1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống hoa chuông (Sinningia speciosa) và kỹ thuật trồng phù hợp với điều kiện sinh thái tại Đà

75 4 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 16,49 MB

Nội dung

Luận văn Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống hoa chuông (Sinningia speciosa) và kỹ thuật trồng phù hợp với điều kiện sinh thái tại Đà Nẵng nghiên cứu nhằm xác định được một số giống hoa chuông có khả năng thích ứng cao và đề xuất một số biện pháp kỹ thuật nhằm duy trì và phát triển hoa chuông tại Đà Nẵng, trên cơ sở đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển, khả năng chống chịu sâu bệnh, tỷ lệ sống và ra hoa… của một số giống hoa chuông nhập nội trồng tại Đà Nẵng ở vụ Đông Xuân.

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGÔ THỊ THU VÂN

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHAT TRIEN CUA MOT SO GIONG HOA CHUONG (Sinningia speciosa) VA KY THUAT TRONG PHU HỢP

VOI DIEU KIEN SINH THAI TAI DA NANG

Chuyên ngành: Sinh thái học

Mã số: 60.42.60

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYÊN TÁN LÊ

Đà Nẵng, Năm 2013

Trang 2

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng

được ai công bố trong bắt kỳ công trình nào khác

Tác giá luận văn

Trang 3

1 Lý do chọn để tài

2 Mục đích nghiên cứu

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài 22s 3

4 Cấu trúc luận văn

CHUONG 1 TONG QUAN TAI LIEU

1.1 TONG QUAN VE CAY HOA CHUONG

1.1.1 Mé ta cdy hoa chuéng

1.1.2 Nguồn gốc và phân loại

1.1.3 Đặc điểm thực vật học

1.1.4 Yêu cầu về ngoại cảnh đối với cây hoa chuông

1.1.5 Các phương pháp nhân giống hoa chuông se TƠ

1.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ HOA TRÊN THÊ GIỚI

1.2.1 Sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới -s+ J2

1.2.2 Sản xuất và tiêu thụ hoa ở châu Á

1.2.3 Sản xuất và tiêu thụ hoa ở Việt Nam sec TỔ

1.2.4 Sản xuất và tiêu thụ hoa ở Đà Nẵng

1.3 TÌNH HÌNH NGHIÊN CUU CAY HOA CHUONG TREN THE GIGI VA O VIET NAM 24

1.3.1 Tình hình nghiên cứu hoa chuông trên thé gi 124 1.3.2 Tình hình nghiên cứu hoa chuông ở Việt Nam 2Š 1.4 KỸ THUẬT TRÒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY HOA CHUÔNG 26

1.4.1 Thời vụ 27

Trang 4

1.4.5 Chuẩn bị giá thể

1.4.6 Chăm sóc - 2 2tr 28 CHƯƠNG 2 ĐÓI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 ĐÓI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2222222222222222zzze

2.2 ĐỊA ĐIÊM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CÚU

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2552-ss sevens 32

2.3.1 Phuong phap bé tri thi nghiệm „32

2.3.2 Các chỉ tiêu theo đõi -222sssrerererrrrrrrrrereeee 33

2.3.3 Phương pháp xử lý số liệu

CHƯƠNG 3 KẾT QUÁ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬ

3.1 PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TÓ SINH THÁI TẠI

THANH PHO DA NANG DEN DOI SONG CAC GIONG HOA CHUONG 35 3.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng 36

3.1.2 Các đặc trưng chế độ khí hậu của thành phố Đà Nẵng và ảnh hưởng

của nó đến sự sinh trưởng phát triển của cây hoa chuông .38

3.2 QUÁ TRÌNH SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIÊN CỦA CAC GIONG HOA CHUÔNG TRÒNG Ở VỤ ĐÔNG XUÂN 2012- 2013 TẠI THÀNH PHĨ ĐÀ 5 .,ƠỎ ¬ — AT 47 3.2.1 Quá trình hồi xanh của các giống thí nghiệm 3.2.2 Thời gian sinh trưởng của các giống hoa chuông 47

3.2.3 Động thái ra lá của các giống hoa chuông "'

3.2.4 Động thái tăng trưởng chiều cao của các giống hoa chuông S3

3.2.5 Động thái tăng trưởng đường kính tán của các giống hoa chuông 55

Trang 5

3.4 TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI CÁC GIONG HOA CHUONG TRONG oO

VU DONG XUAN NĂM 2012- 2013 TẠI THÀNH PHÓ ĐÀ NẴNG 64

KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐÈ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO)

PHU LUC

Trang 6

cs TP.HCM DT GDP SH, BS MS : Công thức : Cộng sự : Thành phố Hồ Chí Minh : Thành phố : Diện tích

: Gross Domestic Product (Téng san pham quéc ndi) : Môi trường dùng đề nuôi cấy mô tế bào

Trang 7

Số bảng Tên bảng Trang

Bảng 1.1 | Tình hình sản xuất hoa ở các nước châu Á 15 Bảng 1.2 | Diện tích và giá trị sản xuất hoa ở Việt Nam (2006 | _ 18 — 2008) Bang 13 | Cơ cấu số lượng, chủng loại hoa 6 Viet Nam qua| 20 các năm Bảng 1.4 | Tốc độ phát triển của ngành sản xuất hoa giai đoạn | 21 2000- 2011 Bảng 1.5 _ | Diện tích sản xuất hoa cây cảnh trên địa bàn thành | 23 phó Đà Nẵng

Bảng3.] | Các yếu tỗ sinh thái về nhiệt độ, độ âm, lượng | 39

mưa, số giờ nắng tại thành phố Đà Nẵng từ tháng

11/2012 đến tháng 2/2013

Bang 3.2 | Thời gian sinh trưởng (ngày) của các giống hoa| 48 chuông trồng ở vụ Đông Xuân 2012- 2013 tại

thành phố Đà Nẵng

Bảng3.3 | Số lácây qua các giai đoạn sinh trưởng của các| 51 giống hoa chuông trồng ở vụ Đông Xuân 2012-

2013 tại thành phố Đà Nẵng

Bảng34 | Động thái tăng trưởng chiếu cao của các giống| 53 hoa chuông trồng thí nghiệm ở vụ Đông Xuân

2012- 2013 tại thành phố Đà Nẵng,

Bảng3.5 | Động thái tăng trưởng đường kính tán (cm) của| các giống hoa chuông trồng thí nghiệm ở vụ Đông $5 Xuân 2012- 2013 tại thành phố Đà Ning

Trang 8

Đà Nẵng

Bang 3.7 Chất lượng của các giống hoa chuông trồng thí nghiệm ở vụ Đông Xuân 2012- 2013 tại thành phố

Đà Nẵng

Bảng 3.8 Kết quả thăm dò thị hiểu của người tiêu dùng đổi với các loại hoa chuông trồng thí nghiệm ở vụ Đông Xuân 2012- 2013 tại thành phố Đà Nẵng

Bang 3.9

Tình hình nhiễm sâu bệnh hại của các giỗng hoa chuông trồng thí nghiệm ở vụ Đông Xuân 2012-

2013 tại thành phố Đà Nẵng 65

Trang 9

Số hiệu Tên biểu Trang

Biểu đỗ 3.1 [ Sự biến thiên nhiệt độ từ tháng 11/2012 đến tháng |_ 40 02/2013 Biểu đồ3.⁄2 | BO âm trung bình từ tháng 11⁄2012 đến tháng| 43 02/2013 Biểuđỗ3.3 | Tông lượng mưa từ tháng 11/2012 đến tháng| 44 02/2013

Biểu đỗ 3.4 | Số giờ năng từ tháng 11/2012 đến tháng 02/2013 45 Biểu đỗ3.5 [Thời gian sinh trưởng (ngày) của các giống hoa| 49

chuông trồng thí nghiệm trong vụ Đông Xuân

2012- 2013 tại TP Đà Nẵng

Biểu đồ 3.6 | Động thái ra lá của các giống hoa chuông trồng thí |_ 52 nghiệm trong vụ Đông Xuân 2012- 2013 tại TP Đà

Nẵng

Biéu dd 3.7 | Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống |_ 54 hoa chuông trồng thí nghiệm ở vụ Đông Xuân

2012- 2013 tại thành phố Đà Nẵng

Biểu đỗ3.8 | Động thái tăng trưởng đường kính tán (em) của|_ 56

các giống hoa chuông trồng thí nghiệm ở vụ Đông

Xuân 2012- 2013 tại thành phố Đà Nẵng

Biểu đồ3.9 | Năng suất của các giống hoa chuông trồng thí| nghiệm ở vụ Đông Xuân 2012- 2013 tại thành phố 59

Đà Nẵng

Trang 10

thành phố Đà Nẵng

Biéu d6 3.11 Đường kính nụ, đường kính hoa của các gidng hoa chuông trồng thí nghiệm ở vụ Đông Xuân 2012- 2013 tại thành phố Đà Nẵng 61 Biêu đồ 3.12

Độ bến tự nhiên (ngày) của các giỗng hoa chuông

trồng thí nghiệm ở vụ Đông Xuân 2012- 2013 tại

thành phố Đà Nẵng 62

Trang 11

Số hình Tên hình Trang

11 | Cây hoa chuông 5

2.1 | Các giống hoa chuéng tréng thi nghiem 31

Trang 12

phẩm vừa mang giá trị tỉnh thần vừa mang giá trị kinh tế; là thông điệp để gửi gắm những tâm tư tình cảm của con người, những cảm xúc từ cuộc sống; là vật trang trí rất được ưa chuộng trong các công trình kiến trúc và các dịp lễ

tết, hội hè Bên cạnh đó, việc sản xuất hoa còn góp phần tạo ra nguồn lợi

kinh tế và giải quyết công việc cho người dân lao động

Trong những năm gần đây tình hình sản xuất và tiêu thụ các sản phim của hoa và cây cảnh ở nước ta không ngừng tăng lên, góp phần đáng kể trong việc tăng cường chất lượng cuộc sống của người dân Cách sử dụng cũng được đa dạng hóa: cắm vào lọ, kết lằng, bồn cảnh, chậu cảnh Nghề trồng

hoa đã thực sự phát triển mạnh mẽ nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật

mới: trồng cây trong nhà lưới, nhà kính, trồng cây thủy canh, khí canh, điều khiển ra hoa theo ý muốn tạo nguồn cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu

Da Nẵng là một trong những thành phố lớn ở nước ta Theo đà phát triển, nhu cầu tiêu thụ hoa, cây cảnh ngày càng một tăng Điều tra từ các chủ

vựa hoa cho biết sản lượng tiêu thụ hoa các loại trên địa bàn thành phố bình

quân mỗi ngày trên 3 tắn; cao điểm những ngày lễ tết, rằm, mồng một âm lịch

có thể lên gấp đôi Tuy nhiên, khả năng cung cấp tại chỗ của thành phố hiện

rất nhỏ, thậm chí chỉ mới đáp ứng được khoảng 10-20% nhu cầu đối với các

chủng loại hoa thông thường và 2% hoa cao cấp và cây cảnh các loại Số còn lại phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nhập từ các tỉnh, một số loại hoa cũng có

Trang 13

cao cấp, hoa mới, lạ, đẹp ngày càng gia tăng Nguồn hoa nhập nội vào thành

phố có giá thành cao, nguồn cung cấp không ổn định, luôn trong tình trạng bị

động, nhất là độ bền của một số loài hoa giảm khi điều kiện sinh thái thay đi Chính vì vậy, việc nghiên cứu khảo sát khả năng sinh trưởng và phát triển của các loại hoa, cây cảnh nhập nội tại điều kiện sinh thái ở địa phương là điều vô cùng cấp thiết, có ý nghĩa lớn về khoa học và thực tiễn [11], [12]

Hoa chuông là loại hoa đẹp, sớm ra hoa, độ bền kéo dài, hiệu quả kinh tế cao Cây hoa chuông dễ trồng, có thể nhân giống vô tính bằng lá và thân hoặc nhân giống hữu tính bằng hạt; đặc biệt là có thể trồng trong các điều

kiện sinh thái khác nhau, kể cả trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt và trồng

trên nhiều loại đất khác nhau Trồng hoa chuông có thẻ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ hoa của thành phố Đà Nẵng; đồng thời có thể giúp người nông dân tăng thu nhập, cải thiện đời sống trong bối cảnh hiện trạng diện tích đất nông nghiệp của thành phố ngày càng bị thu hẹp

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống hoa chuông (Sinningia speciosa) và kỹ thuật trồng phù hợp với điều kiện sinh

thái tại Đà Nẵng”

2 Mục đích nghiên cứu

Xác định được một số giống hoa chuông có khả năng thích ứng cao và

đề xuất một số biện pháp kỹ thuật nhằm duy trì và phát triển hoa chuông tại Đà Nẵng, trên cơ sở đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triể

Trang 15

1.1 TONG QUAN VE CAY HOA CHU

1.1.1 Mô tả cây hoa chuông

Cây hoa chuông là cây thân thảo, lưu niên, có hoa đẹp, chủ yếu được trồng làm cây kiểng Chiều cao cây khoảng 10-15

cm, tan lá tỏa ra có đường kính khoảng

22-30 cm Cây có củ nằm dưới mặt đắt, lá

rộng mọc sát đát, thân thấp Lá có hình vỏ

sò, xanh đậm Cuống lá thuôn, gân lá hình Hình I.1: Cây hoa chuông, xương cá, có nhiều lông mịn Lá mọc

đối xứng cặp hoặc xen kẽ nhau Nghề trồng hoa chuông được phát triển mạnh

nhờ người làm vườn Seotland, John Fyfiana, khi ông này gieo hạt thành công vào những năm thế kỷ 19 [25], [28], [33]

Hoa chuông thường nở hoa vào khoảng cuối mùa thu đến đầu mùa xuân

Hoa có hình chuông, mọc đơn lẻ hay mọc thành từng cụm nhiều bông Hoa có

nhiều màu sắc khác nhau từ trắng, hồng, màu oải hương, đỏ, tím đến tím đậm Hai loại hoa màu trắng và hoa viền cánh màu trắng đang rất phỏ biến hiện

nay, nhưng loại hoa màu nhung đỏ và tím lại được thị trường ưa chuộng hơn Qua quá trình lai tạo và chọn lọc người ta đã tạo được 3 nhóm cây hoa chuông với kích cỡ khác nhau:

- Hoa có kích cỡ lớn: loại này đạt được tiêu chuẩn đường kính hoa từ 12-

Trang 16

~ Hoa có kích cỡ nhỏ: thường đạt kích thước đường kính hoa là 10em

Loại nhỏ có 2 dạng khác nhau: hoa hình ống (được tiêu thụ mạnh nhất) và hoa

hơn vì ít gặp khó khăn

hình “dép” Hoa loại nhỏ thường được trồng nÏ trong sản xuất và vận chuyền

Cả 3 nhóm đều có những yêu cầu trong quy trình trồng và chăm sóc như

nhau, chỉ khác nhau về thời

an sinh trưởng và hình dạng, kích cỡ hoa

Hoa chuông có màu trắng, hồng, đỏ, xanh Dưới những điều kiện bình

thường, sau 35-40 ngày thì quá trình phân hóa mầm hoa bắt đầu diễn ra và sau 60-65 ngày sẽ cho ra hoa, sau khi hoa tàn cây sẽ đi vào trạng thái ngủ Sau giai đoạn ngủ cây bắt đầu lại vòng sinh trưởng [5], [8], [25]

1.1.2 Nguồn gốc và phân loại

a Nguân gốc

Hoa chuông được các nhà nghiên cứu phát hiện ở Brazil từ năm 1785

Năm 1825, loài này được đặt tên là Sinningia speciosa bởi nhà thực vật học người Đức Wilhelm Sinning Hầu hết các loài của Simaingia sống chủ yếu ở khu vực rừng nhiệt đới ở Brazil (Nam Mỹ) [25]

b Phân loại

Hoa chuông có tên khoa học la Sinningia speciosa hay Gloxinia speciosa © Viét Nam có nhiều tên gọi khác nhau, như hoa tình yêu

Trang 17

ban ngày là 24°C trong mùa đông, nhưng không được vượt quá 29,5°C vào

ngày hè Nhiệt độ thấp vào mùa đông có thê làm chậm tốc độ sinh trưởng của cây hoa chuông Cần chú ý độ thoáng và giảm độ ẩm tương đối trong suốt mùa đông đề ngăn ngừa bệnh Ngược lại, trong thời tiết khô nóng mùa hè lại cần độ âm tương đối cao

€ Ánh sáng

Cây hoa chuông cần nhiều ánh sáng, nhưng chủ yếu là ánh sáng tán xạ, không chịu được ánh sáng gay gắt Nếu cường độ chiếu sáng quá lớn có thể

gây cháy lá, còn nếu ánh sáng yếu có thể làm cho quá trình ra hoa chậm lại và cho hoa không tươi Quang kì tốt nhất cho hoa chuông khoảng 12-14 giờ

chiếu sáng mỗi ngày

4 Phân bón

Bắt đầu bón phân cho cây con từ 10 đến 14 ngày sau khi chuyển chậu Luân phiên bón phân NPK theo công thức 20-10-20 vào những tháng nóng và công thức 17-5-17 vào những tháng mát trời Tránh bón phân NPK 20-20-20 hoặc bất kỳ phân bón lá nào với hàm lượng nitơ vượt quá 40% tổng số nitơ trong ammonium, vì những tỷ lệ này thường cho kết quả rối loạn tán lá [32] Hiện tượng lá xoăn và xanh sẫm thường là triệu chứng của việc bón phân quá mức hay lượng nitơ quá cao Những triệu chứng này có thể xảy ra vào mùa đông khi cây yêu cầu nước ít hơn Superphosphate và vi lượng (đặc biệt là

Bo) cũng có thể được kết hợp ở một mức nhất định sẽ cho hoa tươi và lâu tàn

Có thể quan sát được hiện tượng thiếu Bo trong thời kỳ ánh sáng cao vào mùa hè Vấn đề này thường xuất hiện trước khi cây đủ lớn và có thể bị

Trang 18

vết ăn xung quanh mép Nếu lá có lỗ thủng vấn đề không phải là do thiếu Bo mà nhiều khả năng do côn trùng gây hại

e Nước tưới

Trong thời gian khi chăm sóc cây con sau nuôi cấy mô (thường kéo dài từ 10-15 ngày) không bao giờ được để khô đến điểm héo Nếu trường hợp này

xảy ra, nụ hoa có thê hình thành sớm và cây hoa sẽ ra hoa trước khi đạt đến

kích thước mong muốn, điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng hoa

Hoa chuông cần được tưới nước trên bề mặt, đặc biệt là trong giai đoạn đầu

của cây, với nhiệt độ của nước và nhà che không quá nóng và quá sáng

Hoa chuông ưa độ ẩm trung bình và cần được tưới thường xuyên bing

nước ở nhiệt độ trung bình, không quá lạnh Trong tắt cả các mùa, tốt nhất

vẫn nên tưới nước vào buổi sáng sớm nếu không lá cây sẽ xuất hiện hiện

tượng héo tạm thời trong ngày Nếu nước quá lạnh (dưới 10°C), sẽ làm lá xuất

hiện đốm và gốc có thể bị hỏng [33]

1.1.5 Các phương pháp nhân giống hoa chuông

Hoa chuông được nhân giống truyền thống qua 2 cách: nhân giống hữu

tính và nhân giống vô tính

a Nhân giống hữu tính

Hoa chuông được nhân giống hữu tính bằng cánh gieo hạt Đây là phương pháp nhân giống khá đơn giản và không cần nhiều trang thiết bị

b Nhân giống vô tính

Trang 19

* Nhân gióng bằng đoạn cắt (cuting): cắt các đoạn thân chứa ít nhất là 3 đốt, tướt bỏ các lá ở dưới thấp và cắm vào giá thể ra rễ, che đậy đề giữ độ âm Một số đoạn cắt sẽ bắt đầu ra rễ trong vài tuần, nhưng một số khác thời gian

xuất hiện rễ chậm hơn Nhìn chung các đoạn cắt từ thân thường rất dễ ra rễ

* Nhân giống từ lá (lea/): các đoạn cắt từ lá có thể được sử dụng trong nhân giống rất nhiều loài trong họ Gesneriaceae Có thể thực hiện bằng cách cắm các đoạn gân lá vào giá thể ra rễ, cây con sẽ phát triển từ phần gốc của

đoạn cắt Hoặc có thể cắt lá dọc theo cạnh gân lá, hay cắt lá theo chiều ngang

qua gân lá, đặt hai phần mảnh lá vào giá thể ra rễ Trong trường hợp này, cây

con sẽ phát triển đọc theo các cạnh rìa của mảnh cắt

* Nhân giống từ thân rễ (Rhizomes): bên cạnh việc nhân giống bằng các

đoạn cắt từ thân hay lá như đã trình bày ở trên, hoa chuông cũng được nhân giống bằng cách phân chia các đoạn thân rễ Thân rễ có thể được chia thành nhiều phần nhỏ, mỗi phần sẽ sản sinh một cây con mới Ngoài ra, mỗi vảy

trên thân rễ cũng có thể tạo một cây con mới

Các phần thân rễ giâm vào giá thể trồng sẽ tạo thành một chuỗi thân rễ

đài và chúng có thể được phân chia tiếp giống như thân rễ Các vảy cắt được

rải riêng lẻ lên bề mặt của giá thể trồng như phương pháp gieo hạt, sau đó rất

nhanh các vảy sẽ phát triển thành các cây con rất nhỏ

* Nhân giống từ các doan cat choi (crown cutting): tat ca cac loai hoa

chuông đều có thể nhân giống bằng phương pháp này Các đoạn chồi được

tách rời khỏi củ, tách bỏ các lá phía dưới thấp và giâm vào giá thể ra rễ Sau

Trang 20

e Vĩ nhân giống hoa chuông (Sinningia speciosa)

Đây là phương pháp nhân giống vô tính sử dụng kỹ thuật nuôi cấy mô trong phòng thí nghiệm Sản phẩm cho ra những cây con từ nuôi cấy mô và cơ quan của cây với chất lượng tương đương nhau, ít nhiễm bệnh Ở Việt

Nam, hiện nay đã có Viện Sinh học nhiệt đới, Phân viện Sinh học Đà Lạt,

Phòng thí nghiệm Công nghệ sinh học tế bào - khoa Sinh - Trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên, Đại Học Quốc Gia TP.HCM và Bộ môn Di truyền giống - khoa Nông Học - Trường Đại Học Nông Lâm Huế nghiên cứu về cây hoa

chuông này

Phương pháp nhân giống truyền thống bằng cách gieo hạt tốn khá nhiều thời gian, tỉ lệ nảy mầm thấp Các phương pháp nhân giống vô tính: nhân giống bằng đoạn cắt, nhân giống từ lá, nhân giống từ thân rễ, nhân giống từ

các đoạn cắt chồi lại cho tỉ lệ sống thấp, cây nhiễm bệnh nhiều, tỉ lệ đồng đều

thấp, hệ số nhân giống chưa cao Vì thế, phương pháp vi nhân giống được áp

dụng nhiều với nhiều ưu điểm về hệ số nhân, sạch bệnh, độ đồng đều cao; tuy

nhiên tỉ lệ cây còn sống sót sau giai đoạn vườn ươm vẫn chưa cao [ 14] 1.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ HOA TRÊN THÉ GIỚI

1.2.1 Sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới

Ngày nay sản xuất hoa trên thế giới đang phát triển một cách mạnh mẽ và trở thành một ngành thương mại Sản xuất hoa mang lại lợi ích to lớn cho nên kinh tế các nước trồng hoa, cây cảnh, trong đó có các nước châu Á đang phát triển mạnh và cạnh tranh quyết liệt để chiếm lĩnh thị trường hoa trên thế giới

Trang 21

gồm các loài hoa lan (Orchidacea), hoa đồng tiền (Gerbera) Nhóm có

nguồn gốc từ ôn đới như hoa hồng (Rosđ sp.), cúc (Chrysanthemum sp.), layon (Gladiolus), hué Dac biệt hoa lan là sản phẩm hoa nhiệt đới, đặc sản hoa châu Á được thị trường châu Âu và châu Mỹ ưa chuộng [21]

Giá trị do sản xuất hoa đem lại là rất to lớn nên diện tích trồng và sản lượng hoa trên thế giới đang tăng mạnh Theo Nguyễn Xuân Linh [7], châu Á là trung tâm sản xuất hoa lớn của tỉ ¡, gồm các nước: Nhật Bản, Israel,

Án Độ, Thái Lan, Malaisia, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam Một số nước

đã xuất khẩu hoa sang châu Âu và các nước lân cận khác như Nhật Bản,

Israel, Thái Lan, Trung Quốc Tuy nhiên số lượng hoa xuất khâu còn rat khiêm tốn Thống kê từ năm 1982 đến 1998 trong 16 năm diện tích trồng hoa

của Trung Quốc từ 8.000 ha tăng lên đến 90.000 ha, tăng trên I1 lần Giá trị

năm 1982 là 13.000 USD, đến 1998 là 100 triệu đôla Mỹ tăng trên 130 lần

Diện tích, sản lượng và một số loại hoa chính mà các nước sản xuất hoa lớn ở châu Á thể hiện cụ thể ở bảng 11: Bang I.1 : Tình hình sản xuất hoa ở các nước chau A Diện tích Sản lượng

STT | Tên nước (ha) (&iá trị/ năm) Các loại hoa chính : 2 tỷ cảnh/năm | hông, phăng, cúc, lay ơn, 1 | Trung Quéc | 3000 2000 y đồng tiền ong: Phang y

anthurium, huệ, xuxi,

2.050 trigu RS/

2 |ÁnĐộ 65000 | am gypsophila, nhài, hồng cúc,

Trang 22

1667 triệu |lan, hồng, cúc, anthurium, 5 | Thai Lan 5.452 cảnh/ năm đồng tiền, phăng, nhai x

hồng, cúc, lay ơn, huệ, lan,

6 |ViệtNam 3.500 đồng tiền 4a

7 |Philppin lan, hồng, lay ơn, helicolia

8 | Indonexia lan, hồng, huệ, nhài

(Nguồn: Nguyễn Xuân Linh, 2002) [7]

1.2.3 Sản xuất và tiêu thụ hoa ở Việt Nam

Sản xuất hoa là một ngành kinh tế mới nhưng có tốc độ tăng trưởng khá

mạnh, giải quyết được công ăn việc làm cho nhiều lao động, tăng thu nhập và

cải thiện cuộc sống nhân dân

'Những năm qua, nhà nước, các nhà khoa học, các doanh nghiệp và người

dân đã có những đóng góp nhất định, góp phần thúc đây vào sự phát triển

chung của ngành, tuy nhiên sự hỗ trợ đầu tư của nhà nước chưa nhiều, trình độ khoa học công nghệ của Việt nam còn thấp so với các nước trong khu vực

điều này dẫn đến năng suất, chất lượng hoa của Việt Nam chưa cao, sản lượng xuất khâu còn ít, chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của ngành

Trước nhu cầu tiêu dùng hoa ngày càng tăng, rất nhiều doanh nghiệp, tổ chức cá nhân đã và đang đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh hoa, cây cảnh, nhưng mới dừng lại ở qui mô nhỏ, sản phẩm tiêu thụ trong nước là chính, xuất

khẩu chưa nhiều Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của Việt Nam rất thuận lợi

cho việc trồng được nhiều loại hoa và cây cảnh Sản phẩm hoa và cây cảnh có vai trò quan trọng trong cuộc sống khi thu nhập và nhu cầu thâm mỹ của

người dân ngày càng cao Thị trường trong nước rộng lớn và phong phú, bên

Trang 23

tế lớn cho ngành sản xuất nông nghiệp Việt Nam trong quá trình chuyền đổi cơ cầu cây trồng

Hoa được trồng lâu đời và tập trung một số vùng trồng hoa truyền thống như Ngọc Hà, Quảng An, Tây Tựu (Hà Nội), Đằng Hải, Đằng Lâm (Hải Phòng), Hoành Bồ, Hạ Long (Quảng Ninh), Triệu Sơn (Thanh Hoá), Gò Vấp, Hóc Môn (Thành phó Hồ Chí Minh) với tông diện tích trồng khoảng 3500 ha

Hiện nay diện tích hoa cây cảnh của cả nước có khoảng 12.054 ha Sản xuất hoa đang cho thu nhập cao bình quân đạt khoảng 70 — 130 triệu đồng/ha nên rất nhiều địa phương trong cả nước đang mở rộng diện tích trồng hoa trên những vùng đất có tiềm năng Một số tỉnh Duyên hải miền Trung cũng bắt đầu phát triển sản xuất hoa cắt theo hướng hàng hóa, chủ yếu phục vụ nhu cầu

tại chỗ, với chủng loại hoa tương đối hạn chế [4], [12]

Các tỉnh phía Nam, điển hình là Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó có

các huyện Hóc Môn, Bình Chánh, Gò Vấp, Thủ Đức, Củ Chỉ cùng các tỉnh

Đồng bằng sông Cửu Long như Tiền Giang, Đồng Tháp là nguồn cung cấp

hoa và cây cảnh đáng kể Tuy nhiên các địa bàn này chỉ sản xuất chủ yếu một

số loại hoa nhiệt đới (cúc móng rồng, cúc đại đóa, huệ, mai, ) Lượng hoa cắt

cành truyền thống (hồng, cúc, cắm chướng, layơn, đồng tiền) sản xuất còn rất

hạn chế và chất lượng chưa thật cao Hướng phát triển của thành phố trong những năm tới là sẽ phát triển các giống hoa cao cắp đang được ưa chuộng

Tại miền Bắc, Hà Nội được đánh giá là vùng hoa lớn nhất Huyện Từ

Liêm với diện tích 500 ha thì xã Tây Tựu có 330 ha (chiếm 66% diện tích trồng hoa toàn huyện, chiếm 84,6% diện tích canh tác toàn xã), chủ yếu trồng

hoa cúc, hoa hồng, hoa đồng tiền, hoa ly, hoa loa kèn Ngoài ra, một số

huyện ngoại thành khác như Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Thái Bình cũng quy

Trang 24

đó là các chủng loại hoa mới, có giá trị cao hon (lily, lan, cát tường, tình nhân thảo, salem, biby, trà, hải đường, đỗ quyên )

Có sự thay đổi trên là do nhu cầu của người tiêu dùng luôn luôn hướng đến những chủng loại hoa cây cảnh, cây hoa mới lạ, có chất lượng cao (màu sắc đẹp, độ bền lâu, có hương thơm ); do sự hội nhập với bên ngoài: càng ngày càng có nhiều chủng loại hoa mới được du nhập vào Việt Nam bằng nhiều con đường khác nhau; và do có đóng góp rất lớn của các cơ quan khoa

học trong việc lai tạo, thu thập, tuyển chọn các giống hoa mới Các nhà đầu tư

trồng hoa cần nắm bắt những thông tin và tính toán để cân đối giữa cung và cầu trong quá trình sản xuất

Bảng 1.4: Tốc độ phát triển của ngành sản xuất hoa giai đoạn 2000- 2011

Chỉ tiêu Năm 2000 [ Năm 2005 | Năm 2008 | Năm 2011

Tông diện tích (ha) 6.800 11200 12600 16.200 Giá trị sản lượng (Tr.đ) | 950.000 1.960.000 | 4.410.000 | 6.800.000 Giá trị thu nhap TB 140 275 350 420 (Tr.đ/ha/năm) Mức tăng diện tích so : 1,0 21 19 24 với 2000 (lần) Mức tăng giá trị sản 1,0 20 46 72 lượng so với 2000 (lần) (Nguồn: Số liệu thông kê và điễu tra tông hợp của Viện nghiên cứu Rau quả năm 2012)

Trang 25

ty déng/1000m*/nam) Téc dé tang truéng này là rất cao so với các ngành nông nghiệp khác

Cũng theo kết quả điều tra từ Viện nghiên cứu rau quả, nhu cầu thị trường hoa của Việt Nam trong giai đoạn 2000- 2011 trung bình tăng 9%/năm Mức tiêu dùng hoa trung bình của người dân đô thị năm 2000 là 25.000đ/người/năm, đến năm 2011 tăng lên 52.000đ/người/năm Ở nông thôn, mức độ tiêu dùng tương ứng chỉ bằng 20% so với đô thị

Sự tăng trưởng của ngành sản xuất hoa luôn ôn định trong suốt 11 năm qua Theo ước tính, có được kết quả trên là do đóng góp của nhân tố xã hội (do thu nhập ngày càng cao, đời sống người dân ngày càng được cải thiện), ch

40%; sự đầu tư của nhà nước về cơ sở hạ tầng và cơ chế chính sách chiếm 15%; sự nỗ lực của người din 25% và do kết quả đóng góp của khoa học 20% [12]

1.2.4 Sản xuất và tiêu thụ hoa ở Đà Nẵng

Đà Nẵng được cả nước biết đến là thành phó môi trường của Việt Nam,

là thành phố thường diễn ra các lễ hội và các sự kiện lớn của đất nước Đối

với sản xuất nông nghiệp thì nghề trồng hoa cây cảnh được xem là nghề mang

lại thu nhập cao và ồn định Diện tích canh tác hoa, cây cảnh của Thành phố

năm 2010 gần 130 ha Còn lại là các diện tích trồng phân tán tại các xã,

phường, sản xuất nhỏ lẻ, một số mới được chuyển đổi từ diện tích các cây trồng kém hiệu quả hoặc chỉ sản xuất 1 vụ trong năm (Bảng 1.3)

Các chủng loại hoa chính gồm: cúc cúng (40 ha, chiếm trên 30,8%);

cúc chậu (20 ha, chiếm 15,3%); cây cảnh các loại gần 50 ha chiếm 38%; số

còn lại là chủng loại hoa nền như câm chướng, mãn đình hồng, sống đời, vạn

Trang 26

Bảng 1.5 Diện tích sản xuất hoa cây cảnh trên địa bàn Tp Da Ning DVT-ha Trong đó Chỉ tiêu 200s | 2009 | 2010 | 2011 | Pat sim | Dattan xuất lâu | dụng dự năm án Diện tích hoa 8408 | 79.18 | 80,63 | 75,54 62 13,54 Quan Hai Chau 17 14 165 | 125 5 75 Quận Cẩm Lệ 18 17 15 15 13,5 15 Quận Thanh Khê 2 06 18 18 05 13 Quận Ngũ Hành Sơn | 1 1 1 15 1 05 Quận Liên Chiêu 1 15 15 3 2 1 Quận Sơn Trà 228 | 228 | 183 | 174 0 174 Huyện Hòa Vang | 428 [ 428 4 40 40 0 Diện tích cây cảnh | 48/65 | 4745 | 505 [ 4769 [ 225 | 25,19 Quận Hải Châu 139 | 128 | 157 | 157 6 97 Quận Câm Lệ 225 | 225 | 225 | 225 10 125 Quận Thanh Khê 05 04 04 07 0 07 Quận Ngũ Hành Sơn | 1,5 15 1 1 05 05 Quận Liên Chiêu 2 2 2 1 1 Quận Sơn Trà 1,25 1,25 0,9 0,79 0 0,79 Huyén Hoa Vang 7 7 8 3 3 0 Tong cong 13273 | 126,63 |12968 | 12623 | 845 | 38,73

(Nguôn: Phòng kinh tế, phòng NN&PTNT: Hội hoa sinh vật cảnh các quận huyện trên địa bàn Đà Nẵng, năm 2011)

Trong 3 năm 2008 - 2010, tổng diện tích gieo tròng hoa, cây cảnh

không ổn định và đối với cây cảnh có sự thay đổi mạnh do chạy theo thị hiếu

Trang 27

và một số loại hoa cao cấp, giống mới như hoa lan, lily, đồng tiền có xu

hướng mở rộng, trong đó tăng mạnh vẻ diện tích là các chủng loại hoa lys, đồng tiền và cúc So với năm 2008, diện tích cúc cúng tăng 5% Diện tích trồng hoa, cây cảnh cao cấp như lan, cây mai thế, sanh, sứ, có tốc độ

tăng cao, diện tích khoảng 10 ha (chiếm 7,7% tổng diện tích) Chất lượng hoa

không đồng đều và tùy trình độ canh tác của từng hộ sản xuất, có sự chênh

lệch rõ rệt giữa các vùng hoa, cây cảnh truyền thống và các vùng mới được mở rộng Trung bình hàng năm sản xuất hoa, cây cảnh đã cung ứng cho thị trường khoảng 2 triệu 400 ngàn cành hoa; khoảng 500 ngàn chậu hoa và cây

cảnh các loại Đối với hoa cúc cúng đáp đứng được 60-70% nhu cầu, cúc chậu

giống cúc phalê, cúc vàng đông phục vụ địp tết đáp ứng 50- 60% nhu cầu Đà

[11] Riêng một số loại hoa cao cấp như lan, Iyly, cảm chướng, đồng ti

Nẵng chỉ mới du nhập, trồng thử nghiệm và sản xuất diện hẹp nhưng mới chỉ đạt khoảng 3% tổng diện tích nên chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người dân thành phó

Mức độ đầu tư vật tư cho hoa, cây cảnh tương đối cao, trung bình đạt

120 - 200 triệu đồng/ha Đối với diện tích hoa phổ thông như hoa cúc, hoa vạn thọ mức độ đầu tư tương đối thấp 40-60 triệu đồng/ha [11], [12]

1.3 TÌNH HÌNH NGHIÊN CUU CAY HOA CHUONG TREN THE GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM

1.3.1 Tình hình nghiên cứu hoa chuông trên thế giới

Trên thế giới hoa chuông được trồng phô biến ở một số nước như: Brazil, Mexico, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật

hoa này nên trong thời gian gần đây nó được trồng rộng rãi ở những vùng

Với vẻ đẹp và hương thơm của loài

Trang 28

khoa học năm 2011 — 2012 của kỹ sư Phạm Thị Lịnh về “Du nhập và trồng thử nghiệm giống hoa chuông kép đỏ” Chúng tôi đã cải tiến thay đổi giá thể trồng và hàm lượng phân bón cho phù hợp [4]

Sau khi cây mang về phải tiến hành trồng ngay dé đảm bảo tỷ lệ sống cao

Trồng xong tưới nước vào gốc đẻ cố định gốc cây và tưới phun nhẹ trên lá để

rửa sạch đất bụi bân

1.4.1 Thời vụ

Cây hoa chuông thích hợp khí hậu mát nhiệt độ giao động từ 18- 24°C do vậy thời vụ thích hợp nhất cho cây hoa chuông tại thành phố Đà Nẵng là từ tháng 9 tới tháng 2 năm sau Tùy theo nhu cầu của thị trường mà tính thời gian trồng cho phù hợp trước khi bán từ 2,5 tới 3 tháng

1.4.2 Chuan bị nhà che

Cây hoa chuông không chịu được mưa, sương muối và cường độ ánh

sáng cao do vậy phải làm nhà che tránh mưa, sương muối và hạn chế ánh sáng trực xạ Nhà che: cao từ 2,Š — 4 m, rộng 5-8 m, dài tùy theo lơ đất, chắc chắn, thơng thống, có lợp lưới cản quang và nilon che mưa để tạo điều kiện thích hợp nhất cho cây sinh trưởng và phát triển

1.4.3 Làm giàn kê

Cây hoa chuông là cây thân thảo, lá mọng nước nên dễ bị các đối

tượng sâu hại phá hoại và bị nắm bệnh nên phải làm giàn che đi

hại của các yếu tổ trên với cây Làm giản cao từ 30 - 50 cm, có thể làm bằng gỗ hoặc tre

1.4.4 Chuẩn bị chậu trồng

Trang 29

1.4.5 Chuẩn bị giá thé

Gia thé tro ng hoa chuông yêu cầu giữ nước tốt vào mùa hè và thoát nước tốt vào mùa mưa Gia thẻ được chuẩn bị là : 2 phần đất cát pha + 1 tro trau + 1 xo dừa (xơ dừa đã được xử lý hết chất chát) + 1 phân chuồng, lượng phân bón lót cho 200 chậu gồm: 1 kg phân bánh dầu bột, 0,5 kg chế phẩm nắm đối kháng trichoderma, vôi nông nghiệp 500g, giá thể được trộn đều và ủ trước khi trồng 15 ngày

1.4.6 Chăm sóc

* Tưới nước, ánh sáng và nhiệt độ

Cây hoa phát triển tốt trong điều kiện thoáng mát (khoảng 50% ánh

sáng) Thường xuyên tưới nước vào buổi sáng sớm, không tưới vào buổi

chiều vì đễ đọng nước trên lá làm cây bị nhiễm nắm bệnh Có thể tưới bing

nhiều cách cho cây như: tưới phun sương, tưới nhỏ giọt, tưới gi nhưng

phải đảm bảo vừa nước cung cấp cho cây Khi hoa đã nở chỉ nên tưới gốc,

không tưới vào lá và hoa, không tưới quá đằm vì cây dễ bị thối thân và gốc * Phân bón:

Sau khi trồng vào chậu xong phun thuốc kích thích ra rễ NAA cho

cây theo tỷ lệ 1 lọ 10cc pha cho 8 lit nước, phun cho cây tạo điều kiện kích thích cho cây ra rễ nhanh

Sau trồng 7 ngày phun phân bón lá Growmore 30-10-10 với lượng 2 -

4g cho 2 lít nước phun cho cây tạo điều kiện cho cây hồi xanh bén rễ Phun

vào sáng sớm hoặc chiều mát

Bón thúc lần 1(khi cây bén rễ hôi xanh và ra lá mới khoảng 10 - 15 ngày): hòa phân NPK 16 -16 - 8 cho cây với lượng 200g/20 lít nước tưới cho

200 cây

Trang 30

Bon thic lần 3 ( khi thấy cây xuất hiện nụ hoa, sau trằng khoảng 40- 45 ngày): liều lượng như bón thúc lần | + 200g DAP cho 200 cây

Bón thúc lần 4 (sau trông 50- 55 ngày): liều lượng như lần 1 + 200g Kali cho 200 cây

Định kỳ 10 ngày hòa phân tưới cho cây tới khi cây nở hết nụ theo liều

lượng như bón thúc lần 4

Lưu ý: khi tưới phân tránh tưới lên lá cây, sau khi tưới phân cho cây xong nên tưới lại nước lã để rửa lá cây

Định kỳ 7 ngày phun phân bón lá cho cây: Trong giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng phun phân bón lá growmor 30-10-10 cho cây, tới giai đoạn cây bắt đầu hình thành nụ phun phân bón lá đầu trâu 701 để tạo điều kiện cho cây ra hoa tập trung, giai đoạn cây bắt đầu nở hoa phun phâm bón lá đầu trâu 901 đề dưỡng cho hoa lâu tàn

Từ khi cây hình thành nụ cung cấp thêm BI liều lượng 5cc cho cây bằng cách hòa cùng phân bón lá phun cho cây đẻ tạo điều kiện cho hoa lâu tàn và màu sắc tươi sáng hơn

Trong giai đoạn cây hình thành nụ và ra hoa hay bị nhiều vi lượng Bo

vì vậy nên cung cấp thêm phân vi lượng có chứa hàm lượng nguyên tố Bo với lượng 3g cho 2 lít nước phun cho cây

*_ Ngắt lá, tia nụ

Muốn hoa nở tập trung cân tỉa bỏ 2 nụ đầu tiên (khi nụ đã chuyền màu)

Tia bỏ những lá, hoa đã già héo để tránh làm cây bị bệnh Các hoa tàn thì tách bỏ hoa ra khỏi các đài hoa Sau khi tắt cả các hoa đã tàn, nên cắt sát gốc, các chéi mới sẽ mọc từ củ dưới mặt đắt Tiếp tục bón phân và chăm sóc theo quy trình, cây sẽ ra hoa mới

Trang 31

~ Nhóm sâu ăn lá (sâu xanh, sâu khoang, sâu xám) : Sâu tuổi nhỏ ăn

phân thịt lá để lại lớp biểu bì phía trên Sâu tuổi lớn ăn khuyết lá non, mam

non, khi cây có nụ sâu ăn đến nụ làm hỏng nụ, hoa Có nhiều loại thuốc phòng trừ các loại sâu trên là: Supracide 40 ND 10 — 15 ml/binh 8 lit, Pegasus 500 EC 7 - 10 ml/bình § 1

~ Bọ trĩ: Sâu non và trưởng thành chính hút dịch hoa làm cánh hoa có chấm trắng và cong lại Dùng các lọai thuốc như: Suprathion 40EC, Match SOND

- Bệnh théi géc (Fusarium sp.): Do nam lan truyền theo nguồn nước,

chúng lây truyền nhanh trong kiện nhiệt độ và ẩm độ cao, chúng xâm

nhập vào cây qua vết thương, sinh trưởng trong ống dẫn làm tắc ống dẫn Thời kỳ khô và chết Gốc cổ rễ bị thối có màu nâu, vỏ long ra, khi nhỗ cây lên rễ trong làm lá cong cuộn lại, héo vàng sau đó biến thành màu đỏ tím, lá đất rời ra

Biện pháp phòng trừ: bệnh này khi phát thành dịch rất khó chữa do đó phải thường xuyên kiểm tra và ngắt bỏ lá già, lá bị bệnh, khi phát hiện bệnh thì nhổ ngay cây bị bệnh, vệ sinh thường xuyên cho cây Dùng BenlatC,

Ridomil MZ 72WP để phòng cho cây

* Thư hoạch: khi cây có hai nụ đầu tiên bắt đầu chuyển màu thì

Trang 32

trồng, giá thể, nhà che, làm giàn kê theo đúng kỹ thuật Chậu có đường kính 14 em, cao 10 cm, ở đáy có lỗ thoát nước

2.3.2 Các chỉ tiêu theo dõi

a Các chỉ tiêu đánh giá khã năng sinh trưởng của cây hoa chuông qua các giai đoạn: bén rễ hồi xanh, bắt đầu xuất hiện nụ, thời điểm hoa đầu

tiên nở, thời điểm hoa cuối cùng tàn

~ Thời gian sinh trưởng (ngày): thời gian từ trồng đến ra nụ, từ ra nụ

đến nở hoa, đếm số ngày đối với từng giai đoạn

- Động thái ra lá: đếm tổng số lá có trên cây qua các giai đoạn

~ Động thái tăng trưởng chiều cao: đo chiều cao từ cô rễ đến đỉnh ngọn thân qua các giai đoạn

~ Động thái tăng trưởng đường kính tán: đo đường kính tán lá qua các

giải đoạn

b Năng suất hoa

~ Số nụ/ cây (nụ): đếm toàn bộ số nụ trên các cây thí nghiệm cho đến

khi số lượng nụ đã ôn định

~ Số hoa nở/ cây (hoa): đếm toàn bộ số hoa ở mỗi cây

~ Tỷ lệ nụ nở thành hoa (%): tính tỷ lệ phần trăm giữa tổng số nụ trên

tổng số hoa

d Chất lượng hoa

- Đường kính nụ (cm): đo ở phần phình to nhất của nụ ở thời điểm nụ

hoa báo màu

~ Đường kính hoa (em): đo khoảng cách lớn nhất giữa hai đầu cánh hoa khi hoa nở hoàn toàn

- Độ bền tự nhiên của hoa: khi hoa đầu tiên hé nở, để trong nhà lưới mỗi ngày tưới nước một lần (đối với thời tiết nắng nóng) và 2 ngày 1 lần (đối

Trang 33

trên hoa bị rụng Theo dõi ngày hoa thứ nhất nở, hoa thứ nhất tàn, ngày hoa

tàn cuối cùng Chỉ tiêu về độ bền hoa được theo dõi liên tục và đồng thời đánh

số thứ tự cho các hoa trên cùng một chậu

- Đánh giá chất lượng hoa bằng cảm quan qua thăm dò thị hiếu của người tiêu dùng về hình dạng hoa, màu sắc hoa, màu sắc lá e Xác định tình hình sâu bệnh Theo dõi chỉ tiêu tình hình nhiễm sâu bệnh, chúng tôi ến hành điều tra ghi nhận và xử lý ngay khi lầu hiệu bất thường Tỷ lệ nhiễm bệnh và

mức độ gây hại của các loài sâu được xác định qua các chỉ

Trang 34

CHƯƠNG3

KẾT QUÁ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 PHÂN TÍCH TÁC ĐỌNG CỦA CÁC NHÂN TÓ SINH THÁI TẠI

THANH PHO DA NANG DEN ĐỜI SÓNG CÁC GIÓNG HOA

CHUÔNG

Nhân tố sinh thái là những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp, hoặc gián tiếp tới sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển của cây trồng Các nhân tố sinh thái trong môi trường luôn có tác động qua lại với nhau và sự biến đổi của

một nhân tố này có thể dẫn tới sự thay đổi số lượng và có khi về chất lượng của

các nhân tố sinh thái khác, làm ảnh hưởng đến đời sống cây trồng Sự biểu hiện kiểu hình ra bên ngoài chính là kết quả của quá trình tác động giữa kiểu gen và môi trường sống, từ đó chứng minh được mức độ thích ứng của cây trồng đối

với các nhân tố sinh thái

Hoa chuông là đối tượng cây trồng mới du nhập vào Việt Nam và bước đầu trồng thử nghiệm tại thành phố Đà Nẵng qua đề tài trồng thử nghiệm giống hoa chuông kép tại Đà Nẵng năm 2011 [8] Chính vì vậy, để khẳng, định một số giống hoa chuông khác mà chúng tôi trồng thực nghiệm có phù hợp với vùng sinh thái này hay không thì cần phải xem xét tiếp tục sự phù

hợp của các nhân tố sinh thái tại địa điểm thí nghiệm trong vụ Đông Xuân

Trang 35

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng Thành phó Đà Nẵng nằm ở trung độ của đất nước, Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, Đông giáp Biển Đông; là một trong những cửa ngõ quan trọng giữa các vùng và các nước lân cận thông qua hành lang kinh tế Đông Tây Vì vậy thành phố Đà Nẵng có một vị trí địa

lý đặc biệt thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững

Da Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyền tiếp đan xen giữa khí hậu

miền Bắc và miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía

Nam Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dai tir thang 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng

25,9 °C; cao nhất vào các tháng 6, 7, 8, trung bình từ 28-30°C; thấp nhất vào

các tháng 12, 1, 2, trung bình từ 18-23°C Độ ẩm không khí trung bình là §3,4% Lượng mưa trung bình hàng năm là 2504,57 mm/năm

Thanh phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng vừa có núi, vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700 - 1.500 m, độ dốc lớn, là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái của thành phó Hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, bắt nguồn từ phía Tây, Tây bắc và tỉnh Quảng Nam Đồng bằng là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công

nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và các khu chức năng của thành phố

Đà Nẵng là một trong những tỉnh, thành phố có tốc độ đơ thị hố nhanh

Trang 36

hợp tác xã nắm, đi đến hình thành các mô hình hợp tác xã với Chủ nhiệm là Trưởng thôn

3.1.2 Các đặc trưng chế độ khí hậu của thành phố Đà Nẵng và ảnh hưởng của nó đến sự sinh trưởng phát t

của cây hoa chuông

Chế độ hoàn lưu ảnh hưởng đến Đà Nẵng là sự tương phản rõ rệt giữa mùa gió với sự luân phiên tác động của các trung tâm khí áp trong hoàn lưu gió mùa Đông Nam Á

Khí hậu Đà Nẵng cơ bản là khí hậu nhiệt đới gió mùa, với mùa đông không lạnh lắm Chế độ gió mùa cùng với điều kiện bức xạ nội chí tuyến và

đặc điểm địa lý ở vĩ độ tương đối thấp, nằm sát biển Đông, địa hình có núi

cao ở phía tây với những dãy núi thông ra tận biển, đặc biệt sự tồn tại của dãy

Trường Sơn đã ảnh hưởng sâu sắc đến việc hình thành loại hình thời tiết và

bản chất khí hậu trong toàn năm và cho mỗi mùa Mùa đông

Trong mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ thấp nhất tại nội thành Đà Nẵng cũng như các huyện đồng bằng ven biển có thể xuống dưới 15°C, thậm chí có ngày xuống đến 9,4°C (ngày 25-12-1999) Nhiệt độ trung bình ngày tại Đà Nẵng liên tiếp nhiều ngày xuống dưới 20°C, gây nên thời tiết lạnh và dm

Tom lai, những tháng chính đông gió mùa cực đới chiếm ưu t

, còn

các tháng chuyển tiếp (đầu và cuối mùa đông) thì tín phong đông bắc ảnh

hưởng nhiều hơn

Mùa hạ

Vào thời kỳ đầu mùa hạ (tháng 4-6), nhiệt độ tại Trung Bộ nói chung và Đà Nẵng nói riêng lên trên 35°C độ âm dưới 55%, có những ngày nhiệt độ

cao nhất trên 40°C, độ âm thấp nhất xuống dưới 45%, kết hợp với gió Tây

Trang 37

a Điều kiện thời tiết khí hậu

Đà Nẵng nằm trong khu vực chuyên tiếp giữa hai kiểu khí hậu miền Bắc và miền Nam nên có mùa khô kéo dài từ tháng 1 đến tháng 7, mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 Số liệu về các yếu tố thời tiết khí hậu trong thời gian thực nghiệm của chúng tôi được trinh bay trong bang 3.1:

Bang 3.1 Các yếu tố sinh thái về nhiệt độ, độ ẫm, lượng mưa, số giờ nắng tại thành phố Đà Nẵng từ tháng 11/2012 đến tháng 2/2013 Nhiệt độ (C) Lượng | Độâm | Độâm , , | Sốgiờ Các TB TB mưa tương | tương đối 7 Trung : : „| nẵng tháng cao | thấp | TB | đốiTB | thấp nhất bình < (gid) nhất | nhất | (mm) | (%) (%) 11/2012 | 26,0 | 293 | 238 | 3021 | 88 62 155 12/2012 | 245 | 277 | 225 | 595 85 60 132 01/2013 | 219 | 255 | 19,9 | 175 84 35 126 02/2013 | 244 | 278 | 223 | 445 84 35 154

(Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thúy văn Đà Nẵng)

Số liệu trình bày ở bảng 3.1 cho thấy các yếu tố về nhiệt đô, độ âm

không khí tương đối phù hợp với sự sinh trưởng của cây hoa chuông trong

giai đoạn hồi xanh Tuy nhiên, hoa chuông là một loại hoa cảnh nội thất có giá trị thâm mỹ cả về thân lá và hoa nên yêu cầu chế độ chăm sóc rất khắt khe sao cho cây không bị các tôn thương như: thủng lá, rách lá, lá trải đều, dầu vết

của các loại sâu bệnh, hoa biến dạng Vì vậy, cây hoa chuông thích hợp

trồng trong các điều kiện có thê chủ động điều chỉnh về độ ẩm, nhiệt độ (trồng trong nhà kính, nhà lưới ) để phù hợp với sự sinh trưởng, phát triển

của cây nhằm hạn chế thấp nhất các rủi ro về thời tiết và sâu bệnh tắn công

Trang 38

khả năng mở rộng diện tích (vì yêu cầu tối thiểu cần để trồng cây hoa chuông

là phải có mái che nắng, che mưa)

* Nhiệt độ

Nhiệt độ là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định sự sinh

trưởng, phát triển, nở hoa và chất lượng hoa của cây hoa chuông Hoa chuông có nguồn gốc từ rừng nhiệt đới Brazil nên đa số các giống hoa chuông được trồng hiện nay đều ưa khí hậu mát mẻ, nhiệt độ thích hợp dao động từ 18 - 24°C Khi nhiệt độ nhỏ hơn 10C cây ngừng sinh trưởng, gây tôn thương đến 1á và hoa, khi nhiệt độ lớn hơn 27°C cây sinh trưởng nhanh

Sự biến thiên nhiệt độ qua các tháng trong quá trình nghiên cứu được trình bày ở biểu đồ 3.1: 35 30 317 118 25 is a5 H4 22, zT5 223 20 5 —#—Nhiệ đồ TP (0C) 15 —#— Nhiệt đô TB cao nhất (0C) 10 Nhiệt độ TB thấp nhất (0C) 5 ° Tháng Tháng Tháng Tháng 112012 122012 01/2013 022013

Biểu đồ 3.1: Sự biến thiên nhiệt độ từ tháng 11/2012 đến tháng 02/2013 Biểu đồ 3.1 cho thấy sự biến thiên nhiệt độ qua các tháng có sự dao

Trang 39

Nhu vậy, độ âm trung bình tại Đà Nẵng trong thời gian nghiên cứu cao hơn so với yêu cầu sinh thái của hoa chuông, nhưng cũng phù hợp với sự sinh trưởng, phát triển của các giống hoa chuông trồng thực nghiệm

* Lượng mưa

Lượng mưa ảnh hưởng đến độ ẩm của đất; đất quá khô hoặc quá nhiều

nước đều ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát dục của hoa chuông,

Biểu đồ 3.3 thể hiện lượng mưa qua các tháng trong quá trình nghiên cứu Kết quả cho thấy tông lượng mưa tháng 11/2012 là 302,1 mm, cao đứng thứ 3 trong các tháng trong năm; sau đó giảm dần ở các tháng tiếp theo, tháng

12/2012 là 59,5 mm, tháng 01/2013 là 17,5 mm và tháng 02 là 20,9 mm

Ở giai đoạn đầu trong tháng 11/2012 lượng mưa cao nhất 302,Imm, về

Trang 40

Hoa chuông không chịu được úng nên trong quá trình trồng cần làm giàn kê cách mặt đất 0,5- 0,6 m và làm giản có mái che để giảm lượng mưa ảnh hưởng trực tiếp đến bộ lá, nụ và hoa

* Thời gian chiếu sáng

Ánh sáng là một yếu tố cần thiết cho sự sinh truởng và phát triển của cây Ánh sáng cung cấp năng lượng cho các phản ứng quang hợp tạo ra chất hữu cơ, có ảnh hưởng rất lớn đến sự phân hóa mầm hoa và sự nở hoa Hoa chuông ưa ánh sáng tán xạ, cường độ ánh sáng thích hợp là 270 lux

Nghiên cứu về số giờ nắng, số ngày có nắng đẻ có thể có biện pháp tác động các yếu tố kỹ thuật phù hợp điều chỉnh thời gian chiếu sáng; đặc biệt đối với chủng loại hoa bán vào những dịp lễ tết điều khiển thời lượng chiếu sáng sẽ điều khiển tốc độ sinh trưởng kéo dài hay rút ngắn các giai đoạn cần thiết để điều khiển cây hoa theo ý muốn của người làm vườn

Ngày đăng: 26/08/2022, 12:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN