Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 22 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
22
Dung lượng
329,5 KB
Nội dung
Tráchnhiệmxãhộitrongkinhdoanh
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
3
1. Khái niệm tráchnhiệmxã hội
3
2. Các khía cạnh của tráchnhiệmxã hội
3
3. Phát triển bền vững – mục tiêu thực hiện TNXH của doanh nghiệp
5
4. Đạo đức và tráchnhiệmxã hội
6
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO VIỆC THỰC HIỆN
TNXH TẠI VIỆT NAM
8
1. Tình hình chung
8
2. Các công cụ quản lý
9
3. Một số thành công bước đầu
10
4. Những tồn tại còn nổi cộm, nguyên nhân và giải pháp khắc phục
10
5. Một số ví dụ
18
LỜI KẾT
1
Tráchnhiệmxãhộitrongkinhdoanh
20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
21
LỜI MỞ ĐẨU
Cùng với nhịp độ phát triển kinh tế toàn cầu, quá trình công nghiệp hóa -
hiện đại hóa của đất nước ta cũng đang từng ngày gặt hái được những thành
công nhất định. Tuy nhiên, đó cũng là khởi nguồn gây ra một vấn đề nan
giải cho các doanh nghiệp nói riêng và toàn xã hội nói chung: Trách nhiệm
đối với người lao động, môi trường, cũng như những gì mà guồng quay kinh
tế khổng lồ ấy ảnh hưởng tới trong quá trình phát triển của nó. Những vấn đề
đó đang ngày càng trở nên bức thiết, và cái giá phải trả sẽ là rất đắt nếu
chúng ta không có hướng giải quyết một cách triệt để và kịp thời. Trách
2
Tráchnhiệmxãhộitrongkinhdoanh
nhiệm xã hội (TNXH) của doanh nghiệp đang là đề tài nóng bỏng hiện nay,
nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng hiểu về nó một cách đầy đủ, đúng
đắn, và con số những chủ thể kinhdoanh có thể thực hiện các quy định bảo
đảm TNXH lại càng ít hơn nữa.
“Trách nhiệm xã hội trongkinh doanh” cũng là chủ đề mà nhóm chúng
em chọn làm tiểu luận lần này, vừa để tìm hiểu thêm kiến thức cho chính
bản thân mình, vừa hy vọng có thể giúp người đọc hiểu rõ hơn về khái niệm
cũng như thực trạng của việc thực hiện trách nhiệm xã hội ở các doanh
nghiệp Việt Nam hiện nay một cách đúng đắn nhất, đồng thời đưa ra một số
giải pháp tháo gỡ những khó khăn đang gặp phải cho vấn đề này.
Dù đã cố gắng để hoàn thành tốt nhất có thể nhưng do vấn đề rộng và
kiến thức có hạn nên bài tiểu luận này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót.
Nhóm chúng em rất mong nhận được ý kiến đóng góp chỉ dạy của thầy để
bài làm được hoàn thiện tốt hơn và có giá trị tham khảo.
Chúng em xin cám ơn!
Chương I : CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Khái niệm TNXH của doanh nghiệp:
TNXH của doanh nghiệp :
3
Tráchnhiệmxãhộitrongkinhdoanh
• Là sự tự cam kết của doanh nghiệp thông qua việc xây dựng và thực
hiện hệ thống các quy định về quản lý của doanh nghiệp, bằng phương pháp
quản lý thích hợp trên cơ sở tuân thủ pháp luật hiện hành, nhằm kết hợp hài
hoà lợi ích của doanh nghiệp, người lao động, Nhà Nước và xã hội.
• Là việc ứng xử trong quan hệ lao động của doanh nghiệp nhằm đảm
bảo lợi ích của người lao động, doanh nghiệp, khách hàng và cộng đồng; bảo
vệ người tiêu dùng và tuân thủ các quy định của pháp luật nhằm đạt được
mục tiêu chung là phát triển bền vững.
2. Các khía cạnh của TNXH :
Nhiều lãnh đạo của doanh nghiệp cho rằng, TNXH của doanh nghiệp là
tham gia vào các chương trình trợ giúp các đối tượng xã hội như hỗ trợ
người tàn tật, trẻ em mồ côi, xây dựng nhà tình nghĩa, ủng hộ đồng bào lũ lụt
và thiên tai Điều đó là đúng nhưng hoàn toàn chưa đủ, mặc dù các hoạt
động xã hội là một phần quan trọngtrong trách nhiệm của một công ty.
Quan trọng hơn, một doanh nghiệp phải dự đoán và đo lường được những
tác động về xã hội và môi trường mà hoạt động của doanh nghiệp gây ra,
đồng thời phát triển những chính sách làm giảm bớt những tác động tiêu
cực.
TNXH của doanh nghiệp còn là cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào
sự phát triển kinh tế bền vững; hợp tác cùng người lao động, gia đình họ,
cộng đồng và xã hội nói chung để cải thiện chất lượng cuộc sống cho họ sao
cho vừa tốt cho doanh nghiệp vừa ích lợi cho phát triển. Nếu là doanh
nghiệp sản xuất xe hơi, phải tính toán được ngay cả năng lượng mà cơ sở
tiêu thụ và tìm cách giảm thiểu; là doanh nghiệp sản xuất giấy, phải xem
chất thải ra bao nhiêu và tìm cách xử lý
Vì vậy ngày nay một doanh nghiệp có TNXH liên quan đến mọi khía
cạnh vận hành của nó: kinh tế, pháp lý, đạo đức, môi trường
Khía cạnh kinh tế :
Khía cạnh kinh tế trong TNXH của một doanh nghiệp là phải sản xuất
hàng hóa và dịch vụ mà xã hội cần và muốn với một mức giá có thể duy trì
doanh nghiệp ấy và làm thỏa mãn nghĩa vụ của doanh nghiệp với các nhà
đầu tư; tìm kiếm nguồn cung ứng lao động, phát hiện những nguồn tài
nguyên mới, thúc đẩy tiến bộ công nghệ, phát triển sản phẩm; phân phối các
nguồn sản xuất như hàng hoá và dịch vụ như thế nào trong hệ thống xã hội.
Trong khi thực hiện các công việc này, các doanh nghiệp thực sự góp phần
4
Tráchnhiệmxãhộitrongkinhdoanh
vào tăng thêm phúc lợi cho xã hội, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp.
Đối với người lao động, khía cạnh kinh tế của doanh nghiệp là tạo công
ăn việc làm với mức thù lao xứng đáng, cơ hội việc làm như nhau, cơ hội
phát triển nghề và chuyên môn, hưởng thù lao tương xứng, hưởng môi
trường lao động an toàn, vệ sinh và đảm bảo quyền riêng tư, cá nhân ở nơi
làm việc.
Đối với người tiêu dùng, ngoài trách nhiệm chủ yếu là cung cấp hàng
hoá và dịch vụ, doanh nghiệp còn phải quan tâm đến vấn đề về chất lượng,
an toàn sản phẩm, định giá, thông tin về sản phẩm (quảng cáo), phân phối,
bán hàng và cạnh tranh.
Khía cạnh kinh tế trong TNXH là cơ sở cho các hoạt động của doanh
nghiệp. Phần lớn các nghĩa vụ kinh tế trongkinhdoanh đều được thể chế
hoá thành các nghĩa vụ pháp lý. Một ví dụ điển hình: Vào những năm 1990,
điều kiện lao động khắc nghiệt tại các nhà máy của Nike ở Đông Á và Đông
Nam Á, trong đó có Việt Nam, đã bị nhiều tổ chức phi chính phủ và phương
tiện truyền thông lên án kịch liệt. Từ đó đã dấy lên phong trào tẩy chay sản
phẩm Nike tại các thị trường chính của tập đoàn ở Tây Âu và Bắc Mỹ. Tuy
phong trào tẩy chay không ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, nhưng Nike
đã lập tức đưa ra những chương trình xây dựng lại hình ảnh. Hiện tại, bên
cạnh vô số những chương trình TNXH tại thị trường tiêu thụ của Nike ở các
nước phát triển và đang phát triển, Nike đã thành lập một hệ thống các tổ
chức giám sát độc lập nhằm kiểm tra lao động tại các nhà máy ở vùng châu
Á.
Vì vậy , để đảm bảo lợi nhuận của mình, các doanh nghiệp ý thức rằng
không thể phát triển mà phớt lờ sức ép của dư luận vốn vừa là khách hàng,
công nhân viên hoặc cả các đối tác, chủ đầu tư trong nước lẫn quốc tế. Các
nhà quản lý doanh nghiệp quốc tế không những cần biết cách làm tăng tối đa
lợi nhuận cho công ty, mà còn phải ý thức rất rõ được việc tạo nên những
điều kiện để duy trì và phát triển bền vững những lợi ích kinh tế đó.
Khía cạnh pháp lý
Khía cạnh pháp lý trong TNXH của một doanh nghiệp là doanh nghiệp
đó phải thực hiện đầy đủ những quy định về pháp lý chính thức đối với các
bên hữu quan. Những điều luật như thế này sẽ điều tiết được cạnh tranh, bảo
vệ khách hàng, bảo vệ môi trường, thúc đẩy sự công bằng và an toàn và
cung cấp những sáng kiến chống lại những hành vi sai trái. Các nghĩa vụ
pháp lý được thể hiện trong luật dân sự và hình sự. Về cơ bản, nghĩa vụ pháp
lý bao gồm năm khía cạnh:
5
Tráchnhiệmxãhộitrongkinhdoanh
• Điều tiết cạnh tranh.
• Bảo vệ người tiêu dùng.
• Bảo vệ môi trường.
• An toàn và bình đẳng.
• Khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái.
Thông qua trách nhiệm pháp lý, xã hội buộc các thành viên phải thực thi
các hành vi được chấp nhận. Các tổ chức không thể tồn tại lâu dài nếu họ
không thực hiện trách nhiệm pháp lý của mình.
Khía cạnh đạo đức
Khía cạnh đạo đức trong TNXH của một doanh nghiệp là những hành vi
và hoạt động mà các thành viên của tổ chức, cộng đồng và xã hội mong đợi
từ phía các doanh nghiệp dù cho chúng không được viết thành luật.
Khía cạnh đạo đức của một doanh nghiệp thường được thể hiện thông
qua những nguyên tắc, giá trị đạo đức được tôn trọng trình bày trong bản sứ
mệnh và chiến lược của công ty. Thông qua các công bố này, nguyên tắc và
giá trị đạo đức trở thành kim chỉ nam cho sự phối hợp hành động của mỗi
thành viên trong công ty và với các bên hữu quan.
Khía cạnh môi trường :
Môi trường sống trong lành là nhu cầu đầu tiên và quan trọng nhất của
con người. Tuy nhiên, cứ nhìn vào dòng nước đen và mùi nồng của sông Tô
Lịch hay bầu không khí đầy bụi và khói của Hà Nội. Chúng ta sẽ thấy nhu
cầu đầu tiên ấy đang bị hy sinh cho những nhu cầu vật chất khác. Phần lớn
các chất thải không thể phân hủy là do hoạt động sản xuất, kinhdoanh tạo
ra. Vậy TNXH đầu tiên của các doanh nghiệp là không kinhdoanh trên sự
tổn hại của môi trường.
3. Phát triển bền vững - mục tiêu thực hiện TNXH của các doanh
nghiệp:
• Khái niệm phát triển bền vững:
Phát triển bền vững là một khái niệm tương đối rộng và có thể có nhiều
cách hiểu khác nhau. Tuy nhiên, một định nghĩa chung nhất đã được đưa ra
cho khái niệm phát triển bền vững trong Báo cáo Brundtland như sau:
“Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại
mà không làm ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng đầy đủ nhu cầu của thế hệ
tương lai”
6
Tráchnhiệmxãhộitrongkinhdoanh
Định nghĩa này mặc dù còn chung chung nhưng đã nhấn mạnh được hai
yếu tố quan trọng nhất của phát triển bền vững. Đó là vấn nạn môi trường
và mối tương quan của nó với sự phát triển kinh tế; và nhu cầu của sự
phát triển đó đối với mục tiêu xóa đói giảm nghèo.
• Nội dung của chiến lược phát triển bền vững:
Phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội
công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ. Để đạt được điều này, tất cả
các thành phần kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội phải bắt
tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hòa 3 lĩnh vực chính: kinh tế- xã
hội- môi trường.
• Phát triển bền vững, về cơ bản bao hàm 3 phương diện: Môi trường
bền vững, kinh tế bền vững và xã hội bền vững.
a. Môi trường trong phát triển bền vững: đòi hỏi chúng ta duy trì sự cân
bằng giữa bảo vệ môi trường tự nhiên với sự khai thác nguồn tài nguyên
thiên nhiên phục vụ lợi ích con người nhằm mục đích duy trì mức độ khai
thác những nguồn tài nguyên này ở một giới hạn nhất định, cho phép môi
trường tiếp tục hỗ trợ điều kiện sống cho con người và các sinh vật sống trên
trái đất
b. Xã hội của phát triển bền vững: cần được chú trọng vào sự phát triển sự
công bằng và xã hội luôn cần tạo điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực phát triển
con người và cố gắng cho tất cả mọi người cơ hội phát triển tiềm năng bản
thân và có điều kiện sống chấp nhận được.
c. Kinh tế bền vững: đóng một vai trò không thể thiếu trong phát triển bền
vững. Nó đòi hỏi sự phát triển của hệ thống kinh tế trong đó cơ hội để tiếp
xúc với những nguồn tài nguyên được tạo điều kiện thuận lợi và quyền sử
dụng những nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các hoạt động kinh tế được
chia sẻ một cách bình đẳng. Khẳng định sự tồn tại cũng như phát triển của
bất cứ ngành kinhdoanh , sản xuất nào cũng được dựa trên những nguyên
tắc đạo lý cơ bản. Yếu tố được chú trọng ở đây là tạo ra sự thịnh vượng
chung cho tất cả mọi người, không chỉ tập trung mang lại lợi nhuận cho một
số ít, trong một giới hạn cho phép của hệ sinh thái cũng như không xâm
phạm những quyền cơ bản của con người.
4. Đạo đức kinhdoanh và TNXH:
• Phân biệt đạo đức kinhdoanh và TNXH của doanh nghiệp:
Khái niệm “đạo đức kinh doanh” và “TNXH” thường hay bị sử dụng lẫn
lộn. Trên thực tế, khái niệm TNXH được nhiều người sử dụng như là một
7
Tráchnhiệmxãhộitrongkinhdoanh
biểu hiện của đạo đức kinh doanh. Tuy nhiên, hai khái niệm này có ý nghĩa
hoàn toàn khác nhau.
Nếu TNXH là những nghĩa vụ một doanh nghiệp hay cá nhân phải thực
hiện đối với xã hội nhằm đạt được nhiều nhất những tác động tích cực và
giảm tối thiểu các tác động tiêu cực đối với xã hội thì đạo đức kinhdoanh lại
bao gồm những quy định và các tiêu chuẩn chỉ đạo hành vi trong thế giới
kinh doanh. TNXH được xem như một cam kết với xã hội trong khi đạo đức
kinh doanh lại bao gồm các quy định rõ ràng về các phẩm chất đạo đức của
tổ chức kinh doanh, mà chính những phẩm chất này sẽ chỉ đạo quá trình đưa
ra quyết định của những tổ chức ấy. Nếu đạo đức kinhdoanh liên quan đến
các nguyên tắc và quy định chỉ đạo những quyết định của cá nhân và tổ chức
thì TNXH quan tâm tới hậu quả của những quyết định của tổ chức tới xã hội.
Nếu đạo đức kinhdoanh thể hiện những mong muốn, kỳ vọng xuất phát từ
bên trong thì TNXH thể hiện những mong muốn, kỳ vọng xuất phát từ bên
ngoài.
• Mối quan hệ giữa đạo đức kinhdoanh và TNXH của doanh nghiệp:
Đạo đức và TNXH là những vấn đề không thể thiếu trongkinh doanh.
Rất nhiều cơ hội và lợi ích chiến lược sẽ đến khi doanh nghiệp xem đạo đức
và TNXH là trọng tâm của các hoạt động kinh doanh. Sự tồn vong của
doanh nghiệp không chỉ đến từ chất lượng của bản thân các sản phẩm - dịch
vụ cung ứng mà còn chủ yếu từ phong cách kinhdoanh của doanh nghiệp.
Hành vi kinhdoanh thể hiện tư cách của doanh nghiệp, và chính tư cách ấy
tác động trực tiếp đến thành bại của tổ chức. Đạo đức kinh doanh, trong
chiều hướng ấy, trở thành một nhân tố chiến lược trong việc phát triển doanh
nghiệp.
Xem đạo đức và TNXH là một phần thiết yếu của chiến lược kinh doanh,
các doanh nghiệp cũng sẽ cảm thấy tự nguyện và chủ động hơn trong việc
thực hiện. Khi đó, những vấn đề này không còn là môt gánh nặng hay điều
bắt buộc mà là nguồn và cơ sở của những thành công. Rất nhiều cơ hội và
lợi ích chiến lược sẽ đến khi doanh nghiệp xem đạo đức và TNXH là trọng
tâm của các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Việc tôn trọng đạo đức và TNXH của doanh nghiệp sẽ mang lại lợi ích
chung cho nhân viên, khách hàng, đối tác và cộng đồng. Đây là những bộ
phận quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của mọi doanh nghiệp. Khi
thực hiện tốt đạo đức và TNXH, doanh nghiệp sẽ nhận được sự ủng hộ trung
thành và nhiệt tình của nhân viên, khách hàng và các đối tác này. Đây chính
là điều kiện cơ bản nhất của mọi thành công. Ngày nay, đề làm cho khách
hàng và cộng đồng thương yêu thương hiệu của công ty, các doanh nghiệp
8
Tráchnhiệmxãhộitrongkinhdoanh
ngày càng ít giới thiệu công ty qua những sản phẩm hay dịch vụ, mà chỉ giới
thiệu các thành tích trong việc thực hiện đạo đức và TNXH trongkinhdoanh
bằng cách nêu lên những nỗ lực của công ty để trở thành ông chủ tốt, đối tác
tốt, công dân tốt và là người bảo vệ môi trường.
Chương II: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO VIỆC THỰC
HIỆN TNXH Ở VIỆT NAM
1. Tình hình chung
Trước đây, yếu tố trụ cột gắn liền với mục tiêu của mọi doanh nghiệp,
không phân biệt doanh nghiệp nhà nước hay tư nhân, đều là yếu tố kinh tế,
lợi nhuận. Nhưng ngày nay, các yếu tố cấu thành lợi nhuận không chỉ là yếu
tố kinh tế, mà còn phải kể đến những yếu tố bên ngoài như môi trường, xã
hội Trên thế giới, đối với các nước có nền kinh tế thị trường phát triển,
TNXH không còn là vấn đề xa lạ. Các doanh nghiệp có thể thực hiện TNXH
của mình bằng cách đạt được một chứng chỉ quốc tế hoặc áp dụng những bộ
Qui tắc ứng xử (Code of Conduct hay gọi tắt là CoC). Những người tiêu
dùng, nhà đầu tư, nhà hoạch định chính sách và các tổ chức phi chính phủ
trên toàn cầu ngày càng quan tâm hơn tới ảnh hưởng của việc toàn cầu hoá
đối với quyền của người lao động, môi trường và phúc lợi cộng đồng.
Những doanh nghiệp không thực hiện TNXH có thể sẽ không còn cơ hội
tiếp cận thị trường quốc tế Theo đà phát triển chung, Việt Nam những năm
gần đây cũng đã có sự tiếp cận ban đầu đối với khái niệm TNXH, đạt được
một số bước tiến quan trọngtrong việc đưa sự quan tâm của công chúng
cũng như của các nhà chức trách tới vấn đề này lên một mức độ cao hơn.
Một cách chính thức, TNXH được giới thiệu vào nước ta thông qua hoạt
động của các công ty đa quốc gia đầu tư vào Việt Nam. Các công ty này
thường xây dựng các bộ quy tắc ứng xử và chuẩn mực văn hóa kinhdoanh
có tính phổ quát để có thể áp dụng trên nhiều địa bàn thị trường khác nhau.
Do đó, các nội dung TNXH được các công ty nước ngoài thực hiện có bài
bản và đạt hiệu quả cao. Có thể lấy một số ví dụ nổi bật như chương trình
“Tôi yêu Việt Nam” của công ty Honda- VietNam; chương trình giáo dục vệ
sinh cá nhân cho trẻ em tại các tỉnh miền núi của công ty Unilever; chương
trình đào tạo tin học Topic64 của Microsoft, Qualcomm và HP; chương trình
hỗ trợ phẫu thuật dị tật tim bẩm sinh và ủng hộ nạn nhân vụ sập cầu Cần
9
Tráchnhiệmxãhộitrongkinhdoanh
Thơ của VinaCapital, Samsung; chương trình khôi phục thị lực cho trẻ em
nghèo của Western Union…
Đối với các doanh nghiệp trong nước, một khi Việt Nam đã tham gia
WTO có nghĩa là chúng ta đã tham gia vào một sân chơi quốc tế. Ở đó, tất cả
các vấn đề phát triển thương mại đều phải gắn liền với những "luật chơi" mà
nếu thành viên nào không thực hiện sẽ bị loại ra khỏi "cuộc chơi" ấy ngay
lập tức. Chẳng hạn muốn thâm nhập thị trường đang nhắm đến, các Doanh
nghiệp Việt Nam phải đáp ứng được những yêu cầu về quan hệ lao động,
môi trường, sức khoẻ, an toàn và bảo vệ môi trường Thậm chí các đối tác
thương mại sẽ tẩy chay sản phẩm hàng hoá của nước thành viên nào mà DN
sản xuất ra sản phẩm đó không thực hiện đúng chuẩn mực về các TNXH.
Các công ty xuất khẩu có lẽ là đối tượng đầu tiên tiếp cận với TNXH. Hầu
hết các đơn hàng từ châu Âu- Mỹ- Nhật đều đòi hỏi các doanh nghiệp may
mặc, giày dép phải áp dụng chế độ lao động tốt (tiêu chuẩn SA8000) hay
đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (đối với các xí nghiệp thủy hải sản)…
Ngoài ra, nhiều công ty tư nhân trong nước cũng đã nắm bắt vấn đề này khá
nhạy bén. Một số công ty đã chủ động thực hiện và tạo được hình ảnh tốt đối
với công chúng như các tập đoàn Mai Linh, Tân Tạo, Duy Lợi, ACB,
Sacombank, Kinh Đô…
2. Các công cụ quản l ý
Trên thực tế, không phải đến bây giờ, vấn đề TNXH của doanh nghiệp
mới được đặt ra ở nước ta mà trái lại, ngay trong thời bao cấp, người ta cũng
đã nói nhiều về TNXH của các xí nghiệp đối với nhà nước và người lao
động, cũng như đối với cộng đồng nói chung. Nhưng trong những năm gần
đây, TNXH được hiểu một cách rộng rãi hơn, không chỉ từ phương diện đạo
đức, mà cả từ phương diện pháp lý. Những tác hại về môi trường do một số
doanh nghiệp gây ra trong thời gian qua không những bị dư luận lên án về
phương diện đạo đức, mà quan trọng hơn là cần phải được xử lý nghiêm
khắc về phương diện pháp lý. Về quản lý nhà nước trong lĩnh vực lao động,
chúng ta có Bộ Luật lao động năm 1994, được sửa đổi 2 lần vào năm 2002
(có nội dung thỏa ước lao động, làm thêm giờ, bảo hiểm xã hội, trợ cấp, sa
thải lao động) và năm 2006 (về nội dung tranh chấp lao động và đình công).
Trong lĩnh vực môi trường, hoạt động thực hiện TNXH ở nước ta có bước
tiến lớn sau khi Luật bảo vệ môi trường năm 2005 được ban hành thay thế
cho luật cũ năm 1994 hầu như không có hiệu lực. Tiếp theo, một loạt nghị
định đã được ban hành kịp thời để hướng dẫn luật, đưa nội dung bảo vệ môi
trường vào thủ tục đầu tư, thể chế hóa công tác quản lý Nhà nước về vật liệu
10
[...]... không sát thực tế (như số tiền phạt quá 11 Tráchnhiệm xã hội trong kinhdoanh thấp) đã dẫn đến tình trạng doanh nghiệp dễ dàng lách luật, chối bỏ trách nhiệm đạo đức kinh doanh, không thực hiện một cách nghiêm túc TNXH của mình Điều đó thể hiện ở các hành vi gian lận trongkinh doanh, báo cáo tài chính; không bảo đảm an toàn lao động, sản xuất; kinhdoanh hàng kém chất lượng; cố ý gây ô nhiễm... hiện trong thời gian tới 14 Tráchnhiệmxãhộitrongkinhdoanh • Nghiên cứu các cơ chế, chính sách hỗ trợ của nhà nước để các doanh nghiệp vào cuộc được thuận lợi Đặc biệt trong quá trình thực hiện TNXH và CoCs, các doanh nghiệp cần phải có chi phí, thậm chí chi phí đầu tư khá lớn nhất là chi phí đầu tư để cải thiện các điều kiện vệ sinh và môi trường Trong điều kiện cạnh tranh nhiều khi doanh. .. chọn một mô hình phát triển bền vững • Các chương trình, dự án giúp doanh nghiệp Việt Nam cần nghiên cứu kỹ tình hình thực tế của cộng đồng, doanh nghiệp và có những phương pháp tiếp cận phù hợp 16 Tráchnhiệmxãhộitrongkinhdoanh • Đối với doanh nghiệp, khi thực hiện TNXH cần nghiên cứu và tạo cho mình một lối đi thích hợp nhất Trong quá trình thực hiện nhiều khi chúng ta chưa triển khai thấu... các đài dành cho một tỷ lệ nhất định trong thời lượng quảng cáo hàng ngày miễn phí cho các mục tiêu công cộng 17 Tráchnhiệmxãhộitrongkinhdoanh • Xây dựng những bản xếp hạng công khai doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cao nhất, cá nhân nộp thuế thu nhập cá nhân cao nhất Họ xứng đáng được sự vinh danh của xã hội • Nâng cao vai trò của nhà trường trong việc hình thành ý thức TNXH của... nhiệm của doanh nghiệp với môi trường, nâng cao năng lực cạnh tranh và vấn đề đạo đức của doanh nghiệp trongkinh doanh, tính định hướng dư luận với cái nhìn tích cực để động viên các doanh nghiệp có những chiến lược trongkinhdoanh và thực hiện tốt TNXH để các doanh nghiệp khác và xã hội đều phát triển theo hướng tích cực và bền vững hơn • Nhà nước phải chú trọng đến việc thực hiện TNXH của doanh nghiệp... nhân kinh tế và nguyên nhân pháp lý Do đó, để nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp, cần bám sát những tồn tại và nguyên nhân nói trên để đề ra những giải pháp phù hợp Cụ thể là: 13 Tráchnhiệm xã hội trong kinhdoanh • Việc làm quan trọng nhất và trước tiên lúc này là phải tăng cường thông tin, tuyên truyền để mọi người hiểu đúng bản chất vấn đề " TNXH" và các Bộ quy tắc ứng xử (CoCs), nhất là doanh. .. nhiều doanh nghiệp lớn ở Việt Nam đã nhận thấy rằng, TNXH của doanh nghiệp đã trở thành một trong những yêu cầu không thể thiếu được đối với doanh nghiệp, bởi lẽ, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, nếu doanh nghiệp không tuân thủ TNXH sẽ không thể tiếp cận được với thị trường thế giới Nhiều doanh nghiệp khi thực hiện TNXH đã thấy được những hiệu quả thiết thực trong sản xuất kinh doanh. .. ro doanh nghiệp phải đương đầu đối với việc theo đuổi lâu dài mục tiêu lợi nhuận trong trường hợp đòi hỏi ấy không được thỏa mãn Rõ hơn, phải có ai đó nói với doanh nghiệp, bằng tiếng nói của người tiêu dùng, về những gì doanh nghiệp cần có để chấp nhận sự chi trả với thái độ tín nhiệm của người tiêu dùng Người tiêu dùng muốn doanh nghiệp lắng nghe mình phải chứng minh cho 15 Tráchnhiệm xã hội trong. .. cho doanh nghiệp này và thường xuyên mở lớp đào tạo cán bộ quản lý, tạo và phát triển tổ chức đoàn thể như Đoàn thanh niên , Hội phụ nữ qua đó góp phần bảo vệ quyền lợi người lao động 18 Tráchnhiệm xã hội trong kinhdoanh 4 Một số ví dụ “Danh tiếng thương hiệu lừng lẫy hàng chục năm trời đế tạo dựng có thể bị hủy hoại chỉ trong chốc lát chỉ vì những sự cố như xì căng đan lừa đảo vài khâu trong. .. của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng Sau sự việc trên, Vedan bị người tiêu dùng tẩy chay, hàng hóa bị dọn khỏi các kệ hàng của hệ thống siêu thị trong cả nước đến nay, hàng hóa của Vedan đã xuất hiện lại trong hệ thống siêu thị tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn còn e ngại và ác cảm với thương hiệu này Như vậy, cái mà Vedan mất lớn nhất chính là thương hiệu "Vedan" 19 Tráchnhiệm xã hội trong kinh . Trách nhiệm xã hội trong kinh doanh
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
3
1. Khái niệm trách nhiệm xã hội
3
2 LUẬN
1. Khái niệm TNXH của doanh nghiệp:
TNXH của doanh nghiệp :
3
Trách nhiệm xã hội trong kinh doanh
• Là sự tự cam kết của doanh nghiệp thông qua