Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp sau cổ phần hoá.

Một phần của tài liệu Tiểu luận Một số biện pháp đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa DNNN pdf (Trang 25 - 28)

II. Thực trạng cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam 1 Quá trình cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước ở nước ta.

2. Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp sau cổ phần hoá.

Sau 15 năm thực hiện chủ trương cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước, cho đến nay đã có gần 3000 doanh nghiệp được cổ phần

hoá. Nhìn chung các doanh nghiệp cổ phần hoá đều phát triển ổn định và hoạt động có hiệu quả hơn. Tuy nhiên thực tiễn cũng chỉ ra

nhiều trở ngại gây khó khăn cho các doanh nghiệp sau cổ phần hoá.

Việc nhận dạng đúng thực trạng và tìm biện pháp tháo gỡ tạo điều

kiện cho các doanh nghiệp sau cổ phần hoá phát triển tốt hơn đang

là vấn đề bức xúc hịên nay.

Cổ phần hoá các Doanh nghiệp nhà nước đã nâng cao rõ rệt

hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên tất cả các

chỉ tiêu chủ yếu: về vốn, doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách, số lượng lao động, cổ tức. Kết quả của các cuộc điều tra cho thấy:

Thứ nhất, ngay trong năm đầu tiên cổ phần hoá, doanh thu bình

quân của doanh nghiệp tăng 13%, lợi nhuận sau thuế tăng 48,8%... và cho đến nay có tới 92,5% số doanh nghiệp được điều tra rừng có

lãi, lợi nhuận trước thuế tăng bình quân 149,7%, lợi nhuận sau thuế tăng bình quân 182,3%. Điều này cho thấy việc chuyển đổi đã có tác động mạnh đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Thứ hai, đối với những doanh nghiệp cổ phần hoá nhiều năm đã đi vào hoạt động ổn định, tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp được duy trì, doanh thu bình quân tăng 23,6%, lợi nhuận trước thuế tăng 9,4%, lợi nhuận sau thuế tăng tới 54,4%. Một số doanh nghiệp có doanh thu tăng cao như công ty cổ phần đại lý liên hiệp vận

chuyển: 30 lần, công ty cổ phần cơ điện lạnh: 13 lần, công ty cổ

Thứ ba, một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh

của các doanh nghiệp sau cổ phần hoá đều tăng; năng suất lao động tăng bình quân 63,9%; mức nộp ngân sách tăng bình quân 26,53%; thu nhập bình quân tháng của lao động tăng 34,5% so với trước khi

cổ phần hoá. Điều đó khẳng định hiệu quả của việc chuyển đổi các

Doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần.

Thứ tư, sau cổ phần hoá các doanh nghiệp phát triển sản xuất

kinh doanh, tạo thêm công ăn việc làm, thu hút thêm lao động, số lao động trong các doanh nghiệp cổ phần hoá phát triển bình quân tăng 6,6%. Cổ tức bình quân của các doanh nghiệp đạt 17,11% cao hơn nhiều so với lãi suất.

Thứ năm, vốn huy động được từ việc bán cổ phiếu cũng tăng đáng kể. Vốn bình quân một doanh nghiệp tăng từ 24 tỷ đồng (năm

2001) lên 63,6 tỷ đồng (năm 2004). Đây là yếu tố đầu vào rất quan

trọng để mở rộng sản xuất kinh doanh mang lại lợi nhuận cao hơn

nữa cho doanh nghiệp, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động, góp phần giải quyết vấn đề thất nghiệp trong xã hội hiện

nay.

Qua nghiên cứu, khảo sát các doanh nghiệp sau cổ phần hoá

của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy việc thay đổi mô hình hoạt động của cán bộ quản lý và người lao động đã có tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Cán bộ quản lý và người lao động đã thật sự gắn bó với doanh nghiệp, nhờ vậy mà

hiệu quả kinh doanh tăng lên. Có 96% số doanh nghiệp cho rằng

doanh, 88% số doanh nghiệp khẳng định kết quả sản xuất của người lao động đã tăng lên khi tiền lương của họ được tính toán trên cơ sở

kết quả việc làm. Thực tế có 85% doanh nghiệp cho rằng sau cổ

phần hoá cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất của doanh

nghiệp được khai thác triệt để hơn, sử dụng tốt hơn, tiết kiện hơn trước.

Một phần của tài liệu Tiểu luận Một số biện pháp đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa DNNN pdf (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)