Luận văn Giá trị văn hóa ngôi nhà truyền thống của người Mạ, huyện Bảo Lâm tỉnh Lâm Đồng nghiên cứu khát quát cơ sở lí luận địa bàn vs tộc người Mạ; nghiên cứu ngôi nhà truyền thống và những giá trị văn hoá trong đời sống người Mạ; từ đó có thể bảo tồn và phát huy giá trị nhà truyền thống của tộc người nghiên cứu.
Trang 1
BQ GIÁO DỤC VA DAO TAO: _ BO VAN HOA, THE THAO VA DU LICH
TRUONG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HA NỘI 3t g tư
NGUYÊN XUÂN DŨNG
GIA TRI VAN HOA NGOI NHA TRUYEN THONG NGUOI MA HUYEN BAO LAM, TiNH LAM DONG
Chuyên ngành: Văn hóa học Mã số : 6031 06 40
THAC Si VAN HÓA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS,
HÀ NỘI - 2013
Trang 2LOI CAM ON
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi xin chân thành cảm ơn Ban
giám hiệu trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Phòng Đào tạo sau đại học, quý thầy cô đã tận tình dạy dỗ, truyền thụ kiến thức bổ ích cho tôi trong suốt quá
trình học tập ở trường và thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp
Đặc biệt tôi xin tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS Lê
Ngọc Thắng - người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp
Qua day tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban lãnh đạo Bảo tàng Lâm
Đồng, Thư viện tỉnh Lâm Đồng, Cục thống kê Lâm Đồng, UBND và bà con cô bác ở xã Lộc Bắc, Lộc Bảo và Lộc Tân, huyện Bảo Lâm tỉnh Lâm Đồng đã nhiệt tình giúp đỡ tôi, cung cấp thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong suốt thời gian đi điền dã tại địa phương
Đồng thời xin cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã động viên,
giúp đỡ cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn
Tran trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 09 tháng 05 năm 2013 TAC GIA
Trang 3CONG HOA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập ~ Tự do ~ Hạnh phúc
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Lê Ngọc Thắng Những nội dung trình bày trong luận văn là kết quả nghiên cứu của tôi, đảm bảo tính trung thực và chưa từng
được ai công bố dưới bắt kì hình thức nào Những chỗ sử dụng kết quả nghiên
cứu của người khác đều được trích dẫn rõ ràng Tơi hồn toàn chịu trách
nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này
Hà Nội, ngày 09 thắng 05 năm 2013
Trang 5MỤC LỤC MO DAU Chương 1: KHÁI QUÁT CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỊA BÀN VÀ TỘC NGƯỜI NGHIÊN CỨU 1.1 Khái quát cơ sở lý luận
1.1.1 Quan niệm về văn hoá và giá trị văn hoá 16
1.1.2 Quan niệm về nhà truyền thống wT
1.1.3 Quan niệm về giá trị văn hóa nhà truyền thống "M 1.2 Khái quát điều kiện tự nhiên - xã hội huyện Bảo Lâm 1.2.1 Về tự nhiên 20 1.2.2 Về xã hội 21 1.3 Khái quát về người Mạ ở huyện Bảo Lâm 1.3.1 Quá trình lịch sử ¬ 25 1.3.2 Địa bản cư trú và phân bố dân cư 27 1.3.3 Hoạt động kinh tế 29 1.3.4 Về văn hoá 33
Chương 2: NGÔI NHÀ TRUYÈN THÓNG VÀ NHỮNG GIA TRI VAN HOÁ TRONG ĐỜI SÓNG NGƯỜI MẠ
2.1 Ngôi nhà truyền thống của người Mạ
2.1.1 Các loại hình nhà truyền thống 44
2.1.2 Quy trình dựng nhà truyền thống của người Mạ 48
2.1.3 Kết cấu các bộ phận chính của ngôi nhà 55
2.1.4 Cách thức bài tri va không gian sống 66
2.2 Giá trị ngôi nhà truyền thống người Mạ
2.2.1 Giá trị vật chất của ngôi nhà 1
2.2.2 Ngôi nhà - nơi thể hiện nếp sống gia đình và quan hệ xã hội 74 2.2.3 Nhà - nơi thể hiện, bảo lưu những tập quán truyền thống 78
Trang 62.2.5 Nhà - Không gian văn hóa tâm linh 85
Chuong 3: BAO TON VA PHAT HUY GIA TRI NHA TRUYEN
THONG CUA NGUOI MA O HUYEN BAO LAM, LAM DON
3.1 Thực trạng và xu hướng phát triển của nhà truyền thống người
Mặ hiện nay
3.1.1 Thực trạng nhà truyền thống của người Mạ hiện nay 88 3.1.2 Sự tiếp biển và xu hướng biến đổi của ngôi nhà truyền thông
người Mạ 9
3.1.3 Những vấn đề đặt ra hiện nay với ngôi nhà truyền thống 101 3.2 Bảo tồn ngôi nhà truyền thống người Mạ ở Bảo Lâm, Lâm 105 thống người Đồng 3.3 Phát huy giá trị văn hóa trong ngôi nhà truyề Mỹ ở huyện Bảo Lâm tỉnh Lâm Đồng, KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC MỤC LỤC Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Lịch sử nghiên cứu vấn đề
| Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề t
Phương pháp nghiên cứu đề tài
Đồng góp của luận văn
KHÁI QUÁT CƠ SỞ LÝ LUẬN DIA BAN VA TOC NGUOI NG
1.1, Khái quát cơ sở lý luận
Trang 71.1.2 Quan nigm vé nha truyén thống —
1.1.3 Quan niệm về giá trị văn hóa nhà truyền thông
1.2 Khái quát điều kiện tự nhiên - xã hội huyện Bảo Lâm 1.2.1 VỀ tự nhiên 1.22 VỀ xã hội 1.3 Khái quát về người Mạ ở huyện Bảo Lâm 1.3.1 Quá trình lịch sử 25 1.3.2 Địa bàn cư trú và phân bố dân cư 27 1.3.3 Hoạt động kinh tế 29 1.3.4 Về văn hod 3 Chương 2 NHÀ TRUYỀN THÓNG VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ
VAN HOA TRONG DOI SONG NGUOI MA
2.1 Ngôi nhà truyền thống của người Mạ
—
2.1.1 Các loại hình nhà truyền thong 44
2.1.2 Quy trình dựng nhà truyền thông của người Mạ 48 2.1.3 Kết cầu các bộ phận chính của ngôi nhà 5s 2.1.4 Cách thức bài trí và không gian sông 66 2.2 Giá trị ngôi nhà truyền thông người Mạ TÚ
2.2.1 Giá trị vật chất của ngôi nhà 1
2.2.2 Ngôi nhà - nơi thể hiện nếp sống gia đình và quan hệ xã hội 74 2.2.3 Nhà - nơi thể hiện, bảo lưu những tập quán truyền thống 78 2.2.4 Nhà - công trình thể hiện trình độ ky thuật tộc người 82 2.2.5 Nhà - Không gian văn hóa tâm linh 85 Chương 3
BẢO TÒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ
Ở HUYỆN BẢO LÂM, LÂM DON
3.1 Thực trạng và xu hướng phát triển cũa nhà truyền thống người Mạ
hiện nay ne 8B
3.1.1 Thực trạng nhà truyền thống của người Mạ hiện nay 88
3.1.2 Sự tiếp biển và xu hướng biễn đổi của ngôi nhà truyền thông người Ma
3.1.3 Nhung van đề đặt ra hiện nay với ngôi nhà truyền thông,
3.2 Bảo tồn ngôi nhà truyền thống người Mạ ở Báo Lâm, Lâm Đồng
3.3 Phát huy giá trị văn hóa trong ngôi nhà truyền thống người Mạ ở
huyện Bảo Lâm tỉnh Lâm Đồng
ET LUAN
TÀI LIỆU THAM KHAO PHY LUC LUẬN VĂN
Trang 9MO DAU 1 Tính cấp thiết của đề tài
Lâm Đồng là một tỉnh thuộc phía nam Tây Nguyên, với những đặc
trưng tự nhiên trù phú, đã tạo nên một sắc thái văn hoá khá đặc sắc và đa dạng Nơi đây tập trung nhiều thành phần dân tộc cùng nhau sinh sống, trong
đó có những dân tộc bản địa và một số tộc người khác di cư tới trong những, thời điểm lịch sử khác nhau, điều đó càng tạo nên một sắc thái văn hoá khá da dang, thể hiện trên cả các giá trị văn hóa vật thể cũng như các giá trị văn hoá phi vật th
Người Mạ là một trong những dân tộc bản địa của tỉnh Lâm Đồng,
sinh sống chủ yếu ở phía nam tỉnh, tập chung ở các huyện Bảo Lâm, Cát
Tiên, ĐạTẻh, và một số khác ở huyện Di Linh, trong đó huyện Bảo Lâm có
số lượng đông đảo và đặc trưng nhất Người Mạ có một đời sống văn hoá khá đặc sắc, thể hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó ngôi nhà
truyền thống là một nơi hội tụ được rất nhiều các giá trị văn hóa tiêu biểu Ngôi nhà truyền thống của người Mạ là nơi sinh hoạt thường ngày của
một gia đình hoặc một dòng tộc, đồng thời cũng là nơi chứa đựng, lưu giữ
các giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu của họ Các nét văn hóa đặc trưng
của người Mạ được thể hiện từ trong kiến trúc truyền thống, sinh hoạt đời thường, sinh hoạt tín ngưỡng, trong lao động sản xuất thường được gắn
kết chặt chẽ với ngôi nhà truyền thống của họ
Ngày nay, trước sự hội nhập, giao lưu về kinh tế, văn hoá đã làm thay đổi bộ mặt của làng quê cũng như các vùng thôn buôn, trong đó có sự
thay đổi của ngôi nhà truyền thống Xu hướng kiên cố hoá trong kiến trúc đã
xâm nhập tới cả những vùng xa xôi hẻo lánh Các chương trình mục tiêu, dự án của nhà nước về nhà ở, cùng với sự nỗ lực của người dân, đã dần thay thế
Trang 10tế cho thấy phần lớn các ngôi nhà truyền thống của các dân tộc đã bị mai
một, hoặc bị biến đổi, thậm chí có nơi chỉ đã mắt hẳn, điều đó dễ dẫn đến
biến đổi các giá trị văn hóa truyền thống
Người Mạ ở Lâm Đồng nói chung và ở huyện Bảo Lâm nói riêng cũng đang chịu những tác động mạnh từ xu hướng biến đổi đó Hiện nay những
vùng còn tồn tại các ngôi nhà truyền thống chiếm số lượng rất ít, chủ yếu tập trung tại một số xã ở huyện Bảo Lâm, nơi có đông người Mạ sinh sống Các
ngôi nhà còn lại đa số trong tình trạng cũ nát, hoặc hư hỏng từng phần, một
số khác đã có sự biến đổi, lai căng không phù hợp làm mắt đi vẻ đẹp truyền
thống vốn có của nó Hơn nữa, đại số thanh niên trẻ của đồng bào người Mạ hiện nay không còn giữ được kỹ năng dựng các ngôi nhà truyền thống, một số khác lại không thích sống trong chính những ngôi nhà truyền thống theo
kiểu của cha ông mình, điều đó đồng nghĩa với việc nhiều giá trị văn hóa có
nguy cơ bị mai một
'Việc nghiên cứu giá trị văn hóa nhà truyền thống người Mạ là một van đề cấp thiết, để thấy được cái nhìn toàn diện, đồng bộ và thời đưa ra những định hướng phù hợp cho việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Trên tỉnh thần và ý nhĩa đó, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu “Giá trị văn hóa ngôi nhà truyền thống của người Mạ, huyện Bảo Lâm tỉnh Lâm
Đồng)" làm Luận văn cao học, chuyên ngành văn hóa học của mình 2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích
Nghiên cứu các giá trị văn hoá gắn với ngôi nhà truyền thống, trên cơ sở đó xây dựng hệ thống tư liệu hóa góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa kiến trúc truyền thống nói riêng và văn hóa tộc người Mạ nói chung trong bối cảnh xây dựng và phát triển đất nước hiện nay
Trang 11Nghiên cứu tìm ra được những đặc điềm cấu trúc của ngôi nhà truyền
thống của người Mạ qua khảo sát trên địa bản huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm
Đồng, qua đó giải thích ý nghĩa trong kết cấu kiến trúc của ngôi nhà truyền thống, trên cơ sở đó rút ra các nhận định cơ bản về đặc điểm của ngôi nhà truyền thống của người Ma
Quá trình nghiên cứu cũng tìm ra những đặc trưng văn hóa tiêu biểu
trong đời sống của người Mạ gắn liền với ngôi nhà truyền thống, đồng thời phát hiện ra những giá trị văn hóa mới quanh cuộc sống của họ
3 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Người Mạ là một tộc người thuộc nhóm ngôn ngừ Môn ~ Khơ me,
sinh sống ở Nam Tây Nguyên, trên dải đất dọc theo cao nguyên Di Linh
(tỉnh Lâm Đồng), trải dài xuống vùng Đông Nam Bộ (tới vùng hạ lưu sông
La Nga va song Đồng Nai) Nơi đây được coi là một vùng đất huyền thoại,
có nhiều dân tộc sinh sống và có nhiều nét văn hóa độc đáo Tuy nhiên trước đây người Mạ ít được biết đến và được nghiên cứu khá muộn so với các dân tộc khác ở miễn xuôi
Đầu thế kỷ XX, dưới thời Pháp thuộc đã có một số tác giả, nhà dân tộc học đề cập đến vấn dé dân tộc ở Tây Nguyên như Douner, Condominas nhưng các công trình của các tác giả trên chủ yếu dừng lại ở mức độ khái
quát, hoặc nghiên cứu những vấn đẻ chung của một số dân tộc của các dân
tộc ở Tây Nguyên, mà chưa tập chung vào khai thác một số vấn để cụ thể Thời kỳ Tây Nguyên dưới chế độ cũ (Việt Nam Cộng hòa) cũng có
một số tác giả nghiên cứu, giới thiệu về văn hoá người Mạ trên các sách, tạp chí, tiêu biểu trong số đó có:
Cửu Long Giang, Toan Ánh với Cao nguyên miễn thượng (1974), giới
Trang 12Các công trình nghiên cứu về văn hóa các dân tộc Tây nguyên nói
chung và về văn hóa người Mạ nói riêng được coi là nở rộ nhất vào giai đoạn
sau này, trong đó có các tác giả nghiên cứu về văn hoá người Mạ và kiến trúc
truyền thống, với các tác giả cùng các công trình như:
Mạc Đường: với Vấn đẻ dân tộc ở Lâm Đồng (1983) đã nêu khái quát đời sống văn hoá của người Mạ, đặc biệt công trình này đã khái quát được
một số nét tiêu biểu của ngôi nhà truyền thống người Mạ
Nguyễn Khắc Tụng với Nhà cổ truyền các dân tộc Việt Nam (1996); đã khái quát cơ bản những đặc trưng, phong cách kiến trúc truyền thống cuả các dân tộc Tây Nguyên, trong đó có đề cập đến người Mạ ở Lâm Đồng
Viện Dân tộc học với công trình Các đân sộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Nam) (1984) đã nêu những đặc điểm cơ bản nhất của văn hoá các dân tộc Tây Nguyên trong đó có đặc trưng văn hóa người Mạ ở Lâm Đồng
Lê Văn Ky (chủ biên) với Phong tục tập quán cổ truyền một số dan
tộc thiểu số ở Nam Tây Nguyên (2001), có đề cập đến một số vẫn đề văn hoá truyền thống người Mạ ở Lâm Đồng
Ngô Văn Lệ, Nguyễn Văn Tiệp, Nguyễn Văn Diệu Văn hóa các dân
tộc thiểu số ở Việt Nam (1999) giới thiệu sơ lược về văn hoá các dân tộc
trong đó có nêu khái quát về văn hoá và kiến trúc người Mạ
Lưu Hùng: Buôn lằng cỖ truyền xứ thượng (1994) và Văn hóa cổ
truyền Tây Nguyên (1996) giới thiệu đặc trưng văn hoá truyền thống và
những đặc trưng văn hóa, cấu trúc buôn làng các dân tộc Tây Nguyên, trong,
đó có giới thiệu khái quát người Mạ ở Lâm Đồng
Trang 13Sở Văn hóa - Thông tin Lâm Đồng cho phát hành cuốn Vài nét văn
hóa các dân tộc thiểu số Tây Nguyên ở Lâm Đông (2005), đã giới thiệu một
cách tổng thể những đặc trưng văn hóa của các dân tộc bản địa Lâm Đồng
Ngoài ra còn nhiều các bài viết đăng trên các tạp chí nghiên cứu
chuyên ngành như: Ngọc Khả: Lễ hội Nhô Gùng Mặt của người Mạ ở Lâm Đông, đăng trên tạp chí Đông Nam Á, năm 2005 Lý Hành Sơn: Tập quán tang ma của người Mạ ở huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng, đăng trên tap chí Dân Tộc học số 5 năm 2004 Ngô Văn Doanh: 7áy Nguyên một vùng
nghệ thuật đân gian đặc sắc và phong phú của Việt Nam Đông Nam Á,
Tạp chí di sản văn hoá số 4 năm 2005, trên các tạp chí chuyên ngành, trên các luận văn thạc sĩ cũng có một số bài viết liên quan đến các lĩnh vực trong đời sống của người Mạ
Các công trình, tài liệu tuy đề cập nhiều đến văn hóa và nhà truyền
thống người Mạ nhưng chưa chuyên sâu Việc nghiên cứu về những đặc
trưng văn hóa của người Mạ gắn với không gian nhà truyền thống thì chưa có công trình chuyên biệt nào Các vấn đề liên quan thường chỉ xuất hiện như các mảng nhỏ trong các công trình nghiên cứu khác nhau mà chưa trở
thành một công trình mang tính chất hệ thống
Đề tài nghiên cứu này được hoàn thành, với hi vọng cho thấy được một cái nhìn tông thể về không gian văn hóa của người Mạ ở huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng thông qua ngôi nhà truyền thống, cũng như những xu hướng phát triển của của ngôi nhà truyền thống gắn với các giá trị văn hóa
lịch sử của người Mạ Qua kết quả nghiên cứu sẽ tìm ra những giải pháp
nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống giá trị này 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu của để tài là ngôi nhà truyền thống của người
Trang 14Pham vi không gian nghiên cứu của đề tài được xác định tại địa ban
huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng Trong đó các kết quả nghiên cứu, điều tra,
khảo sát về nhà truyền thống của người Mạ tại các xã Lộc Bắc, Lộc Bảo, Lộc Tân (nơi có số lượng người Mạ sinh sống tập chung nhấu, dé làm căn cứ chính để nghiên cứu và đánh giá
Pham vi thời gian của luận văn: Nghiên cứu ngôi nhà truyền thống của người Mạ, cùng với những giá trị văn hóa gắn liền với ngôi nhà trong quá
khứ và hiện tại
5 Phuong pháp nghiên cứu đề tài
Để thấy được những vấn đề mang tính chất khái quát và đặc trưng văn hóa của người Mạ gắn với ngôi nhà truyền thống, tác giả dùng phương
pháp luận Duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Cách tiếp cận vấn đề
vừa mang tính chất định tính và định lượng, nhằm tìm ra bản chất của vấn
đề cần nghiên cứu
'Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được áp dung:
Phương pháp điền dã dân tộc học: Được áp dụng chủ yếu trong quá trình nghiên cứu thực địa Đây là một trong những phương pháp quan trọng
trong nhằm thu thập, nghiên cứu văn hóa tộc người Vận dụng phương pháp
này cho chúng ta xâm nhập vào đời sống văn hóa, nhìn nhận văn hóa theo
con mắt khách quan để đưa ra những đánh giá, nhận định chính xác về vấn đề cần nghiên cứu Bên cạnh đó còn áp dụng các phương pháp tông hợp, liên ngành thống kê, khảo tả, phân tích nhằm thu thập các thông tin từ nhiều
nguồn khác nhau từ những người đân, cán bộ quản lý, nhà nghiên cứu trên cơ sở đó tìm hiểu những đặc trưng văn hóa trong đời sống của người Mạ
gắn với ngôi nhà truyền thống của họ
6 Đồng góp của luận văn
Luận văn sẽ tổng hợp và đưa ra những thông tin khoa học về ngôi nhà
Trang 15cách có hệ thống, đồng thời cung cấp những luận cứ khoa học đề góp phần nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đối với ngôi nhà truyền thống
người Mạ
Xác lập những luận cứ khoa học, trên cơ sở đó các nhà quản lý có thể vận dụng và đưa ra những chính sách phát triển kinh tế xã hội phủ hợp, những định hướng để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa tiêu biểu của người Mạ trong giai đoạn hiện nay
7 Bố cục luận văn
Bồ cục của luận văn dự kiến được chia làm 3 chương, không kể phần
mở đầu, tận, phụ lục và tài liệu tham khảo, cụ thề như sau:
Chương 1: Khái quát cơ sở lý luận, địa bàn và tộc người nghiên cứu
Chương 2: Nhà truyền thống và những giá trị văn hoá trong đời sống người Ma
Trang 16Chương I
KHÁI QUÁT CƠ SỞ LÝ LUẬN
ĐỊA BÀN VÀ TỘC NGƯỜI NGHIÊN CỨU 1.1 Khái quát cơ sở lý luận
1.1.1 Quan niệm về văn hoá và giá trị văn hoá
“Trong nghiên cứu về văn hóa có rất nhiều các quan điểm khác nhau
nhìn nhận trên nhiều khía cạnh khác nhau của vấn đề của văn hóa Văn hóa hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tắt cả những giá trị vật chất va tinh thin
do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử Theo nghĩa rông nhất của nó, văn hóa bao gồm những sáng tạo phong phú về vật chất và tinh thần
của con người trong quá trình cai tạo hiện thực khách quan Những trí
thức, các kết quả của hoạt động cải tại xã hội và tự nhiên là thành phần của văn hóa Văn hóa không tự hạn chế vào một biểu hiện của đời sống
tỉnh thần Nó là toàn bộ cuộc sống; cả vật chất, tỉnh thần của từng cộng
đồng người Như vậy có thê khẳng định rằng tắt cả những gì không thuộc
về thiên nhiên đều được cho là văn hóa
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về văn hóa, mỗi khái niệm đều có
những ưu điểm riêng, phản ánh những đặc tính của văn hóa hay những đặc
thù của mỗi quốc gia, dân tộc nhằm phân biệt dân tộc này với dân tộc khác,
quốc gia này với quốc gia khác Tiêu biêu trong số đó là khái miệm văn hóa
của UNESCO được nhiều người thừa nhận rộng rãi:
Văn hóa là: Tổng thể sống động các sáng tạo của cong người đã diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại Qua hàng thế kỷ các hoạt động sáng tạo ấy đã cầu thành nên các giá trị, truyền thống thị hiếu thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân
Trang 17Mỗi dân tộc dù ở trình độ văn minh cao hay thấp đều có những văn hóa truyền thống đặc trưng cho dân tộc mình Hệ thống nhữn giá trị văn hóa
đó chính là sự kết tỉnh của tắt cả những gì là tốt đẹp nhất, tinh hoa nhất, được chất lọc qua một quá trình lịch sir dé tạo nên bản sắc riêng của mỗi dân tộc Giá trị văn hóa đó được truyền lại cho thế hệ sau, là động lực để phát triển
Giáo sư Trần Văn Giàu cho rằng:
Giá trị truyền thống là những cái tốt, bởi vì những cái tốt mới được coi là giát ri Tham chi không phải bất cứ cái gi tốt đều được coi là giá trị; mà phải là cái tốt cơ bản, phổ biến, có nhiều tác dụng
tích cực cho đạo đức, cho sự hướng dẫn nhận định, đánh giá và
dẫn dắt hành động của một dân tộc thì mới mang đầy đủ ý nghĩa của khái niệm giá trị truyền thống [1, tr.119]
Bản thân văn hóa mang tính giá trị bởi vì nó mang tính chuẩn mực, là thước do cho mọi hành vi đạo đức, cho những quan niệm ứng xử giữa người và
người trong một cộng đồng, một giai cắp, một quốc gia, một dân tộc nhất định Giá trị văn hóa truyền thống của một dân tộc là những nguyên lý đạo đức lớn của con người trong một nước thuộc các thời đại, các giai đoạn lịch sử đều dựa vào đó để phân biệt phải, trái, đúng sai, để định hướng cho các hoạt động vì
mục đích xây dựng cuộc sống tự do và tiến bộ cho cộng đồng dân tộc đó 1.12 Quan niệm về nhà truyền thống
Truyền thống theo nghĩa tông quát nhất là những yếu tố văn hóa, xã hội được bảo tồn trong một chuẩn mực hành vi, phong tục tập quán, thói quen, lối sống và cách ứng sử của một cộng đồng người được hình thành trong quá trình lịch sử và đã trở lên ôn định, được truyền từ đời này qua đời
khác và được lưu giữ lâu dài
Khi nói đến giá trị truyền thống là nói đến những giá trị nào đã được
đánh giá và đã được kiểm định nghiêm ngặt của thời gian Giá trị truyền
Trang 18định Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc dù ở trình độ văn minh cao hay thấp đều có những giá trị truyền thống riêng, đặc trưng cho dân tộc mình Hệ thống giá
ló là sự kết tỉnh của tắt cả nhũng gì tốt đẹp nhất qua các thời đại lịch sử khác nhau của dân tộc để làm lên bản sắc riêng Nó được truyền lại cho các thế hệ sau và cùng với thời gian, sự phát triển của lịch sử sẽ được bỗ xung
thành các giá trị mới và loại bỏ những yếu tố không còn phù hợp, kìm hãm sự phát triển Truyền thống mang tính hai mặt khá rõ rệt:
Một là: Truyền thống góp phần suy tôn, gìn giữ những gì được cho là quý giá, là cốt cách, là nền tảng cho sự phát triển, cho sự đi lên của cộng
đồng dân tộc Xét từ mặt này thì truyền thống mang ý nghĩa giá trị tích cực, là cái góp phần tạo nên sức mạnh, là chỗ dựa không thể thiếu của mỗi dân tộc trên đường đi tới tương lai
Hai là: Truyền thống vô tình tạo tạo thuận lợi để duy trì và làm sống lại mặt bảo thủ, lạc hậu, lỗi thời khi mà điều kiện và hoàn cảnh lịch sử đã
thay đổi Điều này vô tình kìm hãm, níu kéo, làm chậm sự phát triển của một
quốc gia hay một công đồng dân tộc
Căn cứ vào những tính chất của truyền thống ta có thể nhận thầy rằng:
Ngôi nhà truyền thống là ngôi nhà chứa đựng những sáng tạo của một cộng đồng, một dân tộc trong quá trình lịch sử, những giá trị ấy đã được kiểm định qua thời gian, có ý nghĩa tích cực, phù hợp với điều kiện sống, phong tục tập quán của mỗi cộng đồng, dân tộc
Khi nói về nhà truyền thống, không ai có thể khăng định được đâu là truyền thống xưa nhất, mà chỉ nhìn nhận nó trên cơ sở một quá trình tích lũy và được chọn lọc, thê hiện trong đời sống văn hóa con người
1.1.3 Quan niệm về giá trị văn hóa nhà truyền thống
Trang 19hiện trình độ phát triển của tộc người Ngôi nhà truyền thống chính là là nơi
hình thành, phát triển và bảo lưu các giá trị văn hóa của một cộng đồng
“Trải qua quá trình lịch sử, ngôi nhà truyền thống càng chứa đựng trong nó nhiều giá trị văn hóa của mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc Trong những điều kiện lịch sử nhất định, những yếu tố truyền thống của ngôi nhà có thể bị thay
đối, hoặc thay thế bằng các yếu tố khác phù hợp hơn Như vậy khi xét về giá trị văn hóa ngôi nhà truyền thống phải nhìn nhận trên quan điểm phát triển và biến đối Giá trị văn hóa ngô nhà truyền thống có thể phủ hợp với dân tộc
này mà không phủ hợp với dân tộc khác, hoặc có thể phù hợp với giai đoạn này mà không phù hợp với giai đoạn khác
Từ những quan niệm về giá trị văn hóa, truyền thống và nhà truyền thống ta có thê rút ra những nhận định về giá trị văn hóa nhà truyền thống là:
Những giá trị văn hóa tộc người, được sáng tạo thông qua những chức năng
xã hội, kinh tế, kỳ thuật, tâm linh của ngôi nhà, đáp ứng nhu cầu sống của gia đình và cộng đông trong những giai đoạn nhất định
“Trong một ngôi nhà truyền thống luôn chứa đựng rất nhiều yếu tố văn hóa, thể hiện trình độ kỹ thuật tộc người trong tiến trình phát triển ở những
giai đoạn lịch sử nhất định Ngôi nhà truyền thống có thể được biến đổi tùy theo sự thay đổi của những điều kiện về tự nhiên, xã hội và nhận thức của công đồng Thông qua ngôi nhà truyền thống các giá trị văn hóa sẽ được biểu
hiện trên nhiều khía cạnh khác nhau, từ giá trị vật chất cho đến giá trị tỉnh
thần
Như vậy, việc khai thác các giá trị văn hóa ngôi nhà truyền thống là
khai thác những yếu tố văn hóa ân chứa bên trong ngôi nhà thông qua những chức năng của nó trong đời sống của cộng đồng Thông qua ngôi nhà truyền thống sẽ hiểu được những phong tục tập quán, tập tục sinh hoạt, tín ngưỡng
Trang 201.2 Khái quát điều kiện tự nhiên - xã hội huyện Bảo Lâm
1.2.1 Về tự nhiên
Huyện Bảo Lâm là một trong những huyện có diện tích lớn của tỉnh Lâm Đồng, với diện tích tự nhiên 146.344 ha, chiếm 19% diện tích tự nhiên của tỉnh Lâm Đồng Huyện Bảo Lâm có ranh giới giáp với nhiều địa phương
khác: phía Bắc giáp với tỉnh Đắc nông, phía nam giáp với tỉnh Bình Thuận,
phía đông giáp với huyện Di Linh, phía tây giáp với thành phố Bảo Lộc và các huyện Cát tiên, Đạtêh va Da Huoai Ở vị trí địa lý thuận lợi như vậy,
huyện Bảo Lâm có nhiều điều kiện thuận lợi để giao lưu vẻ kinh tế, văn hóa
xã hội với các địa phương khác cả trong và ngoài tinh
Cùng với đó tuyến quốc lộ 20 và tuyến đường liên tỉnh từ thành phố Bảo Lộc đến công trình thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi, các tuyến đường tỉnh lộ nối liền với các huyện Đạ Tẻh, Cát Tiên và tỉnh Đắc nông, và đã tạo cho huyện Bảo Lâm nhanh chóng tiếp cận được với thành phố Hồ Chí Minh va các tỉnh miền Đông Nam Bộ, Bắc Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ
'Về địa hình, huyện Bảo Lâm thuộc vùng sơn nguyên, nằm ở khu vực giữa của tỉnh Lâm Đồng, có địa hình tương đối bằng phẳng Độ cao trung bình khoảng 900m so với mặt nước biển Đỉnh cao nhất của huyện Bảo Lâm
là các đình Tiou Hoan cao 1.444m, Bnom Ra cao 1.271m, Bnom Quanh cao 1.130m đây là vùng phát sinh nhiều dòng suối lớn là đầu nguồn của sông
La Ngà Các dòng suối chính như: Đạ Tong Kriong, Đạ Dung Krian, Da
Riam, Da Binh, tap hợp nhiều nguồn, nhiễu ding suối nhỏ khác nhau và
đổ về sông La Ngà Ở phía Bắc cũng có nhiều các dòng suối lớn như: Đạ
Pou, Da Siat, Ba Kôi, Đạ Sou với
Da Dang là ranh giới tự nhiên của huyện với tỉnh Đắc Nông
nhiều nhánh nhỏ tập chung đô vào sông Tài nguyên rừng rất phong phú, các cánh rừng có ở hầu hết các xã
Trang 2193.35 Iha dat lam nghiép, trong d6 cé thé chuyén mét phan diện tích sang đắt trồng trọt đề phát triển nông nghiệp
Lượng mưa hàng năm trên địa bàn huyện Bảo Lâm rất lớn, bình quân
2.000 đến 2.500mm Trữ lượng nước dôi đào (từ 8 - 10 tỷ mỶ/năm), có khả
năng đáp ứng tốt cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và công nghiệp ngay cả trong mùa khô Năng lượng thủy điện rất rồi rào với nhiều công trình thủy điện lớn như Hàm Thuận Đa Mi, Đồng Nai 3, Đồng Nai 4 nên rất thuận
lợi cho việc phát triển công nghiệp cũng như phát triển kinh tế xã hội của huyện Vào mùa khô ở vùng Bảo Lâm do độ ẩm không khí khá cao và hiu như tháng nào trong mùa này cũng có ít nhất một cơn mưa nên rất thuận lợi cho việc phát triỀn cây trồng đặc biệt là cây công nghiệp dài ngày như chẻ,
cà phê và đạt năng suất khá cao
Vé khoáng sản, huyện Bảo Lâm được coi là nơi có giàu tài nguyên nhất trong tỉnh, chiếm 10% tổng số tài nguyên khoáng sản của vùng Đông
Nam Bộ, trong đó nguồn tài nguyên Bauxit chiếm tỷ lệ lớn nhất Hiện nay tập đồn Than khống sản Việt Nam đang đầu tư xây dựng nhà máy Alumin
ất 630.000 tắn / năm
phục vụ công việc khai thác Bauxit với cong st
Với những điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi mà thiên nhiên ưu đãi, huyện Bảo Lâm có rất nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và đóng vai tron quan trọng trong _nén kinh tế của tỉnh Lâm Đồng,
1.2.2 Về xã hội
Đân cư và thành phân dân tộc
Huyện Bảo Lâm được thành lập theo quyết định số 65/QÐ - CP ngày
11/7/1994 của Chính phủ, trên cơ sở chia huyện Bảo Lộc thành thị xã Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm thuộc tỉnh Lâm Đồng
Hiện nay huyện Bảo Lâm có 14 đơn vị hành chính gồm thị trấn Lộc Thắng và 13 xã: Lộc Quảng, Lộc Tân, Lộc Bắc, Lộc Bảo, Lộc Lâm, Lộc Phú,
Trang 22xã này hầu hết đều thuộc vùng sâu, vùng xa của huyện Bảo Lộc cũ Việc thành lập huyện Bảo Lâm đã tạo ra cơ cấu tô chức phù hợp đề thúc đây quá trình xây dựng phát triển kinh tế - xã hội của vùng này cùng với các địa
phương khác trong toàn tỉnh để bước vào công cuộc xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Huyện Bảo Lâm thuộc vùng đất rộng, người thưa Theo số liệu thống kê năm 2009 dân số toàn huyện có 109.343 người, mật độ dân số
trung bình: 75 người/km” Hiện nay trên địa bàn huyện có 19 dân tộc thiểu số đang sinh sống với khoảng 7.500 hộ, 31.500 nhân khẩu, (chiếm tỷ lệ 30% dân số) STT Dan toe Số nhân khẩu 1 |Kinh 81.449 2 |Ma 16.535 3 Co ho 9.515 4 |Tây 2028 5 | Nang 2.883 6 |Hoa 978 7 | Các tộc người khác 1520
Trang 232 [Ma 2.779 1545 3.450 4 |Hoa 0 6 3 6 |Cơho 3 6 3 7 |Tày 54 49 33 8 |Nùng 6 45 14 9 — [Các tộc người khác |S7 113 500 Tổng số 3.643 3.253 6.643
Bảng 1.2 Bảng thông kê dân số tính theo tộc người tại các xã Lộc Đắc, Lộc Bảo và Lộc Tân, năm 2012 (nguồn Cục thống kê Lâm Đông)
Trong số các dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn huyện, có 2 dân tộc
bản địa sinh sống lâu đời là dân tộc Mạ và dân tộc Cơho: khoảng với 5.750 hộ, 26.050 nhân khẩu chiếm khoảng 78,5% trong số nhân khẩu các đồng bào
dân tộc thiểu số Trong số các dân tộc anh em, người Ma sinh sống lâu đời
trên ác xã của huyện, nhưng tập chung nhất tại các xã Lộc Bắc, Lộc Bảo và Lộc Tân là các xã thuộc vùng sâu, vùng xa của huyện Ngoài các dân
tộc bản địa còn một số các dân tộc khác di cư từ phía Bắc vào sinh sống trong, các thời điểm khác nhau (đặc biệt là khi có chính sách di dân lập vùng kinh tế mới) Việc tập chung nhiều dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn đã tạo nên
sự đa dạng về văn hóa đời sống xã hội của huyện
Điều kiện kinh tế
Nhìn chung, huyện Bảo Lâm là một huyện có nên kinh tế phát triển
thuộc điện trung bình so với các huyện khác trong tỉnh Lâm Đồng Tuy có
nhiều điều kiện thuận lợi nhưng do huyện được thành lập khá muộn, trên cơ
sở các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, đường đi lại tương đối khó khăn, địa hình khá hiểm trở, cơ sở hạ tầng còn nhiều thiếu thốn, dân cư sinh sống không tập trung, thành phần dân tộc đa dang nên gặp không ít những khó khăn trong
Trang 24Hiện nay kinh tế huyện Bảo Lâm được phát triển theo cơ cấu nông
lâm nghiệp - công nghiệp và dịch vụ Diện tích đất có khả năng phát triển nông nghiệp là 35.000ha, trong đó có 43.709ha đã được khai thác trồng cây công nghiệp, cây lâu năm Thế mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện là cây chè và cây cả phê Với 13.187ha chè và 26.692ha cả phê, đây
được coi là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất trong tỉnh Ngoài ra trên địa bàn huyện hiện nay có khoảng 800ha cây ăn quả, 200ha cây dâu tằm cũng là những yếu tố quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội
Ngoài ra trên địa bản huyện còn có trữ lượng lớn bauxit là cơ sở để phát
triển công nghiệp khai thác Địa bàn có nhiều sông suối là cơ sở để phát triển nhiều công trình thủy điện, tạo điều kiện để huyện phát triển kinh tế xã hội
Tuy có những điều kiện xã hội tương đối thuận lợi nhưng huyện Bảo Lâm, chưa phát triển tốt công nghiệp chế biến, thương nghiệp và dịch vụ chưa thực sự phát triển nên tổng trị giá sản phẩm thu nhập chưa cao, thu nhập bình quân đầu người chỉ bằng mức trung bình của tỉnh, điều này đang được nhân dân các dân tộc huyện Bảo Lâm phần đầu thay đổi
Huyện Bảo Lâm hiện nay có cơ sở hạ tầng phát triển khá nhanh chóng, đặc biệt là trong những năm gần đây Hiện nay đường ô tô đã đi đến tắt cả các xã trong huyện hâu hét đã được trải nhựa hoặc bê tông hóa Các chương trình mục tiêu quốc gia, định canh, định cư đã góp phần đầu tư xây dựng các tuyến đường về các xã vùng sâu, vùng xa vùng đặc biệt khó khăn của huyện
Nhân dân các địa phương cũng tham gia đóng góp công sức cũng tích cực
tham gia đóng góp tiền của để làm đường tới các khu vực dân cư
Hang năm UBND huyện Bảo Lâm luôn quan tâm và có kế hoạch đầu tư lớn cho các xã thuộc vùng sâu, vùng xa đề phát triển kinh tế xã hội vùng
Trang 25Dang b6, chính quyển và nhân dân các dân tộc huyện Bảo Lâm đang
nỗ lực phấn đấu hoàn thành cuộc vận động định canh, định cư, phát triển
nơng nghiệp tồn diện cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, gắn kết với công nghiệp chế biến và phục vụ xuất khẩu, nhằm tạo tiền để để huyện thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa các vùng nông thôn, miễn núi phát triển nhanh chóng, đem lại đời sống ấm no hạnh phúc cho đồng bào các dân tộc trong huyện
1.3 Khái quát về người Mạ ở huyện Bảo Lâm 1.3.1 Quá trình lich sử
Người Mạ thuộc ngữ hệ Nam Á, nhóm ngôn ngữ Môn - Khơme, sinh sống chủ yếu ở vùng núi ở Nam Tây Nguyên và một phần vùng Đông Nam Bộ,
Người Mạ có tiếng nói rất gần gũi với tiếng nói của người Mnông, Cơ ho, Xtiêng do sinh sống gần nhau Trong ngôn ngữ của người Mạ yếu tố Môn - Khome trội hơn hẳn so với các dân tộc cùng nhóm ngôn ngữ ở Bắc Tây Nguyên
Người Mạ thuộc nhân chủng Anđônêdiên, nhìn chung có tầm vóc
thấp, nước đa ngăm đen, mặt tương đối rộng, môi hơn dày, râu thưa, mắt nâu đen, tóc nâu đen và cứng, nhiều người có tóc lượn sóng Chiểu cao trung bình khoảng 1,6m đối với nam và khoảng
1,56m đối với nữ [6, tr.221]
“Tộc danh Mạ có nghĩa là gì hiện đang còn có nhiều ý kiến khác nhau "Nhưng theo đa số người Mạ và phân lớn các dân tộc láng giềng cùng nhóm
ngôn ngữ Môn - Khơme thì “Mạ” được đồng nhất với tên gọi của phương
thức canh tác của người lam rdy (mir) Ma c6 nghĩa là người làm rẫy Phương,
thức canh tác nương rẫy của người Mạ cho tới ngày nay vẫn còn tồn tại khá phổ biến, đặc biệt là với các xã thuộc vùng sâu, vùng xa
Cho đến nay, các cứ liệu lich sử liên quan đến vùng đất Lâm Đồng
Trang 26thống, đánh giá một cách đầy đủ và hệ thống, nên chưa có những nhận định rõ ràng về quá trình lich sử của người Mạ
Một số phát hiện khảo cổ học có giá trị được phát hiện tại địa bàn cư
trú của người Mạ như: phát hiện bộ đàn đá BˆLao ở Bảo Lộc năm 1983, được xác định thuộc thời hậu kỳ đá mới, có niên đại khoảng 2500 năm tới 3000 năm cách ngày nay Đặc biệt là các phát hiện và khai quật các di chỉ mộ táng Đại Làng, Lộc Châu thuộc địa bàn huyện Bảo Lâm và thành phố Bảo Lộc
ất liệu khác nhau,
ngày nay, với hàng ngàn hiện vật có giá tri bằng nhiều cl
trong đó có phát hiện quan trọng là mảnh vải, được cho là một phần của trang phục người Mạ
Các nhà nghiên cứu cho rằng, cư dân bản địa ở Lâm Đồng không ai
khác là những người Môn - Khơme cổ đại, mà hậu duệ của họ là những người Mạ, Mnông, người Cơ ho và những nhóm nhỏ trong người Cơ ho như Chi, Lạch, Srê, Nộp Từ khoảng sau thé ky 13, những cur din Mén- Khơme ở
Lâm Đồng có sự mở rộng tiếp xúc với các nhóm Mã Lai - Da Dao, đặc biệt
là người Chăm, một dân tộc rắt phát triển vào thời điểm đó, nên đã ảnh hưởng, không nhỏ đến đời sống xã hội của các dân tộc bản địa Lâm Đồng [6, tr 291]
Trude thé ky 18, Lâm Đồng là vùng đắt có rừng núi bao la, là nơi
sinh sống của hai bộ tộc lớn thuộc ngữ hệ Môn - Khơme là bộ tộc Mạ và bộ tộc Mnông Hai
bộ lạc nhỏ, hình thành trên cơ sở trình độ phát triển và địa bàn cư
trú Từ sau thế kỹ 18, xã hội của người Mnông và Mạ có nhiều
tộc này mang tính liên minh nhiều
biến đổi mạnh Bộ tộc Mnông bị người Chăm và các bộ lạc Mnông, khác đánh bại nên đã bị đã bị tan rã về mặt cơ cấu xã hội và bộ tộc
Với bộ tộc Mạ vốn trước đây có tầm ảnh hưởng rất lớn tại vùng đất phía Nam tỉnh Lâm Đồng ngày nay cũng bị thu hẹp lại Bộ lạc
Trang 27quá trình lịch sử, người Mạ dần tụ cư ở khu vực thượng lưu sông Đồng Nai,
thuộc địa bàn hai tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai Nhìn chung lãnh thổ của người Mạ hiện nay là một dải đất liền nhau, ít bị chia cắt bởi khu vực cư trú
của các dân tộc khác Địa bàn sinh sống của người Mạ là một dải đắt chạy dọc theo sông Đạ Đờn, giáp danh giữa ba cao nguyên là cao nguyên Bảo
Lộc, cao nguyên Di Linh và cao nguyên vùng đất đỏ Đông Nam Bộ
Quá trình di cư và sinh sống đã tạo cho người Mạ một vùng lãnh thô sinh sống khá rộng lớn, tiếp giáp với các vùng sinh sống của các dân tộc
khác, đây là cơ sở diễn ra sự giao thoa văn hóa rất mạnh mẽ Hiện nay lãnh
thổ cư trú của người Mạ tiếp giáp với lãnh thổ của người M'nông về phía bắc, người Stiêng về phía tây và người Cơ ho về phía đông
Do những đặc điểm về kiểu lao động sản xuất, người Mạ thường cư trú ở những vùng có nhiều rừng và đất đai màu mỡ Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng rất nhiều trong đời sống văn hóa xã hội của người Mạ Người Mạ
trước đây sống khá phụ thuộc vào thự nhiên, họ khai thác những sản vật sẵn có trong tự nhiên để phục vụ đời sống Các loại lâm thổ sản như: mộc nhĩ, nắm, măng, đọt mây, các loại rau rừng, mật ong, củ mài, chim, thú, bò sát là
một nguồn thực phẩm rất quan trọng trong đời sống nương rẫy của người
Mạ
Dân tộc Mạ là một cộng đồng người thống nhất, có tên gọi chung, có
ngôn ngữ chung và một ý thức về dân tộc Mạ, đồng thời tự phân biệt mình với các dân tộc láng giềng khác Tuy nhiên trong quá trình tồn tại và phát
triển, cộng đồng dân tộc Mạ đã có sự chia tách thành các nhóm địa phương
theo địa bàn cư trú, hoặc theo đặc điềm sản xuất kinh tế
Các nhóm người Mạ hiện nay bao gồm:
Mạ Ngăn: Được coi là Mạ chính tông, họ sinh sống chủ yếu ở lưu vực
sông Đạ Dâng, trên dia ban các xã Lộc Bắc, Lộc Tân, Lộc Bảo (thuộc huyện
Trang 28Mạ này vẫn còn sinh sống khá tập chung, đồng thời còn giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống
Mạ Krung: Là người Mạ sinh sống ở vùng bình nguyên, có địa bàn sinh sống từ Tây Nam thành phó Bảo Lộc, thuộc tỉnh Lâm Đồng đến vùng Định Quán, thuộc tỉnh Đồng Nai ngày nay
Aạ Tô: Là tên gọi của một nhóm địa phương, cư trú ở vùng thượng
ang
Nhóm Mạ này hiện nay sống xen kẽ với người Kinh đồng thời chịu rất nhiều
tác động về kinh tế, văn hóa
lưu sông La Nga (Da nga) nằm trên cao nguyên Bảo Lộc tỉnh Lâm
Mạ Xáp: là một dân tộc sinh sống ở vùng đất phiến (đất xốp) thuộc một phần huyện Bảo Lâm và một phần huyện Đạ Têh tỉnh Lâm Đồng [16, tr118]
Các xã Lộc Bắc, Lộc Bảo và Lộc Tân của huyện Bảo Lâm là dia ban cư trú lâu đời của người Mạ Khu vực này, hiện nay thành phần tộc người
Mạ vẫn chiếm đa số so với các dân tộc khác, điều này góp phần tạo nên nét
văn hóa khá đặc trưng đồng thời còn chứa đựng nhiều yếu tố văn hóa truyền thống trong đời sống người Mạ
Quá trình phát triển kinh tế xã hội, dẫn đến sự di cư của nhiều tộc người khác từ phía Bắc vào sinh sống, các nhóm người Mạ hiện nay sinh sống xen kẽ với nhiều dân tộc khác chủ (yếu là người Kinh) điều này đã làm
cho người Mạ có điều kiện tiếp xúc với văn hóa mới, là cơ sở để phát triển kinh tế xã hội Tuy nhiên bên cạnh đó, đây cũng là nguyên nhân làm mắt đi
nhiều yếu tố văn hóa truyền thống trong đời sống của họ 1.3.3 Hoạt động kinh tế
Xã hội cỗ truyền của người Mạ được ví như một công xã nông nghiệp,
một đơn vị kinh tế mang nặng tính tự cấp, tự túc và gan như biệt lập với nhau
Trang 29hưu công cộng của cộng đồng Mọi thành viên trong làng đều có quyền bình đăng trong việc sở hữu một nhóm đất của làng đề canh tác và hưởng trọn phân
hoa lợi trên mảnh đắt mà mình canh tác mà không phải nộp tô, thuế cho ai
Người Mạ là một dân tộc có đời sống kinh nương rẫy là chủ yếu, vùng
cư trú của người Mạ có những điều kiện thiên nhiên rất thuận lợi cho việc
làm rẫy, đây là khu vực có rừng nhiều và lượng mưa lớn Rừng nhiều nên
mỗi làng của người Mạ có diện tích lớn để canh tác và xoay vòng chu kỳ làm rly Vi vậy rẫy được để khá lâu sau mỗi mùa vụ Do lượng mưa lớn nên cây rừng được hồi sinh rất nhanh và tạo được độ phì nhiêu cho đất nên việc canh tác nương rẫy của người Mạ trở nên rất thuận lợi
Phương thức canh tác nương rẫy truyền thống (mnir) của người Mạ còn khá giản đơn và mang tính công đồng rất cao Vào mùa phát rẫy, người ta
chọn một khu đất lớn gần ling (boon), có các điều kiện thuận lợi cho việc canh tác rồi chia cho các gia đình từng khoảnh nhỏ để cùng phát, đốt và cùng canh tác trong cùng một thời gian Việc làm trên để tránh việc đốt rẫy nhỏ lẻ làm lửa cháy lan ra các vùng rừng núi lân cận, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc chăm sóc và bảo vệ rẫy của buôn làng,
Hau hết nương rẫy của người Mạ được trồng lúa, trong đó có các loại lúa nếp và lúa tẻ, canh tác một vụ trong năm và phụ thuộc khá nhiều vào thời tiết Năng xuất lao động chưa cao, sản phẩm làm ra nhiều khi không đủ dùng cho cả năm, vì vậy đời sống kinh tế của người Mạ nhìn chung khá nghèo Quá trình canh tác nương rẫy của người Mạ thường gắn liền với các hoạt động nghỉ lễ, từ khi chọn rẫy đến khi thu hoạch đều có một nghỉ lễ với các
Trang 30trong quá trình sản xuất cũng khác nhau, nhưng đều mang tính chất đoàn kết của một cộng đồng cơng xã
Ngồi canh tác nương rẫy người Mạ còn có các loại hình canh tác như
ruộng nước, vườn và chăn nuôi gia súc, gia cằm, hoặc săn bắn hái lượm, tuy nhiên số lượng rất ít, hoạt động manh mún, tự phát và hiệu quả chưa cao Các sản phẩm chăn nuôi chủ yếu dùng giết thịt và dùng trong các nghỉ lễ nông
nghiệp Với phương thức canh tác và nuôi trồng như trên đã mang lại cho họ
hầu như toàn bộ nhu cầu về lương thực và phân lớn thực phẩm trong bữa ăn hằng ngày, điều đó khiến xã hội của người Mạ trở nên khép kín tự cung, tự
cấp
Thủ công nghiệp của người Mạ chỉ được coi là một loại nghề phụ
trong đời sống mỗi gia đình và thường được làm trong những lúc nông nhàn Phổ biến trong đời sống của người Mạ là nghề đan lát, nghề dệt, nghề rèn,
nghề làm gốm tuy nhiên các sản phẩm làm ra chủ yếu phụ vụ đời sống
trong gia đình mà chưa trở thành sản phẩm hàng hóa
Nghề đan lát là một nghề khá phổ biến trong đời sống văn hóa của
người Mạ Việc đan lát chủ yếu do đàn ông trong gia đình đảm nhiệm và được thực hiện chủ yếu trong thời gian nông nhàn Sản phẩm làm ra là
những vật dụng dùng trong gia đình như: các loại gùi, rô, rá, các loại đồ đựng, và dụng cụ đánh bắt cá Nguyên liệu chủ yếu được chọn là mây, tre,
nứa lá được tạo theo nhiều cách khác nhau Kỹ thuật đan khá tỉnh sảo, nhiều sản phẩm có kỹ thuật đan rất cầu kỳ và đẹp, có nhiều hoa văn sinh động thể hiện thế giới quan của người Mạ
Nghề dệt tồn tại khá phổ biến trong đời sống xã hội của người Mạ
Nghề đệt thường do phụ nữ đảm nhiệm và cũng được thực hiện chủ yếu vào
lúc nông nhàn Sản phẩm đệt làm ra chủ yếu là váy, áo, khó, tắm đắp
Trang 31sống xã hội và tự nhiên Chất liệu được chọn là sợi bông, màu sắc được lấy từ tự nhiên, được làm qua nhiều khâu khá cầu kỳ và được dệt trong một
khoảng thời gian rất dài, chính vì vậy sản phẩm làm ra không nhiều đề trở
thành hàng hóa Những sản phẩm dệt tuy vậy đã đáp ứng được nhu cầu về may mặc trong đời sống của mỗi gia đình, một phan dùng để trao đổi với các
gia đình khác hoặc sử dụng trong các nghỉ lễ cưới hỏi
Nghề rèn trước đây cũng có mặt ở nhiều nơi và chiếm một vị thế quan trọng trong đời sống, tuy nhiên phương thức vẫn còn đơn giản, thô sơ Nghề này do đàn ông đảm nhiệm và cũng được làm chủ yếu vào lúc nông nhàn
Sản phẩm làm ra chủ yếu là nông cụ như đao, xà bách, xà gạt và vũ khí truyền thống như lao, kiếm Nghề rèn khá phụ thuộc vào hoạt động sản xuất nương
tẩy, sản phẩm làm ra rất ít, chỉ đủ dùng cho nhu cầu canh tác theo từng thời điểm nhất định Trước đây người Mạ có kỹ thuật luyện sắt thép từ nguồn quặng ở địa phương, tuy nhiên về sau do có sẵn nguồn sắt thép từ việc trao đổi mua bán với miền xuôi nên kỹ thuật này dần bị mai một Hiện nay nghề rèn còn lại rất ít và chiếm vị trí khiêm tốn trong đời sống của người Mạ
Nghề làm gốm trước đây tồn tại khá phổ biến trong xã hội người Mạ, sản phẩm làm ra chủ yếu là các loại nỗi đất, bát, đồ đựng để phục vụ nhu
cầu của gia đình Sản phẩm làm ra ít, chủ yếu để dùng và trao đồi trong làng
Chất liệu các sản phẩm là gốm thô không tráng men, độ nung không cao, độ
bền kém nên ít được ưa chuộng Hiện nay nghề làm gốm không còn tổn tại và phát triển trong đời sống người Mạ, các đồ dùng thay thế được mua bán
trao đổi với các dân tộc khác trong vùng
Việc trồng trọt, tăng gia sản xuất, chăn nuôi quanh nơi cư trú để phát triển kinh tế ít được người Mạ coi trọng, ngoài việc làm nương rẫy thì việc
làm vườn và phát triển các cây trồng khác ít được chú ý Các cây trồng chỉ
Trang 32
khá chặt chẽ ở góc độ dòng tộc Điều đó được các thể hiện khá rõ trong lao
động sản xuất, cũng như trong đời sống sinh hoạt cộng đồng
Trong làng người được coi trọng nhất là già làng (quăng bon) là người có uy tín, có đức hạnh và am hiểu về phong tục tập quán của dân tộc mình Mọi công việc lớn trong làng đều được thông qua ý kiến của giả làng như: chọn đất lập buôn, dựng nhà, chọn đất canh tác, làm lễ cúng thần linh hay giải quyết những tranh chấp của dân
Tuy người Mạ chưa có một hệ thống luật pháp với những quy định rõ
ràng, nhưng với những quy định của luật tục cộng với uy tín của giả làng, trưởng, bản và các trưởng tộc, cùng với ý thức cộng đồng rắt tốt, nên đời sống xã hội
của họ khá ôn định, ít khi sảy ra những mâu thuẫn, tranh chấp hay bắt ỗ
Khác với đại đa số dân tộc khác tại Tây Nguyên, người Mạ là dân tộc theo chế độ phụ quyền Quyền lực trong buôn làng cũng như trong gia đình chủ yếu do người đàn ông nắm giữ, con cái mang họ cha Người Mạ theo chế độ hôn nhân “một vợ một chồng” khi người con trai đến tuổi trưởng thành thì nhờ người mai mối đến nhà gái hỏi vo, sau hôn nhân thì cư trú bên nhà chồng Tuy nhiên tàn dư của yếu tố mẫu hệ vẫn còn được thể hiện khá
đậm nét trong đời sống người Mạ Khi mới cưới cặp vợ chồng trẻ có thê sinh
sống bên nhà vợ hay nhà chồng tuỳ theo hoàn cảnh gia đình, hoặc có thể luân
phiên sống mỗi bên một thời gian Trong đời sống gia đình vai trò của ông
cậu (tức anh hoặc em trai của mẹ) vẫn mang tính quét định trong một số công
việc quan trọng của các cháu như: việc cưới xin, nghỉ lễ của các cháu
Tập quán sinh sống
Người Mạ cư trú thành từng làng (boon) véi một khu vực đắt đai riêng biệt Giữa các làng có đường ranh giới tự nhiên rõ rột, đó có thể là con sông,
con suối, hòn đá, thung lũng Các “mốc giới” này do các chủ làng tự bàn
Trang 33Làng của người Mạ là một đơn vị công xã huyết tộc, quy tụ một hay
nhiều dòng họ cùng huyết thống hoặc có thể là một công xã láng giềng, quy
tụ nhiều dòng họ khác nhau Mỗi buôn làng có thể có một hoặc vài ngôi nhà đài Trong mỗi ngôi nha san dai có thể có nhiều tiểu gia đình trong một dòng tộc cùng nhau sinh sống và lao động sản xuất
Làng bao giờ cũng được đặt ở một vị trí hợp lý theo những quan
niệm của tập quán cô truyền, đồng thời phải đáp ứng được một số
nhu cầu chung nhất Trước hết phải tiện nguồn nước, đặc biệt là nguồn nước sạch dé đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất Làng bao giờ cũng ở vị trí cao ráo, thoáng đăng Quan trọng hơn nữa chỗ ở và vùng canh tác không quá xa nhau, có lợi thế cho dân làng,
có thể khai thác rừng xung quanh được lâu năm [9, tr 63]
Yếu tố độ dốc, mặt bằng, khả năng mở đường lối đi lại đều được
xem xét kỹ lưỡng khi chọn đất làm chỗ ở Xưa kia các buôn làng còn quan tâm đến việc phòng thủ, bảo vệ an ninh cho cộng đồng [12, tr 37]
Người Mạ trước đây có cuộc sống du canh, du cư nên cuộc sống của
họ thường không ồn định Do đặc thù của đời sống kinh tế nên người Mạ đòi
hỏi phải gắn kết cộng đồng để duy trì cuộc sống, nên người Mạ trước đây
thường sinh sống tập chung trong các ngôi nhà sàn dài
Các thành viên sinh sống trong mỗi ngôi nhà sàn dài có mối quan hệ mật thiết với nhau về huyết thống và hoạt đông kinh tế Mọi người luôn thống nhất cao dưới sự điều hành của chủ nhà Mỗi thành viên trong gia đình đều có quyền lợi và trách nhiệm như nhau Các tiểu gia đình tuy sống chung, có nhiều tải sản chung nhưng vẫn có sự độc lập tương đối về của cải và quyền lợi Trong cuộc sống, yếu tố công hữu về tư liệu sản xuất và của cải vật chất còn chiếm phân quan trọng, yếu tố tư hữu tuy đã xuất hiện
Trang 34Cùng với sự phát triển của xã hội, đã xuất hiện ngày càng nhiều các ngôi nhà ngắn và các ngôi nhà theo kiểu hiện đại, điều này đánh dấu sự tan dã dần của lối sống cộng đồng truyền thống trong ngôi nhà dài vốn đã tồn tại lâu đời trong đời sống người Mạ
Tập quản ăn uống
'Với cuộc sống du canh du cư, công với nền kinh tế tự cấp tự túc là chủ yếu, đã làm cho đời sống âm thực của người Mạ trở nên khá đơn giản nhưng
chứa đựng trong nó khá nhiều yếu tố độc đáo Người Mạ canh tác chủ yếu là lúa nương theo mùa vụ và một số cây lương thực thiết yếu, ngoài ra họ coi việc săn bắn hái lượm là quan trọng trong việc tạo ra nguồn thức ăn hằng ngày Bữa ăn thường ngày chủ yếu là cơm được nấu và đựng vào các túi cói (sóp), ăn cùng với các loại thức ăn kiếm được quanh nơi cư trú như: măng, đọt mây,
rau, thịt thú rừng, cá, thịt heo nuôi, gà vịt tất cả được chế biến theo các kiều truyền thống tạo nên những nét khác biệt trong lối ăn uống của họ
Cư dân Mạ thường dùng hai loại gia vị chính là muối và ớt Trước đây, khi không có điều kiện trao đổi để có muối biển, người Mạ dùng tro cỏ tranh
hoặc tro một loại tre hòa vào nước, để lắng cặn dùng thay thế Người Mạ dùng một thứ lá rừng thay thế cho bột ngọt (zơ nhào) Loại lá này có thể nấu chung với hầu hết các loại thực phâm ngay khi còn tươi cũng như có dự trữ
được lâu đài
Cũng như các dân tộc Tây Nguyên khác, người Mạ cũng làm rượu cần để uống trong các dịp vui chơi hay lễ hội truyền thống Rượu cần là loại thức uống được ưa chuông và độc đáo Rượu cần có mặt trong hầu hết
Trang 35Người Mạ có thói quen hút thuốc lá, đây là một tập tục có từ lâu
đời Trước đây, hầu hết người Mạ đều hút thuốc, không phân
biệt giới tính Ngay cả trẻ em (khoảng 10 tuổi) đã làm quen với thuốc lá Thuốc mà họ hút là một loại cây thuốc được trồng trên ray hoặc được trồng quanh nhà, chế biến theo phương thức thủ
công: lá thái nhỏ, để trên nia, tản đều phơi nắng (người Mạ không lấy sương khi phơi thuốc lá như cách sản xuất thuốc lá của người Kinh) Khi thuốc đã khô người Mạ cất thuốc vào trong những túi
dan bing cói mang theo bên mình để dùng [23, tr.107]
“Thuốc được hút bằng loại tẫu (đinh yìu) do người Mạ tự chế tác bằng, tre hoặc gỗ Đối với nhiều người tẩu thuốc gắn bó với tẩu thuốc gắn bó với họ ngay từ khi còn nhỏ, nên tẩu được làm khá công phu, trạm khắc hoa văn
cầu kỳ Khi hút thuốc họ vê thành từng viên nhỏ cho vào tâu rồi châm lửa và hút Thời gian cháy của điểu thuốc có thể diễn ra trong khoảng từ 5 đến 10 phút tùy theo lượng thuốc Thuốc lá tồn tại trong công đồng người Mạ như là một thói quen, giúp con người tránh được những cảm giác buồn phiền nơi rừng sâu, sua đuôi muỗi, và con trùng và như một thứ thuốc thư giãn sau nhiều giờ lao động vắt vả
Y phục, trang sức
Phụ nữ Mạ trước đây mặc váy (0) đây là một tắm vải hình chữ nhật được quấn quanh thân Phụ nữ Mạ trước đây thường để ngực trần, hoặc mặc
áo có nền trắng trang trí nhiều hoa văn hình học Nam giới đóng khó, thường
để ngực trần làm toát nên vẻ khoẻ khoắn của những chàng trai Tây Nguyên
Vay, khố, của người Mạ đơn giản chỉ là một tắm vải được dệt dài hay ngắn tùy theo công năng sử dụng Các sản phẩm này thường có nền trắng hoặc
mau tram, trang trí những hoa văn hình học tao thành các băng hoa văn theo
Trang 36Sau này, với sự giao thoa văn hoá của các dân tộc khác, cộng với sự ảnh hưởng của thời tiết, người Mạ đã dùng vải thổ cẩm làm thành các loại
áo theo cách riêng của mình Áo của người Mạ là một tắm vải thổ câm có nên trắng, được gấp đôi, khoét cổ, khâu lại hai bên và để hở nách Hoa văn
trang trí trên áo có rất nhiều màu sắc, tạo thành các dai hoa văn nằm ngang,
với các mô típ khá quen thuộc, thể hiện một cách sinh đông cuộc sống xung
quanh
Cũng như các dân tộc khác ở Tây Nguyên, người Mạ ưa dùng khá nhiều các loại trang sức, các trang sức này mang những nét chung với các dân tộc khác và mang những đặc trưng văn hóa của dân tộc Mạ Trang sức
phổ biến là các loại vòng chân, vòng tay bằng đồng, các chuỗi cườm, chuỗi hat, ngà voi, lông chim, nanh thú tất cả đều được xắp xếp, trang điềm theo những cách riêng Trong số các đồ trang sức của người Mạ có một số được trao đổi từ bên ngoài, một số khác được người Mạ tự làm ra nhằm đáp ứng
nhu cầu thẩm mỹ cho riêng mình Tôn giáo tín ngưỡng
Người Mạ trước đây không có một tôn giáo rõ rệt mà chỉ dừng lại ở dang tín ngưỡng đa than, mang dim tinh nguyên thuỷ sơ khai Trong tâm thức người Mạ luôn coi “vạn vật hữu linh”, mọi vật đều có bóng dáng của thần linh, hay còn được gọi là Yàng như: thần sông, thần suối, thần lúa, than
cây Vị thần tối cao trong đời sống của người Mạ là thần N'đu Thần N’du là vị thần đơn độc, có quẻn năng rất lớn trong đời sống tỉnh thằn của người
Mạ Bên cạnh đó còn có nhiều vị thần khác chủ vị một đối tượng tự nhiên
Trang 37Người Mạ cũng thờ cúng Yàng và tổ tiên như nhiều dân tộc khác, tuy nhiên việc thờ cũng diễn ra khá đơn giản và mang nhiều yếu tố tượng trưng,
thực dụng Trong quan niệm của người Mạ, khi làm bắt cứ công việc gì quan trọng đều có sự xin phép than linh và ông bà thông qua các nghỉ thức và nghỉ lễ Chính các nghỉ thức này đã ảnh hưởng sâu sắc tới sự phát triển trong đời
sống xã hội của người Mạ
Sự du nhập của Công giáo vào cư dân bản địa Lâm Đồng nói chung, người Mạ nói riêng xảy ra vào khoảng các thập niên 50 -
60, thế kỷ XX Hiện nay hầu hết người Mạ là tín đồ Công giáo
hoặc Tin lành Tuy nhiên người Mạ ở vùng Lộc Bắc, Lộc Bảo thuộc huyện Bảo Lâm vẫn còn giữ được nhiều nét văn hóa truyền
thống với tín ngưỡng đa thần [25, tr.122]
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự giao thoa giữa các nền văn
hố, tơn giáo tín ngưỡng của người Mạ cũng dần có sự thay đôi Đạo Thiên
Chúa và Tin Lành hiện đã xâm nhập khá sâu rộng vào trong tâm thức của
người Mạ, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống tỉnh thần của họ Tuy tác động
của tôn giáo có ảnh hưởng rắt lớn tới văn hóa người Mạ, nhưng bên cạnh đó một số phong tục tập quán đặc trưng vẫn còn được lưu giữ khá đậm nét trong
Trang 38Bảng 1.3 Bảng thông kê tình hình tôn giáo ở các xã Lộc Bắc, Lộc Bảo và Lộc Tân năm 2012 (nguồn Cục thống kê Lâm Đông)
Đời sống kinh tế truyền thống của người Mạ gắn liền với các hoạt
động nông nghiệp, nên các hoạt động nghỉ lễ của họ thường xoay quanh chu kỳ sinh trưởng của cây lúa và những hoạt động của mùa vụ Quy trình canh
tác của họ được gắn liền với các nghĩ lễ nông nghiệp để cầu mong cho mùa màng được tốt tươi Trong mỗi giai đoạn canh tác nông nghiệp họ đều có những nghỉ lễ riêng, phủ hợp với từng giai đoạn cụ thể
Trong các nghi lễ nông nghiệp và nghỉ lễ vòng đời thường diễn ra
các nghỉ thức hiến sinh với mục đích dâng cúng cho thần linh những sản vật của gia đình và buôn làng và cầu mong sự sinh sôi nảy nở của cây
trồng, sự tốt tươi của mùa vụ Lễ hiến sinh lớn nhất của người Mạ là lễ
đâm trâu, thường tổ chức trùng với lễ mừng lúa mới (nhỏ rơ he) Trước
đây lễ này được tiến hành mỗi năm một lần, có thê những buôn làng gần nhau tụ hội lại tổ chức lễ hay do một buôn tự làm Thông thường nghỉ lễ
được diễn ra sau mùa thu hoạch Đây là một nghỉ thức có từ xa xưa trong công đồng người Mạ nói riêng và trong đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói chung, Nghỉ lễ này không chỉ là một loại hình tín ngưỡng nông nghiệp
mang tính chất nguyên thuỷ, mà còn là sự phản ánh hoạt động sinh hoạt săn bắt hái lượm trong đời sống của đồng bảo
“Trong một năm, mỗi buôn làng, gia đình, đòng tộc, người Mạ phải tiền hành rất nhiều lễ cúng khác nhau, bao gồm hệ thống lễ nghỉ nông nghiệp,
nghỉ lễ vòng đời, và nghỉ lễ cộng đồng khác Nhìn chung trong các nghỉ lễ
của người Mạ luôn hiện được hữu tính cộng đồng, công cảm và bình đẳng Các nghỉ lễ nông nghiệp tiêu biểu phải kể đến nhu: Nad nang bri (lễ này được tổ chức trước khi phát rừng vào khoảng tháng 3 - 4 dương lịch); NÓ
Trang 3916 tra hat); Nhé R ‘he (mig lia méi, mimg lita vé kho) trong đó lễ mừng
lúa mới là nghỉ lễ lớn và quan trọng nhất và được coi như tết của người Mạ Bên cạnh các nghỉ lễ nông nghiệp, trong đời sống của người Mạ còn có rất nhiều các nghỉ lễ khác nhau liên quan đến quá trình sinh ra và lớn lên của con người, kể từ khi sinh ra đến khi lớn lên và chết đi Những nghỉ lễ
trong giai đoạn sinh đẻ và nuôi con, trong giai đoạn trưởng thành, cưới hỏi, bệnh tật, tang ma đều được người Mạ coi trọng và thực hiện một cách
nghiêm túc và tuân theo những quy chuẩn nhất định
Văn học nghệ thuật và âm nhạc dân gian
'Ra đời, tồn tại và phát triển trong một cộng đồng người không có chữ viết, tuy nhiên văn học dân gian truyền miệng của người Ma khá phong phú về nội dung, đa dạng vẻ thể loại Nhìn chung văn
học dân gian của người Mạ đã thé hiện được tâm tu, tình cảm, nhận
thức của con người về thế giới tự nhiên và kinh nghiệm xã hội “Truyện kể dân gian: có các huyền thoại giải thích về nguồn gốc vũ trụ, nguồn gốc mn lồi, huyền thoại về núi sông, nguồn gốc tộc người; truyền thuyết; truyện cổ tích; truyện hải và ngụ ngôn Văn vần dân gian gồm các bài ca dân gian, bài ca nghỉ lễ, bài ca luật
tục, bài ca tình cảm, tục ngữ, thành ngữ [25, tr.150]
Cũng như nhiều dân tộc khác ở Tây Nguyên, người Mạ có một nền
âm nhạc truyền thống rất đặc sắc Nền âm nhạc của con người nơi đây thể hiện nhu cầu giãi bày tâm tư, tình cảm và cả nhu cầu giao tiếp Các nhạc cụ được người Mạ chế tác và sử dụng tiêu biểu như: đàn đá, cồng, chiêng, trống, khèn bầu 6 ống, sáo bầu 3 lỗ, tù và, đàn ống tre tùy theo từng nghỉ lễ mà
các nhạc cụ này được sử dụng một cách hợp lý theo những giai điệu khác nhau
Bên cạnh đó còn có các bài dân ca thể hiện cuộc sống trong buôn
Trang 40tam pớt Ổ cư đân Mạ còn tồn tại các loại hình tiền âm nhạc như thê thức hát - nói, hát - kế Thẻ loại này được hình thành khá lâu
trong lịch sử và được xem là hình thức sơ khai của âm nhạc Trong nghệ thuật hát - nói, hat - ké c6 ba dai dign sau: nhor kon, dos chrih, Yal yau [25,tr.198}
Trong các dịp lễ hội, vui chơi hay sinh hoạt cộng đồng người Mạ còn thể hiện các điệu múa truyền thống thề hiện cảnh lao động sản xuất, vui chơi,
sinh hoạt cộng đồng Các điệu múa thường do các chàng trai, cô gái thể hiện