1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật ở chương trình Ngữ văn 10 theo hướng nêu vấn đề

99 11 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 17,54 MB

Nội dung

Trên cơ sở việc nghiên cứu lý thuyết và khảo sát đánh giá thực trạng dạy học, xác định năng lực sử dụng các phong cách chức năng của HS, luận văn Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật ở chương trình Ngữ văn 10 theo hướng nêu vấn đề đề xuất những biện pháp hợp lý trong dạy học các bài PCCN ở chương trình Ngữ văn 10 theo hướng nêu vấn đề góp phần nâng cao chất lượng dạy học các bài PCCN ở Ngữ văn 10 hiện nay.

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ

TRUONG DAI HOC SU PHAM

|A TH] SAO

DẠY HỌC CÁC BAI VE PHONG CACH NGON NGU SINH HOAT VA PHONG CACH NGON NGU’ NGHỆ THUẬT Ở CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10 THEO HƯỚNG NÊU VÁN ĐÈ Chuyên ngành Lí luận và phương pháp dạy học Văn - tiếng Việt Mã số: 60140111

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Người hướng dẫn khoa học TS TRÀN HỮU PHONG

Trang 2

LỜI CAM DOAN

‘Toi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung,

thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bắt kỳ một công trình nào khác

“Tác giá luận van

Trang 3

Lời Cảm Œn

Luận văn này là kết quả của một quá trình học tập và nghiên cứu của tơi được

hồn thành nhờ nỗ lực của bản thân và sự giúp đồ, động viên của quạ' thây cổ, gia đình và bạn bè

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS Trần Hữu Phong, người thây đồ trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đờ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn quý thây cô giáo giảng dạy lớp LL và PP dạy học

Văn - tiếng Việt, khỏa 23 đã trực tiếp giảng dạy tôi trong thời gian qua Xin cảm ơm

"phòng đào tạo sau đại học, quỷ thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn và thư viện trường,

DHSP Hué da tao diéu kign thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên

‘cttw tại trường -

Xin cém on céc thay có giáo, cá “kiện giúp đỡ cho tôi trong suốt

Cuối cùng, tôi xin

Trang 4

MYC LUC

rang phụ bìa i

Lời cam đoạn, - - se

Lời cảm ơn ili Mục lục 1 Danh mye các chữ viết tắt 3 Danh mục bảng biểu : 4 MO DAU § 1, Lí do chọn để tài 5

2 Lich sir nghién cứu vấn đề 6

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 9

5 Phương pháp nghiên cứu - 5.2522 sonnel

6 Giả thiết khoa học 10

7 Đồng góp của luận văn — = V1

8 Cấu trúc luận văn =“ seinen

NOI DUNG 2

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỀN CỦA ĐÈ TÀI 12

1.1 Cơ sở í luận 12

1.1.1 Nhận thức chúng về “nêu vin dé" trong day hoe 12 1.1.2 Những cơ sở của việc dạy học các bài phong cách chức năng ở chương trình Ngữ văn 10 theo hướng nêu vấn đề 19 1.1.3 Dae điểm tâm sinh lí, trình độ nhận thức của học sinh lớp 10 với

yêu cầu của việc dạy học theo hướng nêu vấn đề eevee 7

1.2 Cỡ sở thực tiễn 28

1.2.1 Nội dung chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn 10 -28 1.2.2 Thực trạng dạy và học các bài phong cách chức năng ở chương

trình Ngữ văn 10 theo hướng nêu van đề 30

Chương 2 TÔ CHỨC CHO HỌC SINH NHẬN THỊ ‘C THEO HUONG NEU

VAN DE TRONG DAY HQC CAC BAI PHONG CACH CHUC NANG 6 CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10 37 2.1 Định hướng chung 37

2.1.1 Dạy học các bài PCCN ở Ngữ văn 10 theo huéng néu vin dé cin phủ hợp với định hướng chiến lược day học tích hợp 37 2.1.2 Dạy học các bài PCCN ở Ngữ văn 10 theo hướng nêu vấn đề cằn hướng vào mục tiêu dạy học và đảm bảo đặc trưng môn học -38 2.1.3 Dạy học các bài PCCN ở Ngữ văn 10 theo hướng nêu vấn đề phải

phủ hợp với chiến lược dạy học “tích cực hóa” và ưu tiên hàng đầu cho việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề ở học sinh 40

Trang 5

2.2 Cách thức tổ chức theo hướng nêu vấn để trong dạy học các bài phong cách

chức năng ở Ngữ văn 10 42

2.2.1 Cách tạo tình huống có vấn đề trong dạy học các bài phong cách

chức năng ở Ngữ văn 10 42

2.2.2 Cách hướng dẫn học sinh giải quyết tình huống có vấn đề trong

dạy học các bài PCCN ở Ngữ văn 10, $6

2.2.3 Khái quát vấn đề hình thành tri thức mới ° 60

2.3 Sử dụng phối hợp các tình huống có vấn đề trong dạy học các bài PCCN ở

Ngữ văn 10 theo hướng nêu vấn đề 62

2.3.1 Tình huống lựa chọn "5 62

2.3.2 Tình huống không phù hợp — cao 63

2.3.3 Tinh hudng phan bác 64

2.3.4 Tinh huống giả định -65

2.4, Kếthợp các hình thức kiểm tra, dn gid ning Ive hoe sinh trong dạy học các

bai PCCN ở ngữ văn 10 theo hướng nêu vấn để 67

2.4.1 Nội dung và các hình thức kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh 67 2.4.2 Cách thức xử lí kết quả kiểm tra, đánh a va hướng điều chỉnh 70 TIỂU KÉT _ SeeeseeseeseooeooiTT Chương 3 THỰC NGHIỆM SỬ PHẠM T2 3.1 Mục đích thực nghiệm T2

3.2 Nội dung thực nghi 72

3.3 Đối tượng và địa bàn thực nghiệm T2

3.3.1 Đối tượng thực nghiệm n

3.3.2 Địa bản thực nghiệm 72

3.4 Kế hoạch thực nghiệm 73

3.4.1 Chuan bi thye nghiệm —— _-

3.4.2 Triển khai thực nghiệm 93

3.5 Đánh giá kết quả thực nghiệm 83

3.5.1 Tiêu chí đánh giá 8

3.5.2 Cách thức đánh giá -84

3.5.3 Đánh giá thực nghiệm 85

3.6, Xirh ét 87

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIỆT TÁT “Tir viet tắt đây đủ DHNVB Day học nêu vẫn đề Để Đổi chứng HS Hoe sinh PCH Phong cách học PCCN Phong cách chức năng

PCNNNT Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

PCNNSH Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

THPT ‘Trung học phố thông

TN "Thực nghiệm

Trang 7

DANH MUC BANG BIEU

Bảng 1.1 Hệ thống các đặc điểm diễn đạt, đặc trưng cơ bản của từng phong cách

ngôn ngữ 23

Bảng 3.1 Danh sách đối tượng và địa bàn thực nghiệm 2 Bảng 3.2 Kết quả kiểm tra của nhóm thực nghiệm và đối chứng soo

Bảng 3.3 Kết quả xếp loại kiểm tra của nhóm thực nghiệm và đối chứng 84 Bảng 3.4 Kết quả trung bình cộng của nhóm thực nghiệm và đối chứng 87

Bang 3.5 So sánh độ lệch chuẩn của nhóm thực nghiệm và đối chứng 88

Bảng 3.6 Kết quả tính toán thu được 88

Trang 8

MO DAU 1 Lido chon dé tai

‘Thé ky XXI, thé ky cha cong nghiép hóa - hiện đại hóa, moi đường biên vẻ

kinh tế, văn hóa, xã hội, v.v trở nên mong manh trước sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ và truyền thông, các nhu cầu trao đổi thông tin giữa con người với con

người đã tăng vọi Xu hướng toàn cầu hóa đặt ra cho nhà trường nhiệm vụ phải đảo

tạo lớp người phát triển toàn điện, có đủ phẩm chất, trình độ, có kĩ năng sống, kĩ

năng làm việc, mưu cầu hạnh phúc trong mét thé gi

uôn thay đ

Trước những yêu cầu cắp bách mang tính thực tiễn, việc đổi mới phương pháp day học đã, đang và tiếp tục được Đảng, Nhà nước và ngành giáo dục quan tâm đặc

biệt Theo đó, bản thân mỗi người giáo viên dang trực tiếp giảng dạy phải có cái nhìn đúng đắn trong nhận thức và hành động về vai trò của đổi mới phương pháp day hoe theo hướng tích cực hóa người học

Day học nêu vấn dé (DHNVĐ) là một phương pháp day học “ích cực hóa hoe

sinh” dựa trên nền tảng ý tưởng của dạy học phát triển Để hiện thực hóa vấn đề đồi

mới trong dạy học, việc vận dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học các bài

phong cách ngôn ngữ ở chương trình Ngữ văn 10 là một yêu cầu thiết thực Phương

pháp này có khả năng tạo được sự tương tác tích cực giữa thầy và rò,

với nhau trong quả trình học tập, giúp học sinh (HS) vừa rèn luyện được kĩ năng,

chiếm lĩnh tri thức mới vừa phát triển tư duy độc lập sáng tạo, đồng thời nâng cao

năng lực giải quyết vấn đề cho các em trong học tập, trong cuộc sống; đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay trong nhà trường phổ thông theo định

hướng phát triển năng lực người học

Trong dạy học Ngữ văn ở nhà trường phổ thông, Tiếng Việt được coi là bộ

môn công cụ hữu hiệu nhất, trong đó các bài phong cách chức năng (PCCN) ở,

chương trình Ngữ văn 10 có vị trí rất quan trọng, cung cắp cho học sinh những trí thức cơ bản về phong cách học (PCH), rèn luyện các dụng ngôn ngữ đúng phong cách chức năng tiếng Việt, đồng thời giúp

triển năng lực lựa chọn và vận dụng tốt các phương tiện ngôn ngữ đã học vào việc

Trang 9

'Tuy nhiên, thực tiễn dạy và học Tiếng Việt nói chung, các kiến thức về PCCN

trong chương trình Ngữ văn 10 nói riêng ở nhà trường phổ thông cho thấy nhiều HS học giỏi nhưng kiến thức xã hộ, kí năng giao tiếp, năng lục ứng xử còn hạn ch Mặc day hoe bằng nhiều hình thức như: HS làm việc với SGK, thảo luận theo nhóm hay đôi bạn cùng tiễn nhưng vẫn

năng vẻ việc tái hiện kiến thức, vẫn còn đó cách day hoc mang tính thụ động, chưa dù các giáo viên (GV) đã cố i triển khai quá

chú trọng dạy phương pháp và kĩ năng tự học, do vậy chưa phát huy được khả năng sáng tạo ở người học và khai thác hết ý nghĩa vốn có của môn học, dẫn dén tinh trang điểm số cao nhưng kĩ năng thực tế, năng lực giao tiếp của HS thực sự còn đáng lo ngại, chưa đáp ứng những “năng lực người ” mà thời hiện đại cần

Từ những lí do trên, chúng tôi chon dé tải nghiên cứu: “Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật ở chương

trình Ngữ văn 10 theo hướng nêu vấn đề” với mong muốn góp phần đổi mới và

nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt nói chung, rèn luyện được một số kĩ năng về năng lực sử dụng ngôn ngữ đúng phong cách chức năng tỉ 'g Việt cho HS lớp 10 nói riêng ở nhà trường phổ thông hiện nay 2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 21

Vhững công trình dé cập đến việc đạy học phong cách hoc (PCH)

Tiếng Việt là một hợp phần của bộ môn Ngữ văn, trong đó các kiến thức về phong cách học (PCH) có đặc thủ riêng, có nội dung mang tính thực tiễn cao, tác

đông trực tiếp đến việc phát triển tư duy ngôn ngữ và năng lực giao tiếp của HS Vì

lay học PCH

“Trong các công trình của Đỉnh Trọng Lạc “Phong cách học với sự phát triển lời nói của học sinh” (1993), “300 bài tập phong cách học tiếng Liệt" (1999), “phong cách học tiếng Việt” (2000) đã xây dựng một hệ thống bài tập tương ứng, trong mồi quan hệ của vai trò PCH đối với việc phát triển ngôn ngữ cho học sinh và

vậy, có rất nhiều bài viết, nhiều công trình nghiên cứu bản

tên luyện kĩ năng tạo lập văn bản đúng phong cách chức năng Bên cạnh đó còn

phải kể đến công trình nghiên cứu của Củ Đình Tú “Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt” (1994), của Hữu Đạt “Phong cách Tiếng Liệt hiện đại" (2001), và

Trang 10

Trong cuốn giáo trình “Phương pháp dạy học tiếng Việt” của nhóm tác giả Lê

A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán, đã đảnh trọn chương VII để nói vẻ phương pháp giảng day PCH véi hai vin dé cơ bản: Phương pháp dạy học lý thuyết

và phương pháp dạy học thực hành Khi để cập đến phương pháp dạy học thực hành

với các bước như hướng dẫn thực hành và đánh giá việc luyện tập thực hành của HS, các tác giả đã nhắn mạnh việc luyện tập phong cách chỉ được thực hiện rong mỗi

quan hệ với những tình huồng giao tiếp cụ thê và khi đánh giá việc sử dụng PCH của

học sinh cần dựa vào cluẩ» mực ngôn ngữ [I, tr.183] Như vậy, bước đầu có thể

khẳng định rằng, vận dụng hướng dạy học nêu vấn đề trong giảng dạy các bài phong

cách chức năng ở Ngữ văn 10 là một vấn để đã được khẳng định về mặt lý thuyết

Ngoài ra, còn có nhiễu đề tài nghiên cứu của các hội thảo khoa học, tạp chí

Nghiên cứu giáo dục, luận văn, khóa luận Nhóm tác gid Trin Hữu Phong,

Nguyễn Thị Bạch Nhạn, Nguyễn Quốc Dũng có bài

giảng dạy Ngữ văn” (chuyên đề

'Phong cách học với vẫn đề

¡ đưỡng thường xuyên giai đoạn 1997 - 2000,

ĐHSP Huế), chuyên đề chủ yếu đi vào những vấn đề lý luận PCH như: nói và viết,

cảm thụ và phân tích tác phẩm, dạy nói viết theo phong cách

‘Tuy nhiên, thành tựu của các công trình nghiên cứu trên chỉ mới để cập đến tính chất khoa học của phong cách học, chưa cụ thể thành những phương pháp dạy

học nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh 2.1 Vấn đề đỗi mới dạy học theo hướng nêu vấn đề

'Về đổi mới dạy học theo hướng tích cực hóa người học, thì DHNVĐ là một

quan điểm dạy học đã được đề cập tới trong nhà trường trên thế giới từ những năm

1950 và ở Việt Nam vào những năm 1970 của thế kỷ XX và không ngừng được bổ sung hoàn thiện để trở thành một phương thức dạy học phù hợp với quan điểm dạy học phát triển của nhà trường hiện đại

Trên thế giới, điển hình như ở Liên Xô củ, công trình nghiên cứu của Cuđriaxep, Machuskin, LF Kharlamép, Ila Leene Đặc biệt là cuỗn “Những cơ sở

day hoc néu vén dé” nam 1967 của V.Ô.Kon, nhà sư phạm người Ba Lan, V.Ô.Kon đưa ra quan niệm “Dạy học nêu vấn để là tập hợp những hoạt động như tổ chức các

Trang 11

giải quyết vấn đẻ, kiểm tra phép giải đó và cuối cùng điều khiển quá trình hệ thống

hóa, củng cổ kiến thức thư được [21, t7] Theo tác gia, “win dé” được này sinh từ

“tình huồng có vẫn đẻ" và vẫn đề luôn gắn với hai yếu tổ “cái đã biết ” và "cái chưa

biết” trong đó cái đã biết là điều kiện để đi đến cái cần biết Bằng việc xây dựng cơ:

sở lý luận và kiểm chứng qua thực nghiệm, công trình nghiên cứu của V.Ô.Kon đã góp phần làm sáng tỏ lý luận dạy học nêu vấn đề

Ở Việt Nam, đáng kể nhất là công trinh “Ly

luận dạy học đại cương” của Nguyễn Ngọc Quang, “Cam thu văn học - giảng dạy văn học” của Phan Trọng

Luận, theo tác giả “Dạy học nêu vấn đề là dạy học sáng tạo Nó khác hẳn vẻ bản

chất với dạy học tr

thống về mục đích cũng như phương thức thực hiện Một

nguyên tắc cơ bản của nó là song song với việc lĩnh hội kiến thức một cách tích cực là sự phát triển những năng lực sáng tạo ở học sinh Kiến thức vừa là sản phẩm vừa

là phương pháp Con đường hình thành nhân cách và lĩnh hội kiến thức phải thông qua sự vận động bên trong của bản than chủ thể học sinh” [35, tr205] Tác giả

khang định DHNVĐ chính là sự phát triển của tư duy sáng tạo vả hình thành phương pháp học tập ở học sinh Đến 1998, trong cuốn giáo trình *PÖương pháp dạy học văn” Phan Trọng Luận (chủ biên), ở chương V tập I các tác giả đã nêu ra

các phương pháp day học văn ở THPT, trong đó có nói tới "phản ích nếu vấn đề” với him ý nêu bật vai trở của quan điểm dạy học tích cực sáng tạo đối lập với kiểu day hoc thong tin - tiếp thu và tái hiện Trong một chừng mực nhất định giáo trình

đã nêu ra một vài đặc điểm, tính chất của câu hỏi nêu vấn đề trong tương quan so sánh với câu hỏi tái hiện nhưng chưa được sâu sắc và toản điện

Ngoài ra, còn có hàng loạt các bài viết đăng trên tạp chí Nghiên cứu giáo dục

của Lê Trung Thành “Tình huống có vấn để trong dạy học tác phẩm văn chương ” (T/e NCGD, II - 1998); của tác giá Dương Tiến Sĩ với “Dạy học giải quyết vẫn đề nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh ”, tác giả nhắn mạnh “Dạy học

giải quyết vấn đề được hiểu là một cách tiếp cận mới trong lĩnh vực phương pháp

day hoc dang phát triển; là một hệ phương pháp dạy học phức hợp chuyên biệt hóa,

trong đó phương pháp xây dựng bài toán Ơfistic tạo ra tình huồng có vấn đề giữ

Trang 12

Điểm qua các các công trình nghiên cứu kể trên chúng tôi nhận thấy, đã phần nao giải quyết căn bản lý luận “dạy học nêu vấn để” Tuy nhiên, vấn đẻ nghiên cứu, tìm hiểu và đề xuất các giải pháp tổ chức dạy học các bài về phong cách chức năng

còn sơ lược Song những thành tựu nghiên cứu nói trên là những tiền để khoa học

rất quan trọng, có vai trò định hướng, mở đường đẻ chúng tôi tiếp tục tiến hành đi

sâu nghiên cứu đề tải luận văn Thạc sĩ khoa họe của mình

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghỉ: ~ Quá trình tổ chức dạy học về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách cứu ngôn ngữ nghệ thuật ở chương trình Ngữ văn 10 theo hướng nêu vẫn để

3.2 Pham vi nghiên cứu

~ Về li luận: Luận văn tập trung nghiên cứu phương thức nêu van dé trong day

học phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật dựa trên 3

quá trình: Cách tạo lập tình huống có vấn đẻ, giải quyết vấn đẻ, khái quát vấn đẻ

hoàn thành nhiệm vụ nhận thức

~ Về thực tiễn: Đề tai cl tiến hành nghiên cứu, khảo sát, thực nghiệm ở khối

lớp 10 của một số trường THPT trên địa bản huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4L

lục đích nghiên cứu

~ Trên cơ sở việc nghiên cứu lý thuyết và khảo sát đánh giá thực trạng dạy học, xác định năng lực sử dụng các phong cách chức năng của HS từ đó đề xuất

những biện pháp hợp li trong dạy học các bài PCCN ở chương trình Ngữ văn 10 theo hướng nêu vấn đề góp phần nâng cao chất lượng dạy học các bài PCCN ở Ngữ văn 10 hiện nay,

4.2, Nhiệm vụ nghiên cứu

~ Nghiên cứu cơ sở lí luận của vấn dé dạy học theo hướng nêu vẫn dé và các bài phong cách chức năng ở Ngữ văn 10

~ Khảo sát, đánh giá thực trang day và học các bai phong cách chức năng trong chương trình Ngữ văn 10 theo hướng nêu vấn đề ở một số trường trên địa bàn tỉnh

Trang 13

~ Đề xuất những giải pháp, cách thức tổ chức theo hướng nêu vấn để, phục vụ cho việc dạy học các bài vẻ phong cách ngôn ngữ ở lớp 10 theo hướng nêu vấn đẻ, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học các bài phong cách chức năng ở Ngữ văn

10 nói riêng và dạy học tiếng Việt nói chung ở nhà trường phổ thông

~ Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra tính khả thi, đánh giá hiệu quả của việc day học các bài về phong cách ngôn ngữ ở khối lớp 10 theo hướng nêu

vấn đề, từ đó rút ra kết luận và đẻ xuất kiến nghị

~ Hoàn thành toàn văn nội dung đề tải luận văn 5 Phương pháp nghiên cứu

$1 Phương pháp phân tích, tẵng hợp

~ Sử dụng phương pháp này để nghiên cứu các công trình, tải liệu liên quan

cần thiết đi trước, về vấn đề lý thuyết và ứng dụng dạy học nêu vấn đẻ, về phong

cách ngôn ngữ Từ đó làm cơ sở lí luận cho việc xác lập hướng dạy học mà luận văn để xuất

5.2 Phương pháp quan sắt, điều tra

~ Phương pháp này chủ yếu dùng để khảo sát chương trình, sách giáo khoa,

nắm bắt thực trạng day học các bài phong cách chức năng ở chương trình Ngữ văn 10 theo hướng dạy học nêu vấn đề

5.3 Phirong pháp thống kê

~ Phương pháp này dùng để xử lý số liệu điều tra, số liệu thực nghiệm, số liệu

kiểm tra, làm cơ sở cho việc đánh giá thực trạng và kết luận thực nghiệm

5.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

~ Đây là phương pháp có ý nghĩa quan trọng trong suốt quá trình nghiên cứu

để tài Phương pháp này dùng để tô chức các nội dung dạy học thực nghiệm, nhằm

đánh giá hiệu quả, kiếm tra tinh khả thỉ của các giải pháp mã luận văn đề xuất

6 Giả thiết khoa học

~ Nếu tổ chức quá trình dạy học các bài PCCN ở Ngữ văn 10 bằng các tỉnh

huống học tập khoa học, phù hợp với nội dung bài học nhằm kích thích được

tích cực của học sinh thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạy học các bải PCCN ở

Trang 14

'Việt của học sinh trong giao tiếp và trong việc tạo lập văn bản; đồng thời phát triển

năng lực giải quyết vẫn đề thực tiễn cho học sinh 7 Đồng góp của luận văn

7.1 Về lí luận

~ Đề tài góp phần hệ thống hóa lí luận dạy học “nêu vấn đề” trong dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ ở chương trình ngữ văn 10

~ Luận văn đã xây dựng một số định hướng lí luận cho quy tỉnh dạy học bằng tình huồng có vấn đề rong dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ ở chương trình Ngữ văn 10

7.2, Về thực tiễn

- Luận văn giới thiệu đến những bạn đọc quan tâm một tải liệu tham khảo

nhằm hướng dẫn thực hiện giải quyết những tình huống có vấn đề trong dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ ở chương trình Ngữ văn 10, giúp tháo gỡ một số vướng

mắc của giáo viên khi vận dụng DHNVĐ vào phân môn Tiếng Việt

~ Học sinh nhận thức các bài về phong cách ngôn ngữ ở chương trình Ngữ văn

10 theo hướng nêu vấn đề sẽ góp phần hình thành và nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ một cách tích cực, sáng tạo, đúng chuẩn mực phong cách

~ Qua thực nghiệm sư phạm ở một số trường THPT, luận văn đã góp một phần

nhỏ bé vào mô hình thiết kế giáo án và đổi mới phương pháp dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ ở chương trình Ngữ văn 10 theo hướng nêu vấn để

8 CẤu trúc luận văn

~ Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, phụ lục và tải liệu tham khảo; nội

dung của luận văn gồm có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tải

Chương 2: Tỏ chức cho học sinh nhận thức theo hướng nêu vấn dé trong dạy học

các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật ở chương trình Ngữ văn 10

Trang 15

NỘI DỤNG

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIÊN CỦA ĐÈ TÀI

1.1 Cơ sở lí luận

1.1.1 Nhận thức chung về “nêu vấn để” trong dạy học

1.1.1.1 Khái niệm dạy học nêu vẫn đề

Dạy học nêu vấn để là một quan điểm dạy học không phải là mới, nó được đề cập đến từ những năm 60 của thể kỷ XX, song đây được coi là một kiểu dạy học

hiện đại đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay trong nha trường phổ thông theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học

Các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiễu quan điểm khác nhau về DHNVP Nhà nghiên cứu giáo dục người Ba Lan V.O.Kôn cho ring: “Day học nâu vấn để là toàm

bộ các hoạt động như tính chất, tình huống có vấn dé, biểu đạt các vấn đề, chú ý

giúp đỡ học sinh những điều cằn thiết để giải quyét i, kiém tra cách giải quyết đó và cuối cùng là quả trình hệ thống hóa, củng cô các kiến thức tiếp thu được ” [21, tr.7] Định nghĩa chủ yếu nhắn mạnh đến đặc trưng về quy trình thực hiện quan điểm day hoe nêu vấn đề

'Nhà giáo dục L.E Kha-la-môp đưa ra quan niệm khá hoàn chỉnh: "Dạy học nu

vấn đề là sự tổ chức quá trình dạy học bao gầm việc tạo ra tình huồng có vẫn đẻ

trong giờ học, kích thích ở học sinh nhu cầu giải quyết những vấn đề nảy sinh, lôi cuốn các em vào hoạt động nhận thức tự lực nhằm nắm vững kiến thức, kĩ năng, kĩ

xảo mới, phát triển tỉnh tích cực trí tuệ và hình thành cho các em năng lực tự mình thông hiễu và lĩnh hội thông tin khoa học mới" [37, tr20] Tác giả đã làm sáng tỏ

bản chất cơ bản của quan điểm DHNVĐ, gii

đúng đắn, vận dụng sáng tạo trong quá trình dạy học, phát huy cao độ tính tích cực,

p các nhà giáo dục có một cái nhìn chủ động, khơi gợi khả năng sáng tạo của người học

Tác giả Phùng Văn Bộ cho rằng “Dạy học nêu vấn đề là phương pháp dạy học dựa trên sự diều khiển quá trình học tập, phát huy tính độc lập wz duy nhận thức

Trang 16

“Từ những điểm tương đồng trong các quan điểm trên, có thể hiểu "Dạy học

nêu vẫn đề là kiểu dạy học ở đó người học luôn được đặt vào tình huống có vấn đề và tiến hành giải quyết nó dưới sự dẫn dắt của giáo viên để từ đó hình thành trí

thức, kĩ năng, phương pháp mới" [44]

Phải khẳng định rằng DHNVĐ để là một quan điểm dạy học hiện đại, trong đó

cách thức xây đựng bải toán Oristie gitt vai trò chủ đạo, quá trình tổ chức cho người

học tự tìm tòi phát hiện, tích cực giải quyết tình huống có vấn đẻ dưới sự dẫn dắt,

điều khiến của giáo viên là chính Như vây, dạy học nêu vấn dé có khả năng hìn thành nên những con người có năng lực vừa đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp day học Văn - tiếng Việt nói riêng vừa phủ hợp với năng lực người thời hiện đại cằn nói chung

1.1.1.2 Bản chất của dạy học nêu vấn đề

Trước hát, bản chất của DHNVĐ là “tao được các tình huỗng có vẫn để” Tình huống có vấn để là một trong những khái niệm cơ bản được các nhà

nghiên cứu đánh giá là hạt nhân của DHNVĐ “không có rnh huồng có vấn

không có dạy học nêu vấn dé”

Khi bản về tình huống có vẫn để, các nhà khoa học giáo dục cũng đã đưa ra nhiều quan điểm khác nhau Chẳng hạn: Theo Lec-ne quan niệm: “Tink hudng có

vấn đề là một khó khăn được chủ thẻ ý thức rõ ràng hay mơ hỗ, mà muốn khắc phục

thì phải tìm tòi những trí thức mới, nhăng phương thức hành động mới ° [30, tr25]

Với Nguyễn Ngọc Bảo: “7ình huồng có vấn để là trạng thái tâm lí của sự khó khăn về trí tuệ xuất hiện ở con người khi họ ở trong tình huống của một vẫn đẻ mà

họ phải giải quyết chứ không thẻ giải thích một sự kiện mới bằng tr thức đã có trước đây mà họ phải tìn mọi cách thức, hành động mới” |4, tr42-43] Tác giả đã

đẻ cập đến trạng thái tâm lí của sự khó khăn khi đứng trước tình huống có vấn đẻ của con người, buộc họ phải giải quyết mâu thuẫn đó bằng sự tìm tòi tích cực sáng, tạo, để hình thành kiến thức và kĩ năng mới

'Qua những ý kiến trên có thể thấy rằng, tình huống có vấn đề là tình huống mà

Trang 17

tương ứng ấy sẽ trở thành vấn đ kích thích nhu cầu học tập ở người học, huy động, ở người học các thao tác tư duy để tìm kiểm câu trả lời

Tổ chức dạy họe theo hướng nêu vấn dé, bên cạnh việc tạo ra các tỉnh huống,

có vấn đề, thì người dạy cần phải đề xuất các loại tình huống có vấn đề như: Tình huống lựa chọn, tình huống không phủ hợp, tình huống phản bác, tình huống giả định và phô biến nhất là tình huống tại sao, tùy vào từng nội dung bài học để lựa

chọn tình huéng sao cho phủ hợp với đặc thủ trì thức phong cách học nhằm phát huy tối đa khả năng độc lập, tư duy sáng tạo của học sinh

Thứ hai, điểm mắu chốt của dạy học nêu vấn đề chính là “chứa đựng trong nó

bản chất ích cực tiến bộ của tư tưởng dạy học mới "

~ Người học tự tìm kiểm thông tin để giải quyết vẫn đề

Người học giữ vị trí trung tâm trong quá trình dạy - học, tự tìm tòi, kiến giải thông tin để giải quyết vấn đề dưới sự dẫn dắt định hướng của người dạy, HS dù yếu kém đến đâu thì sự tự lực vẫn là nội lực quyết định sự phát triển của bản thân

Trong quá trình tự lực giải quyết vấn đề, người học sẽ thể hiện tư duy và kinh

nghiệm của bản thân bằng các thao tác tìm kiếm trong mối quan hệ giữa “vấn đẻ

chưa biết” và “cái đã biết ” đễ giải quyết, theo đó người học cũng tự xác định cho

mình một con đường, phương pháp và các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp,

đối chiếu nhằm chính xác hóa theo yêu cầu của tình huống Sau khi kết luận vấn đề, người học cũng có thể tiếp tục phát hiện những ý tưởng mới tiếp theo Thậm chí trong các ý tưởng mới đó lại là một vấn đề mới được đặt ra có thể vượt ra ngồi tằm kiểm sốt của GV, đòi hỏi người giáo viên phải tiếp tục nghiên cứu đề làm sáng tỏ

~ Người dạy giữ vai trở chỉ đạo và định hướng,

"Trong dạy học theo hướng nêu vấn để, mặc dù người học giữ vị trí trung tâm của quá trình day và học nhưng không vì thế mà mâu thuẫn với vai trò định hướng của người dạy, ngược lại nếu xét về bản chất của phương pháp ta thấy nhiệm vụ của

người thầy trở nên cực kỳ khó khăn; phải nghiên cứu thiết kế cho bài dạy hết sức

công phu, như dựa vào mục tiêu dạy học, nội dung bài học để làm cơ sở xây dựng

Trang 18

“Trong quá trình hướng dẫn HS giải quyết vin đề giáo viên phải định hướng, cho học sinh xác định được mâu thuẫn khách quan của tình hudng có vấn để, giúp,

các em xác lập cách thức để giải quyết vấn để và cân nhắc kỹ lưỡng nên dẫn dắt theo con đường nhận thức nào là tốt nhất, sau đó dẫn dắt học sinh cách thức khái quát vấn đề thành tri thức mới mà người học cần lĩnh hội, tạo nền tảng vững chắc để

tiếp nhận những kiến thức tiếp theo Ngoài ra, người day còn phải chuẩn bị các câu

hồi gợi mỡ và dự kiến các tỉnh huồng bắt ngỡ có thể xây ra

Thứ ba, bản chất day học nêu vẫn đề là một kiểu dạy học phức hợp

TDIHINV không phải là một phương pháp day học cụ thé, đơn nhất mà là một tập hợp nhiều phương pháp day học liên kết với nhau chặt chẽ và tương tác nhau Vi vậy, để giờ hoe hip din phát huy tính tích cực, chủ động của người học, trong quá

trình giảng dạy, tùy từng bài dạy, tùy đối tượng học sinh mà giáo viên áp dụng kết hợp các phương pháp giảng dạy khác nhau, đó có thẻ là phương pháp tích hợp nêu vấn đề, diễn giảng nêu vấn để, đảm thoại nêu vấn để, nghiên cứu, quan sát nêu vấn

đề Nhìn chung, bản chất DHNVD có khả năng thâm nhập vào hầu hết các

phương pháp day học khác và làm cho tính chất của quá trình day học trở nên tích cực hơn

Trên đây, là những điểu quan trọng nhất và là kết quả được mong đợi nhất trong quá trình dạy - họe, như nhà văn Lep-tônxtôi từng nói: *Cái quý: nhát không,

phải là biết quả đất tròn, mà là biết người ta tim ra điều ấy bằng cách nào” Đó chính là bản chất của phương pháp dạy học nêu vấn đẻ

1.1.1.3 Cấu trúc của dạy học nêu vấn đề

Dạy học nêu vấn dé được triển khai theo cấu trúc của quá trình giải quyết vấn

đẻ, tứ

trong quá trình dạy hoe Két quả của quá trình giải quyết vẫn đề giúp cho học sinh

à đưa ra các phương án, biện pháp, con đường để làm sáng tỏ vấn dé dat ra

nắm được các trì thức, kĩ năng và phương pháp mới Cấu trúc quá trình giải quyết

vấn để được thực hiện theo trình tự các bước cơ bản sau: Bước 1: Tạo tình huồng có vấn đề

Tạo tình huống có vấn để được xem là bước khởi đầu quan trọng, quyết định

Trang 19

“Trước hết, giáo viên thông báo tình huống, tỉnh huống có thể bằng một câu hồi, một bài tập hoặe một mẫu đối thoại nào đó trong cuộc sống Tình huồng đưa ra phải chứa đựng mâu thuẫn trong nhận thức của người học, tức là phải tạo ra cho

được mâu thuẫn khách quan giữa “cái đã biết” và “cái chưa biết”, giữa “cái đã

cho" và "cái phải tìm”, gây cho người học một sự trở ngại, khó khăn gay gắt để kích thích người học tìm tồi, khám phá, chiếm lĩnh trì thức, rèn luyện kĩ năng giải

quyết vẫn đề

Để tạo được tình huống có vấn đề, việc đầu tiên giáo viên phải dựa vào mục tiêu của từng bai học để tiền hành phân tích cấu trúc nội dung bai dạy, xác định rõ từng đơn vi kiến thức, phẩn nào cẩn xây dựng tình huồng và phẩn nào chỉ cần đưa

ra kết luận cần thiết, những đơn vị kiến thức này sẽ là chất liệu để xây dựng nên tình huồng có vấn để

Bước 2: Hướng dẫn học sinh nhận biết tình hudng có vấn đẻ

Tay theo khả năng học tập của học sinh mà giáo viên có thể thực hiện ở các

mức độ khác nhau: GV vạch ra mâu thuẫn —» GV vạch câu hỏi gợi mở giúp HS tìm

a mâu thuẫn —» HS độc lập phân tích tỉnh huồng phát hiện được mâu thuần

Trong bước này giáo viên đã dẫn dắt học sinh bước vào con đường tự lực hành động, giúp học sinh rèn luyện các kĩ năng quan sát, so sánh, biết phân tích

tinh hudng đặt ra dé nhận biết vấn đề mâu thuẫn trong tình huống cần giải quyết là gì? Từ sự hướng dẫn đó học sinh tự tiến hành tìm tòi, phát hiện đưa ra giả thiết giải quyết

Bước 3: Học sinh tìm các phương án giải quyết vấn đề và chọn phương án giải

quyết để thực hiện nó

'Sau khi phân tích nhận biết vấn đề, nhiệm vụ của bước này là học sinh tìm ra các phương án giải quyết, có thể đưa ra nhiều phương án khác nhau rồi so sánh, liên

hệ với những cách giải quyết vấn đề tương tự đã biết để tìm ra phương án giải quyết

mới Các phương án giải quyết đã tìm ra cần được sắp xếp, hệ thống hóa để xử lí

Khi có khó khăn hoặc không tìm được phương án giải quyết thì cần trở lại bước

Trang 20

Bước 4: Học sinh xác lập phương án và cách giải quyết tối ưu

Xác lập phương án tức là quá trình cẳn quyết định phương án giải quyết vẫn để, các phương án đã được tìm ra trên cần được phân tích, so sánh và đánh giá xem

có thực hiện được việc giải quyết vấn đẻ hay không, nếu được thì học sinh nên so

sánh để lựa chọn phương án tối ưu nhất thực hiện việc giải quyết vấn đề Khi đã

quyết định được phương án thích hợp, giải quyết được vẫn để tức là đã kết thúc việc

Bước §: Vận dụng tri thức để giải quyết vấn đề mới trong những tình huống khác nhau, nhằm phát triển tư duy sáng tao, qua đó học sinh cũng cố trì thức đã hình thành một cách vững chắc với các mức độ đa dạng của nó, vừa luyện tập cách giải

quyết vấn đề mới vừa giúp học sinh phát triển tư duy độc lập trong các tình huống

học tập

‘Tom lai, trong cấu trúc DHNVĐ, các bước nêu trên phải được thực hiện trong sự mắc xích với nhau Do vậy trong quá trình triển khai, định hướng, giáo viên phải lâm sao tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS trong tắt cả các bước Có như vậy, quá trình triển khai dạy học theo hướng nêu vấn đề mới diễn ra đúng nghĩa của nó 1.1.1.4 Các mức độ giải quyết vẫn đề trong dạy học nêu vấn đề

Thực tế cho thấy, năng lực nhận thức của HS cũng có nhiễu mức độ khác nhau, việc vận dụng các thao tác tổ chức của GV phải làm sao vừa kích thích được

nhu cầu nhận thức sáng tạo của học sinh vừa khích lệ được tinh thần xây dựng bài

trong các giờ học Do vậy, tùy vào nội dung từng bài và khả năng tư duy của từng

lớp mà tô chức dạy học theo hướng nêu vấn đẻ ở các mức độ cao thấp khác nhau

Thứ nhất: Mức độ diễn giảng nêu vẫn đề

“Thực ra, diễn giải nêu vấn đề chưa phải là một mức độ, nhưng nó thể hiện sự

phù hợp ở mức độ thấp nhất trong quá trình dạy học theo hướng nêu vẫn đề Với mức độ này, giáo viên đóng vai trò chủ đạo, tổ chức cho HS lĩnh hội kiến thức

thông qua việc nêu ra tình huống, phát biểu tình huống và giải quyết tình huống còn

Trang 21

sinh động hoặc một bảng biểu thực hành để học sinh tiếp thu và ghi nhớ, đồng thời có tác dụng định hướng sự chú ý của HS vào nội dung vẫn đề và tạo ra bằu không, khí thân thiện thầy - trỏ Việc xây dựng tình huống học tập có tinh chất nêu vấn để

như vậy để HS suy nghĩ còn giáo viên dùng lời lẽ diễn giảng giải quyết vấn đề giúp

HS thông hiểu

Bằng phương pháp diễn giải nêu vấn đề, bước đầu HS đã được làm quen với phương pháp tư duy khoa học, khả năng phát hiện mâu thuẫn nhận thức, hình thành vai trò độc lập, sáng tạo

Thứ hai: Miức độ đàm thoại nêu vẫn đề

‘Dam thoại nêu vin để còn gọi là phương pháp hỏi đáp, trao đổi giữa giáo viên và HS, trong đó giáo viên nêu ra hệ thống câu hỏi "dẫn dắt” gắn bó logie với nhau

để HS tự lực suy nghĩ, tự phán đoán tìm kiếm lời giải, tự đi đến kết luận và lĩnh hội kiến thức

Các dạng câu hỏi thường được dùng trong phương pháp đàm thoại bao gồm câu hi ái hiện, câu hôi so sánh, câu hôi giải thích nêu vẫn đề, câu hỏi có vẫn đề Trong đó “câu hỏi có vấn để” là thành tố chính, chứa đựng nội dung mới trong vấn

để để người học từng bước phát hiện và giải quyết vấn đề Câu hỏi có vẫn đề có tác dụng định hướng cho HS phát hiện mâu thuẫn khách quan chuyển thành mâu thuẫn

logic của chủ thể và đề xuất phương án giải quyết vấn đề đó Tắt nhiên giáo viên

phải biết lựa chọn, kết hợp giữa các loại câu hỏi một cách hợp lí, sao cho câu hỏi tái

hiện có tác dụng hỗ trợ tích cực giúp HS độc lập giải quyết các câu hỏi có vấn đề

~ Trong quá trình day học khi xây dựng hệ thống câu hỏi chính và các câu hỏi gợi mở phải thực hiện theo một quy trình logic chặt ch

+ Trước giờ học: Phải xác định mục tiêu bài học và đối tượng dạy học, xác

định các đơn vị kiến thức kĩ năng cơ bản trong bài học và tìm cách diỄn đạt các nội

dung này dưới dạng các câu hỏi gợi ý dẫn dắt học sinh

+ Trong giờ học: Quá trình tổ chức câu hỏi gợi mở phải rõ rằng, chính xác, trình bài

phù hợp với trình độ nhận thức của từng đối tượng học sinh Trong ti

day sit dung cau hoi gợi mở giúp HS tham gia vào bài học, làm cho không khí lớp

Trang 22

luyện cho HS năng lực diỄn đạt sự hiểu biết của bản thân Bước đầu tạo môi trường lớp học thân thiện giữa thầy - trỏ, giữa rò - trỏ, qua các câu trả lời khác nhau và qua

việc thảo luận tìm ra sự thống nhất chung về một kiến thức bài học mới

+ Sau giờ học: Khi giải quyết xong mỗi câu hỏi có vấn đề, giáo viên cần chú ý tổng kết lại kết quả việc giải quyết vấn đề nêu ra, khéo léo vận dụng các ý kiến,

ngôn ngữ và nhận xét của chính hoe sinh để kết luận vấn đề, giáo viên bổ sung thêm

kiến thức chuẩn và kết cầu lại kết luận cho chặt chế, hợp lí và súc tích Lâm như vậy

tinh thin học của học sinh cảng hứng thú và tự tin

Suy cho cùng, phương pháp đàm thoại nêu vấn để là phương pháp dạy học tích cực, thông qua phương pháp này HS không những tích cực, độc lập lĩnh hội được nội dung bài học mã còn học được cả phương pháp nhận thức và cách diễn đạt

tư tưởng bằng lời

Thứ ba: Miức độ nghiên cứu nêu vẫn dé

Nghiên cứu nêu vấn để là mức độ cao nhất của DHNVĐ, người dạy tạo ra

thông tin tình huống, người học tự xác định, tự phát hiện và tự giải quyết hoàn toàn

theo tư duy độc lập sáng tạo của bản thân, người dạy chỉ đánh giá vấn đề cần thiết

‘Voi mite độ này vai trò giáo viên chỉ là gián tiếp, từ khâu phát hiện đến nêu vấn đẻ

và giải quyết vấn dé hoàn chinh, hoàn toàn tự lực từ phía HS Có thể nói, ở mức độ

này nhận thức của HS gần giống với hoạt động nghiên cứu của một nhà khoa học ‘Tom lai, dạy học nêu vấn đề là một quan điểm dạy học chứ không phải là một

phương pháp dạy học cụ thể, giáo viên vận dụng cần linh động để triển khai sao cho phù hợp với các nội dung bải học vừa phủ hợp với mức độ nhận thức của học sinh 1.1.2 Những cơ sỡ của việc đạy học các bài phong cách chức năng ở chương

trình Ngữ văn 10 theo hướng nêu vấn đề

1.1.2.1 Những kiến thức cơ bản về phong cách học và phong cách chức năng

tiếng Việt

a Khai niệm phong cách học

Phong cách là một trong những khái niệm trung tâm của phong cách học “Khái niệm phong cách được dùng khá phổ biến và được hiểu là những biểu hiện

Trang 23

năng phân biệt với những hành vi, hoạt động khác ở cá nhân này hay cá nhân khác,

ví dụ: phong cách sống, phong cách làm việc, ” [I1, tr.146]

Có khá nhiều quan điểm phong cách học khác nhau Nhưng chúng ta có thể

nêu ra một định nghĩa chỉ rõ đối tượng của PCH như sau: *Phong cách học là một

bộ phận của ngôn ngữ học nghiên cứu nguyên tắc, quy luật lựa chọn và hiệu quá lựa chọn, sử dụng toàn bộ các phương tiện ngôn ngữ nhằm biểu hiện một nội dung tw tưởng tình cảm nhất định trong những phong cách chức năng ngôn ngữ nhất

định” [55, 32]

b Phong cách chức năng tiếng Việt

Một điều đáng chú ý là một số tác giả của các giáo trình Phong cách học hằu

như nề tránh thuật ngữ pong cách ngôn ngữ và phong cách chite nang Tuy nhiên,

giáo viên cần xác định hai khái niệm cơ bản này cho HS nắm vững

Khái niệm phong cách ngón ngữ chỉ những dấu hiệu hành vi và hoạt động ngôn ngữ thể hiện ở cách lựa chọn và sử dụng các phương tiện ngôn ngữ có mảu

sắc riêng (biến thể ngôn ngữ) được lặp đi lặp lại nhiều lần ở một cá nhân, một môi trường giao tiếp và một công đồng ngôn ngữ, có khả năng phân biệt ngôn ngữ của

cá nhân này với ngôn ngữ của cá nhân khác, môi trường này với môi trường khác và

ngôn ngữ này với ngôn ngữ khác

Khái niệm phong cách chức năng xuất phát từ trường phái ngôn ngữ xã hội

học Xô viết trong thập kỹ 50 của thé ky XX phan chia các phong cách ngôn ngữ theo tiêu chỉ chức năng xã hội của ngôn ngữ trong những môi trường giao tiếp khác, nhau Các nhà ngôn ngữ học Xô viết cho rằng ở một hoàn cảnh giao tiếp cụ thể,

ngôn ngữ có những chức năng nhỏ không giống nhau, vì vậy đã hình thành những

phong cách ngôn ngữ khác nhau, ví dụ như: PCNNSH, PCNNNT Người ta có thể dura vào tiêu chí chức năng để phân loại và miêu tả các phong cách và gọi đó là

“phong cách chức năng” Theo nhà Ngôn ngữ học Xô viết V.V.Vi-nô-gra-đốp: “Phong cách chức năng là toàn bộ hệ thống biến thể sử dụng các phương tiện ngôn

Trang 24

Bàn về vấn để PCCN, Cù Đình Tú cho rằng: “Phong cách chức năng là dạng

tồn tại của ngôn ngữ dân tộc biểu thị quy luật lựa chọn, sử dụng các phương tiện

biểu hiện tùy thuộc vào tổng hợp các nhân tố ngồi ngơn ngữ như hoàn cảnh giao tiếp, để tài và mục đích giao tiếp đồi tượng tham gia giao tiếp” [55, 48]

Theo tác giả Đình Trọng Lạc: “Phong cách chức năng là những khuôn mẫu

(stereotype) trong hoạt động lời nói, hình thành từ những thói quen sử dụng ngôn

ngữ có tính chất truyền thống, tính chất chuẩn mực, trong việc xây dựng các lớp văn bản (phát ngôn) tiêu biểu” [34, tr 19]

Dựa trên những cách hiểu khác nhau về khái niệm PCCN, chúng ta có thể khẳng định ring: “PCCN là những khuôn mẫu, những quy ước sử dụng ngôn ngữ

được hình thành từ truyền thống, thói quen giao tiếp của cộng đồng trong những

tình huống và hoản cảnh giao tiếp nhất định” Tóm lại, khái niệm phong cách chức năng chưa thật hoàn chinh nhưng có hiệu quả thực tế trong việc phân loại các PCCN ngôn ngữ và đặc biệt tiện dụng trong việc giảng dạy ở nhà trường phổ thông

* Vấn đề phân loại các bài PCCN ở chương trình Ngữ văn 101

Tiếng Việt tồn tại dưới dang các phong cách, đó là sự thật hiễn nhiên Nhưng do nguyên nhân về sự phát triển bản thân tiếng Việt, do quan niệm lý thuyết khác

nhau và việc tìm hiểu thực tế tiếng Việt chưa đầy đủ cho nên vấn đề phân loại phong cách tiếng Việt còn có nhiều ý kiến rất khác nhau

'Tuy nhiên, khi phân chia PCCN tiếng Việt đa số các nhà nghiên cứu đều thống

nhất coi “phong cách ngôn ngữ sinh hoạt”

các PCCN, còn "phong cách ngôn ngữ nghệ thuật” các tác giả coi là một bộ phận của phong cách ngôn ngữ lớn hơn, gọi là phong cách ngôn ngữ văn học Chẳng han,

theo cuốn “Giáo trình phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt” [55, tr 88], các

một phong cách độc

PCCN tiếng Việt được phân chia trên cơ sở đối lập giữa khẩu ngữ và ngôn ngữ văn học Sau đó, phong cách ngôn ngữ văn học được phân chia tiếp ra

Phong cách thư từ

Phong cách ngôn ngữ hành chính

Phong cách ngôn ngữ chính luận 'Ngôn ngữ văn học Phong cách ngôn ngữ khoa hoc

Trang 25

“Chúng ta nhận thấy, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật là một PCCN trong số

năm phong cách cấu thành nên của phong cách ngôn ngữ văn học Nên việc khu

biệt PCNNNT với các phong cách khác không phải là dễ dàng Vì vậy, một vấn đề phân loại PCCN được nêu ra khá dai ding là ngôn ngữ nghệ thuật có phải là một

phong thuần nhất không Vì sự nghi ngờ ấy mà

trong giao tiếp thành hai loại: fời nói nghệ thuật và lời nói phi nghệ thuật Đây là ý kiến phân cha lời nói cách phân loại trong giáo trình Phong cách học tiếng Việt của tác giả Đỉnh Trọng, Lạc (1994) VỀ sau tác giả gọi là ngôn ngữ nghệ thuật (1999) nhưng vẫn giữ quan điểm này Thực tế, nếu quán triệt cách phân loại của trường phái ngôn ngữ học Xô viết thì ngôn ngữ nghệ thuật là một phong cách đặc thù nhưng thuần nhất ở chức năng thẩm mĩ của nó [I1, tr 146)

Như vậy, việc phân loại các PCCN đến nay vẫn chưa có sự thống nhất về quan

điểm Tuy nhiên, để phù hợp với việc giảng dạy các bài PCCN trong chương trình

dạy học hiện nay, chúng tôi thống nhất với cách trình bày hệ thống các PCCN theo

chương trình sách giáo khoa mới

Phong cach ngôn ngữ sinh hoạt (PCNNSH) } Lap 10 Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (PCNNNT)

Phong cách ngôn ngữ báo chí (PCNNBC) } Lop 1

Phong cách ngôn ngữ chính luận (PCNNCL)

Phong cách ngôn ngữ khoa học (PCNNKH) } Lop 12 Phong cách ng6n ngit hanh hinh (PCNNHC)

Do phạm vi nghiên cứu của đề tải luận văn, chúng tôi chỉ tập trung khai thác PCNNSHI và PCNNNT ở chương trình Ngữ văn 10,

* Đặc điểm

chương trình Ngữ văn 10

Mỗi PCCN có một đặc điểm riêng về việc sử dụng các phương tiện diễn đạt

ién đạt và đặc trưng cơ bản các bài phong cách chức năng ở ngôn ngữ phân biệt nó với các PCCN khác Để phủ hợp với yêu cầu thực tiễn, phủ

hợp với năng lực tiếp nhận của học sinh, đồng thời thấy rõ được sự giao thoa giữa

hai phong cách ngôn ngữ, chúng tôi có thể hệ thống các đặc điểm diễn đạt, đặc

Trang 26

Bảng 1.1 Hệ thống các đặc điểm diễn đạt, đặc trưng cơ bản của từng phong cách ngôn ngữ PCCN Phong cách ngôn ngữ Phong cách ngôn ngữ Đặc điểm sinh hoạt nghệ thuật

~ Phát âm kèm theo ngữ điệu, |- Theo chuẩn ngôn ngữ

Ngữ âm, | điệu bộ được quy định

chữ viết |~ Chữ viết mang dấu ấn phát |- Chữ viết có dấu thanh để

âm hài hòa ngữ âm

~ Đăng từ cho mọi phong cách _ |- Sử dụng từ ngữ của tất Phương - Từ ngữ mang tính cụ thể, giảu | cả phong cách

tiên _ | Từ vựng | hình ảnh, sắc thái biểu cảm — |- Từ ngữ biểu cảm, tạo diễn đạt - Có từ địa phương, từ lóng._ |hình,

~ Tir mang tinh sing tao

~ Sir dung các kết cầu tĩnh lược, | Sử đụng mọi kiểu câu

câu thiếu thành phản của mọi phong cách Cú pháp | - Dùng các kết cấu cú pháp có | - Các kiểu câu có tính tu xen yếu tố dư, lặp lại từ, theo ngữ pháp sáng tạo,

~ Diễn đạt sinh động, giảu hình Í - Trình bảy theo từng loại

Biện | ảnh, sắc thái biểu cảm thể,

pháp tu | - Ví von, so sánh ~ Bố cục sinh động

từ _ |- Lỗi phóng đại, khoa trương, | - Trinh bày gây cảm xúc,

nói giảm trí tưởng tượng

'Chương | ~ Tĩnh cụ thể ~ Tĩnh hình tượng trình eo | - Tính cảm xúc ~ Tính truyền cảm

Dic ban | - Tinh ea thé ~ Tính cá thể hóa

Chương | - Tính cá thể -Tính thâm mĩ 8 | trình | Tinh sinh dng, cu thé ~ Tính đa nghĩa

nâng | - Tính cảm xúc ~ Dấu ấn riêng của tác giả

cao

Trang 27

Qua bảng hệ thống, chúng ta nhận thấy, các đặc diễn đạt, đặc trưng cơ

bản của các bài phong cách ngôn ngữ trong chương trình Ngữ văn 10 đã chỉ phối việc dạy học theo hướng nêu vấn để

Thứ nhất, các bài vẻ phong cách ngôn ngữ trong chương trình Ngữ văn 10 sử

dung các phương tiện ngôn ngữ có quan hệ cú pháp bên trong với các bài về ngữ âm, từ ngữ, ngữ pháp và biện pháp t từ

“Trong quá trình tổ chức dạy học các bài về PCNNSH và PCNNNT, chúng ta thấy nội dung của các bài này bao quát việc sử dụng tắt cả các phương tiện ngữ am, từ vựng, cũ pháp, biện pháp tu từ của ngôn ngữ toàn dân Vi vay, khi phát triển phong cách ngôn ngữ cho học sinh, muốn hiểu rõ đặc điểm diễn đạt của PCCN nào, bao giờ chúng ta cũng phải xem xét nó dựa trên các mặt của cách thức sử dụng ngữ âm, từ ngữ, kiều câu, biện pháp tu từ và bố cục trình bay (nêu có) Trong chương

tình dạy học cũng như trong SGK ở bậc THCS đã cung cấp cho HS những hiểu biết nhất định và có hệ thống tắt cả các phương tiện diễn đạt này và một vài nét phác thảo về PCCN; lên THPT, chương trình và

K tiếp tục đi sâu các nội dung kiến thức này Ví dụ: ở lớp 6, cách thức sử dụng biện pháp tu từ, HS đã được học

các bài So sánh, Ấn dụ, Nhân hóa, Hoán dụ; lên lớp 8 các em tiếp tục học bài Điệp ngữ, bước sang lớp 10, các em được tiếp tục củng có, thực hành qua hai bài: Thực

hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ; Thực hành các phép tu từ phép điệp và phép

đối Thiết nghĩ, đó chính là tiền đẻ cần thiết để giáo viên đặt câu hỏi gợi mở khi dạy các bài PCCN ở lớp 10 theo hướng nêu vấn đẻ

Thứ hai, sự biến thể tương ứng của các bài về phong cách ngôn ngữ ở lớp 10

Mỗi PCCN mang những đặc trưng riêng, làm cơ sở để đối chiếu, phân biệt với các PCCN khác Do vậy, khi giảng day chúng ta phải xem xét sự biển thể của các

phương tiện ngôn ngữ Chẳng hạn: PCNNNT ngoài các phương tiện diễn đạt như:

ngữ âm, từ vựng, biên pháp tu từ thì ngôn ngữ nghệ thuật có một đặc điểm dễ nhân

thấy là hết sức phong phú, sáng tạo và phát triển không ngừng, đặc biệt là loại thẻ

ối với

Mỗi loại thể có những yêu cầu vỀ cách sử đụng ngôn ngữ và có sức chỉ phố

Trang 28

thể loại cũng là một phương diện để ta so sánh ngôn ngữ nghệ thuật với các loại ngôn ngữ dùng trong các môi trường giao tiếp khác [11, tr.146)

‘Nhu vay, trong quá trình tổ chức đặt vẫn đề giáo viên cẳn phải chú ý các cách

thức sử dụng phương tiên diễn đạt để hướng dẫn học sinh phát triển ngôn ngữ đúng chuẩn mực của từng loại phong cách

Thứ ba, giữa các bài PCNNSH và PCNNNT ít nhiều có sự giao thoa về

phương tiện diễn đạt

Mặc dù mỗi PCCN có một sự biển thể khác nhau, nhưng ở một mức độ nhất

định, giữa các bài này có những nét gằn gũi nhau về một số đặc trưng cũng như

cách thức sử dụng các phương tiện ngôn ngữ Ví dụ: Trong nội dung bai PCNNNT

bên cạnh việc sử dụng lớp ngôn ngữ riêng mang tính thắm mĩ, tính đa nghĩa, có giá

trị tạo hình biểu cảm cao, có khả năng gợi liên tưởng qua các hình ảnh cụ thể để tạo nên tính hình tượng mang dấu ấn riêng của tác giả, thì PCNANT còn sử dụng các phương tiện ngôn ngữ của khẩu ngữ tự nhiền làm chất liệu cho ngôn ngữ nghệ

thuật Còn trong PCNNSH, chúng ta vẫn thấy những kiểu nói bóng bẩy, lối nói so sánh, ví von thường gặp trong ngôn ngữ nghệ thuật

1.1.2.2 Sự cần thiết của việc dạy học các bài phong cách chức năng ở chương trình Ngữ văn 10 theo hướng nêu vấn đề

Thứ nhắt, DHNI'Đ phù hợp với đặc thù nội dung của bài học

Bắt cứ nội dung bài học nào cũng chứa đựng một hệ thống trì thức gắn với

tính đặc thủ của nó Đặc thù tri thức là một trong những cơ sở rất quan trọng trong,

việc xác định PPDH thích hợp

Tri thức các bài PCCN trong chương trình Ngữ văn 10 giúp học sinh có nhân

thức tông hợp về sự phát triển mang tính hệ thống của các phương tiện diễn đạt có

quan hệ cú pháp bên trong với các bài về ngữ âm, từ vựng, cú pháp và biện pháp tu

từ được học ở bậc THCS, thông qua việc cung cấp cho HS những hiểu biết cơ bản nhất về chức năng ngôn ngữ, đặc điểm diễn đạt, đặc trưng cơ bản của từng

Trang 29

Từ tính đặc thù trên chúng tôi nhận thấy, vấn đề giảng dạy các bài PCCN ở

lớp 10 bao quát cä một nội dung kiến thức rộng, từ phương tiện din đạt ngôn ngữ đời thường đến diễn đạt ngôn ngữ trong tác phẩm nghệ thuật, giáo viên không thể

dùng bằng lời để giảng giải kiến thức, người học ghi nhớ, tái hiện Như vậy, trong

quá trình triển khai các hoạt động học tập, giáo viên phải đặt HS vào các tình huống

có vấn để đễ kích thích nhu cầu học tập, phát triển tư duy sáng tạo ở học sinh

Chẳng hạn: “Em thử luận giải tại sao sự biến thể tương ứng của các phương

liện ngữ âm đã tạo nên những đặc trưng riêng biệt, đặc biệt phong phú vẻ loại thể của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật? ", chỉ khi học sinh thực sự tham gia quá trình giải quyết các tình hung có vấn để một cách chủ đông, tự giác, thì việc hình thành kiến thức mới, rèn luyện các kĩ năng mang tính thực tiễn mới đạt kết quả cao nhất Điều này thể hiện sự cần thiết của việc dạy học các bài phong cách ngôn ngữ ở Ngữ

văn 10 theo hướng nêu vấn đề

Thứ hai, phù hợp với xu thể đổi mới phương pháp dạy học hiện nay:

XXu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, đồi hoi những cơn người mới, con người năng động, sáng tạo có khả năng giao tiếp tốt trong nhiều ngữ cảnh đa dạng của xã hội Do vậy, vấn để đặt ra "Giáo dục phải hướng tới việc người học làm

được gì? Mà không hướng tới mục tiêu người học biết gì?”

Đối với phân môn Tiếng Việt nói chung, các bài về PCCN ở Ngữ văn 10 nói riêng, một vài năm trở lại đây đã có những thay đổi đáng kể, tuy nhiên vẫn còn nặng về đổi mới nội dung, chương trình mà chưa chú trọng đến việc dạy cách học, dạy kĩ

năng thực tiển cho học sinh và điểm bắt cập lớn nhất hiện nay ở nhà trường phổ

thông là vẫn chưa thực sự đặt học sinh vào vị trí trung tâm của quá trình day học, vẫn

còn đó vai trò chủ đạo của giáo viên trong các hoạt động dạy - học Từ những hạn cÍ trên đã đặt ra yêu cầu phải nhìn nhận lại vấn đề đổi mới phương pháp dạy học và

hướng đến sự đổi mới theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh "Theo đó, vận dụng hướng dạy học nêu vấn đề trong dạy và học các bài PCCN ở Ngữ văn 10 tỏ ra đáp ứng tốt với xu hướng đổi mới hiện nay Điều này được lý giải,

Trang 30

+ Dạy học theo hướng nêu vấn đề có vai trò quan trọng trong việc rèn luyện kĩ

năng phát triỂn tư duy sáng tạo và năng lực tự học cho học sinh,

+ Dạy học theo hướng nêu vấn đề thúc đẩy khả năng hợp tác làm việc nhóm giữa các cá nhân trong quá trình học tập và phát triển kĩ năng sống

+ Dạy học theo hướng nêu vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trong trong vi

luyện cho học sinh năng lực sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt chuẩn mực với từng

phong cách chức năng và nâng cao năng lực sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ với bốn kĩ năng nghe - nói - đọc - viết

“Tóm lại, với những yêu cầu trên, việc dạy học các bài PCCN ở chương trình 'Ngữ văn 10 theo hướng nêu vấn đễ tỏ ra đáp ứng tốt đặc thù trỉ thức bải học và phù hợp với xu hướng đổi mới PPDH trong giai đoạn hiện nay

1.1.3 Đặc điểm tâm sinh lí, trình độ nhận thức của học sinh lớp 10 với yêu cầu

của việc dạy học theo hướng nêu vấn đề

1.1.3.1 Tim hiễu đặc điễm tâm sinh í học sinh láp 10

'Ngày nay, với quan điểm dạy học hướng vào người học, thì việc phải hiểu đối tượng mà người thầy đang tác động vào HS, là điều vô cùng cần thiết, không chỉ cho công vige day học mà cho cả việc biên soạn chương trình và sách giáo khoa

Học sinh lớp 10, là lứa tuổi “nhạy cảm ” có những chuyển biến tích cực về mặt

thé chat, tri tuệ và tâm sinh lý mạnh mẽ [ 19, tr.28] Vì vậy, chúng có “viếng nói “của

não bộ, của cá nhân theo cách riêng của mình, như sự mong muốn đi sâu vào cuộc

sống, chọn môn học theo ngành nghề, khẳng định vị trí giải quyết các vấn đề trong học tập và ngoài xã hội, khát vọng hiểu biết, khát vọng bao quát được nhiều vấn đề

của hiện thực cuộc sống, Khả năng độc lập, tự chủ trong học tập cao, tư duy logic sáng tạo cũng ở giai đoạn phát triển mạnh mẽ Đứng trước một hoàn cảnh khó khăn

học sinh có thé tự đặt vin dé va tự giải quyết vấn đẻ

Từ các yếu tổ tâm lý trên, việc day học các bài PCCN theo hướng nêu vấn để

là một phương pháp dạy học thích hợp, là điều kiện tốt kích thích hứng thú học tập của học sinh và phát huy vai trở chủ thể nhận thức trong quá trình dạy học

1.1.3.2 Quá trình nhận thức đối với học sinh lúp 10

Trang 31

quá trình học tập, trí giác có mục đích đã đạt ở mức độ cao có hệ thống và toàn

diện Học sinh có khả năng thực hiện các thao tác tư duy lý luận, trừu tượng, phức tạp, "phân tích nội dung của các khái niệm trừu tượng, nắm các mối quan hệ của

các đơn vị kiến thức một cách độc lập, sáng tao” [19, 1.30] và cũng tự lực tìm tồi

cách giải quyết vấn đề gặp phải trong thực tiễn hay giáo viên đặt ra trong học tập

'Tuy nhiên, họe sinh lớp 10, ngường cửa chuyển tiếp từ THCS lên THPT, nên

có những diễn biến tâm lý "rối loạn” của giai đoạn đầu THPT Hiện tượng lười

phát biểu trong giờ học và giảm sút về lực học Mà nguyên nhân là do học sinh chưa

quen với môi trường học tập mới cũng như phương pháp giảng dạy của thầy cô, do

áp lực khối lượng kiến thức các môn học quá nhiễu, đặc biệt là ảnh hưởng của đô

tuổi dậy thì Vì vậy, nhiệm vụ quan trọng của giáo viên là cần phải hiểu về sự phát

triển tâm sinh lý và khả năng nhận thức của học sinh, là điều kiện “cẳn” nhằm định

hướng giúp các em phát triển toàn diện khả năng nhận thức của mình, để quá trình

day - học diễn ra đạt hiệu quả cao nhất

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Nội dung chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn 10 1.2.1.1 Nội dưng chương trình Tiếng Việt trong SGK Ngữ văn 10

Chương trình Giáo dục phổ thông cấp THPT môn Ngữ văn được ban hành

kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 05 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo [7, tr.!] Phân môn Tiếng Việt ở Ngữ văn 10 được xây dựng trong mối quan hệ hữu cơ với các phần Văn học và Làm văn để tạo thành

g nỈ

kế bài giảng theo hướng tích cực hóa học sinh

một môn Ngữ văn chinh thị tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên thiết Về cấu trúc nội dung, phần Tiếng Việt ở Ngữ văn 10 được bố trí thành 3 cụm nội dung; các phong cách ngôn ngữ, hoạt động giao tiếp, những vấn để chung vẻ

tiếng Việt 7, tr60] Trong đó, các kiến thức về phong cách ngôn ngữ tuy mới chỉ là P

tích hợp giữa phần Văn và Làm văn, bước đầu

kiến thức nền tảng, làm bước thể hiện rõ sự đổi mới theo tinh

trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về chức năng ngôn ngữ, các dạng biểu

hiện và đặc điểm diễn đạt của các bai về PCNNSH, PCNNNT

Trang 32

Nội dung chương trình phân môn Tiếng Việt được chia làm 2 phần: Lý thuyết và thực hành Các nội dung lý thuyết được cân nhắc, lựa chọn để phù hợp với mức độ

nhận thức của học sinh, đồng thời chương trình tăng thời lượng luyện tập thực hành, đã giảm thiểu tính hàn lâm, kí

thích nhu cầu học tập năng động, sing tạo ở người học 'Từ nội dung chương trình xây dựng nên khung phân phối chương trình dạy

học Tỉ lệ các tiết thực hành tăng, tiết lý thuyết thuần túy giảm

+ Noi dung phan Tiếng Việt trong Ngữ văn 10 (cơ bản) cả năm gồm l6 tiết 'Nội dung có tính chất lý thuyết chiếm 7 tiết (hơn 40%), nội dung có tính chất thực

hành chiếm 9 tiết (gần 60%) Trong đó, nhóm bài về phong cách ngôn ngữ chiếm 2 ải, tương ứng là 2 tết lý thuyết đan xen với 2 tiết thực hành [13, tr.]]

+ Nội dung phân Tiếng Việt trong Ngữ văn 10 (nâng cao) cả năm gồm 19 tiết: Phan phong cach ngôn ngữ chiếm 5 tiết, trong đó có 2 tiết lý thuyết, 3 tiết bám sát

thực hành để ôn tập, hệ thống hóa, khắc sâu kiến thức, rèn luyện kĩ năng giao tiếp

đúng chuẩn mực phong cách chức năng [3, t5]

Như vậy, đặc điểm nổi bật của chương trình Tiếng Việt tong dạy học Ngữ

văn 10 nói chung, nội dung chương trình các bài về phong cách ngôn ngữ nói riêng

đã khẳng định mục tiêu dạy kĩ năng thực hành, kĩ năng giao tiếp và đã thực sự quan

tâm đến việc phát triển năng lực hoạt động thực tiễn cho học sinh 1.2.1.2 Phần phong cách chức năng trong sách giáo khoa Ngữ văn 10

SGK Ngữ văn 10 đã được biên soạn theo hướng đổi mới, trong mối liên thông, với chương trình các lớp dưới và trong mỗi liên kết giữa các phân môn Tiếng Việt, Van hoc, Lim van, giữa bốn phương điện kiến thức, kĩ năng, thái độ và năng lực

Đối với các bài về PCNNSH và PCNNNT ở bộ sách cơ bản thể hiện việc triển khai nội dung day học trên cả hai phần: Phẩn lý thuyết hình thành kiến thức mới và

phần luyện tập thực hành củng cố trì thức hình thành kĩ năng, kĩ xảo Với bộ sách

nâng cao thể hiện gồm hai loại bài: Loại thiên về hình thành tri thức, kĩ năng mới và

loại bài bám sát thực hành để ôn tập, hệ thống hóa và nâng cao trì thức, kĩ năng đã

học về phong cách chức năng tiếng Việt

Trang 33

Với loại bài bám sát thực hành, chỉ có các hoạt động thực hành luyện tập và học sinh tự lực giái quyết yêu cầu bài tập dưới sự định hướng của giáo viên Theo

nhận điện, so sánh đối

như yêu cầu của SGK thì có nhiều dạng bài tập; phân chiếu, sữa chữa lỗi hoặc tạo lập văn bản mới nhằm mục đi

kiến thức, kĩ năng vừa học để gúp học sinh nắm vững và có năng lực sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp

‘Nhu vay, việc biên soạn phẩn nội dung phong cách học ở SGK Ngữ văn 10 đã

củng cố và nâng cao

hướng tới tính tích cực hóa hoạt động học sinh, chú trọng yêu cẩu thực hành, rèn luyện năng lực sử dụng ngôn ngữ đúng phong cách chức năng tiếng Việt cho học sinh; đồng thời chú trọng đến nguyên tắc tích hợp trong quá trình giảng dạy Đây cũng chính là điểm mới của cả hai bộ sách này

1.2.2 Thực trạng dạy và học các bài phong cách chức năng ở chương trình

Ngữ văn 10 theo hướng nêu vấn đề

1.2.2.1 Khảo sát thực trạng dạy học tại các trường THPT tỉnh Quảng Bình

Để nắm bắt

lính xác thực về thực trạng của việc vận dụng hướng nêu vấn đề vào dạy học các bài PCCN ở Ngữ văn 10, chúng tôi đã tiến hành điều tra tại trường, THPT Lệ Thủy và THPT Nguyễn Chí Thanh, tỉnh Quảng Bình, thông qua việc dự giờ 12 giáo viên dạy lớp 10, trong đó dự 2 lớp dạy theo chương trình nâng cao và

tiến hành khảo sát dưới hình thức như: Phát phiếu điều tra, thăm dò ý kiến, chấm

bai kiểm tra của 162 HS, gồm các lớp 10al, 1042 trường THPT Lệ Thủy, lớp 1043, 10a5 trường THPT Nguyễn Chí Thanh Đặc

với các cô giáo đang trực tiếp giảng dạy bộ môn Ngữ văn 10, như cô Nguyễn Thị Quỳnh Trang, Nguyễn Thị Khánh Tồn và cơ Võ Thị Thùy Linh Kết quả khảo

sát thực trạng được thể hiện qua những điểm sau:

"Thứ nhất: Khảo sát ở GV và HS mức độ nhân thức về sự cần thiết cia NVD

Trang 34

“Thứ hai: Khảo sát ở giáo viên mức độ thường xuyên vận dụng kiểu nêu vấn để trong day học các bài PCCN ở Ngữ văn 10

Thường | Rấtthường Think Không bao

Mức độ vận dụng, xuyên xuyên thoảng giờ Số lượng 3 0 6 7 Tile) 417 0 500 s3

“Thư ba: Khảo sát ở HS về mức độ hứng thú khi học các bài PCCN theo kiểu

DHNVD trong quá trình lĩnh hội tri thức Sau khi dự giờ, phát phiếu thăm dò cùng

ra chơi Chúng tôi thu được kết quả: với quá trình trao đổi với HS ngo; Rấthững | Khong himg Mức độ hứng thú | Hứng thú thú thú Bình thường Số lượng HS (162) | — T00 2 0 38 Til (%) 617 149 0 34

“Thứ tư: Khảo sát ở giáo viên về những khó khăn khi vận dụng kiểu DHNVĐ

trong quá trình lên lớp Mức độ khó khăn (%) Rất khó Không ảnh TT Khó khăn khăn Khó khăn hưởng SLTTI% [ST [ T% [ST TE% T_[ Thiẫu thời gian triển Khai 8 [667 | 3 | 250] 1] 83 2_ | Thiết kế giáo ân Khó khăn T] 83 [2 | 286 | 7 | 583 3 | Rinang trign khai conhanehé [4 [333 [5 [417 [3 | 250 4 | Sisố lớp học đông (4IHS/ớp) | 6 | 500 | š [417 [1 Ƒ §3 3” | Hoe sinh khong himg tha 0† 0 [1T 333 [5S [ s67

Nhìn chung, kết quả điều tra thực trang ở các bảng tổng hợp trên, đã thể hiện tính xác thực trong quá trình dạy và học ở nhà trường phổ thông hiện nay, làm cơ sở thực tiễn hết sức quan trọng trong việc đánh giá hoạt động dạy của giáo viên và quá

học của học sinh, để từ đó đặt ra các yêu cầu, biện pháp dạy học đúng hướng

và hiệu quả

Trang 35

1.3.2.2 Đánh giá thực trạng dạy của giáo viên

Qua quá trình khảo sát, dự giờ, thăm dò ý kiến và phân tích kết quả điều tra ở: bảng tổng hợp trên, chúng tôi nhận thấy:

'Về nhận thức, có tới gần 70% GV nhận thức được vai trò và sự cần thiết của hướng DHNVĐ và họ cho rằng việc vận dụng theo hướng nêu vấn đề vào dạy học

các bai PCCN ở Ngữ văn 10 vừa thực hiện được mục tiêu chương trình tích hợp của lính đặc

SGK, vừa phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo ở người học; đặc biệt

thù trì thức của các bài PCCN rất thuận lợi trong việc vận dụng DIINVD một cách thường xuyên ở tắt cả các khâu của quá trình lên lớp

'Về thái độ vận dụng trong day học, mặc dù các GV đã nhận thức được sự cẳn

thiết của việc dạy học các bài phong cách ngôn ngữ theo hướng nêu vấn đẻ, song trên thực tế số lượng giáo viên thường xuyên áp dụng kiểu dạy học này vẫn chưa cao, chỉ chiếm hơn 40%, tương đương với mức độ thỉnh thoảng vận dụng, bên cạnh

đó, có một số giáo viên thừa nhận họ chưa bao giờ vận dụng hướng nêu vấn đề khi dạy các bai phong cách ngôn ngữ chiếm hơn 8.3%

Tuy vậy, qua dự giờ chúng tôi cũng nhận thấy, các giáo viên đã tỏ ra hết sức

cố gắng để đổi mới các giờ học phong cách ngôn ngữ theo hướng phát triển tư duy

logic ở HS Chẳng hạn như: Việc chú ý rèn luyện các kĩ năng giao tiếp của học sinh, tổ chức các hoạt động cho HS xử lý nhiều tỉnh huống học tập cụ thể, kể cả tình huống tạo lập văn bản nghệ thuật cũng được rèn luyện khi học bài PCNNNT

Ve kĩ năng, trong day học các bài về phong cách ngôn ngữ đã được giáo viên tiến hành bằng hoạt động thực hành, để qua thực hành HS tự hình thành kiến thức, kĩ năng Tuy nhiên kĩ năng vận dụng hướng nêu vấn đề trong các giờ dạy học của GV

còn rất hạn chế, nhất là các giờ luyện tập thực hành, phương pháp này bước đầu được

GV áp dụng mới chỉ ở mức độ trình bảy nêu vấn để, các câu hỏi nêu và giải quyết

tình huống còn ở dạng tái hiện, chưa đặt HS vào tình huống có vấn để trong giờ học, CCác tiết lý thuyết thì GV con ling túng trong việc xử lý ngữ liệu; các giờ luyện tập thì GV chưa ứng dụng nhiều trong thực hành, chưa xây dựng được hệ thống bài tập bằng

tinh huồng, vì vậy chưa phát huy được sự linh hoạt trong tư duy, sự mềm déo trong

sáng tạo ở HS khi tham gia giải quyết các tỉnh huồng có vẫn để trong học tập,

Trang 36

'Về kĩ năng định hướng năng lực, việc dạy học các bài phong cách ngôn ngữ ở 'Ngữ văn 10, bên cạnh việc bám sát mục tiêu, chương trình, SGK, giáo viên đã chú ý hướng đến hình thành các năng lực thực tiễn, rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ,

các chuẩn mực PCCN, giúp học sinh mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp Mặc dù đã cố gắng đổi mới, song việc dạy học các bài phong cách ngôn ngữ ở Ngữ văn 10 vẫn

tổn tại một số thực trang sau:

+ Hạn chế về mặt thời gian, có tới 90% cho rằng khó khăn khi vận dụng phương thức nêu vấn đề vào triển khai quá trình dạy học Một thực tế, các bài

phong cách ngôn ngữ ở lớp 10 có nội dung kiến thức khá trừu tượng lại đồi hỏi mức độ chuẩn xác kiến thức cao Chẳng hạn: Khi dạy bài PCNNNT, với lượng thời gian 2 tiết, giáo viên phải hướng dẫn học sinh phân tích ngữ liệu tìm hiểu văn bản nghệ thuật, ngôn ngữ nghệ thuật, các đặc trưng cơ bản và cả phần luyện tập Như vậy, với

thời gian ít ôi đã đóng khung, GV không thể triển khai một lúc các hoạt động nêu vấn đề, thảo luận, đặt câu hỏi gợi mở và cùng học sinh giải quyết các vấn đẻ Mặt

khác, sĩ số lớp học quá đông, 4IHS/ lớp, ảnh hướng không nhỏ đến quả trình tổ

chức dạy học của giáo viên, điều đó dẫn đến tình trạng “cười ngựa xem hoa ” là khó

tránh khỏi

+ Nhiều giáo viên còn ngại đổi mới, bảo thủ với cách thuyết giảng truyền

thống, do chưa hiểu đúng, hiểu sâu về bản chất của dạy học nêu vấn đề, mà nguyên nhân chính là do thời gian của các đợt tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học quá ngắn ngủi nhiều giáo viên không bắt kịp với xu hướng đổi mới trong dạy học

nói chung va trong quan niệm nói riêng

Một điểm cần chú ý là do các bài PCCN ở chương trình lớp 10 chưa phải là một phân môn, phương pháp dạy học các bai PCCN chưa được quan tâm nên giáo

viên còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong việc tổ chức một tiết dạy học sao cho

vừa đấp ứng được yêu cầu về kiến thức của PCCN vừa đảm bảo yêu cẩu về rèn luyện kĩ năng, năng lực thực tiễn cho học sinh

Suy cho cùng, chính những nguyên nhân trên lí giải tại sao thực trạng day học các bài PCCN ở chương trình Ngữ văn lớp 10 còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa học sinh

Trang 37

1.2.2.3 Đánh giá thực trạng học cña học sinh

‘Thong qua két quả điều tra chúng tôi nhận thấy:

.Có tới 75% học sinh tỏ ra hứng thú với kiểu DHNVD, song hấu như giáo viên chưa giúp HS nhận thức đầy đủ về sự cần thiết của việc nêu và giải quyết vấn để

trong giờ học các bài phong cách ngôn ngữ Vì vậy, khi được bộc lộ quan điểm, học

sinh đánh giá chưa cao về sự cần thiết việc dạy học các bài phong cách ngôn ngữ

theo hướng nêu vấn đ, chỉ hơn 4556 IIS cho là cằn thiết, một số thì đồng lại ở mức

“phân vân” có hoặc không cũng được Thiết nghĩ, đó cũng là một trong những, nguyên nhân chính dẫn đến chất lượng dạy - học chưa cao, chưa phát huy được tính tích cực hóa hoạt động của HS trong quá trình học tập

Qua các tiết dự giờ, hầu như HS chưa quen với cách học mới nảy, nhất là cách tự học, tự tìm tòi, tự phát hiện kiến thức mới trong một bài học, chủ yếu giáo viên

dẫn dắt nêu và giải quyết vẫn đề, Vì và , khả năng tiếp nhận kiến thức của HS mang tính thụ động, vẫn chỉ dừng lại ở mức độ nghe giảng là chủ yếu

Ở chương trình lớp 10, việc học các bài PCNNSH và PCNNNT có ý nghĩa thiết thực trong việc rèn luyện kĩ năng nói - viết đúng phong cách chức năng tiếng "Việt cho sinh, hình thành năng lực giải quyết vấn để trong thực tiễn Thể nhưng qua khảo sát cho thấy, tỉ lệ HS có ý thức học tập chưa cao, chỉ khoảng 50% số HS có

thái độ học tập tốt, hơn 50% số HS có thái độ chây lười trong học tập, ÿ lại trong quá trình thảo luận nhóm, tình huống giáo viên nêu lên HS thường tỏ vẽ không hào

hứng, thâm chí còn phó mặc, khi được giáo viên chỉ định trả lời thì thường rất King

túng, ngôn ngữ diễn đạt lủng củng Như vậy, với thái độ học đối phó trên cho thấy,

kiến thức của HS trong các giờ dạy học PCCN tiếng Việt là điều rất đáng lo ngại

Nói tóm lại, kết quả khảo sát những thực trạng nêu trên, khiến chúng ta cẳn phải nhìn nhận lại vấn để dạy học các kiến thức về PCNNSH và PCNNNT ở nhà

trường phổ thông, để đặt ra những biện pháp tích cực phù hợp với quá trình dạy học

theo hướng nêu vấn đề

1.2.2.4 Năng lực sử dụng ngôn ngữ và giải quyết tình huống có vấn để của học

sinh

Trang 38

dạy học đều nhằm một mục đích cuối cùng là chất lượng người học Dạy học Tiếng

Việt nói chung day học các bài phong cách ngôn ngữ ở Ngữ văn 10 nói riêng theo hướng nêu vấn để cũng góp phần vào mục đích đó, Kết quá sử dụng ngôn ngữ và h tổ chức dạy học các bài phong cách ngôn ngữ ở Ngữ văn 10 theo hướng nêu vấn đề * Những điểm đạt được Nhin chung, HS đã được học và sử dụng ngôn ngữ đúng chuẩn phong cách S đã có ý năng lực giải quyết vấn đề ở HS là biểu hiện tập trung và rõ nét nhất cho quá trì chứ thứ đông những kiến thức cũ và mới vào giải quyết tình huồng học tập hình thành trí năng tiếng Việt hơn, kĩ năng giải quyết vấn để cũng đã hình thành vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn, biết tự lực huy thức mới, đã có nhu cầu học tập cao Ngoài ra, các em đã biết dùng lí lẽ, tư duy CN Đặc biệt sức ÿ tâm lí

logic vào phân tích các dấu hiệu đặc trưng của từng PC

trong các giờ học phong cách ngôn ngữ của HS đã được khắc phục * Những điểm còn tồn tại

“Tuy nhiên, nếu mạnh dạn nhìn vào kết quả năng lực sử dụng ngôn ngữ của HS

lớp 10 hiện nay, chúng ta nhận thấy còn tồn tại nhiều vấn để đáng báo động Vẫn còn tồn tại khá phổ biển tình trạng HS nói năng rất kém, ê - a ngắc ngứ khi đối

thoại; trong giao tiếp xử lý tình huồng rắt chậm, thâm chí có hiện tượng suy giảm về ngôn từ

Trong học tập, nhiều em còn thờ ơ với việc học Tiếng Việt, thờ o trong qué trình rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ và giải quyết các tình huống có vấn để

trong học tập, thâm chí tham gia thảo luận nhóm với thái độ mệt mỏi, bắt buộc Do vây các em không phát triển được năng lực giao tiếp ngôn ngữ cá nhân Nhiều cm chưa có thôi quen tự chủ động tim tdi, khám phá bài học một cách tự giác, còn lúng

túng trong quá trình giáo viên hướng dẫn giải quyết vấn đẻ

Thực tế, khảo sát các bài kiểm tra, chúng tôi thấy việc vận dụng các yếu tố ngôn ngữ của HS trong quá trình tạo lập văn bản còn rất hạn chế, HS thường mắc những lỗi rat phổ biến như dùng từ sai phong cách, viết câu sai phong cách, lẫn lộn

giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết Chẳng hạn, cách nói biển âm sai chính tả trong,

bài viết: Trủi ui (trời ơi); chiếc (chết); nói năng (lói lăng)

Trang 39

Những hạn chế trên có thé lí giải bởi một số nguyên nhân: HS chưa có sự nhìn

nhận một cách đúng đắn về vai trò của việc dạy học nêu vấn để trong các giờ học

phong cách ngôn ngữ, do cách thức dạy học của giáo viên chưa hợp

tăng lực của

HS chưa đồng đều, chưa tích cực trong việc xây dựng bài, còn thụ động, nhút nhát

"Những thực trang nêu trên, thực sự đáng lo ngại đồi hỏi phải có một sự nhìn nhận

mới về quá trình dạy học Tiếng Việt nói chung, dạy học các bài PCCN nói riêng

trong nhà trường phổ thông hiện nay

“Tóm lại, để phần nào khắc phục những bắt cập trên, nhiệm vụ của giáo viên

đạy Ngữ văn ở chương trình lớp 10 là giúp HS hiểu được ý nghĩa và sự cẩn thiết của vige DHNVD trong các giờ học phong cách ngôn ngữ Vì vậy, bằng việc nghiên

cứu cơ sở lí luận liên quan đến đề tài, chúng tôi nhận thấy việc dạy học các bài PCNNSH và PCNNNT theo hướng nêu vấn để cho học sinh lớp 10 là hướng đi đúng đắn, thực sự đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học tích cực hóa hoạt

động nhận thức của HS ở nhà trường phổ thông,

Trang 40

Chương 2 TÔ CHỨC CHO HỌC SINH NHAN THUC THEO HUONG NEU VAN DE TRONG DAY HQC CÁC BÀI PHONG CÁCH CHỨC NĂNG Ở

CHUONG TRINH NGỮ VĂN 10

2.1 Định hướng chung

2.1.1 Dạy học các bài PCCN ở Ngữ văn 10 theo hướng nêu vấn đề cần phù hợp ới định hướng chiến lược dạy học tích hợp

Đổi mới phương pháp dạy học theo lối truyền thống hay hiện đại thì “piương pháp chỉ là con đường tiếp cận hình thức tổn tại của nội dưng” bản thân phương pháp cũng chỉ là đánh giá mức độ phù hợp với nên giáo dục của thời đại Một trong hợp 'Với bộ môn Ngữ văn, tích hợp được thể hiện từ nội dung chương trình SGK: những định hướng quan trọng của dạy học hiện đại là chiến lược dạy học

đến PPDH và trên cả phương điện: tích hợp ngang và tích hợp dọc Tích hợp ngang Văn -

giữa nội dung day hoe cae pl iếng Việt - Làm văn và tích hợp đọc về các kiến thức, kĩ năng theo hệ thống dọc của từng phân môn, từng vấn đề, từ lớp dưới

đến lớp trên

Vi thể, tổ chức dạy học các kiến thức về phong cách ngôn ngữ cho học sinh lớp 10 theo hướng nêu vấn để cũng phải hướng theo chiến lược đạy học tích hợp

tam bảo định hướng tích hợp trong việc tạo tỉnh huỗng học tập giáo viên cũng

nên cân nhắc móc xích các đơn vị kiến thức cụ thể bằng kiến thức tổng quát, các

hoạt động học tập cũng cần triển khai theo hướng phức hợp, từ đó buộc HS phải vận

dụng sự hiểu biết về các kiến thức đọc hiểu văn bản, các biện pháp tu từ, cách sit dụng ngôn ngữ và nhiều kiến thức đã học trước đó để luận giải các tình huồng mang

tính tổng quát

Ching han: Khi day bai “PCNAVT” thì quá trình phân tích ngữ liệu thường

được ly trong các tác phẩm văn hoe, trong kho ting văn học dân gian Ví dụ: “1a đi tới, trên đường ta bước tiếp

Âắn như thép, vững như đồng

"Đội ngũ ta trùng trùng điệp điệp “Cao nhự núi, dài như sông

Chí ta lớn như biển Đông trước mặt"

(Tổ Hữu - Ta đi tới)

Ngày đăng: 29/08/2022, 15:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w