“Phépthửđothanhkhoảnđểtiếntớitựdo
hóa lãisuất”
Tổng giám đốc một ngân hàng thương mại phân tích, với lãi suất tiền vay trung
dài hạn được thả nổi, đã xuất hiện tình trạng vốn từ ngân hàng này chảy sang ngân
hàng khác. Muốn giữ vốn, ngân hàng phải dâng lãi suất tiền gửi theo, báo hiệu
cuộc đua lãi suất và “vốn chạy vòng quanh” như từng xảy ra năm 2008.
Theo ông này, thực tế này còn làm cho chi phí vốn đầu vào tăng cao, dẫn đến lãi
suất tiền vay cao. Đây là điều khó chấp nhận trong bối cảnh các ngân hàng thương
mại đang tích cực hạ lãi vay, cơ cấu lại nợ cho khách hàng để gia tăng tiếp cận tín
dụng; còn các doanh nghiệp đang hồ hởi vì được vay vốn giá rẻ để tiếp tục đầu tư
sản xuất kinh doanh.
Chưa kể, khi lãi suất vay tăng, sẽ đẩy giá vốn hàng bán tăng, góp phần kích hoạt
lạm phát trở lại. Điều đó cũng cho thấy, những thành quả kiềm chế lạm phát đã
được đánh đổi bằng quá trình giảm tổng cầu cũng như sự phá sản, giải thể của 18,3
nghìn doanh nghiệp trong gần một năm qua có thể trở nên vô nghĩa.
Cũng trong một tuần qua, không khí đua tranh lãi suất tiền gửi đã lan sang các
phiên đấu thầu trái phiếu Chính phủ, trái phiếu Ngân hàng Chính sách Xã hội và
trái phiếu Ngân hàng Phát triển theo hướng lãi suất đấu thầu tăng, thậm chí kết quả
không thành công.
Ví dụ, ngày 14/6, Ngân hàng Chính sách Xã hội gọi thầu 1.000 tỷ đồng trái phiếu
kỳ hạn 3 năm, lãi suất trần 9,7%năm và 1.000 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 5 năm, lãi
suất trần 10%/năm nhưng không thành công, dù trước đó, lãi suất của những giấy
tờ có giá nói trên trong xu hướng giảm điểm.
Trước tình trạng lách luật nói trên, ngày 21/6, Ngân hàng Nhà nước tức tốc ban
hành Văn bản số 3772/NHNN - CSTT khẳng định hành vi trên là vi phạm quy
định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về lãi suất áp dụng trong trường hợp tổ
chức, cá nhân rút tiền gửi trước hạn tại tổ chức tín dụng.
Đồng thời, nhà điều hành cũng yêu cầu các tổ chức tín dụng “phải công bố công
khai các quy định về tiền gửi trong hệ thống của mình tại các địa điểm huy động
vốn theo quy định tại Quy chế về tiền gửi tiết kiệm ban hành kèm theo Quyết định
số 1160/2004/QĐ-NHNN ngày 13/9/2004, niêm yết rõ các mức lãi suất áp dụng
đối với tiền gửi rút trước hạn, các mức phí phạt (nếu có) đối với tiền gửi rút trước
hạn và trường hợp áp dụng, thời hạn tối thiểu người gửi tiền phải thông báo trước
khi có nhu cầu rút tiền trước hạn, mức thu phí đối với các dịch vụ liên quan đến
tiền gửi ”.
Câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao trong Thông tư 19, Ngân hàng Nhà nước đã không
lường trước tình huống này để ngăn chặn luôn mà phải đợi đến khi thị trường diễn
biến theo chiều hướng không thuận, mới vội vã ban hành văn bản răn đe? Một số
người tỏ rõ quan điểm ủng hộ Thống đốc đã cho rằng, đó là “phépthửđothanh
khoản đểtiếntớitựdohóalãi suất”.
Hãy khoan bàn đến chuyện “thử” hay sự sơ hở trong điều hành khi Ngân hàng
Nhà nước không đính kèm các giải pháp kỹ thuật như yêu cầu ngân hàng thương
mại duy trì lãi suất phạt nếu rút trước hạn và/hoặc cho phép cầm cố ngay hợp đồng
tiền gửi nhưng phải chịu lãi suất chiết khấu ở mức tương đương lãi suất phạt thì
câu chuyện lách luật nói trên đã lộ rõ tính thanhkhoản hệ thống vẫn còn khá bất
ổn và không đồng đều giữa các ngân hàng.
Và như vậy, trong tuần này, Ngân hàng Nhà nước có sẵn sàng “chỉ mặt điểm tên”
những ngân hàng nào đã lách luật cũng như thái độ ứng xử của cơ quan quản lý?
Hơn thế, điều đó cũng cho thấy, quá trình tái cơ cấu những ngân hàng yếu kém
chưa đạt được mục đích cuối cùng là ổn định thanhkhoản cho cả hệ thống. Đến
thời điểm này, ngoài 3 ngân hàng hợp nhất về một chủ, Habubank sáp nhập vào
SHB, TienPhong Bank được “gia đình nhà Doji” mua lạitới 40% cổ phần thì vẫn
còn nhiều ngân hàng khác trong số “mươi” ngân hàng cần phải tái cơ cấu nhưng
chưa được Ngân hàng Nhà nước tái cơ cấu!
. “Phép thử đo thanh khoản để tiến tới tự do
hóa lãi suất”
Tổng giám đốc một ngân hàng thương mại phân tích, với lãi suất tiền vay trung. hộ Thống đốc đã cho rằng, đó là “phép thử đo thanh
khoản để tiến tới tự do hóa lãi suất”.
Hãy khoan bàn đến chuyện thử hay sự sơ hở trong điều hành