Mục tiêu Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực dạy trẻ làm quen biểu tượng toán học cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non nhằm xác định NL cần thiết của giáo viên mầm non nói chung và NL dạy trẻ làm quen biểu tượng toán học nói riêng; khảo sát quan điểm của SV liên quan đến vấn đề dạy học theo định hướng phát triển NL; xác định được vai trò của giảng viên trong quá trình phát triển NL dạy trẻ làm quen với biểu tượng toán cho SV.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
HỒNG THỊ DIỄM PHƯƠNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY TRẺ LÀM QUEN BIỂU TƯỢNG TOÁN HỌC CHO SINH VIÊN
NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học mơn Tốn
Mã số: 60 14 01 11
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS.NGUYỄN THỊ KIM THOA
Huế, tháng 5 năm 2015
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các
số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác
Tác giả
Hoàng Thị Diễm Phương
Trang 3Lời Cám Ơn
Đầu tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, chân thành đến cô giáo, PGS.TS Nguyễn Thị Kim Thoa, người đã nhiệt tình hướng dẫn tận tình chu đáo và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này
Tôi xin trân trọng cảm ơn Quý Thầy giáo,
Cô giáo đã giảng dạy chúng tôi trong suốt khóa học của lớp Cao học K22 Phương pháp dạy học Toán tại Trường Đại học Sư phạm Huế
Tôi xin chân thành cám ơn Ban Chủ Nhiệm, các thầy cô Khoa Giáo dục Mầm non đã tạo điều kiện cho tôi đi học, cám ơn sinh viên các lớp Giáo dục Mầm non năm 4 trường Đại học sư phạm Huế đã tạo điều kiện cho tôi thực nghiệm trên thực tế
Sau cùng tôi xin chân thành cám ơn gia đình và bạn bè của tôi luôn ủng hộ, quan tâm, động viên và giúp đỡ tôi mọi mặt để tôi hoàn thành luận văn này
Do điều kiện thời gian và khả năng hạn chế, tôi xin chân thành biết ơn và lắng nghe
Trang 4những ý kiến chỉ dẫn, đóng góp để luận văn được hoàn thiện hơn
Xin trân trọng cám ơn!
Huế, tháng 5 năm 2015
Tác giả luận văn Hoàng Thị Diễm Phương
Trang 5MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA i
LỜI CAM ĐOAN ii
LỜI CẢM ƠN .iii
MỤC LỤC 1
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4
LỜI GIỚI THIỆU 5
Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 8
1.1 Xu hướng giáo dục cho trẻ mầm non tiếp cận với biểu tượng toán học sơ đẳng 8 1.2 Các khái niệm cơ bản 9
1.2.1 Năng lực 9
1.2.2 Năng lực dạy trẻ 11
1.2.3 Phát triển năng lực dạy trẻ mầm non 11
1.2.4 Biểu tượng toán học 11
1.3 Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến vấn đề phát triển năng lực dạy trẻ làm quen biểu tượng toán sơ đẳng 12
1.3.1 Những nghiên cứu trên thế giới 12
1.3.2 Những nghiên cứu ở Việt Nam 13
1.4 Ghi nhận và đặt vấn đề 15
Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 16
2.1 Chuẩn nghề nghiệp của giáo viên mầm non 16
2.2 Chương trình giáo dục mầm non 19
2.2.1 Chương trình giáo dục nhà trẻ (trẻ từ 3 tháng tuổi đến 3 tuổi) 19
2.2.2 Chương trình giáo dục mẫu giáo (trẻ từ 3 đến 6 tuổi) 19
2.3 Đặc điểm phát triển nhận thức và nhân cách của sinh viên ngành Giáo dục Mầm non 21
2.4 Chương trình Toán đào tạo Đại học ngành Giáo dục Mầm non hệ chính quy 22
2.5 Các năng lực cần thiết cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non để tham gia vào quá trình dạy trẻ làm quen các biểu tượng toán học sơ đẳng 23
Trang 62.5.1 Năng lực chuyên môn 24
2.5.2 Năng lực tìm hiểu đối tượng 25
2.5.3 Năng lực quan sát 25
2.5.4 Năng lực tổ chức các hoạt động dạy trẻ làm quen với các biểu tượng toán học sơ đẳng 25
2.5.5 Năng lực giao tiếp sư phạm 26
2.5.6 Năng lưc tự học, tự nghiên cứu 27
2.5.7 Năng lực quản lí lớp học 27
2.5.8 Năng lực sử dụng công nghệ thông tin 28
2.6 Các lí thuyết dạy học theo hướng phát triển năng lực 28
2.6.1 Dạy học định hướng phát triển năng lực 28
2.6.2 Phương pháp giáo dục Montessori 30
2.6.2.1 Giới thiệu sơ lược về Maria Montessori 30
2.6.2.2 Nội dung phương pháp Montessori 31
2.6.2.3 So sánh phương pháp giáo dục Montessori và phương pháp giáo dục truyền thống 34
2.6.3 Phương pháp dạy học theo lý thuyết kiến tạo 36
2.6.3.1 Lý thuyết kiến tạo 36
2.6.3.2 Khác biệt giữa dạy học truyền thống và kiến tạo 39
2.7 Vai trò của giảng viên trong việc giúp sinh viên phát triển năng lực dạy trẻ làm quen biểu tượng toán học 40
2.8 Câu hỏi nghiên cứu 41
2.9 Kết luận chương 2 41
Chương 3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 42
3.1 Ngữ cảnh và mục tiêu 42
3.1.1 Ngữ cảnh 42
3.1.2 Mục tiêu 42
3.2 Phương pháp nghiên cứu 42
3.3 Thiết kế hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực cho sinh viên 43
3.3.1 Nội dung thiết kế 43
Trang 73.3.2 Phân tích tiên nghiệm 45
3.4 Nội dung phiếu học tập 45
3.5 Nội dung phiếu đánh giá quá trình giảng dạy của sinh viên 47
3.6 Bảng hỏi 49
3.6.1 Nội dung bảng hỏi 49
3.6.2 Phân tích tiên nghiệm 50
3.7 Kết luận chương 3 52
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 53
4.1 Phân tích phiếu học tập của sinh viên 53
4.2 Phân tích kết quả phiếu đánh giá tiết dạy của sinh viên 60
4.3 Phân tích bảng câu hỏi 61
4.3.1 Quan điểm tích cực về dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học của sinh viên 62
4.3.2 Quan điểm của sinh viên về các năng lực cần thiết cho quá trình dạy trẻ làm quen với các biểu tượng toán 63
4.3.3 Quan điểm của sinh viên sau khi được tiếp thu các phương pháp và lý thuyết dạy học theo định hướng phát triển năng lực 65
4.3.4 Những khó khăn mà sinh viên gặp phải trong quá trình dạy trẻ làm quen với các biểu tượng toán ở trường Mầm non 66
4.3.5 Những đề xuất nhằm phát triển năng lực dạy trẻ làm quen với các biểu tượng toán của sinh viên ngành Giáo dục Mầm non 68
4.4 Kết luận chương 4 70
Chương 5 KẾT LUẬN 71
5.1 Trả lời và kết luận cho các câu hỏi nghiên cứu 71
5.2 Đóng góp nghiên cứu và hướng phát triển của đề tài 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO 74 PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 9LỜI GIỚI THIỆU
Trẻ nhỏ sinh ra và lớn lên giữa thế giới của những sự vật và hiện tượng đa dạng Tò mò, khám phá và cố gắng tìm hiểu thế giới xung quanh là bản tính của trẻ Trẻ sử dụng các giác quan của chúng để tìm hiểu về thế giới đó Chúng hình thành các khái niệm về ngôn ngữ từ rất lâu trước khi học nói, và hình thành các khái niệm
về toán học trước khi học cách để cộng hoặc trừ[38] Để giúp trẻ hình thành và phát triển các khái niệm toán đó thì vai trò của giáo viên Mầm non nói chung và SVngành Giáo dục Mầm non nói riêng là hết sức quan trọng Nhằm mục đích phát triển NLdạy trẻ làm quen với các biểu tượng toán học sơ đẳngcho SV ngành GDMN, chúng tôi tiến hành nghiên cứu thông qua cơ sở lý thuyết và phương pháp của định hướng phát triển NL
Toán học đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của trẻ, giúp trẻ làm quen với thế giới xung quanh.Ngay từ đầu, trẻ đã tiếp xúc với người lớn và thế giới đồ vật đa dạng, tất cả những thứ đó đều ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức của trẻ, dần dần trẻ có những khái niệm đơn giản nhất về thế giới xung quanh, có nhu cầu muốn tìm tòi, khám phá về tính chất, đặc điểm của sự vật, hiện tượng, tập hợp các số lượng, hình dạng, màu sắc, kích thước, vị trí, sắp xếp của chúng trong không gian… qua các hoạt động đa dạng dưới sự hướng dẫn của người lớn Khi chơi với
đồ vật, trẻ muốn biết tại sao vật này lại lăn được nhưng vật kia lại không lăn được, hình dạng, kích thước và chất liệu của chúng khác nhau như thế nào? Trẻ muốn biết nhóm này có số lượng nhiều hơn hay ít hơn nhóm kia… Từ đó trong tư duy của trẻ nảy sinh khái niệm thêm bớt một cách giản đơn nhất về phép cộng, trừ Xuất phát từ nhu cầu đó, mà việc cho trẻ làm quen với biểu tượng toán là nhu cầu cần thiết Làm thế nào để dạy trẻ những khái niệm về toán học mang tính chất trừu tượng nhưng lại phải phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ (2012, [2]) Để trả lời được câu hỏi nàyđòi hỏi người giáo viên không chỉ giỏi về NL chuyên môn, mà còn phải linh hoạt, sáng tạo trong các phương pháp dạy học Do đó, việc giúp SVngành GDMN nhận thấy được các NL cần thiết và phát triển các NL đó là vấn đề mà chúng tôi muốn trình bày trong luận văn này
Trang 10Trong nghiên cứu, chúng tôi hướng đến mục tiêu sau:
Xác định NL cần thiết của giáo viên mầm non nói chung và NL dạy trẻ làm quen biểu tượng toán học nói riêng
Khảo sát quan điểm của SV liên quan đến vấn đề dạy học theo định hướng phát triển NL
Xác định được vai trò của giảng viên trong quá trình phát triển NL dạy trẻ làm quen với biểu tượng toán cho SV
Luận văn bao gồm 5 chương:
Chương 1: Đặt vấn đề
Trong chương 1, chúng tôi giới thiệu các xu hướng cho trẻ mầm non tiếp cận với cácBTTHSĐ Tiếp theo, chúng tôi giải thích các khái niệm cơ bản được đề cập trong luận văn Sau đó, chúng tôi trình bày tổng quan các nghiên cứu liên quan đến vấn đề phát triển NL dạy trẻ làm quen với các biểu tượng toán, bao gồm các nghiên cứu trong nước và trên thế giới
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Trong chương này, chúng tôi trình bày các lý thuyết chính phục vụ cho nghiên cứu, bao gồm: lý thuyết dạy học theo định hướng phát triển NL, phương pháp Montessori và lý thuyết kiến tạo Chúng tôi không sử dụng toàn bộ lý thuyết theo cách rập khuôn mà chỉ dùng những đặc điểm và tính chất tích cực trong các lý thuyết trên để vận dụng vào nghiên cứu của mình Ngoài ra, trong chương này, chúng tôi phân tích các đặc điểm của SV ngành GDMN, cũng như chương trình GDMN và chương trình đào tạo các học phần toán tại trường ĐHSP Huế Từ những
cơ sở nền nảng đó, chúng tôi đặt ra các câu hỏi nghiên cứu cho luận văn
Chương 3: Thiết kế nghiên cứu
Trong chương 3, chúng tôi trình bày ngữ cảnh và mục tiêu của thực nghiệm Sau khi cung cấp lý thuyết và phương pháp theo định hướng phát triển NL cho SV, chúng tôi cho SV thực hiện các phiếu học tập với mục đích tìm hiểu các NL thiết kế các hoạt động dạy trẻ làm quen với các BTTHSĐ của SV Sau đó, chúng tôi tiến hành dự giờ SV thực hành các tiết dạy tại trường Mầm non và thu thập các phiếu dự giờ đánh giá Cuối cùng, chúng tôi cho SV trả lời các bảng câu hỏi để thu thập thêm
Trang 11những NL cũng như khó khăn mà SV gặp phải sau khi tiến hành các tiết dạy trẻ làm quen với các BTTHSĐ ở các trường Mầm non
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Trong chương này, chúng tôi phân tích các phiếu học tập của SV để thấy được các NL mà SV đã có trong quá trình thảo luận nhóm để thiết kế hoạt động này, từ
đó chúng tôi đề xuất các NL màSV cần được phát triển để có thể tham gia giảng dạy với bảng thiết kế trên Tiếp đến, chúng tôi phân tích kết quả các phiếu dự giờ đánh giá SV của 2 nhóm: nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng để thấy được sự phát triển NL của SV ở nhóm thực nghiệm Cuối cùng, chúng tôi phân tích các câu trả lời của SV ở nhóm thực nghiệm cho bảng hỏi Từ đó, chúng tôi kết luận về NL của
SV đạt được và những khó khăn cũng như các đề xuất, mong muốn của SV nhằm phát triển NL dạy trẻ làm quen với các BTTHSĐ
Chương 5: Kết luận
Trong chương cuối này, chúng tôi đưa ra kết luận cho nghiên cứu này bằng cách phân tích các yếu tố cho phép trả lời các câu hỏi nghiên cứu đặt ra Bên cạnh trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu, chúng tôi cũng đưa ra những hướng phát triển của đề tài với mục đích giúp các đối tượng SV cũng như giáo viên Mầm non có cách nhìn tích cực hơn trong việc dạy trẻ làm quen với các BTTHSĐ
Trang 12Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.Xu hướng giáo dục cho trẻ mầm non tiếp cận với biểu tượng toán học sơ đẳng
Toán học đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của con người,nó được sử dụng trong mọi lĩnh vực và được xem như là môn học tiên quyết trong chương trình giáo dục ở mọi cấp học Ngay từ khi còn nhỏ, chúng ta đã được làm quen với toán học, như việc đếm các ngón tay hay chơi các hình khối… Do đó việc hướng dẫn trẻ làm quen với BTTHSĐ ngay từ tuổi mầm non, là một cơ hội giúp trẻ sớm hình thành những khả năng như quan sát, tư duy, so sánh, tìm tòi, giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, các mối quan hệ về số lượng, kích thước, hình dạng, vị trí trong không gian giữa các vật so với nhau, đồng thời làm tăng thêm vốn hiểu biết và phát triển ngôn ngữ tư duy cho trẻ
Quá trình hình thành các BTTHSĐ cho trẻ còn giữ một vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành và phát triển nhân cách của trẻ ngay từ tuổi ấu nhi,''Trẻ
em là một thực thể giáo dục hồn nhiên'' Do vậy, việc dạy toán cho trẻ phải được tiến hành từ giai đoạn mà trẻ bắt đầu nhận thức được các sự vật hiện tượng thế giới xung quanh và phải được thực hiện từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, việc vận dụng phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ và phải đảm bảo được nội dung, nhiệm vụ chương trình đã đề ra.Muốn đạt được mục tiêu ta cần nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý trẻ em nói chung và hiểu sâu về đặc điểm của việc hình thành các biểu tượng ban đầu về Toán.Thông qua việc hình thành các BTTHSĐ là bồi dưỡng cho trẻ khả năng quan sát, tìm tòi, so sánh, phát triển ngôn ngữ, rèn luyện
phương pháp tư duy và một số thói quen cẩn thận, chính xác
Trong vài thập kỷ qua, sự phát triển toán học cho trẻ mầm non đã trở thành một trọng tâm của các nhà nghiên cứu và các nhà giáo dục Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng hiệu suất học toán sớm của trẻ em là một yếu tố dự báo mạnh mẽ các thành tựu toán học sau này của chúng Chẳng hạn, năng lực hiểu biết các con số ở mẫu giáo, bao gồm các kỹ năng như đếm, nhận biết chữ số, so sánh con số, và tính toán không bằng lời, dự đoán tốc độ phát triển về thành tích toán học từ cấp tiểu học đến trung học phổ thông [28]
Trang 13Theo Glenn Doman và Janet Doman thì trẻ mầm non nên học Toán vì hai lý
do cực kì quan trọng sau Lí do đầu tiên, làm toán là một trong những chức năng cao nhất của não bộ loài người Trong tất cả các sinh vật trên trái đất, chỉ có loài người là có thể làm toán Học toán là một trong những điều quan trọng trong cuộc sống, nó giúp cho con người trở nên văn minh hơn và từ nhỏ đến lớn ai cũng cần dùng đến phép toán, từ những đứa trẻ ở trường, đến những bà nội trợ, từ những người thợ mộc đến các doanh nhân hay các nhà khoa học đều đối mặt với những vấn đề Toán học Lí do thứ hai, trẻ nên được học toán càng sớm càng tốt bởi những ảnh hưởng của toán học lên quá trình phát triển tự nhiên của não bộ và quá trình tự nhiên đó gọi là “trí thông minh” [7, tr.45]
Các hội đồng Quốc gia của các giáo viên Toán học (NCTM) đã nhấn mạnh vai trò trung tâm của giáo viên trong việc cung cấp nền giáo dục toán học chất lượng cao cho trẻ em Họ cho rằng giáo viên cần nhận thức được tầm quan trọng của việc thiết lập một nền tảng toán học tốt cho trẻ trong các trường mầm non, tiếp thu kiến thức và kỹ năng có liên quan Kể từ đó, các nhà nghiên cứu đã phát triển chương trình giảng dạy dựa trên nghiên cứu khác nhau với hy vọng cải thiện giáo dục toán học ở các trường mầm non [28] Để làm được điều đó, trước hết chúng ta cần có sự định hướng và phát triển NL cho SV ngành GDMN để trở thành một giáo viên mầm non tương lai
1.2.Các khái niệm cơ bản
1.2.1.Năng lực
Khái niệm NL có nguồn gốc tiếng Latinh “competentia” Ngày nay khái
niệm NL được hiểu dưới nhiều quan điểm khác nhau
Theo quan điểm của tâm lý học: “Năng lực là tổng hợp các đặc điểm, thuộc tính tâm lý của cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc trưng của một hoạt độngnhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt hiệu quả cao”[40]
Theo Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường: “NL là một thuộc tính tâm lýphức hợp, là điểm hội tụ của nhiều yếu tố như tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, kinhnghiệm, sự sẵn sàng hành động và trách nhiệm đạo đức” [6]
Trang 14Ở Việt Nam, vấn đề NL cũng đã sớm được đề cập Theo tác giả TrầnTrọng
Thủy và Nguyễn Quang Uẩn: “NL là tổng hợp những thuộc tínhđộc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt độngnhất định, nhằm đảm bảo việc hoàn thành có kết quả tốt trong lĩnh vực hoạtđộng ấy”[19]
Trong luận văn này chúng tôi cũng đồng ý với quan niệm: “NL là một tổ hợp các kiến thức, kĩ năng, hành vi, thái độ phù hợp với yêu cầu của một hoạt động, được cá nhân tích lũy và sử dụng để giúp cho việc hoàn thành có kết quả hoạt động
đó ở mức độ nhất định Các NL hình thành trên cơ sở của các tư chất tự nhiên nơi đóng vai trò quan trọng, NL của con người không phải hoàn toàn do tự nhiên mà
có, phần lớn do công tác, do tập luyện mà có”
NL là những thuộc tính tâm lí riêng của cá nhân, nhờ những thuộctính này
mà con người hoàn thành tốt đẹp một hoạt động nào đó, chỉ phải bỏ ra ítsức lao động mà đạt hiệu quả cao NL của SV sẽ là đích cuối cùng của quátrình dạy học, giáo dục Bởi vậy, những yêu cầu về phát triển NL của SV cầnđược đặt đúng chỗ trong mục đích dạy học
NL của mỗi người một phần dựa trên cơ sở tư chất Nhưng điều chủ yếu là
NL hình thành, phát triển và thể hiện trong hoạt động tích cực của con người dưới
sự tác động của rèn luyện, dạy học và giáo dục Việc hình thành và phát triển các phẩm chất nhân cách là phương tiện có hiệu quả nhất để phát triển NL
Trong tiếng Anh có 2 từ thể hiện “năng lực” là: “ability” và “competence”
NL được chia làm hai loại cơ bản: NL chung và NL riêng.NL chung là NL cần thiết cho nhiều lĩnh vực hoạt động NL riêng (NL chuyên môn) là sự thể hiện độc đáo các phẩm chất riêng biệt, có tính chuyên môn nhằm đáp ứng các yêu cầu của một lĩnh vực hoạt động chuyên biệt với kết quả cao
NL có mối quan hệ biện chứng với tư chất, với thiên hướng cá nhân, với tri thức, kĩ năng, kĩ xảo Tư chất là một trong những điều kiện hình thành NL nhưng không quy định sự phát triển của NL Như vậy, có thể nói NL con người dựa trên tư chất nhưng chủ yếu nó được hình thành, phát triển và thể hiện trong hoạt động tích cực của con người dưới tác động của rèn luyện và giáo dục NL mà chúng tôi đề cập
ở đây là NL riêng, nó được hình thành thông qua quá trình lĩnh hội tri thức, có sự hướng dẫn với dụng ý sư phạm, có ý thức của chủ thể SV trong suốt quá trình học tập
Trang 151.2.2.Năng lực dạy trẻ
NL sư phạm: là một bộ phận không thể thiếu được trong cấu trúc nhân cách của nhà sư phạm Sự hình thành và phát triển NL sư phạm trước hết phải dựa trên nền tảng nhân cách chung của người thầy giáo NL sư phạm là phạm trù tâm lý phức tạp, nhiều mặt nhưng trong cấu trúc của NL sư phạm có thể phân biệt được một loạt các thành tố cơ bản của bản chất là những NL riêng Có thể tách NL riêng theo nhiều góc độ tiếp cận khác nhau phù hợp mục đích nghiên cứu
Theo chuẩn nghề nghiệp của giáo viên mầm non đề cập đến 5 loại NL có liên quan đến NL sư phạm (2013, [4]), đó là:
- NL tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục
Trong trường mầm non, NL dạy học được hiểu chính là NL dạy trẻ
1.2.3 Phát triển năng lực dạy trẻ mầm non
Phát triển NL dạy trẻ cho SV ngành GDMN thể hiện ở khả năng học hỏi, vận dụng sáng tạo tri thức, kĩ năng, kĩ xảo của cá nhân vào quá trình hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ từ 3 đến 6 tuổi
1.2.4 Biểu tượng toán học
Thuật ngữ biểu tượngđược diễn đạt dưới nhiều góc độ khác nhau Trong từ điển Tâm lí học, biểu tượng được định nghĩa như sau “Lúc một sự vật không được nhìn nhận qua những cảm giác và hành động mà vẫn gợi lên sự tồn tại của nó, tức là
đã hình thành một biểu tượng của sự vật ấy Một thế giới thứ hai, thế giới biểu tượng xuất hiện với thế giới của cảm giác, vận động (của mắt thấy, tai nghe, tay sờ)
Trang 16Và từ đó, hoạt động của con người không hoàn toàn lệ thuộc vào sự có mặt cụ thể của
sự vật nữa, mà có thể vận dụng những hình tượng của sự vật sắp đi xếp lại trong “đầu óc” của mình, trước và sau hành động cụ thể” Nhà tâm lí học A.A.Liublinxkaia coi biểu tượng là hình ảnh cụ thể của sự vật, hiện tượng nảy sinh trong óc khi không có
sự tác động trực tiếp của chúng vào các giác quan.Biểu tượng được giáo sư V.X.Mukhina coi là hình trực quan nảy sinh trong não người về những sự vật, hiện tượng tri giác trước đây…[1, tr.3]
Như vậy, từ những định nghĩa và quan điểm trên cho thấy biểu tượng được xem là sản phẩm của quá trình ghi nhớ và tưởng tượng Điểm chính của biểu tượng
là sự xâm nhập giữa tính trực quan và tính khái quát, nên biểu tượng được coi là bước quá độ giữa hình tượng và khái niệm, là giai đoạn chuyển tiếp từ nhận thức cảm tính lên nhận thức lí tính Như vậy, biểu tượng vừa mang tính cụ thể vừa mang tính khái quát Ở mức độ cao hơn, biểu tượng vừa là vật liệu, vừa là sản phẩm của quá trình nhận thức: tri giác, tư duy, ghi nhớ và tưởng tượng [1, tr.4]
Do đó, biểu tượng toán học là hình ảnh cụ thể về những dấu hiệu và mối quan hệ toán học (số lượng, kích thước, hình dạng, không gian, thời gian…) mà con người đã tri giác trước đây được tái hiện trong óc khi chúng không còn trực tiếp tác động vào các giác quan của ta nữa[1, tr.4]
Biểu tượng toán học ở trẻ được hình thành trong quá trình tác động của các dấu hiệu toán học của các sự vật, hiện tượng vào các giác quan, tạo ra những đường liên hệ thần kinh tạm thời, để lại dấu vết trên vỏ não Như vậy, biểu tượng toán học
ở trẻ mầm non là sự lưu giữ có chế biến và tổng quát những hình tượng do tri giác
tạo ra [1, tr.12]
1.3 Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến vấn đề phát triển năng lực dạy trẻ làm quen biểu tượng toán sơ đẳng
1.3.1 Những nghiên cứu trên thế giới
Trong lịch sử giáo dục thế giới, vấn đề coi trọng người học đã có từ rất lâu Bắt đầu từ lứa tuổi nhỏ nhất là trẻ mầm non Julie Tiss đã chỉ ra rằng: “Trẻ nhỏ sinh
ra và lớn lên giữa thế giới của những sự vật và hiện tượng đa dạng Tò mò, khám phá và cố gắng tìm hiểu thế giới xung quanh là bản tính của trẻ Trẻ em sử dụng các
Trang 17giác quan của chúng để tìm hiểu về thế giới đó Chúng hình thành các khái niệm về ngôn ngữ từ rất lâu trước khi học nói, và hình thành các khái niệm về toán học trước khi học cách để cộng hoặc trừ Ở độ tuổi này, khái niệm toán học là những kỹ năng
cơ bản và đặt nền tảng cho việc học toán trong tương lai”[38].Do đó vấn đề là phải đào tạo được đội ngũ giáo viên mầm non có NL vững vàng để có thể dạy trẻ hình thành các BT toán ban đầu
Trong bài báo nghiên cứu của Herbert P.Ginsburg, Susan Jang, Michael Preston, David VanEsselstyn, Ayelet Appel đã đề cập đến vấn đề cấp thiết trong việc phát triển NL của đội ngũ SV- giáo viên mầm non: “… mục đích chính của chúng tôi
là để giúp các giáo viên mầm non tương lai tư duy sâu hơn về toán mầm non và chấp nhận cách tiếp cận phát triển nhanh chóng nền giáo dục toán…”[34, tr.42]
Trong những nhà nghiên cứu giáo dục về trẻ trên thế giới, chúng ta không thể không nhắc đến Maria Montessori (1870 – 1952) Bà là người sáng tạo ra phương pháp giáo dục Montessori phổ biến và được nhiều người trên thế giới đón nhận cho đến ngày nay Bà đã giảng dạy, viết báo, đào tạo tại nhiều nơi trên thế giới, và cung cấp một phương pháp giáo dục trẻ rất hữu ích cho những người làm trong lĩnh vực GDMN nói chung, và các bậc phụ huynh nói riêng
Các nhà nghiên cứu về giáo dục đào tạo, đặc biệt là nghiên cứu về trẻ em như: Katherine Ray, Maureen C.Smith, Douglas H Clements, Julie Sarama,… cũng
đã nêu lên những nhu cầu cấp thiết trong việc phát triển NL của SV, cũng như giáo viên mầm non Từ đó nhằm mang đến một sự giáo dục cho trẻ phát triển một cách toàn diện và phát huy được vai trò của trẻ trong quá trình “học mà chơi- chơi mà học”
1.3.2 Những nghiên cứu ở Việt Nam
Sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế với những ảnh hưởng của xã hội tri thức và toàn cầu hoá tạo ra những cơ hội nhưng đồng thời đặt ra những yêu cầu mới đối với giáo dục trong việc đào tạo đội ngũ lao động Giáo dục đứng trước một thử thách là tri thức của loài người tăng ngày càng nhanh nhưng cũng lạc hậu ngày càng nhanh Trong xã hội tri thức, việc phát triển kinh tế - xã hội dựa vào tri thức Vì vậy giáo dục đóng vai trò then chốt trong việc phát triển kinh tế
xã hội thông qua việc đào tạo con người, chủ thể sáng tạo và sử dụng tri thức
Trang 18Từ những đòi hỏi trên,giáo dục cần đổi mới để đáp ứng được những yêu cầu của sự phát triển kinh tế, xã hội và thị trường lao động Chính những vấn đề trên khiến nhiều nhà nghiên cứu, nhà giáo dục đã đi tìm con đường nhằm mục đích đào tạo ra một đội ngũ giáo viên phát triển toàn diện, đặc biệt là hướng việc dạy theo phát triển NL của người học
Trước xu thế đổi mới, hội nhập của ngành giáo dục nói chung, hệthống GDMN ở Việt Nam cũng cần có sự đổi mới về chương trình nhằm đạt mục tiêu, kế hoạch đã đề ra Mục tiêu của GDMN là hình thành cơ sở ban đầu về nhân cách con người phát triển toàn diện, hình thành các BTTHSĐ cho trẻ mầm non là một nội dung quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu đó Việc hướng dẫn cho trẻ làm quen với các biểu tượng toán ngay từ lứa tuổi Mầm non là cơ hội tốt để sớm hình thành ở trẻ những kĩ năng tìm tòi, quan sát, so sánh,… từ đó tăng cường vốn ngôn ngữ và phát triển tư duy
Ở trường mầm non, vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ, Khổng Tử đã nói:
“Biết mà học, không bằng thích mà học, thích mà học không bằng vui mà học” Trẻ mầm non không lĩnh hội các khái niệm khoa học một cách hệ thống mà chỉ lĩnh hội tri thức đời sống và các tri thức tiền khoa học, vì vậy chúng ta không dạy trẻ các khái niệm toán, mà chỉ hình thành một số biểu tượng toán ban đầu
Trong những năm gần đây, nhiều hội nghị khoa học về đổi mới phương pháp dạy học, các đề tài nghiên cứu khoa học, các bài báo được công bố xoay quanh vấn
đề đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển NL người học Các tác giả
đã nghiên cứu, viết sách, đăng các bài báo, tạp chí khoa học, tiêu biểu như: “Tự học
tự bồi dưỡng-Một giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên mầm non theo chương trình mới”của Nguyễn Thị Kim Thanh (Số 57 năm 2014, Tạp chí khoa học ĐHSP Hồ Chí Minh); “Lí luận và phương pháp hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non” của Đỗ Thị Minh Liên (2013);Luận văn thạc sĩ tâm lý học “Nghiên cứu kỹ năng tổ chức trò chơi toán học của học sinh trường Trung cấp sư phạm mầm non Thái Bình” của Nguyễn Thị Tuyết (2006); “Cẩm nang nuôi dạy trẻ theo phương pháp Montessori” của Quốc Tuấn Hoa chủ biên (2014); “Định hướng đổi mới phương pháp dạy học” của Nguyễn Bá Kim (2007)…
Trang 19Tất cả các công trình nghiên cứu trên cho chúng ta thấy được tính cấp thiết của việc phát triển NL dạy học cho SV các trường đại học, cao đẳng sư phạm nói
chung và SV ngành GDMN nói riêng
1.4 Ghi nhận và đặt vấn đề
Trong chương trình GDMN, làm quen với toán của trẻ là một hoạt động có vai trò quan trọng trong việc phát triển tư duy, phát triển NL học tập và góp phần hình thành nhân cách trẻ
Các hoạt động làm quen với toán góp phần hình thành biểu tượng ban đầu về toán cho trẻ mầm non, nhờ đó trẻ lĩnh hội được kiến thức sơ đẳng về số lượng, con
số, phép đếm, kích thước, hình dạng, định hướng trong không gian và định hướng thời gian [13, tr.5]
Tại văn kiện hội nghị lần thứ 2,Ban chấp hành TW khóa 8 đã khẳng định:
“giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục” Do đó, các tri thức khoa học cơ bản cùng với việc định hướng nghề nghiệp và rèn luyện nghiệp vụ cho SV ở trường Đại học sư phạm là nhằm hình thành cho người giáo viên tương lai những phẩm chất và NL sư phạm cần thiết để hành nghề NL căn bản nhất là truyền thụ tri thức khoa học của nhân loại cho người học.Toàn bộ hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học ở trường Đại học sư phạm chủ yếu để tạo ra NL đó Sự nhuần nhuyễn, tính thuần thục trong việc biến đổi các tri thức được học ở giảng đường đại học thành các tri thức truyền thụ cho người học chỉ có thể có được trên cơ sở đã nắm chắc các tri thức cơ bản, hiện đại và khả năng ứng dụng nó vào thực tiễn Để trở thành một giáo viên mầm non trong tương lai, người SV phải được chuẩn bị tất cả những điều đó ngay khi bước chân vào trường đại học sư phạm và xuyên suốt 4 năm đào tạo Với mục đích nhằm phát triển NL cho SV ngành GDMN để có những nền tảng vững chắc cho việc dạy trẻ hình thành các BTTHSĐ ở các trường mầm non trong tương lai Chúng tôi đã chọn đề tài này
Trang 20Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Chuẩn nghề nghiệp của giáo viên mầm non
Chuẩn nghề nghiệp của giáo viên mầm non được ban hành theo Quyết định
số 02/2008/QĐ-BGDĐT ngày 22 tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non là hệ thống các yêu cầu cơ bản về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức; kỹ năng sư phạm mà giáo viên mầm non cần phải đạt được nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục mầm non
Mục đích ban hành Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non:
- Giúp giáo viên mầm non tự đánh giá NL nghề nghiệp, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ
chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ
- Là cơ sở để xây dựng, đổi mới mục tiêu, nội dung đào tạo, bồi dưỡng giáo
viên mầm non ở các cơ sở đào tạo giáo viên mầm non
- Là cơ sở để đánh giá giáo viên mầm non hàng năm theo Quy chế đánh giá xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập ban hành kèm theo Quyết định số 06/2006/QĐ – BNV ngày 21 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ nội
vụ, phục vụ công tác quản lí, bồi dưỡng và quy hoạch đội ngũ giáo viên mầm non
- Là cơ sở để đề xuất chế độ, chính sách đối với giáo viên mầm non được đánh giá tốt về NL nghề nghiệp
Ngoài các yêu cầu thuộc lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống được quy định trong Chuẩn, thì yêu cầu thuộc lĩnh vực kiến thức là không thể thiếu.Do
đó, theo Chuẩn thì:
1 Kiến thức cơ bản về giáo dục mầm non Bao gồm các tiêu chí sau:
- Hiểu biết cơ bản về đặc điểm tâm lý, sinh lý trẻ lứa tuổi mầm non;
- Có kiến thức vềgiáo dục mầm non bao gồm giáo dục hoà nhập trẻ tàn tật, khuyết tật;
- Hiểu biết mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục mầm non;
- Có kiến thức về đánh giá sự phát triển của trẻ
Trang 212 Kiến thức về chăm sóc sức khoẻ trẻ lứa tuổi mầm non Bao gồm các tiêu
chí sau:
- Hiểu biết về an toàn, phòng tránh và xử lý ban đầu các tai nạn thường gặp ở trẻ;
- Có kiến thức về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ;
- Hiểu biết về dinh dưỡng, an toàn thực phẩm và giáo dục dinh dưỡng cho trẻ;
- Có kiến thức về một số bệnh thường gặp ở trẻ, cách phòng bệnh và xử lý ban đầu
3 Kiến thức cơ sở chuyên ngành Bao gồm các tiêu chí sau:
- Kiến thức về phát triển thể chất;
- Kiến thức về hoạt động vui chơi;
- Kiến thức về tạo hình, âm nhạc và văn học;
- Có kiến thức môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và phát triển ngôn ngữ
4 Kiến thức và phương pháp giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non Bao gồm các tiêu chí sau:
- Có kiến thức về phương pháp phát triển thể chất cho trẻ;
- Có kiến thức về phương pháp phát triển tình cảm – xã hội và thẩm mỹ cho trẻ;
- Có kiến thức về phương pháp tổ chức hoạt động chơi cho trẻ;
- Có kiến thức về phương pháp phát triển nhận thức và ngôn ngữ cho trẻ 5.Kiến thức phổ thông về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội liên quan đến giáo dục mầm non Bao gồm các tiêu chí sau:
- Có hiểu biết về chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội và giáo dục của địa phương nơi giáo viên công tác;
- Có kiến thức và giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục an toàn giao thông, phòng chống một số tệ nạn xã hội;
- Có kiến thức phổ thông về tin học, ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc nơi giáo viên công tác;
- Có kiến thức về sử dụng một số phương tiện nghe nhìn trong giáo dục Ngoài ra, các yêu cầu thuộc lĩnh vực kĩ năng sư phạm được quy định trong chuẩn như:
Trang 221 Lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ Bao gồm các tiêu chí sau:
- Lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ theo năm học thể hiện mục tiêu và nội dung chăm sóc, giáo dục trẻ của lớp mình phụ trách;
- Lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ theo tháng, tuần;
- Lập kế hoạch hoạt động một ngày theo hướng tích hợp, phát huy tính tích cực của trẻ;
- Lập kế hoạch phối hợp với cha mẹ của trẻ để thực hiện mục tiêu chăm sóc, giáo dục trẻ
2.Kĩ năng tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ Bao gồm các tiêu chí sau:
- Biết tổ chức môi trường nhóm, lớp đảm bảo vệ sinh và an toàn cho trẻ;
- Biết tổ chức giấc ngủ, bữa ăn đảm bảo vệ sinh, an toàn cho trẻ;
- Biết hướng dẫn trẻ rèn luyện một số kỹ năng tự phục vụ;
- Biết phòng tránh và xử trí ban đầu một số bệnh, tai nạn thường gặp đối với trẻ
3 Kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ Bao gồm các tiêu chí sau:
- Biết tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ theo hướng tích hợp, phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ;
- Biết tổ chức môi trường giáo dục phù hợp với điều kiện của nhóm, lớp;
- Biết sử dụng hiệu quả đồ dùng, đồ chơi (kể cả đồ dùng, đồ chơi tự làm) và các nguyên vật liệu vào việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ;
- Biết quan sát, đánh giá trẻ và có phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ phù hợp
4.Kỹ năng quản lý lớp học Bao gồm các tiêu chí sau:
- Đảm bảo an toàn cho trẻ;
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý nhóm, lớp gắn với kế hoạch hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ;
- Quản lý và sử dụng có hiệu quả hồ sơ, sổ sách cá nhân, nhóm, lớp;
- Sắp xếp, bảo quản đồ dùng, đồ chơi, sản phẩm của trẻ phù hợp với mục đích chăm sóc, giáo dục
5 Kỹ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ, đồng nghiệp, phụ huynh và cộng đồng Bao gồm các tiêu chí sau:
Trang 23- Có kỹ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ một cách gần gũi, tình cảm;
- Có kỹ năng giao tiếp, ứng xử với đồng nghiệp một cách chân tình, cởi mở, thẳng thắn;
- Gần gũi, tôn trọng và hợp tác trong giao tiếp, ứng xử với cha mẹ trẻ;
- Giao tiếp, ứng xử với cộng đồng trên tinh thần hợp tác, chia sẻ
Như vậy, theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, Toán học được xếp vào lĩnh vực phát triển nhận thức Và để thực hiện quá trình dạy trẻ làm quen với các biểu tượng toán, SV phải hội tụ các kỹ năng và tiêu chí trên, cũng như rèn luyện
để phát triển các NL cần thiết cho quá trình dạy học sau này
2.2 Chương trình giáo dục mầm non
Theo chương trình GDMN được ban hành kèm theo thông tư số17/ BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo bao gồm:
2009/TT Chương trình giáo dục nhà trẻ
- Chương trình giáo dục mẫu giáo
Trong đó, việc dạy trẻ làm quen với biểu tượng toán được xếp vào lĩnh vực phát triển nhận thức, và quy định cụ thể như sau :
2.2.1 Chương trình giáo dục nhà trẻ (trẻ từ 3 tháng tuổi đến 3 tuổi)
Trẻ nhận biết được một số màu cơ bản (đỏ, vàng, xanh), kích thước (to – nhỏ), hình dạng (tròn, vuông), số lượng (một – nhiều) và vị trí trong không gian (trên - dưới, trước – sau) so với bản thân trẻ
2.2.2 Chương trình giáo dục mẫu giáo (trẻ từ 3 đến 6 tuổi)
Trẻ có một số hiểu biết ban đầu về một số khái niệm sơ đẳng về toán Cụ thể là :
-Nhận biết chữ số, số
-Đếm trong phạm vi
10 và đếm theo khả năng
-Nhận biết các chữ
Trang 24-Nhận biết ý nghĩa các con số được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày (số nhà, biển số xe)
số, số lượng và số thứ
tự trong phạm vi 10 -Gộp các nhóm đối tượng và đếm
-Tách một nhóm thành hai nhóm nhỏ bằng các cách khác nhau
- So sánh, phát hiện quy tắc sắp xếp và sắp xếp theo quy tắc -Tạo ra quy tắc sắp xếp 4.Đo
lường
-Đo độ dài một vật bằng một đơn vị đo
-Đo dung tích bằng một đơn vị đo
-Đo độ dài một vật bằng các đơn vị đo khác nhau
-Đo độ dài các vật,
so sánh và diễn đạt kết quả đo
-Đo dung tích các vật, so sánh và diễn đạt kết quả đo
- Nhận biết, gọi tên khối cầu, khối vuông, khối chữ nhật, khối trụ
và nhận dạng các khối
đó trong thực tế
Trang 25-Sử dụng các hình
hình học để chắp
ghép
-Chắp ghép các hình hình học để tạo thành các hình mới theo ý thích và theo yêu cầu
-Chắp ghép các hình hình học để tạo thành các hình mới theo ý thích và theo yêu cầu -Tạo ra một số hình hình học bằng các cách khác nhau
Nhận biết phía trên –
phía dưới, phía trước –
phía sau, tay phải –
tay trái của bản thân
-Xác định vị trí của đồ vật so với bản thân trẻ
và so với bạn khác (phía trước – phía sau, phía trên - phía dưới, phía phải – phía trái)
-Nhận biết các buổi:
sáng, trưa, chiều, tối
-Xác định vị trí của
đồ vật (phí trước – phía sau,phía trên – phía dưới, phía phải – phía trái) so với bản thân trẻ, với bạn khác, với một vật nào đó làm chuẩn
-Nhận biết hôm qua, hôm nay, ngày mai -Gọi tên các ngày trong tuần
Trong luận văn, chúng tôi tập trung nghiên cứu về phát triển NL dạy trẻ mẫu giáo (từ 3- 6 tuổi) làm quen các BTTHSĐ cho SV ngành GDMN
2.3 Đặc điểm phát triển nhận thức và nhân cách của sinh viên ngành Giáo dục Mầm non
Trong luận văn, chúng tôi nghiên cứu trên đối tượng là SV ngành GDMN của trường Đại học sư phạm Huế
SV ngành GDMN trường Đại học sư phạm Huế có những đặc điểm tâm lý riêng Các học phần, đặc biệt là học phần Toán trong chương trình đào tạo của họ cũng có nhiều khác biệt hơn so với các ngành khác
Về đặc điểm tâm sinh lý SV ngành GDMN trường Đại học sư phạm: họ là những người được đào tạo để trở thành giáo viên hoạt động giáo dục ở bậc Mầm
Trang 26non Họ sẽ trở thành người hướng dẫn, tiếp xúc và hình thành những hiểu biết, phát triển nhân cách và tài năng cho các thế hệ trẻ em Bên cạnh đó, họ sẽ là tấm gương, hình mẫu để trẻ noi theo Vì vậy, cùng với việc trang bị những kiến thức khoa học,
họ còn phải hình thành, phát triển những NL cần thiết để dạy trẻ
Do đặc thù bậc học nên chương trình đào tạo của SV ngành GDMN trường Đại học sư phạm Huế có sự khác biệt lớn với chương trình đào tạo các ngành sư phạm khác Họ phải tham gia rất nhiều môn học như Tiếng Việt, Toán, Âm nhạc,
Mỹ thuật, Múa, Tâm lý, Sinh lý trẻ em, Vệ sinh và phòng bệnh cho trẻ, Giáo dục tích hợp, Giáo dục thể chất, Nghiệp vụ sư phạm… Thi tuyển vào ngành Giáo dục Mầm non trường Đại học sư phạm Huế phải thi khối M bao gồm môn Toán, Văn và môn năng khiếu (đọc, kể chuyện, hát,…) Do đó, lực học của SV ngành này không giống nhau Nhưng nhìn chung, SV ngành Giáo dục Mầm non đều có năng khiếu như hát, kể chuyện…tương đối tốt, nhưng NL học và dạy Toán còn nhiều hạn chế Chính vì vậy, SV ngành GDMN cần phải được hướng dẫn, phát triển NL để có thể tham gia vào quá trình dạy trẻ sau này
Một điều kiện thuận lợi cho SV ngành GDMN trường Đại học sư phạm Huế
là họ được quan sát các hoạt động của trẻ từ rất sớm Ngay trong các chương trình đào tạo của ngành, SV được về các trường mầm non để quan sát, dự giờ và tiếp xúc với trẻ từ năm học thứ 2 của khóa đào tạo 4 năm học Thông qua các học phần Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm 1, Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm 2, Thực tế ở cơ sở, kiến tập sư phạm hay thực tập sư phạm cuối khóa, SV có cơ hội để làm quen với trẻ, phát triển lòng yêu nghề, yêu trẻ, có cơ hội để học tập, làm quen với các tiết học, cũng như học hỏi những kinh nghiệm để trở thành những giáo viên trong tương lai
Để từ đó SV phát triển các NL cần thiết cho quá trình dạy trẻ làm quen với các biểu tượng toán nói riêng, và dạy trẻ ở trường mầm non nói chung
2.4 Chương trình Toán đào tạo Đại học ngành Giáo dục Mầm non hệ chính quy
Theo khung chương trình đào tạo đại học của trường Đại học sư phạm Huế đối với ngành GDMN (chương trình 134 tín chỉ) quy định cụ thể số học phần và tín chỉ SV cần phải tích lũy để có thể tốt nghiệp Trong đó, các học phần về Toán được quy định như sau:
Trang 27Học kỳ Tên học phần Đơn vị tín chỉ
VI Lý luận và Phương pháp hình thành biểu tượng
Toán học sơ đẳng cho trẻ em
về Toán như nhau Điều này cho thấy sự cần thiết của các học phần về Toán trong chương trình GDMN hiện hành
Theo chương trình, các học phần về Toán có thể được chia làm hai nhóm chính Nhóm thứ nhất là nhóm kiến thức cơ bản như: Toán cơ sở, Thống kê giáo dục Các học phần trong nhóm này cung cấp các kiến thức cơ bản cho SV để có những hiểu biết nền tảng giúp cho việc tiếp thu và lĩnh hội các kiến thức ở nhóm thứ hai tốt hơn Chính vì thế, các học phần trong nhóm này thường được phân bố vào các học kì đầu của chương trình đào tạo Nhóm thứ hai là nhóm kiến thức lí luận dạy học như: Lý luận và Phương pháp hình thành biểu tượng Toán học sơ đẳng cho trẻ em, Trò chơi học tập với sự hình thành biểu tượng toán học cho trẻ Trong nhóm này, SV được trang bị những kiến thức và phương pháp dạy trẻ làm quen với các biểu tượng toán, để từ đó phát triển các NL cần thiết cho quá trình dạy học sau này
Tuy nhiên trong thực tế, khác với các ngành sư phạm khác, để có thể tiến hành một tiết dạy học Toán ở trường Mầm non, SV không những phải trang bị những kiến thức và kĩ năng về Toánmà còn phải hội tụ các kĩ năng về các môn học khác như Âm nhạc, Văn học,… để giúp cho tiết học sinh động và lôi cuốn hơn
2.5 Các năng lực cần thiết cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non để tham gia vào quá trình dạy trẻ làm quen các biểu tượng toán học sơ đẳng
Những BTTHSĐ cho trẻ mầm non được hình thành phụ thuộc vào nhiều yếu
tố, như đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi trẻ, phụ thuộc vào nội dung những BTTHSĐ
Trang 28cần hình thành ở trẻ, phụ thuộc vào cơ sở vật chất, thiết bị ở trường mầm non… nhưng một yếu tố không thể thiếu đó là NL của giáo viên mầm non, do đóđòi hỏi
SV ngành GDMN phải hội tụ các NL cần thiết để có thể tham gia vào quá trình dạy trẻ làm quen với các BTTHSĐ, các NL đó là:
2.5.1 Năng lực chuyên môn
Giáo viên Mầm non đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành BTTHSĐ cho trẻ Một giáo viên không thể dạy tốt khi NL chuyên môn yếu Trên cơ
sở NL chuyên môn vững vàng, giáo viên mới có thể vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học khác nhau để đem lại hiệu quả cho các hoạt động làm quen với toán của trẻ
Do đó, để dạy trẻ làm quen với các BTTHSĐ, đầu tiên SV phải có NL chuyên môn tốt SV phải thường xuyên học hỏi, trau dồi kiến thức chuyên môn, đó
là những kiến thức cơ bản về hình thành các BTTHSĐ cho trẻ mầm non, bao gồm [17, tr.10]:
- Những kiến thức cơ bản về những quy luật, đặc điểm phát triển những BTTHSĐ cho trẻ mầm non như: đặc điểm phát triển những biểu tượng về số lượng, hình dạng, sự định hướng trong không gian và định hướng thời gian của trẻ em lứa tuổi mầm non
- Những kiến thức cơ bản về mục đích, nội dung, các nguyên tắc và phương pháp hình thành BTTHSĐ cho trẻ Đặc biệt SV cần nắm vững chương trình và tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình “Hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non”
- Những kiến thức cụ thể về việc lập kế hoạch cho việc hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ, kế hoạch chuẩn bị và tiến hành từng tiết học toán
- Những hiểu biết đại cương về phương pháp hình thành các BTTHSĐ cho trẻ mầm non với tư cách là một ngành khoa học và là một môn học trong nhà trường sư phạm: đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu của nó và mối liên
hệ của nó với các ngành khoa học khác
Bên cạnh NL chuyên môn về Toán cơ sở và phương pháp dạy trẻ làm quen với biểu tượng toán học, SV còn phải trau dồi kiến thức, NL về Âm nhạc, Mỹ thuật,
Trang 29Văn học… để có thể lồng ghép vào các tiết dạy toán, nhằm giúp tiết học sinh động
và lôi cuốn hơn
Ví dụ: Khi dạy trẻ bài: “Đếm đến 5 Nhận biết số lượng trong phạm vi 5”, giáo viên có thể lồng ghép thêm bài hát như “Năm ngón tay ngoan” để giúp trẻ ghi nhớ tốt hơn, cũng như làm cho buổi học sinh động hơn
2.5.2 Năng lực tìm hiểu đối tượng
Để dạy trẻ làm quen với các BTTHSĐ, SV cần phải có một quá trình tìm hiểu đối tượng, bao gồm:
- Tìm hiểu đối tượng trẻ trong lớp mà mình chịu trách nhiệm dạy, các đặc điểm phát triển các biểu tượng ban đầu về toán của trẻ, đặc điểm tâm sinh lý của trẻ
- Tìm hiểu về chương trình, giáo trình, sách giáo viên và các sách tham khảo…
2.5.3 Năng lực quan sát
NL quan sát của giáo viên mầm non được thể hiện ở khả năng tri giác nhanh, nhạy, chính xác những biểu hiện của trẻ qua hành vi, cử chỉ, dáng điệu, ngôn ngữ, nét mặt và cách ứng xử giao tiếp trong quá trình tiếp xúc với trẻ trước, trong và sau khi lên lớp Trên cơ sở đó có biện pháp giáo dục phù hợp, sử dụng các phương pháp dạy học thích hợp cũng như xử lí kịp thời các tình huống xảy ra trong lớp học ở những thời điểm khác nhau Do đặc điểm cơ thể của trẻ yếu ớt, sức đề kháng kém, tốc độ tăng trưởng và phát triển nhanh, bên cạnh đó trẻ lại rất thích tìm tòi, khám phá nên để dạy trẻ làm quen BTTHSĐ giáo viên phải học cách quan sát, theo dõi trẻ thường xuyên, mọi lúc mọi nơi để kịp thời hỗ trợ trẻ “khám phá khoa học”
2.5.4 Năng lực tổ chức các hoạt động dạy trẻ làm quen với cácbiểu tượng toán học sơ đẳng
NL tổ chức các hoạt động dạy trẻ của SV, giáo viên mầm non thể hiện ở khả năng xác định đúng đắn mục tiêu giáo dục của từng chủ đề, biết lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phù hợp nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ;biết tạo ra và sử dụng hợp lí có hiệu quả các phương tiện đồ dùng dạy học (kể cả đồ dùng, đồ chơi tự làm);có khả năng cảm hóa lôi cuốn trẻ tích cực hứng thú tham gia vào các hoạt độnghình thành biểu tượng toán; biết khích lệ, động viên trẻ đúng lúc, đúng chỗ, biết tạo ra môi trường thuận lợi cho trẻ tìm tòi, khám phá, trải nghiệm nhằm mở rộng vốn hiểu biết, hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ
Trang 30Trong NL tổ chức các hoạt động dạy trẻ bao gồm cảNL thiết kế NL này có vai trò quan trọng trong việc dạy trẻ NL thiết kế của SV được biểu hiện ở khả năng soạn giáo án, xây dựng kế hoạch dạy trẻ theo chủ đề, thiết kế các hoạt động dạy học phù hợp với mục tiêu chương trình, phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ, phù hợp với từng độ tuổi của trẻ Bên cạnh đó, NL thiết kế còn thể hiện ở khả năng thiết
kế, làm đồ dùng, đồ chơi như: làm các hình vuông, hình chữ nhật bằng giấy bìa, làm hoa, quả bằng nhựa…, lập kế hoạch sử dụng các trò chơi học tập nhằm hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ, lập kế hoạch dạy học và chuẩn bị từng tiết dạy trẻ làm quen biểu tượng toán
2.5.5 Năng lực giao tiếp sư phạm
NL giao tiếp sư phạm là NL nhận thức nhanh chóng những biểu hiện bề ngoài
và những diễn biến tâm lý bên trong của trẻ và những người xung quanh; biết cách sử dụng hợp lí các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, đồng thời biết cách tổ chức, điều khiển, điều chỉnh quá trình giao tiếp ứng xử nhằm đạt được mục đích giáo dục
NL giao tiếp sư phạm như lời nói thường dược dùng trong quá trình dạy trẻ hình thành các BTTHSĐ, như: lời diễn giải, hướng dẫn, giảng giải của giáo viên để giúp trẻ lĩnh hội tri thức và thực hành Chẳng hạn: khi dạy trẻ nhận biết các hình hình học, giáo viên giảng giải cho trẻ “cầm hình bằng tay trái như thế này, dùng đầu ngón tay trỏ của bàn tay phải sờ quanh đường bao của hình, hãy sờ những cạnh của hình vuông, chúng dài bằng nhau, hình vuông có các góc, hãy chỉ các góc của hình vuông”
Khả năng diễn đạt trong sáng, khúc triết, lời nói hấp dẫn, truyền cảm và giàu hình ảnh…của giáo viên sẽ là yếu tố quan trọng đảm bảo cho giờ dạy thành công Trong quá trình dạy trẻ, giáo viên có thể sử dụng phương pháp gợi mở- vấn đáp khi dạy các kiến thức mới, hay khi thực hành luyện tập hay ôn tập, kiểm tra
NL giao tiếp sư phạm của mỗi người khác nhau Nó có thể là thành quả của quá trình luyện tập, học hỏi, nhưng cũng có thể có bản năng, khả năng riêng của mỗi người Tuy nhiên có NL giao tiếp tốt sẽ giúp giáo viên dễ dàng thiết lập mối quan hệ gắn bó thân thiết với trẻ, hiểu trẻ, có khả năng thuyết phục trẻ thực hiện các yêu cầu của nhà giáo dục một cách thoải mái, nhẹ nhàng Là nhân tố thuận lợi giúp cho quá trình dạy trẻ làm quen với biểu tượng toán
Trang 31NL giao tiếp của giáo viên mầm non còn có ý nghĩa quan trọng vì đó là mẫu hình giao tiếp cần hình thành ở trẻ trong tương lai
2.5.6 Năng lưc tự học, tự nghiên cứu
SV ngành GDMN phải thường xuyên bổ sung, làm giàu vốn hiểu biết của bản thân bằng con đường tự học nghiêm túc, có kế hoạch; cập nhật kịp thời những thông tin mới về lĩnh vực GDMN; biết phân tích, đúc kết kinh nghiệm của bản thân
và vận dụng các phương pháp dạy học một cách linh hoạt, sáng tạo
Viết và bảo vệ thành công những bài tập lớn, khóa luận và luận văn tốt nghiệp về lĩnh vực “Phương pháp hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non” Tiến hành nghiên cứu những đề tài về phương pháp hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non nói riêng và khoa học giáo dục nói chung [17, tr.11]
2.5.7 Năng lựcquản lí lớp học
NL quản lí lớp học bao gồm các tiêu chí như [4]:
- Đảm bảo an toàn cho trẻ Theo tiêu chí này, người giáo viên mầm non phải thường xuyên đổi mới môi trường và vận dụng sự sáng tạo nhằm khuyến khích trẻ cùng tham gia vào quá trình xây dựng môi trường hoạt động phong phú đảm bảo sự
an toàn phát triển khỏe mạnh về tinh thần, vật chất và phát huy sự tích cực của trẻ
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lí nhóm, lớp gắn với kế hoạch hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ Theo tiêu chí này, giáo viên mầm non cần phải bổ sung thường xuyên, đầy đủ sổ sách và điều chỉnh kế hoạch quản lí nhóm, lớp gắn với kế hoạch hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ có hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực tế
- Quản lí và sử dụng có hiệu quả hồ sơ, sổ sách cá nhân, nhóm/ lớp Giáo viên phải vận dụng những hiểu biết về trẻ, cải tiến những ghi chép, quản lí sử dụng
có hiệu quả hồ sơ sổ sách cá nhân và nhóm/ lớp để đánh giá, xây dựng chương trình
và các hoạt động giáo dục trẻ phù hợp nhằm thay đổi chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ
- Sắp xếp, bảo quản đồ dùng, đồ chơi, sản phẩm của trẻ phù hợp với mục đích giúp trẻ sáng tạo (sử dụng để học qua các hoạt động khác nhau, để chơi và để làm các đồ dùng mới…), theo dõi, đánh giá sự tiến triển của trẻ
Trang 322.5.8 Năng lực sử dụng công nghệ thông tin
CNTT là một trong những phương tiện, điều kiện có tính khoa học, hiện đại,
hỗ trợ tích tực trong việc thực hiện chương trình đổi mới GDMN hiện nay, đặc biệt
là đổi mới phương pháp và hình thức dạy học Sự phối hợp giữa những hình ảnh,
âm thanh sống động, hiệu ứng trình chiếu gây cho trẻ sự hứng thú, kích thích trẻ trong quá trình quan sát và tri giác về một sự vật hiện tượng nào đó Đây có thể coi
là phương pháp ưu việt vừa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, vừa thực hiện phương pháp dạy học “lấy trẻ làm trung tâm” một cách dễ dàng
Đối với hoạt động làm quen với toán tất cả trẻ đều được luyện tập thao tác với đồ vật nhiều hơn nhằm củng cố kiến thức, nếu quá lạm dụng CNTT thì làm hạn chế hoạt động của trẻ Vì vậy, tùy vào từng bài dạy giáo viên cần phải nghiên cứu vận dụng đưa CNTT vào bài giảng một cách linh hoạt thông qua các trò chơi nhằm đảm bảo nội dung kiến thức cung cấp và huy động tối đa trẻ tham gia vào hoạt động lĩnh hội kiến thức
2.6 Các lí thuyết dạy học theo hướng phát triển năng lực
2.6.1 Dạy học định hướng phát triển năng lực
Chương trình giáo dục định hướng phát triển NL còn được gọi là dạy học định hướng kết quả đầu ra được bàn đến nhiều từ những năm 90 của thế kỷ XX và ngày nay đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế Giáo dục định hướng phát triển
NL nhằm mục tiêu phát triển NL người học
Giáo dục định hướng phát triểnNL nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng
NL vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người NL giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp Chương trình này nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách chủ thể của quá trình nhận thức
Khác với chương trình định hướng nội dung, chương trình dạy học định hướng phát triển NL tập trung vào việc mô tả chất lượng đầu ra, có thể coi là “sản phẩm cuối cùng” của quá trình dạy học Việc quản lý chất lượng dạy học chuyển từ việc điều khiển “đầu vào” sang điều khiển “đầu ra”, tức là kết quả học tập của người học
Trang 33Chương trình dạy học định hướng phát triển NL không quy định những nội dung dạy học chi tiết mà quy định những kết quả đầu ra mong muốn của quá trình giáo dục, trên cơ sở đó đưa ra những hướng dẫn chung về việc lựa chọn nội dung, phương pháp, tổ chức và đánh giá kết quả dạy học nhằm đảm bảo thực hiện được mục tiêu dạy học tức là đạt được kết quả đầu ra mong muốn Trong chương trình định hướng phát triển NL, mục tiêu học tập, tức là kết quả học tập mong muốn thường được mô tả thông qua hệ thống các NL Kết quả học tập mong muốn được
mô tả chi tiết và có thể quan sát, đánh giá được Người học cần đạt được những kết quả yêu cầu đã quy định trong chương trình Việc đưa ra các chuẩn đào tạo cũng là nhằm đảm bảo quản lý chất lượng giáo dục theo định hướng kết quả đầu ra
Ưu điểm của chương trình giáo dục định hướng phát triển NL là tạo điều kiện quản lý chất lượng theo kết quả đầu ra đã quy định, nhấn mạnh NL vận dụng của người học Tuy nhiên nếu vận dụng một cách thiên lệch, không chú ý đầy đủ đến nội dung dạy học thì có thể dẫn đến các lỗ hổng tri thức cơ bản và tính hệ thống của tri thức Ngoài ra chất lượng giáo dục không chỉ thể hiện ở kết quả đầu ra mà còn phụ thuộc quá trình thực hiện
Trong chương trình dạy học định hướng phát triển NL, khái niệm NL được
sử dụng như sau [41]:
- NL liên quan đến bình diện mục tiêu của dạy học: mục tiêu dạy học được
mô tả thông qua các NL cần hình thành;
- Trong các môn học, những nội dung và hoạt động cơ bản được liên kết với nhau nhằm hình thành các NL;
- NL là sự kết nối tri thức, hiểu biết, khả năng, mong muốn ;
- Mục tiêu hình thành NL định hướng cho việc lựa chọn, đánh giá mức độ quan trọng và cấu trúc hóa các nội dung và hoạt động dạy học về mặt phương pháp;
- NL mô tả việc giải quyết những đòi hỏi về nội dung trong các tình huống:
ví dụ như đọc một văn bản cụ thể Nắm vững và vận dụng được các phép tính cơ bản;
- Các NL chung cùng với các NL chuyên môn tạo thành nền tảng chung cho công việc giáo dục và dạy học;
Trang 34- Mức độ đối với sự phát triển NL có thể được xác định trong các chuẩn: Đến một thời điểm nhất định nào đó, người học có thể/phải đạt được những gì?
2.6.2 Phương pháp giáo dục Montessori
2.6.2.1 Giới thiệu sơ lược về Maria Montessori
Maria Montessori (1870 – 19532) sinh ra tại Italy Lúc nhỏ, gia đình muốn
bà trở thành giáo viên, nhưng vốn tính độc lập, bà lại đăng ký học toán và kỹ sư ở trường kỹ thuật dành cho nam giới Bà say mê khoa học, đặc biệt là môn Sinh vật
Bà là người phụ nữ đầu tiên tốt nghiệp trường ĐH Y khoa bất chấp những định kiến nặng nề đối với phụ nữ thời đó Năm 26 tuổi bà trở thành vị nữ bác sĩ đầu tiên của nước này, năm 1899 trở thành Hiệu trưởng trường quốc lập dành cho trẻ em chậm phát triển tại Rome, bắt đầu xây dựng nên những phương pháp giáo dục cho trẻ chậm phát triển trí tuệ một cách có tổ chức và hệ thống Hai năm sau, việc làm của
bà đã gặt hái được những bước tiến đáng kinh ngạc: những đứa trẻ chậm phát triển trí tuệ này đã vượt qua được kì thi dành cho trẻ bình thường ở Rome
Năm 1907, Maria Montessori (gọi tắt là Montessori) nhận ủy thác xây dựng nên ngôi trường cho trẻ em “Children’s House” (một nơi thu nhận những trẻ từ 2- 6 tuổi, có cuộc sống khó khăn, cha mẹ không quan tâm chăm sóc) Vỏn vẹn trong 1 năm, mọi người đã nhận ra rằng những đứa trẻ ở “Children’s House” đều hết sức lễ phép, gọn gàng, sạch sẽ, trẻ 4-5 tuổi đã có thể đọc sách, viết văn, thậm chí biết làm tính Trong một lần kiểm tra, thành tích của chúng còn tương đương với thành tích của một học sinh lớp 3
Thành tích đáng nể của những đứa trẻ này đã trở thành một sự kiện thời bấy giờ, ngày càng có nhiều người chú ý đến thành quả giáo dục phi thường của
“Children’s House” Montessori trở thành một nhân vật gây chấn động trong giới giáo dục thời đó Những phương pháp bà áp dụng trong “Children’s House” cũng từ
đó mà được truyền bá rộng rãi ở phương Tây
Những năm tháng sau này, bà nhận được rất nhiều lời mời từ các tổ chức giáo dục trên khắp thế giới, bà đã tiến hành giảng dạy, viết bài và đào tạo ở cả châu
Âu, Ấn Độ và Mỹ, không ngừng mở ra những ngôi trường Montessori trên khắp Italy và các nước khác Đồng thời những tác phẩm nghiên cứu của bà được dịch
Trang 35sang 37 thứ tiếng, phương pháp giáo dục của bà đã được phổ cập trên 110 quốc gia,
và cũng nhờ những đóng góp cống hiến lớn lao của bà cho sự nghiệp GDMN, bà đã
3 lần được đề cử giải Nobel
Đặc biệt, Montessori đã để lại cho thế giới một di sản quí báu: Một phương pháp giáo dục kết hợp nhuần nhuyễn giữa triết lý về sự tự do và sự tự phát triển của trẻ, sử dụng phương cách thực hành Phương pháp Montessori đã được nhân rộng ra nhiều từ mẫu giáo đến các cấp Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông
2.6.2.2 Nội dung phương pháp Montessori
Phương pháp giáo dục Montessori có thể định nghĩa tóm tắt là một phương pháp lấy trẻ làm trung tâm dựa trên nền tảng tự do, cho phép trẻ được tự tiếp xúc, ứng xử, khám phá môi trường một cách tự nhiên với môi trường xung quanh
Dựa vào triết lý và nguyên tắc giáo dục của Maria Montessori, phương pháp Montessori cũng có thể được xác định theo 3 tư tưởng chính sau:
Đặc điểm chung của thời thơ ấu
Mọi đứa trẻ sinh ra vốn ham hiểu biết Chúng có nhu cầu tự lập; tự học thông qua các trò chơi có chủ đích và trở nên tích cực, hứng thú nếu được tự do khám phá thế giới xung quanh; chúng có khả năng tiếp thu và thường trải qua “giai đoạn nhạy cảm”cho tới khi lên 6 tuổi; vì thế chất lượng trải nghiệm cuộc sống của những năm đầu đời của trẻ có tầm quan trọng lớn đối với sự phát triển của trẻ về sau này
Môi trường học tập
Sự tác động qua lại của trẻ với môi trường có ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ Cần để cho trẻ được tự do về thể xác, trí tuệ và giao tiếp xã hội Mọi thứ cần có kích thước phù hợp với trẻ và trong tầm tay của trẻ để giúp trẻ tự do lựa chọn; lớp học cần được sắp xếp trật tự, theo thứ tự, đơn giản, không quá chật trội và trang trí rối rắm
để khỏi làm trẻ mất tập trung; tài liệu giảng dạy cần được lựa chọn và giớithiệu cho trẻ một cách cẩn thận để dạy trẻ cách học; trẻ cần được khuyến khích tự chăm sóc bản thân, khám phá, hiểu biết và tôn trọng thế giới thực tế tự nhiên xung quanh chúng
Những phẩm chất đặc biệt của giáo viên
Giáo viên phải được đào tạo chính quy về chuyên môn, biết quan tâm và tôn trọng trẻ;giáo viên có trách nhiệm lựa chọn và chuẩn bị các tài liệu giảng dạy và các
Trang 36hoạt động phù hợp với trẻ; hướng dẫn, giúp trẻ phát triển tính tự lập, tập trung, tự
giác và có kỷ luật
Ta đã biết, ngay từ khi mới sinh ra, trẻ đã được tiếp xúc với toán học ở thế giới xung quanh mình Chúng sẽ nghe thấy những câu hỏi như “Em bé đã được bao nhiêu ngày tuổi rồi?” hay “Em bé được sinh vào ngày bao nhiêu vậy?”…
Những con số tự bản thân nó không thể định nghĩa được, việc con người hiểu được các con số là theo chiều tăng dần từ việc trải nghiệm với những vật thể thực trong cuộc sống rồi cuối cùng là đến những khái niệm, định nghĩa trừu tượng Toán học là một trong những khái niệm trừu tượng nhất mà bộ não con người phải tư duy Khả năng đếm, tính toán và sử dụng mối quan hệ giữa các con số là một trong những thành tựu vĩ đại nhất của nhân loại Các khái niệm về số không phải là sự đóng góp của cá nhân nào mà là sản phẩm của quá trình tiến hóa của loài người Hệ thống số tự nhiên đã được tạo ra cách đây hàng ngàn năm Bắt đầu là số 1, sau đó là những con số lớn hơn 1 và số 0 Và thật tuyệt vời nếu như những đứa trẻ có niềm say mê, hứng thú với những khái niệm về số học
Số học có liên quan với hình khối của vật thể, không gian, các con số và ký hiệu Phương pháp Montessori giúp trẻ nắm bắt và tiếp thu được 4 khái niệm cơ bản của toán học đó là: số học, hình học, thống kê và tính toán Số học là phương pháp tính toán khoa học bằng cách sử dụng các số thực dương Nó là quá trình thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân và chia Phương pháp Montessori giúp trẻ có những trải nghiệm bằng cảm quan (thực tế bằng mắt, bằng tay) các khái niệm liên quan đến hình học và đại số
Hình 2.1 Môi trường học theo phương pháp Montessori
Trang 37Thường thì trẻ em rất ít khi hứng thú với toán học một cách tự nhiên.Toán học, cũng như ngôn ngữ, là sản phẩm của trí tuệ loài người Do đó nó là một phần bản chất của con người Sự giao tiếp của một người với thế giới xung quanh, sự am hiểu của người đó về vạn vật, vũ trụ, thời gian, không gian có giỏi và tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào nền tảng toán học của người đó
Maria Montessori trích dẫn quan điểm của nhà triết học Pháp Pascal rằng nhân loại có một “Tri thức toán học”,và bà cho rằng “tri thức toán học” là loại tri thức cần phải được nuôi dưỡng bằng sự chính xác tuyệt đối Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ quan sát, trải nghiệm thế giới bằng cảm quan Từ những trải nghiệm này, các bé sẽ trừu tượng hóa các khái niệm và bản chất của mọi sự vật ở môi trường xung quanh Những khái niệm này cho phép trẻ thiết lập nên bản đồ tư duy não bộ, và điều này
sẽ hỗ trợ trẻ thích ứng nhanh chóng với sự thay đổi của môi trường xung quanh.Rõ ràng là các ý tưởng trừu tượng được sử dụng cho việc tư duy Kiến thức, sự am hiểu
về thế giới xung quanh ngày càng tăng sẽ giúp trẻ định vị được vị trí của mình trong không gian sống
Các bài tập về số học trong Montessori được chia theo 6 nhóm Có nhóm thì phải học một cách tuần tự, song có nhóm thì lại có thể học song song cùng nhóm khác Nhóm đầu tiên là tập đếm số tự nhiên từ 1 đến 10, và việc học nhóm này thì phải theo tuần tự Sau khi trẻ đã hiểu về thứ tự số tự nhiên từ 1 đến 10 thì tiếp đến
sẽ dạy trẻ về hệ thống số thập phân Trọng tâm trong hệ thống số này là sự phân cấp
và những chức năng của nó Trẻ cũng bắt đầu học hệ thập phân từ những phép tính đơn giản Song song với việc học hệ thập phân thì trẻ cũng sẽ học đến nhóm số thứ
3 Nhóm số thứ 3 là nâng cấp của nhóm số 1, sau khi trẻ đã đếm thuần thục từ 1 đến
10, thì chúng sẽ học đếm tiếp tục đến hàng chục, hàng trăm Công việc trong nhóm thứ 4 là việc ghi nhớ tất cả các bảng số học, bao gồm cả 3 nhóm trước Ở nhóm thứ
5, trẻ sẽ bắt đầu làm quen với các khái niệm trừu tượng của số học như cộng, trừ, nhân, chia… Các bài tập thuộc nhóm này yêu cầu trẻ phải có sự hiểu biết sâu về sự vận hành của số học Khi trẻ trải qua những bài tập thuộc nhóm này, thì trẻ sẽ không cần phải sử dụng nhiều đến các giáo cụ môn toán của Montessori nữa Chúng
có thể làm bài tập trên vở bằng việc sử dụng các ký hiệu số học thay vì việc dùng
Trang 38giáo cụ để tìm câu trả lời Nhóm thứ 6 trong số học đó là phân số Việc bắt đầu học nhóm này có thể song song cùng với nhóm 5 Các bài tập và kiến thức liên quan tới phân số là một phần quan trọng trong việc hiểu được các khái niệm trừu tượng trong số học
Tuy nhiên, trong chương trình mầm non ở Việt Nam, trẻ mầm non chỉ thực hiện ngang mức độ nhóm 1, nghĩa là trẻ từ 3- 6 tuổi chỉ học đếm trong phạm vi 10 Còn những số ở hàng chục, hàng trăm hay chữ số thập phân trẻ sẽ được học trong chương trình phổ thông
Theo phương pháp Montessori, phụ huynh hoặc giáo viên là người giám sát, chịu trách nhiệm với môi trường học toán của trẻ Điều quan trọng là người lớn cũng cần có một nền tảng kiến thức toán học tốt trước khi hướng dẫn trẻ học Giáo viên hay phụ huynh cần phải chuẩn bị tài liệu thật kỹ càng, đầy đủ khi hướng dẫn trẻ Maria Montessori đã nhấn mạnh rằng trẻ cần phải có niềm vui và hứng thú với việc học số học Do đó khi hướng dẫn trẻ, các bậc phụ huynh không được áp đặt các suy nghĩ tiêu cực lên trẻ Khi trẻ đam mê và hứng thú với các con số, thì việc hấp thu những kiến thức toán học sẽ dễ dàng với trẻ như việc hấp thu những kiến thức khác Trẻ sẽ tự tin và
có được niềm vui khi khám phá thêm được một kho tàng tri thức mới Nếu giáo viên hay phụ huynh thấu hiểu được quá trình phát triển của con mình thì việc giải thích những khái niệm trừu tượng cho trẻ hiểu là việc vô cùng đơn giản
2.6.2.3 So sánh phương pháp giáo dục Montessori và phương pháp giáo dục truyền thống
Nội dung sau đây được trích dẫn từ “Phương pháp giáo dục Montessori và giáo dục truyền thống” [42]
Phương pháp giáo dục Montessori
Phương pháp giáo dục truyền thống
- Giúp khai phá tiềm năng phát triển của
con người
- Trẻ học với tốc độ của chính mình và
theo đuổi sở thích cá nhân
- Trẻ tự dạy chính mình bằng cách sử
dụng các học cụ được chuẩn bị đặc biệt và
-Truyền thụ kiến thức trong chương trình học theo chuẩn quốc gia
-Trẻ học theo chương trình định sẵn trong khung thời gian áp dụng chung cho mọi người
-Trẻ được dạy bởi giáo viên
Trang 39có mục đích
- Trẻ tham gia học tập một cách chủ động
- Sự hiểu biết đến từ kinh nghiệm của
chínhđứa trẻ thông qua các học cụ và sự
phát triển khả năng tự tìm hiểu của trẻ
- Việc học được dựa trên cơ sở lập luận
rằng giữa khám phá vật chất và nhận thức
có mối liên hệ
- Trẻ có thể học tại bất kỳ vị trí nào mà
nó cảm thấy thoải mái, di chuyển xung
quanh và nói chuyện tùy ý nhưng không
- Học đồng thời với phát triển các kỹ
năng xã hội cho trẻ
- Đồng thời phát triển trí tuệ, các kỹ năng
-Việc học được sắp xếp theo môn học vàgiới hạn ở kiến thức được dạy
-Trẻ ngồi tại bàn và nhìn lên bảng, làm các bài tập
-Trẻ thường được chỉ định chỗ ngồi và được khuyến khích ngồi im
và lắng nghe trong các tiết học theo nhóm
- Lớp học do giáo viên chỉ đạo -Sự khích lệ, động viên được tạo ra bởi cơ chế thưởng và phạt
- Giáo viên giữ vai trò là người chủ yếu thực thi kỷ luật
-Trẻ chỉ được học trong một khoảng thời gian quy định cụ thể -Bài học được chia thành các phần
và giới hạn thời gian học cho mỗi phần
-Lớp học gồm các trẻ có cùng độ tuổi
- Không chú trọng việc phát triển các kỹ năng xã hội cho trẻ
- Chủ yếu tập trung phát triển trí tuệ
- Chủ yếu tập trung vào các kiến thức học thuật
Trang 40Qua việc so sánh trên, ta thấy được những mặt tích cực của phương pháp Montessori, đó là lí do mà phương pháp này được áp dụng và phổ biến ở nhiều nước trên thế giới cho đến ngày nay
Chương trình giảng dạy Montessorigiới thiệu việc dạy toán:Trẻ sử dụng các học cụ (đồ dùng đồ chơi) Montessori gây hứng thú tìm hiểu về số học và hình học Các bài tập trước khi học toán cũng được sử dụng để cho trẻ nắm được quan niệm trừu tượng của môn học này
Mặc dù tại Việt Nam, đặc biệt tại tỉnh Thừa Thiên Huế, phương pháp Montessori chưa được áp dụng phổ biến, nhưng chúng ta có thể học cách thức cũng như những ý tưởng tích cực trong phương pháp này để tiến hành dạy trẻ ở trường mầm non
Để dạy toán theo phương pháp Montessori đòi hỏi giáo viên hay SV ngành GDMN phải trang bị kiến thức về toán Bên cạnh đó, SV phải rèn luyện các kĩ năng thiết kế như thiết kế phòng học, tạo môi trường học tập thuận lợi cho trẻ, thiết kế đồ dùng đồ chơi thay cho các giáo cụ để cho trẻ tự mình khám phá, tìm tòi… Việc làm này không những làm phát triển khả năng của trẻ mà còn phát triển NL dạy học của giáo viên, SV ngành GDMN
2.6.3 Phương pháp dạy học theo lý thuyết kiến tạo
2.6.3.1 Lý thuyết kiến tạo
Lý thuyết kiến tạo được đề cập nhiều trong triết học và giáo dục học bởi các
lý thuyết gia và nhiều người cho rằng đó là lý thuyết tốt nhất hiện có về việc học Những lý thuyết có tính kiến tạo là nói về nhận thức và con người học như thế nào Những lý thuyết đó không cung cấp mô hình dạy học cụ thể và cũng không đề nghị cái gì nên có trong chương trình Chúng đưa ra những tư tưởng chủ đạo giúp con người nắm bắt được ý nghĩa của việc học và từ đó nhiều áp dụng vào giáo dục đã và đang được hình thành.(Begg Andy, 1995)
Theo Mebrien và Brandt (1997) thì:“Kiến tạo là một cách tiếp cận việc
“dạy” dựa trên nghiên cứuvề việc “học” với niềm tin rằng: Tri thức được kiến tạo nên bởi mỗi cá nhân người học, sẽ trở nên vững chắc hơn rất nhiều so với việc nó được nhận từ người khác”.Còn theo Brooks (1993) thì: “Quan điểm về kiến tạo