Mục tiêu của đề tài Nghề dệt may của người Thái ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, truyền thống và biến đổi là tìm hiểu những đặc điểm của nghề dệt may truyền thống của người Thái ở huyện Điện Biên và những biến đổi của nó hiện nay; tìm hiểu tầm quan trọng của nghề dệt may truyền thống của người Thái ở huyện Điện Biên trong đời sống, cũng như trong bảo tồn văn hóa truyền thống; tìm kiếm giải pháp bảo tồn và phát triển nghề dệt may truyền thống của người Thái ở huyện Điện Biên.
Trang 1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH ‘TRUONG DAI HOC VAN HỐ HÀ NỘI
HỒNG MAI LAN
NGHE DET MAY CUA NGƯỜI THÁI Ứ HUYỆN ĐIỆN BIÊN, TỈNH ĐIỆN BIÊN, TRUYỀN
PS `
THONG VA BIEN DO!
LUAN VAN THAC SI VAN HOA HOC
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS TRẦN BÌNH
Trang 2Là một sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành văn hóa dân tộc thiểu số,
đồng thời là một người con của mảnh đất Điện Biên đậm đà bản sắc dân tộc
Thái, tôi đã chọn đề tài “Nghề đệt may của người Thái ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, truyền thống và biến đổi” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ
chuyên ngành Văn hóa học của mình Trong quá trình thực hiện tôi đã nhận
được nhiều sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo, các cơ quan đoàn thể
và bà con người Thái ở huyện Điện Biên
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS Trần Bình ~ người
đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn
Xin cảm ơn tất cả các thầy cô giáo khoa sau đại học - trường Đại học Văn
Hóa Hà Nội, chính quyền huyện Điện Biên và bà con các bản trong huyện Điện Biên đã giúp đỡ tôi trong việc lựa chọn và hoàn thiện đề tài luận văn này
Xin chân thành cảm ơn!
Ha Noi, thang 11 nam 2011
Trang 3Nxb Nhà xuất bản
Tp: ‘Thanh phố
Trang 4Chwong 1: TONG QUAN VE NGHE DET MAY VA KHAI QUAT VE NGUOL
THAI O HUYEN DIEN BI 10
1.1 Tổng quan về nghề dệt may Thái 10
1.2 Khái quát về người Thái ở huyện Điện Biên 14
Chương 2: NGHỀ DỆT MAY TRUYÊN THÓNG CỦA NGƯỜI THÁI Ở HUYỆN
ĐIỆN BIÊN 28
2.1 Nguyên liệu làm sợi và nhuộm 28
2.2 Kỹ thuật dệt vải truyền thống 35
2.3 Các sản phẩm của nghề dét may 4I
2.4 Tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phâm 61
2.5 Truyền dạy nghề 67
Chuwong 3: BAO TON NGHE DET MAY TRUYEN THONG CUA NGUOI THAL
O HUYEN DIEN BIEN 71
3.1 Những biến đổi của nghề dệt may hiện nay 71 3.2 Nhu cầu sản phẩm đệt may truyền thống trong đời sống và phát triển du
lịch hiện nay 8
3.3 Các giá trị của nghé dét may 82
3.4 Bảo tồn nghề dét may góp phần bảo tồn văn hóa truyền thống 100 3.5 Những khuyến nghị ban đầu về bảo tồn, phát triển nghề dệt may Thái ở
huyện Điện Biên 102
KẾT LUẬN 109 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 114
Trang 5thủ công cô truyền có tính tiêu biểu và đặc thù trong sinh hoạt kinh tế văn hóa
của người Thái ở huyện Điện Biên Hoạt động của nghề dệt may của người ‘Thai da và đang góp phần quan trọng vào việc đảm bảo và nâng cao đời sống
cư dân, đồng thời phát triển văn hóa truyền thống tộc người Hơn thế nữa
nghề dệt may truyền thống của người Thái đã biểu hiện và phản ánh khá tiêu biểu những đặc điểm kinh tế, xã hội, văn hóa của họ Tục ngữ Thái có câu:
Up ban tay nên hoa, ngửa bàn tay thành bông (Khoặm mu pên lai, hai mu ên book) đễ khen ngợi đôi bàn tay khéo léo, tài hoa của người phụ nữ Thái
đã tạo ra những sản phẩm bằng vải, mang dấu ấn riêng biệt góp phần khẳng
định bản sắc văn hóa Thái
Ngày nay, nghề dệt may của họ đã và đang góp phần quan trọng vào việc đảm bảo và nâng cao đời sống, phát triển kinh tế xã hội, và giữ gìn văn hóa truyền thống tộc người Nghề dệt may không những đáp ứng nhu cầu mặc
của người Thái ở huyện Điện Biên trong điều kiện kinh tế tự cấp tự túc mà còn góp phần quan trọng vào việc tăng thu nhập của người dân trong quá trình
chuyển sang nền kinh tế thị trường, phát triển du lịch hiện nay Sản phâm của
nghề dệt may thể hiện sức mạnh sáng tạo, tư duy và sự trường tồn của văn
hóa tộc người Thái Dệt may và các sản phẩm của nó, tiêu biểu là trang phục Thai đã góp phần củng cố ý thức tự giác dân tộc của người Thái ở Điện Biên
Huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên là nơi có tỷ lệ người Thái khá đông
(chiếm 43% dân số toàn huyện), phân bố ở hầu hết các xã trong huyện Họ
Trang 6và trở thành một trong những trọng điểm du lịch cộng đồng của huyện
Với sự tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hòa nhập quốc
tế hiện nay, văn hóa tộc người nói chung và nghề dệt may truyền thống nói riêng đang đứng trước thách thức rất lớn Nhiều nơi trong huyện nghề dệt may đã mắt hẳn, kéo theo đó là sự mắt mát những giá trị văn hóa vật thể và
phi vật thể chứa đựng trong đó Việc tìm hiểu nghề đệt may cổ truyền trên cơ sở phân tích, nghiên cứu một cách khoa học, đồng thời nghiên cứu những
biến đôi trong nghề dệt may hiện nay nhằm cung cấp các cứ liệu để các nhà hoạch định chính sách có kế hoạch bảo tổn, phát triển nghề này Bảo tồn nghề dệt may truyền thống để bảo tồn trang phục Thái truyền thống, thông,
qua đó góp phần bảo tồn văn hóa của tộc người Đó là câu hỏi đang đặt ra ở
huyện Điện Biên Nghiên cứu, tìm hiểu, và trả lời câu hỏi này là nhu cầu cần thiết hiện nay
Với lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài Nghề đột may của người Thái ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, truyền thống và biến đổi làm luận
văn Thạc sĩ Văn hóa học của mình
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Hầu như ở Việt Nam có bao nhiêu dân tộc thì có bấy nhiêu nghiên cứu về nghề dệt may của dân tộc đó Đến nay đã có nhiều đề tài nghiên cứu về
nghề dệt may của người Thái (trong đó bao gồm cả vai trò của người phụ nữ)
do các nhà nghiên cứu khoa học xã hội tiến hành Nghề dệt may của dân tộc
Thái nói chung và của người Thái đen nói riêng cũng là một trong số những nghiên cứu như vậy Ta có thể kể đến những công trình nghiên cứu của các
Trang 7Cuốn sách “Nghệ thuật trang phục Thái ” [19] của tác giả Lê Ngọc Thắng
là công trình nghiên cứu về trang phục Thái một cách đầy đủ, đưa ra được các
chức năng của trang phục Thái, có sự đối chiếu, so sánh với trang phục các dân tộc cùng nhóm ngôn ngữ Tày — Thái
Cuốn *Hoa văn Thái ” [14] của tác giả Hoàng Lương đi sâu vào nghiên cứu hoa văn mặt phà Thái và các loại hoa văn khác, đưa ra được giá trị văn hóa và giá trị lịch sử của hoa văn Thái
Ngoài ra có các tác phẩm như: Sơ lược giới thiệu các dân tộc Tày-Nùng, Thái ở Việt Nam của tác giả Lã Văn Lô; Người Thái ở Tây Bắc Việt Nam của
tác giả Cầm Trọng; Những giá trị có tính chất lịch sử của trang phục cổ truyền Thái Tây Bắc của tác giả Lê Ngọc Thắng Các tác phẩm này đều có một phần đề cập vẻ trang phục của người Thái
“Trên đây là một số khảo cứu về người Thái trong đó có nghề dệt may
của người Thái ở Tây Bắc và Điện Biên Mặc dù sự khảo cứu này chưa thực
sự đầy đủ nhưng qua những tài liệu người viết đã tiếp cận, các nghiên cứu này đã đi vào chỉ tiết về nghề dệt may và nghệ thuật trang phục Thái Tuy nhiên
những nghiên cứu này chưa đánh giá một cách toàn diện vai trò của nghề dệt
may truyền thống đối với bảo tồn văn hóa Thái Đây chính là khoảng trống mà luận văn này cần phải bồ sung và khăng định
3 Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu những đặc điểm của nghề dệt may truyền thống của người
Trang 8Tìm kiếm giải pháp bảo tồn và phát triển nghề dệt may truyền thống
của người Thái ở huyện Điện Biên 4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu hoàn cảnh tự nhiên, xã hội có liên quan đến tồn tại và phát triển của nghề dệt may của người Thái ở huyện Điện Biên
Tìm hiểu thực trạng nghề đệt may truyền thống của người Thái ở Điện Biên và những biến đổi của nó hiện nay
Tìm hiểu các giá trị và vai trò nghề dệt may của người Thái ở huyện
Điện Biên trong đời sống và bảo tồn văn hóa truyền thống
Thu thập các dữ liệu cho việc xây dựng các giải pháp bảo tồn, phát
triển nghề dệt may của người Thái ở Điện Biên 5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng chính của nghiên cứu này là nghề dệt may và các sản phẩm dệt may của người Thái ở huyện Điện Biên
Nghiên cứu này chọn huyện Điện Biên làm địa bàn khảo sát, điều tra, nghiên cứu Trong đó chủ yếu nghiên cứu nghề dệt may của người Thái ở
huyện Điện Biên, và những biến đôi của nó từ sau 1986 đến nay
6 Phương pháp nghiên cứu
Quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác — Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá nghệ thuật, các quan điểm của Đảng và Nhà nước về văn hóa và văn hóa tộc người, được áp dụng trong quá
Trang 9hiện đại hóa, hòa nhập quốc tế, đó là việc coi các biến đổi của hoàn cảnh tự nhiên, xã hội ở huyện Điện Biên như là các tiền đề quyết định đến việc làm
biến đổi các thành tố của nghề dệt may cũng như vai trò của nghề dệt may của
người Thái ở huyện Điện Biên trong bảo tồn văn hóa tộc người
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu này, Điển đã Dân rộc học (field work) được chúng tôi áp dụng như là phương pháp nghiên cứu chủ đạo Việc lựa chọn huyện Điện Biên để khảo sát là bởi: Đây là nơi mà dệt may Thái còn được duy trì, phát triển khá tốt Mặt khác đây là địa phương mà văn hóa
truyền thống của người Thái còn có nhiều yếu tố được giữ gìn Trong thời gian tiến hành nghiên cứu, chúng tôi đã thực hiện 8 cuộc điền dã tai: ban Ten
xã Thanh Xương, từ ngày 03 tháng 12 năm 2010 đến ngày 05 tháng 12 năm 2010; bản Noong Nhai xã Thanh Xương, từ ngày 25 tháng 12 năm 2010 đến ngày 26 tháng 12 năm 2010; bản Bánh xã Thanh Luông, ngày 15 tháng 2 năm
2011; bản Liếng xã Noong Luống, từ ngày 03 tháng 03 năm 2011 đến ngày
04 tháng 03 năm 201 1; bản U Va, xã Noong Luống, từ ngày 12 tháng 7 năm 2011 đến ngày 15 tháng 7 năm 2011; bản Khá, xã Thanh Xương từ ngày 19 tháng 7 năm 2011 đến ngày 20 tháng 7 năm 201 1; bản Mễn xã Thanh Nưa, từ ngày 22 tháng 7 năm 2011 đến ngày 25 tháng 7 năm 2011; bản Co My xã Thanh Chan, từ ngày 03 tháng 8 năm 2011 đến ngày 05 tháng 8 năm 2011 Tại mỗi bản chúng tôi đã lựa chọn và phỏng vấn, nói chuyện với các thông tin các nhân vật chủ chốt
viên là: các cán bộ văn hóa, cán bộ trường dạy nghề
trong các tổ nhóm dệt, các nhân vật có liên quan đến du lịch, dịch vụ, mua bán các loại đồ vải, các cụ già, thầy mo, các thợ dệt may nỗi tiếng, những phụ nữ trung niên; thanh nữ, những người vừa mới làm đám cưới, chủ gia đình
Trang 10việc ở các bản thuộc huyện Điện Biên, để thu thập tư liệu thực địa
Để bổ sung thêm tư liệu, có cơ sở phân tích, so sánh, chúng tôi còn nghiên cứu, tham khảo các công trình đã công bố của các cơ quan nghiên cứu ở Trung ương và Điện Biên
Để xử lý tư liệu phục vụ biên soạn luận văn, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp thống kê, phân loại, miêu tả, phân tích, so sánh và tổng hợp
“Trong quá trình nghiên cứu, khảo sát chúng tôi luôn luôn coi trọng việc tham khảo ý kiến các chuyên gia, các nhà nghiên cứu có kinh nghiệm Những
ý kiến tư vấn của họ giúp tìm ra các nhận xét, kết luận và có giá trị định hướng nghiên cứu rất lớn đối với luận văn của chúng tôi
7 Đóng góp của luận văn
Luận văn góp phần bồ sung tư liệu về nghề đệt may, sự giống và khác nhau giữa dệt may truyền thống của người Thái ở huyện Điện Biên với một số
nhóm Thái khác, cho việc nghiên cứu người Thái ở Điện Biên nói riêng và Việt Nam nói chung
Luận văn sẽ cung cắp cơ sở dữ liệu để các cơ quan, cán bộ quản lý văn hóa, phát triển du lịch tham khảo trong quá trình thực thi công tác tại địa phương
8 Nội dung và bố cục của luận văn
Ngoài phan Mo dau, Kết luận, Phụ lục, nội dung của luận văn được
trình bày trong 3 chương chính:
Chương 1: Tổng quan về nghệ dệt may và khái quát về người Thái ở huyện
Điện Biên
Trang 11VA KHAI QUAT VE NGƯỜI THÁI Ở HUYỆN ĐIỆN BIÊN
1.1 Tổng quan về nghề dệt may Thái
Người Thái đã sinh sống ở địa bàn Điện Biên từ lâu đời và giữ vị trí quan trọng trong lịch sử từ thời cổ đại đến tận ngày nay Huyện Điện Biên nằm trong lòng chảo Mường Thanh (tên cũ là Mường Then) Đây là mường
gắn với các thần thoại, truyền thuyết về sự phát sinh ra tộc người Thái Nơi
đây còn là đất tổ của nhiều ngành Thái ở Đông Nam Á
Đơn vị cư trú lớn nhất của người Thái là châu mường, trong châu
mường có nhiều mường nhỏ, mỗi mường có nhiều bản làng Giữa các bản có ranh giới khu vực đất đai và thiên nhiên, rõ rệt nhất là ruộng Trên khu vực
đất đai chung của bản, các gia đình có thể sử dụng để mưu cầu cuộc sống Trong các bản Thái xưa thường có hai loại gia đình: gia đình nhỏ chỉ có vợ
chồng và con cái; gia đình lớn có từ ba thế hệ trở lên, có chung một ông tổ và ở tập trung trong một ngôi nhà sàn rất lớn Những khu vực đất đai và thiên nhiên do các gia đình sở hữu đã trở thành cơ sở để sản xuất chủ yếu ra của cải vật chất của bản Các gia đình sử dụng đất đai, thiên nhiên của bản dé san xuất ra lương thực, thực phẩm đề tự cung, tự cấp đồng thời cũng làm cho bản tồn tại như một tổ chức tập hợp các gia đình trong khối cộng đồng chung Ngoài đất đai của riêng từng gia đình, bản còn có khu vực đất đai, thiên nhiên chung của bản Trong ý thức của đồng bào mảnh đất chung của bản luôn là
cái chung thiêng liêng không thể tách rời của các gia đình trong bản Thêm
vào đó quan hệ thân tộc có tính chất huyết thống là sự gắn bó chặt chẽ về tỉnh thần của mọi gia đình trong bản Tắt cả những yếu tố trên đã tạo ra tính gắn
Trang 12gia đình Lúc này gia đình đã thực sự trở thành đơn vị kinh tế của bản Tuy
nhiên với kỹ thuật sản xuất thủ công thô sơ, năng suất lao động thấp vì thế từ
những việc nhỏ trong gia đình như lợp mái nhà tới những việc lớn hơn như ma
chay, cưới xin tất cả đều cần đến những người cùng huyết thống trong bản “Trong hoàn cảnh của một nên kinh tế tự cung tự cấp, thủ công gia đình là hoạt động không thê thiếu trong hệ thống sinh kế của các gia đình người
Thái ở Điện Biên Trong đó dệt may là một trong những hoạt động thủ công
gia dinh quan trong nhất Người phụ nữ Thái nôi tiếng trong việc dệt vải, thô
cắm và thêu thùa với những mặt hàng tỉnh xảo, mang sắc thái dân tộc rõ rệt Người phụ nữ Thái dệt vải nhằm mục đích dé giải quyết việc mặc cho bản thân mình, chồng, con và những người thân thích trong gia đình Có thể
hiểu mặc theo nghĩa rộng gồm tất cả những sản phẩm tạo ra từ nghề dệt để
che thân như: quần, váy, áo, chăn, đệm, rèm che Ngoài ra sản phẩm dệt còn dùng rộng rãi làm túi đựng, dùng trong đám cưới, tôn giáo và tang lễ Khi cần
thiết đồ dệt may cũng được trao đồi trên thị trường
'Việc làm ra vải hoàn toàn do nữ giới đảm nhiệm, nam giới chỉ hỗ trợ trong việc
chế tác các công cụ đề nữ giới có thê thực hiện được nghề dệt vải đó Đây là sự phân công rất tự nhiên và đã in sâu trong xã hội cô truyền của họ Ngạn ngữ Thái có câu: “vợ con gắn với chiếc xa quay sợi, ươm tơ" Như vậy người phụ nữ Thái nhất thiết phải biết quay sợi, dệt vải thì mới có quyền lấy chồng và nuôi con Muốn như vậy người ba,
người mẹ phải cho những đứa con gái biết bắt tay vào học dệt may từ lúc niên thiểu
Việc dệt vải không phải đễ dàng, chị em tiến hành công việc này rất
Trang 13chịu khó, nhẫn nại của chị em phụ nữ Thái
Nghề dệt may của người Thái xuất hiện từ khá sớm, nhưng nó vẫn ngừng ở phương pháp thủ công thô sơ Sự trì trệ này chỉ có thể đưa nó luẫn
quần trong vòng kinh tế tự nhiên, tự cung, tự cấp Thiếu nữ trẻ tuổi khi ở với
cha mẹ đã phải tập dượt và đã biết dệt may để chuẩn bị cho việc lập gia đình Khi đã có chồng, có con, phụ nữ Thái lại càng phải chăm dệt vải và may vá để đáp ứng nhu cầu mặc cho cả gia đình Khi đã làm mẹ, người phụ nữ còn phải
dệt các loại vải để chuẩn bị cho con gái lấy chồng và chuẩn bị đón nàng dâu
Khi về giả, các bà phải dét các loại vải để cho đàn cháu và chuẩn bị trăm tuổi Tục ngữ Thái đã xác định: “ruồi 80, vải vóc chưa nhuộm màu đỏ, cũng phải
nhưộm `" vì ở tuôi này đã gần đất xa trời [22, tr 149],
Cả đời làm nghề dệt may nhưng người phụ nữ không đem những sản
phẩm của nghề này ra trao đổi, mặc dù nhiều chị em dệt được rất nhiều vải và
nhiều tắm thổ cẩm quý Người dệt vải chỉ đem vải vóc và sản phẩm may được
ra trao đổi trong trường hợp thật cần thiết Đó là những khi đói kém vì mắt
mùa thì họ mới đem vải đi đổi lấy thóc, gạo Hoặc người ta còn đem vải vóc,
thô câm đổi lấy vàng bạc, châu báu Vì thế vải vóc, thô cẩm đối với người
Thái ở huyện Điện Biên là của làm giàu Người Thái luôn gắn tiền với vải, họ thường nói phải ngắn (vai tiền) Theo quan niệm của họ vải là của quý mang
ý nghĩa như vàng, bạc, tiền, có vải vóc thì đổi lấy tiền bạc dễ dàng hơn Vải
còn là một trong những của quý mà người mẹ cho con gái mang về nhà chồng
(của hồi môn)
Trang 14khích lệ sự say sưa, miệt mài của chị em Tắt cả những nguyên nhân về vật chất và tỉnh thần trên đã kết hợp lại đề thôi thúc chị em say mê với nghề dệt may truyền thống Nghề dệt may vừa là nghĩa vụ của chị em với gia đình
nhưng cũng là niềm vui của họ [22, tr 150]
Dệt may đã trở thành một hoạt động sản xuất không chỉ là để thỏa mãn
nhu cầu tiêu dùng, trong nền kinh tế tự cấp tự túc, mà còn là do hoạt động này:
đã trở thành tập quán không thể thiếu trong hệ thống tông thể văn hóa tộc
người Thái Trong truyền thống, việc phụ nữ Thái phải biết dệt may đã trở
thành điều hiển nhiên trong quan niệm của mỗi thành viên cũng như của cả xã hội Thái Song do tính chất thủ công trì trệ dựa theo sự phân công theo giới
một cách tự nhiên đã không đủ sức cho nghề dệt may tách thành một ngành riêng Với công cụ và quá trình dệt may như vậy chỉ thỏa mãn nhu cầu tiêu
thụ cho một gia đình khoảng 7 người Họ chưa đòi hỏi cải tiến công cụ nhằm phát triển nghề dệt may lên bước cao hơn
Trong những năm gần đây các sản phẩm dệt may của người Thái ở
huyện Điện Biên bị chỉ phối mạnh mẽ bởi nhịp sống hiện đại dẫn tới có nhiều biến đôi từ nguyên liệu dệt đến các sản phẩm may mặc theo hướng pha trộn rất lớn giữa truyền thống và hiện đại Đồng bào dùng sợi công nghiệp thay thế cho sợi truyền thống từ cây bông và tơ tằm, dùng thuốc nhuộm thay thế cho chất nhuộm truyền thống, các sản phim may mặc cũng biến đồi từ kiểu dáng, màu sắc tới các mô típ hoa văn trang trí Bên cạnh những hoa văn truyền
thống Thái như hoa văn móc câu, rau cỏ bợ, hoa cà hiện nay còn xuất hiện
thêm nhiều mẫu hoa văn được đồng bào mượn của các tộc người khác như
Trang 15phẩm ngày càng rực rờ và đa sắc màu hơn Trước kia bất kỳ người phụ nữ
Thái nào cũng phải biết dệt may thì hiện nay còn rất ít người biết dệt vải và may vá Lớp trẻ thờ ơ với nghề thủ công truyền thống của dân tộc, không
thích thú học hỏi ở lớp người di trước Cách sử dụng các đồ dùng bằng vải
của đồng bào cũng có nhiều thay đổi Họ không còn mặc trang phục truyền thống thường xuyên nữa mà mặc theo lối nửa truyền thống, nửa hiện đại,
thậm chí lớp trẻ còn mặc đồ âu phục chứ không mặc trang phục của tộc người mình Những biến đổi như trên là không thể tránh khỏi, song trong sự biến
đổi này vẫn còn bảo lưu được những nét truyền thống của tộc người Thái
1.2 Khái quát về người Thái ở huyện Điện Biên
1.2.1 Đặc điểm tự nhiên, xã hội địa bàn cư trú
Điện Biên là tỉnh miền núi biên giới Tây Bắc, có toạ độ địa lý từ 20°54' — 22°33° vĩ độ Bắc và 102°10' — 103*36` Kinh độ Đông, phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu mới, phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sơn La, phía Tây Bắc giáp tinh 'Vân Nam (Trung Quốc), phía Tây và Tây Nam giáp với nước Cộng hoà Dân chủ
Nhân dân Lào Điện Biên là tỉnh duy nhất có chung đường biên giới với hai quốc
gia Trung Quốc và Lào, trong đó biên giới với Lào dài 360km và biên giới với Trung Quốc dài 38,5km Diện tích tự nhiên Điện Biên là 9.554.097kmỶ, có độ cao trung bình 1000 đến 1500 mét so với mực nước biển [1, tr 10]
Điện Biên gồm 8 đơn vị hành chính là: Thành phố Điện Biên là trung
tâm tỉnh ly, huyện Mường Lay (nay là thị xã Mường Lay), huyện Mường Nhé, huyện Mường Chà, huyện Tủa Chùa, huyện Tuần Giáo, huyện Điện
Trang 16thành phố Điện Biên nên huyện có nhiều điều kiện phát triển kinh tế — xã hội
Huyện Điện Biên chia thành 20 đơn vị hành chính trực thuộc, trong đó có 19 xã: Mường Lói, Mường Nhà, Mường Phăng, Mường Pồn, Na U,
Nà Nhạn (thành lập 06/6/2005 từ một phần xã Nà Tấu), Nà Tấu, Noong
Hẹt, Noong Luống, Núa Ngam, Pa Thơm, Sam Mứn, Thanh An, Thanh Chăn, Thanh Hưng, Thanh Luông, Thanh Nưa, Thanh Xương, Thanh Yên
và một thị trắn Trong số 19 xã, có 10 xã thuộc địa bàn lòng chảo Mường
Thanh [1, tr 11] Cho đến tháng 12/2009, toàn huyện Điện Biên có 429 bản/492 đơn vị dân cư ở nông thôn, không thuộc thị trấn
Địa hình huyện Điện Biên hầu hết là đồi núi dốc, hiểm trở và chia
cắt mạnh nên gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển sản xuất, xây dựng hạ tầng, nhất là giao thông và tô chức dân cư xã hội Địa hình cấu tạo bởi
các dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam có độ cao 200m —
1800m, thấp dần từ Bắc xuống Nam và nghiêng dần từ Tây sang Đông Đất đai ở huyện Điện Biên chủ yếu thuộc hai loại: đất nguyên sinh (feralitique) ở vùng thấp và đất phù sa chua ở ven các sông suối Theo dân gian Thái ở huyện Điện Biên, đất đai ở đây cũng gồm hai loại chính:
đất trồng trọt được (đin pá đượn) và đất không trồng trọt được (địn báu
pá đượn) Theo kinh nghiệm ngàn đời nay của người Thái ở huyện Điện
Biên, đất đai ở vùng này được phân loại tỷ mỷ như sau: dat cat, soi (din
he, địn sái) đề trồng các loại ngô, đậu, dâu tằm, ; đất bãi cao nguyên (đin phiêng) để trồng lạc, vừng, các loại bông, dâu tầm, ; đất khe núi (đin loọng) trồng ngô, đậu; đất nhiều mùn (đin há) trồng lúa nếp, rau xanh
và cây ăn quả; đất ở nơi cớm nắng (đin ngăm chừm) đễ trồng các loại cây
Trang 17bọc gọi là phông; vùng lòng chảo hẹp gọi là phố; vùng lòng chảo rộng mênh mông gọi là zông; vùng cao nguyên gọi là phiêng: [Theo cách phân
loại của cụ Quảng Thị Hặc ở bản Ten, xã Thanh Xương]
Với địa hình và đất đai như vậy rất thích hợp cho trồng cây bông, cây dâu tằm và một số loại cây nhuộm vải bởi các loại cây này dễ trồng trên nhiều loại đất khác nhau, trong đó thuận lợi phát triển nhất là đất tơi
xốp ở vùng lòng chảo ở huyện Điện Biên
Đặc trưng khí hậu của huyện Điện Biên là khí hậu nhiệt đới gió mùa núi cao và chia ra làm hai mùa rõ rệt là mùa khô lạnh và mùa nóng ẩm Nhiệt độ trung bình năm khoảng 21-23°C, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm khoảng từ
9-12°C Trong năm, nhiệt độ thấp nhất là vào tháng Giêng, cao nhất là vào
tháng Tám dương lịch Từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau nhiệt độ
trung bình khoảng 20C; ở các vùng thấp dưới 500m từ tháng 4 đến tháng 10
hàng năm nhiệt độ trung bình vào khoảng 25C [, tr 11]
Lượng mưa hàng năm ở đây trung bình từ 1.700 — 2.500mm, nhưng 80% tập trung vào khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 8 dương lịch Hàng năm
từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau là thời gian khô hạn nghiêm trọng Số giờ
nắng hàng năm vào khoảng 1.580-1.800h Tuy ít ảnh hưởng bão nhưng lại bị ảnh hưởng rất nặng bởi gió Lào (khô, nóng) Mùa hè hay có giông, mưa đá;
mùa đông có sương muối, lạnh buốt
Khí hậu ở huyện Điện Biên rất thuận lợi cho việc trồng bông, trồng dâu,
nuôi tầm, trồng cây chàm và một số loại cây, củ làm thuốc nhuộm bởi khí
hậu những tháng đầu năm khá mát mẻ thuận lợi cho sự phát triển của cây con,
Trang 18Mường Nhé rộng 182.000 ha Hệ động thực vật ở đây rất phong phú, đa dạng với 308 loài thực vật bậc cao thuộc 233 chỉ, 94 họ: thầu dầu có 19 loài, dâu tim
18 loài, họ cúc: 16 loài, họ cỏ: 16 loài, họ đậu: 11 loài, họ đẻ: 10 loài Chỉ tính
riêng ở địa bàn 3 xã: Sín Thầu, Chung Chải, Mường Nhé thuộc khu bảo tồn này
đã có tới 400 loài động vật có xương sống trong đó có 61 loài có vú, 270 loài chim, 27 loài lưỡng cư, 35 loài bò sát và 50 loài cá Trong đó có nhiều loại quý
hiểm: voi, bò tót, hổ, gấu, vượn, công Thảm thực vật và hệ động vật phong phú như vậy nên có nhiều thuận lợi cho việc phát triển nghề dệt, may như: cung cấp
các loại lá cây, các loại củ, cánh kiến làm thuốc nhuộm
Khu vực huyện Điện Biên cũng nằm trong khu vực thượng lưu sông
Nậm U Những sông suối lớn như Nậm Rốm, Nậm Lúa, Nậm Khâu Khú,
Nam He đều bắt nguồn từ lãnh thô huyện Điện Biên chảy Nậm Nưa, đồ vào
sông Nậm U (thuộc lãnh thổ Lào) Hệ thống sông nhỏ và suối của các con
sông này rất dầy đặc, phần lớn chảy theo hướng từ đông sang tây, từ bắc xuống nam Điều này đã tạo cho khu vực này có độ chia cắt rất trim trong,
gay khó khăn không nhỏ cho việc phát triển giao thông đường bộ
Tuy nhiên, các con sông suối lớn chảy từ khu vực biên giới qua lãnh
thô Lào đều trở thành những tuyến giao thông thủy chủ yếu đề thông thương giữa hai bên khu vực biên giới Việt — Lào, trong đó đáng chú ý nhất là tuyến
giao thông trên sông Nậm Rồm đổ vào sông Nậm U chảy qua khu vực xã Pa
Thơm, huyện Điện Biên Với hệ thống sông nhiều như vậy nên rất thuận lợi
cho việc chế thuốc nhuộm và nhuộm vải của đồng bào bởi công việc này cần
một lượng nước rất lớn
Trang 19đời sống nhân dân nơi đây
'VỀ giáo dục, công tác giáo dục đào tạo của huyện đang từng bước được đẩy mạnh với sự phát triển chung của hệ thống giáo dục cả tỉnh Năm 2000) tỉnh Điện Biên đã được công nhận phổ cập giáo dục Tiểu học và xóa mù chữ Năm 2001 tỉnh Điện Biên bắt đầu triển khai chương trình phổ cập trung học cơ sở Năm 2004 đã có 26/88 xã trong tinh dat chuẩn phổ cập trung học cơ sở, 2/8 huyện đạt phổ cập giáo dục trung học cơ sở (thị xã Mường Lay và thành phố Điện Biên) Hiện nay huyện Điện Biên đã hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở Toàn huyện có 24 trường mầm non, 37 trường tiểu học, 19 trường trung học cơ sở nhưng chưa có trường trung học phổ thông Huyện đã
bắt đầu chú ý giáo dục nghề nghiệp cho thế hệ trẻ, đặc biệt là giáo dục các nghề thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc ít người Dệt may của người “Thái cũng là nghề đang được chú trọng
'Về văn hóa, trong những năm vừa qua, công tác văn hóa được chỉ đạo việc tuyên truyền các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước được
tiến hành thường xuyên Phong trào văn hóa văn nghệ phát triển, tham gia tích cực các hoạt động phong trào thể dục, thé thao Phong trào toàn dân xây dựng làng bản văn hóa, gia đình văn hóa được đây mạnh, có nhiều hộ đạt gia
đình văn hóa cấp huyện
'Về an ninh quốc phòng: trong những năm qua an ninh, trật tự, an toàn
xã hội của huyện được giữ vững Tuy nhiên tinh trạng nghiện hút, trộm cắp,
buôn bán các chất ma túy còn xảy ra
1.2.2 Tên gọi, nguôn gốc lịch sử, dân số và phân bồ cư trú
Trang 20Người Thai đến cư trú ở vùng Tây Bắc đã hơn chục thế kỷ Hiện
nay người Thái chia ra 2 ngành: Thái đen và Thái trắng Sở dĩ có sự phân biệt như vậy là theo tên gọi, theo nơi cư trú Nguồn gốc có người Thái có
từ rất xa xưa, có sự xuất hiện tên đen, trắng là để chỉ các tộc người cư trú
ở miền Vân Nam trong thư tịch cổ của Trung Quốc Vào thời Lưu Tống
(thé ki V Công Nguyên) có tên Ơ Man đơng Thoán (người man đen ở phía
Đơng đất Thốn) cịn gọi là Di; Bạch man tây Thoán (người Man trăng ở phía Tây đất Thoán) còn gọi là Bạch Bặc, các dân tộc này thuộc nhóm
ngôn ngữ tạng miễn
Vào khoảng thế ki VII — VIII, tổ tiên thuộc ngôn ngữ tạng miến
trong khối A Khà (đen) thịnh vượng chiếm toàn bộ miền Vân Nam Các
bộ lạc Thái lúc này đã phát triển đến giai đoạn mà họ gọi "thời kỳ tạo đi
tìm mường” vì vậy họ đã thiên di đến vùng đất mới theo sông Hồng về
phía Nam để xây dựng bản mường Khoảng thế ki XI, hai anh em Tạo
Xuông, Tạo Ngắn thuộc dòng dõi tạo đất Tung Hoàng ngày xưa đi chỉnh chiến và các họ người Thái ra đi đến Mường Lò Sau gần ba đời cư trú ở đó họ lại tiếp tục thiên di đến khoảng thé ki XII, họ đi theo các con sông
qua Mường Thanh, Lọng Chuông (thuộc huyện Điện Biên) sang cả thượng Lào; một bộ phận vào vùng hữu ngạn sông Hồng vào vùng sông Đà, sông Mã Như vậy đến thế ki XII ~ XI trên Tây Bắc đã có nhóm địa phương thuộc một tộc Thái cư trú [22, tr 63]
Người Thái có câu chuyện nói về khởi thuỷ của loài người, có liên quan
đến nhân vật không lồ, mà người Thái gọi là “4¡ Lác Cậc” Theo truyện thì
“Äi” xuất hiện vào lần thứ 4 khi con người xuống trài
„ ải cùng vợ và con
cháu có tầm vóc to lớn “người bằng ba quả núi, tai bằng chiếc quạt lúa, má
Trang 21ruộng đánh cá, rừng hoang thành ruộng lúa nước, đất cần đã có mương phai,
bốn đồng ruộng Thanh, Lò, Than, Tắc là do Ải khai phá Mường Thanh là
ruộng mạ, còn lại là ruộng cấy của Ải, các mường cách xa nhau chục ngày
đường bộ vậy mà Ải sáng cấy lúa ở Mường Thanh chiều về đến Mường Tắc
[30, tr 180-181]
'Như vậy có thể thấy rằng, dân tộc Thái ở đây là những người bản dia, họ đã sinh sống và làm ăn ở mảnh đắt này từ nhiều đời nay, phong tục của họ ảnh hưởng một phần đến những dân tộc sống bên cạnh
'Tổng số dân hiện nay của huyện Điện Biên là 114.807 người, với các dân
tộc sinh sống là Thái, Kinh là chủ yếu Ngoài ra 1 số ít là các dân tộc khác: Khơ'
Mú, Lào Trong đó người Thái chiếm hơn 43% dân số của toàn huyện
Người Thái ở huyện Điện Biên có truyền thống định canh, định cư theo
bản Các ngôi nhà nằm kề bên nhau cạnh đồi núi trong thung lũng hay nằm giữa cánh đồng lòng chảo Việc chọn địa điềm như vậy rất thuận lợi cho việc
sản xuất nông nghiệp, hái lượm, săn bắt các sản vật tự nhiên
Mỗi bản trong huyện có địa giới rõ rằng trong tâm thức của mọi người
Mốc địa giới mỗi bản không được ghi chép thành văn mà truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác
Mọi thành viên trong từng bản có sự rằng buộc với nhau về văn hoá Mỗi bản đều có một mảnh đất chung, đó là những khu “rừng ma”( đỏng pá heo) là khu rừng già, nhiều cây cỗ thụ và dây leo, nơi chơn người chết Ngồi
ra bản có rừng cắm đề cúng tế (đồng zw xửa) là nơi mà linh hồn bản trú ngụ, nơi những loài ma qua lại để vòi linh hồn bản cho ăn Tại đây mỗi năm đều
làm lễ cúng bản
n tại một
Bản là một tập hợp các gia đình theo quan hệ láng giềng và
Trang 22vai trò quan trọng, người này có uy tín được dân bản tôn trọng, tham gia vào các nghỉ lễ trong bản
1.2.3 Tập quán mizu sinh
Kinh tế truyền thống của người Thái ở huyện Điện Biên là nông nghiệp lúa nước Huyện có điều kiện địa lí tự nhiên khá thuận lợi: có nhiều suối cung
cấp nước cho đồng ruộng, đất đai màu mỡ, nhiều mùn, có độ âm cao, khí hậu
nóng âm, mưa nhiều tạo điều kiện thuận lợi phát triền trồng trọt, chăn nuôi Người Thái huyện Điện Biên là cư dân nông nghiệp, sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước Bên cạnh đó họ còn làm nương, trồng thêm đậu,
đỗ, ngô và các loại hoa màu khác
Xưa người Thái huyện Điện Biên chỉ trồng một vụ, từ sau giải phóng Tây
Bắc, ruộng đất nơi đây được làm hai vụ, hiện nay đã cấy đến vụ thứ ba (vụ Đông
Xuân) Công cụ sản xuất chủ yếu của người Thái là cày, bừa, cuốc, liềm
Nói đến nền nông nghiệp lúa nước của người Thái huyện Điện Biên nơi
đây không thể không nhắc tới hệ thống “ương, phai, Idi, lin”, hình thức đắp
phai là hình thức lấy nước tới ruộng cô truyền và phổ biến của người Thái Ngày nay bên cạnh việc duy trì các biện pháp thuỷ lợi truyền thống nhờ sự giúp đỡ về vốn và kỹ thuật của Nhà nước, huyện đã xây dựng được nhiều
công trình thuỷ lợi nhỏ để phục vụ tốt việc đưa nước phục vụ tưới tiêu cho
đồng ruộng của người dân
'Canh tác nương rẫy cũng có vai trò quan trọng trong kinh tế truyền thống của
người Thái ở huyện Điện Biên Bên cạnh đó họ biết sử dụng triệt để các sản vật trên
rừng, dưới sông suối: đánh cá, hái lượm, săn bắt giữ một vị trí quan trong
Trang 23Bên cạnh trồng lúa là chính thì chăn nuôi là hoạt động kinh tế đóng vai trò quan trọng trong đời sống của bà con Chăn nuôi không những góp phần cải thiện đời sống của người dân mà còn có một vị trí quan trọng trong tín ngưỡng, thờ cúng Huyện có điều kiện môi trường tự nhiên khá thuận lợi cho chăn nuôi phát triển, chủ yếu là chăn nuôi gia cằm, vật nuôi có nhiều loại: gà,
vịt, ngỗng, trâu chăn nuôi nhằm mục đích phục vụ cuộc sống hàng ngày mà
còn phục vụ cho nghỉ lễ của gia đình Vì vậy mà chăn nuôi của người Thái ở đây là quy mô nhỏ trong từng hộ gia đình
Hoạt động săn bắt hái lượm còn có một vai trò nhất định trong sinh hoạt hàng ngày của người Thái huyện Điện Biên Thông thường phụ nữ thường hay hái măng, mộc nhĩ và các loại rau Còn đàn ông lấy gỗ, xẻ gỗ
Như vậy ta có thể thấy đặc trưng cơ bản trong nền kinh tế của người
Thái là: trồng trọt cây lúa nước giữ vai trò chủ đạo, còn các hoạt động khác
như chăn nuôi, lâm nghiệp, săn bắt, hái lượm là nghề phụ nhưng có mối quan
hệ khăng khít với trồng trọt Thu nhập bình quân đầu người/năm là 730kg thóc/người/năm
Nền kinh tế của người Thái ở huyện Điện Biên mang đậm chất tự nhiên, tự cung, tự cấp Do phân công lao động theo giới tính, tính chất tự cấp
tự túc diễn ra theo từng hộ gia đình nên nghề thủ công kém phát triển (chỉ tồn
tại dưới dạng nghề phụ gia đình) Trong các nghề thủ công quan trọng nhất là nghề dệt may truyền thống bởi nó là nghề làm ra vải để đáp ứng nhu cầu mặc
của các thành viên và nhu cầu đồ vải sử dụng trong gia đình
1.2.4 Đặc điểm văn hóa vật chất
'Về nhà ở: người Thái ở huyện Điện Biên thường ở nhà sản cao ráo và thoáng mát Nhà của người Thái loại mái mu rùa c6 “khaw ctit” ở 2 đầu hồi có
Trang 24đầu hồi, bên “quản” dành cho nam giới và khách bên “chan” (sàn phơi) dành cho gia đình và phụ nữ
Ngôi nhà sàn của người Thái ở huyện Điện Biên chia thành 3 ting: ting
nên đất phần gầm sàn (/ang) xưa là nơi để gia súc để gia súc, gia cầm, nay để
củi đóm và dụng cụ Tầng mặt sàn (hạn #ươn) là không gian sinh hoạt cho cả
gia đình, gian đầu tiên bên guán là nơi đặt bàn thờ của ông bà tổ tiên, tiếp
theo là gian ngủ, theo thứ tự gia đình gian ngủ của con gái ở ngoài cùng phía
chan, các buồng không phân thành buồng riêng, phần mặt sàn đặt bếp đề nấu
nướng Phần thứ ba là phần gác trên quá giang (than) li nơi để thóc lúa,
những vật dự trữ trong nhà, đồ gia dụng
Kỹ thuật làm nhà hoàn toàn bằng thủ công, sau khi dựng xong bộ khung cột với quá giang và gầm sàn mới lắp kèo vào đầu cột để buộc đòn tay làm mái Nguyên liệu để xây dựng ngôi nhà được khai thác tại chỗ là nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên: gỗ, tre nứa, lợp cỏ gianh (nay nhiều nhà lợp ngói) Khi làm nhà, việc đầu tiên mà người Thái ở huyện Điện Biên làm là đi xem tuổi của chủ nhà, chọn hướng, chọn điểm cũng quan trọng, hướng nhà tốt phải nhìn xa được
Nhà sàn trước kia của người Thái huyện Điện Biên rất ít đồ đạc, họ
không có giường tủ, bàn ghế nên tất cả mọi sinh hoạt đều diễn ra trên mặt
sản Nền sản luôn phẳng, bóng và đảm bảo độ thông thoáng để cho bụi băm
và phế thải sinh hoạt có thê thoát sạch dưới gầm sàn Với đặc điểm sàn nhà và
sinh hoạt như vậy nên mùa đông gió lạnh có thé lùa dưới gầm sản lên nhà Vì
thế người Thái ở huyện Điện Biên thường làm các loại đệm nằm và đệm ngồi có lõi bông dày để ấm áp vào mùa đông
Mỗi nhà đều có một mảnh vườn nhỏ được vây rào kín, bên trong trồng
Trang 25dùng chuyên canh các loại cây lấy sợi, cây dược liệu hoặc cây ăn quả Bên cạnh vườn nhiều gia đình đảo ao nuôi cá để cải thiện bữa ăn gia đình
“Trang phục truyền thống của người Thái huyện Điện Biên khá đơn giản về kiểu dáng, màu sắc chủ yếu là màu đen chàm ít trang trí hoa văn Trang phục truyền thống của nam giới là quần chân què, khi mặc đầu quần được cuộn lại với chiếc áo cô đứng cài khuy giữa ngực, dài chấm mông, xưa dan ông thường quần khăn đen theo kiêu khăn xếp, mũ, thắt lưng
Phụ nữ người Thái huyện Điện Biên đều mặc váy dài đến mắt cá chân,
nhuộm chảm, áo ngắn gọi là “xử cóm”, khi mặc áo vừa khít với đường nét cơ thể, cài I hàng khuy bạc (cúc bướm) giữa ngực, cổ áo của Thái đen là cổ đứng, dầu đội khăn piêu, xà cạp, thắt lưng
Trang sức chủ yếu là đồ làm bằng bạc gồm có ving cé (po co), xà tích (quanh cap vay), day chuyền (sỏi co), hoa tai (poong hu), vòng tay (phắn
khen), châm cài tằng câu (me mẻn cầu)
'Về ẩm thực: cây lương thực chính của người Thái ở huyện Điện Biên Thái là lúa và các cây lương thực phụ khá phong phú: ngô, ngoai, sắn
Người Thái chủ yếu ăn gạo nếp được nấu thành xôi chế biến thành nhiều món khác nhau, hiện nay gạo tẻ cũng được sử dụng khá phô biến Rau gồm nhiều
loại như nắm, mộc nhĩ, rau cải, đặc biệt người Thái rất thích ăn măng tre,
măng giang chế biến nhiều cách Người Thái rất thích ăn cá, từ cá họ có thể chế biến ra nhiều món, ngoài ra còn có gà nấu gừng đẻ tiếp khách, vịt dùng cúng tế và nậm pia là 3 món đặc trưng của người Thái
Trang 261.2.5 Đặc điểm văn hóa tỉnh thần (phỉ vật thể)
Bên cạnh những đặc điểm về văn hoá vật chất, người Thái còn có một
nên văn hoá tỉnh thần phong phú và đa dạng Hầu hết người Thái ở Điện Biên
không có tôn giáo mà chỉ có tín ngưỡng trong dân gian Người Thái tin rằng
mọi vật đều có linh hồn Xung quanh thế giới mà con người đang sống còn có thế giới nơi có các vị thần linh và ma quỷ sống Do quan niệm như vậy mà
việc thờ cúng các vị thần luôn được quan tâm, đặc biệt trong các buổi tế, nghĩ thức tế lễ liên quan đến sản xuất nông nghiệp, các tục thờ liên quan đến lễ hội: xên bản, xên lẫu nó đều mang mục đích là để cầu mùa, cầu may
Trong đời sống tỉnh thần của người Thái huyện Điện Biên còn có
những tỉnh hoa quý báu đó là văn học nghệ thuật dân gian đặc sắc và phong phú mà tiêu biểu là hát giao duyên, hát báo xao Những loại nhạc cụ: trống, céng, pi, các loại chũm choe, các điệu múa: múa xoè, múa trong lễ then kim
pang, mia tang bang, mia ting dia
Nết độc đáo trong nền văn hoá của người Thái ở huyện Điện Biên còn
được thê hiện qua các câu truyện thơ, thần thoại, ngụ ngôn, truyện cười: xống'
chụ xôn xao (tiễn đặn người yêu), quả mận đổi trầu qua tục ngữ, ca dao,
qua sử thi như quấm t6 mướng (kể chuyện bản mường) Nội dung của nó phản ánh tất cả ước mơ chân chính của cộng đồng đấu tranh xã hội, thiên
nhiên, lên án châm biếm cái xấu, cái ác, ca ngợi cái đẹp
Trang 27Ngoài các lễ hội, lễ tết, người Thái huyện Điện Biên còn có rất nhiều
các nghỉ lễ, tín ngưỡng liên quan tới đời người như việc sinh đẻ, nuôi con, cưới xin, ma chay Tắt cả những nghỉ lễ gia đình và các tín ngưỡng tôn giáo
trên đều gắn với nhu cầu đỗ vải Các sản phẩm của nghề dệt may đáp ứng nhu cầu đồ mặc và các sản phẩm vải sử dụng trong các nghỉ lễ, tín ngưỡng này
Hai tín ngưỡng lớn liên quan đến chu kỳ đời người là đám cưới và đám ma
của người Thái đều cần rất nhiều vải Đó là những tập tục đặc trưng của tộc người gắn bó chặt chẽ với nghề dệt thủ công Điều này chứng minh sự cần thiết của nghề dệt truyền thống trong đời sống tinh thần của họ Những phong tục này vẫn tiếp tục duy trì và nó luôn gắn bó song song với nghề dệt may vi thế nghề dệt may truyền thống không thê mắt di
Tiểu kết
Huyện nằm trong vùng lòng chảo Mường Thanh có địa hình khá bằng phẳng, thấp dần từ Bắc xuống Nam, nghiêng dần từ Tây sang Đông, xen kẽ địa hình bằng phẳng là đổi ở xung quanh Chỗ đất trũng bằng có kênh
rạch trồng lúa và kèm thành nhà ở Địa hình này thuận lợi việc xây dựng
hệ thống mương, phai, lái, lin phát triển nghề trồng lúa nước của người Thái Đất vùng lòng chảo Mường Thanh có hai loại: đất nương ven chân núi vùng lòng chảo và đất cát pha ở các bãi ven sông Nậm Róm Khí hau 6 day
mát mẻ, âm ướt vào đầu năm, tới giữa năm khí hậu hanh khô, có gió lào, nắng nhiều Với ưu thế về thủy lợi, đất đai và khí hậu như vậy tạo điều kiện cho
việc trồng trọt các loại cây lấy sợi (bông, gai, ), dâu tằm và các loại cây
nguyên liệu làm chất nhuộm (hóm, chàm, nghệ )
Người Thái ở huyện Điện Biên đã sinh sống và làm ăn ở mảnh đất
Trang 28154km đường biên giới giáp Lào nên văn hóa Thái nơi đây có những ảnh
hưởng và sự tiếp biến nhất định với văn hóa các tộc người láng ging Thực tế này hiển hiện ở khá nhiều lĩnh vực trong đời sống của người Thái
ở huyện Điện Biên: từ thế giới quan, phong tục tập quán tới trang phục,
vải vóc, kỹ thuật đệt may truyền thống
Trang 29Chương 2
NGHE DET MAY TRUYEN THO!
CỦA NGƯỜI THÁI Ở HUYỆN ĐIỆN BIEN
2.1 Nguyên liệu làm sợi và nhuộm
2.1.1 Trí thức về khai thác nguyên liệu làm sợi truyền thống
Nghề dệt may truyền thống của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam nói
chung và nghề dệt may của người Thái ở huyện Điện Biên nói riêng là một
trong những nghề thủ công cơ bản có vị trí không thể thiếu trong đời sống
kinh tế và văn hóa cộng đồng Nhờ bàn tay lao động cần cù của người phụ nữ Thái, họ đã tạo ra những sản phẩm rất thiết yếu cho nhu cầu mặc của cộng đồng Tục ngữ Thái có câu:
“Thóc lúa lo trằng, sợi bông lo đệt "
Câu tục ngữ này đã bao hàm quan niệm của người Thái về vị trí quan
trọng của việc trồng bông và dệt vải
Người Thái sớm biết dùng những cây cỏ của núi rừng để tạo ra nguyên liệu đệt vải và nhuộm vải Mọi sản phẩm vải của người Thái chủ yếu được làm từ nguyên liệu vải sợi bông và một số là vải tơ tằm Để có được sợi bông
và tơ tầm để dệt vải người Thái phải trồng bông và trồng dâu nuôi tằm
Cây bông (co phải) ở vùng núi Tây Bắc nước ta phổ biến là bông cỏ,
bồng luỗi Loại bông này rất phù hợp với thô nhưỡng và khí hậu miền núi vì thế nó được người Thái Tây Bắc nói chung và người thái huyện Điện Biên nói riêng trồng rất phô biến Người Thái ở huyện Điện Biên trồng bông cỏ nhiều hơn vì nó dễ trồng và cho năng suất cao
Trang 30được trồng ở nơi có đắt đen tơi xốp, thời gian chọn nương làm đắt cho sạch cỏ
khoảng một tháng Người Thái thường trồng bông trên nương, nhưng cũng có
khi trồng quanh nhà, trồng ở các bãi bằng quanh chân núi, ven suối
Tỷ lệ đất dành cho trồng bông thường chiếm phần tương đối nhỏ so với đất dành đề trồng cây lương thực Tỷ lệ đất trồng bông ở huyện Điện Biên chỉ chiếm khoảng 20% so với đất trồng các loại cây khác
Thời vụ trồng bông ở huyện Điện Biên thường sớm hơn khoảng một tháng so với thời vụ trồng bông ở các vùng lân cận như Mường Vạt, Yên Châu (Sơn La) vì khí hậu ở đây thuận lợi cho sự phát triển của cây bông Đất
trồng bông của người Thái ở vùng lòng chảo Mường Thanh có hai loại: đất
nương ven chân núi vùng lòng chảo và đất cát pha ở các bãi ven sông Nậm
Rốm Nhìn chung các giống bông chỉ trồng ba tháng đã có thể thu hoạch Tháng 2, 3 khí hậu ở đây mát mẻ, độ ẩm tốt phù hợp với sự nảy mầm và phát
triển của cây con, tháng 4, 5 khí hậu hanh khô, có gió lào, nắng nhiều thuận lợi cho bông nở và thu hoạch
Người Thái có phong tục chọn ngày tốt theo quan niệm truyền thống để
gieo hạt bông Đây là công việc của ông mo trong bản Người Thái ở huyện Điện Biên quan niệm ngày gieo hạt phải tránh ngày sâu bọ sinh sôi để chúng khỏi phá hoại cây bông Các ngày kiêng ky đó trong các năm đều khác nhau
Khi chọn được ngày tốt để tra hạt thì mọi người trong nhà đều phải lên
nương Người đàn ông thường di trước để chọc lỗ, phụ nữ đi sau tra hạt, mỗi
lỗ tra từ 3 đến 4 hạt bông Bông được chăm bón, làm cỏ khoảng hai đến ba
, khi bông lớn cao ngang ngực thì bắt đầu ra hoa kết quả
Bông thường được thu hoạch vào ngày nắng đẹp, tất cả các thành viên
Trang 31cây bông thường cho khoảng hơn 15 quả Khi hái người ta phải hái quả to trước, quả nhỏ sau Bông hái về được phơi nắng phơi sương Cứ sau một lần
phơi sương lại phơi nắng đến khi bông nở hết, trắng, xóp là đạt yêu cầu, sau đó bông được cất đi, khi nào dùng mới đưa dần ra Năng suất bông trung bình
hiện nay vào khoảng 30kg bông/sào (360m”), tương đương khoảng 1.000kg/ha Như vậy năng suất bông hiện nay ở các làng bản thuộc huyện
Điện Biên tương đối thấp
Khi thu hoạch bông về, đầu tiên người ta bỏ lá, tối ủ lại cho ấm đề tách
hạt vì khi bông ấm mới tách được hạt ra Trước khi tách hạt người ta phải chọn bông (/gø phái) Bông có chất lượng tốt phải là loại bông trắng và xốp vì thế người Thái ở huyện Điện Biên phải phân loại dé chọn bông tốt, loại bỏ bông đen, hỏng
Bông sau khi thu hoạch về còn cả hạt, người ta dùng công cụ cán bông để tách hạt ra khỏi quả Bông được cán qua một dụng cụ thủ công đơn giản,
đó là hai trục gỗ có xẻ rãnh đặt sát nhau trên một giá gỗ, ở đầu một trục gỗ có
tay quay Khi cán bông được cho vào giữa hai trục trên, một tay cầm cán
quay Hạt bông được tách ra sẽ được cất can than dé gieo trong cho vu sau Sau khi tách hạt, bông được bật cho tơi xốp, công việc này gọi là bật
bông (pia phải) Dụng cụ để bật bông là một cần (lap đ„) Cần bật bơng gồm
một chiếc thân và một chiếc dây Thân cần là một thanh gỗ chắc và dẻo, đoạn
giữa hình trụ, hai đầu vót thon để đảm bảo độ bật của dây, dây được làm bằng
dây gai Bông được trải đều trên một mặt phẳng, người bật bông một tay cằm
chắc cần, một tay bật cho dây đánh vào các lớp bông Đây chính là cách bật bông thủ công của người Thái
Trang 32sọt đan kín mắt để bảo quản cho chúng sạch trắng Việc quấn thành những con
bông giúp cho việc se sợi được thuận lợi hơn Những con bông đó được vê
nhỏ, đưa qua suốt quấn thành sợi bông
Từ những cuộn bông nhỏ như trên, người Thái ở hu)
Điện Biên dùng nó dé rút thành sợi, được gọi là se sợi (pan phải) Đây là việc rất khó, đòi hỏi nhiều thời gian và tay nghề phải thật khéo léo Bông được rút thành sợi trên
một chiếc sa (nay pắn phải) Công cụ này gồm có guéng quay và suốt cuộn
sợi được đặt trên hai đầu của một giá gỗ, nối với nhau bởi một dây nhỏ Khi thao tác công cụ này, tay phải quay guồng, tay trái làm động tác vê bông thành sợi Vê bông thành sợi dài, đều và không bị đứt đã trở thành nghệ thuật của người phụ nữ Thái Kỹ thuật se sợi được ghi lại qua câu
“Yêu người nào khen người ấy đẹp Guông kéo sợi người nào người ấy quen tay”
Để tăng thêm độ bn và độ cứng của sợi bông người ta phải hồ sợi Sợi phải được giặt sạch trước khi hồ Người ta thường dùng gạo tẻ nấu nhuyễn
thành bột, sau đó cho sợi vào đun từ 2 đến 3 giờ rồi bắc ra để nguội, vớt sợi ra phơi, cứ nửa cân gạo hồ được 2 cân sợi
Ngồi cây bơng, người Thái ở huyện Điện Biên còn trồng dâu, nuôi
tằm, làm tơ dệt lụa Đây cũng là một nghề đã có từ lâu đời của họ Cây dâu
thường được trồng ở các bãi đất ven suối, là nơi đất âm và màu mỡ, nhiều gia
đình Thái ở đây còn trồng thêm dâu quanh vườn nhà Tằm được người Thái ở huyện Điện Biên nuôi có hai giống tằm: giống tằm ăn lá dâu (tơ vàng) và giống tằm ăn lá sắn (tơ trắng) Giống tầm ăn lá dâu được đồng bào nuôi phô biến hơn giống tằm ăn lá sắn vì chất lượng tơ của tằm ăn lá dâu tốt hơn
Khi kết thúc một lứa tằm, người Thái ở huyện Điện Biên thường giữ lại
một số kén tằm cái và kén tằm đực để gây giống cho lứa sau Thức ăn chính
Trang 33vào buổi sáng để tránh lá bị héo, lá cho tằm ăn không được ướt vì nếu ăn phải
lá ướt tằm sẽ bị bệnh và chết Mỗi nong tằm khoảng 5000 đến 6000 con, mỗi ngày ăn hết 5 đến 6 cân lá
Một tháng sau tằm không ăn nữa và bắt đầu kéo kén trong 3 ngày Sau
đó người ta hong kén tằm trên gác bếp 2 ngày cho thật khô rồi mới tiến hành kéo sợi Người Thái thường đun một nồi nước sôi to và luôn đề trên bếp để
duy trì nhiệt độ Từng nắm kén được thả vào nồi, người ta dùng một cái guéng quay tơ và cặp giữ kén để kéo tơ ra Muốn tơ nhỏ phải thả ít kén, kéo nhanh và đều tay Sau khi kéo tơ xong, người ta giặt luôn và phơi khô Mỗi
nong tim cho khoảng l lạng tơ
Để cho tơ tằm mềm trước kia người ta ngâm tơ tầm vào nước ấm có nhựa
đu đủ trong một tiếng, bây giờ người ta ngâm tơ vào nước xà phòng trong 2 ngày, sau đó có thể dùng để dệt hoặc nhuộm tơ thành những màu khác nhau
Cây bông và tơ tầm gắn bó với nhiều phong tục của người Thái ở
huyện Điện Biên Cây bông gắn với nghỉ thức bản chức, trách nhiệm với gia đình, và hoạt động sinh nhai mang đậm giới tính cho các bé gái Thái, ngay từ
khi chúng mới chào đời Vào ngày tốt, đầu năm mới, khi các bé gái mới sinh,
hoặc lúc được ba năm tuổi, bà hoặc mẹ sẽ quấn bông trắng tỉnh quanh tay bé
rồi lấy ống bương dỗ xuống sàn và xướng to rằng:
“Dậy!
Day lớn, dậy khôn! Dậy đi nương theo cô! Dậy ải ruộng theo cha! Dậy nhặt bông theo mẹ! Dậy lớn đậy khôn mau!”
Sau đó người bà hoặc mẹ sẽ thay mặt bé gái dap: “Vang! Che chau sé
Trang 34Khi con gái về nhà chồng thường được cha mẹ và họ hàng chia cho một
gói hạt thóc và một gói hạt bông để làm giống, với ngụ ý mong muốn hai vợ
chồng đông con, nhiều cháu
2.1.2 Trí thức về nguyên liệu làm thuốc nhuộm truyền thống
Nguyên liệu làm thuốc nhuộm truyền thống của người Thái ở huyện
Điện Biên chủ yếu là cây chảm và cây hỏm Đây là hai loại cây dùng để nhuộm vải thành màu chàm và màu đen - hai màu cơ bản trong các sản phẩm may mặc truyền thống của họ
Cay cham va cay hom được trồng trên nương hoặc trồng xung quanh
nhà Cây ñỏm thường được trồng sớm hon cay cham khoảng hai tháng
(thường chàm trồng vao thang giéng thi hom trồng vao thang 4) Cay chim
roi
được thu hoạch bằng cách hái lá, hỏm thu hoạch bằng cách cắt ngang gối
lại tiếp tục xới đất, bón phân cho cây nảy mầm Việc thu hoạch hỏm có thể
kéo dài từ 3 đến 4 tháng, và khoảng 3 đến 4 năm mới phải trồng lại Những năm gần đây đồng bào huyện Điện Biên khơng cịn trồng cây đóm nữa
"Ngoài việc tring cham va hém dé làm nguyên liệu nhuộm, người Thái ở huyện Điện Biên còn có thói quen khai thác và dùng một số loại cây rừng như: co phang để
làm thuốc nhuộm mẫu đỏ, eo hem, co pưi làm thuốc nhuộm mâu vàng, ziắc sét lam thuốc nhuộm mầu da cam, củ nâu chộn với chàm làm thuốc nhuộm mầu đen nâu
Chàm của người Thái ở huyện Điện Biên có hai loại: một loại được
trồng trên nương, lá dài, to gọi là biêng; một loại lá nhỏ và mượt hơn, trồng quanh nhà hoặc ở đất hốc đá ven suối gọi là hóm
La chim hai vé được họ ngâm trong chum khoảng 4 đến 5 ngày, thỉnh
Trang 35Bà Lò Thị Hặc ở bản Ten xã Thanh Xương cho biết: “Lấy lá chàm về ngâm lúc còn tươi là tốt nhất Ngâm đến khi ngưửi thấy mùi thối, nước xanh
đen thì vắt bỏ lá ải, cho nước vôi sạch vào Sau đó khuấy đầu nước vôi và
chàm đến khi nước chàm chuyển từ màu xanh sang vàng, bọt sùi lên có màu
đen là tự tan hết mới được Dé qua dém réi gan phần nước trong ở trên đi, phân lắng ở phía dưới là cao chàm”'
To tim được nhuộm màu đỏ thẫm bằng cách đun cây phặng, cây chẳng cho kỹ sau đó cho tơ tằm vào ngâm vài tiếng Cây phặng tốt phải là cây già, nhiều nhựa, trong vỏ có màu vàng sậm Khi lấy phặng về nhuộm thì chỉ chặt một bên gốc để giữ cây không chết Vỏ phặng mang về phải chế biến ngay
lúc còn tươi vì để nhựa khô thì nhuộm sợi không vàng, thường nhuộm 3 lần màu mới đẹp
Để tạo màu da cam cho sợi tơ tầm họ dùng rễ cây mắc sér, lấy lớp vỏ giã nhỏ cho sợi tơ vào đun kỹ rồi phơi khô Bà Lò Thị Hặc cũng cho biết: “Để
có mước mắc sét nhuộm cần đun hạt mắc xét với gio lọc Khi nước mắc sét
sôi, cho tơ tầm vào đun tiếp khoảng 5 phút thì vớt ra để nguội và kéo cho sợi căng vì khi đun nóng sợi tơ tằm bị xoăn”
Xưa kia, đồng bào thường nuôi cánh kiến (khí: chăng) trên các cây to trồng quanh nhà đề lấy tô, làm thuốc nhuộm mâu đỏ tím Bà Lường Thị So ở
bản Bánh xã Thanh Luông cho biết: “Cánh kiến tươi (nếu cánh kiến đã khô thì
lá
nước đặc Sau đó phải lấy các loại lá chua như xóm pon, xóm lôm bơ khám đưn sôi
phải nướng cho mềm) rửa sạch, ngâm nước rồi giã nhỏ, lọc qua vải nhiều
với nước cánh kiến mới nhuộm được” Trong quá trình nhuộm cánh kiến có nhiều kiêng ky như: khi nhuộm cần tránh lúc trời mưa, tránh khi trong bản có người chết, phụ nữ trong nhà có kinh hay tránh người lạ nhìn thấy lúc nhuộm; nhuộm vào tối hoặc sáng sớm và phải đóng cửa lại không cho ai vào Nếu
Trang 36
Để sợi bông, sợi tơ sau khi nhuộm được bền mẫu, người Thái ở huyện Điện Biên dùng sáp kiến, sáp ong để hăm mẫu Quy trình nhuộm thường gắn
liền với loại của từng sản phẩm tức là dệt sợi bông và sợi tơ tằm sao cho phù
hợp với các mẫu công thức sẵn có Các nguyên liệu giúp mầu lâu phai ngoài sáp kiến, sáp ong người Thái ở huyện Điện Biên còn dùng lá trầu không, phèn và vôi
Đồng bào Thái tin rằng có linh hồn tồn tại trong cây chàm, nước chàm
bị hỏng là do những vía xấu gây nên Trong quá trình nhuộm vải, nhuộm tơ, người Thái ở huyện Điện Biên không cho phụ nữ có chửa vào khuấy chum chàm, không cho người lạ xem chum chàm, người đang bị ốm hay mới
đi viếng đám ma về cũng không được nhuộm chàm (đây là những trường hợp có vía xấu) Họ quan niệm nếu vi phạm các kiêng ky trên, chàm sẽ hỏng,
không nhuộm được vải, tơ, sợi
2.2 Kỹ thuật dệt vải truyền thống
2.2.1 Công cụ làm sợi, dệt vải
Vải của người Thái ở huyện Điện Biên được dệt bằng kỹ thuật thủ công, sản phẩm là vải sợi bông và vải sợi tơ tằm Đây chính là sản phẩm của
sự lao động cần cù và sáng tạo của người phụ nữ Thái Trong nghề thủ công
này, nam giới là người chế tác ra các dụng cụ làm sợi và công cu dét may, con phụ nữ là người sử dụng các công cụ này để chế tạo ra các sản phẩm vải
Công cụ làm sợi bao gồm công cụ cán bơng (đm phái), công cụ bật bông (coong phái), công cụ quấn bông (J2 phải), công cụ se sợi (vuông nay),
guỗng quay tơ
~ Cán bông (im phái): được làm bằng gỗ, dùng để tách hạt bông ra khỏi
quả bông Công cụ này gồm có hai giá đỡ khoảng 54cm được đóng chắc với
Trang 37sẽ xoắn ngược chiều nhau ép cho hạt bông bật ra, còn bông trắng sẽ theo vải hứng bông đính dưới mũi gỗ rơi xuống rổ
- Bật bông (coong phái): được cấu tạo bởi cần và dây bật Cần được làm bằng mây hoặc luồng giúp cho cần dẻo mà vẫn vững chắc Đoạn giữa cần
hình tru, vót nhọn hai đầu để đảm bảo độ bật của dây Dây là sợi gai được kéo
căng và nối với hai đầu cần Công việc này thường do nam giới làm vì đây là
công việc khá nặng nhọc, đòi hỏi phải có sức khỏe
- Quấn bông (fọ phái): gồm một miếng gỗ hình chữ nhật dài khoảng 25cm, rộng khoảng 15cm và một chiếc que nhỏ vót tròn như chiếc đũa Bông được trải lên trên mặt gỗ rồi dùng que lăn cho bông quấn vào chiếc que đó,
sau đó rút que ra tạo thành con bông
~ Se sợi (xưông nay): làm bằng gỗ gồm có guồng quay và suốt quấn sợi
được đặt trên hai đầu của một giá đỡ, chúng được nối với nhau bằng một sợi
dây, khoảng cách giữa guỗng quay và suốt quấn sợi thường phù hợp với
khoảng cách giữa hai tay của người làm Khi sử dụng công cụ này, người phụ
nữ một tay quay guỗng, tay kia đồng thời vê bông, sợi bông to hay nhỏ tùy thuộc vào suốt quấn sợi
- Guồng quay tơ: được đặt trên giá gỗ của tay quay, người ta quay guỗng để rút sợi tơ từ kén ra và quấn quanh lồng tơ
* Công cụ dệt bao gồm rất nhiều bộ phận:
- Suốt (loar): gồm hai loại: suốt lắp vào bàn sợi (/oqf bản) là một ống
tre nhỏ dài 20cm dùng đề quấn sợi; suốt lắp vào thoi (/oạr xoai) là ống tre nhỏ
dai 10cm
- Công cụ quấn sợi vào suốt bao gdm phién va kông quản Phần trên của kông quán được làm bằng tre, một trục gỗ xuyên qua hai đầu, mỗi đầu là
hai thanh tre đóng chéo nhau Các đầu tre được nối với nhau bằng dây tạo ra
Trang 38"Phiên bao gồm guỗng có tay quay, phía trên có giá gỗ cong lắp một quả gỗ giống như lõi chỉ (nuổi phiên), người ta lắp suốt (for) vào trục xuyên qua
lõi chỉ và buộc dây vòng qua cả guồng quay phía dưới và lõi chỉ phía trên
Khi quay guỗng sợi dây này kéo lõi chỉ quay khiến cho trục lồng suốt cũng quay và sợi được kéo từ đông quán sang quấn vào suốt
- Bàn sợi: là một khung gỗ có chiều
ng khoảng 50em, dài 75cm dùng
để lắp 10 suốt (/ogr bản) Bàn sợi được sử dụng để căng sợi khung cửi
- Go (phừm): là công cụ để mắc sợi dọc lên khung citi, dai Im, rong
khoảng 12cm bao gồm hai nẹp gỗ dài trên và dưới cố định những nan tre xếp rất nhỏ, chỉ đủ cho một hoặc hai sợ luồn qua Phừm có tác dụng định vị những
sợi dọc để căng lên khung cửi
- Khung cửi (me hục): được làm bằng gỗ nghiến, dài khoảng 180cm,
rộng 114cm, cao 165cm Khung cửi có hình chữ nhật bao gồm các bộ phận
sau: ghế ngôi, xà pặn, co khăn, go chính, ruồng, go phụ, ngọp nghẹp, bàn đạp,
go hoa, máy khuẩy xi
- Ghế ngồi (pèn rj): là một tắm gỗ rộng 20cm đặt ngang trên thanh dọc của khung cửi làm chỗ ngồi cho người phụ nữ ngồi dệt
- Xà pặn là thanh gỗ tròn lồng qua hai giá gỗ, dùng để cuộn phần vải đã
dệt xong
~ Co khăn là một thanh gỗ nhỏ nằm xuyên qua xả pặn, giữ cho xả pặn
cố định, không bị xoay
~ Go chính (háu phừm) là một khung gỗ to và chắc, ở giữa có lồng phừm, dùng để dập sợi ngang khít vào nhau sau khi đã đưa thoi qua
~ Go phụ (kháu) được làm bằng tre và dây ni lông, dài khoảng 1 mét,
chiều rộng của go phụ là độ dài của hai dây ni lông lồng qua nhau Go phụ có
Trang 39- Ruéng la hai thanh gỗ nối hai đầu của go chính với thanh gỗ ngang
trên nóc khung citi Nó vừa có tác dụng treo go chính, vừa có tác dụng tạo đội dao động cho go chính có thé dap soi khít vào nhau
- Giá treo go (ngọp nghẹp) là hai đoạn gỗ được đóng vào khung gỗ xuyên ngang qua hai đầu ruồng trên nóc khung cửi, các đầu của agọp nghẹp được nối với thanh tre phía trên của go phụ
= Go hoa (khdu khit) được làm bằng dây ni lông, dây đựng que và que
lay hoa liu, go hoa ding dé tao hoa vn cho tam vai dét
~ Ban dap (tin nhăm) là hai thanh gỗ dài khoảng 60cm, hai thanh tre dưới
của go phụ được nói bằng dây để có thể dùng chân điều khiển go phụ lên xuống - Máy khuẩy xi là một thanh gỗ có chiều dài bằng chiều ngang của
khung cửi, trên thân được dục nhiều lỗ để luồn sợi qua Máy khuẩy xỉ dùng để định vị làn sợi trên nóc khung cửi
~ Thoi dệt (soi) dài khoảng 40cm, rộng 7cm, chiều dài bầu đựng sợi là
13cm được làm băng gỗ mỡ Thoi có tác dụng đan sợi ngang cho vải Thoi dệt
gồm có bầu đựng suốt, lỗ đề luồn sợi và suốt
~ Pền ngáng là tắm gỗ mỏng giống hình mái chèo, một đầu gọt nhỏ cho
vừa tay cằm, dùng để tạo khoảng cách giữa hai làn sợi để đưa qua khi dét hoa ~ Máy phăng là một đoạn tre mảnh, có hình vòng cung, hai đầu cắm vào hai mép vải từ dưới lên giữ cho vải căng
~ Giá để thoi thường được đóng ở thành bên phải của khung cửi 'Ngoài ra còn có một số dụng cụ phụ như: kéo, thước do, ré đựng suốt 2.2.2 Kỹ thuật dệt truyền thông
Công đoạn chuẩn bi dét được tiến hành như sau: khi đã có sợi người
phụ nữ bắt tay vào việc chuẩn bị dệt Họ dùng phién va kong quan quan soi tir
những con sợi to vào các loạr bản và loạ xoai Để mắc sợi lên khung cửi, họ
Trang 40Người phụ nữ Thái thường dùng bàn sợi dé quấn sợi vòng qua các cột dưới ầm nhà sàn của họ Bàn sợi chứa được 10 suốt, như vậy mỗi lần họ có thể quấn được 10 sợi
Sau khi buộc sợi cố định vào cột, người dét quần sợi xung quanh các cột
theo hình xoáy ốc từ trên xuống Piừm được buộc cố định vào một chiếc cọc ở'
vị trí cuối vòng quấn Khi sợi được quấn đến đó, người dệt mắc mười sợi vào
giữa cọc và phừm Sợi được giữ lại phía trên phừm bằng một sợi dây xâu qua
các vòng sợi Sau đó, người ta lại tiếp tục quấn sợi theo chiều ngược lại từ dưới
lên Họ cứ làm như vậy cho tới khi sợi được móc qua tit cả các khe phừm: Sau khi luồn sợi qua khe puừm xong, người dệt kéo rộng sợi dây xâu qua các vòng sợi ở phía sau phừm ra để xâu các đầu sợi qua lỗ được buộc chặt
lại Tiếp đến, người ta đây phừm và máy khuấy xi về phía đầu còn lại của sợi
vừa đẩy, họ phải lấy chỗi lông gà nhỏ chai cho sợi tơi, không dính vào nhau
Sau đó rút sợi ở phừm ra lồng qua hai go phụ, sợi lồng qua hai go phụ trước
sẽ đi qua cả hai vòng dây của go phụ sau, sợi luôn qua hai vòng dây của go phụ trước sẽ đi qua vòng dây dưới của go phụ sau
Sợi sau khi được luồn qua go phụ sẽ được luồn tiếp qua khe phirm rồi được mắc lên khung cửi Phừm được mắc vào go chính và rưồng, buộc dây nối các đầu go phụ với các đầu của ngọr nghẹp và chân đạp, đưa cả dàn sợi
vòng qua thanh gỗ ngang phía dưới khung cửi, đưa lên trên nóc khung cửi và buộc thất nút ở vị trí phía trên đầu người dệt Cuối cùng người ta buộc những
đầu sợi vào xà pặn, thường buộc thành túm nhỏ, mỗi tứm khoảng 30 sợi Nếu
sợi bị chủng sẽ gây khó khăn cho việc đệt, bé trí go không cân đối cũng khiến cho việc dệt nặng nhọc hơn