1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển làng nghề ở các tỉnh duyên hải Nam trung bộ - Thực trạng và giải pháp

153 3K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 153
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

Phát triển làng nghề ở các tỉnh duyên hải Nam trung bộ - Thực trạng và giải pháp

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Khôi phục và phát triển các LN là nội dung quan trọng của quá trình côngnghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nhằm góp phần chuyển dịch cơcấu kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người nôngdân, đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, đóng góp tích cực vào quá trình lànhmạnh hóa các quan hệ xã hội ở nông thôn, khơi dậy các nguồn lực để phát triểnkinh tế ở các địa phương cũng như trong phạm vi cả nước, đồng thời phát huybản sắc dân tộc

Trải qua những bước thăng trầm của lịch sử, LN ở nước ta có lúc thịnh,lúc suy, phát triển mạnh vào những năm 60 - 70 (thế kỷ XX) dưới các hình thứchợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, sau đó phát triển chậm lại vào thập kỷ 80 Đếnđầu những năm 90, nền kinh tế nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường,sản phẩm LN phải cạnh tranh mạnh mẽ với sản phẩm cùng loại được sản xuấtbằng công nghệ tiên tiến có chất lượng tốt hơn, đẹp hơn, giá cả thấp hơn; do thịtrường truyền thống về tiêu thụ sản phẩm LN không còn bởi sự sụp đổ của Liên

Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu đã làm cho sản xuất ở nhiều LN đìnhđốn, thậm chí bị suy thoái, mai một dần

Nhận thức rõ vai trò và thực trạng phát triển của LN, Hội nghị lần thứ 5,

Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII đã xác định: “Phải có chính sách mở

rộng thị trường, khuyến khích khôi phục và phát triển các LN, nâng cao độ tinh xảo, tính dân tộc độc đáo trong các chủng loại mặt hàng” 1 Đến Đại hội VIII,Đảng ta coi phát triển LN là một bộ phận không thể tách rời của kinh tế nôngthôn và là một trong những nội dung của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nôngnghiệp, nông thôn Đại hội IX, X của Đảng tiếp tục khẳng định vai trò quan

trọng của LN và chỉ rõ: “Hình thành các khu vực tập trung công nghiệp, các

1 Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương khóa VII, Hà Nội, 1993, trang 17

Trang 2

điểm công nghiệp ở nông thôn, các LN gắn với thị trường trong nước và xuất khẩu”, đồng thời “phải phát triển bền vững các LN” 2

Cụ thể hóa các chủ trương, quan điểm về phát triển LN của Đảng, trongnhững năm gần đây, Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách để hỗ trợ,khuyến khích phát triển LN, như Quyết định 132/2001/QĐ/TTg ngày 7 tháng 9năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế tài chính phục vụ triển khai cácchương trình phát triển đường nông thôn và cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triểnLN; Nghị định 134/2004/NĐ/CP của Chính phủ về hoạt động khuyến công với 7nội dung phục vụ các chương trình hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ các LN, tổ chức,

cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở vùng nông nghiệp nông thôn; tháng 3/2006,

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng đề án “mỗi làng một nghề”

và phát triển ngành nghề nông thôn trong giai đoạn công nghiệp hóa nôngnghiệp, nông thôn đến năm 2015; ngày 18 tháng 12 năm 2006, Bộ Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn đã có Thông tư số 116/2006/TT-BNN về hướng dẫn thựchiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ/CP của Chính phủ về pháttriển LN và ngành nghề nông thôn Xuất phát từ thực tế thực hiện Nghị địnhngày 18/04/2007, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Chỉ thị

số 28/2007/CT-BNN về việc “Đẩy nhanh thực hiện quy hoạch phát triển ngành

nghề nông thôn và phòng chống ô nhiễm môi trường LN”

Với những chủ trương, chính sách, chương trình và đề án nêu trên, LN ởnước ta đã có điều kiện để phục hồi, phát triển

Các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ (DHNTB) có nhiều tiềm năng để pháttriển LN Với hàng chục LN có lịch sử hình thành lâu đời đã đưa ra thị trườngnhiều sản phẩm không chỉ nổi danh trong nước mà cả ngoài nước như: gốmThanh Hà, đồng Phước Kiều, lụa Mã Châu (tỉnh Quảng Nam); đá Non Nước,nước mắm Nam Ô (Thành phố Đà Nẵng); đường phổi, kẹo gương (tỉnh QuảngNgãi); rượu Bầu Đá (tỉnh Bình Định), Ngoài bề dày truyền thống của các LN,các tỉnh DHNTB còn có nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú như: hải sản chocông nghiệp chế biến, mây, tre, cói, xơ dừa làm nguyên liệu cho nghề đan lát, đấtlàm đồ gốm, đá cho sản xuất vật liệu xây dựng… Đặc biệt, các tỉnh DHNTB có

2 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, H, 2006, tr.172, 194.

Trang 3

tiềm năng lớn về phát triển du lịch với nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch

sử, văn hóa nổi tiếng, đã và sẽ là điều kiện để gắn kết LN với các tour du lịch.Đây là hình thức tổ chức có hiệu quả ở nhiều nước trên thế giới hiện nay Đểkhai thác những lợi thế này, trong những năm gần đây, Đảng bộ và chính quyềncác tỉnh DHNTB đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm khôi phục, phát triểncác LN, nhờ đó, LN trong khu vực đã có bước phát triển nhất định Theo số liệubáo cáo của Sở Công nghiệp các tỉnh, tính tới năm 2007, Quảng Nam có 61 LN,Bình Định 54 LN, Phú Yên 17 LN, Quảng Ngãi 11 LN và thành phố Đà Nẵng 7

LN Sản xuất ở các LN đã thu hút được một lượng lớn lao động ở nông thôn, gópphần chuyển dịch một bộ phận lao động thuần nông sang lao động công nghiệp,tiểu thủ công nghiệp Thu nhập của các hộ trong LN ngày càng ổn định và đượccải thiện Thị trường tiêu thụ sản phẩm tuy chiếm 80-90% thị trường trong nước,song nhiều LN đã xác lập được vị trí vững chắc trên thị trường Nhiều cơ sở đãbiết áp dụng công nghệ thông tin để quảng bá sản phẩm, đưa kỹ thuật hiện đại phùhợp với từng công đoạn sản xuất để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng,

hạ giá thành sản phẩm, cải tiến mẫu mã, đa dạng hóa chủng loại sản phẩm Do đó,sản phẩm LN ngày càng đáp ứng tốt hơn với nhu cầu người tiêu dùng trong vàngoài nước Bên cạnh những ưu điểm, LN ở các tỉnh DHNTB cũng còn những tồntại, yếu kém:

- Số lượng các LN tăng chậm, một số tỉnh trong những năm gần đâykhông hình thành được LN mới như: Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quảng Nam Nhiều

LN, ngành nghề truyền thống bị mai một và mất dần như: làng chiếu Cẩm Nê(Đà Nẵng), trống Lâm Yên (Quảng Nam), tơ tằm Phú Phong, dệt thổ cẩm Hà Ri,bánh tráng dừa Hoài Nhơn (Bình Định)…

- Các LN hiện có phần lớn là quy mô nhỏ, sản xuất phân tán Tỉnh QuảngNam chỉ có 19/61 LN có quy mô đạt 30% số hộ và lao động làm nghề tiểu thủcông nghiệp Vốn kinh doanh ở các LN rất thấp, bình quân hộ chuyên nghề là20,6 triệu đồng, hộ kiêm nghề là 9,18 triệu đồng Tỉnh Bình Định vốn bình quân

ở các LN khoảng 14,3 triệu đồng/1 cơ sở

- Thị trường đầu ra của các LN còn nhỏ bé, thiếu ổn định, chủ yếu là tiêuthụ tại chỗ, nhưng thị trường này cũng kém phát triển

Trang 4

- Năng lực cạnh tranh của sản phẩm LN còn yếu do chưa tạo ra sự đồngđều về mẫu mã sản phẩm, kiểu dáng, bao bì chậm đổi mới.

- Công nghệ và thiết bị sử dụng trong các LN còn lạc hậu, do đó chấtlượng sản phẩm chưa cao, năng suất lao động thấp, giá thành sản phẩm còn chứađựng nhiều yếu tố bất hợp lý

- Chất lượng nguồn nhân lực trong các LN còn thấp, phần lớn lao độngchưa được đào tạo có bài bản, chủ yếu đào tạo theo kiểu cầm tay chỉ việc nên laođộng có kỹ thuật cao rất ít

- Cơ sở hạ tầng LN còn nhiều khó khăn, nhìn chung mới ở mức trung bìnhhoặc dưới trung bình

- Tình trạng ô nhiễm môi trường ở các LN đang là một thách thức lớn

- Việc chấp hành luật pháp, chính sách trong kinh doanh chưa nghiêm.Kinh doanh không giấy phép, không báo cáo tình hình hoạt động hàng năm, nợthuế, trốn thuế ở các cơ sở sản xuất khá phổ biến

Nguyên nhân của thực trạng trên có nhiều, song chủ yếu là do nhận thứccủa một số cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp ở các tỉnh chưa thật đầy đủ, chưathấy hết vị trí quan trọng của các LN nên trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo chưakịp thời, tập trung, nhất quán Cơ chế, chính sách của Nhà nước còn thiếu tính hệthống, chưa đồng bộ, chưa xác định cụ thể cơ quan quản lý nhà nước trực tiếpđối với các LN nên LN phát triển còn mang tính tự phát, thị trường tiêu thụ sảnphẩm do các hộ tự lo, vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh chủ yếu là các

Trang 5

2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Vấn đề phát triển LN đã được các nhà khoa học nghiên cứu trên nhiềuphương diện với phạm vi, mức độ khác nhau và đã tạo được những kết quả nhấtđịnh, đáng chú ý là các công trình sau đây:

- Các công trình nghiên cứu tương đối có hệ thống về cơ sở lý luận, thựctrạng và phương hướng, giải pháp phát triển LN, đặc biệt là LN truyền thốngtrên địa bàn cả nước hoặc một vùng kinh tế nhất định, gồm có:

+ Phát triển LN truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại

hóa, Tiến sĩ Mai Thế Hởn, giáo sư, tiến sĩ Hoàng Ngọc Hòa, phó giáo sư, tiến sĩ

Vũ Văn Phúc, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003

+ LN thủ công truyền thống Việt Nam, Bùi Văn Vượng, Nhà xuất bản văn

hóa thông tin, Hà Nội, 2002

+ Nghề cổ Việt Nam, Vũ Từ Trang, Nhà xuất bản văn hóa thông tin, Hà

Nội, năm 2002

+ Khôi phục và phát triển LN nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng

-Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ của Vũ Thị Hà, Hà Nội, 2002.

- Các công trình đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất các giảipháp để phát triển LN trên cả nước, một vùng, một địa phương gồm:

+ Bảo tồn và phát triển LN, Thực trạng và giải pháp - Liên Minh, Tạp chí

Xưa và Nay, số 293/2007

+ Khôi phục và phát triển LN Việt Nam, Thái Quang, Tạp chí Con số và

Sự kiện, số 5/2207

+ LN nước ta, những khó khăn, hạn chế trong quá trình phát triển,

Nguyễn văn Chiến, Tạp chí Khoa học chính trị, số 5/2005

+ Giải pháp để phát triển LN ở đồng bằng sông Hồng, Đào Thế Anh,

Nguyễn Ngọc Mai, Tạp chí Xưa và Nay, số 293/2007

+ Thực trạng và giải pháp phát triển LN ở tỉnh Bắc Ninh, Nguyễn Hữu

Hoàn, Tạp chí Quản lý Nhà nước, số 10/2007

+ Phát triển LN truyền thống ở Đắc Lắc, Báo Nhân dân, ngày 03/12/2007.

- Nghiên cứu phát triển LN trong mối quan hệ với bảo vệ môi trường, giữ

Trang 6

gìn bản sắc dân tộc, giải quyết việc làm, phát triển du lịch gắn với quá trình hộinhập kinh tế quốc tế bao gồm các công trình:

+ Từ quan điểm phát triển bền vững của Ph.Ăngghen suy nghĩ về môi

trường LN ở Việt Nam hiện nay, Bùi Thị Ngọc Lan, Tạp chí Khoa học chính trị,

số 6/2006

+ Xã hội hóa công tác môi trường LN, Lê Thị Kim Cúc, Tạp chí Tài

nguyên và Môi trường, số 5/2008

+ LN truyền thống với việc bảo tồn các giá trị văn hóa nghề, Trương

Minh Hằng, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 4/2006

+ LN vùng đồng bằng sông Hồng với việc giữ gìn phát huy giá trị văn hóa

dân tộc, Dương Thị Minh, Tạp chí Lý luận chính trị, số 6/2007.

+ Phát triển cụm công nghiệp LN trong quá trình hội nhập, GS,TS.

Nguyễn Đình Phan, Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam, số 2/2005

+ Phát triển LN nông thôn trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế,

Hoàng Hải, Nguyễn Hữu Thắng, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

số 7/2006

+ Phát triển LN, giải quyết việc làm ở nông thôn, Đoàn Tất Thắng, Tạp

chí Thương mại, số 44/2005

+ LN du lịch Việt Nam, GS,TS.Hoàng Văn Châu, Nxb Thống kê, H, 2007.

- Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng và từng giải pháp cụ thể cho pháttriển LN có các công trình:

+ Phát triển môi trường thể chế cho LN ở nông thôn Việt Nam, Bùi Văn

Vượng, Hội thảo khoa học về môi trường thể chế cho các hoạt động dịch vụ và sảnxuất phi nông nghiệp ở nông thôn đồng bằng sông Hồng, Hà Nội, tháng 3/1996

+ Nhân lực LN: Băn khoăn trước thềm hội nhập, Đoàn Hòa, Tạp chí Tài

chính, số 3/2006

+ Phát huy những lợi thế truyền thống trong xây dựng thương hiệu LN ở

đồng bằng sông Hồng, Vũ Trường Giang, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn, số 15/2006

+ Phát triển thương hiệu sản phẩm LN truyền thống Việt Nam hiện nay,

Trang 7

Nguyễn Vĩnh Thanh, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 4/2007.

+ Tình hình vốn của các cơ sở sản xuất ở các LN miền Đông Nam Bộ,

Nguyễn Đình Hòa, Tạp chí Thương mại, số 17/2007

+ Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm LN, Hồ Thanh Thủy, Tạp chí

Tài chính, số 12/2005

+ Một số giải pháp tài chính, tín dụng trong phát triển LN, Tôn Thất

Viên, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 8/2006

- Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển LN ở một số nước trên thế giới và ởmột số địa phương trong nước có các công trình:

+ Tình hình phát triển LN ở một số nước châu Á và kinh nghiệm cần quan

tâm đối với Việt Nam, Mai Thế Hởn, Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới,

+ Vai trò chính quyền địa phương trong phát triển kinh tế khu chuyên

doanh gốm sứ Phong Khê (Trung Quốc) và Bát Tràng (Việt Nam), Hoàng Thế

Anh, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số 6/2005

Những công trình nêu trên, một số công trình nghiên cứu một cách tươngđối có hệ thống và toàn diện về cơ sở lý luận, thực trạng và phương hướng, giảipháp phát triển LN, song phạm vi nghiên cứu chủ yếu là trên địa bàn cả nướchay một vùng lãnh thổ mà tập trung nhất là vùng đồng bằng sông Hồng; còn lạiphần lớn các công trình chỉ đề cập tới một mặt, một khía cạnh nào đó có liênquan tới phát triển LN nói chung Đối với các tỉnh DHNTB, cho tới nay, mớixuất hiện một số bài báo được đăng tải trên các trang web hoặc một số phươngtiện thông tin đại chúng của địa phương hoặc mới dừng lại ở các chương trình,bản quy hoạch về khôi phục, phát triển LN của các tỉnh, chưa có một công trìnhnào nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện về tiềm năng, thực trạng, xu thếphát triển, những vấn đề đặt ra để từ đó đề xuất những giải pháp nhằm đẩy mạnhphát triển LN trên địa bàn

Trang 8

3 NỘI DUNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình phát triển LN, trong đó có LN thủcông truyền thống và LN mới với nhiều tổ chức kinh doanh hộ gia đình, tổ hợptác, hợp tác xã, doanh nghiệp đang tồn tại và phát triển trên địa bàn các tỉnhDHNTB

Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu về LN thủ công truyền thống

- Làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản: phạm trù LN; đặc điểm, vai trò của

LN đối với sự phát triển kinh tế, xã hội; các nhân tố ảnh hưởng và các quanđiểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển LN

- Phân tích, đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển của LN ở các tỉnhDHNTB, những khó khăn, tồn tại, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra cần giải quyết

- Đề xuất phương hướng và hệ thống các giải pháp để thúc đẩy LN ở cáctỉnh DHNTB phát triển trong những năm tới

- Đề xuất một số phương hướng và các giải pháp chủ yếu để phát triển LN

ở các tỉnh DHNTB trong những năm tiếp theo

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

- Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở vận dụng những nguyên lý cơ bảncủa chủ nghĩa Mác-Lênin, các quan điểm đổi mới của Đảng và các chính sáchcủa Nhà nước trong các kỳ Đại hội VI, VII, VIII, IX và X

Trang 9

- Thừa kế có chọn lọc các công trình có liên quan, các báo cáo đánh giá vềtình hình LN của các ngành, các địa phương ở các tỉnh DHNTB qua các năm.

- Sử dụng lý luận, phương pháp luận khoa học kinh tế Mác xít làmphương pháp nghiên cứu cơ bản như điều tra, khảo sát, thống kê, phân tích, tổnghợp,… để nghiên cứu và trình bày các nội dung đưa ra trong đề tài

6 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu thành

3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển LN

Chương 2: Tiềm năng và thực trạng phát triển LN ở các tỉnh DHNTB.Chương 3: Phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển LN ởcác tỉnh DHNTB

Sau đây là kết quả nghiên cứu của đề tài:

Trang 10

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LÀNG NGHỀ

Một trong những nét đặc sắc của tổ chức kinh tế - xã hội ở nông thôn ViệtNam là hình thành các LN LN ở nước ta được hình thành và phát triển lâu đời.Theo kết quả nghiện cứu của các nhà sử học, làng, xã Việt Nam xuất hiện từ thờivua Hùng, dựa trên cơ sở những công xã nông thôn Ở buổi đầu sơ khai, trongmột làng người dân sống bằng nghề nông nghiệp, về sau dần dần xuất hiệnnhững bộ phận cư dân sống bằng nghề khác và được tổ chức thành nghề nghiệp,như nghề làm gốm, nghề đúc đồng, nghề dệt vải,… Cùng với thời gian, các nghềphát triển thành LN

1.1 QUAN NIỆM VỀ LÀNG NGHỀ VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA LÀNG NGHỀ VIỆT NAM

1.1.1 Quan niệm về LN, LN truyền thống, LN mới

là làng tuy vẫn có trồng trọt theo lối tiểu nông và chăn nuôi gà, lợn, nhưng ở đó đãnổi trội một nghề cổ truyền, tinh xảo với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệphay bán chuyên nghiệp, sống chủ yếu bằng LN đó 3

Có ý kiến cho rằng, LN là nơi quy tụ đa số hộ gia đình chuyên làm nghề sảnxuất thủ công lâu đời, có sự liên kết hỗ trợ nhau trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩmtheo kiểu phường hội, kiểu hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ, có cùng tổ nghề

Tác giả Trần Minh Yến quan niệm, LN là một thiết chế kinh tế - xã hội ởnông thôn, được cấu thành bởi yếu tố làng và nghề, tồn tại trong một không gian

3 Viện kinh tế học: Bảo tồn và phát triển LN ở vùng đồng bằng sông Hồng, tài liệu chuyên khảo, Hà Nội tháng 12/1994, trang 7.

Trang 11

địa lý nhất định, trong đó bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống bằng nghề thủcông là chính, giữa họ có mối liên kết về kinh tế - xã hội và văn hóa 4

Những quan niệm khác nhau về LN nêu trên tiếp cận chủ yếu theo hướng

LN truyền thống, liên quan đến sản xuất tiểu thủ công nghiệp Song, với cáchnhìn rộng hơn, xuất phát từ thực tế phát triển kinh tế ở nông thôn Việt Nam, nhất

là trong giai đoạn hiện nay đang đặt ra một số vấn đề cần nghiên cứu để có quanniệm về LN phù hợp

Thứ nhất, bên cạnh LN sản xuất tiểu thủ công nghiệp truyền thống thì cũng

xuất hiện các LN sản xuất nông nghiệp mà sản phẩm của nó mang tính đặc thù,tên tuổi của các LN này đã ghi vào lịch sử, như làng nuôi gà chọi ở Hải Dương,

LN nuôi trâu chọi ở Đồ Sơn (Hải Phòng), LN nuôi chim cảnh, cá cảnh ở ngoạithành Hà Nội, LN trồng cây cảnh ở Nghi Tàm, Quảng Bá (Hà Nội), LN trồng hoaNgọc Hà (Hà Nội), LN rau Trà Quế (Quảng Nam), … Như vậy, quan niệm về LNchỉ hiểu trong giới hạn sản xuất tiểu thủ công nghiệp là không đầy đủ

Thứ hai, ngày nay, khu vực kinh tế thứ ba (thương mại, du lịch, dịch vụ,

…) đang ngày càng phát triển và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thếgiới nói chung, Việt Nam và các LN nói riêng Do đó, các nghề buôn bán, dịch

vụ, du lịch ở nông thôn đã và đang chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu của mỗilàng Vì thế, trong LN không chỉ có ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, nôngnghiệp, mà còn có ngành thương mại, dịch vụ Như vậy, trong LN sẽ có loại làngmột nghề và làng nhiều nghề, tùy theo số lượng ngành nghề tiểu thủ côngnghiệp, nông nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ lệ ưu thế trong làng

Thứ ba, trong quá trình đô thị hóa, một số làng ven đô biến thành phố,

phường, nhưng nhiều nơi nghề thủ công truyền thống vẫn tồn tại và phát triển

Vì vậy, LN không chỉ giới hạn sau lũy tre làng mà còn mở rộng ở thành phố, thị

xã, thị trấn…

Thứ tư, thực tế ở nước ta, có những địa phương mà tất cả các làng

trong xã hoặc nhiều xã trong huyện cùng sản xuất một chủng loại hàng hóatruyền thống hoặc cùng kinh doanh liên quan đến một nghề nông nghiệp và

có quan hệ mật thiết với nhau về kinh tế - xã hội Như vậy, LN không chỉ bó

4 Trần Minh Yến, LN truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB khoa học xã hội, Hà Nội 2004, trang 11

Trang 12

hẹp trong phạm vi hành chính của một làng mà còn mở rộng ở một số làng,một tiểu vùng…

Từ thực tế đó, quan niệm LN cần phải hiểu rộng hơn, đầy đủ hơn, đó là:

làng nghề là một địa bàn hay khu vực dân cư sinh sống, có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau, có số hộ,

số lao động, thu nhập từ ngành nghề này chiếm ưu thế so với số hộ, số lao động

và thu nhập của làng trong năm

Các hoạt động ngành nghề nông thôn đã được nghị định số 66/2006/NĐ-CPcủa Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn quy định:

- Chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản

- Sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệtmay, cơ khí nhỏ

- Xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn

- Sản xuất hàng thủ công, mỹ nghệ

- Cây trồng và kinh doanh sinh vật cảnh

- Xây dựng, vận tải trong nội bộ xã, liên xã và các dịch vụ khác phục vụsản xuất, đời sống dân cư nông thôn

- Tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề, tư vấn sản xuất, kinh doanh tronglĩnh vực ngành nghề nông thôn

Để xác định LN, một số tổ chức và các địa phương có LN đều đưa ranhững tiêu chí riêng dựa vào đặc điểm kinh tế LN của địa phương mình, do đóchưa có sự thống nhất

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với tổ chức JICA (NhậtBản) điều tra để quy hoạch LN tiểu thủ công nghiệp Việt Nam năm 2002, đã quyđịnh tỷ lệ số hộ, số lao động, giá trị sản xuất, thu nhập so với tổng số toàn làng là20% Sau này, trong thông tư số 116/2006/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn về hướng dẫn thực hiện một số nội dung của nghị định số66/2006/NĐ-CP về phát triển ngành nghề nông thôn quy định tỷ lệ số hộ trên địabàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn tối thiểu 30% tổng số laođộng của toàn làng

Trang 13

Đối với các tỉnh đồng bằng sông Hồng (Hà Tây (cũ), Bắc Ninh, …) đưa ratiêu chí số hộ, số lao động làm nghề nông nghiệp ít nhất 50% so với tổng số hộ

và lao động trong làng Giá trị sản xuất và thu nhập từ các ngành nghề phi nôngnghiệp đạt trên 50% so với giá trị sản xuất và thu nhập của toàn làng hàng năm

Với các tỉnh DHNTB, mỗi tỉnh cũng có những tiêu chí cụ thể phù hợp vớiđặc điểm của tỉnh

Tỉnh Bình Định đưa ra tiêu chí: số hộ cùng ngành nghề tiểu thủ côngnghiệp chiếm từ 20% trở lên hoặc số hộ lao động cùng ngành tiểu thủ côngnghiệp chiếm từ 30% trở lên so với số hộ và lao động trong làng

Tỉnh Quảng Nam đưa ra tiêu chí: số hộ hoặc lao động làm nghề tiểu thủcông nghiệp ở làng đạt 30% trở lên và giá trị sản xuất hoặc thu nhập từ sản xuấtcông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở làng chiếm tỷ trọng trên 30% so với tổng sốtoàn làng

Tỉnh Quảng Ngãi đưa tiêu chí xét công nhận LN theo thông tư66/2006/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đã nêu ở trên)

Như vậy, việc xác định tiêu chí LN hiện nay ở nước ta nói chung vàDHNTB nói riêng chưa thống nhất Trên cơ sở quy định của Bộ Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn và căn cứ vào thực tế LN Việt Nam, có thể xác định một sốtiêu chí cơ bản như sau:

1 Số hộ, lao động tham gia hoạt động ngành nghề tối thiểu 30% tổng số

hộ và lao động toàn làng

2 Giá trị sản xuất và thu nhập từ hoạt động ngành nghề nông thôn chiếm

tỷ lệ 30% trở lên so với tổng giá trị sản xuất và thu nhập của làng

3 Tuân thủ sự quản lý của chính quyền địa phương, chính sách và phápluật của Nhà nước

4 Hình thức tổ chức và phương hướng hoạt động của các hộ, các cơ sởsản xuất trong làng phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địaphương

Việc xác định những tiêu chí về mặt định hướng trên không phải là tuyệtđối mà chỉ có ý nghĩa tương đối, bởi mỗi làng thường có sự khác nhau về quy

mô sản xuất, quy trình công nghệ, tính chất sản phẩm và số người tham gia vào

Trang 14

quá trình sản xuất Mặt khác, sản xuất ở các LN luôn vận động, phát triển, dovậy, các tiêu chí có thể thay đổi trong từng thời kỳ.

Hiện nay, LN được hiểu là bao gồm cả LN truyền thống và LN mới

1.1.1.2 Quan niệm về LN truyền thống và LN mới

* Quan niệm về LN truyền thống

Qua nghiên cứu các ý kiến của các học giả và thực tiễn các LN truyềnthống, có thể quan niệm LN truyền thống với những nội dung chính như sau: LNtruyền thống trước hết là những LN đã tồn tại và phát triển lâu đời trong lịch sử,gồm một hoặc nhiều nghề thủ công truyền thống, truyền tải hệ thống giá trị vềvăn hóa, kỹ thuật, mỹ thuật độc đáo của địa phương và mang tính lịch sử LNtruyền thống hội tụ các nghệ nhân và đội ngũ thợ thủ công chuyên nghiệp, cóphường nghề, có quy trình công nghệ có mức độ tinh xảo nhất định, và phần lớndân làng sống chủ yếu bằng nghề đó

Như vậy, LN truyền thống thường có những nét đặc trưng cơ bản sau đây:

- Có nghề truyền thống hình thành, tồn tại và phát triển lâu đời (theo quyđịnh của bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: nghề đã xuất hiện tại địaphương trên 50 năm) 5

- Sản xuất tập trung trên một địa bàn dân cư (thôn, làng, bản, ấp, …)

- Có nhiều thế hệ nghệ nhân tài hoa và đội ngũ thợ có tay nghề giỏi

- Kỹ thuật và công nghệ sản xuất mang tính đặc thù

- Sản phẩm độc đáo, tinh xảo, nổi tiếng, mang bản sắc văn hóa dân tộc

- Có số hộ, số lao động làm nghề truyền thống chiếm tỷ lệ nhất định sovới số hộ và lao động toàn làng

* Quan niệm về LN mới

Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, nói chung, việc giao lưukinh tế giữa các vùng, miền, quốc gia ngày càng mở rộng Tình trạng sản xuấtkhép kín trong từng làng, từng địa phương từng bước xóa bỏ Vì vậy, một sốnghề truyền thống không còn giới hạn trong các làng đã từng gắn bó lâu đời màlan tỏa sang các làng khác, địa phương khác Mặt khác, ở một số địa phương có

5 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tư 116/2006/TT-BNN, Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của nghị định 66/2006/NĐ-CP về phát triển ngành nghề nông thôn.

Trang 15

chủ trương phát triển công nghiệp nông thôn, chuyển một bộ phận sản xuất nôngnghiệp sang ngành nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp nên đã cử lao động đi họcnghề ở nơi khác về dạy lại cho người dân ở địa phương mình Từ đó, tiếp tụcnhân, cấy nghề và dần hình thành LN mới Vậy, LN mới có thể hiểu là nhữnglàng có ngành nghề phát triển trong những năm gần đây, được hình thành chủyếu do sự lan tỏa từ LN truyền thống hoặc do sự du nhập trong quá trình hộinhập giữa các vùng, các địa phương và giữa các nước LN mới cũng phải đạt tiêuchuẩn LN mà địa phương đã quy định.

1.1.2 Đặc điểm cơ bản của LN

LN Việt Nam có lịch sử lâu đời, phát triển đa dạng về quy mô, cơ cấungành nghề Trải qua những bước thăng trầm của lịch sử, LN có lúc thịnh, lúcsuy Tuy nhiên, đến nay, nó vẫn mang một số đặc điểm cơ bản

Thứ nhất, LN hình thành ở nông thôn, có nhiều ngành nghề và gắn liền với sản xuất nông nghiệp.

Các LN, trước hết là LN truyền thống, đều ra đời ở nông thôn và tách ra

từ LN nông nghiệp Lúc đầu, người lao động ở nông thôn do nhu cầu việc làm vàthu nhập đã làm thêm nghề thủ công bên cạnh làm nông nghiệp với tư cách lànghề phụ trong các gia đình để tận dụng thời gian nhàn rỗi trong năm và đáp ứngyêu cầu sản phẩm thủ công cho sản xuất nông nghiệp cũng như cho đời sống dân

cư Khi lực lượng sản xuất phát triển tới một mức nào đó thì tiểu thủ côngnghiệp tách ra thành một ngành độc lập, từng bước vươn lên và trở thành ngànhsản xuất chính ở một số làng và hình thành nên LN Song, để đảm bảo cuộcsống, người dân bao giờ cũng làm thêm nghề nông hay buôn bán hoặc làm thêmnghề khác Sự kết hợp đa nghề này thường được thể hiện trong một làng haytừng gia đình Mặt khác, ở trong các LN, đại bộ phận các hộ chuyên làm nghềtiểu thủ công nghiệp vẫn tham gia sản xuất nông nghiệp Họ nhận ruộng và giữruộng khi được giao quyền sử dụng, nhận ruộng nhưng không làm ruộng hoặcchỉ làm một phần nhỏ, còn hầu hết các khâu đều thuê người ở địa phương khácđến sản xuất Như vậy, LN và sản xuất nông nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ vớinhau Các LN tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động lúc nông nhàn,đồng thời nó giải phóng bớt khỏi nông nghiệp sức lao động của các hộ nông dân

và khai thác nguồn nguyên liệu tại chỗ từ sản phẩm nông nghiệp

Trang 16

Đến nay, LN Việt Nam có khoảng 200 loại sản phẩm và phát triển hầu hết

ở các tỉnh, thành phố trong cả nước Đặc biệt là ngành nghề tiểu thủ công nghiệpkhông chỉ sản xuất hàng tiêu dùng mà còn sản xuất ra nhiều loại hàng hóa khácnhau nhằm cung cấp cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và cho xuất khẩu

Thứ hai, các công đoạn sản xuất chủ yếu là bằng thủ công, chất lượng sản phẩm còn thấp.

Đặc điểm nổi bật về kỹ thuật và công nghệ sản xuất ở các LN xưa kia là sửdụng các công nghệ cổ truyền, kỹ thuật thủ công Hầu hết các công đoạn trong quytrình sản xuất đều do lao động thủ công đảm nhận Ngày nay, tuy một số khâu đãđược thay thế bằng công cụ cơ khí hoặc nửa cơ khí, nhưng chủ yếu vẫn là lao độngbằng tay Lao động này có thể tiến hành độc lập hay cùng với một số người tronggia đình, dòng họ, trong làng hoặc các vùng lân cận, nhưng đòi hỏi phải có một taynghề nhất định, một khả năng khéo léo riêng biệt, kết hợp với đầu óc sáng tạo đểsản phẩm có tính mỹ thuật cao Với tính chất lao động như vậy nên sản xuất ở các

LN thường có ưu thế nhạy bén với thị trường trong việc đổi mới mẫu mã, nâng caochất lượng và đa dạng hóa các mặt hàng để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.Song, trên thực tế, chất lượng sản phẩm ở các LN nước ta chưa cao, một mặt dotrình độ văn hóa ở các vùng nông thôn còn thấp nên đổi mới công nghệ chậm, chủyếu dựa vào kinh nghiệm nên tiêu hao nguyên liệu, năng lượng và sức lao động trênđơn vị sản phẩm lớn Do đó, sản phẩm làm ra khó cạnh tranh Mặt khác, do sảnphẩm LN tiêu thụ chủ yếu ở thị trường nông thôn, nơi thu nhập của dân cư thấp,vấn đề quan trọng đối với họ là giá cả phù hợp với túi tiền, nên yêu cầu chất lượngsản phẩm ở LN không cao Điều đó đã thể hiện ở một số gia đình trong LN làmhàng xô, hàng chợ để tiêu thụ trên thị trường

Thứ ba, hình thức sản xuất kinh doanh của LN ngày càng đa dạng.

Ở giai đoạn mới hình thành, hình thức tổ chức sản xuất ở các LN chủ yếu

là hộ gia đình huyết thống gắn với các phường nghề như: phường gốm, phườngvải, phường mộc, phường đúc đồng Trong thời kỳ bao cấp, các LN được tổ chức

thành “đội ngành nghề” của hợp tác xã sản xuất nông nghiệp như: đội gốm, đội

mộc, đội nề, đội làm sơn mài,… Nơi đông thợ thủ công thì thành lập hợp tác xãthủ công nghiệp

Trang 17

Chuyển sang thời kỳ đổi mới, nhất là những năm gần đây, Đảng và Nhànước đã có sự quan tâm hơn đối với phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệpnông thôn nên hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh ở các LN cũng có sự thayđổi Đồng thời với sự trở về của hình thức sản xuất hộ gia đình theo kiểu truyềnthống đã xuất hiện các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, cáchình thức hợp tác và hợp tác xã kiểu mới… Trên cơ sở các hình thức tổ chức này

và được pháp luật thừa nhận nên sản xuất kinh doanh ở các LN ngày càng đadạng về quy mô, phong phú về chủng loại sản phẩm và hiện nay, sản phẩm củacác LN đã trở thành hàng hóa, được bán trên thị trường trong nước và quốc tế.Trong đó, đáng chú ý là hàng thủ công mỹ nghệ, hàng gốm sứ, hàng đồ gỗ caocấp, hàng kim khí, hàng dệt,…

Thứ tư, gắn với nguồn nguyên liệu tại chỗ và thị trường tiêu thụ trong nước là chủ yếu.

Việt Nam rất giàu tài nguyên thiên nhiên, như khoáng sản, hệ động thựcvật,… Đây chính là nguồn nguyên liệu phong phú cho sản xuất ở các LN Loạinguyên liệu sử dụng chính cho các sản phẩm thủ công là gỗ, đá, cỏ, giấy, tre, mây,

xơ dừa, xương, sừng, vỏ sò và kim loại Đa số các nguyên liệu này có thể tìm thấy

ở trong vùng hoặc các vùng lân cận Do đó, trong thực tế, LN Việt Nam thườngđược hình thành và phát triển ở những nơi có sẵn nguồn nguyên liệu cho quá trìnhsản xuất Ngày nay, nguồn nguyên liệu cung cấp cho LN, ngoài nguồn tại chỗ cònlấy từ nơi khác thông qua các đại lý hoặc nguồn sản xuất trực tiếp bán cho các LN.Đối với các hộ có quy mô sản xuất nhỏ thường là sử dụng nguyên liệu tại chỗ,hoặc trực tiếp đi mua nguyên liệu ở nơi khác về Với những LN có quy mô sảnxuất lớn, nguyên liệu tại chỗ không đủ mà phải thông qua bước trung gian hoặcliên kết với người mua gom nguyên liệu từ các nguồn khác nhau Mỗi làng có quy

mô sản xuất lớn thường có từ 4-5 nhóm chuyên cung cấp nguyên liệu, mỗi nhóm

từ 7-10 người với lượng vốn hàng chục tỷ đồng Mặc dù có sự liên doanh, liên kếttrong việc cung cấp nguyên liệu nhưng nhìn chung, hiện nay, việc cung cấpnguyên liệu ở nhiều LN đang gặp khó khăn, cần có kế hoạch quản lý, bảo vệ để cónguồn nguyên liệu ổn định nhằm phát triển LN bền vững

Về thị trường tiêu thụ sản phẩm, cho đến nay chủ yếu vẫn là tiêu thụ tạiđịa phương Trong vài năm gần đây, thị trường tiêu thụ sản phẩm LN tuy có thay

Trang 18

đổi hướng tới xuất khẩu nhưng tỷ trọng hàng xuất khẩu còn rất thấp, mặt hàngcòn đơn điệu, số lượng và chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng được đầy đủ thịhiếu của người tiêu dùng nước ngoài Hình thức xuất khẩu đa phần thông quađường tiểu ngạch, hoặc ủy thác cho các công ty xuất nhập khẩu ở Trung ương,

Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh Có một phần xuất khẩu trực tiếp nhưngkhông đáng kể

Thứ năm, sản phẩm LN, đặc biệt là LN truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc.

LN, trước hết là LN truyền thống, đã góp phần tạo nên bản sắc văn hóa dântộc, đó là niềm tự hào của dân tộc ta qua các thế hệ nối tiếp nhau Bản sắc văn hóadân tộc này được thể hiện ở các sản phẩm, công cụ lao động, kinh nghiệm sản xuất.Mỗi sản phẩm của LN là một tác phẩm nghệ thuật, là những bảo vật vô giá nhưtrống đồng Ngọc Lũ; tượng Phật nghìn mắt, nghìn tay; tranh sơn mài, sơn lụa, trangdân gian; gốm sứ mỹ nghệ,… Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ được sản xuất ra bởinhững nghệ nhân khác nhau, những địa phương khác nhau nên có màu sắc riêng,nét văn hóa đặc trưng riêng Những nét riêng đó được trải nghiệm qua thời gian,qua giao lưu, chọn lọc được khẳng định để tồn tại và phát triển, cùng với sự kế thừa,

bổ sung cho nhau, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ ngày càng hoàn thiện Như vậy,sản phẩm của LN không chỉ là những giá trị kinh tế, thực hiện mục tiêu sản xuấthàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, mà còn mang biểu trưng của nền văn hóa dântộc, văn hóa cộng đồng làng xã Việt Nam

1.2 VAI TRÒ CỦA LÀNG NGHỀ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI

SỰ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

1.2.2 Vai trò của LN trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là con đường tất yếu của tất cả các nước đilên sản xuất lớn Đối với nước ta vốn là một nước nông nghiệp lạc hậu thì côngnghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là vấn đề có ý nghĩa chiến lược

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã chỉ rõ: “Đặc biệt

coi trọng công nghiệp hoá, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến” 6 Như vậy, công

6 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb CTQG, H, 1996, tr.86

Trang 19

nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn là một bộ phận quan trọng hợpthành của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Điều đó xuất phát từyêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của nước ta nói chung và nông nghiệp, nôngthôn nói riêng Nội dung chủ yếu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp

và nông thôn được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng xác định:

- Phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp

- Thực hiện thuỷ lợi hóa, điện khí hóa, cơ giới hóa, sinh học hóa

- Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản với công nghệ ngàycàng cao, gắn với nguồn nguyên liệu và gắn kết với công nghiệp đô thị

- Phát triển các ngành nghề, LN truyền thống và các ngành nghề mới

- Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội, từng bước hình thành nôngthôn mới văn minh, hiện đại 7

Từ nội dung cơ bản nêu trên cho thấy, phát triển LN là một bộ phận khôngthể tách rời của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nôngthôn Vì vậy, thực hiện quá trình này tất yếu phải phát triển LN Vai trò của LNđược thể hiện:

Một là, khi LN phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH, HĐH.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH, HĐH là tăng tỷtrọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ; giảm tỷtrọng giá trị sản phẩm và lao động ngành nông nghiệp Sự phát triển của LN tạođiều kiện hết sức thuận lợi cho việc tham gia trực tiếp vào sự phân công lao động

xã hội ở địa phương, nhất là ở nông thôn Cơ cấu lao động ở những vùng, làng,

xã có nghề đã thực sự chuyển đổi mạnh mẽ, phân công lao động hợp lý hơn doyêu cầu của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nôngthôn là con đường tất yếu để phát triển một cách toàn diện kinh tế nông thôn,làm cho tỷ trọng của các ngành nông nghiệp ngày càng thu hẹp, tỷ trọng của cácngành công nghiệp, dịch vụ ngày càng tăng Tham gia vào quá trình chuyển dịch

cơ cấu kinh tế theo hướng trên, LN đã có vai trò rất quan trọng Bởi vì, khu vực

7 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb CTQG, H, 1996, tr.87

Trang 20

nông thôn chiếm gần 80% dân số cả nước, nhưng chỉ chiếm 35% GDP của cảnước, trong khi đó khu vực đô thị (Hà Nội và TP Hồ Chí Minh) lại chiếm tới65% tổng GDP Sự phát triển mạnh mẽ của LN đã tác động tích cực vào việcthay đổi tập quán sản xuất lâu đời của người nông dân từ sản xuất nhỏ, phân tán,độc canh, tư cấp, tự túc, sang sản xuất hàng hoá đa ngành, kết hợp sản xuất nôngnghiệp, công nghiệp và dịch vụ.

Ở những địa phương có nhiều LN phát triển, tỷ trọng GDP và lao độngtrong công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ tăng lên nhanh chóng trongtổng GDP và lao động ở nông thôn Thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệpngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập từ các hoạt động kinh tế củanông dân

Như vậy, sự phát triển của LN không những làm cho cơ cấu lao độngtrong các làng xã biến đổi, mà cơ cấu lao động trong mỗi gia đình cũng biến đổisâu sắc Ở mỗi gia đình của LN cũng có sự phân công lao động hợp lý hơn Nótạo ra động lực và môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển,thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH.Phát triển LN là nhân tố quan trọng góp phần đẩy nhanh CNH nông thôn Đồngthời, phát triển LN còn tạo ra cơ cấu lao động mới ở nông thôn, chuyển một bộphận lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, từ lao động giản đơn sang laođộng có kỹ thuật, từ lao động năng suất thấp, thành lao động có năng suất cao

Hai là, góp phần tạo công ăn việc làm, thu hút lao động dư thừa ở nông thôn

Trong thời gian qua, LN Việt Nam đã có sự phát triển đáng kể Các LN

ở nông thôn đã sản xuất ra một khối lượng hàng hoá lớn, đáp ứng nhu cầu thịtrường trong nước và xuất khẩu Hàng năm, giá trị sản lượng của LN trong cảnước đạt khoảng trên 40.000 tỷ đồng Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7-9%/năm trong gần chục năm qua

Mỗi LN thường dao động từ 400-700 hộ sản xuất, mỗi hộ có từ 4-5 nhânlực lao động Các LN hiện nay góp phần không nhỏ trong việc phát triển kinh

tế - xã hội ở địa phương; giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động;sản xuất khối lượng hàng hoá lớn, đáp ứng nhu cầu hàng hoá cho thành phố,cho các tỉnh và xuất khẩu Bình quân mỗi hộ tạo việc làm ổn định cho 3 người,

Trang 21

một cơ sở tạo việc làm ổn định cho trên 20 người, một công ty TNHH thuêkhoảng 300 lao động.

Sự phát triển của LN không chỉ thu hút lao động ở gia đình mình, xãmình, mà còn thu hút được nhiều lao động ở địa phương khác đến làm thuê, nhờ

đó mà đời sống của người lao động được ổn định Ngoài ra, LN phát triển cònkéo theo nhiều nghề dịch vụ khác cùng phát triển Chẳng hạn, nghề chế biếnlương thực, thực phẩm tạo điều kiện cho chăn nuôi phát triển Ngành sản xuấthàng ngũ kim, ngành tái chế các sản phẩm… tạo điều kiện cho mạng lưới thugom nguyên liệu phát triển

Như vậy, phát triển LN là động lực trực tiếp giải quyết việc làm cho ngườilao động ở nông thôn và mang lại ý nghĩa to lớn về chính trị, xã hội Hạn chế sức

ép người lao động dồn về thành phố kiếm việc làm, qua đó giải quyết bớt một số

tệ nạn xã hội do thiếu việc làm gây ra, không chỉ ngay tại các LN, vùng nôngthôn, mà còn cho cả các thành phố lớn Giải quyết việc làm sẽ là điều kiện thuậnlợi làm cho nông thôn ổn định về chính trị - xã hội, thực hiện tốt mục tiêu dângiàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

Ba là, phát triển LN sẽ tạo thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động, tăng tích luỹ, xoá đói, giảm nghèo.

Sự chênh lệch về mặt thu nhập giữa đô thị và nông thôn ngày càng lớn,hơn 10 triệu người không có việc làm hoặc có ít việc làm, lại đa phần ở nôngthôn, hình thành một yếu tố bất ổn cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội Hiệnchưa thấy triển vọng rõ ràng cho ngành nông nghiệp có thể tạo ra đủ việc làm vàtăng thu nhập trong tương lai Theo kết quả ước tính, thu nhập trung bình củakhu vực phi nông nghiệp cao hơn 3, 4 lần so với khu vực nông nghiệp Thu nhập

từ các hoạt động đa ngành nghề phi nông nghiệp ngày càng đóng vai trò chủ yếutrong thu nhập của hộ gia đình nông thôn Cá biệt, có một số hộ thu nhập từngành nghề đã là nguồn tích luỹ lớn và làm giàu trong bước đi ban đầu từ sảnxuất tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hoá Đối với họ, ngành nghề đã trở thànhbiểu tượng của sự thịnh vượng và phát triển trong tương lai

Ở LN, số hộ đói hầu như không còn, số hộ nghèo có tỷ lệ không đáng kể,

số hộ giàu ngày càng tăng Trên cơ sở tạo việc làm, tăng thu nhập, các LN được

Trang 22

coi là nhân tố quan trọng làm chuyển dịch cơ cấu xã hội nông thôn dựa theohướng tăng hộ giàu, giảm hộ nghèo, nâng cao phúc lợi cho người dân.

Nhờ có việc làm và tăng thu nhập, nên đời sống của người dân trong nhiều

LN được cải thiện rõ rệt so với các địa phương khác Ở LN gốm sứ Bát Tràng (HàNội), 100% số hộ có nhà mái bằng và cao tầng; 100% số hộ có xe máy và ô tô Ởnhững LN phát triển, các công trình kết cấu hạ tầng nông thôn như điện, đường,trường, trạm được đầu tư khang trang, xây dựng kiên cố

Với quá trình chuyển đổi này, nông thôn Việt Nam ngày càng xuất hiệnnhiều LN mới, nhiều nghề mới Sự phát triển này đã góp phần đáng kể vào việcnâng cao mức thu nhập và đời sống vật chất, làm cho bộ mặt nông thôn đượcthay đổi Từ đó, làm cho người dân nông thôn năng động hơn, tháo vát hơn trongsản xuất kinh doanh, không cam chịu nghèo đói, mà vươn lên làm giàu chínhđáng ngay chính trên quê hương mình

Bốn là, góp phần đa dạng hoá các sản phẩm, cung cấp ngày càng nhiều hàng hoá cho tiêu dùng và cho xuất khẩu.

Việc đa dạng hoá sản phẩm ở các LN không chỉ đơn thuần nhằm tăngthêm nguồn thu, mà còn đặt ra yêu cầu cho các hộ, cơ sở sản xuất kinh doanhphải tính toán một cách khoa học để đạt hiệu quả kinh tế cao Đa dạng hoá sảnphẩm, không có nghĩa là sản xuất dàn trải, lãng phí, manh mún và phân tánnguồn tài nguyên, môi trường mà cần đặt nó trong mối quan hệ với không gianđịa lý kinh tế, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên và phải bảo vệ được môitrường sinh thái, từng bước xây dựng nông thôn Việt Nam phát triển bền vững,văn minh, hiện đại

Với nhiều ngành nghề đa dạng, phong phú, các LN đã làm ra nhiều mặthàng tiêu dùng như: cơ khí, điện - điện tử, giày dép, đồ dùng bằng nhựa, gỗ mâytre đan… phục vụ tiêu dùng của người dân Đồng thời, trong giai đoạn hiện nay

đã hướng sang xuất khẩu ra thị trường các nước như: Mỹ, Nhật, Pháp, Đức,Trung Quốc…

Các LN phát triển đã làm cho thị trường mới được mở ra, trong đó sảnphẩm chủ yếu là hàng thủ công mỹ nghệ, mây tre đan,… Hiện nay, sản phẩm của

LN đã có mặt ở khoảng 100 nước và vùng lãnh thổ, chưa kể số lượng khá lớnxuất khẩu trực tiếp thông qua con đường tiểu ngạch Thị trường trong nước hiệnnay cũng được mở rộng và phát triển do chất lượng sản phẩm và mẫu mã luôn

Trang 23

được đổi mới Việc mở rộng thị trường là nhân tố quyết định của sự phát triển vàtồn tại của LN.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn cũng được hình thành nhiềuhơn trong quá trình phát triển LN Sản xuất trong các LN đang hướng vào nhữngsản phẩm có kỹ thuật cao, thị trường tiêu thụ rộng khắp, chứng tỏ sản xuất và lưuthông hàng hoá của LN đang phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung,góp phần quan trọng vào việc đưa nền kinh tế nước ta hoà nhập vào kinh tế cácnước trong khu vực và trên thế giới

Năm là, bảo tồn và phát triển các giá trị văn hoá dân tộc.

LN Việt Nam, mà trước hết là LN truyền thống tồn tại và phát triển lâuđời trong lịch sử, trong đó có một hoặc nhiều nghề thủ công truyền thống, là nơiquy tụ các nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề Các sản phẩm được làm ra chứađựng những phong tục, tập quán, tín ngưỡng… mang sắc thái riêng, đồng thờicũng là thông điệp bền vững của dân tộc lưu truyền lại cho thế hệ sau Nhữngnét độc đáo đó được thể hiện bằng chính bàn tay khéo léo, óc mẫn cán sáng tạocủa nghệ nhân tài hoa mà có

Nhiều sản phẩm của LN Việt Nam có giá trị minh chứng cho sự thịnhvượng của quốc gia qua các thời kỳ lịch sử Đến nay, nhiều sản phẩm là hàng thủcông mỹ nghệ tinh xảo và độc đáo đạt trình độ bậc cao về mặt mỹ thuật của nước

ta được lưu giữ, trưng bày ở nhiều viện bảo tàng nước ngoài Thế giới biết đếnViệt Nam thông qua những sản phẩm độc đáo được xuất khẩu như gốm sứ BátTràng, đúc đồng Đại Bái, khảm trai Chương Mỹ… Trên các sản phẩm này ngườinghệ nhân thể hiện rất sinh động cảnh sinh hoạt, thiên nhiên, lễ hội, con người…mang đậm tư tưởng, tình cảm và thẩm mỹ làng quê Việt Nam, dân tộc Việt Nam.Đây là yếu tố đầu tiên được khách hàng nhìn nhận, đánh giá cao, sau đó mới làyếu tố kỹ thuật

Sáu là, phát triển LN góp phần hạn chế tình trạng di dân tự do

Trong nhiều năm nay, hiện tượng di dân từ nông thôn ra thành thị, từ vùngnày sang vùng khác là một hiện tượng phổ biến ở nước ta Do sức ép về việc làm

và thu nhập đã thúc đẩy người nông dân đi tìm việc làm ở thành phố, nơi thườngxuyên có nhu cầu lao động, đặc biệt là lao động giản đơn hoặc tìm đến vùngkhác, những nơi có khả năng cho thu nhập cao hơn Đây là quá trình diễn ra tự

Trang 24

phát, được điều tiết bởi sự tác động của quy luật cung cầu lao động Nó diễn ratheo hướng di chuyển từ nơi lao động thừa và có thu nhập thấp tới nơi thiếu laođộng và thu nhập cao hơn Việc di chuyển lao động một cách tự phát sẽ làm nảysinh những vấn đề xã hội, gây áp lực đối với các điều kiện và dịch vụ cơ sở hạtầng xã hội ở thành phố và là một khó khăn lớn trong vấn đề quản lý xã hội,đồng thời làm ảnh hưởng tới kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội ở các địa phươngnơi có dân di cư tự do Vì vậy, sự phát triển của các LN sẽ có vai trò tích cựctrong việc hạn chế di dân tự do Thông qua sự phát triển này sẽ tạo thêm việclàm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người nông dân, đảm bảo chongười dân thỏa mãn với cuộc sống của mình tại làng quê, có tâm lý gắn bó vớiquê hương, làm giàu chính nơi đã từng sinh ra mình, nuôi mình khôn lớn và như

vậy chúng ta thực hiện được phương châm “ly nông bất ly hương” mà Đảng và

1.2.2.1 Thị trường và khả năng tiếp cận thông tin thị trường

Thị trường là nhân tố có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của sản xuấtkinh doanh nói chung và LN nói riêng Bất luận một chủ thể kinh tế nào thamgia vào nền kinh tế thị trường đều thực hiện mục đích sản xuất ra để bán nhằmthu lợi nhuận tối đa Do đó, sản xuất phải luôn gắn với thị trường, nếu không cóthị trường hoặc sản phẩm sản xuất ra không được thị trường chấp nhận thì sảnxuất bị ngưng trệ và dẫn tới phá sản

Thị trường cho các LN ở nước ta mặc dù có một số lợi thế về thị trườngtiềm năng trong nước với khoảng 86 triệu dân, du lịch và xuất khẩu, nhất là xuấtkhẩu hàng thủ công mỹ nghệ có những lợi thế nhất định nhưng trên 70% dân sốsống ở nông thôn có mức thu nhập thấp, hàng nhập ngoại tràn lan, thị trườngxuất khẩu chủ yếu bó hẹp ở các doanh nghiệp lớn, trong khi đó, LN ở nước tasản xuất và tiêu thụ sản phẩm còn mang tính tự phát, chỉ chú trọng tới sản xuất

và bán sản phẩm dựa trên cái mình có chứ chưa định hướng vào sản xuất và bánsản phẩm, cái mà thị trường cần

Trang 25

Trong một thời gian khá dài, thị trường của LN vẫn bó hẹp trong khu vực

LN Khả năng tiếp cận với thị trường bên ngoài rất hạn hẹp Sản phẩm sản xuất racòn mang nặng tính chất tự cấp, tự túc Tính chất này không chỉ hạn chế sức muatrên thị trường hàng hoá tiêu dùng trong thời gian trước mắt, mà còn hạn chế đếnkhả năng đầu tư mở rộng sản xuất của LN sau này

Thị trường xuất khẩu của LN có được mở ra, nhưng với khối lượngkhông đáng kể Bởi vì, yêu cầu chất lượng, mẫu mã và chủng loại hàng hóaxuất khẩu rất khắt khe trong khi đó, LN của chúng ta chưa thay đổi kịp Một

số sản phẩm thủ công mỹ nghệ của LN đã được xuất khẩu sang một số nướcphát triển nhưng mức độ chưa nhiều Nguyên nhân chính là sản phẩm củachúng ta không phù hợp với khí hậu, thời tiết của nước ngoài, nên bị nứt vỡ,cong vênh Hơn nữa, khả năng tiếp cận thị trường của ta vẫn còn yếu, không

đủ điều kiện cần thiết để tìm kiếm, nắm bắt thông tin thị trường Theo số liệu

đã điều tra của Dự án quy hoạch phát triển ngành nghề thủ công phục vụ côngnghiệp hóa nông thôn của JICA và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

có gần 90% LN gặp khó khăn về thông tin thị trường như thông tin về mẫu

mã, giá cả và chất lượng… cho hàng hoá của họ Điều này không chỉ ảnhhưởng đến tiêu thụ sản phẩm ở trong nước mà còn có tác động đến xuất khẩu

ra nước ngoài Thiếu thông tin về thị trường, về bản sắc dân tộc và văn hoáđặc trưng riêng của từng nước nhập khẩu, về thị hiếu của khách hàng…, do

đó, các LN khó chủ động trong sản xuất, họ sẽ phải phụ thuộc nhiều vào đơnđặt hàng Vì thế, khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của LN rấthạn chế Đặc biệt là 2 năm gần đây, do tác động của khủng hoảng tài chínhtrên thế giới nên thị trường đang gặp rất nhiều khó khăn LN La Phù (Hà Nội)những năm hoàng kim có tới 1.800 hộ LN dệt len Từ cuối năm 2007 thi nhau

bỏ nghề do sản xuất ra tiêu thụ không được, các đơn hàng xuất khẩu giảm, chỉcòn bằng 30% so với trước đây Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn thống kê từ 38 tỉnh, thành cho thấy đã có 9 LN bị phá sản, 124 LN khácđang sản xuất cầm chừng (chiếm khoảng 10% tổng số LN), 2.160 hộ sản xuấtkinh doanh đóng cửa; 468 doanh nghiệp LN hoạt động cầm chừng (chiếm16% doanh nghiệp LN), mà nguyên nhân chủ yếu là khủng hoảng kinh tế thếgiới dẫn tới thị trường LN thu hẹp 8

8 Báo Nhân dân, Mở rộng thị trường mới cho LN, ngày 22/3/2009

Trang 26

1.2.2.2 Vốn và công nghệ sản xuất

Phát triển LN là một nội dung quan trọng của công nghiệp hóa, hiện đạihóa nông nghiệp nông thôn, do đó, nó đòi hỏi một lượng vốn lớn, trong khi đó,phần lớn các hộ, các cơ sở kinh doanh ở các LN đều thiếu vốn Theo kết quảđiều tra, có tới 70% số hộ, cơ sở mong muốn vay vốn để phát triển sản xuất,nhưng mới có 12-15% số hộ, 32,4% số cơ sở kinh doanh được vay từ ngân hàng(trong lúc ngân hàng không thiếu tiền cho vay) do nhiều nguyên nhân khác nhaunên LN tiếp cận với vốn vay ngân hàng khó khăn Điều đó đã ảnh hưởng khôngnhỏ tới mở rộng sản xuất cả chiều rộng lẫn chiều sâu

Thiếu vốn, dẫn tới hệ quả là công nghệ sản xuất ở các LN lạc hậu Điềunày ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cũng như mẫu mã và sức cạnh tranh củasản phẩm trên thị trường Nhiều cơ sở sản xuất và các hộ sản xuất trong LN còn

sử dụng máy móc có công suất nhỏ, thậm chí sử dụng cả máy móc thải loại đểsản xuất, dẫn đến độ chính xác không cao, tiêu tốn nguyên vật liệu và nguồnđiện rất lớn Mặc dù trong những năm gần đây, các LN đã tập trung đầu tư, đổimới trang thiết bị để nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất lao động,nhưng sự thay đổi này vẫn diễn ra rất chậm

Sở dĩ có việc sử dụng các trang thiết bị cũ kỹ lạc, hậu là do đặc thù của các

LN Hầu hết các cơ sở sản xuất đi lên từ sản xuất nhỏ, ban đầu sản xuất chủ yếuphục vụ cho nhu cầu của gia đình, họ đã phải tự chế tạo các thiết bị để sản xuất làchính Khi nhu cầu hàng hoá ngày càng gia tăng, họ mở rộng sản xuất phục vụthôn xóm, cộng đồng rồi cho toàn xã hội Việc mở rộng sản xuất khiến họ phảiđầu tư các thiết bị lớn hơn và nhiều hơn Nhưng điều mâu thuẫn là nguồn tài chính

eo hẹp, nên đã buộc họ phải mua các thiết bị cũ kỹ, lạc hậu về sửa chữa lại và cảitiến thêm đôi chỗ rồi đưa vào hoạt động Mặt khác, do trình độ tay nghề của ngườilao động không cao, nên cũng không thể sử dụng được các loại máy móc, trangthiết bị hiện đại Ngoài ra, yêu cầu về chất lượng sản phẩm của LN không cao vàphải bán với giá thấp cho phù hợp với túi tiền của người dân, nên họ cũng khôngcần đầu tư thêm các trang thiết bị hiện đại và quá nhiều tiền

1.2.2.3 Sức cạnh tranh của sản phẩm

Sản phẩm của LN xuất khẩu ra nước ngoài sức cạnh tranh rất kém, không

Trang 27

đủ năng lực cạnh tranh trên thị trường Đặc biệt là các mặt hàng thủ công mỹnghệ của ta cũng đang chịu sự cạnh tranh gay gắt của các mặt hàng tương tự từnhững nước như: Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Nhật Bản… Các nước nàycũng có nghề truyền thống phát triển và khả năng xuất khẩu của họ rất lớn do họ

có chiến lược đầu tư thích hợp vào công nghệ và cải tiến sản phẩm Ngoài ra, do

sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ mà các nước này có các mặt hàngxuất khẩu giống như Việt Nam, nhưng sản phẩm của họ được sản xuất bằng cácvật liệu mới, giá rẻ hơn, mẫu mã đẹp hơn và có nhiều đặc tính tốt hơn hàng ViệtNam nên có sức cạnh tranh cao hơn

Theo kết quả điều tra của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì khảnăng cạnh tranh về giá của hầu hết các sản phẩm ở các LN nước ta thuộc vào loạitrung bình, riêng dệt sợi có 57,6% số LN bị đánh giá khả năng cạnh tranh yếu.Nguyên nhân dẫn đến khả năng cạnh tranh yếu kém là vì hầu hết (90%) các cơ sởsản xuất của LN ở Việt Nam chỉ ở quy mô hộ gia đình nên việc đầu tư thiết bịcông nghệ để nâng cao kỹ năng sản xuất, hạ giá thành sản phẩm là rất hạn chế.Các yếu tố đầu vào như nguyên liệu tăng giá, khó khăn trong việc tiếp cận nguồnvốn tín dụng của các ngân hàng thương mại và thuê mặt bằng sản xuất đã đẩy chiphí lên cao Nguồn nguyên liệu tại các địa phương không đầy đủ, phải đi mua từnơi khác, nhưng không đảm bảo ổn định, vừa phát sinh chi phí vận chuyển, vừakhông kiểm soát được mức giá, làm chi phí sản xuất cao

Hầu hết các sản phẩm của LN Việt Nam chưa có thương hiệu, thiếu cácchuẩn quy định về chất lượng, về quy cách kỹ thuật nên chưa tạo ra được lợi thế

về độc quyền trong buôn bán quốc tế và gặp cản trở từ các hàng rào kỹ thuật củacác nước nhập khẩu, nhất là các nước phát triển Mặt khác, các sản phẩm tiểu thủcông nghiệp hầu hết đều sử dụng tài nguyên thiên nhiên nên đều liên quan đến cácquy định quốc tế về vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái và chưa thực hiện quytrình quản lý chất lượng, nên khi thâm nhập vào thị trường các nước như Mỹ, EU,Nhật Bản… đều gặp những cản trở từ những quy định của các nước nhập khẩu

1.2.2.4 Chất lượng nguồn nhân lực

Sự phát triển của các LN có liên quan trực tiếp tới trình độ chuyên môn,năng lực tổ chức quản lý của các chủ hộ gia đình, các cơ sở kinh doanh và trình

Trang 28

độ tay nghề của người lao động.

Qua kết quả điều tra của Cục Chế biến và ngành nghề nông thôn cho thấytrình độ văn hóa, trình độ chuyên môn và năng lực quản lý của các chủ hộ, chủ cơ

sở sản xuất ở các LN nước ta còn thấp, phần lớn chưa được trang bị những kiếnthức cần thiết về kinh tế thị trường, về quản trị doanh nghiệp cũng như sự hiểubiết về luật pháp và các chính sách liên quan tới hoạt động kinh tế (có tới 1,3-1,6% chủ hộ không biết chữ, trình độ văn hóa bình quân chỉ đạt lớp 7-8/12, tỷ

lệ chủ hộ chưa qua đào tạo từ 51,5-60,8%, đối với chủ cơ sở 43,5%) 9

Đối với người lao động, trình độ tay nghề còn thấp, chưa phù hợp với nềnsản xuất hàng hóa Tỷ lệ qua đào tạo nghề (chủ yếu là ngắn hạn) mới đạt khoảng15%, trong đó có khoảng 1,5% là nghệ nhân hoặc lao động có tay nghề cao; 85%còn lại là lao động chưa qua đào tạo hoặc bồi dưỡng có hệ thống Bất cập và hạnchế trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân Trước tiên là phương pháp và nội dungđào tạo chưa hợp lý Phương pháp kèm cặp trong lao động thực tế vừa học vừalàm là chủ yếu, thiếu máy móc và công nghệ hiện đại Lao động trẻ vào làm việctrong các LN phổ biến có trình độ văn hoá thấp, nên khó tiếp thu những kỹ thuậttiên tiến Đội ngũ giáo viên vừa ít về số lượng, trình độ tay nghề chưa cao, sốnghệ nhân lại rất ít Vì lợi ích trước mắt, một số LN ít quan tâm đến tính truyềnthống và chất lượng sản phẩm, nhất là sản phẩm xuất khẩu, làm cho một số nghềrơi vào tình trạng khó khăn có nguy cơ bị mai một

1.2.2.5 Môi trường LN

Môi trường LN tác động không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội nóichung, LN nói riêng Các chất thải độc hại của LN không những gây ô nhiễm môitrường nước, đất, gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp trongvùng mà còn gây hậu quả xấu đến sức khoẻ dân cư Mặt khác, hiện nay, các nướcnhập khẩu các sản phẩm LN của ta sẽ từng bước siết chặt tiêu chuẩn quy định vềmôi trường đối với sản phẩm nhập khẩu, nhất là các nước Tây Âu và Nhật Bản Vìvậy, nếu không thực hiện tốt yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường của các nước nhậpkhẩu thì sản phẩm của LN sẽ không xuất khẩu được, sẽ làm ảnh hưởng tới sự pháttriển của các LN Việt Nam

9 Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn: Báo cáo đánh giá thực trạng và định hướng phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2020, tháng 7/2005, tr.9.

Trang 29

Thực tế, theo điều tra cho thấy môi trường ở hầu hết các LN nước ta đều bị ônhiễm nghiêm trọng, đặc biệt là các LN tái chế phế liệu và vật liệu xây dựng LNChỉ Đáo (Hưng Yên) mỗi năm thải ra 60-80 tấn bụi chì, một LN sản xuất gạch ngói

ở Hà Tây (cũ) mỗi năm thải ra 3774 tấn bụi 10 Ở các LN chế biến lương thực, thựcphẩm, thuộc da, sản xuất giấy, nhuộm,… đang gặp rất nhiều khó khăn về xử lýnước thải Tình trạng này đã gây hậu quả xấu về nhiều mặt đối với sức khỏe củangười dân và cân bằng sinh thái ở nông thôn

1.2.2.6 Luật pháp, chính sách của Nhà nước và vai trò quản lý của chính quyền địa phương

Đây là nhân tố quan trọng hàng đầu nhằm tạo lập môi trường kinh doanh,định hướng, tạo động lực cho LN phát triển bền vững

Trong những năm đổi mới, Nhà nước đã ban hành một số luật pháp, chínhsách, cơ chế quản lý tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh của LN có bướcphát triển tốt, như các chính sách hỗ trợ LN về các yếu tố đầu vào (nhà, đất đai,vốn,…) và cả những yếu tố đầu ra (hỗ trợ phát triển thị trường, xuất khẩu,…).Tuy vậy, luật pháp, chính sách chưa đầy đủ, đồng bộ và trên thực tế triển khaicòn nhiều vướng mắc, thủ tục hành chính thực hiện các chính sách còn phức tạphoặc chưa có sự hướng dẫn cụ thể Mặt khác, các hộ còn thiếu thông tin, chưanắm bắt được chính sách và hiểu biết các thủ tục cần thiết để hưởng các chínhsách khuyến khích Do đó, các hộ kinh doanh trong các LN chưa được hỗ trợnhiều về chính sách phát triển LN của Nhà nước

Những tác động của Nhà nước đến phát triển LN vẫn còn nhiều hạn chếtrên các mặt, chủ yếu về đất đai và mặt bằng sản xuất, về dịch vụ, về tín dụng, vềthị trường tiêu thụ,…

Từ việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển LN ở nước ta đãđặt ra hàng loạt vấn đề cần giải quyết, liên quan đến nhiều đơn vị, nhiều ngành,nhiều cấp Có những vấn đề do bản thân từng hộ, từng cơ sở kinh doanh tự giảiquyết, nhưng cũng có những việc đòi hỏi phải có vai trò quản lý của Nhà nướcvới tư cách là nhân tố quyết định tính hiệu quả, bền vững trong quá trình pháttriển của các LN

10 Kết quả khảo sát của đề tài cấp Nhà nước KC08 về môi trường LN, báo gia đình và xã hội ngày

23/09/2005.

Trang 30

1.3 KINH NGHIỆM VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Ở MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á VÀ MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG TRONG NƯỚC

1.3.1 Kinh nghiệm về phát triển LN ở một số nước châu Á và bài học đối với Việt Nam

Không riêng gì Việt Nam mà nhiều nước châu Á, bên cạnh các trung tâm công nghiệp lớn, sản xuất hiện đại vẫn chú ý duy trì và phát triển LN, LNtruyền thống

1.3.1.1 Kinh nghiệm của Nhật Bản

Là một nước châu Á có nền công nghiệp phát triển vào loại bậc nhất thếgiới, tuy vậy, ở nhiều vùng đất nước, thị trấn, thị tứ, làng xã của Nhật Bản vẫntồn tại nhiều LN với nghề thủ công đa dạng, phong phú, như đan lát, dệt chiếu,dệt lụa, may áo kimônô, các nghề thủ công mỹ nghệ, gốm sứ, sơn mài, chế biếnlương thực, thực phẩm,…

Kinh nghiệm có ý nghĩa nổi trội trong phát triển LN của Nhật là phong

trào “mỗi làng một sản phẩm” được khởi xướng tại tỉnh Oita Prefectare, vùng

Hiramatra, năm 1979 Phong trào đã thành công trong việc phát huy tính tự lực,sáng tạo của người dân trong khai thác, sử dụng các nguồn nhân lực ở địaphương để phát triển các LN, đưa làng quê thoát khỏi cảnh nghèo đói Từ thànhcông của phong trào này, có thể cho ta những kinh nghiệm:

Một là, trên cơ sở thế mạnh của từng địa phương, lựa chọn sản xuất một

sản phẩm mang tính toàn cầu Ở mỗi cộng đồng thôn, làng căn cứ vào điều kiệnkinh tế, tự nhiên của mình xây dựng dự án sản xuất một loại sản phẩm mang tínhđặc trưng và coi đó là niềm tự hào của quê hương Sản phẩm này không chỉ đơngiản là những vật lưu niệm cho khách du lịch hoặc tiêu thụ ở thị trường địaphương mà phải đảm bảo có thương hiệu để tiêu thụ trên thị trường thế giới

Hai là, phát huy tính độc lập, tự chủ, sáng tạo của người dân LN kết hợp

với sự hỗ trợ có hiệu quả của Nhà nước Việc lựa chọn sản xuất sản phẩm gì,cách thức sản xuất như thế nào để thể hiện tinh hoa tốt đẹp của làng quê là dongười dân và cộng đồng dân cư quyết định Nhà nước hỗ trợ LN thông qua hìnhthức gián tiếp để tránh tư tưởng bao cấp, trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước, như hỗtrợ xây dựng kết cấu hạ tầng, hướng dẫn kỹ thuật, xúc tiến thương mại, quảng bá

Trang 31

sản phẩm trên thị trường.

Ba là, đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác, liên kết giữa các hộ, các cơ sở sản

xuất, các LN trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là hợp tác trong thốngnhất giá cả, phương thức bán hàng, chế biến sản phẩm,…, nên tổ chức kênh tiêuthụ trực tiếp để có giá trị kinh tế cao

Bốn là, đa dạng hóa các hình thức đào tạo, coi phát triển nguồn nhân lực

là động lực quan trọng nhất của phong trào “mỗi làng một sản phẩm” Thành lập

trường học với quy mô khác nhau, thời gian học tập khác nhau, mở vào ban đêmcho người học không có điều kiện học ban ngày Đối tượng học viên rất đa dạng,

là nông dân, cán bộ hợp tác xã nông nghiệp, người làm việc trong chính quyềnđịa phương Trường không có sách giáo khoa hoặc giáo viên chuyên nghiệp,thay vào đó là mời một số người dân thành đạt trong phong trào đến giảng

Theo giáo sư Hiramatsu, Chủ tịch Hiệp hội xúc tiến giao lưu quốc tế “mỗi

làng một sản phẩm” Nhật Bản thì “điều quan trọng nhất là phải làm cho người nông dân thỏa mãn với cuộc sống tại một làng quê thanh bình”, đó cũng chính là

mục tiêu của phong trào “mỗi làng một sản phẩm” và “không phải nghề nào

cũng thành công tất cả, mà cũng có nhiều thất bại Nhưng quan trọng nhất là không bao giờ từ bỏ sự tìm kiếm sáng tạo mới, không mất nhuệ khí khi thất bại, luôn nỗ lực với tinh thần vượt qua khó khăn thực hiện phong trào”.

Cùng với phong trào “mỗi làng một sản phẩm”, chính phủ Nhật đã ban

hành một loạt những chính sách, giải pháp nhằm khôi phục và phát triển ngànhsản xuất thủ công mỹ nghệ truyền thống như:

- Thành lập hệ thống bảo lãnh và bảo hiểm tín dụng để giúp đỡ LN vayvốn không cần thế chấp

- Công nhận danh hiệu các nghệ nhân công nghệ truyền thống

- Khuyến khích nâng cao kỹ thuật công nghệ truyền thống, như trao tiềnkhuyến khích 300.000 yên một năm cho những người mới sản xuất hàng côngnghệ truyền thống

- Chỉ đạo việc lập kế hoạch khôi phục và phát triển nghề truyền thống

- Phát hành giấy chứng nhận hàng công nghệ truyền thống đạt tiêu chuẩn

để người tiêu dùng an tâm khi mua hàng công nghệ truyền thống

Trang 32

- Tổ chức các hội thi, triển lãm, giới thiệu hàng công nghệ truyền thốngthông qua việc quảng cáo ở báo chí, sách vở, áp phích,…

- Xây dựng trung tâm thủ công truyền thống quốc gia để thông tin về côngnghệ truyền thống, tạo điều kiện cho người sản xuất và người tiêu dùng giao lưuvới nhau, người tiêu dùng tiếp cận với hàng công nghệ truyền thống còn ngườisản xuất nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng

1.3.1.2 Kinh nghiệm của Trung Quốc

Vốn là một nước có nhiều nghề thủ công lâu đời và nổi tiếng như đồ gốm,dệt tơ lụa, luyện kim, nghề làm giấy,…, đầu thế kỷ XX, Trung Quốc có khoảng 10triệu thợ thủ công làm việc trong các hộ gia đình, phường nghề và LN Đến năm

1954, số người làm nghề tiểu thủ công nghiệp được tổ chức vào hợp tác xã Tớinăm 1978, Trung Quốc bắt đầu thực hiện cải cách, mở cửa, công cuộc công nghiệphóa nông thôn có sự chuyển biến mới, các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp phát triểnthành các xí nghiệp hương trấn (XNHT) Đây là xí nghiệp do nông dân địa phươnggóp vốn xây dựng tại các thôn, xã, dưới hai hình thức sở hữu tư nhân và tập thể.Ngành sản xuất ở các XNHT chủ yếu là công nghiệp, ngoài ra còn các nghề khácnhư nông nghiệp, xây dựng, vận tải, thương mại, dịch vụ Xét về mặt bản chất, cácXNHT không mang đặc điểm như các LN, đặc biệt là LN truyền thống ở nước ta.Sản phẩm làm ra không mang tính truyền thống hay đặc thù của địa phương mà rất

đa dạng, hình thức tổ chức chủ yếu là doanh nghiệp với quy mô vừa và nhỏ, côngnhân trong các xí nghiệp đa phần xuất thân từ nông dân, giá cả lao động rẻ nên chiphí lao động trên đơn vị sản phẩm thấp, do đó có khả năng cạnh tranh quốc tế đốivới sản phẩm có hàm lượng lao động cao Mặt khác, các XNHT phần nhiều làdoanh nghiệp vừa và nhỏ nên dễ thay đổi phương hướng sản xuất, đổi mới côngnghệ,… để nhanh chóng tạo ra sản phẩm thích ứng với nhu cầu thị trường Chính vìvậy, XNHT được đánh giá là hình thức tổ chức năng động và có sự đóng góp tíchcực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn Trung Quốc

Mô hình XNHT phát triển được nhờ vào các biện pháp và chính sách hỗtrợ của Nhà nước sau đây:

Một là, thực hiện cải cách thể chế ở vùng nông thôn, tạo môi trường thuận

lợi cho XNHT, nhất là XNHT tư nhân phát triển

Trang 33

Những cải cách về thể chế được chính phủ Trung Quốc liên tục thực hiện

từ năm 1978, bắt đầu bằng chuyển đổi cơ chế quản lý trong hợp tác xã, từ chỗquản lý tập trung sang hệ thống khoán hoặc hệ thống trách nhiệm gia đình Tớinăm 1988, Hội đồng Nhà nước ban hành văn bản luật, quy định ba loại hìnhdoanh nghiệp tư nhân: sở hữu tư nhân, đối tác và công ty trách nhiệm hữu hạn,tồn tại bổ sung cho khu vực doanh nghiệp nhà nước và được Nhà nước bảo vệ.Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 15 tháng 9 năm 1997 công nhận,doanh nghiệp tư nhân là một bộ phận cấu thành nền kinh tế Hình thức sở hữu tưnhân đã được pháp luật điều chỉnh và đưa vào hiến pháp Trung Quốc năm 1999.Chính những cải cách về thể chế đó đã mở đường cho các XNHT phát triển

Hai là, đẩy mạnh phân cấp quản lý cho chính quyền địa phương theo

hướng tăng quyền hạn, đặc biệt là quyền hạn trong quản lý chi tiêu ngân sách.Chính quyền địa phương có quyền và trách nhiệm chi tiêu ngân sách để phát triểnkinh tế địa phương, trọng tâm là chi đầu tư phát triên kết cấu hạ tầng Đồng thờichính quyền địa phương và các ủy ban làng chuyển từ quản lý trực tiếp các XNHTsang quản lý gián tiếp, thuận lợi cho các xí nghiệp tiếp cận các nguồn vốn, cácdịch vụ công và được đảm bảo cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp nhà nước

Ba là, Nhà nước ban hành chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp và phát

triển nông thôn, như tăng đầu tư cho sản xuất hàng nguyên liệu và sơ chế; trợ giáhàng nông sản và có chính sách chỉ phát triển các xí nghiệp chế biến thực phẩm

ở nông thôn Chính sách này đã góp phần giải quyết việc làm cho lao động dưthừa ở nông thôn, tạo thị trường cầu rộng lớn giúp các XNHT phát triển

Bốn là, tăng độ minh bạch, bình đẳng, thông thoáng của các chính sách như

cải cách thuế năm 1994 đã tạo lập một hệ thống thuế thống nhất giữa các hình thức

sở hữu khác nhau trong XNHT Kiểm soát chặt chẽ việc đánh thuế tùy tiện củachính quyền địa phương và ủy ban làng với mục đích đưa thuế cao để tăng ngânsách địa phương Mặt khác, chính phủ đã quy định chính sách thuế khác nhau chocác vùng và các ngành nghề khác nhau Chẳng hạn, các xí nghiệp mới thành lậpđược giảm thuế từ một đến ba năm, các xí nghiệp tạo ra sản phẩm mới mà trongtỉnh chưa có được miễn thuế hai năm, sản phẩm có giá trị toàn quốc được miễn thuế

ba năm Nếu xuất khẩu được 1 USD được thưởng 1-2 nhân dân tệ 11

11 Đặng Ngọc Dinh, Nguyễn Mạnh Quân, Bùi Quốc Khánh: Công nghiệp hóa nông thôn ở một số nước, Đề tài KX08-07,H,1995.

Trang 34

Năm là, để khắc phục tình trạng công nghệ lạc hậu và năng lực quản lý

yếu kém của các chủ doanh nghiệp trong XNHT, Ủy ban khoa học và công nghệNhà nước đã thực hiện kế hoạch xây dựng những trung tâm công nghệ phục vụcác XNHT Nội dung của kế hoạch này là đầu tư vào con người, đào tạo họ có

đủ trình độ để áp dụng và đổi mới công nghệ, hướng dẫn các chủ doanh nghiệpquản lý có hiệu quả Mặt khác, Nhà nước đã có chính sách khuyến khích cáchình thức hợp tác nghiên cứu giữa doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhânvới các viện nghiên cứu của chính phủ, hoặc cho phép các XNHT thuê cán bộkhoa học của các viện nghiên cứu về giúp xí nghiệp đưa tiến bộ khoa học côngnghệ mới vào sản xuất

Sáu là, để mở rộng thị trường, các XNHT đã thực hiện liên kết với nông

dân để hình thành các kênh tiêu thụ sản phẩm, sử dụng thương mại điện tử đểtìm hiểu thị trường quốc tế, cử các đoàn đi tìm hiểu thị trường nước ngoài,…

Bên cạnh những kinh nghiệm thành công, XNHT còn bộc lộ một số hạn chế:

- Phát triển còn mang tính tự phát, chưa theo quy hoạch, kế hoạch thống nhất

- XNHT phát triển tác động tới sản xuất nông nghiệp và do đó có nguy cơảnh hưởng tới an toàn lương thực quốc gia

- Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở các XNHT làm cho môi trườngsinh thái ở nông thôn bị hủy hoại

1.3.1.3 Kinh nghiệm của Thái Lan

Thái Lan có nhiều ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và LN Các ngànhnghề thủ công mỹ nghệ truyền thống như chế tác vàng bạc, đá qúy, đồ trang sứcđược duy trì và phát triển tạo ra nhiều hàng hóa xuất khẩu, đứng vào hàng thứhai trên thế giới Khủng hoảng tài chính năm 1997 đã đẩy Thái Lan vào tìnhtrạng nợ nước ngoài lớn, người bị tác động nhiều nhất là những người nghèo,những cư dân sống ở nông thôn

Để giải quyết khó khăn này và vực dậy nền kinh tế, Thái Lan đã thực hiện

dự án quốc gia “mỗi làng một sản phẩm” (mô hình tổ chức này bắt nguồn từ

phong trào mỗi làng một sản phẩm của Nhật Bản như đã trình bày ở mục 1.5.1.1

và được Thái Lan vận dụng có kết quả)

Dự án này có sáu mục tiêu cụ thể: Thứ nhất, tạo ra những đặc điểm riêng biệtcho sản phẩm của địa phương để tăng doanh số bán; thứ hai, phục hồi những kiến

Trang 35

thức của địa phương để nâng cao hiệu quả kinh doanh; thứ ba, phát huy những trithức truyền thống để tạo ra sản phẩm có tính đặc thù; thứ tư, kết hợp giữa phát triển

du lịch sinh thái với du lịch thăm quan các LN để tăng thu nhập; thứ năm, xây dựnglòng tự hào dân tộc của nhân dân với các sản phẩm LN; thứ sáu, hỗ trợ các doanhnghiệp địa phương phát triển và cạnh tranh trên thị trường quốc tế

Nhằm tổ chức thực hiệu có hiệu quả mục đích nêu trên, chính phủ TháiLan đã ban hành và thực thi những chính sách và giải pháp sau:

Một là, đã huy động hầu hết các bộ, ngành chủ chốt tham gia vào dự án,

trên cơ sở phân công cụ thể chức năng, nhiệm vụ cho từng bộ, từng địa phương,từng cơ sở, chẳng hạn như cấp lập ngân sách là nội các chính phủ, bao gồm ủyban quốc gia phụ trách dự án cùng 8 tiểu ban khác có trách nhiệm điều phốichính sách và tiếp nhận các nguồn thông tin từ các tỉnh và quận Các tiểu ban cấptỉnh phụ trách quản lý nguồn ngân sách cấp cho địa phương thực hiện dự án.Tiểu ban cấp quận phụ trách phân loại sản phẩm hỗ trợ cộng đồng dân cư, thiết

kế và đảm bảo chất lượng sản phẩm Các hội đồng làng trực tiếp lựa chọn vàphát triển sản phẩm hàng hóa và dịch vụ đặc thù cho từng làng Cơ chế hoạtđộng của hội đồng làng linh hoạt, dân chủ, tạo điều kiện cho tất cả các tổ chức,các nhân trong cộng đồng tham gia Giữa hội đồng làng, tiểu ban cấp quận và ủyban quốc gia có mối liên kết chặt chẽ trong việc phát triển sản phẩm, đảm bảophản ánh được ý kiến của người dân lên cơ quan lập chính sách của chính phủ

Hai là, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở phân loại đối tượng sản

xuất theo tiềm năng thị trường, chia ra: Nhóm có khả năng xuất khẩu, nhóm tiêuthụ trong nước, nhóm thị trường ngoài nước, đồng thời thực hiện việc bảo vệquyền sở hữu trí tuệ thông qua luật pháp và hiệp định quyền sở hữu trí tuệ cóliên quan tới thương mại

Ba là, xây dựng và ban hành các chính sách ưu tiên cho dự án, như ân hạn

nợ 3 năm cho nông dân, lập quỹ một triệu bath cho từng LN, trong đó tổng vốnngân sách cho các LN là 70 tỷ bath, xây dựng mạng internet để giúp cộng đồngdân cư sử dụng thương mại điện tử

Bốn là, xác định các bước trong thực hiện dự án: Thứ nhất là quá trình

hướng nghiệp, lập kế hoạch và thiết lập các quan hệ trong cộng đồng Thứ hai làxác định các sản phẩm nổi bật Thứ ba là phát triển sản phẩm, gồm chất lượng và

Trang 36

thiết kế sản phẩm Bước bốn là phân phối, maketting sản phẩm Bước cuối cùng

là đánh giá dự án và các hoạt động sau dự án Gắn với việc triển khai thực hiệntừng bước, Chính phủ giao trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan của chính phủ vàcác cấp chính quyền địa phương, Hội đồng làng đảm nhận từng khâu công việc

Năm là, xây dựng các trung tâm chuyên mua bán các sản phẩm của dự án

ở từng địa phương, được gọi là trung tâm các sản phẩm tinh xảo Những trungtâm này nhằm khuyếch trương sản phẩm của địa phương, đồng thời làm yên tâmngười sản xuất về tiêu thụ sản phẩm Cùng với giải pháp này, chính phủ còn tàitrợ cho các LN tổ chức triển lãm, hội chợ thương mại trong nước, tham gia hộichợ quốc tế ở nước ngoài Mở chiến dịch khuyến khích mua hàng nội, quảng básản phẩm đặc trưng của địa phương

Sáu là, phát triển mạnh thương mại điện tử Bộ Nội vụ kết hợp với tổ chức

điện thoại Thái Lan (TOT) và các bộ ngành khác xây dựng websiteThaitambon.com về tư liệu thông tin và những chi tiết sản phẩm của từng làngtrên cả nước để phục vụ dự án Ngoài ra, mạng còn giới thiệu về du lịch sinhthái, giới thiệu các tour du lịch tới các LN

Có thể nói rằng, dự án “Mỗi làng một sản phẩm” của Thái Lan là kết quả

liên kết có hiệu quả giữa chính phủ, các cấp chính quyền địa phương, các tổ chứcđoàn thể và cộng đồng dân cư về phát triển và quảng bá sản phẩm trong nước,xây dựng hình ảnh văn hóa đặc trưng thông qua các sản phẩm LN trên thị trườngthế giới

1.3.1.4 Kinh nghiệm của Ấn Độ

Ấn Độ là một nước rộng lớn gần 3 triệu km2 và dân số đứng thứ 2 thếgiới, khoảng trên 1 tỷ người, trong đó 2/3 dân số sống ở nông thôn Vì vậy, pháttriển nông thôn mà trọng tâm là phát triển các nghề thủ công truyền thống là mộtgiải pháp quan trọng để giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người laođộng ở nông thôn

Ấn Độ có nhiều LN truyền thống được hình thành từ lâu trong lịch sử vàcòn tồn tại đến ngày nay Bên cạnh nghề nông, hàng triệu nông dân sinh sốngbằng nghề tiểu thủ công nghiệp với doanh thu hàng năm gần 1 tỷ rupi 12

12 TS Mai Thế Hởn, GS.TS Võ Văn Phúc, Phát triển LN truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, HN, 2003, tr.68

Trang 37

Để phát triển nông thôn nói chung, LN nói riêng, Chính phủ Ấn Độ đã cónhững giải pháp:

Một là, lựa chọn những mặt hàng truyền thống có giá trị kinh tế cao và thể

hiện bản sắc văn hóa dân tộc Ấn Độ để thành hàng chủ lực xuất khẩu Chính phủ

Ấn Độ đã nghiên cứu và xác định hàng thủ công mỹ nghệ đồ trang sức và hàng

tơ lụa là hai trong 14 ngành hàng xuất khẩu đặc biệt Riêng chế tác kim cương,kim ngạch xuất khẩu đạt 3 tỷ USD, đứng vào hàng các quốc gia chế tác kimcương lớn nhất thế giới

Hai là, thông qua chiến lược phát triển nông thôn tổng hợp, trong đó có

phát triển tiểu thủ công nghiệp, Chính phủ Ấn Độ đã thực hiện chính sách cấp tíndụng cho dân nghèo ở nông thôn Trong đó 5 năm đã cho 15 triệu người nghèovay 38 tỷ rupi Ngoài ra, Nhà nước còn cho các LN vay vốn trung hạn, dài hạnvới lãi suất thấp để mua máy móc, thiết bị nhằm đổi mới công nghệ Trên 10.000

hộ gia đình sản xuất cơ khí công cụ cổ truyền được vay vốn để trang bị thêmnhững công cụ sản xuất mới, như lò bễ cải tiến, máy gia công kim loại… đểnâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm

Ba là, Chính phủ Ấn Độ đã thành lập Viện thủ công mỹ nghệ để nghiên

cứu kinh tế kỹ thuật phục vụ yêu cầu phát triển ngành nghề cổ truyền, nhưnghiên cứu mẫu mã mặt hàng, tổ chức triển lãm hàng thủ công mỹ nghệ ở cácvùng trong và ngoài nước Đồng thời, Nhà nước thành lập 450 trung tâm đào tạonghề ở các vùng trong nước, trong đó có 13 trung tâm đào tạo nâng cao tay nghềcho thợ cả về thủ công mỹ nghệ cao cấp như đồ ngà, đồ kim hoàn, gốm sứ…Nghề thủ công mỹ nghệ tre, trúc có 35 trung tâm Ngoài ra còn có các trung tâmphát triển công nghệ, thiết kế mẫu mã mới Cùng với việc thành lập các trungtâm để đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, Chính phủ Ấn Độ rất quan tâm tớiđội ngũ nghệ nhân, thợ cả Hàng năm tổ chức giải thưởng cấp quốc gia cho độingũ này để động viên những người thợ giỏi tâm huyết với nghề, mỗi giải thưởng

là 10 triệu rupi và một bộ quần áo của Tổng thống tặng

Bốn là, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng Đây là vấn đề quan trọng có tác

động trực tiếp tới phát triển kinh tế - xã hội nông thôn Kết cấu hạ tầng phát triển

là một giải pháp có ý nghĩa quan trọng để mở rộng ngành nghề trên cả phươngdiện sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, từ đó thu hút lao động phục vụ cho LN

Trang 38

1.3.1.5 Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam và các tỉnh DHNTB

Qua nghiên cứu kinh nghiệm phát triển LN ở một số nước châu Á, có thểrút ra những bài học cho Việt Nam và các tỉnh DHNTB:

Một là, coi phát triển LN, ngành nghề truyền thống là một nội dung cơ

bản trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn Cũng như ViệtNam, Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ là những nước đang phát triển, 2/3 dân cưsống ở nông thôn, mức thu nhập bình quân trên đầu người thấp hơn nhiều so vớithành thị, đời sống vật chất và tinh thần của người dân còn gặp nhiều khó khăn

Vì vậy, để tăng trưởng kinh tế bền vững, thực hiện công bằng xã hội (đây là mụctiêu của tất cả các nước) không thể không chú ý tới bộ phận dân cư sống ở cácmiền quê Chính phát triển LN, ngành nghề truyền thống là góp phần phát triểnkinh tế nông thôn, đưa các làng quê thoát khỏi nghèo đói

Hai là, phát triển LN, ngành nghề truyền thống phải xây dựng thành chiến

lược, chương trình, dự án quốc gia để thu hút, phối hợp nhiều cấp, nhiều ngành,nhiều tổ chức xã hội tham gia, góp sức cùng thực hiện, nếu không thì trách nhiệmphát triển các LN chỉ tập trung vào một số bộ, ngành, do đó không tạo ra được sứcmạnh của toàn hệ thống kinh tế, chính trị, xã hội trong việc tổ chức thực hiện Cácchương trình, dự án phải xác định một số mục tiêu và xây dựng bước đi cụ thể

Ba là, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ, ngành,

từng cấp chính quyền, từng LN trong xây dựng và thực hiện chương trình, dự án.Việc phân cấp này phải theo hướng mở rộng quyền cho chính quyền địa phương

và nhất là chính quyền nông thôn Có cơ chế hoạt động cụ thể cho chính quyềnthôn và các tổ chức xã hội trong lựa chọn và phát triển các sản phẩm của LN

Bốn là, phát huy tính tự lực, tự cường của người dân các LN là chính,

đồng thời phải có chính sách hỗ trợ của Nhà nước, như chính sách thuế, lãi suấttín dụng, đầu tư… cho các cơ sở sản xuất, các hộ ở các LN Chính sách này cần

có sự ưu tiên khác nhau cho các vùng và cho từng loại sản phẩm Hình thức hỗtrợ nên mang tính gián tiếp để tránh tâm lý trông chờ, ỷ lại của người dân vào sựgiúp đỡ của Nhà nước

Năm là, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng nguồn

nhân lực cho các LN

Trang 39

Việc hình thành một đội ngũ lao động có tay nghề cao là rất quan trọng đểđưa tiến bộ khoa học, công nghệ vào quá trình sản xuất kinh doanh ở các LN Vìvậy, các nước đều thực hiện đa dạng hóa công tác đào tạo, bồi dưỡng, như bồidưỡng tại chỗ, bồi dưỡng tập trung, bồi dưỡng ngắn hạn theo phương châm thiếu

gì huấn luyện nấy Xúc tiến thành lập các trung tâm, các viện nghiên cứu để đàotạo một cách có hệ thống mà các cơ sở hoặc địa phương yêu cầu Đồng thời, cácnước còn dành sự quan tâm đặc biệt tới thợ cả và những nghệ nhân tài hoa, cócác hình thức động viên bằng vật chất, tinh thần để tôn vinh họ

Sáu là, tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với các LN.

Kinh nghiệm ở các nước cho thấy, nhiều thập kỷ gần đây vai trò của Nhànước có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế nông thôn nóichung, các LN nói riêng Trước hết, thông qua các văn bản luật, dưới luật, Nhànước tạo ra môi trường pháp lý cho LN hoạt động Ở Nhật Bản, vào những năm

70 - 80, hàng loạt những quy định của pháp luật ra đời nhằm khôi phục và pháttriển nghề thủ công truyền thống Chính phủ Trung Quốc đã ban hành luật về cácXNHT ngày 1 tháng 1 năm 1997 Trên cơ sở các văn bản luật, các nước xâydựng thành chương trình, dự án quốc gia để xác định mục tiêu, cụ thể hoá thành

kế hoạch thực hiện từng năm

Bảy là, thành lập các tổ chức, hiệp hội LN và phát huy vai trò của nó

trong việc hỗ trợ các LN về vốn, đào tạo nguồn nhân lực, tìm kiếm thị trường,quảng bá sản phẩm như ở Nhật Bản thành lập Hiệp hội khôi phục và phát triểnngành nghề truyền thống, Hội nghệ sĩ công nghệ truyền thống, Hội hiệp thương

tổ hợp hàng công nghệ gốm sứ truyền thống cả nước… Ở Ấn Độ, Chính phủthành lập Viện thủ công mỹ nghệ để nghiên cứu kinh tế kỹ thuật phục vụ yêu cầuphát triển LN Trung Quốc xây dựng các trung tâm công nghệ phục vụ XNHT…

Tám là, đẩy mạnh sự liên kết giữa các cơ sở sản xuất, các hộ gia đình

trong các LN, giữa các LN với nhau, giữa các cơ sở sản xuất tiểu thủ côngnghiệp với nông dân trong chế tạo sản phẩm, xác định giá cả, tiêu thụ sản phẩm,đào tạo, bồi dưỡng tay nghề cho người lao động

Chín là, phải biết lựa chọn sản phẩm mang tính đặc thù của từng làng,

từng địa phương dựa trên điều kiện địa lý, kinh tế, lợi thế so sánh và bản sắc vănhóa của từng làng, từng vùng để sản xuất ra sản phẩm đặc trưng cung cấp cho thịtrường trong nước và thế giới

Trang 40

1.3.2 Kinh nghiệm phát triển LN truyền thống ở một số địa phương trong nước

Ở Việt Nam hiện nay, số LN và ngành nghề truyền thống đã lên đến trên

2000, tập trung nhiều nhất là ở vùng đồng bằng sông Hồng, 855 LN, trong đó cónhững LN đã xuất hiện cách đây đến 300, 400 năm Sau giai đoạn thăng trầmvào thập niên những năm 90 của thế kỷ XX, hiện nay các LN ở một số địaphương như Hà Tây (cũ), Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình đã cóbước khởi sắc nhất định

1.3.2.1 Kinh nghiệm của tỉnh Hà Tây (cũ)

Tỉnh Hà Tây (cũ) từ xưa vốn đã nổi tiếng là mảnh đất "LN, làng văn", hiện

có 411 LN, chiếm 1/5 số lượng LN cả nước, với những sản phẩm thủ côngtruyền thống nổi tiếng trên toàn quốc như lụa Vạn Phúc, khảm trai Chuyên Mỹ,hàng mây tre Phú Vinh, tượng gỗ Sơn Đồng, giò chả Tân Ước, nem Phùng, sơnmài Hạ Thái, tranh thêu Quất Động, đồ tiện Nhị Khê Giá trị sản xuất từ khuvực kinh tế này đem về cho Hà Tây khoảng 3000 tỉ đồng mỗi năm Trong đónhiều LN đạt mức doanh thu mỗi năm trên 70 tỉ đồng, giải quyết việc làm cho140.000 hộ nông dân và nhiều lao động ở các doanh nghiệp, hợp tác xã Trongnhững năm gần đây, cùng với sự phát triển của số LN mới, lao động LN tănghàng năm hơn 14%, giá trị sản xuất tăng hằng năm gần 29,2%

Để có được những kết quả trên, chính quyền và nhân dân các LN tỉnh HàTây đã phối hợp cùng thực hiện một số giải pháp sau:

Thứ nhất, kết hợp nhiều nguồn khác nhau để giải quyết vốn cho sản xuất

Để có vốn đầu tư, bên cạnh nguồn vốn tự có (chiếm khoảng 70 - 80% tổng

số vốn đầu tư của các LN), các LN Hà Tây đã huy động nguồn vốn hỗ trợ từ cácchương trình của Nhà nước Nguồn vốn này đến với các LN dưới nhiều hình thứcgián tiếp như: hàng năm tỉnh hỗ trợ kinh phí cho đầu tư xây dựng cơ bản, nhất là

hệ thống cơ sở hạ tầng: điện, đường, trường, trạm ; ngoài ra, các LN còn đượctỉnh hỗ trợ vốn từ các chương trình của Nhà nước như: chương trình xóa đói giảmnghèo, chương trình quốc gia giải quyết việc làm, hỗ trợ khuyến khích phát triểnngành nghề nông thôn và LN (tổ chức các lớp truyền nghề, nhân cấy nghề, đào tạonghề cho người lao động) Tuy nhiên, nguồn vốn này thường nhỏ, khó tiếp cận

Ngày đăng: 02/03/2014, 13:33

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo về tình hình phát triển kinh tế-xã hội của các tỉnh DHNTB qua các năm - Phát triển làng nghề ở các tỉnh duyên hải Nam trung bộ - Thực trạng và giải pháp
gu ồn: Tổng hợp từ các báo cáo về tình hình phát triển kinh tế-xã hội của các tỉnh DHNTB qua các năm (Trang 52)
Bảng 3: Giá trị sản xuất công nghiệp các tỉnh DHNTB - Phát triển làng nghề ở các tỉnh duyên hải Nam trung bộ - Thực trạng và giải pháp
Bảng 3 Giá trị sản xuất công nghiệp các tỉnh DHNTB (Trang 53)
Các tỉnh DHNTB đã đẩy mạnh việc hình thành các Khu kinh tế (KKT), - Phát triển làng nghề ở các tỉnh duyên hải Nam trung bộ - Thực trạng và giải pháp
c tỉnh DHNTB đã đẩy mạnh việc hình thành các Khu kinh tế (KKT), (Trang 54)
Bảng 4: Số lượng LN và cơ cấu LN theo nhóm ngành nghề Tỉnh, thànhTổngsốLNtruyền - Phát triển làng nghề ở các tỉnh duyên hải Nam trung bộ - Thực trạng và giải pháp
Bảng 4 Số lượng LN và cơ cấu LN theo nhóm ngành nghề Tỉnh, thànhTổngsốLNtruyền (Trang 63)
Thực tế khảo sát tình hình phát triển của các loại LN ở các tỉnh DHNTB, chúng tôi rút ra một số nhận xét: - Phát triển làng nghề ở các tỉnh duyên hải Nam trung bộ - Thực trạng và giải pháp
h ực tế khảo sát tình hình phát triển của các loại LN ở các tỉnh DHNTB, chúng tôi rút ra một số nhận xét: (Trang 65)
Bảng 7: Chất lượng cán bộ quản lý ở các cơ sở sản xuất LN vùng DHNTB TỉnhTrình độ  - Phát triển làng nghề ở các tỉnh duyên hải Nam trung bộ - Thực trạng và giải pháp
Bảng 7 Chất lượng cán bộ quản lý ở các cơ sở sản xuất LN vùng DHNTB TỉnhTrình độ (Trang 68)
Bảng 9: Thời gian lao động theo năm của các LN Thời gian làm việc trong nămTỷ lệ (%) - Phát triển làng nghề ở các tỉnh duyên hải Nam trung bộ - Thực trạng và giải pháp
Bảng 9 Thời gian lao động theo năm của các LN Thời gian làm việc trong nămTỷ lệ (%) (Trang 69)
Bảng 8: Tình hình hiểu biết luật của một số chủ hộ ở6 huyện điều tra Chỉ tiêuQuảng NamQuảng Ngãi - Phát triển làng nghề ở các tỉnh duyên hải Nam trung bộ - Thực trạng và giải pháp
Bảng 8 Tình hình hiểu biết luật của một số chủ hộ ở6 huyện điều tra Chỉ tiêuQuảng NamQuảng Ngãi (Trang 69)
Qua số liệu bảng 10 cho thấy: Giá trị sản xuất ở các LN trong 2 năm tăng lên đáng kể, trên 10%, tăng cao nhất là thành phố Đà Nẵng: 12,19%, thấp nhất là  tỉnh Phú Yên: 8,47%. - Phát triển làng nghề ở các tỉnh duyên hải Nam trung bộ - Thực trạng và giải pháp
ua số liệu bảng 10 cho thấy: Giá trị sản xuất ở các LN trong 2 năm tăng lên đáng kể, trên 10%, tăng cao nhất là thành phố Đà Nẵng: 12,19%, thấp nhất là tỉnh Phú Yên: 8,47% (Trang 70)
Bảng 10: Giá trị sản xuất và thu nhập của người lao động LN - Phát triển làng nghề ở các tỉnh duyên hải Nam trung bộ - Thực trạng và giải pháp
Bảng 10 Giá trị sản xuất và thu nhập của người lao động LN (Trang 70)
Bảng 11: Quy mơ đầu tư vốn trung bình tại một số cơ sở LN - Phát triển làng nghề ở các tỉnh duyên hải Nam trung bộ - Thực trạng và giải pháp
Bảng 11 Quy mơ đầu tư vốn trung bình tại một số cơ sở LN (Trang 72)
Bảng 12: Mức độ sử dụng công nghệ ở các cơ sở LN - Phát triển làng nghề ở các tỉnh duyên hải Nam trung bộ - Thực trạng và giải pháp
Bảng 12 Mức độ sử dụng công nghệ ở các cơ sở LN (Trang 73)
Mặc dù số liệu bảng trên chỉ ở một số cơ sở sản xuất của LN nhưng cho thấy quy mô đầu tư vốn cho LN còn rất thấp - Phát triển làng nghề ở các tỉnh duyên hải Nam trung bộ - Thực trạng và giải pháp
c dù số liệu bảng trên chỉ ở một số cơ sở sản xuất của LN nhưng cho thấy quy mô đầu tư vốn cho LN còn rất thấp (Trang 73)
Qua bảng trên cho thấy, trong các lĩnh vực của kết cấu hạ tầng chỉ có trường học và điện sinh hoạt là có điều kiện khá, cịn lại đạt mức trung bình,  riêng thốt nước và internet đạt dưới trung bình - Phát triển làng nghề ở các tỉnh duyên hải Nam trung bộ - Thực trạng và giải pháp
ua bảng trên cho thấy, trong các lĩnh vực của kết cấu hạ tầng chỉ có trường học và điện sinh hoạt là có điều kiện khá, cịn lại đạt mức trung bình, riêng thốt nước và internet đạt dưới trung bình (Trang 90)
Bảng 13: Đánh giá kết cấu hạ tầng trong các LN ở tỉnh Quảng Nam TTLĩnh vựcĐiểm trung bình - Phát triển làng nghề ở các tỉnh duyên hải Nam trung bộ - Thực trạng và giải pháp
Bảng 13 Đánh giá kết cấu hạ tầng trong các LN ở tỉnh Quảng Nam TTLĩnh vựcĐiểm trung bình (Trang 90)
Bảng 14: Kết quả sản xuất mặt hàng đan lát mây, tre - Phát triển làng nghề ở các tỉnh duyên hải Nam trung bộ - Thực trạng và giải pháp
Bảng 14 Kết quả sản xuất mặt hàng đan lát mây, tre (Trang 93)
Bảng 15: Các hình thức đào tạo nghề ở các LN - Phát triển làng nghề ở các tỉnh duyên hải Nam trung bộ - Thực trạng và giải pháp
Bảng 15 Các hình thức đào tạo nghề ở các LN (Trang 94)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w