1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

“Gieo quẻ” lãi suất docx

3 101 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

“Gieo quẻ” lãi suất Tác độngtừ CPI Về nguyên lý, điều hành lãi suất phải thực dương, có nghĩa, lãi suất tiền vay phải lớn hơn lãi suất tiền gửi và lớn hơn tốc độ tăng lạm phát. Cùng đó, ngân hàng trung ương phải điều hành lãi suất theo lạm phát mục tiêu, tức là phải xác định được lạm phát ở những thời điểm trong tương lai để điều hành lãi suất theo hướng đó. Nhưng lâu nay, đang có tình trạng ngược lại: lạm phát đến đâu thì lãi suất theo đuôi đến đó và thực tế này diễn ra ở cả 2 bình diện: điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước và lãi suất thị trường. Quan sát hoạt động tiền gửi, tiền vay ở các tổ chức tín dụng đều thấy các hợp đồng chốt ở một mức cụ thể nào đó lúc ký nhưng lại phân kỳ các mốc thời gian sau đó (3,6 tháng) để “xem lạm phát diễn ra như thế nào đã”, rồi mới chốt lãi suất ở mức mới. Tất nhiên, bên cạnh đó vẫn có những hợp đồng lãi suất thả nổi hoặc cho phép dao động trong biên độ nào đó nhưng tỷ lệ của loại hợp đồng như vậy không nhiều trong tổng số các hợp đồng kinh tế tiền vay, tiền gửi. Những biến số khó lường Trên thực tế, lãi suất còn phụ thuộc vào những biến số khác mà trước hết là quan hệ giữa lãi suất và tín dụng. Tất nhiên, để có được kết quả trên, Ngân hàng Nhà nước đã 5 lần giảm lãi suất chủ chốt: lãi suất tái cấp vốn từ 15%/năm xuống 10%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 13%/năm xuống 8%/năm; lãi suất nghiệp vụ thị trường mở (OMO) từ 15% xuống 8%/năm, cộng với ép trần lãi suất tiền gửi xuống 9%/năm; cho phép tổ chức tín dụng tự do thỏa thuận lãi suất tiền gửi trên 1 năm và ép trần lãi suất tiền vay nợ cũ xuống 15%/năm. Còn ở thị trường thì sao? Có 4 lĩnh vực tín dụng then chốt đều được các ngân hàng thương mại cho vay ở mức rất thấp. Ngay cả cho vay bất động sản cũng được các ngân hàng thương mại nới lỏng hầu bao và lãi suất. Với đà này, mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm từ 8% - 10% không còn quá khó đối với ngành ngân hàng? Biến số thứ hai là những lình xình “bắt bớ” gần đây. Sau sự kiện “bầu Kiên” và cựu tổng giám đốc ACB bị bắt giữ, đã xảy ra tình trạng rút tiền ở ngân hàng này, khiến Ngân hàng Nhà nước chỉ trong vòng 1 tuần phải bơm ra thị trường khoảng vài chục nghìn tỷ đồng. Điều đáng lo là còn có tình trạng rút vàng và ngoại tệ, đẩy giá của hai loại tài sản này lên rất cao, gây khó khăn cho hoạt động quản lý sau gần một năm, Ngân hàng Nhà nước mới ổn định được. Khi tiền bị rút thì Ngân hàng Nhà nước phải bơm ra để hỗ trợ thanh khoản và số tiền này sẽ gây áp lực lên lạm pháp là điều khó tránh. Mặt khác, trong vụ việc một vài ngân hàng bị rút tiền vừa qua, để giữ khách hàng, họ buộc phải vượt trần lãi suất tiền gửi và một số tổ chức tín dụng khác, nhân cơ hội “tranh tối tranh sáng” cũng làm theo. Khi lãi suất huy động cao thì làm sao có thể hạ lãi suất tiền vay? Tóm lại, nếu lấy bức ảnh chụp “cắt lớp” lãi suất ở thời điểm cuối tháng 7/2012 so với hiện tại, đã thấy có sự chuyển động theo chiều hướng đang xấu dần. Như vậy, áp lực điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước sẽ nặng thêm. . “Gieo quẻ” lãi suất Tác độngtừ CPI Về nguyên lý, điều hành lãi suất phải thực dương, có nghĩa, lãi suất tiền vay phải lớn hơn lãi suất tiền. nước đã 5 lần giảm lãi suất chủ chốt: lãi suất tái cấp vốn từ 15%/năm xuống 10%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 13%/năm xuống 8%/năm; lãi suất nghiệp vụ

Ngày đăng: 05/03/2014, 12:20

Xem thêm: “Gieo quẻ” lãi suất docx

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w