1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu sự phát triển của văn hóa dân gian và văn hóa đô thị: Phần 2

268 2 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 268
Dung lượng 43,38 MB

Nội dung

Nối tiếp phần 1, phần 2 của tài liệuNghiên cứu sự phát triển của văn hóa dân gian và văn hóa đô thị tiếp tục trình bày các nội dung chính sau: Văn hóa dân gian và sự phát triển văn hóa ở một đô thị lớn - Thành phố Hồ Chí Minh; Văn hóa dân gian trong quá trình đô thị hóa; Một số vấn đề về giảng dạy và nghiên cứu văn hóa dân gian đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh; Đôi nét về nghiên cứu văn hóa dân gian đô thị ở nước ngoài;... Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết.

Trang 1

VĂN HÓA DÂN GIAN VÀ SỰ PHÁT TRIEN VĂN HÓA Ở MỘT ĐÔ THỊ LỚN -

THANH PHO HO CHi MINH

PGS TS Phan Xuan Bién 1 Do vị trí địa lý và lịch sử hình thành, Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm nhiều mặt của khu vực Nam Bộ Chẳng bao lâu sau khi được hình thành, Sài Gòn - Gia Định đã trở thành nơi hội tụ của nhiều dòng chảy văn hóa mà trước hết là uăn hóa dân gian truyền thởng của các cộng đồng cư dân cộng cư nơi đây Đại đa

số lưu dân Việt vào khai hoang lập ấp ở xứ Gia Định -

Đồng Nai xưa là những người nghèo khổ, là tầng lớp dân đã nên hành trang văn hóa cơ bản của họ là vốn văn hóa dân gian ở làng xóm quê hương họ Mà như chúng ta đã biết, do bối cảnh lịch sử của nước ta cách đây 300 năm, đa số lưu dân Việt đến Đồng Nai - Gia Định thời bấy giờ là cư dân miền Ngũ Quảng Vốn văn hóa dân gian của họ bao hàm những yếu tố văn hóa truyền thống

Trang 2

Chăm đã được họ thâu nhận, tiếp biến, Việt hóa Vì thế hành trang văn hoá dân gian người Việt vùng Gia Định trở nên rất phong phú và có nhiều yếu tố mới so với văn

hóa dân gian của tộc người Việt xưa kia Bên cạnh người Việt, trên vùng đất Gia Định lúc mới được hình

thành, còn có người Hoa, người Khmer và các tộc người thiểu số khác chung sống Người Hoa đến Nam Bộ ban đầu với tư cách là "khách trú" nhưng sau một thời gian

họ đã nghiệm thấy đây là vùng "đất lành" nên đã "đậu"

lại, không trở về cố hương nữa Họ gồm nhiều thành

phần xã hội khác nhau, đến đây với nhiều mục đích

khác nhau, nhưng phan lớn là dân nghèo "tha hương cầu

thực" Hành trang văn hóa của họ mang theo chủ yếu là văn hóa dân gian chứ không phải "văn hóa chính thống"

của các vương triều Những tín ngưỡng, lễ hội dân gian

(như thờ Bà Thiên Hậu, Quan Thánh Đế Quân, Ông Bổn ) được họ gìn giữ, phát triển để làm điểm tựa tỉnh thần trong quá trình sinh sống ở nơi xa với thân phận

ban đầu là "cô nhi hải ngoại" Và những tín ngưỡng này trải qua một thời gian tổn tại trên đất Gia Định, dường

như đã trở thành "của chung" cho các cộng đồng cư dân trong vùng

Người Khmer và các dân tộc thiểu số sinh sống trên

vùng đất Gia Định xưa với hệ thống tôn giáo - tín

ngưỡng của họ, trong đó chiếm vị trí quan yếu là các yếu

tố dân gian cũng đã có những đóng góp quan trọng vào

Trang 3

Như vậy, ngay từ buổi đầu hình thành Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh đã là nơi tụ hội nhiều nguồn văn hóa dân gian của nhiều cộng đồng cư dân khác nhau

2 Với những lợi thế về địa lí, về tiểm năng con người và kinh tế, Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh có sự phát triển nhanh so với nhiều vùng của đất nước và

hiện nay đã trở thành một đô thị lớn vào loại nhất nhì

của nước ta Chính sự phát triển đó đã tạo ra bối cảnh

và môi trường xã hội quan trọng cho sự vận hành văn

hóa dân gian ở đô thị Hầu như mọi yếu tố văn hóa dân gian của lưu dân mang đến đây hay của cư dân bản địa lúc ban đầu hình thành Sài Gòn - Gia Định đều luôn luôn được đổi mới qua các thời đại lịch sử và tiến trình cuộc sống của cư dân nơi đây Do vậy mà các loại hình văn hóa dân gian ở Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh

dường như không có cái nào tổn tại nguyên dạng như ở những nơi sinh ra nó Và một đặc điểm quan trọng khác

là hầu như đại đa số các loại hình văn hóa dân gian vốn

có nguồn gốc khác nhau, của những cộng đồng cư dân

dân tộc khác nhau nhưng khi đến vùng Gia Định, Nam Bộ, trải qua một thời kì phát triển thì đã trở thành "của

chung" cho mọi người Sự giao tiếp trong hoạt động và hưởng thụ văn hóa dân gian của cư dân vùng này diễn ra thường xuyên và mạnh mẽ Chỉ cần vào một ngôi đình ở vùng đất phương Nam này, chúng ta có thể nhận thấy

Trang 4

được tôn thở trong đình như Thiên Yana, Bạch Mã Thái Giám, Thổ Công, Táo Quân Thổ Thần, Linh Sơn Thánh Mẫu Ngủ Hành Nương Nương Chúa Xứ Thánh Mẫu, Quan Thanh Đế Quân, Chúa Lỗi ARak v.v Lễ hội

Lãng Ông Bà Chiểu dường như là lễ hội của cả cộng

đồng người Việt và người Hoa Lễ hội bà Chúa Xứ lại

càng tụ tập đông đảo cư dân của các dân tộc ở Nam Bộ Sự phát triển mạnh và nhanh của Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh đã tác động đến sự vận hành của văn hóa dân gian theo nhiều chiều hướng khác nhau Môi

trường đô thị và cuộc sống cua cu dân đô thị đã giúp cho một số loại hình văn hóa dân gian ngày càng phát triển, thậm chí có những hiện tượng được lưu giữ và phát triển

hơn cả chính nơi sinh ra nó Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những đô thị có nhiều lễ hội dân gian nhất Từ các lễ hội truyền thống như lễ hội Kỳ Yên

ở đình, lễ hội các nhân vật lịch sử như lễ hội Hùng

Vương, Thánh Gióng, Hai Bà Trưng, Lê Lợi, Lê Văn

Duyệt , lễ hội mang tính lễ nghỉ nông nghiệp theo thời

gian như Thanh Minh, Đoan Ngọ Trung Thu lễ

thượng điền, hạ điền lễ hội giỗ tổ các ngành nghề đến

các lễ hội tôn giáo kết hợp tín ngưỡng dân gian và cả các lễ hội hiện đại đa dạng, tổng hoà nhiều yếu tố văn hóa, trong đó có cả văn hóa dân gian truyền thống đều được

cư dân Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức

thường xuyên và ngày càng mở rộng về qui mô Sài Gòn

- Thành phố Hỏ Chí Minh là một đô thị lớn, có lịch sử

hình thành và tồn tại chưa lầu, thường được mệnh danh là thành phố trẻ, nhưng lại là nơi có khá nhiều cơ sở

Trang 5

hoạt động văn hóa dân gian Cho đến nay, theo thông kê chua thật đảy đủ cũng đã biết được trên địa bàn thành phé co 1.091 cơ sở tín ngưỡng, trong đó có 299 đình, 196 đến các loại 535 miếu Ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện

có 32 miếu Bà Chúa Xứ Ngoài ra còn có 18 đình, 19

miêu Ngũ hành và một số cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau có thờ Bà Chúa Xứ Có lẽ Thành phố Hồ Chí Minh là một đô thị có nhiều cơ sở thờ Bà Chúa Xứ nhất

Thành phố Hỗ Chí Minh không những là đô thị có hoạt động văn hóa dân gian sôi động mà cư dân thành phé là lực lượng rất quan trọng góp phần không nhỏ vào

hoạt động văn hóa dân gian ở các nơi khác, nhất là các tỉnh Nam Bộ Lễ hội Bà Chúa Xứ - Núi Sam (Châu Đốc), Lễ hội Bà Thiên Hậu (Thủ Dầu Một), Lễ hội Dinh Cô (Long Hải) luôn luôn có mặt đông đảo cư dân Thành phố Hồ Chí Minh, nhất là người Việt và người Hoa Điều đó cho thấy rằng, theo tiến trình phát triển đô thị, nhất là

khi đời sống vật chất ngày càng được nâng cao thì nhu cầu hưởng thụ văn hoá, trong đó có văn hóa dân gian của cư dân đô thị cũng ngày càng phát triển Hiện nay,

hoạt động văn hóa dân gian ở Thành phố Hồ Chí Minh

điễn ra theo nhiều khuynh hướng khác nhau Trước hết,

diéu dé nhận thấy là các cơ sở hoạt động văn hóa dân

giaa da không ngừng bị tấn công từ mọi phía, bị thu hẹp

phạm vi, cảnh quan, nhưng "nội thất" lại được đổi mới khang trang hơn, được nhiều người thường xuyên đến

thăm viếng hơn Các lễ hội, như trên đã nói, ngày càng phát triển ram rộ, sôi động hơn Trong đó có những lễ hội giỗ tổ các ngành nghề ngày càng được trân trọng và

Trang 6

phát triển theo nhịp độ đơ thị hố, phát triển tiểu, thủ

công nghiệp và công nghiệp Tín ngưỡng phát triển rất

đa dạng, phức tạp, đan xen nhiều yếu tố, trong đó có cả

mê tín dị đoan, có cả những hiện tượng mang tính "hổ lốn", ngoại lai, kịch cỡm Các trò chơi dân gian, có cái đã

biến mất, có cái bị hạn chế dần, nhưng cũng có những trò chơi ngày càng phát triển như trò chơi cá kiểng,

chim, hoa, cây kiểng v.v Văn hoá ẩm thực đang được

cố gắng phục hồi với rất nhiều kiểu thức nhưng rất nhốn

nhao, lai tạp Hát ru, hò vẻ, hát đối đáp gần như đã mai một, dù có được quan tâm để khôi phục nhưng chỉ ở

dạng nghiên cứu, bảo tồn và biểu diễn, không gắn bó tự

nhiên với cuộc sống

Những động thái trên đây, nhìn chung là theo qui luật khách quan, nhưng không coi thường những ảnh hưởng, tác động của yếu tố chủ quan Những định hướng

phát triển văn hóa của Đảng và Nhà nước có tác động

lớn đến sự vận hành theo chiều hướng tích cực của văn

hóa dân gian, góp phần đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn

hóa của nhân dân Nhưng cũng không ít sự quản lí bất cập và lỏng lẻo, thiếu khoa học, đã không có tác dụng uốn những dòng chảy văn hóa lệch lạc theo hướng tích cực, thậm chí còn góp phần tạo nên những lệch lạc, tiêu cực Đó là điều cần lưu tâm thoả đáng trong việc nhận

diện và phát triển văn hóa dân gian trong sự phát triển văn hóa đô thị hiện nay

3 Việc nhận diện nguồn gốc, bản chất, động thai

của các loại hình văn hóa dân gian ở đô thị Sài Gòn -

Thành phố Hồ Chí Minh, từ trước đến nay đã được nhiều

Trang 7

người quan tâm và thực hiện Có thể nói, cho đến nay trên địa bàn Thành phố Hỗ Chí Minh đã có nhiều cơ quan nghiên cứu về văn hóa dân gian như các Viện, Trung tâm nghiên cứu Khoa học xã hội và Nhân văn, các cơ quan văn hóa, các Trường Đại học Đã có nhiều công

trình theo nhiều thể loại như chuyên khảo khoa học, bài

báo, văn học, nghệ thuật về văn hóa dân gian Sài Gòn -

Thành phố Hồ Chí Minh được công bố Các loại hình văn

hóa dân gian như văn học dân gian, lễ hội, phong tục, tín ngưỡng, nghệ thuật, tri thức dân gian v.v đã được nghiên cứu và khai thác ứng dụng theo nhiều góc độ khác nhau

Văn hóa dân gian của các cộng đồng cư dân của

Thành phố, từ người Việt đến người Hoa, Khmer, Chăm

đều đã được nghiên cứu, tuy mức độ có khác nhau

Kết quả sưu tầm, nghiên cứu trong thời gian qua đã

đóng góp quan trọng vào sự bảo tổn, gìn giữ và phát

triển văn hóa dân gian đô thị, đáp ứng nhu cầu đời sống

tỉnh thần, tâm linh của dân chúng, góp phần làm cho đời sống văn hóa đô thị thêm phong phú, đa dạng

Tuy vậy, công tác sưu tầm, nghiên cứu văn hóa dân

gian ở Thành phố Hỗ Chí Minh trong thời gian qua còn

Trang 8

kì phát triển nhanh và mạnh như hiện nay Ngay cả những câu hỏi về những hiện tượng thông thường, tràn lan khắp nơi trong đô thị và đời sống cư dân đô thị hiện nay như là hiện tượng đi lễ, cúng bái, kiêng kị, nhang

khói, đốt hàng mã là cái gì trong tư duy và đời sống tâm linh của họ cũng chưa có câu trả lời ở các nhà khoa

học cũng như các nhà quản lí Đã không trả lời được thì

làm sao có định hướng và giải pháp phù hợp?

Công tác nghiên cứu và giới thiệu văn hóa dân gian ở Thành phố Hồ Chí Minh còn khá nhiều việc phải làm Các tổ chức hữu quan về lĩnh vực này cần có sự phối hợp, cộng tác chặt chẽ hơn nữa Nói đến đây, mới nhớ

đến một điều đã có nhiều người để cập từ lâu nhưng nay

vẫn chưa trở thành hiện thực Thành phố Hồ Chí Minh đã có hàng chục Hội khoa học và văn học nghệ thuật,

nhưng lại chưa có Hội uăn nghệ dân gian như ở nhiều

địa phương khác Thiết tưởng, đây là một việc cụ thể đòi

hỏi phải cân nhắc, suy nghĩ nghiêm túc trong sự nghiệp phát triển văn hóa Thành phố theo tỉnh thần và nội

dung Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ V (khoá VIII về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm

đà bản sắc dân tộc.”

“ Tac gia la thanh uỷ viên, Phó Trưởng ban Tư tưởng văn hoá của Thành uỷ thành phế Hồ Chí Minh; Giám đốc Trung tam

Khoa học xã hội và nhân văn thành phố Hỗ Chí Minh

Trang 9

VĂN HOÁ DÂN GIAN

TRONG Q TRÌNH ĐƠ THỊ HỐ

(TỪ THỰC TIỀN VÙNG ĐẤT NAM BỘ)

PGS, TS Phan An - Nguyễn Thị Nhung

hoảng hơn thập kỷ qua, tốc độ đơ thị hố ở Việt Nam được gia tăng nhanh chóng Nam Bộ cũng trong tình

trạng chung đó, nhiều người nói vui rằng anh nhà nông thức dậy buổi sáng bỗng thấy mình là thị dân, xã ấp trở

nên phường khóm! Đơ thị hố là sự phát triển tích cực của cuộc sống hôm nay khi đất nước bước vào thời kỳ công

nghiệp hóa, hiện đại hố Đơ thị hố đem lại nhiều sự vui

mừng, nhưng cũng không ít những hệ quả, khiến nhiều diéu ban khoăn lo lắng, có nhiều cái được cả những cái mất Trong bài viết nhỏ này, chúng tôi muốn để cập đến

một vài suy nghĩ về văn hoá dân gian trong quá trình đô thị hoá hiện nay, và điều đó thực hiện từ góc nhìn và hiểu

biết về vùng đất Nam Bộ

Trang 10

Minh, khu vực đô thị đã mở ra nhiều vùng vốn trước đây thuộc các huyện ngoại thành chuyên sản xuất nông

nghiệp Tình trạng mở rộng đô thị cũng dễ dàng nhận

thấy tại nhiều tỉnh quanh thành phố Hồ Chí Minh như

Long An, Bình Dương, Đồng Nai và xa hơn là Tiển

Giang, Cần Thơ, An Giang Không lâu trước đây đi từ thành phố Hồ Chí Minh đến Thủ Dầu Một (Bình Dương), Tân An (Long An) còn là những vùng đất ruộng lúa

rộng lớn, vậy mà nay hai bên đường chật kín phố lầu,

các khu chế xuất, khu công nghiệp , đông đảo người nhập cư từ các nơi kéo về sinh sống, lao động, tạo nên

nhiều tụ điểm dân cư mới

Đô thị hoá cũng là một quá trình chuyển đổi không

chỉ về các hoạt động kinh tế, mà còn cả về đời sống văn

hoá, những quan hệ xã hội, phương thức sống và ứng xử

Đó là sự chuyển dịch từ nếp sống của một bộ phận cư

dân nông thôn trở thành thị dân sinh sống ở đô thị Văn hố của nơng dân và thị dân có sự khác biệt nhau, một bên là sản phẩm của nền sản xuất nông nghiệp, một bên là của các hoạt động kinh tế công nghiệp và thương mại Quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng cũng có sự dị biệt, ở

nông thôn là quan hệ láng giềng kết hợp với quan hệ

huyết thống, còn ở đô thị là quan hệ giữa những người cùng ngành nghề, cùng cơ sở sản xuất thương mại và dịch vụ Quan hệ cuộc sống của thị dân là quan hệ trong một cơ chế sản xuất hàng hoá, kinh tế thị trường có tính chất mở, ngược lại ở nông thôn là nền kinh tế tự cung tự cấp, khép kín Nếp sống của nông dân dịch chuyển với

Trang 11

tốc độ chậm chạp, thời gian rỗi nhiều hơn, còn tốc độ

sống của thị dân thì nhanh chóng, bận rộn, lịch trình chặt chẽ

Văn hoá dân gian ở Nam Bộ là sản phẩm của đại đa số nông dân, những người lấy sản xuất nông nghiệp làm

chính Nam Bộ là vùng đất mới khai phá so với nhiều

vùng đất phía bắc của nước ta, văn hoá dân gian Nam Bộ được định hình và phát triển cùng với quá trình khai khẩn đất đai, lập làng xóm của những người nông dân

Nam Bộ Vì vậy, ngoài những nét chung với cả nước, văn hoá dân gian Nam Bộ còn có những nét riêng Văn hoá

dân gian Nam Bộ ghi dấu quá trình lao động mở nước và

giữ nước của người nông dân vùng đất phía nam tổ quốc

Ở đây ngoài những yếu tố Việt còn có sự hội tụ gặp gỡ với những văn hoá Hoa, Khmer, và các dân tộc anh em khác cùng cộng cư trên đất Nam Bộ Văn hoá dân gian

Nam Bộ là sự thể hiện thiên nhiên và con người Nam Bộ

với những nét, những tính cách riêng của vùng đất này €ó lẽ cũng chỉ ở Nam Bộ mới có những câu ca dao như

thế này, vừa nói được sự giàu có của thiên nhiên vừa đậm đà tình nghĩa của con người một cách chân chất nhưng cũng rất phóng khoáng:

Thương chồng nấu cháo le le Nấu canh bông bí, nấu chè hạt sen

Hoặc:

Ra đường gặp 0t cũng lùa

Gặp gái cùng ghẹo, gặp chùa cũng tu

Trang 12

Cũng là truyện cười dân gian đó, nhưng rõ ràng bác

Ba Phi ở Nam Bộ với ông Trạng Quỳnh, Trạng Lợn ở miền Bắc có khác biệt nhau về nhân vật, tính cách, và cả 1é lối tư duy nữa Đấy là chưa kể những câu vọng cổ, cách nói lái Văn hoá dân gian Nam Bộ quả thật là đa dạng và phong phú Rất tiếc, cho đến nay chưa có nhiều

công trình nghiên cứu, đặc biệt là nghiên cứu đối sánh giữa văn hoá dân gian Nam Bộ và văn hoá dân gian giữa các vùng đất khác trong nước để hiểu thêm về đặc điểm

dân gian Nam Bộ Tuy nhiên, có thể khẳng định, văn hoá dân gian Nam Bộ đã góp phần làm giàu có và rực rỡ

cho văn hoá Việt Nam

Q trình đơ thị hố, đã tác động đến văn hoá dân gian ở Nam Bộ trên nhiều phương diện vật chất cũng như tỉnh thần, tốc độ đơ thị hố càng nhanh, sự tác động

càng mạnh mẽ hơn Có thể chọn cái đình làng, mà theo chúng tôi là nơi quy tụ nhiều mặt của đời sống văn hoá dân gian ở Nam Bộ để xem xét, như một dẫn liệu về văn hoá dân gian trong tiến trình đô thị hoá ở Nam Bộ, và

rộng hơn là nhiều vùng đất khác trong nước 6 thanh

phố Hồ Chí Minh có hơn 200 ngôi đình trong nội và

ngoại thành Không kể những ngôi đình ở nội thành, còn

lại số đình làng ở ngoại thành nhiều hơn, và những ngôi

đình này đang có những thay đổi khi vùng đất ngoại

thành nhanh chóng bị đô thị hoá Mấy năm trước đình

còn của làng, còn hội làng, còn những diễn tuồng, hát bội trong lễ kỳ yên Còn bây giờ thì sao? Nhiều ngôi đình

đã bị vây bọc trong các khu phố, chung quanh là những

cao ốc, các kiến trúc xi măng và sắt thép Bộ phận dân

Trang 13

cư của làng có đình, dân tản mát khắp nơi, đất ruộng

chuyển nhượng thành xây nhà, xây cơ sở sản xuất (ấy là

chưa kể không ít đình bị biến thành cơ sở sản xuất hoặc kho bãi vật tư, nguyên liệu) Hội làng vào dịp kỳ yên không còn chú trọng, vài ba bô lão gắn bó với đình, cùng một ít dân làng cũ còn trụ được, nhiều hơn là khách tham quan du lịch hiếu kỳ tham dự như một hoài cổ!

Cái đình trong cơn đơ thị hố đã trở nên lạ lẫm, chợt

đổi thay Những thợ thủ công, thương nhân, nói chung là những thị dân chung quanh cái đình ấy không còn gì gắn bó mấy, họ đâu có cần đến sự che chở của Thành hoàng được thờ phụng ở đình nữa Những thợ thủ công đã có những vị tiên sư tổ nghề của họ phù trợ, và các vị

thương nhân tìm đến các Bà Chúa Xứ, Bà Đen, Bà Thiên Hậu để sùng bái, nhờ vả, cả việc vay tiền để buôn bán

Lễ hội kỳ yên của đình không còn như trước nữa, cơ hội hưởng thụ và sáng tạo văn hoá dân gian ở chốn thị

thành dần nhạt nhòa và mai một Không chỉ cái đình, mà nếp sống dân gian nơi làng xóm, những nhu cầu văn hoá dân gian của người nông dân sau khi làng biến

thành phố cũng thay đổi Ở thành phố bây giờ nếp sống

công nghiệp, những tiện nghi cuộc sống vật chất và tỉnh thần đã chiếm ngự, và đó cũng là một tất yếu của đơ thị hố, của sự phát triển Người ta không thể làm lễ hạ điển và thượng điền cho một xí nghiệp sản xuất với máy

móc hiện đại được!

Trang 14

nhập vào Chúng tôi muốn lưu ý đến khía cạnh mà

nhiều người gọi là đoờn cầu hod, dang lam cho văn hố

đơ thị trở nên đa dạng và phức tạp hơn Điều đó cũng có nghĩa là văn hoá dân gian trước sự đối diện và thách đố bởi một khối lượng văn hoá ngoại nhập và đến từ nhiều nơi trên thế giới Những phương tiện truyền thông hiện đại đã giúp cho người thành phố đón nhận nhiều nguồn

thông tin văn hoá hơn, cũng như nhanh chóng hơn so với

ở nông thôn, và họ có nhiều cơ hội để lựa chọn những gì

cần thiết, phù hợp trong đời sống văn hố Lớp trẻ ở đơ

thị hiện nay khá nhạy cảm với văn hoá ngoại nhập, nhất

là trên lĩnh vực nếp sống, ứng xử, giải trí Đó cũng là

một xu thế, bởi không ít văn hoá ngoại nhập phù hợp và

đáp ứng cho nhu cầu phát triển hôm nay, của tầng lớp

thị dân, của lớp trẻ không chỉ riêng thành thị mà cả nông thôn Và cũng không phải không có một số sản phẩm của văn hoá dân gian không còn phù hợp, hoặc không cần thiết cho cuộc sống hiện đại hôm nay

Thực tế, không phải chỉ đến hôm nay mới có chuyện

đô thị hóa, mà hôm nay tốc độ của đô thị hoá có phần

nhanh chóng hơn trước Từ đầu thế kỷ XX, vùng đất Sài

Gòn - Chợ Lớn - Gia Định đã sớm trở nên một đô thị, và

đến giữa thế kỷ, Sài Gòn là một trong những thành phố

lớn ở Đông Nam Á Sài Gòn lúc đó không chỉ là nơi tụ

hội của văn hoá ở trong nước, mà còn là nơi gặp gỡ của nhiều văn hoá trong khu vực và nhiều nơi trên thế giới Văn hoa dan gian Nam Bộ ở Sài Gòn lúc đấy hẳn đã qua

nhiều lần thử thách Rồi một thế kỷ qua đi, đến hôm nay

thành phố Hồ Chí Minh đang phát triển Giữa thành

Trang 15

phố hôm nay, theo chúng tơi văn hố dân gian vẫn còn đó, vẫn dễ dàng nhận ra văn hoá dân gian trong nếp sống, cách ứng xử, ngôn ngữ của người Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh Vẫn còn đó những người tâm huyết, cố gắng gìn giữ và phát huy vốn văn hoá dân gian trong cuộc sống đương đại của thành phố Đó là những câu lạc bộ, những nhóm bạn, những nhà sưu tầm văn hố dân gian mà khơng ít có sự hiện diện của người trẻ tuổi Cho đến giờ, chúng tôi nghĩ, không ai có thể nói ở thành phố Hồ Chí Minh khơng cịn văn hố dân gian Thực tế đó, cho thấy nên chăng những người nghiên cứu

nên nghĩ đến một loại hình oờn hoá dân gian đô thị để

lý giải sự tổn tại và chuyển đổi văn hoá dân gian phù

hợp với quá trình đơ thị hố

Văn hố dân gian sẽ đi về đâu trong công cuộc đô thị hoá hiện nay? Câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn, trăn trở, không chỉ với những nhà nghiền cứu, mà cả với

một thế hệ thị dân đã có một thời từng đắm mình trong

văn hoá dân gian, trong lời ru của mẹ, của câu ca vọng cổ, của lễ hội đình làng Để lý giải câu hỏi trên là điều không đơn giản, ở đây tôi muốn nói đến sức sống của văn hoá dân gian, mà thực tiễn văn hoá dân gian ở vùng đất

Nam Bộ gợi nên nhiều suy nghĩ Văn hoá dân gian là một bộ phận quan trọng của văn hoá nước ta nói chung, văn hoá dân gian mang tính truyền thống, và bản thân

có sự phát triển, chuyển đổi phù hợp với sự phát triển

của cuộc sống Văn hoá dân gian đáp ứng những nhu cầu quan trọng và thiêng liêng của mỗi cá nhân và cộng

đồng, đang tổn tại và phát triển Vì vậy, quá trình đô thị

Trang 16

hoá có những tác động đến văn hoá dân gian, nhưng không vì vậy mà văn hoá dân gian bị xoá bỏ, hoặc bị gạt ra một bên lề như một kỷ niệm về thời quá khứ khi nơi đây còn là một làng quê, xóm ấp Ổ đô thị, văn hoá dân gian vẫn còn là một nhu cầu quan trọng của đông đảo thị dân, dù những thị dân này có đời sống công nghiệp hoá, hiện đại hoá, dù tiếp cận với nhiều loại hình văn hố do tồn cầu hoá đem lại Văn hố dân gian ở đơ thị không phải là một sự hoài cổ hoặc một loại đặc sản của một tầng lớp thị dân, mà nó có những vai trò nhất định

trong sự phát triển của đô thị, trước hết là văn hoá Văn hoá dân gian đô thị vẫn sẽ tiếp nối truyền thống văn hoá

dân gian trước đó, giúp cho mọi người ổn định, cân bằng

hơn trong cuộc sống, giúp bảo vệ tính nhân văn và đạo đức cho quan hệ con người với con người ở đô thị Văn

hoá dân gian trong q trình đơ thị hố, vừa là sự tiếp nối truyền thống, vừa có sự chuyển đổi để phù hợp với nhu cầu phát triển Cũng có thể, chính vì thế, mà văn hoá dân gian trong q trình đơ thị hố phong phú hơn, đa dạng hơn vừa giữ được cái chất dân dã - bình dân, vừa mang đậm đà bản sắc dân tộc, làm giàu thêm cho

văn hoá Việt Nam trong thời buổi công nghiệp hoá, hiện

đại hoa dat nude.”

PGS, TS Phan An công tác tại Viện Khoa học xã hội tại thành

phố Hồ Chí Minh (thuộc Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn

Trang 17

CAN PHÁT TRIỂN CÂN ĐỐI CẢ

VĂN HOÁ DÂN GIAN VÀ VĂN HOÁ BÁC HỌC TRÊN BƯỚC ĐƯỜNG HIỆN ĐẠI HÓA

Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Tiến sĩ Hồ Bá Thâm

1- Như chúng ta đã biết, chính từ nhu cầu mà hình thành nên động lực của sự phát triển, từ động lực hình

thành nên xu hướng phát triển Do đó, để chủ động trong

việc xây dựng nền văn hoá đô thị ở thành phố Hồ Chí

Minh, chúng ta cần phát hiện cho được những đòi hỏi,

những nhu cầu, những xu hướng trong hoạt động, trong sự vận động đời sống văn hoá như một dòng chảy từ quá

khứ - hiện tại đến tương lai Trong cuộc sống của mỗi

người, hay của dân tộc đều cần cả văn hoá dân gian (văn hoá bình dân) và văn hoá bác học (văn hoá chuyên

nghiệp) với mức độ này hay mức độ khác Mỗi thời kỳ

lịch sử những đòi hỏi ấy, những nhu cầu ấy là khác

Trang 18

hiện đại hoá và giao lưu văn hoá, ta thường tiếp cận và phát triển văn hoá bác học, chuyên nghiệp mà có lúc coi nhẹ văn hoá dân gian, hoặc văn hoá dân gian bi lan at,

bị teo đi, hoặc phát triển lệch hướng.'

Chính vì vậy, một trong những vấn để mà chúng tôi

thấy cần phải nêu ra và làm rõ ở đây là trong quá trình

xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến đậm đà

bản sắc dân tộc ở thành phố Hồ Chí Minh trên bước

đường hiện đại hoá trong bối cảnh cơng nghiệp hố, hiện

đại hoá đất nước đó là việc giải quyết mối quan hệ giữa uăn hoá dân gian 0à 0uăn hoá bác học trong sự định hướng phát triển Đó là một trong những vấn đề sẽ soi sáng sâu sắc giữa truyền thống và hiện đại, giữa bản sắc dân tộc của văn hoá và tính tiên tiến của nó Tất nhiên, đó là những quan hệ khác nhau chứ không phải hoàn

toàn là một Tức là bản sắc dân tộc thấm đượm trong cả

văn hoá dân gian và văn hoá bác học, cả trong văn hoá

truyền thống và văn hoá hiện đại đang xây dựng; văn

hoá dân gian và văn hoá bác học trong truyền thống

cũng có những yếu tố tiên tiến nhất định; hoặc văn hoá truyền thống bao gồm cả văn hoá dân gian và văn hoá

bác học trong lịch sử; cũng như vậy phát triển văn hoá

dân gian và văn hoá bác học ngày nay cũng phải thấm đượm tính hiện đại, tính tiên tiến Do đó, khi xem xét quan hệ giữa văn hoá dân gian và văn hoá bác học là một lát cắt thuộc loại khác để nghiên cứu sự phát triển nền văn hoá trong lịch sử và đặc biệt là trong hiện tại và

tương lai kể cả tầm quốc gia, tầm địa phương tỉnh -

Trang 19

Nghiên cứu về lịch sử tư tưởng Việt Nam hay lịch sử văn hoá Việt Nam, chúng ta thấy răng đều có hai dòng văn hoá dân gian và bác học Nhưng trong công tác nghiên cứu cũng như trong hoạt động thực tế thường quan tâm nhiều hơn về văn hoá bác học Văn hoá bác học là văn hoá mang tính chất chuyên nghiệp có hệ

thống, có tác giả tất nhiên đó là đỉnh cao của văn hoá

đân tộc cần phải nghiên cứu sâu để phát huy Nhưng không thể cũng coi nhẹ nghiên cứu và phát huy văn hoá

dân gian trong kho tàng truyền thống của dân tộc Văn

hoá dân gian là các loại hình văn hoá không có tính

chuyên nghiệp, do quần chúng, những tầng lớp bình dân sáng tạo ra và thưởng thức và hoạt động - đó là dạng văn hoá mang tính chất cơ sở, nền tảng, nguồn sống của một nền văn hoá Trong hoạt động thực tiễn của các

lãnh tụ chính trị, hoặc các nhà văn hoá lớn thường là

biết khai thác và sử dụng cả hai vốn văn hoá nói trên

Đại thi hào Nguyễn Du chẳng hạn với Truyện Kiều là

một kiệt tác kế thừa được cả tỉnh hoa văn hoá dân gian và bác học trên lĩnh vực thi ca Hỗ Chí Minh trong qua

trình sáng tạo tư tưởng và văn hoá cũng như quá trình

hoạt động thực tiễn không chỉ biết kế thừa sử dụng tư

tưởng văn hố bác học Đơng Tây, Việt Nam và nhân loại

mà còn đặc biệt biết kế thừa phát huy vốn văn hoá dân

gian phong phú của dân tộc Phó Giáo sư Vũ Ngọc Khánh với tác phẩm Minh triết Hồ Chí Minh do Nhà

xuất bản Văn hoá mới ấn hành trong năm 1999 đã phân tích một cách có hệ thống và sâu sắc việc Hồ Chí Minh kế thừa vốn văn hoá dân gian (Folklore) trong quá trình

Trang 20

nhận thức và hoạt động của mình một cách có hiệu quả

Trong nghiên cứu tư tưởng Việt Nam, có tác giả chỉ nghiên cứu tư tưởng văn hoá bác học, hoặc văn hoá dân gian Nhưng có tác giả đã chú ý nghiên cứu cả hai mặt đó, chẳng hạn tác giả Đào Duy Anh với Việt Nam văn hoá sử cương, hoặc Nguyễn Đăng Thục với Lịch sử tứ tưởng Việt Nam (7 tập) do Nhà xuất bản thành phố Hỗ Chí Minh tái bản, đã dành một vị trí tương đối xứng đáng cho tư tưởng văn hoá dân gian - tư tưởng văn hoá bình dân; hơn nữa lại là phần đầu tiên mang tính chất

nền tảng để hiểu sâu sắc văn hoá bác học và đặc biệt là hiểu tâm hồn, trí tuệ, tư duy, phong cách, khí phách của

con người Việt Nam và dân tộc Việt Nam O day, tác giả đã làm rõ hai khuynh hướng, hai nội dung cơ bản trong

văn hoá dân gian làm cơ sở cho sự hình thanh tam giáo

đồng nguyên ở Việt Nam Đó là tư tưởng uăn hoá than

tiên, tâm linh uà tỉnh thân dân tộc nhân sinh được biểu

hiện tập trung thông qua hình tượng hang động - mộ cổ

uà trống đông và được thể hiện trong các loại hình văn

hoá dân gian (lễ hội, kiến trúc, văn nghệ ) khác

Nước ta trong lịch sử, văn hoá bác học có phát triển nhưng chưa toàn diện, chủ yếu thể hiện trong các học thuyết chính trị, đạo đức, tôn giáo (Nho - Đạo - Phật), hoặc chủ nghĩa yêu nước, hoặc những tác phẩm văn học còn lĩnh vực khoa học tự nhiên hầu như rất hiếm Trong

khi đó văn hoá dân gian bao gồm các sáng tác ca dao, tục

ngữ, các truyền thuyết, các ngụ ngôn, các hình thức lễ

hội, các hình thức tín ngưỡng và tôn giáo bình dân phát triển rất phong phú, có lịch sử lâu đời và sâu đậm

Trang 21

Đó là cội nguồn của văn hoá Việt Nam, thể hiện tập trung tâm hồn, trí tuệ và bản sắc văn hoá Việt Nam Đọc tập Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam của Vũ Ngọc Phan, các truyện cổ tích và truyền thuyết Việt Nam, hoặc Việt Nam uăn hoá sử cương của Đào Duy Anh, hoặc Lịch sử tư tưởng Việt Nam của Nguyễn Đăng Thục (tập 1),

chúng ta càng thấy rõ điều đó Đánh giá như vậy không chỉ do người Việt Nam chúng ta cảm nhận được mà

nhiều tác giả ở phương Tây và Trung Hoa khi tiếp xúc với văn hoá Việt Nam, với dân tộc Việt Nam đặc biệt trong thời kỳ trước đây đã ngạc nhiên và đánh giá cao

nền văn hoá dân gian Việt Nam

2- Trước thời kỳ cách mạng, nhiều hoạt động văn hoá dân gian được phát triển một cách tự nhiên, đặc biệt

là các hình thức lễ hội truyền thống, tất nhiên có lĩnh vực mang tính tự phát ẩn chứa những biểu hiện của mê

tín dị đoan, những hủ tục lạc hậu Nhưng khi chuyển sang thời kỳ cách mạng và kháng chiến, đặc biệt là thời

kỳ của nền kinh tế tập trung và bao cấp tuy đã có nhiều cố gắng xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trên cả hai mặt văn hoá bác học và văn hoá dân gian, nhất là việc xây dựng đời sống mới Với sự quan

tâm của Đảng và của Bác Hồ thành tựu đạt được là rất lớn không thể phủ nhận Nhưng có một thực tế không

thể bỏ qua là có lúc, có nơi nhân danh chống mê tín dị đoan đã rơi vào bệnh cực đoan, qua dé cao duy lý đã đi đến những hành động không đúng và sai lầm như hạn

Trang 22

sinh hoạt văn hoá dân gian vốn là sản phẩm của sự sáng tạo dân tộc trong nhiều nghìn năm, đầy sức sống

Từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới và mở cửa

chúng ta đã nhận ra bệnh chủ quan duy ý không chỉ

trong lĩnh vực kinh tế, chính trị mà kể cả trong lĩnh vực

văn hoá xã hội, với cơ chế kinh tế mới, nền văn hoá Việt Nam không chỉ có điều kiện hội nhập và phát triển theo hướng hiện đại trong văn hoá bác học mà còn đặc biệt

phục hồi, bảo tôn và phát huy tỉnh hoa tư tưởng và vốn

văn hoá dân tộc trong lĩnh vực văn hoá dân gian trên

tỉnh thần kế thừa và đổi mới Các hình thức nghệ thuật

cổ truyền, văn hoá lễ hội, kiến trúc cả những hình

thức cũ và mới được khuyến khích phát triển Phát triển

lĩnh vực văn hoá này bao gồm cả mặt hiện thực nhân sinh và kể cả lĩnh vực tâm linh, đã làm tươi mới, phong

phú, mang lại sức sống cho tâm hồn của dân tộc cũng

như mỗi người dân trong thời kỳ phát triển mới Đồng

thời với văn hoá dân gian, đã phát triển nền văn hoá bác học lên một trình độ mới về chất Nhưng ở đây cũng lại

có những hình thức thủ tục như ma chay, bói toán, mê tín dị đoan có mặt phục hồi lại như cũ, mang tính tự

phát, cực đoan cần phải phê phán và loại bỏ

Với xu hướng hiện đại hoá đất nước, sự phát triển

mạnh mẽ của văn hoá bác học, của khoa học công nghệ

và lối sống hiện đại thì càng cần hơn bao giờ hết phát

triển hơn nữa lĩnh vực văn hoá truyền thống, nhất là các hình thức văn hoá dân gian Điều đó không chỉ có ý

nghĩa để giữ gìn bản sắc, bản lĩnh văn hoá dân tộc mà

Trang 23

văn hoá nói chung và trong tâm hồn, tư tưởng của mỗi con người Việt Nam nói riêng Quả là chúng ta đã nhận ra rằng không chỉ cần văn hoá bác học mà rất cần sự sinh động, tươi mới, phong phú, trực quan của văn hoá

dân gian; không chỉ cần nhu cầu về duy lý mà cả như

cầu về tâm linh; không chỉ cần thực hiện nhân sinh, cần

thiên nhiên mà còn cần cả cái văn hố tơn giáo, "siêu

nhiên" ở một bộ phận dân cư trong đời sống tỉnh thần

phong phú của dân tộc Dân tộc ta cần và hình thành

nên tư tưởng và văn hoá ¿am giáo đồng nguyên, chính là xuất phát từ các nhu cầu đó Và ngày nay trong xu thế tiếp thu và hội nhập với văn hoá thế giới một cách sáng

tạo cũng là trên tỉnh thần ấy Đó là tỉnh thần tích hợp

và cân đối văn hố đơng - tây, văn hoá duy lý và văn hố ngồi duy lý, văn hố bác học và văn hoá dân gian, văn

hoa dan tộc và văn hoá nhân loại trên cơ sở văn hoá Mác

Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh

8- Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm văn

hoá lớn của đất nước hội tụ nhiều luồng văn hoá của dân

tộc, tập trung nhiều cộng đồng dân cư ở mọi miền đất

nước đã tạo ra một khả năng hội tụ để phát triển cao nền văn hoá bác học và nền van hoa dan gian Nhưng bởi vì, đây là một đô thị lớn và cũng hình thành hơn 300

năm như một vùng đất mới, do đó chúng ta thấy rằng

Trang 24

Bắc và miền Trung hoặc ở Nam Bộ, Tây Nguyên Văn

hoá dân gian trong các dân tộc Kinh, Hoa, Khơme ở

thành phố Hồ Chí Minh cũng có những biểu hiện và duy

trì khác nhau, cần được nghiên cứu để phát triển hơn nữa

Trong xu thế chung của phát triển và đổi mới của đất nước, chúng ta thấy rằng thành phố Hồ Chí Minh đã

có nhiều hoạt động văn hoá tích cực có hiệu quả không

chỉ ở những trung tâm văn hoá chuyên nghiệp, văn hoá bác học mà kể cả lĩnh vực văn hoá dân gian, nhất là các

hoạt động về nguồn, xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở,

xây dựng các khu di tích lịch sử mới (Khu tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ ở Củ Chi ), bảo tổn các di tích văn hoá lịch sử đã có (ví dụ khu thờ Mẹ Tổ Âu Cơ ở Gò Vấp, chẳng hạn ), xây dựng các khu du lịch, vui chơi giải trí lớn như Suối Tiên, Đầm Sen, Cơng viên Văn hố dân tộc, khuyến khích các hình thức sáng tạo và hoạt động văn

hoá quần chúng trong phong trào xây dựng đời sống văn

hoá cơ sở

Có thể khẳng định rằng thành phố đã đi đúng

hướng, nắm bắt được xu hướng khách quan trong sự vận

động của nền văn hoá đương đại, đáp ứng được nhu cầu

đòi hỏi của nhân dân, phát huy được thế mạnh trong

truyền thống văn hoá dân tộc: văn hoá dân gian cùng phát triển nhịp nhàng với văn hoá bác học; phong phú hoá, đổi mới và phát triển nền văn hoá dân gian vừa đảm bảo phát huy văn hoá dân tộc vừa đảm bảo tính

tiên tiến Đó là một lĩnh vực cực kỳ quan trọng không

Trang 25

nhiên, trong quá trình phát triển nền văn hoá dân gian chúng ta phải biết loại bỏ các yếu tố lạc hậu không có giá trị chân thiện mỹ, kìm hãm làm hư hỏng con người, không có tác dụng thúc đẩy họ tiến lên cùng thời đại Ỏ

đây việc lãnh đạo, quản lý phải hết sức khoa học và mềm déo mang tinh than van hoa sâu sắc Cả hai bài học:

phục hồi như cũ hoặc phủ định sạch tron déu là khong

biện chứng, không hiện thực

Chiến lược xây dựng thành phố Hồ Chí Minh ngày càng hiện đại đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc không chỉ trở thành một trung tâm kinh tế lớn, hiện đại mà còn là một trung tâm văn hoá lớn, hấp dẫn Trung tâm văn hoá đó là bao gồm cả hai mặt hài hoà thúc đẩy nhau cùng

phát triển: nền văn hoá dân gian - văn hoá bình dân và nền văn hoá bác học Do đó, không chỉ là tập trung xây

dựng hệ thống giao thông khu công nghiệp thương mại, khu dân cư mà còn là xây dựng các trung tâm văn hoá:

trung tâm văn hoá bác học và trung tâm văn hoá dân gian Một thành phố hiện đại xanh - sạch - đẹp, đậm đà bản sắc dân tộc không chỉ thể hiện trong các hình thức

văn hoá vật chất mà còn thể hiện trong các hoạt động văn hố tỉnh thần, khơng chỉ văn hoá bác học mà cả văn hoá dân gian

Chính vì vậy, việc xây dựng các trung tâm văn hoá dân tộc, các khu du lịch sinh thái và văn hoá, các di tích văn hoá và lịch sử, các khu vực văn hoá tâm linh và biểu

Trang 26

trọng mọi hình thức của văn hoá dân tộc có khả năng điều hoà và nâng cao tâm hồn, củng cố và phát triển tình cảm, trí tuệ và bản lĩnh của con người Việt Nam trong thời kỳ mới, thời kỳ công nghiệp hố và tồn cầu

hoá, thời kỳ dân chủ hoá và xã hội hoá, thời kỳ không

chỉ phát huy sức mạnh cộng đồng mà còn đặc biệt phát huy sức mạnh và cá tính cá nhân, thời kỳ không chỉ để cao trí tuệ mà còn đề cao cả đời sống tình cảm, tâm linh tủa con người với các hình thức và nhịp điệu khác nhau Do đó, phải phát triển uà xây dựng cân đối cả van hod dan gian va van hod bác học trong nên van hod mới ngày nay Có như vậy thì phát triển uà hiện đợi hố

mới khơng mất gốc uà tối ưu, phát triển có tương lai

Vấn đề là làm sao để thế hệ trẻ tiếp nhận một cách tích cực và sáng tạo cả văn hoá bác học và văn hoá dân

gian, đặc biệt là văn hoá dân gian, vì họ là người chủ của tương lai Số phận của nền văn hoá dân tộc, cả văn hoá bác học và văn hoá dân gian là tuỳ thuộc vào họ Hậu sinh khả uý Chúng ta tin ở thế hệ trẻ sẽ đủ năng

lực, trí tuệ, bản lĩnh để phát triển hơn nữa nền văn hoá

truyền thống Nhưng có một hiện trạng rất đáng lo ngại

là sự hiểu biết và sự quan tâm đến văn hoá dân gian nói

riêng và nền văn hoá dân tộc nói chung của phần đông

giới trẻ hết sức hạn chế Do đó, Đẳng và Nhà nước ta

phải ứøo mọi điều kiện thuận lợi uà chính sách động lực mạnh mẽ để họ phát huy được nền văn hố Việt Nam

khơng chỉ tiên tiến mà còn đệm đà bản sắc dân tộc trước

hết là lĩnh uực uăn hoá dân gian Thiết nghĩ rằng trên cả lĩnh uực xây dựng va giáo dục thế hệ trẻ sống có uăn

Trang 27

hoa cao, hiện đại nhưng có tâm hôn dân tộc phải được

hết sức quan tâm hơn nữa ở tất cả các cấp, các ngành,

các gia đình uà mọt người dân

Ổ thành thị, vấn để không chỉ là phát triển về mặt trí tuệ hiện đại, mà điều cực kỳ quan trọng là giữ gìn và phát huy tâm hồn dân tộc như thế nào? Tôi nghĩ rằng, đây là vấn để cần được quan tâm nghiên cứu và chỉ đạo

thực hiện tốt hơn nữa bằng những chủ trương và chương

trình cụ thể của đẳng bộ và chính quyền các cấp ở thành phố Hồ Chí Minh trên cả lĩnh vực giáo dục, khoa học,

văn hoá - văn nghệ, văn hoá quần chúng ”

°) Tác giả công tác tại Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn thành phố Hồ Chí Minh

Trang 28

VAI TRÒ CỦA TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG

THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA

Thạc sĩ Võ Thanh Bằng Cr lịch sử nhân loại, tín ngưỡng dân gian ra đời

trước tín ngưỡng tôn giáo (tôn giáo, tôn giáo chính

thống, tôn giáo hiện đại, ý thức tôn giáo), là cấp thấp của

tôn giáo Tôn giáo và tín ngưỡng dân gian thuộc lĩnh vực

văn hoá tâm linh của nền văn hoá dân gian: Con người đặt niềm tin vào đối tượng thờ cúng được £hiêng liêng hóa nhờ đó mà con người không ngừng hướng tới chân lý tuyệt đối: Chân, Thiện, MI Vũ Tự Lập cho rằng: "7hế giới tâm linh

là thế giới có cái thiêng liêng mà ở đó chỉ có cái gì cao cả, thiêng liêng uà đẹp đề mới có thể uươn tới Cả cộng đồng

tôn thờ uà cố kết nhau lại trên cơ sở cái thiêng liêng ấy"

Trước đây, khi phân biệt tín ngưỡng dân gian với tôn giáo, các nhà nghiên cứu thường dùng thuật ngữ: Tôn giáo

nguyên thuỷ, Tôn giáo tối cổ, Tôn giáo sơ khai, Tơn giáo ®? Nguyễn Đăng Duy Văn hóa tâm linh, Nxb Khoa học xã hội, Hà

Nội, 1998, tr.4

Trang 29

dân gian, ; Tín ngưỡng để chỉ tín ngưỡng dân gian Thật ra, tôn giáo khác với tín ngưỡng dân gian Tôn giáo thờ nhất thần, có nền triết học, có giáo chủ, có giáo lý, có hệ thống tổ chức từ trung ương xuống tận cơ sở Trái lại, tín ngưỡng dân gian thờ đa thần, không có nền triết học,

không có hệ thống bộ máy tổ chức Trong khi tôn giáo

thường quan tâm đến nguồn gốc con người và cuộc sống

sau khi chết thì trái lại tín ngưỡng dân gian, lĩnh vực

đặc biệt của đời sống tâm linh, chủ yếu quan tâm cuộc sống hiện hữu của con người F Enghels đã từng viết như sau: "Các thần được tạo ra như thể ở từng dân tộc riêng biệt là thần dân tộc uà quyền hành của những thần đó không uượt ra ngoài ranh giới của khu uực dân

tộc mà thần che chở Tết cả những uị thần đó chỉ sống

trong biểu tượng con người khi dân tộc tạo ra nó tơn tại

ồ nó cũng mất đi uới sự diệt uong của dân téc dé"

Điều đó cho thấy tín ngưỡng dân gian, một hình thái ý

thức xã hội có tác động tích cực đối với tổn tại xã hội và

tổn tại rất lâu dài đồng thời cũng linh hoạt thay đổi

thích ứng với những điều kiện lịch sử nhất định Nghị

quyết Hội nghị lần thứ V của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VIII tiếp tục nêu

rõ: "Tôn trọng tự do tín ngưỡng uà không tín ngưỡng của

nhân dân, bảo đảm cho các tôn giáo hoạt động bình thường trên cơ sở tôn trọng luật pháp, nghiêm cấm xâm phạm tự do tín ngưỡng uà không tín ngưỡng Thực hiện

nhất quán chính sách đại đoàn kết dân tộc"

“ Karl Marx va F Engels Toan tap, tap 16, Nxb Chinh tri quéc

gia, Ha Nội, 1995

Trang 30

Trong những năm gần đây, tín ngưỡng dân gian của các tộc người trên địa bàn cả nước nói chung và thành

phố Hồ Chí Minh nói riêng đang phục hồi và phát triển mạnh mẽ như một quy luật khách quan, là vấn để thời sự nóng bỏng, lôi cuốn hàng triệu người tham gia từ

khắp nơi về và có cả người nước ngoài Trước tình hình

đó, Nhà nước đã ban hành thông tư số 04/1998/TT-

BVHTT ngày 11/7/1998 khẳng định "Nhà nước tôn trọng

quyên tự do tín ngưỡng uà tự do không tín ngưỡng của

công dân Việc thờ cúng tổ tiên, lễ nhà thờ, đên, chùa, là tín ngưỡng được nhà nước tôn trọng" Kế đó Thành uỷ

thành phố Hỗ Chí Minh ra chỉ thị 18: "về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội " Năm 2000, Sở Văn hố Thơng tin thành phố Hồ Chí Minh đã sơ kết đợt điều tra di tích và chứng nhận cho nhiều cơ sở thờ tự là những di tích văn hoá Thành phố

cũng coi trọng tổ chức lễ giỗ Tổ vua Hùng, các danh

nhân văn hoá, cách mạng, ngày thương binh liệt sĩ Ngày 9 tháng 4 năm 2001, Ban Tổ chức Cán bộ Chính

phủ có công văn số 15/BTC.CBCP-TCPCP hoan nghênh

Hội Sử học thành phố Hồ Chí Minh có sáng kiến tổ chức

kỷ niệm nhà trí thức cách mạng Phan Bôi Tháng 11 vừa qua, Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường cũng đã

nghiệm thu để tài: Tín ngưỡng ở thành phố Hồ Chí Minh: Thực trạng uà một số hiến nghị, một công trình

khoa học do tập thể tác giả biên soạn đã phân tích

chuyên sâu các thực trạng, vai trò cùng những tổn tại trong hoạt động tín ngưỡng dân gian của người Kinh, Hoa, Chăm, Khmer

Trang 31

1, Thực trạng tín ngưỡng dân gian ở thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay còn tổn tại nhiều

loại hình tín ngưỡng mang tính chất cộng đồng và gia

đình, trong cộng đồng người Việt, người Hoa, người Khmer, người Chăm và một số các cộng đồng cư dân ít người khác Hiện thành phố Hồ Chí Minh có 1091 cơ sở tín ngưỡng dân gian, trong đó:

- Người Việt có 953 cơ sở tín ngưỡng gồm 299 đình,

448 miếu, 54 nhà vuông, 38 đền danh nhân, 39 đền gốc

Bắc, 66 đền thờ họ; 4 lăng, 5 đàn và đền Đền liệt sĩ Bến Dược ở Củ Chỉ là quy mô hơn cả

+ Người Hoa có 87 miếu, 48 đền thờ họ, 3 từ đường Sự phong phú và đa dạng đó còn được tìm thấy rõ

nét hơn khi đi sâu tìm hiểu từng lĩnh vực cụ thể thuộc

phạm vi tín ngưỡng cộng đồng và gia đình

1.1 Tín ngưỡng ở cộng đồng

1.1.1 Người Kinh

Trong cộng đồng người Việt ở thành phố Hồ Chí Minh còn tồn tại khá nhiều dạng thức tín ngưỡng như thờ Thành hoàng bổn cảnh, thờ các thần linh, đặc biệt là nữ thần, thờ các danh nhân, anh hùng liệt sĩ, cũng có dạng thờ tự các tổ nghề nghiệp, tiên sư Một số thần

thánh nêu trên có nguồn gốc từ phía Bắc theo chân đoàn

Trang 32

dòng họ, đền thờ danh nhân được phân bố khắp các quận, huyện nội và ngoại thành

Ở Đình: có 999 ngôi đình (trong đó có 297 ngôi đình

do người Việt quần lý và 2 ngôi đình do người Hoa quản lý) còn đang hoạt động tín ngưỡng, chủ yếu thờ Thành hoàng bổn cảnh Huyện Bình Chánh có số lượng nhiều nhất: 60 đình, chiếm tỉ lệ 20,2%, quận Phú Nhuận chỉ có

1 đình, chiếm tỉ lệ 0,35%

Đặc điểm chung trong các ngôi đình hiện nay chính

là sự phức tạp của những vị thần được phối tự do lịch sử để lại và quá trình giao lưu văn hoá Có trường hợp phân biệt giữa đình và miếu cũng chưa rõ nét, như ở quận 10, Thành hoàng bổn cảnh được thờ trong miếu,

hoặc do điều kiện chiến tranh có cơ sở phải đi đời và hiện có mặt bằng thờ tự tại một chung cư (P.14 - quận

5ð) Cũng có đình do một số cộng đồng từ Quảng Nam - Quảng Ngãi vào định cư tại thành phố, mang theo sắc phong từ ngôi đình gốc xưa kia vào, làm cho đình trở nên có nhiều sắc thần, như đình Nam Chơn (quận 1) có

5 sắc thần; đình Sơn Trà, đình Nghĩa Hoà (quận 1) cũng đo lưu dân từ miền Trung vào xây dựng

Có đình đưa từ đường vào thờ như đình An Nhơn

(quận Gò Vấp) hoặc trở thành hội quán như hội quán Nghĩa Nhuận (quận 5ð), Bình An hội quán (quận 6)

Trong nghỉ lễ thờ tự, đình tại khu vực ngoại thành còn lưu giữ nhiều hình thức tế lễ cổ truyền như lễ Thượng điền, Hạ điển, Cầu bông, Tống ôn

Trong đấu tranh cách mạng dưới hai thời kỳ chống Pháp và Mỹ, đình cũng trở thành nơi giấu chứa cán bộ

Trang 33

cách mạng, nơi hội họp, tàng trữ vũ khí, nơi liên lạc Từ đó nhiều ngôi đình trong thành phố hiện nay còn có đài liệt sĩ trong sân đình để tướng niệm những nhà cách mạng như đình Bình Trị (huyện Bình Chánh), đình Phong Phú (quận 9) v.v

Trong cuộc điều tra xã hội học được tiến hành trên một số hộ nội và ngoại thành, cho biết số người trong năm có lui tới đình, chiếm tỉ lệ 32,6%

Ở miếu: tại thành phố hiện có 448 ngôi miếu Các

huyện thành có số lượng miếu nhiều hơn nội thành

Bình Chánh có 43 miếu chiếm tỷ lệ cao nhất so với các quận huyện khác; quận 3 có 8 miếu, chiếm tỷ lệ thấp nhất Tại nội thành, qua nhiều lần chỉnh trang đô thị đã làm cho một số miếu bị phá huỷ, đặc biệt là miếu Thành hoàng của thành Gia Định Các thần được thờ tự trong

miếu khá đa dạng Nữ thần vẫn là thần được thờ tự phổ biến Có 28ð miếu thờ Ngũ hành nương nương Ngoài ra

còn có miếu bà Chúa xứ (29 miếu), Thuỷ Long (14 miếu),

Linh Sơn Thánh Mẫu (3 miếu), Cửu thiên Huyền Nữ (7 miếu), Cố Hỷ Thánh Mẫu (7 miếu), Thiên Hậu Thánh Mẫu (10 miếu), Thuỷ Mẫu nương nương (2 miếu), Địa Mẫu (3 miếu), Thai Sanh Kim Huê (4 miếu), Tổ Cô (6 miếu), Nam thần có thể kể đến Quan Công (19 miếu),

Thần Nông và các thần khác như Tiên sư (14 miếu), Ngũ

Thổ Long Thần, Nam Hải tướng quân, Đại Càn tướng quân, Táo quân, Tiên sư; Hành binh, Hành khiển; cô hồn (9 miếu); liệt sĩ

Trang 34

Cũng có miếu phối tự các Phật và Bề tát, Ngọc hoàng thượng dé, Khong tw

Ngoài ra tại miếu còn thờ tự những thần mang hình

thức tô tem giáo, vật linh giáo, như thờ Rồng, thờ Hổ,

thờ Đá, Tín ngưỡng hỗn hợp Việt, Hoa, Chăm, Khmer

cũng khá phổ biến ở các miếu Đặc biệt là sự hội nhập

tín ngưỡng giữa cộng đồng Hoa, Việt trong quá trình

người Hoa sống cộng cư tại thành phố đã đưa đến sự

hình thành những hình thức thờ cúng đã được Việt hố như Ngũ Hành, Bao Cơng, Thái Tuế, Tử Vi Đại Đế, Tề Thiên Đại Thánh, Thái Thượng Lão Quân, Khương Thái

Công, Na Tra, Thiên Phụ, Địa Mẫu, Thái Sơn Thạch Cam Đương, Ngưu Lang, Chức Nữ, vốn là những vị thần trong tín ngưỡng của người Hoa

Nghỉ lễ cúng trong miếu hiện nay có múa bóng rỗi của người Chăm, lễ chẩn tế cô hồn, có nhà sư Phật giáo tụng

theo khoa Mông Sơn hoặc khoa Du Già Có 103 hộ trong tổng số 444 hộ được hỏi, đã đến miếu, chiếm tỷ lệ 24,9%

Trong quá trình lịch sử, miếu được dựng lên để thờ

Thành hoàng đầu tiên ở Gia Định Từ năm Gia Long thứ

6 (1807) còn có miếu Hội đồng, miếu Văn Thánh, miếu Công thần, nhưng nay không còn Đặc biệt tại quận 10 còn tổn tại miếu Thành hoàng bổn cảnh Do tính chất

đặc biệt của miếu, được dựng lên để thờ gần 2000 người

chết trong thành Phiên An sau vụ Lê Văn Khôi nổi dậy nhưng để tránh liên luy, vào giữa thế kỷ 19, miếu được

gọi là miếu Thành hoàng bổn cảnh Người dân gần đấy còn gọi là miếu Cô hồn mà thực ra không phải thờ

Trang 35

Ở nhà ouông: Trong thành phố, hiện còn 54 ngôi

nhà vuông, tập trung nhiều nhất tại huyện Bình Chánh, Hóc Môn và Nhà Bè

Trong nghi thức thờ tự, nhà vuông thông thường chỉ có thờ tiên sư, qua hình thức bài vị bằng gỗ, ghi chữ Hán Hiện nay có một số nhà vuông lại ảnh hưởng thêm nghỉ thức thờ phụng trong đình, đã đặt thêm vào các bàn thờ Tả ban, Hữu ban, Tiền chủ, Hậu chủ, Thổ thần

Thông thường, mỗi năm tại nhà vuông có cử hành lễ

vía Tiên sư Hiện nay đã thấy có sự xâm nhập các nghỉ

thức cúng cầu an của Phật giáo vào nhà vuông ở quận

12, lễ cúng Tam nguyên tại nhà vuông thuộc huyện Bình

Chánh

LỄ tống ôn, tống gió xưa kia được tổ chức hàng năm

tại nhà vuông, nay đã không còn nữa

Ở đền thờ danh nhân: Các cơ sở thờ cúng danh nhân tại thành phố, đa số có nguồn gốc từ phía Bắc như thờ

Hùng Vương, Hai Ba Trung, Tran Hung Dao

Thờ danh nhân của người Việt còn có Lý triều quốc sư Vạn Hạnh; Trần Quốc Tầng; Bùi Tá Hán; Lê Lai; Lê

Lợi; Nguyễn Hữu Cảnh; Võ Di Nguy; Lê Văn Duyệt; Phan Bội Châu; Phan Chu Trinh; Hồ Chí Minh,

Ngoài ra còn thờ các danh nhân người Hoa như Khổng Tử, Lão Tử, Quan Công, Trần Thắng Tài, Bao

Công

Mỗi cơ sở thờ tự có ngày lễ hội riêng Một số danh

Trang 36

hiện nhiều hành vi thiếu khoa học như xin xăm, bói quẻ, xin keo,

Ở đền thờ tín ngưỡng gốc từ phía Bắc (đên Bắc):

Một cộng đồng khá đông dân cư từ miền Bắc vào định cư cũng lập miếu, đền, tại thành phố, góp phần

đem lại nét đa dạng cho tín ngưỡng dân gian tại đây Trong quá trình di dân từ phía Bắc vào vùng đất Gia Định, cư dân Việt đã mang theo các hình thức tín

ngưỡng truyền thống nơi làng quê cũ của mình, từ đó hình thành nhiều ngôi đền thờ Tứ phủ, Liễu Hạnh, ở Gia Định Các cơ sở tín ngưỡng này đa số được xây dựng vào đầu thế kỷ XX như đền Ngã Năm (1925) (trên nền của chùa Hoà Phước - quận Bình Thạnh); đền Vạn An

(1932) (trên nền của chùa Vạn An - Quận 1) Hiện nay,

toàn thành có gần 40 ngôi đền thuộc dạng tín ngưỡng

thờ Mẫu Thượng Thiên, Thượng Ngàn, Mẫu Thoải, Ngọc

Hoàng, Ngũ vị quan lớn, Tứ vị Thánh bà, thờ các ơng Hồng, các thánh cơ, thánh cậu, đức Thánh Trần, Ngũ hổ, Ông Lốt (thờ rắn) Đặc biệt, từ sau 1954 tín ngưỡng thờ Hùng Vương còn được đưa vào thờ tự trong các đền của người Bắc ở thành phố Hồ Chí Minh Nổi tiếng nhất la dén Ong Con rat hiém thấy trong dạng thức thờ tự ở

phía Bắc Đền thờ Hùng Vương có 3 cơ sở riêng biệt Các

đến thờ tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, một số có nguồn gốc từ việc cải tạo các cơ sở Phật giáo và một loại xây mới Lễ hội đặc biệt được tổ chức vào mồng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm Ngoài ra còn có các ngày lễ khác diễn ra trong năm như giỗ Đức Thánh Trần Hưng Đạo (ngày 20 tháng 8 âm lịch)

Trang 37

Từ sau năm 1958 tại đền thờ Trần Hưng Đạo (quận 1) có thêm nghỉ thức tế nữ quan, với ban tế toàn là nữ Từ đấy lan truyền trong các đền khác ở Nam Bộ

Hoạt động hầu bóng (lên đồng) vẫn còn tiếp tục tại

các đền Tính văn hoá truyền thống đan xen với những

nghỉ lễ đậm màu mê tín vẫn đang diễn ra trong các ngày

cúng vía tại đển Vì vậy cần có những qui định cụ thể

trong lĩnh vực này để góp phần vào việc bảo tồn và phát huy văn hoá dân tộc

Ở đến liệt sĩ cách mang:

Thờ cúng anh hùng liệt sĩ là một dạng tín ngưỡng gắn với truyền thống yêu nước của dân tộc ta, người dân cũng hướng về những người đã bỏ mình cho chính nghĩa,

vì quốc vong thân Trên chiều hướng đó, ở thành phố Hồ

Chí Minh sau năm 1975, việc thờ cúng các anh hùng liệt sĩ càng có điều kiện được đẩy mạnh: Ở các đình xây đài liệt sĩ, đặt thêm bàn thờ vị lãnh tụ có công lao to lớn với đân tộc: Chủ tịch Hồ Chí Minh Năm 1993, tại thành

phố cũng khởi công xây dựng đến tưởng niệm Bến Dược

thuộc huyện Củ Chi, ghi công trên 43.000 liệt sĩ hy sinh Đền thờ, am thờ, miếu thờ các liệt sĩ cũng có ở Bình Chánh, ở quận 6, ở Củ Chi, nhằm tôn vinh và lưu truyền lại tỉnh thần bất khuất, vì độc lập tự do cho thế hệ mai sau

Ở miếu thờ tổ nghề:

Trang 38

nghiệp của mình Có nhiều tổ nghề nghiệp được lập đền thờ như tổ thợ kim hoàn, tổ nghề đông y, thợ mộc, đánh cá, nhạc lễ, tổ nghề hát bội, cải lương, nghề thêu may,

C6 ba nơi thờ tự tổ nghề nổi tiếng là Lệ Châu hội quán (quận ð) thờ tổ nghề kim hoàn, nhà truyền thống của hội Ái Hữu nghệ sĩ thờ tổ nghề cải lương, hát bội (quận 1) và miếu Hoà An (quan 8)

Ở đân thờ dòng họ:

Cộng đồng cư dân Việt ở thành phố Hồ Chí Minh, ngoài việc lưu giữ đến nay một số gia phả, còn lập đền

thờ cho dòng họ mình Đền thờ dòng họ có thể là ngôi

nhà riêng, cũng có thể là một gian chung với nơi ở Tại

ngoại thành, đền thờ họ Võ, họ Huỳnh, ở Bình Chánh có lập nơi thờ tự của dòng họ riêng

€ó trên 66 đền thờ dòng họ của người Việt ở thành

phố Hồ Chí Minh còn đang hoạt động, trong đó huyện Củ Chi có 51 đền thờ họ

Đặc trưng trong việc thờ tự tại đến là ở đây còn có

bàn thờ Tổ Cô Đây là hình thức thờ tự khá đặc thù của

cư dân Nam Bộ nói chung và riêng ở thành phố Hồ Chí Minh so với nhiều vùng khác ở phía Bắc Việt Nam

1.1.2 Của các dân tộc ít người

Người Hoa: Toàn thành có 138 cơ sở tín ngưỡng

mang tính chất cộng đồng bao gồm đền, miếu, điện, đàn,

đường, cung, nghĩa từ

Trong các cơ sở ấy có thể thấy, đa số được hình thành do từng nhóm Hoa thuộc một ngôn ngữ lập nên,

Trang 39

như miếu của nhóm Hoa Quảng Đông (11 miếu); nhóm Phúc Kiến (14 miếu): nhóm Triều Châu (33 miếu); nhóm Hải Nam (1 miếu): nhóm Hẹ (2 miếu) nhóm Nùng (4

miếu); các nhóm ngôn ngữ thành lập miếu (4 miếu), nhóm Minh Hương thuộc di thần nhà Minh (3 miếu), nhóm Minh Hương khác (3 miếu) và hàng chục miếu nhỏ khác Người Hoa thờ tự nhiều đối tượng khác nhau, thể

hiện sự phong phú đa dạng trong nhân sinh quan và vũ

trụ quan Đối tượng thờ bao gồm các yếu tố bái vật giáo, thần thiên thể, thiên thần (gió, mưa, sấm, sét) Thần địa

giới như thần đất, thần xã tắc, ngũ hành, Thành hoàng, thổ địa, thần thuỷ giới như Thuỷ mẫu, Long mẫu, Quan Âm Nam Hải, thần âm giới như Ngưu Đầu, Mã

Diện, Thập Điện Diêm vương, cô hồn Nhân thần được tôn thờ phổ biến như Bà Thiên hậu, Quan Công, Khổng Tủ, Lão Tử, Trương Thiên Sư, Quách Đàm Nhìn chung hệ thống đối tượng thờ tự của cộng đồng người Hoa bao

gồm 3 cõi Thiên - Địa - Nhân

Các từ đường thờ ảnh và bài vị của các dòng họ như họ Trần, Lâm, Kha, Thái, Lục, Quế, Trương, Lý, Diệp,

đã chiếm số lượng đến 48 từ đường cả thành phố

Hoạt động tín ngưỡng tại các cơ sở vẫn chưa bớt được các hiện tượng đốt nhiều vàng mã, số lượng nhang

cho mỗi nơi thờ tự, và vẫn còn không ít việc cúng mướn,

xin xăm tại một số miếu Hiện tượng đấu thầu đèn lổng

chỉ còn một vài miếu thực hiện trong ngày vía rằm

Trang 40

hoặc bà Thiên Hậu đi diễu hành trên đường phố ngày

nay không còn nữa

Hoạt động cố kết cộng đồng trong các dòng họ được

đẩy mạnh hơn từ sau năm 1986 Hàng năm vào ngày giỗ tổ, các dòng họ đã tổ chức cuộc họp mặt lên đến từ 1300

đến 1500 người như một số họ Lâm, họ Trần, họ Ngô vào

năm 2000

Người Khmer:

Đối với người Khmer, tín ngưỡng dân gian mang tính cộng đồng thường được diễn ra tại cơ sở chính là chùa Ở thành phố Hồ Chí Minh có 2 chùa mà cộng đồng Khmer thường lui tới là chùa Chantaransay và chùa

Pôthivong

Các dạng thức tín ngưỡng mang tính cộng đồng có

thờ Neak Tà và Thần Nông, nhưng do điều kiện địa bàn đã được đơ thị hố ở thành phố Hồ Chí Minh nên chỉ còn lại một ít dạng thức thờ Neak ở quận 1, quận 5, quận Thủ Đức Một số người Khmer thường về quê để thực

hiện cuộc tế lễ này Theo cuộc điều tra của chúng tôi có 3,15% người Khmer ở thành phố Hồ Chí Minh về quê thờ

cúng Neak Ta

Người Chăm:

Tín ngưỡng của người Chăm thờ Thượng đế có gốc là

thần dân gian của một số dân tộc Tín ngưỡng dân gian

và tôn giáo quyện chặt vào nhau

+ Trong tháng Ramadan, họ nhịn ăn ban ngày chỉ ăn uống bình thường vào đêm Vào những ngày này, một

Ngày đăng: 27/07/2022, 12:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w