LÝ LUẬN CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁCLÊNIN VỀ TIỀN TỆ VÀ VẤN ĐỀ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

22 4 0
LÝ LUẬN CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁCLÊNIN  VỀ TIỀN TỆ VÀ VẤN ĐỀ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM  HIỆN NAY

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài 1 Mục đích nghiên cứu 1 Phương pháp nghiên cứu 2 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC–LÊNIN VỀ TIỀN TỆ 3 Lịch sử ra đời của tiền tệ 3 Khái niệm tiền tệ 3.

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 1 Lý do chọn đề tài 1 2 Mục đích nghiên cứu .1 3 Phương pháp nghiên cứu 2 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC–LÊNIN VỀ TIỀN TỆ .3 1.1 Lịch sử ra đời của tiền tệ 3 1.1.1 Khái niệm tiền tệ 3 1.1.2 Sự phát triển các hình thái giá trị 3 1.2 Bản chất và chức năng của tiền tệ 5 1.3 Quy luật lưu thông tiền tệ .8 CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 9 2.1 Khái niệm lạm phát 9 2.2 Phân loại lạm phát 9 2.3 Nguyên nhân dẫn đến lạm phát 10 2.4 Tác động của lạm phát đến nền kinh tế 12 2.4.1 Tác động tiêu cực của lạm phát đến nền kinh tế 12 2.4.2 Tác động tích cực của lạm phát đến nền kinh tế 14 2.5 Thực trạng lạm phát ở Việt Nam những năm gần đây 15 2.6 Một số giải pháp kiềm chế lạm phát 18 KẾT LUẬN 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO 2 PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Việt Nam đang tiếp tục công cuộc đổi mới kết hợp với công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Chúng ta đang tiến gần hơn với thị trường quốc tế, đưa kinh tế đất nước phát triển theo hướng hội nhập, mở cửa Khi đất nước ngày một hội nhập với thị trường thế giới thì vấn đề tiền tệ, phương thức lưu thông và lạm phát xảy ra là một trong những vấn đề nhạy cảm đầu tiên được bàn tới, nó ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế Nghĩa là tiền tệ và hàng hóa không thể tách rời nhau Nó tồn tại và biến động theo một quy luật khách quan của tình hình giá cả của đất nước hay giá cả của kinh tế thế giới Nói cách khác, quy luật lưu thông tiền tệ phụ thuộc vào sự phát triển hay những biến động của nền kinh tế thị trường Đi đôi với đó là việc lạm phát xảy ra gắn liền những những giai đoạn phát triển kinh tế của từng đất nước, phản ánh sự suy thoái hay phát triển mạnh mẽ, sự ổn định kinh tế của từng quốc gia Do việc hiểu rõ quy luật lưu thông tiền tệ, lạm phát là một trong những yếu tố quan trọng để giúp nền kinh tế có các giải pháp tốt trong việc điều tiết chính sách tiền tệ, ổn định kinh tế Vấn đề này ngày càng được Chính phủ quan tâm, từ đó có những chiến lược lâu dài đẩy mạnh phát triển kinh tế, đẩy lùi lạm phát tới mức thấp nhất Đó là lý do mà nhóm em đã chọn đề tài “Lý luận của kinh tế chính trị Mác-Lênin về tiền tệ và vấn đề lạm phát ở Việt Nam hiện nay” để có thể nghiên cứu và hiểu rõ hơn những nội dung trên 2 Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu và trình bày đầy đủ những nội dung chính theo những lý luận của kinh tế chính trị Mác-Lênin về tiền tệ, lạm phát Giúp ta nâng cao kĩ năng phân tích, kĩ năng vận dụng lý luận Nhằm bổ sung nhiều hơn kiến thức lý luận hiện đại của việc lưu thông tiền tệ và tình hình lạm phát ở Việt Nam 3 Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu tiểu luận dựa trên cơ sở lí thuyết của chủ nghĩa Mác–Lênin, kết hợp chặt chẽ lý luận và thực tiễn, logic và lịch sử, điều tra xã hội học Trên cơ sở lí thuyết về quy luật lưu thông tiền tệ giúp ta hiểu biết thêm về nguồn gốc, bản chất, chức năng và thực trạng lạm phát của tiền tệ Từ đó có những giải pháp thiết thực nhất để giải quyết tình hình lạm phát của đất nước CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC–LÊNIN VỀ TIỀN TỆ 1.1 Lịch sử ra đời của tiền tệ 1.1.1 Khái niệm tiền tệ Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác–Lênin thì tiền tệ là hàng hoá đặc biệt, dùng làm vật ngang giá chung cho tất cả các hàng hoá, là sự thể hiện chung của giá trị và thể hiện lao động xã hội, đồng thời tiền tệ biểu hiện quan hệ sản xuất giữa những người sản xuất hàng hoá, do quá trình phát triển lâu dài của trao đổi hàng hoá tạo ra Tiền với cách hiểu chung nhất là bất cứ cái gì được chấp nhận trong thanh toán để lấy hàng hoá hoặc trong việc hoàn trả các khoản nợ Hiện nay có hai loại tiền tệ chính, đó là tiền tệ có giá trị thực và tiền tệ quy ước Tiền quy ước gồm có: tín tệ, tiền pháp định và tiền của hệ thống ngân hàng Trong tất cả các loại tiền đó thì tiền mặt pháp định là một trong các loại tiền mạnh, đó là loại tiền giấy do ngân hàng trung ương phát hành Hiện nay, tiền có giá trị thực chủ yếu là tiền vàng, vì tiền vàng có giá trị thực nên nó có nhiều ưu điểm hơn so với tiền giấy như mức ổn định của đồng tiền, giá trị trao đổi, phạm vi trao đổi Bây giờ, tiền vàng ít được sử dụng hơn Vàng hiện nay được sử dụng chủ yếu nhằm mục đích thực hiện chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương hoặc sử dụng như những hàng hoá trang sức, nó ít sử dụng làm vật trao đổi 1.1.2 Sự phát triển các hình thái giá trị Hàng hóa là sự thống nhất của hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị Về mặt giá trị sử dụng, tức hình thái tự nhiên của hàng hóa, ta có thể nhận biết trực tiếp được bằng các giác quan Nhưng về mặt giá trị, tức hình thái xã hội của hàng hóa, nó không có một nguyên tử vật chất nào nên dù cho người ta có lật đi lật lại mãi một hàng hóa thì cũng không thể sờ thấy, nhìn thấy giá trị của nó Giá trị chỉ cố một tính hiện thực thuần túy xã hội, và nó chỉ biểu hiện ra cho người ta thấy được trong hành vi trao đổi, nghĩa là trong mối quan hệ giữa các hàng hóa với nhau Chính vì vậy, thông qua sự nghiên cứu các hình thái biểu hiện của giá trị, chúng ta sẽ tìm ra nguồn gốc phát sinh của tiền tệ, hình thái giá trị nổi bật và tiêu biểu nhất Sự phát triển của các hình thái giá trị trong nền kinh tế hàng hóa được biểu hiện thông qua bốn hình thái Hình thái đầu tiên là hình thái giá trị đơn giản hay ngẫu nhiên, đây là hình thái phôi thai của giá trị, nó xuất hiện trong giai đoạn đầu của trao đổi hàng hóa, khi trao đổi mang tính chất ngẫu nhiên, người ta trao đổi trực tiếp vật này lấy vật khác Ví dụ như 1m vải = 10kg thóc, ở đây, ta thấy giá trị của vải được biểu hiện ở thóc, còn thóc là cái được dùng làm phương tiện để biểu hiện giá trị của vải Với thuộc tính tự nhiên của mình, thóc trở thành hiện thân giá trị của vải Trong ví dụ trên, giá trị của 1m vải, bản thân nó nếu đứng một mình thì không thể phản ánh được hay biểu hiện được giá trị của bản thân nó là bao nhiêu Muốn biết được giá trị của 1m vải đó thì cần đem so sánh với giá trị của 10kg thóc, do đó hình thái giá trị của 1m vải ở đây là hình thái tương đối Còn 10kg thóc không biểu hiện giá trị của bản thân nó được, trong mối quan hệ với vải, nó chỉ biểu hiện giá trị của vải nên nó là hình thái ngang giá của giá trị của vải Nếu thóc muốn biểu hiện giá trị của mình thì ohair đảo ngược vai trò lại: 10kg thóc = 1m vải Hình thái giá trị tương đối và hình thái giá trị vật ngang giá là hai mặt liên quan nhau, không thể tách rời nhau, đồng thời là hai cực đối lập của một phương trình giá trị Trong hình thái giá trị đơn giản hay ngẫu nhiên thì tỷ lệ trao đổi chưa thể cố định Hình thái vật ngang giá có ba đặc điểm: giá trị sử dụng của nó trở thành hình thức biểu hiện giá trị, lao đông cụ thể trở thành hình thức biểu hiện lao động trừu tượng, lao động tư nhân trở thành hình thức biểu hiện lao động xã hội Hình thái thứ hai là hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng Khi lực lượng sản xuất phát triển hơn, sau phân công lao động xã hội lần thứ nhất, chăn nuôi tách khỏi trồng trọt, trao đổi trở nên thường xuyên hơn, một hàng hóa này có thể quan hệ với nhiều hàng hóa khác Tương ứng với giai đoạn này là hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng Ở hình thái thứ hai này có sự mở rộng hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên, hình thái vật ngang giá được mở rộng ra ở nhiều hàng hóa khác nhau để trao đổi, tuy nhiên vẫn là trao đổi trực tiếp, tỷ lệ trao đổi chưa cố định Với sự phát triển cao hơn nữa của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội, hàng hóa được đưa ra trao đổi thường xuyên, đa dạng và nhiều hơn Nhu cầu trao đổi do đó trở nên phức tạp hơn, người có vải muốn đổi thóc, nhưng người có thóc lại không cần vải mà cần thứ khác Vì thế, việc trao đổi trực tiếp không còn thích hợp và gây trở ngại cho trao đổi Trong tình hình đó, người ta phải đi con đường vòng, mang hàng hóa của mình đổi lấy thứ hàng hóa mà nó được nhiều người ưa chuộng hơn, rồi đem hàng hóa đó đổi lấy thứ hàng hóa mà mình cần Khi vật trung gian trong trao đổi được cố định lại ở thứ hàng hóa đuuợc nhiều người ưa chuộng thì hình thái chung của giá trị xuất hiện Khi lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội phát triển hơn nữa, sản xuất hàng hóa và thị trường ngày càng mở rộng, tình trạng có nhiều vật ngang giá chung làm cho trao đổi giữa các địa phương gặp khó khăn, do đó dẫn đến đòi hỏi khách quan phải hình thành vật ngang giá chung thống nhất Khi vật ngang giá chung được cố định lại ở một vật duy nhất và phổ biến thì xuất hiện hình thái tiền tệ của giá trị Lúc đầu có nhiều kim loại đóng vai trò là tiền tệ như: vàng, bạc và cuối cùng được cố định là vàng Do những ưu điểm như thuần nhất về chất, dể chia nhỏ, không hư hỏng, với một lượng và thể tích nhỏ nhưng chứa đựng một lượng giá trị lớn nên vàng đã được chọn làm vật trao đổi có giá trị Tiền tệ xuất hiện là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của sản xuất và trao đổi hàng hóa, khi tiền tệ ra đời thì thế giới hàng hóa chai làm hai cực: một bên là các hàng hóa thông thường, một bên là hàng hóa (vàng) đóng vai trò tiền tệ Đến đây giá trị của hàng hóa đã có một phương tiện biểu hiện thống nhất, tỷ lệ trao đổi được cố định 1.2 Bản chất và chức năng của tiền tệ Tiền tệ là một hình thái giá trị của hàng hóa, là sản phẩm của quá trình phát triển sản xuất và trao đổi hàng hóa Các nhà kinh tế trước C.Mác giải thích tiền tệ từ hình thái phát triển cao nhất của nó, vì vậy đã không làm rõ được bản chất của tiền tệ Ngược lại, C.Mác nghiên cứu tiền tệ từ lịch sử phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa, từ sự phát triển của các hình thái giá trị hàng hóa, do đó đã tìm thấy bản chất của tiền tệ Tiền tệ là hàng hóa đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung thống nhất cho các hàng hóa khác, nó thể hiện lao động xã hội và biểu hiện quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa Ngoài ra, bản chất của tiền tệ còn được biểu hiện thông qua các chức năng của nó Theo C.Mác, tiền tệ có năm chức năng Tiền tệ được dùng làm thước đo giá trị, nhưng muốn đo lường được giá trị của hàng hóa thì bản thân tiền tệ phải có giá trị, vì vậy, tiền tệ làm chức năng thước đo giá trị phải là tiền vàng Để đo lường giá trị hàng hóa không cần thiết phải là tiền mặt mà chỉ cần so sánh với lượng vàng nào đó trong ý tưởng vì giữa giá trị của vàng và giá trị của hàng hóa trong thực tế đã có một tỷ lệ nhất định Cơ sở của tỷ lệ đó là thời gian lao động xã hội cần thiết hao phí để sản xuất ra hàng hóa đó Giá trị hàng hóa được biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả hàng hóa, hay giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa Để tiền làm được chức năng thước đo giá trị thì bản thân tiền tệ cũng phải được quy định một đơn vị tiền tệ nhất định làm tiêu chuẩn đo lường giá cả của hàng hóa Đơn vị đó là một trọng lượng nhất định của kim loại dùng làm tiền tệ, ở mỗi nước thì đơn vị tiền tệ sẽ có tên gọi khác nhau Với chức năng làm phương tiện lưu thông, tiền làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hóa Để làm chức năng lưu thông hàng hóa đòi hỏi phải có tiền mặt, trao đổi hàng hóa lấy tiền làm môi giới gọi là lưu thông hàng hóa Trong lưu thông, lúc đầu tiền tệ xuất hiện dưới hình thức vàng thỏi, bạc nén Dần dần nó được thay thế bằng tiền đúc, trong quá trình lưu thông, tiền đúc bị hao mòn dần và mất một phần giá trị của nó nhưng vẫn được xã hội chấp nhận như tiền đúc đủ giá trị Khi đúc tiền nhà nước tìm cách giảm bớt hàm lượng kim loại của đơn vị tiền tệ làm cho giá trị thực của tiền đúc ngày càng thấp hơn so với gái trị danh nghĩa của nó Thực tiễn này dẫn đến sự ra đời của tiền giấy, nhà nước có thể in tiền giấy để đưa vào lưu thông nhưng vì bản thân tiền giấy không có giá trị mà chỉ là ký hiệu của tiền vàng nên nhà nước không thể tùy ý in bao nhiêu tiền giấy cũng được, mà phải tuân theo quy luật lưu thông tiền giấy Quy luật đó là “việc phát hành tiền giấy phải được giới hạn trong số lượng vàng (hay bạc) do tiền giấy đó tượng trưng, lẽ ra phải lưu thông thực sự”1 Khi khối lượng tiền giấy do nhà nước phát hành và lưu thông vượt quá khối lượng tiền cần cho lưu thông thì giá trị của tiền tệ sẽ giảm xuống, tình trạng lạm phát sẽ xuất hiện Làm phương tiện cất giữ, tiền sẽ được rút khỏi lưu thông và đi vào cất trữ Tiền làm được chức năng này là do tiền là đại biểu cho của cải xã hội dưới hình thái giá trị, nên cất trữ tiền là một hình thức cất trữ của cải Để làm chức năng phương tiện cất trữ, tiền phải có đủ giá trị, tức là tiền, vàng, bạc Chức năng cất trữ làm cho tiền trong lưu thông thích ứng một cách tự phát với nhu cầu tiền cần thiết cho lưu thông Nếu sản xuất tăng, lượng hàng hóa nhiều thì tiền cất trữ được đưa vào lưu thông, ngược lại, nếu sản xuất giảm, lượng hàng hóa lại ít thì một phần tiền vàng rút khỏi lưu thông đi vào cất trữ Làm phương tiện thanh toán, tiền được dùng để trả nợ, nộp thuế, trà tiền mua hàng, Khi sản xuất và trao đổi hàng hóa phát triển đến trình độ nào đó tất yếu nảy sinh việc mua bán chịu Trong hình thức giao dịch này, trước tiên tiền làm chức năng thước đo giá trị để định giá cả hàng hóa, nhưng vì là mua bán chịu nên đến kỳ hạn tiền mới được đưa vào lưu thông để làm phương tiện thanh toán Sự phát triển của quan hệ mua bán chịu này một mặt tạo khả năng trả nợ bằng cách thanh toán khấu trừ lẫn nhau hông dùng tiền mặt Mặt khác, trong việc mua bán chịu người mua trở thành con nợ, người bán trở thành chủ nợ Khi hệ thống chủ nợ và con nợ phát triển rộng rãi, đến kỳ thanh toán, nếu một khâu nào đó không thanh toán được sẽ gây khó khăn cho các khâu khác, phá vỡ hệ thống, khả năng khủng hoảng kinh tế tăng lên Khi trao đổi hàng hóa vượt khỏi biên giới quốc gia thì tiền làm chức năng tiền tệ thế giới Với chức năng này, tiền phải có đủ giá trị, phải trở thành hình thái ban đầu của nó là vàng Trong chức năng này, vàng được dùng làm phương tiện C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, tr.23, tr.193 1 mua bán hàng hóa, phương tiện thanh toán quốc tế và biểu hiện của cải nói chung của xã hội 1.3 Quy luật lưu thông tiền tệ Quy luật lưu thông tiền tệ là quy luật qui định số lượng tiền cần cho lưu thông hàng hóa ở mỗi thời kỳ nhất định C.Mác cho rằng số lượng tiền tệ cần cho lưu thông do ba nhân tố quy định: số lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường, giá cả trung bình của hàng hóa và tốc độ lưu thông của những đơn vị tiền tệ cùng loại Sự tác động của ba nhân tố này đối với khối lượng tiền tệ cần cho lưu thông diễn ra theo quy luật phổ biến là tổng số giá cả hàng hóa chia cho số vòng lưu thông của các đồng tiền cùng loại trong một thời gian nhất định CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1 Khái niệm lạm phát Lạm phát là hiện tượng kinh tế phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, đó là hiện tượng khủng hoảng tiền tệ, nhưng nó là sự phản ánh và thể hiện trạng thái chung của toàn bộ nền kinh tế Có nhiều quan niệm khác nhau về lạm phát, nhưng đều nhất trí rằng: lạm phát là tình trạng tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ trong một thời gian nhất định và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó Khi mức giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây, do đó lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ 2.2 Phân loại lạm phát Theo phân loại, lạm phát sẽ có ba mức độ: Lạm phát tự nhiên từ 0 đến dưới 10% hay còn gọi là lạm phát vừa phải được đặc trưng bằng giá cả tăng chậm và có thể dự đoán được Tỷ lệ lạm phát hàng năm là một chữ số Trong thời kỳ này, nền kinh tế hoạt động bình thường, đời sống của lao động ổn định Sự ổn định đó được biểu hiện: giá cả tăng lên chậm, lãi suất tiền gửi không cao, không xảy ra với tình trạng mua bán và tích trữ hàng hoá với số lượng lớn Có thể nói lạm phát vừa phải tạo nên tâm lý an tâm cho người lao động chỉ trông chờ vào thu nhập Khi giá cả tương đối ổn định, mọi người tin tưởng vào đồng tiền, họ sẵn sàng giữ tiền vì nó hầu như giữ nguyên giá trị trong vòng một tháng hay một năm Mọi người sẵn sàng làm những hợp đồng dài hạn theo giá trị tính bằng tiền vì họ tin rằng giá trị và chi phí của họ mua và bán sẽ không chệch đi quá xa Trong thời gian này, các hãng kinh doanh có khoản thu nhập ổn định, ít rủi ro nên sẵn sàng đầu tư cho sản xuất, kinh doanh Lạm phát phi mã từ 10 đến dưới 1000% hay lạm phát phi mã, tỷ lệ tăng giá trên 10% đến dưới 100% còn được gọi là lạm phát 2 hoặc 3 con số Đồng tiền mất giá nhiều, lãi suất thực tế thường âm, không ai muốn giữ tiền mặt, mọi người chỉ giữ lượng tiền tối thiểu vừa đủ cần thiết cho việc thanh toán hằng ngày Mọi người tích trữ hàng hóa, vàng hay ngoại tệ, bất động sản và không bao giờ cho vay tiền ở mức lãi suất bình thường Loại này khi đã trở nên vững chắc sẽ gây ra những biến dạng kinh tế nghiêm trọng Siêu lạm phát xảy ra khi lạm phát đột biến tăng lên với tốc độ cao vượt xa lạm phát phi mã, nó như một căn bệnh chết người, tốc độ lưu thông tiền tệ tăng nhanh, giá cả tăng nhanh không ổn định, tiền lương thực tế bị giảm mạnh, tiền tệ mất giá nhanh chóng thông tin không còn chính xác, các yếu tố thị trường biến dạng và hoạt động kinh doanh lâm vào tình trạng rối loạn Tuy nhiên, siêu lạm phát rất ít khi xảy ra Đồng tiền gần như mất giá hoàn toàn Các giao dịch diễn ra trên cơ sở hàng đổi hàng, tiền không còn làm được chức năng trao đổi Nền tài chính lâm vào khủng hoảng 2.3 Nguyên nhân dẫn đến lạm phát Lạm phát do cầu kéo: khi nhu cầu thị trường về một mặt hàng nào đó tăng lên sẽ khiến giá cả của mặt hàng đó tăng theo Giá cả của các mặt hàng khác cũng theo đó leo thang, dẫn đến sự tăng giá của hầu hết các loại hàng hóa trên thị trường Lạm phát do sự tăng lên về cầu (nhu cầu tiêu dùng của thị trường tăng) được gọi là “ lạm phát do cầu kéo” Ở Việt Nam, giá xăng tăng lên kéo theo giá cước taxi tăng lên, giá thịt lợn tăng, giá nông sản tăng, là một ví dụ điển hình Lạm phát do chi phí đẩy: chi phí đẩy của các doanh nghiệp bao gồm tiền lương, giá cả nguyên liệu đầu vào, máy móc, thuế… Khi giá cả của một hoặc vài yếu tố này tăng lên thì tổng chi phí sản xuất của các xí nghiệp cũng tăng lên, vì thế mà giá thành sản phẩm cũng sẽ tăng lên nhằm bảo toàn lợi nhuận Mức giá chung của toàn thể nền kinh tế tăng lên được gọi là “lạm phát do chi phí đẩy” Ví dụ: Khi công đoàn thành công trong việc đẩy tiền lương lên cao, các doanh nghiệp sẽ tìm cách tăng giá và kết quả là lạm phát xuất hiện Lạm phát do cơ cấu: với ngành kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp tăng dần tiền công “danh nghĩa” cho người lao động Nhưng cũng có những nhóm ngành kinh doanh không hiệu quả, doanh nghiệp cũng theo xu thế đó buộc phải tăng tiền công cho người lao động Nhưng vì những doanh nghiệp này kinh doanh kém hiệu quả, nên khi phải tăng tiền công cho người lao động, các doanh nghiệp này buộc phải tăng giá thành sản phẩm để đảm bảo mức lợi nhuận và làm phát sinh lạm phát Tiêu biểu như việc một doanh nghiệp A mới mở rộng quy mô kinh doanh, tuy đã rất nỗ lực nhưng việc kinh doanh có vẻ như đã không đi đúng chiến lược nên không hiệu quả Lúc này, nhân viên thấy tình hình doanh nghiệp không khả thi và phần lớn họ muốn bỏ việc hoặc đình công đòi tăng lương Đi đến nước này doanh nghiệp không còn sự lựa chọn khác khi phải duy trì lượng nhân công để kịp tiến độ, buộc phải tăng lương cho người lao động dẫn đến việc đẩy giá lên bằng chi phí cận biên tăng lên cho một lao động Lạm phát do nhu cầu thay đổi: khi thị trường giảm nhu cầu tiêu thụ về một mặt hàng nào đó, trong khi lượng cầu về một mặt hàng khác lại tăng lên Nếu thị trường có người cung cấp độc quyền và giá cả có tính chất cứng nhắc phía dưới (chỉ có thể tăng mà không thể giảm, như giá điện ở Việt Nam), thì mặt hàng mà lượng cầu giảm vẫn không giảm giá Trong khi đó mặt hàng có lượng cầu tăng thì lại tăng giá Kết quả là mức giá chung tăng lên, dẫn đến lạm phát Chẳng hạn như thời tiết không thuận lợi làm người nông dân mất mùa, nên lượn cung gạo ít Trong khi đó gạo lại là thức ăn chủ yếu của người dân Việt Nam, không thể thay thế hoàn toàn bằng sản phẩm khác nên các nhà buôn bán gạo đẩy mạnh giá gạo lên gấp đôi, gấp ba Theo đó với cùng một số tiền một gia đình trước kia có thể mua gạo ăn trong một tháng thì do tác động của lạm phát nên chỉ đủ ăn cho nửa tháng Lạm phát do xuất khẩu: khi xuất khẩu tăng, dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung (thị trường tiêu thụ lượng hàng nhiều hơn cung cấp), khi đó sản phẩm được thu gom cho xuất khẩu khiến lượng hàng cung cho thị trường trong nước giảm (hút hàng trong nước) khiến tổng cung trong nước thấp hơn tổng cầu Khi tổng cung và tổng cầu mất cân bằng sẽ nảy sinh lạm phát Như khi Việt Nam xuất khẩu vải sang thị trường Trung Quốc quá nhiều làm lượng cung cho thị trường trong nước cạn kiệt, việc chênh lệch lượng cung-cầu gây tác động mạnh mẽ đến giá cả các mặt hàng này làm xuất hiện lạm phát Lạm phát do nhập khẩu: khi giá hàng hóa nhập khẩu tăng (do thuế nhập khẩu tăng hoặc do giá cả trên thế giới tăng) thì giá bán sản phẩm đó trong nước sẽ phải tăng lên Khi mức giá chung bị giá nhập khẩu đội lên sẽ hình thành lạm phát Ví dụ như để bảo hộ cho hàng hóa trong nước, chính phủ gia tăng thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng, chẳng hạn tăng từ 40% lên 50%, chứng tỏ người tiêu dùng sẽ bị tăng giá hàng hóa sản phẩm đó lên 10% Do đó, cùng một số tiền mà trước đây người đó mua được 10 mặt hàng, nay lại chỉ mua được 9 mặt hàng Lạm phát do tiền tệ: khi cung lượng tiền lưu hành trong nước tăng, chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua ngoại tệ vào để giữ cho đồng tiền trong nước khỏi mất giá so với ngoại tệ; hay do ngân hàng trung ương mua công trái theo yêu cầu của nhà nước làm cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên cũng là nguyên nhân gây ra lạm phát Như khi ngân hàng trung ương muốn giữ đồng tiền trong nước không bị mất giá so với ngoại tệ sẽ mua ngoại tệ vào Hay việc ngân hàng trung ương cung quá nhiều tiền ra thị trường cũng chính là nguyên nhân 2.4 Tác động của lạm phát đến nền kinh tế 2.4.1 Tác động tiêu cực của lạm phát đến nền kinh tế Lạm phát của các quốc gia trên thế giới khi xảy ra cao và triền miên có ảnh hưởng xấu đến mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị và xã hội của một quốc gia Trong đó, tác động đầu tiên của lạm phát là tác động lên lãi suất Ta có được công thức tính lãi suất: lãi suất thực= lãi suất danh nghĩa-tỷ lệ lạm phát Do đó khi tỷ lệ lạm phát tăng cao, nếu muốn cho lãi suất thật ổn định và thực dương thì lãi suất danh nghĩa phải tăng lên theo tỷ lệ lạm phát Việc tăng lãi suất danh nghĩa sẽ dẫn đến hậu quả mà nền kinh tế phải gánh chịu là suy thoái kinh tế và thất nghiệp gia tăng Giữa thu nhập thực tế và thu nhập danh nghĩa của người lao động có quan hệ với nhau qua tỷ lệ lạm phát Khi lạm phát tăng lên mà thu nhập danh nghĩa không thay đổi thì làm cho thu nhập thực tế của người lao động giảm xuống Lạm phát không chỉ làm giảm giá trị thật của những tài sản không có lãi mà nó còn làm hao mòn giá trị của những tài sản có lãi, tức là làm giảm thu nhập thực từ các khoản lãi, các khoản lợi tức Đó là do chính sách thuế của nhà nước được tính trên cơ sở của thu nhập danh nghĩa Khi lạm phát tăng cao, những người đi vay tăng lãi suất danh nghĩa để bù vào tỷ lệ lạm phát tăng cao mặc dù thuế suất vẫn không tăng Từ đó, thu nhập ròng (thực) của của người cho vay bằng thu nhập danh nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm phát bị giảm xuống sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế xã hội Như suy thoái kinh tế, thất nghiệp gia tăng, đời sống của người lao động trở nên khó khăn hơn sẽ làm giảm lòng tin của dân chúng đối với Chính phủ Khi lạm phát tăng lên, giá trị của đồng tiền giảm xuống, người đi vay sẽ có lợi trong việc vay vốn để đầu cơ kiếm lợi Do vậy càng tăng thêm nhu cầu tiền vay trong nền kinh tế, đẩy lãi suất lên cao Lạm phát tăng cao còn khiến những người thừa tiền và giàu có, dùng tiền của mình vơ vét và thu gom hàng hoá, tài sản, nạn đầu cơ xuất hiện, tình trạng này càng làm mất cân đối nghiêm trọng quan hệ cung - cầu hàng hoá trên thị trường, giá cả hàng hoá cũng lên cơn sốt cao hơn Cuối cùng, những người dân nghèo vốn đã nghèo càng trở nên khốn khó hơn Họ thậm chí không mua nổi những hàng hoá tiêu dùng thiết yếu, trong khi đó, những kẻ đầu cơ đã vơ vét sạch hàng hoá và trở nên càng giàu có hơn Tình trạng lạm phát như vậy sẽ có thể gây những rối loạn tong nền kinh tế và tạo ra khoảng cách lớn về thu nhập, về mức sống giữa người giàu và người nghèo Khi lạm phát làm cho quan hệ tín dụng, thương mại và ngân hàng bị thu hẹp Số người gửi tiền vào ngân hàng giảm đi rất nhiều Về phía hệ thống ngân hàng, do lượng tiền gửi vào giảm mạnh nên không đáp ứng được nhu cầu của người đi vay, cộng với việc sụt giá của đồng tiền quá nhanh, sự điều chỉnh lãi suất tiền gửi không làm an tâm những người hiện có lượng tiền mặt nhàn rỗi trong tay Về phía người đi vay, họ là những người có lợi lớn nhờ sự mất giá đồng tiền một cách nhanh chóng Do vậy, hoạt động của hệ thống ngân hàng không còn bình thường nữa Chức năng kinh doanh tiền tệ bị hạn chế, các chức năng của tiền tệ không còn nguyên vẹn bởi khi có lạm phát thì chẳng có ai tích trữ của cải hình thức tiền mặt Lạm phát cao làm cho Chính phủ được lợi do thuế thu nhập đánh vào người dân, nhưng những khoản nợ nước ngoài sẽ trở nên trần trọng hơn Chính phủ được lợi trong nước nhưng sẽ bị thiệt với nợ nước ngoài Lý do là vì lạm phát đã làm tỷ giá giá tăng và đồng tiền trong nước trở nên mất giá nhanh hơn so với đồng tiền nước ngoài tính trên cá khoản nợ Ngoài ra, lạm phát gây ra sự biến động lớn trong giá cả và sản lượng hàng hoá Khi lạm phát xảy ra những thông tin trong xã hội bị phá huỷ do biến động của giá cả làm cho thị trường bị rối loạn Người ta khó phân biệt được những doanh nghiệp làm ăn tốt và kém Đồng thời lạm phát làm cho nhà nước thiếu vốn, do đó nhà nước không còn đủ sức cung cấp tiền cho các khoản dành cho phúc lợi xã hội bị cắt giảm… các ngành, các lĩnh vực dự định được Chính phủ đầu tư và hỗ trợ vốn bị thu hẹp lại hoặc không có gì Một khi ngân sách nhà nước bị thâm hụt thì các mục tiêu cải thiện và nâng cao đời sống kinh tế xã hội sẽ không có điều kiện thực hiện được Trong lĩnh vực sản xuất, tỷ lệ lạm phát cao làm cho giá đầu vào và đầu ra biến động không ngừng, gây ra sự ổn định giả tạo của quá trình sản xuất Sự mất giá của đồng tiền làm vô hiệu hoá hoạt động hạch toán kinh doanh Hiệu quả kinh doanh, sản xuất ở một vài doanh nghiệp có thể thay đổi, gây ra những xáo động về kinh tế Nếu một doanh nghiệp nào đó có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn lạm phát sẽ có nguy cơ phá sản rất lớn 2.4.2 Tác động tích cực của lạm phát đến nền kinh tế Lạm phát không phải bao giờ cũng gây nên những tác hại cho nền kinh tế Khi tốc độ lạm phát vừa phải đó là từ 2-5% ở các nước phát triển và dưới 10% ở các nước đang phát triển sẽ mang lại một số lợi ích cho nền kinh tế như kích thích tiêu dùng, vay nợ, đầu tư giảm bớt thất nghiệp trong xã hội, cho phép chính phủ có thêm khả năng lựa chọn các công cụ kích thích đầu tư vào những lĩnh vực kém ưu tiên thông qua mở rộng tín dụng, giúp phân phối lại thu nhập và các nguồn lực trong xã hội theo các định hướng mục tiêu và trong khoảng thời gian nhất định có chọn lọc Tuy nhiên, đây là công việc khó và đầy mạo hiểm nếu không chủ động thì sẽ gây nên hậu quả xấu Lạm phát được các nước đi trước dùng như một công cụ thúc đẩy kinh tế, theo giáo sư Paul A Samuelson (nhà kinh tế học người Mỹ, đoạt giải Nobel kinh tế năm 1970) đã nói rằng: "Tôi sợ lạm phát Và tôi sợ cái sợ lạm phát", từ đó để cho ta thấy rằng lạm phát gây ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế như thế nào, có thời gian người ta đã coi lạm phát là kẻ thù của nền kinh tế, nhưng cũng phải thừa nhận một thực tế rằng, lạm phát trong xu thế toàn cầu hóa đã được các nước dùng như một công cụ thúc đẩy kinh tế phát triển Cần phải đổi mới tư duy về lạm phát, sống chung với lạm phát Lạm phát ở mức vừa phải và kiểm soát được là một dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang phát triển Trong một số trường hợp, ít lạm phát (hoặc thậm chí giảm phát) có thể xấu giống như lạm phát cao Thiếu lạm phát có thể là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang suy yếu 2.5 Thực trạng lạm phát ở Việt Nam những năm gần đây “Giai đoạn 2012-2017, theo các số liệu của Tổng cục Thống kê, tính trung bình, trong năm 2017, CPI tăng 3,53% so với năm 2016 Tuy nhiên, nếu tính lạm phát của tháng 12/2017 so với cùng kỳ năm 2016, thì con số này chỉ là 2,6% Ở một góc nhìn khác, lạm phát cơ bản của tháng 12/2017 so với cùng kỳ năm trước còn ở mức thấp hơn, chỉ 1,29% Nguyên nhân khiến lạm phát tổng thể cao hơn lạm phát cơ bản trong năm 2017 chủ yếu là do việc tăng giá dịch vụ y tế gây nên Với việc giá dịch vụ y tế tăng tới 37,3% trong năm 2017 và nhóm hàng hóa này có tỷ trọng 3,87% trong rổ hàng hóa CPI, đóng góp của giá dịch vụ y tế trong con số 2,6% nêu trên, nếu tính gần đúng khoảng 1,44% Nói cách khác, nếu không tính giá dịch vụ y tế, lạm phát của tháng 12/2017 so với cùng kỳ năm trước chỉ khoảng 1,16% - tương đương với mức lạm phát cơ bản và là mức rất thấp trong lịch sử.”2 Trên thực tế, tình trạng lạm phát thấp đã xuất hiện từ vài năm trở lại đây Nếu lấy lạm phát GDP, lạm phát cơ bản và lạm phát giá sản xuất làm thước đo, 2 Tổng cục Thống kê, “Thông cáo báo chí tình hình kinh tế-xã hội năm 2017” tình trạng lạm phát thấp (dưới 2%) đã xuất hiện từ năm 2015, trong đó lạm phát giá sản xuất có 2 năm đạt giá trị âm liên tiếp (2015 và 2016) Tình trạng lạm phát thấp trong giai đoạn này được lý giải là do tốc độ tăng chi tiêu ngân sách và tốc độ tăng cung tiền trong giai đoạn 2012-2017 đã giảm đi nhiều so với giai đoạn 2007-2011 “Cụ thể, tốc độ tăng chi ngân sách nhà nước (NSNN) đã giảm từ mức trung bình 21,4% trong giai đoạn 2007-2011 xuống còn trung bình 13,2% trong giai đoạn 2012-2016, còn tốc độ tăng cung tiền M2 cũng giảm tương ứng từ mức 32,5% giai đoạn 2006-2010 xuống còn 16,9% giai đoạn 20112016 Sự thắt chặt về tài khóa và tiền tệ so với giai đoạn trước đã khiến tỷ lệ đầu tư/GDP của Việt Nam giảm mạnh trong giai đoạn 2012-2016 Trong giai đoạn 2007-2011, tỷ trọng đầu tư toàn xã hội/GDP trung bình là 35,7% (trong đó năm 2007 đạt gần 40% GDP), sau đó đã giảm mạnh và trong giai đoạn 2012-2016 chỉ còn ở mức khoảng 27% Với những xu hướng về tài khóa và tiền tệ nêu trên có thể nhận định rằng, lạm phát trong thời gian tới sẽ tiếp tục được duy trì ở mức thấp như trong những năm gần đây và chủ yếu phụ thuộc vào các cú sốc về cung như giá dầu, giá lương thực, giá dịch vụ y tế, giáo dục…Nhì chung trong giai đoạn từ tháng 1/2016 đến tháng 12/2017, lạm phát cơ bản có xu hướng giảm Nếu xu hướng này tiếp tục được duy trì thì lạm phát cơ bản sẽ tiệm cận ở mức 1% vào cuối năm 2018 và xuống dưới 1% vào năm 2019-2020 Bởi vì, lạm phát tổng thể có xu hướng xoay quanh lạm phát cơ bản trong dài hạn, nên 2 thước đo lạm phát này nhiều khả năng sẽ có sự hội tụ ở mức khoảng 0,5-1% trong những năm tới.”3 “Năm 2019, CPI bình quân vừa không tăng quá cao như thời lạm phát “phi mã” như thời kỳ 1986-1995 (tăng 94,33%/năm), như bình quân năm trong thời kỳ 2004-2013, cũng không tăng thấp như bình quân năm trong thời kỳ 20142016, nhưng tăng thấp hơn năm 2017, 2918, và đã thấp hơn mục tiêu theo Nghị quyết 3 Nguyễn Đức Độ, “ Dự báo lạm phát dựa trên sự chênh lệch giữa các chỉ số giá”, Tạp chí Tài chính, số 4/2016 (kỳ 1), trang 40-42 của Quốc hội.”4 Còn trong năm 2020, mục tiêu CPI bình quân tăng dưới 4%, với ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 gây ra cả cú sốc cung và cầu cho nền kinh tế Tuy nhiên, từ góc độ CPI hạ nhiệt thì có thể thấy, tác động từ cú sốc cầu đang có phần lấn át cú sốc cung Vì thế, nhiều khả năng, lạm phát năm nay sẽ dưới ngưỡng 4% đã đặt ra và đây là tiền đề quan trọng để giảm lãi suất nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế “Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, chỉ số lạm phát chung đạt 5,6% trong quý I/2020, cao hơn mức 4,9% của cùng kỳ 2019 Lạm phát lõi cũng ghi nhận ở mức 3,1%, mức cao nhất trong 5 năm trở lại đây mặc dù CPI bình quân còn ở mức khá cao nhưng so với mức đỉnh (tăng 6,43%) vào thời điểm cuối tháng 1/2020 thì những mức tăng trên đã hạ nhiệt đáng kể Theo đó, sau khi tăng mạnh trong các tháng cuối năm 2019, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, giá xăng dầu thế giới giảm mạnh và nguồn cung thực phẩm dồi dào đã khiến mức tăng của chỉ số CPI dần có xu hướng hạ nhiệt trong 2 tháng cuối quý I Đặc biệt, mức giảm của CPI trong tháng 3 là tương đối mạnh (-0,72%).” 5 Việc giá dầu giảm và sự biến động của giá thịt lợn cũng đã hỗ trợ kiểm soát lạm phát, “theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Đức Hùng Linh cho rằng, nếu so với thời điểm 2009 hay 2012, Việt Nam đang có nhiều lợi thế hơn để ổn định vĩ mô, thậm chí còn đủ nguồn lực để thúc đẩy tăng trưởng, và một trong những thuận lợi được chuyên gia này nhấn mạnh là lạm phát thấp, ông nhận định “ thực phẩm và nhiên liệu là 2 nhóm hàng hóa có tác động lớn đến CPI nên CPI năm 2020 chắc chắn sẽ tăng thấp Lạm phát thấp là tiền đề quan trọng để giảm lãi suất nhằm thúc đẩy tăng trưởng Bên cạnh đó, chính sách tiền tệ trong 2 nhiệm kỳ qua có thể nói là đã hiệu quả hơn nhiều so với thời gian trước đó Năm 2008 và 2011 lạm phát 4 Minh Nhung, “Kiểm soát lạm phát – kết quả kép của năm 2019”, Tạp chí Tài chính 5 Chu Thái, “Lạm phát dưới 4% là yếu tố hỗ trợ tăng trưởng kinh tế”, thoibaotaichinhvietnam.vn http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/nhip-song-tai-chinh/2020-04-16/lamphat-se-duoi-4 la-yeu-to-ho-tro-tang-truong-kinh-te-85495.aspx phi mã có nguyên nhân chính từ sai lầm của chính sách tiền tệ vì kích tín dụng tăng quá mạnh và thiếu định hướng” Từ đầu năm 2020 đến nay, giá dầu trên thế giới đã giảm gần 60% mang lại một số thuận lợi cho Việt Nam, giúp giảm chi phí sản xuất cho doanh nghiệp và người tiêu dùng, qua đó kích thích đầu tư và tiêu dùng, đồng thời tiết kiệm được lượng ngoại tệ nhập khẩu xăng dầu, hỗ trợ kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.”6 2.6 Một số giải pháp kiềm chế lạm phát Trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng cần xử lí các vấn đề như nhu cầu về vốn để phát triển kinh tế cao, khả năng đáp ứng vốn và kiềm chế lạm phát ở mức hợp lí với ổn định đồng tiền Thực hiện chính sách tiền thắt chặt, tăng dự trữ bắt buộc, giảm số nhân tiền tệ, tăng lãi suất chiết khấu, tái chiết khấu, tái cấp vốn, giảm cung tiền, kiểm soát dư nợ tín dụng Chính phủ nên thường xuyên kiểm tra, kiểm soát chi tiêu công một cách hiệu quả, cải cách thủ tục hành chính, chống tham nhũng thường xuyên và tích cực, chính sách tiền tệ theo hướng hỗ trợ vốn cho tăng trưởng trên cơ sở kiểm soát tín dụng lành mạnh, điều hành tỷ giá linh hoạt theo hướng mở rộng biên độ và theo tín hiệu thị trường, tiến tới hạn chế tối đa tình trạng đô la hóa tại nước ta, sử dụng có hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ theo tín hiệu thị trường trong nước và quốc tế (dự trữ bắt buộc, công cụ tái chiết khấu, nghiệp vụ thị trường mở, ) Cần làm tốt công tác tuyên truyền chủ trương của Đảng và Nhà nước, xác định kiềm chế lạm phát là mục tiêu hàng đầu, đem lại sự phát triển bền vững và lâu dài cho nền kinh tế, xã hội của nước ta Chính phủ là người cần tiết kiệm đầu tiên, ngân sách nhà nước sẽ dành cho những khoản chi nhất định cho việc kiềm chế lạm phát Vì vậy cần phải chọn giải pháp ít tốn kém nhất, đừng lo ngại chính 6 Triển vọng lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 2018-2020, tapchitaichinh.vn http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu trao-doi/trao-doi-binh-luan/trien-vong-lamphat-tai-viet-nam-giai-doan-20182020-135413.html sách điều hành sẽ ảnh hưởng đến bộ phận này, bộ phận khác, bám mục tiêu đã thống nhất là kiểm soát lạm phát là ưu tiên hàng đầu Tập trung sức phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, khắc phục nhanh hậu quả của thời tiết và dịch bệnh để tăng sản lượng lương thực, thực phẩm Hiện nay, tiềm năng tăng trưởng kinh tế của nước ta còn rất lớn, nhất là khi Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới, đầu tư nước ngoài và đầu tư tư nhân tăng mạnh, thị trường xuất khẩu được mở rộng Vì vậy, phát triển sản xuất là giáp gốc, tạo hiệu quả nhiều mặt, vừa tăng nguồn cung cho thị trường trong nước và xuất khẩu, góp phần kiềm chế lạm phát, giảm nhập siêu, vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, lại không gây phản ứng phụ Tăng cường công tác quản lý thị trường, kiểm soát việc chấp hành pháp luật nhà nước về giá Kiên quyết không để xảy ra tình trạng lạm dụng các biến động trên thị trường để đầu cơ, nâng giá, nhất là các mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và tiêu dùng như: xăng dầu, sắt thép, xi măng, thuốc chữa bệnh, lương thực, thực phẩm,… ngăn chặn tình trạng buôn lậu qua biên giới, đặc biệt là buôn lậu xăng dầu, khoáng sản Mở rộng việc thực hiện các chính sách về an sinh xã hội Trước tình hình giá cả tăng cao, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân, nhất là vùng nghèo, hộ nghèo, vùng bị thiên tai, người lao động có thu nhập thấp, Chính phủ cần đưa ra nhiều hơn các chủ trương mở rộng chính sách về an sinh xã hội KẾT LUẬN Tóm lại, hiểu rõ các vấn đề về tiền tệ và chức năng của nó có tầm quan trọng rất lớn trong việc định hướng việc phát triển nền kinh tế thị trường Riêng ở Việt Nam, nước ta đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì việc hiểu rõ và áp dụng các vấn đề về tiền tệ luôn cần thiết và đòi hỏi có sự phù hợp Tiếp tục hoàn thiện mục tiêu chống và kiềm chế lạm phát là những mục tiêu cơ bản để tăng trưởng và phát triển kinh tế, ổn định xã hội, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta trong thời gian tới Vì vậy, để cho việc kiểm soát tốt lạm phát nhằm phát triển kinh tế, Đảng và Nhà nước ta luôn phải thận trọng trong mỗi bước đi của mình Ta phải đánh giá lại những thành tựu đã đạt được trong việc áp dụng những chính sách về tiền tệ, những khó khăn còn gặp phải để đưa ra những chính sách, giải pháp khắc phục, tiếp tục phát huy những kết quả đạt được trong thời gian qua, những kế hoạch thực hiện trong thời gian sắp tới thì cần tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu như: nghiên cứu và đề đề xuất tổ chức thực hiện các chính sách, biện pháp bình ổn giá cả thị trường, kiểm soát pháp luật về giá, kiềm chế và giảm tỷ lệ lạm phát ở mức tốt nhất có thể Tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh mặt bằng giá, quan hệ giá sao cho phù hợp với từng tình hình cụ thể, sản xuất và chi phí sản xuất, giữ quan hệ công nông hợp lý, cũng như quan hệ cung cầu và sự biến động của giá cả thị trường thế giới Từ đó sẽ giúp nước ta có những bước đi thuận lợi và hợp lí để đưa nền kinh tế của đất nước luôn ổn định và phát triển bền vững TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Giáo trình “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác–Lênin”, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2017 2 Giáo trình “Kinh tế chính trị Mác–Lênin (dùng cho các khối ngành Kinh tếQuản trị kinh doanh trong các trường đại học, cao đẳng)”, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2006 3 Tiểu luận “Lạm phát ở Việt Nam: thực trạng và giải pháp”, Trường đại học Mở TP.HCM, Khoa Tài chính - Ngân hàng, năm 2010-2011 4 Nguyễn Đức Độ, “ Dự báo lạm phát dựa trên sự chênh lệch giữa các chỉ số giá”, Tạp chí Tài chính, số 4/2016 (kỳ 1), trang 40-42 5 Th.s Nguyễn Thị Hạnh , “Tác động của lạm phát đến nền kinh tế” http://kqtkd.duytan.edu.vn/Home/ArticleDetail/vn/88/2533/tac-dong-cua-lamphat-den-nen-kinh-te 6 Linh Lan, “Có nên dùng lạm phát vừa phải để thúc đẩy phát triển kinh tế ?” , Cổng thông tin điện tử ngân hàng nhà nước Việt Nam 7 Chu Thái, “Lạm phát dưới 4% là yếu tố hỗ trợ tăng trưởng kinh tế”, thoibaotaichinhvietnam.vn http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/nhip-song-tai-chinh/2020-04-16/lamphat-se-duoi-4 la-yeu-to-ho-tro-tang-truong-kinh-te-85495.aspx 8 Triển vọng lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 2018-2020 http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu trao-doi/trao-doi-binh-luan/trien-vong-lamphat-tai-viet-nam-giai-doan-20182020-135413.html 9 Tổng cục Thống kê, “Thông cáo báo chí tình hình kinh tế - xã hội năm 2017” http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=382&idmid=&ItemID=18667 ... kinh tế Vấn đề ngày Chính phủ quan tâm, từ có chiến lược lâu dài đẩy mạnh phát triển kinh tế, đẩy lùi lạm phát tới mức thấp Đó lý mà nhóm em chọn đề tài ? ?Lý luận kinh tế trị Mác-Lênin tiền tệ vấn. .. giải tình hình lạm phát đất nước CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC–LÊNIN VỀ TIỀN TỆ 1.1 Lịch sử đời tiền tệ 1.1.1 Khái niệm tiền tệ Theo quan điểm chủ nghĩa Mác–Lênin tiền tệ hàng hố đặc... CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1 Khái niệm lạm phát Lạm phát tượng kinh tế phổ biến nhiều nước giới, tượng khủng hoảng tiền tệ, phản ánh thể trạng thái chung tồn kinh tế Có nhiều

Ngày đăng: 06/08/2022, 16:52

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan