1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Hình tượng hoa Sen trong mỹ thuật thời Lý - Trần

132 4 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 132
Dung lượng 24,3 MB

Nội dung

Mục tiêu cảu đề tài Hình tượng hoa Sen trong mỹ thuật thời Lý - Trần là nghiên cứu tìm hiểu và đánh giá các giá trị hình tượng hoa sen đã được xác lập trong mỹ thuật và kiến trúc giai đoạn Lý - Trần để khẳng định giá trị bản sắc văn hóa Việt Nam mãi mãi trường tồn cùng dân tộc.

Trang 2

MODAU inne 4

Chương 1: HOA SEN - NHUNG VAN DE CHUNG m 10

1.1.Nguồn gốc và phân loại khoa học của hoa sen 10

1.2.Khái quát hình tượng hoa sen trong văn hóa Việt Nam thời Lý - Trần 13

1.2.1 Chủ thể văn hóa ụ

1.2.2 Không gian văn hóa “4

1.3 Tổng quan mỹ thuật thời Lý - Tran 2

1.3.1 Khái quát mỹ thuật thời Lý 2

1.3.2 Khái quát mỹ thuật thời Trần 2

1.4 Tổng quan gốm sứ thời Lý - Trản 30

1.5 Tiểu kết 34

‘Chwong 2: HOA SEN TRONG KIEN TRUC VA DIEU KHAC THOI LY - TRAN36

2.1 Hoa sen trong nghệ thuật điêu khắc, kiến trúc truyền thống và đương đại 36

2.2 Hoa sen trong các đồ thờ trang trí, kiến trúc Phật giáo “

2.2.1 Hoa sen trong kiến trúc chùa, tháp “

2.2.2 Ngói lợp, gạch lát sản, thông gió, đá bó nền sl

2.2.3 Tranh, tượng, phù điêu “

2.2.4 Các sản phẩm thờ tự 55

2.3 Hình tượng hoa sen trong điêu khắc 56

2.3.1 Hoa sen trong nghệ thuật điêu khắc trên chất liệu gỗ $6

2.3.2 Hoa sen trong nghệ thuật điêu khắc trên chất liệu đá $7

2.4 Hình tượng hoa sen trong gốm sứ Lý - Trần 61

2.5 Tiểu kết ø

“Chương 3:GIÁ TRỊ Ý NGHĨA HÌNH TƯỢNG HOA SEN THỜI LÝ - TRẦN VỚI

UNG DUNG, KẾ THỪA TRONG MỸ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI 68

Trang 3

3.1.3 Giá trị hình tượng hoa sen trong hệ thống tượng Phật 84

3.2 Giá trị hình tượng hoa sen trong nghệ thuật tạo hình, điêu khắc $6 3.3 Kế thừa và phát huy hình tượng hoa sen trong mỹ thuật đương đại $8

3.3.1 Ứng dụng hình tượng hoa sen trong điêu khắc 88

3.3.2 Ứng dụng hình tượng hoa sen trong sản phẩm gốm sứ 90 3.3.3 Ứng dụng hình tượng hoa sen trong hội họa 9Ị 3.3.4 Ứng dụng hình tượng hoa sen trong thời trang 94

3.4 Một số giải pháp kế thừa, phổ biến, phát huy giá trị hình tượng hoa sen

Trang 4

1, Tính cấp thiết của đề tài 'Việt Nam là đất nước có

dày truyền thống văn hiến và văn vật Các

giá trị văn hóa đúc kết dài lâu tạo ra những giá trị mang bản sắc dân tộc đậm nét Những giá trị văn hóa này về lâu dải tích lũy trong những biểu tượng,

hóa ~ nghệ thuật nguyên bản Các hình tượng,

hình tượng hay các dĩ sản ví

biểu tượng di sản văn hóa này rất đa dạng phú khắp các lĩnh vực từ kiến trúc,

nghệ thuật điêu khắc tới hội họa, thi ca Trong các hình tượng văn hóa cổ, hoa sen cũng là một hình tượng văn hóa có ý nghĩa phổ quát và lan tỏa trong,

mọi sinh hoạt đời sống xã hội

Hoa sen là loài hoa gắn liền với các quốc gia nông nghiệp lúa nước và

có vị trí đặc biệt quan trọng đối với những quốc gia tôn sùng Phật giáo Sen là

loài hoa có lịch sử lâu đời và được coi là loài hoa bản địa của khu vực Đông, Nam Á Từ lâu đối với nước ta hoa sen đã có vị trí quan trọng trong cả đời

sống văn hóa tinh thần và văn hóa vật chất của người Việt Hoa sen là tượng

trưng cho sự tỉnh khiết, trong sáng, thanh cao, là hình tượng của đức Phật và

có ý nghĩa triết lý hết sức quan trọng trong đạo Phật Phật giáo đã có một thời

gian dài du nhập vào văn hóa Việt Nam, quá trình tiếp biến này diễn ra mạnh

mẽ nhất vào thời kì Lý - khi giai cắp phong kiến dân tộc xây dựng Nhà nước độc lập tự chủ, coi đạo Phật là Quốc giáo Nhiều vị vua xuất gia tu chính phép Phật và coi triết lý đạo Phật là triết lý lãnh đạo đắt nước Biểu tượng hoa sen trong Phật giáo đã được nhiều nhà nghiên cứu (chủ yếu là các Đại đức,

Hòa thượng và các nhà nghiên cứu liên ngành) tìm hiểu nhưng hầu hết còn

dưới góc nhìn tâm linh mang nặng tính tôn giáo Tìm hiều hình tượng hoa sen

Trang 5

rộng ra các lĩnh vực văn hóa khác Hình tượng hoa sen được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội trong các hoạt động chuyên ngành điều

khắc, kiến trúc, trang trí, ảm thực, hội họa, nhiếp ảnh, thời trang, thi ca, văn học, âm nhạc Tắt cả đều có ý nghĩa lớn tới cuộc sống tỉnh thần của cư dân Việt Đặc biệt trong đời sống tâm linh của người Việt thì hoa sen có giá trị biểu tượng rất lớn gắn liền với các công trình kiến trúc và các tác phẩm nghệ

'thuật phục vụ tôn giáo Đây đều là những di sản vật thể có ý nghĩa quan trọng

đối với đời sống văn hóa hiện nay Chính vì vậy nghiên cứu về vấn để này là

một yêu cầu cần thiết phải đặt ra trong thời gian tới

Hoa sen là loài hoa được nhiều người yêu thích và coi đó là tượng

trưng cho sự thanh cao vượt trên những giá trị trần tục thông thường Sen

'hồng cũng chính là loài hoa được nhất trí bầu chọn là quốc hoa của Việt Nam

trong thời gian qua Điều này cũng đã khẳng định vị trí của hoa sen trong đời

sống văn hóa nước ta đương đại Xây dựng biểu tượng quốc hoa đòi hỏi phải nghiên cứu hệ thống, khái quát giá trị hình tượng văn hóa hoa sen trong đời

sống văn hóa truyền thống của dân tộc để từ đó phổ biến, quảng bá giá trị văn

hóa của biểu tượng hoa sen ra ngồi cơng chúng, quốc tế Do đó nghiên cứu

biểu tượng hoa sen trong kiến trúc, mỹ thuật cổ đặc biệt là thời kì Lý - Trần là

một yêu cầt tấp thiết trong thời gian tới góp phần vào hệ thống giá trị biểu

tượng hoa sen

Là người say mê với những giá trị hình tượng của hoa sen trong đời

ống văn hóa đặc biệt là hình tượng hoa sen trong nghệ thuật kiến trúc và nghệ thuật giai đoạn Lý - Trần, học viên quyết định chọn đẻ tài: “Hình tượng hoa sen trong mỹ thuật thời Lý - Trằn” làm luận văn tốt nghiệp với mong, muốn sẽ góp một phần nhỏ vào hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu về các biểu

Trang 6

nhiều khoảng trồng, chủ yếu tập trung trong lĩnh vực Phật giáo và mang nhiều

màu sắc tâm linh Các chuyên để này chưa tập trung lý giải được hệ thống giá

trị biểu tượng của hoa sen dưới góc nhìn văn hóa dân tộc cũng như những ảnh

hưởng của hình tượng hoa sen tới đời sống cư dân Việt

Nguồn tư liệu về vấn đề nghiên cứu tập trung chủ yếu trong kinh Phật,

những bài thuyết giảng Phật học có liên quan lý giải hoa sen trong Phật giáo

Cuốn “Hình tượng hoa sen trong Phật giáo” lý giải một cách đầy đủ về hoa sen từ nguồn gốc ra đời đến ý nghĩa trong Phật học Đây là tài liệu quan trọng, để tìm hiểu về ý nghĩa của hình tượng hoa sen trong đời sống tâm linh nói chung và trong đời sống Phật giáo nói riêng Cuốn sách này là một trong số ít những nghiên cứu chuyên sâu và là một đầu sách có giá trị thuyết phục về ý'

nghĩa hình tượng hoa sen

Trong Phật pháp thì hoa sen thường được giới thiệu dưới dạng danh

hiệu liên quan tới Phật có thể đề cập một số kinh như: Pháp Hoa Tam Muội,

Tát Đàm Phân Đà Lị kinh, Chánh Pháp Hoa kinh, Diệu Pháp Liên Hoa kinh,

Thiêm Phẩm Diệu Pháp Liên Hoa kinh, Vạn Phật , những bộ kinh này đều sử dụng danh hiệu hoa sen dưới nhiều tên gọi khác nhau và ít có sự lý giải về

tượng và giá trị văn hóa [36]

Ngoài ra lịch sử vẫn đề nghiên cứu còn có thể kể tới một số bài báo, tạp

chí, phương tiện truyền thông nghiên cứu về hình tượng hoa sen như: “Ý

nghĩa của hoa sen trong Phật giáo”, “Biểu tượng hoa sen trong văn hóa Ấn

D6”, “Hoa sen trong văn hóa Phật giáo”

ØÕ Việt Nam, cho tới nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào khai

Trang 7

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của luận văn thạc sĩ được xác định là nghiên cứu tìm hiểu và

đánh giá các giá trị hình tượng hoa sen đã được xác lập trong mỹ thuật và kiến trúc giai đoạn Lý - Trần để khẳng định giá trị bản sắc văn hóa Việt Nam mãi

mãi trường tồn cùng dân tộc

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

ìm hiểu vị trí, ý nghĩa hoa sen trong đời sống văn hóa Việt Nam Tổng hợp, phân tích những hình tượng văn hóa kiến trúc, điêu khắc

thời kì Lý - Trần có liên quan tới hoa sen

hiểu và đánh giá những giá trị văn hóa liên quan đến hoa sen trong

kiến trúc và điêu khắc giai đoạn Lý - Trần

Tìm hiểu những giá trị kế thừa, nâng cao và ứng dụng hình tượng hoa

sen trong đời sống mỹ thuật ứng dụng đương đại hiện nay

Đề xuất một số giải pháp quảng bá, bảo tổn các giá trị văn hóa có liên quan tới hoa sen

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hình tượng hoa sen trong mỹ thuật giai đoạn Lý - Trần Qua tìm hiểu những giá tri văn hóa có liên quan trong cá nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, hội họa để tìm hiểu và lý giải nghĩa hình

Trang 8

Phật giáo có liên quan tới hình tượng hoa sen

Đề tài sẽ khảo sát một số di tích, cơ sở thờ tự tiêu biểu có giá trị hình tượng hoa sen đặc sắc như chùa Một Cột (Hà Nội), chùa Bút Tháp (Bắc

Ninh) hay một

tượng hoa sen trong điêu khắc Chăm đã thể hiện trên chat liệu đá, gỗ, đất nung

'Về mặt thời gian: phạm vi nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các giá trị

văn hóa gắn với biểu tượng hoa sen trong nghệ thuật kiến trúc, mỹ thuật giai

đoạn Lý - Trần

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn vận dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành: văn hóa học, sử học, dân tộc học, xã hội học và nghệ thuật học

Các phương pháp nghiên cứu cụ thể như:

"Phương pháp nghiên cứu tài liệu: đọc, tìm hiểu và phân tích một số tài liệu

liên quan trong một số đầu sách, bài báo, bài nghiên cứu liên quan tới hình tượng

hoa sen trong Phật giáo, kiến trúc, đồ thờ tự có liên quan tới hoa sen

Phương pháp điền dã khảo sát một số di tích, kiến trúc thờ tự, hệ thống

điện thờ, có liên quan tới hoa sen như chủa Một Cột (Hà Nội), chùa Bút Tháp

(Bắc Ninh) Từ đó đối chiếu với các tư liệu thành văn nghiên cứu trong tài

liệu út ra các giá trị biểu tượng cơ bản

6 Đồng góp của luận văn

Luận văn nghiên cứu nhằm hệ thống hóa các giá trị văn hóa của các

Trang 9

Luận văn cũng đưa ra một số giải pháp quảng bá, giới thiệu hình tượng

hoa sen trong văn hóa Việt Nam

T Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo nội dung

luận văn chia làm ba chương:

Chương 1: Hoa Sen - Nhimg van dé chung

Trang 10

1,1 Nguồn gốc và phân loại khoa học của hoa sen

Hoa sen (tên khoa học là Nelumbo Nueifera) thuộc loài túc căn thảo

(loại cỏ nảy mẫm từ rẽ củ của năm trước), sống ở vùng đầm lầy, ao, hỗ nông

hoặc ở những vùng đồng sâu ngập nước, hoa thường có màu trắng, hồng, có

khi phơn phớt vàng, xanh, tím

‘Ve phương diện thực vật học, hoa sen (lotus) là loài thực vật thủy sinh

thuộc dòng bộ phái Proteales họ Nelumbonace, chỉ phái Nelumbo Trong chỉ phái này có hai loại: Nelumbo Nueifera và Nelumbo Lutea

“Thân rễ của sen mọc trong các lớp bùn ao hay sông, hồ còn các lá thi

nỗi ngay trên mặt nước Các thân già có nhiều gai nhỏ Hoa thường mọc trên

các thân to và nhô cao vài centimet phía trên mặt nước Thông thường sen có thể cao tới 1,5m và có thể phát triển các thân rễ bò theo chiều ngang tới 3m

Một vài nguồn chưa kiêm chứng được cho biết nó có thể cao tới trên Sm Lá to với đường kính tới 60cm, trong khi các bông hoa to nhất có thể có đường

tới 20cm

Hoa sen Nelumbo Nueifera: thường được gọi là Indian lotus, Sacred lotus, Oriental lotus, cũng chính là loài sen bản địa của Việt Nam và vùng Đông Nam

A Hoa sen sinh trưởng ở ao hồ hoặc khúc sông nước trầm lặng Hoa sen có nét

đẹp thanh khiết thùy mị, bông búp tròn đầy đặn, đinh nhọn như hình tháp, sắc

trắng, hồng, xanh (màu xanh rất hiểm), giản dị mà trang nhã Hương hoa thoang thoảng dịu đàng và thuần khiết Rễ sen mọc từ bùn tận đáy ao, nhưng lá sen vẫn

Trang 11

Những cánh, nhụy và gương hạt đã cấu thành một bông hoa sen có nét đẹp thanh thoát và màu tươi sáng Sen được đỡ bằng một cuống hoa dài và đưa sen mọc lên trên mặt nước Lá sen rit xanh, có một lớp nhung trắng phủ trên bề mặt khi ánh nắng chiếu vào lớp nhung trắng đỏ óng ánh li ti mờ ảo rất đẹp

“Gương hạt sen là một cảm hứng cho các nhà nghệ sĩ và những người thợ thủ công sing tạo những tác phẩm nghệ thuật của mình Hoa sen được đùng trong nghệ thuật trang trí của Phật giáo Chư Phật thường được miêu tả ngồi thiền trên các đãi hoa sen Các tu viện Phật giáo và các phòng tăng thường vẽ hình hoa sen như là một mô típ thể hiện trấết lý của giáo pháp Phật giáo, làm tăng thêm vẻ tôn nghiêm nơi cửa Phật và thanh thoát trong nghệ thuật biểu cảm

Một ví dụ về hoa sen (hoặc pundakira) trong Angutara Nikaya đã minh

họa quan điểm một người nên chấp nhận thế giới giống như hoa sen mọc trong bùn, sống trong bùn nhưng vượt lên khỏi nó để hướng đến mặt trời mà không bị bùn làm ô nhiễm Cũng giống như thế, một người sinh ra trong thé giới, tồn tại trong cuộc đời nhưng vượt thoát khỏi tham lam, sâu hận, và

không bị ô nhiễm bởi cuộc đời

Hoa sen được cho là có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Án Độ và đã lan xa

đến Trung Quốc nơi mà hạt sen đã được tìm thấy ở thời kỳ đồ đá mới cách

đây 7000 năm ở Yaoxian, tinh Zhejiang,

Trung Quốc, từ “lian” (hoa sen) thường được dung dé dat tén cho

con gái và điều này nói lên tằm quan trọng của hoa sen trong đời sống hàng,

ngày của người Trung Quốc

Hình tượng hoa sen rất quan trọng trong nghệ thuật Phật giáo và tên

Trang 12

© Thai Lan, sau vụ mùa thu hoạch, người ta tổ chức lễ hội “Loy

Krathong” để cám ơn thần nước bằng cách làm những chiếc thuyền trang hoàng đầy hoa sen, hương và đèn nến rồi thả nỗi trên sông Người ta bỏ thêm một ít tiền trên thuyền như là một điều phước đức, nhưng sau đó trẻ con xuôi theo dòng nước chặn thuyển và lấy tiền đó

Thần nước cũng được thờ phụng ở Vương quốc Khơ-me và lễ hội này cũng còn được tổ chức ở Trung Quốc nữa

Ngó sen được dùng làm thức ăn, còn củ sen có thể ăn sống hoặc nấu

chín Củ sen cung cấp nhiễu tỉnh bột Khi chúng ta luộc củ sen và trộn đường, sẽ có một món ăn dễ tiêu hóa cho trẻ con và người bệnh Tìm sen nồi tiếng là thuốc an thần dùng để trợ tim và giảm huyết áp Hạt sen vừa là thuốc bổ và

vừa là món ăn khoái khẩu được dùng trong việc chế biến các loại bánh, món

tráng miệng và nấu chè

Hoa sen nở rộ trong mùa hè ở nhiệt độ từ 23 tới 30 độ C Ở Châu Âu, khi thời tiết không lạnh lắm thì hoa sen sẽ nở

Hiện nay có nhiều loại sen được nhân giống, như sen màu hồng trắng,

sen màu xanh nhạt hơi pha đô, một vải loại lúc mới nở thì có màu hồng nhạt

rồi sau đó chuyển sang màu hồng thắm, có loại hoa đơn, hoa kép và ngay cả

loại không có hat mà có đến 2000 cánh hoa cho mỗi bông Nhụy hoa trở thành

giống như cánh hoa với vô số màu sắc

Theo các nhà khoa học, sen đã có mặt trên trái đất khoảng từ gần 100 triệu năm về trước Hiện nay trên thế giới còn hai loại sen hoa vàng (Nelumbo

Latea Pers) có ở miền Bắc và Trung Châu Mỹ và sen hoa đỏ (Nelumbo

Trang 13

cây, đỏ tím, đỏ nhạt, xanh tía và xanh da trời

1.2 Khái quát hình tượng hoa sen trong văn hóa Việt Nam thời

Lý - Trần

1.2.1 Chủ thể văn hóa

Chủ thể văn hóa tức là con người văn hóa cụ thể trong thời đại Lý -

“Trần thắm nhuần tâm tưởng của thời đại Đó chính là thời đại mà Phật giáo

được tôn là Quốc giáo và có ảnh hưởng đặc biệt sâu rộng không chỉ trong văn

hóa, lối sống của cư dân Đại Việt mà còn cả trong văn hóa chính trị và tổng

thể toàn bộ đời sống sinh hoạt tỉnh thần của đất nước

Con người thời đại Lý - Trần tất nhiên là biểu hiện rõ nét của văn hóa

Ly - Trin Những biểu hiện này chính là biểu hiện của văn hóa Phật pháp

thấm nhuần trong văn hóa chung của dòng chảy văn hóa Lý - Trần Chính vì

thế con người Đại Việt đưới thời đại này có sức khác biệt và đặc sắc

¡ng và đặc điểm văn hóa rất

Thứ nhất, con người chủ thể văn hóa của thời đại này là con người giác

ngô Phật giáo: "Phật ở tại tâm” Tức là ở ho hội tụ những phẩm hạnh cao đẹp

thoát tục Như những đóa sen thơm tuy sống trong bùn mà không nhiễm mùi

bùn; sống trong nhung lụa, uy quyền tột bực nhưng tâm vẫn sáng trong Với

tỉnh thần vô ngã, tùy duyên bắt biến, họ tích cực đem ánh đạo hòa vào cuộc sống, làm cho cuộc đời thêm tươi sáng Đó là một Trần Thái Tông, một Tuệ

“Trung Thượng Sĩ, một Trần Nhân Tông và còn nhiều bậc vĩ nhân khác nữa,

nơi ẩn chứa tài năng xuất chúng, sự đốn ngơ hồn toàn đã xây nên nên tảng “Thiền học Việt Nam tự chủ, tự lực, tự cường, tạo nên sức mạnh chồng ngoại

Trang 14

~ Phật nằm tại tâm

~ Tư tưởng lấy Phật giáo bao trùm thiên hạ làm tư tưởng sống

Đây là những điều mà Phật giáo ảnh hưởng về mặt lý tưởng, tuy nhiên

trong hoàn cảnh cụ thể cũng có sự thay đổi nhất định để phủ hợp Nói cách

khác là sự vận động và thay đổi của con người văn hóa Đại Việt thay đổi theo

hoàn cảnh lịch sử Điề

này thể hiện rõ trong giai đoạn nhà Trần khi quân dân

Đại Việt đứng trước những nguy cơ lớn của một cuộc tấn công mạnh chưa

từng có của một đại đế quốc thời bấy giờ Chính trong hoàn cảnh này mà con

người theo tư tưởng Phật giáo là chủ yếu thay đổi theo hướng hành động theo

hoàn cảnh thời chiến vả thời bình Thực chất điều này cũng hoàn toàn tương

ứng với văn hóa và tư tưởng vương triều Trần mong muốn

Chính bởi vì con người Đại Việt chịu ảnh hưởng rất lớn của văn hóa

Phật giáo nên hình tượng hoa sen có điều kiện được mở rộng và được sử dụng

như một ký hiệu ngôn ngữ có nội dung nghệ thuật để đưa văn hóa của đạo Phật thắm sâu vào đời sống nhân dân Nhìn nhận ở một góc độ nào đó thì

tượng hoa sen cũng chình là hình tượng của Phật giáo, vì thế quan

phương văn hóa về nó cũng được phát triển rộng rãi

1.2.2 Không gian văn hóa

Trước hết, thời đại Lý - Trần là thời đại độc lập dân tộc, thống nhất

đắt nước, cỗ kết cộng đồng

Trang 15

của bọn xâm lược phong kiến Trung Quốc, đồng thời khẳng định sự tồn tại của một quốc gia thống nhất và độc lập dân tộc

'Việc Ngô Quyền tự xưng vương và xây dựng một vương triều phong kiến Trung Ương tập quyền với những nghĩ lễ riêng đã biểu hiện ý chí quyết tâm giữ gìn nền độc lập vừa giảnh được sau hơn mười thế kỷ bị đô hộ bởi các thế lực phong kiến phương Bắc Đáng tiếc là, công cuộc xây dựng đất nước chưa hoàn thiện thì ông đã mắt (944) Tiếp theo là triều đình biến loạn, chính quyền trung ương còn non trẻ giờ suy yếu, các thế lực phong kiến cát cứ nỗi

đây, đất nước bị chia sẻ bởi loạn “Mười hai xứ quân” Đây là một hiểm họa

lớn cho dân tộc Nền độc lập của đắt nước, sự sống còn của dân tộc là yêu cầu cấp thiết của lịch sử đã được Đinh Bộ Lĩnh tiếp nói Ông đã giương cao ngọn cờ thống nhất quốc gia, đẹp tan loạn lạc “Mười hai xứ quân”, đem lại hòa thống nhất cho đất nước Thắng lợi của Đinh Bộ Lĩnh là thắng lợi của xu

thế thống nhất quốc gia, thắng lợi của tỉnh thần dân tộc và ý chí độc lập mạnh mề của cả khu vực Đông Nam Á

Xuất phát từ nhu cầu thống nhất dat nước, độc lập dân tộc, thống nhất công đồng mà các vương triều phong kiến tiếp theo đã lãnh đạo nhân dân chiến đấu và chiến thắng ngoại xâm đến từ phía Nam, phía Bắc: Lê Hoàn phá

tan quân Tổng (981); Lý Thường Kiệt bình định giặc Chiêm Thành (1069) và

nhiều lần chiến thắng quân Tống (1075-1077), mà vang đội nhất là chiến

thắng quân giặc trên sông Như Nguyệt (sông Cầu); và trước đó, Lý Thường Kiệt còn cất quân sang đất Trung Quốc như Châu Ung, Châu Khâm để tiêu diệt các hang ô gây chiến tranh, làm cho nhà Tống khiếp sợ, phải công nhận Đại Việt là một quốc gia độc lập và từ đó vẻ sau, trong khoảng hai trăm năm

Trang 16

lực lượng dân tộc mà các triều vua Lý bằng chính sách khoan hoà, nhân thứ:

đã thu phục các thủ lĩnh dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc, phía Đông Bắc; đã đông viên họ cùng với nhân dân Đại Việt chiến đấu và bảo vệ biên cương “Tổ quốc Sự thật là họ đã có những cống hiến to lớn trong sự nghiệp chống, ngoại xâm, giữ gìn non sông

'Cũng nhờ yêu cầu đoàn kết thống nhất, ý thức độc lập mà đời Trần mới

có một Hội nghị Binh Than (1282), Hội nghị Diễn Hồng (1285) với tiếng hô

đồng thanh “đánh” đầy quyết tâm, vang đội non sông, để làm nên những chiến công lừng lẫy được thể hiện trong ba lần đánh tan các đạo quân xâm

lược Nguyên Mông hung hãn và hùng mạnh nhất thé gi

1285, 1288 Tỉnh thần hảo khí Đông A ngày một nâng cao có được là nhờ âm

hưởng của những chiến thắng trên và thắng lợi này chính là hệ quả tắt yếu của

vào các năm 1258,

quyền lợi dân tộc, trên dưới đồng lòng trong cuộc kháng chiến toàn dân chống

giặc ngoại xâm

Thứ đến, thời đại Lý - Trần là thời đại phục hưng dân tộc

Tir trong hoang tàn đỗ nát sau chiến tranh đã làm cho nên kinh tế của

đất nước ngày cảng sa sút, tài nguyên bị khánh kiệt bởi ngoại bang vơ vét, nên khi nước nhà vừa độc lập, trong điều kiện vừa hoà bình, nhân dan ta bước

vào công cuộc xây dựng và kiến thiết đất nước Nếu dưới triều Ngô, Đinh,

công cuộc xây dựng này chưa đạt thành tựu là bao thì sang triều Lê, công

cuộc xây dựng đó bước đầu được phục hồi, ít nhiều có sự phát triển

Từ triều Lý trở đi (1009 - 1225), nhất la thế kỷ XI, công cuộc xây dựng

đó thật sự có quy mô lớn, đặt nền tảng cho sự phát triển toàn diện và vững

chắc Việc vua Lý Thái Tổ đời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Đại La và đổi

Trang 17

Thang Long là nơi có đủ điều kiện để thoả mãn mục đích trên: *ở vào nơi

trung tâm trời đắt, được cái thể rằng cuộn hồ ngồi ( ) Xem nước Việt

ta, chỉ nơi này là thắng địa Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bồn phương đắi

nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhắt của đề vương muôn đời" (Trích từ "Chiếu

đời đô") Nền kinh tế dưới triều Lý ngày càng được phát triển: nông nghiệp

được chú trọng; việc khẩn hoang và xây dựng những công trình thuỷ lợi phục

vụ nông nghiệp với quy mô lớn đã được chú ý nhiều Các ngành nghề thủ công như dệt, gốm, luyện kim, mỹ nghệ, chạm khắc, đúc đồng đã đạt đến trình độ cao vẻ kỹ thuật lẫn nghệ thuật Giao thông, thương mại không chỉ

phát triển trong nước mà còn mở rộng sang các nước lân cận trong khu vực "Nhờ thành quả kinh tế phát triển đã tạo nên những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển văn hoá giáo dục Việc học tập thỉ cử đào tạo nhân tài, xây

dựng đất nước được các vua nhà Lý chăm lo Nếu trước đó, theo lệ bảo cử và

tiến cử người làm quan thì từ đời vua Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông về sau,

bên cạnh các lệ trên còn có kỳ thí tuyển chọn nhân tài Vua nhà Lý đã xây

dựng Văn Miếu (1070), mở khoa thi tam giáo đầu tiên trong lịch sử giáo dục khoa cử nước ta (1075) rồi thành lập Quốc Tử Giám (1076) chính là cắm cái mốc cho sự nghiệp đại phục hưng đắt nước Nghệ thuật chạm trổ, điêu khắc trên gỗ, trên đá, trên gốm thời này đã thể hiện một phong cách đặc sắc và đạt trình độ kỹ thuật cao Đặc biệt hình tượng con rồng thời Lý = một con vật linh của người Việt, với đáng vẻ mềm mại, uyên chuyên là một hình tượng nghệ

thuật độc đáo và nhất quán trong tư duy người Việt Phải chăng hình tượng này đã được nghệ nhân tài hoa thổi vào đó cái cốt lõi tỉnh thần, cái hồn của

thời đại? Về phương diện văn hoá, đời Lý đã đặt nền tảng cho giai đoạn phát

triển rực rỡ của nền văn hoá dân tộc mà các sử gia gọi đó là “Văn hoá Thăng

Trang 18

đóng Nơi phôn hoa đô hội bỗng chốc trở thành vườn không nhà trồng Nhiều cung điện, đền chủa, miếu mạo bị giặc thiêu huỷ, tàn phá Chiến tranh vừa kết

thúc, hoà bình vừa lập lại, triều đình đã động viên nhân dân phục hồi kinh tế và phát triển van hoá một cách toàn diện trên cơ sở tỉnh thần độc lập mạnh mẽ

và một ý thức tự hảo dân tộc sâu sắc Điều đáng lưu ý là chữ Nôm thời này đã

được phổ biến và được sử dụng dé sáng tác Đây là một biểu lộ ý thức độc lập trên lĩnh vực văn hoá

Mặt khác, kho tàng thần thoại và truyện cổ dân gian cũng đã được thời này sưu tầm tập hợp thành sách Việc học hành thỉ cứ, so với đời Lý, giờ đây đã đi vào quy củ và được chính quy hoá Nhà nước đã đặt ra lệ thỉ các ky thi

và đặt ra các học vị chính thức trong thi cir để sĩ tử phấn đầu Việc học không, chỉ đóng khung ở kinh thành mà còn mở rộng ra các địa phương đến các lộ, các phủ, các châu Thiên văn, lịch pháp, y học đã đạt trình độ cao với những nhân vật tên tuổi như Đăng Lộ, Trần Nguyên Đán, Thái Bá Tĩnh (Tuệ Tĩnh) Nghệ thuật ca múa nhạc, nghệ thuật tạo hình cũng có bước phát triển mới

Kịch hát cỗ truyền (chèo, tuồng) được khôi phục và phát triển Nghệ thuật điêu khắc, chạm trồ đã kế thừa những thành tựu có tính truyền thống từ đời

Lý và phát triển thêm, mang tính phóng khoáng, khoẻ khoắn và hiện thực, đáp

ứng được yêu cầu tinh thần của thời đại Tiêu biểu nhất cho phong cách này là

hình tượng con rồng với dáng vẻ chắc nịch, khoẻ khoắn, hùng dũng, mang được hào khí của thời dai chién dau oai hùng, chiến thắng ngoại xâm

Nhìn chung, thời Lý - Trần là thời đại phục hưng những giá trị văn hoá

tinh than truyền thống của dân tộc Chỉ tính riêng về kiến trúc, thời đại này đã

Trang 19

ngọn tháp cao đến mười mấy tằng với bố cục chặt chẽ, cân xứng, chạm trổ

công phụ, sinh động Điều đó đủ chứng tỏ nghệ thuật xây dựng, điêu khắc,

kiến trúc lúc bấy giờ đã được phục hồi và phát triển đến đỉnh cao Sự sáng tạo

ấy còn được thể hiện trong bốn di sản văn hóa nỗi tiếng mệnh danh là “An

Nam tứ đại khí” của thời đại là tháp Báo Thiên, tượng Phật chủa Quỳnh Lâm, chuông Quy Điền và đỉnh (vạc) chùa Phổ Minh Thời ấy văn hoá văn nghệ

dân gian với những lễ hội truyền à

ống đã chắn hưng và được moi giai ting

xã hội từ vua chúa đến thứ dân đều ưa chuộng Sử sách chép rằng trong một

hội vật, một hoàng thượng đời Trần đang xem và hồi hộp theo dõi trận đấu

chẳng kém gi mọi người, bởi một trong hai tay đấu dé giành danh hiệu "đô

vật” kia là con trai của mình

Cuấi cùng, thời đại Lý - Trần còn là thời đại khoan giản, an lạc,

nhân thứ, nhân từ, cối mở và dân chủ

'Nhờ đất nước được phục hưng mà thời đại ấy đã có một đời sống vật chất tương đối no đủ đã làm cho đời sống tinh thần tương đối dễ chịu trong

không khí dân chủ và cởi mở “Đời sống xã hội thời này còn có những ngày người ta bi trong tình thân, trong tin tưởng”: “biết sống một đời sối dễ chịu, vui vẻ, gần gũi với nhau Hồi ng, biết sống vui cởi mở và phong

phú, rộng rãi sâu sắc” Bởi vì thời ấy “con người chưa bị lễ giáo nhà Nho

ràng buộc gây gắt và đạo Phật hôi này cũng lại có vẻ khoan dung hơn đời

sau” Ý kiến đúc kết trên của GS Đặng Thai Mai chính là tinh thần đặc trưng

của thời đại Lý - Trần Chủ để trung tâm của thời đại này là những con người

tự tin, hảo hùng, phóng khoáng, trong sáng, nhân ái, độ lượng và khoan dung mà khó lòng gặp lại những con người như thế ở các thời kỳ sau Nhờ tinh thần thời đại với những nét đặc trưng như trên mà con người bấy giờ đã biết tiếp

Trang 20

đón nhận những tinh hoa văn hoá tư tưởng của khu vực để rồi tiếp thu, chuyển

hoá và dung hợp nó trên nên tảng cốt lõi truyền thống của dân tộc vững chắc để làm nên một nền văn hoá phong phú có bản sắc riêng, góp phần thúc đây những giá trị tiên tiến của đất nước phát triển

Cũng nhờ tỉnh thần của thời đại mà thời này đã sản sinh ra những con người với những nhân cách cao đẹp đáng kính, phản ánh đúng đặc trưng tỉnh thần của thời đại: nhân thứ, khoan dung, rộng mở, dân chủ mà dũng liệt Đó là những ông vua anh minh như Lý Thái Tông không chỉ tha tội cha con Nang ‘Tri Cao làm phản mà còn phong chức tước cho để thu phục Cao, khiến Cao

vùng đất biên thuỳ của Tổ quốc Hay như vua Lý Thánh Tông đã tha tội chết cho vua nước Chiêm Thành là Chế Củ; đối

với tù nhân trong nước, vua sai phát chăn chiếu và cho ăn uống đầy đủ trong

đem hết tài sire gop phan tran gi

những ngày đông giá rét với lòng thương dân như thương con; vua còn khuyên các quan nên xử án cần khoan dung và giảm nhẹ hình phạt Lại có những ông vua chỉ cách chức và diy đi xa chứ không tử hình kẻ đã dùng pháp thuật để hại mình như Lý Nhân Tông đối với Lê Văn Thịnh Có những ông,

vua dễ dàng “rừ bỏ ngai vàng như trút chiếc giày rách” như Trần Thái Tông

lúc còn trẻ, và khi về giả, nhà vua lại nhường ngôi cho con, làm thượng, hoàng, sai đốt tráp đựng thư hàng giặc Nguyên Mông của một số quý tộc và

quan lại chứ không chịu đọc chỉ vì để tránh hỏi tội họ Vua còn tha tội chết

cho Hoàng Cự Đà vì ông này trước đây không được vua cho ăn xoài nên đã bỏ vua giữa lúc quân giặc đang vây hãm, nhà vua đang tránh loạn Còn ông

vua Bồ tát Trần Nhân Tông thì nhường ngôi cho con rồi chống gậy đi hoá đạo, thuyết pháp trong nhân dân, truyền bá giáo lý từ bi của Đức Phật, khuyên

nhân dân xoá bỏ những tập tục hủ lậu, mê tín đị đoan

Trang 21

bởi giặc Tống xâm lược, bả đã dũng cảm đem chiếc hoàng bào và ngai vàng

của con - tức giao phó vận mệnh của Tổ quốc - cho vị tướng anh dũng tài ba và cũng là người bà dem lòng yêu dấu là thập dạo tướng quân Lê Hoàn Nhờ

thế mà Lê Hoàn lãnh đạo quân sĩ chiến thắng quân Tống xâm lược (981) lập nên triều đại mới: nhà Lê Có những bà hoàng thay chồng cằm quyền nhiếp

chính như nguyên phi Ÿ Lan lúc Lý Thánh Tông thống lĩnh ba quân đi chỉnh phạt Chiêm Thành Bà còn thương dân, chăm lo đời sống nhân dân lúc thiên tai bao lụt, và đạy đân nuôi tằm đệt vải, được nhân dân cảm phục tôn vỉnh là

Quan Am nit

‘Thai đại ấy có những vị tướng anh hùng không màng công danh phú

quý, sẵn sàng nhường ngôi tế tướng triều đình cho người khác mà người đó lại là đối thủ bị mình đánh bại để cảm quân tran giữ biên thuỳ như Lý Thường Kiệt Có những ông tướng vì an nguy của xã tắc, sẵn sàng xoá bỏ những hiềm

khích mâu thuẫn của gia tộc; ở ngôi cao chức trọng được ân sủng đặc biệt

nhưng không lợi dụng chức quyền mà vẫn giữ trọn đạo làm tôi như Hưng Đạo

'Vương Trần Quốc Tuấn Cũng có những vị tướng, những ông quan dũng cảm, thà chết chứ không đầu hàng, chịu khuất phục kẻ thù như Trần Bình Trọng,

Nguyễn Đại Phạp Và cũng có những nhà sư, những người con Phật lại

khuyên người đời không nên dẫm theo vết của Như Lai đã đi như Quảng Nghiêm thiền sư

Cé thể nói chính tinh thần của thời dai đã sản sinh ra những nhân cách lớn Những con người này đã góp phần tạo nên cái hào khí của thời đại Có được những con người như thế là nhờ lòng yêu nước, nhờ bản lĩnh cùng ý thức độc lập tự cường của dân tộc Điều đó đúng nhưng chưa đủ Một nhân tố

quan trọng khác để làm nên diện mạo, làm nên cái bản chất Đại Việt của thời

đại còn là nhờ ảnh hưởng giáo lý từ bi thắm đẫm tỉnh thần nhân văn của nhà

Trang 22

giáo lý nhân từ của Đức Phật Thích Ca đã cảm hoá và ảnh hưởng tốt đẹp đến phong hoá, xã hội lẫn chính trị thời Lý - Trần, nên học giả Hoàng Xuân Hãn

đã gọi đó là “đời thuân từ nhất trong lịch sử nước ta” [54]

1.3 Tổng quan mỹ thuật thời Lý - Trần

1.3.1 Khái quát mỹ thuật thời Lý

Lý Công Uân lên ngôi vua năm 1009, sáng lập vương triều Lý (1009 -

1225) tại kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình) ngày 2/11 Kỷ Dậu (tức ngày 21/11/1009) Tháng 7 mùa thu năm 1010, nhà vua dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La đổi tên là Thăng Long Ngay trong mùa thu năm đó, nhà Lý đã khẩn

trương xây dựng một số cung điện làm nơi ở và làm việc của vua, triều đình

và hoàng gia Trung tâm là điện Càn Nguyên, nơi thiết triều của nhà vua, hai

bên có điện Tập Hiền và Giảng Võ, phía sau là

1010, 8 điện 3 cung đã hoàn thành Những

năm sau, một số cung điện vả chủa tháp được xây dựng thêm Một vòng

in Long An, Long Thụy

làm nơi vua nghỉ Đến cuối

thành bao quanh các cung điện cũng được xây đắp trong năm đầu, gọi là Long Thành hay Phượng Thành Đó chính là Hoàng Thành theo cách gọi phổ biến về sau này Thành đắp bằng đắt, phía ngoài có hào, mở 4 cửa: Tường Phù ở phía đông, Quảng Phúc ở phía tây, Đại Hưng ở phía nam, Diệu Đức ở

phía bắc Trong Long Thành có một khu vực đặc biệt được bảo vệ gọi là Cắm

‘Thanh là nơi ở và nghỉ ngơi của vua và hoàng gia Trong đời Lý, các kiến

trúc trong Hoàng Thành còn qua nhiều lần tu sửa và xây dựng thêm Long

‘Thanh va Cam Thành là trung tâm chính trị của Kinh Thành Phía ngoài,

cùng với một số cung điện và chùa tháp là khu vực cư trú, buôn bán, làm ăn

của dân chúng gồm các bến chợ, phố phường và thôn trại nông nghiệp Một vòng thành bao bọc toàn bộ khu vực này bắt đầu được xây đắp từ năm 1014,

gọi là thành Đại La hay La Thành Trong những biến loạn cuối thời Lý,

Trang 23

thành, xây lại các cung điện, nhưng vị trí quy mô của Hoàng Thành, thường soi là Long Phượng Thành không thay đồi

Kiến trúc thời Lý

Kién trúc phát triển mạnh dưới thời nhà Lý và chịu ảnh hướng của Phật

giáo rất sâu đậm: cung điện, lâu đài, thành quách và chủa tháp được xây dựng với quy mô lớn Thành Thăng Long là một công trình xây dựng lớn trong các

triều đại phong kiến Thành gồm hai vòng dài khoảng 25km Trong hoàng thành có những cung điện cao đến bồn tầng

Kiến trúc thời Lý phục vụ Phật giáo, rất nhiều chùa tháp được xây

dựng hoành tráng, đồ s6 Chita Một Cột (Chia Diên Hựu) được xây dựng ở “Thăng Long với quy mô lớn hơn ngôi chùa đã có trước đó ở Hoa Lư và với sự cách điệu tuyệt diệu Việc xây dựng các chùa tháp rất được coi trọng Năm 1031, Lý Thái Tông cho xây dựng 950 ngôi chùa Năm 1056, Lý Thánh Tông

lập chùa Sing Khánh ở phường Báo Thiên, phải dùng 11 ngàn cân đồng dé

đúc chuông chùa, năm sau lại dựng Tư Thiên Bảo Tháp trước chùa Báo

Thiên, cao vài chục trượng (khoảng 50-60m) và có 30 tầng Ngoài ra còn có

nhiều chùa tháp khác cũng đồ sộ và huy hồng khơng kém

Chùa Báo Ân và tháp Báo Thiên cao khoảng 70m Chủa Phật Tích

(Bắc Ninh), chùa Long Đọi (Hà Nam), Chùa Bà Tấm (Hà Nội), chùa Quảng

Giáo (Quảng Ninh) đều là những chùa lớn chưa từng có

Kiến trúc chùa tháp thời Lý đều to lớn, cao sang lừng lũng Các chùa

Trang 24

đáo: Vùa tôn nghiêm, hùng vĩ, đường bệ bởi không gian và tâm điểm kiến trúc, vừa phóng khoáng rộng rãi và lăng mạn bởi gần thiên nhiên, vừa sinh đông, lý thú với các trang tri mang hơi thở thời đại, thể hiện sự giao lưu rộng

rãi trong khu vực

Điêu khắc, trang trí thời Lý

Điêu khắc thời Lý tình tế và đăng đối, mang tính chất trung dung tĩnh

tại và cái “hư không” của Phật giáo Vừa mới thoát khỏi nghìn năm nô lệ,

được sống trong thái bình thịnh vượng, các nghệ sĩ có thẻ đắm minh trong

tôn giáo và triết học, tỉ mi tae những pho tượng thể hiện cái nhìn thoát tục "Bên cạnh đó, điêu khắc cũng chịu ảnh hưởng Chăm Những hình trang trí trên mặt đá của tháp Chương Sơn (Nam Định) có bố cục, dáng điệu và hình thé

chau chuốt và lãng mạn gần với điêu khắc Chăm, nhưng cách biểu hiện khuôn mặt lại thuần Việt, những khuôn mặt vũ nữ không tron bau, xa xăm và có phần

xa cách như những khuôn mặt Chăm, mà linh động và tươi trẻ

Điêu khắc đời Lý độc đáo, chủ yếu trên gốm và trên đá Đề tài thường

là thiên nhiên như mây, nước, hoa sen, hoa cúc và đặc biệt là hình tượng con

rồng với nhiều nếp cong mềm mại tượng trưng cho nguồn nước, niềm mơ ước cho cư dân trồng lúa nước

Hình tượng con rồng của triều đại này không lẫn được với triều đại

khác Những hình điêu khắc ở chùa Phật Tích (Bắc Ninh) cho ta thấy rằng

nghệ thuật điêu khắc thời Lý có sự giao thoa văn hóa với các nước lân bang như Trung Hoa mà còn chủ động tiếp biến văn hóa của Chămpa trong các hình tượng nhạc công và vũ nữ, hình tượng chim thần Garuda

Rồng thời Lý có bốn chân, loại lớn có vẫy Nó rất khác con rồng thô to và mạnh mẽ thời Trin, cũng rất khác con rồng đường bệ của Trung Hoa Thật

Trang 25

yêu như thế Nó chứng tỏ cái chất vị tha Phật giáo và cái lãng mạn, cái triết lý

đã thấm sâu vào thời đại ấy, từ nhà vua đến thứ dân, nhà sư và nghệ sỹ Mô típ Rồng triều Lý đã xuất hiện trên nhiều loại trang trí bố cục hình

tròn, hình cánh sen, hình lá đẻ, hình chữ nhật Hau như ở đâu, không gian

nảo, những con rồng luôn có tư thế và cấu trúc giống nhau Phong cách thời Lý, về đề tài liên quan đến rồng và bố cục hình trang trí rồng, được các đời

sau học theo và giữ gìn [49]

1.3.2 Khái quát mỹ thuật thời Trần

Khi nhà Lý bắt đầu suy yếu, người đứng đầu dòng họ Trần ở đây là

“Trần Cảnh (Trần Thái Tông), nhưng người đặt nền móng cho sự ra đời chit

thức của nhà Trần là Thái sư Trần Thủ Độ Nhà Lý suy vi, quyền lực rơi vào tay Trần Thủ Độ Sau khi ép Lý Chiêu Hồng (§ tuổi) nhường ngôi cho

chồng là Trần Cảnh (7 tuổi; 1218 - 1277) thì thời đại của nhà Trần chính thức

bắt đầu từ năm 1225 Trong khoảng 175 năm trị vì, nhà Trần đã lãnh đạo

nhân dân Đại Việt ba lần kháng chiến chống quân Nguyên Mông thắng lợi ề từ đời "vào các năm 1258, 1285 và 1288, nhưng trong những năm sau nay, vua Dụ Tông thì triều đại nhà Trần đã suy yếu đi vì nhiều lý do, chủ yếu là do

sự mục nát và yếu kém của hệ thống quan lại Cuối cùng vào năm 1400, Hồ Quy Ly đã cướp ngôi nhà Trần, chấm dứt 175 năm trị vì của dòng họ Trần

Nhà Trần thay thế nhà Lý suy tàn trong sự phát triển đi lên của chế độ

phong kiến tập quyền Ba lần chống quân Nguyên Mông thắng lợi, bảo tồn

giang sơn gắm vóc đã tạo nên một hào khí oai hùng cho thời đại nhà

cho cả dân tộc đã thắm đẫm trong văn học nghệ thuật Mặt khác chiến tranh

nhiều lần tàn phá đất nước, cuối cùng chế độ điển trang thái ấp cũng tan vỡ

trong cuộc cải cách của Hồ Quý Ly vào cuối thế kỷ XIV đã làm cho chế độ

Trang 26

Mỹ thuật thời Trần với đường nét phóng khoáng, khỏe khoắn hơn thời

Lý Bố cục có phần thưa thoáng đơn giản Đề tài phong phú hơn thời Lý, đặc

biệt là trên đồ gồm xu hướng dân gian xuất hiện với nhiều hình ảnh chim thú

rất phóng khoáng và thoải mái Có được điều này là nhờ sự giao lưu văn hóa rộng rãi và tỉnh thần thượng võ thời Trần phát triển mạnh qua ba cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông

Kiến trúc thời Trần

Kiến trúc thời Trần lúc

được thừa kế thành tựu kiến trúc thời Lý do đó có nhiều điểm gần với kiến trúc thời Lý Tuy vậy từ năm 1262 trở đi, với kiến trúc chùa, tháp Phỏ Minh (Nam Định), tháp Bình Sơn (Vĩnh Phúc),

chùa Thái Lạc (Hưng Yên) cùng với các tác phẩm chạm khắc trang trí trên

ác công trình đó đã bắt đầu bộc lộ một phong cách mỹ thuật riêng của thời

Trần Sự thay đôi về quan niệm đã dẫn đến sự thay đôi về vị trí, kiểu dáng các công trình kiến trúc, cách thẻ hiện các đề tài trang trí mang tính hiện thực

phóng khoáng và khoáng đạt hơn

Qua dấu vết còn lại của một số ngôi chùa thời Lý cho các chùa

thời Lý thường được xây dựng ở những nơi đất cao và có cảnh đẹp như ở

chân núi, trên núi Vì vậy mặt bằng các chủa thời Lý thường được trải dài

trên ba bốn bậc cấp và cao dần Sang thời Trần, các chùa tháp được phân bố rộng rãi trên cả nước, tuy vậy nhiều hơn cả là những công trình được dựng lên ở ven triển sông của vùng đồng bằng như Hà Nội, Hải Duong, Nam Dinh,

Quảng Ninh Vì lẽ đó, bố cục mặt bằng các ngôi chủa thời Trần cũng có

nhiều thay đổi Chùa Yên Từ, trung tâm của phái Trúc Lâm tam tổ được xây dựng trên núi, do đó phải bạt núi để xây dựng thành cụm chùa riêng theo

từng bậc cấp Lối kiến trúc này gần giống với lỗi kiến trúc của chùa Phật

“Tích, chia Dam thai Ly Tuy vậy, còn có thé có bố cục theo kiểu chữ “Công”

Trang 27

theo kiểu chữ công Kiểu bố cục mặt bằng này sẽ gặp hiểu hơn trong kiến trúc thời kỳ sau đó Qua đó cho thấy có sự kế thừa và sự sáng tạo trong phong

cách mỹ thuật thời Trần Cùng với kiến trúc thời Lý, kiến trúc thời Trần đã

làm phong phú thêm, hoàn chỉnh thêm kiến trúc Phật giáo nói riêng và đóng,

góp cho kho tàng kiến trúc dân tộc nhiều công trình có giá trị cao

“Tháp thời Trần được xây dung theo kiểu tháp vuông 4 mặt như ở thời

Lý, có nhiều tầng, nhỏ dần về phía ngọn Tầng dưới cùng thường cao nhất có thể từ 2 đến 2,2m Bề ngoài thường được trang trí bằng nhiều hình tượng

“Tháp có hai loại thờ Phật và tháp có đặt xá lị của các sư tổ (tháp mộ) Đứng ở dưới đất ngước nhìn lên, ngọn tháp như vươn tới trời cao Cây tháp như nét

nối giữa trời và đất Từ đó, những điều cầu nguyện, những mong muốn sự tốt lành cho con người sẽ đến được với Đức Phật Có thể vì lẽ đó, mà tháp thường đứng với kiến trúc chùa và có chiều cao hơn ngôi chùa rất nhiều Căn

cứ trên các ngôi tháp còn lại ở thời Trần như tháp Phổ Minh, tháp Sơn thì chiều cao của tháp thường gần bằng hoặc bằng chu vi chân tháp

(có nghĩa là tỷ lệ giữa các cạnh day và chiều cao tỉ lệ 1⁄4) Cùng với

kiến trúc Phật giáo, trong thời Trần hai loại kiến trúc cung đình và kiến trúc

Iăng mộ cũng được chú ý xây dựng

Năm 1289, nhà Trần cho xây dựng lại kinh thành Thăng Long So với thời Lý, kinh thành Thăng Long thời kỳ này được mở mang thêm nhiều đường phố, xây dựng thêm nhiều cung điện, lầu gác Trước đó, (năm 1253)

nhà Trần cho mở Quốc Học Viện đây mạnh việc thi cử, học hành Ngoài ra, ở

vùng quê hương Nam Định còn xây dựng phủ Thiên Trường với quy mô

tương đối lớn trong thời gian từ năm 1262 đến năm 1264 Ngày nay các nhà khảo cổ còn tìm thấy nhiều dấu vết của khu cung điện đó Ở đây có khu

Trang 28

việc cho các nhà vua, các Thái Thượng Hoàng Nơi đây có trường học, chùa

Phô Minh Tắt cả các công trình đó làm cho phủ Thiên Trường trở thành

nơi đô hội sằm uất, thịnh vượng vả là của riêng của vương triều nha Tran

Cuối thời Trần, Hồ Quý Ly lợi dụng sự suy yếu của giai cắp thống trị của nhà Trần đã nuôi âm mưu thốn đoạt và cướp ngơi của dòng họ nha Tran Nam 1397, Hồ Quý Ly đã ép vua Trần Thuận Tông dời đô về Vĩnh Lộc ~ Thanh Hoá

và xây dựng ở đây một kinh đô mới, đó là thành Tây Đô Năm 1400, khi đã lên

ngôi, Hồ Quý Ly vẫn coi đây là kinh đô cho nước Đại Ngu của mình

Kiến trúc cung đình thời Trần có 3 công trình lớn như kinh thành ‘Thang Long, Phủ Tây Đô (Thanh Hóa) và Phủ Thiên Trường (Nam Định)

Ngoài hai thể loại kiến trúc cung đình và kiến trúc Phật giáo, thời kỳ này đã 'bắt đầu có những kiến trúc lãng mộ của các vua hoặc quan lớn như: Trần Thủ

Độ cũng được xây lăng ở Hưng Nhân (Thái Bình) Mặc dù vậy về kiểu dáng cũng chưa có gì đáng kể Phần lớn các lăng ngày nay đã bị tần phá, không còn được nguyên vẹn và việc xác định vị trí lăng rất khó Tài liệu thì không

còn nhiều, tuy vậy cũng có một số tài liệu nhắc đến khu lãng mộ của Trần

“Thủ Độ ở Thái Binh, lang vua Trằn Anh Tông, Trần Minh Tông, Trần Hiển

Tông ở An Sinh - Đông Triều - Quảng Ninh Điêu khắc, trang trí thời Trần

Thời kỳ này điêu khắc vẫn gắn liền với kiến trúc, đi cùng kiến trúc và

mang đặc điểm phong cách phù hợp với kiến trúc Đi với kiến trúc chùa tháp có

tượng Phật, tượng sắu, tượng rồng Với lãng mộ có tượng quan hẳu, tượng thú

vật vừa mang tinh chat trang trí cho king mộ vừa là biểu tượng người canh giữ

cho sự trang nghiêm, tĩnh lặng của ngôi mộ, tạo sự bình yên cho linh hồn người đã khuất Nếu các bức tượng phù điêu còn lại của thời Lý tập trung nhiều ở chùa

Phật Tích, chùa Dạm (Bắc Ninh) thì ở thời Trần các tác phẩm tìm được lại tập

Trang 29

Trong số những tác phẩm điêu khắc còn lại của thời Trần có rất nhiều

tượng đá Tượng Phật thì hầu như chưa tìm được tác phẩm nào, nhưng bệ đá hoa sen thì lại tìm được khá nhiều như bệ đá chia Ngoc Dinh (1374), chia Bối Khê (1382) va ven 2 bờ sông Đáy

Theo nhiễu nhà nghiên cứu mỹ thuật thì những bệ đá hoa sen có thể là

bệ tượng Phật hoặc để bày đồ lễ và thường được đặt ở vị trí tôn nghiêm nhất trong chùa Bệ đá hoa sen thường được thể hiện là một khối chữ nhật, phần

trên cùng chạm hai lớp cánh sen, phần thân bệ thu nhỏ lại, bốn góc tạo hình

bốn con chim thần Các mặt chia ô chạm rồng, mây, hoa, lá Dưới cùng là

chân bệ có lớp cánh sen úp xòe ra làm nền đỡ toàn bộ bệ đá

Trong một số lăng mộ của vua quan thời Trần có những con vật gần gũi với đời sống người dân như con trâu, con chó bên cạnh những đề tài

chính thống khác như tứ linh Mặc dù vậy ngay cả trong những pho tượng

thể hiện đề tài chính thống bắt gặp những nét dân gian, chất hiện thực sinh

động và biểu hiện cảm xúc mạnh mẽ Trên các pho tượng thời Trần, trang trí

hoa văn đơn giản và bớt đi nhiều so với thời Lý

Các tác phẩm chạm khắc, trang trí vẫn thể hiện những để tài quen thuộc như: rồng, mây, sông nước, hoa lá Tuy vậy cũng có một số thay đổi như đề tài thể hiện tông hợp: đầu rồng, sừng tê, ngọc báu Hình tượng các

cô tiên dâng hương, dâng hoa đều thể hiện trong hình thức nửa người, nửa

chim rất phong phú và sinh động Hình tượng này gặp nhiều trong các trang

trí ở chủa Lạc Thái (Hưng Yên) Mật độ các hoa văn trang trí thoáng hơn,

đường nét bớt sự đều đặn và phóng khoáng hơn Õ một số nơi còn trang trí các đề tài mang đậm chất dân gian như tác phẩm: “Dê, hoa, lá” ở bệ tượng

Phật chùa Bối Khê (1382) - Hà Nội

Hình tượng rồng mặc dủ về cơ bản vẫn giữ nhiều nét kế thừa rồng thời

Trang 30

đều đặn, thoăn thoắt mà khúc doãng, khúc mau tạo sự sống động và hiện thực

hơn cho con rồng thời Trần Những nét mềm mại trong con rồng thời Lý bớt

đi nhiều, thay vào đó là nét mập mạp, khoẻ khoắn vả cứng cáp hơn Một vài

chỉ tiết như chân, đầu móng rõ rằng khúc chiết hơn

Có thể so sánh ở nhiều tác phẩm, nhiều thể loại nghệ thuật để thấy rõ

sự thay đổi trong phong cách sáng tạo của thời Trằn dựa trên những cơ sở

tỉnh hoa nghệ thuật được tiếp thu của thời Lý Đặc điểm này bộc lộ rất rõ trong mỹ thuật thời Trần [56]

ï Lý - Trần

1.4 Tổng quan gốm sứ tÌ

Với tỉnh thần dân tộc mạnh mẽ, với tỉnh thần Phật giáo ảnh hưởng tràn ngập xã hội, nhu cầu xây dựng cung điện, nhu cầu của trưởng giả, của các đình

chủa được xây dựng tăng lên bội phần Từ đó tài năng, kỹ thuật, nghệ thuật của

những lò gốm phát triển, đưa đến một cuộc bừng nở rực rỡ của đồ gốm Việt "Nam Trong quyết tâm bảo vệ văn hóa dân tộc, họ đã phát triển đồ gốm thành một nghệ thuật tạo hình Việt Nam, riêng biệt, rực rỡ, phong phú, cũng như nền

‘van héa Hoa Binh, Phùng Nguyên, Bắc Sơn, Đông Sơn trước đó

Người thợ đồ gốm Việt Nam đã tạo nên những kiểu dáng, sắc men và hoa văn rất Việt Nam, thể hiện tinh thần sáng tạo phóng túng và phong phú

Họ tạo nên những dáng kiểu, nước men và hoa văn đa diện, không thể thấy trong văn hóa Trung Hoa vốn nhiều khuôn khổ gò bó Vì thế, cho dù họ có

học được một vài kỹ thuật nghề nghiệp, nhưng phần nghệ thuật đã gần như

không mấy chịu ảnh hưởng của nghệ thuật đổ gốm Trung Hoa:

~ Người nghệ sĩ Trung Hoa vẽ đồ gốm một cách cẩn trọng, tỉ mi Họ vẽ

như người quan sát thiên nhiên một cách khách quan, tuân theo những quy

luật nhất định, đường thăng như kẻ thước, đường cong như cánh cung, bên

phải bên trái đối xứng, bên trên bên dưới đều đặn Đề tài rất tôn nghiêm:

Trang 31

~ Trong khi đó, người nghệ sĩ Việt Nam vẽ tự nhiên, v thoái mái, vẽ

như chơi, như thả diều, như đánh đáo, vẽ tự nhiên như ăn như ngủ Đề tài là

hoa, là lá, là chim, là thú, là côn trùng, là thảo mộc của đồng ruộng, thôn quê

kể cân bên mình, như chim sẻ, như tôm, như cua, chuồn chuồn, cóc nhái

Nói như thế không phải là chê đồ gốm Tàu không đẹp, đồ Tàu cực đẹp

là đằng khác Nhưng hai cách làm đẹp và hưởng đẹp rất khác nhau Đồ gốm

Tàu đẹp như một cô gái trang điểm lộng lẫy của dạ hội, đồ gốm Việt đẹp như

cô gái xóm quê thơ ngây, tươi mát

Gọi là đồ đời Lý, nhưng bao gồm ca đồ gốm đời Trần, bởi vì đồ đời

“Trần tiếp tục truyền thống đặc sắc của đồ đời Lý (Cho đến đời Hậu Lê, sự

phát triển đặc sắc của đồ gốm Chu Đậu, Bát Tràng mới thực sự trở nên cá

biệt, mở những chiều hướng mới và sự khác biệt)

Dé men ngọc (celadon): ảnh hưởng Phật giáo xen kẽ với ảnh hưởng đồ men ngọc đời Tống Hoa văn với những biểu tượng Phật giáo như cánh sen, hoa cúc Đôi khí có ảnh hưởng đồ gốm nhà Tống nhưng đã Việt hóa

(như 4 em bé trai chơi trong một vườn hoa, hoặc hình 2 lực sĩ đấu vật )

Ngoài những bát, chén và đĩa men ngọc nhỏ, ta còn thấy có nhiều tước (hay

bôi), bình trả, nậm rượu nhỏ Có những nậm rượu men ngọc chạm nỗi hình 2

con cá chép đang bơi Có những nậm rượu hình quả bầu Các nậm rượu nay

nhỏ (cao khoảng 12cm), chắc để dùng trên bàn thờ nhiều hơn là để dùng đựng rượu uống trong đời sống thường nhật

Ngoài những đĩa trang trí bằng các hình hoa sen, hoa cúc, cũng có

những đĩa nhỏ (5cm) chạm nỗi hình cá chép đang bơi Men ngọc màu xanh

rêu với nhiều sắc từ nhạt đến đậm, có khi rat đậm, gần như xanh đen So với

Trang 32

nhẹ, tiếng vang trong và ngân rất dài vi lam bang dat pha da nghién) Noi day

rồng Việt Nam bay cùng hoa lá, điều không thể thấy trong đồ gốm hay tranh

vẽ Trung Hoa

ĐỒ Lý trắng:

thanh nhã mà cao sang, càng nhìn càng ưa Bình và ấm vẫn theo truyền thống

lát chén Lý trắng cùng các bình ấm rất đẹp, một vẻ đẹp

Việt Nam, quai cằm chỉ có tính cách trang trí, không thực dụng Nước men rất min, màu trắng tuyển, nhìn mát rượi, thảng hoặc có món men trắng thoáng ẩn hiện sắc xanh dương Có chén nhỏ lòng tráng men trắng, nhưng bên ngoài

lại trắng men nâu Bình men trắng đôi khi có phác họa một vài cánh hoa màu xám nhạt

Có những tô Lý trắng ám họa hình ảnh của văn hóa Ả Rập, hình ảnh trăng lưỡi liềm và các vì sao cùng với 2 đoán đao bắt chéo Có những bát, trong lòng toàn biểu tượng Phật giáo như chữ Vạn, như hình ảnh bát bửu, hay trong lòng chén, lòng đĩa là cả một bông hoa sen, bông hoa cúc đang nở Có lu nhỏ cao 20em rộng 15cm, nắp lu là cả một bông sen, miệng lu cũng chạm nỗi những cánh sen đang nở Có tô đường kính 12cm, đáy tô là một bông cúc

nở, quanh lòng tô là những nhành lá và hoa cúc Bình ấm rất đẹp, nhiều cái

qua dua, qua bau, hình con tôm càng cưỡi trên lưng con cá chép

Đồ Lý nâu: Ta gọi chung là Lý nâu, nhưng ở đây màu nâu có rất nhiều

sắc, từ nâu nhạt đến nâu đậm gần như là đen Ngay trên củng một món, men

nâu cũng pha nhiều sắc Có những bát, chén men nâu có gờ miệng không

nhẫn mà lại gẫy cạnh như hình hoa cúc, trong lòng bát là những hình hoa cúc

khác, rõ rằng là chén bát dùng trên bàn thờ chứ không phải để dùng trong đời

sống hàng ngày Bát thường có đường kính miệng lớn bằng 3 lần đường kính

tron bat (như miệng 18cm, trôn 6cm) Có những thứ bát men nâu da báo, nước men nâu khi ướt được nhỏ lên vài giọt nước đây đó, làm cho men chảy

Trang 33

Trong những số lượng sưu tập, bát chén có hình họa biểu tượng nhà Phat giáo như hoa cúc, hoa sen đồ men nâu có rất nhiều Có phải đây lại là

một ảnh hưởng của Phật giáo được nhắc lại? Bình ấm men nâu rất đặc sắc, có

nhiều bình men nhoè (sau khi trắng xong men nâu, người ta tưới lên bình một

sắc men nâu đậm hơn, rồi để cho tu chảy loang lồ, hoặc sau khi tráng men

xong họ tạt nước lên cho men chảy nho)

Nước men trên bát chén men nâu mỏng trong khi nước men trên bình

men nâu day, bóng sáng mịn, độ dây mỏng của nước men trên bình cũng

không đều, tạo ra nhiều sắc đậm nhạt khác nhau Có nậm rượu men nâu trang

trí hình chân chim (do bút tre vạch lên trên men sau khi tráng) Nhiều bát

men nâu có trang trí hình chạm nổi từ khuôn đúc rất đẹp Cũng như đồ Lý trắng, bình ấm Lý nâu rất đẹp, hình dạng thay đổi từ tròn sang bầu hay hình con nghệ Đồ Lý lụe: Màu men lục nơi đây là màu men xanh cánh trả, trong biếc

Nước men mỏng, hình họa nỗi Số lượng đồ Lý lục còn lại không nhiều Tìm được một món Lý lục đẹp rất khó Bình Lý lục rất đẹp nhưng hiếm thấy, hoa

văn nhành rêu, vòi rót hình đầu makara Bát đĩa, bình ấm Lý lục cũng có

nhiều sắc, hoặc xanh biếc, hoặc xanh rêu, hoa văn trên bát đĩa cũng vẫn là

biểu tượng hoa cúc, hoa sen của nhà Phật hay hình cá chép theo kiểu song

ngư của văn hóa Tống Đĩa thường thấy với đường kính khoảng từ 14 đến

20cm, chén thường có đường kính từ 10 đến 14cm

Tom lại, đồ gốm thời Lý Trần là một giai đoạn rất quan trong trong

nghệ thuật đồ gồm cỗ truyền Việt Nam Đây chính là giai đoạn thăng hoa của nghệ thuật này Khởi đi từ những món đồ không tráng men dưới thời Bắc Thuộc, sang đời Lý đồ gốm Việt Nam phát triển rực rỡ Số lượng rất nhiều,

Trang 34

đậm đà tạo nên một thời cực thịnh của nền đồ gốm dân tộc đẻ rồi lên đến

tuyệt đỉnh với đồ gốm Chu Đậu vào thời Hậu Lê sau đó [13]

1.5 Tiểu kết

'Hoa sen là thứ hoa nở vào mùa hè ở những vùng nước tủ đọng và bản đục nhưng bông sen có hương thơm ngào ngạt, thể hiện sự sống vĩnh hằng Trong nghệ thuật cô đại Ai Cập, hoa sen đã xuất hiện với ý nghĩa như vậy

Hoa sen với màu sắc trong trắng trên bùn nhơ được hiểu với nghĩa đạo

đức trong văn hóa Án Độ Những người theo Ấn giáo với niềm tin tín

ngưỡng của họ thường gắn hoa sen với các vị thần như Vishnu, Brahma hay

Lakshmi Từ thời cỗ đại thì hoa sen đã là biểu tượng thiêng liêng của người

Hindu Nó thường được sử dụng như là một ví dụ về vẻ đẹp linh thiêng,

chẳng hạn Sri Krishna thông thường được miêu tả như là “người có mắt sen” Các cánh hoa đã nở được coi là sự mở rộng của tâm hôn và là biểu tượng của

sự thăng hoa tinh thần Vẻ đẹp của hoa sen tương phản với với nguồn gốc từ

bùn lầy của mình và thể hiện một sức mạnh tỉnh thần lớn lao xuyên suốt

chiều dài thăng trằm của lịch sử

Từ thế ki XI đến thế kỉ XIV là thời kì Phật giáo phát triển mạnh ở Đại Việt Tỉnh thần từ bi, cứu giúp mọi người của đạo Phật phủ hợp với tâm lí, khát vọng yêu chuộng hoà bình của người Việt Đạo Phật vào Việt Nam, số người theo Phật ngày cảng đông Đạo Phật phát triển mạnh nên nghệ thuật Phật giáo cũng có điều kiện phát triển và trở thành loại hình nghệ thuật tiêu

biểu cho mỹ thuật thời Lý - Trần Mỹ thuật thời Lý và thời Trần có chung

một nội dung Mỹ thuật thời Trần phát triển trên cơ sở, nền móng đã có từ

thời Lý Tuy vậy do điều kiện, hoàn cảnh xã hội khác nhau dẫn đến quan

niệm thể hiện thắm mỹ khác nhau Nếu mỹ thuật thời Lý đi theo hướng cách điệu cao, đường nét mềm mại, nhịp nhàng, trau chuốt và ti mi thi mỹ thuật

Trang 35

khái quát và khoẻ khoắn hơn Hai tính chất tôn giáo và chính thống kết hợp nhuẫn nhuyễn trong mỹ thuật thời Lý Sang thời Trần, mỹ thuật mang tính dân gian rõ nét hơn Tuy vậy, xét trong tổng thể của các loại hình nghệ thuật

thời Lý và thời Trằn thì mỹ thuật Phật Giáo là tiêu biểu cho hai thời kỳ Lý,

Trần thịnh trị

Cùng với sự phát triền đi lên của nhà nước phong kiến độc lập, tự chủ, nên mỹ thuật mang đậm tỉnh thằn dân tộc ngày một rõ nét và tạo đả cho my thuật truyền thống Việt Nam phát triển mạnh mẽ sau này Mỹ thuật hai thời Lý - Trần đã có những thành tựu về mặt kiến trúc, điêu khắc và hội hoạ Qua

mỹ thuật thời kỳ này đã làm cho con cháu cảm nhận được giá trị và phong

Trang 36

Chương 2

HOA SEN TRONG KIÊN TRÚC VÀ ĐIÊU KHÁC THỜI LÝ - TRAN 2.1 Hoa sen trong nghệ thuật điêu khắc, kiến trúc truyền thống và đương đại

Tit bao đời nay, hoa Sen đã là một hình tượng đặc biệt trong văn hóa

'Việt ăn sâu trong tiềm thức của người dân Việt Nam Có cả sắc lẫn hương,

đặc biệt với phẩm chất “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, hình ảnh hoa

sen được nâng lên với ý nghĩa triết lý sống sâu sắc Chính vì cảm nhận được

vẻ đẹp tỉnh túy và ý nghĩa thanh tao của hoa sen, nên bông hoa này luôn là

cảm hứng bắt tuyệt của thi ca và nghệ thuật Đối với điêu khắc và kiến trúc

¡ng vậy, hình tượng hoa sen đã được khắc họa trong nhiều công trình, cấu

trúc cũng như chỉ tiết của cả tổng thể công trình với bao hàm ý nghĩa sâu xa

Hình tượng hoa sen trong nghệ thuật điêu khắc Việt Nam truyền thắng Nghệ thuật điêu khắc truyền thống Việt Nam đã trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, mỗi thời kỳ mang một sắc thái riêng biệt mà chúng ta không thể hòa

trộn vào nhau được: nghệ thuật thời Lý với nghệ thuật thời Trần, nghệ thuật

thời Trần với nghệ thuật thời Lê, nghệ thuật thời Lê với nghệ thuật thời

Nguyễn trong cái chung lại có những hình thức biểu hiện riêng biệt

Kiến trúc sử dụng điêu khắc như một yếu tố phụ trợ tăng tính nghệ

thuật cho công trình, đồng thời diễn đạt ý nghĩa biểu trưng, cái thần của công

trình trong việc sử dụng hình khối và các đề tài trang trí mang đậm ý nghĩa

tượng trưng Về mặt trang trí, bố cục trong một tác phẩm là thước đo lớn nhất cho sự thành công của nghệ thuật Trong kiến trúc cổ, ta thường gặp bố cục theo kiểu cân xứng (những cặp rồng, những hoa văn hoạ tiết đối nhau ) Bố cục hướng tâm (có hoa văn trung tâm trong một khung khép kín), bố cục hình

Trang 37

Nghệ thuật chạm khắc ở đây, thường có bốn kiểu chạm: chạm nông, chạm sâu, chạm lộng, chạm thủng Chạm nông hình khối dịu dàng không gay

gắt thường được sử dụng rộng rãi trong kiến trúc Chạm sâu hình khối rõ

ràng, có khả năng bắt sáng mạnh Chạm lộng thể hiện các lớp lang và sự chuyển động của hình khối trọn vẹn, mạch lạc, khúc chiết Chạm thủng dùng cho mục đích giải quyết không gian kiến trúc như cửa võng trong đình, đền, miếu Chạm nông, chạm sâu, chạm lộng, chạm thủng ta thường bắt gặp ở

nhiều phù điêu xưa

Các công trình Chùa - Tháp thờ Phật còn lại từ thời Lý - Trần đã có kết hợp cả yếu tố văn hoá Án Độ thông qua Chămpa và một phần văn hoá Trung Hoa mang dam chat Phật giáo Các yếu tố văn hoá Án có thể thấy trong thẳm mỹ Việt là hình tượng các vũ nữ múa, các tượng chim kiểu Kinnari và chim thần kiểu Garuda có nguồn gốc từ Án Độ đã được Việt hoá Nhiều hình trang trí tạo thế thống nhất ngay cả trong ý nghĩa như sóng nước với mây trời, hoa sen với hoa cúc được phối hợp nhuần nhuyễn trong hình thức xen kẽ giữa khối nổi và kh

chìm âm dương [48]

Tir thoi Ly, hình tượng hoa sen đã được sử dụng trong biểu tượng chùa

Một Cột, bệ tượng Phật A Di Đà chùa Phật Tích và các đỉnh tháp, chân tảng, bệ Phật, diễm bia trong các công trình điêu khắc nghệ thuật khác

Loại đô án hình hoa sen đỡ chân cột thời Lý: Do yêu cầu chéng méi

mọt và âm thấp nên các chân cột đều được kê đá Tân dụng điều đó, các nghệ nhân đã trang trí các cánh sen viễn quanh, tạo cảm giác như toàn bộ ngôi chùa được dựng trên các đóa hoa sen Hoa sen chân cột [H.!] có phần giống với hoa sen trên các viên gạch ở thời Đinh - Lê, được bồ cục các cánh thành một vòng tròn theo kiểu nhìn chính diện từ trên xuống Hoa bao gồm 16 cánh

chính và 16 cánh phụ Điều khác nhau là các đồ án này của thời Lý không thể

Trang 38

của các cánh sen thời Lý ở các di tích liên quan tới vua, thường được chạm

thêm đôi rồng dâng châu lá đề Nét cham ti mi tinh tế, tôn thêm vẻ cao quý

của cánh sen

Loại đồ án hoa sen đỡ các vật thiêng thời Lý: là hình các đài sen trong tur thé nhin nghiêng, như đải sen làm bệ đỡ cho các chân chỉm phượng, trong các đồ án phượng múa ở các thành bậc chia Ba Tam (Hà Nội) [H.5], hoa sen

làm bệ đỡ cho các vật thiêng bố cục trong hình lá đẻ, hoặc trong các đồ án dàn

nhạc, thiên thân, rồng châu chùa Phật Tích (Bắc Ninh)

Loại đồ án hoa sen kết hợp hoa dây và hoa thiêng khác chạy thành dải

thời Lý: ở diềm cửa tháp hay ở bệ tượng, nay còn thấy ở di tích chùa Long Đọi (Hà Nam), tháp Chương Sơn (Nam Định) Nghệ nhân bố cục thay đổi một hoa sen lại đến một hoa cúc, được thể hiện trong những vòng tròn của

hoa dây Cả vòng tròn này lại gần như tiếp tuyến nhau và chỗ gặp nhau là

hình các thiên than nhỏ bé đang trong động tác múa Những hoa dây ở đây

mang tính chất ước lệ, trên thực tế lá sen, lá cúc đã cách điệu khác hẳn thực

tế Bố cục của đồ án hoa sen trong các trường hợp này thường theo kiểu nhìn

nghiêng hơi chếch để thấy cả gương sen với hạt sen Các cánh sen cũng chia

làm hai lớp như loại đồ án đài sen đỡ vật thiêng, nhưng lớp dưới của nó vừa

làm đài đỡ vừa biến thành một vòng tròn ôm trọn lấy cả phần trên của gương sen Tuy cách điệu khá cao nhưng đỗ án hoa sen này được xếp vào loại có bố cục chuẩn nhất, cân đối và đơn giản trong đường nét mà vẫn mô tả được cái

dng vé riêng của hoa sen

“Trong lòng cánh sen thời Lý có hình rồng chầu vả hoa dây được dùng

phổ biến ở các di tích liên quan tới vua Đến thời Trần, dạng này hầu như ít

säp, mà thay vào đó đôi khi được điểm các hạt tròn trong một bố cục cân

xứng của mỗi cánh hoa

Trang 39

(Hưng Yên); hoa sen đỡ ngọc châu báu và lửa tam muội trong đồ án lá đề ở

chùa Dâu (Bắc Ninh); vũ nữ múa dâng hoa sen ở ván lá gió; dai sen đỡ các

chim thần ở phù điêu chùa Thái Lạc (Hưng Yên) Đề tài này đa dạng hơn

nhiều so với thời Lý, nó vẫn giữ được yếu tố trang nghiêm nhưng được tạo tác sinh động và khỏe khoắn

Hoa sen bệ tháp thời Trần (tháp Phô Minh): là những đài sen lớn Cánh sen có 2 hoặc 3 lớp, xen kẽ nhau, thể hiện thành những khối nôi, không còn

chỉ là hoa văn nữa Tuy nhiên cũng có những bệ lớp phía dưới cùng lại chỉ

chạm nông thành một viền hoa văn trang trí, các cánh sen được chạm nối tiếp

nhau vòng quanh bệ, hình thức thường to khoẻ, chạy thành hàng dài, nhiều khi có bố cục nghiêng mà nhiều người gọi là "cánh sen dẹo” [H.4] Trong, lòng các cánh sen thường chạm thêm những hình tròn nỗi như ở bệ chùa Dương Liễu (Hà Nội), mà thời kỳ sau chúng hiện rõ hơn ở dạng hạt châu báu

như ở chùa Thây (Hà Nội)

Hoa sen trong đỗ án thành băng dây thời Trân: khá sinh động, như ở 'bệ tượng Phật chùa Nhạn Tháp (Hưng Yên), phía dưới đôi rồng chầu là băng,

hoa dây uốn lượn Cũng trên bệ tượng này, đóa sen deo tao sự sinh động và

vững chắc cho bố cục ban thờ Tam Bảo Đỗ án hoa sen cách điệu thành hoa dây được sử dụng khá nhiều trên kiến trúc của chùa Thái Lạc, và có lẽ đây

cũng là ngôi chùa duy nhất có đồ án trang trí này Hoa sen chạy dài phía dưới đôi rồng chầu lá đề, hay uốn lượn phía trên các “tằng mây”, nơi có hình các tiên nữ đầu người mình chim đang vừa múa vừa dang hoa [18]

Hình tượng hoa sen trong nghệ thuật điêu khắc Việt Nam đương đại

Ngày nay, nghệ thuật điêu khắc đã có bước đột phá mới, nó không chỉ

tạo ra một không gian tôn giáo như ở chùa hay một không gian kiến trúc thờ

thành Hoàng như ở đình, nghệ thuật

Trang 40

Vuong Trin Quốc Tuấn trên núi An Phụ (Hải Dương), công trình tượng đài

Anh hùng Dân tộc Lê Lợi (Thanh Hóa), công trình tượng đài thanh niên xung,

phong ở ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh)

Nghệ thuật điêu khắc Việt Nam tuy mỗi thời mỗi khác, nhưng nó liên tục phát triển, cái sau kế thừa cái trước, nó luôn mở rộng mà không khép kín Từ cái mạch dân tộc, điêu khắc Việt Nam đã tiếp thu sáng tạo, tạo thành một

bản sắc riêng không thể lẫn được với các nền nghệ thuật lân bang Ví như

nghệ thuật thời Lý ít nhiều chịu ảnh hưởng của nghệ thuật Chămpa (con chim

thần Garuda) nhưng hình thái Lý vẫn thanh thoát, uyễn chuyển bởi những

cánh sen thuần khiết Nghệ thuật điêu khắc thời Trần cũng thoáng thấy ảnh

hưởng nghệ thuật Chãmpa trên các bản đá thờ Phật trong các ngôi chia làng

dọc 2 bên bờ sông Đáy (Hà Nội) mà vẫn thể hiện được sắc thái Trần với

những hình khối chắc khỏe với những chỉ tiết hoa sen sinh động, tự nhiên,

không trùng lặp trong từng công trình nghệ thuật

Hình tượng hoa sen trong nghệ thuật kiến trúc Việt Nam truyền thống Sen là loài hoa gắn bó với đời sống con người Việt Nam từ rất lâu đời, đặc biệt trong tư tưởng Phật giáo, hoa sen được tôn quý và chiếm vị trí rất

quan trọng Vì thể trong các công trình kiến trúc truyền thống, đặc biệt là kiến

trúc Chùa - Tháp Phật giáo Việt Nam, hoa sen đã luôn là một hình tượng nghệ

thuật Sen có thể được trồng trong các hồ nước, trước tam quan và hai bên

cạnh chùa, tạo nên không gian và cảnh quan ngôi chùa một nét tĩnh lặng và

thanh cao Trong quá trình phát triển của nghệ thuật chạm khắc, hoa sen được lồng vào trong các chỉ tiết, cấu kiện kiến trúc và điêu khắc Hình tượng hoa

sen thể hiện tập trung trong các nơi thờ tự chính của ngôi chit, tir các phù

Ngày đăng: 19/08/2022, 13:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN