1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tranh chăn trâu qua cái nhìn của luận Đại thừa khởi tín

12 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 45,99 KB

Nội dung

Tranh chăn trâu qua cái nhìn của luận Đại thừa khởi tín Con trâu, một tài sản mà ai cũng có Cả về hình tượng lẫn bản chất Chỉ là người nhận ra, người không nhận ra Thường, những ai đang sống trên nhung lụa, với của cải trù phú và mọi ý thích đều được đáp ứng thì chắc không có thời gian để nhìn tới con trâu nhà mình, nhưng không phải ai cũng vậy Đức Thích Ca từ bỏ ngai vàng đi tìm chân lý tối thượng Tổ Trần Nhân Tông hay Tuệ Trung Thượng Sĩ v.v đều nhận ra con trâu nhà mình khi còn đương vị Trâu, nói ở mặt bản thể.Tranh chăn trâu Thiền tông (tranh không màu), bức thứ nhất là Tìm trâu Trong tranh không thấy có trâu Ngoài lý do không thấy có trâu mới nói tìm, còn một lý do khác: Trâu được tìm là trâu vô tướng, cội nguồn chân thật của tất cả pháp Đó là tướng chân thật của trâu Kinh luận thuộc Đại thừa Nhất thừa giáo thường chỉ thẳng trước, nêu phương tiện sau Nếu ngay đó liền nhận thì không cần đến phương tiện Không nhận được mới vào cửa phương tiện sau đó Một khi đã nói đến phương tiện thì tu là tiệm, chẳng phải đốn Trong kinh Lăng-già, Bồ-tát Đại Huệ hỏi Phật: “Làm sao trừ sạch tâm hiện lưu của chúng sinh, là đốn hay tiệm?” Phật trả lời: “Tiệm tịnh chẳng phải đốn Như trái yêm-la tiệm chín chẳng phải đốn Như Lai trừ sạch tâm hiện lưu của chúng sinh cũng như thế, tiệm tịnh chẳng phải đốn ”.Có người đến với thiền, không vì tìm lại con trâu vô tướng của mình Như tôi, chưa hề có tâm ý cao thượng đó Chỉ vì khổ quá, do mất phương hướng đối với cuộc đời, lại còn tăng thêm cái khổ mất chỗ nương tựa, bỗng dưng người đứng mũi chịu sào của gia đình, đọc bản kinh Lăng nghiêm, buông hết đi tìm con trâu nhà mình Hụt hẫng, tôi đã phải bám theo, coi trong mớ sách hỗn độn đó có cái gì mà thiên hạ lại bỏ hết, từ tiền bạc, công việc và ngay cả phần tham dục mà con người không thể thiếu, để sống một cuộc đời đơn giản, cả về tinh thần lẫn vật chất.Trong mớ sách ấy, Thiền đốn ngộ nói con người có thể thành Phật ngay trong kiếp này, kinh Pháp bảo đàn nói ai cũng có một cái tâm Maha mà nếu quay về được với nó thì mọi khổ nạn chấm dứt, không cần phải xuất gia mới có Niết-bàn Một cái phao được quăng ra và tôi đã bám theo đó Tôi không hề có ý đi tìm trâu Tôi chỉ cần hết khổ Nhưng muốn hết khổ thì phải làm sao để nhận ra con trâu nhà mình và sống với nó Đương nhiên là ở mặt bản chất, không phải ở mặt hiện tượng Bởi những gì có tướng đều là hư vọng1, bỏ cái hư vọng này để tìm một cái hư vọng khác thì không khác xây lâu đài hạnh phúc trên cát Không ai làm điều đó khi lâu đài của mình đã sụp đổ, do nó được xây trên nền tảng hư vọng.Tôi trở thành kẻ tìm trâu bất đắc dĩ Không như chư vị có một mục đích hướng thượng rõ ràng.Một vị Tăng đến hỏi Tuệ Trung Thượng Sĩ: - Bạch Thượng Sĩ, tôi vì sinh tử sự đại, vô thường tấn tốc, song chưa biết thân này từ đâu sinh ra, chết sẽ đi về đâu?Tuệ Trung Thượng Sĩ trả lời:- Giữa trời phỏng có đôi vành khuyển Biển cả ngại gì hòn bọt con.Hoặc rõ ràng hơn: Thế nào là pháp thân?Thượng Sĩ trả lời:- Bờ ao xem hai đứaDưới nguyệt vui ba người.Dù với mục đích rõ ràng hay bất đắc dĩ thì cũng đều là tìm trâu, chỉ là gián tiếp hay trực tiếp Tương ưng với bức tranh thứ nhất trong mười bức tranh chăn trâu Con trâu muốn tìm thấy lúc này chỉ cho cội nguồn chân thật của tất cả pháp, là mặt bản thể của con trâu được chăn trong các bức tranh sau Nói là trâu nhưng không có hình tướng trâu Kinh Đại bát Niết-bàn gọi đó là Phật tánh, tánh ấy không có hình tướng Phật hay chúng sinh Luận Đại thừa khởi tín gọi đó là bản giác hay tánh giác Bản tánh ấy không có tướng năng giác và sở giác Nó không, như Bát-nhã Tâm kinh nói tướng không của pháp, không sinh, không diệt, không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý v.v Tổ sư Hiền Thủ nói: “Nói chẳng sinh chẳng diệt, là để giải thích pháp thể Theo vọng mà chẳng sinh Phá trừ cũng chẳng diệt…”3 Cũng vậy, trâu ở phần này không có tướng trâu cũng không có tướng chăn, muốn chăn cũng không chăn được mà cũng không cần phải chăn Nó vốn tự đầy đủ và nhiệm mầu, như kinh Lăng nghiêm đã gọi tên: Bảo giác viên minh chân diệu tịnh tâm Nó sờ sờ đó mà người đời không thể thấy Bậc lão gia bao phen nhọc thân mới có thể trực nhận Người xưa có tụng: Nao nao vạch cỏ kiếm tìm trâu Núi thẳm đường xa nước lại sâu Kiệt sức mệt nhoài tìm chẳng thấy Chỉ nghe réo rắc giọng ve sầu Cũng có dẫn:Từ lâu chẳng mất đâu cần tìm kiếm Do trái giác tánh trở thành xa cách Bởi theo vọng trần bèn thành khuất lấp Quê nhà dần xa, lối tẻ chợt lầm Được mất dấy lên, phải quấy đua khởi Trâu, nói ở mặt hiện tượng.Dẫn nói: “Từ lâu chẳng mất, đâu cần tìm kiếm… Bởi theo vọng trần mà thành khuất lấp” Điều đó có nghĩa, không theo vọng trần thì giác tánh tự hiển.Vọng trần là sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp Không chạy theo những thứ đó thì chân tánh hiện tiền Cho nên, khi được hỏi về bổn phận của người tu, Tuệ Trung Thượng Sĩ nói “Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc” Xoay cái nhìn trở lại tức không chạy theo sắc, thanh, hương, vị, xúc Chỉ một mực đối diện với pháp trần Thứ mà dẫn nói “Được mất dấy lên Phải quấy đua khởi” Pháp trần, nếu không theo thì mọi thứ tự yên, chân tánh sẽ hiển bày khi đủ duyên.Nói đến pháp trần cũng là nói đến ý thức, là thức thứ sáu trong tám thức Do ý thức phân biệt mà pháp trần khởi diệt không dứt Nếu ý thức phân biệt hết thì pháp trần tự không.Song để đến được chỗ thực hành, hành giả phải có đủ niềm tin với những gì kinh luận đã nói mới thực hành được, mới có tâm trường viễn với những khó khăn gặp phải trong quá trình tu hành Nên bức tranh thứ hai có dẫn:Nương kinh để hiểu nghĩa, xem giáo lý tìm dấu vết Biết rõ vòng, xuyến v.v đều là vàng, cả thảy muôn vật là chính mình Chánh tà chẳng cần biện Chân ngụy đâu cần phân Chưa vào cửa này tạm gọi là thấy dấu.Thấy dấu là biết: Muốn trở lại con trâu vô tướng của mình thì trước phải tìm cho ra dấu của nó Đó là con trâu có tướng, loại trâu dẫn mình đi Ta-bà thế giới, khổ não đều từ nó mà ra Sao biết?Luận Đại thừa khởi tín (là bộ luận y cứ hàng trăm bộ kinh Đại thừa mà làm ra) ghi: “Y nơi Như Lai tạng mà có tâm sinh diệt Nghĩa là, không sinh không diệt cùng với sinh diệt hòa hợp, chẳng phải một, chẳng phải khác” Không sinh không diệt thì không có tướng Có tướng là do có sinh có diệt Do đâu mà có sinh diệt? Do vô minh, bất giác tâm động mà không sinh diệt thành có sinh diệt, như biển do gió mà có sóng Điều đó cho thấy muốn tìm được tâm không sinh diệt thì chỉ cần ngay tâm sinh diệt mà khiến cho hết sinh diệt thì không sinh diệt hiện tiền Dấu vết của trâu không tướng chính là trâu có tướng Trâu ấy, niệm niệm sinh diệt, hết vui đến buồn, hết suy nghĩ chuyện này đến suy nghĩ chuyện khác, hết tơ tưởng tương lai lại nghĩ về quá khứ Nó là một phần của thức tương tục mà luận Đại thừa khởi tín đã nói Gọi là thức tương tục “Vì niệm niệm tương ưng chẳng dứt Giữ gìn nghiệp thiện ác trong vô lượng đời quá khứ khiến chẳng mất, lại hay thành thục quả báo khổ vui trong đời hiện tại và vị lai không hề sai lệch Hay khiến hiện tại bỗng nhiên nhớ lại những việc đã qua, bất giác lo nghĩ vọng tưởng những việc chưa đến”5.Giờ muốn hết sóng thì chỉ cần không gió là yên Muốn trở lại cái không sinh diệt, chỉ cần hết vô minh là được Nhưng Vô minh căn bản là phần thâm sâu, với tâm thức hiện tại, không thể với tới nó Chỉ có thể hàng phục phần Vô minh chi mạt và tâm sinh diệt, như muốn tìm lõi chuối trước phải lột bẹ chuối.Đại sư Hám Sơn nói: “Nếu hay ly niệm thì bản thể rỗng nhiên như thái hư không, không chỗ nào mà chẳng khắp Tất cả cảnh giới sai biệt của vọng niệm hòa thành một vị chân tâm, chỉ là pháp giới nhất tướng, không có đối đãi”6 Đó là cách giúp trở về tâm không sinh diệt Chỉ cần ly niệm thì tâm không sinh diệt hiển bày Chỉ cần lìa được trâu có tướng thì trâu vô tướng hiển bày Muốn lìa được trâu có tướng thì phải lìa cho được cái nhân tạo ra nó Lìa thế nào sẽ được giải thích ở các phần sau.Đó là những gì tôi tìm thấy được trong kinh luận Tôi tin những điều tôi đọc đó, bạn cũng tin những điều tôi viết đây, nhưng chưa thể thực hành, gọi là thấy dấu Hoặc như phái Gnosis nói: “Khi chúng ta thấy dấu chân trâu, cũng có nghĩa là chúng ta đã bắt đầu thấy những dấu hiệu nhỏ cho biết rằng chúng ta không phải là những suy nghĩ của mình, cũng không phải là những cảm xúc hay cơ thể Chúng ta là một cái gì đó khác với các thứ đó Thấy dấu, cũng có nghĩa là nhận ra rằng suy nghĩ của mình không xảy ra do mình chọn lựa, chúng ta lảm nhảm liên tục là do thói quen Học trò thấy dấu vì anh ta đã tách mình ra khỏi những suy nghĩ mặc dù chỉ trong vài lần tập thiền ”7 Chúng ta bắt đầu nhận ra thứ mà kinh luận gọi là vọng và biết vọng Đúng là có hai thứ rõ ràng, không phải suy nghĩ, cảm xúc v.v là chính ta nữa, gọi là thấy dấu.Các tranh chăn trâu Đó là các tranh thấy trâu, được trâu, chăn trâu, cỡi trâu về nhà, mất trâu còn người và người trâu đều mất.Thấy trâu đồng nghĩa có con trâu được thấy và có chủ thể năng thấy Đây là bắt đầu giai đoạn thực hành Con trâu được thấy chính là dòng sinh diệt tương tục không dứt Nhưng để nhận ra vọng niệm là một dòng tương tục cũng cần một quá trình Phần Giác trong luận Đại thừa khởi tín có nói đến bốn tướng, là giác niệm diệt, niệm dị, niệm trụ và niệm sinh 1- Giác niệm diệt.Như phàm phu, giác biết niệm trước khởi ác nên hay dừng niệm sau khiến nó chẳng khởi Tuy gọi là giác mà thật ra bất giác.Đây là tướng đầu trong bốn tướng giác, gọi là giác niệm diệt Sao gọi là giác niệm diệt? Vì khi thấy được nó để giác thì nó đã hiện khởi ở tâm Sinh rồi hành giả mới thấy mà dừng, nên gọi là giác niệm diệt Nói theo chín tướng bất giác thì niệm diệt này tương ưng với tướng thứ tám trong chín tướng bất giác là Khởi nghiệp tướng Tướng thứ chín đã qua phần thọ báo, bị báo trói buộc, nên gọi tướng thứ tám đó là niệm diệt Có sự chậm trễ này là do sự giác biết của mình chưa đủ lực, bị vọng dẫn chạy, tới niệm diệt rồi mới tỉnh mà giác Đó là với hàng phàm phu có phản quan Phàm phu không phản quan, không thấy trâu, không có ý thức để giác thì y niệm mà thành hành động, từ ý nghiệp dẫn sinh khẩu nghiệp và thân khẩu, luân hồi sinh tử chẳng dứt.Theo cách thức đó thì trâu chính là những gì khởi lên trong tâm dù là thiện hay bất thiện Khi bắt đầu giác là giác niệm diệt nên khi thấy trâu là thấy đuôi trâu, chẳng phải thấy đầu Thằng chăn chính là sự giác biết của tâm Luận Đại thừa khởi tín gọi sự giác biết này là thủy giác Gốc của nó chính là bản giác Nhưng do mới giác nên gọi là thủy giác Thủy là bắt đầu Nói theo Duy thức thì phần thủy giác này là công của thức thứ sáu, nhưng không phải là phần ý thức phân biệt mà là ý thức hiện lượng Nói “Ý thức, công vi thủ, tội vi khôi” là vậy.Giác biết, nói theo ngôn từ hiện nay, là nhận ra sự có mặt của vọng niệm; ngay đó dừng lại gọi là giác biết Tuy vậy, sự giác biết lúc này vẫn gọi là bất giác Vì tuy nói là giác mà thật ra vẫn ở trên tâm sinh diệt mà đè nén, chưa thấy được tánh chẳng sinh diệt8 2- Giác niệm dị.Như trí quán của Nhị thừa và Bồ-tát mới phát tâm v.v giác ở niệm dị Niệm không tướng dị Vì xả bỏ tướng chấp trước phân biệt thô nên gọi là tương tợ giác Dị là biến khác Niệm này nối tiếp niệm kia tương tục biến khác trong tâm, gọi là niệm dị.Nhị thừa chỉ cho Thanh văn và Duyên giác Bồ-tát có cả Tăng lẫn tục Nhị thừa và Bồ-tát mới phát tâm không chỉ giác niệm ác mà niệm niệm đều giác, chẳng kể là thiện hay ác Mọi thứ hiện lên trong tâm đều phải nhận biết và buông đi Ngay khi giác đó, niệm dị hóa không, nên nói không có niệm dị.Ai từng biết vọng đều nhận ra rằng càng giác vọng tưởng càng nhiều Đại sư Hám Sơn đã nói đến điều này trong ngữ lục của mình và khuyên mọi người không bận tâm về việc đó9 Nhưng khá nhiều người đã bỏ cuộc trong giai đoạn này vì không chịu nổi khi phải đối diện với lực tương tục của dòng vọng niệm Chính vì lực này tương tục khá mạnh mà dù biết đó là vọng, chư Tổ vẫn phải có pháp cho người Nói buông, nói không theo, nói niệm Phật, trì chú v.v là cốt giúp người dừng cho được lực của dòng vọng tưởng Quan trọng nằm ở chữ lực này Nó là thứ quyết định vọng niệm hiện đúng bản chất là vọng hay trở thành như thật Nếu lực này mất, vọng tưởng hiện nguyên hình là vọng, như bản chất của nó, đủ duyên như mây bay trên trời Nếu lực này mạnh, mọi thứ trở thành như thật.Thật ra con trâu vốn là một dòng tương tục, chẳng phải càng giác vọng tưởng càng nhiều, mà do tỉnh giác với vọng nhiều hơn, sự giác biết được liên tục, nhờ đó dòng tương tục được nhận thấy rõ hơn Có tụng: Dùng hết thần thông bắt được y Tâm hùng sức mạnh khó khăn ghì Có khi vừa hướng cao nguyên tiến Lại xuống khói mây mãi nằm ì Nắm chặt dây roi chẳng lìa thân Ngại y chạy sổng vào bụi trần Chăm chăm chăn giữ thuần hòa dã Dây mũi buông rồi vẫn theo gần Đây là giai đoạn thằng chăn tốn rất nhiều công sức.Cũng có dẫn:Nghĩ trước vừa dấy, niệm sau liền theo Do giác nên được thành chân Bởi mê lầm nên làm thành vọng Chẳng phải do cảnh có, chỉ tự tâm sinh Dây mũi nắm chặt không cho toan tính.Hành giả lúc này chỉ biết con trâu nhà mình Không quan tâm đến cảnh ngoài, chỉ quan tâm con trâu nhà mình thế nào khi tiếp duyên Tiếp duyên thấy sắc, nghe tiếng… tâm nếu khởi, liền tỉnh giác buông đi, gọi đó là giác Do chỉ thấy tâm, không còn màng đến sự đúng sai của cảnh, nên nói xả bỏ tướng chấp trước phân biệt thô Chấp trước phân biệt thô là do phân biệt mà sinh chấp trước Không quan tâm đến trần cảnh, với pháp trần thì điều phục loạn động, hiển thị cho việc không còn chấp trước vào các thứ đó.Phân tích trên dựa vào pháp Biết vọng không theo mà giải thích Với các pháp như tham thoại đầu, tham công án, niệm Phật v.v thì trâu vẫn chỉ cho dòng tương tục, nhưng cách chăn thì có khác Song dù với cách chăn nào, cũng đều với mục đích là chăn cho trâu được thuần để lực của dòng vọng tưởng dừng lại10 3- Giác niệm trụ.Như bậc pháp thân Bồ-tát giác ở niệm trụ, niệm không tướng trụ Vì lìa niệm phân biệt thô nên gọi là tùy phần giác.Pháp thân Bồ-tát chỉ cho những ai đã trực nghiệm được cái nhân Phật tánh Phải trực nghiệm được cái nhân này mới có cái quả là Niết-bàn Phật Đó là tướng không nói trong kinh Bát-nhã; kinh Niết-bàn gọi là Phật tánh Đó cũng là hình tượng của bức tranh thứ chín, Trở về nguồn cội.Do chân tánh là thứ sẵn đủ trong mỗi người, nên chỉ cần trong một thời tọa thiền, nếu hành giả điều phục được con trâu nhà mình, đến chỗ thuần thục, chăn và trâu đều mất, được cội nguồn thanh tịnh nhất tâm, liền nhận được danh xưng này Song chỗ tâm chứng chỉ là nhất niệm Ngay niệm đó thì phi tất cả Ngoài niệm đó, vẫn là hàng Bồ-tát còn bị chi phối bởi năm tướng bất giác là Vô minh nghiệp tướng, Năng kiến tướng, Cảnh giới tướng, Trí tướng và Tương tục tướng Tùy phần thanh lọc tâm mà chịu ảnh của các tương này.Vô minh nghiệp tướng là tướng sinh nói ở phần Giác niệm sinh Phần này vi tế, Bồtát ở các vị dưới chỉ nghe tên mà không thể thấy được hành tướng của nó, ngoại đạo càng không thấu.Năng kiến tướng chỉ cho trạng thái của thức ấm khi chưa có thân tứ đại và thế giới Kinh Lăng nghiêm gọi phần này là sở minh.Cảnh giới tướng chỉ cho thân tứ đại và thế giới chúng sinh mà phần tế là hư không và tứ đại.Có thân, có tâm, có cảnh giới thì đối duyên liền sinh phân biệt, đó là Trí tướng.Phân biệt rồi sinh ái trước nên tâm càng động, niệm càng huân, niệm niệm tương tục chẳng dứt, hình thành nên cái gọi là Tương tục tướng Tướng Tương tục này, sau khi kiến tánh, phần hiện hành sẽ có những khoảng hở lớn11, hành giả không phải cực nhọc với việc nắm giữ trâu nữa Chỉ tập trung giác những niệm phân biệt hiện lên trong tâm.Vì lý do đó, pháp thân Bồ-tát tuy đã chứng đến bức tranh thứ chín mà ở phần giác biết lại không thể liệt vào bức tranh thứ chín, chỉ liệt vào các bức còn chăn Luận Thành duy thức lập ra mười loại chân như, ứng với mười địa, dù thể chân như chẳng sai khác là do vậy Nhà thiền cũng nói: “Đốn ngộ tuy đồng Phật/ Nhiều đời tập khí sâu/ Gió dừng sóng còn gợn/ Lý hiện, niệm vẫn xâm”12 Chứng nghiệm được Phật tánh thì ngay đó là Phật, nhưng do chủng tử tập khí và phần Vô minh căn bản còn nên phải tiếp tục công phu.Nói theo Duy thức học, lỗi đều từ ý thức phân biệt Ý thức phân biệt hoạt động mạnh thì dòng tương tục không dứt Điều phục được ý thức phân biệt, ý thức hiện lượng hiện tiền thì pháp trần dứt, là lúc thằng chăn về đến nhà, còn một mình.Trong kinh Lăng-già, khi Đức Phật nói Niết-bàn của Phật chính là do diệt ý thức mà có, ngài Đại Huệ đã hỏi: - Chẳng phải dựng lập tám thức sao?Phật trả lời:- Dựng lập!Ngài Đại Huệ thưa:- Nếu dựng lập vì sao chẳng nói lìa thức thứ bảy mà chỉ nói lìa ý thức?Phật trả lời: Vì kia làm nhân và kia phan duyên Thức thứ bảy chẳng sinh…Do mê, toàn thể Như Lai Tạng biến thành thức, nên vọng khởi kiến phần mới có cái chấp ngã của thức thứ bảy Song lỗi lại không ở thức thứ bảy mà ở ý thức Thức thứ tám biến hiện ra ngũ trần làm cảnh sở duyên cho ý thức Ý thức nương đó khởi phân biệt, dẫn phát tập khí chứa trong Alại-da Do đó, thức thứ bảy chung khởi chấp ngã và ngã sở, suy lường so đo mà sinh sự tương tục xoay vần không dứt Thiền sư Hàm Thị nói: “Như biển tâm và sóng ý là do thức thứ sáu duyên với cảnh giới tự tâm hiện ra làm gió thổi mà có sinh diệt Thức thứ sáu nếu diệt thì tâm ý tự dừng Như biển cả không gió thì cảnh tượng đây được rỗng sáng vậy”.Cho nên, dù là Nhị thừa hay Đại thừa thì Phật cũng dạy phá bỏ ý thức, là phần ý thức phân biệt, không phải hiện lượng Ý thức phân biệt phá rồi thì ý thức hiện lượng hiện tiền Đây là chỗ mà Trần Nhân Tông nói “Đối cảnh vô tâm chớ hỏi thiền”13.Song tới đó vẫn chưa xong Vì mục đích ra đời của Như Lai là nhằm khai thị ngộ nhập tri kiến Phật cho chúng sinh Mục đích tu hành của hành giả tu thiền là tìm cho ra con trâu vô tướng của mình Đó là chỗ Tổ sư nói: “Chớ bảo vô tâm ấy là đạo/ Vô tâm còn cách một lớp rào”14 Cần gạt luôn lớp rào đó Vì thế không chỉ dừng ở việc trâu mất, thằng chăn về đến nhà, mà phải làm sao thằng chăn cũng mất để con trâu vô tướng có cơ hiện tiền Trâu vô tướng, là nói đến cội nguồn chân thật nhất tâm, là phần tánh thể không đổi của vạn pháp, chỗ đó tất cả đều không, cái không cũng không Tức tám thức đều không, trâu và chăn đều mất, tới đó rồi mới có thể trở về cội nguồn chân thật nhất tâm.Diễn tả chỗ trâu và thằng chăn đều mất này, Thiền sư Thiết Nhãn nói: “Tâm của ta sáng như một tấm gương sạch hoặc trong như mặt nước Tâm thái này kéo dài trong chốc lát Đây là dấu hiệu mong manh cho thấy tâm đã sẵn sàng nhập định Nếu bạn đã chứng nghiệm được như vậy, bạn càng phải tọa thiền nhiều hơn Nếu bạn tọa thiền miên mật, tâm của bạn lúc đầu được thanh lọc chút ít, từ từ thanh lọc lâu hơn và tiến đến thanh tịnh suốt một phần ba hoặc hai phần ba thời gian tọa thiền Cũng có thể tâm được thanh tịnh từ đầu đến cuối thời tọa thiền, không một niệm tốt hoặc xấu dấy khởi, cũng không rơi vào trạng thái vô ký, tâm vẫn thanh tịnh như bầu trời mùa thu, trong sáng như tấm gương trên đài sạch bóng Lúc đó tâm bạn rỗng rang như hư không và bạn cảm thấy như cả pháp giới hiện hữu trong lòng, như có một cái gì thanh lương khó nghĩ đang ngự trị bên trong Hơn phân nửa con đường hành thiện đã hoàn tất Nhà thiền thường nói đây là trở về một, trạng thái nhất sắc, sanh tử sự đại không còn, hay cõi giới của Phổ Hiền Tuy nhiên khi trạng thái này tiếp tục một thời gian, hành giả tưởng rằng mình đã đạt được giác ngộ và thấy mình ngang hàng với Thích Ca Mâu Ni hay Bồ-đề Đạt-ma là một lầm lẫn lớn Đến được ngôi vị này là thể hội thức uẩn Đây là điều mà kinh Lăng nghiêm nói: ‘Hội nhập cái tịch lặng, tức là đến bờ mé của thức’ Khi thực hành tọa thiền một cách kiên trì, hành giả tự thấy mình ở ngôi vị này, tưởng rằng mình đạt được giác ngộ tương đương với sự giác ngộ của Lâm Tế hay của Đức Sơn, và rêu rao lớn là đã ngộ được Bản lai diện mục, đã đạt đến Tự bản địa… Thật ra, những người như thế vẫn chưa thấu triệt sự chứng nghiệm nội tại của Đức Phật và chư Tổ Họ chưa nhận ra tâm thể căn bản nhất như” Đây chính là tướng Năng kiến nói trong luận Đại thừa khởi tín, là phần sở minh nói trong kinh Lăng nghiêm Xuôi dòng sinh tử thì tướng Năng kiến có trước, tướng Cảnh giới có sau Ngược dòng hoàn tịnh thì tướng Cảnh giới phải mất mới thấy được tướng Năng kiến Tướng Cảnh giới mất thì người chăn và trâu đều mất Có thể nương đây để hiểu về bức tranh thứ tám, trâu và người đều mất.Do từng một lần đặt chân lên đất Phật, nên sự giác biết lúc này được gọi là tùy phần giác Gọi tùy phần giác vì đúng là giác nhưng mới từng phần, chưa phải trọn vẹn Chính vì thế kiến tánh rồi vẫn phải khởi tu, việc lớn chưa sáng như đưa ma mẹ, việc lớn đã sáng như đưa ma mẹ15 Trâu dù đã yên vẫn chưa thể bỏ mặc, cho đến khi được chỗ viên chứng Trở về nguồn cội, thõng tay vào chợ 4- Giác niệm sinh.Như Bồ-tát địa tận đầy đủ phương tiện, nhất niệm tương ưng, giác tâm sơ khởi, tâm không có tướng sơ Vì xa lìa được niệm vi tế nên được thấy tâm tánh, tâm tức thường trụ, gọi là cứu cánh giác.Niệm sinh nói đây không phải là niệm sinh của dòng vọng niệm tương tục mà là niệm sơ khởi đầu tiên (Vô minh nghiệp tướng), khiến chân tánh biến thành thức thứ tám (Năng kiến tướng), rồi hiện ra cảnh giới chúng sinh mà phần tế là hư không và tứ đại (Cảnh giới tướng) Giác được niệm này thì trở về cội nguồn thanh tịnh nhất tâm Ở nhân chính là trực nghiệm được Phật tánh của chính mình Ở quả là lúc lật tám thức thành bốn trí.Do nhân và quả không như nhau Nhân chỉ mới trực nhận được phần tánh thể, không tất cả tướng Quả tánh thể ấy đã phát huy đủ tướng và dụng, tức tất cả tướng, tức tất cả dụng Nên có thêm phần trở về cội nguồn và thõng tay vào chợ.Thõng tay vào chợ ngoài việc làm lợi ích cho chúng sinh, còn để tùy duyên tiêu nghiệp cũ, thanh tịnh dần phần chủng tử tập khí đã huân Việc thõng tay vào chợ xuất hiện sau khi trực nhận được cội nguồn thanh tịnh nhất tâm, nên nó là hành tướng của hàng pháp thân Bồ-tát giác niệm trụ Giác từ niệm phân biệt thô là Trí tướng Giác cho đến niệm sinh, là hành tướng của hàng Bồ-tát địa tận Đại sư Hám Sơn nói: “Phần phá phần chứng, gọi là tùy phần giác”16.Bồ-tát địa tận là hàng Bồ-tát kế vị Phật.Đầy đủ phương tiện là đầy đủ các pháp quán, hạnh, tu, đoạn Muốn nói công hạnh đã tròn, hoặc nhiễm đã hết, chỉ là một nguồn tâm chân thật Đây là nói quả Phật.Nhất niệm tương ưng chỉ cho cái trí đoạn được phần tập khí cuối cùng, thủy giác hợp nhất với bản giác.Niệm vi tế là tướng sinh, chỉ cho nghiệp tướng, là động niệm tối sơ làm chỗ nương cho Năng kiến tướng và Cảnh giới tướng xuất hiện.Giác tướng sinh, là giác cái niệm tối sơ khiến tâm chuyển thành thức đó.Đó là Mười bức tranh chăn trâu Thiền tông, được giải thích thông qua luận Đại thừa khởi tín và một số trực nghiệm của chư vị thiện hữu tri thức.Sang năm Trâu, nguyện tất cả đều nhận ra và chăn được con trâu nhà mình, để Ta-bà hiện tướng Hoa nghiêm (1) Kinh Kim cang (2) Thiền sư Việt Nam, HT.Thích Thanh Từ (3) Đại thừa khởi tín luận nghĩa ký, Tổ Hiền Thủ (Pháp Tạng) (4) Lời Đại sư Hám Sơn ghi trong “Cương yếu pháp giới duyên khởi của tông Hoa Nghiêm”, luận Đại thừa khởi tín trực giải (5) KinhLăng-già có nói 11 thứ tương tục sâu kín (6) Đại thừa khởi tín luận trực giải, Đại sư Hám Sơn (7) Mười bức tranh chăn trâu Gnosic.com (8) Đại thừa khởi tín luận trực giải, Đại sư Hám Sơn (9) Thiền đạo tu tập, Trương Trừng Cơ (10) Còn gọi là lực nghiệp (11) KinhLăng-già nói đến 11 thứ tương tục sâu kín (12) Lời truyền thừa, không rõ tác giả (13) Cư trần lạc đạo phú, Trần Nhân Tông (14) Khóa hư lục, Trần Thái Tông, HT.Thích Thanh Từ giảng (15) Lời của Trần Tôn Túc, đệ tử lớn của Tổ Hoàng Bá (16) Đại thừa khởi tín luận trực giải, Đại sư Hám Sơn Giữ tâm như chăn trâu Trâu thấy mạ non thì liền xông vào Kỳ thực cũng tội cho trâu vì bản chất của nó là vậy Không ai nỡ trách con trâu, có chăng là trách người chăn lơ là, không chú tâm, chẳng quyết liệt ngăn chặn Nếu chăm bẵm giữ trâu, “dùng tay trái kéo dây mũi, tay phải cầm roi nện vào thân, đuổi ra khỏi ruộng” thì lâu ngày trâu sẽ thuần, không tự tung tự tác làm hại lúa mạ nhà người.Người tu tuy có thấy, nghe và xúc chạm nhưng nhờ chánh niệm thường trực nên không vướng mắc vào sáu trần - Ảnh minh họa“Một thời Đức Phật ở trong vườn Cù-sư-la, tại nước Câu-diệm-di Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:- Nếu với Tỳkheo hay Tỳ-kheo-ni nào, ở nơi sắc được nhận thức bởi con mắt mà phát sanh hoặc dục, hoặc thèm muốn, hoặc ái niệm, hoặc chỗ bị quyết định đắm trước; đối với những tâm như vậy, phải khéo tự phòng hộ Vì sao? Vì những tâm này đều là con đường đưa đến sợ hãi, có chướng nạn Đây là chỗ nương tựa của người ác, không phải chỗ nương tựa của người thiện Cho nên, phải tự phòng hộ Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý lại cũng như vậy.- Thí như người nông phu có đám mạ tốt, mà người giữ ruộng thì lười biếng, buông lung, để trâu vào ăn lúa mạ Phàm phu ngu si cũng lại như vậy, sáu xúc nhập xứ… cho đến buông lung cũng lại như vậy - Đám mạ tốt, nếu người giữ ruộng tâm không buông lung, thì trâu không ăn được Giả sử có vào ruộng cũng bị đuổi ra hết Nghĩa là tâm, ý, hay thức của Thánh đệ tử đa văn, đối với công năng ngũ dục phải khéo tự nhiếp hộ, tĩnh chỉ hết, khiến cho diệt tận - Đám mạ tốt, người giữ ruộng không tự buông lung, thì nếu trâu vào ruộng, sẽ dùng tay trái kéo dây mũi, tay phải cầm roi nện vào thân, đuổi ra khỏi ruộng Này các Tỳ-kheo, ý các ông nghĩ sao? Khi con trâu kia đã bị thống khổ vậy rồi, thì từ làng về nhà, từ nhà ra làng, có còn dám ăn lúa mạ non như lỗi trước không?Đáp rằng:- Bạch Thế Tôn, không Vì sao? Vì nó nhớ lần trước vào ruộng, đã bị cái đau khổ bởi roi vọt.- Như vậy, này các Tỳ-kheo, nếu tâm, ý, hay thức của Thánh đệ tử đa văn đối với sáu xúc nhập xứ cực kỳ sanh lòng yểm ly, sợ hãi, nội tâm an trụ, chế ngự nhất tâm…Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành (Kinh Tạp A-hàm, kinh số 1169 [trích]) Phòng hộ sáu căn là việc quan trọng của người tu Sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) luôn tiếp xúc với sáu trần (sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp), vì có xúc nên thọ, ái, thủ, hữu phát sinh và toàn bộ khổ đau có mặt Để ngăn ngừa ái, để ngăn con trâu xông vào ruộng lúa, người tu phải dùng cây roi chánh niệm Nhờ chánh niệm tỉnh giác nên cái thấy chỉ dừng nơi cái thấy (nghe, ngửi… cũng như vậy), ái không sinh khởi, ái diệt nên khổ đau vắng mặt Đó là phòng hộ các căn.Người tu không tật nguyền nên sáu căn hoạt động bình thường; mắt vẫn thấy, tai vẫn nghe, thân vẫn xúc chạm… Tuy có thấy, nghe và xúc chạm nhưng nhờ chánh niệm thường trực nên không vướng mắc vào sáu trần Như mục đồng có sợi dây và cây roi, người tu có chánh niệm và tỉnh giác nên tâm vẫn an nhiên dù sáu trần hấp dẫn luôn mời gọi Chân Như duyên khởi Chân Như (tathata) là gì? Định nghĩa tổng quát, Chân Như là thực tại “bất sinh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm”, nghĩa là thực tại nguyên sơ và tối hậu từ đó tất cả mọi thế giới hiện tượng sinh ra Chỉ lấy một số từ ngữ trong Luận Đại Thừa Khởi Tín thì Chân Như là: Tâm Chân Như (đối lại với tâm sinh diệt), Pháp tánh Chân Như, Như Lai tạng, Nhất Tâm, Thể Đại tổng tướng của Nhất Pháp giới, tánh Không, Pháp thân, Bản giác, Cứu cánh giác, cái gương như hư không, tánh giác, Tâm, Pháp giới tánh, Phật thể…Chúng ta có thể định nghĩa khái quát Chân Như duyên khởi như sau: Tất cả những gì chúng ta thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm, suy nghĩ (nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý, sắc thanh hương vị xúc pháp) đều sinh ra, duyên khởi từ Chân Như, hiện hữu trong Chân Như và diệt mất trong Chân Như Nói cách khác, tất cả mọi hiện tượng mà chúng ta kinh nghiệm đều là Chân Như.Chân Như duyên khởi được nói rộng và sâu trong kinh Hoa Nghiêm và kinh Pháp Hoa Kinh Hoa Nghiêm nói: “Ba cõi chỉ là Nhất tâm” (phẩm Thập Địa) Kinh Pháp Hoa thì hai phẩm Như Lai thần lực và Như Lai thọ lượng (nằm trong phần Bổn môn theo phân tích của Đại sư Trí Khải) nói một cách trực tiếp và sâu xa về Chân Như duyên khởi Kinh Lăng Gia nói:Như Lai tạng là nhân của thiện và bất thiện, từ nó tất cả mọi hình thức đời sống được khởi sinh Giống như một diễn viên mặc lấy các hình tướng khác nhau, trong đó không có cái ta và cái của ta Do không biết điều này nên ba duyên hòa hợp làm phương tiện mà sinh khởi Ngoại đạo không biết nên chấp là có một tác giả, có một nguyên nhân Vì tập khí xấu và hư vọng đã huân tập từ vô thủy nên gọi là Tàng thức (A lại da thức), chúng chuyển biến cùng với bảy thức và vô minh căn bản xông ướp, như một đại dương có sóng sinh mãi chẳng dứt.Nếu lìa lỗi lầm do không thấy vô thường, lìa khỏi chấp ngã thì (đại dương) Như Lai tạng không dơ uế và rốt ráo thanh tịnh trong bản tánh của nó.“Đại Bồ tát muốn tiến bộ đến rốt ráo thì phải thanh tịnh Như Lai tạng đang còn là thức A lại da này Nếu không có thức tàng A lại da này, ắt không có sinh diệt… Này Đại Huệ, cảnh giới của Như Lai tạng vốn là thanh tịnh, nhưng người chưa giác ngộ thì bị khách trần nhiễm ô che đậy nên vẫn thấy chẳng thanh tịnh” (quyển 8).Kinh Thắng Man nói:“Sanh tử y trên Như Lai tạng… Có Như Lai tạng cho nên có sinh tử, đó gọi là người trí nói Sinh và tử, hai pháp này tức là Như Lai tạng Do lời nói thế gian nên nói có sinh tử, chứ chẳng phải Như Lai tạng có sinh có tử Như Lai tạng vốn lìa ngoài tướng hữu vi Như Lai tạng vốn thường trụ, bất biến, cho nên Như Lai tạng là nền tảng y cứ, là cái duy trì, là cái kiến lập”(Phẩm Tự Tánh thanh tịnh).Tất cả tướng đều là tánh, tất cả sóng đều là đại dương thanh tịnh bất động, tất cả hiện hữu đều là Như Lai tạng Kinh Đại Bát Nhã, phẩm Đẳng Học nói: “Tất cả pháp bổn tánh thanh tịnh Ở trong các pháp đó, nếu Bồ tát tâm thông đạt chẳng mê mờ, đó chính là Trí huệ Ba la mật”.Kinh Lăng Nghiêm, quyển IV, nói:“Như Lai tạng không phải là tâm, không phải là đất nước lửa gió, không phải là nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý, không phải là sắc thanh hương vị xúc pháp, không phải nhãn thức giới cho đến không phải ý thức giới, không phải là minh hay vô minh, không phải hết minh hay hết vô minh Như vậy cho đến không phải là lão tử, không phải hết lão tử, không phải là khổ tập diệt đạo, không phải trí, không phải đắc, không phải là bố thí trì giới nhẫn nhục thiền định trí tuệ, không phải là Ba la mật đa, như vậy cho đến không phải là Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, không phải Đại Niết bàn, không phải Thường Lạc Ngã Tịnh Tất cả đều chẳng phải, chẳng phải là pháp thế gian hay xuất thế gian".“Như Lai tạng tức là tâm, tức là Không, tức là đất nước lửa gió, tức là nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý, tức là sắc thanh hương vị xúc pháp, tức là nhãn giới cho đến tức là ý thức giới, tức là minh tức là vô minh, tức là minh và vô minh tận Như thế cho đến tức là lão tử, tức là lão tử tận, tức là Khổ Tập Diệt Đạo, tức là Trí, tức là Đắc, tức là bố thí trì giới nhẫn nhục thiền định trí tuệ, tức là Ba la mật đa, như thế cho đến tức là Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, tức là Đại Niết bàn, tức là Thường Lạc Ngã Tịnh Tất cả đều tức là, tức là pháp thế gian và xuất thế gian.Như Lai tạng lìa ‘tức là’, lìa ‘chẳng phải’, cũng ‘tức là’, cũng ‘chẳng phải'.Tóm lại, Chân Như duyên khởi hay Như Lai tạng duyên khởi hay Pháp giới duyên khởi là Chân Không Diệu Hữu Hay nói theo thuật ngữ của Luận Đại Thừa Khởi Tín, Chân Như duyên khởi là Không Như Lai tạng (Chân không) và Bất Không Như Lai tạng (Diệu hữu).Nói theo ngôn ngữ bình thường thì Chân Như là cái dung chứa mọi mâu thuẫn, đối nghịch: có và không, động và tĩnh, một và nhiều, như thật và như huyễn, tướng và vô tướng… đồng thời vẫn thanh tịnh, không bị nhiễm ô bởi chúng.Có điều Chân Như duyên khởi hay Chân Không Diệu Hữu phải được thực hành để thể nghiệm Nếu không, nó chỉ là một thứ triết học tư biện bàn luận suông thay vì là một ngón tay chỉ mặt trăng, một dấu hiệu chỉ đường nhằm đạt đến thực tại tối hậu Nếu chỉ là một loại triết học, nghĩa là dựa trên và làm việc với những khái niệm, thì với Phật giáo, nó không tránh khỏi rơi vào hý luận, rơi vào vòng lẩn quẩn của ý thức hữu hạn và sinh diệt Kinh Lăng Già nói: “Cái sinh diệt kia là thức, cái chẳng sinh diệt là trí Cái bị các tướng ràng buộc ngăn ngại là thức Cái không bị ràng buộc ngăn ngại là trí… Đại Huệ! Ta nói rằng thức vọng tưởng diệt thì gọi là Niết bàn” (Niết bàn là một tên gọi khác của Chân Như) Đưa vào trong đời sống thực tế Chân Như là tất cả đời sống, vậy thì ứng dụng của Chân Như duyên khởi có mặt trong mọi lãnh vực của đời sống Ở đây chúng ta chỉ nhìn sơ lược trong vài lãnh vực Mặc dù con đường của con người là để đạt đến chân lý tuyệt đối, đạt đến trí chẳng sinh chẳng diệt, nhưng ở bước khởi đầu và trên đường đi, chúng ta vẫn cần sử dụng cái thức sinh diệt nghĩa là chân lý tương đối Nói cách khác, chúng ta chưa chứng thực được Chân Như duyên khởi thì chúng ta hãy sống với nó trên bình diện ý thức, bình diện tư tưởng, bình diện con đường đang đi nhưng định hướng đúng Nhân là một ý thức tương đối nhưng tiến hành đúng, thì quả sẽ là một trí huệ chẳng sinh chẳng diệt thấu đạt Chân Như.Chúng ta hãy xét Chân Như duyên khởi trong so sánh với một vài triết học khác để thấy sự ích lợi có tính thực dụng của nó trong đời sống Thực dụng ở đây là hiểu theo nghĩa cao cấp và đẹp đẽ của từ này Triết học thực dụng hay triết học thực tiễn do Charles S.Peirce (1839-1914), William James (1840-1910) và John Dewey (1850-1954), cả ba đều là người Mỹ chủ xướng và khai triển Triết học thực dụng khi xét giá trị của một loại triết học thì dựa trên kết quả thực tiễn tác động vào đời sống của nó Chẳng hạn, tiểu luận Khái niệm triết học và hiệu quả thực tế (1898) của James là một thí dụ.Ở đây, chúng ta sẽ xét hiệu quả của học thuyết Chân Như duyên khởi trong ba chủ đề: Thời gian và lịch sử; Sự vật, thiên nhiên và con người; Các ngành nghiên cứu học thuật.-Thời gian và lịch sử: Với Chân Như duyên khởi, vũ trụ này duyên khởi từ Chân Như theo nghiệp của tất cả chúng sinh, sinh từ Chân Như, kiến lập và hiện hữu trong/bằng Chân Như, diệt mất trong Chân Như Vũ trụ chính là biến tướng của Chân Như theo nghiệp của từng giống loài Vũ trụ của con người là Chân Như được biến hiện qua nghiệp thân khẩu ý của con người.Chân Như, với tư cách là thực tại đầu tiên và cuối cùng, vừa siêu việt khỏi vũ trụ vừa nội tại trong vũ trụ Nói theo cách nói logic bất nhị của Đại thừa, siêu việt tính của Chân Như chính là nội tại tính của nó.Như thế, vũ trụ và thế giới này, dù bị “biến kế sở chấp” cách nào vẫn ẩn chứa “khuôn mặt thật” của con người, vẫn là quê hương đích thực của con người Chính nơi sự biểu lộ thành hình tướng vũ trụ của Chân Như mà con người trong sự phát triển tiến hóa của nó có thể nhận ra Chân Như vào bất cứ không gian nào thời gian nào Chính nơi thế giới đa dạng này con người sẽ nhìn thấy khuôn mặt thật của mọi sự là Chân Như Con người không lạc lõng trong một vũ trụ vô tri giác, xa lạ, không có chút gì thiêng liêng Trái lại, nó lạc lõng bởi vì nó không nhận ra khuôn mặt thật và thiêng liêng (siêu việt) của nó và của thế giới là gì Nó chưa từng lìa khỏi quê hương cõi tịnh của nó Sự cứu độ, sự giải thoát luôn luôn ở trong tầm tay nó, hay nói đúng hơn, nằm trong chính nó, khi nó tịnh hóa con mắt nó, khi chuyển được thức thành trí, chuyển được cái thấy có sinh tử sinh diệt thành cái thấy Niết bàn Chân Như không sinh không diệt.Thế nên, với Phật giáo, thực tại tối hậu là cái có mặt ở tại đây và bây giờ Tất cả mọi con đường, mọi pháp môn của Phật giáo, dù bề ngoài có vẻ khác nhau thế nào, đều quy về cái có mặt tại đây và bây giờ này.Trong khi đó, thần học Tây phương quan niệm thực tại tối hậu là một Thượng đế có nhân cách như con người và vũ trụ được Thượng đế tạo ra từ hư không, ex nihilo Thượng đế như là nguyên nhân đầu tiên, động cơ đầu tiên tạo ra vũ trụ, nhưng Thượng đế ở ngoài vũ trụ, không ở trong vũ trụ Với con người cũng thế, Thượng đế tạo ra con người, dù có “theo hình ảnh của Ngài”, nhưng ở ngoài con người Vũ trụ và con người ở ngoài Thượng đế, thế nên để đến với thực tại tối hậu là Thượng đế, con người phải đi qua một vũ trụ vô tri vô giác xa lạ và đi qua cả số phận của chính con người cũng xa lạ không kém Con người cũng không thể bằng nỗ lực của mình để gặp gỡ thực tại tối hậu, mà mọi sự đều do “ý muốn của Thượng đế” Những câu hỏi tiếp tục gây lúng túng cho các nhà thần học: Nếu Thượng đế tốt lành sáng tạo ra vũ trụ, tại sao có sự xấu ác trong vũ trụ ấy? Lịch sử theo quan niệm Tây phương có tính cách tuyến tính mà phải ở cuối đường của lịch sử nhân loại mới gặp lại Thượng đế trong sự phán xét cuối cùng, đó cũng là ngày tận thế Như thế lịch sử chỉ là một sự chờ đợi sự chấm dứt của chính mình để được tái lập lại trong “trời mới và đất mới” với những con người còn sống sót vì “đã được chọn lựa” Lịch sử là lịch sử của sự vắng bóng thực tại tối hậu, vì thực tại tối hậu thì ở ngoài lịch sử, ở ngoài số phận con người.Quan niệm lịch sử tuyến tính này ảnh hưởng đến những triết gia lớn như Hégel (1770-1831) Với Hegel, mặc dù Tinh Thần thế giới nội tại trong thế giới, nhưng con người không thể trực tiếp đạt đến Tinh Thần thế giới (cái tuyệt đối) mà phải chờ "Tinh Thần thế giới" thực hiện quá trình vận động biện chứng của mình qua vũ trụ để đi tới sự hoàn thiện cuối cùng của "Tinh Thần thế giới" đó, thì lúc ấy con người mới được hoàn thiện.Sự tách biệt của thế giới, lịch sử và con người với thực tại tối hậu là cái tạo ra bi kịch Tây phương Thế kỷ XIX, Nietzsche nói: Thượng đế đã chết Nếu Thượng đế ở ngoài con người và vũ trụ thì Thượng đế có thể chết thật Nhưng Thượng đế ở trong con người (Tất cả chúng sinh đều có Phật tánh) và ở trong vũ trụ thì Thượng đế làm sao chết được khi còn có con người Những tác phẩm trong thế kỷ XX, mà đầu đề đã nói lên bi kịch đứt rách giữa Thượng đế và con người trong vũ trụ: Đi tìm thời gian đã mất (Marcel Proust), Lưu đày và Quê nhà, Con người nổi loạn, Kẻ xa lạ, Huyền thoại Sisyphe (Albert Camus), Trong khi chờ Thượng đế (Samuel Beckett), Thời đại hoài nghi (Nathalie Sarraute)…Lịch sử Tây phương là một lịch sử theo đường thẳng, tuyến tính, có tính cách mạt thế luận, và lịch sử ấy không có thực tại tối hậu ở bên trong nó Nó chỉ gặp lại cái thực tại tối hậu ấy ở cuối đường, nghĩa là khi lịch sử đã chấm dứt Đó là một lịch sử đi tìm thực tại tối hậu ở cuối đường nhưng tự thân lịch sử thì không có thực tại tối hậu ấy: lịch sử thì vô nghĩa.Nhận định của J.P Sartre nêu lên tình cảnh ấy thật rõ ràng: “Hầu hết các nhà văn lớn hiện đại, Proust, Joyce, Dos Passos, Faulkner… mỗi người theo cách riêng của mình, đều cố tìm cách hủy hoại thời gian Một số tước đi quá khứ và tương lai, để rút thời gian lại trong ý thức thuần túy của giây lát Chưa bao giờ rõ như thế ở thế kỷ XX, những đột biến và sụp đổ nhanh chóng của tiến trình lịch sử lại khiến con người nhận rõ như vậy về “tính phi lý của thời gian”, “sự thiếu vắng của tương lai” Vì vậy, khi “một ký ức chỉ còn làm ngưng lại những ngẫu nhiên và những vòng quay lại vĩnh cửu của một cuộc đời trong một thời điểm duy nhất”, thì điều đó không có gì lạ, bởi vì, “giây lát, đó chính là sự bao trùm tương hỗ và đối lập của cái trước bởi cái sau” Sartre, Saint Genêt, Comédien et martyr, 1952, trích dẫn từ Lịch sử văn học Pháp thế kỷ XX, Đặng Thị Hạnh chủ biên, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội 2005.Lịch sử Tây phương là lịch sử của loài người bị đuổi khỏi vườn Địa Đàng, một cuộc lưu đày vào trần thế không có cơ hội để tự phục hồi Đó là lịch sử của một cuộc mất mát thực tại tối hậu mà chỉ có cái chết của chính lịch sử mới cứu chuộc được.Ẩn dụ “Đứa con hoang đàng trở về với cha” trong Kinh Thánh và ẩn dụ “Đứa con khốn cùng trở về với cha” trong kinh Pháp Hoa khá giống nhau trong việc nói lên thân phận con người Nhưng rất khác nhau về cách giải quyết, nhìn trong toàn cảnh hai nền văn hóa.Lịch sử, theo Đông phương, nhất là theo Phật giáo, luôn luôn là cơ hội cho con người, chính là sự cứu độ cho con người, bởi vì lịch sử là sự khai triển của Chân Như theo khuynh hướng nghiệp của con người Lịch sử không là sự che giấu hay ẩn mặt Khi được hỏi thế nào là thực tại tối hậu, Thiền sư Vô Ngôn Thông, sơ Tổ của một dòng thiền Việt Nam, trả lời: “Không từng che giấu”, và “Ở khắp mọi chỗ”.Con người luôn luôn có cơ hội gặp gỡ, tìm thấy thực tại tối hậu ở bất cứ thời điểm nào của thời gian và không gian, nghĩa là ở bất cứ thời gian không gian nào của lịch sử Tất cả mọi tông phái Phật giáo đều đồng ý con người có thể gặp gỡ, hiểu biết, tỏ ngộ, thể nhập thực tại tối hậu ấy ngay tại đây và bây giờ Với Phật giáo, thời gian không gian không chỉ là tương đối mà thậm chí là không thực, do đó mới có giải thoát được Tâm điểm, cứu cánh của lịch sử Tây phương là ở phía trước, ở chỗ tận cùng (téléologie, viễn đích luận hay cứu cánh luận) Tâm điểm, cứu cánh của lịch sử Đông phương là ở tại đây và bây giờ Chỉ cần tâm con người đủ sáng suốt, đủ trong sạch để biết thấy, biết nghe, biết ngửi, biết nếm, biết xúc chạm và biết suy nghĩ Sự vật, thiên nhiên và con người.Nghiệp chướng hay lỗi lầm của con người là sự phân biệt và tách lìa giữa chủ thể và khách thể, kể cả khách thể siêu việt là thực tại tối hậu Một trong những vấn đề giải quyết của kinh Lăng Nghiêm là tại sao có thân tâm này và thế giới ngoài kia, làm sao để lấp được hố ngăn cách ấy Có lẽ đó là sự khổ đau đầu tiên và căn bản của mọi thứ khổ đau của con người.Văn hóa Tây phương khởi nguồn từ Hy Lạp và kinh Cựu Ước Sách Sáng Thế Ký nói: “Đức Chúa Trời ban phước cho loài người và phán rằng: Hãy sinh sản thêm nhiều, làm cho đầy dẫy đất; hãy làm cho đất phục tùng, hãy thống trị loài cá biển, loài chim trời, tất cả mọi sinh vật trên mặt đất” (Sáng Thế Ky 1, 28).Khi Adam và Eva đã phạm tội vì ăn trái cấm “biết điều thiện và điều ác”, “Đức Chúa Trời phán cùng người nữ rằng: Ta sẽ thêm điều cực khổ bội phần trong cơn thai nghén; ngươi sẽ chịu đau đớn khi sinh con, sự dục vọng ngươi phải xu hướng về chồng, và chồng sẽ cai trị ngươi” (3, 16) Rồi phán với Adam: “Đất sẽ sinh chông gai và cây tật lê, và ngươi sẽ ăn rau của đồng ruộng; ngươi sẽ làm đổ mồ hôi trán mới có mà ăn, cho đến ngày ngươi trở về đất, là nơi mà có ngươi ra; vì ngươi là bụi đất ngươi sẽ trở về bụi đất” (3, 18, 19).Thiên nhiên với Cựu Ước luôn luôn là cái gì gây khổ đau cho con người Và chống đối, chiến thắng thiên nhiên hẳn là chống đối và chiến thắng khổ đau Tương quan giữa con người và thiên nhiên là một tương quan bạo động, thù địch và chiến đấu Thiên nhiên là một lời nguyền rủa cho số phận con người.Ngày nay với khoa học kỹ thuật, con người đã giải được lời nguyền đó, nhưng cùng với điều này, thiên nhiên hấp hối, trái đất hấp hối Chúng ta đang mất một người bạn đồng hành, thậm chí người anh cả vì thiên nhiên có trước chúng ta, và cái chết của trái đất cũng là cái chết của chúng ta.Từ hai nguồn Hy Lạp và Cựu Ước cho đến Descartes và các triết gia hiện đại vẫn chưa giải quyết được sự tách biệt giữa chủ thể và đối tượng Khoa học kỹ thuật lại đào sâu thêm hố tách biệt ấy bằng cách làm ông chủ khai thác bóc lột thiên nhiên để thỏa mãn những tham vọng không bờ bến Đẩy sự sống của thiên nhiên vào hàng vật chất vô tri, hiếu chiến với thiên nhiên, từ đó hiếu chiến với con người, với người khác, chỉ là một bước ngắn Đó là tính cách của văn hóa Tây phương Đông phương thì ngược lại, luôn luôn tìm cách hòa hoãn, thuận hòa với thiên nhiên Chỉ mới khoảng vài thập niên gần đây, trước nguy cơ trái đất bị kiệt quệ và hư hoại, kéo theo cái chết sắp tới của con người, Tây phương mới nói đến môi trường sinh thái, thiên nhiên, sống hài hòa với thiên nhiên.Lịch sử con người, theo Tây phương, là lịch sử của con người bị đuổi ra khỏi vườn Địa Đàng, và người ta đi tìm thiên đường đã mất ấy bằng cách đào xới, chế tạo, xây dựng nên một Thiên Đường vật chất mới bằng nguyên liệu của trái đất này Trong khi đó, Chúa Jésus đã nói: “Thiên Đường chỉ có trong lòng người”.Ảo tưởng lớn nhất của văn minh Tây phương là nghĩ rằng con người sẽ có hạnh phúc, sẽ bình an, sẽ xây dựng được một cơ đồ hạnh phúc và bình an bằng cách chẳng đếm xỉa gì thiên nhiên, chẳng đếm xỉa gì con người (bóc lột và chiến tranh, chủ nghĩa thực dân các loại…), và quan trọng nhất là chẳng đếm xỉa gì đến con người thật bên trong của mình Ảo tưởng có thể đi tìm một Thiên Đường bên ngoài mình, một Thiên Đường có thể xây dựng được bằng cách thống trị thiên nhiên, thống trị người khác và che lấp con người sâu xa bên trong của mình, ảo tưởng đó càng lúc càng cho thấy những hậu quả nhãn tiền của nó Cần nhấn mạnh, chúng ta nói, không nên tiến bộ bằng ảo tưởng, bằng cách đặt những tiền đề sai, chứ không nói, không nên tiến bộ về vật chất.Trong khi đó, Đông phương nói: “Tâm bình thì thế giới bình”, “Tâm dẫn đầu tất cả các pháp” Diễn dịch theo lối tầm thường của chúng ta: Nếu tâm mà đúng, tốt và đẹp thì mọi sự, thế giới tự nhiên và thế giới do chúng ta tạo ra, sẽ đúng, tốt và đẹp Dĩ nhiên hậu quả là không có khổ đau Chẳng có ai tạo ra tội lỗi nguyên thủy - như Adam và Eva - cho chúng ta cả Chúng ta phải chịu trách nhiệm với sự sai lầm vẫn đang diễn ra của chính mình Đó là cái nhìn sai lầm và hành động sai lầm của chúng ta ngay lúc này về thiên nhiên, về con người, và về thực tại tối hậu.Với Đông phương mà nòng cốt 'triết học' của nó là Chân Như duyên khởi, thì thiên nhiên và người khác không phải là đối tượng, đối thủ để hàng phục, gây chiến và thống trị trên con đường tiến hóa của mình Mỗi sự vật trong thiên nhiên là một Chân Như duyên khởi Mỗi con người là một Chân Như duyên khởi Chúng ta, thiên nhiên và người khác đồng một tánh Không, đồng tánh Chân Như Nếu có khác biệt về cấp độ thì đó là sự khác biệt do cấp độ nhận biết nhiều hay ít, có ý thức hay vô thức bản năng về tính chất đồng nhất này mà thôi Đây mới là cái biết đem lại bình an và hạnh phúc cho mọi loài hiện hữu.Nếu chúng ta thể nghiệm được sự bình đẳng tự bản chất này (Bình đẳng tánh trí), thì đó là hạnh phúc, hạnh phúc cứu cánh, vì chấm dứt mọi xung đột, tham lam, giận ghét, chiến tranh.Phật giáo bao gồm nhiều con đường, nhiều lối đi nhằm chấm dứt vô minh (cái thấy chia tách và cắt đứt chủ thể và khách thể, từ đây mà có căn bệnh cô đơn của thời hiện đại) Khi vô minh tiêu tan tới đâu thì thực tại Chân Như hiển lộ tới đó Vô minh là ảo tưởng thâm căn cố đế cho rằng có những vực thẳm tách biệt chúng ta với thiên nhiên, với người khác và với thực tại tối hậu Tách biệt với thiên nhiên, với người khác, với thực tại tối hậu cũng chính là tách biệt với chính mình Sự tha hóa của chúng ta vẫn tiếp diễn, khổ đau của chúng ta vẫn tiếp diễn Hai thái độ căn bản gây tác hại cho chính chúng ta là tham lam và giận ghét - tham không được thì giận ghét - đều sinh ra từ sự tách biệt này Những vực thẳm tách biệt làm cội gốc cho mọi khổ đau này, như ta đã biết, mọi khoa học, mọi kỹ thuật, triết học, văn học, chính trị, kinh tế và tổ chức xã hội đều bất lực trong việc lấp đầy, xóa tan chúng, nếu không nói là càng đào sâu rộng thêm, khi không có chánh kiến Chính vì thế mà bất chấp bao nhiêu phát triển trong mọi lĩnh vực, Phật giáo vẫn tồn tại như một phương thuốc chữa mọi căn bệnh Trong văn học Phật giáo vẫn tuyên xưng Đức Phật là bậc “Đại y vương” là vì thế.Bằng Chân Như duyên khởi, chúng ta trả lại tính thiêng liêng (Chân Như), tính siêu việt, tính bất khả tư nghì cho thế giới, thiên nhiên và con người, trong đó có chúng ta Thấy mọi cái đều thiêng liêng trong Chân Như có nghĩa là chúng ta đã thiêng liêng hóa cuộc đời của mình, trả cho chúng ta về với chính chúng ta, một cái chính mình thiêng liêng và siêu việt Ẩn dụ viên đá triết học (của Tây phương) và cây gậy (của Đông phương) biến tất cả vũ trụ thành vàng ròng có ý nghĩa như vậy.Để kết thúc đoạn này chúng ta trích hai câu kệ của Thiền sư Thiền Lão (thế kỷ XI) trả lời vua Lý Thái Tông: Trúc biếc hoa vàng phi ngoại cảnh Trăng trong mây bạc hiện toàn chân Đây là cái thấy của những con người thực sự thấy biết (Chánh tri kiến) Như Thiền sư Mã Tổ: “Nếu lập pháp giới thì thảy đều là pháp giới Nếu lập Chân Như thì thảy đều là Chân Như” Hay như Thiền sư Hoàng Bá: “Tánh tướng không khác nhau” ; “Tâm cảnh nhất như”.Thấy được như thế thì làm gì có chuyện trái đất này bị hư hoại, bị tàn phá vì lòng tham? Làm gì có chuyện đồ vật càng ngày càng chết đi nhanh hơn vì chủ nghĩa tiêu thụ?Khi nói Chân Như là thật tướng và thật tánh của tất cả mọi hiện tượng, chúng ta thấy ngay rằng Chân Như là mục đích của mọi môn học, mọi ngành nghiên cứu, tìm tòi, vì tất cả mọi ngành đều nhắm đến thể, tướng, dụng của một đối tượng nghiên cứu nào đó.Với Phật giáo, mọi ngành học thuật nghiên cứu đều nằm trong vòng chân lý tương đối vì chúng y cứ vào lý tính hữu hạn của con người Chẳng hạn theo Kant, lý tính không thể thấu hiểu được, nắm bắt được “vật tự nó”, nghĩa là thực tại tối hậu, thực tại như chính nó Lý tính chỉ hiểu được thế giới hiện tượng (phénomène) còn cái bản thể (noumène) thì không thể Sau này, với Sartre, hữu thể tự thân, hữu thể tự nó (l’en-soi) cũng là sự bất lực lớn nhất của ý thức con người (le pour-soi) Các nhà triết học về khoa học như Wittgeinstein, Thomas Kuhn, Karl Popper… đã cho chúng ta thấy những giới hạn của khoa học, nghĩa là giới hạn của lý tính Trên thực tế việc không thể hợp nhất thuyết tương đối và vật lý lượng tử dù chỉ trên phương diện lý thuyết toán học trải qua gần một thế kỷ đã cho thấy điều đó.Chỉ có ở cấp độ vượt khỏi lý tính, ở cấp độ mà chúng ta thường gọi là tâm linh hay trí huệ thì tâm thức mới bắt đầu chứng nghiệm được chân lý tuyệt đối (thật tánh và thật tướng) Nói vượt khỏi lý tính, nói là tâm linh vì không thể định lượng và định tính theo khoa học, theo luận lý được Chỉ có cấp độ tâm linh hay trí huệ mới nhận biết và thấu hiểu tâm linh hay trí huệ Bởi thế những người thực hành tâm linh và có những kết quả tâm linh trong văn hóa Tây phương vẫn gọi là những nhà thần bí (mystique) Chẳng hạn, năng lực của "giới" và cái chúng ta gọi là “giới thể” (và thiền định, thiền quán, bồ đề tâm, hồi hướng…) thì không thể đo bằng máy móc hay quan sát nào được Thậm chí tâm lý học chiều sâu (phân tâm học) cũng chẳng thể nào mò ra “một tâm thức sạch phiền não” là như thế nào, vì phân tâm học chỉ khảo sát về tâm - mà lại là tâm thô - thì làm sao có thể biết trạng thái không có tâm (vô tâm) là thế nào Với tâm không có phiền não, tâm không có tư tưởng (tâm vô niệm), phân tâm học đã mất đối tượng khảo sát của nó, nghĩa là nó trở nên vô hiệu.Lý tưởng của Phật giáo cũng như của Đông phương và Tây phương là chân lý tương đối, quy ước có thể tiếp cận và phản ánh một phần nào chân lý tuyệt đối, tối hậu Sự nối kết được chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối, sự nối kết được Đời và Đạo là mục tiêu của Phật giáo Đại thừa Và nhìn chung, đó cũng là con đường giải thoát và giác ngộ của toàn bộ Phật giáo.Hiện nay, lý tưởng của mỗi môn học là thể hiện được, phản ảnh được một góc nhỏ của bức ảnh toàn đồ (hologramme, bức ảnh chụp giao thoa bằng tia laser, mỗi phần nhỏ của nó khi rọi ra đều cho hình ảnh của toàn bộ bức ảnh) của toàn bộ vũ trụ Nhà vật lý vĩ đại Einstein đã từng mơ ước một tương quan như vậy giữa khoa học và Phật giáo: “Tôn giáo của tương lai phải là một tôn giáo vũ trụ Tôn giáo đó phải vượt khỏi một Thượng đế có nhân cách và tránh khỏi những giáo điều và thần học Bao trùm cả lĩnh vực tự nhiên và tâm linh, nó phải đặt nền trên một cảm thức tôn giáo phát sinh từ kinh nghiệm về tự nhiên và về tâm linh như một nhất thể đầy ý nghĩa Đạo Phật trả lời được cho sự mô tả này Nếu có một tôn giáo nào có thể đương đầu được với những nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó sẽ là đạo Phật”.Mối liên hệ lý tưởng của các khoa học với nhau và với cái “tôn giáo vũ trụ” này là mỗi phần tử (mỗi môn học) đều “vô ngại, tương dung tương nhập” với nhau và “vô ngại, tương dung tương nhập” với tôn giáo vũ trụ Cái nhìn “vô ngại của mọi phần tử với nhau đồng thời vô ngại với cái Toàn thể”, đó là cái nhìn, quan điểm và cũng là chỗ rốt ráo của kinh Hoa NghiêmVới Đông Á, các học thuật hầu như gắn liền và quy chiếu về thực tại tối hậu (theo quan niệm của họ) Chẳng hạn hầu hết mọi ngành học đều có chữ đạo (y đạo, võ đạo, họa đạo, nhân đạo, thiên đạo, địa đạo…) và quy chiếu về Thái cực hay Đạo Các nhà Lý học Trung Hoa thế kỷ XI và XII cũng biện luận về cái lý (cái Đạo) trong sự vật và cuộc sống Tiếc rằng họ nhiều tư biện, nhưng thiếu những tiến bộ của khoa học và thiếu một trí huệ bao quát như Phật giáo Gần đây, trong đường hướng đó, nhà vật lý lý thuyết Fritjof Capra viết cuốn Đạo của Vật ly, The Tao of Physics (1974) nói về những tương đồng của vật lý học hiện đại và Đạo học Đông phương.Với Tây phương, các môn học phần nhiều gắn với tiếp vĩ ngữ “logie”: ontologie (hữu thể học), phénoménologie (hiện tượng luận), sociologie (xã hội học), psychologie (tâm lý học)… Tiếp vĩ ngữ logie này bắt nguồn từ chữ Logos của Hy Lạp, có nghĩa là Nguyên lý vũ trụ, nói theo Đông Á là Đạo, và nâng cao lên nữa là Chân Như Như thế, sociologie có thể dịch là “đạo của xã hội”, psychologie là “đạo của tâm lý”…Cái học của Đông và Tây đều muốn tìm đến thực tại tối hậu là Đạo hoặc Logos Sự đồng quy về Chân Như, như là thực tại tối hậu, là cái chung cho cả hai nền văn minh Đông phương và Tây phương Chẳng hạn, nghệ thuật Phật giáo tìm cách biểu hiện cái Chân Như trên mặt hình tướng Nghệ thuật của Đông phương và Tây phương cũng tìm cách biểu hiện cái thực tại tối hậu ấy theo phong cách của từng nền văn minh, từng dân tộc Kết luận.Trong một viễn cảnh như vậy, các khoa học (chân lý tương đối, tục đế) và Chân Như duyên khởi (chân lý tuyệt đối, chân đế) không chướng ngại nhau mà bổ túc cho nhau, soi sáng lẫn nhau Chẳng hạn trong vật lý học hiện đại, không có một hạt cơ bản nào, không có một hệ thống nào là độc lập, tồn tại riêng biệt, mà chúng “tương tác” lẫn nhau, cùng “duyên khởi” với nhau, thậm chí “vô ngại, tương dung tương nhập” với nhau.Cho nên Phật giáo không chống đối khoa học, không ngăn ngại khoa học, với tư cách là cái học, sự nghiên cứu của lý trí con người Trái lại, một điều dễ thấy là mọi khoa học càng phát triển sâu rộng bằng lý trí và thiện tâm thì những chân lý của Phật giáo càng được sáng tỏ Và có thể, như mong ước của Einstein, những chân lý tuyệt đối của Phật giáo soi sáng cho những con đường của những chân lý tương đối, cho những paradigm (hệ hình, mẫu hình, chữ của Thomas Kuhn, 1962) của khoa học Cho đến lúc những chân lý tương đối là sự phản ánh của chân lý tuyệt đối, là một với chân lý tuyệt đối: "Sắc tức thị Không ".Con người luôn luôn tìm kiếm hạnh phúc, hạnh phúc càng trường cửu càng tốt Nhưng nó vẫn chạm mặt với khổ đau vì nó đã không biết thiết lập những nguyên nhân cho hạnh phúc, mà ngược lại, luôn mãi gieo trồng hạt giống khổ đau Những khổ đau, những ách nạn từ cá nhân cho đến xã hội ở khắp thế giới chứng tỏ sự sai lầm trong tư duy và trong hành động của chúng ta là thế nào.Mơ ước ngàn đời của con người là làm thế nào nối kết được cuộc đời mình với thực tại tối hậu, với cái tuyệt đối; nối kết được sự nghiệp của mình nghĩa là tư duy sáng tạo và hành động của mình với thực tại tối hậu Làm sao nối kết được Đời với Đạo, đó là vấn đề, thậm chí vấn đề duy nhất Ở đây, vắn tắt qua vài điều ở trên, chúng ta thấy Chân Như duyên khởi thực hiện được ước mong đó: Đạo đến với Đời Đời nối kết với Đạo, qua Con người.Con người có thể tìm hiểu, học hỏi, bắt chước (chữ “pháp” của Lão Tử, trong câu: “Người bắt chước Đất, Đất bắt chước Trời, Trời bắt chước Đạo, Đạo bắt chước Tự nhiên”) Chân Như qua mọi biểu lộ của nó: trong mọi ngành hoạt động của con người, khoa học, chính trị, kinh tế, xã hội v.v… Vì bằng con mắt trong sạch, con người có thể thấy được phản ánh của Chân Như trong thế giới hình tướng, cho đến thấy trực tiếp được nó Như kinh Bát Nhã nói thấy sắc (hiện tượng) tức là thấy tánh Không (bản thể) Đó là cái gọi là sự học (suốt đời) của Đông phương.Với sự học Chân Như cả về mặt hình tướng lẫn thể tánh, mặt hiện tượng lẫn bản thể như vậy, con người sẽ hiểu biết, tương ưng và thể nhập Chân Như Đây là sứ mạng thiêng liêng của con người, số phận thiêng liêng của con người, nối kết được Đời với Đạo, thế giới hình tướng biểu lộ với thể tánh không hình tướng không biểu lộ, nối kết sinh tử với Niết bàn, nối kết ngọn với gốc, nối kết sự ra đi với trở về, nối kết thời gian với cái không có thời gian, cái hữu hạn với cái vô hạn.Qua vài điều ở trên, chúng ta thấy sự kiến lập một nền văn minh Phật giáo là có thể https://giacngo.vn/chan-nhu-duyen-khoi-post3797.html ... có nói 11 thứ tương tục sâu kín (6) Đại thừa khởi tín luận trực giải, Đại sư Hám Sơn (7) Mười tranh chăn trâu Gnosic.com (8) Đại thừa khởi tín luận trực giải, Đại sư Hám Sơn (9) Thiền đạo tu tập,... HT.Thích Thanh Từ (3) Đại thừa khởi tín luận nghĩa ký, Tổ Hiền Thủ (Pháp Tạng) (4) Lời Đại sư Hám Sơn ghi “Cương yếu pháp giới duyên khởi tông Hoa Nghiêm”, luận Đại thừa khởi tín trực giải (5) KinhLăng-già... thành thức đó.Đó Mười tranh chăn trâu Thiền tơng, giải thích thơng qua luận Đại thừa khởi tín số trực nghiệm chư vị thiện hữu tri thức.Sang năm Trâu, nguyện tất nhận chăn trâu nhà mình, để Ta-bà

Ngày đăng: 07/08/2022, 10:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w