ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CƠ SỞ KHÁCH QUAN HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀ CHỈ RA TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN GIỮ VAI TRÒ QUYẾT ĐỊNH TRONG SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH PHẦN MỞ ĐẦU 4 PHẦN NỘI DUNG 5 Chương 1. Cơ sở khách quan hình thành tư tưởng hồ chí minh 5 1.1. Cơ sở thực tiễn 5 1.1.1. Thực tiễn Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX 5 1.1.2. Thực tiễn thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX 6 1.2. Tiền đề tư tưởng lý luận 7 1.2.1. Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam 7 1.2.1.1. Chủ nghĩa yêu nước, ý chí quật cường, đấu tranh bất khuất 7
Trang 1BÀI BÁO CÁO THẢO LUẬN Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CƠ SỞ KHÁCH QUAN HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀ CHỈ RA TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN GIỮ VAI TRÒ QUYẾT ĐỊNH TRONG SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG
HỒ CHÍ MINH
Hà Nội, năm 2021
Lời cảm ơn
Trang 2Lời đầu tiên, nhóm 5 chúng em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến Cô Vũ Thị Thu Hà.Trong quá trình tìm hiểu và học tập bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng em
đã nhận được sự giảng dạy và hướng dẫn rất tận tình, tâm huyết của cô Cô đãgiúp chúng em tích lũy thêm nhiều kiến thức hay và bổ ích Từ những kiến thức
mà cô truyền đạt, nhóm 5 xin trình bày lại những gì mình đã tìm hiểu về vấn đề:
“Đề tài 1: Phân tích cơ sở khách quan hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh và chỉ
ra tiền đề lý luận giữ vai trò quyết định trong việc hình thành, phát triển tư tưởng
Hồ Chí Minh” gửi đến cô
Chúng em đã vận dụng, nghiên cứu, tìm hiểu thêm kiến thức để làm bài tiểuluận, tuy nhiên kiến thức về bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh của chúng em vẫncòn những hạn chế nhất định Do đó, không tránh khỏi những thiếu sót trong quátrình hoàn thành bài tiểu luận này Mong cô xem và góp ý để bài tiểu luận củachúng em được hoàn thiện hơn
Kính chúc cô hạnh phúc và thành công hơn nữa trong sự nghiệp “trồng người”.Mong rằng cô luôn dồi dào sức khỏe để tiếp tục dìu dắt nhiều thế hệ học trò đếnnhững bến bờ tri thức
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3Mục lục
PHẦN MỞ ĐẦU 4
PHẦN NỘI DUNG 5
Chương 1 Cơ sở khách quan hình thành tư tưởng hồ chí minh 5
1.1 Cơ sở thực tiễn 5
1.1.1 Thực tiễn Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX 5
1.1.2 Thực tiễn thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX 6
1.2 Tiền đề tư tưởng lý luận 7
1.2.1 Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam 7
1.2.1.1 Chủ nghĩa yêu nước, ý chí quật cường, đấu tranh bất khuất 7
1.2.1.2 Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái 10
1.2.1.3 Phẩm chất cần cù, chịu khó, dũng cảm,thông minh, sáng tạo 11
1.2.1.4 Tinh thần lạc quan, ý chí vươn lên mọi khó khăn thử thách và quý trọng người tài 12
1.2.1.5 Niềm tự hào về dân tộc lịch sử, trân trọng văn hóa, ngôn ngữ, phong tục tập quán và những giá trị tốt đẹp khác 14
1.2.2 Tinh hoa văn hóa nhân loại 14
1.2.2.1 Tư tưởng và văn hóa phương Đông 15
1.2.2.2 Tinh hoa văn hóa phương Tây 17
1.2.3 Chủ nghĩa Mác – Lênin 17
Chương 2 Tiền đề lý luận giữ vai trò quyết định trong việc hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh 19
Trang 42.1 Chủ nghĩa Mác-Lênin là tiền đề lý luận quan trọng nhất, giữ vai trò
quyết định trong việc hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh 19
2.2 Lý do Chủ nghĩa Mác-Lênin là tiền đề lý luận quan trọng nhất, giữ vai trò quyết định trong việc hình thành,phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh 20
2.2.1.Chủ nghĩa Mác-Lênin là nguồn gốc lý luận khoa học thống nhất 20
2.2.2 Chủ nghĩa Mác – Lênin là nguồn gốc lý luận trực tiếp, quyết định
bản chất của tư tưởng Hồ Chí Minh 21 2.2.3 Hồ Chí Minh vận dụng và sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin 22
PHẦN KẾT LUẬN 28
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là tấm gương sáng về đạo đức và thực hành đạođức cho tất cả mọi người noi theo.Người là danh nhân văn hóa thế giới,là anhhùng giải phóng dân tộc và cũng là ngôi sao sáng nhất trên bầu trời nước ta thế
kỷ XX.Có thể nói nhờ những công lao to lớn của Hồ chủ tịch mà con người ViệtNam đang được độc lập tự do,được sống bình yên hạnh phúc.Đại hội lần thứ IXcủa Đảng ta đã khẳng định: “ Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm toàndiện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam là kết quả của
sự vận dụng sáng tạo của chủ nghĩa Mác-Lênin vào thực tiễn cách mạng ViệtNam…”.Như vậy tư tưởng Hồ Chí Minh là một bước phát triển mới của chủnghĩa Mác-Lênin đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đạinhằm giải phóng giai cấp và giải phóng con người
Tư tưởng Hồ Chí Minh đến nay vẫn luôn là ánh sáng soi sáng con đường pháttriển của dân tộc Việt Nam.Đảng ta đã lấy học thuyết Mác-Lênin và tư tưởng HồChí Minh làm kim chỉ nam soi rọi cho hành động của Đảng ,của toàn dân tộctrên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.Nhận thức được tầm quan trọng của việchọc tập nghiên cứu tư tưởng của Người nên nhóm 5 đã quyết định nghiên cứu đề
tài “Phân tích cơ sở khách quan hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh và chỉ ra tiền đề lý luận giữ vai trò quyết định trong việc hình thành,phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh” để từ đó thấy rõ,hiểu sâu sắc hơn và thấm nhuần hơn tư
tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Trang 6PHẦN NỘI DUNG
Chương 1 Cơ sở khách quan hình thành tư tưởng hồ chí minh
1.1 Cơ sở thực tiễn
1.1.1 Thực tiễn Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
Việt Nam từ một nước phong kiến trở thành nước “thuộc địa nửa phong kiến”:Năm 1958, đế quốc Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam Triều đình nhà Nguyễnlần lượt kí các hiệp ước đầu hàng, từng bước trở thành tay sai của thực dânPháp
Từ năm 1858 đến cuối thế kỷ XIX, các phong trào yêu nước chống Pháp xâmlược liên tục nổ ra trên cả ba miền Ở miền Bắc có các cuộc khởi nghĩa củaNguyễn Thiện Thuật, Đinh Công Tráng… Ở miền Trung có các cuộc khởi nghĩacủa Đặng Như Mai, Phan Đình Phùng, Trần Tấn Ở miền Nam có các cuộc khởinghĩa của Trương Định, Nguyễn Trung Trực Các cuộc khởi nghĩa dưới chiếu
“Cần Vương” tuy đều rất anh dũng nhưng đều thất bại chững tỏ nhân dân ta rấtyêu nước song giai cấp phong kiến và hệ tư tưởng của nó đã suy tàn, bất lựctrước nhiệm vụ bảo vệ độc lập dân tộc
Về phía thực dân Pháp, sau khi hoàn thành căn bản việc bình định Việt Nam vềmặt quân sự, thực dân Pháp bắt tay vào công cuộc khai thác thuộc địa từng bướcbiến nước ta từ một nước phong kiến thành nước thuộc địa nửa phong kiến dẫntới có sự biến đổi về cơ cấu giai cấp, tầng lớp trong xã hội Giai cấp địa chủđược bổ sung, củng cố và tăng cường thêm các điền chủ người Pháp và nướcngoài Bên cạnh tầng lớp thwoj thủ công, tiểu thương, trong xã hội Việt Namxuất hiện những giai tầng mới Đó là giai cấp công nhân, giai cấp tư sản và tầnglớp tiểu tư sản ở thành thị
Các mâu thuẫn trong lòng xã hội Việt Nam ngày càng gay gắt: Mâu thuẫn cơbản trong xã hội phong kiến là nông dân với địa chủ phong kiến, xuất hiệnnhững mâu thuẫn mới: Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân Việt Nam với giai
Trang 7cấp tư sản, mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với chủ nghĩa đế quốcPháp
Phong trào giải phóng dân tộc dấy lên mạnh mẽ nhưng đều thất bại, cuộc khủnghoảng đường lối diễn ra sâu sắc: Cùng với những biến đổi trên, đến đầu thế kỷ
XX, trước ảnh hưởng của các cuộc vận động cải cách, của cách mạng dân chủ tưsản ở Trung Quốc và tấm gương Duy Tân Nhật Bản, ở Việt Nam, xuất hiện cácphong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản với sự dẫn dắt của các sĩphu yêu nước có tinh thần cải cách: Phong trào Đông Du do Phan Bội Châu khởixướng (1905-1909); Phong trào Duy Tân do Phan Châu Trinh phát động (1906-1908): Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục do Lương Văn Can, Nguyễn Quyền
và một số nhân sĩ khác phát động (3-1907 đến 11-1907);… Các phong trào trênđều thất bại Nguyên nhân sâu xa là giai cấp tư sản Việt Nam còn non yếu.Nguyên nhân trực tiếp là các tổ chức và người lãnh đạo của các phong trào đóchưa có đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn Tinh thần yêu nướcvẫn sục sôi trong lòng nhân dân Song, cuộc khủng hoảng về dường lối cứunước diễn ra sâu sắc Xuất hiện câu hỏi từ thực tiễn đăt ra là: Cứu nước bằngcon đường nào để đi đến thắng lợi?
Trước tình hình đó buộc phải tìm ra con đường cứu nước mới cho dân tộc.Trong bối cảnh đó sự ra đời của giai cấp công nhân và phong trào đấu tranh củagiai cấp công nhân Việt Nam làm cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở ViệtNam xuất hiện dấu hiệu mới của thời đại mới sắp ra đời Hồ Chí Minh đã dàycông truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào công nhân và phong tràoyêu nước Việt Nam, chuẩn bị về lý luận chính trị, tư tưởng về tổ chức, sáng lậpĐảng Cộng sản Việt Nam chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối cách mạngViệt Nam
1.1.2 Thực tiễn thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, trở thành kẻ thùchung của dân tộc các nước thuộc địa và giai cấp công nhân trến thế giới: Một
Trang 8số nước đế quốc Anh, Pháp, Mỹ, Tây Ban Nha, Ý, Đức, Nga, v.v…đã chi phốitoàn bộ tình hình thế giới Phần lớn các nước châu Á, châu Phi và khu vực MĩLatinh đã trở thành thuộc địa và phụ thuộc vào các nước đế quốc Tình hình đó
đã làm sâu sắc thêm mâu thuẫn vốn có trong lòng chủ nghĩa tư bản là mâu thuẫngiữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản ở các nước tư bản; mâu thuẫn giữa cácnước đế quốc với nhau; mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa đếquốc Sang đầu thế kỷ XX, mâu thuẫn này ngày càng phát triển gay gắt Vì vậy,giành độc lập cho các dân tộc thuộc địa không chỉ là đòi hỏi của riêng họ mà còn
là mong muốn chung của giai cấp vô sản quốc tế, tình hình đó đã thúc đẩyphong trào giải phóng dân tộc trên thế giới phat triển
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga mở ra thời đại cách mạng chống đếquốc, giải phóng dân tộc Cách mạng Tháng Mười Nga đã đánh đổ giai cấp tưsản và giai cấp địa chủ phong kiến, lập nên một xã hội mới xã hội chủ nghĩa, mở
ra một thời đại mới trong lịch sử loài người thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bảnlên chủ nghĩa xã hội, mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc bị áp bức
Sự ra đời của Quốc tế Cộng sản gắn kết phong trào công nhân với phong tràogiải phóng dân tộc trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung Ra đời vào ngày 2-3-1919, Quốc tế Cộng sản dưới sự lãnh đạo của Mác – Lênin đẩy mạnh việctruyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin và kinh nghiệm Cách mạng Tháng Mười Nga
ra khắp thế giới, thúc đẩy sự hoạt động mạnh mẽ của các đảng cộng sản trongnước
Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi, sự ra đời của Quốc tế Cộng sản và thựctiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô cùng với sự phát triển mạnh mẽ phongtrào cộng sản, công nhân và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới đã ảnhhưởng sâu sắc tới Hồ Chí Minh trên hành trình đi ra thế giới tìm mục tiêu và conđường cứu nước
Trang 91.2 Tiền đề tư tưởng lý luận
1.2.1 Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
1.2.1.1 Chủ nghĩa yêu nước, ý chí quật cường, đấu tranh bất khuất
- Chủ nghĩa yêu nước là giá trị xuyên suốt trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
Chủ nghĩa yêu nước hình thành từ quá trình thống nhất quốc gia và hình thànhdân tộc ở Việt Nam Nó có tác động sâu sắc đến sự phát triển của tinh thần yêunước, ý thức cộng đồng, tinh thần đoàn kết, sự cố kết cộng đồng Cùng với quátrình thống nhất quốc gia là quá trình hình thành, thống nhất dân tộc, tức quátrình các cộng đồng dân cư gắn bó với nhau trên một cơ sở của tư tưởng, tìnhcảm chung, trong một nền văn hóa chung Đó là động lực, sức mạnh cho dân tộcViệt Nam tồn tại vượt qua mọi khó khăn trong dựng nước và giữ nước mà pháttriển
- Chủ nghĩa yêu nước là nền tảng tư tưởng, điểm xuất phát phát và động lực thúc đẩy Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước
Chủ nghĩa yêu nước chân chính động cơ bao trùm, định hướng thúc đẩy NguyễnTất Thành ra đi tìm đường cứu nước Nguyễn Tất Thành sinh ra và lớn lên trongmột gia đình giàu lòng nhân ái, có tinh thần yêu nước sâu đậm Từ lúc thiếu thờiđến tuổi trưởng thành, Nguyễn Tất Thành đã nhận được sự giáo dục và nuôidưỡng lòng yêu nước, truyền thống nhân ái của dân tộc: thương người, thươngdân, khát vọng có cuộc sống tự do, no ấm, hạnh phúc Chính lòng yêu nước, ýthức dân tộc đã đưa Nguyễn Tất Thành đi sang Pháp và các nước phương Tây đểtìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ, bị áp bức, bóc lột
Ngay từ ngày đầu ra đi tìm đường cứu nước và quá trình bôn ba ở nước ngoài, từkhi là Nguyễn Tất Thành rồi đến Nguyễn Ái Quốc và trở thành Chủ tịch Hồ ChíMinh, Người luôn luôn hướng về Tổ quốc, day dứt nỗi đau mất nước; luôn đặtlợi ích dân tộc lên trên hết, lấy đó làm động lực vượt qua mọi khó khăn thử
Trang 10thách để tìm ra con đường cách mạng đúng đắn Người có một nỗi khát khao tộtbậc, làm sao cho nước nhà được độc lập, nhân dân được sống tự do, ai cũng cócơm ăn áo mặc, cũng được học hành Nỗi khát khao đó chính là động lực tinhthần thôi thúc Người quyết chí ra đi tìm con đường cứu nước cho dân tộc.
Từ ngày 5 tháng 6 năm 1911, rời bến cảng Nhà Rồng đi sang nước Pháp cho đếnlúc đọc được bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc vàvấn đề thuộc địa của V.I.Lênin; từ việc đi ra nước ngoài học hỏi kinh nghiệmcách mạng Mỹ, Pháp, Trung Hoa,… đến việc tin theo V.I.Lênin, tin theo Quốc
tế III đều xuất phát từ chủ nghĩa yêu nước Chính chủ nghĩa yêu nước đã giúpNguyễn Ái Quốc đến với Quốc tế III, ủng hộ nước Nga Xô-viết Đi theo conđường Cách mạng Tháng Mười, Người đã sáng tỏ nhiều điều về con đường đểgiải phóng dân tộc Việt Nam Người cho rằng, muốn cứu nước và giải phóngdân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản; vấn đề độclập dân tộc ở Việt Nam phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội Người nói: “Luậncương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biếtbao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói tolên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đaukhổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”!
Từ đó, tôi hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba”
Từ bản khi nghiên cứu Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc
và vấn đề thuộc địa của V.I.LLênin, Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy phương hướng
và đường lối cơ bản của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc trên thế giớitheo lập trường của giai cấp công nhân, trong đó có cách mạng Việt Nam Niềmtin ấy là ngọn cờ tư tưởng để Nguyễn Ái Quốc vững bước đi theo con đườngcách mạng triệt để của chủ nghĩa Mác - Lênin Quyết tâm đi theo con đường củaV.I.Lênin đã vạch, Nguyễn Ái Quốc xin gia nhập Uỷ ban Quốc tế III Sau này,hoạt động trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, đặc biệt là nhữngnăm ở Mát-xcơ-va, trong Quốc tế III, chủ nghĩa yêu nước chân chính vẫn là mục
Trang 11tiêu là động lực xuyên suốt trong tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc Vì vậy, gần 40năm sau, trong bài viết Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin, đăng trên BáoNhân dân, số 2226, ngày 22-4-1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Lúcđầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôitin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba Từng bước một, trong cuộc đấu tranh,vừa nghiên cứu lý luận Mác - Lênin, vừa làm công tác thực tế, dần dần tôi hiểuđược rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được cácdân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”
- Kế thừa và phát triển tinh thần đấu tranh anh dũng bất khuất vì Độc lập - Tự
do của Tổ Quốc nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ của Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.
Trong Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh đã trịnh trọng tuyên bố với Thếgiới: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thực đã thànhmột nước tự do và độc lập Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần vàlực lượng, tính mệnh và của cải để giữ quyền tự do và độc lập ấy” Không có gìquý hơn độc lập tự do - chân lý của thời đại được Hồ Chí Minh khẳng định,đồng thời cũng chính là một điểm cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh
1.2.1.2 Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái
- Truyền thống tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái được hình thành từ thực tiễn đấu tranh quyết liệt và chống giặc ngoại xâm bảo vệ dân tộc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng đúc kết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó
là một truyền thống quý báu của ta Từ xưa đến này, mỗi khi Tổ quốc bị xâmlăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, tolớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước
và lũ cướp nước Đúng vậy, mỗi khi đất nước gặp khó khăn như thiên tại, địchhọa, truyền thống đó lại tỏa sáng, kết nối toàn dân tộc thành một khối thốngnhất, tạo nên sức mạnh to lớn đưa đất nước vượt qua khó khăn Nhìn từ nguồngốc dân tộc và vị thế địa chính trị, văn hóa của Việt Nam là nơi đầu sóng ngọn
Trang 12gió, luôn phải đối mặt với thiên tai, địch họa Vì vậy, ngay từ buổi bình minhlịch sử, khai thiên lập địa, dân tộc này luôn ý thức được rằng, muốn tồn tại vàphát triển phải luôn chung sức, đồng lòng, cố kết dân tộc Trong công cuộc dựngnước và giữ nước lâu dài của dân tộc, việc tập hợp, đoàn kết và huy động đượcsức mạnh của nhân dân tham gia là chìa khóa chủ yếu dẫn tới thắng lợi Toàndân đoàn kết trở thành giá trị truyền thống nổi bật và cực kỳ quý báu của dântộc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết.Thành công, thành công, đại thành công Đây là quan hệ nhân quả: đoàn kết tạonên sức mạnh, sức mạnh được thống nhất sẽ đưa tới thành công.
- Hồ Chí Minh đã kế thừa và phát triển những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là yêu nước gắn liền với yêu dân, có tinh thần đoàn kết, dân chủ, nhân ái, khoan dung trong cộng đồng và hòa hiếu với các dân tộc lân bang.
Trải qua các cuộc đấu tranh chống chọi với tự nhiên và địch họa, nhân dân ViệtNam luôn hiểu thấu triết lý, ý nghĩa của tình đồng bào, đồng chí, anh em, sớmtạo nên một đặc trưng văn hoá nổi bật của Việt Nam: tư tưởng yêu nước thấmsâu và bao trùm mọi lĩnh vực Các yếu tố cộng đồng có nguồn gốc nguyên thuỷ
đã sớm được cố kết lại, trở thành cơ sở phát triển chủ nghĩa yêu nước, đoàn kết,
ý thức tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc, nhân văn, nhân ái, thủy chung… Nhữnglúc khó khăn gian khổ tinh thần đồng cam, cộng khổ càng tỏa sáng
1.2.1.3 Phẩm chất cần cù, chịu khó, dũng cảm,thông minh, sáng tạo
Cần cù, siêng năng là một trong những phẩm chất đáng quý của người Á Đông,trong đó có Việt Nam, cần cù chính là yếu tố quan trọng giúp con người có thểđảm bảo được việc duy trì cuộc sống cá nhân, bởi vì: Thứ nhất, Việt Nam là mộtnước nông nghiệp, trước đây chủ yếu là nghề nông trồng lúa nước, đây là côngviệc vất vả và có tính thời vụ cao, vì vậy để có được hạt gạo người Việt phải cần
cù, phải một nắng hai sương, phải “Siêng nhặt chặt bị”; thứ hai, Việt Nam làquốc gia có khí hậu khá khắc nghiệt, không chỉ nắng lắm mưa nhiều mà còn
Trang 13phải hứng chịu rất nhiều thiên tai như hạn hán, bão lụt, vì vậy để chống chọi vớithiên nhiên, để duy trì và ổn định cuộc sống chúng ta phải cần cù; thứ ba, tronglịch sử dân tộc Việt Nam chúng ta đã dành tới hơn nửa thời gian để tiến hànhchiến tranh vệ quốc, mặc dù kết quả cuối cùng chúng ta giành thắng lợi nhưnghậu quả sau mỗi cuộc chiến là sự hoang tàn đổ nát vì vậy để khắc phục hậu quả,
ổn định đời sống con người Việt Nam đã rèn cho mình đức tính cần cù
Hồ Chí Minh - người con ưu tú của dân tộc Việt Nam đã kế thừa đức tính cần cùcủa con người Việt Nam, được thể hiện cụ thể qua cả học tập, lao động Tronghọc tập, Người luôn cố gắng tự học, tự tìm hiểu để làm phong phú vốn kiến thức
và trí tuệ của mình, trong lao động Người luôn chăm chỉ và cần mẫn để có tiềnsống, tiền học tập và tham gia hoạt động cách mạng khi còn hoạt động ở nướcngoài; khi về nước dù ở đâu Bác cũng luôn cùng bộ đội, chiến sĩ tham gia sảnxuất để cải thiện đời sống
Dũng cảm, thông minh, sáng tạo, một dân tộc sau hàng ngàn năm là nô lệ, bịcưỡng bức, đồng hóa về mặt thể chất và tinh thần - giết đàn ông, đốt sách, nôdịch, đồng hóa về văn hóa, phong tục, tập quán, nhưng vẫn không khuất phục,kiên cường chịu đựng, nuôi dưỡng ý thức độc lập để rồi lại đứng lên giành lấyđộc lập
Chiến tranh thường tạo nên những anh hùng, nhưng không phải chỉ chiến tranhmới có anh hùng Ngay trong thời bình những tấm gương về người dũng cảm,thông minh, sáng tạo cũng rất nhiều
1.2.1.4 Tinh thần lạc quan, ý chí vươn lên mọi khó khăn thử thách và quý trọng người tài
- Tinh thần lạc quan, ý chí vươn lên mọi khó khăn thử thách chính là hành trang theo Hồ Chí Minh suốt cuộc đời, tạo nên sức mạnh để Người vượt qua những khó khăn khi mới ra đi tìm đường cứu nước.
Trang 14Ý chí bất khuất, tự lực, tự cường:Trên thế giới, hầu như dân tộc nào cũng phảitrải qua quá trình bảo vệ đất nước, chống xâm lăng, nhưnQug có lẽ không códân tộc nào trên thế giới lại phải chịu nhiều cuộc chiến tranh như Việt Nam, kể
từ khi nhà nước Văn Lang - nhà nước đầu tiên ở Việt Nam ra đời cho đến nay,dân tộc ta đã dành hơn nửa thời gian cho các cuộc chiến tranh vệ quốc, trong đó
kẻ thù chủ yếu là các cường quốc hơn chúng ta về mọi mặt Vì vậy, trong cáccuộc chiến tranh ấy để giành được thắng lợi chúng ta chủ yếu là lấy sức ta đểgiải phóng cho ta, tự lực và tự cường
Khi mới ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh phải lao động và kiếm sống ởnước ngoài phụ bếp đến bồi bàn, rửa ảnh, quét tuyết , hoàn cảnh làm việc vôcùng vất vả Chế Lan Viên đã từng có những câu thơ khắc hoạ lại cảnh Ngườilàm việc: “Có nhớ chăng hỡi gió rét thành Ba Lê/Một viên gạch hồng, Bácchống lại cả một mùa băng giá/Và sương mù thành Luân Đôn, ngươi cónhớ/Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya?” Đây không chỉ là thơ mà là hiệnthực cuộc sống của Bác được đưa vào trong thơ, bôn ba ở nước ngoài không ítlần Người phải chịu cảnh tù đày, nhưng vất vả đó không làm Người chùnbước Khi bắt gặp Chủ nghĩa Mác – Lênin người xác định con đường đi chodân tộc Việt Nam là làm cách mạng vô sản, là độc lập dân tộc gắn liền với chủnghĩa xã hội và Người luôn kiên định mục tiêu này, dù cho có lúc Quốc tế cộngsản hiểu sai về Người, từng đặt Người đứng bên ngoài Quốc tế cộng sản Tuynhiên, với ý chí kiên cường và tinh thần quốc tế trong sáng, một con ngườikhông chỉ vì dân tộc mình mà còn vì tất cả các dân tộc bị đoạ đầy đau khổ, mộtcon người cả cuộc đời vì nước, vì dân Người đã không chỉ trở thành lãnh tụ củadân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng ngưỡng vọng của các dân tộc tiến bộtrên thế giới
- Quý trọng người hiền tài trong tư tưởng Hồ Chí Minh
Từ xa xưa, cha ông ta luôn coi hiền tài là “rường cột”, “là nguyên khí của quốcgia” Phát huy truyền thống quý báu của cha ông, sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí
Trang 15Minh là bậc thiên tài trong việc chọn người, dùng người và trọng dụng nhân tài.Cách dùng người của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện thái độ trọng thị, tầm nhìnminh triết, lòng nhân ái bao la và tư tưởng đại đoàn kết cao cả Chủ tịch Hồ ChíMinh đã để lại nhiều bài học quý báu và cốt yếu về nghệ thuật dùng người, trọngdụng nhân tài trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Theo Người, nhân tài là “người tài đức, có thể làm những việc ích nước lợidân” Điều đó có nghĩa là, một người được coi là nhân tài phải hội tụ đủ cả 2 yếu
tố tài và đức, quan trọng hơn là tài và đức ấy phải hướng đến những việc làm íchnước, lợi dân Người khẳng định: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, cóđức mà không có tài làm việc gì cũng khó” Trong đó, người cho rằng, đức phải
là cái gốc “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sôngcạn Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo Người cách mạng phải có đạođức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”
Do có quan điểm đúng đắn về trọng dụng nhân tài, Chủ tịch Hồ Chí Minh đãsớm tìm kiếm, thu hút, đào tạo, bồi dưỡng những “người tài đức” cho cáchmạng, động viên họ mang hết sức mình phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân
Ngay từ khi chuẩn bị thành lập Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặc biệt chútrọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở Quảng Châu, chọn những thanh niên
ưu tú, có trình độ, năng lực để đào tạo, bồi dưỡng sau này đưa về nước hoạtđộng Khi trở về nước vào năm 1941, Người đã có lời kêu gọi tất cả các nhân sĩ,thân hào có tinh thần yêu nước tham gia Mặt trận Việt Minh để cống hiến trí tuệcủa mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc Sau Cách mạng tháng Tám năm
1945 thắng lợi, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, “kiến quốc cần có nhân tài”.Người đã viết hai bài “Nhân tài và Kiến quốc”, “Tìm người tài đức” đăng trênbáo Cứu quốc để tìm người tài đức tham gia xây dựng và kiến thiết Tổ quốc
Trang 161.2.1.5 Niềm tự hào về dân tộc lịch sử, trân trọng văn hóa, ngôn ngữ, phong tục tập quán và những giá trị tốt đẹp khác
Dân tộc Việt Nam được hình thành và phát triển gắn liền với lịch sử dựng nước
và giữ nước, tạo nên một nền văn hóa riêng, với những giá trị truyền thống tốtđẹp và cao quý Ngay từ buổi đầu lập nước, người Việt Nam đã tự ý thức vềcộng đồng dân tộc, tinh thần độc lập, tự chủ, ý thức tự hào, tự tôn của dân tộc
Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Giở sử nước ta ra mà xem, mi sẽ thấy tổ tiên đã treo baotấm gương đạo đức và dũng cảm, chí khí và tự tôn” Lòng tự hào, tự tôn dân tộcluôn là nền tảng tinh thần để mỗi người Việt Nam có trách nhiệm với vận mệnhcủa dân tộc mình Hồ Chí Minh rất quan tâm đến lịch sử dân tộc và tự hào vớitruyền thống văn hóa dân tộc Để giáo dục lòng yêu nước, kêu gọi đoàn kết cứunước và khẳng định ở triều đại nào cũng có người anh hùng mưu trí, sáng tạotrong đấu tranh chống giặc ngoại xâm để giải phóng dân tộc và bảo vệ đất nước,Người viết bài “Lịch sử nước ta” (tháng 2 năm 1942), trong đó có đoạn:“Dân taphải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam/ Kể năm hơn bốn ngànnăm/ Tổ tiên rực rỡ, anh em thuận hòa”
Trong truyền thống dân tộc Việt Nam thường trực một niềm tự hào về lịch
sử, trân trọng một nền văn hóa, ngôn ngữ, phong tục tập quán và những giá trịtốt đẹp khác của dân tộc Đó chính là một cơ sở hình thành nên tư tưởng, phẩmchất của nhà văn hóa kiệt xuất Hồ Chí Minh với chủ trương văn hóa là mục tiêu,động lực của Cách mạng; cần giữ gìn cốt cách văn hóa dân tộc đồng thời tiếpthu văn hóa nhân loại, xây dựng nền văn hóa mới của Việt Nam Chính Hồ ChíMinh là một biểu tượng cao đẹp của sự tích hợp tinh hoa văn hóa phương Đông
và phương Tây
1.2.2 Tinh hoa văn hóa nhân loại
Nói đến văn hóa nhân loại có tầm cỡ vĩ đại nhất và ảnh hưởng lớn nhất đối với
Hồ Chí Minh là phải nói đến chủ nghĩa Mác-Lênin Có thể nói, Hồ Chí Minh đãtiếp thu phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin và ứng dụng sáng tạo vào điều kiện cụ
Trang 17thể của đất nước, đưa cách mạng Việt Nam giành nhiều thắng lợi vĩ đại và cốnghiến nhiều vào kho tàng lý luận mác-xít cũng như phương pháp hoạt động sángtạo của cuộc cách mạng vô sản.
Xuất thân trong một gia đình khoa bảng, với tư chất thông minh tuyệt vời, từnhỏ, Hồ Chí Minh đã được giáo dục Hán học và đã tiếp thu nền văn hóa phươngTây tại trường Quốc học Huế Khi bôn ba khắp năm châu, bốn bể, Người vừahoạt động cách mạng, vừa học hỏi không ngừng Người đã thông thạo các ngônngữ tiêu biểu cho nền văn minh của nhân loại, am tường các nền văn hóa Đông,Tây, kim, cổ Khi tiếp thu các nền văn hóa, Người bao giờ cũng phân tích cácyếu tố giá trị toàn nhân loại và vĩnh cửu Người đã làm giàu trí tuệ của mìnhbằng tinh thần văn hóa nhân loại Người là tượng trưng cho sự kết hợp hài hòagiữa các nền văn hóa và tỏa ra một nền văn hóa của tương lai
1.2.2.1 Tư tưởng và văn hóa phương Đông
Về Nho giáo, Hồ Chí Minh phân tích: "Tuy Khổng Tử là phong kiến và tuy
trong
học thuyết của Khổng Tử có nhiều điều không đúng song những điều khôngđúng song những điều hay trong đó thì chúng ta nên học “ Chỉ có những ngườicách mạnh chân chính mới thu thái được những điều hiểu biết quý báu của cácđời trước để lại” Lênin dạy chúng ta như vậy” Tiếp thu văn hóa phươngĐông, trước hết là Nho giáo, Hồ Chí Minh đã đánh giá đúng đắn vai trò của Nhogiáo và người sáng lập ra nó là Khổng Tử và đã đặc biệt khai thác những mặttích cực của tư tưởng Nho giáo
Hơn ai hết, Hồ Chí Minh hiểu rõ những mặt bất cập, hạn chế của Nho giáo Đó
là trong Nho giáo có những yếu tố duy tâm, lạc hậu, phản động như tư tưởngđẳng cấp, khinh lao động chân tay, khinh phụ nữ, khinh thường thực nghiệm,doanh lợi…Tuy nhiên, Hồ Chí Minh cũng thấy được những mặt tích cực của nó
và khuyên chúng ta “nên học” Theo Người, mặt tích cực của Nho giáo là nó đềcao văn hóa, lễ giáo, tạo ra truyền thống hiếu học với châm ngôn “Học không