1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần phát triển HD bank thành phố hồ chí minh

146 8 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thứ nhất, khái quát những vấn đề lý luận về rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng. Thứ hai, nhận dạng, phân tích các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng và đánh giá thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng hiện nay tại Ngân hàng TMCP Phát triển HD Bank Thành Phố Hồ Chí Minh. Thứ ba, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến đến quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng TMCP phát triển HD BANK TP HCM. Thứ tư, đề xuất được các biện pháp khắc phục, hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phát triển HD Bank Thành Phố Hồ Chí Minh.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM

HOÀNG NHƯ BẰNG

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG

TMCP PHÁT TRIỂN HD BANK THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Hà Nội, năm 2021

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM

HOÀNG NHƯ BẰNG

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊRỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG

TMCP PHÁT TRIỂN HD BANKTHÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8310110

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾNGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS NGUYỄN QUYẾT

Hà Nội, năm 2021

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kếtquả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bấtkỳ công trình nào khác

Tác giả luận văn

Hoàng Như Bằng

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy giáo,cô giáo Viện Đào Tạo Sau Đại Học, Trường Đại Học Đại Nam đã tận tìnhgiảng dạy và giúp đỡ cho em hoàn thành chương trình học tập và nghiên cứumột cách thuận lợi.

Với tất cả sự chân thành, tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn sâusắc tới TS Nguyễn Quyết đã hết lòng hướng dẫn cho em hoàn thành côngtrình nghiên cứu khoa học này.

Xin chân thành cảm ơn tới các anh chị nhân viên của Ngân hàngTMCP phát triển HD Bank tại Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện ủnghộ và giúp đỡ trong suốt quá trình khảo sát, thu thập dữ liệu nghiên cứu,khảo nghiệm có liên quan đến luận văn này.

Xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả

Hoàng Như Bằng

Trang 5

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Khoảng trống nghiên cứu 2

2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 2

2.2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2

2.2.1 Mô hình đánh giá RRTD bằng phương pháp định tính 6C 2

2.2.2 Xếp hạng của Moody’s và Standard & Poor’s 3

2.2.3 Mô hình điểm số Z (Z - Credit scoring model) 3

2.2.4 Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng 4

2.2.5 Lượng hóa rủi ro tín dụng bằng mô hình CreditMetrics 5

2.3 Những vấn đề còn trống cần tiếp tục nghiên cứu 8

2.3.1 Về góc độ lý luận và kinh nghiệm thực tiễn 8

2.3.2 Về góc độ thực tiễn 9

3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 9

4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 10

4.1 Đối tượng nghiên cứu 10

4.2 Phạm vi nghiên cứu 10

5 Phương pháp nghiên cứu 10

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 11

6.1 Ý nghĩa khoa học 11

Trang 6

6.2 Ý nghĩa thực tiễn 11

7 Bố cục của luận văn 11

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦANGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN 13

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 13

1.1 KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI, ĐẶC ĐIỂM, NGUYÊN NHÂN, ẢNHHƯỞNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG 13

1.1.1 Khái niệm rủi ro tín dụng 13

1.1.2 Phân loại rủi ro tín dụng 15

1.1.3 Đặc điểm của rủi ro tín dụng 17

1.1.4 Nguyên nhân của rủi ro tín dụng 17

1.1.5 Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến hoạt động của ngân hàng và kinh tếxã hội 22

1.2 KHÁI NIỆM, MỤC TIÊU, NGUYÊN TẮC, CÁC YẾU TỐ ẢNHHƯỞNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG 24

1.2.1 Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng 24

1.2.2 Mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng 26

1.2.3 Nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng 26

1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng 27

1.3 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO CHUẨN MỰC QUỐC TẾ BASEL 2 28

-1.3.1 Giới thiệu về Basel 2 28

1.3.2 Các nội dụng Basel 2 yêu cầu trong quản trị rủi ro tín dụng3 29

1.3.3 Các nội dung yêu cầu trong quản trị rủi ro tín dụng theo Basel 24 30

Trang 7

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ

CHÍ MINH 34

2.1.1 Thực trạng hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Phát Triển TPHCM 36

2.1.2 Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Phát TriểnTPHCM 45

2.2 MÔ HÌNH ĐỀ XUẤT 57

2.2.1 Giả thuyết nghiên cứu 58

2.2.2 Quy trình nghiên cứu 67

2.2.3 Phương pháp nghiên cứu 68

2.2.4 Thiết lập thang đo 69

2.2.5 Phương pháp lấy mẫu 72

2.2.6 Tổng hợp xử lý dữ liệu 72

2.3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 76

2.3.1 Mẫu nghiên cứu 76

2.3.2 Phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha 78

2.3.3 Phân tích nhân tố khám phá - EFA (Exploratory Factor Analysis) 81

2.3.4 Phân tích hồi quy tuyến tính 85

2.3.5 Thảo luận kết quả nghiên cứu 93

3.2.1 Nhân tố thông tin tín dụng 96

3.2.2 Nhân tố Chính sách tín dụng 97

3.2.3 Nhân tố Chất lượng nguồn nhân lực: 99

Trang 8

3.2.4 Giải pháp nâng cao năng lực kiểm tra của bộ phận kiểm tra kiểm soát

3.3.1 Đối với Quốc hội, Chính phủ 107

3.3.2 Đối với Ngân hàng HD Bank 107

3.4 HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU 108

TÀI LIỆU THAM KHẢO 112

PHỤ LỤC 116

Trang 9

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CBTD : Cán bộ tín dụngCty CP : Công ty Cổ phầnDN : Doanh nghiệp

KH : Khách hàngNCVĐ : Nợ có vấn đềNH : Ngân hàng

NHCT : Ngân hàng Công thươngNHNN : Ngân hàng Nhà nướcNHTM : Thương mại Thương mạiPGS.TS : Phó Giáo sư - Tiến sĩRRTD : Rủi ro tín dụng

SXKD : Sản xuất kinh doanhTCTD : Tổ chức tín dụngTMCP : Thương mại Cổ phầnTNHH : Trách nhiệm Hữu hạnTPHCM : Thành phố Hồ Chí MinhTSBĐ : Tài sản biến động

TSĐB : Tài sản đảm bảoUBND : Ủy ban Nhân dân

Trang 10

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1-2 Tổng tài sản và tổng dư nợ cho vay của HDBank 36

Bảng 2.1-4 Cơ cấu dư nợ theo thời gian của HDBank 37

Bảng 2.1-5 Cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng của HDBank 38

Bảng 2.1-6 Cơ cấu dư nợ theo ngành nghề của HDBank 39

Bảng 2.1-8 Nợ quá hạn và nợ xấu của HDBank 40

Bảng 2.1-10 Phân loại dư nợ cho vay của HDBank 42

Bảng 2.2.2 Thang đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng 70

Bảng 2.2.3 Hệ số KMO phân tích xoay nhân tố sơ bộ 75

Bảng 2.2.4 Kết quả ma trận xoay nhân tố 75

Bảng 2.2-1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu 77

Bảng 2.2-2 Hệ số Cronbach alpha của các khái niệm nghiên cứu 78

Bảng 2.2-3 Kiểm định KMO and Bartlett's Test 82

Bảng 2.2-4 Ma trận xoay các yếu tố 82

Bảng 2.2-5 KMO and Bartlett's Test 84

Bảng 2.2-6 Bảng kiểm định mức ý nghĩa của các nhân tố rút trích 84

Bảng 2.2-7 Kết quả hồi quy tuyến tính 85

Bảng 2.2-8 Tổng hợp mô hình 86

Bảng 2.2-9 Kiểm định Spearman’s rhos 86

Bảng 2.2-11 Phân tích ANOVAa 88

Bảng 2.2-12 Thứ tự ảnh hưởng của các nhân tố 90

Bảng 2.2-13 Trình bày kết quả hồi quy 91

Bảng 2.2-14 Kết quả kiểm định các giả thuyết 92

Trang 11

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Số hiệu sơ đồ, biểu đồ Tên sơ đồ, biểu đồ Trang

Hình 2.1-1 Cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM 35

Hình 2.1-3 Dư nợ cho vay và tốc độ tăng trưởng dư nợ của HDBbank 36

Hình 2.1-7 Tỷ trọng dư nợ theo ngành nghề của HDBank năm 2018 40

Hình 2.1-9 Tỷ lệ nợ xấu một số NHTM năm 2018 41

Hình 2.1-11 Tỷ trọng các loại dư nợ cho vay của HDBank 43

Hình 2.1-12 Dự phòng rủi ro tín dụng của HDBank 44

Hình 2.2.2 Quy trình nghiên cứu 68

Hình 2.2-10 Mật độ phân phối chuẩn của phần dư 88

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thành lập năm 1990, ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Pháttriển HDBank Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những ngân hàng TMCPđầu tiên của Việt Nam Tính đến 31/12/2018, HDBank có vốn điều lệ: 9.810tỷ đồng; tổng tài sản đạt 216.108 tỷ đồng; mạng lưới 285 điểm giao dịch ngânhàng và gần 14.000 điểm giao dịch tài chính của HD SAISON; phục vụ 7triệu khách hàng trong hệ sinh thái đặc quyền từ hàng không, siêu thị, viễnthông, tài chính - ngân hàng , đặc biệt tại khu vực nông thôn Gần 30 nămhoạt động với tiềm lực tài chính mạnh mẽ và công nghệ hiện đại, cung cấp đadạng về dịch vụ tài chính ngân hàng cá nhân, doanh nghiệp và nhà đầu tư,HDBank hiện nay là ngân hàng thuộc nhóm dẫn đầu Việt Nam và đang vươnra thị trường quốc tế Trong đó, hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng chủ yếutrong hoạt động của HDBank và đây là hoạt động vẫn luôn tiềm ẩn nhiều rủiro, nợ quá hạn, nợ xấu, có xu hướng gia tăng mạnh mẽ đồng biến với sự tăngtrưởng tín dụng Xuất phát từ thực tiễn nên trên, một trong những yêu cầu đặtra cho sự tồn tại và phát triển của ngân hàng TMCP Phát triển HDBank là khảnăng quản trị rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng một cách toàn diện và hệ thốngtrong bối cảnh kinh tế cạnh tranh và hội nhập như hiện nay Để đạt được mụctiêu này, HDBank cần phải phân tích, nhận dạng, đo lường được các nguyênnhân gây ra rủi ro tín dụng để đề ra các giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụnghiệu quả, giảm thiểu những thiệt hại, thất thoát về vốn và thu nhập của ngân

hàng Đó là lý do tác giả quyết định chọn đề tài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh

hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phầnphát triển HD Bank thành phố Hồ Chí Minh” nhằm giảm chi phí, nâng cao

được thu nhập, bảo toàn vốn, tạo niềm tin cho khách hàng gửi tiền và thiết lập

Trang 13

tiền đề để mở rộng thị trường và tăng uy tín, vị thế, hình ảnh, thị phần chongân hàng.

2 Khoảng trống nghiên cứu

2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Cho đến nay rất nhiều nghiên cứu liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng

đến quản trị rủi ro tín dụng đã được tiến hành Tuy nhiên, phần lớn các nghiên

cứu này được thực hiện cho các nước phát triển Trong khi đó, tại các quốcgia đang phát triển, các nghiên cứu loại này dường như ít hơn Luận văn sẽ điqua một số công trình nghiên cứu liên quan để lựa chọn các yếu tố ảnh hưởngđến quyết định của nhà đầu tư nước ngoài cho mô hình nghiên cứu.

2.2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

2.2.1 Mô hình đánh giá RRTD bằng phương pháp định tính 6C

Hệ thống tiêu chuẩn thường được các ngân hàng sử dụng trong mô hìnhđịnh tính là: Tiêu chuẩn 6C Trọng tâm của mô hình này là xem xét liệu ngườivay có thiện chí và khả năng thanh toán các khoản vay khi đến hạn haykhông Cụ thể bao gồm 6 yếu tố sau:

Tư cách người vay (Character): Cán bộ tín dụng phải làm rõ mục đíchxin vay của KH, mục đích vay của KH có phù hợp với chính sách tín dụnghiện hành của NH hay không, đồng thời xem xét về lịch sử đi vay và trả nợđối với KH cũ; còn KH mới thì cần thu thập thông tin từ nhiều nguồn khácnhư Trung tâm phòng ngừa rủi ro, từ NH khác, hoặc các cơ quan thông tin đạichúng …

Năng lực của người vay (Capacity): Tùy thuộc vào qui định luật pháp của

quốc gia Người vay phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dânsự.

Thu nhập của người vay (Cash): Trước hết phải xác định được nguồn

trả nợ của người vay như luồng tiền từ doanh thu bán hàng hay từ thu nhập,

Trang 14

tiền từ bán thanh lý tài sản, hoặc tiền từ phát hành chứng khoán…Sau đó cầnphân tích tình hình tài chính của DN vay vốn thông qua các tỷ số tài chính.

Bảo đảm tiền vay (Collateral): Đây là điều kiện để NH cấp tín dụng và

là nguồn tài sản thứ hai có thể dùng để trả nợ vay cho NH.

Các điều kiện (Conditions): NH quy định các điều kiện tùy theo chính

sách tín dụng theo từng thời kỳ.

Kiểm soát (Control): Đánh giá những ảnh hưởng do sự thay đổi của

luật pháp, quy chế hoạt động đến khả năng KH đáp ứng các tiêu chuẩn củaNH.

Mô hình 6C tương đối đơn giản, tuy nhiên lại phụ thuộc quá nhiều vàomức độ chính xác của nguồn thông tin thu thập được, khả năng dự báo cũngnhư trình độ phân tích, đánh giá chủ quan của cán bộ tín dụng.

2.2.2 Xếp hạng của Moody’s và Standard & Poor’s

QTRRTD hay rủi ro không hoàn được vốn trái phiếu của công tythường được thể hiện bằng việc xếp hạng trái phiếu Những đánh giá nàyđược chuẩn bị bởi một số dịch vụ xếp hạng tư nhân trong đó Moody’s vàStandard & Poor’s là những dịch vụ tốt nhất.

2.2.3 Mô hình điểm số Z (Z - Credit scoring model)

Đây là mô hình do E.I.Altman xây dựng dùng để cho điểm tín dụng đốivới các DN vay vốn Đại lượng Z dùng làm thước đo tổng hợp để phân loạirủi ro tín dụng đối với người vay và phụ thuộc vào trị số của các chỉ số tàichính của người vay Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác địnhxác suất vỡ nợ của người vay trong quá khứ Từ đó Altman đã xây dựng môhình tính điểm như sau:

Z = 1,2 X1 + 1,4 X2 + 3,3 X3 + 0,6 X4 + 1,0 X5Trong đó:

X1 = Hệ số vốn lưu động / tổng tài sảnX2 = Hệ số lãi chưa phân phối / tổng tài sản

Trang 15

X3 = Hệ số lợi nhuận trước thuế và lãi / tổng tài sản

X4 = Hệ số giá trị thị trường của tổng vốn sở hữu / giá trị hạch toán củatổng nợ

X5 = Hệ số doanh thu / tổng tài sản

Trị số Z càng cao, người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp Vậy khi trịsố Z thấp hoặc là một số âm sẽ là căn cứ xếp khách hàng vào nhóm có nguycơ vỡ nợ cao.

Z < 1,81: KH có khả năng rủi ro cao

1,81 < Z < 3 : khách hàng nằm trong vùng cảnh báo, có nguy cơ vỡ nợZ>3: Khách hàng không có khả năng vỡ nợ

Theo mô hình cho điểm Z của Altman, bất cứ công ty nào có điểm sốthấp hơn 1,81 phải được xếp vào nhóm có nguy cơ RRTD cao.

Không có lý do thuyết phục để chứng minh rằng các thông số phản ánhtầm quan trọng của các chỉ số trong công thức là bất biến Tương tự như vậy,bản thân các chỉ số được chọn cũng không phải là bất biến, đặc biệt khi cácđiều kiện kinh doanh cũng như điều kiện thị trường tài chính đang thay đổiliên tục.

Mô hình không tính đến một số nhân tố khó định lượng nhưng có thểđóng một vai trò quan trọng ảnh hưởng đến mức độ của các khoản vay (danhtiếng của khách hàng, mối quan hệ lâu dài giữa NH và khách hàng hay cácyếu tố vĩ mô như sự biến động của chu kỳ kinh tế).

Trang 16

2.2.4 Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng

Các yếu tố quan trọng trong mô hình cho điểm tín dụng bao gồm: hệ sốtín dụng, tuổi đời, trạng thái tài sản, số người phụ thuộc, sở hữu nhà, thunhập, điện thoại cố định, số tài khoản cá nhân, thời gian công tác.

Khách hàng có điểm số cao nhất theo mô hình với 8 mục nêu trên là 43điểm, thấp nhất là 9 điểm Giả sử NH biết mức 28 điểm là ranh giới giữakhách hàng có tín dụng tốt và khách hàng có tín dụng xấu, từ đó NH hìnhthành khung chính sách tín dụng theo mô hình điểm số.

2.2.5 Lượng hóa rủi ro tín dụng bằng mô hình CreditMetrics

Để đo lường VaR cho một danh mục tín dụng, đầu tiên CreditMetricsxác định một ma trận xác suất thay đổi chất lượng tín dụng (ví dụ: xác suấtthay đổi của một khách hàng được xếp hạng ban đầu là A đến các hạng nhưAAA, AA, BBB, BB,… sau một năm là bao nhiêu Xác suất này phản ánhkhả năng thay đổi chất lượng tín dụng của khách hàng đó trong khoảng thờigian được xác định trước) Thông thường ma trận này được xác định dựa trênviệc xếp hạng tín dụng từ các tổ chức xếp hạng độc lập như Standard & Poorhay Moody’s Tiếp theo, tổn thất tín dụng trong trường hợp khách hàng khônghoàn trả được ước lượng bằng cách mô phỏng dựa trên phân phối Beta Đểước lượng tương quan không hoàn trả giữa các khách hàng, CreditMetricsước lượng tương quan giữa thay đổi giá trị tài sản của các khách hàng, đây làthông số quan trọng nhằm giúp cho việc xác định xác suất không hoàn trảđồng thời của các khách hàng Bởi vì giá trị thị trường của tài sản của cáccông ty thường không quan sát được trên thực tế, CreditMetrics sử dụng giácổ phiếu của các công ty như là một biến đại diện để ước lượng tương quangiá trị tài sản giữa các công ty Cuối cùng, tương quan giữa các khoản nợkhông được hoàn trả sẽ được ước lượng từ xác suất không hoàn trả đồng thờicủa các khách hàng Các thông số trên được ước lượng dựa trên cách tiếp cận

Trang 17

định giá quyền chọn của Merton (1974) và được CreditMetrics mở rộng đểtính đến khả năng thay đổi chất lượng tín dụng của khách hàng.

Khi đã xác định được tương quan giữa thay đổi chất lượng tín dụng củacác khách hàng, phân phối giá trị của danh mục tín dụng được xác định VaR tíndụng trong trường hợp này được xác định dựa vào giá trị ngưỡng của phân phốitương ứng với mức tin cậy cho trước (thường là 99,9%) Đối với một danh mụctín dụng gồm rất nhiều khoản nợ trong thực tế, CreditMetrics sử dụng mô phỏngMonte Carlo để tìm ra phân phối hoàn toàn giá trị của danh mục, từ đó xácđịnh VaR tín dụng.

* PortfolioManager của KMV:

Trái với CreditMetrics, KMV không sử dụng ma trận xác suất thay đổichất lượng tín dụng được tính toán bởi các tổ chức xếp hạng độc lập nhưStandard & Poor hay Moody’s để tìm ra xác suất không hoàn trả của mỗikhách hàng Thay vì, KMV tính toán trực tiếp xác suất không hoàn trả củamỗi khách hàng dựa trên cách tiếp cận định giá quyền chọn của Merton (1974),xác suất này được gọi là tần suất không hoàn trả kỳ vọng EDF (Expected DefaultFrequency) – theo như cách gọi của KMV Xác suất này là một hàm của cấu trúcvốn của công ty vay vốn, độ bất ổn định của giá trị tài sản công ty, và giá trị hiệntại của tài sản công ty.

Theo cách tiếp cận quyền chọn của Merton, việc vay nợ của công tyđược xem như công ty đang sở hữu một quyền chọn bán (Put Option) trên tàisản công ty, với giá thực hiện (Exercise Price) bằng với giá trị của khoản nợvào ngày đáo hạn Công ty sẽ không có khả năng hoàn trả nợ nếu giá trị tàisản của công ty thấp hơn giá trị của khoản nợ vào ngày đáo hạn, khi đó tươngđương với việc công ty thực hiện quyền chọn bán của mình Sử dụng các giảthiết thông thường trong lý thuyết định giá quyền chọn, giá quyền chọn bánnày có thể được xác định theo công thức Black-Scholes (1973).

Trang 18

Để tìm ra EDF dựa trên cách tiếp cận Merton, KMV tiến hành theo babước sau:

- Ước lượng giá trị thị trường của tài sản công ty (V) và độ bất ổn địnhcủa giá trị đó (s).

- Tính toán khoảng cách giữa giá trị kỳ vọng tài sản công ty đến giá trịngưỡng không hoàn trả (khoảng cách này được ký hiệu DD – Distance toDefault).

- Chuyển giá trị DD thành EDF dựa trên dữ liệu lịch sử về vay nợ vàphát hành trái phiếu của một mẫu rất nhiều công ty.

Tiếp theo, tổn thất tín dụng trong trường hợp khách hàng không hoàntrả cũng được ước lượng bằng cách mô phỏng dựa trên phân phối Beta.Tương quan giữa hai khoản nợ không được hoàn trả đồng thời được xác địnhtương tự như cách của CreditMetrics Cuối cùng, KMV cũng sử dụng môphỏng Monte Carlo để tìm ra phân phối tổn thất tín dụng và từ đó xác định

VaR tín dụng.

Dựa trên tầm quan trọng và thực tiễn của vấn đề quản trị rủi ro tíndụng, đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu, làm rõ trong các luận văn và cáccông trình nghiên cứu trong và ngoài nước Trong đó có thể kể đến một sốnhững nghiên cứu nổi bật như sau:

Đề tài Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần côngthương Việt Nam (Luận án tiến sĩ) của Nguyễn Đức Tú đã đề cập đến thực

trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng của Ngânhàng TMCP Phát triển TPHCM.

Đề tài Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thươngtín (Sacombank Phú Thọ) (Luận văn thạc sỹ kinh tế) của Đàm Xuân Yên đã

sử dụng các phương pháp so sánh, phân tích, thống kê, vào phân tích thựctrạng hoạt động tín dụng của ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM Từ đó đề

Trang 19

xuất những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụngtại ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM.

Công trình Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NHTM cổ phần ĐạiDương – Chi nhánh Thăng Long (Luận văn thạc sỹ kinh tế) của Đặng Thị

Minh Thúy đã dựa vào nguồn số liệu quá khứ qua các năm về tình hình nợxấu và tỷ lệ nợ xấu, căn cứ vào các nghị quyết, các chiến lược kinh doanh, kếhoạch của Ngân hàng và vận dụng các phương pháp phân tích khác nhau đểlàm sáng tỏ thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Phát triểnTPHCM.

Công trình Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏtại ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (Luận văn thạc sỹ kinh tế) của Bùi

Thị Thúy Hằng đã sử dụng dữ liệu thứ cấp, tổng hợp các số liệu thực tế hoạtđộng tín dụng và quản trị rủi ro tại ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM.

Bài viết Kiểm định rủi ro tín dụng cho các NHTM niêm yết tại ViệtNam của tác giả Nguyễn Hoàng Bích Trâm đăng trên Tạp chí phát triển vàhội nhập năm, số 14, năm 2017 đã ứng dụng phương pháp thử sức căng

(Stress Test) để xem xét tác động vĩ mô lên rủi ro tín dụng của các NHTMViệt Nam Kết quả cho thấy mối tương quan giữa tỷ lệ nợ xấu và tăng trưởngGDP với độ trễ hai quý Bài nghiên cứu còn sử dụng Credit Var để tính toánkhả năng vỡ nợ của khu vực NHTM và nhận thấy rằng các NHTM không thểhấp thụ được khoản tổn thất tín dụng dưới các kịch bản vĩ mô bất lợi Điềunày có thể đe dọa sự ổn định của hệ thống tài chính Những ước lượng nàycũng rất hữu ích cho ngân hàng trong việc xác định rủi ro tín dụng và tínhtoán tỷ số an toàn tối thiểu cần thiết khi trường hợp xấu có thể xảy ra.

Ấn phẩm “Thực trạng rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam hiệnnay và các giải pháp phòng ngừa hạn chế của Viện nghiên cứu khoa học

ngân hàng đã cho thấy qua nghiên cứu, phân tích từ những công trình đãnghiên cứu, tác giả nhận thấy, hầu hết các đề tài mới chỉ sử dụng số liệu thứ

Trang 20

cấp, chỉ có một số ít tác giả có thực hiện điều tra, phỏng vấn khách hàng hayphỏng vấn chuyên viên tác nghiệp tại đơn vị.

2.3 Những vấn đề còn trống cần tiếp tục nghiên cứu2.3.1 Về góc độ lý luận và kinh nghiệm thực tiễn

Qua tìm hiểu trên thực tế, tác giả nhận thấy chưa có nghiên cứu quản trịrủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM Do vậy, quản trị rủiro tín dụng trong khoảng thời gian này vô cùng thiết thực, nhất là trong điềukiện kinh tế trong và ngoài nước có nhiều biến động như hiện nay Điều nàygiúp cho những giải pháp đề ra mang tính thực tiễn, kịp thời và khách quanhơn nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng Vì vậy nên tác giả đã lựachọn đề tài này để tiến hành nghiên cứu.

2.3.2 Về góc độ thực tiễn

- Luận văn phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến đến quản trịrủi ro tín dụng của ngân hàng TMCP phát riển HD BANK TP HCM từ đó đềxuất được các biện pháp khắc phục, hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong hoạt độngtín dụng tại Ngân hàng TMCP Phát triển HD Bank Thành Phố Hồ Chí Minh.

- Ngân hàng thương mại là định chế tài chính trung gian có vai trò quantrọng đối với nền kinh tế Tín dụng là hoạt động chủ lực của ngân hàng thương mại,gắn với quá trình chu chuyển vốn của nền kinh tế, tuy nhiên, trong thực tiễn, hoạtđộng tín dụng luôn tiềm ẩn khả năng phát sinh rủi ro làm ảnh hưởng đến thu nhậpvà nguồn vốn của ngân hàng thương mại, vì vậy, vấn đề quản trị rủi ro, nhất là quảntrị rủi ro tín dụng luôn được các ngân hàng thương mại đặc biệt chú trọng.

Tuy nhiên, hoạt động này luôn tiềm ẩn rủi ro, bởi hệ thống thông tin thiếuminh bạch và không đầy đủ, dự báo nhận biết và đo lường rủi ro tín dụng (RRTD)chưa chính xác, hoạt động xử lý RRTD chưa hiệu quả, trình độ quản trị rủi ro cònnhiều hạn chế, tính chuyên nghiệp của cán bộ ngân hàng chưa cao…

Trong bối cảnh, nền kinh tế đối mặt với nhiều khó khăn; thách thức, rủi rotrong kinh doanh có xu hướng tăng cao và phức tạp vì thế RRTD không chỉ là nguy

Trang 21

cơ cá biệt của mỗi NHTMCP mà còn là, mối quan tâm của hệ thống ngân hàngtrong phạm vi mỗi quốc gia và toàn cầu, ảnh hưởng tới sự phát triển của nền kinhtế.

3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Mục tiêu chung là phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tíndụng của ngân hàng TMCP phát triển HD BANK TP HCM.

Để đạt được mục tiêu trên, đề tài hướng đến thực hiện các nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, khái quát những vấn đề lý luận về rủi ro tín dụng, quản trị rủi

ro tín dụng.

Thứ hai, nhận dạng, phân tích các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng và

đánh giá thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng hiện nay tại Ngân hàngTMCP Phát triển HD Bank Thành Phố Hồ Chí Minh.

Thứ ba, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến đến quản trị rủi ro tín dụng

của ngân hàng TMCP phát triển HD BANK TP HCM.

Thứ tư, đề xuất được các biện pháp khắc phục, hạn chế và phòng ngừa

rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phát triển HD BankThành Phố Hồ Chí Minh.

4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu4.1 Đối tượng nghiên cứu

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng TMCPphát triển HD Bank thành phố Hồ Chí Minh

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề quản trị rủi ro tín dụng trong lĩnhvực ngân hàng và địa bàn nghiên cứu là Ngân hàng TMCP Phát triển HDBank tại thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2020:

+ Dữ liệu thứ cấp thu thập từ năm 2014 đến năm 2018+ Dữ liệu sơ cấp (Khảo sát) thu thập trong năm 2020

Trang 22

Phạm vi không gian: Tập trung nghiên cứu công tác quản trị rủi ro tín

dụng tại Ngân hàng TMCP Phát triển HD Bank tại thành phố Hồ Chí Minh

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp hỗn hợp, trên cơ sở kết hợp giữa nghiên cứuđịnh tính và định lượng.

Phương pháp định tính: Thảo luận, họp nhóm, phân tích dữ liệu thứ

cấp, tham khảo ý kiến chuyên gia nhằm hoàn thiện mô hình nghiên cứu vàxây dựng thang đo.

Phương pháp định lượng: Thông qua mô hình và bộ thang đo tác giả

tiến hành khảo sát các đối tượng là lãnh đạo, nhân viên tại bộ phận thẩm định,kinh doanh tín dụng và nhân viên kiểm tra kiểm soát nội bộ tại Ngân hàngTMCP Phát triển TP HCM Số liệu thu thập được nhập vào phần mềm xử lýsố liệu thống kê SPSS để kiểm tra độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tốkhám phá EFA và kiểm định mô hình bằng phân tích hồi qui.

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài6.1 Ý nghĩa khoa học

Luận văn được thực hiện dựa trên các lý thuyết, mô hình của những tácgiả, nhà nghiên cứu trước đó nên kết quả nghiên cứu sẽ góp phần củng cố, hệthống các lý thuyết về những nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng và đánh giáthực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng hiện nay tại Ngân hàng TMCPPhát triển HD Bank Thành Phố Hồ Chí Minh.

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Thứ nhất, thông qua kết quả nghiên cứu sẽ giúp người đọc có cái nhìn

tổng quan về hoạt động tín dụng trong các NHTMP, về thực trạng rủi ro tíndụng trong các NHTMCP cũng như những nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụngvà đánh giá thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng hiện nay tại Ngânhàng TMCP Phát triển HD Bank Thành Phố Hồ Chí Minh Thứ hai, phân tíchcác yếu tố ảnh hưởng đến đến quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng TMCP

Trang 23

phát riển HD BANK TP HCM Từ đó, đề xuất được các biện pháp khắc phục,hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCPPhát triển HD Bank Thành Phố Hồ Chí Minh.

7 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được cấutrúc thành 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng TMCP

Trang 24

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNGCỦA NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

1.1 KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI, ĐẶC ĐIỂM, NGUYÊN NHÂN, ẢNHHƯỞNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG

1.1.1 Khái niệm rủi ro tín dụng

Có nhiều định nghĩa khác nhau về rủi ro tín dụng, tuy nhiên, trongkhuôn khổ luận văn có thể định nghĩa rủi ro tín dụng là rủi ro về sự tổn thấttài chính (trực tiếp hoặc gián tiếp) xuất phát từ việc người đi vay không thựchiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn theo cam kết hoặc mất khả năng thanh toán.Điều này có nghĩa là rủi ro tín dụng phát sinh trong trường hợp ngân hàngkhông thu được đầy đủ gốc, lãi hoặc cả gốc lẫn lãi của khoản vay; hoặc làviệc thanh toán khoản vay của khách hàng không đúng kỳ hạn.

Trong tài liệu “Công nghệ ngân hàng dành cho các nước đang pháttriển”, rủi ro tín dụng được định nghĩa là thiệt hại kinh tế của ngân hàng domột khách hàng hoặc một nhóm khách hàng không hoàn trả được nợ vay ngânhàng.

Theo Joel Bessis đưa ra khái niệm về RRTD trong cuốn Quản trị rủi rotrong ngân hàng: “RRTD là rủi ro quan trọng nhất trong ngân hàng Đó là rủiro đối tác sẽ vi phạm nghĩa vụ trả nợ Theo các quy định, RRTD chia thànhmột vài thành phần RRTD: rủi ro vỡ nợ; rủi ro giảm uy tín; rủi ro nguy cơnguy cơ, tức là sự bất trắc về giá trị tương lai của khoản tiền có thể thua lỗvào thời điểm vỡ nợ chưa biết; thua lỗ do vỡ nợ thường ít hơn lượng tiền phảitrả bởi vì sự hồi phục nhờ đảm bảo hay thế chấp của bên thứ ba; rủi ro đối táclà hình thức RRTD cụ thể xuất phát từ phái sinh, có thể chuyển đổi từ đối tácnày sang đối tác khác” [36, tr.42-43]

Trang 25

Trong điều kiện ngày nay, thị trường tài chính quốc tế phát triển mạnhmẽ, cùng với sự đổi mới nhanh chóng của các công cụ tài chính đã cung cấphàng loạt các dịch vụ sản phẩm mới Xu hướng mang lại lợi nhuận từ hoạtđộng tín dụng không còn hấp dẫn như trước đây, nhưng có thể nói trong hiệntại cũng như tương lai, nghiệp vụ tín dụng vẫn là cơ bản và cốt lõi của ngânhàng Vì vậy, việc nâng cao chất lượng quản trị ngân hàng trở thành vấn đềcấp bách và đòi hỏi có những thay đổi đáng kể trong cách thức tiếp cận vớiquá trình quản lý của hoạt động ngân hàng.

Vấn đề rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng cũng cần được nghiêncứu và xem xét đến trong mối tương quan với những thay đổi của thị trường tàichính và phương thức quản trị trung gian tài chính Có nhiều cách tiếp cận khácnhau, nhưng nhìn chung có thể coi, rủi ro tín dụng là sự rủi ro, tổn thất về tàichính (trực tiếp hoặc gián tiếp) xuất phát từ người đi vay không thực hiện đúngnghĩa vụ trả nợ đúng hạn theo cam kết hoặc mất khả năng thanh toán Điều nàycũng có nghĩa là các khoản thanh toán bao gồm cả phần gốc cũng như lãi như camkết sẽ có thể bị trì hoãn hoặc thậm chí là không được hoàn trả và hậu quả là sẽ ảnhhưởng nghiêm trọng đến sự luân chuyển tiền tệ và sự bền vững của ngân hàng.

Rủi ro tín dụng không chỉ giới hạn ở hoạt động cho vay mà còn baogồm nhiều hoạt động mang tính chất tín dụng khác của ngân hàng như: bảolãnh thanh toán, chấp thuận tài trợ thương mại, đồng tài trợ, cho thuê mua…

Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về phân loại, trích lập và sửdụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chứctín dụng thì khái niệm rủi ro tín dụng được định nghĩa sau: “Rủi ro tín dụngtrong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thấttrong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thựchiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”

Như vậy, chúng ta có thể kết luận: Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phátsinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng, biểu hiện trên thực tế qua

Trang 26

Rủi ro tín dụngRủi ro

giao dịch

Rủi ro danh

mụcRủi ro

lựa chọn

Rủi ro bảo đảm

Rủi ro nghiệp

Rủi ro nội tại

Rủi ro tập trungviệc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngânhàng.

1.1.2 Phân loại rủi ro tín dụng

1.1.2.1 Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro

Theo Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toản Căn cứ vào nguyên nhân phát

sinh rủi ro, rủi ro tín dụng được chia thành hai loại là rủi ro giao dịch và rủiro danh mục[24, tr.16-25]

Rủi ro giao dịch là rủi ro phát sinh do những hạn chế trong quá trình

giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng.Rủi ro giao dịch có 3 bộ phận:

Rủi ro lựa chọn là rủi ro liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích

tín dụng khi ngân hàng lựa chọn những phương án vay vốn có hiệu quả để raquyết định cho vay

Rủi ro bảo đảm phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như điều kiện cho

vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo, cách thức đảm bảo, hình thứcđảm bảo vay và mức cho vay trên giá trị của TSĐB.

Rủi ro nghiệp vụ liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt

động cho vay bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuậtxử lý các khoản vay có vấn đề.

Phân loại rủi ro tín dụng ngân hàng

Trang 27

Rủi ro danh mục phát sinh do những hạn chế trong quản lý danh mục

cho vay của ngân hàng Rủi ro danh mục bao gồm:

Rủi ro nội tại xuất phát từ các đặc điểm, tính riêng biệt của chủ thể đi

vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặcđặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay.

Rủi ro tập trung là rủi ro do tập trung vốn cho vay quá nhiều đối với

một số khách hàng, quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong 1 ngành, lĩnhvực, hoặc vùng địa lý hoặc cùng 1 loại hình có rủi ro cao.

Rủi ro tín dụng có thể xảy ra ở 4 trường hợp đối với nợ lãi và nợ gốc:đó là việc không thu được lãi đúng hạn hoặc không thu đủ lãi, không thu đượcvốn đúng han hoặc không thu đủ vốn.

1.1.2.2 Căn cứ vào cấp độ rủi ro

- Rủi ro không thu hồi được nợ đúng hạn

- Rủi ro không thu hồi được nợ Việc phân loại cấp độ rủi ro có ý nghĩaquan trọng trong việc đề ra các biện pháp xử lý thu hồi nợ nhằm giảm thiểutối đa rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

1.1.3 Đặc điểm của rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng có tính chất đa dạng và phức tạp Đặc điểm này biểu

hiện ở tính đa dạng và phức tạp của các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụngcũng như các hậu quả mà rủi ro tín dụng gây ra Nhận thức và vận dụng đặcđiểm này, khi thực hiện phòng ngừa và hạn chế rủi ro cần áp dụng đồng bọnhiều biện pháp, không chủ quan với bất cứ một dấu hiệu rủi ro nào Bêncạnh đó trong quá trình xử lý hậu quả rủi ro cần xuất phát từ nguyên nhân,bản chất và hậu quả của rủi ro để đưa ra biện pháp phù hợp.

Rủi ro tín dụng có tính tất yếu Theo nhận định của các chuyên gia kinh

tế, hoạt động kinh doanh ngân hàng thực chất là quản lý rủi ro ở mức độ phùhợp để đạt được mức lợi nhuận tương ứng Trong từng nghiệp vụ ngân hàng

Trang 28

có rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan mang đến rủi ro Việc tiềmẩn nguy cơ rủi ro đối với từng hoạt động ngân hàng là điều mang tính tất yếu.

Rủi ro tín dụng có thể dự báo trước hoặc không Danh mục đầu tư hoặc

cho vay của NHTM luôn luôn có một khỏa thất thoát tiềm tang chưa xác định.Tuy nhiên nếu giả định rằng các đặc điểm chung của danh mục cho vay nhìnchung vẫn giống nhau trong một giai đoạn hợp lý thì các NHTM có thể đưa rađược dự báo khoản thất thoát này với một mức độ chính xác tương đối Ngoàira cũng có các rủi ro không thể dự báo trước nằm ngoài tầm kiểm soát của cácngân hàng thương mại do các yếu tố khách quan, thị trường…

1.1.4 Nguyên nhân của rủi ro tín dụng

Theo Nguyên nhân gây ra rủi ro trong kinh doanh tín dụng có rất nhiều,rất đa dạng, muôn hình muôn vẻ, song nhìn chung chúng được xếp vào cácloại chính như sau [8, tr.12 - 33]

1.1.4.1 Nguyên nhân khách quan chung

Những nguyên nhân này phần lớn xuất hiện từ môi trường xung quanhnhư chất lượng thông tin, biến động kinh tế, chính sách pháp luật…

Thứ nhất: Chất lượng thông tin chưa cao Các thông tin mà ngân hàng

thu thập thường liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng tàichính của khách hàng, tình hình kinh tế xã hội, cạnh tranh trên thị trường; sauđó dựa vào các thông tin thu thập được để ra quyết định cho vay Tuy nhiên,trên thực tế thì không phải lúc nào các thông tin ngân hàng thu thập được đềucó tính chính xác, đầy đủ và kịp thời Do vậy, nếu hệ thống thông tin tín dụngcủa ngân hàng không hoạt động có hiệu quả, cập nhật được những thông tinđáng tin cậy thì tất yếu dẫn đến việc ngân hàng thất thoát vốn khi cho vay.

Thứ hai: Những biến động kinh tế không dự báo được Khi nền kinh tế

ổn định, tăng trưởng lành mạnh thì nhu cầu đầu tư trong xã hội có xu hướnggia tăng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng Tuy nhiên, khi xuấthiện những biến động kinh tế như lạm phát, giá tăng ở một số mặt hàng nào

Trang 29

đó ảnh hưởng đến một nhóm ngành thì rủi ro tín dụng với ngân hàng là rấtlớn Nhiều người vay có thể thích ứng và vượt qua khó khăn đó, nhưng cũngcó rất nhiều người bị đình trệ hoạt động sản xuất, kinh doanh thua lỗ nên khảnăng trả nợ vốn vay ngân hàng không được đảm bảo.

Thứ ba: Sự thay đổi trong các chính sách kinh tế, pháp luật Sự thiếu

nhất quán trong các chính sách kinh tế pháp luật cũng gây ảnh hưởng khôngnhỏ tới ngân hàng cũng như như các doanh nghiệp có sử dụng vốn vay ngânhàng Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ không ổn định khi có nhữngthay đổi trong quy định về thuế, vốn ,cũng như hoạt động tín dụng của ngânhàng cũng bị tác động nhiều bởi những văn bản luật về tài sản đảm bảo, dựtrữ, trích lập… Như vậy, các chính sách kinh tế, pháp luật không hoàn chỉnhcũng gây khó khăn có doanh nghiệp về khả năng trả nợ, cũng như đe doạ đếnsự an toàn của ngân hàng trong cho vay

1.1.4.2 Nguyên nhân từ phía khách hàng

Rủi ro do các nguyên nhân từ phía khách hàng vay là:

Sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ vay Đa

số các doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng đều có các phương án kinh doanhcụ thể, khả thi Số lượng các doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích, cố ý lừađảo ngân hàng để chiếm đoạt tài sản không nhiều Tuy nhiên, khi vụ việc phátsinh lại hết sức nặng nề, liên quan đến uy tín của các cán bộ, làm ảnh hưởngxấu đến các doanh nghiệp khác.

Khả năng quản lý kinh doanh kém Khi các doanh nghiệp vay tiền ngân

hàng để mở rộng quy mô kinh doanh, đa phần là tập trung vốn đầu tư vào tàisản vật chất chứ ít doanh nghiệp nào mạnh dạn đổi mới cung cách quản lý,đầu tư cho bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính, kế toán theo đúng chuẩnmực Quy mô kinh doanh phình ra quá to so với tư duy quản lý là nguyênnhân dẫn đến sự phá sản của các phương án kinh doanh đầy khả thi mà lẽ ranó phải thành công trên thực tế.

Trang 30

Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch Quy mô tài

sản, nguồn vốn nhỏ bé, tỷ lệ nợ so với vốn tự có cao là đặc điểm chung củahầu hết các doanh nghiệp ở nước ta Ngoài ra, thói quen ghi chép đầy đủ,chính xác, rõ ràng các sổ sách kế toán vẫn chưa được các doanh nghiệp tuânthủ nghiêm chỉnh và trung thực Do vậy, sổ sách kế toán mà các doanh nghiệpcung cấp cho ngân hàng nhiều khi chỉ mang tính chất hình thức hơn là thựcchất Khi cán bộ ngân hàng lập các bản phân tích tài chính của doanh nghiệpdựa trên số liệu do các doanh nghiệp cung cấp, thường thiếu tính thực tế vàxác thực Đây cũng là nguyên nhân vì sao ngân hàng vẫn luôn xem nặng phầntài sản thế chấp như là chỗ dựa cuối cùng để phòng chống rủi ro tín dụng.Chính điều này đã gây ra tác động rất lớn và ảnh hưởng làm hạn chế đến khảnăng cung ứng và tiếp cận nguồn vốn của các NHTM.

Rủi ro do các nguyên nhân từ phía khách hàng vay là cá nhân: Mặc dùquan hệ giữa ngân hàng và khách hàng là cá nhân đơn giản hơn nhiều so vớicác doanh nghiệp, song trên thực tế, số lượng khách hàng cá nhân lại rất lớn,phân tán trong khi giá trị các món vay lại nhỏ nên việc tìm hiểu các nguyênnhân từ phía khách hàng này có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Với khách hàng là cá nhân, nguyên nhân rủi ro có thể là:

Hoạt động kinh doanh không thuận lợi, gặp khó khăn, khả năng quản lýyếu kém.

Nguồn hoàn trả chính từ thu nhập cơ bản bị mất hoặc suy giảm do mấtviệc, chuyển sang công việc kém hơn hoặc không còn khả năng lao động

Cá nhân gặp những chuyện bất thường trong cuộc sống, vì vậy họ phảisử dụng một số tiền lớn ảnh hưởng tới khả năng hoàn trả nợ ngân hàng.

Đạo đức cá nhân không tốt; cố tình lừa đảo ngân hàng, sử dụng tiền vaybừa bãi…

Trang 31

1.1.4.3 Nguyên nhân rủi ro do bản thân ngân hàng

- Lỏng lẻo trong công tác kiểm tra nội bộ các ngân hàng Kiểm tra nộibộ có điểm mạnh hơn thanh tra NHNN ở tính thời gian vì nó nhanh chóng,kịp thời ngay khi vừa phát sinh vấn đề và tính sâu sát của người kiểm tra viên,do việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên cùng với công việc kinh doanh.Nhưng trong thời gian trước đây, công việc kiểm tra nội bộ của các ngân hànghầu như chỉ tồn tại trên hình thức, bộ máy, con người và cơ cấu tổ chức chưaphù hợp Kiểm tra nội bộ cần phải được xem như hệ thống “thắng” của cỗ xetín dụng Cỗ xe càng lao đi với vận tốc lớn thì hệ thống này càng phải an toàn,hiệu quả thì mới tránh cho cỗ xe khỏi đi vào những ngã rẽ rủi ro vốn luônluôn tồn tại thường trực trên con đường đi tới.

- Bố trí cán bộ thiếu đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ Một sốvụ án kinh tế lớn trong thời gian vừa qua có liên quan đến cán bộ NHTM đềucó sự tiếp tay của một số cán bộ ngân hàng cùng với khách hàng làm giả hồsơ vay, hay nâng giá tài sản thế chấp, cầm cố lên quá cao so với thực tế để rúttiền ngân hàng Đạo đức của cán bộ là một trong các yếu tố tối quan trọng đểgiải quyết vấn đề hạn chế rủi ro tín dụng Một cán bộ năng lực chưa tốt có thểbồi dưỡng thêm, nhưng một cán bộ tha hóa về đạo đức mà lại giỏi về mặtnghiệp vụ thì thật vô cùng nguy hiểm khi được bố trí trong công tác tín dụng.

- Thiếu giám sát và quản lý sau khi cho vay Các ngân hàng thường cóthói quen tập trung nhiều công sức cho việc thẩm định trước khi cho vay màlơi lỏng quá trình kiểm tra, kiểm soát đồng vốn sau khi cho vay Khi ngânhàng cho vay thì khoản cho vay cần phải được quản lý một cách chủ động đểđảm bảo sẽ được hoàn trả đúng hạn Theo dõi nợ là một trong những tráchnhiệm quan trọng nhất của cán bộ tín dụng nói riêng và của ngân hàng nóichung Việc theo dõi hoạt động của khách hàng vay nhằm tuân thủ các điềukhoản đề ra trong hợp đồng tín dụng giữa khách hàng và ngân hàng nhằm tìmra những cơ hội kinh doanh mới và mở rộng cơ hội kinh doanh Tuy nhiên,

Trang 32

trong thời gian qua các NHTM chưa thực hiện tốt công tác này Điều này mộtphần do yếu tố tâm lý ngại gây phiền hà cho khách hàng của cán bộ ngânhàng, một phần do hệ thống thông tin quản lý phục vụ kinh doanh tại cácdoanh nghiệp quá lạc hậu, không cung cấp được kịp thời, đầy đủ các thông tinmà NHTM yêu cầu Sự hợp tác giữa các NHTM quá lỏng lẻo, vai trò củathông tin tín dụng chưa thực sự hiệu quả: kinh doanh ngân hàng là một nghềđặc biệt huy động vốn để cho vay hay nói cách khác đi vay để cho vay, dovậy, vấn đề rủi ro trong hoạt động tín dụng là không thể tránh khỏi, các ngânhàng cần phải hợp tác chặt chẽ với nhau nhằm hạn chế rủi ro Sự hợp tác nảysinh do nhu cầu quản lý rủi ro đối với cùng một khách hàng khi khách hàngnày vay tiền tại nhiều ngân hàng Trong quản trị tài chính, khả năng trả nợ củamột khách hàng là một con số cụ thể, có giới hạn tối đa của nó Nếu do sựthiếu trao đổi thông tin, dẫn đến việc nhiều ngân hàng cùng cho vay mộtkhách hàng đến mức vượt quá giới hạn tối đa này thì rủi ro chia đều cho tất cảchứ không chừa một ngân hàng nào.

Trong tình hình cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng gay gắt như hiệnnay, vai trò của thông tin tín dụng là rất quan trọng trong việc cung cấp thôngtin kịp thời, chính xác để các ngân hàng có các quyết định cho vay hợp lý.Đáng tiếc là hiện nay ngân hàng dữ liệu của thông tin tín dụng chưa đầy đủ vàthông tin còn quá đơn điệu, chưa được cập nhật và xử lý kịp thời Như vậy,rủi ro tín dụng có thể phát sinh do rất nhiều nguyên nhân chủ quan hoặckhách quan Các biện pháp phòng chống rủi ro có thể nằm trong tầm tay củacác NHTM nhưng cũng có những biện pháp vượt ngoài khả năng của riêngtừng ngân hàng, liên quan đến vấn đề nội tại của bản thân nền kinh tế nhất làcác nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi

Trang 33

1.1.5 Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến hoạt động của ngân hàng vàkinh tế xã hội

Từ khái niệm về rủi ro tín dụng ta thấy rằng “rủi ro tín dụng là kết quảcủa mối quan hệ tín dụng không hoàn hảo, vi phạm các đặc trưng cơ bản củatín dụng là sự hoàn trả và tính thời hạn, gây nên sự đổ vỡ lòng tin của ngườicấp tín dụng với người nhận tín dụng” [8, tr10] Về bản chất, đây là loại rủi rođa dạng và phức tạp, rất khó quản lý và thường xuyên là nguyên nhân dẫn đếnrủi ro khác, rủi ro tín dụng của một ngân hàng thể hiện ra bên ngoài chính làkhối lượng nợ quá hạn mà ngân hàng đó phải gánh chịu

Khi rủi ro tín dụng nảy sinh, tuỳ theo mức độ mà nó gây ra những táchại nghiêm trọng không chỉ với hệ thống ngân hàng, với người vay và còn cảvới nền kinh tế và xã hội.

* Ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Khi rủi ro tín dụng xảy ra, ngân hàng không thu được vốn tín dụng đãcấp và lãi cho vay, nhưng ngân hàng phải trả vốn và lãi cho khoản tiền huyđộng khi đến hạn, điều này sẽ làm cho ngân hàng mất cân đối trong việc thuchi, vòng quay vốn tín dụng giảm làm cho ngân hàng kinh doanh không hiệuquả, chi phí của ngân hang tăng lên so với dự kiến.

Nếu một khoản vay nào đó bị mất khả năng thu hồi thì ngân hàng phảisử dụng các nguồn vốn của mình để trả cho người gửi tiền, đến một chừngmực nào đấy, ngân hàng không có đủ nguồn vốn để trả cho người gửi tiền thìngân hàng sẽ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, có thể dẫn đến nguycơ gặp rủi ro thanh khoản Và kết quả là làm thu hẹp quy mô kinh doanh,năng lực tài chính giảm sút, uy tín, sức cạnh tranh giảm không những trongthị trường nội địa mà còn lan rộng ra các nước, kết quả kinh doanh của ngânhàng ngày càng xấu có thể dẫn ngân hàng đến thua lỗ hoặc đưa đến bờ vựcphá sản nếu không có biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời.

* Ảnh hưởng đến nền kinh tế xã hội

Trang 34

Bắt nguồn từ bản chất và chức năng của ngân hàng là một tổ chức trunggian tài chính chuyên huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để cho các tổchức, các doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu vay lại Do đó, thực chất quyềnsở hữu những khoản cho vay là quyền sở hữu của người đã gửi tiền vào ngânhàng Bởi vậy, khi rủi ro tín dụng xảy ra thì không những ngân hàng chịu thiệthại mà quyền lợi của người gửi tiền cũng bị ảnh hưởng Khi một ngân hànggặp phải rủi ro tín dụng hay bị phá sản thì người gửi tiền ở các ngân hàngkhác hoang mang lo sợ và kéo nhau ồ ạt đến rút tiền ở các ngân hàng khác,làm cho toàn bộ hệ thống ngân hàng gặp phải khó khăn.

Ngân hàng phá sản sẽ ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp, không có tiền trả lương dẫn đến đời sống nhân viên gặp khó khăn.Hơn nữa, sự hoảng loạn của các ngân hàng ảnh hưởng rất lớn đến toànbộ nền kinh tế Nó làm cho nền kinh tế bị suy thoái, giá cả tăng, sức muagiảm, thất nghiệp tăng, xã hội mất ổn định.

Tóm lại, rủi ro tín dụng của một ngân hàng xảy ra ở mức độ khác nhau,nhẹ nhất là ngân hàng bị giảm lợi nhuận khi không thu hồi được lãi cho vay,nặng nhất khi ngân hàng không thu đủ vốn lãi, hoặc bị mất cả vốn lẫn lãi, dẫnđến ngân hàng bị thua lỗ Nếu tình trạng này kéo dài không khắc phục được,ngân hàng sẽ bị phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho nến kinh tế nói chungvà hệ thống ngân hàng nói riêng Chính vì vậy đòi hỏi các nhà quản trị ngânhàng phải hết sức thận trọng và có những biện pháp thích hợp để ngăn ngừavà hạn chế rủi ro tín dụng.

1.2 KHÁI NIỆM, MỤC TIÊU, NGUYÊN TẮC, CÁC YẾU TỐ ẢNHHƯỞNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG

1.2.1 Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng

Ngân hàng cung cấp tín dụng nhằm tìm kiếm lợi nhuận cho mình.Nhưng rủi ro của việc cấp tín dụng này là việc khách hàng không trả đượcvốn gốc và lãi cho ngân hàng Vấn đề đặt ra là các ngân hàng cần quản trị rủi

Trang 35

ro tín dụng để hạn chế tối đa thiệt hại, đồng thời tối đa lợi nhuận và giá trị củacổ đông (Nguyễn Minh Kiều, 2009).

Theo Hennie Van Greuning và Sonja Brajovic Bratanovic (2009), quảntrị rủi ro tín dụng là vấn đề cốt lõi trong sự tồn tại của phần lớn các ngân hànglớn Rủi ro tín dụng có thể giảm đi bằng việc ban hành hệ thống các chínhsách giới hạn tín dụng cho các bên vay mượn và nguy cơ đổ vỡ đến các bênliên quan Việc phân loại danh mục tín dụng và dự phòng rủi ro cho cáckhoản tín dụng sẽ ngăn ngừa khả năng giảm giá trị của danh mục cho vay.Trong quản trị tín dụng, NH phải có thông tin minh bạch của KH, rủi ro củacác sản phẩm tín dụng mà NH cung cấp, kỳ hạncủa các sản phẩm tín dụng cóảnh hưởng đến quản trị rủi ro thanh khoản của NH hay không Và năng lựcquản trị tủi ro tín dụng của NH có tác động đáng kể đến chất lượng của nguyêntắc quản trị rủi ro.

Theo Principles for Management of Credit Risk (2000) (tạm dịch: “Cácnguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng”) - của Uỷ ban Basel về giám sát ngânhàng cho rằng, mục tiêu của quản trị rủi ro tín dụng là tối đa hoá lợi suất rủiro hiệu chỉnh của ngân hàng bằng việc duy trì mức độ rủi ro ở một tỷ lệ chấpnhận được Các NH cần quản trị rủi ro tín dụng cho toàn bộ danh mục cũngnhư rủi ro cho từng khoản vay hoặc các giao dịch khác Các NH cũng cầnxem xét mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng với các loại rủi ro khác Hiệu quảcủa công tác quản trị rủi ro tín dụng là nhân tố quan trọng trong quản trị rủi rovà là cần thiết cho sự thành công trong dài hạn của NH.

Theo định nghĩa về quản trị rủi ro thì “Quản trị rủi ro là quá trình tiếpcận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểmsoát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởngbất lợi của rủi ro” (Trần Huy Hoàng, 2014).

Như vậy, để hiểu một cách cụ thể hơn thì hoạt động quản trị rủi ro tíndụng được định hình như sau:

Trang 36

Quản trị rủi ro tín dụng chính là việc xây dựng hệ thống quản lý và cácchính sách quản trị rủi ro thích hợp đối với hoạt động tín dụng nhằm tuân thủcác quy định của pháp luật, nhận diện, cảnh báo và đề ra các biện pháp hạnchế sự xuất hiện của rủi ro tín dụng, giảm thiểu những thiệt hại khi chúngphát sinh, đồng thời xác định sự tương quan hợp lý giữa các nguồn lực củangân hàng với mức độ mạo hiểm có thể khi sử dụng vốn ngân hàng chonghiệp vụ cấp tín dụng.

Đối với ngân hàng, quản trị rủi ro tín dụng tốt không những đảm bảotình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng được an toàn, lợi nhuận kinhdoanh, nâng cao uy tín và chất lượng dịch vụ của chính ngân hàng Vì khi xảyra rủi ro tín dụng, ngân hàng không thu được lãi và vốn gốc, trong khi ngânhàng đã cam kết thanh toán lãi và vốn huy động đúng hạn Sự mất cấn đối thuchi này sẽ dẫn đến việc ngân hàng gặp rủi ro thanh khoản, ảnh hưởng đến uytín của NH với KH Tình hình sẽ trở nên cực kỳ xấu khi cả hệ thống ngânhàng gặp phải rủi ro tín dụng hay phá sản do hoạt động ngân hàng liên quanđến nhiều cá nhân, tổ chức và nhiều ngành nghề lĩnh vực trong xã hội Khiđó, tình trạng ồ ạt rút tiền hàng loạt diễn ra Ngân hàng phá sản ảnh hưởngđến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội Doanh nghiệp khôngcó vốn sản xuất kinh doanh, tiền trả lương nhân công,… dẫn đến thua lỗ, phásản DN, thất nghiệp, … Chính vì vậy, quản trị rủi ro tín dụng tại các ngânhàng đảm bảo sự ổn định và phát triển của cả nền kinh tế, nhất là những quốcgia phụ thuộc vốn vào hệ thống ngân hàng như Việt Nam.

1.2.2 Mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng

Quản trị rủi ro tín dụng phải được chú ý và đáp ứng các mục tiêu sauđây:

- Đảm bảo tài sản, vị thế kinh doanh của ngân hàng và các hoạt độngcủa ngân hàng không phải gánh chịu những tổn thất có thể ảnh hưởng đến khảnăng cạnh tranh và sự tồn tại của ngân hàng.

Trang 37

Tối đa hoá lợi suất đã điều chỉnh theo rủi ro của ngân hàng bằng cáchduy trì rủi ro tín dụng trong phạm vi chấp nhận được.

Tạo lập được một danh mục tín dụng hợp lý, có khả năng sinh lời cao,ít rủi ro và khi cần thiết có thể chứng khoán hoá để hỗ trợ thanh khoản.

Đảm bảo phản ánh minh bạch, chính xác chất lượng danh mục tíndụng, trích đủ dự phòng để bù đắp những rũi ro phát sinh trong quá trình chovay.

Đảm bảo quy trình cấp tín dụng lành mạnh; thống nhất và minh bạchcác bước trong quy trình cấp tín dụng, hạn chế rủi ro phát sinh.

Tạo sự chủ động, nâng cao tinh thần trách nhiệm của các bộ phận tácnghiệp nhằm tìm kiếm các khoản vay có khả năng sinh lời cao và ít rủi ro.

Có hệ thống kiểm tra, kiểm soát thích hợp để kịp thời phát hiện, ngănngừa và xử lý kịp thời các rủi ro phát sinh.

1.2.3 Nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng

Cũng giống như các loại rủi ro khác, quản trị rủi ro tín dụng phải đượcthực hiện theo các nguyên tắc2 sau:

Nguyên tắc chấp nhận rủi ro Với mục tiêu có được những thu nhập, cácnhà quản trị ngân hàng không thể loại bỏ hoàn toàn rủi ro mà cần phải chấp nhậnrủi ro ở những mức độ cho phép Loại và mức độ rủi ro cho phép là điều kiệnquan trọng điều tiết những tác động tiêu cực trong quá trình quản trị rủi ro.

Nguyên tắc điều hành rủi ro cho phép Nguyên tắc này đòi hỏi gói “rủi rocho phép” trong quá trình quản lý các nhà quản trị ngân hàng phải tính đến.Đối với những loại rủi ro không có khả năng điều chỉnh được cần phải đượcchuyển ra bên ngoài.

Nguyên tắc quản lý độc lập các loại rủi ro riêng biệt Các loại rủi ro làkhá độc lập với nhau Sự thiệt hại do một loại rủi ro nào đó xảy ra không nhấtthiết làm tăng xác suất xảy ra các loại rủi ro khác Mỗi loại rủi ro cần cóphương pháp quản lý riêng.

Trang 38

Nguyên tắc phù hợp giữa mức độ rủi ro cho phép và mức độ thu nhập.Việc chấp nhận rủi ro phải dựa trên cơ sở đánh giá mối quan hệ lợi ích - rủiro Mức độ rủi ro chấp nhận phải phù hợp với lợi ích kỳ vọng.

Nguyên tắc phù hợp giữa mức độ rủi ro cho phép và khả năng tài chính.Nguyên tắc này yêu cầu tổn thất mà ngân hàng dự liệu khi xảy ra rủi ro phảinằm trong khả năng dự phòng của ngân hàng.

Nguyên tắc hợp lý về thời gian Thời gian của một nghiệp vụ ngân hàngcàng dài thì biên độ xảy ra rủi ro càng lớn và khả năng điều tiết rủi ro cànggiảm Do vậy, khi buộc phải chấp nhận các giao dịch này, ngân hàng cần yêucầu những thu nhập vượt trội phùhợp.

Nguyên tắc phù hợp với chiến lược kinh doanh chung Chiến lược quảntrị rủi ro phải là một bộ phận trong chiến lược kinh doanh chung của ngânhàng Trên cơ sở các nguyên tắc căn bản, các ngân hàng thương mại sẽ xâydựng các chính sách hoặc chương trình quản trị rủi ro cụ thể phù hợp vớichiến lược hoạt động của mình.

1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng

Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tốnội tại và yếu tố bên ngoài Một số tài liệu nghiên cứu sau đây đã đưa ra cácyếu tố chính và được dùng làm tài liệu cho nghiên cứu định lượng của nghiêncứu này.

Tài liệu “Analyzing Banking Risk: A framework for assessingcorporate governance and risk management” (tạm dịch là “Phân tích rủi rongân hàng: Mô hình đánh giá quản trị doanh nghiệp và quản trị rủi ro”) củahai tác giả Hennie Van Greuning và Sonja Brajovic Bratanovic (2009) doNgân hàng Thế giới phát hành đã nhấn mạnh vai trò quản trị rủi ro tín dụng làtrọng tâm trong sự tồn tại của hầu hết các ngân hàng lớn Hai tác giả nhậnđịnh để đánh giá năng lực quản trị rủi ro tín dụng phải xem xét ở 4 yếu tố, đólà:

Trang 39

Chính sách tín dụng có được trình bày chi tiết trong các văn bản hướngdẫn nội bộ hay không?

Quy trình cấp tín dụng có được xây dựng đầy đủ và chặt chẽ haykhông?

Nhân viên tín dụng có đầy đủ năng lực và tuân thủ các quy định, hướngdẫn về quy trình và chính sách tín dụng hay không?

Thông tin tín dụng sử dụng trong quá trình cấp tín dụng có kịp thời,chính xác và đầy đủ hay không?

1.3 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO CHUẨN MỰC QUỐC TẾ BASEL 2

-1.3.1 Giới thiệu về Basel 2

Basel là Uỷ ban Giám sát ngân hàng do các NHTW các nước 10 nướcphát triển (G10) tại thành phố Basel, Thuỵ Sỹ thành lập năm 1974 nhằm tìmcách ngă chặn sự sụp đổ hàng loạt của các ngân hàng vào thập kỷ 80 Sau mộtthời gian hoạt động, Uỷ ban đã nghiên cứu và đưa ra các yêu cầu về an toànvốn, được ban hành lần đầu năm 1988 và được gọi là Hiệp ước vốn Basel(Basel 1) Tháng 3/1999, Uỷ ban đề xuất một khung hiệp ước mới đề ra 25nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng cơ bản.

Năm 2004, Hiệp ước Basel 2 được ban hành là những tài liệu hướngdẫn mô tả các đề xuất những quy định nâng cao công tác quản lý rủi ro tíndụng, liên quan đến phạm vi yêu cầu vốn đối với rủi ro hoạt động, đưa ra cácbiện pháp khác nhau với hiệp ước hiện hữu (Basel 1) và chi tiết hóa hoạt độngthanh tra, giám sát cũng như việc đề ra các trụ cột về tính kỷ luật của thịtrường Do những hạn chế Basel I, một hiệu ước mới về vốn đã được thôngqua, gọi là Basel 2 Tháng 11/2007 Mỹ mới chấp nhận Basel 2 Và tiếp đó làđến năm 2008 thì tất cả các ngân hàng khối EU mới tiến hành báo cáo về mứcđộ an toàn vốn theo chuẩn mực Basel 2.

Trang 40

1.3.2 Các nội dụng Basel 2 yêu cầu trong quản trị rủi ro tín dụng3

Basel II sử dụng khái niệm “Ba trụ cột”.

Trụ cột thứ nhất: Yêu cầu về vốn tối thiểu

Các ngân hàng cần phải duy trì một lượng vốn đủ lớn để trang trải chocác hoạt động chịu rủi ro của mình, bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro thị trườngvà rủi ro tác nghiệp (Cột trụ 1) Tỷ lệ vốn bắt buộc tối thiểu (CAR) vẫn là 8%của tổng tài sản có rủi ro như Basel 1 Theo đó, cách tính chi phí vốn đối vớirủi ro tín dụng có sự sửa đổi lớn, thay đổi nhỏ với rủi ro thị trường nhưnghoàn toàn là phiên bản mới đối với rủi ro tác nghiệp Trọng số rủi ro củaBasel 2 bao gồm nhiều mức (từ 0% - 150% hoặc hơn) và rất nhạy cảm vớixếp hạng.

Trụ cột thứ hai: Quy trình đánh giá hoạt động thanh tra, giám sát

Trụ cột thứ hai của hiệp ước mới nhằm vào việc đảm bảo rằng mỗingân hàng có quy trình nội bộ tốt để đánh giá mức an toàn vốn dựa trên đánhgiá toàn diện về rủi ro Trụ cột này cũng cung cấp một khung giải pháp chocác rủi ro mà ngân hàng đối mặt, như rủi ro hệ thống, rủi ro chiến lược, rủi rodanh tiếng, rủi ro thanh khoản và rủi ro pháp lý, mà hiệp ước tổng hợp lạidưới cái tên rủi ro còn lại – residual risk.

Các ngân hàng cần phải đánh giá một cách đúng đắn về những loại rủiro mà họ đang phải đối mặt và đảm bảo rằng những giám sát viên sẽ có thểđánh giá được tính đầy đủ của những biện pháp đánh giá này (Cột trụ 2) Vớicột trụ này, Basel 2 nhấn mạnh 4 nguyên tắc của công tác rà soát giám sát:

Các ngân hàng cần phải có một quy trình đánh giá được mức độ đầy đủvốn của họ theo danh mục rủi ro và phải có được một chiến lược đúng đắnnhằm duy trì mức vốn đó.

Các giám sát viên nên rà soát và đánh giá lại quy trình đánh giá về mứcvốn nội bộ cũng như về các chiến lược của ngân hàng Họ cũng phải có khảnăng giám sát và đảm bảo tuân thủ tỷ lệ vốn tối thiểu Theo đó, giám sát viên

Ngày đăng: 24/08/2022, 15:25

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w