Luận văn Nghề làm đồ chơi Trung Thu ở làng Hảo (xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) nêu lên cơ sở lý luận về văn hóa nghề và tổng quan về làng Hảo. Trình bày các phương diện văn hóa của nghề làm đồ chơi Trung thu truyền thống tại đây. Phân tích sự biến đổi của văn hóa nghề làm đồ chơi Trung thu truyền thống ở làng Hảo và những vấn đề đặt ra hiện nay.
Trang 1
+ #ttxt£
Ngô Thị Thu Hường
Nghề làm đồ chơi Trung Thu ở làng Hảo
(xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên)
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC
Trang 2
Nghề làm đồ chơi Trung Thu ở làng Hảo
Trang 3mm
Ngô Thị Thu Hường
Nghề làm đồ chơi Trung Thu ở làng Hảo
(xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên)
Chuyên ngành: Văn hoá học
Mã số: 60310640
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Đức Ngôn
Hà Nội, 2016
Trang 4dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Trần Đức Ngôn Các kết quả
nghiên cứu và các kết luận trong luận văn này là trung thực, không sao
chép từ bất kỳ một nguồn nảo và dưới bất kỳ hình thức nào Việc tham
khảo các nguồn tài liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định
Tác giả luận văn
Trang 5MỤC LỤC 1 DANH MỤC CHỮ CÁI VIỆT TÁT, — 3 MỞ ĐẦU — — 4 Chuong 1: CO SO LY LUAN VE VAN HOA NGHE VA TONG QUAN VE LÀNG HẢO Heo "
1.1 Cơ sở lý luận về văn hóa nghề sec TÍ
1.1.1 Các khái niệm cơ bản "
1.1.2 Khung phân tích cho việc nghiên cứu văn hóa nghề 13
1.2 Téng quan về làng Hảo 16
1.2.1 Sự hình thành và phát triển của làng Hảo 16
1.2.2 Truyền thống văn hóa làng Hảo 24
1.2.3 Sự hình thành và phát triển của nghề làm đồ chơi trung thu ở
lang Hao 37
Tiểu kết chương 1 39
Chương 2: CÁC PHƯƠNG DIỆN VĂN HÓA CỦA NGHẺ LÀM ĐÔ CHƠI TRUNG
THU TRUYEN THONG 6 LANG HAO 40)
2.1 Văn hóa tổ chức làng nghề làm đồ chơi trung thu truyền théng 40
2.1.1 Tổ chức phường hội 40
2.1.2 Tổ chức hộ cá thể theo 42
2.2 Tri thire vé nghé lam dé choi trung thu truyền thống 44
2.2.1 Kinh nghiệm truyén day nghé 44
2.2.2 Kinh nghiệm sản xuất 45
2.3 Các giá trị văn hóa trong sản phẩm đồ chơi trung thu truyền
thống 52
Trang 6
với văn hóa làng 61
2.4.1 Ứng xử của người làm nghề trong cộng đồng làng, 61
2.4.2 Higu qua kinh tế của nghề tác động tới văn hóa làng, 63
“Tiểu kết chương 2 67
Chuong 3: SY’ BIEN DOI CUA VAN HOA NGHE LAM BO CHOI TRUNG THU
TRUYEN THONG 6 LANG HAO VÀ NHỮNG VẤN ĐÈ ĐẠT RA HIỆN NAY 68
3.1 Những biểu hiện của sự biến đối 68
3.1.1 Sự biến đổi của văn hóa tổ chức —
3.1.2 Sự biến đổi của trí thức vẻ nghề 70
3.1.3 Sự biến đổi của các giá trị văn hóa trong sản phẩm 73
3.1.4 Những tác động mới của nghề đối với văn hóa làng Tố
3.2 Những vấn đề đặt ra đối với nghề làm đồ chơi trung thu truyền
thống ở làng Hảo hiện nay _ seo TB
3.2.1 Đồ chơi trung thu truyền thống - những khó khăn và thách
thức mới 78
3.2.2 Vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của nghề làm đồ
chơi trung thu truyền thống ở làng Hảo hiện nay 83
“Tiểu kết chương 3 93
KẾT LUẬN _ vee 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO : = —.-
Trang 7ANTT An ninh trật tự
ATXH An toàn xã hội
CNH - HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
HĐND Hội đồng nhân dân
Nxb Nhà xuất bản
PGS.TS Phó giáo sư.Tiến sĩ
Tr Trang
UBND Ủy ban nhân dân
Unessco United Nations Education
Trang 8Giao lưu văn hóa ngày nay đã trở thành một vấn đề đáng quan tâm hơn
bao giờ hết, đặc biệt là trong giai đoạn toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên hầu hết các lĩnh vực như hiện nay Giao lưu văn hóa chính là quá trình diễn ra sự gặp gỡ, tìm hiểu, đối thoại, trao đổi các giá trị văn hóa và là động,
lực thúc đẩy phát triển văn hóa Bên cạnh đó còn có ý nghĩa thay đổi và tạo dựng hình ảnh quốc gia đến khẳng định giá trị dân tộc mình Nói cách khác sự phát triển thịnh vượng của một quốc gia không chỉ dựa trên sự tăng trưởng của kinh tế, xã hội mà còn là việc phát huy, bảo tồn giá trị văn hóa của dân
tộc và giữ gìn nâng cao môi trường văn hóa đó
Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có những chính sách rất phù hợp với chủ trương của tổ chức Unessco, trong đó Việt Nam là một thành viên về việc
“Bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc”, “Bảo tồn và phát triển di sản văn hóa hữu thể và vô thị
làng nghề thủ công” Đây là điề
nói chung và làng nghề truyền thống nói riêng phát triển
` trong đó có cả một chương trình “Để án khôi phục các
kiện và cơ hội để thủ công nghiệp Việt Nam
Nghề thủ công truyền thống là bộ phận quan trọng, là một trong những
nhân tố cấu thành văn minh văn hóa Việt Nam Trong trình lịch sử của dân tộc, nó đã trải qua nhiều thăng trim va bi chỉ phối bởi rất nhiều yếu tổ khác như chính trị, kinh tế, xã hội Nghề thủ công truyền thống gắn liền với
thủ
tên những làng nghề, phố nghề và được biểu hiện bằng những sản pha
công truyền thống, với những nét độc đáo, tỉnh xảo, hoàn mỹ Nhiều nghề và làng nghề truyền thống của Việt nam đã nổi bật trong lịch sử văn hóa văn minh Việt Nam như gốm Bát Tràng (làng Bát Tràng, Hà Nội), gốm Chu Đậu
Trang 9hơn cả là sản phẩm của mỗi một làng nghề đều mang đặc trưng riêng biệt không vì một làng nghề làm một loại sản phẩm thủ công truyền thống mà những sản phẩm thủ công đó không chỉ là những vật phẩm văn hóa hay vật
phẩm kinh tế thuần túy cho sinh hoạt bình thường hàng ngày, mà nó chính là những tác phẩm nghệ thuật biểu trưng của nền văn hóa xã hội, trình độ dân trí
và đặc trưng nhân văn của dân tộc
Một trong những sản phẩm thủ công chứa đựng đặc trưng văn hóa dân
tộc Việt Nam đó là đồ chơi trung thu truyền thống, trong đó mặt nạ giấy bôi,
đèn ông sao là những món đồ không thê thiếu đối với trẻ em vào dịp Tết trung thu Làng Hảo là một trong những làng làm đồ chơi trung thu có truyền thống
từ hàng trăm năm qua, cho đến nay những người dân làng Hảo, xã Liêu Xá,
huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên vẫn miệt mài đóng những chiếc trống, đầu lân,
đầu sư tử, mặt nạ, không những tạo việc làm cho người dân, giữ lửa cho
nghề làm đồ chơi truyền thống mà còn giữ gìn và bảo tồn nét văn hóa truyền
thống đặc trưng của dân tộc Việt Nam Tết Trung thu là một phong tục có ý nghĩa của sự săn sóc, báo hiếu, biết ơn, của tình thân hữu, của đoàn tụ và của
yêu thương Rước đèn ông sao, múa đầu lân, sư tử và đeo mặt nạ là những
phong tục không thể thiếu vào mỗi dịp Trung thu
Trang 102 Tình hình nghiên cứu
Từ trước đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu vẻ làng nói chung và làng nghề nói riêng Có thể điểm qua một số các công trình như:
Làng nghề truyền thông Việt Nam của Phạm Côn Sơn, tác giả đã giới thiệu những nghề thủ công truyền thống tiêu biểu như nghề khắc chạm đá,
đúc đồng thau, gốm sứ, dệt lụa, và một số làng nghề tiêu biểu ở Bắc Bộ,
Trung Nam Bộ [18]
Cuốn Than tổ các ngành nghề, tác giả Phạm Minh Thảo đã ghỉ lại cuộc
đời, sự nghiệp, công tích của những người có công khai sáng, truyền nghề cho các địa phương đã được dân phong tặng như: ông tổ thuốc nam, tổ nghề địa lý phong thủy, nghề đệt, tổ nghề trồng ngô, nghề tầm tơ, nghề mộc, và các vị thần tô nghề theo truyền thuyết [19]
Tác giả Phạm Thị Thảo trong cuốn Phát huy nghề và làng nghề truyền thống đã cung cắp những kiến thức cơ bản về nghề, làng nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số và miễn núi Giải thích một số mô hình hoạt động nghề và làng nghề truyền thống đang phát huy giá trị văn hóa, nghệ thuật và hiệu quả kinh tế trong đời sống hiện nay [20]
Trong cuốn Làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa của Trần Minh Yến, tác giả đã làm rõ khái niệm, vai trò của làng
Trang 11về làng Thụy Ứng, nghề làm lược sừng của làng Đồng thời nêu lên thực trạng
của làng nghề và đề xuất những giải pháp nhằm bảo tổn và phát triển làng, uận văn Làng nghề hoa cây cảnh Vị Khê,
nghề lược sừng Thụy Ứng [27];
tác giả Phạm Thị Phượng cũng trình bày tổng quan về làng Vị Khê, nghề, kỹ thuật và những giá trị văn hóa của trồng hoa cây cảnh Bên cạnh đó phân tích
thực trạng và đưa ra giải pháp cho vấn đề này [15]; Còn luận văn Làng Ni¿ Khê và nghề tiện truyền thống (huyện Thường Tĩn - tỉnh Hà Tây), tác giả Vũ Thanh Hà đã tổng quan về làng Nhị Khê, quy trình kỹ thuật nghề tiện truyền
thống của làng Đồng thời nêu lên thực trạng của nghề tiện trong làng giai đoạn hiện nay và qua đó đưa ra những phương hướng và giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển nghề tiện làng Nhị Khê thời kỳ đổi mới [4], v
Nghề đồ chơi trung thu truyền thống làng Hảo đã được giới thiệu trên
ác báo, tạp chí như: Làng /láo với nghề
một ván xuất đỗ chơi trung thụ
truyền thắng của Báo Hưng Yên, qua bài viết cho thấy những khó khăn trong
việc giữ nghề truyền thống của làng Hảo và bắt cập đối với đồ chơi truyền thống Việt Nam hiện nay, cùng với lời kêu gọi sự quan tâm dành cho dé choi trung thu truyền thống từ phó trưởng thôn làng Hảo; Tín hiệu vưi cho làng nghề làm đồ chơi truyễn thống của Tạp chi Đọc Báo Việt, tác giả đã tóm tắt
lịch sử ra đời của nghề làm đồ chơi trung thu ở làng Hảo và những hiệu quả kinh tế mà nghề mang lại cho các hộ làm nghề tại làng; Rộn rã trung thu sớm
tại làng Hảo của Báo Công an Nhân dân, bài báo giới thiệu sản phẩm mặt nạ
gidy b
Trang 12
mặt nạ ở Hưng Yên của Báo VnExpress, tác giả đi sâu vào hoạt động sản xuất của các hộ gia đình tại làng Hảo vào mùa trung thu, qua đó giới thiệu những,
sản phẩm đồ chơi của làng, đưa đến cho bạn đọc một cái nhìn tổng quát về đồ chơi trung thu truyền thống của làng Hảo
Ngoài ra làng Hảo còn được đăng tải trên phương tiện thông tin và
truyền thông như kênh truyền hình VOVS Đài tiếng nói Việt Nam với nhan đề Đồ chơi trung thu truyền thống lên ngôi, phát sóng ngày mùng 7 tháng 9 năm 2014 Đoàn phóng viên và nhà báo đã đến các cơ sở sản xuất đỏ chơi trung thu lớn tai lang Hao, mang đến cho người xem một cái nhìn tông quát về nghề làm đồ chơi cũng như các mặt hàng chủ yếu của làng Đặc biệt là cho thấy sự trở lại
của đồ chơi trung thu truyền thống trên thị trường đồ chơi Việt Nam sau bao nhiêu năm lép về so với đồ chơi nhập ngoại, nhất là thị trường đỗ chơi Trung
Quốc đang ngày một tăng cao; Chương trình Thời sự VTVI với nhan đề Lang làm đỗ chơi trung thự truyền thông, phát sóng ngày 15 tháng 8 năm 2014, cũng
khảo sát tại các cơ sở sản xuất đồ chơi ở làng Hảo Phóng sự đi sâu vào thực
trạng sản xuất đồ chơi trung thu truyền thống tại làng hiện nay, phỏng vấn một
số nghệ nhân và thợ thủ công làm nghẻ
Tuy nhiên cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách
toàn diện và hệ thống vẻ làng Hảo và nghề làm đồ chơi trung thu truyền thống
tại làng Hảo, xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên
3 Mục đích và nhi:
m vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên citu
Trên cơ sở nghiên cứu các phương diện văn hóa của nghề làm đồ
Trang 13
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu tổng quan về làng Hảo và lịch sử hình thành nghề làm đồ
chơi trung thu tại làng Hảo
Nghiên cứu các phương diện văn hóa của nghề trong truyền thống Nghiên cứu sự biến đổi của văn hóa nghề trong giai đoạn hiện nay 4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối trợng nghiên cứu
Các phương diện văn hóa (hay những biểu hiện mang tính văn hóa) của nghề làm đồ chơi trung thu truyền thống ở làng Hảo
4.2 Phạm vỉ nghiên cứu
Phạm vi không gian: Địa điểm khảo sát là làng Hảo (xã Liêu Xá, huyện 'Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên)
Phạm vi thời gian: Từ năm 1986 trở về trước được coi là giai đoạn phát
triển truyền thống của nghề Những biến đổi của nghề được tính từ 1986 đến nay Năm 1986 được coi là mốc quan trọng (bắt đầu thời kỳ đổi mới), tạo nên bước ngoặt của sự phát triển làng nghẻ
5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu liên ngành: văn hóa học, lịch sử, mỹ thuật học Phương pháp khảo sát điền đã tại làng nghề, sử dụng các kỹ năng như: quan sát, miêu tả, thống kê, chụp ảnh, ghi am, phỏng vấn
Phương pháp so sánh, phân tích tổng hợp để giải quyết những mục tiêu
Trang 146 Những đóng góp của đề tài
Luận văn là công trình đầu tiên giới thiệu một cách tông thể về nghề
làm đỗ chơi trung thu truyền thống ở làng Hảo, làm rõ những giá trị văn hóa
truyền thống tiêu biểu của làng nghề
Bên cạnh đó, tác giả luận văn đưa ra một số đề xuất có giá trị tham khảo nhằm bảo tồn và gìn giữ nghề làm đổ chơi trung thu truyền thống trong
xu thế hội nhập và phát triển hiện nay
Luận văn khẳng định giá trị văn hóa của nghề và làng nghề, đặc biệt là
tính độc đáo, giá trị văn hóa của sản phẩm, những kỹ năng, kinh nghiệm của
nghề và thị trường tiêu thụ của sản phẩm
Bên cạnh đó luận văn còn là tư liệu tham khảo giới thiệu về làng Hảo cũng như nghề làm đồ chơi trung thu truyền thống để phục vụ công tác giảng
day, nghiên cứu về làng nghề nói chung
7 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương:
Chương 2: Các phương diện văn hóa của nghề làm đồ chơi trung thu truyền thống ở làng Hảo
Trang 15Chương ï
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA NGHE VA TONG QUAN VE LANG HAO
1.1 Cơ sở lý luận về văn hóa nghề
1.1.1 Các khái niệm cơ bản
* Làng nghề
Nam là một đất nước có nhiều nghề thủ công truyền thống, đặc
biệt là vùng châu thô sông Hồng Với đặc trưng của nền sản xuất nông nghiệp mùa vụ và chế độ làng xã, nghề thủ công xuất hiện khá sớm và gắn liền với lịch sử thăng trầm của dân tộc Các làng nghề đã hình thành, tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội, của đời sống cộng đồng và dần dần
được quy về các khái niệm như nghề truyền thống, nghề cổ truyền, nghề gia truyền, nghề phụ, nghề thủ công
Những khái niệm này tuy có khác nhau ở khía cạnh này, góc độ khác
song vẫn có những đặc điểm giống nhau về cơ bản, đặc biệt là từ góc độ văn
hóa, chúng ta có thể sử dụng chung khái niệm “làng nghề”
Đã có nhiều những cách hiểu hay định nghĩa vẻ làng nghề khác nhau
mà các tác giả đã đưa ra tùy vào mục đích nghiên cứu, tuy nhiên khái niệm về
làng nghề theo cách nhìn văn hóa bao gồm các nội dung cụ thể như
Làng nghề là một địa danh gắn với một cộng đồng dân cư có một nghề
truyền thống lâu đời được lưu truyền và có sức lan tỏa mạnh mẽ Nghề có một đội ngũ nghệ nhân và thợ có tay nghề cao, có bí quyết nghề nghiệp được lưu truyền lại cho con cháu hoặc các thế hệ sau Sản phẩm làng nghề vừa có ý nghĩa kinh tế để nuôi sống một bộ phận dân cư và quan trọng hơn là nó mang
Trang 16* Nghề thủ công truyền thống
Nghề thủ công truyền thống xuất hiện từ rất sớm, ra đời và phát triển cùng với lịch sử xa xưa của dân tộc Nghề truyền thống thường được truyền
trong phạm vi từng làng Hầu hết trong làng có nghề truyền thống, đại đa số người dân đều biết làm nghề truyền thống đó hoặc chí ít cũng biết được quy
trình sản xuất cũng như giá trị văn hóa của sản phẩm đó Khái niệm nghề thủ công truyền thống cũng mang tính lịch sử, cùng với thời gian khái niệm này
được nghiên cứu và mở rộng hơn
Ngày nay khái niệm nghề thủ công truyền thồng có thể được hiểu như sau: Nghề truyền thống bao gồm những nghề tiểu thủ công nghiệp, xuất hiện từ lâu trong lịch sử, được truyền từ đời này sang đời khác và còn tổn tại đến ngày nay, kế cả những nghề đã được cải tiến hoặc sử dụng những loại công nghệ máy móc hiện đại để hỗ trợ sản xuất nhưng vẫn tuân thủ công nghệ truyền thống và đặc biệt sản
phẩm của nó vẫn thê hiện những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc
* Văn hóa nghề
Để làm sáng tỏ khái niệm văn hóa nghề, ta cần hiểu được thế nào là văn hóa, trong cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam, PGS.TS Trần Ngọc Thêm có viết: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ của các giá trị vật chất và tỉnh thần do con
người sáng tao va tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương, tác với môi trường tự nhiên và xã hội của mình” [23, tr.10]
'Có thể hiểu đơn giản văn hóa là những sản phẩm vật chất và tỉnh thần đo con người sáng tạo ra thông qua quá trình phát triển của
sử Hoạt động
nghề nghiệp của con ngườ
là một hoạt động văn hóa, có ý nghĩa văn hóa
Chính vì vậy mới có khái niệm văn hóa nghề
Trang 17được đầy đủ về vị trí, vai tr, chức năng, nhiệm vụ của nghề đó Hay nói cách khác, văn hóa nghề là một bộ phận không thể tách rời của bản sắc văn hóa Việt Nam, đó là truyền thống văn hóa ở các làng nghề, văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh
* Văn hóa làng nghề
Van héa làng nghề là một bộ phận của văn hóa, gồm hai yếu tố cơ bản là văn hóa làng và văn hóa nghề
Van hóa làng trong đó có yếu tố văn hóa vật thê: đình, chùa, miéu, nha
thờ, nhà ở, công làng, , yếu tố văn hóa phi vật thể gồm tín ngưỡng thờ cúng
tổ tiên, tín ngưỡng thờ thành hoàng làng, phong tục tập quán hay tâm lý ứng xử trong quan hệ xóm làng, dòng họ
Van hóa nghề là thành tố đặc biệt và cốt lõi của văn hóa làng nghề, cũng bao gồm văn hóa vật thể và phi vật thê Văn hóa vật thê bao gồm nơi
thờ tổ nghề, nhà ở của thợ thủ công, các công eụ làm nghẺ, các sản phẩm,
Văn hóa phi vật thể có quy trình sản xuất của nghề thủ công, sự khéo léo của nghệ nhân, các hình thức tô chức sản xuất, tâm lý cộng đồng làng nghề, bí quyết nghề
Qua đó ta có thể hiểu văn hóa làng nghề hội tụ tất cả những thuần phong mỹ tục, sinh hoạt cộng đồng, tỉnh hoa nghề nghiệp, tài năng nghệ nhân của chính làng nghề đó
1.1.2 Khung phân tích cho việc nghiên cứu văn hóa nghề
1.1.2.1 Phân biệt nghiên cứu văn hóa nghề với nghiên cứu về nghề
Như đã phân tích ở trên, văn hóa nghề gồm hai thành t6 là thành tổ văn hóa vật thé và phi vật thé Văn hóa nghề là cơ sở để điều chinh hành vi
Trang 18tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của công việc trong lao động Ở đây, chức năng thực tiễn của văn hóa nghề là khiến người thợ trở thành những người làm việc có kỷ luật, có sáng tạo, làm việc có hiệu quả, có chất lượng với năng suất lao động cao Hay nói cách khác văn hóa nghề có ý nghĩa về mặt
giáo dục
Nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó, nhờ được đào tạo, con người có được những trí thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tỉnh thần nào đó, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội Do vậy nghiên cứu nghề ta chỉ phân tích về quy trình và sản phẩm
của nghề, hay đi sâu hơn nữa thì là cả các yếu tố văn hóa vật chất và tỉnh thần của nghề
Còn nghiên cứu văn hóa nghề, bên cạnh phân tích các yếu tố văn hóa thì văn hóa nghề còn có tầm ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa làng Vì sở dĩ chúng tổn tại đan xen nhau, tác động hỗ trợ nhau Văn hóa nghề không chỉ có thể làm thay đổi đời sống kinh tế của cộng đồng làng giống như nghề, mà văn hóa nghề còn có thể tác động đến tâm lý cộng đồng dân cư, quan hệ ứng xử,
thậm chí là tín ngưỡng hay phong tục tập quán của làng nghề đó
1.1.2.2 Cấu trúc của văn hóa nghẻ
* Văn hóa tổ chức nghề
'Văn hóa tổ chức là hệ thống những giá trị, những niềm tin, những quy phạm được chia sẻ bởi các thành viên trong tổ chức và hướng dẫn hành vi của
những người lao động trong tô chức
'Văn hóa tổ chức nghề tồn tại trong mỗi làng nghề dưới nhiều hình thức
như: hộ gia đình, tổ chức phường hội, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn Những hình thức tỗ chức này cùng tồn tai và có tác
Trang 19* Trí thức (kinh nghiệm trong sản xuất)
Trỉ thức bao gồm những dữ kiện, thông tin, sự mô tả, hay kỹ năng có được nhờ trải nghiệm hay thông qua giáo dục
Trả thức về nghề hay nói cách khác là kinh nghiệm trong sản xuất nghẻ,
tập hợp những tri thức được thu nhận thông qua lao động thực tiễn của thợ thủ
công trong quá trình tạo ra sản phẩm Có thẻ cùng một sản phẩm nhưng mỗi một làng nghề sẽ có những kinh nghiệm sản xuất khác nhau, tùy vào khả năng cũng như óc sáng tạo của mỗi người thợ thủ công
* Giá trị văn hóa của sản phẩm
Sản phẩm của nghề thủ công truyền thống là kết quả của quá trình lao động vật chất và lao động tỉnh thần, nó được tạo nên bởi óc sáng tạo và ban
tay tài hoa của người thợ thủ công Nhiều sản phẩm truyền thống có tính nghệ
thuật cao, mỗi sản phẩm là một tác phẩm nghệ thuật, trong đó chứa đựng những nét đặc sắc của văn hóa dân tộc, đồng thời thể hiện những sắc thái riêng, đặc tính riêng của mỗi làng nghề
Với những đặc điểm đặc biệt ấy sản phẩm của nghề không chỉ còn là
hàng hóa đơn thuần mà đã trở thành sản phẩm văn hóa có tính nghệ thuật cao, và được coi là biêu tượng truyền thống của dân tộc Việt Nam Sản phẩm của
nghề thủ công truyền thống là những di sản quý giá mà các thế hệ cha ông đã sáng tạo ra và truyền lại cho các thế hệ sau
* Ảnh hưởng của nghề đối với văn hóa làng
Ảnh hưởng của nghề đối với văn hóa làng thẻ hiện trên các phương
diện như tính cộng đồng làng được nâng cao (ứng xử trong quan hệ làng xóm, dòng họ, phường hội thủ công, ) những quan niệm trong tiềm thức bị chỉ
Trang 20
cộng đồng làng, thay đổi một số phong tục tập quán của làng xã như phong, tục cưới hỏi, tang ma
1.2 Tổng quan về làng Hảo
1.2.1 Sự hình thành và phát triển của làng Hảo
1.2.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
u Xá (xã Hữu ¡nh Hưng Yên Đi theo quốc lộ 5 vào hướng
Làng Hảo, hay còn được gọi là làng Hảo thuộc xã
Nam trước đây), huyện Yên Mỹ,
Đông Nam, cách thủ đô Hà Nội chừng 38km là tới huyện Yên Mỹ Yên Mỹ nằm ở phía Bắc của tỉnh Hưng Yên, phía Đông và Đông Nam giáp huyện Ân Thi, phía Tây giáp huyện Văn Giang, phía Tây Nam và Nam giáp huyện Khoái Châu, phía Bắc giáp huyện Mỹ Hào Làng Hảo thuộc xã Liêu Xá nằm ở góc Tây Bắc của huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên với tọa độ địa lý 20°54'49
vĩ độ Bắc, 106°3'23 kinh độ Đông
Làng Hảo có địa hình kiểu đồng bằng, phía Bắc giáp thôn Thanh Xá,
phía Tây giáp thôn Văn Xá, phía Nam giáp thôn Thượng, phía Đông giáp
đường 39 và Khu Công nghiệp Phố Nói B Đến với làng Hảo chúng ta có thẻ
đi theo hai đường:
~ Từ trung tâm thành phố Hà Nội đi theo đường Nguyễn Xiển lên cao
tốc Phạm Hùng, đến cầu Thanh Trì thì rẽ phải hướng đi Hải Phòng đến Quốc lộ SA, đi khoảng 10km nữa thì rẽ vào Quốc lộ 39 (đường Nguyễn Đức Thuận) Đi qua cây xăng Nghĩa Hiệp khoảng 100m là đến công làng Hảo (ở
phía bên tay phải đường) [PL, A 1, tr.100]
~ Nếu đi bằng xe buýt thì từ trung tâm thành phó Hà Nội di số xe bất kỳ có
hiệu 205, đi đến Phố Nối B đoạn dừng cây xăng Nghĩa Hiệp thì xuống Sau đó đi bộ khoảng,
điểm dừng ở trạm trung chuyên Long Biên, sau đó đi xe buýt có
Trang 21Làng Hảo xưa kia có các nét đặc trưng của nông thôn Bắc Bộ: cổng làng, bờ hào, lũy tre quanh làng, đình, chùa, giếng nước, cây đa với các tộc họ đoàn kết bên nhau, sinh sống dựa trên các cánh đồng bát ngát cò bay Nay, làng đã đổi thay, các nhà máy, xí nghiệp đã mọc san sát trên các thửa ruộng năm nào Dân trong làng vì thế cũng ly nông, nhưng những nét văn hóa đặc trưng vẫn được duy trì
Làng Hảo cũng như tỉnh Hưng Yên nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt
đới âm, chia làm 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông) Mùa mưa kéo dài từ cuối tháng 4 đến tháng 10 hàng năm Lượng mưa trong mùa mưa chiếm tới 70% tổng lượng mưa cả năm
1.2.1.2 Quá trình hình thành làng
Chua tim thấy tài liệu nói về nguồn gốc cái tên làng "Ông Hảo" Theo
truyền thuyết từ xưa để lại thì làng Hảo đã có từ rất lâu Đồn rằng, ông Hảo là người đã khai phá vùng đất, đào hào, trồng tre lập lên một công đồng riêng
biệt, dân trong vùng sau này gọi là làng Hảo Thời kỳ phong kiến làng có địa
danh là Tổng Liêu Xá - Đường Hao Phi - Tran Hai Dương Nay là làng Hảo,
hay làng Hảo, xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên
Theo lời kể của các bậc cao niên trong làng thì ông Hảo họ Nguyễn Van, ông xuất thân trong gia đình chữ nghĩa, cha ông là một học trò lận đận trong thi cử, thất chí về quê mở trường dạy học rồi lấy vợ sinh con, mẹ ông là con gái nha gia thé trong làng, đẹp người đẹp nét, nhanh nhẹn thông minh Cha ông có quan hệ giao du rộng, mẹ ông vốn là người tốt bụng Vì thế bạn
bè đồng môn từ ông cử ông tú cho đến người không đỗ đạt cũng chẳng quản
cách sông trở đò, đều lặn lội về nhà cha ông chơi, đàm luận chữ nghĩa Những lần như thế, ông Hảo luôn là người tay bưng tráp cùng mẹ hầu rượu, hầu
Trang 22“Trong các vị khách, có người thông thạo đông y, nam dược cứu người, có người rành phương thuật hơ phong hốn vũ, lại cũng có người giỏi các nghề thực tế phục vụ nhu cầu sinh kế, Thấy ông Hảo lúc ấy tuy độ tuổi thiếu niên nhưng đã lộ phong thái đĩnh ngộ khác thường nên các vị ấy mỗi lần ghé
chơi nhà đều để ý dốc tâm truyền dạy những điều mình biết cho cậu bé Mặc
dù không liên tục gặp được các thầy nhưng với bản chất thông minh ham học
hỏi cộng với sự khuyến khích của cha mẹ, ông lần hồi nắm được cơ bản không những kiến thức của các thầy mà còn tiến bộ nhờ thực nghiệm trong, thời gian chờ các thầy ghé lại lần sau
Thế nhưng, người trong làng tưởng sẽ đón một người giỏi giang
trưởng thành, nào ngờ cha ông lâm trọng bệnh Kiến thức đông y, nam được
vừa học được còn sơ đăng nên ông không thể giành sự sống lại cho cha Từ
đó, những người bạn đồng môn của cha ông cũng chẳng còn lý do để trở về cái làng hẻo lánh này nữa, dù ở đây có một người trò nhỏ là ông đang chờ Mẹ ông vì buồn phiền cũng lâm trọng bệnh rồi theo cha ông vẺ cùng tiên tổ Bơ vơ một mình trên cõi trần gian không người thân thích, nhớ thương cha
mẹ, ông quyết tâm phải học cho giỏi nghề bốc thuốc cứu người để giảm bớt những hoàn cảnh đau khô như ông Từ đó ông đi tìm thầy giỏi để học tập, sau một thời gian ông trở vẻ làng trong dáng dắp thanh niên đĩnh đạc Nếp nhà cũ của cha mẹ ông trở thành nơi ông bốc thuốc cứu người Vì sự nghiệp
học hành dở dang nên tuy không phải là một thay lang nỗi tiếng trong vùng,
nhưng ông Hảo cũng đã dùng vốn hiểu biết của mình để lấy thuốc cứu người, ông không lấy tiền của dân hoặc lấy cho có nên được người bệnh
khắp nơi tìm đến Trong làng có người được ông chữa khỏi bệnh đã mang ơn
và gả con gái cho
Sau một thời gian ôn định gia thất ông nhìn thấy sự khó khăn của người
Trang 23đào hào, trồng tre, chia ruộng và từ đó lập nên một vùng đất mới Người dân sau này gọi là làng Hảo để tưởng nhớ đến công lao của ông
Trải qua quá trình lịch sử lâu dài cùng sự thay đổi địa lý của địa phương
Ngày 27 tháng 1 năm 1968, Hưng Yên được hợp nhất với tỉnh Hai Dương thành tỉnh Hải Hưng Ngày 11 tháng 3 năm 1977, hợp nhất 2 huyện Văn Giang và Yên Mỹ thành huyện Văn Yên Ngày 24 tháng 2 năm 1979, hợp nhất huyện Văn Mỹ và một phần huyện Văn Yên thành huyện Mỹ Văn Ngày 6 tháng 11 năm 1996, tái lập tỉnh Hưng Yên từ tỉnh Hải Hưng Khi tách ra, tỉnh Hưng Yên có 6 đơn vị
hành chính gồm thị xã Hưng Yên và 5 huyện: Ân Thi, Châu Giang, Kim Động,
Mỹ Văn, Phù Tiên Ngày 24 tháng 7 năm 1999, chia huyện Mỹ Văn thành 3 huyện: Mỹ Hào, Văn Lâm, Yên Mỹ Làng Hảo vẫn giữ nguyên tên và địa lý tự nhiên, làng Hảo thuộc xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên Cũng như là
một cách để người làng tưởng nhớ công lao đến người mà theo truyền thuyết là
người đã lập nên làng Hảo bây giờ 1.2.1.3 Dân cự
Toàn bộ làng Hảo chia làm 4 xóm: Xóm Cả, xóm 3, xóm Đình Mới và xóm Dãn Dân với số dân là 350 hộ và 1300 nhân khẩu (Theo Quy ước làng, Hảo - năm 2014)
'Qua bình nhận từ năm 2004 - 2014, số hộ đăng ký xây dựng gia đình
văn hóa ban đầu là 90% đến nay đã có 85% gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình
văn hóa Ông bà mẫu mực cấp tỉnh được 50 gia đình, cấp huyện được 50 gia đình
Làng Hảo gồm có 10 tộc họ là: Vũ Hữu, Vũ Văn, Vũ Hanh, Vũ Huy, Vũ Đắc, Nguyễn Đình, Nguyễn Văn, Nguyễn Mạnh, Văn Đức, Trương Hồng Hội đồng tộc họ cùng chính quyền làng quyết định đời sống văn hóa,
Trang 24Hầu hết cư dân theo đạo Nho giáo, thờ tổ tiên tại gia và có một số tín ngưỡng khác như lễ phật tại Chùa, tế thần tại Đình làng Cư dân trong làng thường tổ chức các lễ hội dân gian truyền thồng như: lễ chùa đầu năm, hội làng Hội làng được tổ chức từ ngày mùng 6 tháng Giêng hàng năm Hội làng là nơi tụ họp của các cư dân trong làng, những người con xa quê và du khách
thập phương đề tế thần, thực hiện các lễ nghi truyền thống và tham gia các
hoạt động văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian
1.2.1.4 Đời sống kinh tế, xã hội ở làng Hảo * Đời sống kinh tế
Nghề chính của dân cư làng Hảo là cấy lúa nước Từ năm 2002 đến nay
do đổi mới của Đảng, nhà nước, làng chuyển sang các hoạt động thương mại, dịch vụ Về kinh tế, thu nhập của cư dân trong làng khá cao so với các cộng
đồng khác trong khu vực nhờ các nguồn thu từ nghề làm đồ chơi trung thu truyền thống, đó là: làm đầu lân, sư tử, làm mặt nạ giấy bồi, thuộc da, bưng
trống, đèn ông sao, làm mũ, và dich vụ phục vụ công nhân làm việc tại Khu
Công nghiệp Phối Nối A, Phó Nói B
Thực hiện chủ trương công nghiệp hóa nông thôn, hiện nay thu nhập chính của nhân dân là thương nghiệp, dịch vụ Ngoài ra nhân dân còn có
nhiều nghề phụ như: thuộc da, bưng trống thu nhập bình quân 25.000.000đ/ người/năm Và sản xuất mũ cối, đồ chơi trung thu truyền thống
“Thống kê các ngành nghề của các hộ gia đình theo Báo cáo năm 2014: « Đóng giầy da: 2 hộ
« Làm mũ cối: 12 hộ
« Thợ mộc: 1 hd
Trang 25© Lam dé choi trung thu: 245 hé (bao gém ca dong trong, tiện tang
trống, thuộc da và giấy bồi)
Còn lại là lao động trong các công ty và làm dịch vụ thương mại (31, tr5-7]
* Đời sống văn hóa
Thực hiện Nghị quyết của Đảng ủy - HĐND - UBND xã tổ
dựng khu trung tâm văn hóa thôn với diện tích 620m” đã đưa vào sử dụng Là
nơi sinh hoạt các đoàn thể và khu dân cư được khang trang sạch sẽ
~ Công tác thông tin tuyên truyền được thường xuyên trên hệ thống loa
truyền thanh của xã, thôn được kịp thời những công việc của địa phương “Thôn đã xây dựng được 1 tủ sách báo để cho nhân dân đọc và học tập Hàng tuần tổ chức mở tủ sách đọc vào 2 buổi chiều thứ 3 và thứ 7
~ Công tác văn hóa nghệ thuật: Thôn đã thành lập được 1 đội văn nghệ gồm 15 người từ năm 1997 Đội văn nghệ thường xuyên tập luyện và biểu diễn phục vụ nhân dân vào các lễ hội, các tổ chức đoàn thể khác thường xuyên sinh hoạt học tập theo kế hoạch của các chỉ hội Hàng tháng, quý, năm đảm bảo thiết thực phong trào hội Từ đó trở đi, hàng năm đều có sự thay đổi người và số lượng để phù hợp với nhu cầu và kế hoạch của thôn
~ Công tắc vệ sinh môi trường:
“Thôn tổ chức thành lập 1 tổ vệ sinh môi trường chuyên trách gồm 3 người hàng tuần tổ chức thu gom, dọn vệ sinh làng xóm vào ngày thứ 3, thir 5 và thứ 7, kinh phí hoạt động do nhân dân đóng góp Tổ dọn vệ sinh có xe chuyên dùng chở rác và các dụng cụ bảo hộ lao động khác phục vụ cho công tác vệ sinh môi trường được an toàn
Trên các trục đường làng đều có hệ thống rãnh thoát nước thải sinh
Trang 26nghề phụ đều có hệ thống dẫn nước thải riêng ra sông theo quy định Không
được gây 6 nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến các sinh hoạt của làng ~ Công tác y tế và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân;
Chỉ hội phụ nữ thường xuyên tuyên truyền phong trào sinh đẻ có kế hoạch, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, không nên sinh con thứ 3 Làng có
cán bộ y tế chuyên trách là y tá, chịu trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục,
chăm lo sức khỏe ban đầu cho nhân dân
Các gia đình sử dụng nước sạch của Nhà máy nước Nam Long đạt 95% Các gia đình có công trình tự hoại là 98% Còn lại là 0,2% công trình vệ sinh sạch sẽ
'Các cháu ở độ tuôi tiêm phòng thường xuyên được tiêm chủng theo kế
hoạch của trạm y tế Được kịp thời và phòng chống các bệnh của trẻ nhỏ - Công tác giáo dục
Các dòng họ trong làng thường xuyên khuyến khích con cháu học tập,
phô cập giáo dục trong thôn hiện nay 100% học hết trung học cơ sở Các cháu
hàng năm khoảng 98% các cháu thì đỗ vào trung học phổ thông và trung học dân lập Tỷ lệ các cháu tham gia thỉ Đại học, cao đẳng và các trường dạy nghề
ngày cảng cao
Làng có trường mầm non công lập thuận tiện cho các cháu độ tuổi từ 2 đến 5 tuổi đi học với diện tích phòng học là 300m” có đầy đủ tiện nghỉ và đồ dùng học tập cho các cháu Hiện nay 100% các cháu ở độ tuổi mẫu giáo được
đi học ở trường mằm non
Với truyền thống hiếu học từ xưa để lại, làng đã có nhiều người thi
đỗ đạt trong các khoa thi Khoa bảng - Danh nhân làng Hảo đã có một số
Trang 27nhận Ong là một nhà văn có những tác phâm có giá trị như: Giông tố, Số
đỏ, Vỡ đê, Làm di
“Từ sau Cách mạng tháng 8 đến nay làng có nhiều người thành đạt trong học tập Hiện nay làng có nhiều kỹ sư, bác sỹ và có nhiều người tốt nghiệp các trường Đại học và hệ cao học của Nhà nước
~ Công tác chăm lo gia đình chính sách và hậu phương quân đội:
“Thực hiện tốt luật nghĩa vụ quân sự hàng năm các cháu đến tuổi làm
nghĩa vụ đều hăng hái lên đường khám tuyển nghĩa vụ quân sự, hoàn thành
chỉ tiêu hàng năm và không có tình trang dao, bỏ ngữ
Làng Hảo luôn luôn quan tâm đến các đối tượng là gia đình chính sách, thường xuyên động viên thăm hỏi Hiện nay, mức sống của gia đình chính sách ổn định, không có hộ chính sách nào trong diện hộ nghèo, đói (không có trẻ em lang thang cơ nhỡ)
- Công tác an ninh trật tự:
Các tô chức thường xuyên tuyên truyềi
giữ gìn ANTT và ATXH
“Thành lập tổ hòa giải gồm 5 người là: Đại diện chỉ ủy, mặt trận, phụ
vận động nhân dân đồn
nữ, nơng dân và người cao tuổi Tổ chức hòa giải luôn tuyên truyền giúp đỡ
nhân dân giữ vững an ninh và do trưởng thôn điều hành, có tổ tự quản an toàn
giao thông
Do tác động của công nghiệp hóa, hiện nay hệ thống nhà trọ, nhà nghỉ,
nhà hàng trên địa bàn thôn hoạt động nhiễu, song công tác nắm bắt tình hình, đăng ký tạm trú, tạm vắng được duy trì thường xuyên, liên tục Công tác đăng
ký khai báo tạm trú làm đúng pháp luật, quản lý kiểm tra thường xuyên các nhà hàng theo đúng pháp luật của địa phương
Không có khiếu kiện vượt cấp, kéo dài làm mắt đoàn kết trong nhân dân
Trang 281.2.2 Truyền thông văn hóa làng Hảo 1.2.2.1 Di tích lịch sử văn hóa
* Đình làng Hảo
Từ bao đời nay, đình làng là hình ảnh thân quen, gắn bó với tâm hồn của mọi người dân Việt, là nơi chứng kiến những sinh hoạt, lề thói và mọi đổi
thay trong đời sống văn hóa xã hội của làng quê Việt Nam qua bao thế kỷ Đình làng trang trọng và thiêng liêng, nó gần như đại diện, là biểu tượng của
quyền lực làng xã
Đình làng Hảo là một trong những đình làng lớn nhất trong vùng, theo ông Nguyễn Đình Vợi - phó trưởng thôn Hảo thì đình làng Hảo có từ thời Hậu Lê, đình được hình thành cách đây 283 năm Đình làng thờ Thần sắc của một vị Chiêu Nghị Đô Thống (chưa xác định được danh tính) được các triều đại phong 10 đạo Sắc phong từ năm 1730 - niên hiệu Vĩnh Khánh (Đời vua Lê Duy Phường) đến 1802 - niên hiệu Bảo Hưng (Đời vua Nguyễn Quang
Toản - Cảnh Thịnh) và 01 Sắc phong phong cho vị Nữ thần vì đã có công lớn
trị vì bờ cõi và có đức lớn đối với dân cư trong vùng
Theo ban Than sac thén Ong Hảo được dịch nghĩa từ chữ Hán tại Viện
Nghiên cứu Hán Nôm:
Sắc phong là những văn bản do nhà vua ban tới các địa phương
nhằm lấy đó làm căn cứ cho việc thờ phụng than thánh tại đình làng Tuy nhiên sắc phong không chỉ liên quan đến việc thờ
phụng thành hoàng làng mà còn mang tính khen thưởng của triều đình đối với dong họ, cá nhân có công với đất nước Vì thế, sắc phong không chỉ được lưu giữ tại đình làng, mà còn là tài sản của các dòng họ, cá nhân
Trang 29hiệu, duệ hiệu, mỹ tự); Lý do thắn được sắc phong hoặc nâng cấp
phẩm trật (trung đăng thần, thượng đẳng thần); Trách nhiệm của
thần đối với dân sở tại (che chở bảo hộ cho dân); Trách nhiệm của
dân đối với thần (tôn kính, thờ cúng thần); Ngày tháng năm (thuộc đời vua nào) ban sắc [11, tr.1]
Đạo sắc thứ nhất được dịch nghĩa như sau:
Sắc phong của thôn Ông Hảo xã Liêu Xá (Phụng thờ một vị thần là Nam thần)
Sắc ban cho vị Hiền uy Linh ứng Chiêu nghị Đô thống Hoằng cứu trợ
thuận Hộ quốc Phù vận Cương chính Hùng lược Diễn khánh Hồng ân Thùy hưu Tuy lộc Hiển đức Phong công Phi hiến An dân Minh triết Thông đạt TẾ trị Mậu đức Vĩ tích Cao huân Hồng liệt Thần vũ Chỉ đức Chiêu nhân Anh
đoán Hùng tài Đại vương: Thể chất khác thường, tài cao quy củ Ơn tựa như
cam đường che rủ, người dân được cây nhờ nhiều Lục như bậc đại tài phù trợ, lộc báu tương trợ rõ ràng Anh linh tỏ rõ đến nay, việc gia tặng phải noi
theo điển cũ Vì trằm tuôi trẻ được giao ngôi báu, nay nối theo ngôi vương, tiến phong ngôi vị lớn, theo lễ có xét đăng trật, ưng nhất thế gia phong, ngài
xứng đáng được gia phong là Hiển uy Linh ứng Chiêu nghị Đô thống Hoằng
cứu Trợ thuận Hộ quốc Phù vận Cương chính Hùng lược Diễn khánh Hồng ân Thùy hưu Tuy lộc Hiển đức Phong công Phi hiến An dân Minh triết Thông
đạt Tế trị Mậu đức Vĩ tích Cao huân Hồng liệt Thần vũ Chí đức Chiêu nhân Anh đoán Hùng tai Ninh dân Tế chúng Đại vương Vậy nay ban sắc!
Ngày mông 10 tháng 12 niên hiệu Vĩnh Khánh năm thứ 2 (1730) [11, trả-4]
“Ơn tựa cam đường”, tức ví công đức của vị Nam thần được thờ ở
Trang 30quan cho nhà Chu, tính rất giản dị, khi đi kinh lý các đất miền Nam thường ngồi dưới gốc cây cam đường để nghỉ ngơi Khi Thiệu Công Thích đi rồi nhân dân vẫn giữ cây cam đường đó và làm bài thơ Cam đường để ca ngợi công đức của ông
Cén theo truyền thuyết từ thời xa xưa để lại theo lời kể của các bậc cao niên trong làng Hảo thì vào thời Hậu Lê, khi vua đi vi hành qua vùng đắt này, đi đến con đường có một cái cây được người dân gọi là cây Phủ Điêu, cây
bỗng dưng đổ xuống chắn ngang đường vua đi không rõ lý do Vua liền gọi quân lính làm lễ thì cây tức khắc đứng dậy Sau đó nhà vua mới phong thần
cho cây Phù Điêu này, và cho phép dân làng xây dựng một ngôi đình để thờ
thần cây Phù Điêu
Theo lời kể của ông Vũ Hữu Thạch (Hội trưởng Hội đình làng Hảo)
thì đình làng Hảo xưa kia có kiến trúc hình chữ Đinh, hai mái gần nhau, có
hình vòng cung ra đằng sau, có một cung nữa ở phía dưới Trên là thờ tiên hiền, dưới là thờ các giáp, các dòng họ Hướng đình quay ra sông, nằm ở vị trí giữa làng, trước con sông này được gọi là sông Ao Đình Ngày xưa đình có tên là Đình Ba Chạ, truyền rằng: Trước đây có ba làng (làng thôn Xuyên, làng Thanh Xá và làng Hảo) Mùng 6 tháng Giêng hằng năm, cả ba
làng đều mở hội làng, rước ba Thần hoàng làng của mỗi làng về đình Ba
Cha tổ chức lễ hội Sau thời hòa bình lập lại, đình làng sát nhập vào làng Hảo Hằng năm mùng 6 tháng Giêng là hội làng của làng Hảo tại đình làng
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đình làng là nơi hoạt động
của những người cộng sản, trong đình cũng có người bị giặc Tây bắt, cụ tên Thủy, hiện nay cụ vẫn còn sống Cụ trồn và hoạt động ở đình, vào dịp làng có hội làng, Tây đến dự thì phát hiện ra mùi thuốc lá của cụ Sau đó chúng vây bắt được cụ, thời đó có cụ làm quan hai ở phố Bần xin được cho cụ
Trang 31
Qua thời gian năm thang, bié
tranh liên miên nên đình làng bị xuống cấp nhiều và không còn nguyên vẹn
Những năm đầu hòa bình sau 1954 đời sống tỉnh thần của người dân nói ôi khí hậu khắc nghiệt, và do chiến
chung khá căng thẳng, do sự kiện Cải cách ruộng đất và các cuộc bài trừ mê tín dị đoan Ở nông thôn các di tích văn hóa được xếp hạng thì được bảo vệ,
còn không thì bị xâm hại nặng nề, nhiều ngôi đình bị phá hủy trong đó có
đình làng Hảo Năm 1954, Đảng và Nhà nước đã dỡ đình làng để làm nhà kho hợp tác xã trong phong trào bài trừ mê tín đị đoan Do đó các cổ vật, tài liệu
lịch sử của làng vì thế mà bị thất lạc rất nhiều Tir da
nay là hơn 60 năm, những ngai vị của thần hoàng làng cũng như một số cỗ vật như kiệu, khán, hộp đựng Sắc phong được cắt giấu tại Chùa làng Hằng năm vào ngày rằm âm lich dan lang vẫn ra chùa để cúng bái, mang tính chất là “nhờ” nhà chùa Đền
năm 2010, dưới sự phát triển của Đảng và Nhà nước có chính sách công tác tự
do tín ngưỡng, chính quyền Đảng và nhân dân làng Hảo quyết định phục hồi lại ngôi đình cổ Vào tháng 10 năm 2010, đình làng bắt đầu được trùng tu, và
khánh thành vào tháng 10 năm 2011 Sau đó được Sở Văn hóa Thông tin tinh Hưng Yên công nhận là Khu vật thê tâm linh Hiện tại, Sắc phong phong cho vi Chiêu Nghị Đô Thối
ig lần đầu tiên (năm 1730) đã được phục chế như nguyên bản, được nhập thần ngày 20 tháng giêng năm Quý Ty và thờ tại Đình làng Ngoài ra, trong đình vẫn còn một số đồ vật cổ khác như song đao bát cửu, hoành phi câu đối, trồng, kiệu rồng từ thời Hậu Lê Từ đó dân làng rất phẩn khởi Đây cũng được xem là cuộc cải cách văn hóa tư tưởng, nhất là lĩnh vực tâm linh Để dựng lại đình thì chủ yếu được người dân trong làng, con cháu ở xa quyên góp công đức cho làng Nhờ đó lễ hội ở đình làng được tổ
chức vào ngày mùng 6 tháng Giêng hằng năm Đình làng Hảo hiện nay có
Trang 32* Chùa Vực
Từ xưa đến nay, người dân Việt Nam vẫn thường gọi chung đình chùa,
nhưng trên thực tế, đình và chùa không cùng một ý thức văn hóa Chùa là nơi thờ Phật, ít nhiều có ảnh hưởng văn hóa Phật giáo đến từ Án Độ, Trung Quốc Còn đình là của cộng đồng làng xã
Chùa Vực thuộc địa phận làng Hảo, nằm bên phía tay phải từ công
làng Hảo đi vào, cách cổng làng khoảng 100m, đối điện với cổng đình làng Hảo và Nhà văn hóa làng Hảo Trước đây Chùa Vực được gọi là Đền Vực,
cho đến năm 1960 mới được dân làng thống nhất đôi thành Chùa Vực [PL,
A3, 1.101]
Tai Vién nghién ctu Han Nom con luu gitt tai liệu về Phật tích thơn Ơng
Hảo, xã Liêu Xá, Tổng Liêu Xá, Huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng n (thơn Ơng Hảo, xã Liêu Xá phụng thờ), ghi về báu vật Phật cổ Pháp Vũ ở Chùa Vực
Trước đây, Khâu Đà La là người tịnh hành trong phái Bà La Môn ở nước Thiên Trúc, luôn biến ảo thân mình làm việc đạo Bên cạnh thành có
Tu Định là người kiên trì pháp giới, biết Khâu Đà La là Phật xuất thế nên
rất kính trọng, mời ngài làm khách tại nhà mình Ngài đặt tên cho con gái
của Tu Định năm ấy 12 tuổi là A Man Nương Khâu Đà La bảo với Tu
Định 3 năm nữa sẽ có hạn hán, khó ai có thể qua nỗi, đã giúp Tu Định đào giếng tránh hạn hán, sau đó ngài vào rừng, Tu Định xin theo chăm sóc A
Man Nương vào tối ngày 15 tháng 2, thấy rồng mây vây nhiễu, cảm ứng rồi
Trang 33A Man về nhà, gặp hạn hán 3 năm, riêng giếng nhà A Man không cạn,
người trong thành được nhờ ân trạch Sĩ Vương biết tin sai người đến hỏi, A Man tâu này sự thực Sĩ Vương sai sứ vào rừng tìm Khâu Đà La để cầu trừ
han hán nhưng không thé nao tim được bèn mời Tu Định đến giúp Sau khi nghe kế sự tình, Khâu Đà La đứng dậy, chỉ trong chốc lát trời đồ mưa to,
người trong nước không ai không hàm ơn Sĩ Vương sai sứ mang lụa thơm
ting, Khâu Đà La bái nhận nhưng vẫn ở gốc cây đại thụ Vẻ sau gió bắc nồi
lên, giật đồ cây đại thụ, trôi sông đến bến ở thành Luy Lâu Trong thân cây an hiện tiếng âm nhạc, phát ánh sáng huy hoàng, hương thơm ngào ngạt Ban
đêm Sĩ Vương mơ thấy một vị đại nhân bảo rằng: “Cây gỗ này là Thần Mây, Than Mưa, Thần Sắm, Thần Chớp Nay ông nên cùng ta đến đó xem xét sẽ
thấy cây gỗ sống tám nghìn năm”
Sĩ Vương tỉnh mộng, ban bố cho quân thần lấy cây gỗ đó cắt làm 4
đoạn, tạo tượng Phật Đặt tên là Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện
Đoạn thứ nhất có một hòn đá, người thợ mang xuống sông rửa không may
rơi mắt Lúc rước vào chùa, ba pho tượng thì nhẹ, còn pho tượng Pháp Vân
rất nặng Đồn rằng phải tìm được hòn đá trôi sông, sau khi lấy được lên Sĩ
'Vương bèn đặt trước tượng, thì tượng trở nên nhẹ nhàng Sau này mới biết
cây gỗ đó từng ôm ấp cho con gái của A Man Nương Sĩ Vương lại sai sứ
đem biếu các đỗ quý báu vào rừng nhưng không thấy tung tích của Khâu Đà
La, Sĩ Vương liền sai người tạc pho tượng Phật tổ, dựng chùa Vực dé đặt tượng phụng thờ
Kế từ đó về sau, phàm cầu tạnh, cầu mưa, trước là rước tượng Tứ Pháp đến chùa Vực bái lạy, cầu đảo ba ngày Sau mới rước về chùa thờ ba vị Phật tô Thiết nghĩ, nước Việt ta có Phật bắt đầu từ đây mà sự phát sinh của Phật giáo cũng từ đây Sự tích của Phật không thê kẻ hết
Trang 341.2.2.2 Tín ngưỡng thờ thành hoàng làng Hảo
Phong tục thờ thành hoàng có nguồn gốc từ Trung Hoa cổ, sau khi du
nhập vào làng xã Việt Nam đã nhanh chóng bám rễ vào trong tâm thức của
người dân Việt, từ đó trở nên hết sức đa dạng
Thành hoàng trong làng, xã có thể là một vị thiên thần như Phù đồng Thiên vương, một thần núi như Tản Viên Sơn thần, một vị nhân thần có công
với dân với nước như Trần Hung Dao, Lý Thường Kiệt, Yết Kiêu, lại có khi là các yêu thần, tà thẳn, với nhiều sự tích hết sức lạ lùng, nhiều khi có vẻ vô lý Vua cùng các cố vấn tâm linh, xem, bàn bạc và cuối cùng vua sắc phong
cho thành hoàng (trừ những tả
, yêu thắn, ) luôn luôn tượng trưng cho
làng xã mà mình cai quản là biểu hiện của lịch sử, phong tục, của đạo đức, pháp luật cũng như hy vọng sống của cả làng Thành hoàng có sức tỏa sáng vô hình như một quyền uy siêu Việt, khiến cho làng quê trở thành một hệ
thống chặt chẽ
Lúc đầu đình làng chỉ có chức năng như một ngôi nha sản lớn của cộng
đồng, là nơi hội họp, nộp sưu thuế và nơi nghỉ của khách lỡ đường Về sau, triều đình phong kiến mới sắc phong cho những vị có công với nước làm Thành hoàng làng (sống làm tướng, thác làm thần) Vì vậy đình kiêm chức năng nữa là thờ vị Thành hoàng Người có công khân đất, lập làng, vào mỗi dịp cúng đình, con cháu của những vị này đều được một miếng thịt nạc vai của con lợn tế than
và câu “miếng thịt giữa làng bằng một sàng xó bếp” có ý nghĩa là như thế, 'Ở làng Hảo cũng vậy, hằng năm hội làng vào mùng 6 tháng Giêng cũng, là ngày thờ Thành hoàng làng tại đình làng Hảo Không chỉ vào ngày tổ chức
hội làng mà vào ngày lễ tết, dân trong làng tới đình thắp hương tế lễ, cầu mong Thành hoàng làng và trời đất phù giúp mưa thuận gió hòa để mùa màng
eặt hái thuận tiện va có nhiều phúc lành Đây cũng là dịp để tưởng niệm công
Trang 35niềm vui thắng trận, được mùa Tắt cả đều nhằm nhớ về cội nguồn, liên kết công đồng
“Tín ngưỡng thờ thành hoàng làng Hảo được diễn ra từ ngày mùng 4 tháng,
1 âm lịch hằng năm, được chia ra thành hai phân là phần lễ và phần hội Phần lễ
được chia thành 2 phần, phần lễ thứ nhất là vào mùng 4, phần lễ thứ hai là Tế lễ
(nằm trong chương trình khai mạc chính thức vào mùng 6) Phân hội thì tô chức
vào mùng 5 và mùng 6 (xen kế trong chương trình khai mạc hội làng),
'Vào ngày mùng 4, các dong ho, gia đình hay con cháu ở xa giảnh thời
gian về đình làng lễ viếng, dâng lễ Đến mùng 5, làng thuê quan họ Bắc Ninh hát thuyền trên sông, vừa để tạo không khí vui tươi trước ngày khai mạc, vừa để thông báo cho khách thập phương hoặc người dân xung quanh làng biết
được chuẩn bị tới ngày hội làng Hảo được tổ chức ngay tại đình làng
Mùng 6 tháng Giêng âm lịch là ngày chính thức khai mạc hội làng Hảo,
gồm có các chương trình sau:
Điễn văn khai mạc: Do Chủ tịch UBND xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên đọc diễn văn
Tế lễ:
- Chiêng trồng,
~ Kiểm soát lễ vật cúng: Xem lại lần cuối xem lễ vật cúng đã đầy đủ chưa, tránh trường hợp thiếu lễ vật gây ảnh hưởng trong quá trình làm lễ
~ Dâng hương: Hay còn gọi là niêm hương, là một nét đẹp trong truyền thống văn hóa, tín ngưỡng dân gian của người phương Đông nói chung cing như của người Việt nói riêng Nén hương như cầu nối thiêng liêng giữa cuộc sống hiện hữu của con người với cõi tâm linh của trời đất và các vị thần Lễ
Trang 36
ê Ngài tiếp nhận mùi hương đê hiễn linh phù
trợ người dân những lúc khó khăn, bể tắc
gió hòa, vụ mùa tươi tốt, vừa
- Dâng 3 tuần rượu: Phải dâng 3 tuần rượu, không được dâng 2 hoặc 4
vì số 3 biểu trưng cho thiên, địa, nhân (trời, đất, người)
~ Dâng 1 tuần quả thực, bánh trái, chè nước
- Đọc văn tế - Hóa văn tế - Lễ tắt thành
Sau lễ tắt thành là toàn bộ dân làng vào lễ, tiếp theo là chương trình văn
nghệ liên hoan Một số các loại hình văn nghệ dân gian tuy không trực tiếp liên quan đến tín ngưỡng thờ thành hoàng làng nhưng thường được diễn ra trong hội làng, tại làng Hảo thì có hát quan họ Nội dung của loại hình văn nghệ dân gian này là ca ngợi cuộc sống thanh bình, ca ngợi cảnh đẹp quê hương, tình yêu đôi lứa
Cuối cùng là các trò chơi dân gian được tô chức ngay tại sân đình làng
như cờ tướng, thư pháp, chọi gà, đây cũng là hoạt động gây hào hứng nhất cho người dự hội
1.2.2.3 Phong tục tập quán làng Hảo * Việc cưới hỏi
Người Việt Nam là con người của cộng đồng, mọi việc liên quan đến cá nhân cũng đồng thời liên quan đến cộng đồng, kể cả lĩnh vực hôn nhân là lĩnh vực riêng tư nhất Ở làng Hảo cũng vậy, nam nữ đến tuôi thành niên đều được tự do tìm hiểu Đúng đắn, chân thành, chín mui, khi xây dựng gia đình
phải theo luật hôn nhân của Nhà nước
Trước đây quan niệm trong cưới xin ở làng Hảo còn phải đáp ứng các
Trang 37làng Nhưng ngày nay các cô gái chàng trai trong làng được phép tự lựa chọn chồng hoặc vợ cho mình Không chỉ bó buộc trong phạm vi làng như xưa, hôn nhân được xây dựng trên nền tảng của sự yêu thương, người làng có thể kết
hôn với bất kỳ ai mà họ cảm thấy phù hợp Cha mẹ chỉ giới hạn ở việc hỏi tuổi xem đôi trai gái có hợp tuổi nhau không, còn nếu xung khắc thì có thể khắc phục bằng các nghỉ lễ cầu cúng do một thầy mà gia đình tin tưởng thực
hiện Thường khi có sự đồng ý của cả nam và nữ thì đám cưới sẽ có chu trình
như sau: Thăm nhà, chạm ngõ, ăn hỏi và cuối cùng lả ngày cưới
Ngày thăm nhà là ngày nhà trai cử một số thành viên trong gia đình
như bồ mẹ, bác trưởng, cùng cô di chú bác đến nhà gái thăm hỏi, xin phép qua
lại, cho hai bên gia đình được tự do di lại, và hẹn ngày chạm ngõ Trong ngày
chạm ngõ, hai gia đình tìm hiểu và chọn ra một ngày đẹp đề tổ chức lễ ăn hỏi
và ngày cưới luôn Ngày ăn hỏi là ngày nhà trai mang lễ vật đến chính thức
cầu hôn nhà gai, 18 vat thường bao gồm: lợn, trầu cau, rượu, bánh cốm, trả,
một số tiền hay được gọi là tiền thách cưới Thời gian từ ngày ăn hỏi đến ngày cưới phụ thuộc vào hai bên gia đình thống nhất, có nhà muốn rút gọn thì ăn hỏi và lễ cưới trong một ngày, nhưng cũng có gia đình ngày ăn hỏi cách ngày cưới đến hàng tháng Đám cưới ở làng Hảo diễn ra trong hai ngày, nhà trai và
nhà gái tự lo liệu tiệc cưới Ngày thứ nhất gọi là ăn cỗ chính, số lượng cỗ bàn ngày này thường là gấp đôi ngày thứ hai Đến ngày thứ hai là ngày lễ cưới chính, ngày này nhà trai định theo giờ đẹp xuất phát đến nhà gái dé đón dâu
Lúc đón dâu thì bố mẹ của cô dâu sẽ không được đi cùng mà phải đến sau,
chờ khi con gái về nhà chồng và thắp hương cúng tô tiên xong thì bố mẹ cô
đâu mới được đến
Lễ cưới là trách nhiệm của hai gia đình cùng lo, xây dựng hạnh phúc gia dinh cho con là trách nhiệm của các bậc cha mẹ, không gây phiền hà cho
Trang 38
động, tươi vui, lành mạnh, lịch sự Không tảo hôn, không ép duyên, cắm dan hát, mở loa đài ầm ï qua 22 giờ 30 phút làm ảnh hưởng đến sự yên tinh của làng, Không nên tổ chức ăn uống linh đình tốn kém, lăng phí, không
nên uống rượu quá say dẫn đến mắt đoàn kết, không nên dựa vào đám xứ đánh cờ bạc ăn tiền sát phạt lẫn nhau Để đảm bảo hạnh phúc gia đình cần bình đẳng vợ chồng, không đánh vợ con làm ảnh hưởng đến tình cảm vợ chồng, con cái kém thông minh, hơn nữa làm phạm đến nhân quyền, làm mắt nhân phẩm con người
* Việc tang
Sinh tử là quy luật của tạo hóa, tục ngữ có câu “nghĩa tử là nghĩa tận” truyền thống của làng Hảo là ân cẳn thăm hỏi lúc 6m đau, khi có người làng qua đời thì trịnh trọng tiễn đưa vì vậy phải giáo dục con cháu có ý thức nhiệt tình với công việc khi trong làng có người qua đời
Khi gia đình nào có người qua đời thì tang chủ phải cử người đến UBND xã để khai từ mới được an táng Sau đó tang chủ phải cử người đến báo cáo với
trưởng thôn và các đoàn thể có liên quan đề thống nhất các thủ tục cần thiết cho
việc tang lễ Không được để thi hài quá 24 giờ kể từ khi tắc thở cần thiết
gia đình báo cáo trưởng thôn xin phép UBND xã, y tế xã, nhưng không được để
quá 36 giờ Đây cũng là một nét văn hóa đặc sắc của nhân dân làng Hảo
Tang chủ không nên tô chức ăn uống linh đình gây tổn phí ảnh hưởng đến kinh tế gia đình Không được thổi kèn, trống, mở nhạc hiểu quá 22 giờ 30 ủa nhân dân ban đêm Trong lúc thỉ hành tang lễ
thì đưa tang đo trưởng thôn điều hành, ban tang lễ có nhiệm vụ đưa linh cữu
phút để đảm bảo yên nghỉ
từ trong nhà ra xe tang, đưa về nghĩa trang an táng hoàn chinh Ban tang lễ có
Trang 39“Theo phong tục của làng Hảo thì chỉ cải táng người mắt đủ 36 tháng, nên cải táng vào tháng 8 đến cuối năm âm lịch để đảm bảo vệ sinh môi trường An ting tại khu vực nghĩa trang của làng quy định, cắm để mồ mả vào
khu vực gò miều, kể cả đất do gia đình sử dụng Nơi an táng gia đình phải cây lấy ván lên, san lấp huyệt nơi an táng nhưng không làm ảnh hưởng đến các
mộ khác Khi xây mộ chỉ được xây dựng theo quy định của làng trong phạm
vi dai 1,40m, rộng Im, mộ này cách mộ kia 0,03m và phải theo hàng lối nhất
định do ông quản trang chỉ dẫn, hoặc cán bộ được phân công Khoảng cách đường đi giữa hai hàng mộ là 0,7m để nhân dân đi lại thăm viếng được thuận
tiện Những người có nguồn gốc của làng hiện nay đang sinh sống trên mọi
miễn Tổ quốc, khi qua đời muốn về quê hương an táng phải đóng lệ phí theo nghị quyết của dân theo từng thời gian
* Lắi sống Lễ nghỉ văn hóa
~ Tự do tín ngưỡng cúng lễ tổ tiên, ông bà cha mẹ trong gia đình di lễ đền, chùa, nhà thờ, đình là tỏ lòng thành kính biết ơn tổ tông, nhằm giáo dục
con cháu nhớ đến cội nguồn
~ Làng Hảo có chùa Vực dé thờ Phật hàng năm, dân làng cùng nhà chùa
làm lễ đầu năm vào ngày 15 tháng Giêng và lễ thượng nguyên vào cuối năm ngày 15 tháng Chạp là lễ tắt niên Hiện nay làng mới tu sửa được ngôi đình là nơi thờ cúng Thần hoàng và mở hội hàng năm vào ngày mùng 6 tháng 1 âm
lịch Đối với nhà sư trông nom thắp hương thờ Phật và ông Từ trông đình
giúp dân phải chịu sự lãnh đạo của Ban lãnh đạo làng Không được tùy tiện làm trái quy ước làng
- Cấm mê tin dị đoan, xem bói lên đồng, rút thẻ gọi hồn, bắt tà ma, đốt
nhiều vàng mã làm ảnh hưởng kinh tế gia đình gây chia rẽ lứa đôi gây bắt hòa
Trang 40Dao by gia đình
- Ông bà, cha mẹ phải sống mẫu mực, phải thực sự làm tắm gương cho
con cháu noi theo
~ Con cháu phải tôn kính ông ba, cha mẹ; khi ông bà, cha mẹ giả yếu con cháu phải có trách nhiệm chăm sóc chu đáo Khi ốm đau con cháu phải có
trách nhiệm phụ dưỡng và lo thuốc men tận tình đẻ đền đáp công ơn với ông bà, cha mẹ (chống hành vi ngược đãi)
~ Vợ chồng phải bình đảng tôn trọng lẫn nhau, yêu thương chăm sóc nhau, giúp nhau cùng tiến bộ cùng đồng tâm hiệp lực xây dựng gia đình ấm no
hạnh phúc, chăm sóc nuôi day con, phụ dưỡng cha mẹ, tôn thờ tổ tiên thực hiện
tốt kế hoạch hóa gia đình mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh 1 đến 2 con
- Ông bà, cha mẹ chỉ dạy con cháu bằng lời lẽ, hành vi mẫu mực của
mình, không được đánh đập, xi vả, ngược đãi con cháu, không phân biệt nam
hay nữ
~ Tiêu chuẩn gia đình văn hóa tại làng Hảo là: Gia đình hòa thuận, hạnh
phúc, tiến bộ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình; đoàn kết làng xóm láng giềng; thực hiện tốt nghĩa vụ công dân
Xa hoi
~ Mọi người phải làm tròn nghĩa vụ công dân với Nhà nước, với việc làng, thanh niên phải hoàn thành nghĩa vụ quân sự không đáo ngũ, bỏ ngữ
~ Mọi người phải có ý thức phòng gian bảo mật, bảo vệ tốt tài sản gia đình và của công khi làng xóm có hỏa hoạn, trộm cắp phải tham gia ứng cứu, cùng nhau đoàn kết xử lý kịp thời