1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong dạy học Sinh học 7

81 9 2
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 14,59 MB

Nội dung

Mục tiêu của đề tài Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong dạy học Sinh học 7 là nghiên cứu quy trình và biện pháp phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học Sinh học 7.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ

‘TRUONG DAI HQC SU PHAM

PHAN TAN THUONG

PHAT TRIEN NANG LUC VAN DUNG KIEN THUC VAO THUC

TIEN TRONG DAY HOC SINH HQC 7

Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp đạy học sinh học Mã số: 60.14.01.11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học:

TS VĂN THỊ THANH NHUNG

Trang 2

LOICAM DOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, được các tác giả cho phép sử dụng và chưa từng công bố trong bắt kỳ một công trình nào khác

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để thực hiện và hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ một cách hồn chỉnh, tơi xin chân thành bày tố lòng biết ơn sâu sắc đến TS Văn Thị Thanh INhung — người đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tơi hồn thành luận văn này

Xin chân thành gửi lời biết ơn đến tồn thể q Thầy, Cơ trong khoa Sinh:

học - trường Đại Học Sư Phạm Huế, đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý: báu

Cảm ơn phòng Đào Tạo Sau Đại Học, Ban Giám hiệu trường Đại Học Su Pham Huế đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tap, nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Trang 4

MỤC LỤC PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MUC LUC DANH MUC BANG BIEU DANH MUC HÌNH VỊ DANH MUC CAC CHU VIET TAT PHAN I: MO DAU 1 Lý đo chọn đề tài 2 2222111111 T2Ỷ 2 Mục đích nghiên cứu 12

3 Giả thuyết khoa học : : 12

4 Đối tượng nghiên cứu 13

AAD DOE OMG

4.2 Khách thể 13

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 13

6 Phương pháp nghiên cứu 13

6.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết 22+s2+e2zeczceseeeeeeoeeee T8

6.2 Phương pháp điều tra 13

6.3 Phương pháp chuyên gia c 14

6.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm 14

7 Lược sử vấn đề nghiên cứ -s seo TỔ

7.1 Trén thế giới 16

7.2 Trong nước 16

§ Những đóng góp mới của đề tài 16

9 Cấu trúc luận văn 2 terrrrrrroooe T7

PHAN 2: NOI DUNG

CHƯƠNG I: CO SO LY LUẬN VÀ THỰC TIỀN CỦA ĐÈ TÀI

1.1 Cơ sở lý luận 18

Trang 5

1.1.2 Mô hình cấu trúc năng lực 19 1.1.3 Dạy học tích hợp 21 1.1.5 Các biểu hiện của năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn 26 1.2 Cơ sở thực tiễn 32

1.2.1 Thực trạng phát triển năng lực vận dụng kiến thức để giải quy thực

tiễn trong dạy học Sinh học 32

1.2.2 Phân tích nguyên nhân thực trạng về NLVDKT vào thực tiễn 41

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 41

CHƯƠNG 2: PHAT TRIEN NANG LUC VAN DỤNG KIÊN THỨC ĐỀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐÈ THỰC TIỀN CHO HQC SINH TRONG DẠY HỌC SINH

HỌC 7 43

2.1 Phân tích cấu trúc, nội đung chương trình Sinh học 7 43 2.2 Các nội dung liên hệ thực tiễn 47

2.3 Thiết kế bài dạy học vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đẻ thực tiễn trong đạy học Sinh học 7 qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn 52

2.3.1 Nguyên tắc phát triển năng lực vận dụng kiến thức đẻ giải quyết vấn đề thực

tiễn cho HS s2

2.3.2 Quy trình thiết kế bài học theo hướng phát triển năng lực vận dụng kiến thức

thực tiễn trong dạy học Sinh học 53 2.4 Tô chức dạy học theo hướng phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực

tiễn s8

2.4.1 Quy trình chung Keo."

2.4.2 Vận dụng qui trình tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề thực tiễn .s2ss sec.)

2.5 Các biện pháp để phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong

dạy học Sinh học 7 re 67

2.5.1 Sử dụng câu hỏi - bài tập 67 2.5.2 Sử dụng bài tập tình huồng 222.2122222 czcceeeeeereosee.Ổ

2.5.3 Sử dụng bài tập thí nghiệm 68

Trang 6

2.5.5 Nghiên cứu trường hợp (Cace study) 69

2.5.6 Dạy học theo dự án 70

KET LUẬN CHƯƠNG 2

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1 Mục tiêu thực nghiệm 3.2 Nội dung thực nghiệm 74 3.3 Phương pháp thực nghiệm 74

3.3.1 Chọn trường thực nghiệm Hee

3.3.2 Phương pháp thực nghiệm - sess

Trang 7

DANH MUC BANG BIÊU

Bang 1.1 Két qua khao sat ý kiến của GV về phương pháp dạy học Sinh học ở trường THPT hiện nay

Bảng 1.2 Kết quả khảo sát về rèn luyện phát triển năng lực vận dụng thực tiễn trong dạy học Sinh hụ

Bảng 1.3 Kết quả khảo sát về việc rèn luyện NLVD kiến thức vào thực tiễn cho HS

trong dạy học SH 7 36

Bảng 1.4 Thái độ của HS đối với việc vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn

trong day hoe,

Bang 1.5 Két quả khảo sát ý kiến của học sinh về hoạt động lên lớp khi học môn SH Bảng 2.1 Các nội dung liên hệ thực tiễn trong dạy học SH7 Bang 3.1: Chuan va thang danh giá năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn 74

Bảng 3.2: Mức độ đạt được của NLVDKT ở bài thực nghiệm số 1 76

Bang 3.3: Bảng thống kê điểm số bài kiểm tra lần thứ nhát 2-77 Bảng 3.4: Bảng phân phối tần suất s2 errrrerrrro.TRỶ

Trang 8

DANH MỤC HÌNH VẼ 'Hình 2.1 Sơ đồ cấu trúc chương trình Sinh học 7 : wo Hình 2.2 Một số động vật nguyên sinh 7 7 : 60 Hình 2.3 Thế giới động vật

Hinh 2.4 Quan sat thực tiễn hoạt động của giun đất

các vấn đề thực tiễn trong dạy học phần động vật học - Sinh học 7

So dé 2.2 Quy trình tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng lực vận dụng kiến

thức vào thực tiễn

Trang 9

DANH MUC CAC CHU VIET TAT

STT Viết tắt Tên đây đủ

Trang 10

PHAN I: MO DAU

1 Lý do chọn đề tài

Trước những sự thay đổi nhanh chóng mạnh mẽ của khoa học, công nghệ, xu thế toàn cầu hóa, các nước đều nhận thấy cần phải có một nẻn giáo dục mạnh

nhằm tạo ra một nguồn nhân lực có tính cạnh tranh cao Trong chính sách phát triển giáo dục của nhiều nước đã chỉ rõ nếu không có sự chuẩn bị về mặt con

người để sẵn sàng đối phó với những thách thức mới thì sẽ nhanh chóng bị tụt hậu Hiện nhiều nước trên thế giới đã và đang tiến hành cải cách giáo dục với mong

muốn đó Các vấn đề phát triển năng lực người học, trong đó có năng lực van dung kiến thức vào thực tiễn đã và đang được các nước quan tâm trong xây dựng

chương trình Luật Giáo dục năm 2005, điều 28.2 đã khăng định về sự cần thiết phát triển năng lực này ở HS: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy:

tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tao của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bôi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo

nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”

Trong nhà trường phô thông môn Sinh học gắn liền với thực tế sản xuất và đời sống; có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục Dạy học sinh học cần làm cho học sinh có ý thức và biết cách vận dụng các kiến thức sinh

học vào thực tế đời sống, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống Đặc biệt trong

chương trình sinh học THCS, người giáo viên cần phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn cho học sinh càng trở nên cân thiết hơn

Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “ Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học sinh học 7”

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu quy trình và biện pháp phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học sinh học 7

3 Giả thuyết khoa học

Nếu tổ chức dạy học theo quy trình, biện pháp thích hợp sẽ phát huy năng lực vận dụng kiến thức thực tiễn cho học sinh trong dạy học Sinh học 7

Trang 11

4 Đối tượng nghiên cứu 4.1 Đối tượng

Quy trình, biện pháp tổ chức dạy học theo hướng phát triển cho học sinh năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong dạy học Sinh học 7

4.2 Khách thể

Quá trình dạy học Sinh học 7 5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong dạy học

5.2 Phân tích mục tiêu, cấu trúc, nội dung chương trình Sinh hoc THCS dé

làm cơ sở cho việc phát triển cho học sinh năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn thông qua một số kiến thức

5.3 Xây dựng quy trình thiết kế bài học VDKT vào thực tiễn trong DHSH 7 5.4 Xây dựng quy trình tổ chức dạy học theo hướng VDKT vào thực tiễn trong DHSH 7

5.5 Đề xuất các biện pháp tổ chức dạy học theo hướng phát triển NLVDKT-

vào thực tiễn trong DHSH 7

5.6 Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá tính khả thì và hiệu quả của việc vận dụng quy trình thiết kế và tổ chức dạy học theo hướng phát triển NLVDKT vào thực tiễn

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

~ Nghiên cứu quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà Nước và những định hướng

thực hiện đổi mới giáo dục đảo tạo của Ngành

~ Nghiên cứu tìm hiểu, thu thập, phân loại, tổng hợp các tải liệu và các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

6.2 Phương pháp điều tra

Điều tra về thực trạng dạy học Sinh học ở trung học cơ sở

~ Đối với giáo viên: + Sử dụng phiếu điều tra

+ Tham khảo giáo án của một số giáo viên

Trang 12

+ Dự giờ trực tiếp một số giáo viên + Tiếp xúc, trao đổi với giáo viên 6.3 Phương pháp chuyên gia

với các chuyên gia về lĩnh vực nghiên cứu

Gap gỡ và trao

6.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm ~ Chọn trường và lớp thực nghiệm

Chọn 2 trường THCS trên dia ban Tỉnh Thừa Thiên Huế (THCS Phú Thuận

và THCS Phú Hải), mỗi trường chọn 4 lớp thực nghiệm

~ Phương pháp thực nghiệm

Tiến hành thực nghiệm theo tiêu chí (thực nghiệm không có đối chứng) Dựa trên tiêu chí đánh giá năng lực vận dụng kiến thức GOQVĐ thực tiễn,

chúng tôi tiến hành thiết kế giáo án và tổ chức dạy thực nghiệm trên đối tượng học

sinh lớp 7 Tiến hành đo mức độ đạt được của học sinh ở các giai đoạn trước và sau thực nghiệm theo tiêu chi đặt ra Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tiến hành quan sát

tiến trình để đánh giá định tính dựa trên sự tiến bộ của học sinh trong quá trình thực

nghiệm

6.5 Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng toán thống kê để xử lý số liệu điều tra và kết quả thực nghiệm sư phạm ~ Phần trăm (%) ~ Giá trị trung bình cộng (Y): _ =—Šz,X, ne Trong đó n: Số học sinh của lớp

X¡¿ Điểm số theo thang điểm 10 n¡: Số bài kiểm tra có điểm số là X,

~ Phương sai ( 9) n(x, XP

~ Độ lệch chuẩn ( S) : Khi có 2 giá trị trung bình như nhau thì chưa đủ

để kết luận 2 kết quả là giống nhau, mà còn phụ thuộc vào các giá trị của các

Trang 13

đại lượng phân tán ít hay nhiều xung quanh 2 giá trị trung bình cộng, sự phân tán đó được mô tả bởi độ lệch chuẩn theo công thức sau:

m

~ Hệ số biến thiên (C,%): Khi có hai số trung bình cộng khác nhau, độ

lệch chuẩn khác nhau thì phải xét hệ số biến thiên

~ 10%: Độ dao động thấp - độ tin cậy cao (0 - 30%: Độ dao động trung bình - đáng tin cậy

+ Nếu C, = 30 - 100%: Độ dao động cao - độ tin cậy thấp

~ Đại lượng kiểm định t: phản ánh sự sai khác giữa hai giá trị trung bình công của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

Điểm số trung bình của lớp thực nghiệm

-Y: : Điểm số trung bình của lớp đối chứng

$8}: Phuong sai lớp thực nghiệm

S‡: Phương sai lớp đối chứng ố học sinh của lớp thực nghiệm

n,: Số học sinh của lớp đối chứng

Sau khi tính được tụ, ta so sánh với giá trị t,được tra trong bảng phân phốiStudent với mức ý nghĩa d=0, 05 và bậc tự do Ý= mị + n;- 2

+ Nếu tạ >t„: Sự khác nhau giữa Ÿ, và ¥, là có ý nghĩa thống kê + Nếu t< tạ: Sự khác nhau giữa Y, và X, là không có ý nghĩa thống

Trang 14

Sử dụng biểu đồ hình khối để so sánh kết quả thực nghiệm 7 Luge sir van đề nghiên cứu

7.1 Trên thế giới

'Vấn để phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh trong quá trình dạy

học được các nhà giáo dục học quan tâm ngay tir thời cỗ đại, chẳng hạn như Sôcrat đã đề ra phương pháp Ơristic buộc người học phải tích cực suy nghĩ để trả lời câu hỏi, tìm ra chân lý dưới sự hướng dẫn của giáo viên Jerome Bruner (1915) là người có ảnh hưởng rất lớn tới việc nghiên cứu học tập tìm tòi khám phá

"Những năm gần đây, đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng tích cực hóa người học, với các biện pháp tổ chức cho học sinh hoạt động học tập tích cực, chủ

động đã trở thành xu hướng của nhiều quốc gia trên thể giới 7.2 Trong nước

Ở Việt Nam van đề đôi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh đã trở thành vấn đề quan trọng, cấp bách của nền giáo dục

nước ta hiện nay Đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu, nhiều bài báo và tài liệu đã được công bồ xuất bản Điền hình là công trình nghiên cứu của các tác giả: Nguyễn

Kỳ (1994); Nguyễn Kỳ và Dương Xuân Nghiêm (1993); Nguyễn Kỳ (1995); Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ, Bùi Văn Huệ, Đăng Thành Hưng (2002); Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Kỳ, Vũ Văn (2001); Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Văn Lê, Châu An (2005)

Những công trình của các tác giả trên đã làm sáng tỏ bản chất của PPDH

phát huy tính tích cực của học sinh Riêng trong lĩnh vực day học Sinh học ở trường, phổ thông đã có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả: Đinh Quang Báo (1995), Trần Bá Hoành (1996), Lê Đình Trung (1994),

Ngoài ra, vấn đề này còn được đề cập qua nhiều tài liệu khác đăng tải trên

các tạp chí Nghiên cứu giáo dục, Thông tin khoa học, mạng internet, các luận văn cao học, khoá luận tốt nghiệp của sinh viên Tắt cả đều làm rõ vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng các biện pháp sư phạm nhằm phát triển tính tích cực, tự tìm tòi trong học tập của học sinh

8, Những đóng góp mới của đề tài

~ Hệ thống hóa được cơ sở lý luận về dạy học phát triển năng lực vận dụng

kiến thức giải quyết vấn đề thực tiễn

Trang 15

~ Xây dựng được quy trình thiết kế và tổ chức bài dạy học vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong đạy học Sinh học 7

~ Đề xuất được các biện pháp tổ chức phát triển cho học sinh năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn trong dạy học Sinh học 7

9 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu luận, luận văn chia làm 3 chương

Chương I: Co sé lý luận và thực tiễn của đề tài

Chương II: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học sinh học 7

“Chương III: Thực nghiệm sư phạm

Trang 16

PHAN 2: NOI DUNG

CHUONG I: CO SO LY LUAN VA THUC TIEN CUA DE TAL 1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Hệ thống các khái im * Năng lực

Khái niệm năng lực có nguồn gốc từ tiếng Latinh: “competentia” Ngày nay,

khái niệm năng lực được hiểu dưới nhiều cách tiếp cận khác nhau

Theo Barnett: “ Năng lực là một tập hợp các kiến thức, kĩ năng và thái

phù hợp với một hoạt động thực tin” [9]

F.E.Weinert cho rằng “ Năng lực là những kĩ năng kĩ xảo học được hoặc sẵn

có của cá thể nhằm giải quyết các tình huống xác định, cũng như sự sẵn sàng về động cơ xã hội và khả năng vận dụng các cách giải quyết vấn đề một cách có

trách nhiệm và hiệu quả trong những tình huống linh hoạt” [26, tr.12]

Theo OECD ( Tô chức các nước kinh tế phát triển) đã xác định “ Năng lực là khả năng cá nhân đáp ứng các yêu cầu phức hợp và thực hiện thành công nhiệm vụ trong mọt bối cảnh cụ thể” [ 25, tr.12],

Denys Tremblay, nhà tâm lí học người Pháp quan niệm rằng: * Năng lực là khả năng hành động, đạt được thành công và chứng sự tiến bộ nhờ vào khả năng

huy động và sử dụng hiệu quả nhiều nguồn lực tích hợp của cá nhân khi giải quyết các vấn đề của cuộc sống” [24, tr.12],

Theo tác giả Trần Trọng Thủy và Nguyễn Quang Uẩn: “ Năng lực là tổng hợp những thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng

của một hoạt động nhất định, nhằm đảm bảo việc hoàn thành có kết quả tốt trong Tĩnh vực hoạt động ấy”.[ 21, tr.] Theo tác giả Nguyễn Thị Minh Phương: “ Năng lực cần đạt được của học sinh THPT là tổ hợp nhiều khả năng và giá trị được cá nhân thể hiện thông qua các hành động có kết qua” [ 20, tr.12]

Năng lực nói chung luôn được xem xét trong mối quan hệ với dạng hoạt

động hoặc quan hệ nhất định nào đó Tác giả Nguyễn Thị Minh Phương đã đề xuất bốn nhóm năng lực cần đạt cho HS phổ thông bao gồm:

Trang 17

~ Năng lực nhận thức đòi hỏi HS phải có khả năng quan sát, ghi nhớ, tư duy (độc lập, trừu tượng, logic , suy luận, tổng hợp- khái quát hóa, phê phán- bình luận,

từ đó có khả năng phát hiện vấn đề, khả năng tự học, tự trau dồi kiến thức trong suốt cuộc đời ~ Năng lực xã hội đòi hỏi HS phải có những khả năng giao tiếp, thuyết trình, giải quyết các tình huống có , vận hành được các cảm xúc, có khả năng thích ứng, kha năng hợp tác

~ Năng lực thực hành : (hoạt động thực tiễn) đòi hỏi HS phải có các vận dụng

trí thức (từ bài học cũng như từ thực tiễn), thực hành một cách linh hoạt (tích cực- chủ động), tự tin, có khả năng sử dụng các công cụ cần thiết, khả năng giải quyết

vấn đề, sáng tạo, có tính kiên trì

Năng lực cá nhân được thể hiện qua khía cạnh thể chất, đòi hỏi trước hết HS có khả năng vận động linh hoạt, phải biết chơi thể thao, bảo vệ sức khỏe, có khả năng thích ứng với môi trường, khả năng lập kế hoạch, khả năng tự đánh giá, tự chịu trách nhiệm

“Từ phân tích các quan điểm của các tác giả trên, theo chúng tôi “Năng lực là sự kết hợp kiến thức, kĩ năng và sự sẵn sảng tham gia các hoạt động tích cực, có hiệu quả Năng lực là sự huy động và kết hợp một cách linh hoạt có tổ chức các kiến thức, kỹ năng, thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân để thực hiện thành

công các yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất định.” 1.1.2 Mô hình cấu trúc năng lực

Theo các tác giả mô hình cấu trúc năng lực bao gồm:

(1) Mô hình dựa trên cơ sở tính cách và hành vì cá nhân của cá nhân theo đuổi

cách xác định “con người cần phải như thế nào để thực hiện được các vai trò của

mình”

(2) Mô hình dựa trên cơ sở các kiến thức hiểu biết và các kỹ năng được đòi hỏi theo đuổi việc xác định “con người cần phải có những kiến thức và kỳ năng gì”

để thực hiện tốt vai trò của mình

(3) M6 hình dựa trên các kết quả và tiêu chuẩn đầu ra theo đuổi việc xác định con người “cin phai dat được những gì ở nơi làm việc”

Trang 18

'Để hình thành và phát triển năng lực cần xác định các thành phần và cấu trúc của chúng Có nhiều loại năng lực khác nhau Việc mô tả cấu trúc và các thành phần năng lực cũng khác nhau:

~ Năng lực chuyên môn (Professional competency)

ả khả năng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn cũng như khả năng đánh

giá mặt

chuyên môn Trong đó bao gồm cả khả năng tư duy lô gic, phân tích, tổng hợp, trừu quả chuyên môn một cách độc lập, có phương pháp và chính xác

tượng hoá, khả năng nhận biết các mối quan hệ hệ thống và quá trình Năng lực

chuyên môn hiểu theo nghĩa hẹp là năng lực “nội dung chuyên môn”, theo nghĩa rộng bao gồm cả năng lực phương pháp chuyên môn

~ Năng lye phuong phép (Methodical competency)

Là khả năng đối với những hành động có kế hoạch, định hướng mục đích

trong việc giải quyết các nhiệm vụ và vấn đề Năng lực phương pháp bao gồm năng lực phương pháp chung và phương pháp chuyên môn Trung tâm của phương pháp

nhận thức là những khả năng tiếp nhận, xử lý, đánh giá, truyền thụ và trình bày tri

thức

~ Năng lực xã hội (Social competency)

Là khả năng đạt được mục đích trong những tình huống xã hội cũng như trong những nhiệm vụ khác nhau trong sự phối hợp chặt chẽ với những thành viên khác,

~ Năng lực cá thể (Induwiđual comipetency)

Là khả năng xác định, đánh giá được những cơ hội phát triển cũng như những giới hạn của cá nhân, phát triển năng khiếu cá nhân, xây dựng và thực hiện

kế hoạch phát triés

cá nhân, những quan điểm, chuẩn giá trị đạo đức và động cơ chỉ

phối các ứng xử và hành vi

Mô hình cấu trúc năng lực trên đây có thể cụ thể hoá trong từng lĩnh vực

chuyên môn, nghề nghiệp khác nhau Mặt khác, trong mỗi lĩnh vực nghề nghiệp người ta cũng mô tả các loại năng lực khác nhau Ví dụ năng lực của GV bao gồm

những nhóm cơ bản sau: Năng lực dạy học, năng lực giáo dục, năng lực chan đoán và tư vấn, năng lực phát triển nghề nghiệp và phát triển trường học

Trang 19

Từ cấu trúc của khái niệm năng lực cho thấy giáo dục định hướng phát triển năng lực không chỉ nhằm mục tiêu phát triển năng lực chuyên môn bao gồm tri

thức, kỹ năng chuyên môn mà còn phát triển năng lực phương pháp, năng lực xã hội

và năng lực cá thể Những năng lực này không tách rời nhau mà có mối quan hệ chặt chẽ Nang lực hành động được hình thành trên cơ sở có sự kết hợp các năng, lực này

1.1.3 Dạy học tích hợp

1.1.3.1 Định nghĩa

Đã có nhiều định nghĩa khác nhau về dạy học tích hợp (DHTH): Theo UNESCO, DHTH các môn khoa học được định nghĩa là “một cách trình bày các

khái niệm và các nguyên lý khoa học cho phép diễn đạt sự thống nhất cơ bản của tur tưởng khoa học, tránh nhắn quá mạnh hay quá sớm sự sai khác giữa các lĩnh vực

khoa học khác nhau” (Hội nghị phối hợp trong chương trình của UNESCO, Paris 1972) Định nghĩa này nhắn mạnh cách tiếp cận các khái niệm và nguyên lý khoa

học chứ không phải hợp nhất nội dung

Hội nghị tại Maryland (4/1973) thì DHTH các khoa học còn bao gồm cả việc DHTH các khoa học với công nghệ học Định nghĩa này nhắn mạnh sự phụ thuộc

lẫn nhau giữa hiểu biết khái niệm và nguyên lý khoa học với ứng dụng thực tiễn

Tuy có những định nghĩa khác nhau nhưng chúng lại thống nhất biện chứng với nhau ở tư tưởng chính là việc thực hiện một mục tiêu “kép” trong dạy học: Một

là mục tiêu DH thông thường của một bài học; Hai là mục tiêu được tích hợp trong nội dung bài học đó

Như vậy, DHTH được hiểu là quá trình dạy học sao cho trong đó toàn bộ các

hoạt động học tập góp phần hình thành ở HS những năng lực rõ ràng có dự tính trước những điều cần thiết cho HS, nhằm phục vụ các quá trình học tập tiếp theo và

chuẩn bị cho HS bước vào cuộc sống lao động Mục tiêu cơ bản của tư tưởng sư phạm tích hợp là nâng cao chất lượng giáo dục HS phù hợp với các mục tiêu GD

toàn diện của nhà trường

Trang 20

cuộc sống hằng ngày, không làm tách biệt “thế giới nhà trường với thế giới cuộc sống” ~ Làm cho quá trình học tập mang tính mục đích rõ rột

~ Sử dụng kiến thức của nhiều môn học và không chỉ dừng lại ở nội dung các

môn học

Từ góc độ giáo dục, DHTH phát triển các năng lực, đặc biệt là trí tưởng tượng khoa học và năng lực tư duy của HS vì nó luôn tạo ra các tình huống để HS

vận dụng kiến thức trong các tình huống gần với cuộc sóng Nó cũng làm giảm sự

trùng lặp các nội dung DH giữa các môn học, góp phần giảm tải nội dung học tập 1.1.3.3 Vai trò cũa dạy học tích hợp ở trường phổ thông

~ DHTH góp phẩn thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường phổ

thông

+ Vận dụng DHTH là một yêu cầu tắt yếu của việc thực hiện nhiệm vụ dạy

học ở nhà trường phổ thông Như Luật giáo dục (2005) đã nêu : "Mục ơiều giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thé chat, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công đân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi

ốc" Việc có nhiều

môn học đã được đưa vào nhà trường phổ thông hiện nay là thể hiện quá trình vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ qu

thực hiện mục tiêu GD toàn diện Các môn học đó phải liên kết với nhau để cùng

thực hiện mục tiêu GD nêu trên

+ Mặt khác, hiện nay các tri thức khoa học và kinh nghiệm xã hội của loài người phát triển như vũ bão Trong khi, quỹ thời gian cũng như số năm học để HS

ngồi trên ghế nhà trường là có hạn, không thể đưa nhiều môn học hơn nữa vào nhà

trường, cho dù những tri thức này là rất cần thiết Chẳng hạn, ngày nay người ta

nhận thấy cần thiết phải trang bị nhiều kĩ năng sống cho HS (các kiến thức và kĩ

năng về an tồn giao thơng, bảo vệ môi trường sống, tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng hiệu quả, về định hướng về nghề nghiệp, .) trong khi những tri

thức này không thể tạo thành môn học mới để đưa vào nhà trường Vì vậy, DHTH là giải pháp quan trọng

Trang 21

thức để thực hiện các mục tiêu nêu trên, song không thê đầy đủ và phù hợp với tắt cả đối tượng HS Vì vậy, trong quá trình dạy học, GV phải nghiên cứu để tích hợp

các nội dung tri thức trên một cách cụ thể cho từng môn học và phù hợp với từng đối tượng HS ở các vùng miền khác nhau

+ Do bản chất của môi liên hệ giữa các tri thức khoa học

Các nhà khoa học cho rằng khoa học ở thế kỷ XX đã chuyển từ phân tích cấu

trúc lên tông hợp hệ thống làm xuất hiện các liên ngành (như sinh thái học, tự động

hóa, ) Vì vậy, xu thé dạy học trong nhà trường là phải làm sao cho trỉ thức của HS xác thực và toàn diện Quá trình dạy học phải làm sao liên kết, tổng hợp hóa các trí thức, đồng thời thay thế "tư duy cơ giới cổ điển" bằng "tư duy hệ thống" Theo Xavier Rogiers, nếu nhà trường chỉ quan tâm dạy cho HS các khái niệm một cách rời rac, thi

nguy cơ sẽ hình thành ở HS các "suy luận theo kiêu khép kín", sẽ hình thành những con

người "mù chức năng", nghĩa là những người đã lĩnh hội kiến thức nhưng không có khả năng sử dụng các kiến thức đó hàng ngày

~ Góp phần giảm tải học tập cho HS

Giảm tải học tập không chỉ là giảm thiểu khối lượng kiến thức môn học, hoặc

thêm thời lượng cho việc đạy học một nội dung kiến thức theo qui định Phát triển hứng thú học tập cũng có thể được xem như một biện pháp giảm tải tâm lí học tập có hiệu quả và rất có ý nghĩa Làm cho HS thấu hiểu ý nghĩa của các kiến thức cần

tiếp thu, bằng cách tích hợp một cách hợp lí và có ý nghĩa các nội dung gần với

cuộc sống hàng ngày vào môn học, từ đó tạo sự xúc cảm nhận thức, cũng sẽ làm cho HS nhẹ nhàng vượt qua các khó khăn về nhận thức và việc học tập khi đó mới

trở thành niềm vui và hứng thú của HS

1.13.4

ic quan điểm về sự tích hợp các môn học

C6 nhiều quan điểm khác nhau trong việc thực hiện tích hợp các môn học: Theo Dhainaut (1977, xuất bản lần thứ V, 1988), có thể chấp nhận bốn quan điểm

tích hợp khác nhau đối với môn học:

Quan điểm “nội môn”, trong đó ưu tiên các nội dung của môn học Quan

điểm này nhằm duy trì các môn học riêng rẽ

Quan điểm “đa môn”, trong đó đề nghị những tình huống, những “đề tài” có

thể được nghiên cứu theo những quan điểm khác nhau

Trang 22

Vi du giáo dục BĐKH và giáo dục BVMT có thể thông qua nhiều môn học khác nhau như: Sinh học, Địa lí, Vật lí, Giáo dục công dân Theo quan điểm này,

những môn học tiếp tục được tiếp cận một cách riêng rẽ và chỉ gặp nhau ở một số

thời điểm trong quá trình nghiên cứu các đề tài Như vậy các môn học không thực sự được tích hợp

Quan điểm "liên môn” trong đó những tình huống chỉ có thể được

tiếp cận một cách hợp lí qua sự soi sáng của nhiều môn học Ở đây nhắn mạnh sự

liên kết của nhiều môn học, làm cho chúng tích hợp với nhau để giải quyết một tình

huống cho trước: các quá trình học tập sẽ không được đề cập một cách rời rạc mà phải liên kết với nhau xung quanh vấn đề cần giải quyết

Quan diém “xuyên môn” trong đó chủ yếu phát triển những kĩ năng mà HS

có thể sử dụng tất cả các môn học, trong tắt cả các tình huống Đó là kỹ năng xuyên môn Có thể lĩnh hội kỹ năng này qua từng môn học hoặc qua những hoạt động chung của nhiều môn học

“Trong bồn quan điểm tích hợp trên thì hai quan điểm liên môn và xuyên môn được đặc biệt quan tâm bởi trong quan điểm liên môn chúng ta phối hợp tri thức của

nhiều môn học để nghiên cứu và giải quyết tình huống

Để tích hợp các môn học một cách thiết thực và hiệu quả, cần vận dụng phối hợp những cách khác nhau Theo Xavier Roegiers (1996) có 4 cách tích hợp:

~ Đưa ra những ứng dụng chung cho nhiều môn học ở cuối năm học hay bậc

học

~ Đưa ra những ứng dụng chung cho nhiều môn học thực hiện ở những thời

điểm đều đặn trong năm học

~ Sự nhóm lai theo dé tài nghiên cứu

~ Tích hợp các môn học xung quanh những mục tiêu chung cho nhiều môn học Cách tiếp cận bằng đề tài tích hợp cố gắng khai thác tính bổ sung lẫn nhau

của các môn học theo đuôi các mục tiêu bô sung cho nhau, bằng cách làm việc trên cơ sở các đề tài Nhưng cách tiếp cận này không đảm bảo rằng HS sẽ có thể giải quyết những tình huống phức tạp

Cách tích hợp các môn học xung quanh những mục tiêu chung cho nhiều môn học tham khảo quan điểm liên môn và xuyên môn Mục tiêu tích hợp này được

Trang 23

thực hiện thông qua những tình huống tích hợp phức hợp được giải quyết bằng sự phối hợp những kiến thức lĩnh hội được từ nhiều môn học khác nhau, chứ không

phải thông qua đề tải, tạo thành cơ hội để đưa những kiến thức lĩnh hội lại gần nhau

Khoa sư phạm tích hợp gắn bó chủ yếu với cách tích hợp này

1.1.4 Năng lực vận dụng kiến thức Sinh học để giải quyết các vấn đề vào thực tiễn

1.1.4.1.Vận dụng kiến thức

Vận dụng kiến thức theo nghĩa hẹp là những thao tác, những cách thức thực hành, vận dụng kiến thức, kinh nghiệm đã có để thực hiện một hoạt động nào đó trong một môi trường quen thuộc Kỹ năng hiểu theo nghĩa rộng, bao

hàm những kiến thức, những hiểu biết và trải nghiệm giúp cá nhân có thể

thích ứng khi hoàn cảnh thay đổi

'Vận dụng kiến thức không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với quá trình thực hành ứng dụng mà còn có ý nghĩa với quá trình tiếp nhận thêm tri thức

mới Muốn đạt đến kiến thức mới thì cũng phải biết kế thừa, vận dụng kiến

lăng, thái độ để

thức cũ, biết vận dụng tổng hợp, khéo léo các kiến thức,

thực hiện một nhiệm vụ trong một bồi cảnh thực và có nhiều biến động 1.1.4.2, Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn

Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn là khả năng vận dụng kiến thức đã có để giải quyết các vấn đề thuộc về nhận thức và việc vận dụng kiến thức vào thực

tiễn sản xuất trong đời sống, sinh hoạt hàng ngày như làm bài tập, bài thực hành, làm thí nghiệm, viết báo cáo, xử lí tình huống, chăn nuôi, trồng trọt, giải thích các

hiện tượng tự nhiên, các vấn đề sinh học trong nông nghỉ đặt, sửa chữa, giải quyết các vấn đề đơn giản, gần gũi trong cuộc sống Kết quả cuối cùng của việc học

tập phải được thẻ hiện ở chính ngay trong thực tiễn cuộc sống, hoặc là HS van dung

kiến thức đã học để nhận thức, cải tạo thực tiễn, hoặc trên cơ sở kiến thức và

phương pháp đã có, nghiên cứu, khám phá, thu thập thêm kiến thức mới

Năng lực vận dụng thực tiễn bao gồm: Phát hiện/ xác định rõ vấn đề cần giải

quyết; chuyển vấn đề thực tiễn thành dạng có thể khám phá, giải quyết (bài toán khoa học); Thu thập thông tin và phân tích; Đưa ra (các) phương án giải quyết,

Chọn phương án tối ưu và đưa ra ý kiến cá nhân về phương án lựa chọn; Hành động

Trang 24

theo phương án đã chọn để giải quyết vấn đề; Khám phá các giải pháp mới mà có thể thực hiện được và điều chỉnh hành động của mình; Đánh giá cách làm của mình

và đề xuất những cải tiến mong muốn

Việc quan tâm phát triển năng lực vận dụng thực tiễn của HS trong dạy học có ý nghĩa hết sức quan trọng Điều này giúp HS: Nắm vững kiến thức, có khả năng liên hệ, liên kết giữa các kiến thức bởi những vấn đề thực tiễn thường liên quan tới

không chỉ một kiến thức khoa học; Có khả năng vận dụng các kiến thức, kĩ năng

vào cuộc sống, công việc - giúp các em thực hiện “Học đi đôi với hành”; giúp các em có ý thức trách nhiệm đối với gia đình, xã hội cũng như ý thức nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc trong cuộc sống lao động sau này của các em

1.1.4.3 Năng lực vận dụng kiến thức Sinh học để giải quyết các vấn đề thực tiễn

Trong dạy học Sinh học, việc tổ chức học sinh vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn để thực tiễn là một hình thức dạy học tích hợp, trong đó, sự kết hợp

một cách có hệ thống các kiến thức thực tiễn được đưa vào dạy học trong môn Sinh

học thành nội dung thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau dựa trên những mối liên hệ giữa nhận thức lí luận và vận dụng vào thực tiễn sinh động trong quá trình tiếp nhận

kiến thức

Để vận dụng kiến thức Sinh học đề giải quyết các vấn đề thực tiễn, HS phải biết kết hợp nhuần nhuyễn các kiến thức SH một cách sáng tạo nhằm giải quyết

những vấn để thực tiễn Đây là năng lực rất quan trọng trong quá trình tiếp nhận tri thức của HS

thức của khoa học Sinh học hầu hết được đúc kết tir

Suy cho cùng, các

kinh nghiệm sản xuất, đời sống Đến lượt nó, việc chiếm lĩnh tri thức kỹ năng Sinh học khơng nằm ngồi mục đích nhận thức, cải biến thực tiễn; nâng cao năng suất,

chất lượng của sản phâm trong chăn nuôi, nâng cao chất lượng của đời sống 1

5 Các biểu hiện của năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào giải

quyết các vấn đề thực tiễn

1.1.5.1 Vận dụng kiến thức sinh học đã học để tìm tòi kiến thức mới

Đây là đặc trưng cơ bản của quá trình DH, là hình thức cơ bản nhất của quá

trình nhận thức DH là quá trình tổ chức cho HS vận dụng những kiến thức đã học

Trang 25

để chiếm lĩnh nội dung trí thức mới, kĩ năng mới, là mức độ vận dụng kiến thức đã học để giải quyết nội dung bài học trong tình huống mới Ở mức độ này, có các biểu hiện sau:

~ Tái hiện tri thức: Vận dụng kiến thức đã biết trong bối cảnh quen thuộc; ~ Tìm tòi tri thức mới: Vận dụng kiến thức đã biết đề tìm tòi kiến thức mới; ~ Thực hiện hành động quen thuộc: Đưa HS vào thực tiễn thông qua các bài

thí nghiệm, thực hành HS có thể vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để tái hiện lại thực tiễn trong bối cảnh phòng

1.1.5.2 Vận dụng kiến thức thực tiễn để gi:

Năm 1984, David Kolb đề xuất chu trình học tập bằng nguồn kinh nghiệm cụ

tghiệm hoặc ở vườn trường

thể, học tập trải nghiệm Với hình thức học tập này, ngay từ ban đầu của quá trình

chiếm lĩnh tri thức nhân loại, nhận thức bắt nguồn từ thực tiễn, do thực tiễn quy

định Mỗi bước phát triển của thực tiễn lại luôn luôn đặt ra những vấn đề mới cho nhận thức, thúc đây nhận thức tiếp tục phát triển

Những tri thức ban đầu của khoa học SH cũng được khái quát từ thực tiễn Đây là những tri thức phản ánh hiện thực khách quan được đúc kết từ kinh nghiệm của con người khi tác động vào đối tượng vật chất sống Trong dạy học, thông qua nghiên cứu thực tiễn, HS có thể chiếm lĩnh kiến thức khoa học SH một cách vững

chắc, toàn diện Vận dụng kiến thức thực tiễn trong dạy học, HS đồng thời phát huy tích cực trong học tập, tìm tỏi sáng tạo và kết nối làm cho bài học trở nên sinh động

hơn, ý nghĩa hơn

1.1.5.3 Vận dụng kiến thức sinh học để giải quyết các vấn đề thực tiễn Những trì thức khoa học chỉ có ý nghĩa khi được vận dụng vào thực tiễn

Mục đích cuối cùng của nhận thức không phải là bản thân các tri thức mà là nhằm cải tạo hiện thực khách quan, đáp ứng những nhu cầu về vật chất và tỉnh thần cho

xã hội Trong đạy hoe SH, vi vận dụng kiến thức khoa học SH trong thực tiễn

nhằm mục đích cuỗi củng là tìm ra các biện pháp nâng cao năng suất, chất lượng

sản phẩm chăn nuôi, trồng trọt, nâng cao chất lượng cuộc sống của con người Vì vậy, việc đưa kiến thức SH vào thực tiễn không chỉ giúp học sinh tiếp nhận kiến

thức sâu sắc, vững chắc, mà làm cho việc học trở nên có ý nghĩa hơn, gần gũi hơn

với cuộc sông đồng thời HS cũng vận dụng được kiến thức đề thực hiện có hiệu quả

Trang 26

các hoạt động nhằm mang lại sản phâm và lợi ích cho chính mình và cộng đồng Ở mức độ này, HS có thể giải thích được cơ sở khoa học của một số hiện tượng trong

tự nhiên, hay đề xuất các biện pháp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chăn

nuôi, trồng trọt

1.1.6 Vs trò của việc rèn luyện cho học sinh năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn

1.1.6.1 Góp phần thực hiện nguyên tắc dạy học kết hợp lý luận và thực

Môn Sinh học trong nhà trường phổ thông bao gồm những nội dung quan trọng, cơ bản, cẩn thiết nhất được lựa chọn trong khoa học Sinh học xuất phát từ mục tiêu đào tạo của nhà trường và phải phủ hợp với trình độ nhận thức của học

sinh; đồng thời phù hợp với thực tiễn giáo dục - xã hội của đất nước Những nội

dung đó không những phải phản ánh được tỉnh thần, quan điểm, phương pháp mà còn phải phản ánh được xu thế phát triển của khoa học Sinh học hiện nay, mà một

trong những hướng chủ yếu của nó là ứng dụng

Một trong những nguyên tắc quan trọng là nguyên tắc "kết hợp lí luận với

thực tiễn" Kết hợp lí luận với thực tiễn không chỉ là nguyên tắc dạy học mà còn là quy luật cơ bản của việc đạy học và giáo dục của chúng ta Đại hội đại biểu toàn

quốc lần thứ IV của Đảng đã nêu ra nguyên lý "Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội "Hồ Chủ Tịch đã nhiều

lần nhắn mạnh: "Các cháu học sinh không nên học gạo, không nên học vẹt, Học phải suy nghĩ, phải liên hệ với thực tế, phải có thí nghiệm và thực hành, Học và

hành phải kết hợp với nhau", "phương châm, phương pháp học tập là lí luận liên hệ với thực tế

Đồng chí Trường Chinh cũng đã nêu: "dạy tốt là khi giảng bài phải

liên hệ với thực tiễn, làm cho học sinh đễ hiểu, đễ nhớ và có thể áp dụng điều mình đã học vào công tác thực tiễn được Bằng đồ dùng để dạy, chỉ cho học sinh thấy tận mắt, sờ tận tay, ", "Học tốt là học sinh phải gắn liền với hành, với lao động"

Nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng, giảng dạy Sinh học không nên xa

rời với thực tiễn "Loại bỏ ứng dụng ra khỏi Sinh học cũng có nghĩa là đi tìm một thực thê sống chỉ còn bộ xương, không có tí thịt, dây thân kinh hoặc mạch máu nào”

Trang 27

Tăng cường và làm rõ mạch sinh ứng dụng và ứng dụng Sinh học là góp phần thực hiện nguyên tắc kết hợp lý luận với thực tiễn, học đi đôi với hành, nhà

trường gắn liền với đời sống

1.1.6.2 Tăng cường áp dụng kiến thức SH vào thực tiễn sản xuất đời

sống

Sinh học là ngành khoa học thực nghiệm, nghiên cứu về tự nhiên, về sự số

IB

Việc áp dụng những kiến thức sinh học vào cuộc sống là hết sức cần thiết và mang tính thực tiễn cao Củng với ưu thế của môn học cũng như để việc dạy - học mang

lại hiệu quả tốt nhất, người giáo viên cần biết lựa chọn và đưa vào bài học các đề mang tính thực tế, gần gũi với đời sống, sản xuất, những vấn đề mang tính thời

sự để giúp học sinh biết vận dụng kiến thức mình học được vào cuộc sống, phục vụ cho chính bản thân, gia đình và xã hội Mặt khác, với những vấn đề “nóng ”như

vậy sẽ kích thích tính hứng thú, tò mò, ham hiểu biết của học sinh, hình thành ở các em niềm đam mê khoa học, sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề trong các lĩnh vực

của cuộc sống chứ không chỉ bó buộc trong thi cử

Vấn để GV đưa ra để rèn luyện HS kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế

là rất phong phú Đó có thể là việc giải thích các hiện tượng tự nhiên về thực vật, động vật, con người (Tại sao đứng giữa trời nắng gắt mà cây vẫn sống được? Tại

sao ở nơi thiếu ánh sáng cây lại có hiện tượng moc vong? Tai sao mùa lạnh cây bị rụng lá? Tại sao từ nòng nọc, lớn lên lại biến đôi thành ếch ) hay các vấn đề trong

chăn nuôi, trồng trọt (Tại sao không nên tưới cây vào buổi trưa nắng? Vì sao người nông dân trồng lạc để cải tạo đất? Tại sao khi trồng lúa phải làm cỏ sục bùn? Làm

thế nào để tạo quả không hạt? ), vấn đề bảo vệ môi trường, dân số, sức khỏe sinh

Bên cạnh việc đưa ra những vấn đẻ thực tế thú vị, trong quá trình tổ chức dạy học, GV cũng cần định hướng, làm sao để HS có thể tự mình xác định được những kiến thức nào có thể vận dụng vào thực tiễn, phải khơi dậy tính say mê, tò mò ở các

em, buộc lòng các em phải tìm ra đáp án cho vấn đề nghiên cứu Ngoài ra, trong quá

trình giảng dạy, giáo viên cằn tăng cường việc sử dụng thí nghiệm, thực hành, các phương tiện trực quan trong quá trình day học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, rèn luyện cho học sinh kĩ năng thực hành, tự tìm hiểu, phát hiện tri thức mới

Trang 28

Hình thành ở các em kỹ năng làm việc độc lập, chủ động, tự ti, làm việc nhuẳn nhuyễn nhằm phục vụ cuộc sống và công việc sau này

* Khi rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh, cần chú trọng một số điểm sau:

~ Việc rèn luyện HS vận dụng kiến thức vào thực tiễn chỉ tiến hành khi đảm bảo học sinh đã nắm vững nội dung kiến thức đó

~ Đặc biệt quan tâm đến các ứng dụng của Sinh học vào thực tiễn và cập nhật

một cách thường xuyên, mới nhắt các thành tựu Sinh học

~ Trong quá trình dạy-học, chú trọng hơn đến các kiến thức có thể vận dụng vào thực tiễn Lựa chọn biện pháp dạy học phù hợp cho mỗi kiến thức ứng dụng

~ Đầu tư tìm hiểu, thiết kế để đưa ra các vấn đẻ, tình huống thực tiễn, bài tập phát triển năng lực HS theo hướng vận dụng vào thực tiễn GV cũng có thể hướng

dẫn và tổ chức HS thực hiện các "dự án", các đề tài khoa học kĩ thuật ứng dụng Sinh hoe

~ Chuẩn bị chu đáo, có khoa học trong dạy học thực hành chính khóa cũng như ngoại khóa, tham quan thiên nhiên

Hình thành năng lực ứng dụng sinh học vào thực tiễn

~ Học sinh phải nắm vững hệ thống kiến thức và phương pháp sinh học cơ bản, phổ thông, theo quan điểm hiện đại; phải vận dụng được những kiến thức và phương pháp sinh học vào kỹ thuật, lao động, quản lí kinh tế, vào việc học các môn học khác, vào việc tự học sau khi ra trường và có tiềm lực nghiên cứu khoa học ở mức độ phổ thong,

~ Học sinh phải thể hiện một số phâm chất đạo đức của người lao động mới

(qua hoạt động học sinh mà rèn luyện được): đức tinh cẳn thận, chính xác, chu đáo,

làm việc có kế hoạch, có kỷ luật, có năng suất cao; tỉnh thần tự lực cánh sinh, khắc

phục khó khăn, dám nghĩ dám làm trung thực khiêm tốn, tiết kiệm, biết được đúng sai trong trong thực tiễn

Chất lượng đào tạo những người lao động mới qua môn Sinh học là chất

lượng tông hợp bao gồm khối lượng kiến thức và phương pháp sinh học, kỹ năng và lòng hãng say vận dụng những hiểu biết đó vào thực tiễn

Trang 29

1.1.6.3 Rèn luyện năng lực vận dụng Sinh học vào thực tiễn góp phần tích cực hóa trong việc lĩnh hội kiến thức

Trong dạy học Sinh học, để học sinh tiếp thu t6t, rat cần đến sự liên hệ gần gũi bằng những tinh huống, những vấn đẻ thực tế Những hoạt động thực tiễn đó vừa có

tác dụng rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức Sinh học vào thực tiễn vừa giúp học sinh tích cực hóa trong học tập để lĩnh hội kiến thức

Kỹ năng liên hệ các tình huống thực tiễn được cho trong bai tap hoặc nảy

sinh từ đời sống thực tế nhằm tạo điều kiện cho học sinh biết vận dụng những

kiến thức Sinh học trong nhà trường vào cuộc sống, góp phần gây hứng thú học tập, giúp học sinh nắm được thực chất vấn để và tránh hiểu các sự kiện một cách hình thức Để rèn cho học sinh kỳ năng liên hệ thực tiễn trong Sinh học các tình

huống thực tiễn, cần chú ý lựa chọn các bài toán có nội dung thực tế của khoa

học, kỹ thuật, của các môn học khác và nhất là thực tế đời sống hàng ngày quen thuộc với học sinh

1.1.6.4 Rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn,

giúp học sinh có kỹ năng thực hành các kỹ năng sinh học và làm quen dần các tình huống thực tiễn

Trong thực tế dạy học ở trường phổ thông, một vấn đề nổi lên là giáo viên

chỉ quan tâm, chú trọng việc hoàn thành những kiến thức lí thuyết quy định trong

chương trình và Sách giáo khoa; mà sao nhãng việc thực hành, không chú tâm dạy bài tập tình huống cho các em, đặc biệt những bài tập có nội dung thực tiễn, dẫn đến tình trạng học sinh thường lúng túng, thậm chí không làm hoàn chỉnh được những

bài tập thực ra rất cơ bản và ở mức độ trung bình Học sinh gặp nhiều khó khăn trong việc vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống Theo Trần Kiều, việc dạy

học sinh hiện nay "đang rơi vào tinh trang coi nhẹ thực hành và ứng dụng sinh học

Để tạo điều kiện vận dụng tri thức vào thực tế, còn phải có những kỹ năng

thực hành cần thiết cho đời sống, đó là các kỹ năng phân tích, tổng hợp, liên hệ,

“Trong hoạt động thực tế ở bắt kỳ lĩnh vực nào cũng đòi hỏi kỹ năng: Tính đúng, tính nhanh, tính hợp lí, cùng với các đức tính cân thận, chu đáo kiên nhẫn

Trang 30

Ngoài ra, cần giải quyết nhiều vấn đề trong thực tiễn với phương pháp hợp lí, ngắn gọn, tiết kiệm tư duy, thời gian, tiền của và sức lao động Việc vận dụng Sinh học vào thực tiễn cũng như tập dượt nghiên cứu khoa học trong đó có các hoạt động như: thu thập tài liệu trong thực tế, mò mẫm, dùng quy nạp khơng hồn tồn dé dự kiến quy luật; thu thập tài liệu thống kê trong sản xuất, quản lí kinh tế trong xã hội để tìm quy luật chung

“Chính vì vậy, việc tăng cường rèn luyện năng lực vận dụng sinh học vào thực tiễn một mặt giúp học sinh thực hành tốt các kỹ năng học tập (như phân tích, suy luận, khái quát, tổng hợp ) Mặt khác, giúp học sinh thực hành làm quen dần với các tình huống thực tiễn gần gũi trong cuộc sống, góp phần tích cực trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo học sinh phổ thông, đáp ứng mọi yêu cầu của xã hội 1.2 Cơ sở thực tiễn 1 vấn đề thực tiễn trong day học Sinh học a Vé phia GV 1 Thực trạng phát triển năng lực vận dụng kiến thức để giải quyết Để xác định cơ sở thực tiễn cho việc phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong dạy học SH ở trường THPT, chúng tôi đã tiến hành khảo sát ý

kiến của GV về mức độ sử dụng, rèn luyện các biện pháp triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn tại 3 trường: THCS Phú Thuận, THCS Hàm Nghỉ , THCS Nguyễn

Hoàng của tỉnh TT Huế

~ Về việc sử dụng các phương pháp dạy học hiện nay

Trang 31

Mức độ sử dụng/ Kết quả

Thường [Khôngthường| Khôngsữ

TT Phương pháp xuyên xuyên dụng So So Tile Số lượng | (%) |lượng| (%) | lượng | (%) sơ đỗ, bảng biều, mô hình 3 | Vấn đáp tái hiện, thông báo | 15 [ 6818 | 6 | 2727 | 1 [0455

Cho học sinh tự học với

4 sách giáo khoa fe G38 MS VAD s lanz| 7 |aig| 9 [a0 Dạy học có sử dụng phiêu 5 7 31.82 10 45.45 5 22.73 học tập 6 | Day hoe nêu vẫn đề 8 | 3636 | 7 [3182 | 7 (3182 Dạy học có sử dụng bài tậ

7| tình huồng ay nee co seaung OE 8P) sf aa73] 7 | 3182 | 10 |4545 Dạy học có sử dụng câu hỏi

§ ï 4 18.18 i 50.00 7 31.82

-bài tập liên hệ với thực tiễn

9 | Day hoc theo dự án 0 | 000 | 2 | 0909 | 20 |9091 10 | Phương pháp khác 6 [2727| 15 |6818| 1 |0455 Từ bảng 1.1 cho thay: Hiện nay ở các trường THPT, việc dạy học được GV thường xuyên sử dụng các phương pháp:

+ Giảng giải, mình họa bằng sơ đồ, bảng biểu, mô hình (59.09%) hoặc vấn đáp tái hiện, thông báo (68.18%),

+ Bén cạnh đó các phương pháp như: thuyết trình, sử dụng phiếu học tập, dạy học nêu vấn đề vẫn được sử dụng nhưng không mang tính thường xuyên

Nhìn chung, có sự đan xen, kết hợp giữa các phương pháp trên là chủ yếu Các phương pháp dạy học tích cực hóa hoạt động học tập, năng lực vận dụng của HS như dạy học có sử dụng bài tập tình huồng, dạy học dự án, sử dụng câu hỏi - bải tập liền hệ thực tiễn chưa được chú trọng, việc chưa từng sử dụng chiếm tỉ lệ đáng kể Riêng đối với day học có sử dụng câu hỏi ~ bài tập liên hệ thực tiễn, phương pháp được sử dụng với lệ cao

Trang 32

(68.18%) nhung van chưa mang tính thường xuyên Điều này, chứng tỏ tằm quan trọng của phương pháp đang dần được các GV chú ý, quan tâm nhưng gặp khó khăn trong vấn

đề sử dụng

~ Về mức độ rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề thực

tiễn cho HS trong dạy học

Kết quả điều tra về mức độ phát triển năng lực vận dụng thức để giải

quyết vấn đề thực tiễn cho HS trong dạy học Sinh học được thể hiện ở bảng 1.2 Bảng 1.2 Kết quả khảo sát về rèn luyện phát triển năng lực vận dụng kiến

thức vào thực tiễn trong dạy học Sinh học 'Các phương án Kết quả

TT Vấn đề _~ trảlời |Sốlượng| Tilệ(%)

Khái niệm về phát triển năng lực vận | Thường xuyên 3 2273

dụng kiến thức để giải quyết vấn đề | Thỉnh thoảng TI 30.00

thực tiễn trong đạy học được Thầy (Cô)

có, Chưa bao giờ 6 2121

nghe ở mức độ nào”

Việc tham gia khóa học về rèn luyện | Thường xuyên 0 000

NLVD kiến thức để giải quyết vấn đề | Thỉnh thoảng 0 0.00

thực tiễn trong dạy học được quý Thầy ` h Chưa bao giờ 2 100.00 (Cô) tham gia như thế nào?

Việc rèn luyện NLVD kiến thức đề giải | Rất cân thiết 15 68.18

quyết vấn để thực tiễn cho HS trong | Cân thiết 6 27.27

dạy học sinh học theo quý Thầy (Cô)

ta Không cần thiết 1 04.55

Thuyết trình,

4 18.18

Phương pháp dạy học được quý Thầy | giảng giải

Trang 33

'Các phương án Kết quả TT Vấn đề peng trả lời Số lượng [ Tỉ lệ (%) ‘ "Thực hành thí 7 31.82 nghiệm Day hoe theo dự 1 455 an Y kign khác 3 13.64

'Các hoạt động theo hướng rèn luyện | Thuong xuyén 3 2273

NLVD kiến thức đề giải quyết vấn đề _ [ Thỉnh thoảng 9 40.91 thực tiễn cho HS được quý Thầy (Cô)

Chua bao giờ 8 36.36 tổ chức thể nào? Giang giải, ghỉ ig giải, gh 0 0.00 nhớ Làm việc nhóm 2 9.09 “Thực hành, thí ` 4 18.18

Giờ Sinh học mà HS hứng thú nhất | nghiệm

theo quý Thầy (Cô) là: Sử dụng CNTT 7 318 'Vận dụng kiến thức vào thực 7 31.82 tiến 'Y kiến Khác 2 90

Tir bang 1.2 trên cho thấy:

Mặc dầu chưa từng được tham gia khóa học nào về rèn luyện NLVD kiến

thức để giải quyết vấn đề thực tiễn cho HS nhưng hau hết các GV đã có nắm bắt

thông tin, tuy nhiên chỉ ở mức độ thính thoảng (30.0%) chứ chưa thường xuyên (2727%)

Các GV đều nhìn nhận được tầm quan trọng của việc rèn luyện NLVD kiến

thức để giải quyết vấn đẻ thực tiễn cho HS, hầu hết đều cho rằng phương pháp dạy học này rất cần thiết (68 /8) hoặc cần thiết (27.275) Theo các GV, giờ học có

vận dụng kiến thức vào thực tiễn vẫn được HS thích thú (3/.82%), ngang bằng phương pháp dạy có sử dụng CNTT

Trang 34

'Việc dạy học theo hướng rèn luyện NLVD kiến thức đề giải quyết vấn đề thực tiễn cho HS trong dạy học có những thuận lợi và khó khăn cơ bản là:

Thuận lợi Khó khăn

~ Đáp ứng yêu cầu thực tiễn, xã hội ~ Phù hợp xu hướng dạy học theo hướng phát triển năng lực hiện nay ~ HS hứng thú hơn trong học tập -là `n pháp hiệu quả trong đổi mới phương pháp dạy học

~ Yêu cầu đầu tư lớn hơn về thời gian và công sức chuẩn bị giáo án

~ Chương trình học đài, nội dung kiểm tra- đánh giá ít liên quan nên khó khăn

khi dành thời gian dạy, HS nặng về thi

cử

- GV cần nắm vững kiến thức về cả chuyên môn và liên môn

~ HS cần nắm vững kiến thức, nâng cao

tinh than hoc tap chủ động

- Khao sat việc rèn luyện NLVD kiến thức Sinh học vào thực tiễn cho HS

trong dạy học SH 7

~ Kết quả khảo sát về việc rèn luyện NLVDKT Sinh học để giải quyết vấn đề

thực tiễn cho HS trong dạy học SH 7 được Bảng 1.3 Kết quả khảo sát về vi thể hiện ở bảng 1.3 rèn luyện NLVD kiến thức vào thực tiễn cho HS trong dạy học SH 7 ca Kết quả TT Vấn đề Số lượng [ Tí lệ (%)

Theo quy thay (cô), trong khâu chuẩn “Thường xuyên 3

bị cho bài mới, việc phân công nhiệm 1364

¡ | để HS tự tim hiểu các vấn đề | Thịnh thoảng B 59.09

trong thực tiễn liên quan đến bài học

tiếp theo nhằm kích thích, tạo hứng | Chựa bạo giờ 6 2127 thú hơn trong học tập là

2 | Theo quý thây (cô), trong quá trình | Thường xuyên 8 36.36

Trang 35

Các phương án Kết quả TT Vấn đề trả lời Số lượng Ï Tỉ lệ (%)

hình thành kiến thức mới, việc đưa ra | Thinh thoảng H 5909

các câu hỏi, bài tập, tình huống có

vấn đề gắn liền với thực tiễn để học | Chưa bao giờ 1 0455

sinh liên hệ và áp dụng là

Theo quy thay (cô), trong giờ lên lớp, | Thường xuyên 8 36.36

việc dành thời gian để giúp HS giải Í Tịnh moặng To ĐPB 3 | quyết những câu hỏi, những khúc

mắc về những hiện tượng các em bắt | Chưa bao giờ 4 18.18

gặp được trong đời sống là

Theo quy thay (cô), việc yêu cau HS | Thường xuyên 6 2727 4 | tu tim các tình huống thực tiễn liên | Thình thoảng i 30.00 quan đến nội dung bài học là Chưa bao giờ 3 2273

` „_ | Đã tham gia

Việc hướng dẫn HS vận dụng kiến| 0 000

l „_ | nhiều lần thức liên môn để giải quyết các vấn › Hướng dẫn lân

5 | để thục tiễn, làm các để tài sing tạo, | u 2 0909

nghiên cứu khoa học đốivới T Chỉ nghe nói 15 68.18 (Cô) là:

Chưa bao giờ 5 2273

Từ bảng 1.3 cho

tiễn cho HS, việc phân công nhiệm vụ để các em tìm hiểu các vấn đề trong cuộc

Trong vấn để rèn luyện NLVD kiến thức vào để thực

sống nhằm tạo hứng thú trong học tập được GV thỉnh thoảng chú ý (S9.09%) Việc đưa ra các câu hỏi, bài tập, tình huống có vấn đề gắn liền với thực tiễn nhằm đi đến

kiến thức mới được sử dụng đa số với mức cân thiết (36.36%) hoặc thỉnh thoảng (59.09%) Việc yêu cầu HS tự tìm hiểu các tình huống thực tiễn liên quan đến nội

dung bài học hay giải quyết các vấn đề cuộc sống mà các em thắc mắc được đa số

GV thực hiện nhưng không mang tính thường xuyên Điều này có thể là do những khó khăn như vừa khảo sát ở bang 2

Trang 36

b Về phía HS

Qua điều tra thực trạng học tập bộ môn Sinh học của 153 IS tại 4 trường: THCS Phú Thuận, THCS PHú Hải, THCS Hàm Nghỉ và THCS Nguyễn Hoàng tỉnh

"Thừa Thiên Huế

- Về ý thức của HS trong việc vận dụng kiến thức để giải quyết vấn để thực

~ Về thái độ của HS đối với việc phát triển NLVD KT để giải quyết vấn đề

thực tiễn trong dạy học được thể hiện qua bảng 1.4

Bang 1.4 Thái độ cũa HS đối với việc vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn trong dạy học ca Kết quả STT Vấn đề Các phương pháp trả lời Số lượng | Ti lệ% Thai độ của các Rất thích 36 2353 em khi bài học Thích 7 46.41 1 |mới có vận dụng Bình thường B 28.10 kiến thức vào thực › Không thích 3 196 tiễn:

Mỗi bài học là một kiến thức

Trang 37

'Qua bảng 1.4 thống kê kết quả điều tra HS cho thấy:

~ Phần lớn HS đều thích thú khi bài học có vận dụng kiến thức vào thực tiễn,

các em tỏ rất thích (23.53%) hoặc thích (46.41%), lí do là các em biết vận dụng

được các kiến thức đã học vào cuộc sống (39.22%), nắm vững kiến thức hơn, bài

học thú vị hơn

~ Một số các em khác không thích chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ (1.96%), nguyên nhân

có thể do nội dung vận dụng ít liên quan nội dung kiểm tra - đánh giá nên các em

không có thời gian - ngại học

~ Khảo sát ý kiến của HS về phương pháp giảng day học phần DVCXS, SH 7 của GV hiện nay

Kết quả khảo sát ý kiến HS về hoạt động lên lớp khi học phần ĐVCXS, SH 7

được thể hiện trong bang 1.5

Bang 1.5 Kết qua khảo sát ý kiến của học sinh về hoạt động lên lớp khi học môn SH7 Mức độ sử dụng/ Kết quả Khô

Thường thường Không sử

TT | Hoạtđộnghọc sinh xuyên oye dụng Số | Tilệ | Số [Tilệ| Số lượng | (%) | lượng | (%) | lượng | (%) 1 Nghe - Ghi chép 37 24.18 88 57.52] 28 18.30 2 | GiảHRichminhhoatranh | mo | 614 | 91 |s94g| 22 | 1438 ảnh, sơ đồ 3 | Triờicầuhỏibien | §7 [3725| 72 |4706| 24 [15.09 4 | Tự nghiện cứu SGK vàtá | 44 [2222 | gs |sss6| 34 |2222 lời câu hỏi GV s_ | Hoatđộng nhóm có sử dụng | 5) | 3956] phiếu học tập 94 |61.43| 28 | 1830

@ | Suynghi, hỏi của GV tư duy trả lời câu | ¿+ | 2gio | oọ |sg82| 20 |1307

Trang 38

Mức độ sử dụng/ Kết quả

Thường Khong Không sử

TT | _ Hoạt động học sinh loạt động học sỉnl xuyên ê thường xuyên di lụng

Sb] Tig | Sd [Tiel SO | Tie lượng | (%) | lượng | (%) | lượng | (%) ngoài thực tiên "Thành lập các nhóm cùng ọ | nhau báo để giải quyết một chủ tìm kiêm Hiệu sách | | 4.99 | 49 | 26.14] 113 |7386 đề mà GV nêu ra 10 Hoạt động khác 37 |2418 | 87 |5687| 29 |I§95

Tir bang 1.5 trén cho thấy: các hoạt động lên lớp khi học môn Sinh học hiện nay ở các trường THIPT thường xuyên nhất vẫn là nghe — ghỉ chép (37.25%), giải thích minh hoa trảnh ảnh, sơ đồ (26.14%) Tủy từng bài học, thỉnh thoảng sẽ có sự đan xen giữa hai hoạt động trên cùng với các hoạt động như: nghe ~ ghỉ chép, suy nghĩ, tư duy trả lời câu hỏi của GV, hoạt động nhóm có sử dụng phiếu học tập, tự nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi GV Các hoạt đông khác như: vận dụng kiến

thức giải quyết các vấn đề liên quan ngoài thực tiễn, vận dụng kiến thức giải quyết

các tình huống GV đưa ra, thành lập các nhóm cùng nhau tìm kiếm tài liệu, sách báo để giải quyết một chủ để mà GV nêu ra ít được triển khai hơn Tỉ lệ các hoạt động chưa từng sử dụng chiếm đến 40.52% đối với xận dụng kiến thức giải quyết vấn

quan đến thực tiễn, 73.86% đối với hoạt động thành lập các nhóm cùng nhau tìm kiếm tải liệu, sách báo để giái quyết một chủ đề mà GV nêu ra Cùng xu hướng đổi mới dạy học theo định hướng phát triển năng lực hiện nay, các phương, pháp giúp tích cực hóa năng lực của HS nói chung, day học theo hướng van dung

Trang 39

1.2.2 Phân tích nguyên nhân thực trạng về NLVDKT vào thực tiễn a Vé phia GV Thuận lợi: Chịu khó đọc tài liệu, cập nhật kiến thức liên quan với bài học, yêu nghề, luôn mong muốn học sinh biết vận dụng những kiến thức đã học để giải thích các vấn để liên quan trong cuộc sống

Khó khăn: Yêu cầu GV phải đầu tư về thời gian tương đối lớn nên một

GV vẫn còn lơ là, việc dạy học kết hợp vận dụng kiến thức vào thực tiễn vì thế chưa

được phổ biến Ngoài ra, một bộ phận GV cho rằng kiến thức là mục đích của quá trình đạy học Do đó, GV chỉ quan tâm đến việc truyền thụ kiến thức lý thuyết, íL quan tâm đến vận dụng vào thực tiễn Động cơ dạy học của GV vì thế còn mang

tính thực dụng (thi gì học đó, chỉ chú trọng đến những kiến thức thi cử)

b VỀ phía HS

“Thuận lợi: Các em HS luôn mong muốn có thể đem những kiến thức đã học vận dụng vào thực tiễn, thích thú với những giờ học mà kiến thức liên quan với

cuộc sống, đặc biệt về động vật, thực vật và con người

Khó khăn: Thứ nhất, môn Sinh học không được các em chú trọng nhiễu, việc học sinh hiểu biết thực tiễn rất ít Thứ hai, năng lực của HS không đồng đều nên việc rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn gặp nhiều khó khăn

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong quá trình nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài chúng tôi đã làm rõ được các nội dung co ban sau:

~ Khái niệm về năng lực và NLVD kiến thức vào thực tiễn trong dạy - học

'Vai trò của NLVD

ến thức trong dạy học Rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức

vào thực tiễn cho học sinh, đặc biệt trong dạy học Sinh học

~ Lâm rõ được thực trang day học và việc rèn luyện phát triển NLVD kiến thức Sinh học vào thực tiễn cho HS trong dạy học SH 7 ở trường THPT hiện nay

~ Từ kết quả khảo sát thực trạng dạy học ở các trường THPT chúng tôi nhận

thấy: vai trò của việc sử dụng các biện pháp nhằm phát triển NLVD kiến thức vào thực tiễn cho HS trong dạy học Sinh học đã được đánh giá cao, HS thích thú, tuy

nhiên việc đưa vào dạy học lại gặp nhiều khó khăn và còn hạn chế

Trang 40

~ Trên cơ sở phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn đề tài, chúng tôi sẽ nghiên cứu và đề xuất các biện pháp nhằm phát triển NLVD kiến thức vào thực tiễn cho HS

Ngày đăng: 29/08/2022, 15:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN