Nối tiếp phần 1, phần 2 của tài liệu Phân tích lý thuyết tài chính - tiền tệ tiếp tục trình bày các nội dung chính sau: Lý thuyết tiền tệ - ngân hàng; Tiền tệ và lưu thông tiền tệ theo quan điểm của Karl Marx; Chế độ lưu thông tiền tệ; Lạm phát, thiểu phát và các biện pháp ổn định tiền tệ; Cung - cầu tiền tệ; Tín dụng và lãi xuất; Hệ thống ngân hàng; Ngân hàng thương mại; Hệ thống tài chính quốc tế;... Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết.
Trang 1117
PHAN Il
Trang 2Chương 6 : ĐẠI CƯƠNG VỀ TIỀN TỆ VÀ LƯU THÔNG TIỀN TỆ 119
Chitong 6
DAI CUONG VE TIEN TE VA LUU THONG TIEN TE
MỤC ĐÍCH
Nghiên cứu xong chương này chúng ta cần hiểu những vấn đề
mấu chốt sau đây:
⁄' Cách tiếp cận của từng trường phái trong nghiên cứu, sự khác nhau trong cách nghiên cứu và rút ra ý nghĩa thực tiễn
~ arl Marx nghiên cứu tiển tệ có đẩy đủ giá trị nội tại (tiên vang — tian ban vị), tiền tệ trực tiếp sinh ra từ quá trình sản xuất và
lưu thông hàng hóa, từ đó hiểu được ưu điểm và hạn chế khi sử dụng tiễn tệ
~ Trường phái hiện đại nghiên cứu các dau hiệu giá trị mà điển hình là tiên giấy và tiền đúc bằng kim loại kém giá, đây là hình thái tiên tệ thuộc về một giai đoạn cao hơn của quá trình sản xuất Từ đó hiểu được ưu điểm và hạn chế khi sử dụng các đấu hiệu giá trị
⁄ Hiểu được sự khác nhau cơ bản về nguồn gốc, bản chất và
chức năng cũng như sự tác động giữa tiền tệ và các dấu hiệu giá trị
1 TIEN TE VA LUU THONG TIEN TE THEO QUAN ĐIỂM CUA
KARL MARX
1 Nguồn gốc ra đời của tiền tệ
Có rất nhiều các học thuyết bàn đến nguồn gốc và bản chất của
tiên tệ Nhưng có thế chia ra hai trường phái chính Trường phái thứ
Trang 3120 Chương 6 : ĐẠI CƯƠNG VE TIEN TE VA LƯU THONG TIEN TE
Mỗi trường phái nghiên cứu nguồn gốc của tiền tệ có sự khác
nhau cơ bản Trường phái thứ nhất nghiên cứu tiền tệ là tiền thực, tiền có đầy đủ giá trị nội tại — tiền vàng, còn trường phái thứ hai
nghiên cứu các dấu hiệu giá trị mà hình thái điển hình của các dấu hiệu giá trị là tiền giấy và tiền kim loại kém giá
Karl Marx nghiên cứu hình thái tiền tệ trực tiếp sinh ra từ quá
trình trao đổi hàng hóa, chứ không nghiên cứu các hình thái tiền tệ
thuộc về một giai đoạn cao hơn của quá trình trao đổi
Để nghiên cứu nguồn gốc ra đời của tiền tệ, Karl Marx đi từ việc nghiên cứu sự phát triển các hình thái giá trị Theo học thuyết giá trị của mình K.Marx nghiên cứu bốn hình thái giá trị sau:
— Hình thái giá trị giản đơn còn gọi là hình thái giá trị ngẫu nhiên
- Hình thái giá trị mở rộng còn gọi là hình thái giá trị đây đủ
— Hình thái giá trị chung còn gọi là hình thái giá trị phổ biến — Hình thái tiền tệ
1.1 Hình thái giá trị giãn đơn (ngẫu nhiên)
Đây là hình thái giá trị đầu tiên, xuất hiện vào giai đoạn cuối của chế độ công xã nguyên thủy, khi trình độ sản xuất trong các công
xã đã bắt đầu phát triển, là tiền để nảy sinh quan hệ trao đổi Quan hệ trao đổi trong công xã chỉ mang tính chất ngẫu nhiên, cá biệt và
giản đơn mà thôi
Phương trình trao đổi:
x hàng hóa A = y hàng hóa B
Hình thái giá trị giản đơn có những đặc trưng sau đây:
— Trao đổi hàng hóa chưa trở thành nhu câu của con người -_ Giá trị của một hàng hóa này chỉ có thể biểu hiện thông qua
một hàng hóa khác một cách ngẫu nhiên
Trang 4Chương 6 : ĐẠI CƯƠNG VỀ TIỀN TỆ VÀ LƯU THÔNG TIỀN TỆ 121
hiện khi nào được thỏa mãn tất cả các điều kiện về: giá trị, giá trị sử dụng, thời gian và không gian
~ Vật ngang giá dùng để biểu hiện giá trị hàng hóa mang tính
giản đơn
1.2 Hình thái giá trị mở rộng (đầy đủ)
Hình thái này xuất xứ khi trình độ sẵn xuất trong các công xã ngày càng phát triển hơn, hàng hóa sản xuất ra ngày càng nhiều hơn, tạo khả năng trao đổi ngày càng lớn hơn
Mặt khác, do sự tan rã của chế độ công xã nguyên thủy, sự hình thành chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sẵn xuất và xuất hiện cuộc phân công lao động xã hội lớn lân thứ nhất
Tất cả những yếu tố đó là tiên để cho sự phát triển của trao đổi
hàng hóa, làm cho trao đối hàng hóa trở thành nhu cầu và đã được mở rộng hơn Phương trình trao đổi: x hang héa A hoặc y bàng hóa B hoặc z hàng hóa Ở =u hàng hóa D hoặc v.v
Đặc trưng của hình thái này:
~ Trao đổi hàng hóa đã trở thành nhu cẩu của con người và
phức tạp hơn
_ Giá trị của một hàng hóa được biểu hiện ở nhiều hàng hóa
khác nhau
~ Trao đổi hàng hóa vẫn là trao đổi trực tiếp vật này lấy vật
khác, nghĩa là quá trình mua đồng thời là quá trình bán, nên vẫn
phải lệ thuộc vào các điều kiện về: giá trị, giá trị sử dụng, thời gian
Trang 5122 Chương 6 : ĐẠI CƯƠNG VỀ TIỀN TỆ VÀ LƯU THÔNG TIỀN TỆ
— Vật ngang giá dùng để biểu hiện giá trị hàng hóa mang tính
đặc thù và riêng biệt
1.3 Hình thái giá trị chung
Sản xuất hàng hóa ngày càng phát triển, nên trao đổi hàng hóa đã trở thành nhu cầu thường xuyên hơn, chuỗi hàng hóa đóng vai trò
làm vật ngang giá ngày càng dài vô tận và chồng chéo lên nhau, làm cho quan hệ trao đổi rất khó khăn và phức tạp
Mặt khác trình độ phân công lao động xã hội ngày càng cao làm
cho sản xuất và đời sống bị lệ thuộc vào trao đổi Do đó trao đổi
không chỉ là nhu cầu thường xuyên mà còn mang tính cấp bách Trao đổi trực tiếp vật — vật không còn phù hợp nữa, đòi hồi phải thay thế
bằng hình thức trao đổi hoàn thiện hơn, đó là trao đổi gián tiếp
thông qua một hàng hóa trung gian
Phương trình trao đổi: y hang héa A hoặc zhang héaB hoặc u hàng hóa C hoặc =x hàng hóa A Đặc trưng: ~ Trao đổi đã trở thành cầu thường xuyên hơn và mang tính cấp bách
- Giá trị hàng hóa được biểu hiện một cách thống nhất
— Không còn trao đổi trực tiếp vật này lấy vật khác nữa, mà trao đổi thông qua một hàng hóa đóng vai trò là vật ngang giá chung
1.4 Hình thái tiền tệ
Trang 6Chương 6 : ĐẠI CƯƠNG VE TIEN TE VA LUU THONG TIEN TE 123
dẫn tới quan hệ trao đối trở thành nhu cầu thường xuyên và mang tính cấp bách hơn, mở rộng hơn làm phá vỡ phạm vi địa phương chật hẹp trước đây, do đó đòi hỏi:
~ Vật ngang giá chung phải thống nhất vào một hàng hóa duy nhất trong phạm vi quốc gia, quốc tế
~ Vật ngang giá chung phải đáp ứng điều kiện: + Có giá trị cao
+ Thuần nhất về chất, dễ chia nhỏ, đễ gộp lại, ít bị hao mòn giá trị
+ Không bị các phần ứng hóa học làm hư hỏng
Hàng hóa được chọn làm vật ngang giá độc quyên để biểu hiện và đo lường giá trị của mọi hàng hóa trong phạm vỉ quốc gia và phạm
vi quốc tế phải là vàng
Vì sao lại phải là vàng? vì chỉ có vàng mới là thứ kim loại duy nhất thỏa mãn các điều kiện trên đây nên vàng trở thành tiền tệ và có tên gọi là tiễn tệ
Phương trình trao đổi: x hang héa A hoặc y hang héaB hoặc z hàng hóa C hoặc =m gr Vang
Thông qua việc nghiên cứu sự phát triển các hình thái giá trị của Karl Marx chúng ta thấy rằng:
Lúc đâu vật ngang giá chung là những hàng hóa tiêu dùng cần thiết cho từng bộ lạc hoặc từng địa phương Sau đó vật ngang giá chung có ý nghĩa tượng trưng như: vỏ sò, xương thú, vòng đá Khi
trao đổi hàng hóa mở rộng và trở thành nhu cầu thường xuyên hơn,
Trang 7124 Chương 6 : ĐẠI CƯƠNG VỀ TIEN TE VA LUU THONG TIEN TE
Kim loại được sử dụng đầu tiên làm vật ngang giá chung là
đồng, sau đồng là bạc, đến đầu thế kỷ XIX vàng đóng vai trò vật
ngang giá chung Khi vàng độc quyển đóng vai trò vật ngang giá
chung, nó được gọi là kim loại tiền tệ, hay tiền tệ
Nhu vậy tiền tệ là một loại hàng hóa, nhưng nó lại có khả năng trao đổi trực tiếp với nhiều loại hàng hóa khác và trước khi trao
đổi với chúng, vàng phải đo được giá trị của những hàng hóa này Chính vì vậy mà tiền tệ không chỉ là hàng hóa thông thường mà còn
là hàng hóa đặc biệt
2 Bản chất của tiền tệ
2.1 Khái niệm
Tiền tệ là một hàng hóa — hàng hóa đặc biệt, độc quyền đóng
vai trò vật ngang giá chung để đo lường, biểu hiện giá trị của các
hàng hóa và là phương tiện lưu thông hàng hóa
Sự xuất hiện của tiền tệ trong nền kinh tế thị trường đã chứng minh rằng: Tiền tệ là phạm trù kinh tế, đồng thời là phạm trò lịch
sử Quá trình xuất hiện của tiển tệ cho ta thấy, tiền tệ là sản phẩm
tất yếu của nên kinh tế hàng hóa Điều đó có nghĩa rằng: tiền tệ phát
sinh, phát triển và tổn tại cùng với sự phát sinh, phát triển và tên tại của sản xuất và trao đổi hàng hóa Bởi vậy ở đâu còn sắn xuất và trao đổi hàng hóa ở đó còn tổn tại tiền tệ và khi nào không còn sản xuất và trao đổi hàng hóa thì lúc đó sẽ không còn tiễn tệ nữa
Tiền tệ xuất hiện trong nền kinh tế hàng hóa, đã chứng minh
nó là sản phẩm tự phát của nền kính tế thị trường Quá trình này
thể hiện ở chỗ "cùng với sự chuyển hóa chung của sản phẩm lao động thành hàng hóa, thì hàng hóa cũng chuyển hóa thành tiền ta"
Vàng trở thành tiền tệ Vi sao vang lai tré thanh tién tệ? Vì
bản thân kim loại này vốn đã là hàng hóa Do đó cũng như các hàng
hóa khác tiền tệ có hai thuộc tính: Giá trị và giá trị sử dụng Nhưng
tiên tệ là hàng hóa đặc biệt vì nó có giá trị sử dụng đặc biệt Đó là giá trị sử dụng xã hội, tiên tệ là thước đo giá trị và phương tiện lưu thông cho cả thế giới hàng hóa Vị trí này cho đến nay chưa có hàng hóa nào thay thế được vàng
Trang 8Chương 6 : ĐẠI CƯƠNG VỀ TIỀN TỆ VÀ LƯU THÔNG TIỀN TỆ 125
Khi đê cập về vấn để này Karl Marx đã viết: "giá trị sử dụng của hàng hóa bắt đầu từ lúc nó rút ra khỏi lưu thông, còn giá trị sử dụng của tiên tệ với tư cách là phương tiện lưu thông lại chính là sự lưu thông của
nó" (2)
Khi tiền tệ xuất biện, thế giới hàng hóa được chia thành hai cực rõ rệt Một cực là tất cả các hàng hóa thông thường có nhu cầu biểu hiện giá trị của mình ở tiễn tệ và các hàng hóa này có thể thỏa mãn được một hoặc một vài nhu cầu nào đó của con người Còn bên kia ~ cực đối lập, là tiền tệ — vàng, trực tiếp biểu biện giá trị các hàng hóa Vì tiên tệ có thể trao đổi trực tiếp được với mọi hàng hóa trong bất kỳ điều kiện nào, cho nên tiền tệ có thể thỏa mãn được tất cả các nhu cầu của con người
2.2, Bản chất
— Tiên tệ là hàng hóa vì tiền tệ có hai thuộc tính như các hàng hóa thông thường khác, đó là thuộc tính giá trị và thuộc tính giá trị sử dụng
~ Tiên tệ là hàng hóa đặc biệt vì ngoài giá trị sử dụng riêng ra
tiên tệ còn có giá trị đặc biệt, đó là có thể trao đổi trực tiếp với mọi hàng hóa trong bất kỳ điều kiện nào, trong bất kỳ không gian và
thời gian nào, cho nên tiên tệ có thể thỏa mãn được mọi nhu cầu của con người
3 Các chức năng cửa tiền tệ
Bản chất của tiên chỉ được hiểu một cách đẩy đủ thông qua các
chức năng của tiên tệ Theo Karl Marx, tiên tệ có năm chức năng cơ
ban sau đây: ,
3.1 Chức năng thước đo giá trị
Tiên tệ thực hiện chức năng thước đo giá trị khi giá trị của tiền
tệ được sử dụng làm chuẩn để đo lường giá trị của các hàng hóa khác Thông qua quan hệ so sánh này giá trị của các hàng hóa được biểu
hiện thành giá cả hàng hóa
Trang 9
126 Chương 6 : DAI CUONG VE TIEN TE VÀ LUU THONG TIEN TE
Thực hiện chức năng thước đo giá trị, tiền tệ là thước đo hao phí
lao động xã hội kết tỉnh trong các hàng hóa Muốn thực hiện được
chức năng này, tiền tệ có những đặc điểm sau đây:
Thú nhất, tiền tệ phải có đầy đủ giá trị nội tại
Bản thân bàng hóa đã có giá trị nội tại, bởi vậy để đo được
những lượng giá trị này thì "thước đo" tiền tệ cũng phải có một lượng
giá trị nào đó Nếu "thước đo" không có giá trị nội tại thì không thể
là cơ sở để so sánh với giá trị hàng hóa được Hay nói một cách khác,
vì mọi hàng hóa đều có giá trị, nên để đo lường được tất cả các hàng hóa có giá trị thì tiền tệ cũng phải có giá trị mới có sự đồng nhất về
chất để đo lường
Thứ hai, tiền phải có tiêu chuẩn giá cả
Tiêu chuẩn giá cả là trọng lượng vàng nhất định chứa đựng
trong một đơn vị tiên tệ do luật pháp Nhà nước quy định,
Ví dụ: Đơn vị tiền tệ của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ (Mỹ) là đô la (dollar), ký hiệu quốc tế là USD Từ năm 1973 đến nay tiêu chuẩn giá cá của USD là 0,73662 gr vàng ròng
Tiên tệ phải được quy định tiêu chuẩn giá cả mới thực hiện được chức năng thước đo giá trị Bởi vì thế giới hàng hóa rất da dạng, có nhiều hàng hóa với những lượng giá trị khác nhau, có hàng hóa có giá trị cao, nhưng có hàng hóa lại có giá trị thấp Để có thể đo được
tất cả những lượng giá trị phong phú này, phải xác định tiêu chuẩn giá cả của tiền tệ Trên cơ sở tiêu chuẩn giá cả Nhà nước sẽ phát hành tiền tệ theo bội số và ước số của đơn vị tiền tệ
Thứ ba khi thực hiện chức năng thước đo giá trị khéng nhất
thiết phải sử dụng tiền mặt, mè chỉ sử dụng tiền trong ý niệm
Nghĩa là những người tham gia trao đổi hàng hóa so sánh một cách tưởng tượng hao phí lao động sản xuất ra hàng hóa với giá trị của tiên tệ đơn vị, xem hao phí lao động này là ước số hay bội số của tiền tệ đơn vị, trên cơ sở này xác lập một tỷ lệ trao đổi thích hợp
giữa hàng hóa và tiền tệ Việc so sánh tưởng tượng như trên gần như khả năng bẩm sinh của những người sản xuất hàng hóa trong nền
Trang 10Chương 6 : ĐẠI CƯƠNG VỀ TIỀN TỆ VÀ LƯU THÔNG TIỀN TỆ 127
Khi thực hiện chức năng thước đo giá trị, tiền tệ đã làm cho mọi hàng hóa đều có một tiếng nói chung - đó là giá cả
Giá cả của hàng hóa là giá trị của hàng hóa được biểu hiện bằng tiền Thực chất giá cả của hàng hóa là tỷ lệ so sánh giữa giá trị của nó với giá trị của tiền tệ bay nói một cách khác giá cả của hàng hóa là một đại lượng tỷ lệ thuận với giá trị của hàng hóa và tỷ lệ nghịch với giá trị của tiền tệ
3.2, Chức năng phương tiện lưu thông
Tiên tệ thực hiện chức năng phương tiện lưu thông khi tiền tệ được sử dụng làm môi giới trung gian phục vụ cho lưu thông hàng hóa Tiên tệ vận động đồng thời và ngược chiéu so với sự vận động của hàng hóa Hay nói một cách khác tiên tệ được sử dụng làm phương tiện để phục vụ cho sự chuyển hóa của công thức:
H-T-H
(Hàng hóa — Tiền tệ — Hàng hóa)
Sự tham gia của tiền tệ vào quá trình lưu thông hàng hóa đã phân biệt và tiến bộ hơn hẳn so với trao đổi hàng hóa trực tiếp (H — H) Sự phân biệt và tiến bộ này thể hiện ở chỗ:
Thứ nhất, lưu thông hàng hóa được tách thành hai giai đoạn riêng biệt đó là quá trình bán và quá trình mua Giai đoạn H - T là giai đoạn bán hàng, là giai đoạn chuyển hóa giá trị của hàng hóa thành tiền tệ Đây là giai đoạn khó khăn nhất của những người sản
xuất hàng hóa trong điều kiện của nên kinh tế thị trường Giai đoạn
T~H, là giai đoạn chuyển hóa giá trị thành giá trị sử dụng của hàng hóa Người sở hữu tiên tệ có thể thực biện giai đoạn này một cách dé
dang Hai giai đoạn này có thể được thực hiện độc lập với nhau
'Thứ hai, lưu thông hàng hóa tách rời động tác mua và bán cả về không gian và thời gian Nghĩa là người sẵn xuất hàng hóa có thể bán ở chỗ này và mua ở chỗ khác, bán lúc này và mua lúc khác, vì
vậy đã tạo điểu kiện rất thuận lợi cho quá trình sản xuất và lưu
thông hàng hóa, thúc đẩy chu chuyển tiên tệ phục vụ cho lưu thông
Trang 11128 Chuang 6 : BAI CUONG VE TIEN TE VA LUU THONG TIEN TE
Thực hiện chức năng phương tiện lưu thông, tiển tệ có những đặc điểm sau đây:
Thú nhất: Phải sử dụng tiền mặt
Tiên mặt là tiền được làm bằng nguyên liệu cụ thể như: kim
loại hoặc giấy, có hình dáng, kích thước, hoa văn, và tiêu chuẩn
giá cả nhất định được luật pháp Nhà nước thừa nhận và có giá trị
lưu thông
Khi thực hiện chức năng phương tiện lưu thông bắt buộc phải sử dụng tiên mặt, bởi vì trong quá trình trao đổi này có sự chuyển nhượng quyển sở hữu giữa người sở hữu hàng hóa và người sở hữu tiên tệ Bằng chứng duy nhất chứng minh lao động của người sản xuất hàng hóa bỏ ra là cần thiết cho xã hội, khi mà hàng hóa của họ được bán hết và "giấy chứng nhận" đó chính là tiền mặt
Mặt khác, đây là chức năng vận động của tiền tệ, nên phải có sự vận động của tiền tệ mới có sự vận động của hàng hóa
Thứ hai: Có thể sử dụng dấu hiệu giá trị
Mục đích của người bán hàng không phải là để sở hữu tiền tệ vĩnh viễn mà là để mua hàng hóa khác, là để đạt đến một giá trị sử
dụng mới Do đó tiễn tệ đối với họ chỉ là mơi giới thống qua Chính vì vậy mà khi thực hiện chức năng phương tiện lưu thông không nhất thiết phải sử dụng tiên đủ giá — tiên đúc bằng vàng, mà có thể sử
dung đấu hiệu giá trị như tiền giấy, tiền kim loại kém giá đều được Thứ ba: Lưu thông chỉ chấp nhận một khối lượng tiền tệ nhất định
Khối lượng tiền tệ nhất định được lưu thông chấp nhận là khối lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông trong một thời gian (Kc), khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông phụ thuộc vào hai yếu tố:
— Tổng giá cả hàng hóa đưa ra lưu thông (H): Giả sử rằng trong
nên kinh tế không có hiện tượng mua bán chịu, không có lưu thông ngoại tệ, chỉ có lưu thông nội tệ khi tổng giá cả hàng hóa lưu thông
tăng lên, số tiền cần thiết cho lưu thông cũng tăng lên, hay nói khác đi số lượng tiền cân thiết cho lưu thông tỷ lệ thuận với tổng giá cả
Trang 12Chương 6 : DAI CUONG VE TIEN TE VA LUU THONG TIEN TE 129
~ Tốc độ lưu thông binh quan cia tién té (hay cồn gọi là vòng quay bình quân của tiền tệ — V): Khác với hàng hóa, sau quá trình lưu thông hàng hóa đi vào tiêu dùng và mất đi còn tiền tệ lại luôn luôn vận động trong lưu thông Một đơn vị tiểên tệ có thể thực hiện được
nhiều lần giá trị của hàng hóa
Số lần thực hiện trao đổi giữa tiên tệ và hàng hóa trong một
đơn vị thời gian được gọi là tốc độ lưu thông tiền tệ Tốc độ lưu thông
tiễn tệ là một đại lượng chỉ rõ trong một thời gian nhất định, một đơn vị tiền tệ thực hiện được bao nhiêu lần chức năng phương tiện lưu thông
Số lượng tiền tệ cần thiết thực hiện chức năng phương tiện lưu thông sẽ đồng thời chịu tác động của cả hai yếu tố trên Mối quan hệ hữu cơ giữa hai yếu tố này là nội dung của quy luật khối lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông trong một thời gian, được gọi là quy luật lưu
thông tiền tệ
Nội dung của quy luật lưu thông tiền tệ được phát biểu: “Khối lượng tiên cần thiết thực hiện chức năng phương tiện lưu thông tỷ lệ thuận với tổng số giá cả bàng hóa trong lưu thông và tỷ lệ nghịch với tốc độ lưu thông bình quân của tiền tệ trong thời kỳ đó.”
Quy luật này được viết dưới đạng công thức như sau: H K== Vv Trong dé: K: Khối lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông trong một thời gian (Ke) H: Téng gid cả hàng hóa lưu thông trong một thời gian H=hxg
h: Khối lượng hàng hóa lưu thông gø: Đơn giá hàng hóa bình quân
V: Vòng quay (tốc độ lưu thông) bình quân của tiền tệ trong một
Trang 13130 Chương 6 : ĐẠI CƯƠNG VỀ TIỀN TỆ VÀ LƯU THÔNG TIỀN TỆ
Yêu cầu quy luật lưu thông tiền tệ:
Trong đó:
Kt: Khối lượng tiên thực tế lưu thông trong một thời gian 1c: Khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông trong một thời gian
Quy luật lưu thông tiền tệ là quy luật kinh tế phổ biến và rất
quan trọng của nên kinh tế thị trường Vấn để đặt ra ở đây là làm thế nào để xác định được khối lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông
trong một thời gian một cách chính xác Trên cơ sở đó để cung ứng tiền cho lưu thông phù hợp
Ý nghĩa thực tế của quy luật lưu thông tiên tệ ở chỗ đã chỉ ra sự
cân thiết phải kiểm soát khối lượng tiển tệ lưu thông và phương
hướng tác động vào khối lượng tiền tệ cung ứng cho nên kinh tế của ngân hàng trung ương các quốc gia Mặc dù quy luật lưu thông tiền tệ không thể hiện được đẩy đủ mối quan hệ định lượng giữa các yếu tố
có ánh hưởng đến khối lượng tiển cẩn thiết cho lưu thông trong một thời gian, nên khá năng áp dụng Quy luật lưu thông tiền tệ vào hoạt
động thực tiến ngân hàng không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả
như mong muốn Tuy nhiên việc vận dụng quy luật Khối lượng tiên
cần thiết cho lưu thông trong một thời gian để điều hành chính sách
vĩ mô có ý nghĩa thực tiễn nhất định
3.3 Chức năng phương tiện cất trữ
Sau khi bán hàng, nếu người sở hữu tiền tệ không thực hiện
việc mua hàng hóa tiếp theo, lúc này tiền tệ tạm thời ngừng lưu thông để thực hiện chức năng phương tiện cất trữ Trong cơ chế thị
trường ngày nay chức năng này còn được gọi là chức năng dự trữ giá
trị của tiễn
Thực hiện chức năng phương tiện cất trữ phải bằng tiền mặt và
là tiền có giá hoàn toàn (vàng) Bởi vì cất trữ tiền tệ là cất trữ một
Trang 14Chương 6 : ĐẠI CƯƠNG VỀ TIỀN TỆ VÀ LƯU THÔNG TIỀN TỆ 181
trị phải lớn để dễ dàng chuyển hóa ra các loại giá trị sử dụng khác, chỉ có vàng mới đáp ứng được những yêu cầu trên
Tiền cất trữ thì không lưu thông nữa, những nơi cất trữ tiền tệ thực sự là “kho” chứa phương tiện lưu thông và tự nó điều tiết số lượng phương tiện lưu thông, làm cho lưu thông không bị thừa hoặc thiếu tiền
Vàng có khả năng thanh tốn khơng hạn chế, vì vậy cất trữ vàng không những là nhu cẩu, mà còn là sự ham muốn của nhiều người, đặc biệt là trong nên kinh tế thị trường ngày nay khi mà một số quốc gia có đông tién yếu — giá trị của tiên tệ thường xuyên bị mất giá thì ham muốn cất trữ vàng, một vật có giá trị hoàn toàn sẽ ngày
càng cao
3.4 Chức năng phương tiện thanh toán
Tiền tệ là phương tiện thực hiện quan hệ trao đổi hàng hóa
dich vu
Thực hiện chức năng phương tiện thanh toán khi tiễn tệ vận động độc lập tương đối hoặc tách rời với hàng hóa, đồng thời là vật kết thúc quá trình trao đổi Lúc này tiền tệ thực hiện chức năng phương tiện thanh toán
Thực hiện chức năng phương tiện thanh tốn, tiền tệ khơng chỉ được sử dụng để trả các khoản nợ về mua chịu hàng hóa, mà tiền tệ còn được sử dụng để thanh toán những khoản nợ vượt ra bên ngoài phạm vi trao đổi hàng hóa như: nộp thuế, trả lương, trả nợ tiễn vay, chỉ dịch vụ và đóng góp các khoản khác
Khi thực hiện chức năng phương tiện, thanh toán có thể sử dung tiên mặt, có thể không sử dụng tiền mặt mà sử dụng tién chuyển khoản
Khi nền kinh tế thị trường phát triển càng cao, hệ thống ngân hàng càng hiện đại, nếu các ngân hàng thương mại hoàn hảo trong
dịch vụ thanh toán cho khách hàng thì doanh số thanh tốn khơng
dùng tiền mặt càng chiếm tỷ trọng lớn và tỷ trọng doanh số thanh toán bằng tiễn mặt giảm xuống tương ứng Điều này rất có lợi cho xã
Trang 15132 Chương 6 : ĐẠI CƯƠNG VE TIEN TE VA LUU THONG TIEN TE
thông tiền mặt như chỉ phí: in tiền, đúc tiền, vận chuyển tiền, bảo quản tiên, đóng gói tiền, kiểm đếm tiền, giao nhận tiền, thu hồi tiền,
thay thế và tiêu hủy tiên không đủ tiêu chuẩn lưu thông, v.v
Chức năng phương tiện thanh toán xuất hiện đã phát sinh quan
hệ tín dụng giữa những người mua — bán chịu hàng hóa Do đó đã làm cho khối lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông tại một thời điểm
nhất định cũng thay đổi bởi quan hệ mua — bán chịu trên Chính vì
vậy mà khối lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông trong một thời gian có sự thay đổi và được diễn đạt như sau: _H-C+D-B V K Trong đó: K: Là khối lượng tiển cần thiết cho lưu thông trong một thời gian
H: Là tổng giá cả hàng hóa và dịch vụ bán lấy tiền ngay
©: Là tổng giá cả hàng hóa bán chịu
D: La giá cả hàng hóa đến hạn thanh toán
B: Là giá cả hàng bóa được thực hiện bằng cách thanh toán bù trừ
V: Là vòng quay (tốc độ lưu thông) bình quân của tiền tệ
Khi thực hiện chức năng phương tiện thanh toán thì khả năng
thanh toán của từng đối tượng trong dây chuyển lưu thông hàng hóa
có ý nghĩa rất quan trọng Nếu một trong các đối tượng của "dây chuyển" không có khả năng trả được nợ thì lập tức đây chuyển bị phá
vỡ và khả năng khủng hoảng cục bộ có thể xảy ra 3.5 Chức năng tiền tệ thế giới
Tiền tệ thế giới (Wold currency) là phương tiện thanh toán và chỉ trả chung giữa các quốc gia
Thực hiện chức năng tiền tệ thế giới khi tiên tệ làm thước đo
giá trị chung; làm phương tiện chỉ trả chung và làm phương tiện di
Trang 16Chương 6 : ĐẠI CƯƠNG VỀ TIỀN TỆ VÀ LƯU THÔNG TIỀN TỆ 183
Khác với tiển quốc gia (National currency) vì tién tệ quốc gia chỉ lưu thông và thanh toán có giới hạn trong phạm vi của một nước còn
tiên tệ thế giới không những là phương tiện thanh toán chung, là
phương tiện chi trả chung, mà còn là phương tiện di chuyển của cải giữa các quốc gia trong phạm vi toàn thế giới
Tất cả các đông tiền quốc gia (dấu hiệu giá trị) ngày nay đều không thực hiện được chức năng tiền tệ thế giới, vì thực hiện chức năng tiễn tệ thế giới tiền tệ phải là vàng trở vé dang thoi, nén tinh theo trọng lượng và hàm lượng
Như vậy tất cả các loại dấu hiệu giá trị như: giấy bạc ngân ' hàng, tiên đúc bằng kim loại kém giá, séc, các loại thương phiếu đều không thể thực hiện được chức năng tiên tệ thế giới
Ngày nay trên trường quốc tế, vàng ít được lưu thông, mà chủ yếu là lưu thông dấu biệu giá trị Vàng chỉ được sử dụng để thanh toán cuối cùng khi cán cân thanh toán quốc tế của quốc gia nào đó bị bội chỉ hoặc vì một nhu cầu khẩn cấp của quốc gia đó
Trong nên kinh tế hiện đại quan niệm về tiên tệ đã có nhiều thay đổi, một số không nhỏ dân cư và ngay cả một số nhà kinh tế nghiêng về quan điểm "tiên tệ pháp định" nghĩa là bất cứ phương tiện nào có thể thực hiện được chức năng phương tiện lưu thơng và thanh tốn được Luật pháp Nhà nước thừa nhận thì đều được gọi là tiên Quan điểm này sẽ giải thích được hoạt động thực tiễn kinh tế thường xuyên xảy ra, đó là: dự trữ giá trị lâu dài của dân cư cũng như của Nhà nước đều bằng vàng và thanh toán cuối cùng giữa các quốc gia cũng bằng vàng
Vai trò của vàng với tư cách là tiền tệ trong quá khứ và hiện tại đã được toàn xã hội thừa nhận, còn trong tương lai vai trò này của
vàng chắc chắn chưa thể nào bị loại bỏ
Mối quan hệ giữa các chức năng của tiền tệ:
Giữa các chức năng của tiền tệ có mối quan hệ chặt chẽ và tác
Trang 17134 Chương 6 : ĐẠI CƯƠNG VỀ TIỀN TỆ VÀ LƯU THÔNG TIỀN TỆ
Trong đó chức năng thước ởo giá trị và chức năng phương tiện
lưu thông là hai chức năng cơ bản và quan trọng không thể thiếu của tiền tệ, bởi lẽ khi thực hiện chức năng thước đo giá trị tiền tệ chỉ mới đo lường giá trị các hàng hóa trên cơ sở đó biểu hiện giá trị hàng hóa thành giá cả hàng hóa, có nghĩa là lao động xã hội kết tỉnh trong hàng hóa mới chỉ được biểu hiện ra thành tiền tệ
Chỉ khi thực biện chức năng phương tiện lưu thông thì giá cả hàng hóa mới được thực hiện, nghĩa là lao động xã hội kết tỉnh trong
hàng hóa mới được thừa nhận sự, thừa nhận này chính là khối lượng hàng hóa đã bán, đã chuyển hóa thành tiền tệ
Tiền tệ là vật có giá trị hoàn toàn và có khả năng mua trong tương lai nên người ta mới cất trữ tiền tệ Hay nói một cách khác chỉ khi nào tiền tệ thực hiện thước đo giá trị và phương tiện lưu thông thì mới trở thành vật trực tiếp đại biểu cho của cải xã hội, lúc đó mới
thực hiện được chức năng phương tiện cất trữ
Trong điều kiện nẵn kinh tế phát triển, mối liên hệ giữa những người sản xuất hàng hóa ngày một phong phú và đa dạng, người sản
xuất có thể mua lúc này bán lúc khác, mua nơi này bán nơi khác, mua
trước trả tiên sau, trả tiễn trước nhận hàng hóa sau v.v đã làm nảy
sinh quan hệ mua bán chịu hoặc việc ứng trước tiền hàng — tiền tệ thực hiện chức năng phương tiện thanh toán Ngược lại khi thực hiện chức năng phương tiện thanh toán đã tạo điểu kiện làm cho chức năng phương tiện lưu thông và chức năng phương tiện cất trữ
phát triển
Khi tiền tệ được sử dụng làm: phương tiện đo lường giá ca hang
hóa; phương tiện để mua chung; phương tiện để thanh toán chung;
phương tiện cất trữ và di chuyển tài sản ra phạm vi toàn cầu thì lúc
đó là lúc tiền tệ thực hiện được chức năng tiền tệ thế giới
H TIỀN TỆ VÀ LƯU THÔNG TIỀN TỆ THEO QUAN ĐIỂM CỦA
TRƯỜNG PHÁI HIỆN ĐẠI
Trường phái hiện đại không nghiên cứu tiền vàng mà nghiên cứu hình thái tiền tệ thuộc về một giai đoạn cao hơn của quá trình
Trang 18Chương 6 : ĐẠI CƯƠNG VỀ TIỀN TỆ VÀ LƯU THONG TIỀN TỆ 185
1 Sự phát triển các hình thái tiền tệ 1.1 Hóa tệ
Đây là hình thái tiển tệ đầu tiên và được sử dụng trong điều kiện khi mà nên kinh tế hàng hóa tiễn tệ chưa phát triển
Hóa tệ là một loại hàng hóa thông thường nào đó được sử dụng làm vật ngang giá chung, hay nói một cách khác hóa tệ là hàng hóa thông thường được sử dụng làm tiền tệ
Có hai loại hóa tệ
Hóa tệ không kim: Héa té khong kim là những hàng hóa bình thường không phải là kim loại được sử dụng để làm tiễn tệ như vô ốc, vỏ sò, hạt ca cao, da thú, gạo, Sử dụng hóa tệ không kim có nhiều bất tiện như: mau hư hỏng, khó phân chia hoặc khó gộp lại, vì vậy hóa tệ không kim chỉ được công nhận trong từng khu vực, từng địa phương chứ không được công nhận trong phạm vỉ cả nước và phạm vì quốc tế, chính vì lý do này mà tất cả các hóa tệ không kim loại đều bị loại bổ và được thay thế bởi hóa tệ bằng kim loại
Hóa tệ bang kim ; Hóa tệ bằng kim hay còn gọi là kim tệ là sử dụng một thứ kim loại nào đó làm vật ngang giá, người ta dùng kim loại làm nguyên liệu đúc tiên, như: đồng, bạc, vàng
1.2 Chỉ tệ (hay còn gọi là tín tệ)
Chỉ tệ là hình thái tiên tệ mà trong đó giá trị nội tại của tiên không phù hợp với giá trị danh nghĩa, hay nói cách khác chỉ tệ là
loại tiên tệ mà bản thân tiên tệ không có giá trị, nhưng nhờ sự tín
nhiệm của con người mà nó được lưu thông nên còn gọi là tín tệ Tín tệ là một loại vật chất được con người gán cho hay chỉ định cho nó có một giá trị nhất định để đóng vai trò tiền tệ, bởi vậy tuy chỉ tệ không có giá trị nội tại nhưng nó vẫn lưu thông được do sự tín nhiệm của con người hoặc do quy định của Pháp luật Nhà nước nên có giá trị lưu thông
Có hai loại chỉ tệ điển hình:
Trang 19186 Chương 6 : ĐẠI CƯƠNG VỀ TIỀN TE VA LUU THONG TIEN TE
xu, tiền lẻ để giao dich những khoản hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ
hoặc dùng để trả lại
Trong hình thái chỉ tệ kim loại, mệnh giá của tiền tệ (giá trị
ghỉ trên mặt đồng tiền) là đo con người định đoạt cho nó một giá trị
nào cũng được Thông thường giá trị danh nghĩa (mệnh giá) của tín tệ
kim loại cao hơn giá trị thực của nó rất nhiều
Tiền giấy (paper): Là tiền được làm bằng giấy do ngân hàng trung ương của các nước độc quyển phát hành Tiền giấy gồm hai lại
sau đây:
~ Tiên giấy khả hoán: Tiền giấy khả hoán là tiền giấy được lưu hành trên cơ sở thay thế cho tiền vàng hay tién bing bạc mà người ta ký gửi ở ngân hàng
Tiền giấy khả hoán là tiền giấy được tự do chuyển đổi ra vàng với bất kỳ khối lượng nào theo đúng tiêu chuẩn giá cả Điều đó có
nghĩa là ai có tiền giấy khả hoán, thì bất cứ lúc nào cũng có quyển đến ngân hàng để đổi lấy một số vàng hay bạc mà nó làm đại biểu
theo đúng tiêu chuẩn giá cả hoặc ngược lại
Tiền giấy khả hoán ngày nay không còn nước nào trên thế giới
lưu thông nữa
- Tiên giấy bất khả hoán: Tiền giấy bất khả hốn là tiền giấy
khơng được tự do chuyển đổi ra vàng Khi sử dụng tiền giấy bất khả
hoán, dân cư không có quyển đem đến ngân hàng để đổi lấy vàng hay
bạc :
Ngày nay, tiền giấy bất khả hoán là loại tiền được lưu hành
phổ biến ở tất cả các nước, tiền giấy bất khả hốn khơng được đổi lấy
vàng hay bạc, nên dễ bị mất giá, lưu thông không ổn định, dễ có lạm phát và thiểu phát
Trong lịch sử lưu hành tiền giấy bất khả hoán, Trung Quốc là một trong những quốc gia sáng chế ra tién giấy bất khả hoán sớm nhất vào thế kỷ thứ IX Ở Mỹ tiên giấy xuất hiện vào năm 1690
; Lịch sử lưu hành tiền tệ Việt Nam, trong các triểu đại phong
Trang 20Chương 6 : ĐẠI CƯƠNG VỀ TIỀN TỆ VÀ LƯU THONG TIỀN TỆ 187
các nước phương Tây Người có sáng kiến phát hành tiền giấy ở Việt Nam là Hồ Quý Ly, ông là người đầu tiên đưa ra một số chế độ cải cách trong triểu Trân, trong đó có chế độ cải cách tiền tệ với nội
dung phát bành tiễn giấy để thay thế cho tiên đúc bằng đồng Nhưng
chế độ tiên giấy và lưu hành tiền giấy cũng chi tồn tại ba năm cùng thời gian Hồ Quý Ly trị vì đất nước Tiên giấy đưới triểu đại Hỗ Quý Ly được mang danh là "Thông Bảo Hội Đao”
1.3 Bút tệ (tiển tệ ngân hàng hay còn gọi là tiền tài khoản hoặc tiền trương mục)
Bút tệ là loại tiễn tệ vô hình được tạo lập qua các bút toán, nó tổn tại trên sổ sách kế toán của ngân hàng nên còn gọi là tién ngân hàng
Thực chất đây là tiền gửi của khách hàng thể hiện ở số dư trên tài khoản tiên gửi thanh toán nên còn có tên gọi là tiền trương mục hay tiền gửi giao dịch
1.4 Các phương tiện tiền tệ điện tử
Tiên tệ điện tử tổn tại đưới đạng thể (cards): Các loại thẻ phổ biến như: Visa card, credit card, payment card
Lưu ý: Ngày nay toàn thế giới lưu hành các đấu hiệu giá trị, mà các dấu hiệu giá trị không có giá trị nội tại, nên không thực hiện
được đây đủ năm chức năng của tiên tệ mà chỉ thực hiện được các
chức năng không cần đồi hỏi phải có của tiền vàng, như: ~ Chức năng phương tiện biểu hiện giá cả hàng hóa
Tiên tệ được sử dụng để tính toán hao phí sản xuất hàng hóa, trên cơ sở đó tính giá thành sản phẩm và xác định giá bán
~ Chức năng phương tiện trao đổi
Tiên tệ được sử dụng để làm phương tiện mua bán, trao đổi
hàng hóa địch vụ và các khoản khác Trong chức năng này có thể
Trang 21138 Chương 6 : ĐẠI CƯƠNG VỀ TIEN TE VÀ LƯU THONG TIEN TE
— Chức năng phương tiện dự trữ giá trị
Tiên tệ được sử dụng để tích lũy, để đành, tiết kiệm bằng nhiều cách: gửi tiết kiệm, dự trữ các tài sản tài chính, các giấy tờ có giá trị khác, việc dự trữ giá trị của các chủ thể trong nền kinh tế với mục
đích chính là để nhắm đến khả năng sinh lời của đồng tiền 2 Phân loại tiễn tệ
Có rất nhiều căn cứ để phân loại tiền tệ, tùy theo mỗi góc nhìn
của nhà nghiên cứu
2.1 Căn cứ vào hình thái giá trị
Nếu căn cứ vào hình thái giá trị của tiền tệ, chia tiền tệ ra làm
hai loại, đó là tiền thực và các đấu hiệu giá trị
~ Tiền thực: Tiền thực là hình thái tiền tệ có đẩy đủ giá trị nội tại, giá trị danh nghĩa và giá trị nội tại của tiên tệ luôn luôn phù hợp
nhau, tiền thực lưu thông được là nhờ vào chính giá trị của bản thân
nó — người ta còn hiểu tiền thực là tiền tệ hàng hóa, là tiên đúc bằng vàng hay gọi là tiền bản vị
— Dấu liệu giá trị: Dấu hiệu giá trị là hình thái tiền tệ không
có đây đủ giá trị nội tại, giá trị danh nghĩa và giá trị nội tại của tiền tệ không có sự phù hợp nhau, do được đưa vào lưu thông để thay thế cho tiền thực nên các dấu hiệu giá trị có được giá trị lưu thông, nên người ta còn hiểu đấu hiệu giá trị là tiền tệ Pháp định
Tiền tệ lưu thông được không nhờ vào giá trị của chính bản thân tiền mà là do sự quy ước của xã hội, do luật pháp công nhận tiền tệ đó được phép lưu thông
2.2 Căn cứ vào hình thái vật chất của tiền tệ
Nếu căn cứ vào hình thái vật chất của tiền tệ, chia tiền tệ ra làm hai loại, đó là tiền mặt và tiền chuyển khoản
Trang 22Chương 6 : DAI CUONG VE TIEN TE VA LUU THONG TIEN TE 139
— Tién chuyén khodn: Hay cdn goi 1A bat tệ, là dạng tiền tệ phi vật chất, được tồn tại trên hệ thống tài khoản ở ngân hàng nên còn gọi là tiền ngân hàng
2.3 Căn cứ vào nguồn gốc xuất xứ
Nếu căn cứ vào nguồn gốc xuất xứ của tiễn tệ, chia tiền tệ ra làm hai loại, đó là hóa tệ và tín tệ
~ Hóa tệ: Hóa tệ là tiền tệ có nguồn gốc từ hàng hóa, tiền tệ trực tiếp sinh ra từ sẵn xuất và lưu thông hàng hóa
~ Tín tệ: Tín tệ là tiền tệ không có nguồn gốc từ hàng hóa, tín tệ ra đời là để thay thế cho tiên vàng thực hiện một số các chức năng của tiền tệ, còn gọi là tién tệ pháp định
2.4 Căn cứ vào phạm vỉ lưu thông
Nếu căn cứ vào phạm vì lưu thông của tiên tệ, chia tiền tệ ra làm hai loại đó, là nội tệ và ngoại tệ
~ Nội tệ: Nội tệ là tiên tệ lưu thông trong một nước, do ngân hàng trung ương của một nước độc quyên phát hành, tiền tệ được lưu hành tự đo và có khả năng thanh toán không hạn chế trong phạm vì của nước đó mà thôi
~ Ngoại tệ: Ngoại tệ là tiền nước ngoài
Tóm lại, có nhiều căn cứ để phân loại tiền tệ, vấn đề là nhà nghiên cứu đang quan tâm đến tiên tệ ở góc độ nào và cũng cần lưu ý rằng việc phân loại này cũng chỉ là tương đối
3 Vai trò của tiền tệ
⁄ Tiên tệ là công cụ quản lý kinh tế vĩ mô:
Chính phú sử dụng tiễn tệ để hoạch định kế hoạch phát triển Kinh tế — Xã hội và thiết lập các mối quan hệ cân đối về phương diện giá trị cho nền kinh tế thị trường
Sử dụng để tiền tệ xây dựng các chính sách kinh tế vĩ mô, như:
chính sách tài chính; chính sách tiên tệ; chính sách tín dụng; chính
sách giá cả — tiễn lương; chính sách thuế và các chính sách kinh tế,
Trang 23140 Chương 6 : ĐẠI CƯƠNG VỀ TIỀN TỆ VÀ LƯU THONG TIEN TE
các biến số kinh tế vĩ mô như: thu nhập; chỉ tiêu; giá cả; tỷ giá hối đoái; thuế, phí, lệ phí; lãi suất và mức cung ứng tiền tệ qua các biến số này mà đạt được các mục tiêu phát triển Kinh tế — Xã hội đã định
v Tiền tệ được sử dụng để thực hiện chế độ hạch toán kinh tế: Tiền tệ được sử dụng làm công cụ hạch toán chỉ phí sản suất,
kinh doanh hàng hóa và dịch vụ theo phương án lấy thu bù chỉ và có doanh lợi
Tiền tệ phát huy tích cực các chức năng vốn có đặc biệt là chức
năng phương tiện thanh toán đã góp phần tiết kiệm tiên mặt và tiết kiệm các chỉ phí lưu thông tiền tệ
⁄ Góp phần đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung vốn cho nền kinh tế
⁄ Góp phần phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại
Trang 24Chương 7 : CHẾ ĐỘ LƯU THÔNG TIỀN TỆ 141 Chutong 7 CHẾ ĐỘ LƯU THÔNG TIỀN TỆ MỤC ĐÍCH Chương chế độ lưu thông tiền tệ nhằm giới thiệu các nội dung cơ bản sau:
v Chế độ lưu thông tiền tệ kim loại, qua đó nắm được tính ưu việt và sự hạn chế của chế độ lưu thông tiên tệ kim loại, trên cơ sở đó làm nên tảng lý thuyết để quản lý va điều hành lưu thông tiễn tệ theo cơ chế thị trường có điều tiết của Chính phủ
⁄ Chế độ lưu thông các dấu hiệu giá trị, qua đó nắm được sự hạn chế của chế độ lưu thông tiên tệ này nhằm vận dụng vào việc quần lý lưu thông tiên tệ để hạn chế bất ổn trong lĩnh vực lưu thông tiên tệ
⁄ Chế độ lưu thông tiền tệ quốc tế, qua đó nắm được lịch sử của các chế độ tiền tệ này cũng như xu hướng của các nước làm thế nào để có đồng tiền mạnh? Ngoại tệ tự do chuyển đổi toàn phầẩn?
Qua đó cần nấm được sự khác nhau cơ bản giữa chế độ lưu thông
tiên đủ giá và chế độ lưu thông các dấu hiệu giá trị ngày nay, ưu điểm và hạn chế khi duy trì mỗi chế độ tiên tệ này để vận đụng vào
nghiệp vụ kinh doanh tiên tệ của các ngân hàng thương mại cũng như việc điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương
Tiển tệ là sản phẩm tất nhiên của nền kinh tế hàng hóa Nhưng chế độ lưu thông tiền tệ là sản phẩm của Pháp quyền
Trang 25142 Chương 7 : CHẾ ĐỘ LƯU THONG TIEN TE
định bởi trình độ tổ chức của Nhà nước Trong lịch sử phát triển của các phương thức sản xuất xã hội, chế độ lưu thông tiển tệ có xu hướng
ngày càng được hoàn thiện
Tùy thuộc vào trình độ phát triển của phương thức sản xuất —
xã hội, ở mỗi quốc gia chế độ lưu thông tiền tệ có một nét đặc thù Tuy nhiên những yếu tố cơ bản của chế độ tiền tệ đều có những nội dung tương tự nhau
Trong chương trình này sẽ nghiên cứu hai chế độ lưu thông tiền
tệ điển hình, đó là chế độ lưu thông tiền đúc kim loại và chế đệ lưu thong tién đấu hiệu
I CHẾ ĐỘ LƯU THÔNG TIỀN KIM LOẠI
Hiện nay không còn nước nào lưu thông tiền đúc bằng kim loại bản vị (tiền đúc bằng vàng) nữa, toàn thế giới lưu hành dấu hiệu (tiền giấy và tiễn kim loại kém giá) Tuy nhiên vềể phương diện lý thuyết chúng ta vẫn cần phải nghiên cứu vấn để này để vận dụng các học thuyết tiên tệ nhằm giải quyết tốt tình hình lưu thông tiền tệ trong thực tiễn
1 Khái niệm
Chế độ lưu thông tiền tệ là hình thức tổ chức lưu thông tiền tệ của một nước do luật pháp Nhà nước quy định, trong đó các yếu tố
khác nhau của lưu thông tiển tệ được kết hợp thành một khối
thống nhất
2 Các yếu tố 2.1 Kim loại tiền tệ
Kim loại tiền tệ là những kim loại quý được sử dụng làm vật
ngang giá chung do Luật pháp Nhà nước quy định Kim loại nào được lựa chọn làm nguyên liệu đúc tiền thì kim loại đó được gọi là kim loại tiên tệ (hay còn gọi là kim loại bản vị)
Kim loại nào được Luật pháp Nhà nước lựa chọn làm kim loại tiền tệ còn tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi quốc gia Thông thường các nước phát triển đều là các nước có nền kinh tế mạnh, nên
Trang 26Chương 7 : CHẾ ĐỘ LƯU THÔNG TIỀN TỆ 143
Ở các nước kinh tế phát triển, kim loại tiên tệ được sử dụng theo hướng phát triển từ kim loại kém giá đến kim loại có giá trị cao nhất, tốt nhất, đó là Đồng — Bạc - Vàng
Cuối thế kỷ XIX đầu thé ky KX, hau hết các nước Tư bản Chủ nghĩa chọn Vàng làm kim loại tiên tệ
2.2 Đơn vị tiền tệ
Sau khi chọn được kim loại tiễn tệ, các Nhà nước phải đặt tên gọi cho tiên tệ của nước mình
Đơn vị tiền tệ bao gồm hai nội dung: Thứ nhất là tiêu chuẩn giá cả
Thứ hai là ký hiệu quốc gia và ký hiệu quốc tế (tên gọi quốc tế) của tiên tệ, được Luật pháp Nhà nước thừa nhận
Trên cơ sở đơn vị tiễn tệ được pháp luật Nhà nước quy định, Nhà nước sẽ phát hành tiên vào lưu thông theo bội số hoặc ước số của đơn vị tiền tệ
Ví dụ về tiên tệ của Mỹ:
— Don vị tién tệ 14 Dollar — Tên gọi quốc tế là USD
~ Tiêu chuẩn giá cả trước năm 1973 1a 1,504 gr vang ròng (vàng nguyên chất), tiêu chuẩn giá cả của USD sau năm 1973 1a 0,73662 gr
vàng ròng
Hệ thống Dự trữ liên bang Hoa Kỳ sẽ phát hành tiền vào lưu thông theo: đơn vị tiền tệ hoặc theo bội số đơn vị tiền tệ hoặc theo ước số của đơn vị tiền tệ
Phát hành tiền đơn vị: 1 USD
Phát hành tiền bội số: 2 USD, 5 USD, 10 USD, 20 USD, 50 USD va 100 USD
Trang 27144 Chương 7 : CHẾ ĐỘ LUU THONG TIEN TE
2.3 Chế độ đúc tiền
Chế độ đúc tiền là toàn bộ những quy định của Nhà nước bằng Luật pháp có liên quan đến chế độ đúc tiền và lưu thông tiên đúc
Có hai chế độ đúc tiên, đó là chế độ đúc tiền tự do và chế độ đúc tiền nội bộ
— Chế độ đúc tiễn tự do áp dụng đối với loại tiền đúc đủ giá: đúc bằng kim loại tiền tệ như vàng, bạc nguyên chất Với chế độ này dân chúng được đúc tự do theo tiêu chuẩn giá cả do Luật pháp Nhà
nước quy định
- Chế độ đúc tiền nội bộ áp dụng đối với loại tiền đúc kém giá, loại tiên này thường được đúc bằng kim loại như: kẽm, nhôm, chì Chỉ
có Nhà nước mới được đúc tiền theo chế độ đúc tiền nội bộ, nhằm
mục đích:
+ Hạn chế phát hành tiền quá mức vào lưu thông + Ngăn chặn hiện tượng "tiền xấu đuổi tiền tốt" + Tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước + Khắc phục khó khăn về kỹ thuật đúc tiền + Sử dụng làm tiền lẻ (tiền xu)
3 Các hình thức của chế độ lưu thông tiền kim loại
Theo sự phát triển của nên kinh tế hàng hóa, chế độ lưu thông
tién tệ kim loại cũng phát triển từ thấp đến cao, cụ thể là từ chế độ tiên tệ sử dụng kim loại kém giá đến chế độ tiền tệ sử dụng kim loại có giá trị cao hơn
3.1 Chế độ song bản vị (lưỡng kim bản vị)
v Khái niệm: Chế độ song bản vị là chế độ tiền tệ mà pháp luật quy định hai kim loại (Vàng và Bạc hoặc Bạc và Đồng) đồng thời làm kim loại bản vị Tiền tệ bản vị được tự do đúc và có hiệu lực pháp lý chỉ trả vô hạn
v4 Các hình thức: chế độ tiền tệ song bản vị được chia ra làm
hai loại: một là chế độ song bản vị song song, hai là chế độ song bản
Trang 28Chương 7 : CHẾ ĐỘ LƯU THÔNG TIỀN TỆ 145
Chế độ song bản u‡ song song (hay còn gọi là chế độ song bản uị song hành): là chế độ lưu thông tiền tệ mà trong đó hai loại tiền bản vị lưu thông căn cứ vào giá trị thực tế của kim loại chứa đựng trong đồng tiên, không có sự can thiệp của Nhà nước trong việc quy định quan hệ giá trị giữa hai loại tiền đúc
Ví dụ: Anh quốc vào năm 1633 đúc hai loại tiên kim loại là tiễn Vàng "Guinea" va tién Bac “Shilling”
Ty gid 1 Guinea = x Shilling @
Ché dé song ban vi kép: Ché dé song bản vị kép là chế độ song bản vị mà trong đó pháp luật quy định cụ thể tỷ giá trao đổi giữa vàng và bạc, quan hệ giá trị giữa tiền Vàng và tiên Bạc do Nhà nước quy định cố định
Ví dụ:
Ở Mỹ năm 1792 Nhà nước quy định tỷ giá trao đổi giữa Vàng và Bạc là 1⁄15, tức là một đông tiền đúc bằng Vàng có giá trị bằng mười lam déng tiền đúc bằng Bạc (tương đương với 1,6g Vàng = 24g Bạc)
Ở Pháp cũng trong thời gian này Nhà nước quy định 1g Vàng =
15 g Bạc, tỷ giá trao đổi giữa Vàng và Bạc là 1/15, vì: 1 ERF Vàng = 0,3225g Vàng “
1 FRF Bạc = 5g Bạc ®
Trang 29146 Chương 7 : CHẾ ĐỘ LƯU THONG TIEN TE
Việc quy định bằng pháp luật về tỷ giá giữa tiền Vàng va tién
Bạc đã gây mâu thuẫn với hoạt động tự phát của quy luật giá trị, nếu như quan hệ giá trị giữa Vàng và Bạc thay đổi so với quy định của pháp luật thì phát sinh hiện tượng kim loại nào được pháp luật quy
định giá trị thấp hơn so với giá trị của thị trường thì nó tự động rút khỏi lưu thông
Ví dụ: Chính phủ quy định 1 đồng tiền Vàng có giá trị bằng 15 đồng tiên Bạc
Nếu trong thực tế, trên thị trường 1 đồng tiên Vàng có giá trị
cao hơn 15 đồng tiên Bạc, lúc đó người có tiền Vàng sẽ đúc Vàng
thành Vàng thoi hoặc Vàng nén đem đổi lấy Bạc thoi, từ Bạc thoi
dem đúc tiền Bạc Hậu quả là trên thị trường chỉ có tiền kém giá là
tiên Bạc lưu thông, còn tiền có giá trị là tiền Vàng thì chuyên để đem đổi hoặc cất trữ
Hiện tượng này được nhà kinh tế học người Anh tên là Thomas
Gresham nghiên cứu và hệ thống hóa thành một quy luật gọi là quy
luật Gresham
Quy luật Gresham được phát biểu: "Trong một quốc gia, khi nào
hai thứ tiền tệ cùng được pháp luật công nhận theo một giá đổi chính thức, tiền xấu sẽ dẫn dân trục xuất tiền tốt ra khỏi lưu thông"
3.2 Chế độ đơn bản vị v Khái niệm
Chế độ đơn bản vị là chế độ tiền tệ mà trong đó chỉ có một loại tiên tệ lưu thông Tiển tệ bản vị được tự do đúc và đóng vai trò
thống trị
Chế độ đơn bản vị tổn tại theo xu hướng của nền kinh tế thị
trường Chế độ đơn bản vị được phát triển theo chế độ đơn bản vị từ kim loại kém giá, đến kim loại quý có giá trị hơn đó là: Đơn bản vị Đồng; Đơn bản vị Bạc (còn gọi là chế độ Ngân bản vị) và chế độ Đơn bản vị Vàng
Trang 30Chương 7 : CHẾ ĐỘ LƯU THONG TIEN TE 147
Từ năm 1867 trở đi lại xảy ra tình trạng ngược lại: vì số lượng Bạc sẵn xuất ra quá nhiều, giá trị của Bạc giảm sút nên chế độ tiền
tệ có sự thay đổi Đến ngày 12 tháng 2 năm 1873 chấm dứt việc đúc
Bạc thành tiên Bạc
Năm 1900 một đạo luật về bản vị Vàng ra đời chấm đút chế độ song bản vị, thiết lập chế độ đơn bản vị Vàng và định nghĩa lại đơn vị tiên tệ ở nhiều nước
Ví dụ: Chính phú Hoa Kỳ định nghĩa lại tiền tệ và công bố:
1 USD = 1,B04g Vàng ròng *
v/Các loại chế độ bản uị Vàng
Trong quá trình phát triển, chế độ bản vị Vàng biến thể qua ba
hình thức: Chế độ đơn bản vị Vàng cổ điển, chế độ bản vị Vàng thoi,
chế độ bản vị hối đoái Vàng
Chế độ đơn bản uị Vòng cổ điển: hay còn gọi là chế độ bản vị tiên đúc bằng Vàng, là chế độ tiền tệ hội đủ 3 yếu tố:
Thứ nhất: Trong lưu thông tiền Vàng trực tiếp được sử dụng để mua, để trả, để tích lũy và tiền Vàng được đúc tự do
Thứ hai: Các đấu hiệu giá trị như giấy bạc ngân hàng được đổi ra Vàng theo giá trị danh nghĩa của nó (tiền giấy khả hoán)
Thứ ba: Vàng được tự do xuất, nhập khẩu giữa các nước, từ đó thúc đẩy quan hệ ngoại thương phát triển
Chế độ đơn bản vị Vàng cổ điển là chế độ tiên tệ ổn định nhất so với các chế độ tiền tệ khác, vì giá trị tiền Vàng tương đối ổn định;
mọi công dân trong một quốc gia đều được tự do đem kim loại tiền tệ đến Viện đúc tiên của Nhà nước để đúc thành tiền đúc, hoặc ngược lại được phép nấu lại thành thoi vàng, nén vàng
Trong chế độ bản vị tiền Vàng không có hiện tượng tiền thừa hoặc thiếu và cũng ít khi có lạm phát
Đến đầu thế kỷ XX, chế độ bản vị Vàng bị xuống cấp do một số nước dự trữ Vàng để chuẩn bị cho chiến tranh, đó là cuộc chiến tranh
thế giới lần I từ năm 1914 đến năm 1018 giữa hai phe: Đức - Áo —
Trang 31148 Chương 7 : CHẾ ĐỘ LUU THONG TIEN TE
làm tiển tệ mà đã trở thành thứ vũ khí chiến lược và được tập trung vào kho dự trữ quốc gia nhằm phục vụ cho chiến tranh chứ không
dùng phục vụ cho lưu thông hàng hóa
Đến cuối năm 19138, toàn thế giới có trên 15.040 tấn Vàng trong đó 70% (10.528 tấn) nằm trong tay năm nước Tư bản lớn là Anh,
Pháp, Mỹ, Đức, Nga Kết quả làm cho hàng loạt nước Châu Âu: Đức,
Bỉ, Hà Lan, đã đình chỉ đối tiền giấy ra Vàng
Sau đại chiến thế giới lần thứ nhất, thế giới Tư bản cũng đã có một thời kỳ tương đối ổn định vào những năm 1924 — 1928 Nhưng sau thời kỳ này, mâu thuẫn giữa các nước Tư bản ngày càng gay gat, do đó các nước không thể khôi phục lại chế độ bản vị tiên Vàng như trước mà chỉ thực hiện chế độ bản vị Vàng không trọn vẹn dưới hai hình thức, đó là chế độ bản vị Vàng thơi và chế độ bản vị hối đoái Vàng, đây là chế độ bản vị Vàng đã bị xuống cấp
Chế độ bản vi Vang thoi: Là chế độ tiền tệ mà tiền đúc bằng Vàng không còn lưu thông nữa, chủ yếu lưu thông tiền giấy, tiền giấy không được trực tiếp đổi lấy vàng mà chỉ được đổi lấy Vàng thoi do
Nhà nước quy định trong những điều kiện rất hạn chế Ví dụ:
Ở Anh, năm 1925, Chính phủ quy định phải có 1.700 GBP mới
đổi được 12,44 kg Vàng (tương đương véi 400 ounce)
Ở Pháp, năm 1928: Chính phú quy định 215.000 FRF *° đổi
được 12,7 kg vàng
Lúc bấy giờ chế độ bản vị Vàng chỉ duy trì ở ba nước có dự trữ
Vàng lớn nhất thế giới đó là: Anh, Pháp và Mỹ Các nước còn lại trên thế giới không thể dùng bản tệ của mình để thanh toán cho
nước khác trong các quan hệ mua bán giao dịch vì đồng tiền của họ không có đủ khả năng chuyển đổi ra Vàng Do đó các nước này cố khuynh hướng quy đổi đơn vị tiền tệ của mình theo đơn vị tiền tệ của nước khác gọi là chế độ bản vị Vàng hối đoái hay còn có tên gọi khác đó là chế độ ngoại tệ “bản vị”
Trang 32Chương 7 : CHẾ ĐỘ LƯU THÔNG TIEN TE 149
Chế độ bản uị Vòng hối đoái: Là chế độ tiền tệ mà giấy bạc ngân hàng không được trực tiếp chuyển đổi ra Vàng mà chỉ được đổi ra Vàng thông qua một loại tiên tệ khác mà tiền tệ này có khả năng trực tiếp chuyển đổi ra Vàng như: GBP, USD, FRF
Thực chất đây là việc hình thành chế độ tiền tệ có sự phân chia hai hệ thống tiền tệ, một bên là chế độ tién tệ của các nước thống trị — nước đàn anh, một bên là chế độ tiền tệ của các nước bị trị — nước dan em, nước thuộc địa Sự phân chia hai hệ thống tiểền tệ này bao giờ cũng có lợi cho nước chính quốc
H CHẾ ĐỘ LƯU THÔNG DẤU HIỆU GIÁ TRI
1 Bản chất và chức năng của dấu hiệu giá trị 1.1 Bản chất
Dấu hiệu giá trị là hình thái tiền tệ trong đó giá trị nội tại và giá trị danh nghĩa của tiền không phù hợp nhau, theo xu hướng giá
trị danh nghĩa của tiền lớn hơn giá trị nội tại của nó
Đấu hiệu giá trị là những phương tiện thay thế cho vàng trong lưu thông để thực hiện các quan hệ trao đổi hàng hóa và dịch vụ
Đấu hiệu giá trị điển bình là tiển giấy và tiền đúc bằng kim loại kém giá So với giá trị của hàng hóa thì dấu hiệu giá trị không có giá trị nội tại, chúng chỉ có giá trị danh nghĩa, giá trị đại điện cho tiền vàng
1.2 Chức năng
Dấu hiệu giá trị thay thế cho tiền đủ giá trong lưu thông cho nên chúng chỉ trực tiếp thực hiện được những chức năng mà lưu thông không yêu cầu phải sử dụng tiền đủ giá, đó là:
+ Chức năng phương tiện biểu hiện giá trị hàng hóa, + Chức năng phương tiện trao đổi
+ Chức năng phương tiện dự trữ giá trị
Trang 33150 Chương 7 : CHẾ BO LUU THONG TIEN TE
2 Các loại dấu hiệu giá trị
— Tiền đúc bằng kim loại kém giá: như là tiền đúc bằng Nhôm
(AI), Kẽm (Zn), được sử dụng làm tiền lẻ, tiền phụ sử dụng trong
các giao dịch nhổ hoặc dùng để trả lại Thông thường tiền đúc bằng kim loại được phát hành theo ước số đơn vị tiền tệ
- Giấy bạc ngân hàng: Giấy bạc ngân hàng là tiên được làm
bằng giấy, do ngân hàng trung ương độc quyển in ấn và phát hành
vào lưu thông, trên cơ sở nhu cầu tiển tệ của nên kinh tế Thông thường tiền giấy được phát hành theo đơn vị hoặc bội số đơn vị
tiền tệ
— Thương phiếu: Là một loại công cụ lưu thông tín dụng phát
sinh trên cơ sở quan tệ tín dụng thương mại, hay nói một cách khác
thương phiếu phát sinh trên cơ sở mua bán chịu hàng hóa giữa các
doanh nghiệp trực tiếp sản xuất hoặc kinh doanh
— Géc (Cheque): Là một loại công cụ lưu thông tín dụng được lập theo mẫu in sẵn của ngân hàng, là lệnh của chủ tài khoản yêu cầu ngân hàng trích một số tiền nhất định trên tài khoản của mình để
trả cho người được hưởng lợi có tên trên séc hay người cầm tờ séc đó
Séc là một loại công cụ lưu thông được sử đụng rộng rãi ở các nước có hệ thống ngân hàng phát triển
- Các phương tiện tiền tệ điện tử khác: Các phương tiện tiễn tệ điện tử khác như các loại thể (cards) Trên thế giới hiện nay card sử dụng phổ biến như: Mater Card, Credit Card, Visa Card,
Những phương tiện tiền tệ điện tử này đã thay thế được một khối lượng tiên mặt trong lưu thông, hơn nữa việc sử dụng chúng lại rất tiết kiệm, thuận tiện và an toàn,
Những quốc gia đi đầu trong việc sử dụng các phương tiện hiện đại này là: Đức, Mỹ, Úc, Anh, Pháp, Nhật, Thụy Điển, Bi, Đan Mạch, Lúc-Xăm-Bua
3 Phát hành và tổ chức lưu thông dấu hiệu giá trị
Lưu thông tiên Vàng có những ưu điểm, nhưng cũng có những
Trang 34Chương 7 : CHẾ ĐỘ LUU THONG TIEN TE 151
so với năng suất lao động khai thác Vàng làm nguyên liệu đúc tiền, nếu lưu thông tiền đúc bằng vàng sẽ dẫn đến hiện tượng không đủ
tiên để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, nên hầu hết các nước
chuyển sang lưu thông dấu hiệu giá trị
Việc phát hành và tổ chức lưu thông dấu hiệu giá trị do Nhà nước điều hành và phải đầm bảo các nguyên tắc:
~ Thong qua con đường tín dụng
~ Căn cứ nhu cầu luân chuyển hàng hóa va dịch vụ
~ Chịu sự quần lý và điều hành thống nhất của Nhà nước
Lưu thông đấu hiệu giá trị có ý nghĩa kinh tế rất lớn do khắc phục được tình trạng thiếu phương tiện lưu thông trong điều kiện kinh tế thị trường
Trong điểu kiện kinh tế hàng hóa -— tiền tệ phát triển, khối
lượng hàng hóa và dịch vụ trong lưu thông tăng đòi hỏi khối lượng tiền tệ tăng tương ứng, nếu sử dụng tiên Vàng sẽ thiếu tiên làm phương tiện lưu thông, còn sử dụng tiền dấu hiệu giá trị sẽ dễ khắc phục, hiện tượng thiếu tiễn ít xảy ra
Lưu thông đấu hiệu giá trị tiết kiệm được chỉ phí lưu thông xã hội Do lưu thông dấu hiệu giá trị, không phải sử dụng tiền vàng, vì vậy đã loại trừ được sự hao mòn vàng không cần thiết Mặt khác, dấu hiệu giá trị mệnh giá thường lớn, nhất là mệnh giá của tiên giấy, do đó số lượng tiễn tệ phát hành vào lưu thông được giảm đi tương ứng, nên đã giảm được chỉ số phát hành
Từ hai ưu điểm trên chúng ta thấy rằng: lưu thông tiền dấu hiệu
giá trị đã mở ra nhiều triển vọng tốt trong lĩnh vực lưu thông tiền tệ
Bên cạnh những ưu điểm đã để cập trên đây, lưu thông tiền dấu hiệu giá trị cũng có những nhược điểm, như: đễ làm giả, dễ bị lạm phát, bởi vậy rất cần phải có sự can thiệp của Chính phủ
4 Quan điểm mới về khối tiền tệ
Sau năm 1980, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (ME) và Tập đoàn Ngân hàng Thế giới (WB), có quan điểm mới về khối tiền tệ, phù hợp với
Trang 35152 Chương 7 : CHẾ ĐỘ LƯU THONG TIEN TE
Trong thực tế, để hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ quốc
gia, thy theo nhu cầu và trình độ của mình mà các nước có sự phân
chia khối tiền tệ theo những quan điểm riêng phù hợp với thực trạng
kinh tế từng nước
Theo P.A Samuelaon, khối tiên tệ gâm có tiền hẹp uù tiền rộng: Tiên hẹp: Tiên hẹp hay còn gọi là tiền giao địch, ký hiệu là Mi, khối tiền M bao gồm: Tiên mặt và tiền gửi thanh toán (hay còn gọi tiễn séc hoặc tiền gửi theo yêu cầu)
=C+D
Trong đó:
* C (Cash): tién mặt * D (Deposit) : tiền gửi
Tiền rộng: Tiên rộng hay còn gọi là chuẩn tệ hoặc tiễn tệ tài
sản, ký hiệu là M;, khối tiên Mạ gồm: * Tiền mặt,
* Tiền gửi
* Các tài sản là tiền thay thế rất gần với tiền giao địch như: tiền
gửi có kỳ hạn, tiễn gửi tiết kiệm, các loại chứng khoán có giá khác
Theo J.M Keynes, khối tiền tệ gôm M; uà Mỹ;
⁄ M¿: Là khối tiền tệ phục vụ giao dịch hàng ngày, gồm có: Tiền mặt (tiền giấy và tiên kim loại), tiền séc, tiền quỹ dự phòng
v Mẹ: Là tiễn tích trữ phục vụ cho đầu tư đài hạn
Trang 36Chương 7 : CHẾ ĐỘ LƯU THÔNG TIỀN TỆ 153 dịch hạn, v⁄ Ð gồm có: * Mẹ
* Các công cụ tài chính: công trái, văn tự cầm cố, Ở Pháp quan niệm khối tiền gồm có Mụ, Mi; My dò 1
Y My: Là các phương tiện thanh toán có thể sử dụng ngay như: * Tiên mặt, gồm: giấy bạc ngân hàng và tiền kim loại
* Tiên gửi bằng France lấy ngay v Mạ gầm có: * Mỹ + “Sử dụng vốn bằng tiền mặt là ERF” có thể sử dụng trong giao * Mạ gồm có : * Me
* Tất cả các tài sẵn có bằng tiền nước ngoài như tiễn gửi có kỳ
tiên gửi không kỳ hạn do các ngân hàng quản lý và các chứng khoán bằng FRF do ngân hàng quản lý
v 1, gồm có:
* Mạ
* Tài sản có bằng tiên, những chứng thư của thị trường tiền tệ
do những tác nhân không phải là ngân hàng phát hành Ở Mỹ, khối tiền bao gồm các thành phần sau
v My: Là các phương tiện thanh toán có thể sử dụng ngay, gồm
* Tiền mặt
* Tiên séc Mạ gồm có:
Trang 37154 Chương 7 : CHẾ ĐỘ LƯU THÔNG TIỀN TỆ
* Tiên gửi có kỳ hạn và tiết kiệm ở hệ thống ngân hàng thương mại
Mạ: gồm có:
* Mẹ
* Các loại tiền gửi tiết kiệm ở quỹ tiết kiệm tại các hiệp hội, quỹ tiết kiệm và cho vay tại các liên đoàn tín dụng
Ở Việt Nam
Căn cứ vào tình hình thực tế lưu thông tiền tệ và khả năng thực hiện các nghiệp vụ giao địch của ngân hàng, thành phần của khối tiên tệ bao gồm:
— Tiền mặt
— Tiền gửi không kỳ hạn
~ Tiên gửi có kỳ hạn tại ngân hàng và các tổ chức tài chính phi ngân hàng khác
~ Chứng chỉ tiễn gửi và trái khoán — Tài khoản khác
Như vậy khối lượng tiền tệ trong lưu thông là khối lượng tiền
mặt (C) đang lưu thông và các phương tiện có khả năng chuyển hóa thành tiền (D) trong một thời gian nào đó để thực hiện giá trị hàng hóa, địch vụ và các giao địch khác
5 Chế độ lưu thông tiền tệ ở Việt Nam
Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa được thành lập (ngày 2 tháng 9 năm 1945) đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh,
Công bố độc lập nhưng Chính phủ của Hê Chí Minh lại không quốc hữu hóa được Ngân hàng Đông Dương và cũng không thành lập mới được ngân hàng, vì vậy Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
gặp muôn vàn khó khăn về tài chính
Để khắc phục những khó khăn do không có ngân hàng, Chính
Trang 38Chương 7 : CHẾ ĐỘ LƯU THÔNG TIỀN TỆ 155
Năm 1946, Chính phủ đã cho phép Bộ Tài chính phát hành tiền Tài chính
Năm 1947 Chính phủ ra quyết định thành lập Nha Tín dụng Sản xuất, mục đích hoạt động của Nha Tín dụng Sản xuất là cho vay nhằm phát triển sản xuất, lưu thông hàng hóa, địch vụ và kiến thiết đất nước
Ngày 6 ngày 5 năm 1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 015/SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, đến năm 1960 đổi tên thành Ngân hàng Nha nước Việt Nam
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam độc quyển phát hành tiên đồng Việt Nam
Đơn vị tiền tệ của Việt Nam là: đồng (đ) Ký hiệu quốc tế là: VND
1 đ= 10 hào = 100 xu
Tiên đồng Việt Nam được phát hành theo: đơn vị tiên tệ, bội số của đơn vị tiền tệ và ước số của đơn vị tiên tệ
⁄ Tiên don vi: 14
v Tiên bội số: 2đ, Bđ, 10đ, 50d, 100d, 200d, 500d, 1000d, 20004, 5000d, 100004, 200004, 500004, 1000004, 200000d va 5000004
Y Tién ước số: 1/100 ở; 1/50 d; 1/20 d; 1/10 đ; 1/5 đ, 1⁄2 đ
(1 xu, 2 xu, 5 xu, 10 xu, 90 xu va 50 xu)
Ti nim 1951 đến năm 1960 Ngân hàng Quốc gia Việt Nam Việt Nam phát hành: tiền xu, tiên đơn vị và bội số đơn vị tiền tệ Vào thời kỳ này tiền bội số (mệnh giá) lớn nhất là 5 đẳng
Năm 1960 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành tiền xu, tiên đơn vị và bội số đơn vị tiên tệ Vào thời kỳ này tiền bội số lớn nhất là 10 đồng
Trang 39156 Chương 7 : CHẾ ĐỘ LƯU THÔNG TIỀN TỆ
Năm 1978 đất nước thống nhất về phương diện Nhà nước nên
thống nhất lưu hành tiền tệ trên phạm vi cả nước, sau thời điểm này
tiên tệ Việt Nam bị mất giá mạnh, sức mua yếu kém cộng với một số lý do khác mang tính kỹ thuật nên Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
không phát hành tiền xu nữa mà chỉ còn phát hành tiền đơn vi va bội số của đơn vị tiền tệ
Do giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng lên, cho nên sau năm 1990 tiền đơn vị (1 đ) và các loại giấy bạc có bội số 2 đến bội số 50 (mệnh giá 2 đồng - mệnh giá 50 đồng) không sử đụng nữa, riêng các tỉnh và thành phố phía Nam mặt bằng giá tương đối cao nên trong lưu thông thời kỳ này chỉ còn các loại tiên có mệnh giá từ 200 đồng trở lên Thời kỳ này tiền có mệnh giá lớn nhất là 100.000 đồng
Ngày 17 tháng 12 năm 20038, thừa lệnh của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã phát hành và cho lưu hành bai loại tiễn mới là tiên giấy Polyme và tiền kim loại: Tiên giấy Polyme có mệnh giá nhỏ nhất là 10.000 đồng, lớn nhất là 500.000 déng, tién kim loại có mệnh
giá 200 đồng, 600 đồng, 1.000 đồng, 2.000 đồng và 5.000 đông
Như vậy, sau năm 2003, tiên kim loại xuất hiện trở lại ở thị
trường Việt Nam sau nhiều năm vắng bóng, nhưng không phải là tiền
xu mà là tiền bội số, nhưng tiền kim loại có mệnh giá 200 đồng ít được dân chúng sử dụng, đặc biệt năm 2008, năm 2010 tỷ lệ lạm phát quá cao, giá trị của VND giảm mạnh, tiền kim loại có mệnh giá 500 đồng cũng ít còn được sử dụng mặc dù theo quy định của Luật pháp Việt Nam các loại tiền mệnh giá từ 200 đồng và 500 đồng vẫn có giá trị lưu hành bình thường
Theo quy định của luật pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiền do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành có
quyền lực lưu hành trên toàn lãnh thể Việt Nam và được thanh tốn
khơng hạn chế với mọi khoản trao đối hàng hóa và dịch vụ Mọi hành vi làm giả, phá hoại tiền tệ ngân hàng đều là hành vi vị phạm luật pháp và sẽ bị xử lý theo pháp luật hiện hành
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ủy quyền
cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành và thực thi chế độ lưu
Trang 40Chương 7 : CHẾ ĐỘ LUU THONG TIEN TE 157
Việc phát hành tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo nguyên tắc tín dụng, cụ thể:
— Phát hành tiển thông qua việc cho vay các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng
—~ Phát hành tiên vào lưu thông phải căn cứ vào nhu cầu luân
chuyển hàng hóa và địch vụ
— Phát hành tiền vào lưu thông dưới sự quản lý điều hành thống nhất của Nhà nước nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Hl CHE BO TIEN TE QUỐC TẾ
1 Ché do "ban vi” Bang Anh (1918 - 1931)
Chế độ ”bản vị” Bảng Anh hay còn gọi là chế độ tiền tệ quốc tế
lấy tiền tệ của Anh quốc (GBP) làm tiên chuẩn
Chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc (năm 1814 - năm 1918), nhu cầu khôi phục lại nên kinh tế của các nước ở Trung Âu và Đông Âu được đặt ra thành một nhụ cầu cấp thiết, thực tế này đòi
hai các nước trong khu vực phải có những thỏa thuận về mậu dịch, tín
dung và tiền tệ Chế độ tiền tệ lấy GBP làm tiển tệ quốc tế ra đời trong hoàn cảnh đó
Các quốc gia là thành viên của Hiệp định tiền tệ này thừa nhận GBP là tiền tệ dự trữ và thanh toán quốc tế Muốn có được GBP để thanh toán, các nước phải chuyển đổi vàng lấy GBP và ngân hàng Anh quốc công bố cho tự đo chuyển đổi vàng lấy GBP và ngược lại tự
do đổi GBP lấy vàng
Như vậy, ngân hàng Ảnh quốc không chỉ là ngân hàng độc quyền phát hành GBP trên phạm vi của Anh quốc mà còn trở thành ngân hàng phát hành của cả thế giới, nên ngân hàng Anh quốc lúc nào cũng déi dào phương tiện thanh toán do được độc quyền phát hành
Chế độ tiền tệ này có lợi cho Anh quốc về thương mại, dịch vụ, thanh toán và tín dụng quốc tế