1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Lễ hội đền Hải Khẩu Linh Từ xã Kỳ Ninh, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh

147 6 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 147
Dung lượng 32,64 MB

Nội dung

Đề tài Lễ hội đền Hải Khẩu Linh Từ xã Kỳ Ninh, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh giới thiệu tổng quan về đền Hải Khẩu Linh Từ và nhân vật được phụng thờ; trình bày lễ hội đền Hải Khẩu Linh Từ trong truyền thống, phân tích biến đổi của đền Hải Khẩu Linh Từ và những vấn đề đặt ra hiện nay.

Trang 1

BỘ VĂN HOÁ, THẺ THAO VÀ DU LỊCH Bộ GIÁO DỤC VÀà ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI

mm

Nguyễn Thị Nhuần

Lễ hội đền Hải khẩu linh từ

xã Kỳ Ninh, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC

Hà Nội, 2016

Trang 2

BỘ VĂN HOÁ, THẺ THAO VÀ DU LỊCH Bộ GIÁO DỤC VÀà ĐÀO TẠO|

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI

mm

Nguyễn Thị Nhuần

Lễ hội đền Hải khẩu linh từ

xã Kỳ Ninh, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh

Phụ lục Luận Văn

Trang 3

BỘ VĂN HOÁ, THÊ THAO VÀ DU LỊCH _ BộGIÁO DỤC V; TRUONG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI

_

Nguyễn Thị Nhuần

Lễ hội đền Hải khẩu linh từ

xã Kỳ Ninh, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh

Chuyên ngành: Văn hoá học

Mã số: 60310640

ẠC SĨ VĂN HÓA HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Đức Ngôn

Trang 4

Tác giá xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính tác giả

dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Trần Đức Ngôn Các kết quả

nghiên cứu và các kết luận trong luận văn này là trung thực, không sao

chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào Việc tham

khảo các nguồn tài liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu

Trang 5

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC - § DANH MỤC CAC TU VIET TAT 7 MopAU 8 Chương 1: TÔNG QUAN VỀ ĐÈN HẢI KHẨU LINH TỪ VÀ NHÂN VẬT PHỤNG THỜ 15

1.1 Tống quan về đền Hải Khẩu linh từ 15

1.1.1 Không gian tọa lạc xã Kỳ Ninh sone 15 1.1.2 Lịch sử hình thành đền Hải Khẩu linh từ 16 1.1.3 Các đơn nguyên kiến trúc của ngôi đền 16 1.1.4 Những địa danh và di tích liên quan đến đền Hải Khẩu linh từ 26

Nhân vật được phụng thờ tại đền Hải Khẩu linh từ 32

1.2.1 Nhân vật Nguyễn Thị Bích Châu trong sử sách 32

1.2.2 Nhân vật Nguyễn Thị Bích Châu trong truyền thuyết dân gian 35 1.2.3 Kê Minh thập sách của Nguyễn Thị Bích Châu 38

“Tiểu kết Chương 1 4I

Chương 2: LẺ HỘI ĐÈN HẢI KHẨU LINH TỪ TRONG TRUYEN THONG 42

2.1 Diễn trình lễ hội đền Hải Khẩu linh từ 42

2.1.1 Địa điểm và thời gian diễn ra lễ hội 42 2.1.2 Công tác chuẩn bị cho lễ hội 42

Trang 6

3 thận diện sự biến đỗi và nguyên nhân của sự biến đổi

3.1.1 Nhân diện sự biến đổ

3.1.2 Nguyên nhân của sự biến đổi

3.2 Những vấn đề đặt ra hiện nay đối với lễ hội đền Hải Khẩu linh từ 3.2.1 Vấn đề nhận thức của người dân

3.2.2 Van dé trình độ, thái độ của người quản lý và phục vụ

Trang 7

DANH MỤC CÁC TỪ VIET TAT

Trang 8

MO DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hà Tĩnh là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, có vị trí đặc biệt quan

trọng - là cầu nối của hai miền Nam, Bắc với Lào, Thái Lan Là mảnh đất

“giang sơn tụ khí", "địa linh nhân kiệt” với trằm tích văn hóa hàng vạn năm,

từng là “phiên trán”, “phên dậu” của nước Đại Việt xưa, Hà Tĩnh gắn liền với nhiều dấu ấn, sự kiện quan trọng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Kho tàng văn hóa của vùng đất Hà Tĩnh vô cùng phong phú với hơn 400 di tích

lịch sử văn hóa đã được xếp hạng; hàng ngàn câu hát dân ca (hát ví, hát giặm,

hát ca trù ); rất nhiều làng nghề truyền thống, làng khoa bảng gắn liền với tên tuổi của các bậc danh nhân tiêu biểu Hà Tĩnh cũng là nơi có nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc Mỗi năm Hà Tĩnh có khoảng 40 lễ hội truyền thống, trong đó lễ hội đền Hải Khâu linh từ là một trong những lễ hội lớn nhất và đặc sắc nhất

Lễ hội đền Hải Khẩu linh từ được tổ chức hằng năm vào ngày giỗ của

Loan Nương thánh mẫu Nguyễn Thị Bích Châu Bà là nhân vật lịch sử đặc

biệt - “Nữ trung hào kiệt” - cuối đời Trần (thế kỷ XIV) đã vì vua, vì nước

anh dũng hy sinh trong trận đánh với quân Chiêm Thành tại vùng biển Kỳ Hoa (huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh ngày nay) vào năm Đỉnh Ty (1377) Tên

tuôi của bà còn gắn liền với bản “Kê minh thập sácl yy là minh triết trị

nước an dân được đánh giá cao

Lễ hội đền Hải Khẩu linh từ đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống văn hóa của cư dân Kỳ Anh, Hà Tĩnh Lễ hội này được tổ chức nhằm tưởng nhớ, tôn vinh công đức của Loan Nương thánh mẫu đối với dân tộc; giáo dục truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm cho thế hệ trẻ; là nơi gửi gắm niềm tin, ước vọng, đồng thời đáp ứng nhu cầu hưởng thụ, sáng tạo văn hóa

tỉnh thần của nhân dân

Trang 9

cần được quan tâm Tuy nhiên trong thời gian qua chưa có một công trình nào nghiên cứu về lễ hội này một cách đầy đủ và có hệ thống

Nhận thức được vai trò vô cùng to lớn của di sản văn hóa đối với đất nước, giá trị của di tích và lễ hội đền Hải Khẩu linh từ trong đời sống văn hóa của nhân dân, tác giả quyết định chọn đề tài “Lễ hội đền Hải Khâu linh từ (xã Kỳ Ninh, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh)” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Văn hóa học khóa 2013 - 2015 của mình nhằm góp một phần nhỏ bé vào việc tìm hiểu, khẳng định và tôn vinh các giá trị lịch sử văn hóa của quê hương và cũng mong muốn đề xuất được một vài định hướng đúng đắn cho việc bảo tồn và phát huy các giá trị của di tích và lễ hội

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

“Trong suốt thời gian qua, đã có một số cán bộ nghiên cứu văn hóa bước đầu tìm hiểu, nghiên cứu về thân thế, cuộc đời của Loan Nương thánh mẫu Nguyễn Thị Bích Châu và di tích, lễ hội đền Hải Khẩu linh từ, song mới chỉ thể hiện dưới dạng các bài viết, ghi chép từng phẩn của lễ hội

Tác giả Phan Thư Hiển đã hệ thống hóa lại những kiến văn rải rác về

cuộc đời và sự nghiệp của Loan Nương thánh mẫu Nguyễn Thị Bích Châu và

giới thiệu sơ lược vẻ lễ hội đền Hải Khâu linh từ trong cuốn “Loan Nương

thánh mẫu” (2005) và cuốn "Tám vị Thánh mẫu ở Hà Tĩnh” (2006) Tác

phẩm “Loan Nương thánh mẫu” gồm 147 trang, theo khổ A5 Trong đó chỉ có 40 trang đầu tiên tác giả giới thiệu vắn tắt về

tuyện Kỳ Anh, tiểu sử của nàng

Bích Châu và sự hy sinh của nàng Dựa vào tác phẩm “Truyền kỳ tân phả”

của nhà văn Đoàn Thị Điểm, cùng với một số lời kế truyền miệng trong dân

gian, tác giả đã tập hợp, hệ thống lại và mô tả ngắn gọn trong cuốn sách Lễ hội đền Nguyễn Thị Bích Châu (đền Hải Khẩu linh từ) cũng được tác giả mô

tả khái quát lại (dài 5 trang), trong đó chỉ đề cập đến lễ thục, lễ tế bò sống và

Trang 10

vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống tỉnh thần của nhân dân Kỳ Anh nói

chung và nhân dân xã Kỳ Ninh nói riêng thì không được nhắc đến Phần sau của cuốn sách (trang 41 đến trang 147) là trích dẫn bài văn tế của GS Vũ

lên Thánh mẫu và

Ngoc Khánh, các bài thơ, kịch của một số tác giả cung tiết

truyện “Đền thiêng nơi cửa bể” (Hải Khẩu linh từ) một câu chuyện trong sách

“Truyền kỳ tân phả” của Đoàn Thị Điểm

Cuốn “Tám vị Thánh mẫu ở Hà Tĩnh” được tác giả Phan Thư Hiễn in chung với Phan Thị Bích Ngọc Loan Nương Thánh mẫu Nguyễn Thị Bích Châu là một trong 8 vị Thánh mẫu của vùng đắt Hà Tĩnh, tác giả Phan Thư

Hiền đã dựa vào các nghiên cứu của mình và viết lại câu chuyện về nàng

Cung phi tài sắc, dũng cảm, hết lòng vì dân vì nước Cuộc đời sự nghiệp của

nang Bich Châu được tác giả mô tả hầu như giống với tác phâm “Loan Nương

Thánh mẫu” mà tác giả đã in trước đó vào năm 2005

Như vậy, trong hai tác phẩm này tác giả Phan Thư Hiễn tập trung kể lại

tiểu sử và truyền thuyết về sự hy sinh anh dũng của nàng Bích Châu dựa trên

sự tham khảo tác phẩm “Đền thiêng nơi cửa bế” của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm Nhà nghiên cứu văn hóa Thái Kim Đỉnh cũng đã mô tả ngắn gọn về Lễ hội đền Hải Khẩu linh từ trong cuốn “Lễ hội ở Hà Tĩnh” (năm 2005) Trong

số 28 lễ hội trên địa ban toàn Tỉnh được tác giả trình bay trong cuồn sách, thì lễ hội đền Hải Khẩu được tác giả dành ra 5 trang để mô tả Cũng giống như

tác phẩm “Loan Nương thánh mẫu” của tác giả Phan Thư Hiển, trong cuốn sách này tác giả Thái Kim Đỉnh cũng chỉ để cập đến một cách ngắn gọn vẻ lễ thục, lễ tế bò sống, lễ dâng bánh chưng và hội đua thuyền rồng

Ban quản lý di tích đền thờ Nguyễn Thị Bich Châu đã cho xuất bản cuốn cấm nang du lịch “Hải Khẩu linh từ - thần tích và lễ hội” (2013), cuốn sách dày 73 trang, khổ giấy A5, rất nhỏ gọn, để giúp cho du khách gần xa những thông tin cơ bản vẻ cuộc đời Loan Nương thánh mẫu Nguyễn Thị Bích

Chau va di tích, lễ hội của đền Mang tính chất là một cuốn cẩm nang du lich

Trang 11

được in nhiều trang ảnh màu nhằm giúp du khách có thể hình dung được rõ

hơn về hình ảnh của di tích và lễ hội Khác với các tác phẩm đã đề cập ở trên,

cuối

sách có mô tả ngắn gọn các hạng mục công trình trong di tích, từ cổng

chính, công phụ, 3 tòa điện và nhà chuông, khánh, nhà sắc Còn về cuộc đời, sự nghiệp của Cung phi Nguyễn Thị Bích Châu và lễ hội của đền được Ban

quản lý biên tập lại từ các tác phẩm của Phan Thư Hiền và Thái Kim Định

nên hầu như phần này giống với các tác phẩm trên

Cuốn Kỷ yếu hội thảo khoa học “Kê minh thập sách - Minh triết trị

nước an dân” là tập hợp các bài viết, các báo cáo của các nhà nghiên cứu

khoa học đã phát biểu trong cuộc hội thảo diễn ra vào năm 2010 tại Hà Nội

Tắt cả những bài viết đó chỉ tập trung vào tác phẩm “Kê Minh thập sách” của nàng Cung phi Nguyễn Thị Bích Châu, phân tích những nét đặc sắc trong đường lối, kế sách củng cố đất nước, lãnh đạo quốc gia bền vững mà nàng Bích Châu đã đề ra, làm rõ những giá trị lịch sử, nhân văn, tính thời đại của

tác phẩm ấy

“Trên thực tế các tác phẩm trên chỉ dừng lại ở việc tập hợp các tài liệu

về cuộc đời, sự nghiệp của Loan Nương thánh mẫu Nguyễn Thị Bích Châu, sự thông tuệ của nàng, những đóng góp to lớn của vị cung phi này đối với công cuộc xây dựng nền chính trị nước nhà và mô tả một số nét cơ bản vẻ lễ hội đền Hải Khẩu linh từ trong quá khứ Tắt cả chỉ mới là những vấn đề chung chung, được các tác giả viết rất ngắn gọn, chưa đi sâu nghiên cứu về lễ hội và sự biến đổi của nó qua hàng trăm năm, đặc biệt là dưới ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường ngày nay, cũng như đánh giá, phân tích các ý

nghĩa, giá trị văn hóa của lễ hội này đối với đời sống công đồng và phát triển du lịch ở Hà Tĩnh

Với lợi thế của người đi sau và có điều kiện đi khảo sát thực địa kỹ

Lễ hội đền Hải Khẩu linh từ (xã Kỳ Ninh,

Trang 12

nghỉ lễ, những trò chơi, trò diễn dân gian ngày xưa BO sung thêm một số nghỉ

lễ, trò chơi trò diễn mà những tác phẩm trên chưa đề cập đến Từ đó rút ra

được những nét đặc sắc, riêng có của lễ hội này và các giá trị của nó Trên cơ sở những công trình đi trước, tác giả đã mở rộng nghiên cứu, khảo sát, tập

trung vào thực trạng của lễ hội ngày nay để làm nôi bật sự biến đồi của nó qua

các giai đoạn lịch sử, rút ra được những mặt ưu điểm và hạn chế của sự biến

tủa lễ hội đền Hải Khâu linh từ trong giai đoạn hiện nay Điều này có thể nói, các

đổi, đề xuất một số phương hướng nhằm gìn giữ, phát huy các giá

công trình, tác phẩm đi trước chưa làm được 3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu

Tao được một nhận thức có hệ thống và chuyên sâu về lễ hội đẻn Hải

Khẩu linh từ làm co sở cho việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của lễ hội 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu ~ Trong khuôn khổ của luận văn tác giả tập trung quan sát, khảo tả có ớ của lễ hội đền Hải Khẩu linh từ nhằm cung cấp thêm một số thông tin về đời

hệ thống về diễn trình lễ hội, cội nguồn và những giá trị văn hóa truyền thố sống tâm linh và tín ngưỡng thờ Thánh mẫu Nguyễn Thị Bích Châu của

người dân Hà Tĩnh

~ Luận văn cũng bàn đến thực trạng và những biến đôi của lễ hội cùng

những vấn đề đặt ra ở lễ hội đền Hải Khẩu linh từ trong đời sống xã hội hiện

nay; giúp cho nhân dân địa phương nhận thức đúng đắn về bản chất của lễ hội, từ đó nâng cao ý thức bảo tồn giá trị văn hóa đặc sắc của quê hương

~ Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả luận văn đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị của lễ hội đền Hải

Trang 13

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là các hoạt động trong lễ hội đền Hải Khẩu linh từ Tuy nhiên, đề tính hệ thống được đây đủ hơn, tác giả

luận văn cũng quan tâm đến di tích và nhân vật được phụng thờ 4.2 Phạm vi nghiên cứu

~ Lễ hội đền Hải Khẩu linh từ trong truyền thống được xác định là giai

đoạn trước thời kỳ đổi mới (1986)

~ Lễ hội đền Hải Khâu linh từ hiện nay được tính từ 1986 đến 2015

5 Phương pháp nghiên cứu

'Về phương pháp luận, tác giả luận văn tiếp cận đối tượng theo hướng liên ngành (Sử học, Bảo tàng học, Văn hóa học)

Các phương pháp cụ thê:

~ Phân tích tài liệu thứ cấp (thư tịch cũ, các tải liệu sưu tầm và nghiên

cứu đã được xuất bản);

~ Điền đã dân tộc học để ghi chép từ thực tế;

~ Phỏng vấn sâu theo phương pháp điều tra xã hội học;

~ §o sánh để làm rõ những nét tương đồng và khác biệt trong Lễ hội

đền Hải Khẩu linh từ với lễ hội ở nơi khác 6 Đóng góp của đề tài

~ Tập hợp, hệ thống hóa những tài liệu liên quan đến lễ hội và di tích

đền Hải Khẩu linh từ;

~ Khảo tả một cách có hệ thống hơn về lễ hội đền Hải Khẩu linh từ,

Trang 14

~ Đề xuất một số giải pháp thiết thực nhằm góp phần bảo tồn và phát

huy những giá trị của lễ hội

7 Bố cục luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và mục lục, luận văn

có cấu trúc gồm 3 chương:

Chương 1: Tông quan về đền Hải Khẩu linh từ và nhân vật phụng thờ

Chương 2: Lễ hội đền Hải Khâu tỉnh từ trong truyền thống

Chương 3: Sự biến đổi của lễ hội đền Hải Khẩu linh từ và những van dé

Trang 15

Chương I

TONG QUAN VE DEN HAI KHAU LINH TU VA

NHAN VAT PHUNG THO 1.1 Tổng quan về đền Hải Khẩu linh từ

1.1.1 Không gian tọa lạc xã Kỳ Ninh

Kỳ Anh là huyện nằm ở phía đông nam tỉnh Hà Tĩnh, vào khoảng 17,54

- 18,18 độ vĩ bắc, 106,01- 106,30 độ kinh đông, nằm chếch hướng tây bắc - đông nam trên bản đồ Phía bắc và tây bắc giáp huyện Cảm Xuyên, phía nam

và tây nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía đông bắc và đông giáp biển

Di tích đền Hải Khẩu linh từ thuộc địa phận xã Kỳ Ninh, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, là một xã nằm ven biển cửa Khẫu, huyện Kỳ Anh Phía

bắc huyện giáp xã Kỳ Khang, phía nam giáp xã Kỳ Lợi, phía đông giáp biển Đông và phía Tây giáp xã Kỳ Hải

Để đi đến đền Hải Khâu linh từ, ta có thể đi theo đường bộ từ trung tâm

huyện Kỳ Anh đi về phía đông 8km theo đường liên xã, qua Kỳ Châu, rồi Kỳ Hải là sẽ đến thôn Hải Khẩu, xã Kỳ Ninh [PL.I, A.I, tr.118]; hoặc cũng có

thê đi bằng đường sông xuôi dòng sông Trí bằng thuyền câu hay thuyền máy

sẽ tới được chân núi Cao Vọng, ngay cửa biển chính là thôn Hải Khẩu

Đền Hải Khẩu linh từ được xây dựng trên một bãi đất pha cát biển,

rộng khoảng 4.500m”, quay về hướng Đông Nam Nhìn ra phía trước, bên phải là cửa Khẩu và núi Cao Vọng, bên trái xa hơn một chút là núi Ơ Tơn,

trước mặt là cảng Vũng Áng và sau lưng phía xa là núi Bàn Độ Bãi đất xây

dựng đền trước đây bằng phẳng, nhưng sau do cát biển bồi lấp cao dần lên nên có tên gọi là Cồn Lắp Khu vực đền nằm ở độ cao khoảng Sm so với mặt

Trang 16

1

Lịch sử hình thành đền Hải Khẫu linh từ

Truyền thuyết dân gian vùng Kỳ Anh và nhiều sách xưa kể rằng: Ở

cửa biển Kỳ Hoa (nay là cửa Khẩu, xã Kỳ Ninh, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà

Tĩnh) có đền thờ Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu, cung phi vua Trần Duệ Tông (1373-1377) Bà là người phụ nữ tài sắc vẹn tồn, có nhiều

cơng lớn đối với đất nước, giúp vua nhiều kế sách trị nước, yên dân Năm 1377 vua Duệ Tông đem quân nam chỉnh đánh Chiêm Thành Can ngăn vua không được, bà xin được đi theo hộ giá nhà vua, vua Duệ Tông bại trận, quý

phi cũng bị thương nặng rồi mắt Trên đường về qua cửa Hải Khẩu bị bão tố lâu ngày không đi được Quan quân nhà Trần đành cho chôn cắt thi hai ba

tại cửa Khẩu và lập miếu để thờ phụng Hơn 90 năm sau, vua Lê Thánh Tông, niên hiệu Hồng Đức thứ hai (1471) cho xây dựng tại đây ba tòa điện

lớn để ghi nhớ công ơn quý phi Bích Châu và ban sắc phong “Chế thắng phu nhân” Đền Chế thắng phu nhân được mang tên từ đó Ghi nhớ công ơn và tỏ

lòng ngưỡng mộ đổi với một liệt nữ, nhân dân Kỳ Anh và vùng cửa Hải

Khẩu vẫn quen gọi ngôi đền với cái tên rất gần gũi là đền Bà Hải hay đến Hải Khẩu linh từ Về sau đền được xây dựng bổ sung nhà sắc, miều thé thin,

nhà đón tiếp, nhà chuông khánh, cổng chính, cổng phụ Đến nay những

đường nét kiến trúc xưa không còn, nhưng hiện trạng của đền còn khá nguyên vẹn cho thấy quy mô xây dựng tương đối lớn, đặc biệt là tại một vùng biển khí hậu khắc nghiệt như thế này Hiện diện của đền ngày nay mang phong cách kiến trúc thời Nguyễn với nhiều đặc điểm riêng của vùng, Ky Anh - Hà Tĩnh là không cao lớn, đồ sộ nhưng chắc chắn, uyễn chuyền và

hòa hợp với cảnh quan

1.1.3 Các đơn nguyên kiến trúc của ngôi đền

Theo thần phả của đền Hải Khẩu linh từ thì ngôi đền được xây dựng ối thời nhà Trần với kiến trúc '“Tiền miều hậu lăng” quy mô nhỏ Đến

năm Tân Mão đời vua Lê Thánh Tông, niên hiệu Hồng Đức thứ hai (1471)

vao ct

Trang 17

thượng điện) Về sau đền được xây dựng bổ sung thêm một số hạng mục Do

đền nằm ở vùng “cửa gió”, cát lấp và di chuyển liên tục, cho nên

cảnh quan của đền có nhiều biến đổi Riêng khu vực cửa đền trải qua hàng

ngàn năm phong hóa, đến nay có những công trình xây dựng trước đây bị cát

bởi lắp chỉ còn lại dấu vết, có thẻ một phần kiến trúc vẫn còn được lưu giữ trong lòng cát Công Tam quan bị cát biển bồi lắp hoàn toàn, hai cột nanh chỉ

còn lại phần trên Bao quanh khu di tích là bức tường thành bằng cát, rộng từ

“tường

thành” bằng cát đó, cây cối mọc um tùm, với nhiều cây cổ thụ có tuổi thọ

10 - 15m, cao có đoạn trên 5m so với mặt bằng xây dựng Trên bứ hàng mấy trăm năm [4, tr.13]

‘Trai qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, hiện tại đền Hải Khẩu có các hạng mục công trình như: Cổng (chính và phụ), nhà quan tả, nhà chuông và khánh, hai cột nanh, hạ điện, trung điện, nhà dâng hương, thượng điện, nhà sắc, nhà bia, nhà đón tiếp và làm việc, sân điện

Cổng chính: Được xây dựng theo lối kiến trúc khá phô biến của các ngôi đền hiện nay với công tam quan, trồng diêm, 2 tầng, 8 mái, có chiều dài

9,16m, rộng 2m, gồm 1 cửa chính rộng 2,48m, hai cửa bên rộng 1,02m Trên các tầng mái được đổ bê tông, lợp ngói men gốm đỏ, các đầu góc mái gắn các con kìm Trên đỉnh nóc mái trang trí họa tiết “lưỡng long chẩu nguyệt” Hệ

thống cửa ra vào làm bằng gỗ lim theo kiểu thượng song hạ bản Mặt trước chính giữa có đề 4 chữ quốc ngữ “Hải Khâu linh từ”, trên trụ chính có ghi câu đối chữ Hán, nội dung:

“Kê Minh thập sách, thánh trí truyền lưu phù Việt quốc Chế Thắng phu nhân, mẫu ân vĩnh bảo hộ Nam dân ”

Dịch nghĩa

“Kê Minh thập sách, trí tuệ Thánh hiễn lưu truyền phù nước Việt Chế Thắng phu nhân, ơn mẹ dài lâu gìn giữ giúp dân Nam”

Trang 18

“Sống trong nước trị dân an, một lòng tiết nghĩa

Chất hóa Phúc thần Thánh mẫu, muôn thưở anh linh”

[PL.1,A.2, tr.118]

Cổng phụ: được xây dựng phía bên phải của đẻn, có chiều ngang 3,94m, chiều đọc 2,84m, cao 4,74m Kết cấu các trụ tường bằng bê tông, hệ

thống khung mái bằng gỗ lim, mái lợp ngói đỏ, chính giữa mái trang trí hình

hỗ phù đội mặt trời, hai bên và các góc mái gắn các con kìm tạo sự mềm mại, uyén chuyển Cổng phụ có hai cửa ra vào bằng gỗ lim theo kiểu thượng song hạ bản [PL.1, A.3, tr.119)

Nhà quan tả: Nằm ở phía sau công Tam quan, cách cổng khoảng 1Ũm là nhà quan tả Nhà quan tả nhìn về hướng tây nam, được xây bằng gạch theo lối kiến trúc chồng diêm, thân là một khối hình vuông mỗi chiều 2,7m cao 2,8m, cửa

vòm cao 2,3m và rộng 137m Từ trên đỉnh xuống đến bón bức tường là bồn mái vòm được đúc bằng xi măng, trát vôi vữa; bốn góc mái có 4 đầu đao ở hai tầng mái và đắp bón đường gờ nỗi từ góc mái lên chóp đỉnh Giữa mái có diềm bồn

cạnh trang trí bằng những mảnh rời của những chiếc đĩa sứ được gắn chặt bằng

vữa xây Bên trong đặt pho tượng quan tả cao 3m, rộng 0.8m trong tư thế đứng oai vệ, tay phải cằm đại đao, tay trái cằm gươm, mắt nhìn dữ tợn, oai phong lẫm liệt

để trắn dữ đền thiêng Trước chân tượng có xây bệ thắp hương và bàn thờ và hai cọc đèn bằng đá Hai bên cửa vòm khắc câu đối chữ Hán, nội dung:

“Lâm được sinh ty võ bắt khuất

Vong chi tự nhân tướng nghiêm nhiên " Dich nghĩa:

“Người đứng đây như còn sống, uy vũ không khuất phục “Trông vào đó như một vị tướng thật oai nghiêm”

[PL.1, A.4, tr.119] Nhà Chuông và Khánh: Xây dựng đối xứng nhau qua trục cổng chính,

Trang 19

hình thức và

bằng bê tông sơn màu giả gỗ cao 4,93m, mái đổ bê tông 2

cấu giống nhau hình vuông (4,28m x 4,28m), có bốn cột

8 mái lợp ngồi

men gốm màu đỏ, nền được lát đá granit Hệ thống xà ngang dọc bằng bê tông cốt thép, đều được sơn màu giả gỗ Trên các góc mái đều gắn các con kìm Khánh được làm bằng đá màu trắng Một mặt chạm 2 con nghê chầu vào nhau, một mặt chạm con phượng ngậm cuốn thư Chuông được đúc bằng

đồng nặng gần 1,7 tắn, đường kính miệng 1,0m, thân cao 1,7m Chuông do bà

'Vũ Thị Mai, Hội Chân Tâm - Hà Nội cung tiến vào mùa đông năm Đỉnh Hợi (2007) Trên thân chuông có bài minh do Anh hùng Lao động, Giáo sư Vũ

Khiêu phụng thao [PL.1, A.5-6, tr.120]

Hải cột nanh: Đi từ công chính qua nhà Quan tả khoảng 10m là đến hai

cột nanh cao âm, hình vuông, phan dé đã bị cát bồi lắp, chỉ còn lại phần thân “Trên đỉnh cột có nghê chầu Mặt trước có câu đối chữ Hán, nội dung,

“Úc niên thực lập cương thưởng trọng an cổ trường lưu tiết nghĩa phương ” Dịch nghĩa

“Muôn năm coi trọng cương thường đã dựng,

'Vạn đời còn lưu truyền tiết nghĩa thơm”

[PL.1, A.7, tr.121]

Hạ điện: Được xây bằng gạch với ba gian khung gỗ, mái lợp ngói âm

dương, hệ thống mặt tiền và tường bao ba phía được xây dựng quy mô Hai

bức tường hồi xây bịt đốc dày 0,5m, trang trí hỗ phù, có bốn cửa thông với Trung điện Mặt tiền Hạ điện được xây dựng công phu và cầu kỳ với hệ thống tiết diện hình chuôi vồ Mặt trước bồn trụ

tường trang trí đặt trên 4 trụ lớ

này khắc hai câu đối chữ Hán với nội dung

“Tứ diện sơn hà quy tỏa thược

Trang 20

Dịch nghĩa

“Bốn phía núi sông quy về một mối ‘Tram năm mâm cỗ dâng lễ xuân thu”

“Lịch đại vinh phong chương ý đức

Tử dân số lạc bố hẳng hưu ”

Dịch nghĩa:

“Các triều đại phong tặng sáng đức tốt

Dân bốn phương hưởng lạc nhờ hồng đức (của bà)”

Mặt tiền Hạ điện nổi bật với bức tường chắn mái được xây cao lên tạo

thành các diềm trang trí, chia làm ba mảng bằng các đường gờ nôi Mảng dưới cùng có 12 ô, ô giữa đắp nôi hình cuốn thư đề ba chữ Hán “Dương - Hồ

~ Thượng” (Thẳn hiện hữu trên cao), ô gian bên phải đắp hai chữ “U hách” (có oai quyền), ô bên trái đấp hai chữ “Cự trắn” (trấn lớn) Mang phía trên cùng gồm I1 ô, đắp nổi hình hoa lá, rồng phượng và gắn vào đó một số đĩa sứ cổ Mảng trên cùng đắp họa tiết “Lưỡng long chầu nguyệt” Trên đinh của hai trụ ngoài đấp hình búp sen [PL I, A.8, tr.121]

Phân bố mặt bằng các gian: Nhà hạ điện có hai vì cột gỗ chia nhà thành ba gian không đều nhau, hai đầu hồi có xà dọc và hoành gác trên tường Gian giữa rộng hơn cả với chiều dài 6,3m, rộng 3,15m; hai gian hai bên bằng nhau,

mỗi gian dài 6,3m, rộng 2,4m Diện tích toàn bộ nhà hạ điện là 50m”

Kết cấu vì kèo nhà hạ điện tương đối đơn giản theo lối tứ trụ, chỉ một đường xà thượng, hai đường xà nách và hai đường xả dọc Trên xà thượng có một giá gỗ đỡ vì kèo ở nóc Hai vì kèo được làm bằng gỗ táu và trò chỉ, khung nhà có tám cột gỗ lim, hai hàng cột chính ở giữa, hai hàng cột con trước và

sau, riêng bốn cột con hình bán nguyệt đặt sát vào tường Cột cái cao 3,6m,

Trang 21

30 cây, cầu phong 32 cây và một đường thượng ốc chạy suốt ba gian Toàn bộ

được làm bằng gỗ lim, chỉ có cầu phong được làm bằng gỗ dỗi

Nội thất gian giữa trước cửa ra vào treo hai bức nghỉ môn bằng vải lụa thêu hình rồng, phượng và hoa lá Chính giữa phía trước treo bức hoành phi sơn son thiếp vàng đề 4 chữ Hán “Thánh đức lưu phương” (Đức của Thánh lưu muôn nơi), có niên hiệu Bảo Đại, Tân Ty xuân (1941), phía sau treo bức đại tự “Ân triêm vạn cổ” (Ơn sâu muôn đời) Chính giữa nhà có dat ban thờ, được xây bằng gạch, chân quỳ, sơn màu xanh đỏ, cao 0,85m, dài 1,27m và rộng I,23m Phía trên bàn thờ đặt long ngai, bài vị, phía trước bàn thờ hai bên có giá cắm vũ khí nghỉ trương gồm 5 dao, chủy, thẻ và một giá trống Hai gian bên có hai bàn thờ, bên trái bằng gạch xây cao 0,84m, dài 1,0m, rộng

0,48m; bên phải bàn thờ bằng gỗ cao 0,67m, dài 1,0m, rộng 0,45m Bốn dãy cột treo bồn đôi câu đối ca ngợi công đức của quý phi Bích Châu và sự hiển

linh của ngôi đền Một trong bồn đôi câu đối ấy là: “Hà Hoa địa cống vinh quang thụp Hải Khẩu thiên hàn tiết liệt ba ” Dịch nghĩa:

“Đất Hà Hoa dâng lên điểm sáng vinh quang

Cửa biển Hải Khẩu trời dâng sóng tiết nghĩ:

Trung điện: Kiến trúc nhà trung điện rất đơn giản, với ba gian, bồn cột trụ được xây bằng gạch đỡ phần mái, không có vì kèo Diện tích sử dụng là 45m”, mái được lợp bằng ngói âm dương, tường xây bao bồn phía nói nhà hạ điện với nhà dâng hương Hai bức tường hồi xây kín đến đốc, dày 0,35m, ở giữa có một cửa số vuông nhỏ để thông gió và lấy ánh sáng, mỗi cạnh là

0,4m Tường trước và sau cao 2,6m, dày 0,35m Nhà trung điện thông với nhà hạ điện bằng bốn cửa và thông với nhà dâng hương bằng ba cửa (cửa giữa rộng 0,4m, hai cửa bên rộng 0,63m, cao 1,4m) Bốn cột trụ xây ở giữa thay

Trang 22

chuôi vỗ cạnh lớn 0,96m, cạnh bé là 0,85m Giữa hai trụ đỡ có đặt một đường,

dầm bằng gỗ lim dày 0,1m, rộng 0,2m để đỡ vì ruỗi phía trên Hai bên nhà trung điện trô hai cửa rộng 0,8m, cao 1,85m để tạo lối đi lại trong nhà trung điện Toàn bộ hoành gồm 30 cây và thượng ốc đều đặt trên tường qua một

thanh gỗ trung gian làm mặt phẳng mái Toàn bộ hai mái có 32 cây cầu phong

bằng gỗ dồi

Nhà trung điện có ba gian, gian giữa rộng nhất có chiều dài 5,9m, chiều rộng 3,2m Hai gian bên gần bằng nhau, có chiều dài 5,9m, chiều rộng 2,15m

và 2,2m

'Về cách bài trí nội thất, gian giữa nhà trung điện có một bàn thờ bằng gạch xây cao 0,9m, dài 1,6m, rộng I,Im và một bàn thờ bằng gỗ có hai cấp,

rộng 0.9m, đài 1,2m, cao 0,96m Bàn thờ gỗ được sơn son thiếc vàng rực rỡ,

phía trên đặt long ngai và một thuyền rồng cùng với cọc đèn, lư hương Bên

cạnh bàn thờ treo câu đối chữ Hán có nội dung: “Tuyệt thế phong tư Trần để hậu

Nhất trường oanh liệt nữ trung tiên

Dịch nghĩa:

“Để hậu triều nhà Trần, tài sắc tuyệt thế Nữ trung tiên oanh liệt ở chiến trường”

[PL.1, A.9, tr122]

Trên tường hậu gian bên phải đắp nỗi tượng “Võ hầu” cười hồ, tay cằm đao, mắt dữ tợn Tượng đắp bằng vôi vữa, được tô vẽ nhiều màu sắc Phía

trước mặt là bệ hương dài 0,95m, rộng 0,6m Gian bên trái đối xứng là tượng “Khim sai” cưỡi mây trong rit dit ton, tay phải vuốt râu, tay trái cm gươm Trước mặt tượng là bệ hương có kích thước bằng nhau với bệ hương của gian bên phải

Trang 23

hai bên bằng nhau, rộng 0,65m, cao 1,65m Phần còn lại có tường xây kín, tường dày 0,35m, cao 2,4m Hai mái được lợp ngói âm dương Trên bờ nóc

của mái đắp rồng phượng chầu mặt nguyệt, hai đầu bờ nóc đắp hình tượng

búp sen cao 0,5m Nhà thượng điện có ba gian với hai vì kèo, bốn cột gỗ cao 3,55m, đường kính 0,22m Gian giữa nhà thượng điện lớn nhất với diện tích 3,5m x 4.7m, hai gian bên bằng nhau có diện tích 2m x 4,7m, tổng diện tích

sử dụng nhà thượng điện rộng 36m”

Nội thất gian giữa có bàn thờ hai cắp hình chữ nhật, trước thấp sau cao, được xây bằng gạch đá vôi, chiều dai là 2,55m, rộng 1,8m, cao 0,85m Cấp

bàn thờ thấp đặt mâm bồng bằng gỗ sơn son thiếc vàng, một bộ tam sự bằng đồng, một giá chiêng nhỏ Phía trên đặt chúc văn, long ngai bài vị và tượng quý phi với thần sắc và dung nhan tốt lên vẻ thơng minh, tỉnh anh, nhân từ,

đơn hậu nhưng quyết đốn Tượng được tạc theo phong cách tả thực, tạo cảm

giác gần gủi, thân thương [PL.I, A.10, tr.122] Hai bên bản thờ có câu đối chữ Hán khắc trên ván gỗ sơn son, niên hiệu Tân Mão đời Hồng Đức (1471),

nội dung:

“Thân thượng cương thường thiên hạ thánh

Danh lưu kim cổ nữ trung kiên ”

Dịch nghĩa

“Thánh giữa nhân gian thần nghĩa liệt

Kiên trung nữ giới tiếng xưa nay”

[PL.1, A.11, tr.123]

Gian bên phải có tượng quan võ cưỡi hồ, tay cầm đại đao, sắc khí bừng

bừng, uy nghỉ dũng mãnh Gian bên trái có tượng quan văn cười ngựa, tay cằm bút sách, thông thái và kiên nghị

Trang 24

Nhà sắc: được xây dựng nằm bên phải trục chính, sát với nhà thượng

điện và nhà dâng hương, có diện tích 40m” Nhà sắc được xây dựng theo kiến trúc kiểu chồng diêm có chóp, bốn mặt bằng nhau Xung quanh là dãy hành lang hẹp 0,5m, phía ngoài là dãy lan can bao quanh, bốn góc có bồn trụ vuông mỗi cạnh 0,4m Mặt tiền các trụ góc đắp nôi đẻ tài truyền thống như tứ linh, rùa đội hạc, đề tài dân gian như ngư, tiều, canh, mục, nét đắp sắc sảo Mặt tiền

tang một rộng 4,75m, cao 2,97m, ở giữa trỗ cửa vòm rộng 1,35m, cao 1,75m

Hai bén cửa này xây hai trụ vuông có câu đối chữ Hán nội dung:

“Kim cổ càn khô tư hóa dục

Hải thiên nhật nguyệt cộng quang hoa” Dịch nghĩa:

“Troi dat xưa nay năng biến hóa

Biển xanh năm tháng rọi hào quang”

“Trên vòm cửa là ô trang trí hình rồng phượng, hoa lá, cuốn thư đắp nổi ba chữ Hán “Tư Cảnh Phúc” (Nhớ ơn phúc dày) Tầng hai thu nhỏ hơn, rộng

2,74m, cao 2,2m; ở giữa trỗ một cửa vòm rộng 0,33m, cao 1,9m, mảng tường hai bên cửa vòm đắp nỗi hai con rùa đội hạc, tô màu sặc sỡ Tầng ba cao 1,2m, hình chóp bốn mái chạy từ đỉnh xuống bốn mặt tường, được phân biệt bằng bốn đường gờ đắp nỗi từ đỉnh chóp xuống bốn góc mái Ở bốn góc mái đắp hình rồng cách điệu hay “long vân”, chóp đỉnh đắp hình nậm rượu hai

bầu đặt trên đĩa, cao 0,6m [PL 1, A 14, tr.124]

Nội thất bên trong nhà sắc rất đơn giản, chỉ xây một vòm cuốn từ đỉnh tầng một xuống bốn mặt tường trong nhà sắc, diện tích trong lòng 10,5mẺ Ở tầng hai cũng xây vòm theo kiêu này, nhưng hẹp hơn

Trong nhà sắc có một bàn thờ được xây bằng vôi vữa, trên bàn thờ đặt

một bát hương bằng sứ Trên tường vẽ hình chỉm phượng, xung quanh là

Trang 25

“Toàn Hoạt tam quân nguy khí tiết

Minh Châu nhất tướng hiển anh linh ° Dịch nghĩa

“Khi tiết lồng lộng tam quân Toàn Hoạt

Anh linh hiện rõ vị tướng Minh Châu”

Nhà bia: Được xây dựng ở phía bên trái hạ điện, diện tích hình vuông

(4,5m x 4,5m), cao 5,4m với bốn cột gỗ lim, đường kính 0,38m, chân cột kê

đá, các bậc tam cấp ốp đá xanh Thanh Hóa Bia được chế tác bằng đá nguyên

khối, phía dưới và phía trên có trang trí hoa văn Mặt trước bia khắc chữ Hán, mặt sau khắc chữ quốc ngữ nội dung toàn văn bài “Kê Minh thập sách” của Cung phi Nguyễn Thị Bích Chau [PL.1, A.13, tr.124]

Nhà đón tiếp và nhà làm việc: Nhà đón tiếp nằm ở bên phải cổng chính của đền để phục vụ cho du khách và đạo hữu đến tham quan, viếng đèn Trước đây nhà đón tiếp được làm bằng gỗ, lợp ngói Nam (ngói mũi) Năm

1968 máy bay Mỹ ném bom làm hư hỏng nên được địa phương cho xây dựng

lại Nhà làm việc được xây dựng phía sau đẻn Hai nhà này có kiến trúc giống nhau gồm năm gian chiều dài 11,12m, chiều rộng 5,02m Hệ khung đỡ nhà và mái đều được làm bằng gỗ lim, 12 cột trụ gỗ lim có đường kính 0,28m Mái

lợp ngói âm dương, nền lát gạch bát màu đỏ Ba gian giữa mở ba cửa, các cánh cửa làm bằng gỗ lim theo kiểu thượng song hạ bản Hai đầu hồi có trang

trí chữ Vạn

Sân: Trước nhà hạ điện là sân điện, cách cổng chính 20m Sân láng vôi vữa, hình chữ nhật, dai 9,2m, rộng 7,5m, ba phía có tường hoa bao quanh, các

góc sân xây trụ vuông Hai cột đèn hình vuông mỗi chiều 0,3m, cao 3,2m nằm

giữa hai cạnh chiều rộng của sân, trên đỉnh cột có hai con nghê châu Cách

thềm hạ điện 5m, ở giữa sân xây một bệ hương cao 0,95m, rộng 0,45m và dài 0,65m, hai bên bệ hương đắp hai con voi đang phủ phục trên bệ dài 1,8m,

Trang 26

3,2m, sát cửa này phía ngồi xây một tắc mơn hình chữ nhật dai 1,96m, rong

0,5m và cao 1,35m Mặt trong tắc môn có vẽ màu theo đề tài “Lưỡng long chẳu nguyệt”

Trải qua một thời gian dài trên 600 năm, một khoảng thời gian gần

bằng với lịch sử nền độc lập tự chủ của dân tộc, qua bao thăng trầm, biến đổi

bể dâu của đất nước, ngôi đền vẫn là nơi hội tụ nguyên vẹn cảnh sắc, tình

người, vẫn linh thiêng và chưa bao giờ lạnh khói hương Đền Hải Khẩu linh

từ được nhân dân Kỳ Anh, Hà Tĩnh và nhân dân cả nước luôn tôn vinh, gìn

giữ, thường xuyên thăm viếng Phút giây nghiêng mình trước không gian

ng gió biển rì

thiêng thơm mùi hương với tiếng chim rộn rã trên cảnh xanh,

rào, chúng ta càng trân trọng hơn nữa cảnh sắc nơi đây

1.1.4 Những địa danh và di tích liên quan đễn đền Hải Khẩu linh từ Nii Cao Vong

Núi Cao Vọng tên tục là rú Voong, có sách chép là núi Cao Vượng, là day nai an ra biển ở phía nam cửa Khẩu, ở xã Bình Lễ, sau này là xã Vĩnh Ang, tông Hoằng LỄ, nay thuộc xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh Núi nằm ở tọa đội 106944” kinh đông va 18°20°02” vi bic, néi lên hai ngọn cao nhất là 350m và 380m Phía nam là núi Ơ Tơn (nhân dân địa phương gọi là núi Dòn), phía đông liễn với biển, có vũng bao quanh như cái ao nên cũng được gọi là núi Yên Ao Dưới chân núi có giếng đá, tục gọi là giếng Éch vì nước rất ngọt, thuyền buôn ngày xưa qua lại đều tới đây lấy nước uống

Năm 1407, quân Minh mượn cớ đánh nhà Hồ, đưa quân sang xâm lược

nước ta Họ Hỗ thua, chạy vào Châu Hoan, nhưng Hồ Quý Ly đến núi Thiên

Cầm, đất Kỳ La thì bị bắt Còn Hồ Hán Thương, cùng thái tử Nhuế cũng bị đầu mục của Mạc Thủy là Nguyễn Như Khanh bắt ở núi Cao Vọng Ngày nay, ở núi Thiên Cầm có “hang Hồ Quý Ly” và ở núi Cao Vọng cũng có

Trang 27

*Sát Hải Đại Vương”, đây „ tên là Hoàng Tá Tốn, quê ở cửa Vích (Quỳnh Lưu - Trên núi Cao Vọng lại có ngôi đền thờ t

là một vị tướng đời Trí

Nghệ An) có công trong cuộc chống Nguyên Mông, được sai trắn giữ mạn biển Nghệ An (Nghệ Tĩnh), sau dân nhiều nơi lập đền thờ Ở Kỳ Anh lại có truyền thuyết: là ông quan canh giữ cửa Khẩu báo việc bão tố, bị hàm nghỉ, rồi bị giết oan được nhân dân lập đẻn thờ [22, tr.29-30]

Núi Cao Vọng là nơi nhân dân đã thả một cặp bỏ non (con bê) để làm

lễ vật dâng cúng Thánh mẫu Nguyễn Thị Bích Châu mỗi khi làng tổ chức lễ

hội Tương truyền đôi bò này được thả trên núi, không có ai chăm sóc, chỉ ăn cỏ xanh và chúng vẫn lớn lên đều Sau đó chúng trở thành một đàn bò khá đông đúc Trước ngày tế, làng làm lễ xin một chén nước thánh mang sang núi Cao Vọng bắt bò Người dân kể rằng tuy những con bò này đã trở thành một dan bò hoang, thường ngày không có ai đến gần, nhưng khi thấy đoàn người mang “nước thánh” đến liễn tụ tập bên cạnh Người ta chọn con bò vàng to

béo nhất, đỗ chén nước thiêng lên lưng, thế là nó ngoan ngoãn đi theo, theo

thuyền lội qua sông về đền Hải Khẩu

Lễ tế bò là một lễ tế quan trong trong lễ hội đền Hải Khâu linh từ của người dân vùng cửa biển này, nó được bắt nguồn từ tập tục hiến tế trong lịch sử các quốc gia trên thể giới, trong đó có Việt Nam Nàng Bích Châu đã tự nguyện gieo mình xuống biển đề tế thân cho thủy thần nhằm cứu nguy cho

nhà vua và binh sĩ, sự hy sinh ấy đã được nhân dân tái hiện lại thông qua lễ tế bò, như một sự tưởng nhớ, ghi ơn công đức của người Trong hai cuộc

kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, dưới sự tàn phá nặng nề của bom đạn và chiến tranh, núi Cao Vọng bị địch đánh phá nhiều lần, đàn bò cũng vì vậy mà mắt hẳn Trong chiến tranh, điều kiện để tổ chức các nghỉ thức tế lễ cũng rất hạn chế, nhân dân trong vùng chỉ tổ chức lễ giỗ Thánh mẫu một

cách đơn giản trong phạm vi nhỏ của làng, từ đó lễ tế bò không còn được duy trì nữa

Trang 28

Núi Bàn Độ, tục goi ra Do hay ri Ba Do, ở làng Đậu Xá “Đại Nam

nhất thống chí” chép ở làng Phú Duyệt, tổng Dau Chir [15,tr.108], nay la xa

Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh Núi Bản Độ “cao lớn, rậm rì, phía đông ra tới bề

Trên núi bằng phẳng trông giống như cái mâm vàng đặt qua mặt bể nên gọi là

núi Bản Độ” [22, tr26] Núi Bàn Độ nằm ở tọa độ 106'36` kinh đông và

18°20°08” vi bắc, với đỉnh cao nhất là 441m

Trên núi Bàn Độ có đầm, “gọi là đầm Thủy Tiên, tương truyền trước có tiên nữ từ trong đầm đi ra” [15, tr.108] “Lại có một tảng đá lớn như bàn cờ, tương truyền đó là bàn cờ tiên Những hòn đá nhỏ la liệt xếp trên đó giống

như là những quân cờ Hành khách đi qua xáo trộn đi, lúc trở về lại thấy đã

được sắp lại như cũ Đây còn là việc mơ hồ, không xác thực ” [22, tr.26] Trên núi có ngôi chùa cổ, các sách xưa chép là chùa Bàn Độ, còn nhân dân thường, gọi là chùa Ngâm "Phía tả chùa có suối dài bảy, tám trượng trên không có nguồn, dưới sâu không đáy, ngày đêm nước chảy, rất trong mát” [15, tr.121] Phía trước chùa có cái kênh nhỏ thông ra biển Ngày nay cửa kênh đã bị bồi lấp thành đất bằng, nước suối cũng đã cạn và chùa Bàn Độ cũng không còn nữa Câu ca dao “lắm hươu Bàn Độ” gợi lên cảnh rừng Bàn Độ giàu có xưa và câu ca “có Hoành Sơn, Bàn Độ mới dinh sinh nhân tài” ca ngợi núi Bàn Độ là linh khí của vùng Kỳ Anh, nơi đây đã sản sinh ra những

nhân tài cho đất nước, đồng thời chứng minh vị trí của ngọn núi này trong đời sống tỉnh thần, văn hoá của đất Kỳ Anh Rất nhiều danh sĩ các thời từng làm

thơ ca vịnh núi Bàn Độ như Hiệp trấn Hoàng giáp Bùi Huy Bích (1744-1818), La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp (1723- 1804)

Núi Bàn Độ còn có truyền thuyết kể rằng, khi vua Trần Duệ Tông (1336 - 1377) đem quân di đánh Chiêm Thành, thuyền đến dưới núi gặp sóng to gió lớn, không tiến lên được Vua phải lấy một cung nhân là nàng Nguyễn Thị Bích Châu đặt vào một cái mâm vàng đem thả xuống nước để tế cho thuỷ thần thì

Trang 29

biển mà người ta luận ra chữ “Kim bàn độ hải” rồi cho rằng đó là xuất xứ của tên

núi Truyền thuyết này gắn liền với sự hy sinh cao cả của Loan Nương Thánh

mẫu Nguyễn Thi Bích Châu, “chiếc mâm vàng” đã đưa Cung phi ra giữa biển

khơi, hiến tế cho thần Giao Long Ngoài ra, núi Bàn Độ còn được ví như “Ta

Thanh Long” cùng với núi Cao Vọng là "Hữu Bạch Hổ” đã tạo nên một dia thé

phong thủy và cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp cho ngôi đền Hải Khẩu linh từ

Cửa Hải Khẩu

Cửa Hải Khẩu tên chữ là "Kỳ Hoa hải khẩu” - Cửa biển Ky Hoa (ở đây, chữ “Hải Khẩu” là danh từ chung được dùng như danh từ riêng) Cửa Hải

Khẩu còn được gọi là “khâu Hải Khẩu”, “Cửa Loan Nương”, nằm ở tọa độ

106,21'36° độ kinh đông và 18,06'48"" độ vĩ bắc, thuộc địa phận xã Hải Khẩu (nay là xã Kỳ Ninh, huyện Kỳ Anh) Cửa Hải Khẩu nhận nước từ sông Kinh Hạ ở phía bắc, sông Trí từ phía Tây, sông Quyền từ phía nam Cửa Hải Khẩu có vũng nhỏ dài khoảng 10 km, rộng từ 300- 400m (nước lên có thể

rộng tới 1.000 m) sâu 3-4 m va dén 7-8 m khi triều lên, có tốc độ chảy 0,5m/giay gọi là sông Cửa Khâu hay là sông Vịnh Lạch sông và cửa biên thời xa xưa đi về phía bắc, sát gần rú Đọ, còn bây giờ đã chuyển về phía nam, gần

rú Voong Là cửa biển quan trọng ở phía nam Đại Việt, trong suốt lịch sử hơn 1000 năm qua đây là địa danh từng ghi đậm nhiều sự kiện quan trọng trong

các cuộc xung đột Đại Việt - Chiêm Thành, chiến tranh Trịnh - Nguyễn

Người Cham-pa từ khi lập quốc, thế kỷ thứ II, thường đưa thuyền vào

cửa Hải Khẩu và cửa Nước Mặn cướp phá, bắt người Trong các đợt vượt Hoành Sơn lắn chiếm đất Đại Việt (năm 803-808 và khoảng năm

907, 910- 981), cửa Hải Khẩu có vị trí quan trọng đối với quan, quân

của họ Chắc chắn là thuyền chiến, thuyền lương của họ phải đóng chốt và qua lai ở đây để phục vụ cho việc cai trị vùng chiếm đóng

Thời Lý, Trần người Chiêm Thành thường hay đến cướp phá ven

biển hoặc bắt người bán vào Chân Lạp, nên ở cửa Hải Khẩu có đồn

Trang 30

Nguyễn, cửa Hải Khẩu cảng trở thành vị trí quân sự trọng yếu đây có một đội giã (thuỷ quân) có khoảng 300 người đóng giữ để

bảo vệ Trấn ly Dinh Cầu và bờ biển phía nam Khoảng mỏng ba đến mồng 6 tháng 6 năm Bính Ngọ (1786), Nguyễn Huệ kéo quân

ra diệt Trịnh đến cửa Hải Khẩu

Đời Nguyễn, vị trí cửa Hải Khẩu không còn như trước nữa nên chỉ

đặt tấn cửa Khẩu một tắn thủ trông coi, kiểm soát thuyền bè đi lại

[22, tr44-45]

Cửa Hải Khẩu là nơi Cung phi Nguyễn Thị Bích Châu đã vì dân, vì

nước anh dũng hy sinh khi hộ tống vua Trần Duệ Tông đi chỉnh phạt Chiêm

‘Thanh (1377) Gan 100 năm sau, vua Lê Thánh Tông trên đường đi dẹp giặc và trú quân tại đây, sau khi được nghe câu chuyện về tắm gương anh dũng của liệt nữ Nguyễn Thị Bích Châu đã vô cùng cảm kích Được Cung phi báo mộng lành, sau khi thắng trận trở về, vua đã cho sửa sang lại lăng mộ của bà và xây thêm ba tòa điện (đền Hải Khẩu linh từ) để dân chúng ngày ngày thờ phụng, hương khói (1470)

Dén Eo Bach

Đền Eo Bạch là đền thờ vọng Cung phi Nguyễn Thị Bích Châu thuộc

xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh Tương truyền Eo Bạch là nơi di hài

bà trôi vào đấy, dân ghi nhớ nên lập đền để thờ vọng Đền chính ở Hai Khau

Hàng năm vào ngày giỗ chính 11, 12 tháng Hai ta, các chức sắc của làng xã đều chèo thuyền sang Eo Bạch thỉnh bài vị Bà về dự tế Đền nằm dưới chân

núi Ô Tôn, ngay sát mép biển Đây là mô đất thuộc hệ thống núi ăn ra biển tạo

nên vùng trũng vừa sâu rộng, vừa kín đáo cho thuyền bè neo đậu những lúc sóng to gió lớn Hiện nay nơi đây đang được xây dựng cảng biển nước sâu, có thể đón tàu trọng tải hàng vạn tắn Đền nắm trong khu cảng biển nước sâu như tô điểm cho khu công nghiệp, vừa khai thác phát huy giá trị kinh tế vừa phát huy giá trị văn hóa tâm linh và du lịch sinh thái

Đền quay mặt về hướng nam, được xây dựng theo lối kiến trúc kiểu

Trang 31

nanh cao lớn, tiết diện hình vuông trên có con nghê chầu đỉnh cột Do đền

nằm sát mép nước biển, dễ bị ảnh hưởng của triều cường, đặc biệt là về mùa mưa bão, vì thế quy mô xây dựng của tồn bộ khu đền khơng đồ sô nhưng được xây dựng kiên cố với tường dày 0,5m - 0,8m, đảm bảo chắc chắn khi có sóng to gió lớn Phần chính của ngôi đền là ba tòa nhà hạ điện, trung điện và

thượng điện Từ bên ngoài đi vào sẽ nhìn thấy mặt tiền hạ điện được xây dựng khá cầu kỳ, tạo thành một mặt đứng, vừa chắn mái vừa để trang trí mỹ thuật

Trên cùng của mặt tiền này có hai cặp rồng và phượng chầu vào mặt nguyệt,

Toàn bộ mặt

giữa được đắp vữa, làm giả hai trụ đứng cao 2,6m, trên đó ghi câu đối chữ n được chia thành ba ô theo ba bước gian của hạ điện Ô ở

Hán với nội dung:

“Eo Bạch linh từ truyền nhật nguyệt Ô Tôn đắc địa thắng sơn hà ”

Dịch nghĩa

“Eo Bạch đền thiêng soi nhật nguyệt Ô Tôn đất đẹp vững núi sông”

Hai ô ở hai bên cũng được đắp hai cột trụ như vậy, trên đó cũng ghi câu

đối chữ Hán như sau:

“Bách niên hiển hách thiên sinh Thánh

Vạn cổ anh linh địa hữu Than Dịch nghĩa

“Troi sinh Thánh hiển hách ngàn năm Đất có thần anh linh muôn thuở”

Phía trên nóc hạ điện cũng đắp họa tiết lưỡng long chẩu nguyệt Bên trong ha điện thì nội thất có bài trí đỗ thờ và treo câu đối chữ Hán bằng gỗ có nội dung:

Trang 32

3

Vạn cổ trung trình nhật nguyệt quang ” Dịch nghĩa:

"Muôn thuở trung trinh ngời nhật nguyệt 'Nghìn thu thờ phụng rạng non sông”

Phía trước ban thờ treo bức cửa vọng và có ba đại tự bằng gỗ sơn son chữ Hán *Tối linh từ”, *Thánh đức lưu phương”, *Phúc lộc thọ”

Trung điện gồm ba gian, bờ nóc đắp hình bầu rượu , hai bên tường đắp

hình chim phượng

Thuong điện cũng có kiến trúc kiểu ba gian, trên bậc cao bàn thờ đặt tượng Thánh mẫu Bích Châu bằng gỗ sơn son,

ö thờ gồm giá ngai, chiêng đồng, lư hương, hạc đồng, chân đèn

Đền Eo Bạch cũng là một công trình kiến trúc nghệ thuật, mặc dầu đã trải qua nhiều lần trùng tu tôn tạo nhưng vẫn giữ được dáng vẻ của một ngôi đền cỗ kính Vào tháng 3/2005, đền Eo Bạch đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp Tỉnh

1.2 Nhân vật được phụng thờ tại đền Hải Khẩu linh từ

1.2.1 Nhân vật Nguyễn Thị Bích Châu trong sử sách

Căn cứ vào truyện "Hải Khẩu linh từ” (Đền thiêng ở Hải khẩu), một

trong sáu truyện của sách “Truyền kỳ tân pha” mà Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thi Điểm (1705-1748) đã sáng tác và thần phả của ngôi đền Hải Khâu linh từ

(bản dịch từ bản chữ Hán của triều Trản), thì Nguyễn Thị Bích Châu là một

nhân vật lịch sử

¡ng vào thế kỷ thứ XIV, Cung phi của vua Trần Duệ Tông,

hiệu là Phù Dung Nàng quê ở xã Bảo Lộc, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định Cha là Đại thần Nguyễn tướng công, một ông quan rất mực thanh liêm thời Trần Tuy bước đường hoan lộ rất hiển vinh song bề gia that con cái lại hiếm

Trang 33

Bích Châu Lớn lên Bích Châu càng thông minh, vốn có nhan sắc lại được sự

day dỗ chăm sóc chu đáo về văn chương, thông hiểu âm nhạc và cung kiếm,

nên sớm trở thành người văn võ toàn tải

Năm Long Khánh thứ nhất (1373), nàng Bích Châu được vua Trần Duệ

Tông tuyên làm Cung phi với câu chuyện về một về đối của nhà vua Chuyện

kể rằng hôm đó là tiết trung thu, trong bữa tiệc vui, nhìn thấy ánh trăng lắp ánh, gác tía đèn treo, vua liền ra một về đối

“Thụ thiên họa các quải ngân đăng, nguyệt trung đan quế""

(Trời thu gác tia treo đèn bạc, qué đỏ trong trăng)

Bích Châu liền tươi cười, ung dung đối lại vua rằng: “Xuân sắc trang đài khai bảo kính, thủy để phù đụng "

(Xuân sắc trang đài mờ gươm báu, phù dung đáy nước”

'Nhà vua hết lời khen ngợi mà nói rằng “thật là một thiên cơ giáng thế"" và liền thưởng cho nàng một đôi Agọc long &ửm nhĩ (khuyên tai bằng vàng

nạm ngọc hình rồng leo), đặt cho nàng tên hiệu là Phù Dung

Cũng theo sách “Truyền kỳ tân phả” của Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, Trần Duệ Tông lên ngôi giữa lúc tình hình nội trị, ngoại giao của đất

nước vô cùng rối ren, phức tạp Chính sự suy đổi, trong hoàng tộc tranh quyền, đoạt chức, quan lại tham nhũng, ăn chơi xa đọa, dân chúng cơ cực

Ngoài nước, giặc Chiêm Thành ở phía Nam nhăm nhe nhòm ngó xâm chiếm Nam Binh Thin (1376, khi Duệ Tông mới lên ngôi hơn 3 năm), Chiêm Thành đã cho quân đánh vào Hóa Châu (Nghệ An), giết hại dân lành, cướp phá tải

sản Trong lúc nhà vua cùng quân thần đang đau đầu tìm kế sách đề cai trị va

chan hung dat nước và đối phó với giặc giã bên ngoài, Bích Châu đã dâng vua 10 điều răn, cũng là những kế sách củng cố đất nước, lãnh đạo quốc gia bền vững (gọi là Kê minh thập sách), tỏ rõ là một nữ tử thông tuệ Như di trong ham tối gặp được ánh sáng, Trần Duệ Tông vô cùng mừng rỡ Song, nhà vua

Trang 34

Không nản lòng, Bích Châu vẫn ngày đêm suy nghĩ đến việc nước,

đem kiến thức, sự hiểu biết về thời vận để lựa lời tâu trình lời hay, lẽ phải với

nhà vua, những mong vua sáng suốt trong việc trị nước, đặc biệt là ứng xử với các lân bang

'Việc nỗi cộm nhất dưới thời Trần Duệ Tông là chiến tranh với Chiêm

Thanh Năm Bính Thìn (1376), 3 năm sau khi Duệ Tông lên ngôi, Chiêm Thanh cho quan sang đánh Hóa Châu (Nghệ An), giết hai dan lành và cướp phá tai sản Thấy Chiêm Thành luôn xâm phạm bờ cõi Đại Việt, Duệ Tông có ý thân chỉnh đem quân đi trừng phạt Quan Ngự sử trung tán Lê Tích đã can “Vua khong nén lay giận riêng mà khởi bình, kẻ dich kia chỉ là một hạng giặc nhỏ, cần gì mệt nhọc nhà vua phải thân chỉnh” Trằn Duệ Tông vẫn không nghe, sai quân dân Thanh - Nghệ vận tải 5 vạn thạch lương vào Hóa Châu rồi rước Thượng hoàng dự lễ duyệt binh Nghe tin, Chế Bồng Nga đã sai người sang cống 15 mâm vàng, cầu mong Đại Việt bãi binh Nhưng quan trấn thủ

Hóa Châu là Đỗ Tử Bình đã im đi, rồi dâng sớ nói dối rằng: Chế Bong Nga ngao mạn, vô lễ, xin vua cử binh đi đánh Sẵn nung nấu ý định cắt quân chinh

phạt Chiêm bang, nay được tin ấy, vua Duệ Tông vô cùng căm tức, sai Hồ

Quý Ly đốc vận lương thực đến cửa biển Di Luân (Quảng Bình) rồi tự dừng quân một tháng để luyện tập sĩ tốt

Nhận thấy việc nhà vua thân chỉnh đem quân đi chỉnh phạt Chiêm Thành lợi ít, hại nhiều, Qui phi Bích Châu đã dâng biểu can ngăn vua Bài biểu viết: “Thiếp trộm nghĩ nước Chiêm Thành nhỏ xíu ở chếch nơi hải đáo

Năm xưa kéo quân vào Nhị thủy (sông Hồng) nhòm thấy nước ta bắt hòa, khi ấy tiếng trồng động ngoài biển, chỉ vì lòng dân chưa ôn Cho nên chúng dám

tung đàn ruồi nhặng dé mia co có khác nào giữ càng bọ ngựa chặn bánh xe Nhung thénh nhân rộng lượng bao hàm, không thêm cùng với chó dê so sánh, vả lại trị đạo trước gốc sau ngọn, xin nghỉ binh cho dân chúng được yên hàn,

trị rắn dùng ,, phục người xa lấy đức Đó thật là thượng sách, xin xét

Trang 35

Sau khi phân tích “Cướp bóc là cái thói thường của Man di, dùng bình: không phải là bản tâm của vương giả", Qui phì khuyên vua "rộng lượng bao

hàm, không thèm cùng với chó đẻ so sảnh, xin nghỉ bình cho dân chúng yên

hàn" Song, Trần Duệ Tông kiên quyết không nghe, vẫn quyết định thân

chinh cắt quân đi đánh Chiêm Thành Thấy lời can không được nghe theo, so

sức mình, lường sức giặc, tắm lòng lo nước, nhớ vua thẻ hiện ra sắc mặt, bà than rằng: "Nghĩa là vua tồi, ơn là vợ chẳng, đã không can nổi để giữ nền bình trị, lại không khéo lời để ngăn lòng hiểu chiến, thật sống thừa trong côi

đất trời vậy”, biết là lành ít dữ nhiều, nên nàng quyết xin đi hộ giá, để cùng

chia sẽ với đức vua những gian khổ, hiểm nguy nơi sa trường Vua chuẩn y

lời tâu ấy

Đúng nhật kỳ, phát binh hai mươi vạn, bóng cờ rợp trời, thuyền bè đầy sông, ba quân thuận dòng xuôi mà tiến thẳng đến địa giới Ky Hoa (nay là

huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh)

Năm 1377, cuộc chỉnh phạt Chiêm Thành của vua Trần Duệ Tông đã

kết thúc với sự hy sinh của nhà vua và Cung phi Nguyễn Thị Bích Châu Quan quân nhà Trần thất trận trở về

1.2.2 Nhân vật Nguyễn Thị Bích Châu trong truyền thuyết dân gian

'Kế về cái chết của Cung phi Nguyễn Thị Bích Châu trong dân gian còn

lưu truyền hai truyền thuyết:

1.2.2.1 Truyền thuyết thứ nhất

Có một số lời kể cho rằng, trong trận đánh với quân Chiêm Thành ở thành Dé Ban (tinh Binh Định ngày nay), quan quân nhà Trần bị núng thế Các viên tướng trụ cột triều đình xông ra cứu giá đều tử trận Bích Châu thân

chỉnh đứng ra chỉ huy đạo quân bảo vệ nhà vua, trong khi tả xung hữu đột nơi

trận mạc, Cung phi bị trúng mũi tên độc Vì vết thương quá nặng đến giờ Tý

ngày 11 tháng 2 năm Định Ty 1377, Cung phi Nguyễn Thị Bích Châu đã từ

Trang 36

đầu địa phân Châu Hoan (tỉnh Hà Tĩnh ngày nay) bị gió bão không đi được Quan quân đem linh cửu nhà vua

cung phi được đưa về bằng đường thủy,

rước về bằng đường bộ và an táng tại Nam Định, còn linh cửu của Cung phi Nguyễn Thị Bích Châu tiếp tục đưa về bằng đường thủy, đến cửa Khẩu thì

phải dừng lại Triều đình xuống chiếu cho an táng Cung phi tại cửa Khẩu và lap migu thờ tại đây [19, tr 18-19],

1.2.2.2 Truyền thuyết thứ hai

“Truyện kế rằng đoàn quân của vua Trần Duệ Tông trên đường đi chỉnh

phật Chiêm Thành thì biển nổi sóng to gió lớn, đoàn quân không thể nào tiến lên được Thần Giao Long đã hiện lên, đòi vua Trần phải gả cho mình một

Cung phi để làm vợ, thì sẽ cho gió yên biển lặng, nếu làm trái sẽ gặp nguy nan Vua Trần chưa biết xử lý thế nào, lúc đó nàng Bích Châu chan chứa nước mắt, nghẹn ngào nói không ra lời, quỳ trước mặt vua tâu rằng: “ 7jiép đây không giám than luyến hòng hoa, tiếc thân bỏ liễu, xin được trả cho xong cải nợ trước mắt kia” Vua buồn rầu, nàng khân khoản: ệc đã đến nơi,

thế không dừng được Ví bằng nắn ná, e lại xây ra tai biến to, có khi hải

¡ tan vỡ hắt, vả lại khi hành quân, tướng sĩ là trọng, ân ái là nhẹ, đời

xưa đã có người giết vợ, vít con, cũng là do vạn sự bắt đắc dĩ

'Vua nghe nàng nói, lòng thêm buồn bã, không nỡ bỏ nàng Chính lúc ấy, gió gào cuộn đất, sóng vỗ ngút trời, đã mấy phen thuyền rồng chực lật úp Nàng khóc tâu rằng “Có duyên may được hẳu chăn gối, dám tiếc chắt để nghĩa phụ chàng chỉ hiềm, ra quân chưa thẳng, thân xuôi trước, luỗng để

anh hùng nước mắt tuôn! Điều đó là di hận của thiếp vậy Sau khi thiếp chết, xin bệ hạ sửa văn nghỉ võ, kén dùng người hiền, làm điều nhân nghĩa, dựng

mưu chước lâu dài cho đắt nước Được như thế thì u hon thiếp có thể ngâm cười nơi chín suối ” Nói xong, nàng liền nhảy xuống biễn, trong gió gảo sóng

cuộn, còn nghe văng vắng tiếng nói “Kính ta quan vương, từ nay vĩnh biệt,

Trang 37

thủy quân mò tìm không thấy tung tích nàng đâu cả, liền làm lễ tế, đọc văn

chiêu hồn Tế xong văn võ bá quan đều khóc

Mùa xuân năm Dinh Ty (1377), quân Đại Việt tiến vào cửa biển Thị

Nai (Qui Nhơn) đánh lấy đồn Thạch Kiều và đông Ÿ Mang rồi tiến vào thành Đồ Bàn, kinh đô vua Chiêm Chế Bồng Nga lập đồn giữ ở ngoài thành, cho người trá hàng nói Chế Bồng Nga đã bỏ thành chạy trốn, xin tiến binh ngay Duệ Tông tưởng thật, truyền lệnh tiến binh vào thành Sợ trúng kế giặc, Đại tướng Đại Việt là Đỗ Lễ can mãi vua vẫn không nghe, vẫn đốc thúc quân lính tiến vào Khi quân Việt đến chân thành Đồ Bàn, quân Chiêm

từ bốn phía đồ ra đánh Bị đánh bốn mặt, quan quân Đại Việt rồi loạn, thua

to Bọn Đỗ Tử Bình lĩnh hậu quân, hèn nhát không đem quân ứng cứu Hồ Quý Ly cũng bỏ chạy Trúng phải quỷ kế của vua Chiêm, Trằn Duệ Tông chết trong đám loạn quân [36]

Sau khi Cung phi qua đời, nhân dân vùng cửa Khâu đã lập đền thờ Bích Châu ở cửa biển này (nay là huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh)

Nam 1470, vua Lê Thánh Tông thân chinh đi đánh Chiêm Thành, khi tới đây trú quân, thấy có tòa miễu cỗ, hương khói nghỉ ngút, hỏi tông tích biết được công trạng của Cung phi Nguyễn Thị Bích Châu Khi dừng chân

nghỉ lại đây, trong mơ màng, vua thấy một người con gái nhan sắc rất đẹp, từ dưới nước hiện lên, dâng ngọc minh châu, lạy khóc, xin nhà vua ra tay tế đô, vớt kẻ trằm luân Vua bèn sai viết hịch thả xuống nước cho Quảng Lợi vương là vị thống trị của tên dâm thần Hải khẩu Giao đô đốc (Thuồng luồng) đã hiếp oan cung nữ vua Trần Được chốc lát thì thấy thi thể Bích

Châu nổi lên mặt nước, nhan sắc vẫn như lúc còn sống Nhà vua cho mai

táng, làm văn tế, dâng tiến lễ điện theo nghỉ lễ Hoàng hậu đương triều [36],

để bốn chữ “Nữ trung hào kiệt” lên bài vị và nói rằng: “Tiền sriéu, Người là bậc cứu quốc anh hùng, vì nước vì vua mà vong thân, nay ta cũng vì nước báo toàn bờ cõi mà đi dẹp giặc, có linh thiêng thì giúp Trầm kỳ khai đắc

Trang 38

và phong tăng" [4, tr.17] Lời cầu khẩn được ứng nghiệm, vua Lê Thánh

Tông xuất quân, trận đánh ấy quân nhà Lê đại thắng, ca khúc khải hoàn Trên đường trở về nhà vua cho dừng đoàn quân lại nơi đây, xuống chiếu cho xây dựng ba tòa điện, cấp ruộng tế, sai người coi đền và sắc phong cho Bích Châu là “Chế Thắng Đại vương Thượng đẳng thần” và làm một bài thơ chữ Hán đề lên vách đền

Cái chết của Cung phi Nguyễn Thị Bích Châu dù được kề theo hai cách

khác nhau nhưng ta có thể khẳng định một sự thật lịch sử rằng nàng đã vì vua, vì nước mà anh dũng hy sinh trên đường hành quân tại vùng biển huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh ngày nay Sự hy sinh của Cung phi là một tắm gương cao cả, là một liệt nữ được người đời mãi tôn sùng

1.2.3 Kê Minh thập sách của Nguyễn Thị Bích Châu 1.2.3.1 Hoàn cảnh ra đời của Kê Minh thập sách

Bấy giờ là cuối thời nhà Trần, chính sự đổ nát, nhân tài không được trọng dụng, Cung phi Nguyễn Thị Bích Châu đã thảo “Kê Minh thập sách” để

dâng lên vua, mong bày tỏ những điều băn khoăn, trăn trở trong lòng mình Kê Minh thập sách là mười kế sách cứu nước, nhằm góp phần cứu văn tình thế, “xã tắc cương thường” cuối thời Trần Sớ dâng lên, nhà vua thích quá vỗ vào phách cây đàn mà rằng “Không ngờ một nữ tử lại thông tuệ đến

thé! Thật là một Từ Phi ở trong cung của Trẫm vay

Tuy nhiên, sau đó vua đã không theo bản Kê Minh thập sách ấy, triều

chính vẫn không được củng có Mặc dù vậy, Kê Minh thập sách vẫn là một đường lối an dân, luyện quân khá đầy đủ và sâu sắc dù mang tính khái quát cao Nó thể hiện tầm nhìn vĩ mô của một vị Cung phi tài sắc, giỏi giang, hết

lòng vì dân vì nước

1.2.3.2 Giá trị của Kê Minh thập sách

*Kê minh thập sách” là một tác phẩm giàu ý nghĩa, mang nhiều giá trị

Trang 39

“Kê mình” nghĩa là gà gáy, gà gáy sáng, một cụm từ có từ lâu đời

trong đời sống văn hóa của nước ta và một số nước phương Đông Từ “Kê minh” có xuất xứ từ bài thơ “Kê minh” thuộc thé Quốc phong trong Kinh Thị, sách kinh điển của Trung Quốc, nội dung bài thơ nói về một bà phi nghe tiếng gà gáy sáng liền khuyên nhà vua trở dậy đi coi chầu, chớ đẻ đình thần phải chờ đợi kịp buôi chầu đã đến Mỡ rộng ý nghĩa ra thì “kê minh” (tiếng gà gáy) nhằm nhắc nhở mọi

người phải nhớ đến thời khắc thực hiện những việc phải làm Gà gáy

sáng giục người nông phu ra đồng cày cuốc, người dệt vải ngồi vào khung dệt, người học tr lo việc học hành, các bậc vua quan lo việc chính sự của nước nhà Tác giả “Kê minh thập sách” khi dâng lên

vua “mười kế sách cứu nước” đã đặt thêm ở đầu hai chữ “Kê minh”

cũng hàm chứa “ý nghĩa cấp thiết” của bản “bản Thập sách” này để mong được vua khẩn trương thực thi [34, tr.13]

Đặt 10 điều của tác phẩm Kê minh thập sách vào trong những yêu cầu cấp bách của xã hội Đại Việt cuối thế kỷ XIV mới thấy hết những giá trị lịch sử, tính

tiên phong cách tân của tác phẩm này Vào thời điểm mà chính sự đang ngày cảng đổ mát, nhân tài không được trọng dụng, xã hội rơi vào cảnh hỗn loạn, bà

Bich Châu đã đưa ra một hệ thống tư tưởng then chốt để kiến tạo nền chính trị,

hành chính nhân ái, thân dân, xây dựng một xã hội văn hiển, một sức mạnh quân n giữ đất nước Khi viết mười kế sách, Cung phi Bích Châu đã dành bốn điều (điều 1,3,4 và điều 5) để khuyên vua chăm lo tới gốc của đất nước là nhân sự để

dân, giữ lấy cái gốc trị nước đó là giữ kỷ cương triều chính; điều 7, điều 8 nói

đến việc kén chọn tướng “cốt dũng lực” và “cầu người thao lược”; điều 6 “xin

cầu lời nói thẳng” để con đường ngôn luận được rộng mở Toàn bộ 10 điều

trong bản Kê Minh thập sách điều nào cũng hết sức thời sự, cấp bách, đề cập đến

các vấn đề căn bản của xã hội đương thời Đây là những giá trị lịch sử vô cùng to

Trang 40

Tuy được viết cách đây đã 7 thé ky, nhưng những ý nghĩa về chính trị,

tính thời đại của “tiếng gà gáy sáng này” vẫn đang còn đủ sức mạnh đề thức tỉnh chúng ta khi bước vào thời kỳ mới của công cuộc chắn hưng đắt nước Kê minh thập sách là minh triết trị nước an dân, mỗi điều là một minh triết, nhưng không

phải là tư duy duy lý mà là những chân lý giản đơn có tính khái quát, phổ cập

Tắt cả đều là những vấn đẻ quốc kế dân sinh như đường li chính trị, đường lối văn hóa, quân sự những vấn đề lớn lao ấy được tóm gọn trong mười kế sách Cho đến hôm nay mười phương sách này vẫn còn thiết thực với chúng ta

Kê Minh thập sách là một tác phẩm chan chứa tỉnh thẳn nhân văn, nó, thể hiện cái tâm, cái tài của nàng Bích Châu Đó là khát vọng an dân, hòa bình

của một vị cung phi tài sắc, trung nghĩa đã hết lòng vì dân vì nước Đồng thời thể hiện giá trị đạo đức và trí tuệ trong truyền thống văn hóa, giáo dục của nhân dân ta Tư tưởng xuyên suốt trong tác phẩm chính là “lấy dân làm gốc”, muốn chăm lo cho gốc của đất nước thì phải khoan sức dân, xua đi phiền nhiễu, trừ thói nạn lợi dụng quan trường để hà lạm, làm điều bạo ngược, đục khoét báo hại cho dân Với tắm lòng thương dân tha thiết, mong nhân dân có

cuộc sống ấm no hạnh phúc đã chấp bút cho Cung phi Bích Châu viết nên

những điều đó

Đọc 10 điều răn của Cung phi trong Kê minh thập sách, đúng là điều nào cũng đề cao giá trị đạo đức của con người, lấy chuẩn đạo đức làm thước đo, làm mục đích để hướng tới Đồng thời nó còn đề cao vai trò quan trọng của công tác giáo dục trong xã hội thời bấy giờ “xin chấn hưng văn háo giáo dục khiến ánh đuốc rực cùng mặt trời chiều khắp” Muốn diệt trừ được kẻ hà bạo, duy trì và phát huy được truyền thống kỷ cương thì phải nâng cao dân trí,

Ngày đăng: 17/08/2022, 13:52