Trong thực tiển sản xuất, người ta chia quá trình phát triển buồng trứng cá xương thành 6 giai đoạn chính: Giai đoạn 1 Buồng trứng có kích thước bé, gồm 2 dãi mảnh, màu trắng trong.. Chứ
Trang 1TIỂU LUẬN:
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CÁ THỂ Ở CÁ TRÊ
(CLARIAS CATFISH) NUÔI TẠI VIỆT NAM
I ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI HỌC VÀ SINH HỌC CÁ TRÊ (Clarias catfish):
1 Các loài cá trê nuôi phổ biến hiện nay ở Việt Nam:
Cá trê gồm nhiều loài ở châu Á và châu Phi Ở nước ta đang khai thác và nuôi các loài là:
+ Cá trê đen (Clarias focus)
+ Cá trê trắng (Clarias batracus)
+ Cá trê vàng (Clarias macrocephalus) có màu vàng nâu điểm đốm nhỏ màu vàng
thành hàng trên thân, thịt rất thơm ngon nhưng có kích thước nhỏ, nuôi chậm lớn, nuôi 1 năm chỉ đạt 300g/con
+ Cá trê Phi (Clarias gariepinus): Có nguồn gốc từ Châu Phi, thân có màu xám có
những mảng vân đen to, cá lớn nhanh - nuôi 6 tháng đạt bình quân 1kg/con, trọng lượng cá đạt tối đa là 12,8kg nhưng thịt mềm ít thơm
+ Cá trê lai (Clarias macrocephalus female x Clarias gariepinus male) Được lai
giữa cá trê phi và cá trê vàng, có ngoại hình tương tự cá trê vàng, da trơn nhẵn, đầu dẹp, thân hình trụ, dẹp ở đuôi Thân có màu xám có những chấm nhỏ mờ, u lồi xương chẩm có hình gần giống chữ M với các góc tròn, trong khi ở cá trê vàng là chữ U còn có trê phi là chữ M có các góc nhọn và rõ nét Cá trê lai dễ nuôi, mau lớn, nuôi tốt có thể tăng trọng bình quân 100g/con/tháng
Hiện nay cá trê lai đang được nuôi phổ biến ở nhiều địa phương trong cả nước.
2 Đặc điểm thích ứng môi trường:
Cá trê lai thích ứng rộng với môi trường nước, cá có thể sống trong giới hạn nhiệt
độ từ 11-39,5oC; pH: 3,5-10,5; độ mặn dưới 15‰ Do có cơ quan hô hấp phụ gọi là
"hoa khế" nên cá trê có thể thở bằng oxy không khí, sống được ở môi trường nước
có hàm lượng oxy thấp thậm chí sống được ở trên cạn 1 giờ nếu giữ được độ ẩm cho cá
3 Đặc điểm dinh dưỡng:
Từ khi cá mới nở đến 48 giờ cá sử dụng noãn hoàng Sau đó bắt đầu ăn động vật phù du cỡ nhỏ như trứng nước, ấu trùng muỗi,… Sau vài ngày có thể ăn bọ gậy… Khi cá đạt cỡ 4-6 cm bắt đầu ăn tạp thiên về động vật thối rữa, tôm cá nhỏ, ruốc, tép, côn trùng, các loại phế phẩm chế biến và thức ăn tinh khác như cám gạo, bã rượu, phân gia súc…
4 Đặc điểm sinh trưởng:
Cá trê lai lớn rất nhanh, trong điều kiện môi trường nuôi tốt, mật độ thích hợp và chăm sóc tốt có thể tăng trọng 100-150g/con/tháng Sau 6 tháng nuôi đạt trọng lượng bình quân 0,4-0,6kg/con
5 Tập tính sống:
Trang 2Cá trê lai nuôi ít bị bệnh, chúng thường chui rúc đào hang dễ làm hỏng bờ ao Khi mặt nước ao nuôi cao xấp xỉ bờ ao, cá thường phóng lên bờ Cá trê lai hoạt động bơi lội và ăn mạnh vào chiều tối và mờ sáng
6 Mùa vụ sinh sản của cá trê:
Bắt đầu vào mùa mưa từ tháng 4 - 9 tập trung chủ yếu vào tháng 5 - 7 Trong điều kiện nuôi ao, cá có thể sinh sản nhiều lần trong năm (3 - 5 lần/năm) Nhiệt độ để cá sinh sản tốt từ 25 - 32 0C Sức sinh sản của cá trê thấp, sau khi cá đẻ xong, có thể nuôi vỗ tái phát dục khoảng 30 ngày, cá có thể tham gia sinh sản trở lại
II SỰ PHÁT TRIỂN PHÔI:
1 Tuyến sinh dục và tế bào sinh dục:
a Buồng sẹ và tinh trùng ở cá đực:
Hình 1: Tinh trùng cá trê
Buồng sẹ có dạng hình trụ, khi thành thục căng phồng và có màu trắng sữa
Khi ấn nhẹ, tinh dịch chảy ra ngoài
Buồng sẹ nằm hai bên mạc treo ruột phía lưng Lúc còn non, tinh hoàn có dạng hình sợi áp sát vào cột sống
*Cấu tạo buồng sẹ: Trong buồng sẹ có nhiều bóng nhỏ (ampull) và tinh trùng được phát sinh và phát triển trong các ampull này Mỗi Ampull có một ống nhỏ đổ
ra ống chung nằm ở mặt lưng của buồng sẹ
Tinh trùng có cấu tạo gồm các phần: đầu, cổ, trung thể và đuôi Tinh trùng có dạng roi, đầu nhỏ, hình trứng, đường kính khoảng 2-2,5 micron, đuôi dài khoảng 35 micron
Tinh trùng cá được phóng thích ra ngoài dưới dạng lõng gồm có tinh trùng và tinh dịch thường gọi là sẹ cá
Tinh trùng được phóng ra môi trường nước, vận động nhờ phần đuôi, tìm gặp và thụ tinh với trứng
Tuổi thọ của tinh trùng phụ thuộc vào một số yếu tố môi trường như: ánh sáng và
độ muối; Nếu chiếu trực tiếp ánh sáng mặt trời sẽ có tác động xấu đến tuổi thọ của tinh trùng Hay khi giữ tinh cá trong dung dịch đẳng trương, tuổi thọ tinh trùng được duy trì lâu nhất
Ngoài ra tuổi thọ tinh trùng còn phụ thuộc vào tình trạng cá đực: Nếu cá đực được nuôi dưỡng tốt trong quá trình thành thục thì tinh trùng của nó khoẻ mạnh
và tuổi thọ của nó dài hơn những cá ở điều kiện nuôi dưỡng kém
Trang 3b Buồng trứng và tế bào trứng:
Buồng trứng có hình trụ, bên trong có xoang, phía dưới thu hẹp lại tạo thành một ống dẫn trứng ngắn trước khi đỗ ra ngoài qua lỗ sinh dục
Vị trí và hình thái của buồng trứng gần giống với tinh hoàn Khi thành thục, buồng trứng có kích thước rất lớn
Trong thực tiển sản xuất, người ta chia quá trình phát triển buồng trứng cá xương thành 6 giai đoạn chính:
Giai đoạn 1
Buồng trứng có kích thước bé, gồm 2 dãi mảnh, màu trắng trong Bên trong buồng trứng có các tế bào trứng non, đang ở giai đoạn sinh trưởng sinh chất và biến đổi nhân
Giai đoạn 2
Kích thước buồng trứng lớn hơn, có màu trắng đục Xung quanh mỗi tế bào trứng xuất hiện một lớp tế bào nang (tế bào follicul) Tuy nhiên, xét về mặt phát triển noãn bào thì các tế bào sinh dục này vẫn còn ở thời kỳ sinh trưởng sinh chất
và biến đổi nhân giống như ở giai đoạn 1
Giai đoạn 3
Kích thước buồng trứng bắt đầu tăng nhanh và có màu vàng nhạt Hệ số thành thục tăng nhanh (0,55 – 3,10 %) Mắt thường có thể nhìn thấy các hạt trứng Đây
là giai đoạn có nhiều biến đổi phức tạp, do vậy để tiện theo dõi người ta chia làm nhiều phase (giai đoạn phụ) khác nhau:
Phase 3.1: Ở ngoại vi tế bào trứng xuất hiện một hàng không bào ngay sát màng của nó
Phase 3.2: Xuất hiện thêm một hàng không bào phía dưới hàng không bào cũ Lúc này số hàng không bào là 2
Phase 3.3: Số lượng không bào tăng lên thêm nhiều, chiếm khoảng một nửa không gian từ màng nhân đến màng tế bào
Phase 3.4: Tế bào trứng bắt đầu tích luỹ noãn hoàng và bắt đầu xuất hiện các hạt noãn hoàng từ nhân và lan dần ra ngoại vi
Phase 3.5: Tích lũy đủ noãn hoàng và noãn hoàng dồn không bào ra ngoại vi Không bào bị vỡ chỉ còn lại một lớp và gọi là lớp hạt vỏ, có tác dụng hình thành màng thụ tinh sau này
Giai đoạn 4
Kích thước buồng trứng tối đa vàchuyển sang màu vàng đậm hoặc xanh vàng (cá
ăn thực vật) Nhân chuyển dần về cực động vật
Hệ số thành thục tăng (19,7 – 50 %)
Giai đoạn 5
Buồng trứng mềm và nếu ấn nhẹ trứng có thể chảy ra ngoài qua lỗ sinh dục
Ở giai đoạn này, trứng đã rụng và rơi vào xoang buồng trứng Nhân đã chuyển hoàn toàn về cực động vật
Giai đoạn 6
Giai đoạn sau khi cá đẻ Sản phẩm sinh dục đã thải ra ngoài, còn gọi là giai đoạn
Trang 4tiêu hủy Thể tích buồng trứng thu hẹp lại Trong buồng trứng còn lại các vết của
tế bào nang, các tế bào trứng chín muồi còn sót lại và các noãn bào non thuộc thời
kỳ sinh trưởng sinh chất và biến đổi nhân
Chú ý: Khi cá đẻ xong, sau khi phục hồi sức khỏe, người ta bỏ đói cá để các tế bào trứng sót lại và tế bào nang bị hấp thu hết đi để tế bào non phát triển
Trong thực tế, sau khi cá đẻ ở giai đọan 6, thì buồng trứng quay về giai đoạn 2, bỏ qua giai đọan 1, vì ở giai đoạn 1 đã hình thành sẵn (trứng non) và nó chỉ có ở lúc
cá mới lớn
Trứng cá chẽm cũng như tất cả các loài cá xương thuộc loại trứng đoạn hoàng Noãn hoàng chiếm một tỷ lệ lớn khối lượng của trứng, tập trung chủ yếu ở cực thực vật và đều chứa hàm lượng chất dinh dưỡng khá cao
Phân tích trứng cá chẽm ta thấy: nước chiếm 60.5% , protein chiếm 30.8%, lipid 5.2%
trứng (mm)
Sức sinh sản (trứng/kg cá cái)
Cá trê vàng
Cá trê phi
Nâu nhạt, vàng nâu Xanh lá mạ, xanh ngọc bích
1,1 - 1,2 1,0 - 1,1
60 000 - 80 000
25 000 - 60 000
2 Sự thụ tinh
Sự bắt cặp sinh sản ở cá: tiếp xúc giữa con đực và cái, hoặc con đực bơi ở bên trên hoặc cạnh con cái
Tinh trùng tìm gặp và chui vào trứng nhờ sự vận động của phần đuôi Tiến trình
từ lúc tinh trùng xâm nhập vào trứng đến khi nhân của tinh trùng kết hợp với nhân của trứng gọi là sự thụ tinh
Ngay sau khi thụ tinh, tế bào chất của trứng phát sinh một dịch lõng và co lại đồng thời màng bao quanh trứng trương nước lên hình thành một xoang bao quanh trứng Chức năng của xoang để bảo vệ trứng và tạo không gian cho trứng phát triển
*Quá trình thụ tinh
Bắt đầu bằng sự thâm nhập của tinh trùng vào trứng (impregnation)
Loại trừ sự thâm nhập của các tinh trùng khác bằng sự biến đổi bên trong tế bào trứng
Kết hợp nhân của tinh trùng và nhân của tế bào trứng (fertilization) tạo thành thể hợp tử (zygote)
Bắt đầu quá trình phân chia (cleavage) từ 1 tế bào hợp tử thành phôi với rất nhiều
tế bào
Các tế bào của phôi tập hợp và biệt hóa thành các tổ chức mô, cơ quan, hệ thống (từ hình dạng đến chức năng)
3 Các giai đoạn của quá trình phát triển phôi
Các giai đoạn của quá trình phát triển phôi
a Hợp tử (zygote)
Trang 5Ngay sau khi thụ tinh, đĩa mầm (đĩa phôi) hình thành rõ và sau đó tiến hành phân cắt
Hình 2: Đĩa phôi được hình thành
b Giai đoạn phân cắt (cleavage)
Sự phân cắt lần 1 chia đĩa phôi thành 2 tế bào, sau đó phôi lần lượt phân cắt
thành 4, 8, 16, 32 tế bào
Hình 3: Đĩa phôi đang phân cắt
c Giai đoạn phôi nang (blastula)
Số tế bào ngày càng gia tăng về số lượng nhưng kích thước giảm và khó nhận biết từng tế bào riêng biệt Số lớp tế bào tăng từ 3 lên 7 (có thể hơn 10 lớp) Đĩa phôi che phủ khoảng 10% - 20% noãn hoàng
Đĩa phôi
Đĩa phôi đang phân cắt thành 4 tế bào
Trang 6Có thể phân chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn phôi nang cao và giai đoạn phôi nang thấp
Hình 4: Giai đoạn phôi nang cao
Trang 7Hình 5: Giai đoạn phôi nang thấp
d Giai đoạn phôi vị (gastrula):
Tiếp tục gia tăng về số lượng các tế bào của phôi Đĩa phôi phát triển và dần dần che phủ khối noãn hoàng Tại thời điểm đầu phôi vị, đĩa phôi che phủ khoảng 30% noãn hoàng
Hình 6a
H6b Hình 6: Giai đoạn phôi vị Giai đoạn này xuất hiện: phôi thuẫn (embryonic shield), vòng phôi (germ ring) Đĩa phôi phát triển và che phủ hoàn toàn khối noãn hoàng
Vòng phôi
Phôi thuẫn
Vòng phôi
Phôi thuẫn
Trang 8e Giai đoạn phân đốt (segmentation) và hình thành cơ quan
Các đốt cơ xuất hiện khi đĩa phôi bao phủ từ 50-60% (50-60% epiboly) khối noãn hoàng Phần sau của phôi xuất hiện mầm đuôi
Hình 7: Giai đoạn phân đốt (Các đốt cơ xuất hiện) Đĩa phôi bao phủ 80% (80% epiboly) noãn hoàng, số đốt cơ tăng lên, dây sống và tủy sống xuất hiện (giai đoạn này còn được gọi là phôi thần kinh) (Hình 8)
Hình 8: Giai đoạn phân đốt (đĩa phôi bao phủ 80% noãn hoàng)
Trang 9Đĩa phôi hoàn toàn bao phủ khối noãn hoàng (100% epiboly) Mắt xuất hiện nhưng chưa có sắc tố Não phân hóa thành: não trước, não giữa và não sau Mầm vi lưng xuất hiện nhưng dính vào vi đuôi Phần trước của dây sống phân hóa rõ ràng Hầu và tim xuất hiện xuất hiện
Hình 9: Đĩa phôi hoàn toàn bao phủ khối noãn hoàng (100% epiboly)
Sau khi bao phủ khối noãn hoàng, phôi tiếp tục phát triển nhanh các cơ quan và trông giống như hình dạng cá
Hình 10: Phôi đang phát triển các cơ quan Phôi cử động do đuôi tách ra khỏi noãn hoàng; vi, ống tiêu hóa, não giữa, cơ quan thụ cảm, dây sống và đốt cơ phân hóa ngày càng rõ ràng hơn (Hình 11)
Trang 10Sắc tố xuất hiện: mắt có sắc tố (xuất hiện điểm mắt theo các nhà sản xuất giống) Trước khi nở, phôi có kích thước lớn hơn chu vi của khối noãn hoàng ( Hình 12)
Hình 11: Phôi đã cử động được do phần đuôi tách khỏi khối noãn hoàng
Hình 12: Phôi có kích thước lớn hơn chu vi của khối noãn hoàng
Trang 11f Giai đoạn cá nở:
Hình 13: Cá sắp nở
Hình 14: Cá bột 2 ngày tuổi
III SINH LÝ DINH DƯỠNG
1 Kích thước trứng, lượng noãn hoàng
- Kích cỡ của cá bột và thời gian tồn tại trước khi cá bị chết đói thì chịu ảnh hưởng lớn bởi kích thước trứng và nhiệt độ nước
- Mối liên hệ giữa kích thước cá bột và đường kính trứng theo Shirota (1970): L = 4D
- Cá bột nở từ trứng có kích thước lớn: có nhiều thời gian tìm kiếm thức ăn trước thời điểm chết đói (irreversible stavation), có thể tồn tại 6-15 ngày trước khi chết đói
Trang 12- Thời điểm chết do đói của cá bột có thể được xác định từ thời điểm cá hấp thụ hết noãn hoàng Nhưng thời điểm cá bắt đầu dinh dưỡng ngoài mới quyết định tỉ lệ sống
và hầu hết các loài cá bột đều lấy thức ăn trước khi hấp thụ hết noãn hoàng
2 Tập tính bơi lội
+Trong giai đoạn còn noãn hoàng, cá bột bơi lội liên tục, mạnh mẽ
+Sau khi hết noãn hoàng, cá bột vận động “tiết kiệm” hơn và đây là một yếu tố quan trọng trong sinh thái dinh dưỡng, vì nó ảnh hưởng đến tần số bắt gặp mồi và sử dụng năng lượng có hiệu quả nhất cho quá trình biến thái
+Sự vận động của cá bột thì khác với sự vận động của cá trưởng thành do chưa hoàn chỉnh các cơ quan vận động
+Sự vận động cũng chịu tác động bởi nhiệt độ
+Theo Blaxter (1969): tốc độ “tiết kiệm” là 2-3 lần chiều dài thân/giây và tốc độ
“bùng phát” (có thể duy trì trong vài giây) là gấp 10 lần chiều dài thân/giây
3 Tập tính dinh dưỡng
- Phương thức nhận biết con mồi
+ Cá bột nhận biết con mồi bằng mắt và chỉ bắt mồi vào ban ngày (Sự thiếu các tế bào hình que và sự hình thành sắc tố võng mạc trong những tuần lễ đầu tiên)
(Phim minh họa: Phim cá bột bắt mồi)
+ Khi mới bắt đầu lấy thức ăn ngoài, cá bột chỉ nhận biết được những con mồi tương đối gần Khoảng cách nhận biết con mồi gia tăng theo kích cỡ con mồi và cùng với
sự lớn lên của cá bột
+ Nhân tố kích thích cá bột bắt mồi chưa được nghiên cứu đầy đủ, nhưng kích cỡ con mồi, và phương thức vận động là những nhân tố quan trọng
+ Cá bột bắt mồi phụ thuộc vào sự vận động của con mồi nhưng chúng bắt được cả những con mồi bất động Cho nên sự vận động không phải là nhân tố chủ yếu
Sự chọn lựa thức ăn
+Là một khía cạnh rất quan trọng trong ương nuôi các loài cá bột, vì hầu hết các loài
cá bột chịu ảnh hưởng rất lớn đến nguồn thức ăn tự nhiên (live food) Cỡ và loại thức ăn thay đổi theo quá trình phát triển của cá bột và ảnh hưởng đến tăng trưởng
và tỉ lệ sống của cá bột
+Chịu ảnh hưởng lớn bởi nhiều đặc điểm trên cả cá bột và con mồi: bao gồm cỡ miệng, sự thiếu hoàn chỉnh của ống tiêu hóa của cá bột; mức độ tương phản, cấu trúc, hoạt động và mật độ của con mồi
III SỰ PHÁT TRIỂN CỦA ỐNG TIÊU HÓA
1 Hình thái
+Ống tiêu hoá của cá bột rất đơn giản khi mới nở Nó chỉ là một ống đơn giản, chưa
có hậu môn và gan và tuỵ chưa phân biệt được
+Chưa có răng hầu và chưa có chồi vị giác, ruột ngắn chưa phân biệt được các phần
và chưa có dạ dày
+Ống tiêu hoá không có sự biến đổi cho đến khi tiêu hoá hết noãn hoàng, lúc này ống tiêu hoá có thể phân ra thanh các phần: khoang miệng, ruột trước, ruột giữa và ruột sau
Trang 13+Sau thời điểm bắt đầu lấy thức ăn ngoài, hàng loạt các biến đổi xảy ra Ống tiêu hoá biệt hoá thành từng phần riêng biệt, các nếp gấp phát triển, gan và tuỵ hoạt
động, ống tiêu hoá kéo dài ra bắt đầu cuộn lại
+Giai đoạn cuối của quá trình phát triển dạ dày được hoàn chỉnh bởi sự hình thành các tuyến dạ dày hay xuất hiện khoá môn vị Cá bột kết thúc giai đoạn ấu trùng và chuyển sang giai đoạn juvernile
2 Sinh lý
+Ở giai đoạn đầu tiên của cá bột, sự tiêu hoá và hấp thụ thức ăn xảy ra ở ruột giữa và ruột sau Do ruột ngắn, thức ăn di chuyển rất nhanh qua ruột trước, phần đầu của ruột giữa (chỉ vài phút) và dừng lại ở phần sau ruột giữa và ruột sau một thời gian dài
+Bằng chứng mô học của quá trình hấp thu thức ăn là sự xuất hiện của các không bào lipid ở ruột giữa theo sau qua trình thuỷ phân và tổng hợp nội bào Theo Loewe
và Eckmann (1988) quá trình này bao gồm:
- Tiêu hoá ngoại bào: lipid được phân huỷ bởi men lipase
- Khuếch tán của các acid béo qua thể đỉnh của màng tế bào biểu mô hấp thụ
- Tổng hợp nội bào thành thể triglycerides để duy trì các thành phần được khuếch tán cho tổng hợp acid béo
-Các thể vùi ưa acid xuất hiện ở ruột sau là kết quả của quá trình hấp thu protein trong khoang ruột bằng quá trình thẩm bào
Hình 14: Giai đoạn hấp thu protein bằng quá trình tiêu hoá nội bào ở ruột sau:
1.Sự thẩm bào, 2 Di chuyển, 3 Tích luỹ, 4 Tiêu hoá, 5 Tiêu hủy
+Khả năng tiêu hoá của cá bột tại thời điểm bắt đầu lấy thức ăn ngoài là nhờ sự hiện diện của các men tiêu hoá: tripsin, chymotripsin, aminopeptidase, alkaline
phosphatase và amylase
+Gan và lớp biểu mô được coi là nơi tạo ra men lipase
+Thể hạt men của tuyến tuỵ là nơi sản xuất trypsin và chymotrypsis
+Pepsin, sản phẩm tiết của tuyến dạ dày không hiện diện cho đến khi tuyến da dày xuất hiện và hoàn chỉnh chức năng
+Hoạt động của các men tiêu hoá gia tăng trong suốt giai đoạn phát triển của cá bột