1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên khoa Sư phạm trường Đại học Trà Vinh trong giai đoạn hiện nay

130 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 130
Dung lượng 30,13 MB

Nội dung

Luận văn Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên khoa Sư phạm trường Đại học Trà Vinh trong giai đoạn hiện nay có cấu trúc gồm 3 chương trình bày cơ sở lý luận về quản lý hoạt động tự học của sinh viên; Thực trạng quản lý hoạt động tự học của sinh viên khoa sư phạm trường Đại học Trà Vinh; các biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên khoa sư phạm trường Đại học Trà Vinh.

Trang 1

BQ GIAO DUC VA DAO TAO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

LÂM THỊ BẠCH TUYẾT

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA

SINH VIÊN KHOA SƯ PHẠM TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Chuyên ngành : Quản lý giáo dục

Mã số : 60.14.05

VAN THAC Si GIAO DUC HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LÊ QUANG SƠN

Trang 2

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, các kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bồ trong bắt kỳ một công trình nào khác

Tác giá luận văn

Trang 3

1 1 Tính cập thiệt của đê tài

Mục tiêu nghiên cứu 'Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Giả thuyết khoa học Phương pháp nghiên cứu Bố cục đề 2 3 4 5 Các nhiệm vụ nghiên cứu 6 7 § Ak kW WY ww

Tổng quan tài liệu nghiên cứu -

CHUONG 1 CO SO LY LUAN VE QUAN LY HOAT DONG TU HOC

CUA SINH VIEN

1.1 TONG QUAN VAN DE NGHIEN CUU

1.2 CAC KHAI NIEM CHINH CUA DE TAL 1.2.1 Quan ly 1.2.2 Quản lý giáo dục - 1.2.3 Quản lý nhà trường -2t+.etrereerrrrrrrrerrrev TÍ 1.2.4 Khái niệm tự học 1.2.5 Quản lý hoạt động tự học - -

1.3 ĐẶC TRƯNG ĐÀO TẠO THEO HỆ THƠNGT TÍN CHÍ 1.3.1 Đào tạo theo hệ thống tín chỉ

1.3.2 Điều kiện để đào tạo theo tín chỉ

1.4 HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN

1.4.1 Ý nghĩa, mục đích, nhiệm vụ của hoạt động tự học

1.4.2 Đặc điểm, nội dung, phương pháp, hình thức của hoạt động tự

Trang 4

1.5.1 Mục tiêu và yêu cầu quản lý hoạt động tự học của sinh viên 1.5.2 Nội dung quản lý hoạt động tự học Tiểu kết chương 1

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN KHOA SƯ PHẠM TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH 37 2.1 KHÁI QUÁT VE QUÁ TRÌNH KHẢO SÁT -.cccccccccccc Ÿ7

2.1.1 Mục đích khảo sát 37

2.1.2 Nội dung khảo sát 37

2.1.3 Đối tượng khảo sát 37

2.1.4 Phương pháp khảo sát ¬

2.1.5 Thời gian khảo sát — se 38

2.2 KHAI QUAT VE KHOA SU PHAM TRUONG DAI HOC TRÀ VINH (ĐHTV) se seo38 2.2.1 Lịch sử hình thành phát triển của Khoa Sư phạm Trường Đại học Trả Vinh 38 40 2.2.2 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của khoa Sư phạm 2.2.3 Những thành tựu và hạn chế 42

2.2.4 Đặc điểm của sinh viên khoa sư phạm 43 2.3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN KHOA SƯ: PHẠM TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH 2++-2t.rz-eerse.44 44 2.3.2 Các phương pháp và hình thức tự học của sinh viên 46 2.3.1 Nhận thức về vị trí, vai trò của hoạt động tự học

2.3.3 Thực trạng thực hiện các yêu cầu tự học của SV a

2.4 THUC TRANG CONG TAC QUAN LY HOAT DONG TU HOC CUA

SINH VIEN KHOA SU PHAM TRUONG ĐẠI HỌC TRÀ VINH 50

Trang 5

2.4.2 Thực trạng quản lý xây dựng, bồi dưỡng động cơ tự học cho SV.51 545 57 59 61 2.4.3 Thực trang quản lý kế hoạch tự học của sinh viên

2.4.4 Thực trạng quản lý nội dung tự học của sinh viên

2.4.5 Thực trạng quản lý phương pháp tự học của SV

2.4.6 Thực trạng kiểm tra kết quả tự học của SV

2.4.7 Thực trạng quản lý cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ tự học

cho sinh viên -64

2.5 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HĐTH CỦA SV

KHOA SƯ PHẠM TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH 6

2.5.1 Đánh giá những điểm mạnh 2222222222222rrrreccecrreecev Ổ7

2.5.2 Đánh giá những điểm yếu 68

2.5.3 Phân tích các nguyên nhân 2:2t2 2t.t.trrrrrrrrex Ố)

Tiểu kết chương 2 -7I

CHƯƠNG 3 CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HQC CUA SINH VIEN KHOA SU PHAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH 72

3.1 NGUYÊN TÁC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP, 222 -72

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn -.72

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi -2ss-eeecec 78

73

3.1.4 Nguyên tắc lấy chất lượng đào tạo làm nòng cốt 73 3.2 CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN73 3.2.1 Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, sinh 73 3.2.2 Ddi mới phương pháp dạy học của giảng viên nhằm tăng cường Mị

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

viên về tầm quan trọng của HĐTH đối với SV

Trang 6

.84 3.2.5 Quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động tự học của sinh viên 87 3.3 KHẢO NGHIỆM TÍNH CÁP THIẾT VÀ KHẢ THỊ CỦA CÁC BIỆN PHÁP ĐÈ XUẤT Treo ĐỘ Tiểu kết chương 3 KẾT LUẬN VÀ KHUYÉN NGHỊ 1 Kết luận 2 Khuyến nghị 222222222222222 ri TU

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

TT Viet tat Viet day đủ 1 [BQL Ban quản lý 2 |BQLKTX Ban quân lý kí túc xá 3 [CBQL Cán bộ quản lý 4 |CBQLGD Cán bộ quan lý giáo dục

5 | CBTH Cao dang tiêu học 6 |CDMN Cao dang Mam non

7 |CNH_-HĐH Cơng nghiệp hố - hiện đại hố § |CSVC Co sé vat chat 9 |CVHT Cé vin hoe tap 10 | DH Dai hoc 11 |ĐT Đào tạo 12 |GD Giáo dục 13 |ĐHMN Đại học mâm non 14 [ĐHTV Đại học Trà Vinh l§ |GV Giảng viên

Trang 9

Bang 2.1 [Thông kê số liệu SV chính quy giai đoạn 2008 - 2013 40 Bảng 2.2 [Nhận thức về vai trò, ý nghĩa của HDTH 45

Bang 2.3 |Việc thực hiện phương pháp tự học cla SV 46

Bảng 2.4 |Các hình thức tự học của SV 4

Bảng 2.5 Mức độ đáp ứng các yêu cầu tự học của SV 49 Bảng 2.6 |Nhận thức về vai trò, ý nghĩa của HDTH 31 Bảng 27 | kiến CBQL, GV về thực trạng xây dựng động co TH cho]

inh viên

Bảng 2.8 |Ÿ kiến SV về thực trạng xây dựng động cơ tự học cho SV 34

mm - GV về xây dựng và thực hiện kế hoạch THÍ,

lBảng 2.10|Ý kiến SV về xây dựng và thực hiện KHTH của SV' 56

[Bang 2.11/¥ kién cia CBQL và GV về quản lý nội dung tự học của SV [58

lBảng 2.12|Ý kiến của SV về quản lý nội dung tự học của SV 58

Bảng 2.13|Ý kiến của CBQL và GV về quản lý PP tự học của SV 60

[Bang 2.14]Y kién cia SV về quản lý PP tự học của SV 61

Bảng 2.15|Ý kiến của CBQL và GV về kiêm tra kết quả tự học của SV | 62

lBảng 2.16|Ý kiến của SV về kiêm tra kết quả tự học của SV 64

Trang 10

Bảng 3.3 |Ý kiến của CBQL vé tính khả thi của các biện pháp Bảng 3.4 |Ý kiến của CBQL về tính khả thi của các biện pháp 97 98

Trang 11

Số hiệu “Tên sơ đồ và biều đồ Trang

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tô chức - Bộ máy Khoa Sư phạm 39 Sơ đỗ 3.1 Mỗi quan hệ giữa các biện pháp 91

Trang 12

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã quyết định đẩy mạnh công nghiệp

hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức, tạo nền tảng để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020

Nguồn lực con người là quan trọng nhất và đóng vai trò then chốt, là nguồn lực duy nhất biết tư duy sáng tạo, có ý chí và có trí tuệ, biết sử dụng và

vận dụng các nguồn lực khác, gắn kết chúng lại với nhau, tạo thành sức mạnh

tổng hợp cùng góp phần tác động vào quá trình đổi mới đất nước

Dạy học được xem là con đường giáo dục cơ bản nhất đẻ thực hiện mục

đích của quá trình giáo dục tổng thẻ, trong đó tự học - tự đào tạo là phương thức cơ bản để người học có được những hệ thống tri thức phong phú và thiết thực, là con đường phát triển suốt đời của mỗi người, đó cũng là truyền thong

quý báu của dân tộc Việt Nam Chủ Tịch Hồ Chí Minh là một tắm gương sáng về tự học, sinh thời Bác Hồ dạy: "Lấy tự học làm góc"

Điều 5 của Luật Giáo dục 2005 quy định "Piương pháp giáo dục phải

phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; Bồi

dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên"; " đảm bảo thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học

sinh phát triển phong trào tự học, tự đào tạo "; " tạo ra năng lực tự học

sáng tạo của môi học sinh" [27]

Chất lượng và hiệu quả giáo dục được nâng lên khi tạo ra được năng lực sáng tạo của người học, biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục Quy mô giáo dục được mở rộng khi có phong trào toàn dân tự học

Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục

Trang 13

Trường Đại học Trà Vinh (ĐHTV) mở nhiều cuộc hội thảo về đào tạo theo hệ thống tín chỉ và hướng tới thực hiện đào tạo theo hệ thống tín chỉ toàn

phần trong thời gian tới, điều này đòi hỏi một sự thay đổi lớn về công tác quản lý đào tạo của Nhà trường Đối với phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ, việc tự học, tự nghiên cứu của SV được coi là nhân tố quan trọng, quyết

định việc đây mạnh chất lượng đào tạo của Trường, nên Nhà trường đặc biệt

quan tâm và coi đây là một vắi an phải có những giải pháp cụ thể để đảm

bảo chất lượng đào tạo của Trường nói chung và Khoa Sư phạm nói riêng

Tuy nhiên, trong thời gian qua Khoa Sư phạm trường ĐHTV đã có nhiều

cố gắng trong việc quản lý hoạt động dạy và học, từng bước đáp ứng yêu

cầu, nhiệm vụ đào tạo của Nhà trường nhưng chất lượng đào tạo chưa thực sự

đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn hiện nay, điều này do nhiều nguyên nhân chủ

quan, khách quan khác nhau, trong đó các biện pháp quản lý hoạt động tự học

(HĐTH) của SV là một trong những yếu tố tác động không nhỏ đến chất

lượng đào tạo Mặt khác, do Khoa mới thành lập nên chưa có nhiều kinh

nghiệm và biện pháp phù hợp để quản lý hoạt động học tập của SV, đặc biệt là HĐTH Vì vậy, quản lý HĐTH của SV là một yêu cầu bức thiết trong công, tác quản lý (QL) của Khoa Sư phạm trường ĐHTV

Biện pháp quản lý HĐTH của SV đã có tác giả nghiên cứu, đề cập trong

các bài viết trên tạp chí, một số luận văn chuyên ngành QLGD Song, quản lý

HĐTH của SV Khoa Sư phạm trường ĐHTV chưa được đề cập đến

Xuất phát từ cơ sở nhận thức đó, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài: "Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên Khoa Sư phạm

trường Đại học Trà Vinh trong giai đoạn hiện nay” làm vấn đề nghiên

Trang 14

HĐTH của SV Khoa Sư phạm trường ĐHTV, đề xuất các biện pháp quản lý HĐTH của SV trong điều kiện áp dụng phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ ở Khoa Sư phạm trường ĐHTV, góp phần nâng cao chất lượng đảo tạo

của Nhà trường

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3.1 Khách thể nghiên cứu

Công tác quản lý HĐTH của SV Khoa Sư phạm trường ĐHTV

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Các biện pháp quản lý HĐTH của SV Khoa Sư phạm trường ĐHTV 3.3 Phạm vỉ nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu, khảo sát thực trạng quản lý HĐTH của SV năm thứ nhất và năm thứ hai hệ chính quy, khóa 2011 - 2012 và 2012 - 2013

đào tạo theo học chế tín chỉ và đề xuất các biện pháp quản lý HĐTH của SV ở

Khoa Sư phạm trường ĐHTV 4 Giả thuyết khoa học

Công tác quản lý HĐTH của SV Khoa Sư phạm trường ĐHTV hiện còn

bộc lộ nhiều bắt cập

Trong bối cảnh áp dụng học chế tín chỉ, chất lượng HĐTH của SV của Khoa Sư phạm trường ĐHTV sẽ được nâng cao nếu áp dụng một cách đồng bộ các biện pháp QL hướng tới: xây dựng động cơ học tập đúng đắn; Tăng cường QL nội dung, phương pháp tự học; Đảm bảo các kiện vật chất cần thiết phục vụ tự học; Đây mạnh việc kiểm tra, đánh giá HĐTH của SV

5 Các nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện được mục tiêu trên, luận văn xác định những nhiệm vụ cơ

Trang 15

Khoa Sư phạm trường Đại học Trà Vinh trong điều kiện triển khai đào tạo

theo học chế tín chỉ

$.3 Đề xuất các biện pháp quản lý HĐTH của SV Khoa Sư phạm

trường Đại học Trà Vinh

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa lý thuyết nhằm xây dựng cơ

sở lý luận về quản lý HĐTH của SV

6.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, phỏng vấn trên SV, giảng viên,

cán bộ quản lý nhằm đánh giá thực trạng quản lý HĐTH của SV Khoa Sư phạm trường Đại học Trà Vinh

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: tiến hành sưu tầm, nghiên cứu,

phân tích các kinh nghiệm quản lý của đội ngũ quản lý, giảng viên Khoa Sư

phạm trường Đại học Trà Vinh nhằm tìm ra mặt mạnh, yếu, những thuận lợi,

khó khăn trong việc quản lý HĐTH của SV

- Phương pháp chuyên gia: lấy ý kiến các chuyên gia, cán bộ quản lý và

giảng viên nhằm thu thập thông tin, khảo chứng, khảo nghiệm tính hợp lý và tính khả thi của các biện pháp được xác lập

6.3 Phương pháp thống kê toán học

Nhằm xử lý các kết quả nghiên cứu

7 Bố cục đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ

Trang 16

Chương 3 Các biện pháp quản lý HĐTH của SV Khoa Sư phạm trường Đại học Trà Vinh Ph + luận và khuyến nghị

8 Téng quan tài liệu nghiên cứu

Tài liệu nghiên cứu gồm sách, giáo trình, bài giảng, các bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành Các công trình nghiên cứu về vấn đề “Tự học” của các tác giả N.A Rubakin, Nguyễn Cảnh Toàn, Phan Trọng Luận, Trần Bá Hoành, Lê Khánh Bằng, Nguyễn Hiến Lê, Các bài viết đăng trên tạp chí

chuyên ngành của tác giả: Lê Quang Sơn, Trần Thị Thìn, Phạm Xuân Thông,

Trang 17

CỦA SINH VIÊN 1.1 TONG QUAN VAN DE NGHIEN CỨU

Trong lịch sử phát triển của giáo dục, vấn đề tự học (TH) va quan ly

HĐTH của SV được nhiều nhà giáo dục trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu cả về lý luận cũng như thực tiễn, bởi chỉ có TH bản thân người học mới có khả năng tiếp nhận tối đa khối lượng trí thức cần thiết, nắm vững và thực sự làm chủ trí thức đó

Song ở mỗi giai đoạn lịch sử, vấn đề TH được đề cập đến ở những góc độ khác nhau

Ở phương Đông, từ thời Trung Hoa cổ đại, Nhà giáo dục lỗi lạc -

Không Tử (551 - 479, tr CN) đã sớm nhận thấy vai trò quan trọng của TH,

Ông luôn quan tâm và coi trọng vai trò tích cực chủ động suy nghĩ của người

học Ông cho rằng: Đồng thời với việc hướng dẫn của người thầy, người học

phải tích cực suy nghĩ, tìm tòi khám phá để lĩnh hội tri thức, tức là vừa học

thầy vừa phải tự học

Ở phương Tây, thời Cận đại, trong quá trình truyền thụ kinh nghiệm xã

hội cho thế hệ sau, các nhà khoa học đã rất quan tâm đến tính tích cực, chủ

động, sáng tạo của người học Theo nhà sư phạm lỗi lạc J.A.Komenxki (1592- 1670): “Giáo dục có mục đích đánh thức năng lực nhạy cảm, phản đoán đúng

đẳn, phát triển nhân cách, Hãy tìm ra phương pháp cho phép giáo viên day

ít hơn, học sinh học nhiều hơn " [34, tr 274]

Trong giai đoạn hiện đại, các Nhà giáo dục học đi sâu nghiên cứu khoa

học giáo dục và khẳng định vai trò to lớn của tự học V.ILLênin cho rằng:

Trang 18

Nhà giáo dục N.A Rubakin (1862 -1946) với tác phẩm: “Tự học như thế

nào”, bàn về phương pháp tự hoc (PPTH), tic gia dé cp nhié

È các

PPTH, việc TH, đặc tính riêng của từng người, hướng dẫn cách đọc sách mang lại hiệu quả, cách đọc sách, nghệ thuật chọn sách [25]

Theo bà N.K.Crupxkaia,

không chờ người khác làm thay mình Giáo viên không chỉ là diễn giả, còn

quan trọng là dạy học sinh học tập, mà

học sinh không chỉ là thính giả, mà còn cần dạy cho họ biết tự mình làm việc

như đọc, hiểu điều đã học, kiểm tra nhiều điều bằng con đường nghiên cứu,

tìm tài liệu, tập hợp lựa chọn tài liệu [22]

Ở Việt Nam, HĐTH thực sự được xã hội quan tâm và trở thành một

truyền thống quý báu của dân tộc ta Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tắm gương sáng về ý chí quyết tâm trong TH và tự rèn luyện Người căn dặn: “JẺ cách

học, phải lấy tự học làm cốt” [19, tr 67], người học nói chung và SV nói

riêng phải biết TH Hơn nửa thế kỷ đã qua, tư tưởng giáo dục của Người đã trở

thành tư tưởng và lý luận cho đường lối chính sách giáo dục ở nước ta Nghị

quyết hội nghị lần thứ hai, Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã khẳng

định: “Đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao khả năng tự học, tự nghiên cứu của người học”, “Đảm bảo điều kiện và thời gian tự học - tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân nhất là thanh niên” [7] Quan điểm này tiếp tục được khẳng định ở các văn kiện Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thir IX, lần thứ X, về cách dạy - học hiện nay

Có nhiều công trình nghiên cứu công phu về vấn đề TH như: “Quá

Trang 19

đề cập đến nhiều khía cạnh của HĐTH như: PPTH, phương châm cơ bản đảm

bảo thắng lợi của TH, những trở ngại trong việc TH và kinh nghiệm khắc

phục, biện pháp quản lý, tổ chức HĐTH nhằm nâng cao chất lượng đào tạo

Các tác giả phân tích vai trò, vị trí của HĐTH trong giáo dục - đảo tạo của

Nhà trường, việc tiếp thu lĩnh hội tri thức của SV, quản lý HĐTH đồng thời đề xuất những giải pháp thiết thực phù hợp với từng đối tượng cụ thể nhằm

nâng cao hiệu quả HĐTH của SV cũng như chất lượng đào tạo của Nhà trường [17], [19], [20] [29] [30]

Trong thời gian qua, có một số luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý

giáo dục đã quan tâm nghiên cứu nhằm khai thác và vận dụng vào thực tiễn

những biện pháp tổ chức HĐTH ở một số Trường Cao đăng và Đại học góp phan nang cao hiệu quả, chất lượng dạy học nói chung và quá trình TH của

: Dương Thị Thu Thủy, Võ Hoàng

„ Mỗi tác giả có cách tiếp cận riêng

SV nói riêng, tiêu biểu như luận văn củ

Khải, Phạm Quang Bảo, Lê Minh Tuất

ấn đề tự học, song tất cả đều tập trung xoay quanh những van đề: Tang cường HĐTH cho SV, quản lý HĐTH của SV, Ở những góc độ khác nhau, các tác giả đều đề cập đến vai trò, vị trí, tầm quan trọng của TH; Thực trạng

của HĐTH, đưa ra các PP và biện pháp để nâng cao hiệu quả của HĐTH qua đó cũng khẳng định rõ: Tự học có vai trò rất quan trọng trong quá trình đào

tạo Đó là cách thức giúp người học phát huy tính độc lập, chủ động sáng tạo

ất biện pháp

quản lý HĐTH của SV Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng, Cao đẳng Sư

phạm, Đại học thể dục thể thao Đà Nẵng Tuy nhiên, quản lý HĐTH của SV ở

để chiếm lĩnh tri thức khoa học Các tác giả nghiên cứu và

Khoa Sư phạm trường ĐHTV trong giai đoạn hiện nay chưa được đề cập đến

Trang 20

SV trong đào tạo theo học chế tín chỉ vẫn còn là vấn đề mới mang tính thời

sự, có ý nghĩa đối với Khoa sư phạm (KSP) trường Đại học Trà Vinh (ĐHTV) Vì vậy, trong luận văn này tác giả tập trung vào việc xây dựng các biện pháp quản lý HĐTH của sinh viên KSP trường ĐHTV trong giai đoạn

hiện nay, nhằm nâng cao hiệu quả HĐTH, chất lượng đào tạo của Nhà trường

1.2 CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH CỦA ĐÈ

1.2.1 Quản lý

u quan niệm khác nhau về quan ly (QL) Quản lý theo Tir dién

Giáo dục học (NXB Từ điển bách khoa, 2001) là hoạt động hay tác động có

định hướng có chủ đích của chủ thê quản lý (người QL) đến khách thể quản lý Co ol (người bị QL) trong một tô chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức

Các hình thức, chức năng QL chủ yếu bao gồm: kế hoạch hóa, tổ chức,

chỉ đạo hoặc lãnh đạo và kiểm tra

Giáo dục là một hệ thống tổ chức hoạt động phức tạp, do đó rất cần được

QL chặt chẽ, (X Quản lý giáo dục); F.W Taylor cho rằng:

chính xác điều muốn người khác làm và sau đó thấy rằng họ đã hoàn thành

Quản lý là công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất [14, tr12]

Nhiều Học thuyết về QL đã ra đời, Thuyết “Đức Trị” của Không Tử (551- 479 TCN), Thuyết “Pháp Trị” của Hàn Phi Tử (233 TCN), Thuyết “Quản lý theo khoa học” của Winslow Taylor (1841-1915), Thuyét “Quan lý hành chính” của Henry Fayol (1841-1933), .[10], [27] Các Học thuyết đó được xây dựng trên cơ sở các quan niệm khác nhau về bản chất của con người

Trang 21

quản lý phù hợp với đặc trưng riêng của nó tùy theo nhiệm vụ, nội dung, yêu

cầu và mục đích đề ra

Ngày nay thuật ngữ “Quản lý” đã trở nên phô biến nhưng vẫn chưa có

một định nghĩa thống nhất Mỗi một định nghĩa thường dùng cho một lĩnh

vực QL cụ thể và tùy theo cách tiếp cận khác nhau

Với cách tiếp cận tình huống thì: “Quản jý là thiết kế và duy trì một môi

trường trong đó các cá nhân làm việc với nhau trong các nhóm có thể hoàn thành các nhiệm vụ và các mục tiêu đã định ” [14, tr 29]

“Theo cách tiếp cận hoạt động của tô chức: “QE (ác động có mục đích, có

kế hoạch của chủ thể QL nhằm thực hiện các mục tiêu dự kiến” [23, tr 26]

“QL là hành động - một loại hoạt động xã hội nhằm đạt mục đích đề ra

bằng việc thực hiện các nhiệm vụ, chức năng theo một phương pháp quản lý phù hợp OL là tác động định hướng” [33, tr 15]

Tom lai, có thể hiểu khái nigm QL nhu sau: OL /d quá trình tác động một cách liên tục có tổ chức, có định hướng, có mục đích, có kế hoạch và có hệ

thống thông tin của chủ thể quản lý vào khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra

1.2.2 Quản lý giáo dục

Quản lý giáo dục (QLGD) øghữa rộng QLGD là thực hiện việc QL trong lĩnh vực giáo dục (GD) Nghiø hẹp, QLGD chủ yếu là QLGD thế hệ trẻ, giáo

dục trong Nhà trường, giáo dục trong hệ thống GD quốc dân (NXB Từ điển

bách khoa, 2001)

Theo P.V Khudominxkhi: "QLGD có thể hiểu là tác động có hệ thống,

it

có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể ở các cấp khác nhau đến

cả các mắt xích của hệ thống (từ Bộ giáo dục đến các Trường, các Cơ sở giáo dục khác, ) nhằm mục đích đảm bảo việc giáo dục CNXH cho thế hệ trẻ, bảo

Trang 22

và sử dụng các quy luật chung vốn có của CNXH cũng như quy luật của quá trình dạy học” [15, tr 6]

Theo PGS.TS Trần Kiểm: “QLGD được hiểu là những tác động tự giác

(có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể

QL đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ cấp cao đến cấp cơ sở giáo dục là

Nhà trường) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo thể hệ trẻ mà xã hội đặt ra cho ngành giáo dục”.{15, tr.36]

Theo PGS.TS Đặng Quốc Bảo nhắn mạnh: “QLGD theo nghĩa tổng quát

là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đây mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội” [I, tr.124]

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: "QLGD là hệ thống những tác động

có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thé QL nhằm làm cho hệ vận

hành theo đường lỗi và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của Nhà trường XHCN Việt Nam, đưa hệ thống giáo dục tới các mục

- [25, tr 8]

Từ những khái niệm khác nhau về quản lý giáo dục ta có thê khái quát: tiêu dự kiến tiền tới trạng thái mới về chị

QLGD là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lÿ lên

đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra

Như vậy, khái niệm QL và QLGD là một thuật ngữ vừa có nghĩa hẹp lẫn

nghĩa rộng Do đó, hiểu đúng nghĩa của các cụm từ này dé van dụng có hiệu

quả vào công tác QLGD trong Nhà trường là vấn đề khá nan giải 1.2.3 Quản lý nhà trường,

Trang 23

nhằm đạt tới mục tiêu giáo dục đặt ra trong từng thời kỳ phát triển của đất nước đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng người học” [10]

Theo tác giả Phạm Minh Hạc: "QLNT là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa Nhà trường vận

hành theo nguyên lí giáo dục để tiến tới mục tiêu hóa giáo dục, mục tiêu đào

tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và đối với từng học sinh” [10, tr.24]

Tác giả Trần Kiểm cho rằng: “QLNT được hiểu là những tác động tự

giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ

thé QL đối với tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học

sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài Nhà trường nhằm thực hiện có

chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của Nhà trường” [15, tr 36-37] Muốn tổ chức thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục đào tạo của Nhà

trường, trước hết người QL phải nắm vững mục tiêu giáo dục và những nhiệm

vụ chính của mình Mục tiêu giáo dục đại học được nêu trong Điều 39 Luật giáo dục 2005: “Mục tiểu của giáo dục đại học là đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe đáp ứng

yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Đào tạo trình độ đại học giúp SƯ có

kiến thức chuyên môn và có kỹ năng thực hành cơ bản để giải quyết những

vấn đề thông thường thuộc chuyên ngành đào tạo ” [26, tr.18]

Như vậy, QLNT là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể QL đến giáo viên, học sinh, quá trình dạy học, giáo dục, cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học, tài chính trường học, lớp học, quan hệ giữa nhà trường và cộng đồng xã hội nhằm đạt được mục tiêu

1.2.4 Khái niệm tự học

Trang 24

giả N.A.Rubkin nói một cách khái quát về tự học: “7ự fừm lấy kiến thức - có

nghĩa là tự học ” [32]

Theo GS Nguyễn Cảnh Toàn: “7 học là tự động não, suy nghĩ, sử dụng

các khả năng trí tuệ và có khi cả cơ bắp cùng các phẩm chất của mình, cả

động cơ tình cảm, nhân sinh quan để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biển lĩnh vực đó thành sở hữu của riêng mình" [30, tr 59]

Tac gia Nguyễn Hiến Lê, trong quyển “Tự học - một nhu cầu thời đại ”,

Ong cho rằng: "Tự học" được hiểu là “ không ai bắt buộc mà mình tự tìm

tòi, học hỏi để hiểu biết thêm và có thầy hay không, ta không cân biết Người

tự học hoàn toàn làm chủ mình, muốn học môn nào tuỳ ý, muốn học lúc nào

cũng được, đó mới là điều kiện quan trọng"; "Mỗi người đều nhận hai thứ giáo dục: Một thứ, do người khác truyền cho, một thứ quan trọng hơn nhiều,

do minh te kiém lay" [17, tr 39]

Các nhà tâm lý học cho rằng: “Tự học là quá trình lĩnh hội trí thức, kinh nghiệm xã hội lịch sử trong thực tiền hoạt động cá nhân” [34] "Tự học là

công việc tự giác của mỗi người do nhận thức được đúng đắn vai trò quyết

định của nó đến sự tích lũy kiến thức cho bản thân, cho chất lượng công việc mình đảm nhiệm, cho sự tiến bộ xã hội" [17]

Hoạt động tự học được coi là hoạt động có tổ chức của người học, diễn ra dưới các dạng khác nhau:

~ Tự học diễn ra dưới sự điều khiển trực tiếp của GV và những phương tiên kỹ thuật trên lớp, trong đó người học phát huy hết những năng lực nghe giảng, ghi chép, để tiếp thu những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà người dạy định hướng cho

~ Tự học diễn ra dưới sự điều khiên gián tiếp của người dạy, khi đó người

học phải tự sắp xếp thời gian, điều kiện cơ sở vật chất để TH, tự củng có, tự

Trang 25

cầu của nội dung đã được GV hướng dẫn Đây là dạng TH diễn ra ngoài giờ lên lớp

Ở trường đại học (ĐH), tự học là cần thiết và là cách học ở ĐH, là một hình thức tổ chức hoạt động nhận thức của cá nhân nhằm chiếm lĩnh hệ thống tri thức và kỹ năng do chính bản thân người học tiến hành Khi SV tự mình huy động mọi phẫm chất, năng lực của bản thân đề tiến hành các hoạt động

tìm tòi, khám phá độc lập nhằm mục đích chiếm lĩnh tri thức là họ đã tiến

hành HĐTH

Những quan điểm trên về TH tuy khác nhau, nhưng đều chung bản chất

đó là sự tự giác và kiên trì cao; Sự tích cực, độc lập và sáng tạo của người học

trong học tập Do đó, có thể khái quát chung: 7ự học là hoạt động độc lập,

chủ yếu mang tính cá nhân của người học trong quá trình nhận thức, học tập

để cải biển nhân cách, nó vừa là phương tiện vừa là mục tiêu của quá trình

đào tạo

“Tự học là hình thức học tập không thể thiếu được của người học, đặc biệt

là SV Tổ chức HĐTH một cách hợp lý, khoa học, có chất lượng, hiệu quả là

trách nhiệm không chỉ của người học mà còn là quá trình đào tạo của Nhà trường Mục tiêu đào tạo của Trường ĐH là đào tạo người học có phâm chất

chính trị, đạo đức, phục vụ nhân dân, có khả năng TH, kỹ năng giao tiếp và

làm việc nhóm, có sức khỏe đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Muốn nâng cao chất lượng học tập cho SV trong các Trường ĐH, chúng

ta không chỉ quan tâm đến phương pháp dạy học mà cần phải có biện pháp

quản lý HĐTH của họ một cách hợp lý, khoa học mới thực sự góp phần nâng

cao chất lượng học tập của SV Đây là một xu thế mới trong nền giáo dục

hiện đại nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình tiếp

thu trí thức, nhằm đào tạo nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công

Trang 26

Hoạt động tự học bao gồm các thành tố: Mục đích, động cơ tự học; Thời

gian tự học; Kế hoạch tự học; PP tự học; Kỹ năng tự học; Phương tiện tự học

và hình thức tự học

Như vậy, phạm vi của TH là rất rộng, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các biện pháp quản lý HĐTH của SV trong và ngoài thời gian lên lớp, dưới sự tổ

chức của Nhà trường thông qua sự điều khiến trực tiếp hay gián tiếp của GV

1

Với ý nghĩa tự học là quá trình chủ động chiếm lĩnh tri thức của người

Quản lý hoạt động tự học

học dưới tác động của các nhân tố bên ngoài, bên trong và với ý nghĩa QL là

quá trình tác động tích cực của chủ thể quản lý đến đối tượng dé định hướng, giúp đỡ, tổ chức, thúc đây tạo điều kiện giám sát, kiểm tra, hoạt động của

đối tượng nhằm đạt đến mục đích Ta có thê hiểu khái niệm quản lý HĐTH như sau:

Quản lý HĐTH là QL các hoạt động học tập tích cực nhằm nâng cao

hiệu quả học tập của SV, hiệu quả đào tạo của cơ sở giáo dục Công tác quản

lý HĐTH ở SV là kế hoạch hoá hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Nhà trường

nhằm điều khiển các tổ chức trong Nhà trường thực hiện việc QL, kiểm tra,

đôn đốc HĐTH của SV, phát huy vai trò tích cực chủ động học tập của SV Quản lý HĐTH mang tính định hướng, gợi mở, tạo điều kiện, gây ảnh hưởng lôi cuốn người học thực hiện tự giác, sáng tạo công việc của họ

Quản lý HĐTH thể hiện tập trung vào các nội dung chủ yếu sau:

- Xây dựng động cơ TH cho SV: là lực đẩy và là nguyên nhân trực tiếp

của hành động duy trì hứng thú, sự vượt khó để đạt mục đích đã định

- Quản lý kế hoạch TH: Xây dựng kế hoạch TH sẽ giúp cho SV biết

mình phải làm gì để đạt được mục tiêu, làm cho quá trình TH diễn ra đúng dự

Trang 27

Vi vay, QL xây dựng và thực hiện kế hoạch TH sẽ góp phan nang cao

hiệu quả TH của SV

~ Quản lý nội dung TH: Nhằm hướng nội dung TH của SV phù hợp với mục tiêu, chương trình đào tạo Trong quá trình thực hiện, người QL cần

thường xuyên tư vấn cho SV, cả những nội dung TH cơ bản có tính chất bắt

buộc và những nội dung mang tính chất định hướng nghiên cứu, mở rộng và

đào sâu tri thức

- Quản lý phương pháp tự học (PPTH): Nhằm hướng cho SV biết lựa

chọn các PPTH phù hợp với nội dung học tập, với điều kiện và năng lực học tập của mình, để hoàn thành nội dung học tập và biết đánh giá kết quả TH của

bản thân trong việc nắm bắt trí thức và kỹ năng thực hiện

- Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả TH: Kiểm tra, đánh giá kết quả

TH sẽ giúp cho SV xác định những việc đã thực hiện và chưa thực hiện được, nâng cao tinh thần trách nhiệm của mình đối với HĐTH Việc QL kiểm tra,

đánh giá kết quả TH của SV, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch TH của SV, nhằm phát hiện kịp thời những sai lệch trong quá trình TH để giúp SV điều

chỉnh HĐTH cho đạt hiệu quả Chính vì vậy mà việc quản lý kiểm tra, đánh

giá kết quả TH của SV là rất cần thiết

~ QL các điều kiện đảm bảo cho HĐTH của SV: Nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ học tập phải đảm bảo các điều kiện cho HĐTH của SV về: cơ sở vật chất (CSVC), giáo trình, tài liệu tham khảo, phương tiện kỹ thuật dạy học, đảm bảo thời gian TH và việc xây dựng môi trường thuận lợi cho SV học tập

1.3 ĐẶC TRƯNG ĐÀO TẠO THEO HỆ THÓNG TÍN CHỈ

1

a Khái niệm tín chỉ

Dao tạo theo hệ thống tín chỉ

Trang 28

người học bình thường để học một môn học cụ thẻ Quyết định 43/2007/QD- BGD&ĐT ngày 15/8/2007 của Bộ Giáo dục và Đảo tạo về việc ban hành

“Quy chế đảo tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ”, xác định: Tín chỉ được sử dụng để tính kh: được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết; 30 - 45 tiết thực hành, thí nghiệm lượng học tập của SV Một tín chỉ hoặc thảo luận; 45 - 90 giờ thực tập tại cơ sở; 45 - 60 giờ làm tiểu luận, bài

tập lớn hoặc đồ án, khoá luận tốt nghiệp Đối với những học phân lý thuyết

hoặc thực hành, in chi SV phải dành ít nhất

30 giờ chuẩn bị cá nhân

nghiệm, để tiếp thu được một

b Đặc điểm của đào tạo theo học chế tín chỉ

Đào tạo theo học chế tín chỉ là tổ chức đào tạo theo môn học, người học

lựa chọn, đăng ký học, hoàn thành được công nhận đã tích lũy xong tín chỉ

đó, tích lũy đủ số tín chỉ trong chương trình đào tạo thì sẽ được cấp bằng tốt nghiệp Đây cũng là phương thức đào tạo tiên tiến trên thế giới với hàng loạt các ưu thế như: Mềm dẻo; Tính chủ động cao của người học; Hiệu quả cao;

Đáp ứng nhu cầu đa dạng của người học [28]

Đặc trưng quan trọng nhất của đào tạo theo học chế tín chỉ là: Tính liên

thông; Tính chủ động; Tính khoa học; Tính thực tiễn, linh hoạt Đặc tính này phù hợp với xu hướng dạy học với người học là trung tâm, việc đảo tạo

theo học chế tín chỉ đã phát triển một cách nhanh chóng trên thế giới cũng

như ở Việt Nam

Đào tạo theo tín chỉ được tổ chức theo học kỳ, mỗi chương trình đào tạo của một ngành học nhất định không tính theo năm mà tính theo sự tích

lũy kiến thức của SV, SV tích lũy đủ số tín chỉ quy định cho một ngành học

thì được cấp bằng tốt nghiệp đại học, được ra trường [28]

Hệ thống tín chỉ là tập hợp nhiều tín chỉ theo chương trình được thiết kế

Trang 29

PP hệ thống hóa một mô hình giáo dục bằng cách gắn các đơn vị tín chỉ để tạo

nên bộ phận cấu thành của mô hình đó Đơn vị tín chỉ ở cấp bậc ĐH có thể

dựa trên nền tảng căn bản bao gồm những thông số khác nhau [28]

Học chế tín chỉ (HCTC): Thực chất là một phương thức tổ chức quá trình

dạy và học Người học được quyền lựa chọn chương trình và quy trình học

phủ hợp với ý định, khả năng và điều kiện của mình

Đặc điểm của HCTC là SV được chủ động tự chọn đăng ký môn học theo cấu trúc chương trình đào tạo theo kế hoạch học tập, nhu cầu của cá

nhân Từ đó, Nhà trường sẽ căn cứ vào số lượng đăng kí môn học để mở lớp

học cho SV Học nhanh hay chậm tùy vào khả năng và điều kiện kinh tế của

từng SV nhưng không vượt quá hai lần so với thời gian thiết kế cho chương

trình đó

1.3.2 Điều kiện để đào tạo theo tín chỉ a.Chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo (CTĐT) là tập hợp các môn học được bố trí giảng,

dạy học tập kế tiếp nhau theo một trình tự khoa học nhằm đào tạo người học

có đủ kiến thức, khả năng và tiềm năng cho một lĩnh vực khoa học kỹ thuật Người học hoàn thành một CTĐT thì được cấp một văn bằng tương ứng

Nội dung đào tạo trong toàn khóa học của từng ngành ở mỗi trình độ được thể hiện thành CTĐT CTĐT của mỗi ngành đào tạo do Trường xây dựng trên cơ sở khung chương trình do Bộ GD&ĐT qui định và tham khảo chương trình đảo tạo của các Trường Đại học danh tiếng nước ngoài

Trang 30

xây dựng được hệ thống mã hóa học phần chính xác và khoa học Các học phần đều phải có đề cương chỉ tiết dưới dạng lịch trình giảng dạy trong đó phân rõ tuần dạy lý thuyết, tuần thảo luận, chữa bài tập, thực hành, điểm và trọng số đánh giá thành phan, đánh giá thi kết thúc môn học

b Tai ligu

Thư viện Nhà trường phải đáp ứng đủ các loại giáo trình, giáo khoa, tài

liệu tham khảo (đủ số lượng và đảm bảo chất lượng) và là trung tâm thông tin

tư liệu với các dịch vụ thông tin, các phòng đọc mở, các phòng độc lập để SV

có thể học tập, làm việc theo nhóm, tô chức xêmina

Phải có tài liệu hướng dẫn những yêu cầu mà SV phải thực hiện (tổng

số tín chỉ phải tích luỹ, số tín chỉ tối thiểu phải tích luỹ từng năm đối với

người học toàn thời gian và bán thời gian, số tín chỉ tối thiểu, tối đa được

đăng ký học trong từng học kỳ; Thời gian và địa điểm có thể gặp cố vấn học

tập để được hỏi ý kiến trong việc xây dựng kế hoạch học tập cho mình; Cách thức đăng ký học môn học hoặc rút việc đăng ký học môn học, cách kiểm tra,

đánh giá, cách xếp hạng kết quả môn học và cách tính điểm trung bình chung; Thông tin môn học (mã số, số tín chỉ, nội dung tóm tắt, môn bắt buộc, giáo

trình, tài liệu bỗ sung, thông tin về giảng viên, đề cương mén hoc, .) e Cơ sở vật chất - thiết bị

Khi áp dụng học chế tín chỉ yêu cầu về CSVC và tài chính phục vụ đào

tạo đòi hỏi về không gian TH, về nguồn tài liệu tra cứu và học tập, về các

phương tiện kỹ thuật phục vụ đảo tạo, đặc biệt là các phương tiện nghe nhìn và mạng internet PP dạy học đổi mới theo hướng dạy TH và dạy học theo PP nghiên cứu khoa học kéo theo việc thiết kế lại các giáo trình và tài liệu tham khảo [4] Kế hoạch dạy học mềm đẻo mang tính cá nhân dẫn đến việc

phải xây dựng lại quy chế tài chính phục vụ dạy học Sự mềm dẻo của kế

Trang 31

nay đòi hỏi phải xây dựng thêm phòng học và áp dụng quy trình quản lý phòng học, trang thiết bị phù hợp Phải có khu thể thao, khu nghỉ ngơi giải

trí cho cán bộ và SV Phải có hệ thống thông tin nội bộ tốt đảm bảo kịp thời -[5]

thông báo và thu nhận các thông tin cần thi

4 Phương pháp kiểm tra, đánh giá

Điểm học phần được tính: gồm điểm đánh giá bộ phận (điểm kiểm tra

thường xuyên trong quá trình học tập; Điểm đánh giá nhận thức và thái độ

tham gia thảo luận; Điểm đánh giá phần thực hành: Điểm chuyên cần; thi giữa học phần; Điểm tiểu luận) và điểm thi kết thúc học phần

Hình thức đánh giá bộ phận và trọng số của các điểm đánh giá bộ phận,

cách tính điểm tông hợp đánh giá môn học do GV đề xuất, được Hiệu trưởng phê duyệt và phải được quy định trong để cương chỉ tiết của môn học

SV được thông báo về cách thức, trọng số đánh giá kết quả học tập

ngay từ khi bắt đầu học môn học trong đề cương môn học và được thẻ hiện trong các quy định pháp lý của Nhà trường

1.4 HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN 1

nghĩa, mục đích, nhiệm vụ của hoạt động tự học

+ Ý nghĩa, mục đích của hoạt động tự học

Tuy học có ý nghĩa quan trọng là nhân tố quyết định chất lượng, hiệu quả

hoc tap cia SV Dé là khả năng của SV tự mình có thể chiếm lĩnh kiến thức mà không cần hoặc cần ít sự hỗ trợ từ bên ngoài, theo N.A.Rubakin: “Mục đích và nhiệm vụ của tự học làm cho con người thực sự có văn hóa” [2; 31]

Tự học giúp cho SV không những nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập mà còn giúp họ có được năng lực nhận thức, hình thành các kỹ năng, kỹ xảo thực hành, thói quen và PPTH thường xuyên để không ngừng làm phong phú thêm, hoàn thiện vốn hiểu biết của mình tránh khỏi sự lạc hậu trước sự

Trang 32

Tự học giúp cho SV hình thành niềm tin khoa học, rèn luyện ý chí phan

đấu, đức tính kiên trì, óc phê phán, bồi dưỡng hứng thú học tập, lòng say mê nghiên cứu khoa học, khả năng TH chính là “nội lực”, là nhân tố giữ vai trò

quyết định chất lượng đào tạo Tuy nhiên, nói như vậy hồn tồn khơng có

nghĩa là hạ thấp vai trò, trách nhiệm của GV, mà lực lượng này có tác dụng to lớn trong việc động viên, cô vũ và hướng din SV tự học một cách vững chic có hiệu quả và đúng hướng [24]

b, Nhiệm vụ của hoạt động tự học

'Tự giác, chủ động, tích cực lĩnh hội hệ thống tri thức; Rèn luyện kỹ năng,

kỹ xảo bằng nổ lực của bản thân nhằm chuyển những hiểu biết khoa học thành vũ khí sắc bén của tư duy sáng tạo và của hoạt động thực tiễn lao động

sản xuất biến quá trình đào tạo của Nhà trường thành quá trình tự đào tạo

“Tự kiểm tra, đánh giá kết quả lĩnh hội tri thức, điều chinh kịp thời những

thiếu sót, phát hiện những nguyên nhân làm tăng thêm hứng thú học tập của

cá nhân

1

học của sinh viên

Đặc điểm, nội dung, phương pháp, hình thức của hoạt động tự

điểm, nội dung của hoạt động tự học

Đặc điểm của HĐTH là huy động năng lực bản thân đẻ tìm hiểu, ôn tập,

củng cố đào sâu, mở rộng và hoàn chỉnh tri thức nhằm hoàn thành nhiệm vụ

học tập do GV giao, để nắm vững tri thức, lĩnh hội kiến thức mới đồng thời

nghiên cứu đào sâu, mở rộng tri thức từ các vấn đề trong nội dung học tập và hướng vận dụng nghiên cứu Nghĩa là, SV tự học dưới sự điều khiển gián tiếp của GV nhằm hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ dạy học và chương trình đào tạo của Nhà trường Trong quá trình học tập, SV còn tiến hành HĐTH nhằm đáp

ứng nhu cầu hiểu biết riêng, bổ sung và mở rộng tri thức ngoài chương trình

Trang 33

Như vậy, HĐTH của SV về bản chất là hoạt động nhận thức độc lập, nó

có phạm vi rất rộng, từ TH trên lớp dưới sự tổ chức, điều khiển trực tiếp của

GV, TH dưới sự điều khiển gián tiếp của GV cho tới TH hoàn toàn độc lập

không có sự tổ chức, điều khiển của GV b, Phương pháp tự học

Phương pháp tự học (PPTH) của SV là cách thức hoạt động nhận thức

nhằm chiếm lĩnh tri thức và rèn luyện kỹ năng cần được hình thành và củng

cố để làm tiềm lực cho những năm về sau SV phải biết tiếp thu một cách có

phê phán những cái đã có, biết suy nghĩ đúng đắn, biết khám phá cái mới Có được thói quen ấy phải là một quá trình hình thành dần mà mỗi một SV phải

tích cực rèn luyện Những PP đó là: PP lập kế hoạch học tập; PP chọn tài liệu nghiên cứu; PP đọc sách, tra cứu tài liệu; PP ghi chép, trích dẫn; PP sử dụng tài liệu khi nghiên cứu

© Cúc hình thức tự học

Với ý nghĩa là phương thức tiếp thu tri thức, kinh nghiệm một cách tích cực, chủ động của người học, bao gồm cả việc học có thầy và không có thầy, HĐTH thường biểu hiện ở những hình thức:

- Đọc sách, nghiên cứu bài giảng, giáo trình ở nhà được thực hiện trong giờ TH theo qui định và ngoài giờ học SV chủ động thực hiện nhằm củng mở rộng tri thức tiếp thu trên lớp Đây là hình thức phổ biến nhất HĐTH của SV - Lam bai tap, chuẩn bị bài: là hình thức SV vận dụng tri thức lý luận để tập giải quyết năng vận dụng, thực hành

lề nào đó, qua đó vừa củng có tri thức, vừa rèn luyện kĩ

~ Đọc sách tại thư viện: SV tìm đọc tài liệu theo hướng dẫn của GV hoặc

theo chủ đề tự chọn nhằm mở rộng tri thức, giải quyết nhiệm vụ nào đó, qua

Trang 34

~ Xêmina, thảo luận theo nhóm: là việc SV tiến hành thảo luận, cùng nhau để làm rõ một vấn đề lý luận nào đó; Có thể có sự tham gia hướng dẫn, chỉ đạo của GV và được thực hiện trên lớp

~ Nghiên cứu đề tài khoa học: là việc SV tập vận dụng tri thức lý luận để

giải quyết một vấn đề thực tiễn ở tầm qui mô lớn hơn, có ý nghĩa thực tiễn Đây là hình thức TH cao nhất, vừa giúp SV củng cố, mở mang hiểu biết, vừa rèn luyện kỹ năng nghiên cứu, hình thành những phẫm chất cần thiết của

người lao động khoa học

Các hình thức trên đều là cơ bản và cần thiết cho mọi SV Công tác quản

lý HĐTH cần thúc đây và tạo điều kiện đề SV thực hiện đầy đủ, hiệu quả 1.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tự học của SV

a Vếu tố khách quan

Thực tế đòi hỏi giáo dục phải đào tạo ra những con người năng động, có

tri thức, có năng lực sáng tạo, biết cách học để có thê TH suốt đời Tuy nhiên,

một trong những yếu tố khách quan chậm được thay đổi lại là rào cản trong

tiến trình thực hiện đó là:

~ Nội dung, chương trình day học: với sự phát triển nhanh của mọi mặt

trong đời sóng, đặc biệt là khoa học công nghệ đã làm cho tri thức nhân loại

tăng lên mạnh mẽ, trong khi vốn học vấn mà Nhà trường trang bị cho SV

không thể thâu tóm hết các tri thức mong muốn Vì vậy, trong quá trình dạy

học GV cần dạy PPTH giúp SV tự lực tìm và chiếm lĩnh tri thức của loài người, từ đó có năng lực học tập suốt đời

~ PP giảng dạy của GV: ảnh hưởng đến PPTH của SV, A.Disteevec cho rằng: “Người giáo viên tồi là người cung cấp cho học sinh chân lý, người giáo

Trang 35

mình chiếm lĩnh những kiến thức, kỹ năng và hình thành hoặc biến đổi những

tình cảm thái độ GV cần dạy cách học, học cách dạy để tạo thói quen, niềm

say mê và khả năng học suốt đời là tiêu chí bao quát nhất của việc dạy và học

ở đại học Mọi phương pháp dạy, phương pháp học, nội dung cần dạy, nội

dung cần học đều phải xuất phát từ đó

“Trong từng lĩnh vực, từng môn học GV phải biết chọn nội dung gì, vấn

đề gì mà khi học thì SV được rèn luyện năng lực tư duy cao cấp, được học

cách học tốt nhất Ngoài ra, bằng cách khêu gợi sự tò mò, bằng cách tạo sự

hấp dẫn của tri thức và bằng tắm gương học tập của mình, GV cố gắng tạo

nên niềm say mê học tập cho SV Tính chủ động của SV là tiêu chí về phim chất quan trọng cần tập trung phát huy khi dạy và học ở đại học, khi chọn một hệ phương pháp dạy và học phải đảm bảo tiêu chí: Nội dung cần thể hiện bao quát là cách học; Phẩm chất cần phát huy mạnh mẽ là tính chủ động của

người học; Công cụ cần khai thác triệt đề là công nghệ thông tin

- Trong giờ lý thuyết, GV phải xác định thời gian, chủ đề, nội dung, yêu cầu của giờ lên lớp lý thuyết; Giới thiệu mục tiêu của bài học và các yêu

cầu SV cần thực hiện; Lựa chọn và chuyền tải nội dung cót lõi cần trình bày

trên lớp; Làm rõ nội dung, vấn đề SV sẽ thảo luận, làm bài tập trên lớp hoặc TH ở nhà

~ Trong giờ thảo luận, GV phải lựa chọn và giao các nội dung, các yêu cầu tài liệu để từng SV (từng nhóm) chuẩn bị và trình bày tại từng buổi thảo luận; GV tham dự, hướng dẫn, nhận xét và tổng kết thảo luận; Đánh giá phần chuẩn bị trình bày, thảo luận của từng SV (nhóm SV) - Giờ bài tập là thời gian lên lớp dành cho SV làm bài tập SV đã chu: tập tháng Đối với ập hoặc chữa bài Có loại bài tập cá nhân, bài tập nhóm, bài tập tuần và bài

bài tập, GV xác định rõ mục tiêu của bài tập, nêu rõ

Trang 36

~ Giờ TH xác định là bộ phận cấu thành tổng số giờ tín chỉ của môn học

Nội dung của giờ TH xác định là một phần nội dung của môn học mà SV phải

tích luỹ bằng phương thức TH theo hướng dẫn của GV Các hướng dẫn này

nhất thiết phải được GV quy định rõ trong hướng dẫn SV tự học môn học

Phải xác định nội dung cụ thẻ và giao nhiệm vụ TH cho SV; Cung cấp tài liệu

và giới thiệu địa chỉ tìm tài liệu, hướng dẫn cách xử lý tài liệu, xây dựng tiêu chí đánh giá, xác định thời hạn nộp báo cáo kết quả TH, tự nghiên cứu; Đánh giá, nhận xét kết quả TH

~Thời gian TH: SV cần phải sắp xếp thời gian hợp lý để đảm bảo chất

lượng TH

~ Điều kiện và môi trường TH: cơ sở vật chất, phương tiện dạy học cũng

ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng TH của SV Bên cạnh sách, vở, tài liệu

tham khảo, SV cần có thêm các thiết bị máy móc, dụng cụ thí nghiệm, internet để tra cứu, Nhà trường là môi trường dé SV rèn luyện và nghiên cứu, những điều kiện thuận lợi của Nhà trường sẽ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến HĐTH của SV

Xã hội là môi trường rộng với các thể chế, pháp luật, truyền thống văn

hóa, các quan hệ xã hội, cũng ảnh hưởng đến chất lượng tự học của SV

b, Yếu tố chủ quan

~ Động cơ, hứng thú học tập: là yếu tố tiên quyết để HĐTH diễn ra Động

cơ thúc đây SV học tập, nghiên cứu, nếu có động cơ, hứng thú học tập đúng

đắn thì SV có lòng khao khát mở rộng tri thức, mong muốn có nhiều hiểu

biết, say mê giải quyết các nhiệm vụ học tập

~ Kế hoạch TH: là yếu tố giúp SV định hướng và thực hiện công việc một cách khoa học, chủ động, tạo điều kiện cho việc học tập diễn ra nhanh chóng,

hợp lý và hiệu quả là kế hoạch TH SV cần xây dựng kế hoạch TH và thực

Trang 37

- Năng lực tự học: là khả năng tự mình tìm tòi nhận thức và vận dụng kiến thức vào tình huống mới hoặc tương tự với chất lượng cao Có năng lực

tự học tốt, sinh viên sẽ là chủ thể trung tâm, tự tìm ra tri thức bằng hành động

của mình

~ Phương pháp TH: Chất lượng TH phụ thuộc rất lớn vào PPTH của mỗi

SV Dé mang lại hiệu quả cao, đòi hỏi SV phải có PPTH, tự nghiên cứu Mỗi người có năng lực khác nhau nên việc lựa chọn, sử dụng PPTH sao cho phù hợp với điều kiện của mình

~ Kỹ năng TH: Mỗi SV có năng lực khác nhau, nên việc sử dụng kỹ năng,

TH là khác nhau Chất lượng TH sẽ đạt hiệu quả cao, nếu SV sử dụng các kỹ năng tự học ở mức độ thành thạo càng lớn và ngược lại

1.5 QUAN LY HOAT BONG TU HỌC CỦA SINH VIÊN

1

Mục tiêu và yêu cầu quản lý hoạt động tự học của sinh viên

+ Mục tiêu quản lý hoạt động tự học của sinh viên

Mọi hoạt động QL đều xuất phát từ mục tiêu QL Mục tiêu quản lý

HĐTH của SV là quá trình TH được vận hành đồng bộ, có hiệu quả nhằm

nâng cao chất lượng học tập, làm thay đổi theo chiều hướng tích cực ở SV ca

ba bình diện: nhận thức, thái độ và hành vi

b, Yêu câu đối với công tác quản lý hoạt động tự học

- Cần coi trọng công tác quản lý HĐTH trong hoạt động giáo dục - đảo tạo, và là nội dung phải thực hiện thường xuyên, tích cực, đồng bộ các biện pháp quản lý

- Cần xác định chức năng, quyền hạn, trách nhiệm của từng bộ phận

trong hệ thống QL của Khoa với cơ chế phối hợp nhịp nhàng

- Cần có qui chế QL đảo tạo chặt chẽ, nhất là quản lý HĐTH của SV

~ Đôi mới qui chế thi, kiểm tra theo hướng tăng cường việc kiểm tra kết

Trang 38

e.Yêu cầu quản lý HĐTH theo học chế tín chỉ đối với sinh viên

Nhà trường phải triển khai, thực hiện đầy đủ những nội dung QL như việc đăng ký môn học của SV, QL học liệu phục vụ tự học, QL hoạt động giảng dạy trên lớp của GV và công tác kiểm tra - đánh giá hoạt động giảng

day của GV

Hướng dẫn cho SV chọn lựa đăng kí môn học phù hợp nhu cầu - khả

năng của bản thân

Đầu mỗi học kỳ SV tự quyết định và đăng kí học các môn mà mình sẽ

theo học trong học kỳ đó Giúp cho SV chủ động chọn lựa số lượng môn học

trong một học kỳ sao cho phù hợp với quỹ thời gian và năng lực học tập của bản thân

Cung cấp học liệu phục vụ hoạt động TH môn học đăng ký: SV được

GV cung cấp bản đề cương môn học, trong đề cương ghi đầy đủ danh mục học

liệu mà môn học yêu cầu, bao gồm tài liệu bắt buộc, tài liệu tham khảo, Điều

này sẽ tạo điều kiện cho SV không mắt nhiều thời gian tìm kiếm, để tăng thời

gian cho hoạt động học tập

Ngoài việc truyền đạt kiến thức, GV phải hướng dẫn và giao nhiệm

vụ cho SV tự tìm kiếm kiến thức ở ngoài lớp học được thể hiện trong đề

cương môn học mà mỗi GV bắt buộc phải có và phát cho SV trước hoặc

ngay trong buổi lên lớp đầu tiên Đề cương môn học phải cung cấp thông

tin chủ yếu về nội dung và tô chức dạy - học của môn học Trong phương

thức đảo tạo theo tín chỉ, người dạy phải đảm nhiệm ít nhất ba vai trò đó là: Cố vấn cho quá trình học tập; Người tham gia vào quá trình học tập; Người

Trang 39

Nội dung quản lý hoạt động tự học

Với ý nghĩa là quá trình tác động tích cực của chủ thể QL đến đối tượng nhằm đạt mục đích nhất định, quản lý HĐTH trong Nhà trường có

những nội dung cơ bản sau:

+ Quản ly việc xây dựng động cơ, thái độ tự học của sinh viên

Những nghiên cứu đa dạng về cấu trúc hoạt động của con người đã khẳng định vai trò của động cơ trong hoạt động Hoạt động nào diễn ra có hiệu quả hơn và cho những kết quả có chất lượng hơn thì trong hoạt động đó, cá nhân đều có động cơ rõ ràng, sâc sắc, mạnh mẽ, kích thích ý muốn hành

động tích cực cống hiến toàn bộ sức lực, vượt qua trở ngại không tránh khỏi

Để việc học tập đạt kết quả cao cần có động cơ học tập rõ ràng Động cơ

là động lực thúc đây hoạt động chiếm lĩnh tri thức Trong học tập có hai động

cơ đó là hoàn thiện tri thức và quan hệ xã hội Hai động cơ này có mối quan

hệ đan xen với nhau và cùng hướng tới thực hiện mục đích chung Vì vậy

phải tăng cường công tác giáo dục SV, phải xây dựng cho họ động cơ tốt

trong TH Đây là yếu tố cơ bản để HĐTH có kết quả tốt

Ở trường ĐH, hoạt động học tập sẽ diễn ra hữu hiệu hơn nếu như SV xác

định được động cơ, có thái độ học tập đúng đắn, có hứng thú nhận thức, có nhu cầu lĩnh hội kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo Vì vậy cần bồi dưỡng cho SV

động cơ học tập đúng đắn

Theo chúng tôi, xây dựng và bồi dưỡng động cơ tự học tích cực cho SV

là một nội dung cơ bản, có ý nghĩa tiền đề của công tác quản lý HĐTH

Xác định, bồi dưỡng động cơ tự học cho SV có thể thông qua:

~ Giáo dục về truyền thống về mục tiêu đào tạo của Nhà trường, về PP học tập - nghiên cứu ở trường ĐH

Trang 40

~ Việc xây dựng bầu không khí tâm lý tích cực, thi dua, giúp đỡ nhau Mọi hoạt động của con người đều có mục đích, được thúc đây bởi động

cơ, động cơ hoạt động là lực đây giúp chủ thể vượt khó khăn để đạt được mục

dich đã định HĐTH của SV phải được xây dựng bởi động cơ tự học, mà động

cơ tự học lại được hình thành từ nhu cầu bản chất của vấn đề giáo dục, trong

đó hình thành nhu cầu, động cơ tự học cho SV là yếu tố quyết định b, Quản lý xây dựng, thực hiện kế hoạch tự học của sinh viên

Kế hoạch TH là bảng phân chia nội dung TH theo thời gian một cách

hợp lý dựa trên yêu cầu, nhiệm vụ TH, khả năng của bản thân và các điều

kiện được đảm bảo nhằm hướng tới việc nắm vững kiến thức của từng môn

học Kế hoạch TH phải đảm bảo tính khoa học, tính khả thi thể hiện ở sự sắp xếp chính xác công việc, phân phối hợp lý thời gian và xác định đúng cách thức tổ chức thực hiện từng công việc và mức độ hoàn thành chúng Phải đảm

bảo xen kẻ, luân phiên một cách hợp lý các loại hình TH, các môn học có tính

chất khác nhau

ính tích

Xây dựng kế hoạch tự học là việc làm thể hiện tính khoa học,

cực chủ động nhằm giúp cho SV bố trí thời gian công việc một cách hợp lý,

hoàn thành đúng tiến độ và chất lượng Song, việc thực hiện kế hoạch tự học

là quá trình biển những điều đã định thành hiện thực, là sự tiến hành trong

thực tiễn các hoạt động theo những phương thức đã lựa chọn Chính giai đoạn này đòi hỏi sự kiên trì, mạnh mẽ và chủ động ở SV nhằm vượt qua những khó khăn trong quá trình học tập

Quản lý kế hoạch TH là xem xét việc xây dựng kế hoạch đó có khoa học, phù hợp với thực tế không; Việc thực hiện kế hoạch đó có thường xuyên và mang lại hiệu quả không

Có kế hoạch TH, SV sẽ thực hiện nhiệm vụ học tập một cách khoa học,

Ngày đăng: 04/08/2022, 12:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN