1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH CƠ SỞ KHÁCH QUAN HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH,CHỈ RA TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN GIỮ VAI TRÒ QUYẾT ĐỊNH TRONG VIỆC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

14 46 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 409 KB

Nội dung

1 tttttt KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ BỘ MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VẤN ĐỀ THẢO LUẬN PHÂN TÍCH CƠ SỞ KHÁCH QUAN HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH,CHỈ RA TIỀN ĐỀ LÝ LU.

Trang 1

tttttt

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BỘ MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

VẤN ĐỀ THẢO LUẬN:PHÂN TÍCH CƠ

SỞ KHÁCH QUAN HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH,CHỈ RA TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN GIỮ VAI TRÒ QUYẾT ĐỊNH TRONG VIỆC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

GIÁO VIÊN GIẢNG DẠY: Thạc sĩ PHẠM NGỌC PHƯƠNG

NHÓM : 05 LỚP HỌC PHẦN:2185HCMI0111

Năm học :2021

Trang 2

BẢNG THÀNH VIÊN NHÓM 5

(Nhóm trưởng)

các thành viên,Tổng hợp word

Hoàn thành nhiệm vụ

nhiệm vụ

Huyền

Power Point

Hoàn thành nhiệm vụ

Khanh

Power Point

Hoàn thành nhiệm vụ

nhiệm vụ

nhiệm vụ

Phong Lan

nhiệm vụ

nhiệm vụ

nhiệm vụ

(Thư ký)

2,Chỉnh sửa Word Hoàn thành nhiệm vụ

Trang 3

Mục lục

PHẦN I MỞ ĐẦU 4

PHẦN II NỘI DUNG 4

1 Cơ sở khách quan hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh 4

a) Cơ sở thực tiễn 4

Thực tiễn Việt Nam cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX 4

Thực tiễn thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX 5

b) Cơ sở lý luận 6

Giá trị truyền thống dân tộc Việt Nam 6

Tinh hoa văn hóa của nhân loại 7

Chủ nghĩa Mác-Lênin 9

c) Nhân tố chủ quan 9

Phẩm chất Hồ Chí Minh 10

Tài năng hoạt động, tổng kết thực tiễn phát triển lý luận 10

2 Tiền đề lý luận giữ vai trò quyết định trong việc hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh 11

a) Chủ nghĩa Mác-Lênin là một học thuyết khoa học và cách mạng 11

b) Chủ nghĩa Mac- Lênin là thế giới quan,phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh 11

Tư tưởng Hồ Chí Minh bắt nguồn từ chủ nghĩa Mác-Lênin, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng 12

Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta 12

PHẦN III KẾT LUẬN 14

PHẦN IV.TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

Trang 4

PHẦN I MỞ ĐẦU

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề

cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại… Để hiểu rõ và sâu sắc hơn được tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của Tư tưởng Hồ Chí Minh, nhóm nghiên cứu đã nhận thấy trước hết phải hiểu rõ được vấn đề cơ bản nhưng hết sức quan trọng: Đó

là cơ sở khách quan hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh vĩ đại và chỉ ra tiền đề lý luận

giữ vai trò quyết định trong việc hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh”

PHẦN II NỘI DUNG

1 Cơ sở khách quan hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

a) Cơ sở thực tiễn

• Thực tiễn Việt Nam cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX

Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra, lớn lên trong hoàn cảnh đất nước và thế giới có nhiều biến động.Thời kỳ này đất nước ta đang rơi vào tình trạng bất ổn về chính trị và giặc cỏ xâm lược Chính quyền nhà Nguyễn đã thi hành chính sách đối ngoại bảo thủ, phản động, không cho Việt Nam cơ hội tiếp xúc và bắt nhịp với sự phát triển của thế giới, không phát huy được thế mạnh của dân tộc và đất nước để chống lại âm mưu xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây

- Trước khi thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam là một quốc gia phong kiến độc lập,kinh

tế trì trệ kém phát triển (do chính sách khép kín, tư tưởng Nho giáo, trọng vănhóa, lễ nghi, không tập trung phát triển kinh tế)trở thành một nước thuộc địa và phong kiến

- Từ năm 1858, Thực dân Pháp bắt đầu tiến hành xâm lược Việt Nam Triều đình nhà Nguyễn từng bước khuất phục, lần lượt kí các hiệp ước đầu hàng như Hiệp Ước Harmand vào 25/8/1883 và Hiệp Ước Patenotre kí kết vào 6/6/1884, từng bước trở thành tay sai của thực dân Pháp

- Xã hội Việt Nam có sự chuyển biến sâu sắc trên tất cả các mặt, xuất hiện nhiều giai cấp, tầng lớp mới như giai cấp công nhân, giai cấp tư sản, tầng lớp tiểu tư sản ở thành thị Từ

đó, liền với mâu thuẫn cơ bản trong xã hội phong kiến là nông dân với địa chủ phong kiến, xuất hiện các mâu thuẫn mới: Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân Việt Nam với giai cấp tư sản, mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với chủ nghĩa đế quốc Pháp

- Trước vận mệnh nước nhà, nhân dân nhiều nơi đứng dậy đấu tranh, nhiều phong trào yêu nước đã nổ ra, tiêu biểu có thể kể đến như:

Trang 5

• Phong trào Cần Vương của vua Hàm Nghi - Tôn Thất Thuyết

• Khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo

• Nhiều phong trào theo khuynh hướng dân chủ tư sản như phong trào Đông Du của Phan Bội Châu, phong trào Đông kinh nghĩa thục của Lương Văn Can, phong trào Duy Tân của Phan Chu Trinh

Nhưng tất cả đều thất bại.Nguyên nhân sâu xa là giai cấp tư sản Việt Nam còn non yếu.Nguyên nhân trực tiếp là các tổ chức và người lãnh đạo của phong trào đó chưa có đường lối và phương pháp lãnh đạo đúng đắn

Phong trào công nhân và các phong trào Việt Nam đầu thế kỉ XX là điều kiện thuận lợi

để chủ nghĩa Mác – Lênin xâm nhập vào nước ta Chính Hồ Chí Minh là một người đã dày công truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, chuẩn bị về lý luận chính trị, tư tưởng và tổ chức, sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối cách mạng Việt Nam, đánh dấu bước hình thành cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam

=>Chủ tịch Hồ Chí Minh (Nguyễn Tất Thành) sinh ra, lớn lên trong hoàn cảnh lịch sử dân tộc khó khăn, bế tắc nhất như vậy đã thôi thúc Người ra đi tìm con đường mới cứu nước, cứu dân Từ những bối cảnh trong nước nêu trên, Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước và từng bước hình thành tư tưởng của mình, đáp ứng đòi hỏi bức thiết của dân tộc

và thời đại Người đã tìm cách truyền bá tư tưởng Mác-Lênin vào trong nước (phong trào công nhân và phong trào yêu nước), chuẩn bị những điều kiện chính trị, tư tưởng và tổ chức để thành lập Đảng cộng sản Việt Nam chấm dứt sự khủng hoảng cho đường lối cách mạng Việt Nam

• Thực tiễn thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

➢ Sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản và hậu quả của nó

Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền Các đế quốc đua nhau xâm lược các nước châu Á, châu Phi và

Mỹ la tinh Một số nước đế quốc như Anh, Pháp, Mĩ, Tây Ban Nha, Ý, Đức, Nhật bản,

Bỉ, Bồ Đào Nha, Hà Lan,… đã chi phối toàn bộ tình hình thế giới Sự xâm lược và bóc lột thực dân làm cho nhân dân các thuộc địa rất khổ cực.Mâu thuẫn giữa các đế quốc với các dân tộc thuộc địa và mâu thuẫn giữa các đế quốc với nhau rất gay gắt

Tình hình đó đã làm sâu sắc thêm mâu thuẫn vốn có trong lòng tư bản chủ nghĩa là mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản ở các nước tư bản; mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với nhau; mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc với chủ nghĩa

đế quốc Sang đầu thế kỷ XX, những mâu thuẫn này càng phát triển gay gắt Giành độc lập cho các dân tộc thuộc địa không chỉ là đòi hỏi của riêng họ mà còn là mong muốn chung của giai cấp vô sản quốc tế

Trang 6

➢ Ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác -Lênin

Đầu thế kỷ XX, V.I Lênin (1870 – 1924) đã bảo vệ và phát triển học thuyết Mác, đưa ra

lý luận về đảng vô sản kiểu mới của giai cấp công nhân, về cách mạng vô sản trong điều kiện chủ nghĩa đế quốc; về nhiệm vụ kinh tế và chính trị trong xây dựng chủ nghĩa xã hội… Sự phát triển của chủ nghĩa Mác – Lênin đã thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới phát triển

Cách mạng tháng 10 Nga thành công là thắng lợi đầu tiên của chủ nghĩa Mác- Lenin ở một nước lớn rộng một phần sáu thế giới Cách mạng tháng 10 Nga đã đánh đổ giai cấp

tư sản và giai cấp địa chủ phong kiến, lập nên một xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa.Cách mạng tháng 10 Nga thắng lợi đã mở ra một thời đại mới trong lịch sử loài người – thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới, thức tỉnh hàng triệu người, mở ra thời đại cách mạng chống đế quốc và giải phóng dân tộc

Ngày 2-3-1919, Quốc tế cộng sản ra đời ở Matsxcova trở thành Bộ tham mưu lãnh đạo phong trào cách mạng thế giới Dưới sự lãnh đạo của Lênin, Quốc tế cộng sản đẩy mạnh việc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin và kinh nghiệm Cách mạng Tháng 10 Nga ra khắp thế giới, thúc đẩy sự ra đời và hoạt động ngày càng mạnh mẽ của Đảng cộng sản nhiều nước Tháng 7/1920 V.I Lênin gửi tới tới các Đảng Cộng sản bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa Tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc được đọc và tìm thấy ở bàn Luận cương của Lênin con đường cứu nước, giải phóng dân tộc Việt Nam

=>Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi, sự ra đời của nhà nước Xô Viết, Quốc tế Cộng sản và thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô cùng với sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cộng sản, công nhân và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới ảnh hưởng sâu sắc đến Hồ Chí Minh trên hành trình đi ra thế giới tìm mục tiêu và con đường cứu nước

b) Cơ sở lý luận

• Giá trị truyền thống dân tộc Việt Nam

Lịch sử dựng nước và giữ nước lâu đời đã hình thành nên những giá trị truyền thống hết sức đặc sắc và cao quý của dân tộc Việt Nam, trở thành tiền đề tư tưởng, lý luận xuất phát hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

- Chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất khuất đấu tranh để dựng nước và giữ nước của dân tộc

ta

- Tinh thần đoàn kết tương thân, tương ái, yêu nước phải gắn liền với yêu dân, dân chủ, nhân ái, khoan dung trong cộng đồng và hòa hiếu với các dân tộc lân bang

Trang 7

- Ý chí quật cường đấ tranh bất khuất

- Thông minh, sáng tạo, khiêm tốn, kế thừa và phát triển những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc việt nam, tiếp thu văn hóa nhân loại nhưng đồng thời cũng phải giữ gìn cốt cách văn hóa của dân tộc

=> Chính sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước đã thúc giục Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước, tìm kiếm con đường đấu tranh giải phóng dân tộc Bởi vì cũng chính từ thực tiễn đó Hồ Chí Minh đã đúc kết chân lý: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước Đó là một truyền thống quý báu của ta Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc

bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”

• Tinh hoa văn hóa của nhân loại

Tiếp thu văn hóa phương Đông

➢ Trước hết là Nho giáo :

- Hồ Chí Minh đã đánh giá đúng đắn vai trò của Nho giáo và người sáng lập ra nó là Khổng Tử và đã đặc biệt khai thác những mặt tích cực của tư tưởng Nho giáo

- Hơn ai hết, Hồ Chí Minh hiểu rõ những mặt bất cập, hạn chế của Nho giáo Đó là trong Nho giáo có những yếu tố duy tâm, lạc hậu, phản động như tư tưởng đẳng cấp, khinh lao động chân tay, khinh phụ nữ, khinh thường thực nghiệm, doanh lợi…Tuy nhiên, Hồ Chí Minh cũng thấy được những mặt tích cực của nó và khuyên chúng ta “nên học” Theo Người, mặt tích cực của Nho giáo là nó đề cao văn hóa, lễ giáo, tạo ra truyền thống hiếu học với châm ngôn “Học không biết chán, dạy không biết mỏi” Về điểm này, Nho giáo hơn hẳn các học thuyết cổ đại, bởi vì nhiều học thuyết cổ đại chủ trương ngu dân để dễ cai trị

- Hồ Chí Minh đã khai thác Nho giáo, lựa chọn những yếu tố tich cực, phù hợp để phục

vụ cho nhiệm vụ cách mạng

➢ Tiếp theo là Phật giáo :

-Người đã tiếp thu và chịu ảnh hưởng sâu sắc các tư tưởng vị tha, từ bi, bác ai, cứu khổ cứu nạn, là nếp sống có đạo đức, trong sạch giản dị, chăm lo làm điều thiện, là tinh thần bình đẳng, tinh thần dân chủ chất phác chống lại mọi phân biệt đẳng cấp, là đề cao lao động chống lười biếng, không xa lánh việc đời mà gắn với nhân dân, gắn với đất nước, tham gia vào cộng đồng, tham giao và đấu tranh cùng nhân dân chống kẻ thù dân tộc Đây là cái đẹp, điều cốt lõi của Phật giáo

Trang 8

- Tuy vẫn còn mặt hạn chế như quá duy tâm ,thủ tiêu đấu tranh,khuất phục kẻ thù Song ,

có thể nói, những mặt tích cực của Phật Việt Nam đã đi vào đời sống tinh thần dân tộc và nhân dân lao động Gia đình Bác Hồ là gia đình nhà nho nghèo, gần gũi với nông dân, cũng thấm nhuần tinh thần đó và để lại dấu ấn trong tư tưởng Hồ Chí Minh

➢ Tiếp đến là Lão giáo ( Đạo giáo ) :

- Hồ Chí Minh đã chú ý kế thừa, phát triển tư tưởng của Lão Tử, khuyên con người nên sống gắn bó với thiên nhiên, hòa đồng với thiên nhiên và phải biết bảo vệ môi trường sống Hồ Chí Minh kêu gọi dân ta trồng cây, tổ chức “Tết trồng cây” để bảo vệ môi trường sinh thái cho chính cuộc sống con người Hồ Chí Minh chú ý kế thừa phát triển tư tưởng thoát mọi ràng buộc của vòng danh lợi trong Lão giáo Người khuyên cán bộ, đảng viên ít lòng tham muốn về vật chất; thực hiện cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; hành động theo đạo lý với ý nghĩa là hành động đúng với quy luật tự nhiên, xã hội

- Tuy nhiên, bên cạnh đó, Đạo giáo vẫn tồn tại những mặt hạn chế như Đạo giáo chủ trương con người không nên tăng cường các hoạt động sáng tạo,không cần mở mang tri tuệ,chấm dứt cải tạo tự nhiên và cải tạo xã hội,mà quay về sống nguyên thủy điều này khiến nền kinh tế chưa thể phát triển được

➢ Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn

Ngoài ra, còn có thể tìm thấy nhiều trích dẫn khác nữa về các nhà tư tưởng phương Đông như : Mặc Tử, Quản Tử…trong các bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh Cũng như sau này, khi đã trở thành người mác-xít, Nguyễn Ái Quốc vẫn tìm hiểu thêm về Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn và tìm thấy trong đó “những điều thích hợp với điều kiện nước ta” Các tiêu chí của chủ nghĩa Tam dân là dân tộc - độc lập; dân quyền - tự do; dân sinh - hạnh phúc đã được Hồ Chí Minh rút gọn trong quốc hiệu của Việt Nam “Độc lập - Tự do

- Hạnh phúc” Là người mác-xít tỉnh táo và sáng suốt, Hồ Chí Minh đã biết khai thác những yếu tố tích cực của tư tưởng và văn hóa phương Đông để phục vụ cho sự nghiệp cách mạng nước ta

Tiếp thu văn hóa phương Tây

- Ở Mỹ: Hồ Chí Minh tiếp thu ý chí và tinh thần đấu tranh vì độc lập của nhân dân Mỹ,

tiếp thu các giá trị về quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc trong Tuyên

ngôn Độc lập của nước Mỹ năm 1776.Người đã tiếp thu giá trị của tư tưởng nhân quyền

với nội dung là quyền tự do cá nhân thiêng liêng trong bản tuyên ngôn này Sau này Người đã phát triển nó thành quyền sống, quyền độc lập, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của tất cả các dân tộc Nội dung nhân quyền được Người nâng lên một tầm cỡ mới trong Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam năm 1945

-Ở Anh, Pháp: Người rèn luyện trong phong trào công nhân, tiếp thu với nhiều tác phẩm của các nhà tư tưởng tiến bộ Tiếp thu các tư tưởng về bình đẳng, tự do, bác ái qua các tác

Trang 9

phẩm của các nhà khai sáng Tiếp thu các giá trị của bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân

quyền của đại cách mạng Pháp Ngoài ra, Nguyễn Ái Quốc còn tiếp thu được tư tưởng

dân chủ và hình thành được phong cách dân chủ của mình trong thực tiễn Và Người không đồng nhất chủ nghĩa đế quốc Pháp với dân Pháp yêu chuộng hòa bình Đó là cơ sở quan trọng của đoàn kết quốc tế

- Tóm lại, Hồ Chí Minh tiếp thu các tinh hoa văn hóa nhân loại một cách có chọn lọc rồi vận dụng tinh hoa đó một cách sát hợp vào những điều kiện cụ thể của đất nước, của dân tộc vì mục đích không chỉ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc mình mà còn góp phần tích cực nhất vào sự nghiệp của các dân tộc khác trên thế giới

• Chủ nghĩa Mác-Lênin

- Kế thừa những thành tựu lý luận vĩ đại của C Mác, Ph Ăngghen và V.I Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, trên cơ sở kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại

+ Chủ nghĩa Mác- Lênin là một hệ thống lý luận thống nhất gồm ba bộ phận: triết học Mác- Lênin, kinh tế chính trị Mác-Lênin và chủ nghĩa xã hội khoa học

+ Những nội dung chủ yếu thể hiện bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác-

Lênin

- Chủ nghĩa Mác- Lênin là thành tựu của trí tuệ nhân loại

- Chủ nghĩa Mác- Lênin là học thuyết duy nhất nêu lên mục tiêu chung là giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người và chỉ ra lực lượng, con đường, phương thức đạt mục tiêu đó

- Chủ nghĩa Mác- Lênin là hệ thống lý luận toàn diện, học thuyết khoa học, cách mạng hoàn chỉnh

- Chủ nghĩa Mác- Lênin là sự thống nhất hữu cơ thế giới quan khoa học và phương pháp luận macxit

- Chủ nghĩa Mác- Lênin và học thuyết mở, không ngừng đổi mới, phát triển cùng với sự phát triển của tri thức nhân loại

Cho đến nay, chủ nghĩa Mác - Lênin cùng những chỉ dẫn quý báu của Hồ Chí Minh vẫn giữ vai trò quyết định tới quá trình Đảng lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa

và công cuộc đổi mới tại Việt Nam bởi nó tiếp tục soi sáng những vấn đề lý luận để giải quyết kịp thời các vấn đề thực tiễn đặt ra, đưa nước ta thực hiện thành công công cuộc đổi mới, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội.

Trang 10

• Phẩm chất Hồ Chí Minh

+ Khả năng tư duy và trí tuệ Hồ Chí Minh

- Những năm tháng hoạt động trong nước và bôn ba khắp thế giới để học tập, nghiên cứu,

Hồ Chí Minh đã không ngừng quan sát, nhận xét thực tiễn, làm phong phú thêm sự hiểu biết của mình, đồng thời hình thành những cơ sở quan trọng để tạo dựng nên những thành công trong lĩnh vực hoạt động lý luận của Người về sau

- Các nhà yêu nước tiền bối và cùng thời với Hồ Chí Minh tuy cũng đã có những quan sát, nhưng họ chưa nhận thấy, hoặc nhận thức chưa đúng về sự thay đổi của dân tộc và thời đại Trong quá trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh khám phá các quy luật vận động xã hội, đời sống văn hóa và cuộc đấu tranh của các dân tộc trong hoàn cảnh cụ thể

để khái quát thành lý luận, đem lý luận chỉ đạo hoạt động thực tiễn và được kiểm nghiệm trong thực tiễn Nhờ vào con đường nhận thức chân lý như vậy mà lý luận của Hồ Chí Minh mang giá trị khách quan, cách mạng và khoa học

+ Phẩm chất đạo đức

- Mục tiêu đấu tranh giải phóng dân tộc, sự tác động mạnh mẽ của thời đại và sự nhận thức đúng đắn về thời đại đã tạo điều kiện để Hồ Chí Minh hoạt động có hiệu quả cho dân tộc và nhân loại Có được điều đó là nhờ vào nhân cách, phẩm chất và tài năng trí tuệ siêu việt của Hồ Chí Minh

- Phẩm chất, tài năng đó được biểu hiện trước hết ở tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, cộng với đầu óc phê phán tinh tường, sáng suốt trong việc nhận xét, đánh giá các sự vật sự việc chung quanh

- Phẩm chất, tài năng đó cũng được biểu hiện ở bản lĩnh kiên định, luôn tin vào nhân dân; khiêm tốn, bình dị, ham học hỏi; nhạy bén với cái mới, có phương pháp biện chứng, có đầu óc thực tiễn

- Phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh còn biểu hiện ở sự khổ công học tập để chiếm lĩnh đỉnh cao tri thức nhân loại, là tâm hồn của một nhà yêu nước chân chính, một chiến sĩ cộng sản nhiệt thành cách mạng, một trái tim yêu nước thương dân, sẵn sàng chịu đựng

hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, hạnh phúc của đồng bào

• Tài năng hoạt động, tổng kết thực tiễn phát triển lý luận

Mọi suy nghĩ, hành động của Người luôn dựa trên thực tiễn sinh động của cuộc sống Phong cách thực tiễn của Người là sự vận dụng nhuần nhuyễn quan điểm thực tiễn, trở thành nguyên tắc trong suy nghĩ và hành động

- Hồ Chí Minh là người có vốn sống và thực tiễn cách mạng phong phú, phi thường Trước khi trở thành Chủ tịch nước, Hồ Chí Minh đã sống, học tập, hoạt động công tác ở khoảng 30 nước trên thế giới Người hiểu sâu sắc chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân

và chế độ thực dân không chỉ qua tìm hiểu trên các loại tài liệu, sách, báo, radio mà còn hiểu biết sâu sắc về chúng qua cuộc sống và hoạt động thực tiễn tại các cường quốc đế

Ngày đăng: 27/08/2022, 22:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w