Luận văn Lễ hội truyền thống làng Xuân Trạch xã Xuân Canh, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội trình bày tổng quan về làng,truyền thuyết về nguồn gốc lễ hội Xuân Trạch và không gian địa điểm tiến hành lễ hội; đề tài còn bao quát thành phần tham gia, các bước chuẩn bị và diễn trình lễ hội; đồng thời khẳng định vị trí của lễ hội Xuân Trạch trong đời sống xã hội hiện nay.
Trang 1
BY GIAU DYL VABAU LAU HỤ VAN HUA, IME THÁO VÀ DỤ LỊCH
‘TRUONG DAI HQC VĂN HOÁ HA NỘI
NGUYEN THI THANH THUY
LE HOI TRUYEN THONG LANG XUAN TRACH
xã Xuân Canh, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội
Chuyên ngành: Văn hóa học
Mã số: 60310640
LUẬN VĂN THẠC SỸ VĂN HOÁ HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
'GS TS NGUYÊN XUÂN KÍNH
Hà Nội - 2013
Trang 2Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới G$.TS Nguyễn
Xuân Kính, người thầy đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình
thực hiện luận văn Tôi cũng xin cảm ơn Ban lãnh đạo, các thầy giáo, cô giáo Khoa Sau đại học, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã tạo
điều kiện để chúng tôi học tập và làm luận văn
'Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Đảng ủy, Ủy ban nhân
dân, ban Văn hóa xã Xuân Canh, huyện Đông Anh, các cụ ông, cụ
bà ở làng Xuân Trạch, các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi hồn thành ln văn này
Trang 3
MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIỆT TAT MO DAU 1 Tính cắp thiết của đề tải 2 Lịch sử nghiên cứu vấn để 3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4 Phương pháp nghiên cứu
5 Đồng góp của luận văn
6 Cấu trúc luận văn 7 10 10 " "
“Chương l: TÔNG QUAN VỀ LÀNG, TRUYÊN THUYẾT VỀ NGUÔN GÓC LẺ HỘI XUÂN TRẠCH VÀ KHÔNG GIAN, ĐỊA ĐIÊM TIỀN HÃNH LỄ HỘI 3
1.1 Điều kiện tự nhiên, vị trí
1.1.1 Điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý
Trang 4
1.2.1 Thanh phin din ew 18
1.2.2 Đời sống kinh tế 20
1.2.3 Đời sống văn hóa 23
1.3 Truyền thuyết và nguồn gốc lễ hội 35
1.4 Không gian và địa 39 1.4.1 Đình làng co 39 1.4.2 Dén Mau ° 45 Tidu két chuong 1 48 Chương 2: THANH PHAN THAM GIA, CAC BUGC CHUAN BI VA DIEN ‘TRINH LE HOL s0 2.1 Thành phần tham gia lễ hội s0 2.2, Các bước chuẩn bị, 52 22.1 Cử cai đám, chủ tế 52 2.2.2 Lễ vật dâng cúng 33 2.2.3 Việc tập luyện cho ngày hội sa 2.3 Trình tự lễ hội 56 2.3.1 Trinh tự lễ hội bên đình 66 2.3.2 Trình tự lễ hội bên đền 71 2.3.3 Một số hình thức sinh hoạt văn hoá và rò chơi diễn ra trong thời gian lễ hội 82 “Tiêu kết chương 2 94 Chương 3: LẺ HỘI LÀNG XUÂN TRẠCH TRONG ĐỜI SÓNG XÃ HỘI HIỆN NAY 96
3.1 Những biến đổi của lễ hội 96
3.1.1 Sự biển đổi về thời gian và nội dung hình thức của lễ hội 96
3.1.2 Các yếu tổ mới du nhập, 98
3.2 Nguyên nhân của sự biến đổi 100
Trang 53.4 Những giá trị của lễ hội truyền thống làng Xuân Trạch 105
3.4.1 Giá trị lịch sir 105
3.4.2 Giá trị văn hoá 106
3.4.3 Những lớp văn hóa tích hợp trong lễ hội truyền thống làng Xuân Trạch 108
3.5 Dé xuất giải pháp, phương hướng xây dựng bảo tồn và phát huy giá trị
văn hoá lễ hội phù hợp với điều phát kinh tế - xã hội trong giai
đoạn hiện nay 112
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Lễ hội truyền thống là loại hình sinh hoạt văn hoá, là sản phẩm tỉnh thần
của người dân được hình thành và phát triển trong quá trình lịch sử Người
'Việt Nam từ ngàn đời nay, thấm nhuẫn đạo lý uống nước nhớ nguồn Lễ hội là hoạt động thể hiện đạo lý quý báu đó của cộng đồng, nhằm tôn vinh những người có thật trong lịch sử hay những nhân vật trong huyền thoại, truyền thuyết Lễ hội chính là sự tưởng nhớ, tỏ lòng tri ân công đức của các vị thần đối với cộng đồng, dân tộc Lễ hội còn là dịp để con người được trở về cội nguồn Lễ hội thể hiện sức mạnh của cộng đồng làng xã, địa phương hay rộng hơn là quốc gia, dân tộc Lễ hội đáp ứng nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ những giá trị vật chất và tinh thằn của mọi tầng lớp dân cư, là hình thức giáo dục các thế hệ sau biết giữ gìn, kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức
truyền thống quý báu của dân tộc
Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hoá cộng đồng có vai trò quan trọng trong đời sống tỉnh thần của nhân dân, là dịp để con người giao lưu cộng cảm,
trao truyền những đạo lý, tình cảm, mỹ tục, và thể hiện khát vọng cao đẹp, là
sự kết hợp giữa yếu tố tâm linh, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán,
"văn hóa, nghỉ thức và các trò chơi dân gian đua tải, giải tí,
Sinh hoạt hội làng là mỹ tục Đáng tiếc hiện nay ở không ít nơi đang diễn ra
những hình ảnh chưa đẹp, một số người lợi dụng lễ hội để trục lợi, mua thần bán
thánh Chính vì vậy, việc nghiên cứu lễ hội trong giai đoạn hiện nay là rất cằn
'thiết nhằm nhận rõ những giá trị đặc sắc, những giá trị văn hoá truyền thống đẻ
tiếp tục bảo lưu, kế thừa và phát huy những tỉnh hoa văn hoá, đồng thời loại bỏ
Trang 8nghiên cứu của luận văn thạc sĩ Chúng tôi quan niệm “lễ hội” tức “hội”, “hội
18, 18 hội truyền thống có từ thời quân chủ (thời phong kiến)
“Tại sao chúng tôi lại chọn làng Xuân Trạch?
Đây là một làng Việt cổ, có bể dày lịch sử và văn hóa Ngoài ra, làng này
là quê hương của tác giả luận văn Do vậy, đối với chúng tôi, việc tim hii
ngiên cứu lễ hội nơi đây sẽ có nhiều thuận lợi; thêm nữa, qua công việc này,
chúng tôi muốn đem phần kiến thức đã học được, áp dụng tìm hiểu ngay trên
chính mảnh đất quê hương, nhằm tỏ lòng biết ơn và trân trọng quê hương
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
'Kể từ công trình đầu tiên đề cập đến lễ hội là Việt Nam phong tục của
Phan Kế Bính (công bố lần đầu năm 1915), qua cuốn sách nghiên cứu chuyên sâu và có hệ thống về lễ hội cổ truyền của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ do
Lê Trung Vũ chủ biên xuất bản năm 1992 [17], đến Hội Gióng ở dén Phù
Đồng và đền Sóc do Nguyễn Chí Bên chủ biên in năm 2010, lễ hội của người
Việt Nam nói chung, của người Việt (Kinh) nói riêng đã được khảo sát, giới
thiệu, nghiên cứu với thành quả hàng tram dau sách, hàng nghìn bài viết Riêng về lễ hội làng Xuân Trạch, tài liệu không nhiều
'Năm 1995, ông Nguyễn Hữu Mùi, cán bộ Ban QLDTDT Hà Nội (thuộc sở Văn hóa Thông tin Hà Nội) lập hồ sơ lý lịch cụm di tích đình và đền Xuân “Trạch Hồ sơ đánh máy, có xác nhận của lãnh đạo Ban QLDTDT Hà Nội và
Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội Hồ sơ gồm 12 trang, viết về thành hoàng làng,
Trang 9Nam 1997, nhân địp hội làng ngày mùng 10 tháng ba âm lịch và đón Bằng công nhận Di tích Lịch sử văn hóa (do Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông,
tin ký), tác giả Nguyễn Thắng viết bài “Hội làng Xuân Trạch”, đăng trên tạp chí Nhân đạo, số 7 Bài viết dài khoảng bốn nghìn tiếng (âm tiết) Tác giả viết về đời sống vật chất khá giả của dân làng khi mở hội làng, về sự tích vị thành hoàng làng, về sự đóng góp, công sức của dân làng trong việc trùng tu, tôn tạo
, chùa, về quang cảnh hoành tráng và sự tổ chức giỏi của địa phương, và
những người con tài giỏi của quê hương xứng danh tiên tổ
'Năm 2000, trên báo Phụ nữ thủ đó, số 12 tác giả Trương Thị Kim Dung có bài “Làng Xuân Trạch danh thơm vẫn töa” Bài viết khoảng bảy trăm
tiếng, nhắc lại ngắn gọn sự tích vị thành hoàng, ca ngợi tài năng âm nhạc của
nghệ sĩ violin Bai Công Duy, gỉ nhận việc các dòng họ, các trí thức xa quê
tiến cúng câu đối, hoành phi, góp kinh phí sơn thếp lại bức “Màn giếng” ở đình, ca ngợi hoạt động khuyến học ở làng Trong bài báo có ảnh về phong
cảnh lãng quê Xuân Trạch, cổng làng Xuân Trạch,
Dưới sự chỉ đạo của bí thư chỉ bộ và trưởng thôn Xuân Trạch, năm
2004, các tác giả Đào Hữu Du, Nguyễn Trung Nho, Nguyễn Viết Tăng đã
hoàn thanh Dja chi lich sử văn hóa làng Xuân Trạch Đây là một tập sách
đánh máy vi tính, gồm 409 trang, chưa xuất bản Ở đây, các tác giả dành 19
trang viết về đình làng, đền Mẫu, chùa Ngoài, chùa Trong; song không viết về
lễ hội Xuân Trạch Trong phụ lục của công trình, các tác giả giới thiệu phần
phiên âm chữ Hán các hoành phi, câu đối ở đình đền, ghi rõ những cá nhân,
dòng họ tiến cúng, nhưng không cung cấp bản dịch Người đọc cũng được
tiếp xúc với 11 sắc phong từ đời vua Lê Cảnh Hưng đến đời vua Khải Định
phần phiên âm chữ Hán và phần dịch (do Phạm Thị Thoa dịch, Phạm
Van Thắm hiệu đính), được đọc “Bài kí trên bia ghi chép về sự tích vị xã
than” (phan phién am chit Han va ban dich cua Bach Ngoc Du)
Trang 10gồm 91 trang khô A4, có các nội dung sau: ~ Bằng công nhận Di tích Lịch sử văn hóa;
~ Lý lịch cụm di tích do ông Nguyễn Hữu Mùi lap ho so;
~ *Xã thần ngọc phả bỉ ký” (phiên âm) và bản dịch nghĩa “Bài ký trên
bia ghi chép về sự tích vị xã thần” (của Bạch Ngọc Dư);
~ Sắc phong (do Phạm Thị Thoa dịch, Phạm Văn thắm hiệu đính);
~ Quy chế tổ chức lễ hội của Bộ Văn hóa - Thông tin (2001);
~ Thư của Ban tổ chức lễ hội (1997);
~ Giấy mời đón bằng di tích lịch sử và hội làng 1997 (bản chụp);
~ Phiếu công đức (bản chụp);
~ Danh sách các dòng họ và cá nhân công đức (Đảo Hữu Du lập); ~ Mừng hội làng Xuân Trạch (Trung Nho);
~ Hội làng Xuân Trạch (Nguyễn Thắng);
~ Đường Rồng (Viết Tăng);
~ Làng Xuân Trạch danh thơm vẫn tỏa (Trương Thị Kim Dung); ~ Làng văn hóa Xuân Trạch (Ngô Đức Chính),
suru tập cá nhân này, thần tích, sắc phong đã có ở công trình của nhóm
tác giả Đào Hữu Du, Nguyễn Trung Nho, Nguyễn Viết Tăng Bên cạnh đó, là
những tư liệu quý, thí dụ bài “Hội làng Xuân Trạch” của Nguyễn Thắng
Có thể nói, cho đến nay, bài “Hội làng Xuân Trạch” (1997) của Nguyễn
Trang 1110
mà luận văn của chúng tôi đề cập Bài viết có một số chỉ tiết độc đáo, thú vị
“Thí dụ, đoàn rước có:
Hơn hai chục chiếc xe máy đều trưng cờ hội diễu hành Chín chiếc ô tô đủ loại, chỉ có ba chiếc của người ở tại quê, còn sáu chiếc là
của người làm việc ở trung ương và Hà Nội về nhập vào doàn lễ
rước Tắt cả đều tự nguyện tham gia không yêu cầu một chỉ phí nào 'Nhân dân đã tự may sắm hàng trăm lá cờ hội, cờ tổ quốc làm cho
đoàn rước thêm rực rỡ, sinh động[5, tr73]
Hoặc một chi tiết rất độc đáo là vinh dự thay mặt dân làng đón nhận Bằng
công nhận Di tích Lịch sử văn hóa thuộc về cụ Đào Thị Síu (Bà mẹ Việt Nam anh hùng) và các bà cao tuổi trong làng, bởi vì người sinh ra đức thành hoàng lang là một người phụ nữ ở địa phương [5, tr 69-73] Tuy nhiên, do khuôn khổ
bài viết có hạn, tác giả Nguyễn Thắng không miêu tả đình, đền, chưa đẻ cập
én cng việc chuẩn bị lễ hội và trình tự buổi lễ cũng như đám rước 3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
~ Trình bày về diễn trình hội làng Xuân Trạch;
~ Phân tích những đổi thay trong lễ hội hiện nay, nêu những mặt tích
cực và những mặt chưa phù hợp;
~ Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy những giá trị của hội làng Xuân Trạch;
~ Cung cấp cho người quản lý, giới nghiên cứu và những người quan
tâm một tập tư liệu có hệ thống về lễ hội Xuân Trạch xưa và nay
-4 Phương pháp nghiên cứu
Đọc một số sách về lễ hội đề có cái nhìn chung về lễ hội của người Việt
Trang 12Khao sat tại làng Xuân Trạch vào thời gian không tổ chức lễ hội Đây
là những lúc các vị có trách nhiệm trong thôn làng, trong chỉ hội Người cao tuổi tĩnh tâm, có điều kiện va thời gian để tác giả luận văn có thé hỏi chuyện, được các cụ cho mượn các tài liệu 4, 5, 6, 7, 12, 14
Tham dự lễ hội ngày mùng 10 tháng ba âm lịch năm 2012 và năm
2013, chụp ảnh, phỏng vấn (ghỉ âm) những vị trong Ban tổ chức lễ hội và một
số người tham dự
Từ những tài liệu sách vở và tài liệu điền dã, tổng hợp, so sánh, điều
chinh đề cương luận văn và viết luận văn Do không được chuẩn bị về tri thức
Hán học, gặp những câu đối chữ Hán (không có bản dịch), qua thầy hướng
dẫn luận văn, chúng tôi đã nhờ ơng Nguyễn Dỗn Minh cơng tác tại Bảo tàng
Mỹ thuật Việt Nam chỉ giáo
5 Đóng góp của luận văn
Trình bày tương đối có hệ thống vẻ lễ hội làng Xuân Trạch trước kia và
lễ hội làng này từ năm 1997 đến nay, trên cơ sở bối cảnh lịch sử, kinh tế và
văn hóa
Phân tích và lý giải những thay đổi trong lễ hội hiện nay, đề xuất biện
pháp gìn giữ và phát huy những giá trị tích cực của lễ hội truyền thống trong cuộc sống hiện nay
Cung cấp một tập tư liệu về một lễ hội tại một làng ngoại thành Hà Nội
để các nhà quản lý và nhà khoa học tham khảo
6 Cấu trúc luận văn
Trang 13
12
Chương 1: Tổng quan lang, truyén thuyét vé nguén gốc lễ hội Xuân Trạch và không gian, địa điểm tiến hành lễ hội
Chương 2: Thành phân tham gia các bước chuẩn bị và diễn trình lễ hội
Chương 3: LỄ hội làng Xuân Trạch trong đời sống xã hội hiện nay
Ngoài ra, bản luận văn còn có một phụ lục bao gồm: Lược đồ thôn Xuân
Trạch, các tài liệu phiên âm và dịch nghĩa văn bia, sắc phong, bản Thường
Trang 14Chương 1
‘TONG QUAN VE LANG, TRUYEN THUYET VE NGUON GOC LE HQL XUAN TRACH VA KHONG GIAN, DIA DIEM TIEN HANH LE HOL
1.1 Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý và lịch sử của làng 1.1.1 Điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý
Làng Xuân Trạch là một trong sáu thôn của xã Xuân Canh, huyện Đông, Anh, thành phố Hà Nội gồm: Lực Canh, Vạn Lộc, Văn Tỉnh, Văn Thượng, Xuân Canh và Xuân Trạch Xuân Canh là xã thuộc phía Nam của huyện, áp sát
sông Hồng với đê sông Đuống, ở đoạn hợp lưu giữa hai con sông đó là sông Hồng và sông Đuống, bên kia bờ là Yên Phụ, quận Tây Hồ
Làng Xuân Trạch ở phía Nam của xã gần kể với bờ đê của sông Duéng
Đi đến làng rất thuận tiện về giao thông cả về đường thủy và đường bộ Làng
cách trung tâm thủ đô khá gần, tính theo đường chim bay chỉ khoảng Skm Từ
Bờ Hồ Hà Nội có thể đi bằng nhiều đường nhưng tiện lợi và gần hơn cả là đi theo tuyến đường sau: Qua cầu Chương Dương, Long Biên trên quốc lộ 1A đi qua cầu Đuống rẽ lên quốc lộ 3 đến dốc Vân rẽ trái lên bờ đê sông Đuống Từ
đó đi trên đê qua xã Mai Lâm, xã Đông Hội là đến xã Xuân Canh Đến điểm
canh đê Xuân Trạch thì rẽ phải theo đường rải nhựa khoảng 500m là đến đình,
đền Xuân Trạch Từ chỗ rẽ ở đê này nếu đi tiếp qua các thôn của xã Xuân Canh
và Tầm Xá, cứ theo đường đê sẽ đến quốc lộ 3, đường bộ đến di tích rất thuận
tiện, đễ dàng Làng ở cận sông nên đi bằng đường thủy cũng rất thuận tiện, từ làng hoa Nhật Tân qua bãi bồi, xuống đò ngang qua sông Hồng cập bờ đã là đất
“Xuân Trạch
Khu đất làng Xuân Trạch tọa lạc không mấy bằng phẳng, rất nhiều gò
Trang 1514
làng, ngoài đồng có nhiều cây lâu năm như: cây gạo, cây bằng, cây sanh, cây sĩ,
cây đa, cây đẻ, muỗm, mít, sỏi
Trong làng có nhiều gò đống như: gò cụ Chuộn, cụ Choàng, cụ Cảnh, cụ
Đồ Tước, cụ Thủ Cúc, và các điểm, điếm Nam, điềm Đoài, điểm Phó Rất
nhiều gò to được trồng cây cô thụ đề lấy bóng mát và cho đẹp cảnh làng Nửa cuối thế kỷ XX cây cối bị đốn hạ gần hết, chỉ còn lại cây gạo ở bến đò, cây đề ở giếng làng mà thôi Các cánh đồng cũng được đặt tên như: đồng Ao Dao, Đồng Xiếc, Thân , Đồng Vàn, Dinh Đường, Mòn, Đồng Duối, Lá Cờ, Đồng Mới, Nông, Sau Vông, Sau Vườn, Đồng Khiếm, Đồng L Đồng Vang, Đồ
Địa mạo làng Xuân Trạch cơ bản là hình thể tự nhiên, sự tác động
của con người không đáng kể Làng có khu trung tâm bằng phẳng, trước làng có đê, có dòng chảy Tả hữu của làng có núi có sông Sách
phong thủy gọi khu trung tâm này là huyệt điểm minh đường, dùng
để xây dựng đình đền thờ thánh mẫu và thành hoàng Người xưa gọi
thế đất của đình là rồng chầu hỗ phục[4, tr 22 - 23],
“Thời cỗ xưa, dân làng coi trọng sự tử như sự sinh, nên đã dành nhiều bãi cao
có hình thái khác nhau để làm nơi an nghỉ cuối cùng; đến nay van còn tổn tại như:
bãi Thần Nơng, bãi Ơng Đồng, bãi Vai, bai Mac, bai Đinh Khiếm, bãi Cây Nêu,
bãi Chùa, bãi Cát (bãi hình chữ cát), bãi Con Nhái, bãi Con Cá, bãi Sau Nhà, bãi
Cầu Đổ, bãi Cao Mộc Các bãi dù to dù nhỏ đều được bảo vệ và tôn trọng, "không có hiện tượng phá bờ lắn bãi như những năm 60 của thể kỷ trước
Trang 16Làng Xuân Trạch có vị trí, ưu thế do thiên nhiên ban tặng nên rất thuận lợi
để phát triển kinh tế Môi trường sinh thái đặc thù đã có ảnh hưởng lớn tới đời
sống văn hóa - xã hội, đời sống tâm linh của nhân dân trong làng Sự lựa chọn
thần linh, đời sống tín ngưỡng, phong tục, tập quán, truyền thống học hành đỗ
đạt, sự phong phú đời sống tỉnh thần của cư dân nơi đây có nhiều phần được bồi đắp và phát triển từ vị thế dia lý đó
112
ịch sử hình thành và phát triỄn của làng
Làng Xuân Trạch vốn là ngôi làng cổ có từ lâu đời, cho đến ngày nay
chưa có tài liệu nào viết chính xác làng có từ khi nào Tổ tiên ta sống quản tụ
với nhau là do thiên tính của con người, thiên tính này chính là thiên tính sinh
tồn Hẳn khi ấy chưa có ký tự nên không ghi chép được sử sách như bây giờ,
do vậy mà không tìm đâu thấy nguồn gốc của làng Xuân Trạch cũng như bao
làng quê khác trên đất nước Việt Nam Người dân ở đây chỉ nghe các cụ kể lại
rằng làng còn có tên gọi là Canh Trằm Trải qua nhiều thế kỷ, làng Canh Trằm
được đổi thành Xuân Trạch [4],
Từ cổ xưa làng Xuân Trạch thuộc tổng Xuân Canh, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, huyện Bắc Ninh (Bắc Ninh trước gọi là xứ đạo, lộ, trấn Kinh
Bắc) Đầu TK XX, tổng Xuân Canh thuộc huyện Đông Anh của tỉnh Phúc Yên,
giữ tên đến năm 1945 Đầu kháng chiến tổng chuyển gọi là xã Vạn Thắng,
huyện Đông Anh, tỉnh Phúc Yên
Năm 1950 Phúc Yên sáp nhập cùng Vĩnh Yên thành tinh Vinh Phúc Năm 1961 huyện Đông Anh sáp nhập về Hà Nội Năm 1965 tên xã được gọi
lại là Xuân Canh Từ đó đến nay tên gọi cùng địa vực hành chính của địa phương giữ nguyên
Trang 1716
mỏm soi đầu ghềnh nên được gọi là xóm Soi Cuối TK XIX sang đầu TK XX
phát triển thêm xóm Bến, xóm Chuôm, xóm Mới, xóm Cống
Riêng xóm Soi là dải đất nỗi phân lưu sông Đuống, sông Hồng, có mỏm soi (mũi ghềnh) tạo ra cửa sông Đuống Tuy cách sông nhưng về mặt quản lý,
thủ tục hành chính vẫn thuộc làng Vào khoảng năm 1961 xóm Soi được tách nhập vào xã Ngọc Thụy, huyện Gia Lâm, nay là phường Ngọc Thuy, quận Long Biên Hàng năm bên xóm Soi thường được làng cử làm nhiệm vụ chèo
thuyền rước nước tắm thánh trong ngày hội làng Ngày nay, tuy thuộc quận Long Biên nhưng người dân xóm Soi vẫn gắn bó với làng Việc hiếu, hỷ bà
con vẫn thăm hỏi động viên, việc tu bổ các công trình công cộng bà con xóm
Soi vẫn hãng hái tham gia Trong bản Thường văn cô của đình làng có ghi
*ã ân đái nhỉ hữu châu sinh” nghĩa là * Dải đất quý ở bên trái dòng sông
Nhị có cuộc sống đầy đủ hạnh phúc” Dải đất đó là xóm Soi, mảnh đất thuộc
Kế Trằm từ ngàn xưa |4, tr 26-28]
Tính đến năm 2004, Xuân Trạch có 615 hộ, 2226 nhân khẩu thuộc 28
dòng họ Đất thổ cư có 186157 mỶ chia làm 10 xóm Ruộng cấy có 247 mẫu
Bắc Bộ Bãi bên sông khoảng 10 ha Chiều dài đê quản lý là 1 km
Cũng như bao làng quê khác trên đất nước Việt Nam, trước Cách mạng
tháng tám năm 1945, nhân dân làng Xuân Trạch sống một cuộc sống củng
ch áp bức, bóc lột tàn ác của thực dân Pháp và
cực, lầm than, tăm tối dư: phong kiến tay sai
Ngọn lửa cách mạng đầu tiên nhen nhóm ở làng Xuân Trạch từ năm
1941 Làng là một trong những địa phương đầu tiên của tổng Xuân Canh và huyện Đông Anh được may mắn và vinh dự sớm được tiếp đón ảnh hưởng,
Trang 18đây là đ/c Lê Quang Đạo (1921 - 1999) Đồng chí đã thức tỉnh lòng dân, gây
cơ sở, xây dựng tổ chức cách mạng tại nơi đây
Cách mạng đã đem lại ánh sáng về với làng Xuân Trạch từ những ngày
còn mờ mịt trong bóng tối của chế độ thực dân phong kiến Truyền thống
mạng thể hiện rõ nhất qua hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc ở
việc làng Xuân Trạch đã đóng góp sức người, sức của, kể cả xương máu (trong hai cuộc kháng chiến làng Xuân Trạch có 55 liệt sỹ, trong đó có 31 liệt
sỹ thời chống Pháp và 24 liệt sỹ thời chống Mỹ)
Qua các giai đoạn cách mang cực kỳ quyết liệt, chúng ta giành được
những chiến công huy hoàng, tiếp đến thời kỳ đổi mới từ sau đại hội Đảng
toàn quối thứ VI đến nay, đất nước ta đang đi lên trên con đường công
nghiệp hóa, hiện đại hóa Xuân Trạch cũng đã thay da đổi thịt, đời sống vật
chất, tỉnh thần của dân làng đã có những bước tiến bộ mới, không còn cảnh đói nghèo, cuộc sống đã no ấm đầy đủ Từ đó phong trào hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao cũng sôi nỗi thường xuyên và ngày càng nâng cao chất lượng Dân làng đã được đón nhận danh hiệu làng Văn hóa điên tiến cắp thành phố Đây là niềm vinh dự tự hào của dân làng Xuân Trạch
Lịch sử làng Xuân Trạch đến nay còn những chứng tích ghi lại trong
*Xã thần bỉ ký” và “Vương phá cổ lục” Các bản sắc phong từ thời
vua Lê Cảnh Hưng 44 (1784) đến các vua Nguyễn sau này đều ghi
nhận công trạng của thành hoàng và thánh mẫu làng Xuân Trạch
Lòng thành kính của người dân Xuân Trạch đối với thành hoàng, với
tổ tiên, với Đảng, với nước là bản chất vốn có, là cơ sở cội nguồn
cho các sinh hoạt văn hóa truyền thống đặc sắc của vùng quê này [4,
Trang 1918
1.2 Đời sống kinh tế và văn hóa xã hội
1.2.1 Thành phần dân cự
Đông họ là hình thức tập hợp người theo quan hệ huyết thống Mỗi họ lập
ra một hội đồng gia tộc dé điều hành mọi việc có liên quan đến công việc của làng Nói chung dòng họ không giữ vai trò đáng kể Tuy nhiên, họ tồn tại như
một sức mạnh tâm lý
Xóm ngõ là một tập hợp cư dân theo địa vực cư trú, có tên gọi xóm Đơng,
xóm Đồi, xóm Cả, xóm Phó Mỗi xóm có một điểm canh, tuần phiên được
trang bị khí giới, có điều lệ canh phòng chặt chẽ Tuần phiên chịu sự điều khiển
của lý trưởng, phó lý, trương tuần, khán thủ
Giáp là hình thức tổ chức chìm sâu, trong cơ cấu làng mạc, lấy lớp tuổi
làm nguyên lý tập hợp Những thành viên của giáp là những nam giới và là dân
chính cư Các giáp bao gồm trai định của các dòng họ, các gia đình sinh con trai thì phải làm thủ tục gia nhập giáp Trong hoạt động của làng, giáp là tổ
chức năng động nhất, đảm nhiệm nhiều công việc hệ trọng trong làng như
“phù sinh tống tử” là lo việc trẻ mới sinh và việc tang ma, quản lý nhân đỉnh
(đỉnh bằng nhân khâu nam giới), phân cấp quản lý công điền, công thô, tổ chức việc biện lễ và thờ cúng thành hoàng Trong dịp lễ hội, các giáp phải chịu trách nhiệm chính trong việc soạn đỏ lễ và phục vụ tế lễ Giáp còn là đơn vị thu
thuế,
vụ với nhà nước phong kiến |4, tr 91 - 92]
liều động phu phen tạp dịch, binh dịch, giúp cho làng xã đảm bảo nghĩa
Phe, phường, hội, họ là tô chức tập hợp người theo nghề nghiệp, hay theo
lòng tự nguyện như họ gạo, họ tiền, lập ra dé giúp đỡ nhau, hoặc theo trình độ
Trang 20hội tư văn đảm nhiệm công việc đặc biệt của làng Đó là việc soạn thảo văn tế tế thành hoàng, đọc Thường văn trong buổi tế đầu năm
Bộ máy chính trị của làng gồm ba thiết chế lồng vào nhau đó là:
~ Dân hàng xã gồm tất cả các thành viên là nam giới trong làng, được
phân thành bậc cao thấp khác nhau, tùy theo bằng cấp, phẩm hàm, chức tước,
tài sản và tuổi tác, với những quyền lợi và nghĩa vụ riêng biệt Trong mỗi cấp
bậc lại chia thành các cấp bậc nhỏ hơn gọi là từng bản, hay từng mâm (mỗi
'bàn bốn người)
~ Hội đồng kỳ mục là bộ máy quản lý làng xã truyền thống gồm: tân, cựu chánh phó tổng, các chức sắc quan lai về hưu, các cựu lý phó trưởng đứng đầu
là viên tiên chỉ và một hoặc hai thứ chỉ Đây là tổ chức có thẩm quyền quyết
định các công việc quan trọng trong làng Thành viên của hội đồng không do bằu
cử, và cũng không cần có sự công nhận của nhà nước phong kiến
~ Hội đồng lý địch (hay chức dịch) là đại điện bộ máy nhà nước ở làng,
chịu trách nhiệm nộp các khoản sưu thuế, phu lính của làng cho nhà nước Đứng đầu bộ máy là lý trưởng và một hoặc hai phó lý do dân bầu cử và phải
được nhà nước công nhận [4, tr 93 - 94]
Ngày 12 tháng 8 năm 1921, nghị định số 1949 do Thống sứ Bắc ký quy định thành lập ở mỗi làng một Hội đồng tộc biểu Số lượng người trong hội
đồng tùy thuộc vào số dân và số họ mà ấn định 5 hay 10 thành viên Tiêu chuẩn
của các tộc biểu phải đủ 25 tuổi trở lên, biết chữ quốc ngữ và có tài sản Nhiệm
vụ của hội đồng là quản lý làng, thi hành mọi chính sách của nhà nước, phân bổ
sưu thuế Hội đồng bầu ra hội đồng hương chính hay hương hội gồm chánh hội, phó hội (những người đứng đầu hội đồng tộc biểu, thay thế nhiệm vụ các
tiên chỉ, thứ chỉ trước đây) Ngoài ra còn có các chức thư ký, thủ quỹ, trưởng
Trang 2120
đồng kỳ mục cũ, dẫn đến xung đột có hại cho việc quản lý làng xã Vì vậy, đến
năm 1927 Pháp lại lập lại Hội đồng kỳ mục bên cạnh Hội đồng tộc biểu đề
cùng kiểm sốt cơng việc của làng Đến năm 1941 cả hai hội đồng trên đều bị bãi bỏ để thay vào đó bằng Hội đồng &} hào với thành phần rộng rãi như hội đồng kỳ mục cũ ngày xưa [4, tr 111-114]
Ngày nay, theo thống kê mới nhất năm 2012 thì làng Xuân Trạch có 28 đồng họ, với 780 hộ dân và 2744 nhân khẩu, làng có 10 xóm Để điều hành mọi công việc của làng thì mỗi xóm đều có trưởng xóm là người được dân Jing tín nhiệm bầu ra, cùng với trưởng thôn lo các công việc chính trong ling Làng có một trưởng thôn và hai phó thôn, một phó lo về an ninh trật tự, một
phó lo về văn thể Hiện nay, làng có một chỉ bộ Đảng gồm 100 đảng viên,
chia làm sáu tổ đảng, mỗi tổ có một tổ trưởng tổ đảng, và các tổ chức chính trị
xã hội, các đoàn thể như: Chỉ đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Ban
Mặt trận, Chỉ hội Nông dân, Chỉ hội Phụ nữ, Chỉ hội Cựu chiến binh, Chỉ hội
Người cao tuôi Các câu lạc bộ gồm có: Câu lạc bộ Thơ, Câu lạc bộ Dân số kế
hoạch hóa gia đình Ban đại diện của làng do UBND xã quản lý, điều hành
các công việc phúc lợi của làng, thực hiện nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang và lễ hội, chăm lo phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh chính trị, trật
tự xã hội, bảo vệ cảnh quan môi trường
'Với tỉnh thần cộng cảm, giúp đỡ lẫn nhau về mọi mặt, các tổ chức xã hội
trong làng tạo nên sức mạnh gắn kết chặt chẽ, tuân thủ chính sách pháp luật của
nhà nước, thực hiện đúng quy ước xây dựng làng văn hóa Đó cũng chính là
những đơn vị chính và là lực lượng tham gia trong lễ hội truyền thống của làng
1.2.2 Đời sắng kinh tế
Trang 22
khoai và một số cây lương thực ngắn ngày khác phục vụ nhu cầu đời sống
thường nhật như: đậu, đổ và làm nhiều nghề phụ như: thợ mộc, thợ may, thợ
bánh đúc Qua các giai đoạn
đóng cối, thợ vàng mã, chở đò, và làm bánh gi
thang tram cua lich sir, người dân nơi đây sau này biết ươm tơ, nấu rượu, thêu
ren, trồng đâu nuôi tằm, buôn bán nhỏ vào lúc nông nhản
Nghề trồng dâu nuôi tằm ở Xuân Trạch có vào khoảng giữa TK XVII hoặc đầu TK XVIIL Là một làng ven sông đất đồng trằm, các cụ phải đào chuôm vượt thổ làm vườn trồng dâu và lấy cá tự nhiên Nửa đầu TK XX nghề
ươm tơ thủ công của làng quê đã không còn nhưng người dân nơi đây còn
truyền tụng bài ca dao:
Hỡi cô thắt bao lưng xanh
Có về Xuân Trạch với anh thì về
Làng anh có gốc cây đề
Có giống nước mắt có nghẺ ươm tơ
Do đặc thù đồng trũng nên vào vụ là bà con làm cật lực không tiếc công
sức để tránh mưa bão, muốn được bội thu, bà con rất coi trọng khâu làm đất, cầy sâu, bừa kỹ Vào vụ cấy, thợ cẩy ra đồng từ sớm tỉnh mơ làm cho đến khi
mặt trời lặn mới về, cơm trưa do người nhà đem ra Vào năm trời hạn, nông
dân phải tát nước cả đêm, đồng cao phải tát truyền hai ba đợt Céy chiêm trời
rét cắt ruột, gặt chiêm trời nóng như nung, đồng xa gánh lúa vắt vả, tối đến còn
đập lúa, rũ rơm, xay thóc, giã gạo tất bật Đêm ngủ chưa đầy giấc, xóm làng đã
trở dậy lo cơm nước, lợn gà Câu tục ngữ “Nưồi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm an
com ding” hay “Một ngày hai bữa cơm đèn, còn gì má phần răng đen hỡi
Trang 232
Đồng trầm sâu nước đia nhiều, bà con đi gặt phải chở lúa bằng thuyền nan, gặt bằng hái, đánh gồi cho lượm lúa khỏi chìm Muốn cày cho khỏi lỏi phải cắm vè, đồng chiêm trũng canh tác cực kỳ khó khăn vắt vả Bù lại cho con người nơi đây ở chỗ tôm cá cua ốc rất nhiễu, là nguồn thực phẩm vô củng
quý giá
Ngày nay, trong cuộc sống thanh bình, đất nước trong giai đoạn phát triển
nẻn kinh tế thị trường Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước nói chung và
của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Uy ban nhân dân xã Xuân Canh nói riêng,
dân làng Xuân Trạch đã đoàn kết nhất trí tập trung vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế quê hương góp phần xây dựng đất nước Bằng cách tiếp thu và áp dụng những khoa học - kỹ thuật tiền tiến cho sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt kết qủa đạt được là trong làng đã có 70% số hộ có đời sống khá trở lên,
100% các hộ dân có nhà lợp ngói, xây kiên cố, đường làng ngõ xóm đã được bê
tông hóa, 100% các hộ gia đình có các phương tiện thông tin đại chúng Theo
thống kê mới nhất tháng 12 năm 2012 thì trong làng không có hộ đói, số hộ
nghèo còn 43 hộ, và thu nhập bình quân của người dân là 1.175.000
đ/người/tháng [Lời đíc Phó Chủ tịch xã Xuân Canh Nguyễn Đình Khánh],
Khi đời sống kinh tế được phát triển và nâng cao thì các thiết chế và sinh
hoạt văn hóa - xã hội được dần cải thiện Các di tích lịch sử văn hóa được tu
bổ, nâng cấp Các công trình phúc lợi cũng đã được cấp ủy chính quyển các
cấp quan tâm đầu tư và xây dựng, chính vì thế cuộc sống của người dân ngày
cảng ấm no, đầy đủ, phấn khởi tin tưởng vào chủ chương, đường lối, chính
sách và sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước
“Quá trình hình thành và phát triển của dân làng Xuân Trạch như bao làng
xã khác trên đắt nước Việt Nam, xuyên suốt là sản xuất nông nghiệp là chính,
Trang 24có văn hóa với môi trường tự nhiên của con người Điều này được thê hiện rõ nét trong các sinh hoạt cộng đồng mang đặc trưng của nền văn minh nông nghiệp lúa nước Đây cũng chính là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến phong tục tập quán, tác động đến đời sống văn hóa tỉnh thần của cư
dan làng Xuân Trạch
1.2.3 Đời sống văn hóa
Sống trên một vùng đất cổ, cư dân Xuân Trạch có một bể dày truyền
thống và các sinh hoạt văn hóa dân gian đặc sắc như: hệ thống lễ hội, tín
ngưỡng, phong tục tập quán, trò chơi dân gian rắt phong phú và giàu bản sắc
Cũng như bao làng quê Việt Nam khác nói chung, làng quê Xuân Trạch
có tình đoàn kết gắn bó sâu sắc như ruột thịt trén tinh than “tinh lang nghia
xóm” hay “trong họ ngoài làng” Người dân nơi đây rat giàu lòng mến khách,
một tinh thần luôn luôn vì công đồng, sẵn sảng giúp đỡ nhau trong lúc khó
khăn hoạn nạn, chia sẻ với nhau những buồn vui trong cuộc sống như: trong
làng một gia đình nào có việc lớn như cưới xin, ma chay thì cả làng, cả họ
“at chất lẫn tỉnh than
đều tập trung giúp đỡ cả
Bên cạnh những nét văn hóa độc đáo, những thuần phong mỹ tục tốt đẹp
đó thì làng Xuân Trạch cũng vẫn còn sót lại một số tập tục lạc hậu nhiễu khi
cản trở sự phát triển đi lên của làng, gây đau khổ cho những cá nhân cụ thể 1.2.3.1 Phong tục tập quán
Làng Xuân Trạch còn bảo lưu rất nhiều phong tục cả trong cuộc sống đời
thường cũng như trong các nghỉ lễ tín ngường Một số phong tục đó vẫn còn
được lưu truyền và hiện hữu trong đời sống ngày nay Nhiều phong tục đã mắt đi
Trang 2524
* Tục nộp cheo: Tục cưới khi xưa ở làng có quy định trong hương ước là
lấy vợ lấy chồng phải nộp cheo cho làng Cho có giá trị như giấy kết hôn Nếu
không nộp chèo cuộc hôn nhân coi như vô nghĩa, bị dư luận cho là "iới xù/” Dân gian c6 cau: “Nudi lon chì phải băm bèo, lấy vợ thì phải nộp cheo cho làng”
hoặc “Có cưới mà chẳng có cheo, dẫu rằng có giết mười heo cũng hoài” Nộp
cheo thường nộp bằng mâm đồng, gạch lục để xây đường Cheo nội, áp dụng
cho trai gái trong làng lấy nhau Cheo ngoại, áp dụng cho con gái đi lấy chồng
thiên hạ, thường thì phái nộp cheo nặng hơn cheo nội [4, tr 98, 99]
* Tục tang ma: Trong làng nhà ai có người qua dời, người trong làng đều
đến để cùng gia quyến tổ chức tang lễ cho người quá cố Ban tang lễ được qui định gồm: Đại diện chính quyền, đại diện lớp người cao niên, cùng họ hàng của người quá cố Khi khâm liệm người chết, tang chủ thường mời nhà sư làm lễ
Quan tài được đặt ở gian chính giữa, có con cháu thay nhau túc trực Sau đó,
dòng họ và làng xã đến phúng viếng Thông thường người chết không được để trong nhà quá 4§ tiếng đồng hồ Trong thời gian tổ chức đám ma, tang chủ phải
làm cỗ mời họ hàng làng xóm đến ăn, cỗ càng nhiễu, càng to thì cảng chứng tỏ
nhà tang chủ đông con nhiều cháu, ăn ở phúc đức và thường được nễ trọng
“Trước đây việc ma chay trong hương ước của làng có ghỉ giáp là tổ chức
đảm nhận việc tang lễ cho người quá cố, và nghĩa vụ trả ơn của gia chủ đối với
hàng giáp là một chai rượu trắng với mấy chiếc bánh đa hoặc ít lạc rang dé
uống tại điểm của xóm, hoặc có tiền thù lao cho từng người như một ngày công
của thợ cầy
* Tục kết chạ (hay kết nghĩa) giữa các làng của người Việt nói chung cũng
như của dân làng Xuân Trạch nói riêng là một phong tục tập quán đẹp, mang
tính phổ biến và có ý nghĩa quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần Tục
Trang 26lớn để giúp nhau vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống từ chống hạn hán, chống ngập lụt, chống trả giặc ngoại xâm, đến việc tu bổ xây dựng lại đền, chia, trường học, cho đến giúp nhau trong tô chức hoạt động lễ hội giao lưu
văn hóa
Nói đến tục kết chạ ở làng Xuân Trạch không thể không nói đến tục kết chạ
giữa hai làng Xuân Trạch và Mạch Tràng (một làng thuộc xã Cổ Loa) từ xa xưa
đến bây giờ vẫn còn khá bền chặt Hai làng sẵn sàng giúp nhau trong hoạn nạn khó khăn, chia vui sẻ buồn cùng nhau, khi mùa màng thất bát, giúp nhau thóc
giống, mạ giống Khi đàn anh một làng qua dời (ling nọ gọi làng kia là anh cả, xưng em, không phân định rạch roi ai là anh, ai là em), làng kia có đỗ phúng,
viếng Hai làng thân tình đến nỗi giao ước trai gái hai làng không được lấy nhau, nhưng đến cuối TK XX lệ này mờ nhạt, nên trai gái hai làng đã lấy lẫn nhau
Ngoài ra dân làng Xuân Trạch có một số ky húy liên quan đến thành hoàng
làng được ghi trong “Xa thần ngọc pha bi ky” Dé là những ngày làm lễ kiêng ba mẫu trắng, vàng, tía Không được dùng ba chit “Xa”, “Minh”, “Ngoan”, và trong ngày làm lễ, bên cạnh các lễ vật như xôi, rượu, trâu, bò thì phải có bánh
trôi Đàn bà tuyệt đối không được vào hậu cung của đình
1.2.3.2 Tín ngưỡng - tôn giáo
Tín ngưỡng tôn giáo nói riêng và đời sông văn hóa tâm linh nói chung của
người dân làng Xuân Trạch là vô cùng phong phú Xin được trình bảy một số
tín ngưỡng dân gian tiêu biểu ở làng Xuân Trạch:
* Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên: Một tín ngưỡng quen thuộc và phô biến đối với mỗi người dân Việt Nam Tục thờ cúng tổ tiên ở các gia đình, rồi đến
Trang 2726
giữa hoặc một vi trí đẹp nhất dé lập ban thờ Bàn thờ tổ tiên có bai vi, hương án
và có nhiều nhà có cả hoành phi, câu đối
* Tĩn ngưỡng nông nghiệp: Xa xưa người Việt cỗ có lễ nghỉ nông nghiệp
Bản Thường văn của làng cũng nói đến tục lệ này Đầu TK XX làng Xuân Trạch
vẫn còn sùng bái lễ nghỉ nông nghiệp như: lễ cầu mát, lễ thần nông, lễ lên đồng cất hái, lễ xuống đồng v.v Ở làng, người dân coi trọng nghỉ thức lễ xuống
đồng, một số người đóng vai “Mẹ lúa” đại diện cho cộng đồng làng xóm
~ Lễ xuống đồng
Lễ xuống đồng thường được tổ chức vào thượng tuần tháng năm âm lịch
Hội đồng chức sắc trong làng chọn lấy một ngày mở đầu cho vòng trồng cấy
của một năm để làm lễ xuống đồng, chọn ra một ông chủ tế, lễ của giáp nào
giáp ấy sửa, lễ thường có xôi, gà, trầu cau, rượu, kèm theo một vài bó mạ Mỗi
giáp chọn một phụ nữ trung niên đảm đang việc đồng áng đóng làm “Mẹ lúa” Từ mờ sáng, ông chủ tế nổi ba hồi trống, cl
te gọi lỄ, các giáp mang lễ ra
đình và mang lễ ra thửa ruộng đã được ấn định làm đắt kỹ càng, đặt lễ ở góc
'bờ Các vị chức sắc cùng ông chủ tế làm lễ cáo yết thành hoàng rồi kéo nhau ra
ruộng Họ đứng trên bờ nhìn về hướng đông, thắp hương, nến rồi lễ khấn Ông
chủ tế nói lời câu ước rất mạch lạc, khúc chiết:
Kink lay can khôn Cho làng cây mạ “Xanh mượt như dâu
Lúa tốt ngang đâu
“Sai bông tru quả Mưa thuận gió hòa
Trang 28Lúa về Xuân Trạch
Năm nay bội thụ
Déin lang no dm
Những người đóng vai “Me hia” déng thanh dap “o” mét tiéng Sau 46
nhing “Me lua” 16i xuống ruộng và cấy những bó mạ của mình Mọi người đứng trên bis ho reo mimg “Me hia” céy giỏi, cấy đẹp cho làng được mùa 'Chiêng trống đánh dồn dập như thúc giue “Me fia” nhanh tay, không khí ằm
vang náo nhiệt cả cánh đồng Khi những dảnh mạ cuối cùng cấy xong, ông chủ
tế mang một cây nêu cắm vào giữa khoảnh lúa mới cấy Cây nêu là một cành
tre nhỏ có dủ lá ngọn, trên cây treo hai sợi lạt núc săn cuộn tròn (hai sợi lạt núc
là biểu tượng cho việc nhỏ mạ cấy, dùng lạt đó chuyển mạ ra ruộng cấy) Cây nêu là thông điệp báo cho dân làng biết rằng: Lễ xuống đồng đã hoàn tất, mọi người được phép trồng cấy tại ruộng nhà mình
'Cây nêu cắm xong, một hồi trống đĩnh đạc nỗi lên thu quân Đồng thời mọi
người thì nhau tế nuée vio “Me lúa ” với hàm ý cầu cho “Me lia” mat mé, mura thuận gió hòa Cổ cúng của giáp nào giáp ấy mang về thụ lộc cùng “Mẹ lúa”
Cây mạ thực cùng với sức mạnh sinh lực, ý chí của con người, tạo
nên một cánh đồng rập rờn sóng lúa, xanh tốt mượt mà, khiến người
nông dân ở đây tin rằng con người có cầu xin các thể lực siêu nhiên
là có được sự ấm no, một mùa màng bội thu Âu đó cũng là một lòng
tin sâu sắc của nhà nông với nghỉ lễ xuống đồng [4, tr 251 - 252] ~ LỄ cẦu mát
Hàng năm cứ vào ngày mùng 10 tháng tư âm lịch là dân làng Xuân Trạch
Trang 2928
trước cửa đình, sau khi rước và làm lễ thì mang hóa tại hồ hóa mã Tục lệ này nhằm mục đích cầu cho mưa thuận gió hòa, tạo niềm tin cho mọi người về một cuộc sống thanh bình, tốt đẹp của những người dân một nắng hai sương
Moi nghi lễ nông nghiệp là hình thức cầu phúc thần nghề nông, biểu lộ lòng
khát khao một năm được mùa, đê dân làng được no ấm, bình yên và hạnh phúc
Đó cũng là một nét văn hóa tâm linh của người dân làng Xuân Trạch nói riêng và của cư dân nông nghiệp các vùng miền trên đắt nước Việt Nam nói chung
lang Xuân Trạch, có nhiều người theo Phật giáo và dấu ấn Nho giáo
cũng rõ Phật giáo ở làng được thể hiện với không gian chính là chùa làng Nếu như bên đình là nơi đàn ông có tiếng nói và thể hiện vai trò quan trọng của mình, thì bên đền và chủa chính là điểm lui tới và sinh hoạt tín ngưỡng của phụ nữ trong làng Đối với Nho giáo thì không gian tin ngường này chính là khu
văn chỉ của làng, là nơi thờ đức Khổng Tử, các vị tiên hiển, và các bậc khoa
bang trong làng Hằng năm cúng vào các dịp xuân tế, thu tế gọi tắt là xuân thu
nhị kỷ
Những tín ngưỡng tốt đẹp đã góp phần tạo thành các phong tục truyền
thống tốt đẹp, tiêu biểu là sự đoàn kết cộng đồng mà đỉnh cao là lễ hội truyền
thống của làng được duy trì hàng năm Đây chính là điểm hội tụ những tỉnh hoa vvan hóa tỉnh thần của nhân dân làng Xuân Trạch
1.2.3.3 Một số di tích kiến trúc cỗ của làng
* Chùa làng
Người dân nơi đây kể lại rằng, trước kia chủa làng tọa lạc trên cơ đê phía
bên sông (gọi là chùa Ngoài) đối diện với xóm Soi (đã trình bày ở phần trên)
Kiến trúc của chùa kiểu chữ đình (T) hai gian hậu cung, ba gian hai đĩ tỉ
'Về sau có nhiều phật tử công đức dân làng xây nên ba gian chùa nhỏ, mang tên
Trang 30là Nhị Hà) đổi dòng làm cho cơ đê sói lở, chùa Ngoài được di chuyển sang bên
đồng, dựng lên khu đất cao sát đường rồng mang tên “Thanh Vân tự” dân làng gọi nôm na là chùa Trong từ day
Khuôn viên của chùa Trong là khu đất cao, thống đăng, khơng xa làng mà
cũng không gần làng Chùa nhìn hướng Nam, trước mặt là sông Đuống, sau lung
là dãy Tam Đảo của miễn trung du rộng lớn Đường rồng uốn lượn trước chùa
rồi cuộn vào làng, khuôn viên chùa là các bãi cao rải rác, quanh than rồng là mây
xanh nên các cụ đặt tên chùa là Thanh Vân tự Chùa rộng 2000m” xây theo
kiểu chữ đinh, nhà thượng điện nối thẳng vuông góc với bái đường Thượng điện là ba gian nằm dọc Bái đường năm gian hai dĩ nằm ngang, chùa có nhiều bia lưu
canh công đức, nhưng tiếc rằng không có bia nào ghỉ ngày tháng làm chùa Tộc
phả họ Nguyễn Đắc chép: “Cụ Phúc Đĩnh mắt ngày 22 tháng chạp Kỷ ti, Gia Long 7(1809) táng tại xứ đầu chùa Trong” Vậy các vị bô lão trong làng suy ra chùa Trong có thể có từ thế kỷ XVIII hoặc đầu thế kỷ XIX [4]
Chính điện còn gọi là Thiên hương Tại đây bày nhiều tượng Phật đặt
nghiêm trang trên bệ xây, bệ trên cùng đặt tượng tam thế, Đây là ba pho
tượng có kích cỡ bằng nhau, hình dáng giống nhau, ngồi trên tòa sen, tương
trưng cho Phật mười phương ở ba đời: Quá khứ - Hiện tại - Vị lai
Lớp thứ hai (từ trên xuống) là tượng A - Di - Đà - Tam - Tôn, gồm có
đức A - Di - Đà ở giữa, hai bên là Bồ tát Quan Thế Âm và Đại Thế Chí, hai tượng này nhỏ hơn tượng phật A - Di - Da
Lớp thứ ba là tượng thế tôn đức Thích Ca Mâu Ni, hai bên có tượng Văn
Thủ va Pho Hién Bồ Tát đứng trên tòa sen, tượng trưng cho chan ly trong
sạch và vững chắc
Trang 3130
nhỏ đáng đứng, một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đắt, trên mây có các vị
Bồ Tát và Chư thiên nhã nhạc Bên trai tượng Cửu Long là tượng vua Đế
Thích, bên phải là tượng Đại Nam Thiên Vương, cả hai vị đều ngồi ngai và
mặc y phục hoàng đề
'Qua bốn lớp tượng trên cho thấy nơi phật giáo theo phái Đại thừa Ngoài
các pho tượng Phật nơi bàn thờ Phật còn có các đồ thờ như: bát hương, đèn, nến, mỡ, chuông
Năm ngang trước mặt thượng điện là nhà bái đường Nơi đây là chỗ các
tăng ni tụng kinh và các tín đồ tới lễ Phật Nhà bái đường cũng có các tượng và
các ban thờ Bên tả bái đường có ban thờ Đức Ông mặt đỏ, chính là thổ thần ngôi chùa còn gọi là Đức Chúa, cạnh ban thờ Đức Ông có ban thờ Long Thần
tức Long Vương đã quy y phép Phật Bên hữu bái đường có ban thờ An - Nan -
Đà Tôn Giá còn gọi là Thanh Tăng, một vị đại đệ tử của đức Phật Thích Ca
Chia Trong chưa có hành lang thờ Thập bát La Hán, chưa có tăng đường (tức
nhà Tổ), chưa có nhà hậu để thờ những người làm hậu, chưa có tăng phòng và phương trượng để tăng ni ở và tiếp khách, chưa có tam quan chùa Tuy rằng chùa được xây dựng khá sớm, song dân còn nghèo nên chưa đầy đủ như quy mô kiến trúc thời Lý - Trần Năm 1948 giặc Pháp bắt dân ta phá chùa để cho
chúng lấy gạch xây bốt ở làng Vạn Lộc, sau nhiều năm đến năm 2000 nhân dân
trong làng mới lại quyên góp tiền của để làm lại chùa, đến nay chùa vẫn đang
được tiếp tục xây dựng thêm các khu mới còn thiểu
Di vật trong chủa hiện đang lưu giữ là Chuông đồng đúc năm Thiệu Trị
thứ 6 (1846) là quả chuông của chủa, chế tạo tại bản xã ngày 22 tháng I1 năm Bính Ngọ (1846) ghi họ tên của một số người công đức cúng tiền
Trang 32* Miéu lang
Miếu nằm ở phía sau đình đằng đông, khởi thủy xây ngôi miếu ba gian để thờ đích mẫu của thành hoàng Khi có đền thờ Mẫu thì ngôi miếu nảy dùng để
thờ Thổ Công Những người gửi hậu cũng được thờ ở day do vay còn được goi
là Miếu hậu (những người không có con trai nối dõi, hoặc những người không
có con cái, cuối đời họ có thể gửi tiền bạc, ruộng vườn vào đây để nhờ cộng đồng hương khói cho gọi là gửi hậu) Miếu được bai trí rất đơn giản, một ban
thờ ở trên, bên dưới có bệ bằng xi măng để hương hoa đồ lễ * Nha tho ho
Quan niệm của người Việt cô thì chết không phải là hết, mà chết có nghĩa
là chỉ chết phần xác, còn phần linh hồn vẫn còn và họ có thể phù hộ độ trì cho
con cháu, đó là cơ sở cho việc hình thành tín ngường thờ cúng tổ tiên Trải qua hàng nghìn năm lịch sử tiến hóa, văn hóa thờ cúng được trân trọng hơn, người
ta đã lập nhà thờ họ
Ở làng Xuân Trạch có nhiễu dòng họ làm được nhà thờ, và đương nhiên là phải đa đỉnh mới làm được nhà thờ như: nhà thờ họ Nguyễn Đình, nhà thờ họ Đào Khắc, nhà thờ họ Nguyễn Đắc, nhà thờ họ Lê Xuân dù to hay nhỏ
đều trang nghiêm thành kính Nhà thờ thường được thiết kế ba gian hai dĩ,
hoặc một gian hai dĩ Nội tự có ba ban, ban trung tâm thờ Thủy tổ, hai ban tả hữu thở cô tổ, mãnh tổ và những người gửi hậu Nhà thờ nảo cũng có bia ghi
nguồn gốc và sự phát triển của dòng họ, có hoành phi, câu đối, đồ tam sự, ngũ sự, long khám, nhà thờ nào cũng sắm sửa đầy đủ tạo nên một không gian văn
hóa thành kính với tổ tiên Tương truyền về tục cất nóc nhà thờ ở làng là rất
quan trọng và uy nghiêm Cả họ cử một cụ già còn song toàn (có khi là cụ trưởng họ) áo dài, khăn đóng đều màu đỏ Thắp hương lễ bái tổ tiên xong, chờ
Trang 3332 là đại cát Chiếc áo đài đỏ mặc khi cất nóc được cắt nhỏ thành từng mảnh, chia cho mọi nhà mang về khâu túi “am ròng” đeo vào cổ cho trẻ nhỏ để lấy khước lộc tổ tiên
Hằng năm, các nhà thờ họ đều duy trì việc cúng giỗ, vừa là để những người trong họ được gặp nhau, ôn lại truyền thống tốt đẹp của gia tộc, nhắc nhở, giáo dục con cháu học hành tiến bộ, giúp nhau trong cuộc sống và làm
tròn nghĩa vụ với dòng họ, làng mạc, quê hương và đất nước
(xem phụ lục 7, ảnh số 54, 55 tr 185)
* Van chi
Văn chỉ để thờ đức Không Tử, các vị tiên hiển, và các bậc khoa bảng
trong làng Hàng năm cúng vào các dịp xuân tế, thu tế Văn chỉ của làng được
xây ở phía Tây của làng còn gọi là đàn thờ lộ thiên, các ban thờ đều xây bằng
gạch không có gỗ Tương truyền văn chỉ có ba lớp: Lớp trong củng thờ Không Từ, ở giữa có bài vị khắc bốn chữ “ Chí Thánh Tiên Sư” trước bài vị
là bát hương, hai bên cột có câu đối Lớp thứ hai có ba ban, ban giữa thờ Chu
‘Van An, Han Thuyên Ban hữu thờ người làng đỗ trung khoa (cử nhân), hoặc
người làm quan từ thất phẩm trở lên Ban bên tả thờ người đỗ tiểu khoa (tú
tài) hoặc làm quan từ bát, cửu phâm Việc phân loại các ban như trên gọi là
liệt tự nghĩa là liệt hạng để thờ phụng Lớp thứ ba là bái đình (sân để đứng,
cúng), những hào mục, tông lý, các ông đồ cũng được mời về phối hưởng khi cúng tế Trước và sau khi thi người ta đều sửa lễ ở văn chỉ để tạ ơn và cầu may Ngày nay do ảnh hưởng của nền văn hóa tây phương, người ta không cúng tế nữa, nhưng ở làng vẫn duy trì được hội đồng môn để giỗ thầy học hằng năm Chỉ tiếc rằng khu văn chỉ của làng đã bị phá mắt từ nhiều năm nay
Trang 34* Giống làng
Nơi thờ tự của người Việt thường hay xây giếng dé làm thủy gương,
không đâu là không có Thủy gương còn có tác dụng làm giếng nước ăn Khởi
thủy giếng của làng là giếng tròn, đào ngay trước cửa đình, có diện tích
khoảng 200m” Trên bờ sát đường cái trước đình xây một bể hóa mã, một
cạnh dài hóa mã là chiếc bình phong cuốn thư (bình phong còn gọi là Hãn môn hoặc Tắc môn) dân ta thường gọi là hóa mã bởi hai thứ được thiết kế phối hợp, mục đích chính của thiết kế này là Hăn môn Tương truyền, vì có trẻ nhỏ ngã xuống giếng nên biến đổi thành ao, tục gọi là ao đình, lúc này giếng được chuyển ra sát công làng, cạnh gốc đề cỗ thụ Giếng đào hình vuông, lúc đầu nhỏ vài năm sau được mở rộng tới hơn nghìn mét Giữa giếng
có mạch nước ngầm, bởi vậy mà giếng quanh năm không cạn Nước giếng
làng trong và ngọt nhất vùng Tên chữ là Phương tỉnh (giếng vướng), dân gọi nôn na là giếng làng Đặc biệt, chỉ có nước giếng làng ươm tơ mới vàng óng, nước ao hoặc nước giếng đông không ươm được tơ, nên Phương tỉnh là giếng quý của làng Cây đề bên bờ giếng không rõ trồng từ thế kỷ nào mà cành lá xum xuê, thân cây to ba bốn người ôm không xuê Trong gốc cây có nhiều bình vôi - tịnh cắm trâu, bò buộc ở đó làm ô nhiễm nguồn nước của làng [4]
(xem phụ lục 7, ảnh số 39 tr 177) * Cổng làng
Làng Xuân Trạch có hai công chính Cổng trước làng hướng Tây Nam (bát
quái gọi là Khôn) Công sau làng hướng Đông Bắc (bát quái gọi là Cấn) Theo
sách phong thủy thì tượng của Càn là Trời (+), tượng của Khôn là Dat (-) Trời là
cha, Đất là mẹ,
Cổng Cái (xem Kinh dịch của Ngô Tắt Tố, Nguyễn Hiến Lê, nhà xuất bản Văn học, tr 195 - 390) Công trước đền không được hướng, nên các cụ lấp đi, sau
Trang 35
34
thành tên Cổng lấp chỉ dùng đi làm đồng cho tiện mà thôi Các công việc quan trọng phải đi Cổng Cái, với quan niệm đi Cổng Cái mới gặp bạn, gặp tiền, gặp
may và thành đạt, còn lúc về thì về đẳng Công Cấn vì Công Cấn có tình nồng
hậu, yêu thương Công Cái làng kiến trúc hình chữ nhật đứng, cửa vòm, hai bên
công hình tứ trụ Phía bên mặt ngoài nhìn vào khắc ba chữ đại tự Khôn - Cắn -
“Cát Dòng lạc khoản ghỉ: “Thành Thái ngữ niên” tức năm Qui tị 1893, hai cột có
ối khắc chìm Công hậu (hay Công Đông) cũng hình hộp đứng, nhưng nhỏ
hơn Công Cái Vào năm 1960 hai cổng này bị phá di, năm Canh Thìn (2000) gia đình ông Nguyễn Đình Nho đã hảo tâm công đức cho làng cổng mới to đẹp như câu,
ngày nay, còn Cổng Hậu thì vẫn còn vắng bóng Cổng mới của làng được xây trên nền cơng cđ, xây dựng theo mẫu cổng cô của làng Đình Bảng tỉnh Bắc
Ninh, phía trên vẫn giữ ba chữ đại tự Khôn - Cần - Cát
(xem phụ lục 7, ảnh số 3 tr 177) 1.2.3.4 Các ngày lễ trong năm
Tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên cũng như thực tế của từng mia, từng
năm mà dân làng tô chức lễ tết với quy mô khác nhau Riêng hội làng thì năm
nảo cũng mở hội và mời tắt cả bà con thập phương đến dự Trong năm, người
dân làng Xuân Trạch thường tổ chức nhiều lễ tết khác nhau đó là:
~ Tết Nguyên đán ‘Tir ming 1 dén ming 3 thang giéng ~ Lễ thưởng hoa Ngày mùng 4 tháng giêng
~ LỄ mở hàm sắc "Ngày mùng 8 thánh giêng
- Tết Thượng nguyên : Rằm tháng giêng
~ Lễ bốc giao Ngày 15 tháng hai
Trang 36= Lau dé tho: Ngày mùng 4 tháng ba
~ Lễ chiều y Ngày mùng 6 tháng ba
~ Hội làng 'Từ ngày mùng 8 đến ngày 13 tháng ba
Trong đó: Ngày mùng § lễ rước nước, ngày 9 lễ tư văn tắm thánh, ngày 10
ngày hội chính (ngày sinh Thánh) làm lễ tế, ngày 11 chứa lão (các cụ ông), ngày 12 chạ 4 ông lình, ngày 13 hội chư bà ( các cụ bà bên đền) Ngoài ra còn có các cuộc thi, các trò chơi dân gian v.v
ết Trung nguyên "Ngày 15 tháng bảy (vào ngày này làng
cũng tổ chức Lễ mừng đại vương thăm hỏi dân tình)
~ Tết Trung thu Ngày 15 tháng tám
~ Thánh hóa Ngày 10 tháng tám
~ Lễ Trường cửu Ngày mùng 9 tháng chín
~ Lễ Song thập : Ngày mùng 10 tháng mười (hay lễ cơm mới, đây cũng là ngày lễ lên đồng (tín ngưỡng nông nghiệp) của
an lang)
- Lễ mừng Ngày mùng 2 tháng mười một
~ Lễ Hạ nguyên Ngày 15 tháng chạp
- Lễ Táo thần "Ngày 23 tháng chap
Tắt cả các dịp lễ tết trên đều được tổ chức theo âm lịch 1.3 Truyền thuyết và nguồn gốc lễ hội
Lễ hội truyền thống làng Xuân Trach gắn liền với sự tích về hai mẹ con
thành hoàng làng, để tìm
một cách thấu đáo về lễ hội đã trở thành phong
Trang 3737
làm lễ bái lậy mà không nâng được vật lạ đó lên Bà đứng lên mà nói rằng:
“Long thần nêu có thấy ta thì hãy tự ra ngay ” Một lúc sau tượng bỗng tự tan
ra, nhân dân cho đó là sự lạ thấy quanh bà có mùi hương thơm ngắt, lòng,
bàng hoàng bà hồi triều trở về cung điện Đêm ấy, bả mộng thấy có một người đến trước mặt mình, bà hỏi: từ đâu tới ? người đó trả lời rằng: “Thần là Long thần nay thiên đình sai xuống đề làm con bà" Từ đó bà mang thai đến năm Ất sửu ngày mùng 10 tháng ba, bà sinh được cậu con trai dung mạo tuấn vĩ
hơn hẳn người thường, đặt tên là Minh Lang Lên sáu tuổi đã có tải bắn giỏi
như thần được vua cha vô cùng yêu quý khen ngợi rằng: “Con thứ năm của ta
được trời phú cho tài trí quả đâu phải như kẻ tầm thường ”, và đặt tên cho là
Xa Thần Quốc Lang Khi ngài lên tám tuổi, thiên hạ có dịch bệnh lớn, vùng
Xuan Trach tụ nhiều khí độc, nhiều người mắc bệnh bèn tâu lên triều đình Xa
Thần Quốc Lang truyền cho nhân dân ở đây lập đàn tràng thân hành lễ cứu
được dân làng khỏi bệnh dịch Dân làng Xuân Trạch qua cơn hiểm họa phục hồi và nhanh chóng mở mang phát triển bản quán thành nơi trù phú đông vui
Thấy ân tình của Xạ thần với bản trang sâu nặng, vua liền phong ấp cho chàng ở trang Xuân Trạch cho hưởng phúc thần thờ cúng về sau Khi Nghị Vương, mắt truyền ngôi có thái tử Hùng Duệ Vương Hùng Duệ Vương sinh được 20 hoàng tử và sáu công chúa nhưng tắt cả đều lần lượt quy tiên, chỉ còn lại hai nàng, một nàng gả cho Chử Đồng Tử, còn một nàng gả cho Tản Viên sơn thánh Khi ấy ở vùng Ai Lao có người họ Thục tên Phán (bộ chủ thuộc bộ Âu
Việt) được phân trị ở đất Ai Lao, nghe tin Duệ Vương tuổi cao, không có con
trai nói đõi nên cắt quân sang xâm chiếm cướp ngôi nhà Hùng Ngài theo lệnh
nhà vua thống lĩnh đội quân cùng với Tản Viên Sơn Thánh cự chiến với quân
Thục Xạ thần giữ vững Mộc Châu dùng tài bắn của mình đánh tan quân
Trang 38tháng hai dân làng làm lễ lớn mừng ngài chiến thắng Ngài ra ngoài ban thưởng tiền, vàng cho nhân dân khắp nơi sau đó ngài trở về Kinh thành Ngày mùng 10 tháng tám, sau khi ngài tắm rửa trở về nội phủ Bỗng nhiên trời đất tối sằm, trên trời vang lên ba tiếng, ngài trở về trời Mọi người làm lễ táng ngài trong kinh thành Triều đình gia phong mỹ tự để thờ phụng muôn đời, hưởng hỏa mãi mãi, cùng đất nước trường tồn với thời gian Phong cho ông là
* Xa Thần Quốc Cao Minh Sơn Thánh Chủ” Bản than tích của làng còn ghi
ngài được nhiều triều vua sau nay ban sắc phong với nhiều mỹ tự, duệ hiệu và
sự hiển linh âm phù cho non sông
(xem phụ lục 2, bảng thần tích tr 129-137)
Sự thiêng hóa ấy không chỉ nằm trong phạm vi của một làng quê mà còn ảnh hưởng sâu rộng theo cả thời gian và không gian của các triều đại bằng việc thông qua hệ thống thần tích, sắc phong cảng tăng thêm lòng tin vé sự lỉnh thiêng của dân làng vào vị thần mà họ thờ phụng Hiện nay, ở đình làng,
“Xuân Trạch còn lưu giữ được 11 sắc phong của các triều đại khác nhau (xem phụ lục 5, các đạo sắc phong cho thành hoàng ảnh số 1 đến số 11
tr 158-161 Phụ lục 3, bản phiên âm, dịch nghĩa tr 139-147)
‘Theo c6 lệ của làng hội làng được tổ chức trong năm ngày từ ngày mùng, 8 đến ngày 13 tháng ba, vào ngày mùng 10 tháng ba là ngày hội chính theo
như ngày giỗ tổ Hùng Vương Với điểm nỗi bật là lễ rước nước Tuy nhiên đến nay ngày hội và các kỳ lễ của làng không được tổ chức dài ngày và nhiều nghỉ lễ như xưa nhưng vẫn được dân làng ghi nhớ và tổ chức đều đặn hàng
năm Lễ hội cũng là nét văn hóa đặc trưng của nhân dân làng Xuân Trạch Có một thời gian dài do chiến tranh kéo đài và do nhiều yếu tố khách
quan và chủ quan khác mà lễ hội làng bị dán đoạn không được tổ chức Lễ hội
Trang 3939
làng đón nhận Bằng Di tích Lịch sử văn hóa đình, đền làng Xuân Trạch của
Bộ văn hóa thông tin cấp năm 1996 Lễ hội được khôi phục đáp ứng được
nguyện vọng của người dân làng, góp phần làm phong phú đời sống văn hóa
tinh than cua nhân dân
1.4 Không gian và địa điểm diễn ra lễ hội
Lễ hội truyền thống làng Xuân Trạch diễn ra là dé tưởng nhớ hai mẹ
con vi thành hoàng làng, với mục dích tưởng nhớ công dức của thành hoàng trong việc giúp dân làng qua cơn dịch bệnh, làm cho mùa màng tươi tốt, nhân
dân no ấm, và ngài có công dẹp giặc giữ yên bờ cõi Đồng thời, tưởng nhớ tôn
vinh người đã sinh ra vị thành hoàng là người bản quán có công cùng ngài
giúp dân làng và đất nước
Lễ hội cũng là địp để người dân nơi đây cầu xin và bày tỏ nguyện vọng
được phù hộ độ trì cho mưa thuận gió hòa, mùa màng, cây cối tốt tươi, người
và vạn vật đều được bình yên Để có lễ hội truyền thống tồn tại đến ngày nay,
nhất thiết phải có một không gian văn hóa diễn ra lễ hội ấy Không gian chính
của lễ hội là đình và đền của làng Đây là nơi diễn ra mọi nghỉ lễ thờ cúng và
liên quan trực tiếp đến lễ hội
1.4.1 Đình làng
Đình làng là nơi thờ phụng thành hoàng, song cũng được dùng làm nơi hội
họp của dân làng, để giải quyết việc chung của dân làng Đình vốn có từ xưa, căn
cứ vào truyền khẩu và trang trí kiến trúc cũng như các cổ vật của đình có thể nói
đình đã được xây dựng từ thời Hậu Lê Đình được xây dựng hai lần
Qua truyền khẩu thì ngôi đình đầu tiên được khởi dựng ở gần với chân
đê (người ta không biết chính xác được xây dựng vào năm nảo), với địa danh là đình Khiếm Lúc đó ngôi đình còn làm chái cuốn đao cong đồ sộ và cũng
Trang 40nên đình và đền cũng được chuyên về trung tâm làng, dân làng gọi là huyệt
điểm minh đường của làng Lần khởi công này vào nhị thập cửu nhật, mạnh
đông, Tự Đức nguyên niên (tức 29-10, Mậu Thân 1848) và khánh thành vào
nhị thập nhị nhật, trọng đông, Tự Đức tứ niền (tức 21-1 1, Tân Hợi 1851), phải
mắt 5 năm đình mới xây dựng xong Kiến trúc của đình có sự tu bồ lại thu hẹp bỏ chái và đao, sàn của đình được làm bằng sàn gỗ suốt từ trong ra ngoài, duy
chỉ có trung tâm, nơi cử hành tế lễ thì lát gạch Đến năm 1941 sàn gỗ của đình
bị hỏng đã được bỏ di, lát gạch hoa gian giữa (loại gạch men Hưng ký) Gian
trung tâm kiến trúc thấp xuống một bậc để tôn cao chỗ ngài ngự, và với quan niệm khi đội hình chấp sự dẫn lễ vào hậu cung thì ai cũng phải ngước trông
lên, tạo một vị thế của ngài cao vời vợi, anh linh tăng thêm sự cung kính với
thành hoàng Những năm gần đây đình được nhiều lần thay xà, đảo ngói, chữa
dot v.v [12, tr 31-32]
Làng quy định không ai được làm nhà án ngữ trước cửa đình, không,
được làm chuồng trai gia súc, gia cằm gần đình gây mùi xú uế, ảnh hưởng đến
không gian tỉnh kiết của đình
“Trước đình ngoài sân gạch có án ngữ một cổng nghỉ môn lớn rồi mới ra đến đường làng chạy ngang Cổng nghỉ môn làm lối tứ trụ, các trụ xây cao,
cổng giữa có làm mái bờ nóc đắp lưỡng long chầu nguyệt cách điệu, giản đơn
cùng các hoa văn trang trí điểm xuyết Hai trụ giữa cao, có đắp cuốn chúp trên