1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Lễ hội đền Thanh Liệt (xã Hưng Lam, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An)

95 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 19,07 MB

Nội dung

Luận văn Lễ hội đền Thanh Liệt (xã Hưng Lam, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An) trình bày oàn diện về văn hóa của xã Hưng Lam nói chung, làng Thanh Liệt và đặc biệt là lễ hội và di tích đền Thanh Liệt; từ đó, xác định những giá trị văn hóa của làng xã, của lễ hội và di tích lịch sử để đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội đền Thanh Liệt trong giai đoạn hiện nay.

Trang 1

BQ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VẤN HÓA, THÊ THAO VÀ DU LỊCH

TRUONG DAI HQC VAN HÓA HÀ NỘI 1413 th g tt

NGUYEN TH] HAI VIỆT LẺ HỘI ĐÈN THANHLIỆT - (XÃ HƯNG LAM, HUYỆN HƯNG NGUYÊN, TỈNH NGHỆ AN) vên ngành: Văn hóa học 6 : 603106 40

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS PHẠM THỊ THU HƯƠNG

HÀ NỘI - 2014

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng, dẫn khoa học của TS Phạm Thị Thu Hương Những nội dung trình bày trong luận văn là kết quả nghiên cứu của tôi, đảm bảo tính trung thực và chưa từng

được ai công bố dưới bất kỳ hình thức nào Những chỗ sử dụng kết quả nghiên cứu của người khác, tôi đều trích dẫn rõ ràng Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này

Hà Nội, ngày 26 tháng 6 năm 2014 Tác giả luận văn

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

DANH MUC CHU CAI VIET TAT MODAI Chuong 1: TONG QUAN VE XA HUNG LAM VA DEN THANH LIỆT 2 1.1 TONG QUAN VE XA HUNG LAM, HUYEN HUNG NGU TINH NGHE AN 1.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 1.1.2 Dân cư 16 1.1.3 Đời sống kinh tế 19

1.1.4 Văn hóa - Xã hội 2B

1.2 TONG QUAN VE DEN THANH LIỆT

1.2.1 Lich sử xây dựng đền Thanh Liệt 37

1.2.2 Kiến trúc, điêu khác 40

1.2.3 Các vị thần được thờ trong đền Thanh Liệt 43

TIỂU KẾT,

Chương 2: LẺ HỌI ĐÈN THANH LIỆT XƯA VÀ NAY

2.1 LỄ HỘI ĐÈN THANH LIỆT XƯA

2.1.1 Thời gian tô chức và quy mô lễ hội seo đÔ, 2.1.2 Chuẩn bị lễ hội

2.1.3 Diễn trình lễ hội seoo 53

2.2 LE HỘI ĐÈN THANH LIỆT NGÀY NAY

Trang 4

TIỂU KÉT

Chương 3: GIÁ TRỊ CỦA LẺ HỘI VÀ VÁN ĐÈ BẢO TÔI

TRONG XA HQI DUONG DAL 3.1 NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA L HỘI ĐÈN THANH LIỆT

3.1.1 Tái hiện truyền thống lịch sử và sinh hoạt văn hóa 79 3.1.2 Phản ánh triết lý vũ trụ, nhân sinh 80

3.1.3 Gắn kết và giáo dục cộng đồng 80

3.1.4 Dap ứng nhụ ng đồng làng Thanh Liệt đương đại (sáng

tạo và hưởng thụ văn hóa, cân bằng đời sống tâm linh) 82

3.1.5 Bảo tổn và làm giàu bản sắc văn hóa B¬

3.2 CÁC LỚP VĂN HÓA TÍCH HỢP TRONG LẺ HỘI

3.3 SY’ BIEN DOL CUA LẺ HỘI ĐÈN THANH LIỆT

Trang 5

DANH MUC CHU CAI VIET TAT

Chữ viết tắt _ Chữ viết đầy đủ BCH Ban chấp hành CTQG Chính trị Quốc gia HTX Hợp tác xã KHXH Khoa học xã hội Nxb Nhà xuất bản Tr Trang

UBND Ủy ban nhân dân

UNESCO United Nations Educational Scientific and Cultural Organization

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa

Liên hợp quốc

VHDT 'Văn hóa dân tộc

Trang 6

MO DAU 1 Lý đo chọn đề tài

Lễ hội là hoạt động phản ánh rõ nét nhất những sinh hoạt văn hoá của một cộng đồng cư dân trong một không gian cụ thé và là môi trường tốt dé ưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống qua các thời kỳ lịch sử Mỗi vùng quê Việt Nam đều nằm trong dòng chảy văn hoá thống nhất nhưng nó vẫn

mang bản sắc riêng biệt, đặc trưng của con người nơi đó tạo nên một bức tranh

văn hoá lễ hội Việt Nam đa màu sắc

Lễ hội ở nước ta đa dạng và phong phú vẻ cả số lượng và loại hình

Theo sé liệu thống kê của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, hiện cả nước có

7.966 lễ hội các loại; trong đó, có 7.039 lễ hội dân gian (chiếm 88,36%), 332 lễ hội có tính chất và nội dung về lịch sử cách mạng (chiếm 4,16%), 544 lễ

hội mang nội dung tôn giáo (chiếm 6,82%), chỉ có 10 lễ hội mới được du

nhập từ nước ngoài vào Việt Nam (chiếm 0,12%) và còn lại 40 lễ hội được

xếp vào loại lễ hội khác (chiếm 0,50%)

Với 7.039 lễ hội dân gian được tổ chức mỗi năm, tức là trung bình gần 2 lễ hội/ngày, Việt Nam có thể được coi là một trong những quốc gia có nhiều lễ hội nhất trên thế giới Ở đó, mỗi lễ hội mang một nét tiêu biểu và giá trị riêng, nhưng bao giờ cũng hướng tới một một đối tượng linh thiêng,

cần được suy tôn nhưcác vị thần thiên nhiên, những vị anh hùng chống ngoại xâm, những người có công dạy dỗ truyền nghề, chống thiên tai, diệt trừ ác

thú, giàu lòng cứu nhân độ thế

Trang 7

Tổ chức lễ hội cũng là việc thỏa mãn nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ những giá trị văn hoá vật chất và tỉnh thần của mọi tầng lớp dân cư, bởi ở đó, chính những người dân vừa tham gia trình diễn, sáng tạo vừa thưởng thức,

hưởng thụ; là hình thức giáo dục, chuyển giao cho các thể hệ sau biết giữ gìn, kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống quý báu của dân tộc

theo cách riêng, kết hợp giữa yếu tố tâm linh và các trò chơi đua tài, giải trí Lễ hội còn là dịp con người được giải toả, giãi bày phiền muộn, lo âu với thần linh, mong được thần giúp đỡ, chở che để vượt qua những thử thách đến với

ngày mãi tươi sáng hơn

Lễ hội đền Thanh Liệt là một lễ hội truyền thống của làng Thanh Liệt, xã Hưng Lam, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An Lễ hội có nguồn gốc từ

xa xưa, mang những nét độc đáo của lễ hội cầu ngư, rước hén và cũng là lễ

hội rước hến duy nhất còn lại trên đất Nghệ An Đây là một lễ hội dân gian giàu bản sắc văn hóa thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn và mang đậm dấu

ấn của cư dân miễn sông nước, là lễ hội đặc sắc, còn lưu giữ được các giá trị văn hóa phi vật thể tiêu biểu của vùng đất xứ Nghệ Chính vì vậy việc bảo tồn cũng như phát huy các giá trị văn hóa của lễ hội này ngày càng được các nhà quản lý văn hóa quan tâm, nghiên cứu Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong thời đại ngày nay, khi Việt Nam hội nhập với thế giới ngày một sâu

rộng thì việc bảo tồn và phát huy những yếu tố văn hóa truyền thống ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết, bởi các giá trị văn hóa cũng chính là nguồn lực để phát triển kinh tế, xã hội một cách bền vững

Từ những yêu cầu cấp thiết trên phương diện thực tiễn và lý luận trong việc sưu tầm, nghiên cứu lễ hội nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, tác giả đã chọn đề tài “LẺ HỘI ĐÈN THANH LIỆT (XÃ

HUNG LAM, HUYEN HUNG NGUYEN, TINH NGHE AN” lam luận văn

thạc sĩ chuyên nghành Văn hóa học của mình

Trang 8

Nghiên cứu về lễ hội không phải là một đề tài mới mẻ, Từ trước tới nay, đã có nhiều tác giả nghiên cứu về vấn dé này dưới nhiều góc độ và quan

điểm khác nhau Những nghiên cứu về lễ hội nói chung và lễ hội và trò chơi dân gian liên quan đến đề tài mà tác giả nghiên cứu có thể kể đến một số công trình nghiên cứu như sau:

+ Nhóm công trình nghiên cứu chung vẻ lễ hội

Lễ hội truyền thắng trong đời sống hiện đại (1994) của tác giả Định Gia Khánh và Lê Hữu Tầng khái quát về sinh hoạt lễ hội truyền thống của một

số nước trong khu vực như Inđônêxia, Philippin giới thiệu một số vùng văn hóa ở Việt Nam, chọn miêu tả một số lễ hội đặc sắc và có sự so sánh các lễ

hội truyền thống của Việt Nam với các lễ hôi của nước khác khu vực “Ê hội truyền thống các dân tộc Việt Nam các tỉnh phía Bắc (201 1) của tác giả Hoàng

Lương chủ yếu miêu tả nghỉ thức, nghỉ lễ và nội dung, các hình thái tín ngưỡng

dân gian của các lễ hội các dân tộc Việt Nam thẻ hiện cụ thể qua một số lễ hội của các dân tộc thiểu số miền Bắc Việt Nam, Lễ hội Việt Nam (2005), của tác giả Lê Trung Vũ và Lê Hồng Lý là công trình tông hợp về 300 lễ hội có nguồn gốc từ mộ truyền thống trồng lúa nước, lễ hội về các đề tài lịch sử cũng như các lễ hội nói về sự bắt tử và tín ngưỡng phổn thực, Lê hội Thăng Long (2001)

của tác giả Lê Trung Vũ là một công trình chuyên để tập hợp 51 lễ hội mang tính truyền thống có từ thời Hà Nội mang tên Thăng Long Đặc biệt về lễ hội

cầu ngư xứ Nghệ, có bài và ảnh đăng báo mạng Dan tri.com.vn Fễ hội cầu

ngụ trên sông Lam (2012) của tác giả Nguyễn Duy Mạnh Hà

+ Nhóm công trình nghiên cứu vẻ trò chơi dân gian

Trò chơi các dân tộc (2000) của Lê Hồng Lý, Trò chơi xưa và nay (1989) của Mai Văn Muôn “Văn hóa phẩn thực dân gian xứ Nghệ" (2012)

của Ninh Viết Giao; đặc biệt cuốn Địa chí Văn hóa Hưng Nguyên và Về văn

Trang 9

5 Phương pháp nghiên cứu

~ Dựa trên cơ sở phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác -

Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa để nhìn nhận, xem xét, đánh giá

các sự

L, hiện tượng trong quá trình nghiên cứu

- Sử dụng các phương pháp nghiên cứu gồm

+ Khảo sát điền đã: quan sát, khảo tả, thống kê, chụp ảnh hiện trạng di tích và lễ hội

-+ Phương pháp liên ngành: lịch sử, dân tộc học, văn hoá học, khảo cổ học, văn hoá dân gian, bảo tàng học, mỹ thuật học, xã hội học ;

+ Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp để tìm hiểu các vấn đề

đã được xác định trên cơ sở các nguồn tư liệu đã thu thập và các giá trị còn

lại ở di tích và lễ hội

6.Đóng góp luận văn

- Luận văn nghiên cứu một cách toàn diện về văn hóa của xã Hưng Lam nói chung, làng Thanh Liệt và đặc biệt là lễ hội và di tích đền Thanh Liệt Từ đó, xác định những giá trị văn hóa của làng xã, của lễ hội và di tích

lịch sử

~ Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội

Thanh Liệt trong giai đoạn hiện nay

~ Luận văn cung cấp tư liệu cho các nhà quản lý xã hội và quản lý văn hóa

- Luận văn góp thêm tư liệu cho điện mạo các di tích và lễ hội văn hóa

truyền thống ở Nghệ An

7 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận văn gồm 3 chương, có kết cấu như sau

Trang 10

Chương 2: Lễ hội đền Thanh Liệt xưa và nay

iá trị của lễ hội và vấn đề bảo tồn, phát huy trong xã

Trang 11

Chương 1

TONG QUAN VE XA HUNG LAM VA DEN THANH LIET

1.1 TONG QUAN VE XA HUNG LAM, HUYEN HUNG NGUYEN, TINH

NGHE AN

* Viti dja lý

Hung Lam 1a 1 trong 23 don vị hành chính (22 xã và 1 thi trin) của huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An Xã Hưng Lam nằm ở phía Tây núi Lam Thanh ven sông Lam và cách trung tâm huyện Hưng Nguyên (thị trắn Hưng Nguyên) khoảng 15 km Địa giới về phía nam của xã là sông Lam (còn có tên là sông Cả) ~ con sông lớn nhất của cả vùng Nghệ Tĩnh; phía tây là xã

Hưng Xuân, phía bắc là xã Hưng Tiến, còn phía đông là núi Lam Thành, bên kia núi Lam Thành là xã Hưng Phú Xã Hưng Lam hiện nay có diện tích tự

nhiên là 672, 02 ha, trong đó diện tích đắt canh tác là 281, 34 ha

Khác với các xã Hưng Tây và Hưng Yên, Hưng Lam không có núi và nằm ở vùng trũng của huyện Hưng Nguyên Địa hình của xã có xu hướng

thấp dần từ Tây sang Đông, vì thế, vào mùa mưa, nơi đây thường bị nạn úng lụt thường xuyên đe dọa, gây khó khăn cho sản xuất và đời sống Một điểm khác biệt của Hưng Lam với nhiều xã khác trong huyện là xã bao gồm cả

làng ngoài đề và trong đê, tọa lạc ven hạ lưu sông Lam

Theo nhiễu tài liệu, ngay từ thời Hùng Vương, nơi đây đã là địa bàn

cư ngụ của người Việt cỗ Năm 1469, vua Lê Thánh Tông đã ra chỉ dụ điều

Trang 12

An, Hưng Nguyên là ly sở của đạoNghệ Anqua các triều

đại Trần - Lê - Nguyễn suốt gần 300 năm

Năm 1831, niên hiệu Minh Mệnh thứ 12, trấn Nghệ An tách thành 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh: huyện Hưng Nguyên thuộc phủ Anh Đô, tỉnh Nghệ An Sau Cách mạng tháng Tám 1945, huyện Hưng Nguyên thuộc tỉnh Nghệ An; năm 1970, 4 xã Hưng Hòa, Hưng Lộc, Hưng Đông, Hưng 'Vĩnh và một phần xã Hưng Chính được sáp nhập vào thành phố Vinh

Sau nhiều lần chia tách, thay đổi địa giới hành chính, đến năm 1998,

địa giới huyện Hưng Nguyên được xác lập như hiện nay (do sáp nhập thị trấn Thái Lão và xã Hưng Thái thành thị trắn Hưng Nguyên) Ngày 17 tháng toàn bộ xã Hưng Chính và 174 ha diện tích tự nhiên và 3.043

của xã Hưng Thịnh sáp nhập vào thành phố Vinh [12, tr 65- 75]

Như vậy là dù đã trải qua nhiều lần thay đồi, chia tách, Hưng Lam vẫn là một xã truyền thống của huyện Hưng Nguyên Hiện nay, xã Hưng Lam gồm 5

làng: Long Giang, Hưng Nhân, Hiệu Mỹ, Yên Cư và Thanh Liệt * Khí hậu

Xã Hưng Lam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt: mùa nóng và mùa lạnh

Mùa nóng kéo dài từ giữa tháng Tư đến hết tháng Mười dương lịch

Mùa này nhiệt độ thường trên 25° C, nóng nhất là tháng 6 và tháng 7 (âm lich) nhiệt độ có lúc lên tới 39° C Khi gió mùa Tây Nam (gió Lào) tràn qua dãy Trường Sơn mang theo khí nóng, khô làm cho nhiệt độ tăng đột ngột và khô

ráp Với gió mùa Tây Nam, người và súc vật rất khó chịu, đất đai khô cằn, cây

Trang 13

làm cọc đăng, rồi khi nước triều đã dâng cao, sẽ đem lưới có chân chỉ ra buộc

chặt vào những cọc đăng Khi nước triều xuống cạn sẽ ra bắt thủy sản

~ Te: Te còn có tên gọi khác là lưới te Đánh lưới te phải dùng thuyền Dùng 2 gọng tre dài, chắc, buộc đầu gốc trên một cái trục ở mũi thuyền rồi

mắc lưới vào Lưới đó chính là lưới te Khi đan lưới te, cửa lưới và 2 bên điềm lưới thường then 2, đáy lưới then 1, nghĩa là đày hơn (Then là đơn vị

đo lường khi đan lưới Khi đan lưới, lấy ngón tay lồng vào mắt lưới, vira mot

ngón tay gọi là then 1, 2 ngón tay gọi là then 2 ) Lưới te khi căng ra thả

xuống sông sẽ trông tựa như hình tam giác Khi đánh cá, bà con thả te xuống

Sau thời gian độ vài chục phút, vài ba người ra đạp đầu gốc của cần te ở mũi thuyền, theo kiểu đòn bẩy, nhắc lưới te lên Để được nhiều cá, khi thả lưới

te, chủ thuyền cho vài người dùng thuyền nhỏ bơi vòng quanh nơi thả lưới, một người chèo thuyền, một người gõ vào sạp thuyền hay mảnh ván để dồn

cá vào lưới te Vì thế, có nơi còn gọi lưới te là lưới gỡ

~ Câu: Là việc gắn thức ăn của cá (mỗi) vào những lưỡi bằng kim loại

để khi cá ăn những thức ăn đó sẽ mắc vào lưỡi câu Có khá nhiều cách câu như: câu Ống, câu rà, câu vit, câu cặm, câu chì, câu chùm, câu phao

~ Chài: Chài là một loại lưới nhưng là lưới nhỏ (then 1 là cùng), dan bằng sợi gai, sợi tơ hay sợi ni lông có hình chóp nón Mép chài đan thành

hàm, có gắn chỉ như tíu đựng Đình (chóp) chải có gắn dây bằng sợi gai bén to như chiếc đũa va dài để giữ khi quăng và kéo chải

Đánh cá bằng chài có 2 cách: dùng thuyền nhỏ để quăng chài hoặc

đứng trên bờ để quăng chải Quăng chải cũng phải theo chiều nước Chỗ nào

nước hay quản, đánh bắt được nhiều cá, người ta mới quăng chải Người

quăng chải phải dùng lực của 2 tay, 2 vai và sức rướn của 2 chân; động tác

Trang 14

- Fó: Vó là công cụ đắnh bắt cá tôm bằng sự liên kết giữa lưới, gọng

vó và cần vó Có 2 loại vó: vó tay, vó bè

- Đó: Đó cũng là loại công cụ bắt cá khá tiện lợi và có hiệu quả Có

nhiều loại đó, nhưng ở Hưng Lam, người dân chỉ sử dụng đó đựng Lợi này

có khung bằng tre hoặc nứa và lưới là lưới ni lông, thậm chí là mảnh ni lông phủ lên khung là được

- Lừ/lờ: lừ được đan bằng tre hoặc hóp Tre/hóp giả, chẻ thành nan,

vớt cho bóng, rồi đan hình lục giác hay hình mắt cáo thành ống, một đầu lõm

vào, dé cửa cài cái hom lừ, thành thân lừ

Bên cạnh nghề đánh bắt thủy sản, ở Hưng Lam, mà điễn hình là làng Thanh Liệt còn có nghề mò hến Không chỉ ở Thanh Liệt của huyện Hưng,

Nguyên có nghề này, mà suốt dọc sông Lam, các xã từ Nam Đàn xuống, đều có nghề mò hến Hến sống ở nước ngọt, dưới lớp bùn mỏng của lạch, bàu sông Nước cạn thì lội xuống để mò, hoặc nhặt hến từ những bàu cát, cồn cát nỗi giữa sông Nếu nước sâu phải lặn ngụp xuống mới bắt được Phải lăn mò từng con một trong lớp bùn mỏng, mỗi lần chỉ mò được một con, nhiều nhất là một nắm Góp nhặt lâu sẽ thành nhiều, hến to nhất cũng chỉ bằng cái cúc áo, hến nhỏ đều đều như móng tay út

1.1.4 Văn hóa ~ Xã hội

* Phong tục tập quán

'Cũng như các xã trong huyện, Hưng Lam cũng hội tụ những nét truyền thống văn hóa của người Hưng Nguyên nói riêng của xứ Nghệ nói chung,

Đời sống văn hóa ở đây phong phú và mang tính đặc trưng vùng miền

~ Tục cưới hỏi

Gồm có các bước sau: Tìm hiểu, tạo điều kiện cho trai gái gặp gỡ nhau,

Trang 15

+ Tìm hiểu: Có thể là do đôi trai gái, hoặc do gia đình nhờ cậy người trung gian đến gặp nhà gái mà mình đã tìm hiểu ưng ý để thăm dò, ngỏ lời Người trung gian có thể là đàn ông hay đàn bà mà người dân xứ Nghệ gọi là “mai” tao digu kign cho trai gái gặp gỡ nhau; Thường là một phiên chợ, một hội làng, một cuộc hát vi, một bữa giỗ hay đám cưới nha ai đó dé đôi trẻ cho

thể nhìn thấy nhau

+ Ấn dạm: Nếu có người làm mối thì din may dai diện nhà trai trong đó nhất thiết phải có bố hoặc mẹ chàng trai và chàng trai tới nhà gái vào một ngày tốt lành với lễ vật trầu cau, chè rượu để xin cha mẹ cô gái gả cô gái mà mình đã tìm hiểu làm đâu con Nếu nhà gái đồng ý thì mới có lễ này, đó là

lễ nạp thái, còn gọi là lễ dạm vợ, lễ chạm ngõ Lễ này đi đôi với lễ vấn danh,

vì trước khi nha trai đi hỏi vợ cho con đã đò hỏi tên tuổi cùng ngày sinh tháng

đẻ của cô con gái và bố mẹ của cô đề xem có hợp tuôi hay không và tránh cưới khi trùng họ Nhà gái bằng lòng thì tiếp nhận lễ vật rồi dâng lên bàn

thờ, kính cáo từ đường

+ Ăn hỏi: Gồm trầu cau, rượu chè và bánh trái Ngày trước thường là bánh chưng và bánh dày, tượng trưng cho âm dương, Sau này chuyển sang

mâm xôi, thủ lợn hoặc thậm chí la dam can thịt lợn với bánh gai và quả nem Nhà gái nhận lễ ăn hỏi tức là chính thức công nhận việc gả con gái cho nhà

trai Kế từ ngày ăn hỏi, đôi trai gái đã nghiễm nhiên thành cặp vợ chồng chưa

cưới, nhà gái coi chang trai la“ ban tử chỉ tình”

Những đồ lễ ăn hoi, nha gai dat một íL lên bản thờ cáo gia tiên, rồi hai 'bên ăn uống vui vẻ Bánh trái, trầu cau, nha gai “lai qua” cho nha trai mot phần, còn đem chia biếu cho bà con họ hàng nội ngoại xa gần Đó là cách

báo tin mừng cho mọi người thân thích biết con gái đã được ga chồng, tục

Trang 16

Sau lễ ăn hỏi, hai bên đi lại với nhau một thời gian dài hay ngắn tùy theo tuôi tác của đôi trai gái và điều kiện của hai gia đình Trong thời gian đó bên nhà trai phải sêu tết, tức là mùa nào thức ấy, của nhà càng tốt, chàng

rễ phải mang quà biếu cha mẹ vợ chưa cưới, khi quả mít, quả bưởi, chùm

nhãn, con cá Một năm 3 lần nhà trai đi tết nhà gái, gồm: tháng 5 (âm lịch), trước ngày Tết Đoan Ngọ, tháng 10 (âm lịch) vào độ làng tế Thường tân và cuối năm vào dịp Tết Nguyên Đán Đồ tết thường vài ba cân thịt hay vài con cá, dăm cân xôi cùng trầu, rượu Lễ vật nhà trai mang đến tết, nhà

gái cũng sử dụng như trên nhưng không chia biếu cho bà con xa gần

+ Xin cưới (thỉnh kỳ): Đến ngày đã chọn, đại diện nhà trai mang rượu và xôi thịt đến nhà gái xin cưới Đó là ngày lành tháng tốt do hai bên đã đồng, ý với nhau, nhà gái cũng có những người thân đến dự Lúc này nhà gái đã bằng lòng cho con mình về làm dâu nhà người nên trong buổi gặp mặt đó có thách cưới, khi hai bên nhất trí thì định ngày cưới cho đôi trai gái

+ Lễ cưới (vu quy): Bao gồm: Dẫn lễ, nộp cheo cho làng, đón dâu

Nhà trai đem lễ đã thuận tình với nhà gái hôm xin cưới sang nhà gái như gạo (nếp, tẻ) thịt hoặc cả con lợn, tin, trầu cau, kép bánh chưng, quản áo, trà ướp hương sang nhà gái Nhà khá giả thì mới có bánh *xu xê” Đám

cưới nào cũng phải nộp cheo cho làng gồm trầu rượu đê lễ cáo Thành Hoang và lệ phí cho làng Cheo là số tiền công ích nhỏ đê hương bộ ghi vào số làng,

rồi trao cho đương sự tờ biên lai ghỉ là tiền lan nhai Đón dâu là ngày trọng

đại nhất trong hôn lễ, ngày ấy nhà trai mô lợn, mô bò, hông xôi làm cỗ để mời bà con bạn hữu xa gần đến dự tiệc cưới Đến giờ tốt đã đinh, nhà trai cử hành lễ đón dâu, dẫn đầu đám cưới là ông cụ già nhiều tuổi được dân làng

kính né, con cháu được an khang, vợ chồng song toàn, gia đình hạnh phúc,

Trang 17

+ Tế phần mộ: Phần mộ đắp xông, gia chủ bày lễ vật trước linh phần mộ mà tế thô thần Bởi “sông có hà bá, đắt có thổ thần, nay vì cổ nhân rời

xa dương thế, chọn cắt nơi đây, an táng mộ phần, nhờ người (thé than) ting

hộ, rộng mở hông ân, được yên muôn thuở, trọn vẹn mười phân, ” TẾ xong

thì ra phía Tây đề thần chủ

+ Lễ chầu tổ: Đó là lễ cáo yết với tô tiên để thiết lập bàn thờ trong nhà sau khi đi làm lễ hồi linh ở bàn thờ tang Trước khi làm lễ này con cháu đi đưa về nhà phải đến bàn thờ khóc và tế một hồi gọi là lễ phản khốc Thông

thường người mới qua đời, và con lập bàn thờ ở gian bên cạnh Khi đoạn tang mới làm lễ xin phép tổ tiên cho thờ chung với các vị ở gian giữa

+ Lễ tế ngu: Ngu là yên vui, yên vị Tế ngu gồm sơ ngu, tái ngu và tam ngu Người mắt đi xác thịt đã chôn dưới đắt song hồn phách vẫn lơ lửng không biết hồn sẽ nương tựa vào dâu nên người sống tế ba tuần ngu để cầu hồn phách cho người chết được yên ôn bên kia thế giới

+ Lễ ba ngày: Còn gọi là lễ mở cửa mả Trong 3 ngày, người thân

thường đem cơi trầu đến mộ khóc lóc tức là đem hơi nóng của người thin

làm cho mộ đỡ lạnh giá gọi là "ấp mộ” Đến ngày thứ 3 mở cửa mộ cho

người chết đi xuống hoàng tuyển Ngày này con cái làm cỗ bàn mời ba con thân thuộc và những người đã chạy đến giúp đỡ việc tang ma phúng viếng

người thân mình qua đời để cám ơn

+ Lễ 50 ngày: Từ ngày mắt cho đến ngày thứ 50, người thân làm lễ cúng cơm hàng ngày Lễ 50 ngày tổ chức trọng thể hơn lễ 3 ngày, tức là có

mời bà con, bạn hữu, gọi là 50 ngày nhưng thực ra chỉ 49 ngày Sau lễ 50

ngày là lễ 100 ngày tức lễ tốt khốc (thôi khóc) Lễ này thường làm bữa cơm

thân mật để mời bà con Nhân dân Thanh Liệt nói chung, nhân dân Hưng Nguyên nói riêng thường làm lễ 50 ngày ít nhà làm lễ 100 ngày, nếu làm

Trang 18

+ Giỗ: Gồm có tiểu tường và đại tường: Tiểu tường là giỗ đầu Đại tường là giỗ thứ hai Tiếp sau đại tường là lễ trừ phục hay còn gọi là lễ đoạn tang Đại tường là ngày giỗ quan trọng trong tắt cả những ngày giỗ đối với

người qua đời Ngày đó người thân ruột thịt ăn vận trang phục xô gai để cúng người qua đời và đáp lễ khách khứa Đối với tang gia, đây là điểm lành, vì

sau ngày đại tường, con cháu sẽ bỏ tang phục Nếu như lễ đại tường kết hợp với lễ trừ phục thì lễ xong, người ta đem đốt những quần áo tang, gây chống,

mũ rơm, khăn xô, áo xô, Từ đó con cái mới được tham dự những cuộc vui, mới đi việc làng,

Trong ngày đại tường, người ta đốt mã tại mộ, đốt nhiều hơn tiểu tường, vì tục cho rằng, đốt mã tiểu tường là “mã biếu”, đốt để người chết

đem biếu các hung thần, còn mã đốt ngày đại tường là để người qua đời dùng về lâu đài Cỗ bàn trong ngày giỗ đại tường là rất linh đình, những lần giỗ

sau chỉ tổ chức trong phạm vi gia đình mà thôi

- Các phong tục khác

'Cũng tương tự như các vùng miền khác, người dân Hưng Lam đến nay

vẫn duy trì các ngày lễ tiết quen thuộc như: Tết Nguyên Đán, Thanh Minh,

Đoan Ngọ, Trung Thu, Cơm mới , song có những tục mang tính đặc trưng

vùng miền, một trong những phong tục ấy là Rằm tháng Bảy Đây là một trong những lễ tiết hết sức quen thuộc của người Việt, song với cư dân của xã, ngoài việc chuẩn bị đồ lễ quen thuộc để cúng gia tiên, làm bỏng gạo, khoai luộc, sắn luộc, hoa quả, cháo hoa được múc vào các bồ đài (làm bằng

1á đa hoặc lá mít), găm ở hàng rào để cúng cho các vong hồn cả năm không

Trang 19

* Ẩm thực Từ nhiều đời nay, nhắc đến xứ Nghệ là nhắc đến vùng đắt không được thiên nhiên ưu ái, đất cả vì thế, đời sống kinh tế hị “ăn chắc mặc bền” hay “cá gỗ” đã như một mặc định khi nói về văn hóa ẩm

|, khô nóng nên việc trồng cấy không hề thuận lợi;

sức khó khăn Những câu nói “chém to kho mặn”,

thực của người dân nơi đây, để chỉ thói quen cần kiệm cố hữu của họ Nhưng cũng chính trong sự không ưu ái của thiên nhiên ấy, người dân xứ Nghệ nói

chung, Hưng Lam nói riêng vẫn có những nét độc đáo trong văn hóa ẩm thực

của mình, mà ở đó, tắt cả là để dung hòa điều kiện tự nhiên với nhu cầu hàng

ngày của mình

- Dưa muối

Nếu ở các vùng miễn trong cả nước, khi nói đến thứ thức ăn này -

DƯA, người ta thường nghĩ ngay đến nguyên liệu là các loại rau họ cải

như: cải bắp, cải bẹ, cải củ hay xu hảo muối chua, nhưng vào đến Nghệ An, những loại rau này trước kia rất hiếm; vì thế, mỗi vùng lại sử dụng những nguyên liệu khác nhau để làm nên thứ thức ăn này, mà thực chất là

để kéo dài thời gian bảo quản chúng, ví dụ như huyện Thanh Chương nỗi

tiếng với việc muối xơ mít (nhút), còn ở Hưng Lam thì rau muống (kể cả rau muống gia), đu đủ (cả quả và thân cây ), rau dễn , đều có thể đem

muối thành dưa để ăn dẫn ~ Khoai lang

Khoa lang là một trong những món ăn quen thuộc của người dân nơi đây Dường như tạo hóa cũng có quy luật “bù trừ”, bởi khí hậu khắc nghiệt nơi đây lại làm cho khoai lang có vị ngon đặc biệt, củ khoai chắc, bở tung

nhưng lại ngọt và thơm Một rỗ khoai luộc với ấm trà xanh hái trong vườn để giữa chiếc chiếu trải ngoài hiên là hình ảnh ta có thể bắt gặp ở bắt cứ đâu

Trang 20

- Đền Nghĩa Liệt

Đền Nghĩa Liệt còn gọi là đền Nhâm Đền làm dưới chân núi Lam

Thành ở vào địa phận làng Hưng Nhân, xã Hưng Lam Theo các tải liệu

thành văn còn ghỉ lại, Nghĩa Liệt là một ngôi đền có quy mô khá lớn, bố cục kiểu chữ Tam Đền làm vào cuối đời Lê Thánh Tông, sau này được trùng tu

nhiều lần Tiếc rằng, đền đã bị phá nên không thể tìm hiểu về kiến trúc và

nghệ thuật điêu khắc chạm trổ trong đền * Giáo dục

Trước Cách mạng tháng Tám, người dân Hưng Lam vừa phải chịu sưu

thuế nặng nề, vừa phải chịu các hủ tục phiền hà, tốn kém dẫn đến việc không

có điều kiện để học tập; ngoài ra, cùng với chính sách ngu dân của thực dân

Pháp và chế độ phong kiến nên có tới hơn 95% dân số trong xã mù chữ Vào

thời đó, cà huyện Hưng Nguyên chỉ có một trường Tiểu học với 2 lớp là

Đồng ấu ( lớp Năm) và Dự bị (lớp Tư), chủ yếu dành cho một số con em nhà

giàu Học xong lớp Dự bị, nếu muốn lên lớp sơ đẳng (lớp Ba) và học tiếp, học sinh phải xuống Vinh Đến năm học 1923 — 1924, thực dân Pháp mới mở thêm 6 trường nữa ở huyện, nhưng cũng chỉ có 2 lớp Vài năm sau, mới

có lớp Ba - kết thúc bậc Sơ học yếu lược

Sau Cách mạng tháng Tám, song song với các hoạt động khác, sự

nghiệp giáo dục đào tạo của xã luôn được sự quan tâm của các cấp, các ngành, do đó chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao

Trang 21

giáo dục đảo tạo huyện Hưng Nguyên đánh giá hồn thành tốt cơng tác giáo

dục, nhiều năm liền trường giữ vững danh hiệu tập thẻ lao động xuất sắc, giữ vững trường chuẩn quốc gia Số lượng học sinh giỏi cũng tăng lên đáng kể

và ngày càng có nhiều em thi đỗ vào các trường Cao đăng, Đại học trong cả

nước

* Truyền thống cách mạng

Nhân dân Hưng Lam có lịch sử dựng nước, giữ nước và có truyền

thống đấu tranh Không chỉ là đấu tranh với kẻ thù, chống giặc ngoại xâm mà nhân dân ở đây còn đầu tranh với thiên nhiên khắc nghiệt để duy trì, phát triển sản xuất Biết bao công sức, mồ hôi và cả máu xương của cha ông đã phải đồ xuống để tạo lên những cánh đồng tươi tốt, mầu mỡ, xóm làng đông

vui, quê hương giàu đẹp

Trải qua những năm tháng đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc đã được sử sách ghi chép lại Song những biến cố lịch sử xảy ra ở địa

phương, do hoàn cảnh, điều kiện nên không ghỉ chép lại được bằng văn ban một cách chỉ tiết, cụ thể Bằng sự truyền lại qua các thế hệ, với địa thế hiểm trở và có vị trí chiến lược quan trọng, với một quê hương giàu truyền thống, đấu tranh, nhân dân Hưng Lam đã có những đóng góp không nhỏ trong cuộc đấu tranh dựng nước, giữ nước của dân tộc qua các thời ky lich sử, thể hiện

truyền thống yêu nước, yêu quê hương nồng nàn, tỉnh thân bất khuất chống kẻ thù xâm lược Từ thời hậu Trần, vùng đắt này nằm trong căn cứ chính của cuộc khởi nghĩa của vua tôi Trần Trùng Quang (niên hiệu của Trần Quý

Khoáng) chống giặc Minh đóng ở Lam Thành Sơn Cuộc khởi nghĩa của vua

tôi nhà Trần thất bại, người dân Hung Lam lại tiếp tục hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, góp công sức vào chiến thắng quan trọng của Bình Định

Trang 22

Khi chế độ phong kiến thối nát, nông dân khắp nơi đã nôi đậy chống

lại Người dân Hưng Lam luôn có mặt trên mặt trận chống phong kiến, như

tham gia cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Diên, Nguyễn Hữu Câu, Lê Duy Mật Trong các cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ trường kỳ của dân tộc, người dân Hưng Lam luôn luôn thể hiện tinh thần yêu quê hương đắt nước

Lớp lớp người con của quê hương Hưng Lam không tiếc máu xương, nêu cao tinh thin quả cảm nơi chiến trường để giành độc lập cho nhân dân, cho đất nước; đặc biệt, trong các sự kiện quan trọng của đắt nước trước Cách mạng tháng Tám, người dân Hưng Lam luôn hãng hái tham gia, như kỷ niệm ngày Quốc tế lao động 1-5- 1930 diễn ra ở Thành phố Vinh, cuộc biểu tình

lich sử ngày 12- 9 ~ 1930 ở Hưng Nguyên

Truyền thống đấu tranh chống áp bức bóc lột và chống kẻ thù xâm lược là một di san tinh thần quý báu được truyền lại từ thế hệ này qua thế hệ khác trong quá trình xây dựng, bảo vệ quê hương, đắt nước Ngày nay, truyền

thống đó lại được thể hiện trên các lĩnh vực sản xuất của người dân Hưng

Lam Trong dòng chảy của lịch sử dân tộc, vùng đắt này đã in đậm nét dấu ấn các nhân vật lịch sử vĩ đại của dân tộc trong hàng loạt di tích, gắn liền với những sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước Với đạo lý uống nước nhớ nguồn, giàu

ân nghĩa với những người có công nên nhiều thế kỷ trôi qua các nhân vật lịch sử ấy vẫn có vai trò, vị trí to lớn trong đời sống tâm linh của nhân dân xã Hưng Lam, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An

12 TÔNG QUAN VỀ ĐỀN THANH LIỆT

1.2.1 Lịch sử xây dựng đền Thanh Liệt

Đền Thanh Liệt là công trình kiến trúc dân gian nằm trong dòng chảy

lịch sử của làng Thanh Liệt Mặc dù đã mắt nhiều công sức cho việc tìm

kiếm các tài liệu, thư tịch và dấu tích còn lưu giữ tại đền, để đưa ra niên đại

khởi dựng đền (dù chỉ là niên đại tương đối) Tuy nhiên, chúng tôi chưa tìm

Trang 23

bát hương thờ Phía sau trung điện là thượng điện và hậu cung nối liền với

nhau tạo thành bồ cục kiểu chữ đinh

Ngoài cùng cửa đền là nghi môn, được tạo bởi 2 cột trụ biêu Nghi

môn là ranh giới của 2 thế giới: trần tục và linh thiêng Nghỉ môn được

tạo theo kiểu tam quan (3 cửa), song 2 cửa bên là cửa giả nên chỉ có một lối vào duy nhất Nghỉ môn này có lẽ được làm gần đây, vì màu vữa trát còn khá mới Hai cột trụ biểu cũng được tạo tác đơn giản, nhưng vẫn chia

làm 3 phần: đỉnh, thân và đế T

nhìn xuống dưới va chau vao, lan được đặt trên đấu vuông thót đáy, phía

n đỉnh cột là đôi lân đang trong tư thế

dưới là phần mui luyện có 4 đầu rồng quay ra 4 hướng; dưới mui luyện là phần lồng đèn, trong lồng đèn đắp hình tứ linh khá đơn giản Phần thân

trụ biểu có các soi gờ kẻ chỉ tạo thành ô hình chữ nhật

song khác với các

di tích khác là phần thân cột thường đắp nôi các đôi câu đối bằng chữ Hán,

thân trụ biểu của đền Thanh Liệt lại được đắp đôi rồng đang uốn lượn Phân để trụ thon lại rồi phình ra khá đơn giản

Tòa tiền tế (hạ điện) là đơn nguyên kiến trúc đầu tiên của đền, cách

nghỉ môn một khoảng sân ở phía trước và cách trung điện một sân nhỏ phía sau Hạ điện có 3 gian, được làm đơn giản và muộn hơn so với các đơn nguyên khác, là nơi chuẩn bị lễ vật trước khi dâng vào các cung trong và là noi tập kết, chuẩn bị cho lễ hội Kết cấu kiến trúc ở đây hết sức đơn giản, chỉ là kiểu thức vì kèo, với các thanh xà, hoành có kích thước nhỏ, mỏng và hoàn

tồn khơng trang trí Tịa nhà để thông trước và sau, không có hệ thống cửa, 2 bên hồi là tường gạch mỏng trát vữa nhưng đang trong tình trạng xuống

cấp

'Từ hạ điện, qua khoảng sân có chiều dài bằng chiều ngang của tả, hữu

vu (khoảng 3,0 m) là tới trung từ (trung điện) Cũng tương tự như hạ điện, trung điện gồm 3 gian, với kích thước không lớn, song được quan tâm hơn

Trang 24

trang trí duy nhất trên mái của di tích đền Thanh Liệt Cửa ra vào của trung

điện được làm theo kiểu “thượng song hạ bản” đơn giản 4 bộ vì của trung điện cũng có kiểu thức “vì kèo”, nhưng các cấu kiện ở đây có kích thước lớn hơn ở hạ điện Do tòa nhà có kích thước vừa phải nên để mở rộng diện tích, người ta đã trốn hàng cột cái phía ngoài bằng cách làm một thanh xà ngang khá lớn để cho những cột trốn này đứng chân lên, qua một đấu vuông thot đáy Nghệ thuật chạm khắc ở tòa nhà này cũng không được quan tâm, nên ở

đầu kẻ ngoài hiên và một vài bức cốn chỉ được trang trí bằng những đề tài

đơn giản như vân mây, dây leo, lá cách điệu theo kiểu chạm nông; trên các tắm ván lá gió phía trước là hình văn chữ thọ được chạm khắc đơn giản

Cũng tương tự như hạ điện, hệ thống cửa cùng một số thanh xà của

trung điện đang trong tỉnh trạng xuống cắp, ngói lợp phủ rêu phong tạo một cảm giác khá am đạm và không thường xuyên được chăm sóc

Đồ thờ trong trung điện chỉ duy nhất có con thuyền gỗ Con thuyền

này hàng năm vẫn được “hạ thủy” vào địp lễ hội, trên thuyền đặt hươnghoa,

quả và đồ mã để cúng Long Vương Thuyền có kích thước gần bằng thuyền

thật và được tạo thành một con rồng lớn, với phần đầu nhô cao đầy dũng khí Dù niên đại của hiện vật này cũng chỉ vào thời Nguyễn, nhưng nét chạm khá

mềm mại, chau chuốt và tỷ mi Có thể nói, đây là một trong những hiện vật

tiêu biểu nhất của đền

“Thượng điện cũng có kích thước và kết cầu tương tự trung điện, nhưng

các cầu kiện gỗ mới được tu sửa lại cùng với hậu cung nên nhìn khác mới và

chắc chắn Phần mái trước của toàn nhà này được nối liền với mái sau của tòa trung điện bằng một máng nước chạy suốt đọc từ hỏi trái đến hồi phải

Giải pháp này đã giúp cho phần nội thất của đền được rộng hơn và tạo thành

Trang 25

gỗ Cùng với các đầu kẻ và thân xà nách được chạm hình vân mây theo kiều chạm nông, đây là phần trang trí chủ yếu của tòa nhà

Đồ thờ trong thượng điện được bài trí khá sơ sài, sát với tường hậu của 2 gian bên là ngai thờ Nguyễn Biểu (sau khi đền thờ ông bị hư hại, dân

làng đã chuyển ngai và bài vị thờ ông về đền Thanh Liệt) và một nhân vật không rõ tên tuổi Chúng tôi đã mắt nhiều thời gian để tìm hiểu nhưng không

ai có thể giải đáp, cụ cao niên nhất làng cũng chỉ “nhớ mang máng” là đưa từ nơi khác về thờ Trên các ngai thờ đều có bài vị và mũ thờ bằng gỗ Các ngai đều được đặt trên bệ thờ xây bằng gạch đơn giản

Hậu cung của đền Thanh Liệt chỉ là một gian nhà nhỏ, có 1 gian chạy

đọc nối liền với gian giữa của tòa thượng điện Cách đây không lâu, khi tu

sửa thượng điện và hậu cung, người ta đã dùng ván gỗ thưng lại toàn bộ hậu í duy nhất ở đây là hệ thống ván

cung, suốt từ trên nóc xuống Phần trang

gỗ đất trên xà ngang mang tư cách y môn chạy ngang gian thờ được chạm

thủng để tài lưỡng long chầu nhật phía trước các ngai thờ

Trong hậu cung chỉ đặt I bát hương và 5 cỗ ngai thờ, trong đó, 3 cỗ

được đặt sát với tường hậu, 2 cỗ còn lại đặt ở 2 bên tả hữu

C6 thé thấy, đền Thanh Liệt có quy mô không lớn, các giá trị về kiến

trúc, nghệ thuật không có gì đặc sắc Điều này cũng thường thấy ở các di tích vùng Nghệ An, Hà Tĩnh ~ một vùng đất có điều kiện khí hậu khắc nghiệt, đời sống kinh tế gặp nhiều khó khăn, nên việc quan tâm, đầu tư của người dân đến

di tích còn nhiều hạn chế Tuy nhiên, những giá trị văn hóa phi vật thể được biểu hiện qua các nghỉ thức, lễ hội dường như không phụ thuộc vào hoàn

cảnh này, nó vẫn tồn tại đến ngày nay, bởi được sự gìn giữ của người dân nơi đây

1.2.3 Các vị thần được thờ trong đền Thanh Liệt * Long Vương

Long Vương, vị thần được kính trọng và tôn thờ vào hàng nhất của người dân ở đền Thanh Liệt được thờ chính ở đền Theo nhận thức của các

Trang 26

— vị thần cai quản biên Đông, các sông lạch ở đất liền Long Vương có thể

làm ra mây mưa, sắm chớp, bão lụt hàng năm để trừng phạt con người khi

họ có lòng bắt kính hay có ý tà tâm Đồng thời, ngư dân làng Thanh Liệt vẫn

tôn kính coi Vua cha là thần có lòng nhân hậu Hàng năm vào địp lễ trong (ngày mùng 5 tháng 2 hoặc mùng 6 tháng 2 (âm lịch) họ tổ chức lễ tế than

để mong người ban cho dân làng được trời yên biển lặng, sông cá đầy tôm, đất lành có nhiều cây trái tốt tươi, mùa màng bôi thu để cho trăm họ có cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc Thông thường, Long Vương là Vua cha - chúa tế của các thủy thần, người sống ở biển Đông, khi nhân dân có tế lễ, cầu đáo mời hiển thần về dự Cùng việc thường niên như chăm lo cuộc sống của nhân

dân, phụ trách các cửa sông, dòng sông, con suối, người giao cho các Hoàng, vương, Hoàng tử, công chúa con Vua cai quản

Một số truyền thuyết khác lưu truyền đọc các làng chài ven sông Lam

đã coi Long Vương là Lạc Long Quân thủy tổ của người Việt Quan niệm của các nhà nghiên cứu Trương Hữu Quýnh,

Phan Dai Doãn “Người cha của Vua Hùng đầu tiên, theo truyér này trùng hợp với sự tìm thuyết ông là con của Kinh Dương Vương (Lộc tục) tên la Sing Lam lớn lên lẫy con gái

của Đề Lai là Âu Cơ đẻ ra 100 đứa con trai Một hôm, ông bảo với vợ rằng

— ta là giống Rồng, nàng là giống Tiên, nước lửa không hợp nhau, khó lòng

đoàn tụ lâu dài, sao bằng chia đôi các con, nàng về núi, ta xuống biển” rồi

hai người chia tay Một trăm người con sau này cũng chia ra ở các nơi, trở thành ông tổ của các thành phần dân tộc khác nhau trên đất liền miễn Bắc nước ta Sách “Nữ thần Việt Nam” của Đỗ Thị Hảo và Mai Thị Ngọc Chúc

(Nxb Phụ Nữ) khi khảo sát bài viết về thần cũng có đoạn trùng khớp với truyền thuyết ở vùng sông Lam Tác giả còn lý giải Kinh Dương Vương (Lộc Tục) lấy con gái Lạc Long Quân không phải ở hồ Động Đình mà ở sông

Thanh Long (tức sông Lam) trong một lần đi kinh lý ở Phương Nam

Trang 27

Nguyên để dùng nước thủy triều sát hại Ông đã lấy móng tay (có sách nói

là lấy máu) viết: “sóc nhật, thất nguyệt, Nguyễn Biểu tử”

Năm 1428, cuộc kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, Lê Lợi lên ngôi vua Nhớ đến công lao của anh hùng, nhà vua phong cho Nguyễn Biểu

mỹ tự“riết nghĩa” đồng thời cho lập đền thờ ông ở quê hương (làng Bình Hồ

nay là xã Đức Phúc) và ở làng Nghĩa Liệt dưới chân núi Lam Thành

Nguyễn Biểu hy sinh nhưng tắm gương yêu nước, bắt khuất của ông vẫn sống mãi với non sông đất nước Sau này do thời gian và nhiều lần thiên tai lũ lụt, đền thờ của ông tại làng Nghĩa Liệt bị hư hỏng, nhân dân đã chuyển ông về

thờ tại Làng Thanh Liệt, để ghi nhớ công ơn một khí phách anh hùng vì nghĩa lớn

Hiện nay, ngoài các vị thần nói trên, đền Thanh Liệt còn có bài vị thờ Thánh mẫu Liễu Hạnh - một sựu phối thờ mang tính cơ học, nhưng đáp ứng

được nhu cẩu tâm linh của người dân nơi đây

TIỂU KẾT

Làng Thanh Liệt thuộc xã Hưng Lam, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ

An nằm trên tả ngạn Sông Lam - con sông lớn nhất xứ Nghệ Làng Thanh

Liệt nhìn ra sông Lam ở nơi gặp nhau giữa dòng Sông Lam và Sông La gọi 14 dân gian gọi là Ngã Ba Phủ Địa chế làng Thanh Liệt được dòng Sông Lam

uốn lượn vòng cung ôm chặt ba phía Đông, Nam, Tây còn phía Bắc có một

con lạch nối hai đoạn Sông Lam với nhau, cắt hẳn với đất liền biển thành một hòn đảo nhỏ Mảnh đất Thanh Liệt tuy nhỏ bé nhưng ẩn chứa trong lòng

bao hào khí của các thế hệ tiên liệt Đầu thế ki XV, Trương Phụ tướng giặc Minh đã xây dựng thành quách trên núi Rum đề làm đại bản doanh thống trị

Hoan Châu Chính nơi đây danh thằn Nguyễn Biểu đã để lại cho đời sau kỳ

tích “ăn cỗ đầu người” Trong lòng đất Thanh Liệt còn lưu giữ dấu vết Lam Kiều, nơi Nguyễn Biểu tuẫn tiết và khí thế hào hùng của nghĩa quân Lê Lợi

Trang 28

Nguồn sống của cư dân làng Thanh Liệt chủ yếu là nghề sông nước,

quanh năm nhân dân đánh cá, cào hến trên dòng sông Lam và vận tải vật tư

hàng hóa đường thủy trên khắp mọi miền quê của xứ Nghệ Đền Thanh Liệt

là noi thờ phụng linh thiêng của dân làng Thanh Liệt Đền được xây dựng

chính xác từ bao giờ, đã qua những lần tu sửa nào, hầu như không có tài liệu

nào ghi chép lại Kết cấu kiến trúc và các di vật trong đền dù đã nhuồm màu

thời gian và bị hư hỏng khá nhiều, song cũng chỉ được làm vào khoảng thế kỷ XIX Đền Thanh Liệt vốn được xây dựng đề thờ các vị Thủy thần, song gần đây còn phối thờ cả nhân thần - Nghĩa Liệt vương Nguyễn Biểu Vì thế,

dù quy mô không lớn, dù giá trị kiến trúc, nghệ thuật không tiêu biểu, song

với người dân làng Thanh Liệt, đây vẫn là một trung tâm tín ngưỡng quan

Trang 29

Chương 2

LỄ HỘI ĐÈN THANH LIỆT XƯA VÀ NAY

2.1 LẺ HỘI ĐÈN THANH LIỆT XƯA

2.1.1 Thời gian tổ chức và quy mô lễ hội

Cứ mỗi mùa xuân sang, thời tiết thuận hòa không quá nóng cũng

không quá lạnh, cả đất nước khởi sắc với một năm mới đầy niềm vui và hi

vọng một năm mới nhiều may mắn làm ăn thuận lợi Lễ hội thường diễn ra khắp nhiều vùng trong cả nước và chủ yếu là vào mùa xuân Lễ hội đi vào đời sống của nhân dân Việt Nam với ý nghĩa to lớn Lễ hội là dip moi người

hướng về nguồn, là nơi giao lưu tình làng nghĩa xóm Có thể nói tằ

quan én

trọng của lễ hội đối với đời sống tinh thần nhân dân Việt Nam và đối với văn hóa Việt Nam mang tính thiết yếu Dân tộc nào duy trì và tổ chức được

các hoạt động truyền thống của lễ hội thì dân tộc đó có nền văn hóa phong

phú, dân tộc đó thể hiện được bản lĩnh văn hóa trước đổi thay của thời đại

Lễ hội là là một trong những hiện tượng sinh hoạt văn hóa cô truyền, là tắm

sương phản ánh trung thực đời sống văn hóa của mỗi dân tộc

“Từ bao đời nay, lễ hội cổ truyền đã gắn bó với những phong tục, tập

quán của làng xã Cùng với thời gian, những lễ hội đó được chắt lọc và bồi dưỡng thêm những nét đẹp văn hóa tiêu biêu góp phần củng cố ý thức cộng đồng dân tộc, phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí lành mạnh và nhu cầu sáng tạo, biểu diễn, thưởng thức những giá trị văn hóa nghệ thuật

'Việc thờ phụng các thần linh và thực hiện các nghỉ thức tế lễ ở đền Thanh Liệt đều do các ngư dân sống bằng nghề đánh cá, bắt hến trên sông

Lam thực hiện Trước kia, lễ hội chính của đền diễn ra từ ngày 06 - 10/2 (âm

lịch), trong đó, ngày mồng 6 và mồng 10 là ngày đại tế ở đền Trong những ngày này, ngoài việc thực hiện các nghỉ thức tế lễ, để tri ân, cầu mong thần

thánh phù hộ cho cuộc sống của

Trang 30

Liệt còn tô chức lễ hội với nhiều trò vui Ngoài ngày lễ chính, vào ngày rằm, mông 1, các dịp vào hè, ra hè , đền vẫn mở rộng cửa đề dân làng đến thắp

hương, lễ bái

“Theo các vị cao niên trong làng lễ hội đền Thanh Liệt được tổ chức từ

thời hậu Lê (sau khi đền được xây dựng), qua triều Nguyễn, nhưng sau đó trải qua hoàn cảnh chiến tranh, kinh tế khó khăn nên có thời gian bị đứt đoạn

Lễ hội được chính thức khôi phục từ sau năm 1975 và đặc biệt được nhà nước quan tâm từ năm 2007 Giờ đây, những phong tục đẹp và những ứng

xử giao tiếp văn hóa truyền thống còn lưu giữ được trong lễ hội hàng năm này là một sự cố gắng lớn của dân làng Thanh Liệt và lãnh đạo huyện Hưng

Nguyên

Lễ và hội là một thể thống nhất không tách rời Lễ la phan tín ngưỡng là thể giới tâm linh sâu lắng của con người, là phần đạo phần hội là phan tập hợp

í là đời sống văn hóa thường nhật, phần đời của con người, của

công đồng gắn với lễ và chịu sự quy định của lễ, có lễ mới có hội” [32, tr 32]

vui chơi, giải

Không gian thiêng của lễ hội đền Thanh Liệt không chi trong phạm vỉ

đền Thanh Liệt mà còn mở rộng ra từ khúc sông trước cửa đền kéo dài đến Ngã ba Phủ, nơi đoàn rước thuyền rồng làm lễ tế và lễ rước hến; còn không gian tự nhiên là những bãi cát bãi cỏ ven sông, trong làng, nơi tổ chức các trò chơi trò diễn chơi cờ người, chọi gà, vật, hát ví dặm và đua thuyền

Một tục lệ mang tính kiêng ky trong lễ hội là: xung quanh làng Thanh Liệt là những con sông lớn nhỏ, vì thế, đường đi của đoàn thuyền rước là từ

khúc sông trước cửa đền đến ngã ba - nơi gặp nhau của sông Lam, sông La

Đường đi này được xem là không gian thiêng, là nơi ngự của các thần linh,

vì thế, cuộc đua thuyền tuyệt đối không được diễn ra trên tuyến đi này, mà

Trang 31

lễ tắt niên là cắm sào, nghĩa là không ai được ra sông cào hến nữa, phải chờ đến ngày mông 10 tháng 2 năm sau, sau khi lễ hội rước hến được tô chức, mọi người mới được xuống sông cảo hến Tục lễ này đến nay vẫn được dân

làng Thanh Liệt thực hiện

Ngày mỗng 5 thang 2 là ngày “phô trương” tức là trưng bày ra giữa

sân đền tất cả mọi thứ tham gia lễ rước như kiệu ngự, kiệu long đình, lọng,

tản, cờ, quạt, có loại vũ khí như gươm, phạng, giáo mác, phủ việt Tắt cả đã được lau chùi sạch sẽ và tu chỉnh lại cho vững chắc

Đồng thời làng cũng kén chọn 4 lính hậu cần cầm phạng đi trước kiệu ngự gồm những thanh niên chưa vợ, khỏe mạnh, không ai có tang chế, Ngày mồng 6 tháng 2 (âm lịch) là ngày rước hến, từ tờ mờ sáng, những người được phân công và nhân dân đều tập trung ở sân đền Một điều đáng chú ý là những người tham gia lễ hội rước hến trên sông hôm đó phải ăn chay để yên da

2.1.3 Điễn trình lễ hội

Lễ hội truyền thống của người Việt đều có hai phan là phần lễ và phần hội, “hai phần này có quan hệ chặt chẽ và được diễn ra song hành với nhau Lễ là phan tin ngưỡng, là các hành vi, động tác trong buổi lễ nhằm biểu hiện lòng tôn kính của dân làng đối với các bậc thần linh, lực lượng siêu nhiên nói chung, với thành hoàng nói riêng” [32, tr 67]

Lễ hội là một thê thống nhất, không thê chia tách Hội làng gắn liền với lễ, nhưng lại chịu sự chỉ phối của lễ, có lễ mới có hội Tuy nhiên cũng

cần nói thêm quan hệ giữa lễ và hội Hai yếu tố chính này có lúc tách rời

nhau đến dễ thấy: một bên là thiêng, một bên là tục, mỗi bên tưởng như có

vai trò của riêng mình Nhưng trong nhiều trường hợp lại không đơn giản

như vậy Trong quá trình vận động, hai yếu tó lễ và hội đã thâm nhập vào

Trang 32

không sai Quan hệ giữa lễ và hội rất chặt chẽ, có lúc không thể bóc tách,

ngay trong lễ đã có hội và ngay trong hội đã có lễ Lễ và hội là hai yếu tố

chính tạo nên hội làng Sự đậm nhạt giữa chúng là tùy thuộc vào đặc điểm từng nơi và tính chất từng loại hội [32, tr 87 - 88]

Phần lễ trong lễ hội là một hệ thống các nghỉ thức mang tính biểu tượng và được cảnh diễn hóa tạo thành lễ thức, nhằm biểu hiện lòng tôn kính

của cộng đồng đối với công lao của các vị thần được thờ và nó còn là địp

công cảm chung của cả làng, gắn bó với nhau trong một tâm thức chung

Hội là phần không thể thiếu được của lễ, lễ linh thiêng thành kính bao nhiều thì hội vui chơi thoải mái bấy nhiêu Lễ là tế lễ thuộc phạm trù tín

ngưỡng, còn hội là vui chơi giải trí thoải mái thuộc phạm trù văn hóa dân gian, sinh hoạt dân gian Đó là cuộc hội tụ đông vui, giải trí công công và nó thường được diễn ra theo chu kỳ thời gian nhân dip ky niệm một sự kiện văn

hóa ~ lịch sử, nhằm đáp ứng nhu cầu tính thần của mọi thành viên cộng đồng

Lễ hội là tập đại thành các khuôn mẫu hành vi và là một hiện tượng

văn hóa xã hội lớn mang tính biêu tượng Lễ hội truyền thống là lễ hội hướng

tới các giá trị trong quá khứ được tôn vinh thành cái thiêng và được tổ chức

lặp đi lặp lại theo một quy luật trở thành truyền thống của cộng đồng làng

2.1.3.1 Các nghỉ lễ chính trong lễ hội

“Tế lễ là nghỉ thức mời thần linh về, hiến dâng lễ vật cho thần linh và cầu xin thần linh ban phúc lộc, giúp đỡ Phần lễ không đơn lẻ mà cả một hệ

thống các “diễn xướng nghỉ lễ (rước, tế, lễ) được nghiên cứu với nhau theo một trình tự và hỗ trợ nhau Lễ hội đền Thanh Liệt cũng khơng nằm ngồi quy luật ấy với các nghỉ lễ sau:

Trang 33

thuân là những công việc chuẩn bị cho lễ hội, mà những nghỉ thức này nằm

trong một hệ thống các nghỉ thức đối với thần linh; vì thế, luận văn miêu

thuật lại với tư cách là các nghỉ lễ chính thức

*Lễ khai quang

Sáng ngày mông 1 tháng 2 (âm lịch), các quan viên, chức dịch, sắc mục cùng các cụ và nhân dân trong làng tô chức lễ “khai quang” Mục đích của nghỉ thức này là làm “thanh tịnh” khu vực đền và các đồ thờ, sau kỳ lễ hội trước Sau một tuần hương, các cụ hương lão được dân làng tiến cử từ trước bắt đầu làm lễ Một cụ cằm một nắm hương lớn đã thắp đỏ rực huơ về bốn phía của đền và về phía sân đã tập kết toàn bộ đồ thờ trước đó Sau khi làm lễ khai quang xong, sẽ tiếp tục làm lễ cáo yết

*Lễ cáo yết

Sau khi tổ chức lễ khai quang xong, các quan viên, chức dịch, sắc mục tổ chức lễ “yết cáo” tại đền Các vật phẩm để tổ chức lễ “yết cáo' bao gồm

một mâm cỗ có đầy đủ xôi, gà, rượu, trầu cau, hoa quả đặt tại ban thờ chính Buổi lễ yết cáo được diễn ra với ý nghĩa là báo cáo và xin thần cho

dân làng được tổ chức lễ hội, đồng thời kính cẩn các vị thần về dự lễ hội, phù trợ cho dân làng tổ chức lễ hội được yên vui, một năm thuận lợi mưa thuận

gió hòa, đánh bắt được nhiều thủy sản *Lễ mộc dục

'Việc này do hai ông chủ tế đảm nhiệm Họ làm lễ thắp hương sau đó

tiến hành công việc một cách linh thiêng cẩn trọng Thuyền rồng, bài vị, ngai thờ, kiệu của thần được lau chùi bằng hai loại nước, nước thứ nhất là nước sạch, nước thứ hai là nước thơm của các loại cây có mùi thơm như hoa mùi Nghĩ lễ này gọi là lễ tắm chứ không phải dội nước, hai cụ chủ tế thay nhau

tay cằm vải sạch nhúng vào chậu nước rồi lau chùi nhẹ nhàng từng món đồ

Trang 34

* Lễ tế tại đền

Đây là nghỉ thức biểu hiện sự thành kính, trọng vọng của dân làng đối

với bậc Thánh thần thông qua những sản vật mà họ dâng lên Đồng thời qua

đó, người dân gửi gắm những thông điệp, ước vọng cho một mùa bội thu, cho gia đình hiền hoà, êm ấm Vì thế, nó được thực hiện rất nghiêm túc, quy củ, đòi hỏi những người tham gia phải tuân theo một cách nghiêm ngặt

Ở đền Thanh Liệt, lễ tế được thực hiện cả 2 nơi: tại đền và trên sông

Lễ tế tại đền diễn ra vào sáng ngày mồng 6 tại toà thượng điện Vào lúc 5

giờ sáng ngày mùng 6 tháng 2, quan viên, chức sắc trong làng huy động toàn

dân vào đền chỉnh trang đội ngũ làm lễ cúng tế tại đền Các thành viên trong

ban tế gồm 10 người, hai ông chủ tế có trách nhiệm lễ thần, lễ phục: Mũ áo màu đỏ, quần màu trắng, hia đều màu đỏ và có thêu kim tuyến Hai người

bởi tế đứng sau chủ tế, hành lễ theo chủ tế, lễ phục: Mũ, áo, hia màu xanh,

quần màu trắng Ông Đông xướng và ông Tây xướng phụ trách xướng nghỉ thức trong lúc tế, đứng đối diện nhau bên cạnh bản thờ, lễ phuc: Ao, hia den, quần màu trắng 10 ông tế tước đứng thành hàng năm hai bên phụ trách việc

dâng hương, dâng rượu, chuyển chúc, đọc chúc, lễ phục: Áo, mi, hia mau đen, quần trắng Ông từ đứng có trách nhiệm đặt lễ vật nhận từ các ông chấp sự, lễ phục là khăn xếp, áo mau nau, quan den Chiêng trồng nỗi lên là lúc lễ

tế bắt đầu Mọi người tham gia hay dự xem lễ tế đều phải trật tự Sau ba lần dâng hương, nước và rượu thì tiền hành đọc chúc văn Buỗi lễ kéo dài khoảng ẩn 2 tiếng, mang đậm tính chất nghĩ lễ phong kiến Sau khi tế tại đền, chúc văn không hóa ngay mà đem rước lên thuyền rồng đề tế đức Long Vương và thần Độc Cước ngay trên sông Lam

*Lễ rước và tế thần trên sông

Lễ rước thần trên sông (cánh trạo): Dân làng tổ chức thành đoàn

Trang 35

tế sẽ bưng chậu “hến rạy” (hến con) rải xuống sông trước sự chứng kiến của

toàn thể đoàn rước và toàn bộ dân làng có mặt trên thuyền, với mong ước

hến chóng sinh, chóng phát triển để dân làng có thể thu hoạch được nhiễu hơn.Trong khi tiến hành các thủ tục thờ cúng ở thuyền ngự đồng, luôn có bồn chiếc thuyền (hai thuyền chèo, hai thuyền chải) liên tục bơi ngược, bơi xuôi hai bên với tiếng trống chiêng rộn rã và tiếng hô đồng thanh của đoàn hộ vệ trên thuyền và ánh sáng đèn nến lung linh

Sau đó, đoàn rước hến trở lại đền, để làm lễ yên vị các thần được thờ trong đền

2.1.3.2 Các trò chơi dân gian trong lễ hội

Sau phần tế lễ trên sơng, các đồn thuyền đã trở về, đậu neo kín đoạn

bờ sông trước cửa đèn Trò vui hội đền Thanh Liệt diễn ra trên bãi cát, bãi

t rộng lớn trước cửa đền, ven sông với các trò chơi: đánh cờ người, chọi

đua thuyền là hấp dẫn nhất của hội để nhớ lại trước kia đây là một võng nhỉ cồn

gà , đấu vật, ngoài ra, pÌ

*Dua thuyén

Khoảng 1 giờ ngày mùng 6 tháng 2 (âm lịch) làng chuẩn bị một cỗ yến, có treo giải thưởng Khi thi có thể bơi chải qua sông hoặc đua chèo lộn

tiêu Thuyền đua là những thuyền cào hến, đánh cá hàng ngày được lựa chon kỹ càng, có trang trí đẹp để phục vụ cho lễ hội Thông thường ở làng có 4

thuyền đưa, 4 thuyền dạo; có năm, hàng chục thuyền do các làng lân cận tham gia cho vui Thuyền dua dai, thấp, chứa đủ khoảng 10 đến 17 tay chèo

và người cằm chịch Thuyền đạo có từ 10 đến 12 người (thường là các bà các chị) chèo cùng để hát cô vũ cho các thuyền đua Cuộc thi có phổ biến thể lệ cuộc thi về người, thuyền, vị trí, quãng đường, các giải cuộc thí chia ra các

Trang 36

Điểm đến của thuyền đua chính là cột tiêu có cắm cờ làm chuẩn ở cồn đất nỗi giữa sông Cuộc đua gồm vòng đến cột tiêu và vòng lộn lại chỗ xuất phát, đội

nào về trước sẽ được giải thưởng Giải thưởng có thể là cây cờ, thử lợn hoặc thưởng tiền Trong cuộc đua, người cỗ vũ đứng kín bờ sông, trong nhịp thúc của trống, chiêng, não bạt tạo không khí hào hùng, sôi nỗi cả một vùng

* Đây gây nam

Không chỉ những thanh niên cường tráng, khỏe mạnh tìm đến trò này, mà những người lớn tuổi, người già cũng háo hức tham gia Những ai không

di kha nang thi dau thì làm cô động viên, cô vũ hết mình đẻ làm tăng thêm tỉnh thần cho những vận động viên khi có các trận đấu Đề tổ chức thi đầu môn đẩy gậy chỉ cần có gây thi đấu làm bằng tre giả (tre đực) thẳng hay những thanh gỗ tốt có chiều dài 2m, đường kính từ 4 - 5cm, được sơn 2 màu đỏ và trắng (mỗi màu Im); đầu và thân gậy phải được bảo nhẫn và có đường

kính bằng nhau Vẽ một vòng tròn có đường kính Sm vạch giới hạn rộng 5cm

nằm trong phạm vi của sân có màu trắng hoặc khác với màu nền sân là trận

thí đấu có thể diễn ra

Sau khi chàng trai đã hoàn tắt thủ tục chuẩn bị thi đấu, người trọng tài chính dùng khâu lệnh “cầm gậy”, các chàng trai mới được phép cầm gậy theo

quy định của luật, trọng tài chính một tay cằm chính giữa gậy, khi các chàng

trai đã ở tư thế sẵn sàng, đúng luật, hô dự lệnh “chuân bị”, sau đó thôi hồi

trống phát lệnh cho hiệp đấu bắt đầu, đồng thời buông tay cầm gậy ra

Theo quy định luật chơi, bên nào chân chạm vào vạch hoặc bị đẩy ra

khỏi vòng tròn trước là thua cuộc Mỗi cuộc thi đây gậy thường diễn ra trong

Trang 37

Không chỉ những người trực tiếp tham gia chơi mà ngay chính khán

giả cũng có những diễn biến tâm trạng theo từng hiệp đấu, lúc thì xuýt xoa

tiếc rẻ, lúc lại reo lên sảng khoái, xen lẫn tiếng vỗ tay, tiếng trống khi đỗ dồn dap

“Trò đây gậy nam cũng phân ra các vòng thỉ, người nam nao day được thắng được một người thì lọt vào vòng trong Cứ như vậy, người chiến thắng

tắt cả được xem là người có sức khỏe đại diện cho giới nam nhỉ làng

*Chọi gà

Được tổ chức tại các xới, là một khoảng sân đắp đất có vây dây thừng

xung quanh Thường chọn 5 đôi gà giỏi của người trong làng dé thi dau Choi gà cũng hắp dẫn người chơi, người xem vì thường có phần thách đầu, cũng, hồ reo phần khích

* Đánh cờ người

“Thực chất đây là môn cờ tướng được dùng người thay vị các quân cờ di chuyển trên bàn cờ Cờ người gồm 32 quân chia ra hai phe, mỗi phe có 16 quân là nữ đóng và 16 quân là năm đóng Trang phục của hai phe rõ rang về màu sắc và thường là đối lập nhau như đen với trắng, đen với đỏ hoặc xanh

với vàng Tắt cả 32 quân cờ ngồi trên một bàn cờ tướng vẽ bằng vôi trên bãi đất rộng trước cửa đền Hai người chơi cờ được ngồi trên những chiếc ghế

cao ngồi hai bên để trực tiếp di chuyển quân cờ Chơi cờ người cũng vẫn là

luật lệ của cờ tướng Sân cờ rộng đủ đường đi nước bước cho 32 người Cuộc đấu cờ cũng được chuẩn bị chu đáo song song với việc tổ chức

lễ hội Việc tìm tuyển người làm quân cờ phải là trai thanh gái lịch có vẻ đẹp

về ngoại hình hấp dẫn và họ chưa lập gia đình, là con cái của những gia đình

có nề nếp được dân làng quý trọng Số lượng cần thiết là 16 nam và 16 nữ Trong số này phải chọn được ra hai tướng: một nam làm tướng Ông, một nữ

Trang 38

tài) trực tiếp giúp ban giám khảo theo đõi cuộc đấu Ba người này (tông cờ

và hai tướng) thuộc loại gia đình khá giả, là người được cho là phóng khoáng phong lưu để có thể khao quân khi cần thiết Khi chọn xong tổng cờ họp hai đội nam và nữ, phát trang phục và tiến hành tự diễn tập với nhau trước để khi tham gia trong ván cờ họ có những bước di chuyển đẹp cũng như đúng

đắn về phong thái của “ quân cờ” Trang phục của quân cờ là do làng may và là đồng phục, mỗi quân cờ được phép đôi nón nếu trời nắng Trong các

cuộc đấu thuộc vòng ngoài các quân cờ chỉ được phép đứng, khi những ván

cờ vòng trong của các đối thủ ngang tài thì các quân cờ mới được phát ghế đâu để ngồi Trước ngực mỗi “quân cờ” có treo tên quân cờ bằng chữ Hán

Còn tướng, trang phục như hình vẽ hoặc gần như thế, đó là trang phục cấp

tướng đời xưa có lọng che và ghế cũng được tượng trưng như ngai Hai đầu

thủ được ngôi riêng, đối nhau và trên ghế được đặt trên bục cao đề có thể

quan sát

Bên cạnh sự náo động của các trò chơi khác đầy tính hào hứng hoặc

“ăn thua” thì cái đẹp của sân cờ thể hiện sự điềm tĩnh, tinh tế và tài trí Bởi

tính đặc thù của trò chơi đánh cờ người nên sân chơi này thu hút phần lớn

đối tượng người cao tuổi, tuy nhiên cũng có lúc thực sự có những chàng trai

trẻ cũng tài năng không kém

2.1.3.3 Nghệ thuật biễu diễn truyền thống (Hát ví đò đưa)

Do tính chất làm nghề sông nước, ví đò đưa được diễn xướng trong lễ hội, là một hình thức sinh hoạt văn hóa đặc thù của người dn van chai Vi

đò đưa sông Lam, đò đưa nước ngược là những điệu ví mà môi trường diễn

xướng là sông nước, hát trong khi đưa đò, vừa hát vừa lao động như chống, chèo, đặc biệt là khi có gió chạy buồm, người “chan sao”, tức là người đảm nhận việc “đưa đỏ” Đây là công việc vô cùng năng nhọc, nhất là khi ngược

Trang 39

Sông bao nhiêu khúc, dạ phiên bấy nhiêu

Hay:

Nước lên lắp xắp câu dày

Anh quen em mới được một ngày thì thuyền lui Hoặc là trách cứ bạn tình đã thương mà khơng thương cho trọn:

Ơm đàn mà gáy năm cung

Đã thương sao sợ dây chùng dây năng Hoặc là nuối tiếc mà đành chịu lỡ làng:

Cha mẹ cho em sang chiắc đò nghiêng,

D6 tring triêng đôi mạn, em ôm duyên trở vẻ

Còn khi hát đối với nhau thì ví đò đưa không như ví phường vải Đối

trong ví phường vải là ở không gian tĩnh, có thể trao đi đổi lại, có thể bắt bẻ,

thi tài, đối ở ví đò đưa chỉ qua lại một hai câu vì không gian động, thuyền lúc này gần nhau được vì sông rộng, lạch sâu, lúc kia do luồng lạch không thể sánh đi

, tốc độ chiếc thuyền này nhanh, chiếc kia chậm, nên phải tranh

thủ, không thể kéo đài vì vậy chỉ vài câu ‘Vi du khi chang trai dd hoi cô gái:

M6t song hé dé may cau M6t minh em hé dé an tréu mắy nơi?

“Thì cô gái đông viên chang trai phải kiên trì chờ đợi:

Sông sâu thì biển càng sâu

Muon an can

phải dong câu cho đài

Như trên đã nói, ví đò đưa là hát ví ở môi trường sông nước, cho nên mỗi môi trường riêng thì lại có cách hát ví riêng Ở sông Ngàn Sâu, Ngàn

Phó, vì lòng sông hẹp, lại dốc nên nước chảy xiết, lắm thác ghềnh; thuyền đi ngược đã vắt vả, thuyền xuôi cũng phải căng thăng, tập trung, chỉ hát một

Trang 40

Công anh lên thác xuống ghénh

Vô Trang ra Hội mà không thành thắt gia

-nh về chín khúc hói Nai Cội sào xuôi ngược biết lấy ai đỡ dén

Nói đỡ đần là đỡ đần việc nhà, việc cửa chứ lên thác xuống ghẻnh thì đã có trai bạn rồi và sự vất vả ấy thì em cũng không đỡ đần được

Khúc sông bên lở bên bôi

Ba chim bay ndi chín hồi lênh đênh

Còn đến sông La thì đòng sông đã rộng, đôi bờ đã xa, câu hát ví phải

vút lên bay bổng thì bạn phường mới nghe được và khi xuôi Chế đến sông

Lam thì nước lặng, sông sâu, gần như ít phải dùng sào mà chỉ dùng chèo

hoặc buồm đưa thuyền đi

Thuyén em xuôi Chế sáu chèo

Thuyén anh ngược Lượng cheo leo một mình

Vi đò đưa sông La hát ở âm khu cao hơn, bay bổng hơn và quãng hai thứ là quãng chủ đạo, còn ví đò đưa sông Lam mênh mang hơn, trằm buồn hơn và quảng chủ đạo lại là quang ba thứ Còn ví đò đưa nước ngược là câu

ví hát khi thuyền ngược dòng Muốn thuyền ngược dòng thì người bạn đò nếu là chống thì phải ti cội sào vào trên ngực chỗ đưới vai áo, dùng sức nặng toàn thân mà đây ngược chiều với con thuyền đến mức áo trước ngực dù nhuộm nâu bằm là vậy mà bạc hẳn đi cả hai vai Cho nên ngày trước, ra bến sông, nhìn vai áo là biết ngay ban chan sao Ngược dòng mà chỗ sông sâu không chống được thì phải chèo Nếu đứng chẻo thì ngoảnh mặt phía mũi thuyền, gập lưng mà đầy tay chẻo, nếu ngồi chèo thì quay mặt vẻ phía lái dùng

sức nửa thân trên mà kéo ngược tay chèo, vô cùng vắt vả Vì vay mà câu vi

Ngày đăng: 19/08/2022, 14:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w