Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 48 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
48
Dung lượng
409,42 KB
Nội dung
Tiểu luận
Một số biện pháp
đẩy mạnh quá trình
cổ phầnhóaDNNN
Lời mở đầu
Sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả Doanh nghiệp
nhà nước là một trong những yêu cầu bức thiết của Đảng và Nhà
nước ta hiện nay. Thực tiễn hoạt động của Doanh nghiệp nhà nước
ở Việt Nam hàng chục năm qua cho thấy mặc dù Doanh nghiệp nhà
nước được giao phó vai trò chủ đạo song hoạt động của chúng có
nhiều điểm bất cập. Doanh nghiệp nhà nước chiếm phần vốn đầu tư
chủ yếu từ ngân sách. Đội ngũ cán bộ có đào tạo, cán bộ quản lý có
năng lực cũng tập trung chủ yếu trong các Doanh nghiệp nhà nước.
Các Doanh nghiệp nhà nước chiếm lĩnh những lĩnh vực quan trọng
của nền kinh tế như dầu khí, vận tải, bưu chính, điện, khai khoáng
và nhiều ngành, lĩnh vực khác như bảo hiểm, ngân hàng… Tuy
nhiên, với nhiều thế mạnh như vậy song Doanh nghiệp nhà nước
vẫn chưa thực sự phát huy tốt vai trò của nòng cốt của chúng trong
việc làm cho kinh tế Nhà nước thực sự đóng vai trò chủ đạo. Đa số
các Doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ, gây thất thoát tài sản
của Nhà nước một cách nghiêm trọng. Những vụ tham nhũng điển
hình đều trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến Doanh nghiệp nhà
nước. Chính vì vậy, từ trước đến nay, vấn đề sắp xếp, đổi mới
Doanh nghiệp nhà nước để loại hình doanh nghiệp này trở thành
động lực chủ yếu của nền kinh tế luôn luôn được Đảng và Nhà nước
ta chú trọng. Sắp xếp, đổi mới Doanh nghiệp nhà nước càng trở nên
cấp bách khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và chủ động hội nhập vào nền kinh tế khu
vực và thế giới. Một trong những giải pháp đổi mới Doanh nghiệp
nhà nước được thực hiện có hiệu quả và mang lại nhiều thay đổi
triệt để trong cấu trúc tổ chức và hoạt động của Doanh nghiệp nhà
nước là cổphần hoá. Cổphầnhoá được bắt đầu triển khai cách đây
15 năm với những bước đi thử nghiệm và sau đó là sự triển khai
rộng khắp trên cả nước. Tuy nhiên, do nhiều lý do khác nhau, cổ
phần hoá vẫn chưa mang lại những kết quả mong muốn.
Mặc dù hoạt động của các Doanh nghiệp nhà nước được cổ
phần hoá đã chứng tỏ tác dụng to lớn của nó song thực tế số Doanh
nghiệp nhà nước được cổphầnhoá ít hơn nhiều so với yêu cầu đặt
ra. Chính vì vậy, việc nghiên cứu cổphầnhoá Doanh nghiệp nhà
nước, tìm được những hạn chế của nó, để đưa ra các giải pháp nhằm
đẩy nhanh tiến trìnhcổphầnhoá Doanh nghiệp nhà nước là việc
làm cần thiết. Đó cũng chính là lý do mà em chọn đề tài “Một số
biện pháp nhằm tiếp tục đẩymạnhquátrìnhcổphầnhoá trong
một bộ phận Doanh nghiệp nhà nước ở nước ta trong giai đoạn
hiện nay” làm đề tài nghiên cứu môn học Kinh tế chính trị với
mong muốn sẽ hiểu hơn về tiến trìnhcổphầnhoá Doanh nghiệp nhà
nước ở nước ta. Từ đó thấy được trách nhiệm và nghĩa vụ của bản
thân cần phải làm gì để góp phần thúc đẩyquátrìnhcổphầnhoá
Doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam.
Là một sinh viên còn ngồi trên ghế nhà trường, với vốn kiến
thức còn hạn chế, chắc chắn bài viết của em còn nhiều sai sót. Vì
thế em rất mong được sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của thầy giáo
Nguyễn An Ninh để đề án của em được hoàn thiện hơn. Em xin
chân thành cảm ơn thầy.
nội dung
I. Cơsở lý luận về việc cổphânhoámột bộ phận doanh nghiệp
Nhà nước ở nước ta.
1. Tính tất yếu phải cổphầnhoámột bộ phận doanh nghiệp nhà
nước ở nước ta.
Doanh nghiệp nhà nước và yêu cầu đổi mới Doanh nghiệp
nhà nước.
Dưới góc độ chủ sở hữu, doanh nghiệp được gọi là Doanh
nghiệp nhà nước khi Nhà nước là chủ sở hữu. Theo mô hình chủ
nghĩa xã hội truyền thống, sở hữu Nhà nước (sở hữu toàn dân) được
thiết lập ngoài ý nghĩa chính trị là xoá bỏ bóc lột, về mặt kinh tế nó
được dựa trên dự báo có hiệu quả cao hơn so với sở hữu tư nhân.
Trên nền tảng sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất, Nhà nước tổ chức
nền kinh tế có kế hoạch, hiệu quả hơn nền kinh tế thị trường hỗn
loạn, mất cân đối.
Nhưng trên thực tế, nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung đã vận
hành không tốt như mong đợi. Cơ chế kinh tế này có nhiều khuyết
tật và điều nan giải nhất là các Doanh nghiệp nhà nước hoạt động
kém hiệu quả.
ở Việt Nam, việc xoá bỏ quá vội vàng sở hữu tư nhân, thiết lập
sở hữu Nhà nước và tập thể dựa trên các biệnpháp hành chính, đã
đẩy nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng kéo dài.
Từ khi chuyển sang kinh tế thị trường, trong điều kiện nền kinh tế
tăng trưởng nhanh, bất chấp mọi nỗ lực đổi mới, hoạt động của các
Doanh nghiệp nhà nước có khá hơn nhưng hiệu quả vẫn rất thấp.
Bên cạnh đó việc sử dụng các nguồn lực kém hiệu quả, khả năng
cạnh tranh thấp đòi hỏi các Doanh nghiệp nhà nước phải có những
đổi mới một cách căn bản. Nếu không chúng sẽ thất bại trong cạnh
tranh, trong điều kiện hội nhập hiện nay.
Yêu cầu đổi mới Doanh nghiệp nhà nước.
- Phát triển kinh tế và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khan
hiếm. Doanh nghiệp nhà nước nắm trong tay phần lớn những nguồn
lực của nền kinh tế như tài nguyên thiên nhiên, vốn và nhân lực.
Tuy nhiên hầu hết các doanh nghiệp lại sử dụng lãng phí không hiệu
quả các nguồn lực khan hiếm. Điều này chỉ ra trước tương lai không
sảng sủa của nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng cao của nền kinh tế
trong những năm qua không có nghĩa là mọi việc của chúng ta đang
tiến triển tốt đẹp. Các tổ chức kinh tế thế giới đã cảnh báo không ít
lần là tốc độ tăng trưởng cao của chúng ta cómột nguyên nhân quan
trọng là nền kinh tế có điểm xuất phát thấp.
- Phát triển kinh tế đòi hỏi xoá bỏ bao cấp đổi với Doanh
nghiệp nhà nước. Hiện nay mối quan hệ giữa Nhà nước và các
Doanh nghiệp nhà nước hoàn toàn không rõ ràng. Nhà nước không
nắm rõ ở mỗi thời điểm tổng số doanh nghiệp của mình là bao
nhiêu, chứ chưa nói đến các chỉ tiêu phức tạp như vốn nằm ở đâu,
tăng giảm như thế nào, hiệu quả sử dụng ra sao? Để duy trì doanh
nghiệp kém hiệu quả, Nhà nước đã sử dụng hàng loạt các biệnpháp
bao cấp trực tiếp và gián tiếp như : xoá nợ, khoanh nợ, tăng vốn, ưu
đãi tín dụng, tính chi phí không đầy đủ… và cuối cùng, không ai
biết Doanh nghiệp nhà nước nuôi xã hội hay xã hội phải nuôi Doanh
nghiệp nhà nước. Không nên quên rằng Doanh nghiệp nhà nước là
phương tiện chứ không phải mục đích. Không thể lấy tiền của dân
chúng để nuôi một vài doanh nghiệp thua lỗ triền miên, nhưng đã
được các cơ quan chủ quản hà hơi tiếp sức hết đợt này đến đợt khác,
với lý do cố vực dậy, lý do bảo vệ người lao động. Nhưng tiền bao
cấp cho doanh nghiệp chính là thuế mà dân chúng đóng góp, trong
đó có không ít người còn sống trong cảnh đói nghèo. Nhà nước phải
là của toàn dân chứ không phải của riêng các Doanh nghiệp nhà
nước, và Nhà nước cần hành động vì lợi ích của toàn dân chứ không
phải chỉ riêng lợi ích của những người trong Doanh nghiệp nhà
nước.
- Cạnh tranh với khu vực tư nhân. Yêu cầu đổi mới còn xuất
phát từ việc cạnh tranh với khu vực tư nhân đang hồi sinh nhanh
chóng. Mặt khác, trong quátrình hội nhập, Doanh nghiệp nhà nước
không phải chỉ cạnh tranh với các doanh nghiệp tư nhân trong nước
mà với cả các doanh nghiệp tư nhân rất mạnh của nước ngoài. Cạnh
tranh trong nước và quốc tế không chấp nhận việc Nhà nước giữ
độc quyền cho các doanh nghiệp của mình. Cạnh tranh bình đẳng
đòi hỏi không chỉ xoá bỏ độc quyền mà cả bao cấp.
Tóm lại, áp lực phát triển kinh tế thị trường đặt dấu chấm hỏi
lớn đối với các tương lai của các Doanh nghiệp nhà nước nếu chúng
không đổi mới.
Cổphầnhoá - giải pháp cải cách Doanh nghiệp nhà nước tối
ưu
Cổphầnhoá Doanh nghiệp nhà nước là gì?
Khái niệm về Cổphầnhoá Doanh nghiệp nhà nước.
Phải nói rằng nhân dân ta không còn xa lạ gì với khái niệm cổ
phần. Cụm từ “cổ phần” đã rất quen thuộc từ trên 40 năm nay, kể từ
khi Đảng ta vận động nhân dân lập hợp tác xã mua bán, hợp tác xã
tín dụng, lập cửa hàng, xí nghiệp, công ty hợp danh.
Vậy Cổphầnhoá là gì? “Cổ phầnhoá là quátrình chuyển
Doanh nghiệp nhà nước từ chỗ chỉ cómột chủ sở hữu là Nhà
nước thành lập doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu”.
Người chủ sở hữu của doanh nghiệp là các cổ đông tự do bầu
chọn ra Hội đồng quản trị là người đại diện chính thức cho mình.
Bản chất và các hình thức Cổphầnhoá Doanh nghiệp nhà
nước ở nước ta.
Xét ở bản chất pháp lý, cổphầnhoá là biến doanh nghiệp một
chủ thành doanh nghiệp nhiều chủ tức là chuyển từ hình thức sở hữu
đơn nhất sang sở hữu chung thông qua việc chuyển mộtphần tài sản
của doanh nghiệp cho những người khác. Những người này trở
thành sở hữu doanh nghiệp theo tỷ lệ tài sản mà họ sở hữu trong
doanh nghiệp cổphần hoá. Xét dưới góc độ này thì cổphầnhoá dẫn
tới sự xuất hiện không chỉ của công ty cổphần trên nền tảng của
doanh nghiệp được cổphần hoá. Bản chất của cổphầnhoá như đã
nêu ở trên không phải cũng được hiểu đúng trong thực tiễn xây
dựng và thực hiện pháp luật về cổphần hoá. Có quan điểm đồng
nhất cổphầnhoá với tư nhân hoá hay có quan điểm cho rằng cổ
phần hoá chỉ liên quân đến Doanh nghiệp nhà nước.
Nhìn bề ngoài, cổphầnhoá là quátrình xác định lại mục tiêu
phương hướng kinh doanh, nhu cầu vốn điều lệ và chia ra thành cổ
phần. Đánh giá lại tài sản của doanh nghiệp, quyết định mức vốn
Nhà nước giữ cần nắm giữ và rao bán rộng rãi phần còn lại. Qua đó
làm thay đổi cơ cấu sở hữu, huy động tiền vốn, xác lập cụ thể những
người tham gia làm chủ, được chia lợi nhuận và chuyển Doanh
nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần, thuộc sở hữu của tập thể cổ
đông và chuyển sang hoạt động theo Luật của doanh nghiệp.
Song để hiểu rõ thực chất của cổphần hoá, cần thấy rằng trong
công ty cổ phần, trên cơsở vốn điều lệ được chia ra thành nhiều
phần, thì quyền lợi và trách nhiệm đối với kết quả sản xuất kinh
doanh cũng được phân ra thành những đơn vị cócơ cấu sở hữu. Sở
dĩ cổphầnhoácó thể nâng cao hiệu quả hoạt động của các Doanh
nghiệp nhà nước là do quacổphần hoá, cơ cấu sở hữu của doanh
nghiệp đã thay đổi, dẫn tới cơ cấu và cơ chế thực hiện quyền lợi và
trách nhiệm đối với kết quả sản xuất kinh doanh cũng thay đổi theo,
từ đó tạo ra mộtcơ cấu động lực có chủ thể rõ ràng và hợp lực mới
mạnh mẽ hơn; đồng thời chuyển doanh nghiệp sang vận hành theo
cơ chế quản lý mới, tự chủ, năng động hơn, nhưng có sự giám sát
rộng rãi và chặt chẽ hơn.
Cho nên, thực chất cổphầnhoá nói chung là giải pháp tài chính
và tổ chức, dực trên chế độ cổphần nhằm đổi mới cơ chế và cơ cấu
phân chia quyền lợi và trách nhiệm gắn chặt với kết quả sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Cổphầnhoá theo phương thức hiện
hành là giải pháp nhằm làm thay đổi cơ cấu sở hữu, dẫn tới thay đổi
cơ cấu và cơ chế thực hiện quyền lợi và trách nhiệm từ chỗ chỉ có
Nhà nước nắm quyền và chịu trách nhiệm chuyển sang chia sẻ kết
quả kinh doanh, cả quyền lợi và trách nhiệm, lợi nhuận và rủi ro cho
những người tham gia góp vốn, do đó tạo ra động lực, trách nhiệm
và hiệu quả doanh nghiệp.
Trên cơsở mục đích của cổphầnhoá Doanh nghiệp nhà nước
là nhằm chuyển doanh nghiệp từ một chủ sở hữu sang doanh nghiệp
nhiều chủ sở hữu, cổphầnhoá ở nước ta bao gồm nhiều hình thức
khác nhau:
- Giữ nguyến giá trị doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu để thu
hút thêm vốn.
- Bán mộtphần giá trị doanh nghiệp cho các cổ đông.
- Cổphầnhoá đơn vị phụ thuộc của công ty.
- Chuyển toàn bộ doanh nghiệp thành công ty cổ phần.
Như vậy, thực chất cổphầnhoá là làm giảm bớt vai trò trực
tiếp làm chủ sở hữu các doanh nghiệp, giảm bớt đầu tư của Nhà
nước, tăng thêm nguồn vốn từ dân cư, các tổ chức kinh tế - xã hội
trong và ngoài nước để tạo thêm sức mạnh kinh tế cho doanh
nghiệp.
Cổphầnhoá là giải pháp cải cách doanh nghiệp tối ưu ở
nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Từ yêu cầu đòi hỏi phải đổi mới các Doanh nghiệp nhà nước,
vấn đề cải cách Doanh nghiệp nhà nước từ lâu là mối quan tâm của
Đảng và Nhà nước ta. Đã có nhiều giải pháp cải cách được thực
hiện. Trong thời gian từ 1960 đến 1990, tức là trước thời điểm thực
hiện cổphần hoá, Đảng và Nhà nước ta đã triển khai nhiều biện
pháp nhằm cải tiến quản lý xí nghiệp quốc doanh (Doanh nghiệp
nhà nước theo tên gọi lúc đó). Tuy nhiên thực tế cho thấy các giải
pháp cải cách Doanh nghiệp nhà nước được thực hiện trước năm
1990 ít mang lại hiệ u quả. Vai trò, hiệu quả của Doanh nghiệp nhà
nước hầu như không được cải thiện. Tình trạng kém hiệu quả, thua
lỗ, tình trạng lãng phí tài sản vẫn là căn bệnh cố hữu của Doanh
[...]... hút các nhà đầu tư nước ngoài… Với những tiền đề như thế thì quátrìnhcổphầnhoá Doanh nghiệp nhà nước của chúng ta đã diễn ra như thế nào? Chúng ta đã làm được những gì và còn hạn chế gì? Để từ đó có biện pháp thích hợp thúc đẩy nhanh hơn nữa quátrìnhcổphầnhoá II Thực trạng cổphầnhoá Doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam 1 Quátrìnhcổphầnhoá Doanh nghiệp nhà nước ở nước ta Từ đầu thập kỷ 90,... mộtsố tổng công ty đang c phần hoá, nhưng nhìn chung đại đa số các doanh ổ nghiệp đã cổphầnhoá đều có vốn Nhà nước quá nhỏ Số lượng các doanh nghiệp cổphầnhoácó quy mô vốn Nhà nước dưới 5 tỷ đồng chiếm tới gần 60%, chỉ có 18,5% số doanh nghiệp cổphầnhoácó quy mô vốn Nhà nước trên 10 tỷ đồng Điều đó dẫn đến tình trạng về mặt số lượng Doanh nghiệp nhà nước đã cổphầnhoá chiếm tới 53% tổng số. .. trị doanh nghiệp – phê duyệt phương án cổphầnhoá 66 ngày 4 Phê duyệt phương án cổphầnhoá bắt đầu bán cổphần 24 ngày 5 Bắt đầu bán cổphần – hoàn thành bán cổphần 38 ngày 6 Hoàn thành bán cổphần - đại hội cổ đông 15 ngày 7 Đại hội c đông - đăng ký kinh ổ doanh 24 ngày 8 Tổng cộng 437 ngày Việc cổphầnhoá các Tổng công ty diễn ra rất ì ạch Đã có chủ trương ổ phầnhoá Ngân hàng Ngoại thương Việt... về cổphần hoá, góp phần tạo ra sức bật mạnh mẽ để đẩy nhanh, mạnh tiến trình cải cách hệ thống Doanh nghiệp nhà nước một cách công khai, minh bạch và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế trong và ngoài nước cùng tham gia Trong đợt đấu giá cổ phiếu đầu tiên của công ty sữa Việt Nam đã thu hút được các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài và họ đã mua tới gần 80% tổng sốcổphần bán ra Thứ năm, cổ phần. .. nước trong các ến Doanh nghiệp nhà nước đã cổphầnhoá còn nhỏ và việc huy động vốn trong quátrình chưa được nhiều, thời gian tiến hành cổphầnhoámột doanh nghiệp còn quá dài So với đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì số Doanh nghiệp nhà nước được cổphầnhoá chưa đạt 80% , số lượng Doanh nghiệp nhà nước được cổphầnhoá trong năm 2005 tuy ạt con số 754 đơn vị, nhưng nếu so với đ yêu cầu... theo xu hướng mỗi ngày càng đư c đẩy mạnh Từ chỗ thực hiện chậm chạp trong ợ những năm đầu (mỗi năm vài ba doanh nghiệp đến vài trăm) và cho đến ba năm gần đây tiến trìnhcổphầnhoá được đẩy mạnh hơn, do đó số lượng doanh nghiệp được cổphầnhoá tương đối nhiều Theo báo cáo ủa Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh c nghiệp, hình thức cổphầnhoá phổ biến nhất là bán mộtphần vốn nhà nước có tại doanh... nghiệp nhà nước chỉ là một chủ trương lớn của Đảng va Nhà nước Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương khoá VII đã nêu rõ: “Chuyển mộtsố doanh nghiệp quốc doanh có điều kiện thành công ty cổphần và thành lập mộtsố công ty quốc doanh cổphần mới” Nghị quyết 10-NQ/TW ngày 17/3/1995 của Bộ chính trị đã nêu “thực hiện từng bước vững chắc việc cổphầnhoámột bộ phần doanh nghiệp không... thành lập được 2987 công ty cổphần trên cơsởcổphầnhoá Doanh nghiệp nhà nước và bộ phần Doanh nghiệp nhà nước Kết quả thực hiện qua từng năm như sau: Năm Số Doanh nghiệp nhà nước được cổphầnhoá 1990-1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Không 02 01 03 05 07 100 250 212 204 164 532 2004 2005 753 754 Tổng 2987 Qua những con số trên thấy rõ tiến trìnhcổphầnhoá đã trải qua những... vạch lộ trình và cách thức cổphầnhoá và dự kiến đến hết năm 2007 mới có thể tiến hành Đại hội cổ đông Cổphầnhoá Tổng công ty Xuất khẩu xây dựng (VINACONEX) cũng nằm trong tình trạng tương tự - Chuyển sang công ty cổphần doanh nghiệp trở thành đa sở hữu về vốn Nhưng thực tế trong số gần 3000 doanh nghiệp đã cổphầnhoá thì chỉ có 30%, Nhà nước không giữ đồng vốn nào: 29%, Nhà nước giữ cổphàn chi... trong số gần 3000 doanh nghiệp thì Nhà nước cũng nắm lại 46,5% vốn điều lệ Điều này cho th mặc dù đã cổphầnhoá nhưng Nhà nước vẫn là cổ ấy đông lớn nhất, đồng thời phần lớn các công ty cổphần được thành lập theo cách này đang được Nhà nước nắm cổphần chi phối Điều đáng nói là tỷ lệ vốn điều lệ mà Nhà nước còn nắm tại các công ty cổphần không giảm mà ngày càng tăng Nếu thời kỳ đầu (19921998) tỷ lệ cổ .
Tiểu luận
Một số biện pháp
đẩy mạnh quá trình
cổ phần hóa DNNN
Lời mở đầu
Sắp xếp, đổi mới,. giải pháp nhằm
đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước là việc
làm cần thiết. Đó cũng chính là lý do mà em chọn đề tài Một số
biện pháp