1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Văn hóa gia đình truyền thống của người Tày ở huyện Bạch Thông tỉnh Bắc Cạn

111 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 21,86 MB

Nội dung

Luận văn Văn hóa gia đình truyền thống của người Tày ở huyện Bạch Thông tỉnh Bắc Cạn đã tổng hợp những vấn đề lý luận cơ bản về gia đình, văn hóa gia đình; đánh giá thực trạng sự biến đổi văn hoá gia đình truyền thống dân tộc Tày trên địa bàn huyện. Từ đó, đưa ra các giải pháp phù hợp để phát huy hiệu quả vai trò của văn hóa gia đình.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THÊ THAO VÀ DU LỊCH

TRUONG DAI HQC VAN HÓA HÀ NỘI 1413 th g tt

HÀ THỊ THANH

VĂN HỐ GIA ĐÌNH TRUN THĨNG CỦA NGƯỜI

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình khoa học của riêng tôi Các dẫn luận tài liệu được sử dụng trong luận văn chân thực, đảm bảo tính khách

quan, khoa học và có nguồn gốc xuất xứ

Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này

Hà Nội, tháng 5 năm 2014

Tác giả luận văn

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CHỮ CAI VIET TAT MO DAU 6 Chuong 1: CO SO LY LUAN VE VAN HOA GIA DINH VA NGUOI TAY O

HUYỆN BACH THONG, TINH BAC KAN ¬ 13,

1.1 Lý luận chung về văn hóa và óa gỉ: 13

1.1.1 Quan niệm về văn hoá oo 13

1.1.2 Khai nigm gia dinh 14

1.1.3 Khái niệm văn hoá gia đình sọ 19

1.1.4 Khái niệm truyền thống và gia đình truyền thống 28

1.2 Quan điểm của Đăng và Nhà nước về gia đình và văn hoá gia dinh 30

1.3 Tổng quan về người Tày ở huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn 32

1.3.1 Khái quát về huyện Bạch Thông, 32 1.3.2 Người Tay ở huyện Bạch Thông 36

Chương 2: GIÁ TRỊ VĂN HỐ GIÁ ĐÌNH TRUYEN THONG CỦA NGƯỜI TÀY Ở HUYỆN BACH THƠNG, TÍNH BÁC KẠN

2.1 Những nhân tố tác động đến sự hình thành văn hoá gia đình truyền thống của người Tày ở huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn 38

2.1.1 Kinh tế nông lâm nghiệp miền núi 38

2.1.2 Tô chức xã hội 41

2.1.3 Văn hóa thôn, bản cổ truyền “4

2.2 Diện mạo văn hóa gia đình truyền thống của người Tày ở huyện Bạch

“Thông, tỉnh Bắc Kạn

2.2.1 Văn hóa ứng xử trong gia đình 45 2.2.2 Văn hóa giáo dục trong gia đình 32

2.2.3 Các nghỉ lễ và tập tục trong gia đình 57

2.3 Văn hóa vật chất và văn hóa tỉnh thần trong gia đình truyền thống

người Tày ở huyện Bạch Thông — OT

2.3.1 Văn hóa vật chất 67

Trang 4

Chương 3: BẢO TÒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HỐ GIA ĐÌNH

TRUYỀN THĨNG CỦA NGƯỜI TÀY Ở HUYỆN BACH THÔNG, TỈNH BẮC KẠN HIỆN NAY T6 3.1 Những nhân tố tác động làm biến đổi văn hóa gia đình truyền thống

của người Tày ở huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn 16 3.1.1 Tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa 16

3.1.2 Tác động của nền kinh tế thi trường 78

3.13 Tác động của văn hóa ngoại lai chỉ phối đến văn hóa gia đình người

Tây 79

3.2 Những biến đổi của gia đình và trị văn hóa gia đình truyền thống của

người Tày «ssessesseeererrtrrtrrrrrrrrrrrrrrrrrerrerrerrrrooe B2 3.2.1 Biến đổi của gia đình $2

3.2.2 Những biến đổi văn hóa gia đình truyền thống của người Tày ở huyện

Bạch Thông $6

Trang 5

DANH MỤC CHU CAI VIET TAT Chir viet tắt DHQGHN Gs Nxb PGS.TS THCS THPT TP TS TW UNESCO XHH

Chir viét day di Đại học Quốc gia Hà Nội Giáo sư Nhà xuất bản Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trung học cơ sở ‘Trung hoc phé thông Thanh phố Trang Tiến sĩ Trung ương,

United Nations Educational Scientific and Cultural Organization (Tổ chức Giáo dục, Khoa

học và Văn hóa của Liên hiệp quốc)

Trang 6

MO DAU 1 Tính cắp thiết của đề tài

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Muốn có chủ nghĩa xã hội thi phải có con người mới xã hội chủ nghĩa” [44, tr.159] Con người mới đó, trước hết phải được hình thành, giáo dục ngay từ trong chính gia đình của mình Bởi lẽ,

gia đình là nơi mỗi con người được sinh ra, lớn lên và trưởng thành; đây không chỉ là trường học đầu đời mà còn là môi trường giáo dục thường xuyên và suốt đời của mỗi con người; bắt kỳ một vị anh hùng nào, một danh nhân nào hay các nhà cách mạng lỗi lạc đều được sinh ra từ gia đình Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắn mạnh:

“Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt Hạt nhân của xã hội là gia đình Chính vì muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội mà phải chú ý đến hạt nhân cho tốt” [42, tr.523]|

Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, Đảng và "Nhà nước ta luôn coi trong vấn đề nâng cao vai trò, vị thể của gia đình và xây dựng văn hóa gia đình Nghị quyết Trung ương 5 (Khoá VIII) về xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc đã đề cập đến vấn đề giữ gìn và phát huy những đạo lý tốt đẹp của gia đình Việt Nam, đề cao vai trò của các bận cha mẹ trong việc làm gương cho con cái noi theo đồng thời giáo dục con kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội

Nghị quyết Đại hội X của Đảng nhắn mạnh:

Phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, thích ứng với những đòi hỏi của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống tốt đẹp, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc [24]

Trang 7

‘Nam 1§6I, trong cơng trình “Mẫu quyền 3”, Bachofen đã đưa ra các luận điểm về tình trạng sống hình thức “tạp hôn” và việc xác định cha đẻ của những

đứa trẻ sinh ra là không thể Chính vì thế những người phụ nữ với tư cách là mẹ,

là người duy nhất sinh ra những thế hệ trẻ rất được tôn kính Bachofen gọi đó là sự thống trị của nữ giới; sau này khi xã hội chuyển sang chế độ hôn nhân cá thê,

khi đó người đàn bà chỉ thuộc về một người đàn ông

Trong tác phẩm: "Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và nhả nước”, Ph Ăngghen đã đề cập đến một số vấn đề liên quan đến gia đình như các hình thức

gia đình, tình yêu, hôn nhân đồng thời su thay đổi của hình thức hôn nhân và gia

đình gắn với sự phát triển kinh tế của xã hội

Việt Nam phải kể đến cuỗn "Văn hóa gia đình Việt Nam" của GS Vũ Ngoc Khánh (2007); cuốn "Gia đình Việt Nam với chức năng xã hội hóa" (1998) va cuốn "Nhận diện gia đình Việt Nam hiện nay" (1991) của tác giả Lê Ngọc Văn; năm

1991 đã có công trình “Những nghiên cứu xã hội học về gia đình Việt Nam” tập thể

tác giả Viện xã hội học đã tiến hành khảo sát thực tiễn ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước về đặc điêm gia đình Việt Nam trước những năm 1990; cuốn "Người phụ nữ

trong văn hóa gia đình đô thị" (2003)của nhóm tác giả; cuốn "Văn hóa gia đình với việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ em" của PGS.TS Lê Như Hoa; cuốn "Gia

đình Việt Nam trong boi cảnh đất nước đổi mới" của GS Lê Thi “Trong các tác

phẩm này, các tác giả đã đề cập tới những vấn để lý luận và thực tiễn về gia đình và văn hóa gia đình, tổng quan gia đình Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại, cũng như ảnh hưởng của văn hóa gia đình đối với sự phát triển của cá nhân nói riêng và xã hội nói chung

Trang 8

sống, sinh hoạt trong các gia đình hiện nay và quan điểm của Đảng, sự vào cuộc của

một số ngành có liên quan

Dưới những góc độ nghiên cứu khác nhau, các đề tài nghiên cứu nói trên đã đề cập đến đặc trưng, chức năng của gia đình Việt Nam; vai trò của giáo dục trong

gia đình đối với sự phát triển của trẻ em; vai trò của người phụ nữ, của những người cao tuổi trong gia đình, ứng xử trong gia đình xưa và nay Đồng thời, các đề tài cũng đưa ra các phương hướng, những giải pháp thiết thực nhằm góp phần xây dựng gia đình Việt Nam phát triển bền vững

Cac công trình nghiên cứu về chuyên ngành văn hóa học cũng đã đi vào tìm

hiểu vấn đề văn hóa gia đình, đặc điểm, vai trò của văn hóa gia đình và ảnh hưởng

của văn hóa gia đình tới việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em nói riêng và con người nói chung, tiêu biểu là: "Gia đình văn hóa và sự hình thành

nhân cách trẻ em (trước tuôi đi học) ở nước ta" của Nguyễn Thị Phượng; đề

“Văn hóa gia đình với sự hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam"

của Võ Thị Hồng Loan

Tóm lại, các công trình khoa học của các tác giả, nhóm tác giả đã nghiên

cứu trên là những tài liệu tham khảo có giá trị Ở đó đã làm sáng tỏ một số lý luận

và thực tiễn về gia đình, văn hố gia đình, cơng tác xây dựng gia đình văn hoá nói chung và ở một số địa phương nói riêng Tuy nhiên, có thể khăng định rằng, cho đến nay tại huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn chưa một đề tài nào nghiên cứu về vấn đề văn hoá gia đình truyền thống của người Tày Do đó, tôi mạnh dạn nghiên cứu với mong muốn có được cái nhìn toàn cảnh hơn về văn hoá gia đình truyền thống của người Tày ở huyện Bạch Thông và những biến đổi của nó trong thời kỳ hội nhập, mở cửa 3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3:1 Mục đích Từ việc khái quát chung những vấn đề lý luận về gia đình và văn hóa gia

đình truyền thống; luận văn tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng văn hóa gia

Trang 9

đó đưa ra một số giải pháp bảo tồn và phát trién văn hoá gia đình truyền thống của

người Tày tại địa phương thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, giao

lưu hội nhập quốc tế trong giai đoạn hiện nay

3.2 Nhiệm vụ

Để đạt được những mục tiêu đã đặt ra, luận văn thực hiện các nhiệm vụ

~ Tông hợp những vấn đề lý luận cơ bản về gia đình, văn hóa gia đình ~ Đánh giá thực trang sự biến đổi văn hoá gia đình truyền thống dân tộc Tày

trên địa bản huyện

~ Đưa ra các giải pháp phủ hợp để phát huy hiệu quả vai trò của văn hóa gia đình

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu

'Văn hóa gia đình truyền

hoá trong gia đình ở huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn 1g của người Tay và sự

4.2 Phạm vỉ nghiên cứu

Đề tải tập trung nghiên cứu về văn hoá gia

truyền thống của người Tày ở huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn trong bối cảnh đất nước đổi mới

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu $1 Cơ sở lý luận

Luân văn vận dụng các nguyên lý của chủ nghĩa Mắc, tư tưởng Hồ Chí

Minh và các quan điểm của Đảng

$2 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp với chuyên ngành

‘Van hoa hoc như:

~ Phương pháp lôgic và lịch sử

Trang 10

~ Phương pháp quan sát, tham dự ~ Phương pháp nghiên cứu trường hợp

Ngoài ra luận văn còn vận dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành,

các thao tác phân tích, tổng hợp .6 Đồng góp của luận văn

~ Luận văn tổng hợp và làm rõ những vấn đẻ lý luận và thực tiễn về văn hoá gia đình truyền thống và thực trạng văn hoá gia đình của người Tày ở huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn trong bối cảnh đắt nước đổi mới

~ Luận văn đề xuất xu hướng bảo tồn và phát triển bền vững văn hoá gia

đình người Tây ở huyện Bạch Thông trong tương lai

~ Luận văn có thê trở thành tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao

học chuyên ngành văn hóa học T Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương

Chương 1 Cơ sở lý luận về văn hoá gia đình và người Tày ở huyện Bạch

Thông, tỉnh Bắc Kạn

Chương 2 Thực trạng văn hoá gia đình truyền thống của người Tày ở huyện

Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn

Chương 3 Bảo tấn và phát huy các giá trị văn hoá gia đình truyền thống

Trang 11

hiểu đúng bản chất và truyền thống của gia đình Việt Nam, thấy được những nét tương đồng và những bản sắc riêng, độc đáo của văn hóa gia đình Việt Nam mà ở các nước khác không có Để từ đó có thẻ đưa ra những dự báo xu thế vận động, giải pháp thiết thực nhằm phát huy vai trò to lớn của gia đình trong việc giữ gìn truyền thống quý báu của dân tộc, củng cố sự bền vững của gia đình: góp phần giữ vững ồn định xã hội, phát triển kinh tế, nuôi dưỡng, giáo dục và cung cấp nguồn

lực con người đáp ứng đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa dat nước

Nghiên cứu văn hóa gia đình còn giúp chúng ta hiểu được bản chất văn hóa, bởi vì gia đình được coi như "tế bào của xã hội” là cái nôi thân yêu của mỗi con

người, đảm nhận chức năng cơ bản là duy tri noi giống, tái sản xuất con người và văn hóa hóa con người, nền tảng văn hóa gia đình chính là căn cốt để thực hiện văn hóa hóa con người, cung cắp nguồn nhân lực có chất lượng cho xã hội

'Văn hóa gia đình mang những dấu ấn để lại trong đời sống vật chất, tinh thần của gia đình được biểu hiện thông qua các mối quan hệ, cấu trúc, chức năng, sinh hoạt, đời sống tâm linh của gia đình Khi bàn về văn hóa gia đình không thể không đề cập đến vấn đẻ tôn giáo Theo nhiều nhà nghiên cứu không một hệ tư tưởng tôn giáo hay triết học nào ra đời trên đất nước chúng ta; Đạo giáo, Nho

giáo, Thiên chúa giáo đều du nhập từ ngoài vào; người Việt đã chịu ảnh hưởng

của tư duy, nếp sống, chữ viết, phong tục tập quán, lễ nghỉ của Nho giáo tiếp thu

có chọn lọc trở thành bản sắc của ta Nho giáo vạch rỡ ràng các quan hệ theo ho

hàng, theo đẳng cấp, theo chức vị, dùng lễ nghỉ để thuyết phục pháp chế hóa

trong gia lễ, trong hương ước; Nho

áo khuyên con người hiểu nghĩa với ông bà, cha mẹ; giáo dục con cháu, sống có trách nhiệm với gia đình, đất nước Khi

thực dân Pháp sang xâm lược nước ta, văn hóa lại có sự biên đôi, có sự giao thoa

với nền văn hóa Pháp; về chữ viết lúc này ngoài chữ Nho xuất hiện thêm chữ quốc ngữ, dân ta học và thông thạo tiếng Pháp; ở nhiều nơi người Việt ta bắt đầu ăn mặc kiểu phương Tây, học các điệu khiêu vũ của Tây, rồi thiết kế kiểu cách

cho ngôi nhà cũng mang đậm nét phương Tây văn hóa gia đình cũng bước đầu

Trang 12

dấu ấn được duy trì qua lịch sử, trở thành truyền thống, ăn sâu vào tiềm thức, chỉ phối hành vi giữa các thành viên trong gia đình, giữa gia đình với xã hội, tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác

1.1.3.1 Cấu trúc của văn hóa gia đình

Các nhà nghiên cứu trong sách chuyên khảo “Người phụ nữ trong văn hóa

gia đình đô thị”, đã phân tích cấu trúc văn hóa gia đình theo các dạng hoạt động eơ bản của gia đình và theo các hệ giá trị của gia đình

“Theo các dạng hoạt động cơ bản của gia đình, các nhà nghiên cứu đã chia

cấu trúc văn hóa gia đình thành ba dạng:

Thứ nhắt, văn hóa sản sinh và nuôi dạy con cái

Để đáp ứng nhu cầu trên, văn hóa gia đình đã tích lũy một loạt những tri

thức, kinh nghiệm, cách thức, thái độ và các thể chế cho sinh nở vả nuôi dạy con

người Từ những hiểu biết về quan hệ tính giao (rộng hơn quan hệ tình dục) đến

việc chăm sóc giáo dục thai nhỉ (thai giao) ở trong bụng mẹ đến lúc trưởng thành

Từ những thể chế đón nhận một sinh thể người ra đời cho đến lúc trưởng thành Từ những tri thức của “thủa còn thơ” đến những kinh nghiệm, bản năng sống, phương thức ứng xử trong gia đình và xã hội

Thứ hai, văn hóa vật chất và tiêu dùng các sản phẩm vật chất

Để đáp ứng nhu cầu vật chất, gia đình và các thành viên của nó phải tiến hành sản xuất ra các sản phẩm vật chất cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và

các phương thức sử dụng Những sản phẩm ấy và các phương thức sử dụng nói lên trình độ chiếm lĩnh, khai thác các vật thê trong tự nhiên, trình độ phát triển lực lượng bản chất của con người trong lĩnh vực sản xuất và đời sống vật chất Từ những kinh nghiệm hiểu biết, kỹ năng, bí quyết trong sản xuất sản phẩm tiêu dùng đến cách thức, kỹ thuật công nghệ chế tác công cụ sản xuất, các phương tiện sử dụng, vũ khí chiến đấu từ cách tiêu dùng, phân phối, hưởng thụ, trao đổi, dâng biếu các sản phẩm vật chất đến thể chế phân chia tài sản, thừa kế gia sản đã tạo nên văn hóa vật chất của gia đình

Trang 13

Bên cạnh những biêu hiện, kinh nghiệm, cách thức ứng xử trong văn hóa sản

sinh, nuôi dạy con người, văn hóa sản xuất và tiêu dùng vật chất của gia đình là toàn bộ những giá trị đạo đức, tín ngưỡng tâm linh, phong tục tập quan, thị hiếu thẩm mỹ và cả những bí quyết nghề nghiệp truyền thống là phương diện văn hóa tỉnh thân

của gia đình Chúng được đúc kết lại thành hệ giá trị, chuẩn mực, khuôn mẫu văn hóa

của gia đình (trong gia đình cô truyền gọi là gia phong) Hệ giá trị văn hóa gia đình là yếu tố cốt lõi làm nên đặc điểm riêng của mỗi loại hình gia đình và có sức mạnh chỉ phối đời sống tâm lý, tâm linh, hành vi ứng xử của các thành viên trong gia đình

“Theo các hệ giá trị của gia đình, cấu trúc văn hóa gia đình cũng được chia

làm 3 loại:

"Một là, các giá trị cầu trúc: Đó là các giá tị gắn với các quan hệ bên trong,

và bên ngoài của gia đình như quan hệ vợ - chồng; quan hệ giữa cha mẹ - con cái;

quan hệ giữa các anh, chi, em; quan hệ giữa ông bà và các cháu trong gia đình; quan hệ giữa gia đình với họ tộc và cộng đồng Chúng thể hiện thái độ, phương,

thức ứng xử giữa các thành viên trong gia đình và giữa gia đình với họ tộc và cộng đồng

Hai là, các giá trị chức năng: Đây là các giá trị thể hiện vị trí, vai trò của gia đình đối với sự phát triển xã hội qua các chức năng: sinh sản - tái sản xuất ra con người, giáo dục, kinh tế, thỏa mãn nhu cẩu tâm sinh lý, tình cảm của các thành viên

trong gia đình

Ba là, các giá trị tâm linh: Đó chính là hạt nhân bắt biến của văn hóa gia

đình Các gia đình tuân theo, tôn thờ những giá trị không vụ lợi, những giá trị bắt

nguồn từ cái thiêng liêng và cái bí ẩn trong đời sống tâm linh của con người Tuy nhiên, sự chia tách cấu trúc văn hóa gia đình theo hai dạng kể trên cũng chỉ là tương đối, bởi nhiều yếu tố thể hiện trong các dạng hoạt động cơ

bản của gia đình và thể hiện ở hệ giá trị của gia đình không phải lúc nào cũng có sự tách biệt rõ ràng mà chúng vừa có mặt ở dạng này, vừa có mặt ở dạng kia

(như văn hóa sản sinh nuôi dạy con người với chức năng sinh sản tái sản xuất ra con người và chức năng giáo dục, văn hóa vật chất với chức năng kinh tế )

Trang 14

Gia đình đông con và nhiều thế hệ cùng chung sống trên một mảnh đắt của tổ tiên là cấu trúc gia đình truyền thống của người Tày ở huyện Bạch Thông

Một gia đình truyền thống người Tày với nhiều thế hệ sống chung thường có tôn tỉ trật tự, những giá tri văn hóa được bồi đắp như “kính trên nhường dưới”, có được sự chia sẻ, điều hòa trong nếp sống và ứng xử giữa các thành viên ông bà - cha mẹ - con cái từ đó hình thành những chuẩn mực đạo đức và lỗi sống trở thành gia phong

'Với người Tày truyền thống, gia đình là đơn vị duy nhất được xã hội thừa nhận và cho phép tạo ra những công dân mới cho xã hội Những qui định đối với

hôn nhân trong xã hội cũ là rất ngặt nghèo, trên cơ sở "Lấy vợ xem tông, lấy chồng

xem giống", dù có được tự do tìm hiểu nhau nhưng nếu gia đình không đồng ý cho

phép kết hôn cũng không được tự ý sống với nhau và vợ chồng thường là những người cùng làng hoặc làng bên cạnh không có họ hàng vì lúc đó con người chưa i dau xa ra khỏi lũy tre làng nên rất ít người lấy vợ, lấy chồng xa; với những gia đình khá giá họ quan tâm nhiều hơn tới vấn đề môn đăng hộ đối, thậm chí vị trí trong dòng họ cũng phải tương xứng Khi đã trở thành vợ chồng, dù dựa trên nền tảng tình yêu hay do sắp đặt họ đều tin tưởng vào cuộc hôn nhân của mình, chấp

nhận và sẵn sàng bỏ qua những khiếm khuyết của người bạn đời Xưa kia, nếu

người vợ chẳng may qua đời thì người chồng sẽ đi bước nữa nhưng nếu người vợ góa chồng thì sẽ ở vậy cả đời thờ chồng nuôi con

'Rất nhiều gia đình truyền thống của người Tày ở huyện Bạch Thông có đến 15-20 người cùng sinh sống, tuy nhiên do cái phông văn hóa truyền thống và “nếp nhà” nên mâu thuẫn, xung đột trong gia đình rất hiếm khi xây ra hoặc nếu có những bắt đồng thì sẽ được xoa dịu và giải quyết ngay sau đó Mọi thành viên đều có ý'

thức phải giúp đỡ nhau về mọi mặt: chăm sóc người già, trẻ em, lao động, sản xuất

ra của cải vật chất Các cô gái, chàng trai Tày ngay từ khi mới lớn đã được ông bà,

Trang 15

ra con người, duy trì nòi giống, cung cấp nguồn nhân lực cần thiết cho xã hội, tái sản xuất ra sức lao động qua việc nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho các thành

viên trong gia đình Gia đình gánh vác trách nhiệm nặng nẺ trong việc tái sản xuất ra của cải vật chất và tỉnh thần cho xã hội Nó cũng là đơn vị tiêu dùng mà những

nhu cầu đa dạng phong phú là yếu tố thúc đẩy nền sản xuất phát triển Rõ ràng văn

hóa gia đình chiếm vị trí hàng đầu trong sự phát triển xã hội

Một xã hội phát triển là một xã hội én định có của cải dồi dào, con người

có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc Khi còn ấu thơ thì được ấp ủ, yêu thương

Khi trưởng thành thì được hưởng những niễm vui của cuộc đời Khi gặp khó khăn, bệnh tật, rủi ro thì được an ủi, chăm sóc Về giả thì có nơi nương tựa, không bị hiu quanh, cô đơn Đến khi từ giã cõi đời thì có người khóc thương, chăm lo chu đáo

phan m6 Tat cả những điều ấy chỉ có thể tìm thấy trong văn hóa gia đình Như

văn hóa gia đình có vị trí quan trọng như thế nào đối với con người và

Gia đình là cái gốc của con người đồng thời là cái gốc của xã hội Văn hóa

gia đình là nền tảng của văn hóa cá nhân và văn hóa cộng đồng Vì thế, văn hóa

gia đình tốt sẽ có con người tốt, có con người tốt sẽ có xã hội tốt Còn văn hóa gia

đình không tốt, sẽ tạo ra những con người không tốt Con người không tốt sẽ gây ra những hành động gây bắt ổn cho xã hội Rõ ràng xã hội không thể phát triển lành mạnh nếu thiếu yếu tố văn hóa trong gia đình

1.1.4 Khái niệm truyền thống và gia đình truyền thống Khải niệm truyền thẳng

Littres quan niệm:

“Truyền thống là sự giao một cái gì đó cho một người nào đó; là sự lưu truyền những sự kiện lịch sử, những thuyết tôn giáo, những truyền thuyết

từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền khẩu, thành văn hoặc không

có bằng cớ chính thức; là tắt thảy những gì người ta biết hoặc làm theo, tức là bằng một sự lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác như ở lời

Trang 16

“Truyền thống đóng vai trd quan trọng trong việc gìn giữ những giá trị của dân

tộc được hình thành trong lịch sử truyền lại cho các thế hệ sau noi theo, có thể là một đó vô hình hay hữu hình và sự truyền lại đó không chỉ nguyên vẹn mà người

sau tiếp thu nó thường bổ sung cho phù hợp với từng giai đoạn Ví dụ như truyền thống yêu nước của dân tộc được nảy sinh trong các cuộc đầu tranh chống giặc ngoại xâm để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của mình; khi chiến tranh “truyền thống yêu nước” là hợp sức, đoàn kết nhau để đánh đuổi kẻ thủ ra khỏi bờ cõi nước nhà, trong thời đại hòa bình truyền thống đó vẫn được ca tụng, tiếp ni các thế hệ đi trước nhưng được

thể hiện ở việc không ngừng học tập, lao động sản xuất, xây dựng đất nước phỏn vinh, thịnh vượng “sánh vai với các cường quốc, năm châu” như lời Bác Hồ đã căn dặn

Có nhiều quan niệm khác nhau về truyền thống, ta có thể hiểu đó là tắt cả những gì được hình thành trong đời sống con người và lặp đi lặp lại qua nhiều thế hệ trở thành những thói quen đạt đến chuẩn mực có giá trị

Mỗi cộng đồng, dân tộc khác nhau lại có những truyền thống khác nhau, tồn tại cùng lịch sử cộng đồng đó, dân tộc đó; ra đời từ trong hoạt động hàng ngày của con người, trong mối quan hệ giữa con người với xã hội, với môi trường tự

nhiên được con người thừa nhận là có giá trị và thực hiện một cách tự giác, chính

vì vậy nó được lưu truyền qua các thế hệ và được con người tìm mọi cách dé gìn giữ và phát huy nó

Gia đình truyền thống

Gia đình truyền thống gồm nhiễu thế hệ cùng chung sống theo hình thức “tam, tứ, ngũ đại đồng đường” Nền văn minh nông nghiệp là cơ sở ra đời và tồn tại gia đình truyền thống được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, thường

định cư ở vùng nông thôn; nói như vậy không có nghĩa ở thành thị không có kiểu

gia đình truyền thống, mà ở đây chúng tôi nghiên cứu một định chế gắn liền với

nền nông nghiệp cỗ truyền của dân tộc Cũng có quan niệm cho rằng gia đình

truyền thống đôi khi được hiểu là “gia đình nho giáo”, điều này chưa hoàn toàn đúng tuy nhiên nghiên cứu về bản chất gia đình truyền thống ta thấy: Nông nghỉ

Trang 17

“Tâm lý người Việt từ xa xưa, đặc biệt những người cao tuổi thường mong,

muốn con cháu quây quần bên nhau Lu điểm của gia đình truyền thống là bảo lưu được văn hóa truyền thống, những phong tục tập quán tốt đẹp, tập tục, lễ nghi, lễ giáo, gia đạo, giúp đỡ nhau trong tất cả các lĩnh vực vật chất và tỉnh than, cham sóc người già, giáo dục con trẻ Tuy nhiên, sự khác nhau về quan điểm sống, về tuổi tác, thói quen cũng là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đối với gia đình truyền thống bên cạnh việc gìn giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp thì nhiều phong tục,

tập quán lạc hậu, lỗi thời vẫn lưu giữ một cách bảo thủ

1.2 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về gia đình và văn hoá gia đình 'Có thể khẳng định, xây dựng văn hoá gia đình trong thời kỳ đối mới là vấn đề mắu chốt trong việc phát triển gia đình bền vững, tạo nền tảng vững chắc để xây dựng đất nước Với quan điểm con người là chủ thể của sự phát triển, từ Đại hội VI của Đảng năm 1986 đến các đại hội và nghị quyết hội nghị trung ương sau này, gia đình được đề cập đến như là thành tố bảo đảm cho sự thành công của các

nhiệm vụ cách mạng,

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định rõ: “Gia đình là rế bảo của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình

thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ

quốc " Chiến lược xây dựng gia đình Việt Nam giai đoạn 2005 - 2010 nhận

định: “Gia đình là một trong những nhân tổ quan trọng quyết định sự phát

triển bền vững của xã hội, sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện

đại hóa đất nước ”

Nghị quyết Hội nghị Trung ương Š (khóa VIII) về xây dựng nền văn hóa 'Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc đã đề cập đến vấn đề gìn giữ và phát

huy đạo lý tốt đẹp của gia đình Việt Nam Nêu cao vai trò gương mẫu của các bậc cha mẹ Coi trọng xây dựng gia đình văn hóa Xây dựng mồi quan hệ khăng khít giữa gia đình, nhà trường và xã hội

Trang 18

Nêu cao trách nhiệm của gia đình trong việc xây dựng và bồi dưỡng các thành viên của mình có lối sống văn hóa, làm cho gia đình thực sự là tổ

ấm của mỗi người và là tế bào lành mạnh của xã hội Đây mạnh phong, trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời séng van hóa”; ngăn chặn việc

phục hồi các hủ tục, khắc phục tình trạng mê tín đang có xu hướng lan rộng trong xã hội [24, tr 116-117]

Đại hội X của Đảng, năm 2006, tiếp tục khẳng định:

Phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, thích

ứng với những đòi hỏi của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Xây

dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bô, hạnh phúc, thật sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc [25, tr.54]

Đại hội XI của Đảng, năm 201 1, tiếp tục có những bổ sung cũng như cụ thể hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng về vai trò của gia đình đối với việc xây dựng nếp sống, lối sống cho thế hệ trẻ Văn kiện Đại hội XI viết:

Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyển con người với quyển và lợi ích của dân tộc, đất nước và quyền làm chủ của nhân

dân Kết hợp và phát huy đầy đủ vai trò của xã hội, gia đình, nhà trường,

từng tập thể lao động, các đoàn thẻ và cộng đồng dân cư trong việc chăm

lo xy dung con người Việt Nam giảu lòng yêu nước, có ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân; có trì thức, sức khỏe, lao động giỏi; sống có văn

hóa, nghĩa tình; có tỉnh thần quốc tế chân chính Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tẾ bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách

Trang 19

'Các dân tộc thiêu số ở huyện Bạch Thông có chung một vận mệnh lịch sử lâu đời, đã cùng nhau tham gia vào những cuộc đấu tranh chống áp bức, bóc lột

của các triều đại phong kiến và đề quốc xâm lược Đặc biệt, sống trong vùng thiên nhiên phong phú, đa dạng nhưng vô cùng khắc nghiệt, đồng bào các dân tộc miền

núi đã xây dựng nên truyền thống đoàn kết, gắn bó cùng nhau để sinh tồn Các mối

liên hệ chặt chẽ về kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các dân tộc đã có từ lâu đời trong

đó mỗi tộc người đều có những bản sắc riêng của mình

'Về ngôn ngữ, ngoài tiếng mẹ đẻ các dân tộc còn nói tiếng Việt (kinh) để

thuận tiên trong việc mua bán, trao đổi hàng hóa; hiện nay, con em các dân tộc của

huyện đến trường đều sử dụng tiếng Việt và ít khi sử dụng,

\g của dân tộc mình ngay cả trong gia đình, đây cũng là vấn để cần được quan tâm để gìn giữ được tiếng nói riêng của các dân tộc cùng với kho tàng văn hóa, văn học dân gian được các nghệ nhân sáng tác bằng tiếng dân tộc

1.3.2 Người Tày ở huyện Bạch Thông

Người Tày có mặt ở Việt Nam từ rất sớm, là dân tộc có số dân đông đứng

thứ hai ở Việt Nam sau dân tộc kinh (Theo tổng điều tra dân số và nhà ở năm

2009, người tày có 1.626.392 người), nằm trong cộng đồng các dân tộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái Đây là nhóm cộng đồng lớn ở Châu Á có mặt ở hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á nhưng tập trung chủ yếu là ở vùng Đông Bắc Việt Nam

Dân tộc Tay là những cư dân bản địa và lâu đời ở nước ta Được phân bố

rộng từ biên giới phía Bắc của các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai xuống vùng trung du từ biên giới phía Đông của các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Yên Bái, Hòa Bình, Thái Nguyên, Bắc Kạn; không chỉ có dân số đông mà dân tộc Tày trong lịch sử và hiện nay có vai trò quan trọng về nhiều mặt đối với địa phương và cả nước

Trang 20

“Can slira dam” (người áo đen) là người Nùng Dân tộc tày còn có tên gọi khác là thổ, tuy nhiên hiện nay tên gọi này được dùng để chỉ một dân tộc khác

Người Tày ở huyện Bạch Thông gồm 3 bộ phận hợp thành trong quá trình lịch sử

~ Bộ phân bản địa từ thời nguyên thuỷ: Người ta gọi bộ phận này là “Can Tay

cốc đìn mác nhả ” nghĩa là người Tày gốc đắt hạt cỏ từ thời nguyên thuỷ ~ Một bộ phận người Tày gốc kinh ở miền xuôi lên

~ Bộ phận người Tày- Nùng từ Quảng Tây (Trung Quốc) di cư sang “Trong quá trình lịch sử của mình người Tày ở huyện Bạch Thông đã phải

Trang 21

Chương 2

GIA TRI VAN HOA GIA DINH TRUYEN THONG CUA NGUOI TAY 6 HU’ BACH THONG, TINH BAC KAN

2.1 Những nhân tố tác động đến sự hình thành văn hoá gia đình truyền thống của người Tày ở huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn

2.1.1 Kinh tế nông lâm nghiệp miền núi

Gia đình truyền thống của người Tay là gia đình nông nghiệp; là đơn vị kinh tế độc lập, tự sản tự tiêu trong đó mọi thành viên đều có nghĩa vụ lao động, sản xuất ra của cải để nuôi sống gia đình Người chồng, người cha trong gia đình đóng vai trò là trụ cột kinh tế, họ đồng thời nắm toàn bộ quyền kiểm soát về kinh tế gia

đình

* Nên kinh tế mang tính cộng đồng khép kín

Kinh tế xã hội truyền thống của người Tày đã có từ rất lâu đời, hình thành

cùng với chiều dài dựng nước và giữ nước của dân tộc, nó gắn liền với quá trình mở mang bờ cõi, văn hóa, đấu tranh sinh tổn của cộng đồng dân cư; trong quá trình

a

ính cộng đồng được hình thành và duy trì Sự cố kết cộng đồng đó dựa trên

quan hệ láng giềng, quan hệ huyết thống, dòng họ; họ cùng nhau trú ngụ trên một khu vực nhất định, toàn bộ đất đai, vườn tược do họ khai phá được hay do cha ông để lại đều là tài sản chung, mọi người đều có quyền sở hữu nó, sử dụng, khai thác nó nhưng chịu sự quản lý của làng, theo quy định của làng và phải có trách nhiệm giữ gìn nó Khi dân cư tăng dần, đất đai trở nên chật hẹp hơn hay khi con người muốn mở rộng thêm diện tích đắt để canh tác, họ lại cùng nhau khai phá thêm các vùng đất mới

kinh tế mang tính tự cung, tự cắp

Đây là đặc trưng nỗi bật của nền kinh tế nông nghiệp truyền thống Kinh tế nông nghiệp truyền thống của người Tày ở huyện Bạch Thông gồm trồng trọt và chăn nuôi Trong trồng trọt lại có 2 loại hình sản xuất khác nhau đó là trồng trọt nương rẫy và ruộng nước Trong đó, trồng cây lúa nước đóng vai trò chủ đạo, là

Trang 22

đồng thời chỉ phối mọi hoạt động kinh tế khác Nền nông nghiệp lúa nước còn in đậm dấu ấn trong đời sống xã hội của người Tày nơi đây thông qua các lễ hội, tín

ngưỡng, văn hóa Sản xuất lúa gạo và lương thực trở thành phương thức sản xuất

ính vừa có ý nghĩa sinh tồn vừa mang ý nghĩa truyền thống Bên cạnh trồng lú

người dân còn trồng các loại cây hoa màu, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cằm, đào ao thả cá, nuôi ong lấy mật, khai thác các sản vật trong tự nhiên; tuy nhiên tắt

cả các hoạt động kinh tế này là phụ, tận dụng thời gian mùa vụ nơng nhàn Ngồi

ra, họ còn phát nương làm rẫy trồng lúa nương, khoai sắn, đậu đỗ nhằm bỏ dung thêm lương thực, thực phẩm cho người dân Các hoạt động kinh tế này chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của gia đình

Phương thức sản xuất và sống dựa vào nông nghiệp đã trở thành tập quán sinh sống, ăn sâu bám rễ vào tiềm thứ

„ ý thức, tư tưởng của người dân nơi đây;

nông nghiệp cũng là ước mơ về sự no đủ, giàu sang, sung túc của họ; đất đai, nhà cửa, vườn tược, trâu bò là thước đo về sự giàu có, thịnh vượng

kinh tế sản xuất nhỏ, lạc hậu

Hình thức sản xuất cơ bản và phô biến nhất là theo hộ gia đình, việc tô chức

và phân công lao động là công việc của gia đình; vào những thời điểm khẩn trương

mùa vụ như cày cấy, thu hoạch gia đình có thể bố trí đồi công với làng xóm, họ hàng để giúp đỡ lẫn nhau Kỹ thuật trồng trọt của người Tày rất lạc hậu, kéo dài nghìn năm, thê hiện rõ nhất ở công cụ sản xuất đó là những công cụ thô sơ, thủ công như cày, bừa, cuốc, thuông, dao, liềm do người dân tự chế tác ra bằng kỹ thuật thô sơ từ yêu cầu thực tế của lao động, song không phải gia đình nào cũng đủ công cụ để sản

xuất, có khi vải ba hộ phải chung nhau cày, bừa, trâu kéo, sau khi thu hoạch lúa họ

cũng chỉ biết gặt, đập, cho vào cối giã hoặc xay thóc thành gạo đề ăn Họ cũng chưa biết sử dụng phân bón Sản xuất phụ thuộc vào thiên nhiên, trong đó quan trọng nhất

ến hành sản xuất chủ

là 2 yếu tố: thời vụ và nước Trong hoàn cảnh đó, người dân

yếu vào những tri thức dân gian, vào tập quán, kinh nghiệm, thói quen sản xuất của

mỗi làng, mỗi gia đình; những tri thức đó đã được đúc kết, lưu truyền từ đời này sang đời khác Đặc biệt là những kinh nghiệm về chọn giống cây trồng để canh tá

Trang 23

tác và chức vị Quan hệ theo tuôi tác xác định vị trí của người hơn tuổi và người

giả

Tục lệ cổ truyền có nhiều mặt tích cực góp phần hình thành trong làng xã

và người dân những đức tính và truyền thống quý báu Đó là truyền thống đoàn

kết và cố kết cộng đồng Bằng các điều khoản cụ thể, tục lệ cổ truyền không chỉ quy định nghĩa vụ của mỗi cá nhân đối với công đồng mà còn định rð trách nhiệm

bảo vệ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong đời sống hàng ngày Tục lệ cổ truyền khuyên răn mọi người ăn ở hoà thuận theo đúng đạo hiếu gia đình, giữ gìn

tình làng nghĩa xóm, tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau khi hoạn nạn Trong

tình xóm giềng, con người luôn có ý thức sống hoà thuận, giữ gìn tình làng nghĩa

xóm, luôn có ý thức trả ơn, giúp đỡ người khác Điều đó được xem là lương tâm,

là bỗn phận của mỗi thành viên trong cộng đồng Và chính điều đó là cái để gắn những người nông dân lại với nhau, gắn họ với làng và trở thành truyền thống đùm 'bọc, đoàn kết và cố kết làng xã, được từng người coi là nhu câu, là lẽ sống va tinh cảm sâu sắc, là nghĩa vụ thiêng liêng

'Tục lệ cổ truyền quan tâm tới các việc công ích, tích cực đóng góp xây dựng làng xã, hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ với làng, với nước Tắt cả trách nhiệm và nghĩa vụ mà làng đặt ra đều được người nông dân tuân thủ nghiêm túc, không chỉ trong ý thức mà bằng cả những hành động thực tế Bởi vậy từ ý thức trách nhiệm, họ luôn coi trọng nghĩa vụ của mình Tỉnh thằn trách nhiệm đó ăn sâu trong tiềm

thức của người nông dân, được họ chấp nhận một cách tự nhiên và truyền từ thế

hệ này sang thế hệ khác, trở thành truyền thống quý báu Tục lệ cô truyền góp phần làm phong phú đời sống văn hóa làng xã Những quy ước của làng xã về trách nhiệm của các tô chức, các giai tầng xã hội và các cá nhân trong việc tu bỗ và bảo vệ đình chùa, đền miếu, việc biện lễ, rước sách thờ Thần, thờ Phật được người

nông dân tuân thủ nghiêm ngặt Cùng với các lễ nghỉ thờ cúng là tổ chức hội làng

Trang 24

Bên cạnh những mặt tích cực của tục lệ cổ truyền, còn có một số mặt hạn

chế Đó là tư tưởng cục bộ địa phương, bè pÌ thành trên cơ sở "tâm lí làng"

Vì quyền lợi riêng mà đã có những điều khoản trồn tránh nghĩa vụ của Nhà nước, tranh chấp đưa "người của làng" vào các chức vụ chính quyển, Ngoài ra là tư tưởng địa vị ngôi thứ Hệ thống thang bậc xã hội trong làng là nguyên do của sự tranh chấp gay gắt giữa các phe phái, là nguyên nhân dẫn tới việc thao túng việc làng của các chức dịch Cuối cùng là tục lệ đã góp phần làm tăng thêm hủ tục nặng

nể, tốn kém trong cưới xin, ma chay, khao vọng

Dù có những mặt hạn chế, tục lệ cỗ truyền đã có vai trò nhất định góp phần

quản lí xã hội, đặc biệt là vai trò to lớn của nó trong các hoạt động văn hóa và phát

huy truyền thống quý báu cha ông

“Tóm lại, trong các thời kỳ lịch sử từ thế kỷ XV trở đi, tục lệ cỗ truyền ở các làng xã Việt Nam được văn bản hóa Nội dung văn bản này khá phong phú, nhưng tập trung vào các mặt chính của đời sống xã hội Với nội dung đó, tục lệ cổ truyền giữ một vị trí quan trọng trong đời sống làng xã, đồng thời là công cụ để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, để quản lí làng xã

3.1.3 Văn hóa thôn, bản cỗ truyền

“Thôn, bản người Tày ở Bạch Thông vốn tiềm ẩn và chứa đựng nhiều bản

sắc văn hóa, trong đó có những nét văn hóa đặc trưng riêng biệt và khó tách rời

Một trong những nét văn hóa đẹp, chính là ý thức cộng đồng được thể hiện rất rõ ở tỉnh thần đoàn kết, tương thân, tương ái giúp đỡ lẫn nhau Chẳng thế mà tỉnh thần “Tắt lửa, tối đèn có nhau”, “Lá lành đùm lá rách”, “Thương người như thể thương thân” luôn được phát huy trên mọi phương diện của đời sống xã hội, trở thành vốn văn hóa lâu đời Người dân trong làng xã, một phần sống theo lệ làng, một phần sống theo đạo lý, theo giáo dục còn một phần lại sống theo dư luận và tự mình điều chỉnh ứng xử với dư luận xã hội đó Ý thức cộng đồng làng xã góp phần tạo nên ý thức tự tôn dân tộc, tạo nên hệ giá trị văn hóa truyền thống của người

Tây, được phát huy qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước Nơi đây còn là

Trang 25

quản ruộng đồng, với mong muốn mùa màng bội thu, đời sống sung túc, ban lang ấm no, cầu sức khỏe và hạnh phúc cho mọi người dân trong thôn bản

Hội tổ chức ngoài trời, trên một thửa ruộng lớn gọi là Lồng tồng (xuống

đẳng) Tắt cả gia đình tham dự hội đều mang theo cỗ để làm lễ vật cúng thần đất, thần núi, Thần Nông; đó là những mâm cỗ thịnh soạn, trình bày đẹp; là lễ hội quan trọng nhất của người Tày nơi đây nên mọi người đều mặc trang phục dân tộc đẹp nhất, các bà, các cô được tô điểm bằng đỏ trang sức quí nhất Hội thường diễn ra trong một ngày, có nơi kéo dài đến hai ngày Các xã không tổ chức hội một cách đồng loạt để còn có địp dự hội ở các bản láng giềng gần xa, cho nên hàng chục hội lồng tổng được tô chức luân phiên, bắt đầu từ ngày mông 2 Tết nguyên đán cho đến rằm tháng giêng Người chủ trì hội xướng bài mo cúng chư thần rồi tuyên bố phá cổ Gi đình nào có cỗ thịnh soạn và mời được nhiều khách dự hội đến thưởng thức cỗ nhà mình thì xem đó là

may mắn cho cả năm Có nơi các vị bô lão được mời đi

thưởng cổ, có thanh niên gái trai đi theo múa hát, chúc cho từng gia đình vạn sự

tốt lành Ăn cỗ xong, mọi người tiếp tục ca hát và tham gia các trò chơi dân gian ném còn, kéo co, đánh quay, đánh đu

2.2 Diện mạo văn hóa gia đình truyền thống của người Tày ở huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn

2.2.1 Văn hóa ứng xử trong gia đình

Ứng xử là thái độ, hành vi, lời nói thích hợp trong việc xử sự; ứng xử văn

hóa là những tình huống ứng xử theo định hướng văn hóa

Văn hóa ứng xử mang yếu tố tích cực, được đúc kết thành các kinh nghiệm, qui tắc ứng xử trong xã hội, chuẩn mực đạo đức của con người thể hiện ở các tình huống ứng xử văn hóa trong đời sống của một cộng đồng, dân tộc

Ứng xử luôn là một vấn đề được mọi người trong cộng đồng, xã hội quan tâm Đó là cách đối xử với người khác, với thế giới chung quanh mình và với chính mình Cùng một tình huống, hoàn cảnh nhưng mỗi người có cách ứng xử riêng Ứng xử thể hiện nghệ thuật sống của cá nhân, phản ánh phong tục, trình độ văn

Trang 26

Xã hội càng văn minh thì nhu cầu giao tiếp của con người càng cao, nhiều tình huống xảy ra cần có cách ứng xử hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng, phù hợp với sự tiến bộ và phát triển của con người, xã hội và thiên nhiên

Để đạt được hiệu quả trong giao tiếp, mỗi người phải có văn hóa giao tiếp và thực hiện giao tiếp văn hóa trong cuộc sống Khi giao tiếp, nhiều tình huống cần phải ứng xử, thì văn hóa ứng xử sẽ là nội lực đề chỉ ra cách ứng xử có văn hóa

“Trong suốt quá trình lịch sử, gia đình Việt Nam đã hình thành nên một hệ thống các giá trị chuẩn mực trong cách ứng xử, trong nếp sống thể hiện quan niệm

và cách lựa chọn riêng mang bản sắc của người Việt và tạo nên những nét đặc thù

riêng của văn hoá gia đình Việt Nam

Giao tiếp ứng xử trong gia đình là hoạt động quan trọng góp phần thực hiện

các chức năng sinh, giá ih là tổ ắm của mỗi con ngư: , dưỡng của gia đình Gi

tỉnh thần, tâm tư, tình cảm; là nơi con người cảm thấy

được che trở, được bảo vệ trước những sóng gió của cuộc đời Trong xã hội hiện

đại, thời gian sinh hoạt gia đình thu hẹp dần, vì vậy vấn đề ứng xử trong gia đình phải thật sự tình cảm, tỉnh tế, nghệ thuật mang lại đời sống tinh thần tốt đẹp cho

gia đình và thành viên gia đình

Ứng xử trong đời sống gia đình là cách một người đối xử trong gia đình,

gia tộc và các mối quan hệ khác, là cách bản thân xử sự trước các qui chuẩn xã hội

và với thiên nhiên Văn hóa ứng xử trong đời sống gia đình Việt Nam ngày nay tắt

yếu có sự kế thừa các giá trị văn hóa dân tộc và tiếp nhận các giá trị mới như bình

ding, din cha phi hợp sự phát triển của thời đại

2.2.1.1 Ứng xử trong mỗi quan hệ vợ-chẳng

"Người xưa có câu "vợ chồng là cái duyên cái số” Cái duyên đó có thể do

tình cờ hay được sắp đặt đôi nam nữ gặp nhau, quý mến nhau và nẫy nở tình yêu;

tính cách, hoàn cảnh đã làm cho hai con người “cùng cảnh ngộ” ngày cảng gắn bó

một cách tự nhiên, xích lại gần nhau hơn Khi tình yêu đến độ chín muỗi được gia

Trang 27

mang theo hồn đân tộc Tắt cả điều đó được truyền vào con người tạo nên tình cảm thương yêu quý trọng những nét đẹp ấy của đời sống tỉnh thần con người

Tình cảm, sự yêu thương, cách sống mẫu mực của ông bà là tình cảm thiêng

liêng, là hành trang suốt đời của các cháu; đã góp phan hình thành nên những nhân cách đẹp trong con người cháu Con cháu luôn có thái độ tôn trọng, lễ phép, kính

trọng, thể hiện lòng biết ơn đối với ông bà; luôn gần gũi, chăm sóc ông bà nhất là khi ốm đau, tuổi cao sức yếu

* Mắi quan hệ chị-em đâu

Dân gian thường truyền nhau “Thương nhau chị em gái, khái nhau chị em

dâu.” nhưng chị em dân trong gia đình truyền thống của người Tay rit thương yêu nhau, lịch sử đã ghi nhận có những trường hợp khi về giả người chị dâu do ốm đau

qua đời người em dâu vì đau lòng, khóc than quá nhiều mà chết theo người chị

dâu Vì đâu lại có được tình cảm tốt đẹp giữa những con người xa lạ đó; theo lý giải của các cụ, trước đây hoàn cảnh kinh tế rất khó khăn, đất rộng người thưa, thú dữ trên rừng như: Hổ, báo còn rất nhiều, các bản làng người Tày ở gần đồi rừng, có khi mỗi nhà một quả đồi, tuy vây người với người sống rất gần gũi, quý mến nhau, tương trợ nhau khi khó khăn, giúp đỡ nhau khi nhà có công có việc; với chị em dâu cũng vậy, các thiếu nữ người Tày trong truyền thống rất dịu dàng, đôn hậu, sống cam chịu và biết hi sinh; khi được gả về nhà chồng số phận, hoàn cảnh đã khiến hai con người xa lạ đó trở nên thân thiết, thương nhau như ruột thịt; họ cùng

sẽ chia, gánh vác công việc nhà chồng, cùng lên nương lên rẫy, cùng gánh nước,

nấu cơm, chăm sóc ông bà, cha mẹ Có thể đó là thứ tình cảm rất đáng quý, đáng trân trọng và thật khó để có thể có được trong xã hội hiện đại; cuộc sống đầy đủ hơn nhưng cũng đầy rẫy sự bon chen, ích kỷ của lòng người

2.2.2 Viin héa giáo dục trong gia đình

Gia đình là tế bào của xã hội, nơi duy trì nòi giống, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn nhân lực phục vụ

Trang 28

Giáo dục trong gia đình giữ một vai trò rất quan trọng đến việc hình thành nhân cách trẻ, tạo ra mơi trường an tồn, lành mạnh để trẻ có thể phát triển toàn

diện về thể chất lẫn tỉnh

Nhắn mạnh về vai trò của giáo dục trong gia đình, một nhà nghiên cứu đã

viết:

'Văn hóa gia đình được hình thành trong quá trình cùng nhau sinh sống, giữa các thành viên trong gia đình trải qua các thể hệ Gia đình là tế bào

của xã hội, đồng thời cũng là một thiết chế xã hội Gia đình vừa tạo

dựng nên xã hội, lại vừa biến đổi cùng sự biến đổi của xã hội Văn hóa

gia đình có ảnh hưởng vô cùng quan trọng tới sự trưởng thành của một con người từ khi còn là đứa trẻ nhỏ Coi trọng giáo dục văn hóa trong gia đình ở tắt cả các khía cạnh sẽ tao ra một môi trường phát triển lành mạnh, toàn điện cho con trẻ [49, tr.82]

Từ xa xưa, người tày ở huyện Bạch Thông đã rất coi trong vấn dé giáo dục

“day con từ thủa còn thơ”, người ta quan niệm con người được sinh ra và hình

thành nhân cách ngay từ trong chính ngôi nhà của mình và cha mẹ là những người

Š mọi mặt

đầu tiên dạy dỗ, giáo dục, rèn luyện cho con

Điều đầu tiên có thể nói, trong tâm thức non nớt của đứa trẻ, cha mẹ là những người hoàn hảo, là hình mẫu để bắt chước vì thế cha mẹ là tắm gương phan chiếu để con cái học tập noi theo; sau khi sinh ra người đầu tiên đứa trẻ được tiếp xúc là mẹ, được hưởng dòng sữa ngot ngào của mẹ, được mẹ ôm ấp, hát ru khi

ngủ, được ủ ấm mỗi khi đông lạnh về và quạt mát khi hè sang; mẹ cũng là người

dạy con lời ăn tiếng nói, dìu dắt con chập chững bước đi Người mẹ trong gia đình là chỗ dựa về mặt tỉnh thần, tâm lý; là biểu tượng của ngọn lửa sưởi ấm sự yêu

thương trong gia đình và dành tình cảm vô tận cho các con Còn người cha là trụ

cột trong gia đình, là hình ảnh về sức mạnh, sự quyết đoán để con cái học tập Bên cạnh đó, sự hiện diện của những người ông, người bà trong gia đình truyền thống

cũng giữa một vai trò quan trọng trong giáo dục, hình thành nhân cách con trẻ; như

đã phân tích ở trên về mối quan hệ giữa ông bà và cháu, chúng ta thấy cùng với bố

Trang 29

cách tuyệt đối Các bậc ông bà, cha mẹ luôn dạy bảo, khuyến khích, tạo điều kiện cho con cháu học chữ, học nghề; giáo dục con cháu về ý thức lao động, tôn tỉ trật tự gia đình và đạo lý xã hội nhằm con cháu thể hiện là người con có gia giáo Ngoài ra bầu không khí trong gia đình là yếu tố quan trọng tác động đến tâm lý đứa trẻ; mọi hoạt động, giao tiếp, ứng xử của các thành viên trong gia đình đều ảnh hưởng đến

con cái

~ Giáo dục ngôn ngữ: Ngôn ngữ là phương tiện để mọi người trong gia đình có thể giao tiếp được với nhau, ngôn ngữ chính của đồng bào là tiếng Tày tuy nhiên trong quá trình sinh sống, giao tiếp với người Kinh ở miễn xuôi lên khai hoang, người Tày ở đây được thêm tiếng việt Thông qua ngôn từ ông bà,

cha mẹ dạy con cái những câu từ và cách sử dụng, diễn đạt nó trong các trường, hợp khác nhau và ngôn ngữ cũng là thứ mà trẻ em được học đầu tiên bởi ông bà,

bố mẹ mình Người lớn cũng cần ăn nói lịch sự, có văn hóa để trẻ học tập; người Tày ky việc nói tục với nhau, đặc biệt với những đứa trẻ

~ Giáo dục về nghỉ lễ, gia phong: Gia đình truyền thống của người Tày chịu

ảnh hưởng của hệ tư tưởng nho giáo, đó là các tư tưởng về lễ, nghĩa, hiếu, tam

tòng, tứ đức, lễ, tết, hôn nhân, tang ma Trong gia đình truyền thống của người Tày

ở huyện Bạch Thông có những nguyên tắc, những quan niệm khá nghiêm ngặt

Con dau, con gai chi đi lại sinh hoạt ở phía dưới, phía trong theo hướng bếp giữa nhà, không được đi qua và không được ngôi phía trên theo hướng bếp lửa lên bàn thờ; người phụ nữ trong gia đình không được tự ý đến gần bản thờ, vào ngày lễ, tết chỉ có người đản ông được sửa soạn thắp hương, trẻ em tuyệt đối không được

nô nghịch gần khu vực bàn thờ gia tiên vì theo quan niệm đây là nơi thiêng liêng

cần phải được tĩnh lặng

Trang 30

* Lễ chúc thọ

"Người già, người cao tuổi được gia đình và mọi người kính trọng, lắng nghe và làm theo lời khuyên răn của cụ; trong việc ăn uống luôn được con cháu giảnh

phần ngon, đỡ đần những việc cần thiết, chăm sóc chu đáo khi ốm đau Ra đường

gặp người gia thì phải chào hỏi, nhường đường

Lễ chúc thọ không phô biến trong các gia đình truyền thống của người Tày, mặc dù cũng có những cụ được chúc thọ vảo các tuổi 49, 61, 73, 85 Tuy nhiên chỉ có những gia đình giàu sang, có điều kiện, gia đình có địa vị xã hội mới diễn ra tục lệ

nay

* Nghỉ lễ nối số

Nghỉ lễ này được thực hiện khi cha mẹ già yếu, ốm đau nhiều, có thể quan niệm là sắp tận số thì con cháu trong gia đình mời thầy đến làm lễ Lễ thường

được tổ chức vào mùa xuân và phải có một số lễ vật như: Bánh nếp được giã nhuyễn, cán mỏng rắc bột (pẻng mọoc) để “đắp phai”, giấy xanh, đỏ, tím, vàng

làm bô thóc tượng trưng để chứa thóc; dùng bẹ chuối và lá chuối làm nhà, làm bè mảng chở lên thiên đình Ngoài ra phải có cả gốc cây tre non còn cả rễ để trồng,

hai cây vầu hay trúc nhỏ làm thang (nam 7, nữ 9) treo rọ hồn để lên nộp lễ cho

thiên đình, xin gia hạn ngày tân số Vào dip này, con cháu, anh em họ hàng mang

sa, rượu, gạo nếp, bánh trái hoặc vải vóc, quan áo đến biếu mong các cụ sống lâu, khỏe mạnh lấy phúc đức cho con cháu Đây là một trong những sinh hoạt văn hóa tốt đẹp trong gia đình truyền thống của người Tày ở huyện Bạch Thông, thể hiện sự quan tâm của con cháu và cộng đồng đối với người cao tuổi

* Hôn nhân

Hôn nhân của đân tộc Tày không cl

lơn thuần là việc kết duyên của đôi

lứa mà có ý nghĩa lớn hơn là truyền thống đạo lý của dân tộc, duy trì nòi giống, dòng tộc, góp phần cố kết cộng đồng, lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc

Tir xa xưa, nam nữ thanh niên Tày huyện Bạch Thông có thể được tự do tìm hiểu, thổ lộ tình cảm với nhau nhưng hình thức hôn nhân chủ đạo vẫn là do

Trang 31

khắt khe, lạc hậu đã được loại bỏ nhưng vẫn lưu giữ được những nét văn hóa truyền thống đặc trưng của địa phương

'Bước đầu tiên là Pây tham lùa (hỏi dạm) Nhà trai cho người mang một con gà trống, một chai rượu, hai ống gạo và trầu cau đến nhà gái gọi là có chút lễ nói

chuyện cưới xin cho các cháu Nhà gái nhận lời sẽ hỏi ý kiến con gái, họ hằng và

báo tin cho nhà trai sau Nếu nhà gái không thịt con gà nhà trai mang đến là có “trục trặc”, trên đường đi nếu gặp hươu, nai chạy qua trước mặt, cây đổ ngang đường, hay đang bàn chuyện cưới xin mà có tiếng gà gáy gỡ được coi là điểm

không lành cho cuộc hôn nhân

Lân thứ hai là đi lấy lá số, nhận loi (pay au minh, au cằm, rặp cằm) và nhận

với nhà gái bản lục mệnh (ngày sinh, tháng đẻ của cô gái) để xem khớp mệnh đôi trai gái

Lần thứ ba là đi báo cho nhà gái biết đôi trẻ hợp số mệnh, đặt trầu cau Lan thir tu là lễ ăn hỏi (chin hó hay thú thụ cằm), đây là nghỉ lễ quan trọng khẳng định hai bên gia đình đã thành thông gia; nhà gái sẽ làm cỗ mời đại diện họ hàng nội ngoại, tiếp đón nhà trai, trong bữa ăn có thể bàn về đồ sính lễ, thách cưới như tiền, thịt lon, rượu, gạo để nhà trai biết chuẩn bị Đối với nha trai, nhiều gia đình cũng tổ chức ăn mừng, cảm ơn và đồng thời cũng để nghe những người đi ăn hỏi trở về thông báo lại ý kiến, số lượng sính lễ nhà gái đã yêu cầu Tùy theo vị trí

xã hội của gia đình, phẩm giá của cơ gái, hồn cảnh gia đình nhà trai mà nhà gái

đưa ra yêu cầu về số lượng sính lễ Sau lễ này đôi trai gái đã được coi như là vợ chồng, có thể đi lại hai bên gia đình, giúp đỡ những việc cần thiết; nếu trong gia

đình chẳng may có người qua đời thì người con gái (con trai) phải đến chịu tang

để tô chức được đám cưới trước khi mãn tang

Thời gian kể từ khi ăn hỏi đến khi tiền hành lễ cưới có thể vài tháng, có thể 1-2 năm; trong thời gian này người con gái và con trai lo chuẩn bị các đồ vật cần thiết cho cuộc sống vợ chồng sau này

“Trước ngày cưới, đại diện nhà trai cho người khiêng lợn, gánh gạo, rượu,

Trang 32

én ngày cưới, nhà trai chuẩn bị các lễ vật theo thông lệ để đoàn đón dâu

mang sang nhà gái gồm: Vải rằm khấy (vi ướt khô) tỏ ý nhớ công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ; hai con gà trồng thiền đã luộc chín; hai chai rượu; hai chiếc bánh trưng

Tay; trầu cau; tiền để mừng họ nội, họ ngoại; phong bao tiền hoặc vải đẻ biếu các

anh, chị, em chưa lấy chồng (gọi là quá hỏng); tiền mở gánh cho người đón lễ bày lên bàn thờ gia tiên; tiền giãng màn cho pá mẻ và người làm việc này; tiền đi đường

để tạ ơn quan làng, pá mẻ

Dẫn đầu đoàn chú rẻ là ông Quan lang - Một người đàn ông có tuổi, gia

đình hòa thuận khá giả, ăn nói thành thạo, giỏi thơ ca, tài ứng đáp Theo phong

tục truyền thống dù nhà gái gần hay xa thì đoàn đón dâu của nhà trai cũng phải ngủ lại qua đêm ở nhà cô dâu Trên đường đi đón dâu, đoàn của nhà trai sẽ gặp một số chướng ngại vật giữa đường như bị căng dây để xem mặt chú rễ, xin được nghe hát thơ lúc này ông quan làng phải mừng tiền, thuốc lá, ngâm thơ xin được đi qua hay khi đến chân cầu thang nhà gái, quan làng cũng phải hát mừng và uống rượu “rửa chân” Khi lên cầu thang, vào đến nhà thấy cái thớt thái thịt,

cái đền treo trên cửa, chiếu chưa trải sẵn quan làng lại hát những bài hát phù hợp

để nhà gái dọn lối đón tiếp; sau cùng quan làng hát mở gánh và nộp lễ, lễ của nhà trai được đặt lên bàn thờ, thắp hương trình báo tổ tiên Đêm đó sau khi ăn uống xong nhà trai được bố trí chỗ nghỉ ngơi ở nhà gái

Sáng hôm sau khi có đông đủ họ hàng nội, ngoại đại diện nhà gái sẽ cho rễ trình lạy tổ tiên, ông bà, cô, di, chú, bác sau đó ông quan ling hát xin đâu; việc hát

của ông quan làng là nghỉ thức bắt buộc thay cho lời nói của nhà trai Lúc này cô dâu sẽ trang điểm trong buồng, các chị em trong nhà chuẩn bị vật dùng cần thiết cho cô dâu sang nhà trai; khi mở nắp hòm đựng đồ của cô dâu thì mọi người trong gia đình sẽ đặt tiền vào hòm để “lót hòm”, ngoài ra mọi người cũng có thể mừng tiền cho cô dâu đặt vào nón hay hài cô dâu mang theo làm vốn

Khi Pá mẻ ké dẫn cô dâu ra thắp hương tô tiên, lạy ông bà, cha mẹ lúc đó sẽ có một cụ bà cao tuổi chúc phúc cho cô dâu chú rễ, căn dặn cháu vài lời về đạo

Trang 33

Đoàn đưa dâu sang nhà trai cũng có một người đứng đầu gọi là Pa mẻ kế

cũng được lựa chọn là người đã yên bề gia thất, con cái ngoan, kinh tế ổn định, biết hát thơ cưới có trách nhiệm giao tiếp với nhà trai và hướng dẫn cô dâu làm những nghỉ lễ cần thiết; đi theo là hai cô gái chưa chồng làm phù dâu Trên đường

đi, nêu hai đoàn đưa dâu gặp nhau tai cô dâu phải trao đôi khăn mùi xoa cho

nhau để tỏ ý mừng hạnh phúc; gần đến nhà trai thì đoàn đưa dâu phải dừng chân nghỉ để

trai

cơm gói mang theo, cô dâu chỉnh trang lại trang phục trước khi vào nhà

Đến nhà trai, người ta làm mâm cúng tạp và cô dâu phải đạp đỗ chiếc bừa trước khi vào nhà, tại đây có nhiều nghỉ thức như hát trải cl

hát giãng màn

nhà trai phải chuẩn bị chỗ ngủ qua đêm cho đồn đưa đâu

Sáng hơm sau, gia đình tổ chức nghỉ lễ cho cô dâu trình báo tổ tiên, pá mẻ

ké, phù dâu sẽ mang vật dụng mang theo của cô dâu để báo tổ tiên và mừng ông

bà, cha mẹ; sau khi pá mẻ ké “nộp dâu” cho nhà trai; nói với nhà trai đôi điều ngụ

ý rằng cô gái đã được ông bà, bố mẹ dạy dỗ rất cắn thận, nếu trong quá trình làm

dâu còn thiếu sót điều gì mong gia đình chỉ bảo thêm; cuối cùng pá mẻ ké hát bài “nộp dâu” và xin phép ra về; trước khi ra về pá mẻ ké không quên dặn dò cô gái về trách nhiệm của mình với nhà chỗng Khi đoàn đưa dâu về, nhà trai trịnh trọng

bưng khay rượu ra tiễn chân

Đến hôm thứ ba sau cưới, đôi vợ chồng trẻ sẽ mang theo lễ vật gồm gà, rượu, bánh về nhà bố mẹ vợ để lại mặt; ăn uống cơm nước xong đôi vợ chồng phải

trở về nhà mình trước khi mặt trời lặn

.Có thể nói cưới, hỏi là một phong tục truyền thống của dân tộc, là tổng hòa

các hình thức văn hóa, văn nghệ dân gian Trong lễ cưới chứa đựng các giá trị về

vật chất cũng như tinh thằn của mỗi dân tộc, từ những nét văn hóa ẩm thực, các

nghỉ lễ trong đám cưới đến trang phục truyền thống và các điệu hát Trong đám

cưới ngoài những lời hát chúc mừng cô dâu và chú rổ, các nam thanh, nữ tú lại có ‘eg hi hat giao duyên với nhau, tìm hiểu nhau, tình tứ với nhau qua những bai sli,

thắm, mượt ma

lượn

Trang 34

Bộ trang phục màu chàm đặc trưng mang tính truyền thống của người Tay &

Bạch Thông ngay từ trước thời kỳ đổi mới đã và đang bị mai một do diện tích đất

trồng bông không còn, nghề dệt vải nhuộm chàm cổ truyền mắt đi, người dân cũng không muốn tốn quá nhiều thời gian và công sức cho việc dệt, nhuộm Sự đơn giản về mẫu mã, đơn điệu vẻ màu sắc của trang phục Tày truyền thống thích hợp với đời sống nông nghiệp tự cung tự cấp, khép kín nhưng tỏ ra lạc hậu trong cuộc sống thời đổi mới ngày cảng đa chiều, đa dạng; trong khi đó, các loại vải dệt công nghiệp màu sắc đẹp hơn, rồi các dạng quần áo may sẵn với mẫu mã đa dạng thời

thượng, phủ hợp hơn ngày càng sẵn có, dễ tìm, giá cả lại không quá đắt đỏ 2.3.1.2 Nhà ở

Nha san là loại nhà truyền thống và phổ biến của người Tày Có hai loại nhà sản: nhà hai mái và nhà bồn mái

Nha sin 4 mái gồm hai mái chính, còn hai mái phụ bao giờ cũng thấp hơn mái

chính Bộ sườn của nhà sản người Tày có rất nhiều kiểu vì kèo khác nhau Kiểu 4 hàng cột , 6 hàng cột, 7 hàng cột, kiểu 7 hàng cột là kiểu hoàn thiện và mẫu mực nhất

Nguyên liệu làm nhà rất phong phú như: Cột gỗ, lợp ngói âm dương, tranh

rạ, lá cọ, mây tre

Nhà sản có cửa ra vào ở 2 đầu hồi, cửa chính đặt ở cầu thang lên xuống

cửa ra sản phơi Trong nhà bàn thờ thường đặt ở gian giữa, bếp đặt ở giữa nhà, trừ

gian đặt bàn thờ thì gác được lảm hầu hết mọi gian thường để thóc, gạo gầm sàn

thường là nơi nhốt gia súc, gia cầm và công cụ lao động

2.3.1.3 Am thực

Nông sản chính của người Tay là gạo tẻ, gạo nếp Gạo tẻ là thức ăn chính,

ao nếp chỉ dùng trong hội hè, tết lễ, tiếp khách, được chế biến thành các loại bánh, đồ xôi, làm rượu

Trang 35

Những ngày lễ tết, ngoài các thứ bánh, còn có thịt gà, vịt, lợn, là những món được chế biến tỉnh tế Việc chế biển nông sản trở thành những món đặc biệt biểu hiện sự tiếp thu kỹ thuật chế biến của các dân tộc Hoa, Kinh Những món ăn

được chế biến từ gạo nếp lại càng phong phú hơn Nếp non được dùng làm cốm với các loại cốm khác nhau như cốm mật ong, cốm cá, cốm thịt Nếp cũng được đỗ thành các loại xôi khác nhau với đủ các màu xanh, đỏ, tím, vàng, đen Nếp

dùng để làm các loại bánh chưng, bánh khảo, bánh dày

Thức uống của người Tay chủ yếu là nước đun sôi, rượu có 2 loại, rượu cất

và rượu ngọt, thường được dùng trong ngày tết, đám cưới, đám tang, rượu còn

dùng để tiếp khách

3.3.2 Văn hóa tỉnh thân

2.3.2.1, Tín ngường dân giam

Người Tày ở huyện Bạch Thông không có tôn giáo mà chỉ có tín ngường

trong dân gian, nỗi bật lên là một quan niệm vẻ linh hồn, đó là khái niệm “phi” tạm dịch là ma, bởi vì ma của người Tày bao gồm ma quỷ thần thánh có mặt khắp mọi nơi Ma được chia thành hai loại, ma lành và ma dữ, ma lành bảo vệ người, gia súc, mùa màng Ma dữ có thể gây hại bắt cứ lúc nào, bắt kỳ nơi đâu Cả hai

loại ma đều phải được cúng bái mỗi khi chúng “yêu cầu” và người ta thường thờ ma lành ở trong nhà như thần thô cơng, thần hồng

Người Tay rat coi trọng việc thờ cúng Tổ tiên, đây là việc thờ chính trong nhà, nhằm giáo dục, nhắc nhở con, cháu luôn hướng vẻ tổ tiên, cội nguồn, giữ gìn truyền thống gia tộc, dòng họ Bàn thờ tổ tiên được đặt ở gian chính giữa nhà là nơi trang trọng nhất; ngày mồng một, ngày rằm âm lịch hàng tháng, gia đình thấp

hương lên bàn thờ kèm theo nước, rượu (nếu như không có bánh, hoa quả) Do

tinh chat thiêng liêng, trang trọng như vậy, nên người Tày thường nghiêm cắm phụ nữ, trẻ em không được tới gần bàn thờ Mỗi khi gia đình có việc đại sự như: Làm nhà mới, cưới vợ, sinh con, tang lễ đều phải cúng bái mời tổ tiên về chứng giám

Trang 36

Người Tày còn có những tín ngưỡng, lễ nghĩ liên quan đến sản xuất nông nghiệp và thờ cúng ví dụ như vào ngày tết cỗ truyền dân tộc người Tày thường dán giấy đỏ vào dụng cụ lao động sản xuất, nhà cửa, giếng nước, các vật dụng sinh hoạt hàng ngày, chuồng trại gia súc gia cằm với ý nghĩa là cho những vật vô tri, vô giác đấy được nghỉ ngơi “ăn tết” và sang năm mới phục vụ tốt hơn cho con người Những ngày hội xuân, hội lồng tổng (xuống đồng), hội nàng trăng đều

mang trong nó những hình thức cầu mùa

Ngoài ra, người Tày ở Bạch Thông còn có loại hình tôn giáo, tín ngưỡng

trong ma chay, cúng bái là Tào, Put, Then, Nàng Hương; họ có vai trò rắt lớn hơn trong xã hội, trong đời sống tâm linh của đồng bảo nơi đây; Nàng Hương là người

con gái thường đi theo ông Pựt, ông Then để thắp hương đặc biệt trong các lễ giải

hạn đầu năm và cầu duyên

Put là âm đọc cổ của từ Phật Ngôn ngữ trong văn phong của Pựt chủ yếu xướng ca bằng tiếng Tày, thuộc lòng, không xem sách, cũng có các chương đoạn giống Then, như Khảm khải (vượt biển); trình Quán Ân, lên thượng giới với chùm

nhạc dùng tay hoặc chân rung rung Mỗi địa phương khác nhau có những điệu

xướng khác nhau Ông pựt thường được mời đi cúng cho người ốm, giải hạn, lễ “thăng quan tiến chức” trong giới Pựt Trang phục của Pựt thường mặc áo mũ thêu thùa kim tuyến như Đường Tăng, nhưng sắc vải áo không rạng rỡ bằng thầy Tào

‘Then là loại hình tôn giáo theo đạo giáo, vừa có Phật vừa có tiên, được quần chúng yêu chuộng; giai điệu phong phú, nhiều chương mục Nhạc cụ của Then là

một chùm nhạc, ngoắc vào ngón chân cái, dùng bản chân để rung tiếng nhạc hoà nhịp với đản tính, hát suốt đêm, người rất đông Then được mời trong các đám ma (kèm theo ông Tào), đi giải hạn, cúng lễ ốm đau, “thăng quan tiến chức” cho những người làm nghề cúng bái Thực chất làn điệu Then là một loại hình văn học dân gian, phản ánh tâm trạng quần chúng mang mẫu sắc tôn giáo

Trang 37

cũng làm được Tảo Ngoài việc chữ nghĩa, ông Tào phải biết yễm bùa, phù phép Sách vở của thầy Tào mang theo làm đám tang hàng chục cuốn đựng vào hai cái hộp đan bằng mây, gọi là "choóng", trong đó còn có trang phục và các nhạc cụ

2.3.2.2 Trí thức dân gian

Đối với dân tộc Tày, những cư dân trồng trọt lâu đời, cuộc sống mang nặng tính tự cấp tự túc, có nhiều ngành nghề phát triển phong phú và đa dạng, thì việc đúc kết kinh nghiệm sản xuất đã trở thành nhu cầu cấp thiết và thường xuyên “Chính vì vậy, trong quá trình lao động và sản xuất, họ đã đúc kết lại đuợc nhiều kinh nghiệm để áp dụng vào cuộc sống và được lưu truyền sâu rộng trong xã hội

dưới dạng văn học dân gian

Cho tới nay, chúng ta được thừa hưởng một gia tài tục ngữ quý báu gồm hàng nghìn câu mà các thế hệ cha ông chúng ta đã kế tiếp nhau sáng tạo, giữ gìn và truyền lại

Những câu tục ngữ chứa đựng những kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp

của người Tây đã phản ánh đời sống lao động, phản ánh các hình thức sinh hoạt, phản ánh thể giới quan và nhân sinh quan của nhân dân lao động Đặc biệt là phản

ánh cuộc sống của người nông dân Tày ở thế hệ trước, khi còn nghèo nàn, lạc hậu, mọi nguồn lương thực vật phẩm đều do họ ngày đêm lao động miệt mải, một năng hai sương, bán mặt cho đất bán lưng cho trời mới có ăn Qua hệ thống tục ngữ Tày đúc kết kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, thấy hiện lên bức tranh sinh động về chính cuộc sống của họ: từ việc trồng trọt trên nương tới việc chăn nuôi gia súc,

từ việc căm cụi đi tìm đất canh tác tới việc nhìn trời đoán thời tiết Đó là một

cuộc sống của người nông dân còn dựa trên nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên

Trang 38

Đặc biệt, trước lễ hội các cô gái người Tây sẽ dùng đôi bản tay khéo léo của

mình khâu vải tạo thành quả còn to bằng nắm tay, bên trong nhỏi vải vụn hoặc hạt cây, bên ngoài được trang trí bằng những tua vải hình sặc sỡ trong rất đẹp mắt; còn các chàng trai khỏe mạnh lên rừng tìm những cây tre thật dài, đẹp, chắc chắn; trên ngọn tre người ta cũng trang trí và tạo một vòng tròn với đường

kính khoảng 40cm dán giấy màu đỏ Trong ngày hội, các chàng trai cô gái Tay

đứng về hai phía đối diện nhau lần lượt ném những chiếc còn qua nhau sao cho

quả còn lọt vào vòng tròn trên ngọn cây tre; điều này còn có ý nghĩa phổn thực đó là, quả còn tượng trưng cho dương, vòng tròn trên ngọn tre là hình ảnh của

âm; khi quả còn được tung qua vòng tròn đâm thủng mảnh giấy đỏ có nghĩa là âm dương giao hòa báo hiệu mùa màng bội thu, nếu như quả còn không lọt qua vòng tròn thì đây bị coi là tín hiệu xấu và người xưa phải đem súng bắn thủng tờ giấy đỏ dán trên vòng tròn đó

Ngoài ra, trong lễ hội người ta làm các món ăn như gà, xôi ngũ sắc, trứng

nhuộm đỏ; các loại bánh mới lạ, bày mâm cỗ đẹp để cúng thần Những trò chơi dân

gian, những làn điệu dân ca người Tày phổ biến trong ngày hội Nổi bật nhất là các

điệu lượn, then, một số lối hát ví, hát giao duyên đối đáp của thanh niên nam nữ Tày Trong các làn điệu dân ca Tày, “lượn” là tiếng hát phổ biến nhất Là tiếng

hát giao duyên của thanh niên nam nữ Tày, “lượn” đã nói lên tâm tư, tình cảm, ước

mơ, nguyện vọng của quản chúng nhân dân lao động Thông qua những bài hát ấy

họ làm quen với nhau, mượn các tích truyện, cảnh vật, sinh hoạt hàng ngày để bày

tö nỗi niềm tâm sự và mong muốn được yêu thương nhau Thời gian các cuộc hát

Trang 39

Chương 3

BAO TON VA PHAT HUY CAC GIA TRI VAN HOA GIA DINH

TRUYEN THONG CUA NGƯỜI TÀY Ở HUYỆN BACH THONG,

TINH BAC KAN HIEN NAY

3.1 Những nhân tố tác động làm biến đỗi văn hóa gia đình truyền thống

của người Tày ở huyện Bạch Thông, tinh Bắc Kạn

3.1.1 Tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Nước ta đang bước vào thời kỳ đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Trong đường lối và chiến lược phát triển kinh tế của Đảng đã khẳng định: Đường

lối kinh tế của Đảng ta là “đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền

kinh tế độc lập, tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp” và chỉ rõ

“phát triển kinh công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trọng tâm” Bởi vì

chỉ bằng con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa mới đưa nước ta thoát khỏi tình trạng nghèo nản, lạc hậu, kém phát triển

'Qua quá trình tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước đã giảnh được những thành tựu to lớn:

~ Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, thu nhập bình quân đầu người cao, mọi mặt đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể

~ Nền kinh tế chuyển sang nền kinh tế thị trường ~ Cơ sở hạ tằng phát triển nhanh và hiện đại hóa

~ Nông nghiệp phát triển, người nông dân biết đến khoa học kỹ thuật và áp dụng có hiệu quả vào đối tượng cây trồng vật nuôi và cho năng suất cao Quá trình

công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã tạo ra nhiễu cơ hội và việc làm cho người lao động

~ Các lĩnh vực văn hóa xã hội, giáo dục, y tế được quan tâm đầu tư: Con người được tiếp cận và thưởng thức các loại hình vui chơi, giải trí, văn hóa, văn thao bô sung nhu cầu tỉnh thần cho xã hội Trẻ em được đến trường đúng

Trang 40

'Quá trình công nghiệp, hóa hiện đại hóa đã đáp ứng được cơ bản nhu cầu

vật chất và tinh thần cho nhân dân; sự ra đời của các bộ luật: Luật chăm sóc bảo

vệ bà mẹ và trẻ em, luật phòng chống bạo lực gia đình, luật bình đẳng giới đã góp phat

định bản thân mình, xây dựng gia đình văn minh, hiện đại trong xu thế chung của

y lùi những tư tưởng bảo thủ lạc hậu, phụ nữ có điều kiện vươn lên khẳng

xã hội từ đó chất lượng cuộc sống gia đình được nâng lên, số gia đình đông con giảm rõ rệt, con người có nhiều điều kiện học tập nâng cao trình độ

Song bên cạnh những thành tựu, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng mang lại những hạn chế, tác động tiêu cực đối với văn hóa gia đình truyền thống người Tày ở huyện Bạch Thông Đó là:

~ Con người bị cuốn hút vào guồng quay của công việc, của đồng tiền nên họ

ít có thời gian để quan tâm giáo dục con cái, các bậc cha mẹ thường phó mặc cho

nhà trường trong giáo dục con cái của họ, đây là một gánh nặng không nhỏ đối với

xã hội, là nguyên nhân của mọi nguyên nhân tạo ra cảnh gia đình ly tán, vợ xa chồng,

vợ chồng ly hôn sớm, con cái bị đẩy vào đời sớm bên cạnh đó sự thiếu quan tâm của

bố mẹ đã khiến một số thanh thiếu niên đua đòi, tụ tập ăn chơi rồi rơi vào nghiện ma túy, nghiện game, tổ chức đánh nhau, trộm cắp Theo thống kê từ năm 2010 đến

nay trên địa bàn huyện Bạch Thông đã có khoảng 120 thanh thiếu niên bị bắt và đưa

đi cải tạo tại trại giáo dưỡng vì nghiện ma túy, trộm cắp tài sản, đánh nhau

~ Cuộc sống hiện đại hơn nhưng cũng làm cho tình trang bạo lực gia đình

ngày cảng tăng, không chỉ ở các gia đình nông thôn, trình độ thấp mà còn ở những gia đình công chức có trình độ học vấn; nguyên nhân có thể áp lực về kinh tế, sự

bắt đồng về quan điểm, lối sống, ngoại tình, thậm chí trong vấn để giáo dục con

cái tạo nên những rạn nứt về tình cảm trong gia đình Bên cạnh đó mâu thuẫn,

xung đột trong gia đình tăng lên do sự tranh chấp về tài sản đắt đai, ruộng vườn, tài sản bố mẹ chia cho con không đồng đều

Tinh trang quan hệ tình dục trước hôn nhân của thanh niên, một số các em

Ngày đăng: 19/08/2022, 14:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN