1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Nghiên cứu so sánh tục ngữ tiếng Lào và tục ngữ tiếng Việt: Phần 1

160 9 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 160
Dung lượng 12,91 MB

Nội dung

Tài liệu Nghiên cứu so sánh tục ngữ tiếng Lào và tục ngữ tiếng Việt phần 1 trình bày các nội dung chính sau: Tổng quan về văn hóa - xã hội Việt Nam - Lào; So sánh nội dung tục ngữ Việt và tục ngữ Lào;... Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết.

Trang 1

TH ae, ĐẠI HỌC QUỐC GIÁ HÀ NỘI

Trang 2

TS NGUYEN VAN THONG

SO SANH

TỤC NGU WET VR

TUC NGU LRO

Trang 3

MỤC LỤC Lồi nói đầu eT Mở đầu cd Chuong 1

TONG QUAN VAN HOA - XA HOI VIET NAM - LAO

1.1 Mỗi quan hệ lịch sử - xã hội Việt Nam - Lào ¡38

1.1.1 Sơ lược lịch sử - xã hội nước Lào

1.1.2 Mối quan hệ lịch sử - xã hội Việt Nam - Lào

1.2 Môi quan hệ văn hoá Việt Nam - Lào trong bồi cảnh Đông Nam A 1.2.1 VỀ địa lý và tự nhiên 1.2.2 Về văn hoá - tộc người Chương 2

SO SANH NỘI DUNG TỤC NGỮ VIỆT VÀ TỤC NGỮ LÀO

2.1 Trình bày sự giống nhau và khác nhau 69

2.1.1 Tục ngữ Việt, Lào thể hiện nhận thức, trí thức

về tự nhiên, thiên nhiên; phản ánh quê hương, đất nước 69

Trang 4

2.1.3 Phản ánh các mối quan hệ gia đình, xã hội 94

2.1.4 Phê phản giai cáp thống trị và khẳng định những

phẩm chất tốt đẹp, chế giễu những thỏi hư, tật xdu 104

2.1.5 Phản ánh văn hoá ẩm thực của nhân dân LIL6

2.1.6 Tục ngữ Việt phản ánh thực tế người Việt

chịu ảnh hưởng Nho giáo 127

2.1.7 Tục ngữ Lào phản ánh thực tế người Lào

chịu ảnh hưởng tư tưởng Phật giáo 1314

2.1.8 Hiện tượng trái nghĩa trong tục ngữ Việ! „ 142

2.2 Giải thích sự giống nhau và khác nhau 2 WSO

2.2.1 Sự giống nhau 150

2.2.2 Sự khác nhau .II56

Chương 3

SO SANH NGHỆ THUẬT TỤC NGỮ VIỆT VÀ TỤC NGỮ LÀC!

Trang 6

GS PGS TS VS Nxb BK Db Sdd Tp TK

BANG CHU GIAI VA CAC CHU VIET TAT

TRONG CUON SACH

Giáo sư Ned Phó Giáo sư Ngb Tiến sĩ „ Viện sĩ TN Nhà xuất bản / Hà Nội ThN Bản khác NCS Dj ban TCN Sách đã dẫn DVTG Trang xb Thành phố DHQGHN Thể ky DHTHHN Nghia den Nghĩa bóng, Ngắt đoạn Tục ngữ Ngất ý Thành ngữ

Nghiên cứu sinh Trước công mguyên

Trang 7

Lời nói đầu

Quan hệ /iệt Nam - Lào là môi quan hệ láng giòng gắn bó

khăng khút, thủy chung trong suốt chặng đường lịch sử NỊ nay, môi quan hệ đó được hai Đảng, hai Nhà nước và nhân

dân hai nước nâng lên thành liên mình chiến đầu, tình hữu

nghị đặc biệt, sự hợp tác toàn diện trên tắt cả các lĩnh vực

Mối quan hệ đó đang không ngừng được củng có và phát triển trong thời đại ngày nay Hiện nay, có thêm nhiều người

Lào biết tiếng Việt đề hiểu hơn vẻ lịch sử, văn học và văn hóa

é 1g Lao dé nghién cttu lịch sử,

mỗi quan hệ Việt - Lào và sưu tâm, quảng bá những nét đẹp của văn hóa Lào vẫn còn khiêm tốn, chưa tương xứng với

thực tế môi quan hệ đặc biệt nói trên

Qua một số năm chiến đẩu, công tác ở Lào và nhiều năm

giảng dạy và tiếp xúc với người Lào ở Việt Nam, chúng tôi đã đi điền dã và thu thập được một số lượng đáng kẻ những câu

tục ngữ Lào!, đã cảm nhận được một phân tâm thức của người

Lào trên mảnh đất thân yêu của họ Chúng tôi cũng đã công bố

một số công trình khoa học và bài viết nhất định về nó?

Xem Từ điền thành ngữ và tục ngữ Vidt - Lao vi Từ điền thành ngữ và tục ngữ Lio Việ do tác gia sia tim, bin soan

Xem Danh mục những công trình khoa học của tác gia có liên quan đến cuỗn

Trang 8

Về tục ngữ của người Việt, trong giới nghiên cứu văm

hóa, văn học dân gian, đã có nhiều công trình, bài viết với một lực lượng khá hùng hậu và đã đạt được những thành tức

đáng kể Còn nghiên cứu so sánh tục ngữ Việt với tục ng;ữt

Lào trên cả hai phương điện nội dụng và hình thức là một đê) tài hoàn toàn mới Do vậy, việc ra đời một cuốn sách so sari

tục ngữ Việt, Lào là một việc làm cần thiết và hữu ich

Nhân đây, chúng tôi xin chân thành cảm ơn Nhà xuất bảm Đại học Quốc gia Hà Nội, cảm ơn GS.TS Nguyễn Xuân Kinh,

GSTS Phạm Đức Dương, GS.TŠ Lê Chí Quế cùng các bạm: đồng nghiệp Lào đã đọc và cho nhiều góp ý quý báu, chân tình

Trang 9

Mở đầu

Người Lào có câu xú pha xit? “May huồm co po huôm

xược" (Đay chung dây, cây chung khóm) Quan hệ Việt Nam ~ Lào như tre chung một bụi, nhur day chung một dây Hai

nước liền kể nhau về địa lý và có quan hệ bang giao thân thiết

lâu đời vì cùng nằm trên bán đảo Đông Dương thuộc vùng

Đông Nam Á Cho nên, bên cạnh những điểm khác nhau như là sự tất yếu xuất phát từ bản sắc dân tộc, nền văn hoá hai

nước nói chung, tục ngữ hai nước nói riêng có những điểm

tương đồng như là bản chất chung trong quá trình sáng tạo

folklore nhân loại cũng như sự giống nhau do những điều kiện lịch sử, địa lý tự nhiên và những quan hệ giao lưu văn hoá mang lại Nghiên cứu sự giống nhau và khác nhau này, về

chính trị, sẽ góp phần khẳng định tính độc lập của mỗi dân

tộc; đồng thời, những yếu tố về địa lý, lịch sử, xã hội giống,

nhau giữa hai nước cũng tạo nên những nét giống nhau trong,

mỗi bang giao thân thiết giữa hai dân tộc; về khoa học, khong

Trang 10

chỉ giúp cho những người quan tâm hiểu biết thêm về tục myeữ mỗi nước, hiểu rõ hơn những nét đẹp truyền thống trong :tâm

hồn và tính cách của chính mình và của người bạn láng giềng

mà còn góp phần làm sáng tỏ sự giống nhau kỳ lạ, đến từmg, chỉ tiết của một bộ phận tục ngữ hai dân tộc Qua đó, viề lý

luận, sẽ góp phần làm rõ hơn bản sắc văn hoá của mí

tộc; về thực tiễn, cũng góp phan quảng bá nền văn hoá của

nước và thúc đẩy mối quan hệ láng giềng truyền thốmg

'Việt Nam - Lào ngày càng phát triển

Từ xa xưa, văn học dân gian Lào đã bắt đầu phát triển với

những câu chuyện kẻ, những bản trường ca, những câu thơ ILéto

hùng tráng mà mượt mà, những câu tục ngữ Lào thâm thúy mà

bóng bây, trong đó có công đóng góp vô cùng to lớn của đội ngũ sư sãi và “mỏ lăm” (nghệ sĩ dân gian) Lào Sư sãi Lào đã gop phần phát triển đạo Phật ở Lào và cũng là những ng:ười đáng được ghi tên trong văn học Phật giáo; còn các “mỏ lãm" (nghệ sĩ dân gian) Lào lại là những người có những đóng gép

quan trọng đối với nền văn học dân gian Lào

Lực lượng những người làm công tác sưu tầm, biên soạn, đánh giá, giới thiệu văn học dân gian Lào nói chung, tục rigữ Lào nói riêng ở Lào từ trước đến nay còn rất mỏng và chưa: có nhiều thành tựu Từ những năm 1940, khi Lào còn bị Pháp xâm lược, Ma hả Xi La Vị La Vông và nhóm những người bạn trí thức Tây học của ông đã sưu tầm, biên soạn, trích đăng thành sách ngoài một số truyện thơ có nguồn gốc Án Độ, còn có ca daó, tục ngữ (sau này đã được tái bản nhiều lần) ĐÓ là

những cơng-Írình sưu tầm, biên soạn và giới thiệu tục ngữ rất

đáng quý Năm 1987, cuốn Văn học Lào dày 527 trang, rnột

công trình hợp tác giữa Uỷ ban Khoa học Xã hội Lào với

Trang 11

Viện Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Uỷ ban Khoa học

Xã hội Việt Nam in tại Nhà xuất bản Quốc gia Lào (Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm Viéng Chan in lại theo hình thức rônêô năm 1989), là một công trình đầu tiên ở Lào nghiên cứu dài hơi, tương đối có hệ thống, có độ tin cậy khoa học về văn học Lào từ trước đến nay Do phải giới thiệu một cách khái quát về văn học Lào, rên phần giới thiệu và nghiền cứu tục ngữ Lào còn quá sơ lược Vài chục năm nay, Chính phủ Lào đã dành sự quan tâm đặc biệt cho công tác giữ gìn,

phát triển nền văn học truyền thống của dân tộc Người Lào

đã đưa văn học dân gian Lào nói chung, tục ngữ Lào nói riêng vào chương trình giáo dục phỏ thông và đại học Do vậy, đã

có người sưu tầm, biên soạn tục ngữ Lào thành những tập từ điển mini mỏng, gồm vài chục câu đến vài trăm câu Cuốn Ven học phổ thông [208] của nhiều tác giả Lào, giới thiệu một

cách sơ lược tình hình văn học Lào, trong đó có văn học dân

gien dành cho học sinh hệ phổ thông trung học Lào của Nxb

Giáo dục Thể thao và Lễ nghỉ, xuất bản năm 1982; cuốn Câu the dân gian Lào [211] của Bò Xẻng Khăm, Xtc Xa Vang,

Bun Khién, được biên soạn chung, gồm nhiều phần, trong đó phìn tục ngữ gồm một số câu mới được sưu tầm, biên soạn khỏng theo chủ đẻ hoặc tiêu chí nào; cuốn Tực ngữ cổ truyền Là› [209] của Ma hả Xi La Vị La Vông, 63 trang, gồm năm phin (xuất bản lần đầu năm 1996, in 2000 cuốn) do Đa Ra

Căn Nạ Nha giới thiệu, riêng phần tục ngữ có 450 câu (sách được tái bản lần thứ ba, năm 2000, do Công Đươn Nẹt Tha

'Vông giới thiệu, in 3000 cuốn) bao gồm những câu tản mạn,

kh¿ng sắp xếp theo cách làm truyền thống; cuốn Từ rhông

dụng và tục ngữ Lào [212] của Xi Ri Xu Văn Na Xi, xuất bản

Trang 12

năm 2000, 62 trang, gồm bón phần, riêng phần tục ngữt Lào

mới chỉ được dịch và đối chiếu từ 235 câu tục ngữ Anh; cuốn

Tục ngữ dân gian Lào [213] của Đuông Chin Van Na Bu Pha

xuất bản năm 2005 cũng được biên soạn với cầu trúc tương ty, Gần đây, Lãm Phon Xay Xa Na đã làm khóa luận tốt đại học với đề tài Tìm hiểu tục ngữ Việt và xú phha xít

Lào về văn hoá Âm thực, 1999 [137] mới chỉ so sánh tục ngữ hai nước ở một khía cạnh của nội dung

Ở Việt Nam, văn học dân gian Lào nói chung, tục ngữ

Lào nói riêng chưa được nhiều người Việt Nam biết đến, vì

đội ngũ những người làm công tác sưu tầm, nghiên cứu chúng ở Việt Nam chưa đông, việc giới thiệu chúng với độc giải Việt Nam cũng mới được khởi động Đinh Việt Anh [1], trong

chương 2 viết về văn học dân gian Lào, ngoài phan kháii quát chung, tác giả lần lượt khảo cứu từng thể loại, trong đió tục

ngữ Lào được nghiên cứu một cách thận trọng, khoa học

nhưng còn sơ lược Trong số không nhiều nhà folklore Lào

phải kể đến Nguyễn Năm với một số bài viết trong sách hoặc

trên các tạp chí chuyên ngành Cuốn Hợp tuyến văn học Lào

[140] dày 511 trang, do Nguyễn Năm giới thiệu khắc hoạa bức tranh chung vẻ tình hình văn học Lào qua các thời kỳ nhưng,

chưa nêu được đặc điểm của từng thể loại Nguyễn Đình

Phúc, tác giả cuốn ,Xú pha xít và lời nói giao duyên Lào [ 138],

lần đầu tiên sưu tầm, dịch nghĩa 691 câu tục ngữ Lào sang

tiếng Việt, giới thiệu, bình giảng sơ lược ở một vài khía cạnh của nội dung mà chưa đi sâu tìm hiểu toàn diện nội dung và nghệ thuật tục ngữ Lào Trong công trình tập thé Var sọc

Đông Nam Á [131], Lại Phi Hùng đã nhận diện một cách rất

Trang 13

c ngữ trong môi tương quan thẻ loại của nền văn

chung, văn học dân gian khái lược tt hoc | 6 Ao néi riéng Nhimg cũng góp thêm những, nói nhằm giới thiệu tục ngữ Lào ở Việt Nam Trịnh Đức

Hiển có bài “Sơ bộ tìm hiểu luật hiệp vẫn và vẫn trong xú pha

xít Lào” [55] và bài "Một số hình thức thể hiện tính hình tượng trong xú pha xít Lào” [36]; tác giả cuốn sách có bài: “Tim hiểu tư tưởng Phật giáo ở Lào qua mảng xú pha xít Lào

về văn hoá ứng xử" [170] và bài “Phong cách ăn uống của

người Lào” [172] Ngoài ra, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường Tìm hiểu tục ngữ Việt và xú pha xit Lào [71] và hai

đề tài cấp Đại học Quốc gia Hà Nội: Từ điển thành ngữ và tục

ngit Viét - Lao [181] va Ti điển thành ngữ và tục ngữ Lào - Việt [183] của tác giả cuốn sách không chỉ tìm hiểu, so sánh

một số khía cạnh của tục ngữ hai nước mà còn sánh nghĩa

trong quan hệ đối ứng của chúng Luận văn thạc sĩ: Tìm hiểu

tục ngữ Việt và xú pha xít Lào về Văn hoá ứng xử [168] và các bài: “Tìm hiểu mảng tục ngữ Việt và xú pha xít Lào về văn hoá ứng xử” [169], “Về hiện tượng “nói ngược” trong tục ngữ Việt và xú pha xít Lào” [174], “Tìm hiểu lối nói của người Việt và người Lào qua tục ngữ” [180] “Tìm hiểu một số kiểu hiệp vẫn trong tục ngữ Việt và Lào” [182], “Tìm hiểu

một số kiểu kết cấu so sánh của tục ngữ Việt và tục ngữ Lào”

[184] của tác giả cuốn sách, đã góp thêm tiếng nói về một số khía cạnh của tục ngữ, làm phong phú thêm mảng văn học so sánh ở Việt Nam Ngoài ra, còn nhiều tác giả biên soạn,

nghiên cứu, so sánh, đối chiếu tục ngữ Việt với tục ngữ một số nước trên thế giới để thấy được cái hay, cái đẹp của tục

Trang 14

ngữ Việt Trước hết, phải kẻ đến các tập từ điển, luận văn, bài

viết so sánh, đối chiếu tục ngữ Việt với tục ngữ nước ngoài Đó là các cuốn từ điển đa ngữ như: Tục ngữ Nga - Anh- Pháp '

- Việt [7] của Lê Đình Bích, Trần Quỳnh Dân; 7ực ngữ, thành ngữ trên thề giới [23] của Lê Du, Lê Hải; Tục ngữ các nước trên thế giới [S8] của Vương Trung Hiếu; Tục ngữ Anh - Pháp - Việt [99] của Nguyễn Gia Liên; Tục ngữ ta đối với tục

ngữ Tàu và tục ngữ Táy [192] của Nguyễn Văn Tố; Tực ngữ

Anh - Pháp - Việt và một số thành ngữ danh ngôn [200] của Lê Ngọc Tú; Từ điển thành ngữ tục ngữ Pháp - Anh - Việt [203] của Thanh Vân, Nguyễn Duy Nhường, Lưu Hoài Và sau đó là các cuốn từ điển song ngữ như: Tục ngữ Nga - Việt [8] của Lê Đình Bích; Tựe ngữ và câu đó Đức - Việt [71] của Lương Văn Hồng; Từ điển thành ngữ - tục ngữ Việt - Pháp

[96] của Nguyễn Lân, Ngoài một vài cuốn dành một lượng, trang it di tìm hiểu một cách sơ lược tục ngữ hoặc thành ngữ - tục ngữ trên một số khía cạnh, còn phần lớn chỉ là những

cuốn từ điển song ngữ hoặc đa ngữ mà chưa có được những

câu tục ngữ đối ứng, chưa phân tích đầy đủ các mặt nội dung

và hình thức của chúng Các cuốn từ điển đối chiếu tục ngữ

Việt với tục ngữ một số nước đồng văn như: Từ điển thành

ngữ - tục ngữ Hoa - Việt [19] của Nguyễn Văn Khang; Tục ngữ Nhật - Việt [189] của Nguyễn Thị Hồng Thu; 7ừ điế

thành ngữ tục ngữ Hoa - Việt [197] của Lê Khánh Trường, Lê

Việt Anh cũng được trình bày tương tự Năm 2005, luận án

tiến sĩ Ngữ văn với đề tài Tìm hiểu văn hoá ứng xử Nhật 8ản

qua Kôtôwaza, có so sánh với tục ngữ Việt Nam [190] của Nguyễn Thị Hồng Thu lấy tục ngữ Nhật làm đối tượng nghiên

Trang 15

cứu chủ yếu nhưng có so sánh với tục ngữ Việt Nam Tuy còn

chưa thật nhiều nhưng những công trình, bài viết nói trên cũng đã góp thêm cho mảng văn học so sánh ở Việt Nam một không khí học thuật mới

Nhìn chung lại, khi nghiên cứu văn học dân gian Lào nói chung, tục ngữ Lào nói riêng, các tác giả Việt Nam và Lào mới chỉ xem xét một cách đơn tuyến, tách rời; cách tiếp cận

chưa đặt trong tư duy bối cảnh, nghĩa là chưa đặt sự so sánh

tục hai nước trong bối cảnh văn hóa Đông Nam Á để tìm ra những điể lêm tương đồng và j biệt không chỉ trong tục ngữ mà

còn cả trong giao lưu, tiếp biến văn hoá giữa các dân tộc đó

Chưa có những công trình nghiên cứu so sánh, đối chiếu nội

dung tư tưởng, nghệ thuật và thi pháp của tục ngữ Việt và tục

ngữ Lào do vấn để nghiên cứu chúng theo phương pháp này còm mới Bởi vậy, thành tựu của việc so sánh tục ngữ Việt và

tục ngữ Lào đang còn trong giai đoạn khởi đầu, kết quả thu

được chưa nhiều

Tục ngữ là một bộ phận quan trọng của văn học dân gian được truyền miệng trong dân chúng từ lâu đời Tục ngữ của ngườ Việt từ lâu đã trở thành đối tượng khảo sát và nghiên cứu của nhiều nhà nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn

Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu mang tính

chuyên sâu vẻ tục ngữ Tuy nhiên, việc nhận diện chính xác

về tục ngữ để có thể tiếp tục giải nghĩa và khảo sát các giá trị

văn kóa của tục ngữ vẫn là một việc làm cần thiết Ở đâa chứng tôi chỉ tập trung khảo sát, nghiên cứu và nhận diện tục ngữ tong mối tương quan với các thể loại khác

Trang 16

Chúng ta sẽ xem xét tục ngữ trong mối tương quan với

các khái niệm gần gũi với thể loại này Việc xem xét này là

cần thiết, bởi sẽ giúp ta nhìn nhận được rõ hơn vẻ ranh giới thể loại tục ngữ như: giữa thành ngữ và tục ngữ, giữa tục ngữ

và ca dao, tục ngữ với ngạn ngữ, danh ngôn, phương ngôn

Vắ:: đề ranh giới giữa tục ngữ và thành ngữ cho đến nay ở Việt Nam chưa có công trình nào giải quyết một cách toàn

diện và triệt để Khoảng đầu nhimg nim 70 cua thé ky XX, trên Tạp chí Ngôn ngữ có một số bài thảo luận về vấn dé may Một số học giả quan tâm phân biệt tục ngữ và thành ngữ trên

nhiều tiêu chí khác nhau

Trên 7ạp chí Ngôn ngữ, số 3 năm 1972, khi bàn về

“Ranh giới giữa thành ngữ và tục ngữ”, Nguyễn Văn Miệnh

(1940 - 1995) đã cho rằng, về nội dung thành ngữ giới thiệu một hình ảnh, một hiện tượng, một trạng thái, một tính cách,

một thái độ; còn tục ngữ đi đến một nhận định cụ thẻ, một kết luận chắc chắn, một kinh nghiệm sâu sắc, một lời khuyên răn,

một bài học về tư tưởng và đạo đức Tác giả bài báo đã dựa trên hai tiêu chí nội dung và hình thức để kết luận: '*Có thé nói, nội dung của một thành ngữ mang tính chất hiện tượng,

còn nội dung của tục ngữ nói chung là mang tính chất quy

luật Từ sự khác nhau cơ bản về nội dung dẫn đến sự khác

nhau cơ bản về hình thức ngữ pháp, mỗi thành ngữ là mỏt

cụm từ, chưa phải là một câu hoàn chỉnh Tục ngữ thì khéc

hẳn Mỗi tục ngữ tối thiểu là một câu”

Đi theo một hướng khác, có “đối chiếu với thực tế” trên cơ sở phân tích những ý kiến của Nguyễn Văn Mệnh theo tiêu chí nội dung và hình thức, nhà ngôn ngữ hgc Cu Dinh Ta cto

Trang 17

răng, nội dung tục ngữ cũng như thành ngữ đều là sự đúc rút kết tỉnh trí tuệ của quản chúng, dều từ sự khái quát hóa hiện thực đẻ rút ra bản chất quy luật mà có Theo ông, ý kiến của Nguyễn Văn Mệnh là “chưa xác đáng” vì đã dựa vào nội dung logic để chỉ ra và giải thích sự khác nhau giữa thành ngữ và tục ngữ Ông Cù Đình Tú còn khẳng định rảng chính chức ning lam nên sự khác nhau cơ bản giữa thành ngữ và tục ngữ: "Thành ngữ là một hiện tượng ngôn ngữ, còn tục ngữ xét về một mặt nào đó cũng là một hì tượng ngôn ngữ Thành ngữ là đơn vị có sẵn mang chức năng định danh Nói khác đi, dùng để gọi tên sự vật, tính chất, hành động VỀ mặt này mà nói, thành ngữ là những đơn vị

tương đương như từ Tục ngữ cũng giống như các sáng tạo

khác của văn học dân gian như ca dao, truyện cỏ tích, đều là các thông báo Nó thông báo một nhận định, một kết luận về

một phương diện nào đó của thế giới khách quan Do đó, mỗi

câu tục ngữ đọc lên là một câu hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý tưởng”

Từ năm 1944, trong Việt Nam văn học sử vếu (1944), nhà giáo Dương Quảng Hàm viết: “Một câu tục ngữ phải có ý nghĩa đầy đủ, hoặc khuyên răn, hoặc chỉ bảo điều gì, còn thành ngữ chỉ là những lời nói sẵn có để ta tiện dùng mà diễn

đạt một ý hoặc tả một trạng thái gì cho màu mè” Biểu lộ sự

Trang 18

Các tác giả Chu Xuân Diên Lương Văn Đang và Phương Trí trong 7c ngữ Việt Nam (1975) cũng cho rằng, thành ngữ là những khái niệm và tục ngữ là những phán đoán và kếtt luận: “Những tri thức ấy khi ta rút lại thành những khái niệm: thì ta có thành ngữ, còn khi được trình bày, được diễn đạt thành những phán đoán thì ta có tục ngữ" Khi phân biệt tục: ngữ với thành ngữ, không phải không còn những người nhằm: lẫn về khái niệm Có người còn xóa nhòa ranh giới giữa chúng Song nhiều tác giả đã lưu tâm đến sự giao thoa giữai thành ngữ và tục ngữ Nói cách khác, đã xuất hiện những đơn: vị trung gian (ĐVTG) giữa tục ngữ và thành ngữ Các ý kiến:

nói trên đều khá thống nhất cho rằng, tục ngữ có cấu trúc là một câu; còn cấu trúc của thành ngữ là một cụm từ có định

(còn gọi là ngữ) Thành ngữ tiếng Việt khi là một danh ngữ: “Cây cao bóng cả", "Cây nhà lá vườn", *Bễ bạc rừng vàng” (Mỗi thành ngữ có hai về mà mỗi về có cấu trúc một

danh ngữ: cây cao, bóng cả; cây nhà, lá vườn; bể bạc, rừng vàng, ); khi là một động ngữ: "Đội đó vá tới”, "Lội suối trèo non”, “dn chắc mặc bén” (Hai vé thành ngữ, mỗi về là một động ngữ: Đội đá, vá trời: lội suối, trèo non; ăn chắc, mặc bẻn ); lúc lại là một tính ngữ: *Nhạt nữ: nước ốc”,

“Dot dic can mai”, "Móng mày hay hạt” (nhạt, đốt, mỏng )

Một số thành ngữ có cấu trúc C-V hoặc 'C-V-B mà không thể

thành tục ngữ được, bởi chúng kết hợp rất hạn chế với những,

yếu tố định trước (tiền ngôn): “Gà trồng mi con”, ®Cá nằm

trên thớt", "Éch ngôi đáy giêng Trước chúng, vắng các tiễn giả định: “(cảnh) Gà (rồng nuôi con”, "cảnh/như Cá nằm

Trang 19

Theo Nguyễn Thái Hòa

ö khoảng 36 trường hợp ÐĐVT tiền ại dưới cả hai dạng: tục ngữ và thành ngữ vì khó phân tbiệt đó là tục ngữ tỉnh lược hay là thành ngữ mở rộng Thí dụ:

Tục ngữ Thành ngữ

CC thăm vấn mới bán thuyền (Người) thăm ván bán thuyền

1 Đừng có mạch, viicn có lái (ở đây) tai vách mạch dừng

Cếch tgủi đáp giống coi trời bằng vung - (Như) ếch ngôi đáy giêng Không phải thành ngữ nào cũng được triển khai thành tục rngữ và tục ngữ nào cũng rút lai dé trở thành thành ngữ Phải

ccharg cach str dung nói trên mang dấu ấn của màu sắc tu từ

tron: nói năng hoặc trong các van ban hang ngay? Đôi khi sự **lưỡng tính” này còn đo thêm một số phó từ: thi, md, lại, mà Lại, Thí dụ:

Thành ngữ Tục ngữ

CGiòicười tươi khóc (hiện tượng) — Giòn cười thì rươi khóc (quy luật) (Gặp hăng hay chớ (hiện tượng) Gặp chăng thì hay chớ (quy luật)

Trưng chọi với đá (hiện tượng) _ Trứng mà lại chọi với đá (quy luật)

Trong Thành ngữ tiếng Việt, các soạn giả Nguyễn Lực,

ILươg Văn Đang lại lưu ý đến sự thâm nhập lẫn nhau của

nmột›ộ phận trong tục ngữ và thành ngữ Do vậy, đã có một ssố tường hợp sự phân biệt thật khó rạch ròi: “Trên thực tế có

mmột:ố đơn vị thành ngữ giống nhau, có khi thành ngữ lồng,

wao iay xen kẽ vào tục ngữ" Thí dụ: ,

- Cây sâu cuốc bằm (ThN),

Trang 20

+ Dở đở ương ương (ThN)

- Khôn cho người ta rái (sq), dai cho người ta thương dở dở ương ương cho người ta ghét (TN)

+ Đẹp như tiên (ThN)

- Dep như tiên không tiền cũng xác (TN),

Trong mỗi câu tục ngữ đó đều có một bộ phận được cấu

tạo từ thành ngữ Tuy vậy, không hiểm trường hợp cùng một câu nhưng người này cho là thành ngữ, còn người kia lại cho

là tục ngữ Các câu: “Cốt nhục xương tàn” “Nôi da xáo thịt”

được Hoàng Tiến Tựu cho là tục ngữ, còn Nguyễn Lực, Lương Văn Đang và Nguyễn Như Ý lại xếp vào thành ngữ Công trình Tuc ngit Nga - Việt của Lê Đình Bích đã đi theo

hướng phân tích cấu trúc và chức năng để phân biệt: Thanh ngữ thuần ngôn ngữ cụm từ cố định có chức năng điịnh

danh, tục ngữ là những câu khái quát có chức năng thông báo Thành ngữ chỉ trình bảy một khái niệm thông qua miêu tả mòt hiện tượng nào đó một cách rất hình ảnh chỉ nêu một hiện

tượng bể ngoài chỉ cọ sát về ngôn ngữ (nghe - hiểu); còn tục

ngữ nêu bật bản chất hiện tượng đó một cách thâm trằm, sáu

sắc, cô đọng đi sâu vào bản chất bên trong, đánh thức mặt tr

duy (nghe - và nhận thức) Tác giả kết luận: *Tục ngữ là cáu khái quát, cô đúc đến tối giản về mặt từ ngữ nên thường được

hiểu ngầm trong khi đó thành ngữ là cụm từ có định, chỉt chẽ vẻ cầu trúc, không thể xen vào một hệ từ nào”

Trong Thi pháp ca dao, tác giả Nguyễn Xuân Kính đi

phân biệt: "Thành ngữ là những đơn vị có sẵn mang chứ:

năng định danh, dùng để gọi tên sự vật hoặc để chỉ tính chá,

hành động Về mặt này, thành ngữ là những đơn vị tươn:

Trang 21

cđương như từ xét về mặt ngôn ngữ học, tục ngữ là những cđơnv| thông báo, là những câu dơn hoặc những câu ghép, là

¡mộthay nhiều phán đoản”

Theo Chu Xuân Diên, cần xét tục ngữ và thành ngữ Ikhông chỉ như hai hiện tượng khác nhau mà chủ yếu như một Thiệt tượng ngôn ngữ và một hiện tượng ý thức xã

+sở têu chì nhận thức luận đề phân biệt: ¡ngữ đã có mộ trên cơ 'Bản thân mỗi câu tục

nội dung trọn vẹn được khuôn đúc lại trong, ¡một mệnh đề tuy rút ngắn nhưng hoàn chỉnh Thành ngữ là

ssan 3hâm của cách nói ví von phổ biến trong nhân dân Điều

‹đó ảm cho thành ngữ và tục ngữ tuy phân biệt với nhau ¡nhung nhiều khi chúng cũng thâm nhập lẫn nhau về mặt thể loại Do đó, có trường hợp một thành ngữ nhất định cũng có tthễ (ược dùng như một câu tục ngữ”

Lê Chí Quế đã giải thích sự khác nhau cơ bản giữa thành ¡ngữvà tục ngữ là sự khác nhau về chức năng: “Thành ngữ là

inhững đơn vị có sẵn mang chức năng định danh, nói khác đi «din; dé gọi tên sự vật, tính chất, hành động Về mặt này mà

¡nôi thành ngữ là những đơn vị tương đương như từ Tục ngữ ‹đứn; về ngôn ngữ học có chức năng khác hẳn so với thành ¡ngữ Tục ngữ cũng như các sáng tạo khác của dân gian đều là e thông báo Nó thông báo một nhận định, một kết luận

›về nột phương diện nào đó của thế giới khách quan”

Trong Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại, dưới góc nhìn của

imétaha tir vung học, nhà giáo Nguyễn Văn Tu đã nhận xét:

`*Tụ ngữ, phương ngôn và ngạn ngữ có liên quan đến thành

mmgữzà quán ngữ Chúng không phải là đối tượng của từ vựng

mà à đối tượng của văn học dân gian Nhưng vì chúng là đơn

Trang 22

vị có sẵn trong ngôn ngữ được dùng đi dùng lại để trao đổi tư tưởng cho nên chúng dính dáng đến vấn dé cum từ có địmh Thực ra, chúng là những câu hoàn chỉnh chỉ một nội dung đẩy

đủ, không cần những thành phan cú pháp nào cả” Theo Từ

điển tiếng Việt, thành ngữ là “tổ hợp từ có định đã quen dùmg,

mà nghĩa thường không thể giải thích được một cách đơn giản bằng nghĩa của các từ tạo nên nó”

Nhìn chung lại, ý của nhiều nhà nghiên cứu kha

thống nhất khi cho rằng, thành ngữ là một cụm từ có định, còn tục ngữ là một câu Có một số đơn vị tục ngữ duge cau tạo như một cụm danh từ hoặc cụm động từ v.v nhưng vẫn

là câu mang ý nghĩa trọn vẹn, như: “Tác đất tắc vàng” 5

gây tre, mẹ gây vông” Trai lai, không ít thành ngữ có cấu tạo như là một câu nhưng không phải là câu, như: “ước đồ lá khoai", “Mèo mù vớ cá rắn”, "Trứng đẻ đầu ding”, “Chuct sa chĩnh gạo” Tuy nhiên, giữa hai khái niệm “thành ngữ” (idioms) và “tục ngữ” (proverbs) còn có những ý kiến khác nhau vì từng tác giả tiếp cậ

an chúng ở những góc độ khác nhau, với những mục đích không giống nhau

Hai khái niệm “ca dao” (folk songs) va “tuc ngit” (proverbs)

cho đến nay vẫn còn có những cách phân biệt chưa thống nhất Thực tế cho thấy, nhiều tác giả đã sưu tập và biên soạn

chung tục ngữ với ca đao, tuy họ đã phân biệt tục ngữ và ca

đao là hai loại hình khác nhau Ngoài một số nét giống nhau, giữa tục ngữ và ca dao còn có nhiều điểm khác nhau

Khi tuyển chọn và giới thigu Tuc ngữ ca dao Việt Nam,

Mã Giang Lân đã khẳng định: “Nếu như tục ngữ thiên về lý

Trang 23

cán nếu tục ngữ thường dừng lại ở nhận thức “cái vốn có” thì -a dao thường tiên thêm một bước nữa rất quan trọng là bộc lộ nguyện vọng của nhân dân đối với vii

thực” Ca dao không chỉ phản ánh "cái đã còn đẻ xuất nên có” Tuy không vạch rõ ranh giới giữa tục ngữ và ca (ao nhưng Chủ Xuân Diễn trong ăn học dân gian tập I (193) đã đưa za một tiêu chỉ mới để phân biệt tục ngữ và cá đạc *Tục ngữ thiên về lý trí (nội dung triết lý dân gian), ca đạc thiền vẻ tỉnh cảm (nội dung trữ tình dân gian), nhưng giữa hai thể loại đó không phải là không có những trường hợp

thân nhập lẫn nhau Khi những câu tục ngữ có thêm yếu tố

can xúc thì tục ngữ đã tiếp cận với ca dao nhiều câu vốn là ca lao nhưng đồng thời cũng được dùng như tục ngữ” Sự “lương tính” này của tục ngữ, không chỉ được thể hiện với thàh ngữ mà còn với cả ca đao nữa Tác giả Lê Đình Bích

gói thêm một tiếng nói làm phong phú hơn những ý kiến

phín biệt tục ngữ với ca dao Ông cho rằng: *Ca dao là những câuhát dân gian dùng để miêu tả, tự sự, diễn đạt tình cảm, Ca đac bao giờ cũng mang tính trữ tình thuần tuý, đó là thứ tư duy hình tượng dân gian tỉnh tế, biểu hiện những tình cảm sâu

lắn: trong tâm hồn con người Tục ngữ ngược lại, đó là những phát biểu trực tiếp những kinh nghiệm, những chân lý rút a từ cuộc sống Tục ngữ thiên về mặt nhận thức, biểu hiện những đúc kết hàm súc của trí tuệ loài người” Ý kiến xác

đám trên còn giải thích sự đan xen giữa tục ngữ và ca dao, đôichi ranh giới giữa chúng thật khó phân biệt một cách rạch ròi.bởi có những câu tục ngữ và ca dao hoàn toàn giống nhau

về Iình thức kết cấu, nhất là cấu trúc 6 - 8, người này xếp vào

Trang 24

Nghèo hèn giữa chợ ai chơi

Giàu trong hang múi có người đến thăm (củ)

Câu cá đao này mang tính khái quát cao, có thể được sử dụng như câu tục ngữ vì nó có hơi hướng của câu tục ngữ:

“Giàu sơn lâm lắm kẻ tìm đến, khó giữa chợ chẳng ma nào

nhìn" Nếu giữa thành ngữ và tục ngữ có những ĐVTG thì giữa tục ngữ và ca dao cũng xảy ra trường hợp tương tự Khi những nhà nghiên cứu văn học dân gian lấy nội dung làm tiêu chí phân biệt thì sẽ xuất hiện những câu người này bảo là tục ngữ, người kia nói là ca dao Thí dụ các câu: “Chưỏn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng bay vừa thi ram”, “Théim đông hông tây dựng may, ai ơi đợi đến ba ngày hãy đi” được coi là ca dao nói về thời tiết hay là câu tục ngữ chỉ thời tiết cũng đều đúng cả Do đặc điểm “lưỡng tĩnh” này mà cách

phân biệt tục ngữ với ca dao cũng chưa hoàn toàn thống; nhát Chẳng hạn, dạng thức của câu: “Chim rời ai đễ đếm lômg, nuôi con ai nỡ (dễ) kể công tháng ngày”(1) và câu:

Trang 25

- Xin dimg bat ca hai tay

Cá lội đưới nước, chỉm bay lên trời (Cd) + Có công mải s t có ngây nên kim (TN) -.Ai ơi chẳng chóng thì c

Có công mài sắt có ngày nên kim (Cd)

+ Chi nga em nang (ThN)

- Tưởng rằng chị ngã em nang

Chẳng hay chị ngã em mừng em reo (Cd)

3t nhằm lẫn thường ở những câu hai về lục bát kiểu này

Để thân biệt, ngoài căn cứ vào nội dung, cơ sở hình thức rất

iết, đó là khi hai về được viết thành hai dòng thơ thì của nó ít nhiều bị giảm đi và xét trên toàn cục “tinl ca dao” lai tang lên Có người nói đến số tiếng (chữ) tron; thành ngữ, tục ngữ và ca dao Theo chúng tôi, số chữ tối thiết trong một câu ca dao thường là một cặp lục bát (ca dao thể he bát, pồm 14 tiếng, 2 dòng) như: "Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muồng, nhớ cà dầm tương”

ấu trúc tối giản nhất của một câu tục ngữ cũng phải có 3

âm tết, chẳng han: “Tham thì thâm”, “Túng thì tính", “Cơm

chấn cơm”; còn cẫu trúc ngắn nhất của thành ngữ cũng gồm

Trang 26

cau”, “Bung bảo dạ", “Chết đầu nước”, ®Ăn phải đĩa", `'Bẻ

hạt tiêu”, “Chạy đằng trời”, "Chết nhăn răng", “Cho cin cảm” thậm chí chỉ còn lại 2 tiếng như: “bể đấu” hay “dau bể" (được rút gọn từ thành ngữ “Bãi bể mương dâu) Số

lượng âm tiết trong thành ngữ, tục ngữ và ca dao chưa thẻ

phản ánh được hết đặc trưng của chúng Tiêu chí cơ bản là vẫn phải căn cứ vào nội dung và chức năng của chúng: tục ngữ thiên về lý trí, ca dao thiên về tình cảm

Trong Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại, dưới góc nhìn của một nhà từ vựng học, nhà giáo Nguyễn Văn Tu cho rằng: *Tục ngữ, phương ngôn và ngạn ngữ có liên quan đến thành ngữ và quán ngữ Chúng không phải là đối tượng của từ vựng mà là đối tượng của văn học dân gian Nhưng vì chúng là đơn vị có sẵn trong ngôn ngữ được dùng đi dùng lại để trao đổi tư

tưởng cho nên chúng dính dáng đến vấn đề cụm từ cố định

Thực ra, chúng là những câu hoàn chỉnh chỉ một nội dung đầy đủ, không cần những thành phần cú pháp nào cả”

Theo cách gọi cổ xưa của người Trung Quốc thì ngạn

ngữ cũng là tục ngữ Ngạn ngữ là những câu nói xưa, cho ta những bài học về lẽ phải và đạo lý Ngạn ngữ có tính giáo dục cao, thường bằng từ Hán - Việt chỉ có một nghĩa đen nên

chưa mắt hẳn xuất xứ Trong Vấn đề cấu tạo từ tiếng Việt

hiện đại (1976), Hồ Lê đã phân biệt tục ngữ với ngạn ngữ như sau: "Tục ngữ là những câu cố định mang một nội dung đúc

kết kinh nghiệm sản xuất hoặc đối nhân xử thế Còn ngạn ngữ là những tổ hợp từ có tính vững chắc về cấu tạo và tính ý nghĩa dùng để nêu lên một bài học về lẽ phải, về đạo lý và mang tính chất giáo duc, vi du nhu: “An quả nhớ kẻ trồng

Trang 27

câi "Uống nước nhớ ngườn”, *Đi môi ngày đằng học một khón" ô lượng khả lớn trong, tiến: Việ Cân tắc vô tri, phytic, Ngạn ngữ chiếm một ‘Due toc bat đạt”, Phụ xướng

Danh ngôn là câu nói của các nhà chính trị, danh nhân, nh văn, nhà thơ, nhà triết học nỗi tiếng Danh ngôn thường

tất rau chuốt, có một bộ phận dùng quer: được xếp vào tục

ngỉ mà không để ý dến tác giả: “Học, học nữ

(LêNin), "Không có gì quý hơn déc lap te do” (Hồ Chí

Minh), ®Hạnh phúc là đấu tranh" (C Mác)

học mãi”

Phương ngôn là tục ngữ mang tính địa phương: “Chơi

lang Dau dau lâu không con” (Bac Ninh), “An thi

tréc ddy néc thi van lang” (Nghé An- Ha Tinh), “Chép nga

Côi Tiên, mưa liên một trộ` (Quảng Trị

it

Cách ngôn chỉ có một nghĩa đen Cách ngôn mang phong các: chức năng giáo dục: "Học thấy không tày học ban”, *Tie học lễ hậu học văn”

Châm ngôn là những lề luật, tiêu chuẩn được chọn làm

phương châm hoạt động của cá nhân Châm ngôn được dùng có nh chất cá nhân và mang phong cach chife nang: “Hanh phú: là đấu tranh" (C.Mác), "Càng khó khăn, càng vui thí”

(Ohawa)

Trước Cách mạng tháng Tám, theo Nguyễn Văn Ngọc, vì số lượng và chất lượng còn quá ít oi nên chưa có sự phân biệt rạchròi, dứt khoát giữa tục ngữ và thành ngữ, giữa tục ngữ và ca do Thậm chí Nguyễn Văn Tố cịn xố nhồ ranh giới giữa tục gữ và thành ngữ Từ 1943, lần đầu tiên Dương Quang

Trang 28

Hàm đặt ra vấn đề phân biệt tục ngữ và thành ngữ Nhưng từ

sau Cách mạng tháng Tám dén nay, một số người làm công tác

nghiên cứu văn học dân gian và ngôn ngữ học đã chú ý phân

biệt tục ngữ và thành ngữ, mở đầu là Nguyễn Văn Mệnh, Cù

Đình Tú Những năm gần đây, một số tác giả như Nguyễn Lân, Vũ Dung, Vũ Thúy Anh, Vũ Quang Hào, Bùi Hạnh Cẩn, Bích Hằng, Việt Anh khi sưu tập tư liệu để làm từ điển lại có xu hướng nhập chung tục ngữ và thành ngữ làm một Tuy nhiên, giữa tục ngữ và thành ngữ, tục ngữ và ca dao, giữa tục ngữ và các khái niệm khác như ngạn ngữ, danh ngôn, phương ngôn, cách ngôn đều có những ranh giới nhất định, song những, ranh giới ấy cũng thật khó phân biệt một cách rõ ràng Những ĐVTG mang yếu tố “lưỡng tính” đó có thể vừa là tục ngữ, vừa là thành ngữ hoặc vừa là tục ngữ, lại vừa là ca dao Không hy vọng tìm được một định nghĩa tục ngữ, thành ngữ và ca dao thật chuẩn mực, song để phân biệt chúng, theo chúng tôi, cần dựa vào các tiêu chí sau đây:

- Về hình thức, thành ngữ là những cụm từ cố định (tương đương với từ), còn tục ngữ được thẻ hiện bằng câu

- Về nội dung, thành ngữ thẻ hiện khái niệm (chỉ một hiện

tượng hoặc một tính chất), còn tục ngữ thể hiện phán đoán ~ Về chức năng, thành ngữ có chức năng định danh, còn tục ngữ có chức năng thông báo

Đôi khi sự nhầm lẫn thường ở những câu tục ngữ hai về

lục bát được thể hiện bởi 2 dòng thơ Để phân biệt ngoài căn cứ vào nội dung thì cơ sở hình thức rất dễ nhận biết, đó là khi hai về được viết thành hai dòng thơ thì "tính tục ngữ” của nó

Trang 29

“tỉnh ca dao”

ít nhiều bị giảm đi và xét trên toàn cụ tăng lên Về cơ bản vẫn phải căn cứ vào nội dung và chức năng,

của chúng: tục ngữ thiên về é

Thiết nghĩ, vẻ cơ bản thành ngữ là hiện tượng ngôn ngữ thuộc

phạm trù ngôn ngữ học Còn tục ngữ tuy có những mặt được

khoa học ngôn ngữ nghiên cứu nhưng vẫn là hiện tượng ý thức xã hội và thuộc phạm trù văn học đân gian Do vậy,

người ta vẫn quen gọi thành ngữ của người Việt là "thành ngữ

tiếng Việt mà không gọi là "thành ngữ Việt Nam”, gọi tục ngữ của người Việt là “tục ngữ người Việt" mà không gọi là "tục ngữ tiếng V

Sau khi phân tích những sự "chưa hoàn chỉnh” trong

c ngữ của một số nhà nghiên cứu, trong môi

oại, chúng ta có thể xác định nội dung, bản

chất thê loại của tục ngữ như sau: lý trí, ca dao thiên về tình cảm - Tục ngữ là những câu có định, thành ngữ là những cụm từ cố định;

~ Tục ngữ là những câu hoàn chỉnh diễn đạt một ý tron

Trang 30

~ Tục ngữ là tổng thể thi ca nhỏ nhất

Theo tương đối luận, giữa các nền văn hố khơng có sự

hơn, kém mà chỉ có sự giống và khác nhau Do vậy, chúng tôi sẽ không đi tìm sự hơn kém giữa tục ngữ Việt với tục ngữ Lào mà thống kê, phân tích, so sánh nội dung và nghệ thuật

của hai hệ thống tục ngữ Việt và Lào để phát hiện sự tương,

đồng và khác biệt, chỉ ra nguyên nhân của sự giống nhau và

khác nhau, qua đó làm rõ bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc

trong bối cảnh Đông Nam Á Đồng thời, kết quả nghiên cứu

của cuốn sách sẽ còn góp phần đẻ nhân dân hai nước Việt Nam - Lào không chỉ hiểu nhau hơn mà còn góp phần quảng bá nền văn hóa của mỗi nước và thúc đẩy mi quan hệ láng giềng truyền thống Việt - Lào ngày càng phát triển

- Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của cuốn sách là 16.098 câu tục ngữ của người Việt trong bộ Kho rằng tục ngữ người

Việt (2 tập) [90] do Nguyễn Xuân Kính chủ bié

- Phần tục ngữ Lào gồm 691 câu trong cuốn Xứ pha vít

và lời nói giao duyên Lào [138] của Nguyễn Đình Phúc cũng

là đối tượng nghiên cứu chủ yếu

Tuy nhiên, nếu lấy 16.098 câu tục ngữ Việt (một lượng

câu quá lớn) để so sánh với 691 câu tục ngữ Lào (một lượng

câu còn rất hạn chế) thì sự chênh lệch về tư liệu là rất lớn Để

khắc phục sự “khập khiễng” khó tránh khỏi này, cách tốt nhất

là, "khuôn” chúng lại ở những nội dung cơ bản và hình thức chủ yếu, thông qua những tỷ lệ so sánh có tính chất tương đối ~ Thuật ngữ "tục ngữ Việt" mà chúng tôi đề cập đến

trong cuốn sách đồng nghĩa với “tục ngữ cỗ truyền" của

người Việt (người Kinh);

Trang 31

Khai niệm “tục ngữ Lào” trong cuốn sách tương đương

với "tục ngữ cô truyé

của người Lào Thay (Lào Lim)

Như trên đã nói, nội dung phản ảnh của tục ngữ Việt và tục ngữ Láo là vô cùng phong phú, nghệ thuật của chúng cũng rất da dạng Do vậy, chúng tôi không tìm hiểu, so sánh

ching theo “di

và hình thúc chủ yếu ˆ mà theo *điểm”, ở một số nội dung cơ bản

Nghiên cứu ngôn ngữ của một dân tộc là nhằm giải mã tâm thức dân tộc đó thông qua hệ thống các tin hiệu ngôn ngữ trong bối cảnh văn hoá Vì vậy, trong cuốn sách này, ngoài việc tiếp thu thành tựu nghiên cứu của các tác giả đi trước,

chúng tôi không chỉ sử dụng những kiến thức chuyên ngành ma con tiếp cận đến những tri thức liên ngành và đa ngành từ

nhân học, văn hoá, khảo cô học, dân tộc học, văn học, địa lý, lịch sử kinh tế, chính trị, xã hội Ngoài hai phương pháp khảo cứu chính là thông kê và so sánh, chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp bỏ trợ khác là phương pháp điền dã, phương pháp mô tả, phương pháp phân tích tổng hợp cùng một số thao tác cụ thể khác Cấu trúc cuốn sách Mở đầu

Chuong 1:1 Ông quan văn hoá - xã hội Việt Nam - Lao

Chương 2: So sánh nội dung tục ngữ Việt vả tục ngữ Lào

Chương 3: So sánh nghệ thuật tục ngữ Việt và tục ngữ Lào

Trang 33

Chương I

TỎNG QUAN VĂN HOÁ - XÃ HỘI

VIỆT NAM - LÀO

1.1 Mối quan hệ lịch sử - xã hội Việt Nam - Lào 1.1.1 Sơ lược lịch sử - xã hội nước Lào

Thời phong kiến, xã hội Lào thuộc chế độ quân chủ tập

quyên Đây là thời kỳ dài nhất trong lịch sử nước Lào và

là thời gian chủ yếu để ra đời những câu tục ngữ cổ truyềi

Lịch sử nước Lào còn thấp thoáng hình ảnh và chiến tích của các vị vua, những người mà tên tuôi còn được lưu giữ qua các

truyền thuyết và kỳ tích Nói một cách khác, các truyền thuyết

Lào còn lại đều thấy thấp thoáng hình ảnh những ông vua trong lịch sử nước Lào

Ở Lào, có ba vị vua được ghi danh trong lịch sử nước

Lào dưới hình thức huyền thoại và truyền thuyết Người thứ

nhất là Khún Bu Lôm người mở đầu cho các dòng họ vua

Lào được phản ánh trong truyền thuyết Khún Bu Lôm, Khún Bu Lo Theo dã sử, Khún Bu Lôm từ phía Bắc xuống giành

quyền làm chủ đầu tiên vùng Mường Xoa (Luông Pha Băng

Trang 34

ngày nay), von là nơi có cuộc gặp gỡ lịch sử tất yếu giữa người Kha (Lào Thơng) và người Lao - Thay (Lao Lim) dén

đây sinh sống *Nị than” (truyền thuyếU) Khún 8u Lôm, Khúm Bu Lo cũng tương tự như huyền thoại Lạc Long Quan va du

Cơ của người Việt Người Lào coi Khún Bu Lôm là thánh Tỏ

của dân tộc Lào, người mở đầu cho lịch sử Lào từ thế kỷ thư

VIII ma Xiêng Đôông Xiêng Thoòng (Luông Pha Băng) được chọn làm kinh đô

Người thứ hai được ghi danh trong lịch sử Lào là Chậu Pha Ngim (1316 - 1371) Nam 1353, với uy quyền và tài năng của mình, Phà Ngừm đã lên ngôi vua, lấy Luông Pha Băng làm kinh đô Năm 1356 ông đem quân đánh dẹp các

mường ở phía Bắc và quay về Xi lêng Đôông Xiêng Thoòng

(Kinh đô Luông Pha Băng) rồi tiếp tục hành quân tiến về Viêng Chăn, đánh đẹp các mường ở đó và thống nhất quốc gia Lạn Xạng làm một vào năm 1357 Phà Ngừm đã thống

nhất quốc gia Lạn Xạng và tổ chức lễ mừng chiến thắng khai

sinh quốc gia Lạn Xạng tại Viêng Chăn Trong buổi lễ long

trọng đó, ngoài việc tuyên dương công trạng quân đội, tổ chức lại bộ máy chỉ huy cai trị hành chính theo các mường, Pha Ngừm đã có một "Lời huấn thị” lịch sử, còn được ghi trong chính sử mà người Lào coi như là bản hiến pháp đầu

tiên của mình

Người thứ ba có ảnh hưởng sâu sắc đến đất nước Lào là vua Sệt Tha Thi Rat (1534 -1572) Phải đến năm 1553, nghĩa

là 200 năm sau, vì lý do địa lý chính trị đối với các vương hầu phía Nam và để tránh sự dòm ngó đặc biệt của quân Miến

Điện, quốc vương Sệt Tha Thi Rạt mới là người tiếp tục thực

Trang 35

thì những ý tưởng của Phả Ngừm, thiên đỗ từ Luông Pha Bang xuống Viêng Chan (cách 210 km) mang theo tượng Phật sắng ngọc bích (cao 0,70 em), cho xây *®Vắt Pha kẹo" (Chủ: ngọc) để an vị tượng Phật đó dỏng thời dựng *Thạt Luôn” (Tháp lớn) năm 1566 lưu giữ xá lợi là một sợi tóc

(hay not đốt xương?) của Dức Phật Vua Tha Thi Rat

băng tà trong một cuộc thả loạn người Kha ở phía Nam năm 1572 Sau đó là thời kỳ hỗn quan, hỗn quân vô

chính phủ của nước Lào Mãi đến nửa đầu thé kỷ XVII mới

tái lậ được sự ôn định dưới triều vua Sou Ri NaVong Sa (163' - 1694), một đại vương của nước Lào trị vì hơn 50 năm, 1gười nhất :ủa quốc gia Lạn Xạng Dưới triều đại Sou Ri NaVong

Sa, Mêng Chăn là trung tâm Phật giáo lớn, nơi sư säi các

nước Khơme, Phù Nam hay Xiêm (Thái Lan) đến tu học Từ

đó đết nay, Viêng Chăn luôn là thủ đô, một trung tâm chính

trị, knh tế, văn hoá của nước Lào thống nhất quốc

gia Lin Xang cia Pha Ngirm (1357) va sự kiện dời đô của Sệt Tha “hi Rat (1553) 1a hai biển cố lớn có ảnh hưởng sâu sắc khôn; chỉ về chính trị mà còn đến đời sống văn hoá, văn học

Lào lơn cả Giờ đây, vương quyền đã gắn chặt với một biểu tượng mới bao trùm lên tất cả các mường là ông Phật

Trong số ba vị vua anh minh và có nhiều chiến tích nói

trên tì Chậu Phà Ngừm để lại nhiều dấu ấn sâu đậm nhất

Tron; Historie du Laos francais, Paul de Boulanger coi Pha Ngừn là một vị vua tài giỏi về quân sự, luôn luôn ở trong hàng quân Không lúc nào sợ hãi ( ) Phả Ngừm cũng đã

dùng sức mạnh hoặc chỉ bằng uy danh của mình đã khuất

Trang 36

phục tất cả các dân tộc ở bán đảo Đông Dương trừ hai nước Việt Nam và Campuchia Vị hoàng để vĩ đại đó là người sáng

lập thật sự nước Lan Xạng thống nhất Đó là một nhân vật kỳ

lạ và phi thường, không ngờ lại xuất hiện trong lịch sử một dân tộc vốn yêu chuộng trật tự và yên ồn Bằng nhiều cách, Phà Ngừm đã quy tụ được thủ lĩnh của các địa phương, các vùng miễn, từ những đồng bằng phía Tây, những thung lũng và núi non phía Bắc đến những cao nguyên phía Nam gắn kết

lại dưới một cái tên chung: nước Lan Xang Dat nước Lào

xuất hiện theo bước chân chinh phạt của người anh hùng dân tộc Phà Ngừm để bước vào một giai đoạn lịch sử mới đầy náo động mà trước đó là cả một thời kỳ dài phát triển gần như âm

thầm Phà Ngừm yêu cầu vua Khơme cử hai mươi ba nhà sư,

ba nhà bác học mang theo tượng Phật, kinh sách, cây bò đề

sang Lào Cùng đi còn có các thợ lành nghẻ vẻ rèn, nấu đỏng, đúc tượng, kim hoàn Vua Khơme còn tặng vua Lào một số

nhạc cụ Như vậy, tuy là gián tiếp nhưng Lào đã tiếp nhận mạnh mẽ văn hoá Án, gần gũi về văn hoá với các nước láng, giềng phía Tây và Đông Nam Á như Thái Lan, Miển Điện, Khơme Tuy nhiên, ảnh hưởng văn hoá của các nước này tới Lào hãy còn hạn hẹp, bởi văn hoá Ấn - Phật lúc này vẫn còn do những nhà sư và những người từ Khơme mang đến nên chỉ

loanh quanh ở kinh đô mà thôi Mặt khác, truyền thống Mường Xoa tuy được nâng lên thành truyền thống toàn quốc nhưng chưa kịp được hội nhập vào nền văn hoá chung Văn

Trang 37

“ừ thuở Phả Ngừm lập quốc gia Lạn Xạng thể

(135), các tộc người từ mường dẫn quy tụ lại, hướng về ky XIV

Mường Xóa, tức kinh đô Luông Pha Băng Từ đó, mỗi dân tộc vị bộ tộc đã từng bước xây dựng cuộc sống văn hoá riêng của nình, gia nhập vào đại gia đình các bộ tộc Lào: từ cách thức dựng nhà ở (nhà sản), việc xây dựng các hệ thống mương phai đưa dẫn nước vào đồng ruộng đến những lời ca,

điệu núa tiếng hát, những dam tang, dam cưới, lễ hội truyền

thôn; đều mang những dáng vẻ riêng

“ao giữa thể kỷ XIV, sau khi lên ngôi (1353), Pha Ngừm đứngra thống nhất các mường cát cứ, chia rẽ trước đây thành

quốc gia Lạn Xạng thống nhất để hình thành một nhà nước

tập quyển (trên cơ sở một nền nông nghiệp lúa nước cổ

truyền) có cơ cầu ruộng rẫy với thống thuỷ lợi (mương, - phả - lái - lin) mém dẻo và thích nghỉ với điều kiện tự

nhiêt, khác với hệ thống mương phai của Đại Việt (kết hợp với lệ thống đê điều đồ sộ ở miền Bắc và kênh rạch chẳng, chịt ‹ miền Nam)

Nhu vay, sự kign Pha Ngirm lên ngôi (năm 1353) và lập

ra qiốc gia Lạn Xang thống nhất (năm 1357) đã mở ra một

thời :ÿ mới của lịch sử quốc gia dân tộc và lịch sử văn hố van 19¢ Lao Cé thé coi đây là một cột mốc quan trọng khi xem cét những chặng đường lớn của văn hoá văn học Lào

`ư dân Lào Thay ngồi thể nghiệm mơ hình kinh tế - xã

hội lia nước như nói trên còn tổ chức xã hội hai cấp: bản -

mườig Người đứng đầu mỗi bản là "phò bản” (bố bản) Bộ máy quản lý còn đậm dau ấn "dân chủ công xã” với chế độ già kng Rugng đất thuộc về của công do ông “phd ban” 1a

Trang 38

người đại diện (*Đin ạt nha, na phò bán”: "Đất của quan ruộng làng của trưởng bản") (TN Lào) Vì có sự phân quyền

trong quản lý đất đai nên hình thành chế độ bóc lột, xã hội

phân chia thành đẳng cấp quý tộc và bình dân Trong mỗi bản gồm nhiều gia đình hạt nhân (từ gia đình lớn mẫu hệ trong công xã thị tộc phân nhỏ thành gia đình nhỏ phụ hệ trong công xã nông thôn) Mỗi bản đều có ma làng (phi bản) do

thầy mo (thầy cúng) đảm nhiệm Thầy mo cũng là người nhưng vì được học hành, nắm được phép thuật nên hiểu được tiếng nói của thế giới ma (phì)

Nhiều bản hợp lại thành một mường, do một người dứng đầu gọi là “chậu mường” (chủ mường) hình thành những cơ cầu

quyền lực của nhà nước Bản nơi ông chủ mường sống người Thái gọi là bản Chiềng (bản lớn nhất mường) được đặt làm trụ

sở ở trung tâm của mường để làm chức năng hành chính và văn hoá Trụ sở này được xây thành bao quanh gọi là viêng

Trong quá trình tích hợp xã hội lớn hơn mường, người ta

vẫn dùng từ mường để chỉ các vương quốc, thậm chí một

quốc gia như mường Lào, mường Thái với cấu trúc ba bản, mường, mường luồng (mường lớn) Người đứng

mường lớn được gọi là chậu xi vít (vua) dựa trên quan hệ huyết thống đã lập bộ máy trung ương tập quyền cai quản từ trên xuống dưới

1.1.2 Mắi quan hệ lịch sử - xã hội Việt Nam - Lào

Theo Nguyễn Hảo Hùng [127, tr.97], quan hệ Việt Nam - Lào đã có từ thời cổ trung đại Nhưng mỗi quan hệ này được phản ánh trong các văn bản là rất muộn so với sự thật lịch sử

Trang 39

Cho đến ngây nay

ự dân sông hai bên dây Trường Sơn còn lưu truyền truyén thuyét Qua bau me xa

ura về nguồn cội cua mình Trời làm nạn hỏng thuỷ khủng khiếp, tử trong quả bắu có hàng loạt người chui ra Những ai sang phia Đông thì trở thành người Việt, sang phía Tây trở thành người Miến, xuống phía Nam thành người Khơme, còn ở lại đó là người

Thái người Lào, người Kha (Lào Thong)

Theo Truyén co Ba Na (Nxb Van hoc 1965, tr.2), chang Léo (Lào) đã vượt Trường Sơn sang Việt Nam phối hợp với Ngọc để tiêu diệt xà tình Truyện Ca Phúc (Truyện dân

gian Lào, Nxb Văn hoá, 1962) của người Lào lại khắc hoạ

hình tượng một chàng trai Việt, vốn cùng quê hương của chang Ngoc sang Lao tim diệt quỷ quái Thao Xun Các câu chuyện trên đã ngợi ca tình nghĩa anh em Việt - Lào qua những hình tượng tiêu biểu của văn học dân gian Như vậy, văn học dân gian cũng có thể được coi là nguồn tư liệu quan trọng và phong phú trong việc phản ánh tình đoàn kết Việt Nam - Lào,

Tuy nhiên, cũng thật khó khăn khi di tìm sự kiện lịch sử và thời điểm đầu tiên ghi nhận mối quan hệ Việt - Lào Như trên đã nói, thư tịch ghi chép được là rất muộn so với sự thật lịch sử Nhiễu sự kiện lịch sử qua đi rất lâu sau này mới được ghỉ chép lại

Qua các bản dịch sau này về Dự địa chí của Nguyễn Trãi (TK XV), Vân đài loại ngữ, Phủ biên tạp lục, Kiến văn tí lựe của Lê Quý Đôn (TK XVII) và một số nguồn sử li

khác, có thể thấy quan hệ buôn bán, giao lưu giữa người Lào và người Việt có từ rất sớm Sách 72w địa chí đã so sánh y

Trang 40

phục của những tộc người sống vùng biên giới Cao Lạng (Việt Nam) và Quảng Tây (Trung Quốc) "giống như người

Lao”; Van dai loại ngữ cho rằng, gỗ bạch đàn của Lào đã có mặt trên thị trường Việt Nam từ thời Trần; người Lào thường mang trâu bò sang khu vực phía Tây Nghệ Tĩnh để bán; Nguyễn Trải đã kể tên những mặt hàng khá phong phú và nỗi

tiếng của Lào như tê giác, voi, sáp trắng, vải chiên, chiêng

đồng tốt nhất cũng có mặt ở Việt Nam Chiêng đồng gidng

như trống đồng của Việt Nam, được người Lào coi là đồ quốc phẩm dùng trong việc bang giao hoặc để trao đỏi Nhiều dân

tộc ít người vùng Tây Nguyên (Việt Nam) còn giữ được những chiếc chiêng Lào dùng đánh trong những ngày hội của buôn làng Lê Quý Đôn còn cho biết nguồn gốc của cây thuốc

hút mà người Việt Nam mang về trồng và hay dùng được du

nhập từ Lào nên gọi là cây thuốc Lào

Nguyễn Hào Hùng [127, tr.95], khi trích dẫn một số nguồn sử liệu của Nguyễn Trãi và Lê Quý Đôn nói trên đã cho rằng, người Việt Nam sớm có những nhận xét về người

Lào như “người Lào thuần hậu chất phác”, trong giao dịch

buôn bán thì “họ vui lòng đổi chác” Nguyễn Trãi đã từng nhận xét “tiếng Lào là tiếng họng”, còn y phục thì người Lào

lấy vải cuốn vào mình như áo cà sa nhà Phật

Những tư liệu lịch sử trên đây là một trong rất nl ng

chứng nói lên mối quan hệ mật thiết hàng ngày giữa nhân dan

Việt Nam và nhân dân Lào Nhìn chung, “tong thời kỳ cổ

trung đại, nhân dân Việt Nam và nhân dân Lào đã có quan hệ đi lại và trao đổi hàng hoá vật phẩm với nhau Người Việt

Nam đã biết đến nhiều mặt hàng nổi tiếng của Lào như các

Ngày đăng: 27/07/2022, 12:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w