1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực đánh giá cho giáo viên trong dạy học môn Toán lớp 5

113 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 20,55 MB

Nội dung

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận thực tiễn về năng lực đánh giá trong dạy học môm Toán lớp 5, luận văn Phát triển năng lực đánh giá cho giáo viên trong dạy học môn Toán lớp 5 đề xuất các biện pháp nhằm phát triển NLĐG cho GV trong dạy học môn Toán lớp 5.

Trang 1

DAL HOC HUE

TRUONG DAI HOC SU PHAM

LÊ THỊ KIM PHI

PHÁT TRIÊN NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ CHO GIÁO VIÊN TRONG DẠY HỌC MƠN TỐN LỚP 5

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Trang 2

DAL HOC HUE

TRUONG DAI HOC SU PHAM

LÊ THỊ KIM PHI

PHÁT TRIÊN NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ CHO GIÁO VIÊN

TRONG DẠY HỌC MƠN TỐN LỚP 5

Chun ngành: Giáo dục học (Giáo dục tiểu học)

Mã số: 60140101

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS NGUYÊN THỊ Ki OA

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Đề tai luận văn: * Phát triển năng lực đánh giá cho giáo viên trong dạy học

mơn Tốn láp 5” do tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn của giảng viên PGS TS Nguyễn Thi Kim Thoa Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

nhân tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, được các

tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác xu của riêng cá Huế, thắng 9 năm 2016

“Tác giả luận văn

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy, cô giáo

trong khoa Giáo dục Tiểu học, Phòng Đào tạo sau Đại học, Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm Huế đã quan tâm, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Tác giả đặc biệt bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Thị Kim Thoa, người đã tận tỉnh chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn

“Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến lãnh đạo, chuyên viên Phong GD&ĐT huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam; Ban Giám hiệu các trường Tiểu học Số 1 Duy Hòa, Tiểu học số 2 Duy Hòa, Tiểu học Duy Tân cùng quý thầy cô giáo dang dạy lớp Š trên địa bản huyện đã phối hợp, giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát, thực nghiệm tai don vi

Xin cảm ơn bạn bè và những người thân yêu trong gia đỉnh đã quan tâm, động viên tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Mặc dù nhận được nhiều sự giúp đỡ của mọi người và bản thân đã

lực, song chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiểu sót, hạn chế, Tôi mơng nhận được sự đóng góp, bổ sung của Hội đồng bảo vệ luận văn cùng quý độc giả để để tài được hoàn thiện

“Trân trọng cảm on!

Huế, thang 9 nam 2016 “Tác giả luận văn

Trang 5

MYC LUC ‘TRANG PHỤ BÌA i

LOL CAM DOAN sesencentnenennenenneneneees

LỜI CẢM ƠN iii MỤC LỤC 1 DANH MUC BANG 5 DANH MỤC HÌNH ẢNH 6 DANH MỤC CAC TU VIET TAT 7 Chương 1 MỞ ĐẦU § 1.1 Lí do chọn đề tài — 8

1.2 Phat biéu vấn đề nghiên cứu 9

1.3 Mục dich nghiên cứ seo send

1.4 Câu hỏi nghiên cứu 10

1.5 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu 10

1.6 Phương pháp nghiên cứu 10

1.6.1, Phuong pháp nghiên cứu lí luận 10

1.6.2 Phương pháp nghiền cứu thực tiễn 10

1.6.3 Phương pháp thực nghiệm ste phaM 00mnnmnnnnnnnnnnnnnnnnn LL

1.6.4 Phuong pháp thống kê toán học "

1.7 Giả thuyết khoa học if

1.8, Đông góp của luận văn "

1.9 Cấu trúc của luận văn _ 12 1.10 Tiéu két chuong 1 12 Chương 2 TÔNG QUAN CÁC VẤN ĐÈ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN 13 "- 2.1 Nền tảng lịch sử — năng lực đánh giá cho 2.1.1 Các nghiên cứu của lánh giá và phat ti

giáo viên ¬ son " „213

2.1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam về đánh giá và phát triển năng lực đánh giá cho

giáo viên 15

Trang 6

2.1.2.2 Các công trình nghiên cứu về đánh giá trong giáo dục ở Việt Nam 17 2.2 Mot s6 khai niệm cơ bản 2.2.1 Năng lực

2.2.2 Đánh giá trong day học toán 2

2.2.2.1 Các quan niệm về đánh giá 2

2.2.2.2 Chức năng của đánh giá trong day học Toán 23 2.2.2.3 Những xu hướng đánh giá mới trong day học TOAN nner

2.2.2.4 Quá tình đánh giá trong day học Toán 25

2.2.3 Năng lực đánh giá trong day học toán 2.3 Đánh giá trong môn Toán lớp 5

2.3.1 Các nguyên tắc đánh giá trong mơn Tốn lớp S 26 2.3.2 Các hình thức đánh giả trong mơn Tốn ở tiểu học 32

2.3.3 Phương pháp và công cụ đánh giá 3

2.3.3.1 Phương pháp đánh giá -22 222221221111

2.3.3.2 Công cụ đánh giá 34

2.4 Năng lực đánh giá trong dạy học toán của giáo viên tiểu học 36 2.4.1 Vai trò của giáo viên trong đánh giá học sinh tiểu học 36 2.4.2 Năng lực đánh giá của giáo viên trong day học môn Toan lip 5 37 2.5 Đặc điểm quá trình nhận thức của học sinh lớp 5 37 2.6 Tiểu kết chương 2 39 Chương 3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 40 3.1 Ngữ cảnh và MYC TEU nnn 3.2 Phương pháp tiến hành 41 3.2.1 Nghiên cứu lý luận s2 esenesrrrrrreooeou#T 3.2.2 Quan sắt lớp học 42 3.2.3 Tổ chức thu thập dữ liệu 42

3.3 Công cụ nghiên cứu 42

3.3.1 Bộ câu hỏi khảo sát năng lực đánh giá trong dạy học mơn Tốn lớp 5 42 3.3.1.1 Nội dụng khảo sắt 52a

Trang 7

3.3.2 Xây dựng các tiêu chí phát triển năng lực đánh giá trong mơn Tốn lớp 5 cho

giáo viên — oS

3.3.2.1 Nội dung các tiêu chí 45

3.3.2.2 Phân tích tiên nghiệm 4

3.3.3 Biện pháp phát triển năng lực đánh giá kết quả day học mơn Tốn lớp 5 cho

giáo viên tiểu học AT

3.3.3.1 Nguyên tắc xây dựng biện pháp ° ¬ 3.3.3.2 Đề xuất các biện pháp phát triển năng lực đánh ngà cho gio viên trong dạy học Toán 5 — A 3.4 Quy trình thu thập và xử lí dữ liệu s0 3.5 Tiêu kết chương 3 50 Chương 4 KẾT QUÁ NGHIÊN CỨU "m 4.1 Vai trò và ý nghĩa của việc phát triển năng lực đánh giá cho giáo viên trong

môn Toán lớp 5 Hee sn

4.1.1 Méi quan hệ giữa đạy học và đánh giá trong mơn Tốn nop 5 sỊ 4.1.2 Vai trd của phát triển năng lực đánh giá cho giáo viên dạy mơn Tốn lớp 5.52 4.2 Các thành tổ của năng lực đánh giá trong dạy học môn Toán lớp 5 53

4.2.1 Nang lực lập kế hoạch đánh giá 3

4.2.2 Nang lực lựa chọn công cụ đánh giá và thu thập thông tin phục vụ cho việc

đánh giá 44

4.2.3 Nang lực xứ lí kết quả đánh “4

4.2.4 Năng lực phản hồi kết quả đánh gi 55

4.3 Thực trạng đánh giá trong dạy học mơn Tốn nop $ scủa gia viên hiện nay Š 4.3.1 Kết quả thu được từ bảng hỏi 5 5 ssceeserscseoeo.Sổ

4.3.2 Phân tích kết quả khảo sát 59

4.3.3 Đánh giá đựa trên kết quá khảo sát ø

Trang 8

4.4.1.2 Cách tiến hành 66 4.4.2 Phát triển năng lực lựa chọn công cụ thu thập chứng cứ phục vụ đánh giá 68 4.4.2.1 Mục tiêu của biện pháp 68 4.4.2.2 Cách tiến hành 68

4.4.3 Phát triển năng lực xử lí kết quả đánh giá cho giáo viên 1

4.4.3.1 Mục tiêu của biện pháp, 7

4.4.3.2 Cách tiến hành 7

4.4.4 Phát triển năng lực phản hồi kết quả đánh giá cho giáo viên 73 4.4.4.1 Mục tiêu của biện pháp -sseeaesrroooo.T3

4.4.4.2 Cách tiến hành T3

4.5 Thực nghiệm sư phạm các biện pháp phát triển năng lực đánh giá cho giáo viên

trong mơn Tốn lớp 5 - 4

4.5.1 Cách tiền hành thực nghiệm 14

4.5.2 Kết quả thực nghiệm —- 74

4.5.2.1 Lập kế hoạch và công cụ đánh giá "Ơn tập về giải tốn” (Tiết 164, trang

170) — BH 15

4.5.2.2 Thực hiện đánh giá của giáo viên và sản phẩm của học sinh 78

4.5.2.3 Đánh giá kết quả thực nghiệm 83

4.6 Tiéu két churong 4 ° 83

Chương § KẾT LUẬN 84

5.1 Kết luận và lí giải các câu hỏi nghiên cứu 84

5.1.1 Năng lực đánh giá trong day học mơn Tốn lớp 5 của giáo viên đang ở mức

độ nào? 84

5.1.2 Phát triển năng lực đánh giá cho giáo viên trong dạy học môn Toán lớp 5 dựa

trên những tiêu chí, năng lực thành tổ nao? 84

5.1.3 Lam thé nào dé phát triển năng lực đánh giá cho giáo viên trong day hoe mon

"Toán lớp 8? 86

5.2 Kết luận 88

‘TAL LIEU THAM KHẢO ose on 89

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CơNG 80 PL

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1: Nhận thức chung của GV về đánh giá và vai trò của đánh giá trong dạy

học môn Tốn lớp 5 ¬1 -

Bảng 4.2: Mức độ sử dụng các phương pháp vào quá trình dạy học $6 Bảng 4.3: Bảng tự đánh giá về mức độ thông hiểu các trí thức về đánh giá và NLDG

cia GV "1 ,

Bang 4.4: GV tự đánh giá mức độ các năng lực cằn cho quá trình đánh giá trong dạy

học môn Toán lớp 5 37

Bảng 4.5: Sự cần thiết và mức độ quan trọng của các biện pháp "Phát triển NLDG

trong day học mơn Tốn 5 cho GV" 38

Bảng 4.6: Tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất 58 Bảng 4.7: Một số biện pháp giúp cải thiện hoạt động đánh giá trong q trình dạy

học mơn Tốn lớp 5 do GV đề xuất s

Trang 10

Hình 4.1 Hình 4.2 Hình 4.3 Hình 4.4 Hình 4.5 Hình 4.6 DANH MỤC HÌNH ẢNH

Bài làm của HS có lời nhận xét của GV

Bài làm của HS không có lời nhận xét của GV

ết lớ4

Trang 11

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TAT

Viết tắt 'Viết đầy đủ

Trang 12

Chương 1

MO DAU

1.1 Lí đo chọn đề ti

Hiện nay, nền kinh tế trì thức đang chỉ phối mọi mặt của đời sống xã hội, có khả năng rút ngắn khoảng cách về không gian và trở ngại về thời gian Toàn cầu hóa dang tạo ra cơ hội cho những người đang sống trên các lục địa khác nhau có thể

hợp tác tr thức và sự sing

tao được thể hiện năng lực của mình; cho mọi người có thẻ tiếp cận với bi:

của nhân loại chỉ bằng “vải cái nhấp chuột” Chính vì thể, không một quốc gia nào,

phủ nhận vai trò lớn lao của trì thức, của giáo dục đảo tạo, của sự cập nhật và đổi mới Bởi lẽ, nếu không theo quy luật này, chúng ta sẽ tự đảo thai minh nhau để cùng giải quyết một vấn đề, cho những ai trí thức

Xu thế chung của phát triển xã hội yêu cầu cần đào tạo ra những con người năng động, sáng tạo, có năng lực nghề nghiệp để tham gia vào quá trình xây dựng đất nước như nghị quyết TƯ4 khóa VỊI (1-1993), nghị quyết TƯ2 khóa VIII (12-

1996) của Đảng đã đề ra và được thể chế hóa trong luật giáo dục

“Trước những đòi hỏi bức thiết trên, nền giáo dục nước ta đã và đang có những, bước đổi mới về mục tiêu dạy học, nội dung day học, phương pháp day hoc (PPDH) cũng như đánh giá trong dạy học Tuy nhiên, hiệu quả của quá trình đổi mới đó vẫn chưa cao Đặc biệt là hoạt đông đánh giá trong các môn học nói chung và mơn Tốn nói riêng thường bộc lô nhiều hạn chế như: nội dung đánh giá thiếu tính tồn điện, cơng cụ đánh giá (CCĐG) không góp phẩn tạo ra sự phân loại tích cực học sinh (HS), chưa phát triển được các năng lực toán học tiểm an cia HS, việc đánh giá th khách quan, chưa kịp thời giúp HS sửa chữa những sai sót mà các em mắc phải, khâu xử lí kết quả còn đơn giản, việc sử dụng kết quả đánh giá còn hạn chế, nhiều giáo viên (GV) vẫn còn lúng túng trong quá trình đánh giá Chính sự chậm đổi mới trong kiểm tra đánh giá đã khiến cho những nỗ lực cải cách của ngành giáo dục không đạt được hiệu quả như mong muốn

Để có được sự chuyển biến mạnh mẽ và tích cực trong hoạt động đánh giá, người GV tiếu học phải có năng lực đánh giá (NLĐG) Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, chúng ta đang thực hiện quan điểm giáo dục hướng vào người học Với quan điểm này, đánh giá kết quả giáo dục phải hướng tới việc sau khi học, HS có thể vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường vào cuộc sống Bên cạnh đó, việc thực hiện đánh giá năng lực người học cắp Tiểu học theo các văn bản chỉ đạo

Trang 13

của Bộ Giáo dục và Đào tao (GD&ĐT), mà gần đây nhất là Thông tư 30, GV gặp rất nhiều khó khăn Chính vì lẽ đó, phát triển NLĐG trong dạy học cho GV phổ

thông nói chung và GV tiểu học nói riêng là một yêu cầu cắp thiết trong giai đoạn

hiện nay

1.2 Phát biểu vấn để nghiên cứu

Phát triển NLĐG cho GV tiểu học trong quá trình day học mơn Tốn là một vấn đề mang tính cấp bách khi chúng ta đang đứng trước thử thách đổi mới căn bản và toàn điện giáo dục sau 2015 Xu hướng đánh giá sau đổi mới giáo dục là "đánh giá để phát triển học tập, đánh giá vì sự tiến bộ của HS” [Dẫn theo 20, tr&2| Để việc đánh giá có hiệu quả, người GV phải có kĩ năng, kiến thức, làm chủ được quá đánh giá và phải sử dụng nhiều công cụ, nhiều phương pháp, nhiều hình thức đánh giá (HTĐG) khác nhau để đánh giá Phương pháp đánh giá (PPĐG) càng đa dang thì mức độ chính xác trong đánh giá cảng cao

Để có được sự chuyển biển trong hoạt động đánh giá thì ngay từ cấp Tiểu học, việc sử dụng kết quả đánh giá làm chức năng thông tin phản hồi cho GV và HS là một yêu cầu tất yếu phải được đặt ra Ở lớp 5 cùng với các môn: Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử & Địa lí mơn Tốn cũng sử dụng HTĐG bằng nhận xét trong đánh giá thường xuyên theo tỉnh thẳn Thông tư 30 HTĐG này có tu điểm: khuyến khích HS học tập tích cực; giúp GV thu thập các chứng cứ về những gì HS biết, hiểu và có thể làm, trên cơ sở đó, GV không chỉ đánh giá được quá trình học tập của HS mà còn giúp GV điều chỉnh PPDH của mình và điều chỉnh kế hoạch cho các bước học tập tiếp theo của HS

Trên thực tế, GV rất đồng tình với những ưu điểm của HTĐG này Tuy nhiên, họ còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng về lập kế hoạch đánh giá, thiết kế CCĐG nào và lựa chọn HTĐG gì, xử lí kết quả đánh giá ra sao để có một phản hồi đảm bảo được tính khách quan, tính rõ ràng, toàn diện, hệ thống, phát triển và mang, tinh nhân văn Toán học dù là ở cấp Tiểu học vẫn mang tính trừu tượng và khái quát cao Đồi với lớp 5, đây là lớp học cuối cắp nên kiến thức vừa có tính trừu tượng vừa có tính hệ thống cao, để đưa ra nhận xét đúng và rõ về mức độ tiến bộ của mỗi HS,

chỉ ra được ưu điểm, hạn chế của HS đồng thời góp phần phát triển các năng lực tư

duy, phẩm chất và nhân cách của HS trong từng bài học cụ thể đôi hỏi người GV tiểu học phải có NLĐG Đây chính là yêu cầu và cũng là một thử thách cho các GV tiêu học Để giải quyết những bắt cập của việc đánh giá trong dạy học Toán lớp 5 như đã trình bày ở trên cần tiến hành một số giải pháp Trong đó, phải chú trọng đến

Trang 14

việc xây dựng hệ thống các biện pháp và bộ công cụ thực hiện đánh giá trong dạy học Toán lớp 5

“Xuất phát từ thực tế nêu trên và với lòng ham mê học hỏi, mong muốn nâng cao chất lượng dạy và học trong môn Toán lớp 5 nói riêng và mơn Tốn ở tiểu học nói chung nhằm đào tao nên những con người mới, năng đông, sáng tạo đáp ứng nhủ cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội, chúng tôi chon dé tai “Phat triển năng lực đánh giá cho giáo viên trong dạy học mơn Tốn lớp 5”

1.3 Mục đích nghiên cứu

“Trên cơ sở nghiên cứu lý luận thực tiễn về NLĐG trong dạy học mơn Tốn lớp 5, luận văn đề xuất các biện pháp nhằm phát triển NLĐG cho GV trong dạy học mơn Tốn lớp 5

1.4 Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi thứ nhất: NLĐG trong day hoe mơn Tốn lớp Š của GV đang ở mức độ nào?

Câu hỏi thứ hai: Phát triển NLĐG trong dạy học mơn Tốn lớp 5 cho GV phải được thực hiện dựa trên những năng lực thành tổ nào?

Câu hỏi thứ ba: Làm thé nao dé phát triển NLĐG trong day học mơn Tốn lớp 5 cho GV hiện nay?

1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: NLĐG trong dạy học mơn Tốn và biện pháp phát triển NLĐG cho GV trong mơn Tốn lớp 5

Pham vị nghiên cứu: Chương trình mơn Tốn lớp 5 hiện hành

Khách thế nghiên cứu: GV dạy môn Toán lớp 5 trường tiểu học Số 1 Duy Hòa, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam

1.6 Phương pháp nghiên cứu 1.6.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận

Phan tích, so sánh, hệ thống hóa, khái quát hóa các tài liệu liên quan tới vấn đề nghiên cứu đã được xuất bản trên các ấn phẩm trong và ngoài nước, làm cơ sở lý uân cho để tài

Trang 15

~ Quan sát, ghỉ chép quá trình học tập của HS trong tiết học Toán để thu thập

số liệu về NLĐG của GV,

~ Quan sát, ghỉ chép quá trình GV đánh giá HS trong tiết học Toán và sau quá trình dạy nhóm bải

~ Đàm thoại với GV để tìm hiểu nhận thức, thái độ của họ đối với quá đánh giá HS theo Thông tư 30 vận dung trong mơn Tốn lớp 5; những khó khăn, vướng mắc của GV trong quá trình thực hiện đánh giá HS

~ Thu thập, phân tích ý kiến của các chuyên gia, cán bộ quản lí bậc Tiểu học có kinh nghiệm; tham khảo ÿ kiến của các nhà khoa học nghiên cứu trong lĩnh vực Giáo dục tiểu học về những vấn đề luận văn quan tâm

1.6.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

“Thực nghiệm biện pháp phát triển NLĐG cho GV trong dạy học mơn Tốn lớp 5 nhằm khẳng định

xây dựng,

1.6.4 Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng một số cơng thức tốn học và các phần mềm như SPSS, Microsoft Excel để xử lí số liệu kết quả khảo sát và xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm

hiệu quả và tính khả thỉ của các biện pháp do luận văn

1.7, Giá thuyết khoa học

Nếu các biện pháp phát triển NLĐG cho GV trong môn Toán lớp 5 được đưa

ra, thực hiện và đạt hiệu quả tốt thì sẽ góp phần nâng cao NILĐG cho GV, khắc phục Š đánh giá rong day học nói chung và cho mơn Tốn lớp 5 nói riêng, có Ý nghĩa thiết thực làm động lực thúc đây nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học 1.8 Đồng góp của luận văn * Về mặt luận:

~ Làm rõ các thành tố của NLĐG trong dạy học mơn Tốn và thực trạng NLDG trong môn Toán lớp 5 của GV

~ Đề xuất biện pháp nhằm phát triển NLDG trong môn Toán lớp 5 cho GV * VỀ mặt thực tiễn:

Trang 16

~ Xây dựng một số CCĐG trong các tình huống dạy học toán cụ thể làm cơ: sở tham khảo để các GV tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện bộ CCĐG trong quá trình đạy học toán của mình

~ Các giải pháp phát triển NLĐG cho GV là cơ sở tham khảo để các cấp

QLGD va GV van dung, thực hiện và hồn thiện cơng tác đánh giá trong day hoc mơn Tốn 5, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục

1.9 Cấu trúc của luận văn

Chương 1: Mỡ đầu

Chương 2: Tổng quan về các vấn đề nghiên cứu có liên quan “Chương 3: Thiết kế nghiên cứu

“Chương 4: Kết quả nghiên cứu “Chương S: Lý giải va kết luận 1.10 Tiểu kết chương 1

Trang 17

Chương 2

TONG QUAN CAC VAN DE NGHIEN CUU CÓ LIÊN QUAN

2.1, Nền tăng lich sir

2.1.1 Các nghiên cứu của thể giới về đánh giá và phát triển năng lực đánh giá cho giáo viêm

Trên thể giới đã có nhiều công trình nghiên cứu vẻ lý thuyết đo lường, đánh giá trong giáo dục, đặc biệt phát triển mạnh ở Hoa Kỳ và Anh Các ấn phẩm liên quan đến vấn đề được phát hành rộng rầi và thường xuyên hiệu đính, tái bản hằng năm, được nhiều nước trên th giới đón nhận đẻ sử dụng và tham khảo

Hệ thống lý luận về giáo dục, lý luận về kiểm tra, đánh giá được nhiều tác giả ở nước ngoài nghiên cứu và hoàn thiện từ rất sớm Hệ thống lý luận hiện đại về đánh giá có nhiều tư tưởng khác nhau và thường được trình bày thống nhất với hệ thống lý luận về hoạt động dạy học

Đề cập đến cơ sở lý luận về CCĐG, có thể kế đến quan điểm của Rowntree (1987): Mục đích của "đánh giá” (Assessment) là nhằm đánh giá thành tích, năng lực và sự tiến bộ của người học; "đánh giá” (Evaluation) bao hàm luôn cả những yếu tổ của hoạt động đạy học có tác động đến chắt lượng học tập [Dẫn theo 25]

Thời kì tiễn tư bản chủ nghĩa (TK XV- XVIII) lẫn đầu tiên trong lịch sử giáo dục thế giới nhà giáo Tiệp Khắc J.A Komensky (1592 ~ 1670) đã đặt nền móng cho

ý luận dạy học nhà trường và xây dựng thành một hệ thống vấn để trong tác phẩm

*Lý luận day hoe vĩ đại”, trong đó nêu ý nghĩa, vai trò kiểm tra, đánh giá quá trình Tĩnh hội tr thức của HS, lưu ý việc kiểm tra, đánh giá phải căn cứ vào mục tiêu học tập và hướng dẫn HS kiểm tra, đánh giá kiến thức cơ bản [Dẫn theo 8, tr.6]

Về sau các nhà nghiên cứu lý luận dạy học đã phân tích và phát triển lý luận kiếm tra, đánh giá ở các góc đô khác nhau Ở thé ki XVIII, nha giéo dục người Đức LB.Bazeio (1724- 1796) là người đầu tiên để xuất một hệ thống đánh giá trong, trường học Hệ thống đánh giá của ông được chia thành 12 bậc, nhưng khi áp dụng

chỉ có 3 bậc: tốt = trung bình - kém Cách đánh giá này đã được sử dụng phổ biến ở

„ đặc biệt là nước Nga [Dẫn theo 8, r6]

‘Cho t6i những năm 20, 30 của thế ki XX, Ralph Tyler (1902-1994) đã nhắn mạnh đến tằm quan trọng của việc kiểm ta, đánh giá: "Quá trình kiểm ra, đánh giá chủ yếu là quá 'rình xác định mức độ thực hiện mục tiêu trong quá trình dạy học” [Dẫn theo 27, tr.13]

nhiều nưc

Trang 18

Nam 1910, Rotxotimo đã đưa ra phương pháp: * Trắc nghiệm tâm lý”, phương pháp này sau đó được địch sang tiếng Đức và được chú ý nhiều ở Tây Âu và Mĩ Ở Mỹ, trắc nghiệm đã được các nhà tâm lý học, giáo dục học đặc biệt chú ý Có lẽ đó cũng là hệ thống đánh giá đầu tiên được áp dụng phổ biến trong nhả trường (Dẫn theo 8,tr7]

Năm 1969, NAEP (National Assessment of Educational Progress - dinh giá quốc gia về chương trình giáo dục của Hoa Kỳ) được sử dụng như là nguồn thông tn về kiến thức và kỹ năng sinh viên ở Hoa Kỳ trong các lĩnh vực chuyên môn khác nhau mà nó đánh giá Từ năm 1969, đánh giá đã được tiến hành định kỳ, cung cắp cho các nhà giáo dục và các nhà hoạch định chính sách tổng quan về thành tựu và xu hướng dựa vào sự thay đổi từ các đánh giá trước đó Nó đề cập đến kiến thức và kỹ năng thường thấy trong các chương trình giảng dạy và các tải liệu giáo trình quốc gia, bao gồm cá chủ đề cụ thể và kỹ năng suy nghĩ rộng Các đánh giá được thực hiện đổi với HS lớp 4, 8 và 12 Ở lớp 4 và lớp 8, lĩnh vực được đánh giá bao gồm: đọc, viết, toán học và khoa học Đánh giá cho phép so sánh thành tích của HS với mục tiêu quốc gia và với thành tích trung bình của HS ở các bang khác và dân tộc khác [37]

Năm 1990, Liên đoàn GV Mỹ, Hội đồng thắm định giáo dục Quốc gia và Hiệp hội giáo dục quốc gia đã xây dựng bảy tiêu chuẩn đánh giá giáo dục cho GV Các tiêu chuẩn đó là - GV cần có kĩ năng lựa chọn lựa PPĐG phủ hợp với những quyết định giảng dạy ~ GV cần có kĩ năng trong việc xây dựng PPĐG phù hợp với các quyết định giảng dạy

~ GV cần có kĩ năng quản lí, đánh giá bằng điểm số, những PPDG bên ngoài và bên trong do GV sáng tạo

liễn giải các kết quả của ~ GV cần có kĩ năng trong việc sử dựng kết quả đánh giá khi ra quyết định về cá nhân HS, lên kế hoạch giảng dạy, xây dựng chương trình và cải thiện trường học

~ GV cần có kĩ năng trong việc phát triển tiến trình phân loại HS một cách hợp lí qua đánh giá

~ GV cần có kĩ năng trong việc thông báo kết quả đánh giá cho HS, phụ huynh, các đối tượng ngoài ngành và các giáo dục khác

Trang 19

~ GV cần có kĩ năng nhận ra các PPĐG và mục đích sử dụng kết quả trái với đạo đức, pháp luật hoặc không phủ hợp [Dẫn theo 8, tr7]

'Vào năm 1995, TIMSS lan dau tiên được thực hiện trong tổng số 41 quốc gia

ở ba cấp độ khác nhau: lớp 4, 8, 12 của bậc trung học TIMSS là Xu hướng nghiên

cứu khoa học và toán học quốc tế được tiến hành bởi Hiệp hội Quốc tế về Đánh giá về thành tựu giáo dục (IEA), mae dù đó là những đánh giá đầu tiên mà hai lĩnh vue đã được tiễn hành cùng nhau TIMSS ban đầu có ba nhóm HS và ba đánh giá [38]

Năm 1997, Tổ chức Hợp tác Kinh tế và phát triển OECD đã khởi xướng Chương trình đánh giá HS quốc tế PISA PISA là một hệ thống đánh giá quốc tế tập trung vào khả năng doe, kỳ năng Toán và khoa học của HS ở lứa tuổi 15 PISA được OECD thye hiện đánh giá 3 năm một lẫn Trong chương trình đánh giá này, dé thi chủ trọng đến các tình huồng phát sinh trong thực tiễn, liên quan đến kiến thức ở phổ thông đã học PISA giúp cho các quốc gia tham gia có cơ hội nhìn nhận một cách khá toàn điện về những “kỹ năng cơ bản”, “năng lực cá nhân” mà HS quốc gia họ đạt được, để từ đó đưa ra chính sách mới nhằm phát triển giáo dục một cách bền vững, Việt Nam tham gia đánh giá PISA năm 2012 [39]

'Vấn đề đánh giá, phát triển NLĐG cho GV được nhiều nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau nhưng tắt cả các tác giả đều nhắn mạnh ý lầm quan trọng của đánh giá trong dạy học Đồng thời nhắn mạnh phải từng bước xây dựng, hoàn thiện cơ sở lí thuyết, cơ sở thực tiễn và quy trình đánh giá kết quả trong dạy học

2.1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam về đánh giá và phát triển năng lực đánh giá cho giáo viên

2.1.2.1 Các vấn bản chỉ đạo về đánh giá của Bộ GD&ĐT"

Thue hiện Luật Giáo dục Việt Nam, trong quá trình xây đựng khung chương trình và chương trình giáo dục phổ thông, Bộ GD&ĐT rất chú trọng khâu đánh giá Bộ đã ban hành nhiều văn bản về đánh giá, xếp loại HS, và khẳng định kiểm tra, đánh giá là khâu rất quan trọng trong quá trình dạy và học

Trang 20

đánh giá, xếp loại HSTH, khẳng định việc đổi mới đánh giá khá hoàn thiện, thể hiện

triết lí, quan điểm rắt riêng về cấp học này Nguyên tắc đánh giá xếp loại được nêu

trong Thông tư là công khai, công bằng, khách quan, chính xác và toàn diện Việc

đánh giá với HSTH chủ yếu là động viên, khuyến khích cho sự tiến bộ của các em, không gây áp lực cho cả GV và HS Sự kết hợp đánh giá định lượng (điểm số) và đánh giá định tính (nhận xét), kết hợp đánh giá của GV với tự đánh giá của HS, kết hợp đánh giá thường xuyên với đánh giá định kì nhằm mang lại kết quả đánh giá đẩy đủ, toàn điện, thể hiện tính nhân văn của giáo dục tiểu học Điểm mới của ‘Thong tư 32 là coi trọng đánh giá cuối năm học, vì đặc điểm kiến thức và kĩ năng ở tiểu học cấu trúc theo đường thẳng nên bài kiểm tra cuối năm là điều kiện cần và đủ

để đánh giá khả năng nắm vững kiến thức, kĩ năng của HS ở mỗi lớp

~ Những năm gần đây, song song với việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa là việc đổi mới PPDH va đánh giá kết quả học tập của HS Đặc biệt, hoạt động đánh giá hết quả của HS cảng được chú trọng Thông tư 30/2014/TT/BGDDT ban

hành quy định đánh giá HSTH là một dấu mốc quan trọng thay đổi căn bản về mục

đích đánh giá, nguyên tắc đánh giá, nội dung đánh giá HSTH, đặc biệt là cách thức đánh giá HSTH

Nguyên tắc đánh giá: đánh giá sự tiến bộ và vì sự tiến bộ của HS, giúp HS „ không

phát huy nội lực, tiềm năng của mình, không so sánh HS này với HS kh tạo áp lực cho HS, GV và cha me HS

Nội dung đánh giá: đánh giá toàn diện quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của HS theo chuẩn kiến thức, kĩ năng từng môn học và hoạt động giáo dục khác theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học; sự hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất của HS,

“Cách đánh giá

xét, không dùng điểm số) và đánh giá định kì cuối học kì I và cuối năm học (dùng cả điểm số và nhận xé)

đánh giá thường xuyên trong quá trình học (chỉ nhận 'Coi trọng đánh giá ngay trong quá trình học tập của HS, biết được HS đạt kết quả bằng cách nào, vận dụng kết quả đó như thể nào, GV tư vấn, hướng dẫn giúp đỡ để HS hoàn thành nội dung học tập và có phương pháp học tốt hơn; hướng din HS biết tự đánh giá mình và nhận xét, góp ý bạn, khuyến khích cha mẹ tham gia đánh giá HS

'GV được quyền chủ động vận dụng một cách linh hoạt, có thể bằng “lời noi”

Trang 21

hoặc là "viết" phủ hợp với HS và nhà trường GV cần dựa vào mục tiêu nội dung, bài học, đối chiếu sản phẩm đạt được theo cách học của HS với chuẩn kiến thức, kĩ năng; xem xét, cân nhắc các đặc điểm tâm sinh lý, hoàn cảnh của HS để có nhận Xét xác đáng, kịp thời, sao cho khích lệ được HS, làm cho các em hứng thú học tập; đồng thời còn phải tư vấn, hướng dẫn giúp các em biết được những hạn chế và bi tự mình khắc phục

'GV được quyền chủ động viết nhân xét vào vở hoặc phiếu học tập, hoặc bai kiểm tra của HS sao cho thuận tiện trong việc phối hop GV, HS va cha me HS cing, đánh giá, rút kinh nghiệm, hướng đến sự tiền bộ của HS,

GV duge quyén chi động viết vào số theo dõi chất lượng giáo dục (thay thể số ghi điểm trước đây và cũng được coi như số nhật kí về đánh giá HS, chỉ dành cho GV ghi nhận xét, theo đõi giúp đỡ HS) Không bắt buộc phải ghi nhận xét tắt cả HS hằng tháng Thông tư 30/2014 quy định, yêu cầu GV cằn quan tâm đánh giá tắt cả HS, không được “quên” em nào nhưng chỉ cần ghi những điểm nỗi bật hoặc những điều cẩn thiết về HS để GV theo dõi và có biện pháp cụ thể, riêng biệt giúp đỡ kịp thời (đối với HS chưa hoàn thành, GV giúp HS tự hoàn thành hoặc những HS hoàn thành tốt GV giúp các em hứng thú học tập hơn)

2.1.2.2 Các công trình nghiên cứu vẻ đánh giá trong giáo dục ở Việt Nam

Kế thừa những thành tựu nghiên cứu về kiếm tra, đánh giá trì thức HS của

một số nước trên thể giới, nước ta đã có một số công trình nghiên cứu và nhỉ

bài viết của các tác giả tiêu biểu được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành, các kỷ yếu khoa học trong các cuộc hội thảo cấp quốc gia bàn về kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập của HS và đánh giá HS theo hướng phát triển năng lực

Trang 22

hành kiểm tra, đánh giá cần thực hiện tốt chức năng phát hiện - điều chỉnh, chức năng cũng cố - phát triển, chức năng giáo dục Để thực hiện tốt chức năng đó, việc kiểm tra, đánh giá cần tuân theo những nguyên tắc sau: Đảm bảo tính thường xuyên,

tính hệ thống, đảm báo tính toàn diện, tính phát triển và đặc biệt là đảm bảo tính

khách quan Tác giả cho rằng đảm bảo tính khách quan là quan trọng nhất Nó chẳng những giúp cho việc kiểm tra, đánh giá tri thức mang lại hiệu qua cao ma con góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của HS

Các tác giá Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt, Bùi Tường, Hà Thị Đức, Phó Đức Hoa, Trin Thi Tuyết Oanh đi sâu vào nghiên cứu một cách có hệ thống những cơ sở lý luận chung của vấn đề kiểm tra, đánh giá kết quả học tập Đây là những công trình nghiên cứu đã chính thức được sử dụng làm giáo trình giảng dạy trong các trường đại học sư phạm [Dẫn theo 13]

Nhóm tác giá: Lê Thị Tâm, Đào Thu Thủy, Nguyễn Thị Kim Hoa với dé tai “Bước đầu vận dụng bộ công công UDN-lI vào đánh giá HISTH” đã làm rõ một khái niệm về đánh giá, công cụ đánh giá HSTH, công cụ UDN-II và nghiên cứu thực tin, tiến hành thực nghiệm, thống kê trên 57 HSTH théng qua công cụ UDN- II và kết quả học tập của HS (Bộ công cụ UDN - Il, là công cụ đã được sử dụng rộng rãi ở Pháp bởi các chuyên gia đánh giá, giáo dục Dựa trên các học thuyết của Piaget và Vigotski, UDN - II cho phép làm việc trên các tiến trình tư duy và các khả năng của các chủ thể được trắc nghiệm hơn là chỉ quan tâm tới các điểm số nhận được qua các bài tập Tại nhiều nước phát triển trên thé giới, các nhà nghiên cứu đã

tiến hành xây dựng và đưa vào sử dụng nhiều bô công cụ, trắc nghiệm, bảng kiểm

nhằm xác định khả năng tư duy và nhận thức của HSTH, trong số đó UDN - II là bộ công cụ được tin dùng Nó giúp cho việc đưa ra những kết quả chính xác, hữu ích về nhiều khía cạnh liên quan đến khả năng học tập của HS bao gồm cả những HS có khó khăn về: mức độ nhận thức, đặc điểm thao tác tư duy (khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh); tỉnh bảo toàn, logic của nhận thức )

Tác giả Trần Văn Hiểu [14] (2014) với "Giáo tình đánh giá trong giáo dục”, Nhà xuất bản Đại học Huế cũng đã cung cấp một cách có hệ thống về: Mục đích và ý' nghĩa của đánh giá trong giáo due; Những khái niệm cơ bản về đánh giá trong giáo dục; Các phương pháp và kĩ thuật đánh giá; Phương pháp và kĩ thuật trắc nghiệm; Đánh giá, xếp loại học tập và rèn luyện của HS, sinh viên Giáo trình được viết theo hướng tiếp cận những quan điểm hiện đại trong khoa học giáo dục về đánh giá đẻ đổi mới các PPĐG truyền thống của nhà trường Việt Nam

Trang 23

Giáo trình *Đánh giá trong giáo dục tiễu học” của tắc giả Phó Đức Hòa [1S] (2008) lại cung cấp những kiến thức chung về đánh giá trong giáo dục, một số quy định về đánh giá, quy trình đánh giá trong dạy học, vấn đề đánh giá bằng trắc

nghiệm khách quan và thực hành một số bài trắc nghiệm

Về “Đánh giá HSTH theo tiếp cận năng lực” của đồng tác giá Nguyễn Khải Hoàn - Nguyễn Bá Đức [17] (2015), Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên, các tác giả đã tập hợp các bài viết tâm huyết của các nhà khoa học, nhà giáo, nhà QLGD trong và ngoài nước về một lĩnh vực rất quan trọng của giáo dục, tập trung vào 3 vấn đẻ chủ yếu: Vấn đề tiếp cận năng lực trong kiểm tra, đánh giá; Vấn đề đảo tạo bởi đường GV tiểu học và đánh giá HSTH theo Thông tư 30/2014/TT/BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ Giáo dục & Đảo tạo; Thực tiễn giáo dục trong và ngoài nước

Liên quan đến NLDG HS trong quá trình dạy học của GV, tác gid Tran Ba Hoành đã xác định quá trình hoạt động của GV với 5 nhóm năng lực cơ bản Đó là, năng lực chẩn đoán nhu cầu và đặc điểm của đối tượng giáo dục và dạy học; năng lực thiết kế kế hoạch giáo dục và dạy học; năng lực tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục và dạy học; năng lực

và dạy học và cuối cùng là năng lực giám sát, đánh giá kết quả các hoạt động giáo dục và dạy học [Dẫn theo 23, tr8] Trong bài viết của mình về “Giải pháp đảo tạo năng lực cho GV” tác giả Phạm Hồng Quang xác định: năng lực day học của GV g6m 5 thành tố: năng lực chuẩn bị, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực sử dụng, các thiết bị dạy học, năng lực hoạt động xã hội trong và ngoài nhà trường, năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục và NLĐG ai quyết những vấn dé nay sinh trong thực tiễn giáo dục

hin chung, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về lĩnh vực đánh giá đã khái quát một cách hệ thống trì thức khoa học về đánh giá trong giáo dục nói chung và bậc Tiểu học nói riêng Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu theo hướng phát triển NLDG trong day hoc mơn Tốn lớp 5 GV Vì vậy nghiên cứu về "Phát triển NLĐG trong môn Toán lớp $ cho GV tiểu Age” là cần thiết

2.2 Một số khái niệm eo"

2.2.1 Nẵng lực

Nang lực là một khái niệm khá trừu tượng của tâm lý học Khái niệm năng

lực được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau Trên thể giới cũng như ở Việt Nam,

nhiều nhà nghiên cứu về tâm lý học và giáo dục học đã tập trung tìm hiểu làm rõ

Trang 24

khái niệm như: Weinert, Denys Tremblay, Trần Trọng Thủy, Nguyễn Quang Uẫn „ Phạm Thành Hưng

FE, Weinert (2001) cho rằng: “ Năng lực là những kĩ năng kĩ xảo học được

Hoặc sẵn có của cá thể nhằm giải quyết các tinh hudng xác định, cũng như sự sẵn

sàng về động cơ xã hội và khả năng vận dụng các cách giải quyết vấn đề một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong những tình huống linh hoại” [Dẫn theo 23, tr9-10]

Denys Tremblay, nhà tâm lý học người Pháp quan niệm: *Năng lực là khả năng hành động, đạt được thành công và chứng minh sự tiễn bộ nhờ vào khả năng lap động và sử dụng hiệu quả nhiễu nguồn lực tích hợp của cá nhân khi giải quyết các vấn đề của cuộc sống ” [Dẫn theo 23, tr 9-10]

'OECD (Tổ chức các nước kinh tế phát triển) cho rằng: "Năng lực là khá năng cá nhân đáp ứng các yêu cầu phức hợp và thực hiện thành công nhiệm vụ

trong một bối cảnh cu thé” {Din theo 23, tr9-10]

Chương trình giáo dục Trung học bang Quesbee, Canada năm 2004 xem năng lực là "một khả năng hành động hiệu quả bằng sự cố gắng dựa trên nhiều nguồn lực” [Dẫn theo 28, tr.22]

Phan lon định nghĩa về năng lực của các tài liệu nước ngoài quy năng lực vào pham tri kha ning (ability, capacity, possibility) Vige giải thích năng lực (competency) bằng khái niệm khả năng (ability, capacity, possibility) Không thật chính xác Theo Từ điển Tiếng Việt (NXB Đà Nẵng, năm 2005), kha năng là *I) -Cái có thể xuất hiện, có thể xây ra trong điều kiện nhất định 2) - Cai vốn có về vật chất hoặc tỉnh thần để có thể làm được việc gì” Dù theo nghĩa nào thì cũng không nên quy năng lực vào phạm trù khả năng vì người có năng lực trong một lĩnh vực nào đó,

chắc chắn sẽ thực hiện thành công loại hoạt động tương ứng; trong khi khả năng là

cái tồn tại dưới dạng tiềm năng, có thể biến thành hiện thực nhưng cũng có thể không biển thành hiện thực Tuy nhiên cần chú ý là thuật ngữ khả năng của các tác giả nước ngồi ln đi kèm với các cụm từ “đáp ứng một cách hiệu quả”, “hành động hiệu quả”, "hành động, thành công và tiến bộ”, "đi đến giải pháp” (Dẫn theo 27]

Trang 25

“Theo Trần Trọng Thủy và Nguyễn Quang Uẫn: “Nang lực là tổng hợp những

thuộc tính độc đáo của thân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định, nhằm đảm bảo việc hoàn thành có kết quả tốt trong lĩnh vực hoạt [Dẫn theo 27, tr.18-19] dong ấy

Đăng Thành Hưng cho rằng “Năng lực là thuộc tính cá nhân cho phép nhân thực hiện thành công hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể” [Dẫn theo 17, t.18]

Mặc dù có nhiều cách tiếp cận và diễn đạt khác nhau nhưng có thể thấy các tác giả đều thống nhất rằng:

~ Năng lực là một thuộc tính tâm lý phức hợp, là điểm hội tụ của nhiễu yếu tố như tr thức, kĩ năng, kĩ xảo, kinh nghiệm, sự sin sing và hành động trách nhiệm

~ Năng lực chỉ tổn tại và phát triển được thông qua các hoạt động Nói đến năng lực là nói đến khả năng hoàn thành một hoạt đông nào đó của cá nhân

~ Năng lực biểu hiện và quan sát được trong hoạt động, nó gắn liền với sáng tạo tuy có khác nhau về mức độ

~ Có nhiều năng lực khác nhau và mỗi cá nhân có năng lực khác nhau

~ Năng lực chỉ có rèn luyên mới phát triển được

Bản chất của năng lực là khả năng của chú thể kết hợp một cách linh hoạt, có tổ chức hợp lý các kiến thức, kĩ năng với thái độ, giá trị, động cơ, nhằm đáp ứng những yêu cầu phức hợp của một hoạt động, đảm bảo cho hoạt động đó đạt kết quả tốt đẹp trong một bối cảnh (tình huống) nhất định Biểu hiện của năng lực là biết sử dụng các nội dung kĩ thuật trong một tình huống có ý nghĩa, chứ không tiếp thu lượng trì thức rời rạc

Kế thừa các quan niệm về năng lực của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, theo chúng tôi “Năng lực là thuộc tinh cá nhân được hình thảnh, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể Hai đặc trưng cơ bản của năng lực là: 1) Được bộc lộ, thể hiện qua hoạt động; 2) Đảm bảo hoạt động hiệu quả đạt kết quả mong muốn”

Trang 26

3.3.1 Đánh giá trong day học toán 3.2.2.1 Các quan niệm về đánh giá

Hiện nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về thuật ngữ “đánh giá” xét trên các góc độ: đánh giá nói chung, đánh giá trong giáo dục, đánh giá trong day học và đánh

giá kết quả học tập

'Với đánh giá nói chưng, có thé ké ra một số định nghĩa sau

‘Theo quan niệm của triết học, đánh giá là xác định những giá trị của những, hiện tượng xã hội, hoạt động hành vĩ của con người tương xứng với những nguyên tắc và chuẩn mực nhất định, từ đó bộc lộ một thái độ Nó có tính động cơ, phương tiện và mục đích hành động

Theo bảng thuật ngữ đối chiếu Anh - Việt: *Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả công việc, dựa vào những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã dé ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.”

‘Theo K Ulbrich: “Đánh giá là hệ thống hoạt động nhằm thu thập số liệu, sản phẩm, báo cáo có giá trị thực vẻ sự hiểu biết và nắm vững những mục tiêu đã dé ra.”

Theo C E, Beeby: "Đánh giá là sự thu thập và lý giải một cách có hệ thống những bằng chứng dẫn tới sự phán xét về gia tri theo quan điểm hành động.”

Theo Jean-Marie De Ketele, đánh giá có nghĩa là:

+ Thu thập một tập hợp thông tin đủ thích hợp, có giá trị và đánh tin cậy + Xem xét mức độ phủ hợp giữa tập hợp thông tin này và một tập hợp tiêu chi phi hợp với các mục tiêu định ra ban đầu hay đã được điều chỉnh trong quá trình thu thập thông tin,

+ Nhằm ra một quyết định [Dẫn theo 27]

Trong giáo dục, đánh giá được các nhà nghiên cứu định nghĩa như sau: Đánh giá trong giáo dục xuất hiện khi có một người tương tác trực tiếp hay

gián tiếp với người khác nhằm mục đích thu thập và lý giải thông tin vé kiến thức,

hiểu biết, kĩ năng và thái độ của người đó

‘Theo Ralph Tyler (1902 -1994), nhà giáo dục và tâm lý học người Mĩ, "Quá trình đánh giá chủ yếu là quá trình xác định mức độ thực hiện các mục tiêu trong các chương trình giáo due.”

Trang 27

“Theo N.E, Gronlund (1968): "Đánh giá là một tiến trình có hệ thống của việc

thu thập, phân tích và giải thích thông tin nhằm quyết định mức độ mà HS đã đạt

được mục tiêu giảng dạy”

XXét từ bình diện chức năng, mục đích cũng như đối tượng, *đánh giá trong giáo dục là quá trình thu thập và lý giải kịp thời, có hệ thống thông tin về hiện trạng, khả năng hay nguyên nhân vẻ chất lượng và hiệu quả giáo dục căn cứ vào mục tiêu dạy học, mục tiêu đào tạo làm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp và ˆhành động giáo dục tiếp theo” [Dẫn theo 27]

Trong dạy học toán, đánh giá được quan niệm như sau:

Dinh gid (Assessment) la qué trinh thu thập và xử lí kịp thời, có hệ thống thông tin về hiện trạng, khả năng hay nguyên nhân của chất lượng và hiệu quả giáo đục căn cứ vào mục tiêu giáo dục, làm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp và hành động giáo dục tiếp theo nhằm phát huy kết quả, sửa chữa thiếu sót (Trần Vui, 2013, [31, trl3])

Trong chương trình giáo dục Toán của nhiều nước đã thống nhất quan về đánh giá khả năng Toán học như sau: Sự đánh giá thành tích học tập của HS là

một bộ phận chính yêu trong giáo dục Toán Sự kiểm tra và đánh giá là cần thiết để

đánh giá tính sẵn sàng của HS cho việc học mới, cung cấp cho GV những phản hồi về sự thành công của phương pháp giảng dạy và cách tiếp cận của mình, và giúp cho việc thiết kế các việc học mới (Trần Vui, 2013, [31, trl7])

n

"Đánh giá trong day học Toán cẳn chú trong hai khía cạnh: HS biết và có thể làm được những gì? HS nghĩ như thế nào về Toán học?

2.2.2.2 Chive năng của đánh giá trong dạy học Toản

Dựa trên kết quả nghiên cứu các nhà khoa học ((14], [17], [31]) chúng tôi xác định việc đánh giá trong dạy học Toán thực chất là quá trình thực hiện “mối liên hệ ngược” nhằm thu tín hiệu ngược trong, đồng thời thực hiện nhiều chức năng:

~ Chức năng giáo dưỡng: Đánh giá giúp HS thấy được kết quả học tập và rèn

luyện trung mơn Tốn của mình đạt được đến đâu, những mặt mạnh và những yếu

kém nào, các em đã phát triển được những năng lực tư duy, kĩ năng tính toán nào và còn năng lực, kĩ năng nào cần được bồi dưỡng, bổ sung, phải điều chỉnh trước khi bước vào một nội dung mới khác hay một giai đoạn khác của toán học trong chương trình Toán ở tiêu học Việc đánh giá còn giúp HS nắm chắc kiến thức môn học ở từng, bài, mạch kiến thức cụ thể tránh bị lỗ hồng kiến thức, tự tin, tự giác trong học tập

Trang 28

~ Chức năng phát triển: Thông qua đánh giá, HS có điều kiện để tiến hành các hoạt động trí tuệ như: ghi nhớ, tái hiện, phát hiện, phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát quá, hệ thống hóa, vận dụng tri thức toán học vào giải quyết các vấn để

liên quan đến thực tiễn đời sống Việc đánh giá không chỉ chú trọng đến việc tái

hiện kiến thức hay kĩ năng đã có mã còn có khả năng phát huy được trí thông minh, các năng lực tư duy toán học của các em như năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết

vấn để, năng lực xử lí bãi toán liên quan đến thực tiễn Đánh giá chuyển từ đánh giá

kiến thức kĩ năng sang đánh giá năng lực người học

~ Chức năng giáo dục: Đánh giá giúp HS biết được trình độ thực trong mơn 'Tốn của mình, từ đó nâng cao ý thức trong học tập, rèn luyện; tích cực vượt khó để vươn lên đạt kết quả cao hơn trong học tập, củng cố niềm tin vào năng lực của bản thân, nâng cao ý thức độc lập, tư giác, khắc phục tính chủ quan, tự mãn Ngoài ra, việc đánh giá còn giúp HS rèn luyện các phẩm chất như: lòng trung thực, tính tự chủ, tự trọng, ý thức vươn lên, tính khẩn trương, tính cẩn thận trong học tập mơn 'Tốn cũng như các môn học khác và trong các hoạt động khác của quá trình học tập Tự đánh giá là một biểu hiện của tự giáo dục

Việc đánh giá HS thực chất là quá trình “thu tín hiệu ngược ngoài”, cung cắp cho GV những thông tin ngược, phản ánh kết quả học tập, rèn luyện và trình độ năng lực của HS, những mặt mạnh cũng như yếu kém của HS để có biện pháp tác động phù hợp nhằm điều chỉnh HS, thúc đẩy quá trình học tập, rèn luyện của học ngày cảng hiệu quả hơn

3.3.2.3, Những xu hướng đánh giá mới trong dạy học Toán

Mọi HS đều có khả năng học Toán và việc học đó được đánh giá như thế nào để động viên, khuyến khích sự nỗ lực tối đa của mỗi em là vấn đề lâu nay ít được chú ý đến

“Trước đây, trong các trường học, việc đánh giá HS chỉ căn cứ vào

thường so sánh năng lực học toán của HS này với HS kia dựa vào kết quả điểm số ở

các bài kiểm tra Không quan tâm nhiều đến sự nỗ lực của mỗi Hồ trong từng giai

đoạn học tập, hai HS cùng đạt một điểm số nhưng có thể đánh giá khác nhau về năng lực toán học Ngày nay, những xu hướng đánh giá mới trong dạy học Toán rất được quan tâm như:

~ Đánh giá HS phải gắn liễn và nhất quản với PPDII

Trang 29

~ Các PPĐG phải phù hợp với mục đích của đánh gia

~ Tất cả các khía

được đánh

¡nh của trì thức Toán học và các mối liên quan của nó ~ PPDH, sách giáo khoa được xem xét một cách bình đẳng với việc đánh giá trong một chương trình giáo dục Toán

“Cùng với nó là những thay đổi trong thực hành đánh giá (theo Trần Vui, 2013): Quan niệm “cũ (Quan niệm *mới Chỉ đánh giá HS về các sự kiện chuyên biệt và kỹ năng cô lập Đánh giá năng lực toán học đầy đủ của HS

So sánh sự thể hiện của HS này với

những HS khác chi được thiết lập So sánh sự thế hiện của HS với các tiêu Thiết kế những hệ thống đánh giá “thầy giáo không xâm nhập được” “Tạo công cụ hỗ trợ cho GV và tin tưởng sự đánh giá của GV

Lâm cho quá trình đánh giá là bí mật,

bên ngoài và cứng nhắc Làm cho quá trình đánh giá trở nên công, khai, đễ tham gia và cơ ding

Hạn chế HS tập trung vào chỉ một dạng

khi trình bày kiến thức toán của mình Tạo cho HS có nhiều cơ hội để biểu hiện những khả năng tính toán của mình Đánh giá bởi GV giảng dạy "Nhiều đối tượng tham gia đánh giá Dùng đánh giá để sàng lọc và loại HS ra khỏi những cơ hội học toán Ding dinh gia dé bảo đảm tắt cả HS có cơ hội đạt được các tiềm năng của mình

Đối xử việc đánh giá như là độc lập

với chương trình và việc dạy học Xếp đánh giá ngang hàng với chương trình và việc dạy học

Xem HS là một đối tượng của đánh giá Xem HS là những thành viên tích cue của quá trình đánh giá

“Xem đánh giá là rời rac va kết thúc

“Xem đánh giá liên tục và quay vòng,

2.2.2.4 Quá trình đánh giá trong dạy học Toán

Một cách rất tự nhiên khi học Toán, trong đầu các em thường xuất hiện câu hỏi: Kiến thức này liệu có trong đề kiểm tra sắp tới hay không?” Điều này cho thấy người học chỉ quan tâm học những điều sẽ được đánh giá hơn là học để làm được

Trang 30

điều gì đó có ý nghĩa Vì vậy, nhiệm vụ của GV là làm sao cho HS nhận thức được quá trình đánh giá không chỉ dựa trên những kiến thức được kiểm tra mà là sự thể

hiện của các em trong giờ học, sự tiến triển qua từng mạch kiến thức, cũng như năng lực của HS ở những thời điểm khác nhau trong học ki hay năm học

“Quá trình đánh giá gồm 4 thành phẩn, cũng là 4 giai đoạn, có mỗi liên hệ chất chẽ với nhau:

chứng cứ Thụ thập

Hình 2.1 Các giai đoạn đánh giá (Trần Vui, 2013)

"Như vậy có thể nói: để phát triển năng lực toán học ở mỗi HS, đánh giá trong giáo dục Toán phải thúc đẩy mọi nỗ lực của HS, trân trọng mỗi kết quả mà các em đạt được dù là rất nhỏ, rất khiêm tốn

3.3.3 Năng lực đnh giá trong day học toán

NLBG trong day học Toán là khả năng GV hiễu rõ được trình độ toán học và khả năng vận dụng của HS trong học tập và đời sống, xác nhận được kết quả quá học tập toán của từng HS và điều chinh, bổ sung trong dạy học Để tạo được uy tín trước HS, người GV phải có quan điểm đánh giá khách quan, chính xác và công bằng Thái độ và hành vi trung thực, khách quan của GV một mặt đảm bảo các yêu cầu của nhiệm vụ giáo dục mặt khác tạo ra sức cảm hóa lớn đối với người học kể cả đánh giá thành công hay hạn chế của HS Khả năng đánh giá đúng của GV đối với người học sẽ tác động mạnh mẽ đến kết quả tự học và kết quả rèn luyện đạo đức cho HS và làm tang uy tin của bản thân GV

2.3 Đánh giá trong mơn Tốn lớp 5

3.3.1 Các nguyên tắc đánh giá trong mơn Tốn lớp Š a) Ngun tắc khách quan

Nguyên tắc khách quan là những nguyên tắc cần được thực hiện trong khi kiểm tra và đánh giá để đảm bảo cho kết quả thu thập được ít chịu ảnh hưởng tir

Trang 31

những yếu tố khác với mục tiêu và nội dung cần đánh giá Sau đây là một số quy tắc thực hiện nguyên tắc khách quan trong môn Toán 5:

~ Kết hợp kiểm tra định tính với kiểm tra định lượng (kiểm tra bằng quan sắt, nhận xét suốt quá trình học tập mơn Tốn của HS kết hợp với điểm số của bài kiểm tra cudi ki)

~ Kết hợp nhiều PPDG khác nhau (PPĐG truyền thống vả PPĐG hiện đại) nhằm hạn chế tối đa các nhược điểm của mỗi loại hình đánh giá

~ Đảm bảo môi trường, cơ sở vật chất không ảnh hưởng đến việc thực hiện các bài tập đánh giá của HS

~ Kiểm soát các yếu tố khác ngoài khả năng thực hiện bải tập đánh giá của HS có thể ảnh hưởng đến kết quả bài làm môn Toán hay thực hiện hoạt động học toán của các em Các yếu tổ khác đó có thể là trang thái sức khỏe, tâm lý lúc làm bai hay thực hiện hoạt động; ngôn ngữ diễn đạt trong bài kiểm tra (lời giải, lý luận ngắn); độ đài của bài kiểm tra; sự quen thuộc với bài kiểm tra (làm mot bai kiểm tra mà trước đây HS đã được làm hoặc đã được ôn tập) - việc được chuẩn bị kĩ trước khi kiểm tra

~ Những phán đoán giá tri và quyết định vẻ việc học của HS phải được xây

dựng trên ba cơ sở:

(1) Kết quả học tập môn Toán lớp 5 của HS được thu thập được một cách có hệ

thống trong quá trình dạy học

(2) Các tiêu chí đánh giá về từng năng lục học toán với các mức độ đạt được phải rõ rằng

(3) Sự kết hợp và cân bằng giữa hai loại đánh giá: thường xuyên (làm bài tập ở nhà, hỏi đáp đò bài cũ, hình thành kiến thức mới, trao đổi thảo luận giờ thực hành toán) và tổng kết (bài kiểm tra mơn Tốn lớp 5 cuối kì), hay nói cách khác là đánh giá quá trình và đánh giá sản phẩm học tập

'b) Nguyên tắc công bằng

"Nguyên tắc công bằng là hệ thống các quy tắc cần được thực hiện trong đánh ễt quả học tập mơn Tốn lớp 5 nhằm đảm bảo rằ

giá ing nhimg HS thực hiện các

hoạt động học tập toán với cùng một mức độ và thể hiện cùng một nỗ lực trong học tập sẽ nhận được những đánh giá kết quả như nhau

Trang 32

Sau đây là một số quy tắc nhằm đảm bảo tính công bằng trong kiểm tra đánh giá mơn Tốn lớp 5:

~ Mọi HS được làm việc đều đặn trên các nhiệm vụ hay bài tập có tính thách thức để giúp mỗi em có thể tích cực vận dụng phát triển kiến thức và kĩ năng đã học

~ Đề bài kiểm tra phải cho HS cơ hội để chứng tỏ khả năng áp dụng những kiến thức, kĩ năng mà các em đã học vào đời sống hảng ngày và giải quyết vấn để

(Bài toán liên quan đến thực tiễn, mơ hình hóa tốn học)

~ Đối với những bài kiểm tra nhằm thu thập những thông tin để đánh giá xếp loại HS, GV cần phải đảm bảo rằng hình thức bải kiểm tra là quen thuộc với mọi HS Ví dụ: hình thức kiểm tra lựa chọn hoặc điền vào chỗ trống chỉ nên sử dụng khi mọi HS đã biết cách làm các hạng bai đó Mặt khác, ngôn ngữ sử dụng trong bài kiểm tra phải đơn gián, rõ ràng, phù hợp với trình độ của HS Nếu có hình ảnh, hoặc sơ đồ, bảng biểu thì cũng cần phải được thể hiện sáng rõ, và bài kiểm tra cũng

không nên chứa những hàm ý đánh đồ HS Những yêu cầu này nhằm tạo điều kiện

đảm bảo cho các kết quả kiểm tra thu nhận được sẽ thể hiện đúng mục tiêu cần đánh giá chứ không chứ không phải thể hiện khả năng HS có vượt qua những trở ngại do cách trình bày của bài kiếm tra tạo ra

~ Đối với các bài kiểm tra kiểu phát triển năng lực, thang đánh giá cần được xây dựng cân thân, các tiêu chí phải rõ rằng sao cho việc đánh giá hay ghi nhận xét kết quả phản ánh đúng năng lực của HS theo từng mức độ

©) Diim bio tính toàn diện

Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện là hệ thống các quy tắc cần được thực hiện trong quả trình đánh giá kết quả học tập mơn Tốn lớp 5 cho HSTH nhằm đảm bảo kết quả HS đạt được qua kiểm tra, phản ánh được các mặt: năng lực toán học, thái độ học tập mơn Tốn của các em cũng như nhiều mức độ nhận thức khác nhau trong hoạt động học tập của họ

Sau đây là một số quy tắc nhằm đảm bảo tính toàn diện trong đánh giá thành quả học tập mơn Tốn của HS:

~ Nội dung kiểm tra đánh gid cin bao quát được các trọng tâm của bài học, phần học, mạch kiến thức cần đánh giá Chẳng hạn, đánh giá năng lực giải toán của HS qua nội dung Ôn tập về các dạng toán đã học

Trang 33

~ Mục tiêu đánh giá cần bao quát các kết quả học tập với những mức độ nhận thức từ đơn giản đến phức tap: nhớ/nhận biết, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá

~ Các bài tập hoặc hoạt động đánh giá không chỉ đánh giá kiến thức, kĩ năng

môn học mà còn đánh giá các phẩm chất trí tuệ và tình cảm cũng như những kĩ năng,

xã hội Khi đánh giá về năng lực giải tốn của HS, GV khơng chỉ đánh giá cách các em lập kế hoạch, trình bày bài giải, giải toán bằng nhiều cách mà còn đánh giá được năng lực tính toán, năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đẻ, năng lực tự học, năng lực mô hình hóa của HS Ngoài ra, còn đánh giá thái độ, lòng say mê học

toán của mỗi em

4) Dim bio tinh hệ thống

Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống trong mơn Tốn lớp 5 đòi hoi:

() Việc đánh giá và làm rõ mục tiêu, tiêu chí đánh giá phải được đặt ở mức ưu tiên cao hơn công cụ và tiến trình đánh giá

~ Không bao giờ được thực hiện đánh giá khi chưa xác định nội dung và mục đích đánh giá, vì giá trị của các kết quả đạt được không chỉ phụ thuộc vào mặt thuật của việc thiết kế và sử dụng các CCĐG, mà trước hết là vào việc xác định rõ cần phải đánh giá năng lực toán học nào của HS và đánh giá để làm gi

~ Chuẩn đánh giá của một nội dung toán học nào đó phải phù hợp với mục

tiêu và yêu cầu của chương trình dạy học trong từng thời đoạn cụ thé

~ Chuẩn đánh giá phải phù hợp với mọi đối tượng HS (mặc dù con đường đạt chuẩn của từng đối tượng có thể có những đặc điểm khác nhau)

~ Chuẩn đánh giá phải phủ hợp với điều kiện dạy học cụ thể của số đông các trường bình thường,

(ii) PPĐG phải được lựa chọn dựa trên mục đích đánh giá

Đôi khi một phương pháp, CCĐG được lựa chọn chỉ vì nó thuận tiện, dễ sử: dụng, hoặc quen thuộc với người đánh giá Tắt cả những điều này đều quan trọng, nhưng điều quan trọng nhất trong việc lựa chọn một phương pháp, CCĐG phù hợp, là xem xét phương pháp, công cụ ấy có đo lường được một

năng lực toán học của HS mà GV cần đánh giá hay không Bởi vì một phương pháp hay CCĐG chỉ thích hợp nhất cho một vải mục đích cụ thể

hiệu quả nhất các

Trang 34

'Tiến trình đi từ việc thu thập tư liệu, thông tin đến việc đưa ra những kết luận về việc học tập của HS cần phải được tường minh

(iv) Đánh giá là phần hữu cơ trong quá trình dạy học và giáo dục

Mục tiêu và PPDG phải tương thích với mục tiêu và phương pháp giảng dạy Chẳng hạn, để HS có thể thành công trong kiểm tra hay các hoạt động học tập, thực hành toán đồi hôi các em phải biết áp dụng kiến thức hoặc biết tự xây dựng các giải pháp riêng cho mình khi giải quyết vấn đẻ, thì trong lúc học, HS phải được khuyến khích, được tạo điều kiện tìm tòi, xây dựng và phát hiện ý nghĩa của các khái niệm, của các kiến thức toán

{v) Kết hợp với kiểm tra thường xuyên với kiểm tra tổng kết

(vi) Độ khó của bài tập hay hoạt động đánh giá phải ngày cảng cao theo thời gian

©) Dim bio tính công khai

Đánh giá phải là một tiền trình công khai Theo yêu cầu của nguyên tắc đảm

bảo tinh công khai trong mơn Tốn lớp 5, các tiêu chuẩn và yêu cầu đánh giá các nhiệm vụ hay bài tập, bai thi cằn được công bố đến HS trước khi họ thực hiện Các yêu cầu, tiêu chuẩn đánh giá này có thể được thông báo miệng, hoặc được thông báo chính thức qua những văn bản hướng dẫn làm bài HS cũng cần biết cách tiến hành các nhiệm vụ để đạt được tốt các tiêu chuẩn và yêu cầu đã định Việc công

khai các yêu cầu hoặc tiêu chí đánh giá tạo điều kiện cho HS có cơ sở để xem xét

tính chính xác, tính thích hợp của các đánh giá của GV, cũng như tham gia đánh giá kết quả học tập của bạn học và của bản thân Nhờ vậy, việc đảm bảo tính công khai sẽ góp phần làm cho hoạt động kiểm tra đánh giá trong mơn Tốn lớp 5 trong nhà trường khách quan và công bing hơn HS biết rở được mức độ năng lực đạt được của mình để có phương pháp điều chinh hoạt động học tập

#) Đăm bão tính giáo dục

Đánh giá trong mơn Tốn lớp 5 phải góp phần nâng cao hiệu quả việc học tập và các năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, tự giáo dục của HS HS có thể học từ những đánh giá của GV Và từ những điều học được ấy, các em định ra cách tự điều chính hành vi học tập về sau của bản thân Ví dụ, nếu trọng tâm của đánh giá năng lực giải toán thì HS biết được mình đã đạt được và chưa đạt được những gì sau khi giải một bài toán

Trang 35

Muốn vậy, GV cần làm cho bài kiếm tra/bài thực hành toán/phiếu học tập của HS sau khi được chấm điểm/nhận xét trở nên có ích đối với HS bằng cách ghi lên bài kiếm tra những ghỉ chú về ~ Hoạt động ~ Ngày tháng ~ Những gì mà người học đã làm được ~ Những gì mà người học có thể làm được ~ Những gì HS cần hỗ trợ thêm

~ Những gi HS edn hoe them

Nhờ vây, nhìn vào bài làm của mình, HS nhận thấy được sự tiễn bộ của bản thân, những gì cần cố gắng hơn trong quá trình học môn Toán, cũng như nhận thấy sự khẳng định của GV về mức độ từng loại năng lực của mình Điều này có một tác dung động viên người học rất lớn, góp phần quan trọng vào việc thực hiện chức năng giáo dục và phát triển của đánh giá giáo dục

h) Đảm bảo tính phát triển

Xét vé phương diện giáo dục, có thể nói dạy học là phát triển Nói cách khác, giáo dục là quá trình giúp những cá nhân trong xã hội phát triển những tiểm năng của mình để trở thành những người hữu dụng

“Trong day học môn Toán lớp 5, dé giúp cho việc đánh giá kết quả học tập có tác dụng phát rn các năng lực toán học của HS một cách bằn vững, cần thực hiện các điều sau:

~ CCĐG tạo điều kiện cho HS khai thác, vận dụng các kiến thức, kĩ năng liên môn và xuyên môn

~ Phương pháp và CCĐG góp phần kích thích lối day phát huy tỉnh thần tự lực, chủ động và sáng tạo của HS trong học tập mơn Tốn, chú trọng thực hành, rèn luyện và phát triển các năng lực toán học (tư duy, phát hiện và giải quyết vấn tính toán, tự học, mô hình hóa, sử dụng phương tiện và công nghệ thông tin )

~ Đánh giá hướng đến việc duy trì sự phấn đấu và tiền bộ của người học cũng

như góp phần phát triển động cơ học tập đúng đắn trong người học

~ Qua những phán đoán, nhận xét về việc học của HS, người GV nhất thiết phải giúp cho các em nhận ra chiều hướng phát triển trong tương lai của bản thân,

Trang 36

nhận ra những tiềm năng của mình Nhờ vậy, thúc đấy các em phát triển lòng tự ta, tự trọng và ý hướng phần đấu học tập, hình thành năng lực tự đánh giá cho HS 3.3.2 Các hình thức đánh giá trang mơn Tốn ở tiểu học

“Q trình đánh giá trong dạy học toán ở tiểu học thực hiện theo các văn bản hướng dẫn chung của cắp học Hiện nay, trong DH Toán GV đang sử dụng hai hình thức: đánh giá bằng điểm số và đánh giá bằng nhận xét

~ Đánh giá bằng điểm số là sử dụng những mức điểm khác nhau trên một thang điểm để chỉ ra mức độ về kiến thúc và năng lực toán học mà HS đã thể hiện được qua một nhiệm vụ học tập toán hoặc sản phẩm học tập

'Thang điểm là một tập hợp các mức điểm liễn nhau theo trật tự số từ cao đến thấp hay ngược lại Trong thang điểm, đi kèm với mỗi mức điểm là phần miêu tả những tiêu chí tương ứng cho từng mức điểm Như vậy, một thang điểm đầy đủ bao

ghm các mức điểm và phần miêu tả những yêu cầu về kiến thức bay kĩ năng toán

học mả HS đạt được cho mỗi mức điểm Phần miêu tả này có thể gọi là phần hướng dẫn chắm điểm hoặc đáp án Thiéu phần hướng dẫn này, các điểm số miêu tả cho từng mức điểm là căn cứ để GV giải thích ý nghĩa các điểm số, đồng thời để họ có thể đưa ra những nhận xét cụ thể về kết quả bải làm của HS

~ Đánh giá bằng nhận xét là đưa ra những phân tích hoặc những phán đoán về học lực của người học bằng cách sử dụng các nhận xét được rút ra từ quá trình quan sát các hành vi hoặc sản phẩm học tập của HS theo những tiêu chí được cho trước [Dẫn theo 27] 2.3.3 Phương pháp và công cụ đánh 3.3.3.1 Phương pháp đánh giá PPĐG là các hình thức, cách thức hành động, thông qua đó và bằng cách đó người đánh giá thu thập thông tin từ người được đánh giá, phân tích thông tin va sir dụng thông tin đó nhằm đạt được mục tiêu đánh giá

Có rất nhiều phương pháp cụ thể dùng để thu thập thông tin cho mục đích đánh giá Các kết quả nghiên cứu lại cho thấy GV thường sử dụng nhiễu nhất ba nhóm phương pháp chủ yếu sau để thu thập thông tin trong kiém tra đánh giá trên lớp: phương pháp kiểm tra viét, phương pháp quan sát và phương pháp vẫn đáp

GV rất tin cây vào các phương pháp này nhằm giúp họ có được thông tin kiểm tra

đánh giá cẳn thiết để ra quyết định đúng đắn cho lớp học

Trang 37

hành kĩ năng mà qua đó GV có thể đánh giá được năng lực nắm trỉ thúc cũng như năng lực ứng dung lý thuyết vào thực tiễn của HS để từ đó đưa ra những phản hồi sớm nhằm thúc đây hoạt động học tập của HS đạt hiệu quả

‘Trinh diễn của học sinh

“Trong nhiều môn học, bai học mà mục tiêu dạy học chủ yếu là phát rin kĩ năng thì việc đánh giá bằng phương pháp trình diễn có ý nghĩa hết sức quan trọng

Phương pháp trình diễn tạo cơ hội cho HS trình bày hay biểu diễn một thí nghiêm,

các thao tác kĩ thuật với công cụ Khi trình diễn, HS có cơ hội thể hiện sự nắm vững, tri thức qua hành động thực tế của đời sống Do đó, nó có thể cung cắp những thông tin xác thực cho việc đánh giá kĩ năng, thái độ của HS,

Hoe sinh tự đánh giá

“Tự đánh giá là phương pháp mà HS dua ra những nhận xét về những mặt mạnh, mặt yếu của bản thân về một năng lực cụ thé hay hoạt động học tập nào đó Việc thấy được những hạn chế cũng như những tiến bộ của bản thân trong rèn luyện và học tập giúp HS nâng cao ý thức trách nhiệm đồi việc học tập, giáo dục lòng tự tin, tính độc lập, và phát triển năng lực tự đánh giá cho các em

23.3.2 Cong cụ đánh giá

‘Theo Hoàng Phê: “Công cụ là cái dùng dé tiền hành một việc nào đó, để đạt đến một mục đích nào đớ” Tác giả Nguyễn Lân cho rằng “Công cụ là phương tiện dùng để đạt một mục đích” [Dẫn theo 27]

Trong khuôn khổ của luận văn này, CCĐG được hiểu là các phương tiện được sử dụng rong suốt quá trình dạy và học nhằm đạt được các mục đích đánh giá

“Tỉnh năng cơ bản của CCPG là thu thập thông tin để cung cấp cho GV và HS trong

quá trình đánh giá và tự đánh giá

'Các nghiên cứu cho thấy có rất nhiều loại công cụ đã và đang được sử dụng

để đánh giá chất lượng HS Tùy thuộc vào mục đích/mục tiêu, đối tượng và đặc

trưng của các hoạt động giáo dục/dạy học mã GV/HS có thể lựa chọn những loại 'CCĐG khác nhau cho phù hợp Dưới đây là các công cụ đánh giá thường được để cập nhiều nhất trong các tài liệu viết về đánh giá giáo dục (Leen Pil, 2012):

'Ghi chép ngắn - Một HTĐG thường xuyên thông qua việc quan sát người học trong lớp học Những ghi chép không chính thức này cung cấp cho GV thông, tin về mức độ người học xử li thông tin, phối hợp với người học cũng như những

quan sát tổng hợp vẻ cách học, thái độ và hành vi học tập,

Trang 38

“Tôn vinh học tập - Một sự kiện mà ở đó người học có cơ hội chia sẻ kiến thức,

hiểu biết của các em về một số lĩnh vực môn học với bạn học, với GV và phụ huynh

Cùng đánh giá - Sự kết hợp giữa tự đánh giá và đánh giá của người khác (GV, ban hoe ) Đây là quá trình đổi thoại giữa HS và HS nhưng kết quả đánh giá cuối cùng lại là của GV

“Thẻ kiểm tra - Một hoạt động tương đổi dễ kéo dài trong 5 phút nhằm kiểm tra kiến thức của người học trước, trong và sau một bài học hoặc một đơn vị học

Người học trả lời 3 câu hỏi do GV đưa ra GV có thể đọc nhanh câu trả lời và lập kế hoạch cho việc giảng dạy cần thiết

Bản đồ tư duy - Công cụ tổ chức theo hướng đỗ họa, giúp HS động não và thể hiện các ý tưởng và khái niệm

‘Trinh bay miệng - Người học được phép chia sẻ kiến thức qua trao đổi thảo

luận Một số người học có thể chọn cách trình bày miệng bằng việc sử dụng truyền

thông đa phương tiện

Đánh giá đồng đẳng - việc đánh giá trong đó một người học, một nhóm người học hoặc cả lớp cung cấp thông tin phản hồi bằng cách viết ra hoặc nói lại

cho một người học khác HS có thể sử dụng các bảng kiểm, phiểu hướng dẫn đánh giá theo tiêu chí hoặc trả lời bằng văn bản đồi với sản phẩm của một bạn khác

Hỗ sơ học tập - Một tập hợp đại diện sản phẩm học tập của một người học,

thường bao gồm những sản phẩm tốt nhất cho tới nay và một số sản phẩm đang

được hoàn thành để thể hiện quá trình nỗ lực học tập của người học

Hoe tip theo dy an - La chiến lược giảng day trong đó thứ thách người học khám phá các câu trả lời cho câu hỏi của mình thông qua việc khám phá thực tế Đây là những cơ hội học tập sâu nhằm thúc đẩy người học và tích hợp nhiều mục tiêu chương trình giáo dục

Phiếu hướng dẫn đánh giá theo tiêu chí - Một tập hợp các ý mong đợi của GV để đánh giá mức độ hiểu biết của người học và tạo điều kiện cho người học biết được những điều GV mong đợi và những việc các em cần thực hiện để học tập đạt kết quả cao

‘Ty đánh giá - Là điều cơ bản đối với tắt cả các lĩnh vực học tập, bởi vì người học thực hiện các quyết định đối với việc học của bản thân các em Nó

khuyến khích việc học ở cắp độ sâu, đồng thời khích lệ người học trở nên độc lập và có thể nâng cao hứng thú động lực học tập của mình [20, tr.52 -34]

Trang 39

2.4 Năng lực đánh giá trong dạy học toán cũa giáo viên tiểu học 24.1 Vai trò của giáo viên trong đánh giá học sinh tiếu học

Đội ngũ GV là yếu tố hàng đầu quyết định chất lượng giáo dục Giáo dục tiểu

học là cấp học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, do vay GV tiéu học có một vị trí, vai trò quan trọng GV là người góp phần quyết định trong việc thực hiện có chất lượng hoạt động day và học, thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học Trường tiểu học gắn liền với công đồng làng xã, do đó hoạt động của GV ở trong và ngoài nhà trường có tác dụng to lớn đến sinh hoạt văn hóa và đời sống địa phương, đặc biệt ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số,

Chuẩn nghề nghiệp GV tiểu học (2007) nêu rõ yêu cầu GV phải có về kiến thức về kiểm tra, đánh giá hết quả học tập, rén luyện của HS

Đánh giá kết quả giáo dục là một bộ phận không thể thiếu của quá trình gi dục Kiểm tra, đánh giá là khâu cuối cùng, đồng thời khởi đầu một chu trình kín tiếp

theo với một chất lượng cao hơn của quá trình giáo dục Chính vì vậy, người GV'

cần có kiến thức về kiểm tra, đánh giá, cằn nhận thức đúng đắn về vị trí và tằm quan trọng của kiểm tra, đánh giá để có giải pháp khắc phục những nhược điểm của hiện trạng đánh giá, đổi mới quá trình đánh giá nhằm phản ánh chân thực chất lượng học tập, rên luyện của HS, có tác dụng giáo dục HS, khuyến khích HS học tập, rên luyện đạo đức, đặc biệt đối với lứa tuổi nhỉ đồng và thi

trình giáo dục tiểu học thì việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS phải đổi mới theo hướng: niên, Thực hiện đổi mới chương

- Không chỉ đánh giá khả năng nắm vững trỉ thức, kĩ năng cơ bản,

chương trình học (theo Chuẩn Kiến thức, kĩ năng), mà còn đánh giá khả năng vận

dụng trí thức, kĩ năng cơ bản để giải quyết những vấn đề thực tiễn mà HS gặp phải

~ Đánh giá mức độ phát triển ở mỗi HS trong quá trình học ở lớp và tự học - Thực hiện quyền đánh giá không chỉ của GV ma GV edn cd phải tạo điều kiện để HS tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau

~ Kết hợp cách đánh giá mới (trắc nghiệm, trắc nghiệm kết hợp tự luận, bài tập giải quyết vấn đề ) với cách đánh giá truyền thống Cách đánh giá mới thể hiện ở chỗ buộc HS phải có sự lựa chọn (lựa chọn câu trả lời đúng, lựa chọn điều kiện, lựa chọn cách thức giải quyết vấn đề); HS phải bộc lộ thái độ trước một vấn đề, HS phải phát hiện được các tỉnh huồng có vấn đề

Trang 40

3.4.3 Năng lực đẳnh giá của giáo viên trong dạy học mơn Tốn lớp Š NLĐG của GV trong quá trình dạy học thể hiện qua các hoạt động: a) Hiểu biết về đánh giá HSTH trong quá trình dạy học Cụ thé:

~ Xác định được mục đích, yêu cầu, tác dụng của việc kiểm tra, đánh giá trong môn Toán lớp 5 d6i với HSTH

~ Nắm được các nguyên tắc đánh giá trong dạy học; phân tích được mỗi quan hệ giữa việc đổi mới kiểm tra đánh giá với việc đôi mới nội dung, phương pháp dạy: hoc môn Toán ở tiêu học, cụ thé là mơn Tốn lớp 5 iéu rõ điểm mạnh, điểm yêu của các PPĐG HISTH trong quá trình day hoc mơn Tốn lớp 5 +b) NLĐG của GV trong DH mơn Tốn lớp 5 thể hiện tính linh hoạt, sáng tạo Cụ thể

~ Thực hiện việc kiểm tra, đánh giá, xếp loại HS theo đúng quy định như văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT

~ Nội dung, PPĐG phù hợp với đối tượng HS và điều kiện cụ thể của lớp học và đặc trưng môn Toán lớp S5, là lớp cuối cấp bậc tiểu học

~ Vân dụng sáng tao các phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá theo tỉnh thần đổi mới; sử dụng kết quá kiểm tra, đánh giá để rút kinh nghiệm giáo dục và giảng dạy đồng thời thông báo với HS để HS sửa chữa, phần đấu ngày cảng tiến bộ trong học tập môn Tốn

©) Thiết kế các CCĐG theo yêu cầu chỉ đạo chuyên môn, đạt chuẫn kiến thức kĩ năng mơn Tốn lớp Š và phủ hợp với các đối tượng HS

~ Thiết kế công cụ đánh giá theo đúng hướng dẫn của cắp chỉ đạo

~ CCĐG đảm bao: vừa đánh giá được kiến thức, kỹ năng cơ bản trong mơn 'Tốn lớp § vừa phát huy được năng lực toán học của HS

2.5 Đặc điểm quá trình nhận thức của học sinh lớp 5

So với HS lớp 1, 2, 3, 4, HS lớp 5 đã thành thạo và bắt đầu hoàn thiện hơn về các mặt của nhận thức (chú ý, ghỉ nhớ, tư đuy, trí tưởng tượng )

Về trí giác, cuối lứa tuổi HSTH trì giác của các em được tổ chức lại, nâng lên trình độ cao hơn và mang tính trọn vẹn Tri giác của trẻ đã mang tính chất một hoạt

Ngày đăng: 27/08/2022, 13:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w