SKKN dang de tai tot nghiep Am nhac

11 463 0
SKKN dang de tai tot nghiep Am nhac

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Mặc dầu môn Âm nhạc đã chính thức đưa vào chương trình giảng dạy ở bậc Tiểu học và Nhà nước ta cũng đã và đang đào tạo các lớp hệ chính quy, hệ tại chức cho đội ngũ giáo viên dạy môn Âm nhạc. Nhưng qua thực tế các giáo viên giảng dạy môn này vẫn còn một bộ phận chưa đủ khả năng cập nhật cũng như truyền tải kiến thức cho học sinh một cách có hiệu quả. Mặt khác đây là môn năng khiếu học sinh lại học đại trà nên không ít học sinh tiếp thu chưa đạt và còn rất nhiều học sinh chưa thấy tầm quan trọng của môn học này cho rằng đây là môn học phụ nên đã dẫn đến ý thức học tập chưa tốt. Trong mục tiêu chung của chương trình Tiểu học mới 2002-2003 môn Âm nhạc đã giảm nhẹ phần kiến thức mà tăng cường các hoạt động và trò chơi âm nhạc xen kẽ,đặc biệt các bài tập đọc nhạc của khối 4 – khối 5 đã được lược bớt và đưa vào chương trình những bài Tập đọc nhạc phù hợp và nhẹ nhàng hơn, điều đó đã tạo cho tiết học thêm vui tươi sinh động đáp ứng được tính chất đặc thù của môn “Học mà vui – vui mà học”. Mặc dù thế nhưng để học sinh thực hành tốt phân môn Tập đọc nhạc quả không dễ dàng. Tôi không có tham vọng nghiên cứu hết các phân môn trong môn Âm nhạc mà chỉ nghiên cứu phân môn Tập đọc nhạc với mục đích rèn luyện cho các em thực hành tốt hơn trong phân môn Tập đọc nhạc. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. Nhằm làm nổi bật thực trạng việc giảng dạy và học tập phân môn Tập đọc môn nhạc trong môn  nhạc. Nhìn nhận về đội ngũ Giáo viên và học sinh thực hiện phân môn này cũng như môi trường giảng dạy và các giải pháp để rèn luyện nâng cao chất lượng cho học sinh. 3. Giới hạn và phương pháp nghiên cứu. - Dạy và học phân môn Tập đọc nhạc ở một số trường Tiểu học huyện Can Lộc. - Chủ yếu sử dụng phương pháp tìm hiểu thực tế giảng dạy, phương pháp điều tra so sánh và tổng hợp kết quả. II. PHẦN NỘI DUNG 1. Khái niệm chung về Âm nhạc. Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật sáng tạo rất tuyệt vời, một loại hình nghệ thuật dùng hình tượng âm thanh để diễn tả tư tưởng tình cảm của con người, 1 qua đó con người có thể hiểu được suy nghĩ tâm tư, tình cảm của nhau. Vì vậy chúng ta khẳng định rằng trong đời sống thường nhật, âm nhạc là một món ăn tinh thần, là nhu cầu thiét yếu, là một sinh hoạt không thể thiếu và đã trở thành ngôn ngữ chung của nhân loại. vậy âm thanh của âm nhạcâm thanh như thế nào? Khi một vật thể nào đó chấn động, tiếng động đó được truyền phát trong không khí, được bộ máy thính giác của chúng ta tiếp nhận và thẩm định từ đó sẽ sản sinh ra cảm giác về âm thanh mà chúng ta nghe được trong giới tự nhiên có thể chia ra 2 loại: Âm thanh của âm nhạcâm thanh phi âm nhạc (tạp âm). Những âm thanh mà chúng ta có thể nghe cao độ của chúng, đó là những âm thanh của âm nhạc. VD: Như tiếng của chúng ta hát hoặc các nhạc cụ diễn tấu như tiếng đàn tiếng sáo…. Đó là những âm thanh của âm nhạc. còn lại những âm thanh ở một thời gian nhất định, từ một vật thể nào đó mà tần số của nó phát ra không ổn định, không đều đặn thì ta gọi là tạp âm. 2. Đặc thù của âm thanh trong âm nhạc. Âm thanh của âm nhạc có 4 đặc tính sau: a. Cao độ: Tùy thuộc vào sự chấn động của một vật thể trong một giây lớn hay nhỏ, sự chấn động càng lớn âm thanh phát ra càng cao, sự chấn động càng nhỏ âm thanh phát ra càng thấp. b. Trường độ: Tùy thuộc vào thời gian ngân dài hay ngắn cảu âm thanh. c. Cường độ: Sức chấn động của vật thể, tần số mạnh hay yếu. d. Âm sắc: Sắc thái của âm thanh phụ thuộc vào bản chất của vật thể phát ra âm thanh đó. Về cao độ: Khi chúng ta đem một số âm thanh âm nhạc để so sánh với nhau chúng ta sẽ thấu các âm thanh đó được phát ra không giống nhau. Âm tương đối cao thì nghe nhẹ nhàng và sáng sủa hơn. Như bộ máy phát thanh của các em chưa hòan chỉnh người ta xếp giọng các em thành 2 giọng cơ bản là giọng cao và thấp. Tầm cữ giọng các em rất thấp, thường là 1 quãng 8 Giọng cao: rê đến đố Giọng thấp: Sì đến si Giọng các em học sinh lớp 4, 5 từ si giảm đến đố 3. Mục tiêu của việc đưa bộ môn âm nhạc vào trường Tiểu học. Mục đích chính là giáo dục thẩm mỹ âm nhạc cho học sinh, vì thông qua âm nhạc các em có thể nhận thức được các hiện tượng trong cuộc sống rõ ràng, 2 đầy đủ và sâu sắc hơn. Lời ca tiếng hát rất cần thiết cho con người, đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh. Một điều dễ nhận thấy là các bài hát trong chương trình giảng dạy đã bồi đắp trong tâm hồn các em những tình cảm tốt đẹp như tình bạn, tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước… tất cả các điều ấy đã biến thành hành động một các tự giác trong ý thức của các em. 4. Chương trình môn Âm nhạc và phân môn Tập đọc nhạc. 4.1 Chương trình môn Âm nhạc khối 4,5. Gồm có các phân môn: Tập hát, tập đọc nhạc và phát triển khả năng nghe nhạc. 4.2 Phân môn Tập đọc nhạc. Lớp 4 có 8 bài đọc nhạc. - Bài Tập đọc nhạc số 1: Bài son la son - Bài Tập đọc nhạc số 2: Bài Nắng vàng - Bài Tập đọc nhạc số 3: Bài Cùng bước đều - Bài Tập đọc nhạc số 4: Bài Con chim ri - Bài Tập đọc nhạc số 5: Bài Hoa bé ngoan - Bài Tập đọc nhạc số 6: Bài múa vui - Bài Tập đọc nhạc số 7: Bài Đồng lúa bên sông - Bài Tập đọc nhạc số 8: Bài Bầu trời xanh Lớp 5 có 8 bài Tập đọc nhạc. - Bài Tập đọc nhạc số 1: Bài Cùng vui chơi - Bài Tập đọc nhạc số 2: Bài Mặt trời lên - Bài Tập đọc nhạc số 3: Bài Tôi hát son la son - Bài Tập đọc nhạc số 4: Bài Nhớ ơn Bác Hồ - Bài Tập đọc nhạc số 5: Bài Năm cánh sao vui - Bài Tập đọc nhạc số 6: Bài Chú bộ đội - Bài Tập đọc nhạc số 7: Bài Em tập lái ô tô - Bài Tập đọc nhạc số 8: Bài Mây chiều 5. Tầm quan trọng của phân môn Tập đọc nhạc. Như chúng ta cũng biết muốn hát chuẩn một bài hát thì trước hết phải tập đọc nhạc đúng, chính xác về độ cao, trường độ, ngừng nghỉ, luyến láy, âm lượng của âm thanh. Ngoài ra qua bài Tập đọc nhạc còn rèn luyện kỹ năng xử lý khi trình bày một bài hát. 3 Môn Tập đọc nhạc mang tính tổng hợp vì trong đó có nhạc lý và phần thực hành của nhạc lý. Qua bài Tập đọc nhạc các em làm quen và nắm được các ký hiệu hóa biểu, nhịp lấy đà, dấu nối, dấu luyến, dấu nhắc lại, làm quen với thang 5 âm – 7 âm, tập đọc giai điệu trong phạm vi 5 âm – 7 âm lần lượt kết hợp với hình nốt trắng, nốt đen, móc đơn, trắng có chấm dôi, dấu lặng…và nhiệm vụ của phần nhạc lý (mặc dầu không nhiều) nhưng là cung cấp cho các em một số kiến thức chủ yếu về những ký hiệu ghi chép âm nhạc cơ bản từng bước làm quen với việc Tập đọc nhạc, thông qua kỹ năng đọc, ghi nhớ độ cao trên các âm trên khuông nhạc, biết thể hiện các hình nốt theo những âm hình tiết tấu đơn giản và thường gặp trong các bài hát quen thuộc các em đã học. Qua Tập đọc nhạc Học sinh có được sự cảm thụ âm nhạc, có sự biểu hiện bộc lộ nhạy cmả về năng khiếu âm nhạc tạo kỹ năng tốt khi xử lý một tác phẩm âm nhạc. 6. Thực trạng việc dạy và Tập đọc nhạc ở các trường Tiểu học Huyện Can Lộc. 6.1 Năng lực Giáo viên. Mặc dù hiện nay ở các trường Tiểu học Huyện Can Lộc đều có Giáo viên dạy môn Âm nhạc có bằng cấp đạt chuẩn được đào tạo bài bản về hệ chính quy. Nhưng hầu như các Giáo viên Âm nhạc còn phải kiêm nhiệm thêm công tác phụ trách đội vì thế nên có một số trường chưa đảm bảo được 1 tuần 1 tiết/1 lớp. một tiết Âm nhạc với thời lượng thời gian 35-40 phút, có nhữung Giáo viên đã chủ quan không phan chia thời gian hợp lý để phần lớn thời gian dành cho ôn luyện các bài hát mà đến phân môn Tập đọc nhạc. Chưa nói đến trong quá trình hướng dẫn Học sinh đọc bài Tập đọc nhạc do yếu ntố khách quan và chủ quan một số Giáo viên đã không dùng nhạc cụ hướng dẫn các em theo phương pháp mới mà đi theo lối mòn bằng cách truyền khẩu cho các em đọc theo. Làm vậy các em đọc rất nhanh thuộc bài nhưng là đock vẹt, lần sau các em không cần nhìn bài Tập đọc nhạc vẫn có thể đọc được. 6.2 Năng lực và ý thức của Học sinh học phân môn Tập đọc nhạc. 6.2.1. Năng lực học Tập đọc nhạc của Học sinh. Tất cả Học sinh của khối 4, 5 ở bâch Tiểu học đều phải học phân môn Tập đọc nhạc, học cách đại trà không phân biệt đối tượng Học sinh có năng 4 khiếu hay không có năng khiếu. Vì vậy mcụ tiêu chính là giáo giục thẩm mỹ Âm nhạc cho Học sinh. Trên cơ sở khảo sát thựuc tế ở một số trường Tiểu học huyện Can Lộc thì Học sinh có năng lực học Tập đoc nhạc chiếm khoảng 50% Học sinh ít có năng khiếu chiếm khoảng 35% và một số Học sinh thực sự có năng khiếu chiếm khoảng15%. Điầu đó chứng tỏ năng lực học Tapạ đọc nhạc của Học sinh không đồng bộ, tất nhiên sẽ gây khó khăn cho Giáo viên giảng dạy. 6.2.2 Ý thức học Tập đọc nhạc của Học sinh. Vì đây là môn nghệ thuật, một môn học thiên về năng khiếu nhằm giáo dục về thẩm mỹ giúp các em rèn luyện phát triển một cách toàn diện làm cho thế giới tinh thần của các em thêm phong phú, tâm hồn trong sáng sáng hơn. Vì thế để cảm nhận và hát tốt một bài hát là điều không dễ dàng gì, còn riêng cới phân môn Tập đọc nhạc ta cũng dễ dàng nhận thấy các em không quan tâm nhiều đến phân môn này. Hầu như về nhà các em chưa có ý thức học bài, mặc dầu có những bài Tập đọc nhạc không khó thì các em cũng không hề học bài, chỉ đến lớp được sự hướng dẫn cảu thầy cô giáo các em mới bắt đầu tập đọc. Cũng như những Học sinh trong quá trình Thầy cô đọc mẫu bài hay tập theo nạhc cụ từng câu thì đã viết ngay ký hiệu tên nốt dưới bài đọc nhạc. vấn đề ở đây là nhiều Học sinh nhậnc biết tên nốt nhạc còn chậm và với sự hướng fânc tập đọc nhanh (kẻo hết giờ) của Giáo viên làm cho các em không kịp nhìn nhận biết tên nốt. Do phân môn Tập đọc nhạc yêu cầu vừa kết hợp độ cao, tiết tấu vừa phải quan sat nhanh nốt nhạc mới có thể đọc tốt được, vậy nên mới bắt buộc các em khi học phân monn này phải thật chú ý, không thì học rồi nhưng lần sau đọc lại bài vẫn không đọc được. Nhìn chung đối với các em có năng khiếu thì rất ham mê học, ghi chép đầy đủ, sạch sẽ, chăm chú nghe Giáo viên giảng bài, xung phong đọc nhạc. Còn số Học sinh ít có năng khiếu thì không quan tâm đến tiết học, không tập trung chú ý, thậm chí không có sách vở để học. Cũng còn rất ngiều Học sinh có tư tưởng cho đây là môn phụ nên cũng không cần học làm gì, cuối năm vẫn được đủ điểm. 7. Môi trường giảng dạy và trang thiết bị dạy và học. 7.1. Môi trường giảng giạy. 5 Các Giáo viên dạy Âm nhạc hiện nay đa số không được thoải mái trong các tiết dạy. Hầu như các trường còn chưa chú ý đầu tư để có phòng học riêng, phòng hcọ biệt lập nên khi dạy Tập đọc nhạc còn hạn chế về âm thanh (vì sợ ảnh hưởng đến lớp khác) và phần sử dụng nhạc cụ của Giáo viên. Điều này hạn chế phát huy tính chính xác nhạy bén trong học phân môn Tập đọc nhạc của Học sinh. 7.2. Trang thiết bị dạy và học. Từ khi có đổi mới chương trình ở bậc Tiều học, riêng phân môn Âm nhạc đã được Bộ Giáo dục quan tâm cấp một số dụng cụ để phục vụ dạy và học môn này như: Đàn Ogan, ghi ta, bảng phụ ghép các bài Tập đọc nhạc… Vậy nhung vẫn còn thiếu đồ dùng dạy và học, chưa đầy đủ phương tiện nghe, nhìn. Không có các loại nhạc cụ phổ thông để giới thiệu trong các bài học hay các loại hình ảnh về các loại nhạc cụ, cá tác giả… Băng đĩa phục vụ cho phần nghe nhạc của Học sinh còn hạn chế. 8. Các nhận định và giải pháp 8.1. Các nhận định. 8.1.1. Nhũng mặt làm được - Rèn luyện thực hành phần tập đọc nhạc bước đầu đúng. - Khích lệ Học sinh hăng hái tham gia vào hoạt động Âm nhạc làm cho đời sống tinh thần thêm phong phú, lành mạnh tạo điều kiện để các em bộc lộ phát triển năng khiếu. - Trang thiết bị, đồ dùng dạy học ngày một cải thiện. - Ý thức học sinh học Âm nhạc ngày càng tiến bộ. 8.1.2. Những mặt hạn chế. - Chất lượng giảng dạy của một số ít Giáo viên còn non. - Còn một bộ phận Học sinh chưa quan tâm đến phân môn Tập đọc nhạc, ý thức học chưa cao. - Môi trường giảng dạy chưa đảm bảo. - Trang thiết bị còn thiếu chưa đap ứng được nhu cầu giảng dạy. 9. Các giải pháp thực hiện. 9.1. Môi trường và trang thiết bị dạy học. Việc đổi mới chương trình thay sách yêu cầu người Giáo viên cũng phải thay đổi phương pháp dạy học và phong phú các hiành thức tổ chức trong 6 các hoạt động, nhất là phần dành cho thực hành Tập đọc nhạc. Yêu cầu đầy đủ đồ dùng trang thiết bị dạy học, tạo được môi trường riêng, phát huy được năng lực, độ chính xác cao trong phân môn này. Để có được một môi trường giảng dạy thuận lợi và có đủ dụng cụ đồ dùng cho phần thực hành người Giáo viên phải tăng cường công tác tham mưu, trước hết là cấp ủy, Ban Giám hiệu NHà trường để có một phòng học biệt lập dành riêng cho Âm nhạc. Gồm đủ các đồ dùng, nhạc cụ được Bộ Giáo dục cấp trong những năm học trước, tìm tòi mua sắm bổ sung thêm một số đồ dùng dụng cụ phục vụ cho phần thực hành Tập đọc nhạc như: Bảng phụ chép nhạc, các nốt nhạc và khương nhạc di động tự làm, nhạc cụ gõ, tranh ảnh minh họa… 9.2. Người Giáo viên với phân vai môn Tập đọc nhạc. Trong chương trình Âm nhạc phân môn Tập đọc nhạc ở khối 4 và khối 5 các bài tập thường sử dụng nhịp 2/4; ¾ trong phạm vi không quá 16 ô nhịp, âm vực không quá 1 quãng 8, độ cao dùng thang âm độ - đố. Nhiệm vụ của phần nhạc lý (rất cơ bản) Tập đọc nạhc (xướng âm) là cung cấp cho các em một số kiến thức chủ yếu về những ký hiệu ghi chép âm nhạc cơ bản, từng bước làm quen với Tập đọc nhạc. Thông qua kỹ năng đọc, ghi nhớ độ cao nơi các âm trên khuông nhạc, biết thể hiện các hình nốt theo những âm hình tiết tấu đơn giản và thưuờng gặp trong các bài hát phổ thông. Các bài Tập đọc nhạc ở trong chương trình SGK nhìn thì rất đơn giản nhưng để thực hành được một bài tập đọc nhạc là sự kết hợp của rất nhiều yếu tố, tiết tấu, cao độ, trường đô…. Một số ký hiệu Âm nhạc của nhạc lý…. Nắm được những yêu cầu cơ bản thì mới có thể thực hiện tốt bài Tập đọc nhạc được. Vì vậy phân môn này đồi hỏi người giáo viên phải biết kỹ năng cơ bản và sử dụng nhạc cụ một cách nhuần nhuyễn kết hợp với phương pháp thuyết trình nhẹ nhàng, dễ hiểu, tránh đi sâu vào khai thác các kí hiệu âm nạhc có trong bài khi cho Học sinh tìm hiểu một bài Tập đọc nhạc nào đó. Vận dụng phương pháp, kỹ năng, nội dung này là một sự kết hợp nhịp nhàng, khéo léo cảu nười thầy giáo làm sao trong một khoảng thời gian ngắn mà đưa kiến thức để học sinh một cách dễ hiểu nhất, đồng thời học sinh thực hành bài đọc nhạc môtj cách hăng say. Khi dạy nội dung này điều đầu tiên yêu cầu người giáo viên không được sơ sài, qua quýt, Giáo viên cần phải dùng nhạc cụ đàn để hướng dẫn chú trọng tăng cường phần thực hành của Học sinh, Học sinh sẽ dễ dựa vào đó để chỉnh sửa cao độ, trường độ tốt hơn. 7 Khi kiểm tra bài đọc nhạc Giáo viên có thể đánh lại cho Học sinh nghe cao độ trước khi trả bài. Sử dụng nhạc cụ cho nội dung bài học này chính là nắm vững vị trí cao độ cho giọng điệu cảu bài không chỉ có tác dụng đối với Học sinh mà còn rất quan trọng đối với người Giáo viên khi hướng dẫn bài này. Nếu Giáo viên dạy tôt phân môn này thì đây là điều kiện thuận lợi để Học sinh mở rộng kiến thức âm nhạc, là cơ sở để xây dựng tình cảm cho các bài học như: Nghe nhạc, nhạc cụ, tác giả tác phẩm. Nhằm tạo cho Học sinh những cảm nhận sâu sắc trong mỗi tác phẩm mà các em được học. Muốn làm được vậy Giáo viên cần phải có lòng nhiệt tình với sự say mê âm nhạc nói chung, Tập độc nhạc nói riêng, yêu nghề đồng thời phải chịu khó suy nghĩ để tìm ra cách thức giảng dạy thật sinh động và phù hợp với đối tượng. Tất nhiên người Giáo viên luôn phải tự rèn luyện, học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn âm nhạc, trình độ nghiệp vụ và cách hướng dẫn Học sinh thực hành theo từng phân môn là điều kiện không thể thiếu. 9.3. Rèn luyện ý thức học tập cho Học sinh. Phân môn Tập đọc nhạc là một bộ phận không thể thiếu trong cấu trúc nội dung học tập Âm nhạc ở khối 4 và khối 5 Trường Tiều học. Muốn đọc được nhạc phải hiểu biết kí hiệu ghi chép nhạc âm, khi nắm vững được kí hiệu cần làm một việc quan trọng là “Giải mã” (Thực hành đọc) những kí hiệu đó để chúng vang lên thành điệu nhạc. Có thể nói bất kỳ Học sinh nào nếu hát được đều cso thể đọc nhạc được nhưng làm được việc này một phần ở năng khiếu và sự nổ lực học tập của các em, và quan trọng nữa là phụ thuộc vào phương pháp sư phạm, khả năng truyền thụ của Giáo viên. Trước hết người Giáo viên phải cho các em nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng củ môn Âm nhạc nói chung và phân môn phân môn Tập đọc nhạc nói riêng để cho các em không còn có quan niệm môn Âm nhạc là một môn học phụ nữa. Và ngòai học tốt các bài hát trong sách Giáo khoa ra thì yêu cầu các em cũng phải thực hành tốt 8 bài Tập đọc nhạc ở chương trình. Trong chương trình lớp 4, lớp 5 có 8 bài Tập đọc nhạc (đã nêu ở trên). Mặc dầu ở chương trình lớp 3 các em đã được làm quen với ký hiệu Khuông nhạc, Khoas son, các hình nôtd nhạc và vị trí các nốt nhạc cơ bản. Lên lớp 4 các em lại được ôn tập lại những ký hiệu ghi nhạc và các hình nốt cơ bản, bắt đầu thực hành đọc nhạc từ bài số 1 cho đến bài số 8. 8 Trong quá trình Giáo viên hưỡng dẫn và Học sinh thực hành bài tập đọc nhạc, đã không ít em lúng túng khi nhận biết tên nốt để đọc bài. Muốn các em nhận biết vị trí (Tên nốt) một cách nhanh nhất thì trước khi trình tự dạy một bài Tập đọc nhạc, Giáo viên nên cho các em chơi lại trờ chơi “Khuông nhạc bàn tay” ở chương trình lớp 3, hãy xem như đó là một công thức đands nhớ trong phân môn Tập đọc nhạc mà yêu cầu bát kỳ một Học sinh nào cũng đều phải thuộc. Trò chơi này không những rất dễ mà giúp các em nhận biét tên nốt nhanh hơn, vừa gây được hứng thú và vừa nâng cao được chất lượng nhận biết tên nốt cho Học sinh. Tăng cường kiểm tra phân môn Tập đọc nhac, mỗi lần Học sin trả bài Giáo viên cần giúpđỡ Học sinh nhớ lại cao độ bài đọc qua nhạc cụ đàn. Giáo viên cần đi đủ trình tự các bước lên lớp của phân môn Tập đọc nhạc. Khi thực hành đọc nhạc yêu cầu Giáo viên phải sử dụng nhạc cụ và đánh nhuần nhuyễn giai điệu bài tập. Đây chính là nhạc cụ cần thiết và quan trọng nhất trong giảng dạy và học tập phân môn Tập đọc nhạc. Giáo viên không thể dạy Học sinh đọc nhạc bằng giọng của mình, như thế sẽ không đảm bảo đọ chính xác, không chuẩn âm, và khi đọc nhạc học sinh cần phát triển tai nghe, năng lực cảm thụ, vì vậy cần phải có nhạc cụ hỗ trợ. Tuyệt đối không cho bất kỳ một học sinh nào ghi ký hiệu tên nốt dưới mỗi bài Tập đọc nhạc. Thường xuyên lồng ghép, tổ chức cho các em chơi các trò chơi âm nhac. Ở các trường học 2 buổi/ ngày, Giáo viên nên đề nghị NHà trường cho Học sinh được học thêm tiết thứ 2 trong tuần ở khối 4, 5. 9.4. Kết qủa rèn luyện thực hành trong phân môn Tập đọc nhạc. Có thể nói bộ onn Âm nhạc nói chung, phân môn Tập đọc nhạc nói riêng từ khi đưa vào giảng dạy ở các trường Tiểu học ở huyện Can Lộc thì kỹ năng ca hát của các em ngày càng tiến bộ và Tập đọc nhạc có độ chính xác cao hơn. Qua kết quả thựuc hiện giảng dạy với các giải pháp đã nêu cho thấy, Học sinh tiếp thu được về phân môn Tập đọc nhạc khoảng ¾ số Học sinh. Học sinh đã nhận biết tên nốt nhạc dễ dàng hơn, nghe cao độ qua đàn chính xác hơn và thựuc hiện bài Tập đọc nhạc cũng tốt hơn. Và qua khảo sát thựuc tế ở các trường cho thấy, những năm gần đây khi cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ 9 dùng dạy học được đầu tư, Học sinh được thựuc hành nhiều theo nhạc cụ thì kết quả độ chuẩn trong thực hành phân môn Tập đọc nhạc ngày càng tăng. II. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận: Trong những năm gần đây môn Âm nhạc được đề cao vì là môn học cần thiết để giáo dục con người phát triển toàn diện, sự có mặt cảu môn học Âm nhạc làm cân đối nội dung học tập, góp phần phát triển, bồiu dưỡng tình cảm, đạo đức, trí tuệ, nhân cách cảu Học sinh. Âm nhạc tạo cho Nhà trường không khí vui tươi, lành mạnh để các em tăng thêm lòng yêu trường, yêu lớp, say sưa học tập, yêu quê hương, đatá nước, cha mẹ, bạn bè, hăng say hòa mình cùng tập thể… Trong chương trình Âm nhạc lớp 4, 5 đã cụ thể hóa các nội dung để dạy học trong thời lượng 35 tiết, cso ba phân môn rõ ràng: Học hát, Tập đọc nhạc và phát triển khả năng âm nhac. Để dảm bảo chất lượng dạy và học phân môn Tập đọc nhạc (như đã nêu) cũng như muốn truyền thụ kiến thức cho các em dễ dàng, thu nhận và thực hành, ngoài năng lực sư phạm, sự tận tâm cảu người Giáo viên và ý thức của mỗi học sinh ta cũng cần có những trợ lức khác cho môn học như: Phòng ốc, cơ sở vật chất thuận lợi, giáo cụ trực quan, nhạc cụ, máy nghe, băng đĩa…để giảng cho môn học đạt kết quả tốt nhất. 2. Khuyến nghị - Ban Giám hiệu các trường Tiểu học tạo điều kiện để có một phòng chức năng dành riêng cho môn Âm nhạc. - Đảm bảo đầy đủ đồ dùng, trang thiết vị, phương tiên dạy học đầy đủ hơn. - Các Giáo viên cần sử dụng tốt và thường xuyên nhạc cụ trong giảng dạy. - Học sinh cần có ý thức tốt trong việc học tập môn Âm nhạc ở lớp cũng như ở nhà. Khả năng nghiên cứu còn hạn chế, chắc chắn còn nhieùe thiéu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng gop ý kiến của quý thầy cô đối với bài viết này. Xin chân thành cảm ơn! 10 . thức học tập chưa tốt. Trong mục tiêu chung của chương trình Tiểu học mới 20 02- 2003 môn Âm nhạc đã giảm nhẹ phần kiến thức mà tăng cường các hoạt động và. khả năng nghe nhạc. 4 .2 Phân môn Tập đọc nhạc. Lớp 4 có 8 bài đọc nhạc. - Bài Tập đọc nhạc số 1: Bài son la son - Bài Tập đọc nhạc số 2: Bài Nắng vàng - Bài

Ngày đăng: 04/03/2014, 21:51

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan