1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu sự phát triển của văn hóa dân gian và văn hóa đô thị: Phần 1

105 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 11,96 MB

Nội dung

Tài liệu Nghiên cứu sự phát triển của văn hóa dân gian và văn hóa đô thị phần 1 trình bày các nội dung chính sau: Văn hóa - văn hóa dân gian và sự phát triển với quá trình đô thị hóa; Văn hóa dân gian và những biến đổi văn hóa - xã hội hiện nay; Về Folklore đô thị và nhận diện nó; Văn hóa đô thị Việt Nam trước xu thế hội nhập;... Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết.

Trang 1

HỘI VĂN NGHỆ DÂN GIAN VIỆT NAM VÀ

TRƯỜNG DẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

(ĐẠI HỌC QUỐC GIÁ THÀNH PHÔ HO CHI MINH)

a

DAN GIAN VA SU PHAT TRIEN

Trang 2

Van héa din gian ud

Trang 3

TỔ CHỨC HỘI THẢO VÀ BẢN THẢO

+ NGUYEN NGỌC QUANG

Trang 4

HỘI VĂN NGHỆ DÂN GIAN VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

(thuộc Đại học Quốc gia thành phố Hỏ Chí Minh)

VĂN HÓA DÂN GIAN VA SU PHAT TRIEN

VAN HOA DO THI

Trang 5

DINH CHINH | 1 | Dong i 7 | 1 fo : 5 10 II 1

| 173 | at-3t lời phát triển lời phát biểu

241 3f thanh vien Thành uỷ viên | 413 | 4 Phan Thị Yến Tuyết [S Phan Thị Yến Tuyết

Trang 6

MUC LUC

Trang

I

- Lời nói đầu 9

- Lời khai mạc của Tổng Thư ký Hội Văn nghệ

dân gian Việt Nam 1

- Bài phát biểu của Hiệu trưởng Trường Đại học

Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học quốc gia

thành phố Hồ Chí Minh) 14

II

1 GS TRAN QUỐC VƯỢNG: Văn hoá - văn hoá

dân gian và sự phát triển với quá trình đô thị

hoá (báo cáo đề dẫn) 17

“2 PGS CHU XUAN DIÊN: Văn hoá dân gian và

những biến đổi văn hoá - xã hội hiện nay 26

3 NGUYÊN QUANG VINH: Từ quy luật tổ chức

xã hội đặc thù của đô thị tới sự hoá thân của

các hiện tượng văn hoá dân gian truyền

Trang 7

4 PGS.TS NGÔ ĐỨC THỊNH: Về folklore đô thị

và nhận diện nó

5 TS PHAM DUY DUC: Phat huy vai trò của văn hoá dân gian trong việc xây dựng mơi trường

văn hố ở đơ thị hiện nay ở nước ta

6 TS NGUYEN XUAN ĐỨC: Văn hố đơ thị Việt

Nam trước xu thế hội nhập

7 TS TRAN NHU: Van hoá dân gian - hồn của

dân tộc

8 TS LÊ QUÝ ĐỨC: Văn hoá dân gian với hoạt

động giải trí của cư dân đô thị nước ta - hiện

tại và tương lai

I

9 PGS TS PHAN XUAN BIEN: Van hoa dan gian

và sự phát triển văn hoá ở một đô thị lớn -

Thành phố Hồ Chí Minh

10 PGS TS PHAN AN - NGUYÊN THỊ NHUNG:

Văn hoá dân gian trong quá trình đô thị hoá

(từ thực tiễn vùng đất Nam Bộ)

11 TS HỒ BÁ THÂM: Cần phát triển cân đối cả

văn hoá dân gian và văn hoá bác học trên

bước đường hiện đại hóa ở thành phố Hồ Chí Minh

12 Thạc sĩ VÕ THANH BẰNG: Vai trò của tín

ngưỡng dân gian ở thành phố Hồ Chí Minh

Trang 8

13 14,

23

GS TRAN QUOC VUGNG: Van hoá dan gian và sự phát triển đô thị: kinh nghiệm từ Hà

Nội

PG8 TS NGUYÊN XUÂN KÍNH: Những yếu

tố văn hoá dân gian ở một phường nội thành

Hà Nội

TS VO QUANG TRONG: Tré choi dan gian tre em ở đô thị (qua khảo sát ở một trường tiểu

học, quận Ba Đình, Hà Nội)

NGUYÊN THỊ PHƯỢNG: Lễ hội làng Phú Gia

trong sự biến đổi văn hoá xã hội hiện nay

PGS HÀ VAN CAU: Chèo kinh thành một

trăm năm đã qua và một ngàn năm đã tới

VŨ HAI SƠN: Tết bao cấp và tết thị trường

Hà Nội

HUỲNH NGỌC TRẢNG: Tết Nguyên đán xưa

và nay ở phương Nam

TS HUYNH TOI: Quan lý đô thị phát triển cũng cần tri thức về văn hoá dân gian

Thạc sĩ BÙI VĂN TIẾNG: Bảo tổn và phát

triển văn hoá văn nghệ dân gian trong bối

cảnh Đà Nẵng đang đô thị hố

LÊ TIẾN CƠNG - ĐẬU THỊ HOA: Ảnh hưởng

của nông thôn - tính cộng đồng làng xã

Trang 9

24, 25 26 27 28 29 30 31

TRƯƠNG THANH HÙNG: Nguồn cội dân gian TS TRẦN HỮU SƠN: Diện mạo sinh hoạt văn

hoá dân gian ở một số đô thị miền núi phía

Bắc -

Nhạc sĩ LINH NGA NIÊ KĐĂM: Văn hoá dân

gian truyền thống trong sự phát triển đô thị

hiện đại ở Tây Nguyên

SAKAYA: Van hoá dân gian với vấn dé phat triển đô thị trong cộng đồng dân tộc Chăm ở

Việt Nam

IH

TS PHAN THỊ YẾN TUYẾT: Một số vấn đề về

giảng dạy và nghiên cứu văn hoá dân gian

đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh

Thac si NGUYEN THI THU TRANG: Học sinh

tiéu hoc va trung hoc cd sd thanh thi co con

thích học văn học dân gian không?

IV

TS LÊ HỒNG LÝ: Đôi nét về nghiên cứu văn

hoá dân gian đô thị ở nước ngồi

TS ĐỒN LÊ GIANG: Một số suy nghĩ về văn

Trang 10

LOI NOI DAU

gày 1ã tháng 12 năm 2001, tại thành phố Hồ Chí

Minh, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam va Truong

Đại học Khoa học xã hội uàè nhân oăn (thuộc Đại học

Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh) đã phối hợp tổ chức

hội thảo khoa học "Văn hoá dân gian uà sự phát triển van hố đơ thị" Đến dự có TS Huỳnh Văn Tới, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, TS Đào Trọng Cảng, Phó bí

thư Đảng uy Khối Tư tưởng van hố trung ương; Ơng Nguyễn Tan Phương, Vụ trưởng Vụ Văn nghệ Ban Tư

tưởng uăn hoá trung ương; PGS, TS Phan Xuân Biên,

Thành uỷ uiên, Phó ban thường trực Ban Tư tưởng uăn

hoá Thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh; PGS Nguyễn Lộc, Hiệu trưởng Trường Đại học dân lập Văn hiến; TSKH Bùi Mạnh Nhị, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư

phạm thành phố Hồ Chí Minh, nhiều nhà khoa học quen

biết: GS Hoàng Như Mai, PGS Chu Xuân Diên, PGS, TS

Ngô Đức Thịnh, PGS, TS Nguyễn Xuân Kính, các nhà

giáo, các hội uiên Hội VNDG VN đang làm viéc tại

thành phố Hồ Chi Minh, Chủ tịch đoàn cuộc hội thảo

gồm có GS, TSKH Tô Ngọc Thanh, Tong Thu ky Hoi

Trang 11

Đại học KHXH uà NV thành phố Hồ Chí Minh; GS Trần Quốc Vượng, Phó Tổng thư ký Hội VNDG VN; Ông Võ Trường Kỳ, Uỷ uiên Ban Thư ký Hội VNDG VN, Giám

đốc Sở Văn hố - Thơng tỉn Long An; Bà Nguyễn Thê Thanh, Phó Giám đốc Sở Văn hố Thơng tín thành phố

Hồ Chí Minh

Để phát huy kết quả hội tháo, để giúp các nhà quán

ly van hoa, quan lý đô thị, các nhà nghiên cứu folhlore 0à bạn đọc có thêm một tài liệu tham kháo, chúng tôi xuất bản sách này

Trong khi xây dựng cuốn sách, chúng tôi sử dụng uà

biên tập các bản báo cáo được gửi đến Ban tổ chức hội

tháo, có bổ sung thêm một số bài khác Việc bổ sung này khơng nằm ngồi mục đích giúp bạn đọc nhận diện được

cụ thể hơn, phong phú hơn chủ đề oăn hoá dân gian va

sự phát triển uăn hố đơ thị

Hà Nội ngày 1-4-2002

HỘI VĂN NGHỆ DÂN GIAN VIỆT NAM

Trang 12

LOI KHAI MAC CUA

TONG THU KY HOI VNDG VIET NAM

GS, TSKH T6 Ngoc Thanh

Ce xã hội tiển công

nghiệp ở nước ta, văn

hoá dân gian chiếm một tỷ

trọng và một vai trò rất lớn

trong nền văn hoá dân tộc

Đối với nhiều dân tộc trong

54 dân tộc Việt Nam, văn

hoá dân gian là thành phần duy nhất và thực chất là

đồng nghĩa với văn hoá dân tộc Văn hoá dân gian cô

truyền đã là chỗ dựa, là nền tang tỉnh thần, đồng thời

cũng là pháo đài bảo vệ văn

hoá của dân tộc ta

Trai qua hàng ngàn năm sáng tạo, cha ông chúng ta đã để lại đến ngày nay rất nhiều giá trị văn hoá độc đáo, giàu chất nhân văn và mang vẻ cao đẹp của bản sắc văn

hoá dân tộc

Trang 13

Ngày nay khi đất nước bước vào thời kỳ cơng nghiệp

hố, hiện đại hoá với cơ chế thị trường có sự điều phối của nhà nước, với quá trình đơ thị hố, cơ sở xã hội của nền văn hoá cổ truyền là nền nông nghiệp nay đã thay đổi rất nhanh chóng theo hướng cơ khí hoá, sinh học hoá với mục tiêu sản xuất hàng hoá Một câu hỏi đặt ra là làm thế nào để văn hoá dân gian cổ truyển, một mặt

được bảo vệ và phát huy những giá trị cao đẹp vốn có

của mình, mặt khác tham gia và đóng góp có hiệu quả

vào sự phát triển xã hội ngày nay? Phải chăng sẽ có

những thể loại, những giá trị sẽ một đi không trở lại như

tục nhuộm răng đen hay tục cà răng căng tai chẳng hạn

Nhưng còn những thuần phong mỹ tục, những tác phẩm

văn học nghệ thuật vốn xưa kia gắn liền với các hoạt

động đời thường của con người như hát ru để ru con ngủ,

kèn trống để đưa tiễn người quá cố chẳng hạn? Phải

chăng những hoạt động, những giá trị, những sản phẩm

quý báu đó phải trải qua một quá trình chuyển biến mà

các nhà phôn-clo học trên thế giới đang quan sát và quy lại bốn trạng thái: ~ Chuyển chức năng - transfunction - Chuyển vị trí - transposition - Chuyển bối cảnh - transcontext - Chuyển hình thức - transformation

Mặt khác, để có thể tham gia vào sự phát triển của đất nước, liệu văn hoá dân gian cả ở nông thôn lẫn đô thị

Trang 14

trị đương đại không? Cơ chế sáng tạo trong điều kiện xã hội hôm nay có giống như xưa không? Và nếu khác thì

vấn đề mấu chốt là gì? Biết bao nhiêu vấn dé đang chờ

được trả lời mà hội thảo hôm nay chỉ có một cơ hội để

chúng ta trao đổi Hi vọng rằng hội thảo sẽ cho câu trả lời về một số vấn để Với niềm hi vọng ấy, tôi xin thay mặt Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam

Trang 15

BAI PHAT BIEU CỦA HIỆU TRƯỞNG

TRUONG DAI HOC KHXH VA NHAN VAN

(DAI HOC QUOC GIA THANH PHO HO CHi MINH)

PGS, TS Ngo Van Lé

Kinh thua quy vi dai biểu!

Thưa các anh chị uà các bạn! hay mat Dang uy, Ban

giam hiéu, cac giao su, giang vién va sinh vién cua

Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, tôi xin

nhiệt liệt chào mừng quý vị

khách quý, các nhà khoa

học, các anh chị và các bạn có mặt tại đây tham dự hội

thảo khoa học "Văn hoá dân

gian và sự phát triển văn hoá đô thị" do Hội Văn nghệ

dan gian Việt Nam phối hợp với Trường Đại học Khoa

Trang 16

học xã hội và nhân văn thuộc Đại học Quốc gia thành

phó Hồ Chí Minh tô chức

Như chúng ta đã biết, oửn hoá dân gian là một bộ

phản cấu thành eö ý nghĩa nên tảng của uăn hố truyền

thơng Việt Nam Văn hoa dan gian cùng đã góp phần to

lon trong cong cuộc chồng chủ trương đồng hóa của các thê lực xâm lăng nước ta ở thiên niên kỷ đầu công

nguyên cũng như ở giai đoạn nửa cuối thế kỷ 19 - nửa đầu thế kỷ 20

Đối uới sự ra đời cà phát triển của các đô thị ở nước

ta thời trung đại, căn hoá dân gian van gid mét vai tro

rat quan trong

Hiện nay, trong quá trình đơ thị hố 0à phát triển

oăn hố đơ thị ở nước ta, để thực hiện chủ trương xảy

dung nén van hod Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc đân tộc do Dang ta dé ra thì công việc bđo tổn va phat huy những truyền thông tot dep cia van hod dan tộc

trong đó có uăn hoá dân gian là rất khẩn trương uà cần

thiết Hội thảo khoa học của chúng ta hôm nay với chủ đề "Văn hóa dân gian và sự phát triển văn hoá đô thị" vì vậy hết sức có ý nghĩa Việc nhận diện các hình thức

sinh hoạt uăn hoa dân gian ở đô thị; Việc chỉ ra thực

trạng của các sinh hoạt này cùng với việc đề xuất những

cách làm, những biện pháp để giúp các sinh hoạt văn

hoá dân gian thich ứng tới đời sống đô thị, đáp ứng được nhu cầu uăn hoá của cư dân ở đô thị là những nội dung

Trang 17

Chúng tôi hy vọng cùng với sự nhiệt tình tham gia

của nhiều nhà khoa học trong cả nước, Hội thảo khoa học "Văn hoá dân gian và sự phát triển văn hố đơ thị"

sẽ thành công tốt đẹp; để lại trong mỗi chúng ta cả về mặt tình cảm và lý trí niềm tin tưởng vững chắc rằng: Bản sắc uăn hoá dân tộc uàè phát triển là sự tương hợp

Xin chúc mối quan hệ hợp tác giữa Trường Đại học

Khoa học xã hội và nhân văn với Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, với các tổ chức đoàn thể và cơ quan nghiên cứu, với các nhà khoa học trong cả nước ngày một thường xuyên và có hiệu quả

Xin kính chúc sức khoẻ quý vị đại biểu, các anh chị

và các bạn

Xin cảm ơn

Trang 18

VAN HOA - VAN HOA DAN GIAN VA

SU PHAT TRIEN VOI QUA TRINH DO THI HOA (bao cao dé dan) GS Trần Quốc Vượng 00 Chúng ta đang ở trong Lòng thành phố Hỗ Chí Minh tên đẹp nhất nước, đô thị lớn nhất nước, phát triển năng động nhất

nước, GDP cao nhất nước

có độ lài sâu hơn 300 năm Sài Gòn và sâu xa hơn nữa với hơn 3000 năm văn hoá

Dong Nai ma Gidng Ca Vo - Can Giờ, Gốm Sai Gòn -

Cây Mai đã nổi danh tại Hội

thảo quốc tế 100 năm Khảo cổ Việt Nam vừa bế mạc

thành công ở Thủ đô Hà Nội (4 - õ - 6/XII/2001); nhưng trớ trêu thay thành phố mang tên Bác vẫn chưa có một

Trang 19

chúng ta đã có những chỉ hội Văn nghệ dân gian tai các Trường Đại học sư phạm Đại học quốc gia ngang ngửa với Hà Nội, tại các Viện KHXH và NV và VHNT tai

thành phố Hồ Chí Minh có thể nói chẳng kém cạnh gì ai

Thành phế của hội tụ - giao lưu - kết tỉnh va toa rạng

khắp "Nam kỳ lục tỉnh", hòn ngọc lung linh ở Viễn Đông mà chịu kém coi thé ư vé thé ché Folklore hoc

(Folkloristies) khi nơi đây có các danh sĩ một nghìn

cây vàng giải thưởng cho toàn quốc như Trần Văn Giàu -

cha đẻ của "tứ trụ triểu đình" Hà Nội, lại có Trần Bạch Đằng, Nguyễn Đình Đầu, Tô Vũ, Chu Xuan Dién, va

một dàn "U5", "U6" còn sung sức như Phan Xuân Biên, Phan An, Đặng Văn Thắng, Huỳnh Ngọc Trảng, Cao Tự

Thanh Nguyễn Ngọc Quang, Bùi Mạnh Nhị, Phan Thị

Yến Tuyết, vv và vv ” Âu đó cũng là một mặt yếu, một

"khuyết tật cấu trúc" của một Việt Nam - Hồ Chí Minh,

cá nhân thì xuất chúng mà tổ chức liên kết - liên ngành

thì còn lỏng lẻo và do vậy vẫn chưa thực hiện được minh

triết dân gian

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao!

Ta nên chụm lại, quy tụ lại nhanh nhanh đi thôi vì

"Le temps presse" (Thời gian ép sát)

01 Khi ĐẤT NƯỚC ở vào giai đoạn khủng hoảng -

trudng thanh (crise de Croissance) thi ngudi ta hay quay nhin QUA KHU va suy ngẫm "nhận đường" Từ năm đầu

thế kỉ mới, thiên niên kỉ mới ta hãy soi nhìn hồi cố

Trang 20

Ta chất chính Tản Đà mà vị Chú tịch dầu tiên của

Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam - cố học giả Hồi

Thanh tơn vinh là cải gạch nối của hai dòng chảy thơ cũ - mới (Xem Thị nhân Việt Nam, Phần mở dau) Tan Da rất nặng lòng với nước non qua "Lời thể NON NƯỚC"

nhưng 6ng rat bi phan

Van minh Đông Á trời thu sạch

Này lúc cương thường đảo ngược ru?

Ông nhìn Dân, nhìn Nước với nhiều ai oán:

Dân hai mươi triệu ai người lớn?

Nước bốn ngàn năm uấn trẻ con!

Nhưng với "hai cụ Phan" rồi Nguyễn Ái Quốc ửng hồng vừng trời Đông thì Tản Đà cũng bình tĩnh lại:

Bdo cho non chớ có buồn

Nước trôi ra bể lại tuôn 0ê nguồn

"Về nguồn " là một tâm thức lành mạnh, huống chỉ

chúng ta lại có "NGUON SANG DÂN GIAN"

02 Nói VĂN HOÁ VÀ PHÁT TRIỂN là đã hàm chứa

một cách hiểu Văn hoá theo nghĩa rộng như Hội Văn nghệ dân gian chúng ta đang hiểu và thực thi từ hơn

một thập kỉ nay kể từ thời đổi mới

Ta hiểu Văn hoá như NHỮNG LỐI (Ways) Lối Sống

(Way of Life), thế ứng xử (Comportment) với môi trường Tự

nhiên và môi sinh Xã hội, Lối suy nghĩ - tư cảm (Way of

thinking), Loi hanh déng (Way of acting) cua chung ta

Trang 21

Ta lấy Dân làm gốc Ta từ NHÂN DÂN mà ra rồi lai trở về với nhân dân Ta vi Dan, do Dan, Ta chăm chút

nâng cao dân trí để Dân biết, Dân làm, Dân bàn, Dân

kiểm tra và Dân thụ hưởng

Nếu văn hoá vừa là ĐỘNG LỰC vừa là mục tiêu của

sự Phát triển, thì Dân vừa là điểm xuất phát vừa là điểm hẹn cuối cùng ta đi tới chứ nếu không cứ quyết tiến

lên hàng đầu rồi biết đi đâu? ĐI VÀO LÒNG DÂN VÌ DÂN, DO DÂN!

Ta phát triển, ta đô thị hoá, hiện đại hoá, cơng

nghiệp hố, tri thức hoá kinh tế là để Dân giàu Nước mạnh, là để có một Xã hội công bằng hơn, dân chủ hơn,

văn minh hơn

O K ! Nhat tri! Nhưng đâu là những biện pháp khả

thi? Thực thi ra sao? Và Hội Văn nghệ dân gian phải

làm gì? In # thôi, nhưng thiết thực Đó là điều ta phải

bàn, rồi QUYẾT, rồi HÀNH

03 Trong những bối cảnh giản di mà phức tạp hiện nay chúng ta tụ họp ở đây để bàn về Văn hoá dân gian 0ò sự phát triển đô thị trong bối cảnh chung của Khung

(Framework) nghiên cứu rộng lớn về VĂN HOÁ VÀ

PHÁT TRIÊN

Chúng ta rất mong Nhà nước CHXHCNVN và chính

quyền nhân dân thành phố HCM sớm đưa ra một

- MƠ HÌNH PHÁT TRIỂN của Việt Nam hiện dai

- Mô hình phát triển của thành phố Hồ Chí Minh

hiện đại để công việc của Hội Văn nghệ dân gian Việt

Trang 22

Nam + thành phố chúng ta đễ khuôn theo để đồng thuận tìm tòi và thực hiện

Ít lâu nay từ cả nước, những trí thức, các vị có trách

nhiệm quản lí xã hội đã bàn bạc về một nền kinh tế trì

thức (Knowledge Economy) mà chúng ta cần đi tất, đón

đầu May mắn thay, các nhà khoa học lớn đều thấy rằng,

bên cạnh việc năm bất cập nhật những tri thức khoa học hiện

đại, ta cần thu lượm sưu tầm nghiên cứu những tri thức ngoài

khoa học mà họ gọi là Folknowlege Thì đấy, Folknowledge -

Trị thức dân gian chính là /ê sống của chúng ta, của Hội chúng ta, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam

Hội chúng ta tồn tại và phát triển vì và để có ích cho

Đời, cho người Dân thường

04 Vì nhiều lẽ, như do hạn hẹp về thời gian, cuộc

Hội thảo của chúng ta chỉ hạn chế trong khuôn khổ về Van hoa dan gian va su Phát triển uăn hố Đơ thị

04.1 Nước chúng ta cho đến nay, vẫn thuộc phạm

trù Văn mình Nông nghiệp với trung tâm, mối bận tâm

(preoccupation) chinh la nén van hod lúa nước và văn hố xóm làng Nhưng Đơ thị, Thành thị như Cổ Loa, như Luy Lâu, như Tống Bình, Đại La thì chất Thành

vẫn lấn át chất Thị

Thành - thành trì - thành hào, đều là quân trấn, là

trung tâm hành chính hay/ và trung tâm chính trị Chất quân sự - chính trị chi phối chất kinh tế thị trường Thành tàn lụi thì vùng ấy lại trở lại chất nông thôn,

Trang 23

Thị là Chợ, ở hồn cảnh sơng nước Việt Nam thì phần nhiều là chợ bến Bến Nghé, Bến Thành - chợ bến ở ngoài các cửa thành, ở ven thành, để phục vụ quan quân và gia đình họ ở trong thành Co thi dan 1a tho thu công chuyên hay bán chuyên nghiệp, có người hành nghề buôn bán cũng không hẳn chuyên vì vẫn có dính dáng đến cái gốc nông dân, tiểu nông Tiểu nông là nên

tảng xã hội của một Việt Nam cổ truyền và tâm thức

Tâm lí tiểu nông hay cái căn tính tiểu nông vẫn là nét trội, nét bản chất của Tâm lí, ý thức, Văn hoá Việt Nam Một Việt Nam truyền thống rất đậm đà chất tiểu thương mà phần nhiều là nữ chứ gần như thiếu vắng một tầng lớp đại thương nhân và một nền thương nghiệp đường đài (long- distance Trade) Chợ quê của làng và liên làng là căn bản Cả nước Đại Việt, cho đến thế kỷ XVI chỉ có mỗi một Kẻ Chợ, là Thăng Long - Đông Đô - Đông Kinh, cái còn lại là một mạng Kẻ Quê

Phải đến thời đại Grand Commerce của thế giới trung cận đại (XVI - XVIII) thì mới có, ngoài Kẻ Chợ Kinh Kỳ, một Phố Hiến ở Bắc, một Hội An ở Nam Trung rồi một Cù Lao Phố ở Biên Hoà, sau mới có (từ cuối

XVII) một Bến Nghé Sài Gòn với

Nhà Bè nước chảy chia hai

Ai uê Gia Định Đồng Nai thì uễ

Tất nhiên cũng không nên phủ nhận một nền uấn hoá cảng thị ở miền Trung, từ thời Chăm Pa, rồi thời

Dai Thuong mai XVI - XVIII song chúng sống khá chập chờn và mỗi khi có một đại biến động xã hội - như phong trào Tây Sơn, chúng lại bị (di nông thôn hoa một cách

Trang 24

nhanh chóng va thảm hại Cùng chẳng khác gì những

thi tu "ma troi" thoi kháng chiến chống Pháp, như mới

ngày nào Văn Cao viết ca từ "bóng người sầm uất bến

Then" (bên bờ sông Lô) hay Quang Dũng uống café viết Tây Tiến ở thị tứ Hồng Phú bên bờ sông Đáy thì ít lâu sau 19ã4 tôi đến chúng lai hoan toan qué hoa

04 2 Cho nên trong bối cảnh đó, thì thật khó mà phan lap một nền Folklore dé thi Viét Nam Tu Folklore

Kẻ Chợ Thăng Long Hà Nội mà tôi sẽ để cập đến trong

một tham luận khác

05 Dưới chế độ thực dân phương Tây từ nửa cuối

thé ki XIX, thi bat đầu từ Nam rồi ra Bắc, đã xuất hiện

đản dần một mạng đô thị hiện đại nhưng lại là đô thị

thuộc địa Người Tây và người Tàu (và một ít người Ấn)

nắm đại thương và độc quyền ngoại thương, còn người (An) Nam về cơ bản vẫn chỉ là tiểu thương, đại lí, cùng

lắm là hạng trung thương lối các vị buôn bán Hàng Đào

- Hàng Bạc - Hàng Ngang - Hàng Đường ở Hà Nội Chợ Bến Thành sao mà chọi được với chợ lớn China - town

Do vậy mà xin nói thật Folklore đô thị đương đại là

có, nhưng chiếm đầy chất "quê kiếng" và như trường

hợp Hà Nội có lúc (cuối thời Nguyễn, và giai đoạn 1954 - 1975) "bị nơng thơn hố" từng phần hay trong lối sống

Sao chăng nữa, bao giờ cũng có một fương quan hữu cơ

(cả về cảnh quan, số dân, giao lưu kinh tế - văn hoá )

giữa một đô thị và vùng nông dân - nông thôn - nông

nghiệp bao quanh:

Trang 25

- Ai vé Ha Noi, nguge nude Hong Ha Buồm giăng ba ngon vui da vui thay

- Chiều chiều ra đứng cổng chùa

Trông lên Hà Nội thấy uua đúc tiền Rồi "Ăn Bắc mặc Kinh" vv vv và vv

06 Qua nghiệm sinh Hà Nội, Huế, Hội An chúng

ta khẳng định là có một nền Folklore đô thị cả quá khứ và đương đại Vấn để là cần sưu tầm - nghiên cứu cái Di sản Folklore hiếm quí đó Để giúp vào việc thức nhận Tâm thức dân gian đô thị Để giúp Lãnh đạo thành phố quản lí tốt hơn lãnh thổ của mình, từ việc có vẻ như là

"nhỏ" như việc đặt tên hay đổi tên đường phố mới - cũ

(Hà Nội đã có Hội đồng tư vấn cho UBND về vấn đề này)

đến việc tìm hiểu "địa danh" để góp phần tìm hiểu Khảo cổ học đô thị và Quy hoạch thành phố, đến việc đào vét

kênh rạch, sông ngòi chảy qua thành phố, vv vv

Có thể tập trung vào mấy việc sau đây:

1 Nghiên cứu đời sống dân gian (Folklife) đô thị

9 Nghiên cứu làng nghề - phố nghề trong nội đô và

vùng ven đô

3 Nghiên cứu văn hoá ẩm thực vùng nội đô và ven đô

4 Nghiên cứu "ngôn từ đô thị", các câu truyện

truyền miệng dân gian, giai thoại, tin đồn, dư luận của

người đô thị

Trang 26

5 Tén giáo tín ngưỡng dân gian lễ hội ở đô thị và vung ven đô

Trên đáy chí là một số gợi ý để các vị Folklore học ở thành phố Hồ Chí Minh và các tĩnh thành khác tham

khảo.”

° Tác giả hiện là Phó Tổng thư ký Hội Văn nghệ dân gian Việt

Nam, Tổng Thư ký Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội, G8 Đại học

Quốc gia Hà Nội

Trang 27

VAN HOA DAN GIAN VA NHUNG

BIEN DOI VAN HOA - XA HỘI HIỆN NAY

PGS Chu Xuân Diên

1 Ở nước ta hiện nay

đang diễn ra những biến đổi

văn hóa - xã hội quan trọng Quan trọng vì những biến

đổi đó vừa sâu sắc lại vừa

toàn diện, diễn ra không chỉ nhanh chóng mà về một số phương điện còn mang tính chất là những đảo lộn và cả những triệu chứng của sự khủng hoảng Khi tiếp xúc với tình trạng thực tế của vốn văn hóa dân gian truyền thống và suy nghĩ về số phận của nó trong viễn cảnh của những biến đổi văn hoá - xã hội như thế, không ít người cảm thấy băn khoăn, rối trí, có khi còn cảm thấy bất lực trước sự diễn biến phức tạp của

Trang 28

Bài viết này có mục đích đưa ra thảo luận một vai

vấn để đã dần dần định hình trong quá trình tôi tìm

cách tự giải đáp những băn khoăn rối trí và bất lực ấy

Với tính cách là những vấn đề chung về số phận của văn hoá dân gian trong xã hội hiện đại, những ý kiến thảo luận này không trực tiếp bàn riêng về chủ để văn hoá

dân gian và sự phát triển văn hoá đô thị, tuy trong quá

trình trình bày tôi có lưu ý tới những sự kiện văn hoá -

xã hội liên quan Hơn nữa tôi không có ý định thảo luận

tất cả những vấn đề có thể có Ba vấn để mà tôi đưa ra

thảo luận ở đây chỉ phản ánh một số thực tế hẹp mà tôi được biết, do đó không đây đủ để có thể bảo đảm tính hệ thống của đề tài thảo luận

9 Vấn đề thứ nhất có liên quan đến khái niệm "dân gian" trong thuật ngữ "văn hoá dân gian" (folk" trong

"folklore") Khái niệm "dân gian", với tính cách là một khái niệm định nghĩa, dùng để chỉ môi trường xã hội của văn hoá dân gian Theo cách hiểu rộng hiện nay, môi

trường xã hội của văn hố dân gian khơng phải chỉ gồm

các tầng lớp dưới, các tầng lớp bình dân (như cách hiểu hẹp), mà bao gồm tất cả những cộng đồng người nào,

những tầng lớp và nhóm xã hột nào có chung một truyền thống uăn hoá (lore) có khả năng giúp cho mỗi người nhận ra được bản sắc riêng của cộng đồng, của tầng lớp hay nhóm xã hội mà người đó là một thành viên Cách

phân loại địa lý - tộc người và văn hoá - xã hội sẽ cho ta những nhóm, những cộng đồng khác nhau với những

truyền thống văn hoá, những folklore khác nhau, như

Trang 29

dân gian làng quê, văn hoá dân gian đô thị van hoa dan gian nông dân, văn hoá dân gian miệt vườn, văn hoá dân

gian của thợ thủ công, của thợ mỏ, của viên chức, của

học sinh - sinh viên, của bộ đội, của thanh niên xung phong, văn hoá dân gian Phật giáo, văn hoá dân gian Hồi giáo v.v

Nếu ta coi những cộng đồng, những nhóm, những

tầng lớp xã hội như thế là những cấu trúc tiếp nhận

thực hiện chức năng xã hội hố cá nhân thơng qua quá trình tiếp thụ văn hóa (enculturation) của cá nhân, thì

việc tìm hiểu thực trạng của các cấu trúc tiếp nhận ấy phải là điển để của việc tìm hiểu thực trạng văn hoá dân gian trong bối cảnh của những biến đổi văn hoá - xã hội hiện nay ở nước ta

Xin dẫn ra một thí dụ về gia đình người Việt Gia

đình là một đơn vị tập hợp con người thành xã hội theo

nguyên lý cùng huyết thống Trong xã hội cổ truyền, gia

đình là một môi trường xã hội quan trọng của văn hoá

dân gian Gia đình cổ truyền của người Việt phần lớn là

những đơn vị kinh tế độc lập, nên đã từng đảm nhiệm

phần lớn nếu không nói là hầu hết việc truyền dạy

những bài học đầu tiên về những hành vi và quan niệm phù hợp với những khn mẫu văn hố của xã hội

đó chuẩn bị cho các thành viên ít tuổi những điều kiện

và năng lực cần thiết để kế thừa và tiếp nối công việc

của các thành viên nhiều tuổi Chính chức năng ấy đã

gắn kết các thành viên, tạo nên những truyền thống văn

hoá gia đình mà trong số những thí dụ tiêu biểu có thể

kể các nghề thủ công gia truyền, nghề làm thuốc, chữa

qua

Trang 30

bénh gia truyén Ciing chinh chic nang ay giai thich su phong phú và tác dụng to lớn của các hình thức văn hoá dân gian gắn với đời sống gia đình như hát ru, đổng dao

và các trò chơi của trẻ em, kế truyện cổ tích, việc truyền day bang con đường truyền miệng và bắt chước các bí

quyết kỹ thuật nấu ăn, đệt vải, các môtip thêu thùa, đan lát v.v

Hiện nay đang diễn ra những biến đổi theo hướng

làm mất đi nhiều chức năng văn hoá - xã hội của gia

đình cổ truyền (cá ở nông thôn và đô thị) Nhân tố kinh

tế không còn giữ vai trò quan trọng đối với việc gắn kết

các thành viên cả về chiều ngang - chiều đồng đại (các

thành viên thuộc cùng một đơn vị kinh tế) cả về chiều đọc - chiều lịch đại (tính "gia truyền" của văn hoá) Gia đình nhiều thế hệ ngày càng ít đi, trách nhiệm bếp núc

và chăm sóc con cái của người vợ người mẹ trong gia

đình cổ truyền được trao bớt dần cho các tổ chức kinh tế

và văn hoá xã hội khác Sự phát triển hệ thống giáo dục của xã hội hiện đại, đặc biệt là ở đô thị, đảm nhiệm nhiều khâu và nhiều nội dung giáo dục trước đây thuộc

gia đình cổ truyền Những biến đổi như thế và những

biến đổi khác nữa dẫn đến tình trạng mà dưới cái nhìn

bi quan va có phần hoài cổ, thường được coi là nguy cơ

tan rã của gia đình Nếu như đúng là hiện nay có những

hiện tượng khiến người ta phải nghĩ đến cái nguy cơ ấy thì có lẽ nên tiếp cận các hiện tượng ấy như là những biểu hiện khủng hoảng của một giai đoạn quá độ khi cái

cũ đang mất đi, cái mới chưa kịp hình thành Gia đình của xã hội hiện đại cần phải xác định được cấu trúc và

Trang 31

chức nang mdi ăn khớp với cấu trúc kinh tế và văn hoá -

xã hội của xã hội hiện đại Cấu trúc và chức năng mới ấy

của gia đình tiếp nhận một số thành tố trong cấu trúc và

chức năng của gia đình cổ truyền và chuyển những gì còn lại cho các đơn vị kinh tế và văn hoá - xã hội khác

Trong số những thành tố thuộc cấu trúc và chức năng của gia đình cổ truyền ấy có các hình thức thể loại văn

hoá dân gian

Hát ru chẳng hạn là một trong các hình thức thể

loại văn hoá dân gian như thế Ở thành phố Hồ Chí

Minh đã có những đợt vận động khôi phục hát ru thông

qua các chương trình biểu diễn và thi hát ru Ý định thì tốt nhưng việc làm không đạt kết quả như mong muốn, phải chăng là do đi ngược lại xu thế hình thành cấu trúc và chức năng của gia đình trong bối cảnh của sự phát

triển kinh tế - xã hội hiện nay? Hay là do trong sự hình

thành có phần tự phát cấu trúc và chức năng của gia

đình hiện nay, chúng ta đã đi sai một bước, đã loại bỏ

quá nhanh vai trò quan trọng của người mẹ đối với sự hình thành nhân cách của con cái trong giai đoạn đầu

tiên của chúng? Hay là do chúng ta chưa tìm ra được

phương thức hữu hiệu để duy trì sinh hoạt hát ru cho phù hợp với điều kiện thực tế của người phụ nữ hiện nay tuy không bỏ mất thiên chức của người mẹ trong gia

đình, nhưng ngày càng có nhu cầu đảm nhiệm nhiều

công tác xã hội quan trọng? Hay là do chúng ta chưa

nghĩ đến khả năng "chuyển" sinh hoạt hát ru sang

những tổ chức văn hoá - xã hội khác như nhà trẻ chẳng

hạn là những tổ chức tiếp nhận những gì còn lại của

Trang 32

những truyền thống văn hóa của gia đình cổ truyền không có điều kiện kế thừa trong cấu trúc và chức năng

cua gia đình hiện đại?

Những câu hoi đại loại như trên về thực trạng và

vận mệnh của hát ru cũng như thực trạng và vận mệnh

của các hình thức thể loại văn hoá dân gian khác trong

viễn cảnh của những biến đổi văn hoá - xã hội hiện nay, phải chăng có thể giải đáp được một cách cơ bản nếu xuất phát từ tiền để lý thuyết về các cấu trúc tiếp nhận?

3 Vấn đề thứ hai có liên quan đến các phương thức

sáng tạo và lưu truyền văn hoá dân gian

Khái niệm "văn hoá" (“culture" hay "lore") trong thuật ngữ "văn hoa dan gian" ("folk culture" hay "folklore") được hiểu là những truyền thống văn hoá của những cộng đồng người, những nhóm, những tầng lớp xã

hội có khả năng giúp cho mỗi người nhận ra được bản sắc riêng của cộng đông của nhóm hay tầng lớp xã hội

mà người đó là một thành viên Như vậy trước hết,

folklore học là khoa học về các truyền thống, có mục đích

là xác định các qui luật của truyền thống Nhưng

"truyền thống" là một khái niệm chỉ chung việc truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác, đó là một phạm trù

không phải chỉ gồm có folklore mà gồm cả nhiều lĩnh vực

khác nữa Một nhà folklore học người Bỉ (A Marinus)

nói: "Các truyền thống - đó là lĩnh vực của folklore, song không phải mọi truyền thống đều là folklore"

Trên cơ sở khảo sát folklore cổ truyền, các nhà

folklore học thống nhất quan niệm folklore là các truyền

Trang 33

thống được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng

các phương thức truyền miệng và hành động bất chước hơn là bằng các trang sách Xuất phát từ việc nghiên cứu các phương thức sáng tạo và lưu truyền văn hoá dân

gian như thế, nhiều nhà folklore học đà cụ thể hoá bản

chất của truyền thống folklore bằng cách xác lập các tiêu chí xác định phạm trù truyền thống trong folklore Có hai loại tiêu chí: loại các tiêu chí văn hoá xã hội gồm:

tính cổ xưa và tính vô danh về nguồn gốc của folklore,

tính truyền miệng của phương thức lan truyền và phương thức truyền bá không thông qua nhà trường;

loại các tiêu chí tâm lí xã hội gồm: tính tự phát, máy

móc và kiểu tư duy liên tưởng sơ đảng, xu hướng bắt

chước rập khuôn Do những đặc điểm loại biệt như thế,

các truyền thống folklore không những đã trở thành

những giá trị văn hoá đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành bản sắc của cộng đông, mà còn lưu giữ được trong nó những vẻ đẹp độc đáo của những giai đoạn phát

triển một đi không trở lại của lịch sử văn hóa - xã hội của nhân loại

Những giá trị xác định bản sắc và những vẻ đẹp độc đáo ấy của các truyền thống folklore hiện nay đang trái

qua những thử thách khi những biến đổi văn hóa - xã

hội ngày càng mở rộng cửa cho những phương thức sáng

tạo và lưu truyền văn hóa khác lạ xâm nhập vào lĩnh

vực tạo tác sản phẩm và sinh hoạt văn hóa dân gian cổ

truyền

Vào những năm 1960, tôi có dịp tham gia một chương trình khảo sát văn hóa dân gian hiện đại hiểu

Trang 34

theo nghĩa là văn học dân gian từ sau năm 1945, một cái mốc đánh dấu những biến chuyển văn hóa - xã hội to lớn

ở nước ta Trong số những sự kiện thực tế mà tôi quan

tâm có những sự kiện phản ánh sự xâm nhập của

phương tiện ngôn ngữ viết vào các khâu sáng tác và

truyền bá văn học dân gian Chẳng hạn một hình thức

sinh hoạt văn hóa phổ biến trong bộ đội thời kỳ kháng

chiến chống Pháp trước đây, được gọi chung là ca dao

bang sung (những bài ca dao và thơ của bộ đội sáng tác, viết vào một mẩu giấy nhỏ dán lên báng súng, dao tông, lưỡi mác, bị đông, nổi chảo, ba lô truyền cho nhau

"thưởng thức") "Trong chiến dịch Cao - Bắc - Lạng

(1950), một đồng chí cấp dưỡng gài vào những nắm cơm

gánh ra trận địa cho bộ đội chiến đấu mấy câu thơ:

Mời anh xơi nắm cơm chay

Ăn no lấy sức phanh thây quân thù

Bộ đội chiến đấu ngoài trận địa đáp lại cũng bằng cách dán trả mấy câu thơ vào chiếc đòn gánh gánh cơm:

Hôm nay tớ nhận cơm chay

Ăn no lấy sức phanh thây quân thù"

Khả năng xuất hiện những biến dạng về dạng thức hát đối đáp truyền thống như ví dụ trên đây đã chứng tỏ cần có sự điều chỉnh đối với quan niệm quen thuộc về tính truyền miệng và tính diễn xướng của văn học dân

#®! Định Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn: Văn học

dan gian Việt Nam (tái bản lần thứ hai) Nxb Giáo dục, Hà Nội,

1997, tr.228-229,

Trang 35

gian nói riêng, đồng thời cần phải tìm hiểu những điều kiện mới của sự lưu truyền và sự tiếp nhận các sản

phẩm folklore nói chung

Tiền đề văn hóa - xã hội cho những điều kiện mới đó

là quá trình dân chủ hoá văn hóa Quá trình này thể

hiện ra qua một loạt những thay đổi Thay đổi quan

trọng đầu tiên là xu hướng dân chủ hoá giáo dục Kết

quả việc thanh toán mù chữ và việc thực hiện từng bước

chế độ phổ cập giáo dục, ngày càng làm tăng nhanh số

lượng các tầng lớp dân chúng đến với những sản phẩm

của văn hóa đọc Quá trình này bắt đầu ở nước ta từ giữa thế kỉ XX, đến những thập niên cuối thế ký XX đầu

thế kỉ XXI lại được bổ sung bởi một quá trình tăng

nhanh các phương tiện nghe nhìn Trên cơ sở các phương tiện truyền thông đại chúng ngày càng đóng vai trò chủ

chốt trong quá trình dân chủ hóa văn hóa, đã hình

thành dần diện mạo phức tạp của một hình thái văn hóa

đại chúng ở nước ta

Sự phát triển của hình thái văn hóa đại chúng này đang là một thách thức đối với văn hóa dân gian truyền thống, đặc biệt là đối với văn hóa dân gian đô thị, nơi

những thay đổi nói trên diễn ra với tốc độ và cường độ

gấp nhiều lần so với các vùng nông thôn

Một trong những biểu hiện của sự thách thức đó là

tính hiện đại, phong phú, luôn luôn thay đổi của các

phương tiện truyền thông đại chúng của dòng văn hóa đại chúng làm cho các sinh hoạt văn hóa dân gian

truyền thống mất đi tính hấp dẫn, trở nên không "hợp

Trang 36

thời", không "hợp mốt", và có nguy cơ bị loại ra khỏi đời

sống văn hóa cùng với sự ra đi của các thế hệ lớn tuổi

Vấn để nêu ra trên đây không phải là mới Vấn dé mà tôi muốn thảo luận ở đây là liệu có khả năng diễn ra

những biến đổi trong phương thức sáng tạo và lưu

truyền cúa văn hóa dân gian trong xã hội hiện đại tạo cơ

sở cho nó tiếp tục tổn tại và phát triển trong những điều

kiện văn hóa - xã hội mới hay không? Nếu có thì những

biến đổi ấy có làm cho các sản phẩm văn hóa dân gian mất đi những đặc trưng loại hình phân biệt nó với các

loại hình văn hóa khác hay không?

Năm 1980 tôi đã có địp tham gia thảo luận một để tài có liên quan tới vấn đề này trong một hội thảo khoa

học do Ban Van hóa dân gian (tiền thân của Viện

Nghiên cứu văn hoá dân gian) tổ chức Nhân bàn về

"Việc nghiên cứu thi pháp văn học dân gian", tôi có thảo

luận với ý kiến cho rằng "loại trừ khâu diễn xướng, tác phẩm văn học dân gian chỉ là cái xác không hồn", có

nghĩa là tác phẩm văn học đân gian được "vật chất hoá"

và phổ biến bằng văn bản sẽ không còn là văn học dân gian đúng với nghĩa của nó nữa Thảo luận với ý kiến

trên, tôi cho rằng khi ghi chép tác phẩm văn học dân

gian, cần có những ghi chú về hình thức diễn xướng của

nó Song "ngày nay, chúng ta ngày càng có ít khả năng

được tham gia trực tiếp vào những sinh hoạt thực tiễn

và trực tiếp thưởng thức các kiểu trình diễn nghệ thuật của vốn văn hoá dân gian cổ truyền trong chính môi trường dân gian Vậy nếu coi những cái đó là tất cả

Trang 37

những gì phân biệt văn học dân gian với văn học viết và

chỉ có chúng mới làm nên giá trị thẩm mi độc đáo của văn học dân gian so với văn học viết thì chẳng hoá ra

chúng ta ngày càng ít hi vọng được tiếp xúc với cái hay

cái đẹp riêng của văn học dân gian hay sao? Thực ra thì

không phải như vậy Thực ra thì với tư cách là một

thành phần chủ yếu trong tổng thể sinh hoạt văn hoá

nghệ thuật dân gian, văn bản văn học dân gian có in

đậm dấu vết của những thành phần không phải văn học của tổng thể đó Nghiên cứu văn bản văn học dân gian là

bộ phận có điều hiện tồn tại mãi mãi, chúng ta sẽ tìm

thấy được một phần quan trọng nguyên nhân tính độc

đáo thẩm mĩ của loại hình nghệ thuật này dưới dang

những dấu vết ấy ở ngay trong những đặc điểm thi pháp

văn học dân gian"?

Như vậy hình thức tác phẩm văn học dân gian được bảo tồn và phổ biến bằng văn bản ghi chép có ghi chú về

môi trường sinh hoạt dù có mất đi phản ngôn ngữ nói

của hình thức kế chuyện, song lại có khả năng đến với đông đảo người tiếp nhận hơn Phương thức truyền hình sẽ khắc phục được chỗ thiếu sót của ấn phẩm bằng cách dựng lại một sinh hoạt kể truyện cổ tích chẳng hạn Hơn

nữa điện ảnh với các phương tiện kỹ thuật và thủ pháp

tạo hình hiện đại của nó lại có khả năng truyền đạt các

hành động cổ tích sinh động tới mức mà trí tưởng tượng

của người chỉ nghe kể không đạt tới được Có thể kể

thêm nhiều phương thức truyền bá văn hoá dân gian

°) Chu Xuân Diên: Về uiệc nghiên cứu thi pháp uăn học dân gian

Trang 38

bằng ấn phẩm và các phương tiện kỹ thuật hiện đại khác như ghi âm ghi hình các sinh hoạt văn hoa dan gian sống động hoặc dưới hình thức được phục chế; như

dựng lại các "góc phố" văn hóa am thực truyền thống

trong các hội chợ và lễ hội hiện đại, xây dựng các tiết

mục sinh hoạt văn nghệ dân gian trên sân khấu, thiết

kế các bảo tàng sống các loại hình, các tổng thể văn hoá

dân gian địa phương v.v

Những hình thức "sống lại" hoặc "tiếp tục sống" của văn hoá dân gian truyền thống trong đời sống hiện đại bằng các phương thức của văn hoá đại chúng trong thời

đại bùng nổ các phương tiện truyền thông đại chúng có

nên được coi là hợp qui luật không? Nếu sự diễn biến ấy của văn hoá dân gian được coi là hợp qui luật thì tính qui luật của hai dạng thức truyền thống - truyền thống văn hoá dân gian trong xã hội cổ truyền và truyền thống văn hoá dân gian trong xã hội hiện đại - có sự khác biệt với nhau như thế nào?

Hiện nay sự khảo sát những hiện tượng đang diễn biến một cách phức tạp chưa đủ cho phép đưa ra những

câu trả lời tin cậy Nhưng theo tôi, đặt ra những câu hỏi

tương tự như trên không những cần thiết cho việc nghiên cứu về lâu về dài mà còn có ích cho việc xác định những

giải pháp cấp thời đối với văn hóa dân gian trong quá trình

xây dựng và phát triển văn hố đơ thị hiện nay

4 Vấn dé thứ ba có liên quan đến những thay đổi

trong bậc thang giá trị của một nền văn hoá, trong lối sống của một cộng đồng, một nhóm, một tầng lớp xã

hội

Trang 39

Van hoa dan gian truyền thống là sản phẩm lâu đời của các xã hội cổ truyền Trong các xã hội cổ truyền, các

kỹ thuật và nghi lễ - phong tục, các bài hát và điệu múa, các truyện kể và trò diễn vì có một quá trình hình thành lâu dài và phát triển một cách chậm rãi, nên

có sức cố thủ sâu trong tiểm thức của cá nhân và cộng

đồng Điều đó khiến cho các truyền thống của văn hoá

dân gian cổ truyền được thể hiện ra như là những thói

quen, những nếp cũ, yêu cầu sự lặp lại một cách máy móc Sự hình thành và phát triển của văn hoá dân gian cổ truyền cũng diễn ra trong mối quan hệ với đời sống giản dị, ít biến đổi, ít tiện nghỉ nên gần gũi với tự nhiên và phản ánh sự đối xứng và giản dị của tự nhiên Tất cả

những khuôn mẫu văn hố đó sẽ khơng còn phù hợp với

các thế hệ ra đời và trưởng thành trong xã hội hiện đại

là môi trường làm nẩy sinh và phát triển lối sống coi

trọng tiện nghi và các phương thức sáng tạo và tiếp nhận văn hoá ngày càng phong phú, đa dạng do các phát minh va tng dung khoa hoc - kỹ thuật đem lại, lối sống coi trọng sáng kiến cá nhân, khẳng định bản sắc cá nhân, chuộng cái mới lạ và đổi mới thường xuyên các

nhu cầu văn hoá

Trước những biến đổi như vậy về lối sống và nhu

cầu văn hố, có lẽ khơng nên coi sự thờ ơ đối với các truyền thống văn hoá dân gian là một biểu hiện của cái

gọi là sự mất gốc, sự cắt đứt với truyền thống dân tộc mà

chúng ta có thê dàng nhận ra trong hành vi và cả ý

thức của nhiều người thuộc thế hệ trẻ

Đây là hiện tượng có tính qui luật trong quá trình

chuyển đổi từ hình thái văn hóa - xã hội cổ truyền sang

Trang 40

hình thái văn hoá - xã hội hiện đại Sự chuyển đổi này ở nhiều nước phương Tây đã đi trước nước ta trên dưới

một thế ký Folklore học ra đời ở phương Tây là sản

phẩm của sự chuyển đổi này Kinh nghiệm nghiên cứu

folklore học ở phương Tây với sự hình thành quan niệm

về tan dư văn hố trong khn khổ lý thuyết tiến hoá

đơn tuyến đã từng phát hiện ra vẻ đẹp độc đáo của

folklore cổ truyền với tính chất là vẻ đẹp của những mẫu

mực nguyên thuỷ đã chín muỗi giống như những mảnh

gỗ đã được đánh bóng và vẫn còn tồn tại dai dẳng dưới cái vỏ bể ngoài vội vã của những nền văn mình ngày

hôm nay Nhưng cũng theo quan niệm tiến hoá luận này, thì tuy đôi khi folklore có sức quyến rũ và làm nảy

sinh sự khát khao, luyến tiếc quá khứ, song đó vẫn là

những tàn dư Theo quan niệm ấy thì nhà nghiên cứu

folklore có kinh nghiệm sẽ không bao giờ cho phép mình hướng tới những mẫu mực nguyên thuỷ để chỉnh lý cuộc song.”

Theo tôi cần lọc ra từ quan niệm cực đoan ấy một khía cạnh của qui luật khách quan tác động đến số phận của văn hoá dân gian cổ truyền trong xã hội hiện đại

Tôi nói là một khía cạnh vì cùng với khía cạnh thuộc

phạm trù tiến hoá xã hội ấy, còn có những khía cạnh

khác thuộc phạm trù các bậc thang giá trị mà sự thay

đổi bậc thang giá trị trong các bối cảnh văn hoá - xã hội

khác nhau không phải chỉ diễn ra một chiều mà có cả sự

quay trở về với giá trị cũ, nhưng là giá trị cũ được tiếp

nhận theo một cách nhìn mới

ow Chu Xuân Diên: Văn hoá đân gian - Mấy uấn dé phương pháp luận 0à nghiên cứu thể loại Nxb Giáo dục, 2001, tr.30

Ngày đăng: 27/07/2022, 12:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w