báo cáo thực tế chuyên ngành quản lý
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNTRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA VĂN – XÃ HỘI
BÁO CÁO THỰC TẬP THỰC TẾ
NGÀNH KHOA HỌC QUẢN LÝ NIÊN KHÓA 2009 – 2013
Cơ quan thực tập: Sở Nội Vụ tỉnh Bắc Ninh
Phòng: Cải cách hành chính Cán bộ hướng dẫn: Nguyễn Ngọc Thịnh
Sinh viên thực tập: Nguyễn Thị Lan
Lớp: Khoa học Quản lý K7B
Thái Nguyên, 2012
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 5
A.PHẦN MỞ ĐẦU 6
B.PHẦN NỘI DUNG 8
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SỞ NỘI VỤ TỈNH BẮC NINH 8
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Sở Nội vụ 8
1.2.Chức năng của Sở Nội vụ 9
1.3.Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Nội vụ 9
1.4.Cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ 13
1.4.1 Tổ chức bộ máy 13
1.4.2 Các mối quan hệ công tác 15
CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG CỦA PHÒNG CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH, SỞ NỘI VỤ TỈNH BẮC NINH 25
2.1 Mục tiêu của phòng Cải cách hành chính 25
2.1.1 Mục tiêu chung 25
2.1.2 Mục tiêu cụ thể 25
2.2Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Cải cách hành chính 29
2.2.1 Chức năng 29
2.2.2 Nhiệm vụ 29
2.3 Cơ cấu tổ chức 30
2.4 Hiện trạng nhân lực 36
2.4.1 Về số lượng 38
2.4.2 Về trình độ chuyên môn 38
2.4.3 Về trình độ lý luận chính trị 39
2.4.4 Về thâm niên công tác 39
2.5 Chính sách đào tạo và phát triển nhân lực của cơ quan 41
2.5.1 Những đặc điểm của cơ quan ảnh hưởng tới quá trình đào tạo 41
2.5.2 Thực trạng đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức phòng Cải cách hành chính 42
2.5.3 Đề xuất chiến lược phát triển nhân lực cho một giai đoạn nhất định 42
Trang 32.6 Hệ thống thông tin trong quản lý 43
2.7 Văn hóa tổ chức 45
2.8 Môi trường bên ngoài của tổ chức 49
2.8.1 Môi trường kinh tế 49
2.8.2 Môi trường chính trị - pháp luật 49
2.8.3 Môi trường văn hoá – xã hội 50
CHƯƠNG 3: BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC 51
3.1 Mô tả các vị trí công việc của tổ chức 51
3.1.1.Vị trí trưởng phòng Cải cách hành chính 51
3.1.2 Vị trí chuyên viên 54
3.1.3 Vị trí sinh viên thực tập 56
3.2 Khuyến nghị 58
C KẾT LUẬN 59
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
Trang 5Để có đợt thực tế thành công và hoàn thiện được báo cáo này, tôi xin tỏlòng biết ơn sâu sắc tới anh Nguyễn Ngọc Thịnh – Cán bộ hướng dẫn tôi, cùngchú Nguyễn Văn Phúc, chị Nguyễn Thị Hằng, chị Vũ Vân Anh, anh Nguyễn Sỹ
Tứ của phòng Cải cách hành chính và các cô, các bác, anh chị trong cơ quan đãtận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập
Qua đây, tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Văn - Xãhội và lãnh đạo trường Đại học Khoa học đã tạo điều kiện tổ chức cho chúng tôi
có đợt thực tế chuyên ngành đầy bổ ích này
Trong quá trình thực tế chắc chắn tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót
do khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực hành và kinh nghiệm thực tếcủa bản thân còn nhiều hạn chế Vì vậy, tôi rất mong nhận được những ý kiếnđóng góp của thầy cô trong Khoa Văn – Xã hội để bài Báo cáo được hoàn thiệnhơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Nguyễn Thị Lan
A PHẦN MỞ ĐẦU
Trang 6Thực tập thực tế là một hoạt động quan trọng đối với sinh viên, giúp sinhviên ứng dụng những kiến thức đã được học vào một công việc cụ thể trên thựctế Bên cạnh đó, sinh viên có điều kiện tiếp xúc, làm quen với môi trường làmviệc nhằm học hỏi những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc sau này
Trải qua ba năm ngồi trên giảng đường Đại học, khi mỗi sinh viên đã tíchlũy cho mình một khối lượng kiến thức nhất định sau một quá trình học tập rènluyện, nhà trường đã tổ chức đợt thực tập, thực tế lần 2 cho sinh viên theo hìnhthức tự liên hệ nhằm bước đầu giúp sinh viên có cơ hội được thử sức và trưởngthành trong môi trường công việc Đợt thực tế bắt đầu từ ngày 02/7/2012 đếnngày 3/8/2012
Thực hiện kế hoạch của nhà trường và để trải nghiệm thực tế tôi đã tự liên
hệ cơ quan thực tập cho mình tại Sở Nội vụ tỉnh Bắc Ninh, có trụ sở đặt tại số 9đường Lý Thái Tổ, thành phố Bắc Ninh, cụ thể tại phòng Cải cách hành chính
Sở Nội vụ tỉnh Bắc Ninh là cơ quan chuyên môn thuộc của UBND tỉnhBắc Ninh, có chức năng tham mưu và giúp UBND tỉnh quản lý Nhà nước vềNội vụ bao gồm các lĩnh vực: Tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính; tổ chứcchính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ công chức, viên chức Nhànước, cán bộ công chức xã, phường, thị trấn; tổ chức hội và tổ chức phi chínhphủ
Sở Nội vụ chịu sự lãnh đạo, quản lý về mặt tổ chức, biên chế và công táccủa UBND tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên mônnghiệp vụ của Bộ Nội Vụ
Sau 15 năm tái lập tỉnh, với sự nỗ lực, cố gắng phấn đấu không ngừng, SởNội vụ tỉnh Bắc Ninh đã đạt được nhiều thành tích nổi bật như: Liên tục từ năm
2004 đến năm 2010 đều được công nhận là Chi bộ, Đảng bộ trong sạch vữngmạnh toàn diện, tập thể “lao động xuất sắc” Năm 2008 và năm 2010 được tặng
cờ thi đua của Chính Phủ Những phần thưởng cao qúy trên là sự đánh giá, ghinhận của Đảng và Nhà nước đối với những cống hiến, đóng góp của tập thể, cánhân các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức Sở Nội vụ tỉnh Bắc Ninh; là độnglực thúc đẩy các cán bộ, công chức, viên chức của Sở tiếp tục phấn đấu rèn
Trang 7luyện nhiều hơn nữa cho sự nghiệp đổi mới, góp phần xây dựng tỉnh Bắc Ninhngày càng giàu mạnh, văn minh, trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015,thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2020.
Tôi cảm thấy rất vinh dự và tự hào khi được thực tập tại Sở Nội vụ và sẽ
cố gắng chăm chỉ học hỏi, để 1 tháng hè thực tập trở thành khoảng thời gian ýnghĩa và có giá trị đối với công việc của tôi sau này
B PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SỞ NỘI VỤ TỈNH BẮC NINH
Trang 81.1 Quá trình hình thành và phát triển của Sở Nội vụ
Cùng với quá trình phát triển của lịch sử dân tộc, SNV tỉnh Bắc Ninh đã
ra đời, từng bước trưởng thành và thực hiện những yêu cầu, nhiệm vụ khác nhautrong từng giai đoạn phát triển của đất nước
Ngày 28/8/1945, theo đề nghị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Uỷ ban dân tộcgiải phóng Việt Nam đã được cải tổ thành Chính phủ lâm thời của nước ViệtNam Dân Chủ Cộng Hoà Theo đó, cùng với sự ra đời của Chính phủ cách mạnglâm thời, hệ thống chính quyền cách mạng lâm thời ở các địa phương trong cảnước, UBND cách mạng lâm thời tỉnh Bắc Ninh cũng được thành lập ngày21/8/1945
Dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Nội Vụ vàyêu cầu nhiệm vụ của địa phương, UBND Cách mạng lâm thời tỉnh Bắc Ninhquyết định thành lập bộ phận công tác Tổ chức Nhà nước nhằm giúp UBNDCách mạng lâm thời thực hiện nhiệm vụ củng cố, bảo vệ chính quyền Do yêucầu của nhiệm vụ Cách mạng, tháng 4 năm 1963, hai tỉnh Bắc Ninh và BắcGiang hợp nhất thành tỉnh Hà Bắc Ngay sau đó, Uỷ ban Hành chính tỉnh đãquyết định thành lập Ban Tổ Chức Dân chính tỉnh Hà Bắc
Cuối năm 1996, do yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ chức tronggiai đoạn mới, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX, đã quyết định tách tỉnh HàBắc để tái lập lại tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang, kể từ ngày 01/01/1997 Khi đóBan tổ chức Dân chính tỉnh Hà Bắc cũng được tách ra và được đổi tên thànhBan Tổ chức chính quyền ở mỗi tỉnh Năm 2003, Ban Tổ chức chính quyền tỉnhBắc Ninh được đổi tên thành Sở Nội vụ tỉnh Bắc Ninh và giữ tên gọi đó cho đếnngày nay
Từ khi ra đời tới nay, mặc dù gặp phải vô vàn khó khăn, thử thách nhưngvới sự chỉ đạo đúng đắn của lãnh đạo cấp trên, sự đoàn kết của các CBCCVCtrong cơ quan và sự ủng hộ của nhân dân, SNV tỉnh Bắc Ninh đã đạt đượcnhững kết quả đáng khích lệ như: Nhiều chủ trương, chính sách mới được banhành, nhất là các chính sách kinh tế phù hợp với thể chế quản lý mới, tạo điềukiện thu hút đầu tư, phát triển, sản xuất kinh doanh Thủ tục hành chính được rà
Trang 9soát, bổ sung, sửa đổi, đảm bảo đơn giản, công khai, minh bạch, tránh phiền hàcho tổ chức, công dân Cơ chế “một cửa” được áp dụng thực hiện ở một số Sở,ngành của tỉnh; 8/8 huyện, thị xã, thành phố và 126/126 xã, phường, thị trấntrong tỉnh, đã giúp cho việc giải quyết các công việc của tổ chức, công dân đượcnhanh gọn, hiệu quả….
Những kết quả trên đã góp phần quan trọng vào việc ổn định tổ chức bộmáy chính quyền cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã đảm bảo đồng bộ, hiệu lực, hiệuquả; chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức từng bước được nâng lên cả về lýluận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng thực hiện công việc,…gópphần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh với tốc độ tăng trưởng cao
1.2 Chức năng của Sở Nội vụ
SNV tỉnh Bắc Ninh là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, có chứcnăng tham mưu và giúp UBND tỉnh quản lý Nhà nước về nội vụ bao gồm cáclĩnh vực: Tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính; tổ chức chính quyền địaphương; địa giới hành chính; cán bộ công chức, viên chức Nhà nước, cán bộcông chức xã, phường, thị trấn; tổ chức hội và tổ chức phi chính phủ Sở Nội vụchịu sự lãnh đạo, quản lý về mặt tổ chức, biên chế và công tác của UBND tỉnh;đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của BộNội Vụ
1.3 Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Nội vụ
- Trình UBND tỉnh các văn bản về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý củaSở
- Trình UBND tỉnh quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hang năm vềcông tác nội vụ trên địa bàn
- Hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bảnquy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt; thông tin, tuyêntruyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý củaSở
- Trong lĩnh vực tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính, sự nghiệp:
+ Xây dựng và trình UBND tỉnh quyết định việc phân cấp quản lý về tổ
Trang 10chức bộ máy của UBND huyện, thị xã và các cơ quan chuyên môn, đơn vị sựnghiệp thuộc UBND cùng cấp.
+ Trình UBND tỉnh đề án thành lập, sáp nhập, giải thể các cơ quan chuyênmôn cấp tỉnh, cấp huyện theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đểUBND tỉnh trình Hội đồng Nhân dân (HĐND) cùng cấp quyết định theo thẩmquyền
+ Thẩm định và trình UBND tỉnh quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn, cơ cấu tổ chức các cơ quan chuyên môn, các chi cục thuộc cơ quanchuyên môn và đơn vị sự nghiệp dịch vụ công thuộc UBND tỉnh quản lý;
+ Chủ trì phối hợp với các cơ quan chuyên môn cùng cấp hướng dẫnUBND huyện, thị xã quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổchức các phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp thuộc UBND huyện, thị xã quảnlý;
+ Thẩm định hoặc tham gia thẩm định đề án thành lập, giải thể các doanhnghiệp Nhà nước theo phân công của Chủ tịch UBND tỉnh;
+ Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn, kiểm tra cơchế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp theo quy định của phápluật; phối hợp với các cơ quan có liên quan tiến hành việc phân loại, xếp hạngcác cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của tỉnh
- Trong lĩnh vực tổ chức chính quyền địa phương:
+ Trình UBND tỉnh đề án thành lập, sáp nhập, chia tách, điều chỉnh các đơn vịhành chính trên địa bàn tỉnh để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
+ Giúp UBND tỉnh nghiên cứu, hướng dẫn, theo dõi công tác tổ chức vàhoạt động bộ máy chính quyền các cấp; phối hợp với các cơ quan có liên quan tổchức và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu Quốc hội; công tác bầu cử đại biểuHĐND các cấp theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của các cơ quanTrung ương; giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân về việc thực hiện cácquy định của pháp luật về bầu cử; tổng hợp báo cáo kết quả bầu cử HĐND, bầuUBND và thực hiện các thủ tục thẩm định hồ sơ, kết quả bầu cử để UBND tỉnh
Trang 11trình Thủ tướng Chính phủ, hoặc Chủ tịch UBND tỉnh phê chuẩn các chức danhbầu cử theo quy định của pháp luật;
+ Giúp UBND tỉnh quản lý công tác bồi dưỡng kiến thức pháp luật, quản lýNhà nước, quản lý hành chính đối với đại biểu HĐND, thành viên UBND; tổchức thống kê số lượng, chất lượng đại biểu HĐND, thành viên UBND các cấp
để tổng hợp báo cáo theo quy định
- Trong lĩnh vực địa giới hành chính:
+ Triển khai thực hiện các nguyên tắc về quản lý, phân vạch, điều chỉnh địagiới hành chính trên địa bàn tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ;
+ Theo dõi, quản lý địa giới hành chính trong tỉnh; chuẩn bị các thủ tục đềnghị việc thành lập mới, sáp nhập, chia tách, điều chỉnh địa giới hành chính,nâng cấp đô thị theo quy định; hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định củaNhà nước về thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tại địaphương;
+ Giải quyết các tranh chấp địa giới hành chính dưới cấp tỉnh;
+ Tổng hợp giúp UBND tỉnh báo cáo cấp có thẩm quyền những vấn đềtranh chấp địa giới hành chính của tỉnh còn có ý kiến khác nhau;
+ Tổng hợp và quản lý hồ sơ, bản đồ địa giới, mốc, chỉ giới hành chính củatỉnh theo hướng dẫn và quy định của Bộ Nội vụ
- Trong lĩnh vực cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước của tỉnh:
+ Xây dựng và trình UBND tỉnh các đề án: phân công, phân cấp quản lýcán bộ, công chức, viên chức Nhà nước và cán bộ, công chức cơ sở; chính sáchchế độ tiền lương, phụ cấp, trợ cấp và các chế độ khác đối với cán bộ, côngchức, viên chức Nhà nước, cán bộ dân cử, lao động hợp đồng trong các cơ quanhành chính, đơn vị sự nghiệp; sử dụng, đánh giá, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễnnhiệm, cách chức, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, viênchức Nhà nước trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc thẩmquyền quản lý của UBND tỉnh theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của BộNội vụ;
Trang 12+ Xây dựng và báo cáo UBND tỉnh kế hoạch biên chế của địa phương đểUBND tỉnh trình HĐND cùng cấp quyết định tổng biên chế sự nghiệp và thôngqua tổng biên chế hành chính trước khi báo cáo Bộ Nội vụ;
+ Trình Chủ tịch UBND tỉnh phương án giao chỉ tiêu biên chế hành chính,
sự nghiệp đối với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cùng cấp và UBNDcấp huyện; tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;
+ Hướng dẫn quản lý biên chế đối với UBND cấp huyện, các cơ quanchuyên môn thuộc UBND tỉnh, các đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo toàn bộ kinhphí hoạt động thường xuyên và chỉ tiêu biên chế của các đơn vị sự nghiệp đượcNhà nước giao kinh phí để thực hiện cơ chế khoán một số loại dịch vụ cônghoặc giao kinh phí hoạt động bằng hình thức định mức chi theo khối lượng côngviệc;
+ Giúp UBND tỉnh quản lý cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước, cán bộ,công chức xã, phường, thị trấn, công chức dự bị; xây dựng quy hoạch, kế hoạchđào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước, cán bộcông chức cấp xã, công chức dự bị, giúp UBND tỉnh thống nhất quản lý và thựchiện kế hoạch sau khi được UBND tỉnh phê duyệt; hướng dẫn và kiểm tra việcthi tuyển, bố trí, sắp xếp, thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ công chứccấp xã;
+ Trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định hoặc quyết định theo phân cấp việc
bố trí sử dụng, đánh giá, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, khen thưởng, kỷluật và các chế độ chính sách khác đối với cán bộ, công chức, viên chức Nhànước thuộc diện UBND tỉnh quản lý;
+ Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện quy định về chức danh, tiêu chuẩn; tổchức thi tuyển, nâng ngạch, chuyển ngạch công chức, viên chức, xây dựng cơcấu công chức trong các đơn vị thuộc tỉnh theo quy định
- Trong lĩnh vực tổ chức Hội và tổ chức phi chính phủ
+ Thẩm định và trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định cho phép thành lập,giải thể, phê duyệt điều lệ của Hội, tổ chức phi Chính phủ trong tỉnh; đồng thời
Trang 13hướng dẫn, kiểm tra và trình UBND tỉnh xử lý việc thực hiện điều lệ đối với hội,
tổ chức phi Chính phủ
- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực
và xử lý vi phạm pháp luật trên các lĩnh vực công tác được UBND tỉnh giao theoquy định của pháp luật
- Tổng hợp, thống kê theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ về tổ chức các cơ quanhành chính sự nghiệp; số lượng đơn vị hành chính cấp huyện, xã, thôn, làng, ấp,bản; số lượng, chất lượng đội ngũ CBCCVC Nhà nước, CBCC cấp xã; hướngdẫn thực hiện phân cấp quản lý hồ sơ cán bộ, công chức theo quy định của phápluật
- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học; xây dựng hệ thốngthông tin lưu trữ, cung cấp số liệu và công tác quản lý chuyên môn, nghiệp vụ
- Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và các chínhsách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên mônnghiệp vụ đối với CBCCVC thuộc Sở theo quy định
Và thực hiện các nhiệm vụ công tác khác do UBND tỉnh giao
1.4 Cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ
1.4.1 Tổ chức bộ máy
Tổ chức bộ máy của SNV như sau:
Lãnh đạo Sở: Gồm 1 Giám đốc và 3 phó Giám đốc
Và 10 phòng, ban, đơn vị tổ chức giúp việc Giám đốc Sở gồm có:
- Phòng Công tác thanh niên
- Ban Thi đua
- Ban Tôn giáo
- Chi cục Văn thư – lưu trữ
Trang 14SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC SỞ NỘI VỤ TỈNH BẮC NINH
bộ công chức
Chi cục Văn thư- Lưu trữ
Phòng Công tác thanh niên
Ban Thi đua– Khen thưởng
Phòng
Tổ chức biên chế
Phòng
Tổ chức chính quyền
Phòng Cải cách hành chính
Ban Tôn giáo
Trang 151.4.2 Các mối quan hệ công tác
* Mối quan hệ bên ngoài tổ chức
- Đối với Bộ Nội vụ: SNV chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên
môn, nghiệp vụ của Bộ Nội vụ
- Đối với UBND tỉnh: SNV là cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh, chịu
sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp và toàn diện của UBND tỉnh
- Đối với các Sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh và UBND các huyện, thị
xã là mối quan hệ phối hợp, nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ thuộc lĩnh vực tổ
chức Nhà nước và các nhiệm vụ khác do cấp trên giao
* Mối quan hệ bên trong tổ chức
Trong Quyết định số 17/QĐ-SNV ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Giám đốcSNV tỉnh Bắc Ninh về việc ban hành quy chế làm việc đã quy định rõ tráchnhiệm, nhiệm vụ và mối quan hệ giữa các bộ phận trong cơ cấu tổ chức củaSNV tỉnh Bắc Ninh như sau:
- Mối quan hệ giữa Giám đốc với Phó giám đốc và trưởng các phòng, ban được thể hiện như sau:
Giám đốc Sở
+ Giám đốc Sở là người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trước Tỉnh ủy,HĐND, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, Bộ Nội vụ và pháp luật về toàn bộhoạt động của SNV trong việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về côngtác Nội vụ của tỉnh theo quy định phân cấp và một số nhiệm vụ theo sự chỉ đạocủa UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh
+ Ký các văn bản thuộc thẩm quyền của Giám đốc, ủy quyền ký văn bảncho Phó giám đốc theo quy chế làm việc Trong thời gian vắng mặt tại cơ quan,Giám đốc phân công cho một (01) Phó Giám đốc thay mặt Giám đốc điều hànhmọi hoạt động của cơ quan
+ Phân công công việc cho Phó Giám đốc Sở; ủy quyền cho Thủ trưởng cácđơn vị thuộc Sở thực hiện một số công việc cụ thể trong khuôn khổ của phápluật
Trang 16+ Chủ trì duy trì họp giao ban, họp hàng tuần với các Phó Giám đốc và khicần thiết có thể mời thêm các Trưởng phòng, ban, chuyên viên có liên quancùng tham dự; 6 tháng, 01 năm tổ chức họp với cán bộ, công chức để kiểmđiểm, đánh gía kết quả công tác, bàn triển khai phương hướng nhiệm vụ kỳ tới
Phó giám đốc Sở
Trong cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ tỉnh Bắc Ninh bao gồm:
+ Một Phó Giám đốc phụ trách các phòng, ban sau: Văn phòng; Thanh
tra; phòng Cán bộ, công chức; Chi cục văn thư – lưu trữ
+ Một phó Giám đốc phụ trách: Phòng Tổ chức Biên chế; phòng Tổ chức
chính quyền; Phòng Cải cách hành chính và Ban Tôn giáo
+ Một phó Giám đốc phụ trách: Phòng Công tác Thanh niên và Ban Thiđua - Khen thưởng
Các Phó giám đốc là người giúp việc Giám đốc, được Giám đốc phâncông thay mặt Giám đốc giải quyết công việc theo nguyên tắc sau:
+ Mỗi Phó Giám đốc được phân công phụ trách một số nhiệm vụ côngtác; phụ trách phòng, ban chuyên môn và theo dõi một số địa bàn cấp huyện,chịu trách nhiệm về phần công tác của mình
+ Được sử dụng quyền hạn Giám đốc, nhân danh Giám đốc khi giải quyếtcác công việc thuộc lĩnh vực được phân công và chịu trách nhiệm trước Giámđốc và trước pháp luật về những quyết định giải quyết của mình
+ Một Phó Giám đốc được Giám đốc ủy quyền điều hành hoạt động Sởkhi Giám đốc đi vắng thì ngoài nhiệm vụ công tác được phân công, có quyền và
có trách nhiệm thay mặt Giám đốc điều hành công tác chung của Sở, giải quyếtcác công việc trong phạm vi được ủy quyền và phải báo cáo Giám đốc cụ thể vềnhững công việc đã giải quyết
Trong trường hợp cấp trên yêu cầu hoặc nhiệm vụ công tác đòi hỏi PhóGiám đốc phải giải quyết ngay những công việc thuộc trách nhiệm và quyền hạncủa Giám đốc và Phó Giám đốc khác (khi cả Giám đốc và Phó Giám đốc khác đivắng) thì Phó Giám đốc đó phải báo cáo lại với Giám đốc hoặc trao đổi với PhóGiám đốc phụ trách lĩnh vực đó về việc mình đã giải quyết
Trang 17- Mối quan hệ giữa các phòng, ban chuyên môn thuộc SNV được thể
hiện như sau:
Quan hệ giữa các phòng, ban, tổ chức thuộc Sở là quan hệ bình đẳng phốihợp công tác, giúp Lãnh đạo Sở thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Sở
Các phòng, ban chủ động tổ chức thực hiện công việc thuộc chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về mọi hoạtđộng của đơn vị và kết quả thực hiện công việc được giao; thực hiện đầy đủ chế
độ thông tin, báo cáo theo quy định
Những việc phát sinh vượt quá thẩm quyền phải kịp thời báo cáo Giámđốc hoặc Phó Giám đốc phụ trách cho ý kiến chỉ đạo để giải quyết; khôngchuyển công việc thuộc nhiệm vụ, thẩm quyền của phòng, ban mình sang phòng,ban khác hoặc trình lên Lãnh đạo Sở, trừ trường hợp Giám đốc phân công
Chủ động phối hợp với Thủ trưởng các đơn vị có liên quan để xử lýnhững vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, thực hiện nhiệm vụ chungcủa Sở
Ví dụ: Mối quan hệ giữa Văn phòng với các phòng, ban khác thuộc SNV+ Văn phòng có nhiệm vụ xây dựng, ban hành và đôn đốc việc thực hiệnquy chế làm việc; quy chế chi tiêu nội bộ; quy chế khen thưởng và các nội quy,quy chế khác tới các phòng, ban Các phòng, ban có trách nhiệm thực hiện đúngcác quy chế trên Nếu có thắc mắc hoặc cần giải đáp vấn đề gì, các phòng, banchủ động liên hệ với Văn phòng để được giải quyết
+ Hàng tuần, tháng, quý, năm,Văn phòng xây dựng chương trình, kếhoạch công tác của cơ quan và triển khai tới các phòng, ban Các phòng, banđơn vị thực hiện tổng hợp tình hình và kết quả thực hiện các nội dung, chươngtrình kế hoạch công tác đã được Giám đốc Sở thông qua cho Văn phòng
Trưởng các phòng, ban thực hiện nhiệm vụ riêng của mình đồng thời phốihợp với các bộ phận khác để thực hiện nhiệm vụ chung của Sở, dưới đây lànhiệm vụ của một số trưởng các phòng, ban trong Sở Nội Vụ, cụ thể như sau:
Chánh Văn phòng sở có nhiệm vụ tham mưu giúp Giám đốc về mọi hoạt động của Văn phòng Sở, như:
Trang 18+ Xây dựng, ban hành và đôn đốc việc thực hiện quy chế làm việc; quy chếchi tiêu nội bộ; quy chế thi đua khen thưởng và các nội quy, quy chế khác trong
tổ chức và hoạt động của cơ quan
+ Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác tuần, tháng, quý, năm của cơquan; đôn đốc các phòng, ban, đơn vị thuộc Sở thực hiện tổng hợp tình hình vàkết quả thực hiện các nội dung, chương trình, kế hoạch công tác đã được Giámđốc Sở thông qua
+ Thu thập, xử lý thông tin kịp thời, chính xác các nội dung có liên quanđến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan Thực hiện chế độ thông tin,báo cáo định kỳ, tháng, quý, năm của cơ quan, toàn Ngành Nội vụ tỉnh hoặctheo chuyên đề gửi lên cấp trên và các cơ quan, đơn vị có liên quan theo quyđịnh
+ Quản lý con dấu và các văn bản đi, đến theo quy định của pháp luật Đônđốc, chỉ đạo việc thu thập, chỉnh lý tài liệu của Sở để đưa vào lưu trữ hiện hành
và lưu trữ lịch sử theo quy định
+ Xây dựng và thực hiện phương án đảm bảo cơ sở vật chất, kinh phí,phương tiện làm việc của CBCCVC cơ quan theo quy định của Nhà nước;phương án bảo vệ cơ quan, đảm bảo tuyệt đối an toàn đối với người và phươngtiện làm việc
+ Quản lý về công tác tổ chức, cán bộ nội bộ cơ quan; duy trì, kiểm tra việcthực hiện kỷ luật lao động, đề xuất việc thực hiện các chính sách đối với cán bộ,công chức, viên chức trong cơ quan
+ Quản lý công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật đối với CBCCVC trong cơquan Chủ trì phối hợp với thanh tra và các phòng, ban chuyên môn, các đơn vịtrực thuộc theo dõi, tổng hợp công tác thi đua, khen thưởng đối với toàn NgànhNội vụ tỉnh
+ Tổ chức công tác lễ tân, khánh tiết trong các cuộc hội nghị, tiếp kháchcủa Sở
Trang 19+ Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc xây dựng dự toán; phân khai, sử dụngkinh phí hành chính, kinh phí sự nghiệp và các kinh phí của các đơn vị trựcthuộc Kiểm tra quyết toán kinh phí và kiểm kê tài sản của các đơn vị hàng năm.Tổng hợp báo cáo Sở Tài chính và các cơ quan có liên quan theo quy định củapháp luật.
+ Tổ chức, quản lý, thực hiện một số nội dung công tác khác thuộc lĩnh vựchành chính, quản trị và lĩnh vực chuyên môn khác do Giám đốc Sở trực tiếp giao
Chánh Thanh tra có nhiệm vụ tham mưu giúp Giám đốc Sở thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trong phạm vi, quyền hạn của Giám đốc Sở, gồm:
+ Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành kế hoạch thanh tra công tácnội vụ hàng năm và tổ chức thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt;
+ Thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực nội vụcủa các cơ quan, tổ chức theo kế hoạch hoặc đột xuất do cấp có thẩm quyền giao;+ Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt viphạm hành chính;
+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tốcáo: Xác minh, kết luận, kiến nghị giải quyết các khiếu nại, tố cáo thuộc thẩmquyền giải quyết của Sở Nội vụ; chuyển đơn khiếu nại, tố cáo của các tổ chức vàcông dân liên quan tới công tác của Sở Nội vụ đến các cơ quan có thẩm quyềngiải quyết;
+ Tiếp công dân định kỳ hàng tháng; thường trực và tiếp công dân trongngày làm việc;
+ Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng trongcác lĩnh vực quản lý của Sở;
+ Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về công tác thanh tra vàgiải quyết khiếu nại, tố các trong lĩnh vực nội vụ đối với các cơ quan, đơn vị;
Trang 20+ Tổng hợp báo cáo kết quả về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tốcáo, chống tham nhũng trong lĩnh vực nội vụ của địa phương theo quyết địnhcủa cơ quan có thẩm quyền;
+ Thực hiện nghiệp vụ pháp chế của Sở theo quy định của pháp luật
Trưởng phòng Tổ chức - Biên chế có nhiệm vụ tham mưu giúp Giám đốc Sở trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác tổ chức
bộ máy, quản lý biên chế, quản lý hội và tổ chức phi chính phủ, gồm:
- Về tổ chức bộ máy:
+ Dự thảo quy định phân cấp quản lý công tác tổ chức, biên chế, CBCCVCthuộc thẩm quyền quản lý của UBND tỉnh để Giám đốc Sở trình UBND tỉnhquyết định ban hành;
+ Xây dựng đề án thành lập, sáp nhập, giải thể các cơ quan chuyên mônthuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện theo quy định để Giám đốc Sở báo cáoUBND tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định theo thẩm quyền; đề ánthành lập, sáp nhập, giải thể các đơn vị sự nghiệp nhà nước thuộc UBND tỉnh đểGiám đốc Sở trình UBND tỉnh quyết định theo quy định;
+ Thẩm định đề án quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổchức cơ quan chuyên môn, các chi cục thuộc cơ quan chuyên môn và đơn vị sựnghiệp nhà nước thuộc UBND tỉnh để Giám đốc Sở trình UBND tỉnh quyếtđịnh;
+ Phối hợp với các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND tỉnh hướng dẫnUBND cấp huyện quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức các cơquan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp thuộc UBND cấp huyện;
+ Thẩm định đề án thành lập, giải thể, sáp nhập các tổ chức phối hợp liênngành của tỉnh để Giám đốc Sở trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định theo quyđịnh của pháp luật;
+ Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan của tỉnh hướngdẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện phân loại, xếp hạng cơ quan hành chính,đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước của tỉnh theo quy định của pháp luật
Trang 21- Về quản lý, sử dụng biên chế hành chính, sự nghiệp, chỉ tiêu hợp đồng 68:
+ Xây dựng kế hoạch biên chế của địa phương để Giám đốc Sở báo cáoUBND tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định tổng biên chế sự nghiệp ởđịa phương và thông qua tổng biên chế hành chính của địa phương trước khitrình cấp có thẩm quyền quyết định;
+ Xây dựng phương án phân bổ chỉ tiêu biên chế hành chính, sự nghiệp nhànước, chỉ tiêu hợp đồng 68 hàng năm cho các cơ quan, đơn vị để Giám đốc Sởtrình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định; thông báo chỉ tiêu biên chế hành chính, sựnghiệp nhà nước, chỉ tiêu hợp đồng 68 hàng năm cho các cơ quan, đơn vị theoquyết định của Chủ tịch UBND tỉnh;
+ Hướng dẫn quản lý, sử dụng biên chế đối với các cơ quan chuyên mônthuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện và các đơn vị sự nghiệp nhà nước theo quyđịnh của pháp luật;
+ Thẩm định khung biên chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp có thu đểGiám đốc Sở thống nhất với Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBNDtỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện
- Về công tác tổ chức hội và tổ chức phi Chính phủ:
+ Thẩm định hồ sơ thành lập, giải thể, phê duyệt điều lệ của hội, tổ chứcphi Chính phủ trên địa bàn để Giám đốc Sở trình Chủ tịch UBND tỉnh quyếtđịnh cho phép theo quy định của pháp luật;
+Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Điều lệ đối với hội, tổ chức phi chínhphủ trong tỉnh; tham mưu cho Giám đốc Sở trình UBND tỉnh xử lý theo thẩmquyền đối với các hội, tổ chức phi Chính phủ vi phạm các quy định của phápluật, Điều lệ hội;
+ Xem xét, đề xuất việc hỗ trợ định xuất và các chế độ, chính sách khác đốivới tổ chức hội để Giám đốc Sở chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trìnhUBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật;
+ Theo dõi, phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh trong việcthực hiện các nhiệm vụ có liên quan
Trang 22Trưởng phòng Tổ chức chính quyền có nhiệm vụ tham mưu giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác tổ chức chính quyền, địa giới hành chính, cán bộ, công chức cấp xã, gồm:
+ Tham mưu về công tác đào tạo, bồi dưỡng Đại biểu Hội đồng nhân dâncác cấp, cán bộ, công chức cấp xã; thống kê số lượng, chất lượng Đại biểu Hộiđồng nhân dân và thành viên UBND các cấp để tổng hợp, báo cáo theo quyđịnh;
+ Tham mưu về công tác đánh giá chính quyền trong sạch, vững mạnh hàngnăm
- Về công tác địa giới hành chính và phân loại đơn vị hành chính:
+ Theo dõi, quản lý công tác địa giới hành chính trong tỉnh theo quy địnhcủa pháp luật và hướng dẫn của Bộ Nội vụ; chuẩn bị các đề án, thủ tục liên quantới việc thành lập, sáp nhập, chia tách, điều chỉnh địa giới, đổi tên đơn vị hànhchính, nâng cấp đô thị trong địa bàn tỉnh để Giám đốc Sở trình cấp có thẩmquyền xem xét, quyết định; hướng dẫn và tổ chức thực hiện sau khi có quyếtđịnh phê chuẩn của cơ quan có thẩm quyền Tham mưu trong việc phân loại đơnvị hành chính các cấp theo quy định của pháp luật;
+ Tổng hợp và quản lý hồ sơ, bản đồ địa giới, mốc địa giới hành chính củatỉnh theo hướng dẫn và quy định của Bộ Nội vụ
Trang 23- Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của thôn, làng, tổ dân phố theo quy địnhcủa pháp luật.
+ Tham mưu việc quy định định biên cán bộ y tế cấp xã; hướng dẫn, kiểm traviệc tuyển dụng, giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ y tế cấp xã
+ Hướng dẫn, kiểm tra tổng hợp báo cáo việc thực hiện Quy chế dân chủ tại
xã, phường, thị trấn và các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp Nhà nước trênđịa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật
Trưởng phòng Cán bộ, công chức có nhiệm vụ tham mưu giúp Giám đốc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, gồm:
- Tham mưu về công tác tuyển dụng, đánh giá, điều động, bổ nhiệm, bổnhiệm lại, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, tiền lương, phụ cấp, hưu trí, thôiviệc và các chế độ, chính sách khác đối với CBCCVC nhà nước thuộc UBNDtỉnh quản lý;
- Tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡngCBCCVC ở trong và ngoài nước sau khi được UBND tỉnh phê duyệt;
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về tiêu chuẩn chức danh
và cơ cấu CBCCVC nhà nước;
- Hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý hồ sơ, việc sử dụng thẻ cán bộ, công chức;
Trang 24- Thực hiện công tác thống kê, báo cáo số lượng, chất lượng đội ngũCBCCVC nhà nước theo quy định;
Trưởng phòng Cải cách hành chính có nhiệm vụ tham mưu giúp Giám đốc Sở về lĩnh vực cải cách hành chính, gồm:
- Tham mưu để Giám đốc Sở trình UBND tỉnh quyết định phân công các cơquan chuyên môn thuộc UBND tỉnh phụ trách các nội dung, công việc của cảicách hành chính, bao gồm: cải cách thể chế, cải cách tổ chức bộ máy hànhchính, xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, cải cách tài chínhcông, hiện đại hoá nền hành chính; theo dõi, đôn đốc và kiểm tra việc triển khaithực hiện theo quyết định của UBND tỉnh;
- Tham mưu để Giám đốc Sở trình UBND, Chủ tịch UBND tỉnh quyết địnhcác chủ trương, biện pháp đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực,hiệu quả quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước trong tỉnh; chủ trì, phốihợp các cơ quan ngành dọc của Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh triển khai cảicách hành chính;
- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh
và UBND cấp huyện, cấp xã triển khai công tác cải cách hành chính theochương trình, kế hoạch cải cách hành chính của tỉnh đã được phê duyệt; việcthực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các cơ quan cấp tỉnh, UBNDcấp huyện và UBND cấp xã theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của UBNDtỉnh;
- Tổng hợp chung việc thực hiện các quy định về chế độ tự chủ và tự chịutrách nhiệm về sử dụng biên chế đối với cơ quan nhà nước và quyền tự chủ, tựchịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với cácđơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện báo cáo công tác cải cách hành chính theo quy định;
- Tham mưu việc phát hành Bản tin Nội vụ; nghiên cứu khoa học
Trang 25CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG CỦA PHÒNG CẢI CÁCH HÀNH
CHÍNH, SỞ NỘI VỤ TỈNH BẮC NINH 2.1 Mục tiêu của phòng Cải cách hành chính
2.1.1 Mục tiêu chung
Thực hiện đường lối đổi mới toàn diện, 20 năm qua, Ban chấp hành Trungương Đảng đã có nhiều Nghị quyết về đổi mới tổ chức bộ máy của hệ thốngchính trị, xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội Chủ Nghĩa mà trọng tâm là cảicách nền Hành chính Nhà nước, bắt đầu từ Nghị quyết TW8 (khóa VII) năm
1995, Đại hội IX và X tiếp tục khẳng định cải cách nền hành chính Nhà nước lànhiệm vụ trọng tâm của xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vìdân, của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế
Ngày 08/11/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị Quyết định số
30C/NQ-CP, về việc ban hành Chương trình Tổng thể cải cách hành chính nhà nước giaiđoạn 2011 - 2020 với mục tiêu trọng tâm cải cách hành chính trong giai đoạn 10
năm tới là: “Cải cách thể chế; xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,
công chức, viên chức, chú trọng cải cách chính sách tiền lương nhằm tạo động lực thực sự để cán bộ, công chức, viên chức thực thi công vụ có chất lượng và hiệu quả cao; nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ công”
Để cùng chung tay, góp sức với các cơ quan hành chính Nhà nước từ TWđến địa phương thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trên, Phòng Cải cách hành chính,SNV tỉnh Bắc Ninh cũng xác định đó là mục tiêu chung của Phòng trong giaiđoạn 2012 – 2020
2.1.2 Mục tiêu cụ thể
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu chung, Phòng CCHC đã đề ra mục tiêu cụthể đối với từng lĩnh vực như sau:
Trang 26Bảng 1 Bảng thể hiện mục tiêu cụ thể của Phòng Cải cách hành chính 6 tháng cuối năm 2012
- Mở rộng và nâng cao chất lượng thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện đại Triển khai xây dựng
cơ chế một cửa liên thông hiện đại tại Văn phòng UBND tỉnh
- Tiếp tục thực hiện Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 06 năm 2010 của Chính phủ về việc kiểm soátthủ tục hành chính và các văn bản hướng dẫn về kiểm soát thủ tục hành chính
3 Cải cách về - Tiếp tục xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức các cơ quan, đơn vị Gắn trách nhiệm của
Trang 27tổ chức bộ
máy
người đứng đầu cơ quan, đơn vị với việc chỉ đạo thực hiện công tác cải cách tổ chức bộ máy;
- Rà soát, sắp xếp lại cơ cấu tổ chức bộ máy của các cơ quan chuyên môn gọn nhẹ, hợp lý theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực
- Tiếp tục phân cấp và ủy quyền theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền cho các cơ quan, đơn vị
- Nâng cao hơn nữa chất lượng thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước
- Hoàn thiện cơ chế thu hút đội ngũ sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy về làm việc tại các xã, phường, thị trấn, nhằm từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, tạo nguồn kế cận cho cấp huyện
và cấp tỉnh, đảm bảo đáp ứng yêu cầu đã đặt ra
- Hoàn thiện chính sách giải quyết việc làm cho con các đối tượng chính sách theo quy định của tỉnh
- Triển khai có hiệu quả kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức đảm bảo cán bộ, công chức sau khi được đào tạo, bồi dưỡng có đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra
5 Tăng
cường đầu
- Nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý nhà nước Chỉ đạo các sở, ngành cần bố trí cán
bộ chuyên trách công nghệ thông tin để kịp thời cập nhật, cung cấp thông tin, phục vụ cho hoạt động quản lý,
Trang 28tư hiện đại
Trang 292.2 Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Cải cách hành chính
2.2.1 Chức năng
Phòng cải cách hành chính là phòng chuyên môn, giúp việc SNV, chịu sựquản lý của SNV, chuyên trách về công tác cải cách hành chính Phòng có chứcnăng tham mưu giúp Giám đốc Sở về lĩnh vực cải cách hành chính, gồm:
- Cải cách thể chế
- Cải cách tổ chức bộ máy hành chính
- Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức
- Cải cách tài chính công, hiện đại hóa nền hành chính
2.2.2 Nhiệm vụ
- Giúp Giám đốc Sở trình UBND tỉnh ban hành các quyết định, chỉ thị thuộc lĩnh
vực công tác được giao
- Giúp Giám đốc Sở thực hiện các nhiệm vụ về công tác cải cách hành chính của
tỉnh:
+ Xây dựng, trình UBND tỉnh chương trình, kế hoạch, giải pháp và cơ chế chínhsách thực hiện các nhiệm vụ CCHC trên địa bàn tỉnh; đồng thời tổ chức hướngdẫn thực hiện sau khi được phê duyệt
+ Hướng dẫn, kiểm tra, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, các đơn vị sự nghiệpthuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện triển khai thực hiện nhiệm vụ, kế hoạchCCHC của tỉnh
+ Thẩm định đề án CCHC theo cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông hiện đại”của các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp thuộc UBND tỉnh, UBND cấphuyện trình UBND tỉnh phê duyệt
+ Thực hiên công tác tuyên truyền về chương trình, kế hoạch, giải pháp và kếtquả thực hiện CCHC trên địa bàn tỉnh
+ Cập nhật thông tin, thống kê, tổng hợp, báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hìnhcải cách hành chính của tỉnh cho UBND tỉnh và Bộ Nội Vụ
Trang 30- Tham mưu để Giám đốc Sở trình UBND tỉnh quyết định phân công các cơquan chuyên môn thuộc UBND tỉnh phụ trách các nội dung, công việc của cảicách hành chính
- Tham mưu, giúp Giám đốc Sở hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về công tácCCHC đối với các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh, UBND cấphuyện
- Theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn các phòng chuyên môn, các đơn vị thuộc Sởthực hiện tốt việc duy trì hoạt động áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theotiêu chuẩn TCVN ISO 9001 – 2000 tại nội bộ Sở
- Tăng cường ứng dụng Công nghệ Thông tin trong Quản lý Nhà nước; pháttriển nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại các cơ quan, đơn vị của tỉnh
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở giao
2.3 Cơ cấu tổ chức
* Sơ đồ cơ cấu tổ chức:
* Vị trí và nhiệm vụ:
Trưởng phòng: Là người đứng đầu phòng, chịu trách nhiệm về toàn bộ
công việc của phòng, chủ động điều hành, phân công công việc cho các thànhviên trong phòng và yêu cầu các thành viên báo cáo kết quả thực hiện công việcđược giao
Trưởng phòng
Phó phòng