Một số biện pháp góp phần đẩy nhânh tiến trình cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước.

Một phần của tài liệu Tiểu luận Một số biện pháp đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa DNNN pdf (Trang 39 - 47)

hoá Doanh nghiệp nhà nước.

Quá trình cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước chắc chắn sẽ

tiếp tục diễn ra mạnh mẽ và sâu sắc trong năm 2006. Tuy nhiên tốc độ sẽ không thể như kỳ vọng của Chính Phủ cũng như công chúng đầu tư. Luật Doanh ngiệp nhà nước mới được Quốc hội thông qua

vào tháng 11-2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2006 đặt ra

thời hạn hoàn tất chuyển đổi thống nhất đối với các Doanh nghiệp nhà nước là 4 năm. Đây quả là một thách thức, bởi lẽ 15 năm mới đi được 1/10 chặng đường, vậy thì làm thế nào để có thể chạy nốt 9

phần chặng đường còn lại trong 4 năm.

Để có thể thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quá trình cổ phần hoá

Doanh nghiệp nhà nước và hoàn tất quá trình này vào năm 2010,

theo dự kiến có rất nhiều công việc phải làm.

Trước hết Chính phủ cần tiếp tục hoàn thiện các cơ chế chính

sách cho cổ phần hoá cũng như chỉ đạo đẩy mạnh hơn, quyết liệt hơn nữa đối với các Tổng công ty, các công ty nhà nước lớn. Bên

cạnh đó về phía các Doanh nghiệp nhà nước cũng cần phải quán

triệt nhận thức, nỗ lực quyết tâm trong việc vạch ra và thực thi lộ

trình cổ phần hoá. Lãnh đạo các Doanh nghiệp nhà nước cũng như

các Bộ, ngành chủ quản cần đứng trên quan điểm phát triển để nhận

thức rằng cổ phần hoá là con đường tất yếu để có thể tồn tại trong

bối cảnh hội nhập đang đến gần. Những đặc quyền, đặc lợi cá nhân

phải lưu ý làm nhanh không có nghĩa là làm ẩu, tránh cổ phần hình

thức hoặc “bán rẻ” tài sản Nhà nước.

Cùng với việc khẩn trương đổi mói một số cơ chế chính sách

nhất là cơ chế tài chính có liên quan đến cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Chính phủ đã và đang triển khai các biện pháp sau đây:

Vể tổ chức chỉ đạo, về quyết định phê duyệt danh sách các

doanh nghiệp cổ phần hoá, về tập trung chỉ đạo các doanh ngiệp

trong diện. Đồng thời hướng dẫn cổ phần hoá các Bộ, các địa phương khác nhằm triển khai đồng đều trong cả nước, về việc

nghiên cứu chuẩn bị đề án thành lập Quỹ hỗ trợ sắp xếp Doanh

nghiệp nhà nước mà trọng tâm là hỗ trợ sắp xếp việc làm bằng các

nguồn vốn trích từ vốn bán cổ phần, hỗ trợ ngân sách và huy động

vốn của nước ngoài, cụ thể:

Một là, tạo ra sân chơi bình đẳng giữa Doanh nghiệp nhà nước

và công ty cổ phần về những điều kiện hoạt động kinh doanh. Do đó để thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước cần phải

tạo ra sự bình đẳng giữa các khu vực kinh tế, giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Đồng thời cần xoá bỏ chế độ bao cấp cho khu

vực kinh tế quốc doanh.

Hai là, lựa chọn Doanh nghiệp nhà nước và loại hình công ty

cổ phần.

Cổ phần hoá là chuyển sở hữu Nhà nước vào tay cổ đông thuộc

các thành phần kinh tế. Quá trình này đụng chạm đến vấn đề mấu

- Chuyển toàn bộ hay chỉ chuyển một bộ phận Doanh nghiệp nhà nước thì là bộ phận nào?

- Tổ chức công ty cổ phần như thế nào để phát huy được ưu

thế của hình thức này, đồng thời nâng cao hiệu quả sản xuất.

Việc lựa chọn Doanh nghiệp nhà nước để cổ phần hoá phụ

thuộc vào quan niệm về vai trò của Doanh nghiệp nhà nước trong sự

phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Quan niệm bắt nguồn từ

mục tiêu kinh tế, chính trị được lựa chọn trình độ phát triển của nền

kinh tế, truyền thống và hoàn cảnh lịch sử của mỗi quốc gia khi tiến

hành cổ phần hoá.

Như vậy, chuyển Doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ

phần không phải là mục đích tự thân, mà xuất phát từ mục tiêu kinh

tế, chính trị, xã hội do Nhà nước lựa chọn giải pháp chuyển doanh

nghiệp sang công ty cổ phần trong giai đoạn hiện nay để có thể

thực hiện ở một số doanh nghiệp mà trước hết là vì mục tiêu lợi

nhuận.

Với mục tiêu cổ phần hoá hiện nay, cần chủ trương cổ phần

hoá Doanh nghiệp nhà nước theo hướng chuyển nhượng một phần

quyền sở hữu Nhà nước sang các thành phần kinh tế khác. Trường

hợp Nhà nước ít cần can thiệp đến có thể chuyển sang công ty cổ

phần mà trong đó vốn Nhà nước ít hoặc thậm chí không tham gia.

Ba là, Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ về tài chính như

miễn thuế lợi tức, thuế thu nhập trong thời gian đầu của các doanh

nghiệp cổ phần để kích thích các thành phần kinh tế khác tham gia

Trương hợp những doanh nghiệp không đủ điều kiện hưởng ưu đãi theo quy định của Luật khuyến khích đầu tư trong nước thì được

giảm 50% thuế lợi tức (Thuế thu nhập doanh nghiệp) trong hai năm

liên tiếp từ sau khi chuyển sang hoạt động theo Luật công ty. Để

duy trì và phát triển quỹ phúc lợi dưới dạng hiện vật. Các chương

trình văn hoá, câu lạc bộ, nhà điều dưỡng để đảm bảo phúc lợi cho người lao động trong công ty cổ phần. những tài sản này thuộc sở

hữu tập thể người lao động do công ty cổ phần quản lý với sự tham

gia của tổ chức Công đoàn.

Thực tế tiến hành cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước cho

thấy những ưu tiên trên là hợp lý, là phù hợp với thực tiến của công

tác cổ phần hoá và được sự đồng tình ủng hộ của các doanh nghiệp.

Bốn là, Nhà nước cần có sự giúp đỡ đối với các cán bộ công nhân viên có đủ khả năng mua cổ phần ở các doanh nghiệp tiến

hành cổ phần hoá, như cho vay tín dụng với lãi suất thấp, thời hạn dài. Tương tự như Nhà nước cho nông dân vay vốn để sản xuất. Đây

là một kinh nghiệm tốt mà nhiều nước trên thế giới đã thực hiện

trong quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp.

Năm là, định giá cổ phiếu và mức độ bán cổ phần, cổ phiếu.

Chế độ tài chính thống nhất ghi mẫu in ấn và cung cấp tờ cổ phiếu

chậm nhất trong vọng 30 ngày kể từ khi kết thúc thời hạn phát hành

của doanh nghiệp cổ phần hoá. Các cơ quan tài chính phổ biến hướng dẫn các công ty cổ phần thực hiện.

Sáu là, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ có trình độ chuyên môn giỏi

động có hiệu quả trước hết phải có chiến lược con người, xây dựng

một đội ngũ các nhà kinh doanh nhất là đối với công ty cổ phần mới

hình thành, giám đốc điều hành giỏi là hết sức cần thiết. Để thực hiện điều này cần phải:

- Đồng thời với việc thực hiện chủ trương cổ phần hoá

Doanh nghiệp nhà nước cần có chương trình vồi dưỡng kiến thức

quản lý công ty cổ phần cho tất cả các cán bộ quản lý doanh nghiệp

nằm trong diện cổ phần hoá.

- Mở các lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý các công

ty cổ phần hoá cho tất cả các cán bộ quản lý các doanh nghiệp đã cổ

phần hoá. Về kinh phí cho các lớp bồi dưỡng này cần có sự hỗ trợ

nhất định của Nhà nước. đây là vấn đề đặc biệt quan trọng.

Bảy là, có biện pháp tuyên truyền, giải thích cho người lao động nhận thức đúng đắn, đầy đủ về quyền lợi, trách nhiệm của họ đối với doanh nghiệp sau cổ phần hoá. Thực tiễn cho thấy rằng việc

làm cho người lao động thấy rõ được lợi ích khi doanh nghiệp cổ

phần hoá là rất quan trọng. Người lao động sẽ tự giác đồng tâm cùng Nhà nước thực hiện tốt chủ trương cổ phần hoá. Nhưng quan

trọng hơn nhiều là làm cho người lao động hiểu được vị trí của họ

trong doanh nghiệp cổ phần, một môi trường mới. Người lao động

cần nhận thức được vai trò làm chủ của họ đối với doanh nghiệp,

mức độ làm chủ đến đâu, những gì họ được phép làm… tránh tình

trạng người lao động lạm dụng quyền làm chủ quá mức tạo nên sự

Kết luận

Đổi mới, sắp xếp và phát triển Doanh nghiệp nhà nước là yêu

cầu tất yếu và cần thiết. Thấy được vấn đề đó, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương triển khai thực hiện trong gần 20 năm. Mặc dù có những thăng trầm nhưng cũng đã đem lại những kết quả đáng ghi

nhận. Việc sắp xếp Doanh nghiệp nhà nước được thực hiện bằng

các giải pháp sáp nhập, hợp nhất, cổ phần hoá, giao, khoán, bán, cho

thuê doanh nghiệp, tổ chức lại các Tổng công ty và thành lập Tập đoàn kinh tế. Trong tất cả những giải pháp này cổ phần hoá được

xem là giải pháp cơ bản và quan trọng nhất để cơ cấu lại Doanh

nghiệp nhà nước. Cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước đã được bắt đầu thí điểm từ năm 1990, từ đó đến nay đã 15 năm, trong 15 năm qua chúng ta đã sắp xếp được một nửa số Doanh nghiệp nhà nước.

Đây quả là một thách thức lớn, nếu không làm được thì vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước khó được đảm bảo. Muốn làm được phải đổi mới tư duy, phải vượt qua chính mình để có cách nhìn mới, có

một quan niệm mới về kinh tế Nhà nước và vai trò chủ đạo của nó,

về cổ phần hoá và cải cách Doanh nghiệp nhà nước, phải dám từ bỏ

lợi ích cục bộ để đảm bảo lợi ích toàn cục, từ bỏ “chiếc mũ bảo hộ”

của Nhà nước để tự vượt lên chính mình. Đó chính là chìa khoá

thành công trong cải cách Doanh nghiệp nhà nước.

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước. Cơ sở lý luận và kinh

nghiệm thực tiễn

2. Cổ phần hoá các Doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam

3. Cổ phần hoá các Doanh nghiệp nhà nước. Lý luận và thực tiễn.

5. Phát triển kinh tế số 4/2005.

6. Thương mại số 1+2/2005.

7. Kinh tế và dự báo số 6/2005.

Mục lục

Lời nói đầu ... 1

Nội dung ... 3

I. Cơ sở lý luận về việc Cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta ... 3

Một phần của tài liệu Tiểu luận Một số biện pháp đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa DNNN pdf (Trang 39 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)