1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Lễ hội đền Đông Cuông của người Tày Khao, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

143 11 2
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 143
Dung lượng 28,49 MB

Nội dung

Thông qua việc khảo sát nghiên cứu lễ hội đền Đông Cuông trong truyền thống và đương đại, luận văn Lễ hội đền Đông Cuông của người Tày Khao, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái khẳng định bản chất, ý nghĩa lễ hội đền Đông Cuông của người Tày Khao là một lễ hội dân gian truyền thống với nhiều giá trị văn hóa nổi bật, từ đó đề ra những giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị lễ hội.

Trang 1

PHAN VAN NHAT

Lễ hội đền Đông Cuông của người Tày Khao,

huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

LUẬN VĂN THẠC SỸ VĂN HÓA HỌC

Người hướng dẫn: Nguyễn Thị Việt Hương

Trang 2

Tôi xin cam đoan:

Luận văn Thạc sĩ này là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng

dẫn của người hướng dẫn khoa học Luận văn này chưa từng được công bố

trong các công trình nghiên cứu khác Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn này là trung thực, không sao chép từ bắt kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào Việc tham khảo các nguồn tài liệu (nếu có) đã

được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định

Tác giả luận văn

Trang 3

TONG QUAN VE NGUOI TAY KHAO 6 DONG CUON

VA DEN DONG CUONG, HUYEN VAN YEN, TINH YEN BAL

1.1 Tổng quan về người Tày Khao ở Dong Cuéng

1.1.1 Tông quan về xã Đông Cuông, 13

1.1.2 Văn hóa truyền thống người Tày Khao ở Đông Cuông, huyện Văn

'Yên, tỉnh Yên Bái cnn 19 1.2 Đền Đông Cuông và các di tích khác -33 1.2.1 Đền Đông Cuông - 3 1.222 Miếu Ghénh Ngai 35 123 Miéu C6 36 1.244 Miếu Cậu - 37 CHƯƠNG

LẺ HỘI ĐÈN ĐÔNG CUÔNG CỦA NGƯỜI TÀY KHAO HUYEN VAN YEN, TINH YEN BAI TRONG TRUYEN THON

2.1 Truyền thuyết và nguồn gốc lễ hội

2.2 Thời gian và địa điểm diễn ra lễ hội 2.2.1 Thời gian 4 222 Địa đi - 2.3 Công tác chuẩn bị lễ hội 2.4 Trình tự lễ

2.4.1 Lễ mỗ trâu tế Mẫu và các vi Tha 49

2.42 Lễ rước Mẫu qua sông 52

2.4.3 Lễ dâng hương tế Mẫu 56

2.5 Cie trò chơi dân gian, diễn xướng nghệ thuật

Trang 4

2.6.1 Lễ hội đền Đông Cuông của người Tày Khao phản ánh tín ngưỡng

nông nghiệp 66

2.6.2 Lễ hội đền Đông Cuông của người Tày Khao phản ánh tín ngưỡng

thờ Thành Hoàng Ling _ on)

2.6.3 Lễ hội đền Đông Cuông của người Tây Khao phản ánh tín ngưỡng

thờ Mẫu 70

2.6.4 Lễ hội đền Đông Cuông của người Tày Khao phản ánh tín ngưỡng

thờ anh hùng dân tộc son sce 1

CHƯƠNG 3

VAL TRO, GIA TRI VA NHỮNG VAN DE DAT RA HIEN NAY CUA LE HOI DEN ĐÔNG CUÔNG NGƯỜI TÀY KHAO,

HUYỆN VĂN YÊN, TINH YEN BAL

3.1 Vai trò lễ hội đền Đông Cuông của người Tày Khao trong đời sống cộng đồng hiện nay 75 3.2 Những giá tri lễ hội đền Đông Cuông của người Tày Khao, huyện 'Văn Yên, tinh Yén B: 77 3.2.1 Giá trị tinh thần 1 3.2.2 Giá trị văn hoa — xa hoi T9 81 3.3 Những vấn đề đặt ra hiện nay của lễ hội đền Đông Cuông người

‘Tay Khao, huygn Van Yên, tỉnh Yên B: 2

3.3.1 Lễ hội đền Đông Cuông người Tày Khao, huyện Văn Yên, tinh

3.243 Giá trị về lịch sử khoa học

Yén Bái đang biến đổi mạnh mẽ 82

3.3.2 Lễ hội đền Đông Cuông của người Tây Khao đang tác động mạnh

Trang 5

3.4.1 Công tác bảo tổn và phát huy các giá trị lễ hội đền Đông Cuông

Trang 6

1.1 Lễ hội là sinh hoạt văn hóa dân gian nguyên hợp mang tính cộng đồng cao, phô biến và rất đặc trưng trong đời sống xã hội, diễn ra trong những

chu kỳ không gian, thời gian nhất định để tỏ rõ những ước vọng, để được vui chơi Lễ hội bao gồm nhiều mặt của đời sống xã hội như: nhân vật được thờ, hệ thống di tích, nghỉ lễ, nghỉ thức, thờ cúng (tế, lễ, rước, xác, tục, hẻm ) huyền tích, những hình thức sinh hoạt vui chơi, những trò chơi dân gian, không gian

thời gian, cảnh quan môi trường, di tích lịch sử văn hóa danh thắng

Lễ hội gắn với bước đi của lịch sử cộng đồng làng (bản), cộng đồng nghề nghiệp, cộng đồng gia tộc, công đồng địa phương, một dân tộc hay quốc

gia, công đồng tôn giáo Thông qua lễ hội chúng ta có thé tìm hiểu con người của vùng đắt, những giá trị văn hóa, đạo đức lành mạnh, hướng thiện, tinh thần đoàn kết, tính khoan dung cố kết cộng đồng, dân tộc, đề cao truyền

thống gia đình dòng họ, thờ cúng tô tiên và lòng biết ơn với những người có công trong việc xây dựng và bảo vệ đắt nước

Lễ hội cô truyền đã và đang phục dựng đáp ứng được nhu cầu nhiều

mặt của con người Vì vậy, việc tìm hiểu lễ hội cỗ truyền, chọn lọc, nâng cao

các giá trị văn hóa tiêu biểu của lễ hội là một việc làm cân thiết

1.2 Đền Đông Cuông là một trong hai đẻn cỗ lớn ở thượng lưu sông, Hồng, có niên đại xây dựng muộn nhất vào khoảng thế kỷ XVII (niên hiệu Bao Thái 1720 — 1729), tọa lạc tại thôn Bến Đèn, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái Lễ hội đền Đông Cuông được ví như điểm khởi đầu của

Trang 7

1.3 Hàng năm, đền Đông Cuông tổ chức hai lễ chính: Lễ hội vào ngày Mão tháng Giêng và lễ hội vào ngày Mão tháng Chín (lễ cầu cơm mới) âm lịch

Lễ cầu cơm mới là nghỉ lễ nhằm tạ ơn thánh thần, trời đất và cầu mong, mưa thuận gió hoà để mùa màng bội thu, cây trái tươi tốt, mọi người đều được bình an, hạnh phúc Lễ cầu cơm mới là một trong những nghi lễ thể hiện rõ nét đời sống tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp từ xa xưa cũng như tập

quán sinh hoạt của các tộc người địa phương với mong ước về một cuộc sống tốt đẹp Trong lễ cầu cơm mới, phải mô một con trâu đen để làm lễ vật dâng

lên thánh thần

Khác với lễ cầu cơm mới ngày Mão tháng Chín, lễ hội ngày Mão tháng

Giêng lấy trâu trắng làm vật tế thần Đây cũng là lễ hội chính trong năm Tại

đây, ngoài những nghỉ lễ độc đáo và linh thiêng được diễn ra còn có những

trò chơi dân gian đặc sắc

1.4 Với tín ngưỡng thờ Mẫu và các anh hùng dân tộc có công chống

ngoại xâm, vì vậy lễ hội đền Đông Cuông mang ý nghĩa giáo dục truyền

thống lịch sử, văn hoá sâu sắc Đây là một di tích lịch sử văn hoá lâu đời, một điểm du lịch văn hoá, tín ngưỡng tâm linh khá lý tưởng dành cho du khách

trong những chuyến hành hương vẻ cội nguồn, là điểm nói tâm linh văn hố đồn kết các tộc người anh em trong cộng đồng dân tộc Việt Nam nơi giáp

biên cương của Tổ quốc Lễ hội đền Đông Cuông hiện nay đang đứng trước những thay đổi mạnh mẽ do nhiều nguyên nhân khác nhau Từ cách nhìn nhận

vấn đề như trên, học viên đã chọn đẻ tài: “Lễ hội đền Đông Cuông của

Trang 8

nào hiện nay có tính chất nghiên cứu đi sâu vào bản chất, ý nghĩa lễ hội đền Đông Cuông Những tập hợp bước đầu chỉ là một số công trình tài liệu, sách

sử cũ đề cập về địa danh Đông Cuông hay di tích đền Đông Cuông, dưới đây là một số công trình đã đề cập đền:

Tài liệu sớm nhất đề cập đến địa danh Đông Cuông là cuốn “Lĩnh Nam

chích quái ” của tác giả Vũ Quỳnh Theo đó, năm Hồng Đức thử 9 (1478) đã

có chuyện về Thần Vệ Quốc liên quan đến Lý Thường Minh nhận chức đô

đốc ở Châu Phong đã dựng đạo quán ở khắp bờ sông Thao, từ Bạch Hạc lên Thủy Vi

'Và sau này, cuốn “Đại Nam nhất thống chí ” [17], quyền Thượng — Hạ, mục cỗ tích trấn Hưng Hóa, bản địch của Nhà xuất bản Viện Sử học, gọi đây là “Đẩn Thân Vệ Quốc ” theo sắc phong, phụng thờ các vị có công chống giặc

Nguyên Mông ở thế kỷ XI, đó là Hà Đặc, Hà Chương thời Trần và được

phong hầu là “Bình Nguyên thượng tướng trung dũng hẳu ” Cũng có trong,

sách “Đại Nam nhất thống chí”, Cao Xuân Dục Tổng Tài — Sử giám Huế khắc in năm Duy Tân thứ 3 (1909) trong mục đền miều năm 1971, gọi đây là

Thông Thánh quán thuộc Vĩnh Huy nhà Đường

iến Văn Tiểu Lục”

Cuốn “Lê Q Đơn tồn tập”, tập II với tiêu đề

[50] Lê Quý Đôn, quyển 2, mục phong vực Hưng Hóa (Tr317) chép: “Đồng Cuông, Quán Tuân cả 2 đều thờ một vị đại vương và một vị Mẫu giống nhau nhưng trọng tâm là Đông Cuông, còn Tuần Quán, Bách Lẫm (TP Yên Bái) là

2 trong l6 trạm dịch lộ dọc sông Thao được nhà nước quy định từ năm Bảo

Trang 9

Trần, Tổng Dinh Quy hóa, Hà Bổng và thuộc viên của ông từ Ngọc Tháp- Thanh Sơn lên trần giữ biên ải Hiện nay, trước là Đình, nay là Đền dòng họ Hà quán xuyến bởi tổ phụ của dòng họ Hà là Hà Văn đã từng lãnh đạo địa phương đánh giặc Nguyên Mông

Cuốn "Dinh - Đền - Chùa ở tỉnh Yên Bái" [59] do Hồ Văn Thái và Nguyễn Liễn chủ biên: lễ hội đền Đông Cuông thực sự mang những giá trị

lịch sử, văn hoá sâu sắc, là điểm đến lý tưởng của du khách thập phương trong hành trình hành hương hướng về miền địa linh để thể hiện lòng biết ơn của mình với những vị anh hùng đã có công đẹp giặc, gìn giữ giang sơn bờ cõi và cầu mong một cuộc sống an lành, ấm no, hạnh phúc trong những địp tết

đến xuân vẻ

'Và một số bài báo đăng trên các tạp chí nghiên cứu như: Tạp chí Di san

(Số 3/2006) [14]“Đẳn Đông Cuông một điểm khởi đầu của tục thờ nữ thân Việt”, Nguyễn Đức Dũng Sách Du lịch Yên Bái có giới thiệu “Lễ hội đền

Đông Cuông ”

Từ những thống kê trên cho thấy đã có những tư liệu viết về đền Đông Cuông Tuy nhiên, trên thực tế cho đến nay chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu đầy đủ lễ hội đề những công trình nêu trên đây, tác giả luận văn sẽ kế thừa, thu thập và phát lên Đông Cuông của người Tày Khao mà mới chỉ

tập đến qua một vài tư liệu đơn lẻ về nguồn gốc lịch sử phụng thờ Với

triển đề tải theo mục đích nghiên cứu của mình 3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trang 10

Cuông của người Tày Khao là một lễ hội dân gian truyền thống với nhi

văn hóa nổi bật, từ đó đề ra những giả pháp bảo tồn và phát huy các giá trị lễ hội giá trị

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Tổng quan về người Tày Khao ở Đông Cuông và đền Đông Cuông, xã

Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

Nghiên cứu các nội dung cơ bản của lễ hội đền Đông Cuông của người

'Tày Khao, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái trong truyền thống

Giả mã các truyền thuyết, thần tích, truyện kể về các vị thần được thờ ở đền, được biểu trưng (tái hiện) trong lễ hội Điều quan trọng ở đây tập trung nghiên cứu quá trình phối thờ Mẫu, các vị Thần Vệ Quốc, Thành Hoàng làng

hay các lớp văn hóa tín ngường dân gian tích hợp trong lễ hội

Khang dinh vai trò, giá trị và những vấn đề đặt ra hiện nay của lễ hội đến Đông Cuông người Tày Khao, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

Nghiên cứu, khảo sát, đánh giá những biến đổi và những vấn đề đặt ra để đưa ra giải pháp bảo tồn và phát huy những giá trị của lễ hội

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu lễ hội đền Đông Cuông dưới góc độ là

một di sản văn hóa lễ hội tâm linh, tín ngưỡng Trong đó bao gồm phản lễ hội,

các nhân vật tưởng niệm trong lễ hội, các nghỉ lễ, trò diễn dân gian trong lễ hội Luận văn tiếp cận và nghiên cứu cụm di tích gồm: đền Đông Cuông,

miéu Ghénh Ngài, miều Cô, miéu Cậu và những vị thần được thờ ở các di tích

này vì đó chính là địa điểm không gian diễn ra lễ hội và các vị thần được thờ ở đây cũng chính là các vị thin được tưởng niệm trong lễ hội

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Trang 11

Với lễ hội: Luận văn tập trung nghiên cứu lễ hội đền Đông Cuông trong

truyền thống, đồng thời nghiên cứu lễ hội đền Đông Cuông đã và đang phục

dựng hiện nay, để tìm ra những tư liệu xưa bổ sung cho lễ hội nay thêm phong phú giữ được nét truyền thống

5 Phương pháp nghiên cứu

'Từ góc độ tiếp cận đối tượng nghiên cứu dưới góc độ văn hóa học, luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành: Văn hóa học, Sử học, Bảo ting học, Dân tộc học, Mỹ thuật học, Xã hội học

Các phương pháp cụ thể sử dụng trực tiếp vào việc nghiên cứu như phương pháp điền dã dân tộc học: khảo sát, điền dã tại di tích, lễ hị

hương

pháp điều tra xã hội học: Quan sát, miêu tả, chụp ảnh, trao đồi, phỏng vấn sâu

(các cụ cao niên, thanh niên, cán bộ văn hóa xã, chình quyền), phát phiếu điều tra nhằm có được thông tin chính xác và khách quan

Để thực hiện tốt những phương pháp luận văn kết hợp sử dụng các thao

tác, kỹ năng: so sánh, phân tích, tổng hợp để tìm ra mối quan hệ, bóc tách các tầng văn hóa tích hợp trong lễ hội

6 Đồng góp của luận văn

Luận văn tập trung nghiên cứu một cách có hệ thống, đầy đủ về lễ hội

đền Đông Cuông của người Tày Khao có những đóng góp sau:

Đóng góp về mặt tư liệu về lễ hội truyền thống trong kho tàng văn hóa dân tộc

Nghiên cứu về cụm di tích và mối quan hệ giữa đền Đông Cuông với

Trang 12

ngưỡng thờ nhân thần, Thành Hoàng làng và tín ngưỡng thờ Mẫu trong Tam

phủ, Tứ phủ Việt Nam

Luận văn tập trung nêu những giá trị cơ bản, các cơ tằng văn hóa của lễ hội đền Đông Cuông Trên cơ sở đó đẻ xuất phương pháp bảo tổn và phát huy các giá trị lễ hội đền Đông Cuông trong không gian văn hóa và truyền thống

của tỉnh Yên Bái Xác định đây là một di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu cần

được bảo tồn, phát triển; là điểm đến thu hút khách du lịch, nằm trong chương

trình xúc tiến du lịch về nguồn Yên Bái - Phú Thọ - Lào Cai

7 Bố cục luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, ảnh minh hoa luận văn được bố cục làm 3 chương:

Chương l: Tổng quan về người Tày Khao ở Đông Cuông và đền Đông

Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

Chương 2: Lễ hội đền Đông Cuông của người Tày Khao, huyện Văn

'Yên, tỉnh Yên Bái trong truyền thống

Chương 3: Vai trò, giá trị và những vấn đề đặt ra hiện nay của lễ hội

Trang 13

Chương I

TONG QUAN VE NGUOI TAY KHAO 6 DONG CUONG

VA DEN DONG CUONG, HUYEN VAN YEN, TINH YEN BAI 1.1 Tổng quan về người Tày Khao & Dong Cudng

1.1.1 Tỗng quan về xã Đông Cuéng 1.1.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Xã Đông Cuông là một xã nằm ở phía Tây Bắc huyện Văn Yên, cách trung tâm huyện khoảng 18km, cách trung tâm Tỉnh ly 52km Nằm ở tọa độ dia ly 1a 21°S7'6"B 104°36'43"D Phia Bac tigp giáp với xã Quang Minh, phía

Đông tiếp giáp với xã Mậu Đông, phía Tây tiếp giáp với xã An Bình và Đông, An, phía Nam tiếp giáp với sông Hồng và bên sông là xã Tân Hợp Giao thông đến Xã thuận lợi cả về đường sắt và đường bộ Đường bộ đi theo đường tỉnh lộ 151 đến Xã, đường sắt theo tuyến Hà Nội - Lào Cai xuống ga Trái Hút đi về phía Tây Nam khoảng 4km là đến Xã

'Theo số liệu thống kê thi xã Đông Cuông có diện tích 21,3 km’

Địa hình xã Đông Cuông tương đối phức tạp, đồi núi liên tiếp và cao dẫn từ Đông Nam lên Tây Bắc thuộc thung lũng sông Hồng kẹp giữa hai dãy núi cao là dãy núi Con Voi và dãy núi Púng Luông; hệ thống sông ngòi dày đặc

với các kiêu địa hình khác nhau: vùng núi cao hiểm trở, vùng đồi bát úp lượn

sang nhấp nhô xen kẽ với các thung lũng và các cánh đồng phù sa nhỏ hẹp ven sông

Khí hậu: xã Đông Cuông nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, ít biến đôi, có lượng mưa bình quân khoảng 1.800 mm/năm Độ ẩm thường

Trang 14

Cuông thuận lợi cho việc phát triển trồng các loại cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp dài ngày và chăn nuôi

Nguồn tài nguyên đất khá dồi dào được phân bồ hợp lý, trong đó đất sản xuất nông lâm nghiệp chiếm tỷ lệ cao Nằm đọc ven sông Hồng với độ dài 7km đã cung cấp nguồn nước tưới và lượng phù sa bồi đắp màu mỡ cho các

cánh đồng Cùng với hệ thống thủy lợi mương máng từ suối cho nên nguồn nước tưới tiêu cho sản xuất và phục vụ sinh hoạt khá dồi dào tạo điều kiện

cho việc sản xuất và sinh hoạt Với các điều kiện về vị trí „ tự nhiên và khí hậu đa dạng

tạp như vậy nên ở xã Đông Cuông rừng nhiệt đới phát triển, với nhiều loại cây lá rộng và nhiều tằng; trước đây trên các khu rừng, đỉnh núi trên địa ban

Xã có nhiều loại cây lá kim, lá rộng và các loại gỗ quý hiếm như: sến, táu, dỗi các loại động vật quý hiếm như cầy hương, lợn rừng, gấu, khi nhiều khu đồi rừng cũng cho nhiều đặc sản như cọ, qué, chè, sa nhân .các thung lũng, cánh đồng nằm dọc sông Hồng thì thuận lợi cho việc trồng lúa, các loại

hoa màu

1.1.1.2 Lich sử hình thành xã Đông Cuông

Cách đây hàng vạn năm, tại các gò đồi và thêm sông thuộc xóm Đền, Sặt

Ngọt xã Đông Cuông người nguyên thủy đã sinh sóng và để lại nhiều công cụ đá cuội thuộc nền văn hóa Sơn Vi; Hay nhiều rìu đồng, nhiều đồ gốm thuộc

thời kỳ văn hóa Đông Sơn cũng được các nhà khoa học, giới khảo cổ tìm thấy ở đây (năm 1989, người đầu tiên tìm được những mảnh công cụ thời kỳ đá giữa ở nơi đây là cố giáo sư Trần Quốc Vượng) Đây chính là những mình chứng về sự xuất hiện của con người trong buổi đầu sơ khai của lịch sử trên

Trang 15

- Thời Lý thuộc Châu Đăng (có sách chép là châu Chân Đăng, một số nhà nghiên cứu như Hoàng Xuân Han, Trin Quốc Vuong ghi châu Định Nguyên)

~ Thời Trần thuộc lộ Quy Hoá

~ Đầu thời Lê thuộc địa phận phủ Quy Hoá

~ Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831) thuộc địa phận phủ Quy Hoá, tỉnh Hưng Hoá

~ Năm 1900, thực dân Pháp thành lập tỉnh Yên Bái, Đông Cuông thuộc

tông Đông Cuông, phủ Trấn Yên

Ngày 16-12-1964, xã Đông Cuông thuộc huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

Cuối thế kỷ XIX, khi thực dân Pháp đánh chiếm Yên Bái người Đông

Cuông đã tham gia ủng hộ các thủ lĩnh yêu nước địa phương như: Vương Văn Doãn, Đặng Đình Tế, Phạm Thọ, Đặng Tiến Lộc, Đỗng Phúc Thỉnh phối hợp

cùng tổng đốc Hưng Hóa do Nguyễn Quang Bích và bố chánh Nguyễn Văn Giáp chỉ huy chặn đánh tan đoàn thuyền 13 chiếc của Pháp trên sông Hồng

đoạn giữa Bảo Hà và Trái Hút, gây cho địch nhiều thiệt hại

Hai năm 1913-1914, đông đảo người dân ở Đông Cuông đã tham gia cuộc khởi nghĩa do Triệu Tài Lộc và một số thủ lĩnh tấn công đồn Trái Hút,

đồn Bảo Hà Nhưng do tổ chức, phối hợp chưa chặt chẽ, trang bị vũ khí còn thô sơ, thiếu then chốt, cho nên các cuộc tiến công không giành được thắng

lợi Thực dân Pháp đàn áp đã man cuộc khởi nghĩa, bắt hàng trăm người,

trong đó có rất nhiều phụ nữ, xử tử 67 người (39 người ở nghĩa địa tây Yên

Bái, 28 người ở Phú Thọ) Trong đó có 5 nghĩa sĩ người Tày đã bị thực dân Pháp hành quyết là biểu tượng cho tỉnh thần yêu nước, dũng cảm chống lại

giặc ngoại xâm của nhân dân các dân tộc ở Đông Cuông

Khi thực dân Pháp đánh chiếm Đông Cuông và tiến hành xây dựng sân

Trang 16

Cuông phải chịu nhiều ting ap bite: lim phu phen, tap dich tại công trường sân bay và đường sắt trong một thời gian dài Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân các dân tộc xã Đông Cuông đã đứng lên đấu

tranh chống áp bức đánh đập mở đầu cho phong trào đấu tranh cách mạng ở

địa phương,

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nhân dân các dân tộc ở

địa phương đã tích cực vừa kháng chiến, vừa kiến quốc góp phần vào cuộc kháng chiến chống Pháp thành công Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, với tinh thần “hóe không thiếu một cân, quân không thiếu một người

nhân dân xã Đông Cuông đã hoàn thành tốt nhiệm vụ hậu phương với tiền

tuyến, góp phần cùng cả nước giải phóng miền Nam thống nhất đất nước Truyền thống đoàn kết, yêu nước, anh dũng đấu tranh chống giặc ngoại

xâm của đồng bảo các dân tộc xã Đông Cuông là giá trị tỉnh thẳn to lớn, là nguồn sức mạnh từ nội lực, trở thành sức mạnh và động lực thúc đây Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc trong Huyện vững bước trên con đường đi tới ấm no, hạnh phúc và chủ nghĩa xã hội

1.1.1.3 Dân cư và đời sống văn hóa ~ xã hội Dan cw

Xã Đông Cuông hiện có 15 thôn bản là: Cầu Khai, Khe Cham, Cau Co,

Bến Đền, Sài Lương, Gốc Quân, Sân Bay, Đông Hà, Đồng Tâm, Đồng Dẹt, Đồng Chém, Thác Cái, Trung Tâm, Gốc Đa, Sặt Ngọt Theo số liệu thống kê năm 1999 dân số toàn xã là 6409 người, mật độ trung bình là 301 người/ km2, với các đân tộc anh em như sau: Kinh, Dao, Tay Trong đó người Kinh

chiếm 62,5%, người Tày chiếm 33,5%, người Dao chiếm 4%

Người Kinh ở Đông Cuông chủ yếu là do chuyển cư từ các tỉnh đồng

bằng và trung du như: Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Hà Nam, Phú

Trang 17

thung lũng, dọc các đồng bằng hẹp ven sông Hồng và ở các thị trấn, thị tứ có đường giao thông thuận tiện Họ làm nghề nông, khai thác gỗ, buôn bán, thợ thủ công hoặc công nhân, viên chức, công chức các cơ quan Nhà nước và các

doanh nghiệp

Người Tày là cư dân bản địa có mặt ở đây sớm nhất gắn với quá trình mỡ đất nhiều ngàn năm nay, lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, Thành Hoàng làng và cả đặc trưng văn hóa địa phương Sản xuất nông nghiệp khá phát triển, bao gồm trồng trọt như lúa, ngô, đậu, làm thủy lợi và phối hợp sử

dụng các loại phân bón Họ giỏi làm nương đồi, tràn bãi, nương ven rừng và làm vườn Các gia đình thông thạo việc thu hái lâm sản Các nghề thủ công truyền thống như đan lát, làm đồ gỗ, ép và trưng cắt tỉnh dẫu, dệt vai nudi tim khá phát triển Người Tày cũng rất giỏi trong việc kinh doanh và trao đổi hàng hóa

Người Dao ở Đông Cuông chủ yếu có một nhóm Dao Quản Trắng, tập chung chủ yếu ở thôn Sặt Ngọt Họ sống trên những ngôi nhà sản, tạo thành

bản riêng biệt của công đồng, tương đối dày đặc, giao thông đi lại còn khó

khăn Nguồn sống chính của người Dao ở Đông Cuông là trồng lúa nước là chủ yếu, một số ít có nương đồi và đánh bắt thủy sản trên sông Hồng Những

năm gần đây, người Dao ở xã Đông Cuông còn phát triển chăn ni bị, lợn, gà Ngồi ra, còn phát triển trồng cây lâm nghiệp và cây đặc sản đặc biệt là

cây quế Ở đây còn có các nghề thủ công như đan lát, rèn đúc, nghề dệt nhưng những nghề này chỉ chủ yếu đáp ứng nhu cầu tự cấp tự túc của các gia đình

Nhân dân các dân tộc ở Đông Cuông ngày nay Kinh, Tày, Dao sinh

sống thành cộng đồng làng bản với tỉnh thần đoàn kết, lao động cần cù sáng tạo và truyền thống yêu nước nồng nàn đã lập lên nhiều chiến công vẻ vang,

Trang 18

Đời sống văn hóa ~ xã hội

Với bề dây lịch sử vùng đất, trải qua các giai đoạn phát triển của lịch sử dân tộc, Đông Cuông là nơi sinh sống, quần tụ bao đời nay của nhiều cộng, đồng dân tộc Là miền đất giàu truyền thống lịch sử văn hóa, đoàn kết, yêu

nước, anh dũng đấu tranh chống giặc ngoại xâm của đồng bảo các dân tộc xã

Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

Thời phong kiến tuy khoảng cách vẻ điều kiện địa lý còn khó khăn (vùng, biên viễn) nhưng đã được các triều đình phong kiến đặc biệt quan tâm Thời

Lý - Trần triều đình đã cho xây dựng các điểm có vị trí quan trọng trong phòng thủ chống giặc ngoại xâm phương Bắc, sự phát triển của Phật giáo đặt

dấu ấn trong các công trình kiến trúc địa phương Phong tướng cho các tủ ình lên cai quản vùng đắt Thời Lê, triều đình đã

trưởng, cử người từ triể

ban sắc ghỉ nhớ công ơn các vị thần có công bảo vệ đất nước, cho phép con

cháu thờ cúng Chế độ thi cử cũng đã được triều đình quan tâm, nhiều người đỗ đạt Trong quá trình lao động sáng tạo, những người dân nơi đây đã đẻ lại

nhiều dấu tích vật chất và tỉnh thần trong kho tàng văn hóa dân tộc Việt Nam Ngày nay, đời sống xã hội

của nhân dân ngày càng được nâng cao, thực

hiện những bước đi vững chắc tập trung nâng cao xây dựng cơ sở vất chất huy

động mọi nguồn lực xã hội Giáo dục đặc biệt được quan tâm, xem đây là nhiệm vụ quan trọng đã được toàn thể các ngành các cấp và nhân dân quan tâm với quy mô trường lớp từ bậc mầm non, tiểu học, trung học cơ sở đạt

chuẩn quốc gia Con em đồng bào được đến trường đi học, ngày càng có nhiều học sinh thi đỗ vào các trường Đại học, cao đẳng

Trạm y tế được xây dựng, cơ sở vật chất của trạm luôn được đảm bảo, đồng thời làm tốt công tác vệ sinh môi trường Xây dựng làng văn hóa, nhà

văn hóa, công tác thông tin tuyên truyền đã góp phần tích cực phục vụ đời sống tinh thần nhân dân các dân tộc Phát huy truyền thống đoàn kết cùng

Trang 19

thôn văn hóa Tạo một diện mạo mới trong công tác thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư”, giừ gìn bản sắc

văn hóa dân tộc, các hoạt động sinh hoạt văn hóa cộng đồng, lễ hội truyền

thống được tô chức

Trong sự nghiêp xây dựng và bảo vệ quê hương, 30 năm thực hiện

đường lối đổi mới toàn diện của Đảng Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các

dân tộc ở Đông Cuông đã ra sức phắn đấu đạt được những thành tích đáng

nghi nhận, kinh tế phát triển, chính trị ôn định, xây dựng Đảng và hệ thống

chính trị được tăng cường, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được

cải thiện rõ rệt Tiền tới xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam

đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước theo nghị quyết hội nghị lần

thứ IX của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI: “Xây dựng nên văn

hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ,

thắm nhuằn tỉnh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học Văn hóa thực

sự trở thành nên tảng tỉnh thân vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh

quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì

mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh "

1.12 Văn hóa truyền thống người Tày Khao ở Đông Cuông, huyện Văn

Yên, tĩnh Yên Bái

1.1.2.1 Lịch sử dân cự của người Tày Khao ở Đông Cuông

Khảo cứu ở những địa phương của tỉnh Yên Bái có người Tây sinh sống

thì cộng đồng tộc người ở đây có nguồn gốc khác nhau, có thê là người Tày cỗ

trước đây còn gọi là người Thô (cư dân bản địa đã sinh sống từ lâu đời), có thê 1a Tay lưu quan (từ nơi khác đến làm quan và ở lại), cũng có thể là người Kinh từ miền xuôi lên, người Hoa Vân Nam từ Trung Quốc sang, hay di cư từ các

Trang 20

Ở xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái chỉ có nhóm Tay Khao

là cư dân bản địa, người khai hóa và mở đất đầu tiên Họ sống tập trung thành các dòng họ lớn truyền thống gắn với lịch sử vùng đất Các gia đình người Tây Khao sống trên những ngôi nhà sản, kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp úa nước chiếm tỷ lệ cao

với hai loại hình: lúa nương và lúa nước Trong đi

hơn Ngoài ra đồng bào còn trồng một số loại cây hoa màu như ngô, sắn,

Rau của người Tày các loại như bầu, bí, mướp đắng, các loại ho dau, khoai, củ từ, đưa gang Đặc biệt người Tày Khao ở Đông Cuông hiện nay phát triển mạnh 2 loại cây công nghiệp là cây quế và cây chè Ngoài cây lúa, hoa màu, quế, chè đồng bào còn có thu nhập thêm từ chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà

Người Tày Khao có các nghề thủ công truyền thống phong phú, đa dạng

và phát triển rất sớm, trong đó nôi bật là dệt vải, nhuộm chăn, làm giấy gid, in

và thêu hoa văn trên vải, đan lát các đồ đựng bằng tre, nứa, giang, mây song, nghề rèn Nghề rèn của đồng bảo Tay cũng phát triển, chủ yếu là các công cụ

như: dao, cuốc, cào cỏ, lưỡi cày Nghề làm đồ trang sức bằng bạc và đồ đồng làm thành vòng cổ, vòng tay, khuyên tai, xà tích, vật trang trí, đồ thờ cúng

1.1.2.2 Đặc điểm về văn hóa vật chất của người Tày Khao ở Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

Nhà ở

Nhà sản là kiểu nhà truyền thống của nhiều cộng đồng tộc người ở Tây Bắc nói chung Tuy cùng chung một nguồn gốc ra đời nhưng mỗi dân tộc,

mỗi vùng lại có những sáng tạo riêng cho kiến trúc ngôi nhà sàn của mình, phù hợp với phong tục tập quán và nét sinh hoạt của từng tộc người Ở Yên

Bái- nơi có tới 30 dân tộc cùng sinh sống nên cũng có rất nhiều kiểu kiến trúc

nhà sản khác nhau, tạo nên những sắc thái văn hóa đa dạng và phong phú Nhà sản của người Tày Khao ở Đông Cuông là một không gian văn hóa

Trang 21

bản, hướng các thôn bản đều quay ra cánh đồng, sông, suối và dựa lưng vào núi, đồi Nhà thường được làm ba gian, cách chắp nối các cấu kiện bằng nguyên liệu rồi Họ không dùng đỉnh trong quá trình lắp ghép nhà ở, dùng các

vật liệu sẵn có ở địa phương, được lợp bằng lá cọ hoặc lá gianh Kiểu nhà này chỉ có một cầu thang lên xuống, cầu thang có bậc số lẻ (7 hoặc 9 bậc) Trong

đời sống tâm linh của người Tây Khao ở Đông Cuông, 7 hay 9 bậc cầu thang là sự thể hiện số lượng các con via Trong nhà thường có hai bếp: một cái ở trong gian bếp chính dùng đẻ nấu nướng, một cái ở gian ngoài là bếp khách Thường các ngôi nhà sàn hệ thống cửa số dọc quang nhà có tác dụng dón gió và tạo thoáng mát cho ngôi nha Gian chính cũng là nơi quan trọng nhất trong, ngôi nhà sàn người Tày Khao ở Đông Cuông Ban thờ tổ tiên luôn có vị trí trang trọng nhất ở gian chính và lúc nào cũng phải đặt cùng phía với cầu thang lên nhà Đây là một nét độc đáo riêng biệt so với kiến trúc nhà sàn của các dân tộc khác (Như người Tày, người Thái Văn Chắn thì ban thờ được đặt ở chái trong cùng; bàn thờ nhỏ cho người gác cửa của người Thái thì ở vị trí

ngồi cơng hoặc ngõ vào)

Hiện nay, do các điều kiện về kinh tế và nhu cầu sinh hoạt, người Tày Khao ở đây đã có nhiều nhà xây theo kiến trúc hiện đại, nhưng những ngôi nhà sàn của người Tày ở Đông Cuông vẫn luôn là tài sản vô giá- một nét đẹp

độc đáo cần được gìn giữ và phát huy Những mái nhà sàn thấp thoáng, những

bản làng không bao giờ ngớt lời khắp, coọi da di Trang phục của Tày Khao

Nhìn chung Y phục người Tày Khao ở Đông Cuông nói riêng và người

Trang 22

Trang phục nam giới người Tày Khao có quan chan qué, ding rộng, cạp

lá tọa, áo ngắn cũng may năm thân, cổ đứng Nam cũng có áo dài như cái áo ngắn kéo dài vạt xuống quá đầu gối Ngoài ra, họ còn có thêm áo bồn thân, đây là loại áo xẻ ngực, cỗ tròn cao, không cầu vai, xẻ tà, cài cúc vải và có hai

túi nhỏ ở phía trước

'Vào những ngày hội hè người ta mặc áo cánh trắng ở trong có lẽ vì vậy

mà người Tày còn được gọi là người áo trắng để phân biệt với người Ning

thường chỉ mặc áo chàm Ngoài ra, đàn ông Tày Khao còn mặc thêm loại áo

dai 5 thân xẻ nách phải, đơm cúc vải hay cúc đồng Quần cũng làm bằng vải

sợi bông nhuộm chàm như áo, cắt theo kiểu quần đũng chéo, độ choăng vừa

phải dài tới mắt cá chân Quần có cạp rộng không luồn rút, khi mặc có dây buộc ngoài Khăn đội đầu màu chàm quần trên đầu theo lối chữ nhân

Vẻ trang phục nữ giới, đó là mặc áo cánh, áo dài năm thân, quần vay, thắt lưng, khăn đội đầu, hài vải Phụ nữ Tày Khao còn thắt lưng bằng những,

tắm vải chàm hay đũi dài khoảng hai sai tay làm tăng thêm vẻ duyên dáng

nhất là với thanh nữ Trong những ngày lễ tết, họ mặc thêm chiếc áo trắng ở

bên trong Khăn phụ nữ Tày Khao cũng là loại khăn vuông màu chàm khi đội

gập chéo giống kiểu mỏ quạ của người Kinh Trang sức phụ nữ Tày Khao đơn

giản song có đủ các chủng loại cơ bản như vòng cổ, vòng tay, vòng chân, xà tích có người còn đeo túi vải

Ngày nay, trang phục truyền thống Tày Khao ở Đông Cuông được mặc phô biến nhất là trong các ngày lễ cỗ truyền, nhưng áo cánh, áo sơ mi vẫn

được nhiều thanh niên mặc, còn trong ngày thường, họ mặc trang phục gần

như người Kinh

Văn hóa âm thực của người Tày Khao

Trang 23

cho ếng Tày trở nên phong phú, có sức sống mãnh liệt, bi trở thành công

cụ giao tiếp trong công đồng cư dân người Tày xưa và nay

So với vùng dân tộc thiểu số trong khu vực Tây Bắc, việc học chữ Hán

của người Tây khá phát triển Một lớp Nho sĩ bình dân tức là lớp trí thức dân tộc nhỏ đã hình thành Tuy trình độ học vấn của họ không cao lắm, nhưng họ gắn bó chặt chẽ với dân bản, họ đã góp sức cùng quần chúng dân bản xây

dựng nền ngôn ngữ và văn học dân tộc, chủ yếu là văn học dân gian có sắc

thái riêng biệt

Sau khi chữ quốc ngữ được sử dụng một cách phô biến nhất là từ khi hệ

thống chữ Tày được la tỉnh hoá và “Phương ám chữ Tày Nàng” được chính

thức công bố và sử dụng năm 1961, thì phạm vi sử dụng tiếng Tày trong đời sống xã hội càng trở nên quan trọng Sách báo được viết bằng tiếng Tây thuộc nhiều thê loại khác nhau trong nhiều lĩnh vực được xuất bản ngày càng nhiều

"Một số nghỉ lễ truyền thắng

Lễ Cáp sắc

Lễ Cấp sắc của người Tày Khao ở Đông Cuông là một nghỉ lễ mang tính

tâm linh được tổ chức với ý nghĩa để người cắp sắc, trở thành ông thay (thay

cúng hay gọi theo cách khác là thầy mo, thầy tạo), khác với người Dao cấp sắc là nghỉ lễ cho người trưởng thành Đây cũng là một kết quả sau bao năm

rèn đức luyện tài tu dưỡng học tập, để trở thành những ông thầy làm việc lương thiện che trở phù hộ cho mọi người khỏe mạnh phát tài, phát lộc

Nghỉ lễ được tổ chức với mục đích kết nạp thành viên mới, hoặc nâng bậc thầy cúng cho những người hành nghề tín ngưỡng Nghia 1a sau khi thay cúng tập sự đã hội tụ đủ những tiêu chuẩn cần thiết của một ông thầy cing

chuyên nghiệp như: đọc thông viết thạo kinh sách, phải qua vài năm thử thách và được các thay cúng cao hơn đánh giá tốt, thì mới tiến hành cấp sắc, để

Trang 24

Buổi lễ được diễn ra trong một ngày, một đêm, với sự tham gia đầy đủ của các thay cúng (tiếng Tày được gọi là pò thay) có uy tin trong cộng đồng, đặc biệt là thay có uy tín, cấp cho Buổi lễ bắt đầu sau bữa tối, đến sáng ngày hôm sau, nhưng sự chuẩn bị diễn ra ngay từ chiều, các đệ tử con hương cùng

họ hàng từ khắp nơi mang lễ vật đến giúp Chủ trì buổi lễ là Pò thay, ngoài ra còn có các thầy phụ giúp, lễ cấp sắc với nhiều chương đoạn, giáo huấn cho

thầy cúng mới được công nhận và làm theo như: Không mưu hại ngườ

không kiêu ngạo, không ăn uống, chơi bời phí phạm, không bất nhân, bất nghĩa, không đao du làm điều sắu, phải luôn học hỏi, làm những điều tốt cho cuộc sống, đồng thời được cấp trang phục, dụng cụ, trang thiết bị hành nghề

Để bắt đầu sự nghiệp cúng tế của mính, thầy cúng mới phải tổ chức lễ xuất hành, đây là một nội dung quan trọng, được ví như điều kiện thử thách đầu tiên trên chặng đường hành nghề của mình, báo cáo với trời đất, thần bản, xin phù hộ được thuận buồm xuôi gió trong việc khởi nghiệp hành nghề Trở lại nhà, thây lại kính cẩn trước tô tiên báo cáo kết quả chuyến đi và cầu mong tô tiên ông bà phù hộ cho những chuyến xuất hành sắp tới

Lông Tông (Hội xuống đẳng)

Người Tày là một trong những tộc người có dân số đứng thứ 2 sau người

Kinh ở Việt Nam Là cư dân bản địa, có lịch sử phát triển rất sớm, cư dân

nông nghiệp làm ruộng nước Lễ hội Lồng tồng cũng như lễ xuống đồng của người Kinh đều mang đậm dấu vết tín ngưỡng phỏn thực và thành phần lễ hội sinh động: Chủ lễ vạch một đường cày đầu năm, bắt đầu cho cuộc sống nông,

trang, cày bừa, cấy, hái Chọn ngày lành để thực hiện nhằm cầu mưa thuận, gió hoà, din khang, vật thịnh Sau nghỉ thức đâng hương kính cáo các vị thần, dân làng cử ra một người mắc ách vào con trâu mộng vạch một luống cày đầu

Trang 25

Thời gian tổ chức khoảng từ mùng 4 đến mùng 10 tháng giêng, các nghỉ thức cúng lễ, mở đầu bằng lễ cầu mùa, thầy cúng đọc các bài khấn và thực hiện các nghỉ thức tạ Thiên Địa, cầu thần Nông, thần Núi, thần Suối và Thành hoàng, những vị thần bảo hộ cho mùa mảng và sức khỏe, sự bình yên của dân làng Lễ vật chung của bản đặt ở trên giàn, gồm bát nước, một đĩa xôi đỏ, một

đĩa xôi vàng (xôi đỏ biểu trưng của mặt trời, xôi vàng biểu trưng của mặt trăng), con gà luộc, xâu cá nướng, bát tiết luộc, một con dao nhọn, một bó vải mới đệt; Hai con cá bằng giấy màu vàng, hai con chim cú bằng giấy màu đỏ, hai chùm hoa bằng bỏng gạo cắm trên bẹ chuối, hai chùm quả của cây dong, riêng (cây bồ đao, quả tượng trưng cho hạt gạo) Tiếp theo hai bên lễ vật cúng,

của thay mo được đặt lễ vật của dân bản Cuối cúng đặt lễ của thành viên mới

về bản trong năm

Lông tổng là một nghỉ thức rất quan trọng của người Tay, giàu bản sắc Mỗi sản vật được dâng lên cúng trời đất, Thần Nông đều mang một ý nghĩa thể hiện được sự giao hoà của trời đất, là thành quả lao động của những bàn tay cần cù, chịu khó, chất chiu làm lụng, thể hiện sự cảm tạ trời đất, các vị tiền nhân, thánh thần luôn phủ hộ, che chờ cho nhân dân được thuận lợi và

bội thu trong sản xuất, an khang trong đời sống "Một số lễ tết khác của tộc người trong nim

Tết Nguyên Đán

Đồng bào Tày Khao ở Đông Cuông đón tết đơn giản nhưng lễ nghỉ lại rất cầu kỳ và độc đáo Với người Tày Khao, tết Nguyên Đán là mở đầu cho một năm mới đã bận rộn chuẩn bị từ 27, 28 tháng Chạp Bắt đầu từ ngày 28 tết nhà nào cũng phải dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa, chuẩn bị đầy đử mọi vật

Trang 26

tránh được bệnh tật, điều xấu xảy ra với gia đình trong suốt một năm mới Khi bước sang thời khắc năm mới sau giao thừa, người Tày Khao ở Đông Cuông có tục lệ đi lấy nước mới ở mỏ nước đầu làng hoặc sông, suối, ý nói là bước khởi thủy năm mới tài lộc sẽ vào như nước, mọi sự trôi chảy, thuận hòa quanh

năm Lúc này chủ nhà sẽ làm lễ cúng và khắn những bài khắn được truyền lại của tô tiên từ nhiều đời Nội dung là cầu một năm mưa thuận gió hoà, làm ăn

được may mắn, gia đạo bình an, không có tai ương bệnh tật, nhân dân được

ấm no, thái bình và xua đuổi tà ma không đến quẫy nhiễu gia trung Sang ngày mùng 1 Tết, mọi người trong nhà vui vẻ, quây quần ăn cơm Ngày đầu năm, nhà nào cũng mong có quý nhân vía tốt đến thăm, chúc Tết Từ mùng 2

trở đi, mọi người thăm thân, chúc Tết vui vẻ, đội kỳ lân đến từng làng chúc mừng, tỗ chức tung còn, đánh yến, đánh sảng cùng các trò chơi dân gian Chiều mùng 3 hóa vàng, bẩm báo tổ tiên, kết thúc Tết Nguyên đán Đây là dịp

con cháu, họ hàng về sum họp, hội ngộ đông vui nhất, kể cả những người làm

ăn ở nơi xa cũng về nhà đón Tết Tết cùng năm (Tết đắp nọi)

Đồng bào tổ chức vào ngày cuối tháng Giêng âm lịch Người ta gói thêm

bánh chưng, làm bánh xì chen để ăn Tết Đắp nọi có nghĩa là Nguyên đán nhỏ, dành cho những ai vì bận việc nước, việc quân chưa về hưởng Tết

Nguyên đán Cũng có ý là tiễn tháng Giêng qua, bước vào vụ mới Các gia đình luân phiên nhau tổ chức tết, luân phiên mời nhau Tạ ơn gia tiên, các

thần linh đã phù hộ cho gia cho, dòng tộc một năm may mắn thành công

Sau là ngày xum họp của anh em ruột thịt, họ tộc, bạn bè thân thiết để trò

Trang 27

Tết mừng cơm mới (Tết Trùng cửa)

TỔ chức vào ngày 9 tháng Chín âm lịch Các món ăn đặc trưng là xôi

trám đen, xôi đỗ, thịt gà, các loại cốm bằng lúa nếp non đầu mùa Khi lúa sắp được thu hoạch, người ta chọn ngày tốt, gặt lấy ít thóc đầu mùa đem phơi khô, lấy gạo nấu cơm cúng Nếu lúa chưa chín họ lấy gạo cũ về thôi cơm, ngắt lấy

vài bông bỏ vào nổi cơm để có hương vị cơm mới và coi đó là cơm mới Đàn

cúng gồm: 5 bát cơm, 5 chén rượi, I chén nước, lcon gà luộc, một ít tiền ma,

một bát hương Chủ nhà đứng trang nghiêm trước bà thờ kế công ơn cử tổ tiên

và cầu mong tổ tiên tiếp tục phù hộ mãi mãi về sau để công việc làm ăn ngày

cảng gặp nhiều may mắn Sau lễ này, đồng bào chuẩn bị những dụng cụ cần

thiết để thu hoạch lúa mới

Cúc tập quán xã hội và tín ngưỡng Các tập quán theo chư kỳ đời người

Sinh đẻ: Người Tây Khao cũng như người Tây nói chung thường họ đẻ

ngồi và đẻ ngay trong buồng ngủ Khi đứa trẻ lọt lòng mẹ, người ta chờ khi nào khóc mới bế lên, tắm rửa bằng nước ấm Người ta cắt rồn bằng dao nứa

và đem chôn ở nơi sạch sẽ Ngay từ khi đẻ sản phụ được ăn các thức ăn nấu với gừng và rượu Trẻ được 3 ngày thì gia đình lập giản cúng tẩy vía mụ Sau

khi sinh khoảng từ 3 đến 7 ngày, họ chọn ngày tốt đề làm lễ đặt tên cho trẻ

Tên của bé được chon rat kỹ, không trùng với tên của gia tiên, ông bà, chú bác, anh em nội ngoại gần xa

Cưới hỏi: Lễ cưới truyền thống người Tày Khao hết sức độc đáo, được tiến hành qua nhiều bước Trong việc chọn vợ cho con trai (sau khi có sự tìm hiểu của con trai, con gái) nếu được nhà gái chấp thuận, nhà trai chọn ngày giờ tốt để mang lễ vật sang nhà gái gồm 4 con gà thién, 4 ống gạo, 2 lít rượu, 2 cân muối Nhà gái tiếp nhận lễ vật thắp hương khắn tổ tiên rồi trao cho nhà

Trang 28

ghi la số của cô gái giao cho người làm mỗi đem về trình nhà trai Nếu lá số hợp nhau, người con trai mang lễ vật sang nhà gái làm lễ ăn mừng

Vào lễ cưới, trước khi sang nhà gái, nhà trai cử một đoàn đi đón dâu với

số lượng bắt buộc là 11 người trong đó có trưởng đồn, chủ hơn, chú rễ, phù

rễ và các nam thanh niên trẻ, khỏe có tài hát đối đáp, tất cả đều mặc trang

phục truyền thống của dân tộc Theo phong tục của người Tày thì trong ngày cưới,cô dâu và chú rễ sẽ mặc trang phục truyền thống của người Tày Khi bắt đầu ra khỏi nhà phải đội một chiếc nón mới mang ý nghĩa là sẽ che chở, bảo vệ cho chú rể trong suốt chặng đường đi và khi đến nơi, đồn nhà trai khơng

được vào nhà gái ngay mà phải vào nghỉ tại nhà ông đi hỏi chờ cho đến giờ

đẹp thì nhà trai mới bắt đầu sang nhà gái Lễ vật cưới mang sang nhà gái gồm một vòng tay bằng bạc, trầu cau, muối, chè, bánh dày, hai bó miến, rượu, 8 con cá được cắt bằng giấy với ý nghĩa sau này 2 vợ chồng có đông con cháu và 1 ống nhỏ bên trong có 24 tờ lá rong được đổ gio bếp vào với ý nghĩa tượng trưng cho 2 vợ chồng trong 12 tháng sẽ luôn gặp may mắn, hạnh phúc,

mọi điều xấu sẽ luôn lùi xa Khi đoàn đón dâu đến chân cầu thang nhà gái thì đoàn nhà trai vẫn chưa được mời vào nhà ngay mà sẽ có các cô gái là bạn bè

của cô dâu chặn lối đề hát đối đáp

Đến giờ đón dâu sẽ có người cằm bó đuốc sẽ đi trước với ý nghĩa là xua tà, đuổi cái ác, soi đường chỉ lối cho cô dâu Sau khi về đến nhà trai, thầy

cúng bên nhà trai đã chờ sẵn ở cửa và làm phép rửa chân cho cô dâu, bước chân đầu tiên bước vào nhà chồng thì cô dâu phải bước chân phải Sau khi vào đến buỗng cô dâu sẽ được cởi Gúy vằng Rồi cô dâu ra dé vai lay gia tiên, họ hàng bên nhà chồng Sau dé thay cúng sẽ cúng trình báo tổ tiên nhà trai rồi thay mặt gia chủ mời tổ tiên về dự và phù hộ cho hai gia đình cùng đôi vợ

Trang 29

Tang ma: Tang ma của người Tày Khao với những nghỉ thức rườm rà

chịu ảnh hưởng của Tam giáo Ở những bản xa trung tâm văn hóa, đời sống

„ việc tang đã ảnh hưởng rất nhiều đến sản xuất và phát triển kinh tế gia đình Tang ma là một trong những nghỉ lễ rất quan trọng của

vòng đời người Tày Khao phản ánh nhiễu tục lệ từ xa xưa Đồng bào Tày quan niệm rằng con người có phần hồn và phần xác, khi nào phần xác bị hại nặng quá thì người bị chết Một đám tang của người Tày thường có các các

nghỉ lễ sau: Lễ khâm niệm, lễ xôi gà và lập bàn thờ (lễ cấp thủy và dâng rượu,

gia súc); lễ làm chay, lễ nhập quan yêm bùa, lễ đưa đám, lễ hạ huyệt va lễ

cúng cơm Hầu hết các nhóm người Tày ở Yên Bái không có tục cải táng người chết Đồng bảo rất kiêng ky việc dựng vợ gả chồng cho con hay làm nhà mới, trồng cấy, gieo hạt giống trùng với ngày mắt của người thân Lễ làm

chay cho người chết diễn ra sau nhiều năm, thường được kết hợp với lễ cấp

sắc cho một người đàn ông nào đó đang sóng trong gia đình

Làm nhà mới: Việc làm nhà mới với người Tày Khao là rất quan trọng

làm nhà là quan trọng hơn cả, Đồng bảo thường làm ở nơi khuất gió, cao ráo, gần khe suối, gần ruộng nương thuận tiện cho việc lắ

hái rau Nghỉ lễ chọn đất cũng rất được coi trọng, đồng bào quan niệm nếu

gap được điền lành khi chọn đất làm nhà thì sẽ gặp nhiều may mắn làm ăn gặp nhiều thuận lợi Sau khi dựng nhà song, theo giờ tốt đã chọn, đồng bảo sẽ

làm lễ vào nhà mới như sau: một cụ giả cằm dude di trước, theo sau là chủ nhà và những người trong gia đình đem theo bàn thờ tổ tiên và một số đồ vật

tượng trưng Sau đó họ làm cơm đề kính báo và mời tổ tiên về nhà mới cùng

con cháu

.Một số tín ngưỡng thờ cúng dân gian

Trang 30

luôn hướng vẺ tổ tiên, cội nguồn, giữ gìn truyền thống gia tộc, dòng họ Bản thờ tổ tiên được đặt ở gian chính giữa nhà là nơi trang trọng nhất, cao ngang, xà, được trang hoàng đẹp Nhìn vào ban thờ biết được gia đình thỏe cúng bình

thường hoặc làm nghề thầy cúng, làm Pật, phường kèn vì căn cứ vào số lượng

bát hương để nhận biết Nếu một gia đình không hành nghề thầy cúng chỉ thờ

hai bát hương là bát tô tiên và bát mụ Mè va Còn thầy cúng hoặc Đật thêm

bát hương kê cao hơn

Thờ Vật tổ: Trong phạm vi thôn bản, do sản sinh ra trên cơ sở của một

nền nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu, mang tính chất tự cung tự cấp , cho nên những tàn dư của các tín ngưỡng nguyên thủy còn tồn tại trong đời sống tâm

linh của người Tày Khao như: Vật linh giáo, ma thuật, bái vật giáo (thờ cây đa to, thờ hòn đá kỳ dị ) và các lễ nghỉ liên quan đến sản xuất nông nghiệp,

săn bắt, đánh cá, các nghề nghiệp, các hình thái tôn giáo của xã hội có giai cấp ngày càng phát triển thịnh hành

Lăn học dân gian

Người Tày Khao nói riêng và người Tày nói chung vốn có một lịch sử và

một nền văn hóa lâu đời, một nền văn học nghệ thuật và những tri thức dân gian rất phong phú, phản ánh lên cuộc đấu tranh dũng cảm và bền bỉ của

người Tày Trong quá trình giao lưu văn hóa Kinh - Tày, Hán - Tày nhiều sáng tác dân gian của dân tộc Tày (truyện cổ, thơ ca, câu đố, hát, múa, tục

ngữ ) Nhiều cốt chuyện đã được chuyền thể sang Nôm Tày như Tống Chân

Cúc Hoa, Phạm Tải Ngọc Hoa đồng thời người Tày đã sáng tạo ra những kiệt tác như Khảm Hải (vượt biên) Nhiều bài Khắp, Cọi, Phóng Lư, Pụt, hát quan làng (hát đón dâu), có giá trị nhân văn sâu sắc Sách cúng của người Tày

Khao phong phú, phong tục chịu ảnh hưởng Phật giáo, Đạo giáo, Khổng giáo và phong tục của người Kinh Nội dung chủ yếu đề cấp đến nguồn gốc của

dân tộc Tây, ca ngợi thiên nhiên, tình yêu trai gái, để cao lao động, kinh

Trang 31

1.2 Đền Đông Cuông và các di tích khác

1.2.1 Đền Đông Cuong

Đền Đông Cuông nằm trong cụm di tích gồm 4 điểm: Ngoài Đền chính

còn có Miếu Cô, Miếu Cậu và Miếu Ghềnh Ngài (Miếu Đức Ông) Đền có

lịch sử từ rất lâu đời, qua các sử sách, các thư tịch cô còn ghi chép được biết

Đền có niên đại muộn nhất là vào thời Lê Tuy nhiên theo truyền thuyết khởi đầu Đền Đông Cuông là một ngôi miễu cỗ được dựng vào thời Hùng Vương Thời Lý - Trần đây là 1 trong 16 Đình Trạm “Đình Mường Khả” trên tuyến đường từ Yên Bái đến châu Chiêu Tắn (đoạn sông Thao từ ải Trình Lan, Chau

Thủy về đến Trang Bách Lẫm, huyện Trấn Yên) là nơi làm việc của thổ tù,

chức dịch, phiên quan gánh nhận chức năng chuyên tống đạt công văn, thư

chỉ giữa triều đình và địa phương

Đền Đông Cuông được xây dựng trên một dia thé dep Toa lạc sát bên bờ

sông Hồng theo hướng Đông Nam lưng tựa vào núi và mặt nhìn ra đồng nước phù sa uốn lượn, xung quanh là đồng ruộng và núi rừng bao bọc Không,

giống với những ngôi đền khác thường được xây dựng ở chốn tập trung dân cư mà Đông Cuông “Đồng Quang” đã được người xưa chọn phương cắm hướng ngay cấp sa bồi của thế đất vùng “Thượng lưu châu thổ sông Hồng”

Thế đất bình sự - phiên dậu vùng biên viễn nhưng không xa lìa thế nhân, chốn này tĩnh tại nhưng không hề âm u hưu quạnh

Đền Đông Cuông (hay đền Thần Vệ Quốc) sơ khởi chỉ là miếu rồi Thông thánh quán và đã định niên đại xây dựng từ năm Vĩnh Huy Miều quán ban đầu nay đã được đổi thành đình thời Lý, thành đền ở thời Lê Đền đã trải qua những lần tu sửa và được xây dựng mới toàn bộ vào các năm 1924, 1979, 1982, 1995 và ngày ngay nay đã được trùng tu, tu sửa làm nơi thờ tự khang

Trang 32

Theo dân tộc Tày Khao, nơi đây gọi là đình Đông Cuông vì đình thờ Mẫu và các vị Đại Vương được người Tày Khao tôn là Thành Hoàng làng và là người có công trong việc bảo vệ tổ quốc Kiêm nhiệm nhiễu chức năng khác nhau qua các thời kỳ và nhiều lần bị tàn phá do chiến tranh, do phong

trào chống mê tín dị đoan, đền ngày nay được xây dựng mới hoàn toàn từ năm 1995 Khác các đình đền ở xuôi được trang trí cầu kỳ về mỹ thuật Đền Đông

Cuông không được trang hoàng lộng lẫy, mỹ thuật chủ yếu là những vân mây,

sóng nước, điểm xuyến đôi hình hoa lá hoa dây Đền Đông Cuông xây dựng có kết cấu hình chữ Đinh (T)_ phát âm tiếng Tày là “Đing” gồm hai tòa đại

bái và hậu cung

‘Toa dai bái được xây dựng trên nền móng cũ (1995 ~ 2002) gồm 3 gian

2 trái làm kiểu quá giang gối đầu lối với hậu cung Tường cao 5m, nền lát sạch đỏ, mái rằng hoàng gỗ, cột xi măng giả gỗ, toàn mái lợp gói có diện

tích sử dụng 270,Sm2 Cửa tam quan rộng và thoáng, 10 cử sổ, 02 cửa hậu

Tòa hậu cung gồm 2 gian: gian ngoài và gian hậu cung cắm nơi đặt hai

pho tượng, tượng Mẫu và tượng cao quan Đại Vương người Tày Khao gọi là Quan Hoang Pao

Các trang trí mỹ thuật có phần đơn sơ, các dấu tích cổ xưa không còn tuy nhiên các di vật vẫn được lưu giữ (phong trào chống mê tín dị đoan 1990 Đền bị phá bỏ, các hiện vật vẫn được người dân lưu giữ và một phần được giữ ở

kho hợp tác xã thời kỳ đó)

Cách bài trí ban thờ và tượng thờ: Hậu cung cắm đặt tượng Mẫu và Tượng quan Hoàng Páo Tòa Đại Bái: không gian tòa tiền đường bố trí 4 ban

thờ (tòa ngũ vị tiên ông, ban trần triều, phủ sơn trang, tòa công đồng công,

Trang 33

năm thứ tư (vua Nguyễn Hiển Tổ ban tặng năm 1844) Chuông Đồng niên

hiệu Duy Tân 1909

'Hồm sắc phong bằng gỗ bên trong còn lưu 04 đạo sắc phong của triều

Nguyễn gia phong: Tự Đức (1880)

Đồng Khánh (1868)

Duy Tân (1909) Khải Định (1924)

Ngoài ra đền còn lưu giữ được các di vật, hiện vật có giá trị khác: khay đài thờ, hiện vật giấy, gồm sứ, đạo kiếm, hạc đồng Ngày nay Đền Đông

Cuông đã và đang được trùng tu tôn tạo, quy hoạch là một trong những điểm

đến của Tỉnh Yên Bái, phát triển du lịch tâm linh về cội nguồn ba tỉnh Phú

Thọ - Yên Bái — Lao Cai

1.2.2 Miếu Ghènh Ngài

Theo truyền thuyết, miều được xây dựng từ rất lâu đời, thờ một vị tướng (tên Hà Văn Thiên, gọi theo truyền thuyết vùng đắt) được các Vua Hùng cử đi khai khân, cai quản vùng đất và ngoại vi Ông đã giúp triều đình mở mang bờ

cỡ, chống ngoại xâm và cùng nhân dân mở mang đắt đai, lao động kiến tạo một

vùng đất trù phú Khi mắt đã được lập miéu thờ, vợ và con cũng ở lại đây đến khi mắt (Cuốn ngọc phả “7hẩn tích xã Ngọc Tháp - Ngọc phả Linh Uyên đại

vương " hiện đang được lưu giữ tại Viện Hán Nôm Hà Nội đã cho biết: “ Sa khi đánh tan quân Thục, ngày khái hoàn chiến thẳng, Hùng Duệ Vương nhớ lại

việc báo mộng khi trước, bèn lập miễu thờ ở Ngọc Tháp, gia phong thân là Linh Uyên đại vương, hàng năm xuân thu cúng tế ” Về lịch sử vị thần được thờ ở đình Ngọc Tháp, trong cuốn “Địa chí văn hóa đân gian vùng đắt TỔ”

Trang 34

Đông Cuông (huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái), đã có công phù giúp Nguyễn Cận

đánh tan giặc Ân Sau khi đánh thẳng giặc Ân, Nguyễn Cân đã xin Vua cho lập

‘miéu thờ tại gò Ngọc Tháp ” Miéu Ngọc Tháp (đình Ngọc Tháp ngày nay được xây dựng tại làng Ngọc Tháp, xã Hà Thạch, thị xã Phú Thọ.)

Miếu Ghềnh Ngài gọi theo tên thôn Ghènh Ngài thuộc xã Tân Hop, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái Ngoài thờ Đức Ông miếu còn phụ thờ các tướng trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên — Mông là Hà Đặc, Hà

Chương thời Trần Hà Chương được phong hầu là “Binh Nguyên thượng

tướng trung dũng hâu”, tại làng An Bồi, Tiền Hải, Thái Bình (dòng họ Hà ở

Thái Bình vốn gốc người Tày Khao thuộc dòng hà Đặc, Hà Chương) còn có

một nhà thờ tô lưu hai câu đối:

“Thác Nhược tận trung lưu vạn đại Hải môn chí đăng kỷ thiên thu”

Tại Ghềnh Ngài câu đối còn lưu lai 3 chit “di dm lew” Hign nay miu đã được trung tu, tu bỗ khang trang va có quy mô lớn đáp ứng nhu cầu tâm linh,

tham quan, giáo dục truyền thống dân tộc Và gắn liền với nghỉ lễ lễ hội Đền

Đông Cuông 1.2.3 Miếu Cô

Miếu Cô (Cô Bé) nằm trong quan thé di tích Đền Đông Cuông Cô vốn là con Vua Để Thích trên Thiên Cung, được phong là Sơn Tỉnh Công Chúa,

ra vào hầu cận bơ tòa Vua Mẫu trong điện ngọc, nơi tiên cảnh Sau Cô giáng sinh xuống đất Ninh Bình làm con gái nhà một chúa đất ở chốn sơn lâm Sau này Cô quyết chí đi theo hầu Đức Diệu Tín Thuyền Sư Lê Mại Dai Vương

(chính là Mẫu Thượng Ngàn, Bà Chúa Sơn Trang) học đạo phép để giúp dân

Trang 35

dạy người miền rừng biết thống nhất về ngôn ngữ (nên có khi còn gọi là Cô

Đôi Đông Cuông) Cũng có người cho rằng Cô về theo hầu cận Chẩu Đệ Nhị Cô Đôi cũng là tiên cô cai quản kho lộc Sơn Lâm Sơn Trang Cô Đôi Thượng rất hay ngự về đồng, vì danh tiếng Cô lừng lẫy ai ai cũng biết đến, đệ tử Cô

đông vô số và Cô cũng hay bắt đồng Khi Cô về ngự thường mặc áo lá xanh

hoặc quần đen và áo xanh, trên đầu có dùng khăn (khăn von hoặc khăn vấn)

kết thành hình đóa hoa Cũng có một số nơi dâng Cô áo xanh, đội khăn đóng

(khăn vành dây) và thắt lét xanh, hai bên có cài hai đóa hoa Cô về đồng,

thường khai cuông rồi múa mỗi, múa tay tiên hái tài hái lộc cho đồng tử Vì Cô là người hầu cận bên Mẫu Đông Cuông nên Đền Cô cũng được lập gần Đền Đông Cuông, trong Đèn thờ Cô Đôi và Cô Bé Đông Cuông, cách Đền chính khoảng 500m, trước cửa đền có giếng nước quanh năm trong mát (theo tương truyền của người dan địa phương đây là giếng nước rất thiêng,

mọi người thường đến xin nước cầu mong sức khỏe và cầu trong sinh nở của

người phụ nữ) Nhưng chính Đền của Cô lại là Đền Cô Đôi Thượng Ngàn tại xã Nho Quan, Ninh Bình (qua rừng quốc gia Cúc Phương) thuộc làng Bồng,

Lai vậy nên khi cô về ngự 1.2.4 Miễu Cậu

‘Theo truyền thuyết Ngài là con trai duy nhất của Thánh Mẫu (bà Lê Thị Kiểm) và Đức Ông (Hà Văn Thiên) Khi Vua cha được giao đảm nhiệm trông coi vùng đất, mở mang và khai hóa, Vua me và con cùng theo cha lên vùng đất Đông Quang Là người đứng đầu lãnh dao và giúp đỡ nhân dân trong lao động, sản xuất giữ yên bờ cõi, ông trở thành người được thôn bản yêu quý Khi Vua

cha mắt, ông tiếp tục cùng mẹ ở lại giúp triều đình bảo vệ bờ cõi, lao động và sản xuất, lãnh đạo nhân dân đánh giặc ngoại xâm Ông đã được người dân thôn

Trang 36

Chương 2

LE HOI DEN DONG CUONG CUA NGUOI TAY KHAO,

HUYEN VAN YEN, TINH YEN BAI TRONG TRUYEN THONG 2.1 Truyền thuyết và nguồn gốc lễ hội

Theo các cụ kể rằng, xã Đông Cuông cỗ xưa là Mường Khả đã có từ lâu đời do các đòng họ Hà, Hoàng người Tày Khao sáng lập Đồng thời dòng họ

Hà dựng Đình “Ding” dé lam noi cing thin sông, núi, cây cô thụ, thô địa, Thanh Hoàng làng khai sáng bản, mường Các dòng họ Luong va ho Cam đến

sau muộn hơn Người Tày Khao cỗ duy trì trong một thời gian khá dài những hình thức tín ngường nguyên thủy như vật linh giáo: thờ hòn đá kì dị, cây đa to cùng với những lễ ghỉ liên quan đến nông nghiệp làm cho tín ngưỡng hàm chứa tính đa dạng: đầu xuân lễ “tổng zởng” xuống đồng, hạ điền, sang thu

“cúng cơm mới ” thượng điền Các bản còn thờ thần thô công, thổ địa, thờ các vị thánh ở trong vùng hàng năm được cúng hai lần vào dịp tết Nguyên đán và Trung nguyên Đồ thờ chủ yếu làm bằng thực vật như bát hương làm bing nứa gộc, chén bằng nứa tép Lễ phẩm, cúng chay: măng, gừng, ớt, riéng,

quả sung, xôi, rượu; Cúng mặn: thịt thú hoang, cá suối, nhím, xôi Hèm

cúng: Bảo trì tục tô tiên sống thời nguyên thủy

Ngôn ngữ dân gian trước đây định danh “Miếu”, “Đình Mường Khà “Đền Đông", “Đẻn Mẫu Đông” Khánh tự và sớ văn ghi rõ “Đồng Quang linh từ” Ngày nay là “Đền Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn” Gắn liền với lịch sử phát triển ving dat, nguồn gốc lễ hội đó là cả một kho tàng thần tích, truyện kể, truyền thuyết

'Theo thần tích của dòng họ Hà chuyên coi việc giữ đền và tế tự chép: Đông Quang Công Chúa là bà Lê Thị Kiểm Bà là vợ ông Hà Văn Thiên,

Trang 37

ngoại vi (thời Hùng vương) Ông Thiên giúp triều đình cai quan ving dat,

giúp dan ban trong lao động, mở nương rẫy (hậu duệ của ông sau này là Hà Đặc, Hà Bỗng (Trại chủ Quy Hoá) bị hy sinh trong chiến tranh chống quân Nguyên) Ông bà sinh hạ được một con trai Khi Ông tạ thé, bà Kiểm và con

trai ở lại Đông Cuông rồi mắt tại đây Dân lập miếu thờ ng bén Ghénh Ngai (hữu ngạn sông Hồng) và thờ hai mẹ con bà bên tả ngạn, đối diện với Miếu

Trong Kiến Văn Tiểu Lục quyển X mục “Linh zích” thời hậu Lê, cụ Lê Quý Đôn viết:

Văn Châu, một người thuyền hộ xã Kính Chủ, huyện Thanh Ba (nay thuộc địa phận Lâm Thao — Phú Thọ) là học trò Hiệu thư Nguyễn Đình Kính Giữa niên hiệu Bảo Thái (1720 — 1729) đi buôn ở Đông Quang (nay thuộc huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái), bến sông này có miếu thờ Đông Quang Công Chúa vẫn nổi danh anh linh

Tục truyền Công Chúa là vợ Đại vương miếu Ngọc Tháp huyện

Sơn Vỉ (sau đổi là huyện Lâm Thao) Một hôm trời đã tối, Văn

Châu thấy một người từ Miếu Đông Quang đi ra đến chỗ thuyền đỗ,

gọi tên hắn và bảo rằng: “Ki nhà ngươi trở về qua miếu Ngọc

Tháp, phiền nhà ngươi nói giúp là kính ta Đại Vương, Chúa bà đã sinh con trai réi, gửi lời vẻ báo đề Đại Vương biết” Nói xong liền

biến mắt Đường thủy mà thuyền đi từ Đông Quang về đến Ngọc “Tháp phải ba, bốn ngày, thế mà ngày hôm ấy, văn Châu bắt đầu đi

từ sáng sớm, thuyền đi như tên bay, đến giờ Thân đã tới Ngọc Tháp (chỗ này có núi đá mọc nhô ra bến sông như hình ruột ốc, miễu ở trên núi, bên cạnh miếu có chùa Lăng nghiêm) Văn Châu theo lời

thần dặn, đứng ở đầu thuyền nói lại rồi đi [52 , tr431]

Trong nhân dân hai xã Đông Cuông và Ngòi A lưu truyền một huyền

Trang 38

trong vắt Giếng ở chân gò, nơi chúa họ Cầm ở (tù trưởng bộ tộc Tày) Một hôm, con gái tù trưởng là Cằm Thị Lá (còn gọi là Cằm Thị Lê) ra giếng gội

đầu Lỡ tay đánh rơi lược xuống giếng, nàng vội nhào theo vớt lược Lược chẳng thấy chỉ thấy đáy giếng lộ ra một con đường rộng, sâu hút Nàng theo

đường ấy, đi mãi đến Thủy Cung rồi gặp Long Vương lấy làm chồng và sinh hạ được một người con trai Nhớ nhà, nàng bế con trở lại dương thế và hứa

với Long Vương hàng năm sẽ xuống thăm chồng một lần và chỉ đi một mình không đem con cùng đi Giếng Đồng Dẹt trở thành giếng Thần Tháng giêng ngày Mão, xã chọn thanh niên chưa vợ đi tát sạch giếng để lọc lấy nước trong

thanh khiết để cũng lễ

Sách “Những thân nữ danh tiếng trong văn hóa - tin ngưỡng Việt Nam ”,

tác giả Nguyễn Minh San viết: “A4ẫu 7hượng Ngàn hiện diện là pho tượng nữ

với khuôn trăng đây dặn, nét mặt hiển thục, choàng áo màu xanh — màu của

múi rừng Mẫu Thượng Ngàn trấn nhậm núi rừng dưới dạng các Thánh Bà —

Châu Bà Chầu Đệ Nhị là hóa thân của Bà, là thống soái trong các hàng

chdu, tương truyén là con gái của một gia đình người Mán ở Đông Cuông — Yên Bái

Một truyền thuyết nữa tuy không phổ biến nhưng có ý muốn khẳng định: vị nữ thần Đông Cuông nguyên là một thiếu nữ họ Cầm quê ở Cam Đường

(huyện Bảo Thắng - Lào Cai) ra tắm sông sẩy chân chết đuối, xác trôi xuống Đông Cuông rồi đạt vào cửa Đèn

Năm Giáp Đần (1914), nghĩa quân Kinh - Dao - Tày huyện Tran Yên

khởi nghĩa chống Pháp that bai bị chính quyền thống trị Pháp hành hình trong đó có năm người Tày họ Hà, họ Hoàng, họ Lương và họ Nguyễn quê ở Đông

Cuông Các vị được tôn thờ tại Đền

Thời Phong kiến, chư thần Đông Cuông được bồn đời vua phong sắc về

Trang 39

Cuông được đặc cách chuẩn y cho theo như trước phụng thờ chư thần và chăm nom đền miếu

Vào ngày lễ tháng Chín, ngoài các ghi thức tế Mẫu, còn có ghi lễ cầu

cơm mới (lễ hội cầu cơm mới) Trong tiến trình lịch sử dân tộc, nông nghiệp hình thành từ rất sớm, từ khi chưa hình thành nhà nước, chưa có sự phân chia giai cấp Cũng như các hoạt động sống của con người, tín ngưỡng nông nghiệp từng bước hình thành, không ngừng biến đổi và hoàn thiện đễ phù hợp với sự phát triển của xã hội ở từng giai đoạn khác nhau của lịch sử Vào buổi đầu của lịch sử, khi khoa học kỹ thuật chưa phát triển, hoạt động sản xuất

nông nghiệp lệ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên Con người tin vào thế giới siêu nhiên: thần mây, thần mưa, thần sắm, thần chớp Với mong muốn các đắng siêu nhiên, thiên thần che chở, phù hộ, cầu mưa thuận, gió hòa, mùa

màng tươi tốt Tín ngưỡng dân gian đó từng bước được hình thành phát triển thành lễ hội nông nghiệp Trong quá trình phát triển, phong tục tập quán của

mỗi vùng, miễn, tín ngưỡng này trở thành yếu tố quyết định của lễ hội nông nghiệp địa phương như: Có lễ hội xuống đồng; lễ cầu mùa; lễ cầu đắt; lễ cầu

nước; lễ cầu lúa; lễ tạ ơn; lễ cơm mới

Các thần tích, truyền thuyết, truyện kể hay các nguồn tư liệu ghi chép

trong sử sách đã chứng minh cho nguồn gốc nhân vật được thờ tại Đền và

nguồn gốc của lễ hội Đền Đông Cuông của người Tày Khao Khi bóc tác lớp

vỏ huyền thoại đó, các nội dung giá trị địa danh được lưu truyền Phản ánh tín

ngưỡng khởi thủy, lịch sử vùng đất, phong tục tập quán, bản sắc, truyền thống văn hóa Lễ hội đền Đông Cuông đã có từ rất lâu đời, được hình thành, phát

triển và hoàn thiện phù hợp với từng giai đoạn phát triển, trở thành một lễ hội

dân gian lớn của vùng Được ví như điểm khởi đầu của tín ngưỡng thờ Mẫu ở

Trang 40

Sự linh thiêng là yếu tố quan trọng đề hình thành nên lễ hội, nó bao trùm

toàn bộ thần tích, truyền thuyết nhân vật được thờ; hệ thống các nghỉ lễ và nghỉ thức của lễ hội; trò diễn dân gian; hệ thống trò chơi dân gian; văn hóa ẩm thực là những thành tố cơ bản của lễ hội đền Đông Cuông của người Tày Khao, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

2.2 Thời gian và địa điểm diễn ra lễ hội 2.2.1 Thời gian

Cũng giống như lễ hội truyền thống của người Việt thường diễn ra vào

mùa xuân và số ít được tỗ chức vào mùa thu, là hai mùa đẹp nhất trong năm đồng thời cũng là lúc nhà nông có thời gian rỗi Các hoạt đông sinh hoạt văn

hóa công đồng thường được tổ chức vào thời gian này Người Tay Khao ở

Đông Cuông cũng là cư dân nông nghiệp, hàng năm lễ hội được cúng hai lần

vào địp tết Nguyên đán và Trung nguyên Theo nếp xưa, ngoài tuần rằm mồng, một, tứ thời bát tiết, lễ hội Đền Đông Cuông được dân bản chọn ngày và tô

chức vào ngày Mão tháng Giêng và ngày Mão tháng Chín âm lịch hàng năm

Quy định ba năm một lần tổ chức lễ hội lớn 'Thỉnh mời dương trần và âm gian

Quan tỉnh và quan huyện

Chức dịch và nhân dân các xã, hữu ngạn sông Hồng trong phạm vi Than chủ các liệt sĩ Giáp Dan chống Pháp thờ trong đền

Tại lễ lớn, mời chư thần xa từ Bảo Hà tới Yên Bái; đông từ sông Chay Lục Yên sang Tây: Hưng Khánh, Hồng Ca, Kiên Lao, Phong Du Thỉnh tôn thần 12 ngọn núi, 12 ngọn sông, 18 “nước chư hằu” và Vua tổ Hùng Vương

Thời gian diễn ra lễ hội là kết quả cảm nhận về chu trình vận động khí

Ngày đăng: 17/08/2022, 13:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN