1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUẬN văn THẠC sĩ khảo sát tình hình sử dụng 131i trong điều trị ung thư tuyến giáp thể biệt hóa tại trung tâm y học hạt nhân và ung bướu bệnh viện bạch mai

58 9 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khảo sát tình hình sử dụng 131I trong điều trị ung thư tuyến giáp thể biệt hóa tại trung tâm y học hạt nhân và ung bướu bệnh viện bạch mai
Tác giả Lê Thị Hồng Giang
Người hướng dẫn TS. Phạm Cẩm Phương, PGS.TS. Lê Thị Luyến
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Dược
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp đại học
Năm xuất bản 2017
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 1,46 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU (11)
    • 1.1. Tổng quan về ung thư tuyến giáp thể biệt hóa (11)
      • 1.1.1. Dịch tễ học ung thư tuyến giáp trên thế giới và Việt Nam (11)
      • 1.1.2. Chẩn đoán (11)
      • 1.1.3. Điều trị (14)
    • 1.2. Tổng quan về iod phóng xạ ( 131 I) (15)
      • 1.2.1. Cơ chế tác dụng của 131 I (16)
      • 1.2.2. Đặc điểm dược lý (16)
      • 1.2.3. Chỉ định (17)
      • 1.2.4. Chống chỉ định (17)
      • 1.2.5. Liều lượng và đường dùng (18)
      • 1.2.6. Tác dụng không mong muốn (18)
      • 1.2.7. An toàn phóng xạ (19)
    • 1.3. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước về sử dụng iod phóng xạ (19)
  • CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (21)
    • 2.1. Đối tượng nghiên cứu (21)
    • 2.2. Phương pháp nghiên cứu (21)
      • 2.2.1. Loại hình nghiên cứu (21)
      • 2.2.2. Cỡ mẫu (21)
      • 2.2.3. Phương pháp thu thập và phân tích số liệu (21)
      • 2.2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu (21)
      • 2.2.5. Một số tiêu chí phân tích/đánh giá sử dụng trong nghiên cứu (22)
    • 2.3. Thống kê và xử lý số liệu (23)
    • 2.4. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu (23)
    • 2.5. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu (23)
  • CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (25)
    • 3.1. Đặc điểm nhóm bệnh nhân nghiên cứu (25)
      • 3.1.2. Cận lâm sàng (30)
    • 3.2. Đặc điểm sử dụng 131 I trong điều trị (33)
      • 3.2.1. Về dạng bào chế và đường dùng (33)
      • 3.2.2. Về liều điều trị 131 I (33)
    • 3.3. Đánh giá tác dụng không mong muốn của 131 I trong điều trị (36)
      • 3.3.1. Các tác dụng không mong muốn trong điều trị 131 I (36)
      • 3.3.2. Biện pháp xử trí TDKMM (38)
  • CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN (40)
    • 4.1. Bàn luận về tình hình sử dụng 131 I trong điều trị (40)
      • 4.1.1. Bàn luận về đặc điểm nhóm bệnh nhân nghiên cứu (40)
      • 4.1.2. Về tình hình sử dụng 131 I trong điều trị (42)
    • 4.2. Bàn luận về các tác dụng không mong muốn của 131 I và xử trí (43)
      • 4.2.1. Bàn luận về các tác dụng không mong muốn của 131 I (43)
      • 4.2.2. Bàn luận về xử trí tác dụng không mong muốn (44)
  • KẾT LUẬN (45)

Nội dung

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành trên 112 bệnh nhân UTTG thể biệt hóa có chỉ định dùng iod phóng xạ ( 131 I) được điều trị tại Trung tâm Y học Hạt nhân và Ung bướu - Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 2/2016 đến tháng 9/2016 thỏa mãn các tiêu chuẩn lựa chọn sau:

- Bệnh nhân được chẩn đoán xác định UTTG thể biệt hóa

- Bệnh nhân có sử dụng iod phóng xạ trong thời gian nghiên cứu

- Bệnh nhân có hồ sơ đầy đủ.

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả hồi cứu

Toàn bộ bệnh nhân UTTG thể biệt hóa được chỉ định điều trị bằng 131 I trong khoảng thời gian từ tháng 2/2016 – 9/2016 phù hợp với tiêu chuẩn lựa chọn

2.2.3 Phương pháp thu thập và phân tích số liệu

- Thu thập toàn bộ bệnh án của tất cả bệnh nhân thỏa mãn yêu cầu lựa chọn ở trên

- Thu thập thông tin, số liệu bệnh nhân dựa trên hồ sơ bệnh án theo một mẫu phiếu thu thập thông tin bệnh nhân thống nhất (Phụ lục 1)

- Dựa trên những thông tin, số liệu thu thập được trong các bệnh án UTTG thể biệt hóa đạt tiêu chuẩn trong thời gian nghiên cứu để phân tích, đánh giá tình hình sử dụng và các TDKMM của 131 I trong thực hành điều trị

2.2.4 Các chỉ tiêu nghiên cứu 2.2.4.1 Khảo sát tình hình sử dụng iod phóng xạ trong điều trị UTTG thể biệt hóa

 Đặc điểm của nhóm bệnh nhân trước điều trị

- Đặc điểm về giới tính

- Phân loại mô bệnh học

- Các biện pháp can thiệp trước đó

- Giai đoạn phân loại bệnh theo TNM

+ Kết quả xạ hình tuyến giáp

 Nồng độ TSH, Tg, Anti Tg

 Nồng độ các hormone tuyến giáp: FT3, FT4

 Các chỉ số huyết học và chức năng gan thận

 Đặc điểm về tình hình sử dụng thuốc

- Khảo sát về dạng sử dụng 131 I: dạng viên nang, dạng dung dịch

- Khảo sát về đường dùng 131 I

- Khảo sát liều điều trị 131 I

2.2.4.2 Đánh giá tác dụng không mong muốn trong quá trình điều trị bằng

- Các tác dụng không mong muốn được ghi nhận trong 7 ngày sau uống 131 I

- Các biện pháp xử trí TDKMM

Các tác dụng không mong muốn của bệnh nhân được nghiên cứu ghi nhận thông qua thông tin thu thập được trong bệnh án được ghi lại trong mẫu bệnh án nghiên cứu

2.2.5 Một số tiêu chí phân tích/đánh giá sử dụng trong nghiên cứu 2.2.5.1 Tiêu chí phân tích chỉ định và liều dùng 131 I

Theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội tiết chuyển hóa của Bộ Y tế

[4], hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bằng y học hạt nhân [3], theo hướng dẫn điều trị UTTG thể biệt hóa bằng 131 I của một số hiệp hội trên thế giới ATA [25], EANM và hướng dẫn điều trị bằng 131 I của NCCN [30], 131 I được chỉ định điều trị trong các trường hợp UTBMTG thể biệt hóa (gồm thể nhú, thể nang, thể hỗn hợp nhú nang, ung thư tế bào Hurthle) đã được phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp và vét hạch cổ (nếu có) hoặc bệnh nhân ở giai đoạn muộn không còn chỉ định phẫu thuật Liều điều trị của 131 I:

- Bệnh nhân điều trị sau phẫu thuật toàn bộ tuyến giáp: 50 – 100 mCi

- Bệnh nhân điều trị UTTG thể biệt hóa đã điều trị bằng 131 I là 100 – 150 mCi

2.2.5.2 Tiêu chí đánh giá tác dụng không mong muốn của 131 I

Tiêu chuẩn độc tính của Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ năm 2000 được sử dụng trong nghiên cứu này để đánh giá tất cả TDKMM và độc tính liên quan đến điều trị (Phụ lục 2).

Thống kê và xử lý số liệu

- Các số liệu thu thập được từ bệnh án được điền vào mẫu phiếu thu thập thông tin (phụ lục 1), sau đó được nhập vào phần mềm Microsoft Excel

2013 và cuối cùng được chuyển sang phần mềm SPSS version 22.0 để xử lý

- Các biến số phân hạng được đo bằng tần số và tỉ lệ %

- Các biến số liên tục được đo bằng trung bình và độ lệch chuẩn đối với các biến phân phổi chuẩn, trung vị và khoảng tứ phân vị đối với các biến phân phối không chuẩn

- Kiểm định T với mẫu cặp (Paired-samples T test) được sử dụng để đánh giá sự thay đổi về giá trị trung bình của các thông số sau điều trị so với trước điều trị

- Kiểm định T với mẫu độc lập (Independent-samples T test) để so sánh các giá trị trung bình của một thông số giữa các nhóm

- Kiểm định Khi-bình phương (X 2 test) được sử dụng để đánh giá sự khác biệt về tỷ lệ của một thông số giữa các nhóm

- Kiểm định Fisher Exact trong trường hợp mẫu nhỏ (từ 20 mẫu trở xuống) hoặc một trong các ô trong bảng chéo có tần suất kì vọng nhỏ hơn 5 để xác định mối liên quan, sự khác biệt về tỷ lệ của một thông số giữa các nhóm

- Trong tất cả các kiểm định thống kê, mức ý nghĩa được xác định là 0,05.

Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu

Nghiên cứu tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc đạo đức của nghiên cứu y học

Thông tin của bệnh nhân được bảo mật.

Sơ đồ thiết kế nghiên cứu

Các bước tiến hành nghiên cứu được trình bày cụ thể trong hình 2.1

Hình 1: Sơ đồ thiết kế nghiên cứu

Bệnh nhân được chẩn đoán UTTG thể biệt hóa đã phẫu thuật

Bệnh nhân được chỉ định điều trị bằng 131 I

Khảo sát tình hình sử dụng iod phóng xạ:

- Tình hình sử dụng 131 I trong điều trị Đánh giá TDKMM của iod phóng xạ:

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Đặc điểm nhóm bệnh nhân nghiên cứu

Hình 2: Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi (n2)

- Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu là 44,1 ± 13,3 tuổi Tuổi cao nhất là là 77 tuổi và thấp nhất là 17 tuổi

- Phần lớn bệnh nhân có độ tuổi từ 21 – 60 tuổi (87,5%), trong đó độ tuổi

Hình 3: Phân bố bệnh nhân theo giới tính (n2)

Phần lớn bệnh nhân UTTG thể biệt hóa là bệnh nhân nữ (83,9%)

Bảng 1: Phân bố bệnh nhân theo mô bệnh học (n2)

Mô bệnh học n Tỷ lệ (%)

UTBMTG thể hỗn hợp nhú – nang 6 5,3

Ghi chú: n là số bệnh nhân

Phần lớn bệnh nhân có mô bệnh học là UTBMTG thể nhú (93,8%)

3.1.1.4 Phân loại TNM và giai đoạn bệnh

Bảng 2: Phân bố bệnh nhân theo TNM (n2)

Ghi chú: n là số bệnh nhân

- Phần lớn bệnh nhân UTTG đều có u có kích thước từ 1 – 4 cm (59,9%)

- 66,1% bệnh nhân nghiên cứu có di căn hạch lympho trong vùng

- 8,9% bệnh nhân nghiên cứu có di căn xa

Bảng 3: Các cơ quan di căn của bệnh nhân (n)

Cơ quan di căn n Tỷ lệ (%)

Ghi chú: n là số bệnh nhân

Có 10 bệnh nhân có tổn thương di căn xa, trong đó di căn phổi là chủ yếu (80%)

Hình 4: Phân bố bệnh nhân theo giai đoạn bệnh (n2)

Nhận xét: Phần lớn bệnh nhân nghiên cứu ở giai đoạn I (49,1%) và giai đoạn III (30,4%)

Giai đoạn I Giai đoạn II Giai đoạn III Giai đoạn IV

3.1.1.5 Các can thiệp trước đó

Bảng 4: Các can thiệp trước đó của bệnh nhân (n2)

Các can thiệp trước n Tỷ lệ (%)

Phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp

Phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp và nạo vét hạch

Ghi chú: n là số bệnh nhân

100% bệnh nhân nghiên cứu đã phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp Trong đó có 27,7% bệnh nhân có kèm thêm nạo vét hạch

Bảng 5: Số lần điều trị trước bằng 131 I của bệnh nhân (n2)

Số lần điều trị bằng 131 I trước n Tỷ lệ (%)

Có di căn Không di căn Tổng số

Ghi chú: n là số bệnh nhân

- 62 trong tổng số 112 bệnh nhân nghiên cứu đều chưa điều trị bằng 131 I và những bệnh nhân này đều chưa có di căn (55,4%)

- Với nhóm bệnh nhân có di căn, 6 trên 10 bệnh nhân đã điều trị bằng 131 I trên 4 lần

3.1.2 Cận lâm sàng 3.1.2.1 Xạ hình tuyến giáp Bảng 6: Kết quả xạ hình tuyến giáp của bệnh nhân trước và sau điều trị 131 I

Kết quả xạ hình n Tỷ lệ (%) Tổng số Âm tính Dương tính Âm tính Dương tính

Ghi chú: n là số bệnh nhân

- Tỷ lệ nhóm bệnh nhân cho kết quả xạ hình tuyến giáp trước điều trị bằng

131I dương tính và âm tính là tương đương nhau (≈50%)

- Kết quả xạ hình tuyến giáp dương tính sau điều trị 131 I (76,8%) cao hơn so với kết quả xạ hình tuyến giáp dương tính trước điều trị 131 I (50,9%)

Bảng 7: Nồng độ TSH của bệnh nhân nghiên cứu trước điều trị 131 I (n2)

Nồng độ TSH (mIU/L) n Tỷ lệ

Ghi chú: n là số bệnh nhân

96,4% bệnh nhân nghiên cứu có nồng độ TSH > 30 mIU/L

Bảng 8: Nồng độ Tg và Anti Tg của bệnh nhân trước điều trị 131 I (n2)

Ghi chú: n là số bệnh nhân

- Phần lớn bệnh nhân nghiên cứu có nồng độ Tg < 13 ng/ml (67,0%)

- 71,4% bệnh nhân nghiên cứu có nồng độ Anti Tg bình thường ( 90%

- Các TDKMM độ 2 có xu hướng tăng khi tăng liều điều trị, thường xuất hiện ở liều cao 100 – 150 mCi

3.3.2 Biện pháp xử trí TDKMM

100% khi điều trị 131 I đều được chỉ định sử dụng thêm các thuốc hỗ trợ để nâng cao thể lực và hạn chế TDKMM

Bảng 17: Danh sách các thuốc được chỉ định dùng kèm của bệnh nhân

Thuốc dùng kèm n Tỷ lệ (%)

Nhóm thuốc chống nôn, buồn nôn và chống co thắt

Nhóm thuốc giảm đau, chống viêm corticosteroid

Nhóm thuốc kháng acid, chống trào ngược và chống loét dạ dày tá tràng

Khác: Smecta, Kagasdine, Zantac, Ovac, Gellux

Khác: Canxi sandoz, Vitamin E, Bidivit AD…

Nhóm thuốc giảm đau hạ sốt nhóm NSAIDs

Nhóm khác Zantac, seduxen, tamidan…

Ghi chú: n là số bệnh nhân có dùng thuốc trong 112 bệnh nhân nghiên cứu

- 83,9% bệnh nhân được chỉ định dùng phối hợp 3 thuốc Dimedrol, Ondansetron và một trong 2 thuốc Solumedrol và Dexamethason

- Nhóm thuốc được chỉ định dùng nhiều là nhóm thuốc kháng acid, chống trào ngược và chống loét dạ dày tá tràng và nhóm thuốc bổ sung vitamin và chất khoáng Một số thuốc được chỉ định nhiều như: Magie B6 (50,0%); Gastropulgite (42,9%); Nexium mups (33,9%) và Briozcal (32,1%).

BÀN LUẬN

Bàn luận về tình hình sử dụng 131 I trong điều trị

4.1.1 Bàn luận về đặc điểm nhóm bệnh nhân nghiên cứu 4.1.1.1 Lâm sàng

Về tuổi và giới tính Độ tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu là 44,1 ± 13,3 tuổi

Bệnh hay gặp ở lứa tuổi 21 – 60 chiếm tới 87,5% Trong nhóm nghiên cứu có 94 bệnh nhân nữ chiếm 83,9% và 18 bệnh nhân nam 16,1% Bệnh hay gặp ở nữ, tỷ lệ nữ/nam là 5,2 Kết quả này phù hợp với nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về UTTG Nghiên cứu của Đỗ Quang Trường trong khoảng thời gian từ tháng 10/2004 – 3/2010 [13] trên 137 bệnh nhân UTTG thể biệt hóa được điều trị bằng phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp kết hợp hủy mô giáp còn lại sau phẫu thuật bằng 131 I với các mức liều khác nhau cho thấy tỷ lệ nữ/nam là 4,7; tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu là 39,7 ± 12,8 tuổi, lứa tuổi mắc bệnh chủ yếu là từ 21 – 60 tuổi (90,5%) Nghiên cứu của Phạm Văn Kiệm [9] trong giai đoạn 4 năm từ tháng 1/1999 – 12/ 2002 trên 806 bệnh nhân UTTG cho thấy nữ mắc bệnh nhiều hơn nam với tỷ lệ nữ/nam là 5,4; tuổi trung bình của bệnh nhân là 38,7 ± 14,9 Nhìn chung, theo các tác giả UTTG thể biệt hóa thường gặp ở nữ giới và thường gặp ở độ tuổi 21 – 60 tuổi

Trong nghiên cứu của chúng tôi, số bệnh nhân UTBMTG thể nhú rất cao chiếm tới 93,8% số bệnh nhân nghiên cứu Nghiên cứu của tác giả Mousa U, Yilmaz AS và Nar A [30] trong khoảng thời gian từ tháng 1/2000 đến 12/2010 trên

393 bệnh nhân UTTG nguy cơ thấp hoặc trung bình cho thấy 92,1% bệnh nhân có ghi nhận là UTBMTG thể nhú Nghiên cứu của Rachinsky, Rajaraman và cộng sự trong năm 2000 – 2010 trên 3072 bệnh nhân UTTG cho thấy UTBMTG được tìm thấy trên 93,6% bệnh nhân nghiên cứu [26]

Về các can thiệp trước đó

Phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp và nạo vét hạch (nếu có) được lựa chọn và ưu tiên hàng đầu trong điều trị UTTG thể biệt hóa Phương pháp phẫu thuật được sử dụng phải hạn chế thấp nhất nguy cơ tái phát bệnh, lượng mô giáp còn lại sau phẫu thuật phải ở mức thấp nhất để thuận lợi cho việc hủy mô giáp còn lại và điều trị di căn bằng I – 131, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình theo dõi bệnh nhân sau điều trị bằng xạ hình toàn thân và xét nghiệm nồng độ Tg Trong nghiên cứu của chúng tôi có 100% bệnh nhân đã được phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp Trong đó có 27,7% bệnh nhân có kèm nạo vét hạch cổ

Trong nghiên cứu của chúng tôi , 55,4% số bệnh nhân nghiên cứu chưa điều trị bằng I – 131 và 25,0% số bệnh nhân đã điều trị một lần bằng 131 I Nhóm bệnh nhân có di căn 60% bệnh nhân đã được điều trị 131 I trên 4 lần Đào Tiến Mạnh và Nguyễn Hồng Sơn [10] trên 166 bệnh nhân UTTG thể biệt hóa sau phẫu thuật cho thấy 3,6% đã điều trị từ 5 lần trở lên và tất cả bệnh nhân này đều là UTTG có di căn; 81,2% bệnh nhân đã được điều trị bằng 131 I từ 1 – 3 đợt

Bệnh nhân trước khi điều trị bằng 131 I được chỉ định xạ hình tuyến giáp sau khi uống Tc – 99m hoặc liều 2 -5 mCi 131 I để đánh giá vị trí, kích thước và đánh giá tình trạng chức năng của nhân tuyến giáp Trong nghiên cứu, số lượng bệnh nhân có kết quả xạ hình dương tính và âm tính là tương đương nhau (khoảng 50%) Tuy nhiên, khi xạ hình sau khi điều trị bằng 131 I trước khi xuất viện, kết quả này thay đổi rất lớn, tỷ lệ bệnh nhân có kết quả xạ hình dương tính tăng lên đến 76,8% Điều này cũng được lý giải do với liều cao trong điều trị có thể đánh giá được các tế bào khối u không phát hiện được khi ở liều thấp hay tình trạng tổn thương di căn ngoài tuyến giáp

Mức TSH trước khi cắt bỏ là một yếu tố quan trọng cho sự thuyên giảm hoàn toàn bằng liệu pháp 131 I đầu tiên ATA và các hướng dẫn của Châu Âu đề nghị để có đáp ứng tốt với điều trị bằng 131 I những bệnh nhân UTTG thể biệt hóa trước điều trị nên có mức TSH huyết thanh cao hơn 30 mIU/L [17, 24] Trong nghiên cứu có 96,4% bệnh nhân đạt trạng thái suy giáp (TSH > 30 mIU/L) Còn 3,6% bệnh nhân có mức TSH < 30 mIU/L, điều này được lý giải do ở những trường hợp bệnh nhân có di căn mức TSH không thể đưa lên cao trên 30 mIU/L được nhưng vẫn được xem xét để điều trị

Thyroglobulin được xem là một chỉ điểm khối u trong UTTG thể biệt hóa, có giá trị trong chẩn đoán, theo dõi điều trị và tiên lượng bệnh UTTG Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nồng độ Tg của nhóm có bệnh nhân có di căn (333,5 ±

108,7 ng/ml) cao hơn rõ rệt so với nồng độ Tg của nhóm bệnh nhân không có di căn (35,2 ± 87,8 ng/ml) kết quả này tương tự với nghiên cứu của Đào Tiến Mạnh và Nguyễn Hồng Sơn [10] trên 166 bệnh nhân UTTG thể biệt hóa sau phẫu thuật cho thấy nồng độ Tg của nhóm bệnh nhân có di căn là 356,4  235,3 ng/ml và với bệnh nhân không di căn là 36,4  21,5 ng/ml Trong nhóm 10 bệnh nhân có di căn xa thì duy nhất có một bệnh nhân có nồng độ Tg < 13 ng/ml

4.1.2 Về tình hình sử dụng 131 I trong điều trị 4.1.2.1 Về dạng bào chế và đường dùng

131I có hai dạng bào chế là dạng viên nang và dạng dung dịch Mỗi dạng lại có ưu và nhược điểm riêng Dạng viên nang có ưu điểm là dễ uống tuy nhiên nó có liều cố định Với dạng dung dịch, dạng này dễ uống và dễ dàng điều chế các liều khác nhau; tuy nhiên khi sử dụng dạng dung dịch trong điều trị phải đo liều lại trước khi cho bệnh nhân uống, phải pha với nước và phải tráng cốc

Trong nghiên cứu của chúng tôi, 100% bệnh nhân được chỉ định dùng 131 I bằng đường uống 92,0% bệnh nhân sử dụng 131 I dạng viên nang và 8,0% bệnh nhân sử dụng 131 I dạng dung dịch

4.1.2.2 Về liều điều trị 131 I trong điều trị

Trên thực tế, dù phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp cũng không thể lấy bỏ hết hoàn toàn mô giáp cũng như loại trừ tổn thương di căn dạng vi thể ở những bệnh nhân có kết quả mô bệnh học các mẫu bệnh phẩm sau phẫu thuật âm tính với UTTG di căn Việc tiếp tục chỉ định liều điều trị cho các bệnh nhân này bằng 131 I nhằm mục đích tiêu diệt di căn cùng với mô giáp còn sót sau phẫu thuật là xu hướng lựa chọn của nhiều tác giả trên thế giới và trong nước [2, 10, 26]

Theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội tiết chuyển hóa của Bộ Y tế

[4], hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bằng y học hạt nhân [3], theo hướng dẫn điều trị UTTG thể biệt hóa bằng 131 I của một số hiệp hội trên thế giới ATA [25], EANM và hướng dẫn điều trị bằng 131 I của NCCN [30], 131 I được chỉ định điều trị trong các trường hợp UTBMTG thể biệt hóa (gồm thể nhú, thể nang, thể hỗn hợp nhú nang, ung thư tế bào Hurthle) đã được phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp và vét hạch cổ (nếu có) hoặc bệnh nhân ở giai đoạn muộn không còn chỉ định phẫu thuật Liều điều trị của 131 I:

- Với bệnh nhân sau phẫu thuật toàn bộ tuyến giáp: 50 – 100 mCi

- Với những bệnh nhân đã điều trị trước bằng 131 I thường dùng liều 100 –

Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi, với nhiều mức liều 131 I điều trị khác nhau từ 50, 80, 100, 120 đến 150 mCi Với liều được chỉ định nhiều nhất là 50 và

Trong nhóm bệnh nhân điều trị 131 I sau phẫu thuật 100% bệnh nhân được chỉ định đúng theo liều khuyến cáo Đối với nhóm bệnh nhân đã điều trị bằng 131 I trước đó, 32% bệnh nhân được chỉ định liều thấp hơn so với liều khuyến cáo

Liên quan giữa liều điều trị và giai đoạn bệnh của bệnh nhân cũng được đánh giá (với mức ý nghĩa p = 0,028); bệnh nhân ở giai đoạn muộn thường được kê liều

131I cao, trong đó bệnh nhân ở giai đoạn I và II chủ yếu được dùng liều 131 I 50 –

100 mCi; bệnh nhân ở giai đoạn III và IV chủ yếu dùng liều 131 I 100 – 150 mCi.

Bàn luận về các tác dụng không mong muốn của 131 I và xử trí

4.2.1 Bàn luận về các tác dụng không mong muốn của 131 I

131I thường được sử dụng trong điều trị UTTG thể biệt hóa, giúp loại bỏ tế bào ung thư còn lại sau phẫu thuật và ngăn ngừa ung thư tái phát Khi đưa 131 I vào trong cơ thể, phần lớn iod tập trung tại tuyến giáp và các tổ chức di căn của UTTG

Tuy nhiên 131 I còn được tích tụ trong các cơ quan khác như dạ dày, tuyến nước bọt và bàng quang gây đau đớn và tổn hại cho bệnh nhân

Trong nghiên cứu này, các TDKMM của 131 I được đề cập đến là buồn nôn (9,8%); khô miệng (8,9%); đau đầu (5,3%) và các tác dụng viêm dạ dày, viêm bàng quang và sưng nề vùng cổ với tần suất xuất hiện là 4,5% Phần lớn các TDKMM ở độ 1 (71,4%), buồn nôn và khô miệng ở độ 1 là hay gặp nhất (lần lượt là 19% và 16,8%) Không có TDKMM nào ở độ 3 và độ 4 Nghiên cứu sự ảnh hưởng của liều dùng và số lần sử dụng bằng 131 I trước đó với tỷ lệ xuất hiện các TDKMM, chúng tôi nhận thấy các tỷ lệ các TDKMM có xu hướng tăng lên khi tăng liều 131 I hoặc khi số lần điều trị bằng 131 I nhiều Các TDKMM ở độ 1 thường xuât hiện ở khoảng liều

50 – 100 mCi (66,7%) và các TDKMM ở độ 2 thường xuất hiện ở khoảng liều 100 -

150 (26,2%) Các kết quả này phù hợp với nhiều nghiên cứu trên thế giới về tác dụng phụ khi dùng chất phóng xạ trong điều trị

Nghiên cứu của Mehran Pashnehsaz và cộng sự (2016) [29] trên 137 bệnh nhân UTTG thể biệt hóa được điều trị bằng 131 I, tần suất xuất hiện TDKMM trong khoảng liều từ 50 – 100 mCi được tính theo phương trình hồi quy tuyến tính với hệ số hồi quy R = 0,98; các TDKMM của 131 I trên đường tiêu hóa hay gặp như ợ nóng (44,7%), buồn nôn (86,8%), ỉa chảy (18,4%) và nôn mửa (5,3%) Nghiên cứu của Albano D và cộng sự (2017) [16] trên 105 bệnh nhân nhi (≤ 18 tuổi) chẩn đoán UTTG thể biệt hóa được điều trị bằng 131 I trong tổng số 302 lần điều trị bằng phóng xạ cho thấy tổng cộng có 86 biến chứng sớm được ghi lại (44 đợt buồn nôn / nôn,

24 bệnh viêm tuyến giáp, 18 miệng khô) tác dụng phụ sớm tương quan với lượng phóng xạ được điều trị và 11 trẻ em có biến chứng muộn với 11 biến chứng (2 rối loạn tuyến vú, 5 xơ phổi và 4 khối u ác tính); các biến chứng muộn tương quan với số lượng các liệu pháp và các hoạt động tích luỹ của 131 I.Trong nghiên cứu của Kita và cộng sự (2004) [28] trên 71 bệnh nhân bị UTTG thể biệt hóa đã điều trị bằng phóng xạ để đánh giá tác dụng phụ trong vòng 96 giờ sau điều trị Trong nghiên cứu này, các triệu chứng , tuyến nước bọt sưng đau, thay đổi khẩu vị, và nhức đầu đã được ghi nhận ở 65,2%, 50%, 9,8% và 4,4% bệnh nhân Các TDKMM trên hệ tiêu hóa có tần suất ăn thèm ăn, buồn nôn và nôn mửa là 60,9%, 40,2% và 7,6%

Trong khuôn khổ của một khóa luận tốt nghiệp với thời gian tiến hành nghiên cứu chưa nhiều đề tài của chúng tôi còn một số hạn chế Cỡ mẫu nghiên cứu còn chưa lớn, thời gian theo dõi bệnh nhân tương đối ngắn nên kết quả nghiên cứu mới chỉ ghi nhận các TDKMM xuất hiện sớm trong thời gian đầu dùng thuốc mà không ghi nhân được các biến chứng muộn

4.2.2 Bàn luận về xử trí tác dụng không mong muốn

Trong các lần điều trị bằng 131 I, bệnh nhân được dùng các thuốc phối hợp để cải thiện thể trạng, hạn chế và xử trí các TDKMM Toàn bộ bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi thực hiện đúng quy trình điều trị bằng chất phóng xạ 131 I Để phòng chống các TDKMM của 131 I, bệnh nhân được chỉ định thuốc Odansetron 8mg x 1 ống hoặc Primperan 10mg x 1 ống tiêm tĩnh mạch, Dimedron 10mg x 1 ống tiêm tĩnh mạch, Dexamethazole 4mg hoặc Methyprednisolon 40mg x 1 lọ tiêm tĩnh mạch trước khi uống 131 I 20 – 30 phút Ngoài ra, chúng tôi cũng ghi nhân được 100% các bệnh nhân sử dụng các nhóm thuốc chống nôn, chống sốt, chống dị ứng; thuốc kháng acid, chống trào ngược dạ dày và chống loét dạ dày tá tràng; nhóm thuốc bổ sung vitamin và khoáng chất; nhóm giảm đau chống viêm corticoid… để hạn chế tối đa các TDKMM.

Ngày đăng: 05/12/2022, 10:13

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG 131I - LUẬN văn THẠC sĩ khảo sát tình hình sử dụng 131i trong điều trị ung thư tuyến giáp thể biệt hóa tại trung tâm y học hạt nhân và ung bướu bệnh viện bạch mai
131 I (Trang 1)
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG 131I - LUẬN văn THẠC sĩ khảo sát tình hình sử dụng 131i trong điều trị ung thư tuyến giáp thể biệt hóa tại trung tâm y học hạt nhân và ung bướu bệnh viện bạch mai
131 I (Trang 2)
DANH MỤC CÁC HÌNH - LUẬN văn THẠC sĩ khảo sát tình hình sử dụng 131i trong điều trị ung thư tuyến giáp thể biệt hóa tại trung tâm y học hạt nhân và ung bướu bệnh viện bạch mai
DANH MỤC CÁC HÌNH (Trang 6)
Hình 1: Sơ đồ thiết kế nghiên cứu. - LUẬN văn THẠC sĩ khảo sát tình hình sử dụng 131i trong điều trị ung thư tuyến giáp thể biệt hóa tại trung tâm y học hạt nhân và ung bướu bệnh viện bạch mai
Hình 1 Sơ đồ thiết kế nghiên cứu (Trang 24)
Hình 2: Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi (n=112) - LUẬN văn THẠC sĩ khảo sát tình hình sử dụng 131i trong điều trị ung thư tuyến giáp thể biệt hóa tại trung tâm y học hạt nhân và ung bướu bệnh viện bạch mai
Hình 2 Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi (n=112) (Trang 25)
Bảng 1: Phân bố bệnh nhân theo mô bệnh học (n=112) - LUẬN văn THẠC sĩ khảo sát tình hình sử dụng 131i trong điều trị ung thư tuyến giáp thể biệt hóa tại trung tâm y học hạt nhân và ung bướu bệnh viện bạch mai
Bảng 1 Phân bố bệnh nhân theo mô bệnh học (n=112) (Trang 26)
Hình 3: Phân bố bệnh nhân theo giới tính (n=112) - LUẬN văn THẠC sĩ khảo sát tình hình sử dụng 131i trong điều trị ung thư tuyến giáp thể biệt hóa tại trung tâm y học hạt nhân và ung bướu bệnh viện bạch mai
Hình 3 Phân bố bệnh nhân theo giới tính (n=112) (Trang 26)
Bảng 2: Phân bố bệnh nhân theo TNM (n=112) - LUẬN văn THẠC sĩ khảo sát tình hình sử dụng 131i trong điều trị ung thư tuyến giáp thể biệt hóa tại trung tâm y học hạt nhân và ung bướu bệnh viện bạch mai
Bảng 2 Phân bố bệnh nhân theo TNM (n=112) (Trang 27)
Bảng 3: Các cơ quan di căn của bệnh nhân (n=10) - LUẬN văn THẠC sĩ khảo sát tình hình sử dụng 131i trong điều trị ung thư tuyến giáp thể biệt hóa tại trung tâm y học hạt nhân và ung bướu bệnh viện bạch mai
Bảng 3 Các cơ quan di căn của bệnh nhân (n=10) (Trang 28)
Hình 4: Phân bố bệnh nhân theo giai đoạn bệnh (n=112) - LUẬN văn THẠC sĩ khảo sát tình hình sử dụng 131i trong điều trị ung thư tuyến giáp thể biệt hóa tại trung tâm y học hạt nhân và ung bướu bệnh viện bạch mai
Hình 4 Phân bố bệnh nhân theo giai đoạn bệnh (n=112) (Trang 28)
Bảng 4: Các can thiệp trước đó của bệnh nhân (n=112) - LUẬN văn THẠC sĩ khảo sát tình hình sử dụng 131i trong điều trị ung thư tuyến giáp thể biệt hóa tại trung tâm y học hạt nhân và ung bướu bệnh viện bạch mai
Bảng 4 Các can thiệp trước đó của bệnh nhân (n=112) (Trang 29)
Bảng 5: Số lần điều trị trước bằng 131I của bệnh nhân (n=112) - LUẬN văn THẠC sĩ khảo sát tình hình sử dụng 131i trong điều trị ung thư tuyến giáp thể biệt hóa tại trung tâm y học hạt nhân và ung bướu bệnh viện bạch mai
Bảng 5 Số lần điều trị trước bằng 131I của bệnh nhân (n=112) (Trang 29)
3.1.2.1. Xạ hình tuyến giáp - LUẬN văn THẠC sĩ khảo sát tình hình sử dụng 131i trong điều trị ung thư tuyến giáp thể biệt hóa tại trung tâm y học hạt nhân và ung bướu bệnh viện bạch mai
3.1.2.1. Xạ hình tuyến giáp (Trang 30)
Bảng 6: Kết quả xạ hình tuyến giáp của bệnh nhân trước và sau điều trị 131I - LUẬN văn THẠC sĩ khảo sát tình hình sử dụng 131i trong điều trị ung thư tuyến giáp thể biệt hóa tại trung tâm y học hạt nhân và ung bướu bệnh viện bạch mai
Bảng 6 Kết quả xạ hình tuyến giáp của bệnh nhân trước và sau điều trị 131I (Trang 30)
Bảng 8: Nồng độ Tg và AntiTg của bệnh nhân trước điều trị 131I (n=112) - LUẬN văn THẠC sĩ khảo sát tình hình sử dụng 131i trong điều trị ung thư tuyến giáp thể biệt hóa tại trung tâm y học hạt nhân và ung bướu bệnh viện bạch mai
Bảng 8 Nồng độ Tg và AntiTg của bệnh nhân trước điều trị 131I (n=112) (Trang 31)
Bảng 9: Tương quan nồng độ Tg với di căn (n=112) - LUẬN văn THẠC sĩ khảo sát tình hình sử dụng 131i trong điều trị ung thư tuyến giáp thể biệt hóa tại trung tâm y học hạt nhân và ung bướu bệnh viện bạch mai
Bảng 9 Tương quan nồng độ Tg với di căn (n=112) (Trang 31)
Bảng 11: Các xét nghiệm huyết học, sinh học của bệnh nhân trước điều trị 131I - LUẬN văn THẠC sĩ khảo sát tình hình sử dụng 131i trong điều trị ung thư tuyến giáp thể biệt hóa tại trung tâm y học hạt nhân và ung bướu bệnh viện bạch mai
Bảng 11 Các xét nghiệm huyết học, sinh học của bệnh nhân trước điều trị 131I (Trang 32)
Bảng 12: Các dạng bào chế và đường dùng 131I được sử dụng trong điều tri của - LUẬN văn THẠC sĩ khảo sát tình hình sử dụng 131i trong điều trị ung thư tuyến giáp thể biệt hóa tại trung tâm y học hạt nhân và ung bướu bệnh viện bạch mai
Bảng 12 Các dạng bào chế và đường dùng 131I được sử dụng trong điều tri của (Trang 33)
3.2. Đặc điểm sử dụng 131I trong điều trị - LUẬN văn THẠC sĩ khảo sát tình hình sử dụng 131i trong điều trị ung thư tuyến giáp thể biệt hóa tại trung tâm y học hạt nhân và ung bướu bệnh viện bạch mai
3.2. Đặc điểm sử dụng 131I trong điều trị (Trang 33)
Hình 5: Liều điều trị 131I của bệnh nhân (n=112) - LUẬN văn THẠC sĩ khảo sát tình hình sử dụng 131i trong điều trị ung thư tuyến giáp thể biệt hóa tại trung tâm y học hạt nhân và ung bướu bệnh viện bạch mai
Hình 5 Liều điều trị 131I của bệnh nhân (n=112) (Trang 34)
Bảng 13: Phân tích chỉ định liều theo khuyến cáo với nhóm bệnh nhân sau phẫu thuật tuyến giáp (n=62)  - LUẬN văn THẠC sĩ khảo sát tình hình sử dụng 131i trong điều trị ung thư tuyến giáp thể biệt hóa tại trung tâm y học hạt nhân và ung bướu bệnh viện bạch mai
Bảng 13 Phân tích chỉ định liều theo khuyến cáo với nhóm bệnh nhân sau phẫu thuật tuyến giáp (n=62) (Trang 34)
Hình 6: Phân tích tương quan chỉ định liều theo giai đoạn bệnh (n=112) - LUẬN văn THẠC sĩ khảo sát tình hình sử dụng 131i trong điều trị ung thư tuyến giáp thể biệt hóa tại trung tâm y học hạt nhân và ung bướu bệnh viện bạch mai
Hình 6 Phân tích tương quan chỉ định liều theo giai đoạn bệnh (n=112) (Trang 35)
Bảng 14: Phân tích chỉ định liều dùng theo khuyến cáo của nhóm bệnh nhân đã - LUẬN văn THẠC sĩ khảo sát tình hình sử dụng 131i trong điều trị ung thư tuyến giáp thể biệt hóa tại trung tâm y học hạt nhân và ung bướu bệnh viện bạch mai
Bảng 14 Phân tích chỉ định liều dùng theo khuyến cáo của nhóm bệnh nhân đã (Trang 35)
Hình 7: Phân tích tỷ lệ xuất hiện TDKMM theo số lần điều trị 131I trước đó - LUẬN văn THẠC sĩ khảo sát tình hình sử dụng 131i trong điều trị ung thư tuyến giáp thể biệt hóa tại trung tâm y học hạt nhân và ung bướu bệnh viện bạch mai
Hình 7 Phân tích tỷ lệ xuất hiện TDKMM theo số lần điều trị 131I trước đó (Trang 36)
Bảng 15: Các tác dụng không mong muốn sau điều trị 131I (n=112) - LUẬN văn THẠC sĩ khảo sát tình hình sử dụng 131i trong điều trị ung thư tuyến giáp thể biệt hóa tại trung tâm y học hạt nhân và ung bướu bệnh viện bạch mai
Bảng 15 Các tác dụng không mong muốn sau điều trị 131I (n=112) (Trang 36)
Bảng 16: Phân độ mức độ nghiêm trọng của các TDKMM (n=42) - LUẬN văn THẠC sĩ khảo sát tình hình sử dụng 131i trong điều trị ung thư tuyến giáp thể biệt hóa tại trung tâm y học hạt nhân và ung bướu bệnh viện bạch mai
Bảng 16 Phân độ mức độ nghiêm trọng của các TDKMM (n=42) (Trang 37)
Hình 8: Tỷ lệ xuất hiện TDKMM chung ở mỗi độ độc theo liều 131I - LUẬN văn THẠC sĩ khảo sát tình hình sử dụng 131i trong điều trị ung thư tuyến giáp thể biệt hóa tại trung tâm y học hạt nhân và ung bướu bệnh viện bạch mai
Hình 8 Tỷ lệ xuất hiện TDKMM chung ở mỗi độ độc theo liều 131I (Trang 37)
Bảng 17: Danh sách các thuốc được chỉ định dùng kèm của bệnh nhân - LUẬN văn THẠC sĩ khảo sát tình hình sử dụng 131i trong điều trị ung thư tuyến giáp thể biệt hóa tại trung tâm y học hạt nhân và ung bướu bệnh viện bạch mai
Bảng 17 Danh sách các thuốc được chỉ định dùng kèm của bệnh nhân (Trang 38)
12. Kết quả chẩn đốn hình ảnh - LUẬN văn THẠC sĩ khảo sát tình hình sử dụng 131i trong điều trị ung thư tuyến giáp thể biệt hóa tại trung tâm y học hạt nhân và ung bướu bệnh viện bạch mai
12. Kết quả chẩn đốn hình ảnh (Trang 51)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN