Phát triển làng nghề ở Duyên hải Nam Trung Bộ: Tiềm năng, thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

Đặc điểm cơ bản của LN

Đồng thời với sự trở về của hình thức sản xuất hộ gia đình theo kiểu truyền thống đã xuất hiện các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, các hình thức hợp tác và hợp tác xã kiểu mới… Trên cơ sở các hình thức tổ chức này và được pháp luật thừa nhận nên sản xuất kinh doanh ở các LN ngày càng đa dạng về quy mô, phong phú về chủng loại sản phẩm và hiện nay, sản phẩm của các LN đã trở thành hàng hóa, được bán trên thị trường trong nước và quốc tế. Mỗi sản phẩm của LN là một tác phẩm nghệ thuật, là những bảo vật vô giá như trống đồng Ngọc Lũ; tượng Phật nghìn mắt, nghìn tay; tranh sơn mài, sơn lụa, trang dân gian; gốm sứ mỹ nghệ,… Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ được sản xuất ra bởi những nghệ nhân khác nhau, những địa phương khác nhau nên có màu sắc riêng, nét văn hóa đặc trưng riêng.

Vai trò của LN trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

Đa dạng hoá sản phẩm, không có nghĩa là sản xuất dàn trải, lãng phí, manh mún và phân tán nguồn tài nguyên, môi trường mà cần đặt nó trong mối quan hệ với không gian địa lý kinh tế, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên và phải bảo vệ được môi trường sinh thái, từng bước xây dựng nông thôn Việt Nam phát triển bền vững, văn minh, hiện đại. Thông qua sự phát triển này sẽ tạo thêm việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người nông dân, đảm bảo cho người dân thỏa mãn với cuộc sống của mình tại làng quê, có tâm lý gắn bó với quê hương, làm giàu chính nơi đã từng sinh ra mình, nuôi mình khôn lớn và như vậy chúng ta thực hiện được phương châm “ly nông bất ly hương” mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.

Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của LN ở nước ta hiện nay

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thống kê từ 38 tỉnh, thành cho thấy đã có 9 LN bị phá sản, 124 LN khác đang sản xuất cầm chừng (chiếm khoảng 10% tổng số LN), 2.160 hộ sản xuất kinh doanh đóng cửa; 468 doanh nghiệp LN hoạt động cầm chừng (chiếm 16% doanh nghiệp LN), mà nguyên nhân chủ yếu là khủng hoảng kinh tế thế giới dẫn tới thị trường LN thu hẹp 8. Qua kết quả điều tra của Cục Chế biến và ngành nghề nông thôn cho thấy trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn và năng lực quản lý của các chủ hộ, chủ cơ sở sản xuất ở các LN nước ta còn thấp, phần lớn chưa được trang bị những kiến thức cần thiết về kinh tế thị trường, về quản trị doanh nghiệp cũng như sự hiểu biết về luật pháp và các chính sách liên quan tới hoạt động kinh tế (có tới 1,3-1,6% chủ hộ không biết chữ, trình độ văn hóa bình quân chỉ đạt lớp 7-8/12, tỷ lệ chủ hộ chưa qua đào tạo từ 51,5-60,8%, đối với chủ cơ sở 43,5%) 9.

Kinh nghiệm về phát triển LN ở một số nước châu Á và bài học đối với Việt Nam

Hai là, phát triển LN, ngành nghề truyền thống phải xây dựng thành chiến lược, chương trình, dự án quốc gia để thu hút, phối hợp nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều tổ chức xã hội tham gia, góp sức cùng thực hiện, nếu không thì trách nhiệm phát triển các LN chỉ tập trung vào một số bộ, ngành, do đó không tạo ra được sức mạnh của toàn hệ thống kinh tế, chính trị, xã hội trong việc tổ chức thực hiện. Bảy là, thành lập các tổ chức, hiệp hội LN và phát huy vai trò của nó trong việc hỗ trợ các LN về vốn, đào tạo nguồn nhân lực, tìm kiếm thị trường, quảng bá sản phẩm như ở Nhật Bản thành lập Hiệp hội khôi phục và phát triển ngành nghề truyền thống, Hội nghệ sĩ công nghệ truyền thống, Hội hiệp thương tổ hợp hàng công nghệ gốm sứ truyền thống cả nước… Ở Ấn Độ, Chính phủ thành lập Viện thủ công mỹ nghệ để nghiên cứu kinh tế kỹ thuật phục vụ yêu cầu phát triển LN.

Kinh nghiệm phát triển LN truyền thống ở một số địa phương trong nước

Thứ năm, thành lập các hiệp hội LN để giao lưu học hỏi kinh nghiệm và điều hành giám sát chất lượng sản phẩm như Hiệp hội thủ công mỹ nghệ LN Hà Tây, Hiệp hội những người làm nghề sơn mài ở Hạ Thái, Hiệp hội nghề rèn Đa Sỹ… Các hiệp hội LN đã góp phần không nhỏ vào việc cùng hợp tác giới thiệu sản phẩm, truyền bá kinh nghiệm, tạo thương hiệu cho sản phẩm và hướng nghiệp, dạy nghề cho thanh niên, góp phần duy trì và phát triển nghề truyền thống, tổ chức quỹ phúc lợi để phát triển mọi mặt văn hoá, xã hội ở nông thôn tỉnh Hà Tây. Tỉnh Bắc Ninh được cả nước biết đến không chỉ bởi những làn điệu quan họ mượt mà, đằm thắm mà còn là địa phương có nhiều nghề thủ công cổ truyền như LN luyện và cán thép Đa Hội, làng mộc Đồng Kỵ, dệt, nhuộm, in hoa ở các xã Tương Giang (Từ Sơn), Hoài Thượng, Song Hồ (Thuận Thành), Cao Đức (Gia Bình), thêu ren Đại Lai (Gia Bình), Tơ tằm Nội Duệ (Tiên Du), Vọng Nguyệt (Yờn Phong), gốm sứ Phự Lóng (Quế Vừ).

TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Ở CÁC TỈNH DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ

Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội có ảnh hưởng tới sự phát triển LN ở các tỉnh DHNTB

Đất nông nghiệp vùng đồng bằng thích hợp cho việc phát triển các loại cây lương thực như lúa, khoai, bắp và các loại cây công nghiệp như mía, đậu, bông, ca cao,… hay các loại cây ăn trái như xoài, dứa, mận, nhãn, mít… Đất dọc ven biển các tỉnh DHNTB chủ yếu là đất pha cát, dù độ màu thấp, năng suất cây trồng không cao và phải sử dụng nhiều nước tưới nhưng lại thích hợp cho việc nuôi trồng thuỷ sản, nhất là nuôi tôm trên cát. + Về khoáng sản: Các tỉnh DHNTB có nguồn khoáng sản khá phong phú và đa dạng về chủng loại: đá granit (Bình Định, Phú Yên); titan và cát thuỷ tinh (phân bố dọc theo bờ biển Quảng Nam, Bình Định), vàng (Quảng Nam, Phú Yên); than, đá vôi (Quảng Nam); nước khoáng (Quảng Nam, Khánh Hòa); mỏ cao lanh, đất sét (Bình Định)… với trữ lượng lớn phục vụ cho công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng như gạch, ngói, gạch ceramic.

Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo về tình hình phát triển kinh tế-xã hội của các tỉnh DHNTB qua các năm
Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo về tình hình phát triển kinh tế-xã hội của các tỉnh DHNTB qua các năm

Tiềm năng phát triển các LN ở các tỉnh DHNTB Một là, LN các tỉnh DHNTB có truyền thống phát triển lâu đời

Biển DHNTB là một trong những vùng biển đẹp nhất của Việt Nam với những bờ biển đẹp như Đà Nẵng, Quy Nhơn, Sa Huỳnh, Ninh Chữ và nhiều suối nước nóng; nơi đây còn có nhiều vịnh và đảo đẹp nổi tiếng như vịnh Đà Nẵng, đảo Cù Lao Chàm, các vịnh Nha Trang, Vân Phong, Cam Ranh.., trong đó bãi biển Đà Nẵng và vịnh Nha Trang được tạp chí Forbeo bình chọn là một trong những bãi biển và vịnh đẹp nhất hành tinh. Với lợi thế là khu vực có nhiều kiến trúc cổ, nhiều di tích văn hóa, lịch sử có giá trị (riêng Quảng Nam có 260 di tích văn hóa, lịch sử), được kết tinh từ sự giao thoa của nhiều nền văn hóa: Sa Huỳnh, Chămpa, Đại Việt, lại là vùng có những di sản văn hóa được UNESCO công nhận, DHNTB trong những năm đến sẽ là điểm đến khá hấp dẫn của du khách, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ ngày càng được tiêu thụ mạnh thông qua con đường du lịch.

Số lượng LN và cơ cấu ngành nghề

Theo sử sách ghi lại, LN truyền thống ở các tỉnh DHNTB được hình thành gắn liền với các cuộc di dân của những người nông dân miền Bắc vào miền Nam, mà điển hình là vào thời nhà Lê năm 1471, diễn ra một đợt di dân tương đối lớn của nông dân vùng Thanh-Nghệ-Tĩnh dưới sự kêu gọi và hỗ trợ của Nhà nước Đại Việt. Đến nay, nhiều LN truyền thống trong vùng ra đời, tồn tại và phát triển từ 300-400 năm, như làng đá mỹ nghệ Non Nước (Đà Nẵng), làng mộc Kim Bồng, làng chiếu Triêm Tây (Quảng Nam), làng rèn Phương Danh (Bình Định), làng gốm Mỹ Thiện, làng dệt chiếu Thu Xá (Quảng Ngãi),….

Số hộ và lao động trong các LN

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các nghề này không phát triển được là do công nghệ đóng tàu thuyền ở các LN lạc hậu, nguyên vật liệu để đóng tàu (gỗ qúy hiếm) ngày càng khó mua, trong khi đó, nhiều doanh nghiệp đóng sửa tàu thuyền Nhà nước hoặc liên doanh có điều kiện sản xuất tốt được thành lập và hoạt động có hiệu quả làm cho nhiều LN không cạnh trang nổi, phải thu hẹp sản xuất. Xem xét về trình độ của cán bộ quản lý ở các LN cho thấy, cán bộ quản lý ở các cơ sở sản xuất LN có trình độ thấp, chiếm tỷ lệ cao; cán bộ quản lý có trình độ cao, chiếm tỷ lệ rất thấp, đặc biệt là đối với các chủ hộ hầu như chưa được trang bị những kiến thức cần thiết trong quản lý sản xuất kinh doanh cũng như các kiến thức về luật pháp, các chính sách có liên quan đến hoạt động kinh tế của mỡnh.

Bảng 7: Chất lượng cán bộ quản lý ở các cơ sở sản xuất LN vùng DHNTB TỉnhTrình độ
Bảng 7: Chất lượng cán bộ quản lý ở các cơ sở sản xuất LN vùng DHNTB TỉnhTrình độ

Giá trị sản xuất và thu nhập của các LN

Dù vậy, trên địa bàn một số huyện thì giá trị sản xuất của LN đóng góp một phần đáng kể vào giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của toàn huyện, như huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) giá trị sản xuất của LN chiếm 72%, huyện An Nhơn (Bình Định) giá trị sản xuất của LN chiếm 67,5% …. Có LN thu nhập bình quân khá cao, như làng đá mỹ nghệ Non Nước (thành phố Đà Nẵng) năm 2007 đạt 6 triệu đồng/lao động/tháng, bên cạnh đó có LN như làng chiếu Cẩm Nê (thành phố Đà Nẵng), cũng trong năm 2007 thu nhập bình quân chỉ đạt 450 ngàn đồng/lao động/tháng.

Vốn và công nghệ

Theo kết quả điều tra cơ bản để xây dựng quy hoạch ngành nghề nông thôn và LN của thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Bình Định, Phú Yên thì nguồn vốn tại cơ sở của doanh nghiệp LN chiếm 48,3%-50%, của một hộ chuyên ngành nghề chiếm 61,7-70%, số còn lại các cơ sở phải huy động vốn bên ngoài, mà phổ biến là từ nguồn vốn tín dụng phi chính thức (vay mượn của người thân trong gia đình, họ hàng, bạn bè, vay nợ của tư thương,…) còn nguồn huy động chính thức (từ ngân hàng thương mại hay hợp tác xã tín dụng, qũy tín dụng nhân dân) rất khó tiếp cận do nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau. Nếu xét theo đặc điểm nhóm nghề thì LN chế biến nông, lâm, hải sản và sản xuất hàng tiêu dùng chủ yếu thể hiện bằng phương pháp thủ công (do tính chất công việc tỉ mỉ), còn lại các nhóm nghề khác, tùy theo công đoạn sản xuất có thể áp dụng nửa cơ khí hoặc cơ khí để có năng suất cao hơn.

Bảng 12: Mức độ sử dụng công nghệ ở các cơ sở LN
Bảng 12: Mức độ sử dụng công nghệ ở các cơ sở LN

Thị trường tiêu thụ sản phẩm và cung cấp nguyên liệu của các LN Thị trường tiêu thụ sản phẩm của các LN vùng DHNTB chủ yếu là tiêu

Các chủ cơ sở ở LN (chủ doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình) vừa sản xuất, vừa tổ chức tiêu thụ sản phẩm của mình trên cơ sở thiết lập các quan hệ bạn hàng, hợp đồng với những người buôn bán tư nhân ở các thành phố, thị xã, hoặc liên kết giữa các doanh nghiệp, các hộ sản xuất với các thương nhân trong làng để xác lập kênh phân phối riêng và hướng vào khai thác một số thị trường. Theo báo cáo của các Sở Công thương các tỉnh, có đến gần 30% LN đang gặp khó khăn vì thiếu nguyên liệu quan trọng, trong đó, khó khăn nhất là LN dệt vải, sản phẩm gỗ, chạm khắc đá, mây tre đan,… Trong các tỉnh DHNTB thì thành phố Đà Nẵng là địa phương khó khăn lớn nhất về nguồn nguyên liệu, vì hầu hết nguyên liệu phải mua ở các tỉnh, thành khác trong nước, như cói, đay, mây, tre,… phải mua ở Quảng Nam, Quảng Ngãi hoặc các tỉnh Tây Nguyên.

Các hình thức tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh trong các LN Sau những năm đổi mới, đặc biệt là từ năm 2000 tới nay, các hình thức tổ

Ngoài việc tổ chức các hợp tác xã sản xuất kinh doanh, các LN như Bầu Đá (Bình Định), mộc Kim Bồng (Quảng Nam),… đã tổ chức hợp tác xã dịch vụ du lịch, gắn sản xuất với tổ chức các tour tham quan LN và bán hàng lưu niệm, qua đó đã tác động thúc đẩy các hộ gia đình phát triển sản xuất, đổi mới mẫu mã sản phẩm để đáp ứng yêu cầu của du khách. LN đá Non Nước (Đà Nẵng) có 20 doanh nghiệp, các hộ sản xuất thông qua đơn đặt hàng của các công ty trách nhiệm hữu hạn mà xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài,… Có thể thấy, cùng với hợp tác xã, các công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân đã tổ chức cung ứng nguyên vật liệu và bao tiêu sản phẩm cho các hộ gia đình, do đó, góp phần thúc đẩy các LN phát triển.

Những kết quả đạt được

Nếu như trước đây thị trường tiêu thụ sản phẩm của các LN Việt Nam nói chung, các tỉnh DHNTB nói riêng, chủ yếu là thị trường nội địa và các nước XHCN Đông Âu và Liên Xô (cũ) và Đông Âu, thì đến nay, thực hiện quá trình hội nhập và cạnh tranh quốc tế, thị trường xuất khẩu của LN đã có mặt ở 163 quốc gia và vùng lãnh thổ. Năm là, kỹ thuật và công nghệ từng bước được đổi mới, nhiều LN đã áp dụng công nghệ tiên tiến làm giảm ô nhiễm môi trường, nâng cao năng lực sản xuất, tăng chất lượng sản phẩm như công nghệ hạn chế môi trường khí thải tại LN dệt Duy Trinh hoặc công nghệ chuyển từ đốt than sang lò ga của công ty gốm Nhạn Tháp (Quảng Nam).

Những hạn chế, yếu kém trong quá trình hoạt động của LN các tỉnh DHNTB

Rất nhiều cơ sở có nhu cầu vay vốn từ ngân hàng nhưng không vay được, nhiều trường hợp có thể vay được nhưng không dám vay vì lãi kinh doanh thu được thấp hơn lãi suất tiền vay tín dụng hoặc vì không có khả năng thế chấp do giá trị tài sản của cơ sở không cao, hoặc vì thời hạn vay của ngân hàng không phù hợp với chu kỳ kinh doanh của họ, nhất là những cơ sở sử dụng nguyên liệu từ nông nghiệp, phụ thuộc vào tính mùa vụ của sản xuất nông nghiệp. Ở thành phố Đà Nẵng, làng đá mỹ nghệ Non Nước, chỉ tính riêng việc dùng axít để tẩy rửa sản phẩm đá, các cơ sở sản xuất nhỏ bình quân mỗi tháng dùng khoảng 600 lít, chưa kể những cơ sở lớn mua từ nơi khác về, hàng năm, LN này tiêu thụ trên 50.000 lít clo-hi-đrít dùng để đánh bóng sản phẩm nhưng hiện nay chưa có biện pháp thu gom nào nên lượng hóa chất thừa từ hoạt động này thấm trực tiếp vào đất gây ô nhiễm cho mạch nước ngầm.

Qua bảng trên cho thấy, trong các lĩnh vực của kết cấu hạ tầng chỉ có trường học và điện sinh hoạt là có điều kiện khá, cịn lại đạt mức trung bình,  riêng thốt nước và internet đạt dưới trung bình
Qua bảng trên cho thấy, trong các lĩnh vực của kết cấu hạ tầng chỉ có trường học và điện sinh hoạt là có điều kiện khá, cịn lại đạt mức trung bình, riêng thốt nước và internet đạt dưới trung bình

Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém 1. Nguyên nhân khách quan

Thứ hai, sang đầu những năm 90, do thị trường truyền thống Liên Xô (cũ) và Đông Âu không còn, LN phải cạnh tranh trong cơ chế thị trường với những sản phẩm cùng loại được sản xuất bằng công nghệ hiện đại của các nước trong khu vực, trong khi hầu hết các LN ở DHNTB chưa đủ điều kiện để thích ứng nên sản phẩm khó tiêu thụ, sản xuất ở nhiều LN bị thu hẹp, tốc độ phát triển chậm, đặc biệt năm 2008 và năm 2009 bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng tài chính thế giới, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của LN hết sức khó khăn. Chẳng hạn như, theo Thông tư số 116/2006/TT-BNN về hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định 66/2006/NĐ-CP ngày 7/7/72006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn, trong đó có quy định về tiêu chí, thủ tục công nhận nghề truyền thống, LN, LN truyền thống và việc xét duyệt tiến hành hàng năm, thế nhưng cho tới nay có tỉnh chưa thực hiện, hoặc có tỉnh thực hiện ra văn bản công nhận LN, LN truyền thống từ năm 2006, song 3 năm trôi qua.

Bảng 14: Kết quả sản xuất mặt hàng đan lát mây, tre
Bảng 14: Kết quả sản xuất mặt hàng đan lát mây, tre

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Ở CÁC TỈNH DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ

Nhóm giải pháp của các cơ quan quản lý nhà nước

Để mở rộng quy mô đào tạo nghề cần tăng cường công tác tuyên truyền như tổ chức tập huấn, hội thảo, lập tờ tin về dạy nghề, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, trên các trang thông tin điện tử của các địa phương, hoặc là tại các chợ việc làm nhằm giúp người lao động biết được hệ thống giáo dục nghề nghiệp đã được ban hành trong luật giáo dục (năm 2005), luật dạy nghề (năm 2007), Nghị định số 139/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục và Bộ luật Lao động về dạy nghề. Đối với chính sách khoa học và công nghệ cần hướng vào tạo nhiều cơ hội cho các chủ cơ sở LN tiếp cận nhanh với các thông tin về mẫu mã, thiết kế sản phẩm, kỹ thuật và phương pháp chế tạo…; quy định bắt buộc hàng năm dành một phần tỷ lệ nhất định từ nguồn kinh phí nghiên cứu khoa học, nguồn kinh phí từ quỹ khuyến công để đầu tư nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ cho các LN; ưu tiên đầu tư cho các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ để phát triển LN mới trong lĩnh vực bảo quản, chế biến.

Nhóm giải pháp của các LN

- Thiết lập các mối liên kết kinh tế giữa các loại hình kinh doanh trong LN với các doanh nghiệp ngoài LN, có thể thông qua việc làm gia công cho các doanh nghiệp lớn ở khu công nghiệp, ở đô thị hay liên kết hỗ trợ nhau về vốn, về tiêu thụ sản phẩm để phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế, tránh được tình trạng chèn ép của các tư thương đối với các doanh nghiệp và hộ sản xuất trong LN. Thứ nhất, ứng dụng công nghệ mới phải phù hợp với đặc điểm phát triển của mỗi LN, như phù hợp với đặc điểm nguồn nguyên liệu hiện có, khả năng tài chính, trình độ chuyên môn của người lao động, và cách thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, để đem lại năng suất cao, giá thành hạ, đồng thời không tạo nên sự căng thẳng về lao động dôi dư và hạn chế đến mức thấp nhất sự ô nhiễm môi trường.