháp trồng cây

Ở nhiệt độ đất từ 18-20°C rễ phụ phát triển mạnh nhưng ki

14-16%C sự phát triển của rễ chậm lại 15-20 ngày Nhiệt độ cao trên 35%C rễ cà chua

nhiệt độ xuống thấp

phát triển bị trở ngại và có thê chết Nếu giữ độ âm trong ruộng khoảng 70-80% tạo điều

kiện thuận lợi nhất cho hệ rễ phát triển [4] 1.1.1.2 Thân và cành

Thân tròn mọng nước, phủ nhiều lông, khi cây lớn thân cây hoá gỗ Tuy theo khả năng sinh trưởng và phân nhánh, cả chua được phân thành 4 dạng khác nhau là dạng vô hạn, dạng hữu hạn, dạng bán hữu hạn và dạng bụi Mỗi dạng có chiều dài thân và phân nhánh khác nhau Thân cây cả chua thay đổi trong quá trình sinh trưởng phụ thuộc vào

giống, điều kiện ngoại cảnh (nhiệt độ) và chắt dinh dưỡng Vào thời kì cây con, thân tồn thương nhưng đến di ẩm không khí cao thì tròn có màu tím nhạt, có lông tơ phủ dày, thân giòn, dễ gãy, dễ

khi trưởng thành thì cây có màu xanh nhạt hơi tối, thường có

đa giác, cây cứng

và phần gốc hoá gỗ Khi gặp điều kiện nhiệt độ thích hợp và

các chỗi phát triển mạnh ở nách lá, đặc biệt là các chồi này đều có khả năng ra hoa và

Trang 15

1.1.1.3 Lá

Lá cà chua thuộc dạng lá kép lông chim, đây là hình thái đặc trưng nhất để phân biệt ca chua và các giống cây trồng khác Mỗi lá hoàn chinh gồm có 3-4 đôi lá chét, lá

bên, lá giữa và lá đỉnh Bộ lá có ý nghĩa quan trọng đối với năng suất của cây cà chua

bởi hình dạng lá, diện tích bề mặt lá và số lá sẽ quyết định đến khả năng quang hợp của

cây [4]

1.1.1.4 Hoa

Hoa cả chua thuộc loại hoa hoàn chinh gồm lá đài, cánh hoa, nhị và nhuy Do cà chua là loài tự thụ phấn nên các bao phấn banh quanh nhuy, nhuy nằm thấp hơn nhị,

núm nhuy thường thành thục sớm hơn phấn hoa Kích thước hoa cà chua nhỏ, màu sắc không sặc sỡ, không có mùi thơm nên không hắp dẫn được côn trùng Màu sắc cánh hoá thay đổi theo quá trình phát triển từ vàng xanh, vàng tươi rồi đến vàng úa Hoa cả chua

mọc thành chùm, cuống ngắn, có 3 loại chùm hoa là chùm đơn giản, chùm trung gian và chủm phức tạp

Đặc điểm hoa và số lượng chùm hoa phụ thuộc chủ yếu vào đặc tính của giống

điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật trồng trọt vì vậy nên luôn có sự biến động số lượng

hoa từ 5 đến 20 hoa và số hoa trên chùm từ 5 đến 7 hoa

1.1.1.5 Quả

Quả cà chua bao gồm các thành phần như: vỏ, thịt quả, vách ngăn, giá noãn Day thuộc dạng quả mọng nước khi chín, cấu tạo từ 2 ngăn đến nhiều ngăn Số quả trên cây

thay đổi rất lớn từ 4-5 quả đến vài chục quả với khói lượng từ 2-3g đến 200-300g Ngoài

ra, hình dạng quả thay đổi giữa loài và ngay cả trong loài với các dạng quả chủ yếu là tròn, tròn bẹt, ô van, vuông, hình quả lê và dạng quả anh đảo Màu sắc quả cả chua

thường có mau dé, đỏ thẫm, vàng, vàng da cam, đỏ da cam Số quả và khối lượng qua

sẽ ảnh hưởng đến năng suất đạt được của cây cả chua [ 17]

1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây cà chua

1.1.2.1 Nhiệt độ

Cả chua là cây có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới nên ưa thích khí hậu ấm áp, khả

năng thích nghỉ rộng và được trồng rộng rãi trên thế giới Nhiệt độ ảnh hưởng đến suốt

quá trình sinh trưởng và phát triên cây cà chua [32] Đây là cây chịu được nhiệt độ cao

Trang 16

Trong quá trình hạt nảy mắm, nhiệt độ thích hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hạt

nay mam nhanh, làm tăng tỷ lệ mọc mầm, giúp cây con phát triển dễ dàng Nhiệt độ

thích hợp nhất cho nảy mầm là 25-30°C, nhiệt độ đắt thích hợp là 290C, nhiệt độ cảng

cao nảy mầm cảng nhanh nhưng quá cao sẽ tác dụng ngược làm hạt dễ mắt sức sống,

mầm bị biến dạng

Theo nghiên cứu Danny Harel và cs (2014) nhiệt độ trung bình hàng ngày đồng vai trò quan trọng liên quan đến sự phát triển của bao phấn, phấn hoa nên ảnh hưởng đến sự phát triển của hoa cả chua Nhiệt độ trung bình thích hợp nhất là 29°C, lúc này số quả và khối lượng quả trên mỗi cây là đạt hiệu quả nhất do phần hoa và sự phát triển bao phần là tốt nhất [39], [57] Nhiệt độ cao và thấp đều gây ra hiện tượng quả không hạt và tỷ lệ đậu quả thấp, ảnh hưởng lớn đến sự hình thành các sắc tố của quả, đặc biệt là h: tố quan trọng

nhất của quả cả chua là lycopen và caroten Nhiệt độ dưới 10%C quả không phát triển

màu đỏ và vàng hoặc cao hơn 40°C quả không có màu đỏ Nhiệt độ cao trong quá trình

phát triển quả cũng làm giảm hàm lượng pectin, nguyên nhân làm cho quả nhanh mềm

hơn [1]

Nhiệt độ cao còn là nguyên nhân tạo điều kiện thuận lợi cho một số bệnh phát

triển Bệnh héo rũ /Zsariưm phát triển mạnh ở nhiệt độ đất 28C, bệnh đốm nâu phát sinh mạnh nhất ở nhiệt độ 25-30%C và độ âm không khí là 85% - 90%, bệnh sương mai do nam Phytophthora infestans phat triển vào thời điểm nhiệt độ thấp dưới 22C, bệnh

héo xanh vi khuan (Ralstonia solanacearum) phat sinh 6 nhiét độ cao trên 20C [31]

1.1.2.2 Anh séng

Một trong những yếu tố môi trường bên ngoài tác động trực tiếp đến sinh trưởng,

phát triển và năng suất của cây trồng là ánh sáng Bởi đây là yếu tố ảnh hưởng đến quá

trình quang hợp mà quang hợp quyết định 90 ~ 95% năng suất cây trồng (Akita,1989)

(13)

Cà chua là giống cây trồng ưa cường độ chiếu sáng mạnh, nếu thiếu ánh sáng cây

sinh trưởng yếu, thời gian sinh trưởng kéo dài và sản lượng thấp Tuỳ vào từng thời kì

Trang 17

mọc vống, cây rất yếu, dé dé, gãy Nếu ánh sáng không đầy đủ, lượng axit ascorbic trong

cà chưa bị giảm bởi nó đã ức chế quá trình sinh trưởng, làm chậm lại quá trình chuyên

hoá từ giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng đến sinh trưởng sinh thực Giai đoạn vườn ươm

nếu đủ ánh sáng (5000 lux) sẽ cho cây con chất lượng tốt, cứng cây, bộ lá to khoẻ, sớm

được trồng thì cây sẽ ra hoa, đậu quả sớm hơn [1]

Nếu cường độ ánh sáng thấp, thời gian chiếu sáng dưới 12h vào thời kỳ từ phân

hoá hoa đến hình thành chùm hoa thứ 1 thì quá trình này sẽ bị phá huỷ hoàn toàn hoặc

làm giảm đáng kể số lượng hoa trên chùm Vì vậy trong quá trình trồng cả chua cần bố

trí mật độ thích hợp để sử dụng được ánh sáng có hiệu quả nhất [4] 1.1.2.3 Nước và độ ẩm

Cây cà chua tương đối chịu hạn nhưng chế độ nước là một yếu tố rất quan trong bởi nó ảnh hưởng đến cường độ của các quá trình sinh lý cơ bản của cây như quang hợp, hô hấp Nếu thiếu hoặc thừa nước thì cây sẽ chết (Hasanuzzaman và cs, 2013) Nước

được lấy từ đất bằng cách hấp thụ qua rễ rồi vận chuyển đến toàn bộ tế bào bao gồm cả lá Trong lá, nước và cacbon dioxit được sử dụng để sản xuất đường thông qua quá trình quang hợp (De Storme và Geelen, 2014) Ngoài ra, nước còn cần thiết cho áp suất thâm thấu, là dung môi, điều chỉnh pH, điều hoà nhiệt độ và các quá trình sinh lí khác [35]

Độ ẩm đất cần thiết đối với cà chua là 60% - 70% trong giai đoạn sinh trưởng và 78% - 81% trong giai đoạn bắt đầu thời kì phát triển quả, độ âm đắt không nên quá thấp, vì khi độ âm thấp thì việc sử dụng phân bón cũng rất khó khăn bởi nước là dung mơi hồ tan các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây, đồng thời cây dễ bị ngộ độc vì lượng muối trong đất quá cao [4]

Ở nước ta, trong điều kiện không khí nóng âm, cà chua rất dễ bị nhiễm các nhiều

loại sâu bệnh hại khác nhau, đây chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm

cho năng suất và chất lượng cả chua chưa cao Ngoài ra, độ âm không khí cao cũng ảnh

hưởng đến sự phát triển của hạt phấn và khả năng thụ phấn của hạt Độ m không khí

cao làm hạt phấn bị thối, giảm nồng độ đường ở núm nhụy, ảnh hưởng đến quá trình thụ

tỉnh nhưng khi độ ẩm thấp thì hạt phan lại bị khô, rụng nên cũng làm giảm tỷ lệ đậu quả

và giảm năng suất của cây [31] 1.1.2.4 Dat đai, thổ nhưỡng

Trang 18

năng suất cao và chất lượng quả tốt là đất trồng cần phải được xử lí để hạn chế tối đa

nắm bệnh Loại đắt phù hợp với cả chua là đất thịt nhẹ, đất thịt trung bình, đắt thịt pha

cát, giàu mùn, tơi xốp, tưới tiêu thuận lợi Độ pH trung bình từ 6,0 ~ 6,5 là thích hợp

cho cây sinh trưởng, phát triển [4]

1.1.2.5 Dinh đường khoáng,

So với các loại cây trồng khác thì cà chua là cây có thời gian sinh trưởng dài, thân á thường sinh trưởng mạnh, cành lá sum suê, khả năng ra hoa, ra quả nhiều, cho năng

suất rất lớn Nên đề quả cả chua đạt năng suất và phẩm chất tốt cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng Cây cả chua mẫn cảm với phân hữu cơ và phân khoáng, ưa nhất

là kali rồi đến đạm và lân

Kali là nguyên tổ cần thiết đề hình thành thân, bầu quả, làm cho cây cứng, tăng bề dày của mô giác, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh hại và điều kiện bắt lợi, thúc đây quá trình quang hợp, tham gia tổng hợp nhiều chất quan trọng như gluxit, protein,

vitamin Đặc biệt, hình thái quả nhẫn, bóng, thịt quả chắc là do sự đóng góp không nhỏ

của nguyên tố Kali Ngoài ra, còn ảnh hưởng đến chất lượng quả như làm tăng hàm

lượng đường, hàm lượng chit tan trong cây và Vitamin C Thời kì ra hoa rộ và quả là

giai đoạn cần Kali nhất

Dam là yếu tố dinh dưỡng quan trọng nhất cho sự phát triển của cả chua và cây

luôn cần lượng đạm lớn từ đất Nito có tác dụng thúc đây sự sinh trưởng thân lá, phân

hoá hoa sớm, số lượng hoa trên cây nhiều, hoa to, tăng khối lượng quả và làm tăng năng

suất trên đơn vị diện tích Tuy nhiên, nếu bón đạm quá nhiều sẽ thúc đây thân lá sinh

trưởng mạnh, cây chậm ra hoa, ra quả Quả dư thừa đạm lại bị nhiều loại bệnh hại như

bệnh mốc sương và làm tăng nitrat trong quả Nhưng trong đắt thiếu đạm sẽ dẫn đến sự

sinh trưởng bị kìm hãm, lá vàng úa, cây còi cọc, giảm năng suất và chất lượng [52], [27]

Lân cũng cần như đạm, là một trong những thành phần chủ yếu của tế bào mô cây

Tác dụng của phân Lân là xúc tiến quá trình lớn nhanh trong điều kiện cung cắp đầy đủ

đạm Thời kỳ đầu sinh trưởng, cây cà chua rất mẫn cảm với hàm lượng phân lân trong

đất, do vậy giai đoạn này cần bón phân đẩy đủ để kích thích việc mọc rễ, đồng thời tăng

Trang 19

bón lân đầy đủ sẽ nở hoa sớm hơn, chất lượng quả cũng tốt hơn [4]

'Canxi là nguyên tố thường bị giữ lại ở các bộ phận giả của cây, không chuyển đến

bộ phận non vì vậy cần bón lót thêm canxi dé làm giảm bệnh thối ở đầu quả làm giảm

chất lượng sản phẩm cả chua

Các nguyên tố vi lượng khác như B, Ma, Zn có tác dụng quan trọng đối với sự

sinh trưởng, phát triển của cây, đặc biệt góp phần làm tăng chất lượng quả Vì vậy trong

quá trình trồng cả chua cần dựa vào nhu cầu cần thiết của cây để cung cấp đầy đủ các

chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng

1.1.3 Giá trị dinh dưỡng và kinh tế của cây cà chua 1.1.3.1 Giá trị dinh dưỡng của cây cà chua

Cà chua là loại rau có giá trị dinh dưỡng cao, trong quả chín có nhiều đường, chủ

yếu là đường glucoza, có nhiều vitamin chất khoáng và nhiều chất có hoạt tính sinh học nhất, là thực phẩm có lợi cho sức khỏe [14] Theo bảng thực phẩm Hoa Kì (USDA) vào năm 2007 cho rằng, trong 100 g cà chua có chứa hàm lượng nước là cao nhất với 94 g, đồng thời cung cấp 20 kcal; hàm lượng protein, lipit, gluxit lần lượt là 0,6g, 0,2 g va 4,0 g Quả cả chua chứa nhiều loại vitamin trong đó cao nhất là vitamin C với 40 mg trong

100 g cả chua Bên cạnh đó có vitamin BỊ là 0,06 mg, vitamin B2 la 0,02 mg Đặc biệt vitamin E là 0,54 g Vì vậy nên thường xuyên sử dụng cả chua và các sản phẩm từ cả chua Ngoài ra, trong quả cà chua còn chứa các loại khoáng chất như: Ca, Fe, Mg, Mn, PK

Theo các nhà dinh dưỡng hằng ngày mỗi người sử dụng 100 - 200g cà chua sẽ thỏa

mãn nhu cầu các vitamin cần thiết và các chất khoáng chủ yếu Theo Ersakov và

Araximovich (1952) thành phần của cả chua như sau: trọng lượng chất khô là 5 - 6% trong đó đường dễ tan chiếm 3%, axit hữu cơ 0,5%, xenlulo 0,84%, chất keo 0,13%, protein 0,95%, lipit thơ 0,2%, chất khống 0,6% Hàm lượng Vitamin C trong quả tươi chiếm 17-35,7mg (dẫn theo Tạ Thu Cúc, 2009) [4]

Ngoài những giá trị dinh dưỡng to lớn giúp bổ sung nhiều dưỡng chất thiết yếu

cho cơ thé thi cả chua còn có ý nghĩa rất lớn về mặt y học Theo Võ Văn Chỉ (1997), cà

chua có vị ngọt, tính mát, có tác dụng tạo năng lượng, tăng sức sống, làm cân bằng tế

, kiểm hoá máu có dư axit,

bào, giải nhiệt, chống hoại huyết, kháng khuẩn, chống đi

Trang 20

Dùng ngoài để chữa trứng cá, mụn nhọt, viêm tấy và dùng lá để trị vết đốt của sâu bọ

Chất tomarin chiết xuất từ lá cả chua khô có tác dụng kháng khuẩn, chống nắm, diệt một

số bệnh hại cây trồng [20] Có nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh tác dụng đặc biệt của cả chua đối với sức khỏe Quả cà chua có nhiều vitamin, chất khoáng và vi

khoáng dễ hấp thu, giúp cho cơ thể tăng cường khả năng miễn dịch, phòng chống nhiễm trùng Lycopen và beta-caroten, đây là một chất oxi hóa tự nhiên mạnh gắp 2 lần so với

beta-caroten và gấp 100 lần so với vitamin E, có tác dụng chống oxy hóa mạnh, chế độ ăn tăng cường cả chua đã góp phần làm chậm quá trình lão hoá và làm giảm nguy cơ ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đại trằng, ung thư vòm họng [46], [26]

Ngoài ra cả chua còn chứa nhiều hợp chất hóa thực vật khác và chất xơ giúp cho

cơ thể bài xuất cholesterol, giảm cục máu đông, đề phòng các tai biến của bệnh tim mạch, bệnh béo phì Cả chua ăn tươi, làm nước ép thì không bị mắt vitamin C nhưng khi nấu chín như làm sốt cà chua, nấu canh với sườn, với thịt nạc hay riêu cua, riêu cá lại làm tăng khả năng hấp thu Lycopen va beta- caroten Cà chua có lợi cho sức khỏe ở

mọi lứa tuổi Đối với chị em phụ nữ, ăn nhiều cà chua sẽ có làn da khỏe đẹp, giảm nguy cơ béo phì và giảm nguy cơ ung thư vú Ngoài ra nếu sử dụng nhiều cả chua thì tỉ lệ oxi hóa làm hư các cấu trúc sinh hóa của A giảm xuống thấp nhất [I§]

1.1.3.2 Giá trị kinh tế của cây cà chua

Cà chua có thể được sử dụng đề ăn tươi thay hoa quả, trộn Salad, nấu canh, xảo,

nấu sốt vang và cũng có thế chế biến thành các sản phẩm như cà chua cô đặc, tương cà chua, nước sốt nắm, cà chua đóng hộp, mứt hay nước ép nên nó là nguồn nguyên liệu cho chế biến công nghiệp với các loại sản phẩm khác nhau Do đó, với nhiều nước trên

thể giới thì cây cả chua là một cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế rất cao và là mặt hàng

xuất khẩu quan trọng như: cà chua đóng hộp nguyên quả, nước cả chua cô đặc, tương

cà chua, mứt cà chua là một mặt hàng xuất khâu rất lớn Giá trị mặt hàng này hàng

năm đạt 5 tỷ USD (P.Han Son, 2013) Trên thế giới, cà chua là cây rau ăn quả quan

trọng được hầu hết các nước quan tâm và phát triển Theo thống kê của FAO (2013),

diện tích cả chua sản xuất năm 2011, đạt 4.734 triệu ha, năng suất 33,59 tắn/ha (năm 2011), sản lượng đạt 159.02 triệu tắn Với lượng cả chua sản xuất trên đây, bình quân tiêu thụ đầu người khoảng gần 24 kg quả/người/ năm [3]

Trang 21

"1

nước, tập trung chính ở những tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng và tỉnh Lâm Đồng

Theo sé liệu thống kê năm 2013, diện tích trồng cả chua cả nước đạt 25.483 nghìn ha, tăng 11,3% so với năm 2010 (21.178,2 ha) Năng suất trung bình 28,7 tắn/ha, sản lượng

đạt 616.890,6 tắn, chiếm 3,0% tông diện tích rau và chiếm gần 5.0% sản lượng rau cả

nước Sản xuất cà chua đem lại hiệu quả kinh tế: 01 ha cả chua trồng cho thu nhập từ 120-200 triệu đồng/ha/vụ Cây cà chua trồng trái vụ (Xuân Hè và Thu Đông) cho hiệu quả cao gấp 2-3 lần so với chính vụ (Đặng Văn Niên và cs., 2013) [3]

1.2 Những nghiên cứu về ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến sự sinh

trưởng phát triển của thực vật

Trong đời sống thực vật, các nhân tố sinh thái có vai trò vô cùng quan trọng, ảnh

hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp, riêng lẻ hoặc tổng hợp đến toàn bộ quá trình sinh lý, trao

đổi chất, sinh trưởng phát triển, năng suất và phâm chất của cây trồng: thể hiện mối tương quan khắng khít giữa sinh vật và môi trường Vì vậy tại Việt Nam hay trên thé

giới đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về những ảnh hưởng của các nhân tổ sinh thái đến sự sinh trưởng phát triển của thực vật nhằm nâng cao hơn nữa kỹ thuật trồng trọt để đem

lại lợi ích cao nhất

Cây điên điển là một loài thực vật thuỷ sinh có khả năng thích nghỉ với nhiều điều

kiện môi trường khác nhau Theo nghiên cứu của Trương Hoàng Đan và cs (2008) đã

nhận thấy rằng loại đất là một trong những những nhân tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của cây điên điển, kết quả thu được từ việc trồng các cây điên điển trong các loại đất khác nhau là cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất trong đất bùn [5] Hay loại đất thịt

trung bình là phù hợp với cây mướp rồng (Lagenaria vuigaris) do Nguyễn Thu Hiền (2013) đã nghiên cứu [1 1] Nếu

chất dinh dưỡng cho cây thì việc bổ sung thêm phân bón là điều vô cùng cần thiết Phân

trồng giúp cây trồng đứng vững, cung cấp một phần bón tông hợp đã ảnh hưởng đến sinh trưởng, năng suất và hiệu quả kinh tế cây cà phê

vối trên đất bazan tỉnh Đắk Lắk đã được nghiên cứu bởi Nguyễn Văn Minh và Đỗ Thị

Nga (2015) Kết quả cho thấy, khi tiến hành thay đồi liều lượng và loại phân bón khác

nhau đã làm thay đổi đến độ phì của đất, mang lại hiệu quả kinh tế cao [21] Hay nghiên

cứu của Lê Thị Kim Lành (2013) về việc thay đổi hàm lượng KÌO: và các nguyên tổ vi

lượng như Cu, Zn, Mn, B với nhiều nồng độ khác nhau đã tăng cường được khả năng

Trang 22

An [16] Nguyễn Kim Quyên và es (201 1) đã nghiên cứu ảnh hưởng của bón phân NPK

đến sinh trưởng của một số giống mía đường trồng trên đất phèn Hậu Giang bằng cách

thay đổi hàm lượng của ba nguyên tố chính là Nitơ, Photpho va Kali thi việc bón thêm

'Nitơ đã tác động nhiều đến năng suất của cây mía nhưng việc tăng thêm hàm lượng Kali

lại làm cho phẩm chất của cây đạt hiệu quả hơn [23] Sự sinh trưởng của cây cả tím cũng chịu ảnh hưởng của phân bón NPK trong nghiên cứu của Naflu và cs (2011) cho thấy hàm lượng NPK với tỷ lệ bằng nhau thì việc trồng cây ở đồng ruông hay nhà kính đều cho năng suất cao [52] Một nghiên cứu khác của Mohammad Moneruzzaman Khandaker (2017) đã thay đổi tỷ lệ phân bón vô cơ khác nhau và thấy rằng nó đã ảnh

hưởng đến sinh trưởng và năng suất của cây đậu bắp khi tăng hàm lượng phân bón NPK-

thì năng suất cây đậu bắp tăng theo [S1]

Các yếu tố khí hậu cũng ảnh hưởng khá nhiều đến sự sinh trưởng phát triển và

năng suất của thực vật bởi vì nó bao gồm rit nhiều nhân tố sinh thái vô sinh như nhiệt

độ, độ ẩm, lượng mưa, nắng Mà mỗi yếu tố đó lại tác động một cách đa chiều đến thực vật Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ Hạnh và cs (2012) cho thấy các yếu tố khí hậu bao gồm nhiệt độ, số giờ nắng, lượng mưa và mực nước đã ảnh hưởng đến năng suất lúa ở tỉnh An Giang, cụ thể là nhiệt độ trung bình cao nhất, số giờ nắng thấp thì ảnh hưởng đến năng suất lúa ở hai vụ Đông Xuân và Hè Thu ở mức độ thấp nhưng cao nhất

lại là ảnh hưởng của lượng mưa [10] Nhiệt độ cao cũng tác động đến sự tăng trưởng và chuyển hoá cacbonhydrate trong khoai tây bởi khi nhiệt độ cao làm giảm hoạt tính của

enzyme trong củ khoai tây mà thay vào đó lại kích thích hoạt động của những cơ quan

khác nên năng suất và chất lượng khoai tây giảm [45],

Ánh sáng ảnh hưởng đến cây trồng thông qua thời gian chiếu sáng, cường độ ánh

sáng và chất lượng ánh sáng Với đa số các loài cây, thời gian chiếu sáng thích hợp là 8

~ 12 giờ/ngày [54] Vì vậy, để tạo điều kiện tối ưu nhất cho sự sinh trưởng phát triển và

năng suất của cây trồng, con người có tác điều khiển loại ánh sáng và thời gian chiếu sáng tuỷ theo mục đích Như nghiên cứu của Hoàng Thanh Tùng và cs (2016) về ảnh hưởng của cường độ và sự thay đổi thời gian chiếu sáng giữa LED đỏ và LED xanh lên quá trình sinh trưởng và phát triển của cây cúc (Chrysanthemum morifolium ramat.cy "Jimba "), kết quả cho thấy cường độ ánh sáng và sự thay đổi giai đoạn chiếu

Trang 23

l3

sáng huỳnh quang thông thường [30] Từ đó cho thấy màu sắc ánh sáng cũng đã có ảnh

hưởng sâu sắc đến sự phát triển của cây trồng, Nhà khoa học người Trung Quốc đã tiền

hành nghiên cứu ảnh hưởng của loại ánh sáng đến sự sinh trưởng phát triển của cây lúa

(Oryza sativa L.) và kết quả cho thấy rằng ánh sáng từ đèn LED màu xanh lam là phù

hợp với sự sinh trưởng của cây lúa thể hiện qua đường kính thân/chiều cao cây chiếm

tỷ lệ cao nhất [37]

Các nhân tổ sinh thái luôn có tác động qua lại đến đời sống của tắt cả sinh vật biểu

hiện qua sự sinh trưởng phát triển và năng suất Hay việc thiết lập các chế độ che nắng

cũng ảnh hưởng đến năng suất của cây Hồ Tiêu (Caspicum annuum L.) 6 vùng Dia Trung Hải theo nghiên cứu của Riadh llahy (2013), kết quả thu được với mức độ che bóng 50% và 100% so với điều kiện mở thì chiều cao của cây Hồ Tiêu tăng thêm 15%

đến 30%, diện tích là tăng 30% và 40% và năng suất tăng 5% và 24% nên vào mùa nắng nóng có thể sử dụng phương pháp này đề cải thiện sự sinh trưởng của thực vật bằng

cách kéo dài hoạt động sinh lí thực vật [54] Vì vậy, việc nghiên cứu ảnh hưởng của các

nhân tố sinh thái đến sinh trưởng phát triển của thực vật là điều vô cùng cần thiết dé thiết lập mối quan hệ hoàn chỉnh giữa sinh vật với môi trường và ngược lại nhằm tạo điều kiện cho thực vật phát triển được tối tu nhất

1.3 Sơ lược về tình hình nghiên cứu về cây cà chua 1.3.1 Nghiên cứu về cây cà chua trên thế giới

Cả chua là một trong những cây rau phổ biến và được tiêu thụ rộng rãi nhất trên

toàn thế giới vì thế nên năng suất chất lượng luôn là điều kiện đưa lên hàng đầu cho sự thành công về kinh tế của nó Vào năm 2013, M Salem đã nghiên cứu đề tài nhằm cải thiện sự tăng trưởng, năng suất và chất lượng cây cà chua thông qua việc sử dụng axit

shikimic cu thé là tác động axit shikimic tới hạt giống trước khi gieo trồng với các nồng

độ khác nhau Kết quả đã chỉ ra rằng, ở tất cả các nồng độ đều làm tăng đáng kẻ trọng

lượng tươi và khô, số quả, năng suất trung binh, vitamin C, lycophene, him lượng

caroten, tông lượng axit và đường Nguyên nhân do khi xử lí hạt giống với axit shikimic

ở các liều lượng khác nhau làm tăng tốc độ thoát hơi nước, hàm lượng các sắc tố quang

hợp của cây cả chua Nên có thê tác động đến năng suất cà chua [48],

Ở phạm vi toàn cầu, sự hội nhập của cả chua vào nền nông nghiệp hiện đại bởi nó

Trang 24

cứu Kể từ năm 2000, hơn một nghìn bài báo khoa học mỗi năm liên quan đến nghiên

cứu cả chua đã được xuất bản và cs đã nghiên cứu khảo sát về dinh dưỡng của cây cả

chua, những ảnh hưởng về độ mặn đến dinh dưỡng và tăng trưởng, nhân giống cà chua

và xử lí sau thu hoạch đề làm cây chín đều Kết quả nghiên cứu đã phản ánh được các

chỉ tiêu chất lượng của cà chua là đảm bảo chặt chẽ dưới sự đòi hỏi khắc khe của Liên

minh châu Âu [42]

Với nguồn gốc ở miền Tây Nam Mỹ và được thuần hoá ở Trung Mỹ Do có tầm

quan trọng làm thực phẩm nên có nhiều nghiên cứu để nhân giống cải thiện năng suất

„ chất lượng và tăng khả năng chống chịu của một số giống cả chua Ngoài ra, cà chua

còn được sử dụng để làm mẫu vật đề nghiên cứu về tiến hoá bởi họ Cà là một trong

các họ có số loài lớn và có liên quan chặt chẽ với nhau như khoai tây, cả tím, ớt, thuốc lá [58]

Phân bón là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu được đối với bắt kì loại cây trồng nào, cả chua cũng vậy Vào năm 2019, Ihsan Abu-Alrub va cs đã nghiên cứu ánh hưởng

của tỷ lệ phân bón chứa hàm lượng nito và phốt pho khác nhau đến năng suất và chất lượng cả chua được trồng trong nhà kinh tại UAE Trong nghiên cứu này, tác giả đã kết

hợp 4 tỷ lệ N (0, 300, 600 và 900 kg/ha) va 3 tỷ lệ P (0, 200, 400 kg/ha) thì kết quả cho

thấy tăng tỷ lệ phân bón Nito sẽ làm tăng đáng kế nồng độ nitrat, độ axit và axit citric Đồng thời tổng sản lượng tăng khi tỷ lệ N đạt 900 kg/ha và P đạt 200 kg/ha nhưng khi vượt qua mức này sẽ ảnh hưởng xấu đến tông năng suất, trọng lượng quả trung bình và số quả trên cây [44],

Ngoài ra, một nghiên cứu khác tại Nadu đã trồng thuỷ canh cây cả chua và đánh

giá chất lượng, năng suất và kinh tế của nó do A sha Joseph và I Muthuchamy vào năm 2014 Thí nghiệm được đặt ra trong một thiết kế khối ngẫu nhiên giữa khay, máng và chậu Đồng thời thay đôi cấu trúc trong máng với sỏi, đá cuội và đá trân châu thì kết quả

thu được là năng suất cao nhất khi dùng sỏi sau đó đến đá trân châu còn đá cuội cho

năng suất ít nhất [34]

Nhiệt độ cũng là yếu tố tác động đến sự sinh trưởng phát triển và năng suất của cây cả Vào năm 2005, Ploeg và Heuvelink đã nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến

tăng trưởng và năng suất cả chua Tuỳ thuộc vào mỗi giống cà chua khác nhau nhưng

Trang 25

15

hơn, thu nhân ánh sáng ít hơn nên tốc độ tăng trưởng tương đối thấp, ngoài ra lúc này quả cà chua sẽ bị giảm chất lượng, phần hoa hình thành và phát triển kém Vì vậy, cần

lai tạo các giống cả chua để tăng sức chống chịu của cà chua [32]

Cà chua là loại cây trồng có lịch sử phát triển tương đổi muộn nhưng do khả năng

thích ứng rộng, hiệu quả kinh tế và giá trị sử dụng cao nên trên thế giới đã nghiên cứu

sản xuất lai tạo ra nhiều giống mới đáp ứng được nhứng nhu cầu ngày càng cao của con

người cả về số lượng lẫn chất lượng Theo FAO (2009), có 158 nước trồng cà chua cho

năng suất 2030,63 tạ/ha Trong các châu lục thì Châu Á là nơi có diện tích trồng cà chua

là lớn nhất nhưng đạt năng suất cao nhất là châu Âu Theo lịch sử phát triển ở Châu Á,

Đài Loan là một trong những nước có nền công nghiệp chế biến cả chua sớm nhất ngay

từ năm 1918 đã phát triển cà chua đóng hộp thủ công, sau đó mãi đến năm 1967 họ mới

chỉ có một công ty chế biến cà chua nhưng 10 năm sau họ đã phát triển thành 50 nhà máy sản xuất cà chua đóng hộp Những nước có sản lượng cà chua cao nhất thế giới vào năm 2010 là Trung Quốc sau đó đến Mỹ và Ấn Độ Đây là loại thực phẩm được sử dụng ở hai dạng tươi và chế biến nhưng cà chua chế biến được sản xuất nhiều nhất ở Mỹ và Ý Trên thế giới, các nước nhập khâu cả chua lớn nhất là Mỹ, Nga và các nước Châu

Âu (FAO, 2010)

1.3.2 Nghiên cứu về cây cà chua tại Việt Nam

Ở Việt Nam với khí hậu nóng ẩm nên rất phủ hợp với sự sinh trưởng và phát triển

của cả chua nên cũng đã có rất nhiều nghiên cứu về thành phần của cả chua, lai tạo các giống cả chua đề phù hợp nhất với khí hậu của từng vùng Đặc biệt phát triển các gióng cà chua để trồng trái vụ nhưng cho phẩm chất và năng suất cao Một số nghiên cứu chỉ rằng cả chua bắt đầu xuất hiện ở nước ta từ thời kỳ thực dân Pháp xâm lược và chiếm

đóng, Đến nay đã hơn 100 năm, cây cả chua ngày cảng được ưa chuộng và sử dụng rộng

rãi khắp cả nước Vì vậy, công tác chọn tạo giống cà chua ở Việt Nam được bắt đầu từ

nửa sau thé ky 20 và hiện nay đã đạt được nhứng thành tựu rất đáng khích lệ

"Theo Nguyễn Hồng Minh va cs công tác nghiên cứu chọn tạo giống cà chua ở nước

Trang 26

chất lượng thương phẩm để đưa vào sản xuất Tiếp tục, công tác chọn tạo được giống

cà chua ưu thế lai Từ năm 2005 trở đi cho đên nay là giai đoạn sản xuất cả chua quả

nhỏ để phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu [19]

Cả chua là cây được du nhập vào Việt Nam mới được hơn 100 năm nhưng đã trở thành một loại rau phổ biến và được sử dụng ngày càng rộng rãi Cà chua ở nước ta

được trồng chủ yếu vào vụ đông với điện tích khoảng 6.800-7.300 ha và thường tập

trung ở các tỉnh thuộc đồng bằng và trung du Bắc Bộ (Hà Nội, Hải Dương, Vĩnh Phúc ),

còn ở Miền Nam tập trung ở các tỉnh An Giang, Tiền Giang, Lâm Đồng [1] Loại đất

trồng phù hợp với cả chua thường là đắt thịt nhưng đã có nghiên cứu về ảnh hưởng của

việc bổ sung một số loại phân hữu cơ trên nền đất cát đến khả năng sinh trưởng, phát

triển và năng suất của cây cà chua Từ đó, thu được kết quả là tại môi trường đất cát

nhưng có bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ thì cây cả chua vẫn có thê sinh trưởng tốt và

cho năng suất cao (Nguyễn Thị Quỳnh Trang và cs, 2017) [29] Hay một nghiên cứu tương tự của Nguyễn Văn Thao và cs (2016) về ảnh hưởng cảu các mức đạm, lân, kali

đến cây cà chua trên giá thể hữu cơ Thí nghiệm được thực hiện trên chậu vại với 28 công thức bón phân N, P, K khác nhau và kết quả cho thấy giá thể hữu cơ có độ pH ở mức trung tính; hàm lượng hợp chất hữu cơ bao gồm 3 loại là đạm, lân và kali thì phân

kali có ảnh hưởng rõ nét nhất tới hàm lượng đường sacaroza trong quả cả chua Từ đó

cho thấy, cà chua là một loại cây trồng có nhu cầu cao nhất với kali sau đó đến đạm và cuối cùng là phân lân [24]

Trong điều tra của TS Phạm Đồng Quảng và cs, hiện nay cả nước có khoảng 115 giống cà chua được gieo trồng, trong đó có 10 giống được gieo trồng với diện tích lớn 6259 ha, chiếm 55% diện tích cả nước Giống M386 được trồng nhiều nhất (khoảng

1432 ha), tiếp theo là các giống cả chua Pháp, VL200, TN002, Red Crown [22] Ở Việt Nam, giai đoạn từ 1996-2001, diện tích trồng cà chua tăng trên 10.000 ha (từ 7.509 ha năm 1996 tăng lên 17.834 ha năm 2001) Đến năm 2008 diện tích đã tăng lên

24.850 ha Năng suất cà chua nước ta trong những năm gằnđây tăng lên đáng kể Năm

2008, năng suất cà chua cả nước là 216 tạ/ha bằng 87,10% năng suất thế giới (247,996 ta/ha) Vi vay, sản lượng cả nước đã tăng rõ rệt (từ 118.523 tắn năm 1996 đến 535.438

tắn năm 2008) Cà chua là một loại rau ăn trái đã và đang nắm giữ vị trí quan trọng và là

Trang 27

7

hàng loạt các giống ca chua mới, năng suất cao, phẩm chất tốt được ra đời dé đáp ứng nhu

cầu ngày càng cao của thị trường Đề phục vụ công tác đó cần sử dụng rất nhiều phương

pháp như lai tạo, chọn lọc, xử lý đột biến, nuôi cấy invitro Tuy nhiên so với sự phát triển

chung của thế giới thì cả diện tích và năng suất ở nước ta còn rất thấp

Sau đó đã có nhiều đề tài nghiên cứu về quá trình sinh trưởng, phát triển và năng

suất của cà chua trong điều kiện sinh thái tại nhiều địa phương khác nhau Như nghiên

cứu của Nguyễn Ngọc Thanh Trà (2013) về quá trình sinh trưởng, phát triển và năng

suất của giống cà chua trái nhỏ trong điều kiện sinh thái tại thành phố Đà Nẵng cho kết

quả là điều kiện sinh thái tại thành phố Đà Nẵng trong vụ Xuân Hè hoàn toàn đảm bảo

cho sự sinh trưởng phát triển tốt của cây cà chua trái nhỏ trong đó các giống cả chua trái nhỏ được khảo sát là HT144, HT126 và HT140 đều là giống thuộc dạng sinh trưởng bán hữu hạn, các chỉ tiêu về sinh trưởng phát triển tốt, đặc biệt cho năng suất cao và phẩm

chất tốt [28]

Hay tại Tỉnh Thừa Thiên Huế đã có đề tài nghiên cứu để đánh giá khả năng sinh

trưởng, phát triển và cho năng suất của một số giống cà chua nhập nội triển vọng trong

vụ Đông Xuân 2015 ~ 2016 của tác giả Trương Thị Hồng Hải và cs (2017) cho kết quả

với § giống cà chua nhập nội đều phù hợp với điều kiện sinh thái tại địa phương và có

thể đưa vào cơ cấu cây trồng của tỉnh vì cho năng suất cao và chất lượng tương đối tốt nên có thê đưa vào sản xuất đại tra tai địa phương [8] Nghiên cứu khác cũng tại tỉnh Thừa Thiên Huế về ảnh hưởng của một số yếu tố đến khả năng thụ phấn thụ tỉnh của một số dòng cả chua được trồng trong vụ Xuân Hè của Phạm Lê Hoàng và Lê Thị Khánh

(2008) cho kết quả là yếu tố mùa vụ đã ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng thụ phần thụ

tỉnh của các dòng cà chua trong đó nhân tổ tác động mạnh mẽ nhát là nhiệt độ và độ â 'Vào giai đoạn ra hoa và đậu quả nếu thời tiết quá nóng sẽ làm cho túi phấn và bao phấn

bị ảnh hưởng, có thể dẫn đến hoa cà chua bị rụng Từ đó gián tiếp ảnh hưởng đến năng

suất cây trồng Bên cạnh đó nếu độ ẩm cao làm phình bao phan, giảm khả năng thụ tỉnh

'Vì vậy cần đảm bảo các điều kiện thuận lợi để quá trình thụ tinh, thụ phần được diễn ra

suôn sẻ và cây cả chua có thể cho năng suất và chất lượng tốt nhất [12]

Một nghiên cứu tương tự tại địa phương khác là nghiên cứu một số đặc điểm nông

sinh học của bộ giống ca chua nhập nội mới tại Quảng Bình có đánh giá về khả năng

Trang 28

thấy các giống cà chua này có khả năng sinh trưởng, phát triển trong điều kiện khí hậu,

đất đai thô nhưỡng tại địa phương và ra hoa tương đối tốt ở cả hai vụ, đều thê hiện tốt

hơn so với giống đối chứng, cho năng suất dao động 28,11 ~ 42,26 tắn/ha Chất lượng

quả của các giống này tốt và ôn định ở cả 2 vụ, thê hiện ở hình dạng quả tròn, màu quả

chín đỏ và đỏ tia, độ dày thịt quả 3 ~ 5 mm, độ brix cao từ 3,8 0 4,6 Trong 16 giống cà

chua chỉ chọn lựa được 2 giống triển vọng để sản xuất trong vụ Xuân Hè và 3 giống

triển vọng để trồng trong vụ Đông Xuân [9]

1.4, Điều kiện tự nhiên tại huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng

Huyện Hoà Vang là huyện ngoại thành duy nhất nằm trên phần đất liền của thành

phố Đà Nẵng Có vị trí dia ly nim tir 15°13’ Bac dén 16°13” Bac va tir 107°49° Dong

dén 108°13° Déng, nim 6 phia Tay của thành phố Đà Nẵng và là nơi tiếp giáp với các quận huyện: Phía Đông giáp các quận của thành phố, phía Bắc giáp với huyện Phú Lộc

~ tỉnh Thừa Thiên - Huế, phía Tây giáp với huyện Nam Đông - tỉnh Thừa Thiên Huế

và huyện Đông Giang ~ tinh Quang Nam, Phía Nam giáp huyện Đại Lộc và thị xã Điện Bàn - tỉnh Quảng Nam (Theo số liệu từ Uÿ ban nhân dân Huyện Hoà Vang năm 2018)

Huyện gồm I1 xã: Hoà Bắc, Hoà Châu, Hoà Khương, Hoà Liên, Hoà Nhơn, Hoà Ninh, Hoà Phong, Hoà Phú, Hoà Phước, Hoà Sơn, Hoà Tiến Huyện Hoà Vang có 3

loại địa hình là miền núi, trung du và đồng bằng Trong đó, vùng đối núi phân bố ở phía

Tây, có diện tích khoảng 56.4767 ha, chiếm 79,84% tổng diện tích đất tự nhiên toàn

huyện Có bốn xã miễn núi bao gồm Hoà Bắc, Hoà Ninh, Hoà Phú và Hoà Liên, có độ cao khoảng từ 400 ~ 500 m, cao nhất là đỉnh núi Bà Nả (1.487 m), độ dốc > 40°, là nơi

tập trung nhiều rừng đầu nguồn có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái của TP Đà Nẵng Dt dai có nguồn gốc chủ yếu đá biến chất, đất đỏ vàng phát triển trên các đá mẹ như

mic-ca, gra-phit, Dia hình đất đai của vùng này thích hợp cho việc phát triển lâm

núi

nghiệp, nông nghiệp và du lịch Vùng trung du là nơi có

bình từ 50 ~ 100m, xen kẽ những cánh đồng hẹp, bao gồm các xã Hoà Phong, Hoà Khương, Hoà Sơn, Hoà Nhơn với diện tích 11.170 ha, chiếm 17,74% diện tích toàn huyện Tuy nhiên, phần lớn đắt dai bị bạc màu, xói mòn trơ sỏi đá, chỉ có rất ít đắt phù có độ cao trung

sa nồi tụ hàng năm ven khe suối Địa hình và đắt đai ở vùng này phủ hợp cho việc trồng các cây cạn, có nhu cầu nước ít, chịu được hạn Ngoài ra, vùng đồng bằng bao gồm 3 xã

Trang 29

19

tự nhiên Đây là vùng nằm ở độ cao thấp từ 2 - 10 m, hẹp nhưng tương đối bằng phẳng

Đất phù sa ven sông và đất cát là hai lại đất đặc trưng của vùng, thích hợp cho việc trồng

rau, lúa màu Tuy nhiên, do địa hình thấp nên khu vực này thường bị ngập lụt trong những ngày mưa lũ lớn

Địa hình đa dạng của huyện Hoà Vang cùng với kết cấu đất vững chắc thuận lợi

cho việc phát triển kinh tế trong khu vực Thêm vào đó, Hòa Vang là nơi nằm trong

vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động Mỗi năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7 Nhiệt độ trung bình hằng năm là 25,8°C, cao nhất vào các tháng 6, 7, 8 với nhiệt độ trung bình 28 ~ 23%C Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất vào các

tháng 10,11, trung bình khoảng 85 - 87%, thấp nhất vào các tháng 6, 7 trung bình khoảng

76 — 77% Luong mua trung bình hàng năm khoảng 1.800 mm, mưa lớn thường tập

trung vào hai tháng 10 và 11 gây lũ lụt, ngập úng cho vùng đất thấp Tuy nhiên có những năm lượng mưa thấp, như năm 2003 đạt 1.375,1 mm gây thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp và đời sống Số giờ nắng bình quân hàng năm là 2.076,9 giờ, nhiều nhất là vào

tháng 5,6 trung bình từ 233 ~ 262 giờ/tháng, thấp nhất là vào tháng 12 và tháng 01 trung bình từ 58 ~ 122 giờ/tháng Các hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc từ tháng I1

đến tháng 02, gió mùa Đông Nam và Tây Nam vào tháng 5 đến tháng 7 Hệ thống sông

ngòi của huyện Hoà Vang bao gồm các sông chính là sông Cu Đê, sông Yên, sông Tuý

Loan, sông Vĩnh Điện, một số sông nhỏ là sông Tây Tịnh, Quá Giáng và hệ thống

nhiều ao hồ tự nhiên Nhìn chung, các điều kiện khí hậu và thuỷ văn của huyện Hoà 'Vang có nhiều thuận lợi, song cũng có nhiều khó khăn gây ảnh hưởng không nhỏ đối với sản xuất, đời sống của nhân dân

là chính với 65.235, 77 ha chiếm

đến 88,77% so với tông diện tích đất tự nhiên Trong đó, giá trị sản xuất của trồng trọt

Đất đai được sử dụng để sản xuất nông nghiệ

vẫn luôn đạt cao nhất

Trong các xã của huyện Hoà Vang thì Hòa Khương là xã nằm về phía Nam Trung

tâm hành chính huyện Hòa Vang, là xã vừa đồng bằng, vừa trung du có địa hình bán sơn địa Xuất phát từ điều kiện địa lý tự nhiên hình thành qua các thời kỳ, xã Hòa Khương

thuộc vùng bán sơn địa, đắt đai phần lớn là ruộng manh mún và chua phèn nên việc sản

Trang 30

Hoà Khương có vị trí địa lí là phía Đông giáp: Xã Điện Tiến, thị xã Điện Bản, tinh Quảng Nam, phía Tây giáp: Xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng, phía Nam giáp: Xã Đại Hiệp, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, phía Bắc giáp: Xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng Với khí hậu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động Mỗi năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 6, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài Nên hoạt động sản xuất của người dân là phát

triển nông nghiệp

Xã Hòa Khương với địa hình vừa đồng bằng, vừa trung du bán sơn địa, có nhiều

kiện phát triển nông nghiệp Những năm qua, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia

xây dựng nông thôn mới, đẩy mạnh phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn, trong đó chủ trương hỗ trợ cải tạo vườn tạp, trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế được người dân tích cực hưởng ứng Từ năm 2013-2016, UBND xã đã triển khai cho hơn 70 hộ dân thực hiện cải tạo vườn tạp với tổng diện tích là 10 ha, trồng các loại cây mít, bưởi, chanh, xoài, , dừa xiêm mang lại hiệu quả kinh

tẾ cao

Xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang đã được UBND thành phố Đà Nẵng công nhận

xã đạt chuẩn nông thôn mới cuối năm 2014

Hòa Khương còn là vùng sản xuất rau sạch Rau tại đây được trồng khá bài bản, năng suất khá cao Với định hướng phat triéi nông nghiệp công nghệ cao trong cơ cấu nông ng quy mô gần 20ha

nghiệp, hiện tại đã thành lập Hợp tác xã sản xuất rau Phú Sơn với

sản xuất và một số diện tích đã ứng dụng công nghệ cao, công nghệ nhà màng đề sản xuất

rau, phát t

nhà mảng, đảm bảo an toàn theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap cung cấp ra thị trường,

một số chủng loại rau giá trị cao như dưa lê, dưa lưới, được sản xuất trong, nhằng nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nông dân trong thời gian tới

Ngược lại, xã Hoà Phú là một xã miền núi phía tây của huyện Hoà vang cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 27km Có diện tích 8925,4ha với mật độ 50.861 người/kmẺ Trong đó, diện tích nông nghiệp là 8.466ha, chiếm phần lớn trong tổng diện

tích của toàn xã, cây trồng chính thường là cây hàng năm Số giờ nắng cả năm là 2.126 giờ

và tháng 7 có giờ nắng cao nhất với 288 giờ độ dao động từ 20 ~ 30C

Trang 31

2

CHƯƠNG 2

ĐÓI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

'Đề tài nghiên cứu được tiến hành trên đối tượng là cây cả chua Socola, với 2 giống cây cả chua Socola có nguồn góc từ Nga (Hình 2.1)

Hình 2.1 Các giống cà chua socola trằng ngoài tự nhiên

4A: Giống cà chua S; B: Giống cà chua CS

Đặc điểm giống:

~ Giống cà chua Socola (S) là giống cây dễ trồng, ưa âm, chịu hạn và úng kém Thời gian sinh trưởng từ 115 — 120 ngày sẽ cho thu hoạch, chiều cao trung bình I,8~ 2m Thường

cho năng suất cao, trái dài có màu sẵm, giống như màu socola, trái nặng trung bình từ 20 — 30g, hoa tập trung, mỗi chùm có 9 — 11 trái Giống khoẻ, có khả năng kháng nắm và các bệnh cũng như sự thay đổi nhiệt độ môi trường đột ngột

~ Giống cả chua Cherry Socola (CS) cũng là giống cây dễ trồng nên có thể trồng được nhiều vụ trong năm Thời gian nảy mầm từ 7 - 10 ngày sau đó đến khi thu hoạch là 95 —

100 ngày Chiều cao đạt khoảng 1,8 ~ 2m Với hương vị ngọt ngào xen kẽ một chút chua

Trang 32

2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 3.2.1 Địa điểm nghiên cứu

Đề tài được tiến hành thực nghiệm và nghiên cứu trong nông trại tại xã Hoà Phú và

xã Hoà Khương, huyện Hoả Vang, thành phố Đà Nẵng

Bản Đồ Hành Chính Huyện Hòa Vang N + nhân Hế sie Chú giải tise) — na yt ey Datos

Hinh 2.2 Ban đồ hành chính huyện Hoà Vang, thành phó Đà Nẵng 2.2.2 Thời gian nghiên cứu

Thí nghiệm được tiến hành vào 2 vụ là Đông Xuân từ tháng 11/2018 đến tháng 2/2019 và vụ Xuân từ tháng 1/2019 đến tháng 4/2019 (gần 6 tháng)

2.3 Phương pháp nghiên cứu

Thí nghiệm được bó trí theo khối ngẫu nhiên hoàn tồn với 3 lần lặp

mỗi ơ thí nghiệm là 15 m° kể cả rãnh luống Trong mỗi ô thí nghiệm trồng 50 cây, mật độ khoảng 3,3 vạn cây/ha (Dựa theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh

Trang 33

24 Trong đó: CI - giống cà chua Socola, C2 - Giống cà chua Cherry Socola 1,2,3 — tương ứng các lần nhắc lại 1, 2, 3 Thí nghiệm được thực hiện ở 2 nơi là xã Hoà Phú và xã Hoà Khương với sơ đồ bố trí như trên Quy trình trồng và chăm sóc:

1 Xử lý đất trồng: Trước lúc trồng cần làm sạch đất, thu gom và xử lý cỏ dại, dùng

vôi bột để khử trùng sau đó phơi ải tir 10 — 20 ngày, tiến hành lên luống, trộn phân hữu cơ

đã xử lí bằng nắm Trichoderma Lắp đặt Ống dẫn nước và trải bạt

2 Giá thể ươm: sử dụng đất sạch Tribat đê ươm hạt giống sau khi xử lí hạt giống

bằng nước ấm

3 Khay xốp đề gieo hạt: xử dụng khay xóp loại 84 lỗ/khay đề gieo hạt

Cách trồng và chăm sóc: Hạt giống được gieo 1 hạtlỗ trên giá thê ươm, được giữ ấm hằng ngày Từ 7 đến 10 ngày hạt giống sẽ nảy mầm Sau khoảng 25 ngày khi cây con đã có từ 5 đến 6 lá thật và đạt độ cao từ 6 ~ 8 cm thì đem trồng trên các ô thí nghiệm Sau khi trồng, cần tưới nước thường xuyên và làm cỏ quanh gốc cây cũng như theo đõi tình hình sâu bệnh đề xử lí kịp thời

Cách bón phân:

~ Bón lót (100% phân chuồng + 70% phân lân) theo 1 rạch đảo đều phần với đất, lắp kín phân

= Bón thúc: Hoà nước tưới hoặc bón theo hốc cách gốc cây 10cm Sau bón lấp

kin phan, tưới nước đủ m

+ Lan 1: Sau trong tir 10 — 15 ngày (bón 10% đạm + 30% lân)

+ Lần 2: Sau trồng từ 22 ~ 25 ngày (bón 30% đạm + 30% kali)

+ Lần 3: Sau trồng từ 35 - 40 ngày (bón 30% đạm + 40% kali)

+ Lần 4: Sau trồng từ 50 ~ 55 ngày (bón 30% đạm + 30% kali)

2.3.1 Phương pháp điều tra khảo sát thu thập dẫn liệu về điều kiện vi khí hậu

của huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng

Thu thập dẫn liệu về điều kiện vi khí hậu bao gồm nhiệt độ, độ âm, lượng mưa, số

giờ nắng trong các tháng thuộc vụ Đông Xuân và vụ Xuân từ trung tâm khí tượng thuỷ

Trang 34

và độ âm, tính tổng lượng mưa và số giờ nắng

2.3.2 Phương pháp phân tích các chỉ tiêu của đất trằng thí nghiệm

“Xác định các chỉ tiêu của đất trồng thí nghiệm bao gồm độ pH, Nitơ tổng, Kali trao

đổi, Photpho tông và thành phần cơ giới của đất bằng cách thu thập mẫu đắt bắt ki tai

nơi khảo sát rồi sử dụng các phương pháp thử để xác định hàm lượng các chất trong mẫu đất đó ~ Độ pH (TCVN 5979 : 2007) ~ Nitơ tổng số (TCVN 649§ : 1999), ~ Kali trao đổi (TCVN 6494 : 1999) ~ Photpho tổng số (TCVN 4052 : 1985) ~ Thành phần cơ giới của đất: bằng cách xác định tỷ lệ các hat limon, hat cát và sét * Phương pháp đo độ pH

~ Chuẩn bị huyền phù bằng cách dùng thìa 5 mI để lấy một phần mẫu thử đại diện từ mẫu phòng thí nghiệm Sau đó cho phần mẫu thử vào bình mẫu và thêm vào một thể tích nước, dung dịch kali clorua hoặc dung dịch canxi clorua gắp năm lần thé tích của

mẫu thử.Tiếp tục trộn hoặc lắc mạnh huyền phù trong 60 min — 10 min bằng máy lắc hoặc máy trộn và chờ ít nhất 1h nhưng không lâu hơn 3h Đặc biệt, phải tránh để không khí lọt vào trong khoảng thời gian sau khi lắc ~ Hiệu chuẩn máy pH-mét theo hướng dẫn ghi trong sách hướng dẫn của nhà sản xuất và dùng các dung dịch đệm ở 20 %C + 2 %C ~ Đo pH trong huyền phù ở 20 °C + 2 °C ngay sau khi hoặc trong khi lắc Quá

trình lắc phải đạt được trạng thái huyền phù đồng nhất của các hạt đất, nhưng phải

tránh không khí lọt vào Đọc giá trị pH sau khi đã đạt được trạng thái én định Chú ý ghi giá trị pH tới hai số thập phân Nếu sử dụng pH-mét kim dao động, phải ước lượng

số lẻ thập phân thứ hai

* Phương pháp xác định Nữơ tổng số (theo phương pháp Kjeldahl)

~ Cho một phần của mẫu đất đã được làm khô trong không khí khoảng 0,2 g (hàm

lượng nitơ dự kiến khoảng 0,5 %) đến 1 g (hàm lượng nitơ dự kiến khoảng 0,1 %) vào trong bình phá mẫu Thêm vào 4 ml axit salixilic axit sunfuric đậm đặc và xoay tròn

Trang 35

26

của bình cắt và đun cẩn thận hỗn hợp trên bếp phá mẫu đến khi hỗn hợp ngừng sủi bọt

Sau đó làm nguội bình, thêm vào 1,1 g hỗn hợp xúc tác và tiếp tục đun đến khi hỗn hợp

cất trở nên trong suốt Đun nhẹ hỗn hợp phản ứng trong 5 giờ sao cho hơi ngưng tụ của

axit sunfuric đạt đến khoảng 1⁄3 cô bình Giữ nhiệt độ của dung dịch không quá 400°C

'Vừa lắc bình vừa thêm từ từ khoảng 20 mÏ nước vào Sau đó xoay tròn bình để chuyển

toàn bộ phần không tan về dạng huyền phù và chuyên tắt cả vào thiết bị cất Tráng bình

3 lần bằng nước đỗ vào thiết bị cất Thém 5 ml axit boric vao bình nón 100ml và đặt

bình nón dưới sinh hàn ngưng tụ của thiết bị cất sao cho phần cuối của sinh hàn ngưng

tụ nhúng vào dung dich Thêm 20 ml natri hidroxit vào phễu của thiết bị cắt và mở khóa

để dung dịch kiềm chảy từ từ vào buồng cất đến khi phần ngưng tụ được khoang 40 ml

(lượng cụ thể phụ thuộc vào kích thước của thiết bị cắt) Tráng phần cuối của sinh hàn

ngưng tụ vào phần cất được, thêm vào vải giọt chỉ thị rồi chuẩn độ bằng axit sunfuric

đến điểm cuối có màu tím

~ Tiến hành phép thử trắng như trên nhưng không có mẫu đất Ghi lại lượng axit

sunfurie chuẩn độ cho mẫu trắng và mẫu đất * Phương pháp xác định Kali trao đỗi

Đặt hệ thống sắc ký ion theo sự chỉ dẫn của hãng sản xuất thiết bị (máy có thể làm

việc khi đường nền ổn định) Sau đó dựng đường chuẩn cho mẫu đã xử lý trước vào

máy Nếu nồng độ ion của mẫu vượt quá đường chuẩn thì pha lỗng mẫu Đơi khi cần xây dựng một hàm chuẩn mới với khoảng nồng độ thấp hơn Sau mỗi loạt mẫu và cứ

sau 10 đến 20 phép đo cần kiểm tra sự đúng đắn của hàm chuẩn bằng cách đo hai dung

dịch hiệu chuẩn có nồng độ khác nhau trong phần giới hạn dưới và giới hạn trên của khoảng làm việc Tính nồng độ khói lượng của dung dịch hiệu chuẩn đã phân tích bằng cách dùng hàm chuẩn Nông độ đúng, cần thực hiện chuẩn hoá lại * Phương pháp xác định Photpho tỗng

tần nằm trong khoảng tin cậy Nếu hàm chuẩn không,

~ Công phá đất: Cân chính xác bằng cân phân tích có sai số không lớn hơn 0,001

g mot khối lượng đất 1g đã được chuẩn bị theo TCVN 4047 - 85 Cho vào binh kendan

ép 5 ml H2SOsdam

đặc (khối lượng riêng 1,84 g/ml) Đề cho axit thấm đều vào đất rồi cho tiếp 5 - 6 giọt

có dung tích 100 ml Cho vài giọt nước thám đều khối đất rồi cho

Trang 36

dịch trong Để nguội bình và cho vào bình khoảng 50 ml nước cất, lắc đều và lọc Pha

dung dịch vào bình định mức 100 ml Rửa đất và bình công phá nhiều lần, mỗi lần với

lượng nước không nhiều, lọc dung dịch cho vào bình định mức Lên thẻ tích đến vạch

và lắc đều dung dịch

~ Tạo màu dung địch: Dùng pipet hút 10 ml dung dịch cho vào bình định mức 50 ml Thêm 15 ml nước cắt và cho 2 ~ 3 giọt adinitro phénol hoặc b dinitro phênol Thêm từ từ dung dịch Nas§O› 20% cho đến khi dung dịch chuyển màu vàng Axit hóa bằng một vài giọt H:SO¿ 10N Cho bình vào nước đang sôi (95 °C - 100°C) khoảng 3 - 5 phút Nếu dung dịch còn màu vàng hoặc đỏ của Fe`+ cần thêm dung dịch Na:SO› để khử và lặp lại quá trình như trên Để nguội dung dịch, thêm 15 ml dung dịch amôn mélypdat hydrazin sunfat, Nhúng bình vào nước đang sôi (95°C ~ 100C) trong 10

phút Sau đó lấy bình ra để nguội và lên thể tích đến vạch Sau đó tiến hành so màu bằng máy bằng cách đo mật độ quang của dung dịch phân tích đúng như điều kiện đo ở dãy

màu tiêu chuẩn Dựa vào đồ thị tiêu chuẩn và mật độ quang đo được của dung dịch, xác

định được hàm lượng P›Os trong dung địch xác định từ và đó tính phần trăm khối lượng P2Os trong đất Hoặc có thể so màu bằng mắt bằng cách chọn một ống nghiệm có đường kính, độ dày và chất lượng thủy tỉnh giống như các ống nghiệm của dãy màu tiêu chuẩn Cuối cùng tiến hành đọc kết quả

2.3.3 Phương pháp xác định khả năng sinh trưỡng của cây cà chua Socola Khả năng sinh trưởng của cây cả chua Socola được thẻ hiện rõ ràng qua chiều cao

cây, số lá/thân chính, số cành cấp 1 được thể hiện sau khi hoàn thành giai đoạn sinh trưởng dưới ảnh hưởng của các nhân tố:

t thịt nhẹ và đất thịt trung bình

~ Mùa vụ: Vụ Đông Xuân và vu Xuân

~ Dinh dưỡng khoáng bao gồm 2 CT phân bin (kg/ha) +CTI: 80~ 100N : 80- 100 P;O; : 100- 120 KạO + CT2: 100~ 120 N : 100 ~ 120 P;O; : 150 ~ 200 KạO ~ Độ che sáng: 20%, 30%, 40% 2.3.3.1 Chiều cao cây (cm) ~ Loại đất

Dùng thước đo trực tiếp chiều cao cây từ cổ rễ đến đỉnh sinh trưởng vào giai đoạn

Trang 37

29

2.3.5 Phương pháp xác định năng suất và phẩm chất của các giống cà chua

Socola

Năng suất và phẩm chất của hai giống cả chua Socola được nghiên cứu thông qua các

chỉ tiêu về năng suất thực thu đề phản ánh được chính xác ảnh hưởng của ngoại cảnh, hàm

lượng vitamin C và độ Brix dưới ảnh hưởng của hai nhân tố: ~ Loại đất: Đất thịt nhẹ và đất thịt trung bình

~ Mùa vụ: Vụ Đông Xuân và vụ Xuân

2.3.5.1 Phương pháp xác định năng suất các giống cà chua Socola

Phương pháp xác định năng suất thực thu là năng suất thu hoạch trực tiếp ngoài vườn

"Thu riêng từng ô của từng giống sau đó lấy năng suất trung bình của số lần nhắc lại cho từng giống, quy ra năng suất tắn/ha của mỗi giống

2.3.5.2 Phương pháp phân tích phẩm chất các giống cà chua Socola

~ Hàm lượng vitamin C trong quả (TCVN 8977 ~ 201 1) ~ Hàm lượng chất hoa tan (độ Brix) (TCVN 7771 ~ 2007)

2.3.6 Phương pháp xử lý số liệu

Mỗi thí nghiệm đều được bố trí lặp lại 3 lần

Các số liệu thu được từ thực nghiệm được xử lý thống kê theo phần mềm SPSS 22.0

Trang 38

CHƯƠNG 3

KET QUA NGHIEN CUU VA BIEN LUAN

3.1 Khảo sát một số yếu tố sinh thái tại huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng

3.1.1 Khảo sát chỉ tiêu về đất ở một số địa điểm tại huyện Hoà Vang, thành phố

Đà Nẵng

Đất trồng có vai trò quan trọng trong việc giúp cây đứng vững, là môi trường cung cấp nước, oxi và các chất dinh dưỡng Trong đắt luôn có thành phần cơ giới và thành phần hoá học đề tạo nên độ phì nhiêu của đất, giúp cây trồng cho năng suất cao Nhờ những hạt cát, limon, sét và chất mùn mà đất có khả năng giữ được nước và các

chất dinh dưỡng Đất chứa nhiều hạt có kích thước bé, nhiều min thi khả năng giữ nước

và chất dinh đưỡng càng tốt Thí nghiệm được thực hiện ở huyện Hoà Vang, thành phố

Đà Nẵng Qua khảo sát đây là vùng đất chuyên canh trong việc trồng cy hoa mau, san

xuất nông nghiệp Vì vậy việc khảo sát các chỉ tiêu của đát trồng thí nghiệm đề xác định

được tính chất vật lí và hoá học trước khi tiến hành trồng cả chua Soeola là rất cần thiết

'Kết quả phân tích thành phần hoá học của đất trồng thí nghiệm từ các mẫu đất

kì tại huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng được trinh bay 6 bang 3.1

Bang 3.1 Thanh phân hoá học của đất trằng thí nghiệm Tinh chat vật lí và hoá học của đất trồng thí nghiệm Loại đất ĐộpH Nito tong so Kali trao đối Phofpho tông số (mg/kg) (mgK:O/kg) (mg/kg) Đất thịt 780 494 450 trung bình Đất thịt 7 920 474 470 nhẹ

(Phân tích tại phòng thí nghiệm Khoa Sinh Môi trường ~ ĐHSPĐN)

Qua kết quả ở bảng 3.1 cho thấy, mẫu đất thí nghiệm có thành phần cơ giới thuộc

hai loại đất là đất thịt trung bình và đất thịt nhẹ, giàu mùn, tơi xốp, thuận lợi cho việc tưới tiêu Cùng với độ pH là 7, thuộc loại đắt trung tính nên không những phủ hợp với

Trang 39

31

khoang tir 780 ~ 920 mg/kg, Kali trao déi tir 47,4 — 49,4 mgK2O/kg, Photpho téng tir

450 ~ 470 mg/kg nên tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây cả

chua Theo nghiên cứu của Trương Thị Hồng Hải và cs (2016) đã tiến hành trồng cà chua vào vụ Đông Xuân và vụ Xuân Hè trên vùng đất thịt trung bình của tỉnh Thừa Thiên Huế cho kết quả tốt với năng suất cao của các giống cả chua nhập nội [9]

Tom lai, so sánh với những yếu cầu sinh thái của cây cả chua Socola ta thấy, các

chỉ tiêu về loại đất tại huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng là tương đối phù hợp cho

cây cả chua Socola sinh trưởng phát triển Tuy nhiên, đề đánh giá cây có thê sinh trưởng

phát triển và cho năng suất cao cần có nghiên cứu triển khai trồng thử nghiệm trên các

loại đất trồng tại huyện Hoa Vang, thành phố Đà Nẵng

3.1.2, Khảo sát các yếu tố vỉ khí hậu tại huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng

Ngoài đất đai thì các yếu tố vi khí hậu cũng được xem là một trong những nhân tố sinh thái quan trọng ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát triển và cho năng suất của bất kì loại cây trồng Sau quá trình khảo sát các vụ gieo trồng cả chua tại địa phương,

chúng tôi tiến hành điều tra các yếu tố vi khí hậu như nhiệt độ, độ âm, lượng mưa, số

giờ nắng tại huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng từ tháng 11 năm 2017 đến tháng 3 năm 2018 và cho kết quả là bảng 3.2

Bảng 3.2 Yếu tổ vi khí hậu tại huyện Hoà Vang, thành phó Đà Nẵng từ

tháng 11/2017 đến tháng 3/2018 Các yếu tô vi khí hậu

Thang Nhiệt độ Độ âm Lượngmưa Sốgiờ năng (Oo) (%) (mm) (giờ) " 258 35,0 337 11 12 232 89,0 759 40 1 219 920 916 442 2 213 87,0 9,6 116,9 3 242 36,0 42,1 153,6

(Nguồn: Đài khí tượng thu) văn thành phổ Đà Nẵng)

Cà chua là một loại cây trồng chịu được nhiệt độ cao, nhưng lại rất mẫn cảm với

nhiệt độ thấp nên có thể sinh trưởng phát triển tốt nhất trong phạm vi nhiệt độ tir 15°C

Trang 40

Bảng 3.3 Ảnh hưởng của loại đất trông đến khả năng sinh trưởng của cà chua Socola

Sự sinh trưởng của hai giống cà chua Socola

Loại Cà chua S Cà chua CS

đất Chiều Sốláthân Sốcành Chiều Sốláthân Số cành trồng caocây chính cấp! caocây chính cấp! (cm) (la) (canh) (cm) (la) (canh) Datthit 163,35" 23, §25" 182,18 26 3,90" nhe = £0.94 «£0.99 +092 +064 +067 + 0,73 Dat thit 143,82" 20,9 6,25 169,55 25,9 7,35% trung +0435 £074 #079 +066 +099 +0,58 bình Chú thích: Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột chỉ sự sai khác có ý nghĩa thông kê với p<0.05

Kết quả bảng 3.3 cho thấy, ở loại đất thịt nhẹ chiều cao cây, số lá trên thân chính và số cành cấp I đều cao hơn khi trồng ở đất thịt trung bình nhưng không có sự chênh lệch nhiều Về chiều cao, dao động từ 143,82 cm đến 163,35cm ở giống cả chua S và 169,5cm dén 182,18cm ở giống cả chua CS Số lá trên thân chính cũng có sự thay đổi không nhiều từ 20 lá đến 26 lá ở cả hai giống cà chua Socola Hay số cành cấp 1 của hai giống cà chua Socola khi trồng ở loại đắt thịt nhẹ dao động từ 8 - 9 cành cao hơn so với

trung bình chỉ đạt 6,2 cảnh ở giống cà chua S và 7.35 cảnh ở giống cả

Ở bắt kì loài thực vật nào đều phải trải qua hai giai đoạn là sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực Trong đó, sinh trưởng sinh dưỡng để hình thành các cơ quan sinh dưỡng như rễ, thân, lá còn sinh trưởng sinh thực để tạo ra hoa, quả, hạt Tuy nhiên,

hai quá trình này luôn gắn bó mật thiết với nhau và đất trồng là điều kiện cơ bản nhất dé

trồng cà chua Socola có năng suất cao va chất lượng quả tốt Theo Tạ Thu Cúc (2003),

loại đất phù hợp với cây cà chua là đắt thịt nhẹ, đất thịt trung bình, đất cát pha với các

đặc điểm như giàu mùn, tơi xốp, tưới tiêu thuận lợi [4] Thêm vào đó, theo nghiên cứu

của Nguyễn Ngọc Thanh Trà (2013) về việc trồng cà chua trái nhỏ tại vùng dat cat pha,

bởi đặc tính loại dat này thường nghèo mùn, khi khô thì rời rạc nhưng khi gặp mưa thì

Ngày đăng: 31/08/2022, 14:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN