Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 61 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
61
Dung lượng
539,5 KB
Nội dung
LỜI NÓI ĐẦU
Thế kỷ 21 đã mở ra một thời kỳ phát triển mới cho toàn cầu, một thế giới
đầy sôi động của quá trình toàn cầu hoá. Điều đó đã thúc đẩy các nước tích cực gia
nhập vào các tổ chức quốc tế như: WTO (tổ chức thương mại quốc tế), OECD (tổ
chức hợp tác và phát triển kinh tế), APEC (diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á thái
bình dương) một loạt các hợp tác, đối tác được ký kết giữa các quốc gia tạo điều
kiện cho việc phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu buôn bán giữa các nước trong thời
kỳ mở cửa. Đây là yếu tố hình thành vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), một
nguồn vốn có vai trò quan trọng thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa
của các nước đang phát triển, giải quyết một phần công ăn việt làm cho người lao
động.
Đối với Việt Nam, một nước đi lên từ một nền nông nghiệp lạc hậu, điều
kiện kinh tế còn nghèo nàn, cơ sở vật chất- kỹ thuật còn thiếu thốn, vậy mà mới chỉ
đổi mới thật sự sau năm 1986. Do đó, vấn đề đặt ra là: bằng mọi cách phải đưa
nước ta theo kịp với trình độ phát triển của thế giới, biến nước ta trở thành một
nước có nền công nghiệp vững vàng về mọi mặt nhưng cũng chỉ duy trì một tỷ lệ
thất nghiệp cho phép. Bởi vấn đề tạo việc làm cho người laođộng ở nước ta trong
tiến trình toàn cầu hoá đặt ra nhiều khó khăn và thách thức lớn. Để giải quyết vấn
đề này không chỉ là yêu cầu trước mắt mà đó là cả vấn đề lâu dài cần phải có nhiều
giải pháp. Một trong các cách để giải quyết công ăn việc làm, giảm thất nghiệp đó
là: Xây dựng môi trường đầu tư thuận lợi để từ đó có thể thu hút được các nguốn
vốn đầu tư của nước ngoài đặt biệt là FDI.
Bởi vậy trong khuôn khổ của đề án này sẽ tập trung nghiên cứu “ Thực
trạng cung-cầulaođộngkhuvựcFDItạiViệt Nam”.
TIỀU LUẬN THỊ TRƯỜNG LAOĐỘNG GVHD: NGUYỄN NGỌC TUẤN
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh vừa gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, kinh tế
nước ta đang hứa hẹn sẽ có những bước phát triển nhanh cả về quy mô nền kinh tế
lẫn chuyển đổi cơ cấu các ngành nghề theo hướng tích cực. Trong những nhân tố
đóng góp cho sự phát triển đó, có thể kể đến vai trò ngày càng lớn của nguồn vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng số vốn đăng ký đang có xu hướng tăng
nhanh qua các năm, nhiều dự án đã và đang được triển khai có vốn đầu tư lên tới
hang tỉ đô la chắc chắn sẽ mang lại một giá trị không nhỏ cho ngân sách nhà nước.
Bên cạnh đó, với đa số các dự án đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, thành phần kinh tế
có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài còn góp phần quan trọng giải quyết một vấn đề
kinh tế - xã hội đang đặt ra ngày càng cấp thiết đối với nước ta, đó là vấn đề giải
quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động. Vì vậy, em chọn đề tài
nghiên cứu “ Cung-cầulaođộng và vấn đề tạo việc làm cho người laođộngViệt
Nam ở khuvựcFDI trong tiến trình toàn cầu hoá” với mong muốn tổng kết tình
hình thực tế, từ đó đưa ra những giải pháp tận dụng những yếu tố có lợi và khắc
phục những mặt còn hạn chế để nâng cao hiệu quả của thành phần kinh tế này trong
việc tạo việc làm và cải thiện thu nhập cho người laođộng nước ta.
2. Mục tiêu nghiên cứu chủ đề
Mục đích nghiên cứu được đặt ra là: thứ nhất, thống nhất cơ sở lý luận và
thực tiễn về mối liên hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài với tạo việc làm, làm cơ
sở cho việc nghiên cứu tình hình cụ thể ở Việt Nam; thứ hai, đi vào phân tích thực
trạng tạo việc làm trong khuvựcFDI để cuối cùng đề suất những giải pháp có hiệu
quả để giải quyết các vấn đề còn tồn tại.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu chủ đề
Đối tượng nghiên cứu của đề tài sẽ bao gồm: cung-cầulao động, đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI), tạo việc làm, mối quan hệ giữa FDI với tạo việc làm và
tiến trình toàn cầu hoá.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu bao gồm phương pháp thống kê, quan sát thực
tiễn, qua đó so sánh, tổng hợp và phân tích để đưa ra kết luận và các giải pháp.
5. Nguồn số liệu
Đề án sẽ sử dụng các số liệu nghiên cứu từ các website Tổng cục thống kê,
Bộ laođộng- thương binh và xã hội,báo Tuổi trẻ, báo Dân trí
6. Kết cấu
Kết cấu đề tài bao gồm 3 chương:
SVTH: Trang
2
TIỀU LUẬN THỊ TRƯỜNG LAOĐỘNG GVHD: NGUYỄN NGỌC TUẤN
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về cungcầulaođộng và đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI)
Chương 2: Thựctrạng về cungcầulaođộng và đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) với vấn đề tạo việc làm cho người laođộng trong tiến trình toàn cầu hóa
Chương 3: Những giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với
vấn đề tạo việc làm cho người laođộng trong tiến trình toàn cầu hóa
SVTH: Trang
3
TIỀU LUẬN THỊ TRƯỜNG LAOĐỘNG GVHD: NGUYỄN NGỌC TUẤN
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CUNGCẦU
LAO ĐỘNG VÀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI)
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1. Cung-cầulaođộng
Thị trường laođộng được cấu thành bởi ba yếu tố là cung sức lao động, cầu
sức laođộng và giá cả sức lao động. Hoạt động của thị trường laođộngcũng chịu
sự chi phối của các quy luật cung-cầu và quy luật giá trị giống như các thị trường
hàng hóa thông thường khác. Trạng thái hoạt động của các yếu tố cấu thành quyết
định cơ cấu và đặc điểm của thị trường lao động. Trong đó, các bên cung và cầu là
hai chủ thể của thị trường lao động, có quan hệ ràng buộc với nhau, dựa vào nhau
để tồn tại.
1.1. Cung sức lao động
Cung sức laođộng là tổng thể nguồn sức laođộng do người laođộng tự
nguyện đem ra tham dự vào quá trình tái sản xuất xã hội, tức là tổng số nhân khẩu
trong độ tuổi lao động, có năng lực laođộng và cả số nhân khẩu không nằm trong
độ tuổi laođộng nhưng có tham gia thực tế vào quá trình tái sản xuất xã hội.
Khi nói đến cung trên thị trường laođộng người ta thường phân biệt rõ
thành hai phạm trù: cungthực tế và cung tiềm năng.
- Cungthực tế về laođộng bao gồm tất cả những người đủ 15 tuổi trở lên,
có khả năng laođộng và có nhu cầu muốn được lao động.
- Cung tiềm năng về laođộng bao gồm những người trong độ tuổi laođộng
đang làm việc, những người thất nghiệp không tự nguyện, những người trong độ
tuổi laođộng có khả năng laođộng nhưng đang đi học, đang làm công việc nội trợ,
hoặc không có nhu cầu làm việc (thất nghiệp tự nguyện).
Cung laođộng chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố như: quy mô và tốc độ tăng
dân số; định chế pháp lý về lao động; tình trạng thể chất của người lao động; vấn đề
đào tạo nghề nghiệp; và tỷ lệ tham gia của lực lượng laođộng vào thị trường lao
động.
1.2. Cầu về sức lao động
Cầu về sức laođộng là nhu cầu về sức laođộng của một quốc gia, một địa
phương, một ngành trong một thời gian nhất định. Nhu cầu này thể hiện qua khả
năng thuê mướn laođộng trên thị trường. Cầu sức laođộng phụ thuộc chủ yếu vào
tốc độ tăng trưởng kinh tế và năng lực sản xuất. Tương tự cunglao động, cầu về
sức laođộngcũng được phân thành hai loại cầu: cầuthực tế và cầu tiềm năng.
SVTH: Trang
4
TIỀU LUẬN THỊ TRƯỜNG LAOĐỘNG GVHD: NGUYỄN NGỌC TUẤN
- Cầuthực tế về laođộng là nhu cầuthực tế về laođộng cần sử dụng tại một
thời điểm nhất định, thể hiện qua số lượng số việc làm còn trống và số chổ làm việc
mới.
- Cầu tiềm năng về laođộng là nhu cầu về laođộng trong tổng số chổ làm
việc có thể có được sau khi đã tính đến những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tạo
việc làm trong tương lai như vốn, công nghệ,…
Cầu về laođộng bao gồm hai mặt, đó là: cầu về số lượng và cầu về chất
lượng.
- Xét từ góc độ số lượng, trong điều kiện năng suất laođộng không đổi thì
cầu về laođộng tỷ lệ thuận với quy mô sản xuất. Trái lại, trong trường hợp quy mô
sản xuất không đổi thì cầu về laođộng tỷ lệ nghịch với năng suất lao động.
- Xét từ giác độ chất lượng, việc nâng cao năng suất lao động, hiện đại hoá
công nghệ sản xuất, mở rộng quy mô theo chiều ngang lẫn chiều sâu,… của doanh
nghiệp luôn gắn liền với việc nâng cao chất lượng lao động.
1.3. Giá cả sức lao động
Giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá sức laođộng dưới dạng
tiền lương hay tiền công. Giá cả hàng hoá sức laođộngcũng chịu ảnh hưởng bởi
các quy luật chung của thị trường. Khi cung sức laođộng vượt quá cầu, giá cả sức
lao động sẽ thấp hơn giá trị sức lao động. Ngược lại, khi cung sức laođộng không
đáp ứng đủ cầu, giá cả sức laođộng sẽ tăng lên.
2. Thị trường lao động
Thị trường laođộng là nơi mà người có nhu cầu tìm việc làm và người có
nhu cầu sử dũng laođộng trao đổi với nhau, mua bán dịch vụ laođộng thông qua
các hình thức xác định giá cả (tiền lương, tiền công) và các điều kiện thỏa thuận
khác (thơi gian làm việc, điều kiện lao động, bảo hiểm xã hội ) trên cơ sở một hợp
đồng laođộng bằng văn bản hoặc bằng miệng, hoặc thông qua các dạng hợp đồng
hay thỏa thuận khác.
3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài
3.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI )
Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI ( Foreign Direct Investment ). Đây là một
loại quan hệ kinh tế có nhân tố nước ngoài, được đặc trưng bởi sự di chuyển nguồn
lực đầu tư (tư bản - tiền) trên phạm vi quốc tế với mục đích kinh doanh thu lợi
nhuận .
Theo Luật đầu tư 2005 thì Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài
đưa vào ViệtNam vốn và tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư. Còn
nhà đầu tư nước ngoài là ai? Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức, cá nhân nước ngoài
bỏ vốn để thực hiện đầu tư tạiViệt Nam. Như vậy, không thể dựa dấu hiệu nhà đầu
tư là cá nhân hay tổ chức để kết luận về hình thức đầu tư được.
Ranh giới phân định đầu tư trực tiếp hay gián tiếp phải căn cứ vào tính chất
quản lí của nhà đầu tư đối với vốn đầu tư
SVTH: Trang
5
TIỀU LUẬN THỊ TRƯỜNG LAOĐỘNG GVHD: NGUYỄN NGỌC TUẤN
Đầu tư trực tiếp là hoạt động đầu tư trong đó người bỏ vốn trực tiếp quản lí,
điều hành quá trình sử dụng vốn. Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua
mua cổ phần, cổ phiếu,trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán
và thông qua các chế định tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp
tham gia quản lí hoạt động đầu tư.
Khi nói đến FDI nghĩa là nói đến hình thức đầu tư trực tiếp của nhà đầu tư
nước ngoài.Cụ thể dưới các hình thức đầu tư sau:
* Thành lập tổ chức kinh tế (100% vốn hoặc liên doanh)
* Đầu tư theo hình thức hợp đồng ( BCC,BOT,BTO,BT)
* Đầu tư phát triển kinh doanh
* Mua cổ phần ,góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư
* Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp
Các hình thức đầu tư gián tiếp của nhà đầu tư nước ngoài như đã nói ở trên
không được coi là FDI. Việc nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân bỏ vốn đầu tư nếu
theo hình thức đầu tư trực tiếp như trên thì vẫn được coi là FDI .
3.2. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển của thị
trường lao động
3.2.1. Vai trò của FDI đối với việc giải quyết việc làm cho người laođộng
Thông qua hoạt động đầu tư các doanh nghiệp FDI góp phần giải quyết việc
làm cho người lao động. Các doanh nghiệp FDI trực tiếp tạo việc làm thông qua
việc tuyển dụng laođộng ở nước sở tại. Song song đó, doanh nghiệp FDI còn gián
tiếp tạo việc làm thông qua việc tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát
triển của các doanh nghiệp vệ tinh cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khuvực kinh tế
này.
Mức độ tác động của FDI trong việc giải quyết việc làm phụ thuộc trực tiếp
vào các nhân tố như: quy mô đầu tư, lĩnh vực sản xuất, trình độ công nghệ, chính
sách công nghiệp và chính sách thương mại của nước tiếp nhận đầu tư. Bên cạnh
đó, tác động của FDI đến thị trường laođộngcũng phụ thuộc vào cơ cấu nền kinh
tế, định hướng phát triển cũng như chất lượng laođộng và chính sách laođộng của
nước tiếp nhận đầu tư.
3.2.2. Vai trò của FDI đối với sự phát triển của hàng hoá sức lao động
Ngoài tác động tạo việc làm cho người laođộngFDI còn đóng góp tích cực
vào việc nâng cao chất lượng laođộng và phát triển nhân lực ở nước tiếp nhận đầu
tư. FDI làm thay đổi cơ bản năng lực, kỹ năng laođộng và quản trị doanh nghiệp
thông qua hoạt động đào tạo và quá trình làm việc của lao động. Làm việc trong
các doanh nghiệp FDI đòi hỏi người laođộng phải có kiến thức và khả năng đáp
ứng yêu cầu cao về cường độ và hiệu quả công việc. Cụ thể:
- Người laođộng phải có sức khỏe tốt để có thể làm việc với cường độ cao.
- Có trình độ văn hoá cao để đáp ứng những đòi hỏi của trang thiết bị và kỹ
thuật công nghệ hiện đại.
SVTH: Trang
6
TIỀU LUẬN THỊ TRƯỜNG LAOĐỘNG GVHD: NGUYỄN NGỌC TUẤN
- Có kỷ cương, tác phong công nghiệp nhằm đảm bảo hiệu quả laođộng của
cá nhân và tập thể.
Ngoài ra, các doanh nghiệp FDI luôn đòi hỏi người laođộng nỗ lực không
ngừng để hoàn thiện mình thông qua những yêu cầu ngày càng cao đối với công
việc, cơ hội phát triển, cơ hội thăng tiến…. Do vậy, trong các doanh nghiệp FDI
trình độ học vấn và trình độ nghiệp vụ của người laođộng tương đối cao so với mặt
bằng chung.
Những yêu cầu trên đòi hỏi phải không ngừng phát triển bản thân cả về thể
lực và trí lực. Bên cạnh đó, để người laođộng đáp ứng được các yêu cầu của công
việc các doanh nghiệp FDI thường tiến hành tuyển chọn, đào tạo và bồi dưỡng
nghiệp vụ khá chặt chẽ, nhất là các ngành nghề đòi hỏi chất lượng laođộng cao. Do
đó, FDI vừa gián tiếp khuyến khích người laođộng tăng đầu tư cho phát triển
nguồn nhân lực vừa trực tiếp đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực.
Thêm vào đó, do chi phí thuê laođộng nước ngoài cao hơn laođộng địa
phương, các doanh nghiệp trong khuvựcFDI phải tuyển dụng laođộng địa
phương. Để người laođộng có thể sử dụng máy móc thiết bị và công nghệ hiện đại
các doanh nghiệp FDI phải có kế hoạch đào tạo. Thế nên, trong chiến lược phát
triển của các tập đoàn lớn hay các công ty đa quốc gia luôn có kế hoạch đào tạo lao
động địa phương nhằm từng bước thay thế laođộng người nước ngoài.
3.2.3. Vai trò của FDI đối với sự phát triển của thị trường lao động
Bên cạnh những tác động tích cực trong việc giải quyết việc làm cho người
lao độngcũng như sự phát triển nguồn nhân lực, thông qua các hoạt động của
mình, đầu tư FDI còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường lao động.
Cùng với sự gia tăng về chất lượng và trình độ của lao động, người laođộng
có nhiều cơ hội hơn trong việc lựa chọn nơi làm việc. Bên cạnh đó, laođộng có
trình độ cao có khuynh hướng tìm việc thông qua các kênh laođộng chính thức cao
hơn laođộng trình độ thấp. Đây là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của các dịch
vụ tư vấn – giới thiệu việc làm và thị trường lao động.
Bên cạnh đó, khi nhận thức của người laođộng được nâng lên, họ sẽ quan
tâm nhiều hơn đến điều kiện lao động, những điều khoản quy định cũng như quyền
và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng. Đây là nhân tố quan trọng góp phần hạn
chế những tác động tiêu cực của thị trường lao động.
Chất lượng laođộng có mối quan hệ tỷ lệ thuận với hiệu suất laođộng và
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Và do đó, khuyến khích doanh nghiệp tăng
đầu tư cho phát triển. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, vốn đầu tư tăng
sẽ làm tăng cầu về lao động. Cạnh tranh thu hút laođộngcũng là một nhân tố kích
thích sự phát triển của thị trường lao động.
Với tư cách là một thành phần kinh tế, sự tham gia của khuvựcFDI sẽ góp
phần làm tăng tính cạnh tranh của thị trường lao động. Với những ưu điểm về tiền
lương, điều kiện làm việc, cơ hội phát triển…thành phần kinh tế này có sức hấp
dẫn rất lớn đối với người lao động. Do vậy, để cạnh tranh thu hút laođộng các
thành phần kinh tế khác phải cải thiện môi trường làm việc, tạo thêm thu nhập cho
người lao động. Đồng thời, sự đa dạng của các thành phần kinh tế sẽ góp phần làm
SVTH: Trang
7
TIỀU LUẬN THỊ TRƯỜNG LAOĐỘNG GVHD: NGUYỄN NGỌC TUẤN
đa dạng hoá các nguồn cungcầulaođộng trên thị trường, yếu tố thuận lợi sự hình
thành và phát triển của thị trường lao động.
Như vậy, trong quá trình hoạt độngFDI – trực tiếp hay gián tiếp - tạo ra
những điều kiện thuận lợi cho sự vận hành và phát triển của thị trường lao động. Sự
phát triển của thành phần kinh tế này không chỉ tạo ra những ngoại tác tích cực cho
sự phát triển thị trường laođộng mà còn khuyến khích các thành phần kinh tế khác
tham gia vào thị trường lao động.
4. Việc làm và thất nghiệp
4.1. Khái niệm việc làm
Lao động được mua bán trên thị trường laođộng không phài là laođộng
trừu tượng, mà là laođộng cụ thể, laođộng biểu hiện bằng việc làm.
Theo Bộ luật laođộng (điều 13): ”Mọi hoạt độnglaođộng tao ra nguồn thu nhập
không bị pháp luật ngăn cấm đều được thừa nhận là việc làm”. Như vậy, việc làm
là hoạt độnglaodộng của con người,không bị pháp luật ngăn cấm và hoạt động
nhằm mục đích tạo ra thu nhập.
Những hoạt động việc làm biểu hiện dưới các hình thức:
- Làm những công việc được trả công laođộng dưới dang bằng tiền hoặc
hiện vật hoặc đổi công.
- Các công cụ tự làm (tự sản xuất, kinh doanh) để thu lợi nhuận.
- Làm các công việc sản xuất, kinh doanh cho gia đình mình không nhận
tiền công hay lợi nhuận.
4.2. Khái niệm thất nghiệp
Khi cunglaođộng cao hơn cầulaođộng thì sẽ dư thùa laođộng hoặc sức
lao động được bán thấp hơn gí trị của nóhoặc không bán được thì sẽ xảy ra thất
nghiệp. Sự không hòn hảo của thị trường laođộng thể hiện trước tiên ở sự mất cân
bằng cungcầulaođộng và sự mất cân bằng này được đo lường thông qua chỉ số
thất nghiệp.
Theo ILO (Tồ chức Laođộng quốc tế)thì: ”Thất nghiệp là tình trạng tồn tại
khi một số người trong lực lượng laođộng muốn làm việc, nhưng không thể tìm
được việc làm ở mức tiền công đang thịnh hành”.
Như vậy, người thất nghiệp có 3 đặc trưng cơ bản: có khả năng lao động, không có
việc làm và đang tìm việc làm.
5. Toàn cầu hóa
5.1. Khái niệm toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và
trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa
các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hoá, kinh tế, v.v. trên quy
mô toàn cầu. Đặc biệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hoá hầu như được dùng để
chỉ các tác động của thương mại nói chung và tự do hóa thương mại hay "tự do
thương mại" nói riêng. Cũng ở góc độ kinh tế, người ta chỉ thấy các dòng chảy tư
SVTH: Trang
8
TIỀU LUẬN THỊ TRƯỜNG LAOĐỘNG GVHD: NGUYỄN NGỌC TUẤN
bản ở quy mô toàn cầu kéo theo các dòng chảy thương mại, kỹ thuật, công nghệ,
thông tin, văn hoá.
5.2. Tác động của toàn cầu hoá
5.2.1. Khía cạnh kinh tế
Các tổ chức quốc gia sẽ mất dần quyền lực (xem ảnh hưởng về khía cạnh
chính trị phía dưới), quyền lực này sẽ chuyển về tay các tổ chức đa phương như
WTO. Các tổ chức này sẽ mở rộng việc tự do đối với các giao dịch thương mại, và
thông qua các hiệp ước đa phương hạ thấp hoặc nâng cao hàng rào thuế quan để
điều chỉnh thương mại quốc tế.
Toàn cầu hóa cũng làm cho hiện tượng "chảy máu chất xám" diễn ra nhiều
và dễ dàng hơn, kéo theo biến tướng là nạn "săn đầu người". Hai hiện tượng này đã
góp phần gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia phát triển và đang
phát triển, giữa từng khuvực riêng biệt trong một đất nước.
5.2.2. Khía cạnh văn hoá, xã hội và ngôn ngữ
Toàn cầu hoá sẽ tạo ra những hiệu quả trái ngược ở mức độ cá nhân hay dân
tộc, mà kết cục thế nào đến nay cũng vẫn chưa ngã ngũ. Toàn cầu
hoá sẽ tạo ra:
- Một sự đa dạng cho các cá nhân do họ được tiếp xúc với các nền văn hoá
và văn minh khác nhau. Toàn cầu hoá giúp con người hiểu hơn về thế giới và
những thách thức ở quy mô toàn cầu qua sự bùng nổ các nguồn thông tin, việc phổ
thông hoá hoạt động du lịch, việc tiếp cận dễ dàng hơn với giáo dục và văn hoá;
- Một sự đồng nhất đối với các dân tộc qua ảnh hưởng của các dòng chảy
thương mại và văn hoá mạnh. Trên thực tế, thông tin tạo ra chính kiến và vì thế một
vài tập đoàn truyền thông lớn, chủ yếu là phương Tây có thể tạo ra (và làm giả)
thông tin đưa đến dân chúng. Sự độc quyền trong lĩnh vực văn hoá và thông tin này
được xem như một sự " Mỹ hoá " thế giới.
Mỗi người nhìn toàn cầu hoá theo một kiểu khác nhau. Có hai xu hướng
chính:
- Nỗ lực che dấu những khác biệt về bản sắc, thay vì để lộ ra.
- Cảm giác toàn cầu hoá sẽ mang lại sự tự do cá nhân, ngay cả khi điều đó đi
cùng với một sự đồng nhất hoá toàn cầu một cách tương đối.
Ở góc độ ngôn ngữ, chúng ta thấy khuynh hướng rõ ràng hướng tới đồng
nhất hoá việc dùng "tiếng Anh toàn cầu" ("globish", viết tắt của global English),
một thứ tiếng Anh nghèo nàn do những người không phải là người Anglo-Saxon
dùng khi họ ở nước ngoài. (Lưu ý là "tiếng Anh toàn cầu" không phải là tiếng Anh
cơ bản như trong phiên bản Wikipedia bằng tiếng Anh đơn giản).
Sự phổ cập của tiếng Anh toàn cầu gắn với việc mất đi quyền lực chính trị ở
cấp độ thế giới: thay vì một chính sách văn hoá quốc tế có sự phối hợp để có thể
dẫn đến việc chọn một thứ tiếng có quy luật rõ ràng và ngữ âm học rõ ràng, phần
SVTH: Trang
9
TIỀU LUẬN THỊ TRƯỜNG LAOĐỘNG GVHD: NGUYỄN NGỌC TUẤN
lớn các nước đều chọn dạy tiếng Anh cho giới trẻ dựa trên lựa chọn của các nước
khác! Do sự bắt chước một cách máy móc và sự trơ ì chính trị, tiếng Anh đã trở
thành một ngôn ngữ của thế giới và được gọi là "tiếng Anh toàn cầu" ("globish") vì
các yếu tố cơ bản của tiếng Anh Oxford đã bị biến dạng về phát âm, ngữ pháp, từ
vựng, v.v.). Đối với một số những người nói tiếng Anh, "tiếng Anh toàn cầu" là kết
quả của chủ nghĩa đế quốc về ngôn ngữ của nước họ. Vấn đề là liệu có thể dễ dàng
cho rằng các nỗ lực hướng đến việc dạy tiếng Anh thay vì giảng dạy các thứ tiếng
khác sẽ làm giảm chất lượng của các ngôn ngữ khác hay không (như tiếng Pháp lai
Anh - franglais).
5.2.3. Khía cạnh chính trị
Toàn cầu hoá sẽ làm tăng lên nhiều lần các mối quan hệ giữa các công dân
trên thế giới và cũng như các cơ hội cho từng người. Tuy nhiên nó đặt ra vấn đề là
phải tìm ra một giải pháp thay thế cho hệ thống chính trị và hiến pháp hiện tại dựa
trên khái niệm nhà nước-quốc gia. Các thực thể này đã từng gây ra những tác động
tiêu cực trong suốt lịch sử do tính chất can thiệp mạnh bạo của nó. Ảnh hưởng của
chúng giảm dần do sự toàn cầu hoá, và không còn đủ tầm xử lý nhiều thách thức
mang tính toàn cầu ngày nay. Từ đó nảy sinh thách thức cần thiết lập một toàn cầu
hoá dân chủ thể chế nào đó. Kiểu toàn cầu hoá này dựa trên khái niệm "công dân
thế giới", bằng cách kêu gọi mọi người sống trên hành tinh này tham gia vào quá
trình quyết định những việc liên quan đến họ, mà không thông qua một bức màn
"quốc tế".
Các tổ chức tổ chức phi chính phủ muốn thay vào khoảng trống này, tuy
nhiên họ thiếu tính hợp pháp và thường thể hiện các tư tưởng đảng phái quá nhiều
để có thể đại diện tất cả công dân trên thế giới.
II. ĐÔI NÉT VỀ CƠ SỞ PHÁP LÝ CHO HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NƯỚC
NGOÀI TẠIVIỆTNAM
Thực hiện đường lối đổi mới kinh tế của Đại hội VI Ban chấp hành Trung
ương Đảng Cộng sản VN năm 1986, nhiều chính sách kinh tế được thay đổi. Việc
hình thành các văn bản pháp lý đã thể chế hoá đường lối đổi mới của Đảng. Luật
đầu tư nước ngoài tại VN được ban hành vào năm 1987 là một trong những đạo
luật khởi đầu cho thời kỳ đổi mới đã tạo môi trường pháp lý thu hút vốn đầu tư
nước ngoài vào VN. Kể từ khi ban hành năm 1987 đến nay, Luật đầu tư nước ngoài
(ĐTNN) đã được sửa đổi, bổ sung 4 lần với các mức độ khác nhau vào các năm
1990, 1992, 1996, 2000. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, VN ngày càng hội nhập sâu
hơn vào nền kinh tế thế giới, để tạo ra một môi trường kinh doanh bình đẳng giữa
các khuvực kinh tế, năm 2005 Quốc hội đã ban hành Luật đầu tư (có hiệu lực từ
ngày 01/7/2006) thay thế Luật đầu tư nước ngoài và Luật khuyến khích đầu tư
trong nước.
Luật đầu tư ra đời nhằm cải thiện môi trường đầu tư, môi trường kinh doanh,
tạo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật về đầu tư và tạo "một sân chơi" bình
đẳng, không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư. Luật đầu tư đã cải thiện môi
trường đầu tư bằng việc đơn giản hoá thủ tục đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để thu
hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế
quốc tế. Luật đầu tư năm 2005 đã thể hiện việc phân cấp mạnh cho các địa phương
cụ thể là tăng quyền hạn cho Ủy ban Nhân dân (UBNN) tỉnh và Ban quản lý Khu
SVTH: Trang
10
[...]... laođộng đang làm việc ở 40 nước và vùng lãnh thổ Xuất khẩu laođộng góp phần vào điều chỉnh quan hệ cung-cầu trên thị trường lao động, có tác động đến sự phát triển hệ thống dịch vụ cung ứng lao động, kích thích người laođộng học nghề 2.2.2 Nghịch lý cung-cầulaođộng a Cung-cầulaođộng mất cân đối nghiêm trọng Trên 50% doanh nghiệp gặp khó khăn trong tuyển dụng laođộng Báo cáo của Bộ LĐ-TB&XH... triển thị trường laođộng trong bối cảnh ViệtNam là thành viên WTO? 2 Thựctrạnglao động, cung- cầu laođộng ở nước ta hiện nay 2.1 Thựctrạnglaođộng nước ta hiện nay SVTH: Trang 14 TIỀU LUẬN THỊ TRƯỜNG LAOĐỘNG GVHD: NGUYỄN NGỌC TUẤN 2.1.1 Lực lượng laođộng Theo điều tra laođộng việc làm lực lượng laođộng từ 15 tuổi trở lên cả nước là 43.255 nghìn người Trong đó lực lượng laođộng ở nhóm tuổi... của nó với việc tạo việc làm cho người laođộngViệtNam trong tiến trình toàn cầu hóa SVTH: Trang 11 TIỀU LUẬN THỊ TRƯỜNG LAOĐỘNG GVHD: NGUYỄN NGỌC TUẤN CHƯƠNG 2: THỰCTRẠNG VỀ CUNGCẦULAOĐỘNG VÀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VỚI VẤN ĐỀ TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAOĐỘNGVIỆTNAM TRONG TIẾN TRÌNH TOÀN CẦU HÓA I THỰCTRẠNG THỊ TRƯỜNG LAOĐỘNGVIỆTNAM Thị trường laođộng là một trong những kênh chính mà... nhập III THỰCTRẠNG VỀ VIỆT LÀM, QUAN HỆ LAOĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI (FDI) TẠIVIỆTNAM Quan hệ laođộng là một danh từ dùng để chỉ quan hệ giữa chủ và thợ, quan hệ giữa người sử dụng laođộng và người laođộng Hợp đồnglaođộng là hình thức pháp lý chủ yếu và phổ biến nhất của các quan hệ laođộng Ở ViệtNam hiện nay có những quan hệ laođộng như: quan hệ laođộng giữa... việc tăng năng suất laođộng xã hội Trên thực tế lao động, việc làm ở nước ta đang tồn tại 2 xu hướng: thiếu việc làm và thừa laođộng (ở khuvựclaođộng giản đơn – laođộng phổ thông) và thiếu laođộng và thừa việc làm (ở khuvực đòi hỏi laođộng có tay nghề, có trình độ chuyên môn cao) Sự thừa, thiếu đó diễn ra ở các ngành, các khuvực mà rất khó điều phối trong điều kiện laođộng hiện nay ở nước... phát triển kinh tế nhưng không tính toán đến cung- cầu laođộng cũng như hạ tầng cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu chuyển dịch laođộng Trong nền kinh tế thị trường, phát triển cunglaođộng phải đáp ứng cầu của thị trường lao động, của nền kinh tế, bảo đảm nhu cầu việc làm, tăng thu nhập cho người laođộng Bộ LĐ-TB&XH cho rằng giải quyết vấn đề cung- cầu laođộng thật ra là giải quyết bài toán nhân lực... lý (năm 2003: CĐ, ĐH và trên ĐH - THCN - CNKT là 1 - 0,9 2,7) Các tồn tại này đã được các cơ quản lý nguồn nhân lực quan tâm từ nhiều năm nay, và hiện đang thực hiện các giải pháp tích cực nhằm chuẩn bị đội ngũ laođộng CMKT để phù hợp với nhu cầu của thị trường laođộng c Cầu laođộngCầulao động: tính đến ngày 1-7 -2 004 tổng cầu laođộng (lao độngthực tế đang làm việc trong nền kinh tế) là 42,33... trọng trong việc tạo ra mức cầulaođộng hàng năm trên thị trường laođộng Tính đến năm 2004, DNNQD thu hút 1700 nghìn lao động, chiếm tỷ lệ 36,5% tổng số laođộng của khuvực doanh nghiệp, tốc độ tăng laodộng bình quân trong khuvực DNNQD các năm gần đây là 28% - Trên tổng thể, laođộng được thu hút vào làm việc trong khuvực doanh nghiệp có chất lượng như sau: 50,6% là laođộng chưa qua đào tạo, 29,2%... tạo Do không đầu tư nhân lực, dẫn đến tình trạng DN thường bị động trong việc sử dụng laođộng qua đào tạo và chủ yếu sử dụng kết quả đào tạo có sẵn b Cung-cầulaođộng thừa mà thiếu Nhìn tổng thể, thị trường laođộng VN vẫn là một thị trường dư thừa laođộng và phát triển không đồng đều, mất cân đối cung-cầulaođộng nghiêm trọng giữa các vùng miền, khu vực, ngành nghề kinh tế Nguyên nhân của mọi... LĐTBXH cho thấy, bình quân mỗi hộ kinh doanh cá thể thuê 0,5 lao động, thu hút khoảng 1,19 triệu laođộng và hàng vạn laođộng giúp việc gia đình, góp phần tăng tổng cầu trên thị trường laođộng SVTH: Trang 18 TIỀU LUẬN THỊ TRƯỜNG LAOĐỘNG GVHD: NGUYỄN NGỌC TUẤN -Cầulaođộng ngoài nước: trong 4 năm 200 1-2 004, ViệtNam đã đưa 217.000 laođộng và chuyên gia đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài Riêng . thị trường lao động trong bối cảnh Việt Nam là thành viên WTO?
2. Thực trạng lao động, cung - cầu lao động ở nước ta hiện nay
2.1. Thực trạng lao động nước. FDI.
Bởi vậy trong khu n khổ của đề án này sẽ tập trung nghiên cứu “ Thực
trạng cung - cầu lao động khu vực FDI tại Việt Nam .
TIỀU LUẬN THỊ TRƯỜNG LAO